Thực trạng sử dụng lao động của công ty đa quốc gia

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia (Trang 51)

Tính đến năm 2013, Việt Nam thu hút được 15.932 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt hơn 234 tỉ USD và vốn thực hiện trên 112 tỉ USD, trong đó có khoảng 500 dự án của các công ty đa quốc gia với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 140 tỉ USD. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2009), tổng số tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam là 367 công ty con. Việt Nam thu hút sự quan tâm đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia lớn như vậy là do thị trường Việt Nam với gần 90 triệu dân với nguồn lao động trẻ dồi dào, giá rẻ và có khả học hỏi cao, dễ tiếp thu công nghệ mới.

Bảng 3.5: Số lao động sử dụng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2011-2013 Đơn vị tính: Người Số lao động trong doanh nghiệp Năm 100% vốn

nước ngoài Liên doanh

Tổng lao động 2011 2.288.600 261.970 2.550.570 2012 2.476.385 243.581 2.719.966 2013 2.964.438 258.101 3.222.539 2012/2011 187.785 -18.389 169.396

Thay đổi tuyệt đối

2013/2012 488.053 14.520 502.573

2012/2011 108 93 107

Thay đổi tương đối

(%) 2013/2012 120 106 118

Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên lục tăng trong các năm 2011-2013. Cụ thể, tổng số lao động trong doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài năm 2011 là 2.550.570 lao động, năm 2012 là 2.719.966 lao động (tăng 169.396 lao động, tăng 6,6% so với năm 2011), và tiếp tục tăng lên 3.222.539 lao động năm 2013 (tăng 502.573 lao động so với năm 2012). Tuy nhiên, nếu xét theo từng hình thức doanh nghiệp thì doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng số lượng sử dụng lao động mạnh qua các năm. Năm 2011 là 2.288.600 lao động, năm 2012 là 2.476.385 tăng 187.785 (tăng 8%) lao động và đến năm 2013 số lao động là 2.964.438 tăng 488.053 (tăng 20%) so với năm 2012. Trong khi đó, số lượng lao động trong doanh nghiệp liên doanh giảm 18.389 (giảm 7%) lao động năm 2012 so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 số lao động là 258.101 tăng 14.520 (tăng 6%) so với năm 2012.

Một cách tổng thể, số lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng nguồn lao động Việt Nam ngày càng đáp ứng được những yêu cầu tuyển dụng của các công ty nước ngoài tăng. Ngoài ra, điều này cũng nói lên khả năng tiếp cận, sử dụng tài sản nguồn lao động Việt Nam của các tập đoàn đầu tư nước ngoài tăng lên.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 MÔ TẢ THỐNG KÊ VÀ MA TRẬN TƯƠNG QUAN

Bảng 4.1 cho biết giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Miền giá trị của biến khả năng sử dụng tài sản địa phương từ 0,964 tới 2,407. Biến kinh nghiệm quốc tế, biến quy mô của công ty con và biến tuổi của công ty con có giá trị trung bình cũng như mức độ biến động của biến tương đối lớn, giao động từ 3,000 đến 65,000; từ 3,000 đến 4000,000 và 2,000 đến 107,000 trong khi biến phụ thuộc có giá trị nhỏ nên khi thực hiện hồi quy sẽ tiến hành tính theo hệ số logarit. Việc thực hiện lấy logarit các biến có giá trị lớn nhằm mục đích làm giảm phương sai sai số trong mô hình nghiên cứu. Các biến nghiên cứu và phát triển, quyền sở hữu của công ty con và biến phần trăm xuất khẩu của công ty con so với tổng doanh thu có giá trị biến động lớn nhưng vì được đo lường bằng % nên không tính theo hệ số logarit. Các biến còn lại đều có giá trị tương đối nhỏ, phù hợp với biến phụ thuộc nên sẽ được giữ nguyên.

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình

Các biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Khả năng sử dụng tài sản địa phương 0,000 1,000 -0,964 2,407 Kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ 29,772 13,422 3,000 65,000

Khoảng cách văn hóa 1,819 0,918 0,102 3,152

Khoảng cách thể chế 4,413 2,255 0,281 9,682

Nghiên cứu và phát triển 5,843 6,566 0,000 90,000

Quy mô công ty con 238,606 470,678 3,000 4.000,000

Tuổi của công ty con 9,763 7,838 2,000 107,000

Quyền sở hữu của công ty con 70,245 41,343 0,000 100,000 Người quản lý có trình độ đại học 0,802 0,399 0,000 1,000 Người quản lý có trình độ THPT đến

cáo đẳng 2,680 0,683 0,000 1,000

Xuất khẩu của công ty con 59,124 37,960 0,000 100,000

Lĩnh vực sản xuất 1,789 0,649 1,000 3,000

Nguồn: Kết quả phân tích từ Stata

Bảng 4.2 cho biết giá trị VIF (Variance inflation factor) và hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Trước khi phân tích dữ liệu, nghiên cứu này thực hiện những kiểm định các giả thuyết thống kê để xem dữ liệu có thỏa mãn điều kiện giả thuyết hay không? Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả kiểm định White (xem phụ lục 10) cho biết rằng không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroskedasticity) trong dữ liệu. Với giá trị

hiện tượng phương sai sai số thay đổi, bác bỏ H1 là có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Giá trị VIF của các biến trong Bảng 4.2 đều dưới giá trị “ngưỡng” là 10,00 (Hair và các cộng sự, 2006). Điều này ngụ ý rằng, không có hiện tượng đa cộng tuyến khi xem xét tất cả các biến này đồng thời trong mô hình nghiên cứu. Các kiểm định này ngụ ý rằng kết quả ước lượng mô hình không bị chệch về mặt thống kê.

Hệ số tương quan giữa các biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ, khoảng cách văn hóa, khoảng cách thể chế và biến phụ thuộc (khả năng sử dụng tài sản địa phương) lần lượt là 0,056; 0,117 và 0,104. Do đó, có mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Tuy nhiên, chỉ có hai trong ba biến độc lập là khoảng cách văn hóa và khoảng cách thể chế có hệ số tương quan với biến phụ thuộc có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 10% còn hệ số tương quan của biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ và biến phụ thuộc không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh đó, các biến kiểm soát trong mô hình cũng có mối tương quan với biến khả năng sử dụng tài sản địa phương.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả và ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (n=258)

Các biến VIF 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1. Khả năng sử dụng tài sản địa phương

2. Kinh nghiệm quốc tế của công ty

mẹ 1,03 0,056

3. Khoảng cách văn hóa 1,08 -0,117* 0,014

4. Khoảng cách thể chế 1,04 -0,104* -0,053 -0,078

5. Nghiên cứu và phát triển 1,33 -0,045 0,028 0,031 -0,046

6. Quy mô công ty con 1,19 -0,148** -0,032 0,082 -0,042 -0,021

7. Tuổi của công ty con 1,05 0,154*** 0,027 -0,106* 0,083 -0,036 0,090*

8. Quyền sở hữu của công ty con 1,25 -0,049 0,077 0,039 0,042 0,018 -0,304*** -0,027 9. Người quản lý có trình độ đại

học 1,61 0,100* 0,012 0,027 -0,049 0,009 0,243*** 0,063 -0,261***

10. Người quản lý có trình độ từ

THPT đến cao đẳng 1,51 0,009 0,071 -0,003 0,098* -0,015 -0,062 -0,074 0,087 -0,560***

11. Xuất khẩu của công ty con 1,49 0,064 -0,008 0,197*** -0,030 0,400*** 0,167*** -0,077 -0,140*** 0,044 -0,031

12. Lĩnh vực sản xuất 1,09 -0,030 -0,018 -0,050 0,068 0,130* 0,106** -0,018 0,141*** 0,075 -0,083 0,209***

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ Stata

Bảng 4.3: Kết quả ước lượng hồi quy tuyến tính (OLS) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia

Các biến hiệu

Kỳ

vọng Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Hằng số 1,025 (0,372)*** 1,304 (0,504)*** 0,640 (0,410) 0,876 (0,380)** 0,685 (0,578)

Các biến độc lập

Kinh nghiệm quốc tế (log) X1 + 0,098 (0,119) 0,063 (0,128)

Khoảng cách văn hóa X2  0,137 (0,068)** 0,130 (0,067)*

Khoảng cách thể chế X3  0,050 (0,026)* 0,053 (0,027)**

Các biến kiểm soát

Nghiên cứu và phát triển (%) X4 + 0,036 (0,019)* 0,037 (0,019)* 0,030 (0,020) 0,032 (0,019)* 0,025 (0,020) Quy mô công ty con (log) X5 + 0,088 (0,045)** 0,090 (0,045)** 0,086 (0,046)* 0,085 (0,044)* 0,086 (0,046)* Tuổi của công ty con (log) X6 + 0,224 (0,093)*** 0,217 (0,093)** 0,170 (0,097)* 0,241 (0,092)*** 0,184 (0,096)* Quyền sở hữu của công ty con X7 + 0,002 (0,002) 0,001 (0,002) 0,002 (0,002) 0,001 (0,002) 0,001 (0,002) Người quản lý có trình độ đại học X8 + 0,266 (0,183) 0,248 (0,184) 0,310 (0,196) 0,225 (0,182) 0,271 (0,197) Người quản lý có trình độ từ

THPT đến cao đẳng X9 + 0,347 (0,283) 0,319 (0,285) 0,081 (0,311) 0,393 (0,283) 0,127 (0,313)

Xuất khẩu của công ty con (%) X10 + 0,005 (0,002)** 0,004 (0,002)** 0,004 (0,002)* 0,004 (0,002)** 0,004 (0,002)* Lĩnh vực sản xuất X11  0,138 (0,096) 0,135 (0,096) 0,174 (0,101)* 0,010 (0,096) 0,132 (0,101)

Số quan sát (N) 283 283 260 281 258

R2 0,073 0,075 0,079 0,086 0,091

Giá trị P 0,007 0,010 0,014 0,003 0,013

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ Stata

4.2 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Khả năng thâm nhập và sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia chịu tác động của nhiều yếu tố. Bảng 4.3 thể hiện kết quả sự tác động của các yếu tố đến khả năng sử dụng tài sản địa phương. Năm mô hình trong Bảng 4.3, mô hình 1: phân tích sự tác động của các biến kiểm soát đến biến phụ thuộc (khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia); mô hình 2: cho thấy mối tương quan giữa biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ và các biến kiểm soát với biến phụ thuộc; mô hình 3: cho thấy mối tương quan giữa biến khoảng cách văn hóa và các biến kiểm soát với biến phụ thuộc; mô hình 4: cho thấy mối tương quan giữa biến khoảng cách thể chế và các biến kiểm soát với biến phụ thuộc; và mô hình 5 cho thấy tác động của các biến độc lập và biến kiểm soát đến biến khả năng sử dụng tài sản địa phương.

Mô hình 1 trong Bảng 4.3 trình bày kết quả ước lượng tác động của các biến kiểm soát đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia. Mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 1% bởi vì giá trị P của mô hình là 0,007. Giá trị R2 là 7,30%, có nghĩa là biến kiểm soát trong mô hình 1 giải thích được 7,30% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Hệ số này tương đối thấp ngụ ý rằng khi mô hình chỉ xem xét tác động của các biến kiểm soát đối với biến phụ thuộc, thì khả năng để giải thích là chưa cao. Theo kết quả ước lượng trong mô hình 1, các biến quyền sở hữu, người quản lý có trình độ đại học, người quản lý có trình độ từ THPT đến cao đẳng và lĩnh vực sản xuất của công ty con không có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số và mức ý nghĩa lần lượt của các biến này là β7 = 0,002, P>0,1; β8 = 0,266, P>0,1; β9 = 0,347, P>0,1; β11 = 0,138, P>0,1). Những kết quả này cho thấy về mặt thống kê các biến trên không tác động đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia.

Các biến còn lại là nghiên cứu và phát triển, quy mô của công ty con, tuổi của công ty con và xuất khẩu của công ty con đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10%, với hệ số ước lượng và giá trị P lần lượt là: β4 =

0,036, P<0,1; β5 = 0,088, P<0,1; β6 = 0,224, P<0,1 và β10 = 0,005, P<0,1. Điều này chứng tỏ rằng các yếu tố này có tác động đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con thuộc công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

Với hệ số ước lượng của biến nghiên cứu và phát triển là 0,036, có nghĩa là nghiên cứu và phát triển có mối tương quan nghịch với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty con. Khi công ty đa quốc gia tăng hoạt động nghiên cứu phát triển sẽ làm giảm khả năng sử dụng tài sản địa phương tại Việt Nam.

kỳ vọng. Điều này được giải thích vì những lý do sau đây. Thứ nhất, có nhiều quy định của chính phủ đối với một số ngành nghề, hạn chế hoặc cấm đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, do hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư cũng như sử dụng, khai thác các tài sản địa phương ở Việt Nam. Thứ hai, do sự yếu kém của nhà đầu tư trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu của công ty đa quốc gia. Giá trị hệ số ước lượng của biến này cũng thể hiện sự ảnh hưởng nghịch đối với biến phụ thuộc ở mô hình 2 và mô hình 4, với hệ số lần lượt là 0,037 và 0,032. Hệ số này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 10%.

Trong mô hình 1 cho thấy quy mô của công ty con có ảnh hưởng và tác động cùng chiều đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia ở Việt Nam, đạt mức ý nghĩa thống kê tại 5%, với hệ số ước lượng của biến này là 0,088 và có giá trị P<0,1. Điều này có nghĩa rằng, khi quy mô của công ty con càng lớn (tức số lượng lao động trong công ty càng nhiều) thì khả năng sử dụng tài sản địa phương của các công ty con sẽ càng tăng lên. Kết quả ước lượng cũng hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của mô hình. Do đó, một công ty tạo ra một số lượng lớn sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ phải sử dụng một số lượng lớn tài sản địa phương như: lao động, đất đai, cơ sở vật chất, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, vận tải, bến cảng,.... Kết quả thực nghiệm trong mô hình đã làm rõ được điều này. Hệ số ước lượng của biến này trong các mô hình còn lại đều cho thấy mối tương quan thuận với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia có công ty con hoạt động tại Việt Nam.

Kết quả trong mô hình 1 ở Bảng 4.3 cũng chỉ ra rằng tuổi của công ty con có mối tương quan thuận với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại mức ý nghĩa thống kê 1% (β6 = 0,224, P<0,1). Kết quả này có nghĩa rằng, công ty con có số năm hoạt động tại thị trường Việt Nam càng lâu thì càng thấu hiểu về đặc điểm đầu tư, môi trường làm việc, các quy định hành chính, pháp luật.... dẫn đến tăng khả năng sử dụng địa phương của công ty đa quốc gia.

Cuối cùng, xuất khẩu của công ty con cũng có tác động cùng chiều với khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia tại mức ý nghĩa thống kê 5% (β9 = 0,005, P<0,1). Kết quả này hoàn toàn trùng hợp với kỳ vọng đã đề ra trong mô hình. Điều này được giải thích là khi công ty con hoạt động tại Việt Nam tăng lượng hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài sẽ phải tăng cường hoạt động sản xuất hàng hóa dẫn đến tiêu thụ một lượng lớn tài sản địa

đường bộ,...). Kết quả ước lượng của biến này trong các mô hình còn lại đều có mối quan hệ thuận với biến phụ thuộc.

Mô hình 2 trong Bảng 4.3 cho biết kết quả ước lượng mối tương quan giữa biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ và khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia với sự kiểm soát của các yếu tố khác trong mô hình 1. Giá trị R2 của mô hình 2 là 7,50% tăng không đáng kể so với mô hình 1 (7,30%). Điều này cho thấy biến này tác động ít đến biến phụ thuộc. Kết quả thực nghiệm của mô hình cho thấy hệ số của biến kinh nghiệm quốc tế của công ty mẹ là 0,098, nghĩa là biến này có tác động cùng chiều đến khả năng sử dụng tài sản địa phương. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đã đề ra. Tuy nhiên kết quả này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,413 >0,1) (xem chi tiết ở phụ lục 6). Trong khi các yếu tố kiểm soát trong mô hình 2 không có sự thay đổi nhiều về kết quả ước lượng. Trong mô hình 5 thì biến này cũng

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản địa phương của công ty đa quốc gia (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)