KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia (Trang 57)

Khả năng thâm nhập và sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia chịu tác động của nhiều yếu tố. Bảng 4.3 thể hiện kết quả sự tác động của các yếu tố đến khả năng sử dụng tài sản địa phương. Năm mô hình trong Bảng 4.3, mô hình 1: phân tích sự tác động của các biến kiểm soát đến biến phụ thuộc (khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia); mô hình 2: cho thấy mối tương quan giữa biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ và các biến kiểm soát với biến phụ thuộc; mô hình 3: cho thấy mối tương quan giữa biến khoảng cách văn hóa và các biến kiểm soát với biến phụ thuộc; mô hình 4: cho thấy mối tương quan giữa biến khoảng cách thể chế và các biến kiểm soát với biến phụ thuộc; và mô hình 5 cho thấy tác động của các biến độc lập và biến kiểm soát đến biến khả năng sử dụng tài sản địa phương.

Mô hình 1 trong Bảng 4.3 trình bày kết quả ước lượng tác động của các biến kiểm soát đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia. Mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 1% bởi vì giá trị P của mô hình là 0,007. Giá trị R2 là 7,30%, có nghĩa là biến kiểm soát trong mô hình 1 giải thích được 7,30% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Hệ số này tương đối thấp ngụ ý rằng khi mô hình chỉ xem xét tác động của các biến kiểm soát đối với biến phụ thuộc, thì khả năng để giải thích là chưa cao. Theo kết quả ước lượng trong mô hình 1, các biến quyền sở hữu, người quản lý có trình độ đại học, người quản lý có trình độ từ THPT đến cao đẳng và lĩnh vực sản xuất của công ty con không có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số và mức ý nghĩa lần lượt của các biến này là β7 = 0,002, P>0,1; β8 = 0,266, P>0,1; β9 = 0,347, P>0,1; β11 = 0,138, P>0,1). Những kết quả này cho thấy về mặt thống kê các biến trên không tác động đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia.

Các biến còn lại là nghiên cứu và phát triển, quy mô của công ty con, tuổi của công ty con và xuất khẩu của công ty con đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10%, với hệ số ước lượng và giá trị P lần lượt là: β4 =

0,036, P<0,1; β5 = 0,088, P<0,1; β6 = 0,224, P<0,1 và β10 = 0,005, P<0,1. Điều này chứng tỏ rằng các yếu tố này có tác động đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

Với hệ số ước lượng của biến nghiên cứu và phát triển là 0,036, có nghĩa là nghiên cứu và phát triển có mối tương quan nghịch với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con. Khi công ty đa quốc gia tăng hoạt động nghiên cứu phát triển sẽ làm giảm khả năng sử dụng tài sản địa phương tại Việt Nam.

kỳ vọng. Điều này được giải thích vì những lý do sau đây. Thứ nhất, có nhiều quy định của chính phủ đối với một số ngành nghề, hạn chế hoặc cấm đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, do hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư cũng như sử dụng, khai thác các tài sản địa phương ở Việt Nam. Thứ hai, do sự yếu kém của nhà đầu tư trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu của công ty đa quốc gia. Giá trị hệ số ước lượng của biến này cũng thể hiện sự ảnh hưởng nghịch đối với biến phụ thuộc ở mô hình 2 và mô hình 4, với hệ số lần lượt là 0,037 và 0,032. Hệ số này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 10%.

Trong mô hình 1 cho thấy quy mô của công ty con có ảnh hưởng và tác động cùng chiều đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia ở Việt Nam, đạt mức ý nghĩa thống kê tại 5%, với hệ số ước lượng của biến này là 0,088 và có giá trị P<0,1. Điều này có nghĩa rằng, khi quy mô của công ty con càng lớn (tức số lượng lao động trong công ty càng nhiều) thì khả năng sử dụng tài sản địa phương của các công ty con sẽ càng tăng lên. Kết quả ước lượng cũng hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Do đó, một công ty tạo ra một số lượng lớn sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ phải sử dụng một số lượng lớn tài sản địa phương như: lao động, đất đai, cơ sở vật chất, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, vận tải, bến cảng,.... Kết quả thực nghiệm trong mô hình đã làm rõ được điều này. Hệ số ước lượng của biến này trong các mô hình còn lại đều cho thấy mối tương quan thuận với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia có công ty con hoạt động tại Việt Nam.

Kết quả trong mô hình 1 ở Bảng 4.3 cũng chỉ ra rằng tuổi của công ty con có mối tương quan thuận với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại mức ý nghĩa thống kê 1% (β6 = 0,224, P<0,1). Kết quả này có nghĩa rằng, công ty con có số năm hoạt động tại thị trường Việt Nam càng lâu thì càng thấu hiểu về đặc điểm đầu tư, môi trường làm việc, các quy định hành chính, pháp luật.... dẫn đến tăng khả năng sử dụng địa phương của công ty đa quốc gia.

Cuối cùng, xuất khẩu của công ty con cũng có tác động cùng chiều với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại mức ý nghĩa thống kê 5% (β9 = 0,005, P<0,1). Kết quả này hoàn toàn trùng hợp với kỳ vọng đã đề ra trong mô hình. Điều này được giải thích là khi công ty con hoạt động tại Việt Nam tăng lượng hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài sẽ phải tăng cường hoạt động sản xuất hàng hóa dẫn đến tiêu thụ một lượng lớn tài sản địa

đường bộ,...). Kết quả ước lượng của biến này trong các mô hình còn lại đều có mối quan hệ thuận với biến phụ thuộc.

Mô hình 2 trong Bảng 4.3 cho biết kết quả ước lượng mối tương quan giữa biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ và khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia với sự kiểm soát của các yếu tố khác trong mô hình 1. Giá trị R2 của mô hình 2 là 7,50% tăng không đáng kể so với mô hình 1 (7,30%). Điều này cho thấy biến này tác động ít đến biến phụ thuộc. Kết quả thực nghiệm của mô hình cho thấy hệ số của biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ là 0,098, nghĩa là biến này có tác động cùng chiều đến khả năng sử dụng tài sản địa phương. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đã đề ra. Tuy nhiên kết quả này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,413 >0,1) (xem chi tiết ở phụ lục 6). Trong khi các yếu tố kiểm soát trong mô hình 2 không có sự thay đổi nhiều về kết quả ước lượng. Trong mô hình 5 thì biến này cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó, kinh nghiệm quốc tế không có tác động đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia trong nghiên cứu này (ít nhất về mặt thống kê).

Kết quả ước lượng sự tác động của biến khoảng cách văn hóa cùng các yếu tố kiểm soát tới khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia được thể hiện trong mô hình 3 (Bảng 4.3). Mô hình này có mức ý nghĩa thống kê tại 5%, giá trị R2 là 7,90%, điều này hàm ý rằng các biến trong mô hình 3 giải thích được 7,90% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Theo kết quả trong mô hình 3 thì biến khoảng cách văn hóa giữa nước đi đầu tư và Việt Nam có mức ý nghĩa thống kê tại 5%, hệ số ước lượng của biến này là 0,137. Kết quả thực nghiệm này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết được phát triển trong phần 2.2.1 của bài viết, đó là khoảng cách văn hóa giữa nước đi đầu tư và Việt Nam càng lớn thì khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia càng giảm. Về mặt lý thuyết, điều này hoàn toàn phù hợp bởi vì sự khác biệt về văn hóa giữa nước đi đầu tư và Việt Nam càng lớn sẽ là nguyên nhân dẫn đến cản trở việc đàm phán giữa công ty đa quốc gia và các đối tác tại Việt Nam. Lý do là vì có những suy nghĩ và quan điểm khác nhau về văn hóa (Slangen và Hennart, 2008). Về mặt thực tiễn, khi công ty đa quốc gia hoạt động ở một nước có nền văn hóa khác xa với văn hóa của nước đi đầu tư thì sẽ gặp phải những cản trở trong việc tiếp cận nguồn lực lao động, đối tác đầu tư do chưa hiểu rõ môi trường đầu tư. Bên cạnh đó, phải tốn nhiều chi phí trong việc tìm hiểu về văn hóa tại nước tiếp nhận đầu tư. Do vậy giả thuyết 2 của nghiên cứu này được ủng hộ cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.

soát cũng có tác động nhất định đến biến phụ thuộc. Trong mô hình này, biến nghiên cứu và phát triển không có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,140> 0,1). Bên cạnh đó, mô hình này có thêm một yếu tố kiểm soát có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đó là biến lĩnh vực sản xuất của công ty con. Với hệ số ước lượng của yếu tố này là 0,174, nghĩa là khi công ty đa quốc gia đầu tư vào các ngành thuộc nhóm 1 (ngành công nghiệp sử dụng ít lao động, sử dụng công nghệ cao bao gồm: sản phẩm khoáng sản phi kim loại; kim loại và chế tạo) thì khả năng sử dụng tài sản địa phương dễ dàng hơn so với đầu tư vào nhóm ngành 2 (ngành công nghiệp thâm dụng lao động bao gồm: thực phẩm, dệt may và may mặc) và nhóm 3 là sản xuất khác.

Sự tác động của biến khoảng cách thể chế giữa các nước đi đầu tư và Việt Nam đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại Việt Nam được xem xét trong mô hình 4. Với giá trị R2 = 8,60% và giá trị P = 0,003, nghĩa là các biến trong mô hình giải thích được 8,60% sự biến động của biến phụ thuộc và mô hình có mức ý nghĩa thống kê tại 1%. Kết quả ước lượng cho thấy, có mối tương quan nghịch giữa khoảng cách thể chế và khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia. Hệ số của biến khoảng cách thể chế là 0,050 (P<0,1). Điều này hàm ý rằng, kết quả thực tiễn hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đã đề ra là: “khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư và Việt Nam có mỗi quan hệ nghịch với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia tại Việt Nam”. Về mặt lý thuyết, khi công ty đa quốc gia đầu tư vào một thị trường mới phải đối mặt với những quy định, luật lệ mà theo đó các công ty này phải tuân thủ theo (North, 1990). Sự khác biệt lớn về thể chế đòi hỏi công ty đa quốc gia phải tốn nhiều chi phí để tìm hiểu môi trường đầu tư (Caves, 1971) và gặp nhiều rủi ro do chính quyền hoặc do áp lực từ các nhóm đối thủ sẽ áp đặt những quy ước, điều lệ. Do đó, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia. Kết quả ước lượng các yếu tố kiểm soát trong mô hình 4 cũng không thay đổi nhiều về mặt hệ số và mối tương quan với biến phụ thuộc so với mô hình 1. Các biến này được giải thích tương tự như mô hình 1. Do vậy, kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này cho thấy rằng giả thuyết 3 được ủng hộ cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.

Tóm lại, nghiên cứu này tổng hợp tất cả các biến độc lập và các yếu tố kiểm soát trong một mô hình để xem xét sự tác động của những biến này đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia. So sánh giá trị R2 điều chỉnh giữa 5 mô hình thì mô hình 5 có giá trị R2 điều chỉnh lớn nhất. Do đó có thể xem xét tất cả các biến này trong cùng một mô hình. Giá trị R2 trong mô hình này là 9,10% và mức ý nghĩa thống kê của mô

9,10% sự biến động của biến phụ thuộc. Mô hình 5 được diễn giải theo phương trình như sau:

Y = –0,685 + 0,063X1 – 0,130X2 – 0,053X3 – 0,021X4 + 0,086X5 + 0,184X6 + 0,001X7 + 0,271X8 + 0,127X9 + 0,004X10 – 0,132X11 + ε

Trong đó: Y là biến phụ thuộc, X1->3 là biến độc lập; X4->11 là biến kiểm soát.

Biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ trong mô hình 5 cũng cho kết quả tương tự như khi xem xét biến này riêng trong mô hình 2. Kết quả là biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình bởi vì giá trị P = 0,624 > 0,1.

Hai biến độc lập còn lại là khoảng cách văn hóa và khoảng cách thể chế giữa nước đi đầu tư và Việt Nam lần lượt có giá trị ước lượng hệ số biến và mức ý nghĩa là β2 = –0,130, P = 0,055; β3 = –0,053, P = 0,049. Các kết quả thực tiễn của hai biến này đều ủng hộ giả thuyết đề ra ở phần 2 của nghiên cứu. Chính sự ủng hộ cả về mặt lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu này khẳng định rằng, khoảng cách văn hóa và khoảng cách thế giữa nước đi đầu tư và Việt Nam có mỗi quan hệ nghịch với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia.

Kết quả ước lượng các yếu tố kiểm soát trong mô hình 5 cho thấy chỉ có ba yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê. Các yếu tố đó là: Quy mô của công ty con, tuổi của công ty con và xuất khẩu của công ty con. Giá trị ước lượng hệ số của các biến này lần lượt là β5 = 0,086 (P = 0,064); β6 = 0,184 (P = 0,056); và β10 = 0,004 (P = 0,094). Do đó, ba yếu tố trên có mối tương quan thuận với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia về mặt thống kê.

Ngược lại, các yếu tố như nghiên cứu và phát triển, quyền sở hữu, người quản lý có trình độ đại học, người quản lý có trình độ từ THPT đến cao đẳng và lĩnh vực sản xuất của công ty con đều không có ý nghĩa về mặt thống kê (do P>0,1) trong nghiên cứu này. Điều này ngụ ý rằng, không có mối tương quan về mặt thống kê giữa các yếu tố này đến khả năng sử dụng tài sản địa phương.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Để hoạt động hiệu quả tại một thị trường mới thì công ty đa quốc gia cần phải có những lợi thế cạnh tranh đặc biệt, đồng thời cần phải kết hợp với những tài sản ở nước tiếp nhận đầu tư (gọi là tài sản địa phương). Do đó, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của những yếu tác động đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia. Theo kết quả thực tiễn phân tích từ 258 công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia chịu sự tác động của các yếu tố khoảng cách thể chế, khoảng cách văn hóa giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hai yếu tố này có mối tương quan nghịch chiều với khả năng sử dụng tài sản địa phương, tức là khi khoảng cách thể chế và văn hóa của nước đi đầu tư và Việt Nam càng lớn thì mức độ sử

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)