1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nghiên cứu phát triển rd đại học dược hà nội

31 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Kể từ khi xuất hiện tới nay, con người lười luôn phải tìm cách đấu tranh với bệnh tật, và bệnh tật thì ngày càng đa dạng và gia tăng hơn nữa. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người có nhiều điều kiện hơn để quan tâm, chăm sóc tới sức khỏe của mình. Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏa của xã hội cũng như đẩy lùi bệnh tật là mối quan tâm, đồng thời là trách nhiệm của Ngành Y tế nói chung và Ngành Dược nói riêng. Việc Nghiên cứu Phát triển (RD) những sản phẩm phục vụ nhu cầu đó đang được các hãng, công ty dược tập trung quan tâm, đẩy mạnh. Không nằm ngoài xu hướng đó, phòng Nghiên cứu Phát triển của Công ty TNHH Dược khoa – Trường ĐH Dược HN cũng đang tập trung vào lĩnh vực này. Nhận thấy trong những bệnh thường gặp ngày nay thì bệnh sỏi mật có tỷ lệ mắc khá cao, và chủ yếu là điều tri ngoại khoa. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát còn cao và gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân, chi phí tốn kém. Điều trị sỏi mật bằng nội khoa, tuy đã có một số thuốc uống có hiệu lực làm tan sỏi nhưng kết quả còn hạn chế và có không ít tác dụng phụ. Trong khi đó lại có nhiều dược liệu, bài thuốc Y học Cổ truyền được ông cha ta sử dụng từ lâu để chữa sỏi mật hiệu quả. Do vậy, tiểu luận này đề xuất Nghiên cứuPhát triển sản phẩm chữa bệnh sỏi mật từ thảo dược, nhằm thiết kế một sản phẩm phù hợp với nhu cầu điều trị bệnh sỏi mật từ thảo dược an toàn, hiệu quả, hợp lý.

1 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ----   ---- ………………………………………………… TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC HÀ NỘI – 2015 2 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI …………………………………………… TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN VĂN ƠN HÀ NỘI – 2015 3 MỤC LỤC I, ĐẶT VẤN ĐỀ II, NỘI DUNG CHÍNH 1, PHÂN TÍCH CẦU 1.1 Tổng quan về bệnh sỏi mật. 1.2 Định hướng điều trị sỏi mật. 1.3 Độ lớn thị trường. 2, PHÂN TÍCH CẠNH TRANH 2.1 Các sản phẩm chữa sỏi mật. 2.2 Các sản phẩm thảo dược 2.3 Ưu - nhược điểm. 3. ĐỊNH HƯỚNG SẢN PHẨM CHỮA SỎI MẬT TỪ THẢO DƯỢC. 3.1 Chân dung khách hàng. 3.2 Hình mẫu sản phẩm hướng tới khách hàng mục tiêu. 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỮA SỎI MẬT TỪ THẢO DƯỢC THEO 8 BƯỚC. 4.1 Hình thành ý tưởng mới 4.2 Sàng lọc và đánh giá các ý tưởng 4.3 Lập và thẩm định dự án sản phẩm 4.4 Lập chiến lược Marketing cho sản phẩm 4.5 Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 4.6 Thiết kế sản phẩm thực (gồm 5 giai đoạn) 4.7 Thử nghiệm trong điều kiện thị trường 4.8 Triển khai đại trà III. KẾT LUẬN IV. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 4 5 5 5 9 11 12 12 14 17 19 19 19 20 20 21 22 26 27 27 28 29 30 31 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi xuất hiện tới nay, con người lười luôn phải tìm cách đấu tranh với bệnh tật, và bệnh tật thì ngày càng đa dạng và gia tăng hơn nữa. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người có nhiều điều kiện hơn để quan tâm, chăm sóc tới sức khỏe của mình. Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏa của xã hội cũng như đẩy lùi bệnh tật là mối quan tâm, đồng thời là trách nhiệm của Ngành Y tế nói chung và Ngành Dược nói riêng. Việc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) những sản phẩm phục vụ nhu cầu đó đang được các hãng, công ty dược tập trung quan tâm, đẩy mạnh. Không nằm ngoài xu hướng đó, phòng Nghiên cứu & Phát triển của Công ty TNHH Dược khoa – Trường ĐH Dược HN cũng đang tập trung vào lĩnh vực này. Nhận thấy trong những bệnh thường gặp ngày nay thì bệnh sỏi mật có tỷ lệ mắc khá cao, và chủ yếu là điều tri ngoại khoa. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát còn cao và gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân, chi phí tốn kém. Điều trị sỏi mật bằng nội khoa, tuy đã có một số thuốc uống có hiệu lực làm tan sỏi nhưng kết quả còn hạn chế và có không ít tác dụng phụ. Trong khi đó lại có nhiều dược liệu, bài thuốc Y học Cổ truyền được ông cha ta sử dụng từ lâu để chữa sỏi mật hiệu quả. Do vậy, tiểu luận này đề xuất Nghiên cứu&Phát triển sản phẩm chữa bệnh sỏi mật từ thảo dược, nhằm thiết kế một sản phẩm phù hợp với nhu cầu điều trị bệnh sỏi mật từ thảo dược an toàn, hiệu quả, hợp lý. 5 II, NỘI DUNG CHÍNH 1, PHÂN TÍCH CẦU 1.1 Tổng quan về bệnh sỏi mật. ■ Sỏi mật theo Y học Hiện đại 1.1.a Sinh lý bài tiết dịch mật của gan Điều hòa bài tiết dịch mật trên 2 mặt hoạt động: bài tiết mật ở gan và bài xuất mật ở túi mật. ►Điều hòa bài tiết mật ở gan Mật ở gan được sản xuất ra liên tục và cường độ tăng lên trong thời gian tiêu hóa nhờ hai cơ chế thần kinh và thần kinh thể dịch. • Cơ chế thần kinh: Bav-xki đã cxacs định khi ăn uống, động tác nhai, và thức ăn kích thích vào các thụ cảm thể cơ học, hóa học ở răng, miệng gây bài tiết dịch mật theo cơ chế phản xạ (dây phế vị và dây tạng lớn) • Cơ chế thể dịch: - Bình thường acid mật được tái hấp thu ở ruột theo hệ tĩnh mạch cửa về gan. Tại gan nó kích thích các hạch thực vật, các thụ cảm thể đặc hiệu ở tế bào gan điều hòa quá trình tạo mật theo cơ chế liên hệ ngược. -Các hormone tiêu hóa: Secretin: tác dụng lên quá trình tạo mật ngay ở liều rất thấp và được coi là liều sinh lý. Secretin làm tăng thể tích mật và HCO3-, Cl- nhưng không làm ảnh hưởng tới sự bài tiết acid mật. Ngoài ra còn nhiều hormone khác: CCK, VIP,… ► Bài tiết mật ở túi mật - Trung bình mỗi ngày gan tiết 600-800 ml mật màu vàng tươi, trong, hơi quánh. Túi mật sẽ cô đặc mật và dự trữ ngoài thời gian tiêu hóa. Mật được đưa vào túi mật nhờ trương lực của cơ Oddi. 6 - Cơ chế phản xạ thần kinh điều hòa bài xuất có cá thụ cảm thể ở niêm mạc ống tiêu hóa. Trung khu của các phản xạ là hành não và sừng bên chất xám tủy sống D4-D12. Đường ly tâm là thành phần của dây phế vị và dây giao cảm. Dây phế vị có tác dụng làm giãn cơ Oddi, co cơ túi mật tống mật xuống tá tràng.Thần kinh giao cảm thì ngược lại, làm giãn cơ túi mật co cơ Oddi, làm mật dự trữ ở túi mật. - Các hormon Secretin, CCK,… có tác dụng kích thích co bóp túi mật và giãn cơ thắt Oddi, làm mật tống xuống tá tràng và giảm áp lực trong hệ thống đường dẫn mật. ►Chu trình ruột gan của acid mật Sau khi mật xuống ruột, các acid mật ở dạng liên hợp, chúng là các chất phân cực tạo thành các micelle có vai trò hấp thu Lipid. Khi đến hồi tràng, các acid mật bị khử liên hợp dưới tác động của vi khuẩn đường ruột thành các acid mật tự do, khoảng 90-95% được hấp thu qua niêm mạc ruột vào tĩnh mạch cửa trở về gan. Tại gan chúng được tái tổng hợp. ►Thành phần và tác dụng của dịch mật Thành phần: cholesterol, sắc tố mật, muối mật và các sắc tố khác, pH dịch mật gần trung tính (6,6-7,6). Dịch mật là dịch tiêu hóa, nhưng chất có tác dụng tiêu hóa duy nhất là acid mật. Acid mật là sản phẩm đặc trưng của mật, chỉ có ở động vật có xương sống. Tế bào gan là nơi duy nhất sản xuất ra acid mật từ nguyên liệu là cholesterol. Acid mật tạo micelle, nhũ hóa lipid, hoạt hóa lipase, hấp thu lipid, kích thích tái este hóa các chất béo trong tế bào niêm mạc ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn ruột. 1.1.b Bệnh lý sỏi mật Sỏi mật đã dược biết đến từ lâu, thế kỷ XIX, những nghiên cứu bệnh sỏi mật đã được phát triển. Năm 1877 Charcot đã mô tả “Tam chứng” kinh điển mang tên ông: đau, sốt, vàng da và nêu mối quan hệ giữa sỏi mật và nhiễm khuẩn đường mật. G. Hartman (1891) đã phát hiện ra vi khuẩn trong dịch mật. Năm 1897, H. 7 Kehr đã sáng chế ống chữ T dẫn lưu ống mật chủ để điều trị nhiễm khuẩn đường mật [1] Ở Việt Nam, từ năm 1937 Tôn Thất Tùng đã đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu và điều trị sỏi đường mật ở nước ta.[1] * Hình thành và cấu tạo sỏi mật: Bình thường, 3 thành phần chính của mật là cholesterol, acid mật, sắc tố mật được bão hòa trong dịch mật. Sắc tố mật hòa tan trong nước, cholesterol hầu như không hòa tan. Chúng được giữ trong dung dịch nhờ có tác dụng nhũ tương hóa của acid mật và acid béo. Những nguyên nhân dẫn đến sự cân bằng của các thành phần trên bị phá vỡ đề gây nên kết tủa và sẽ hình thành sỏi mật. Sự hình thành sỏi mật có thể do nhiễm khuẩn, khi vi khuẩn phát triển mật độ cao trong dịch mật thì có thể gây viêm đường mật. Hoặc do giun đũa mang theo vi khuẩn chui lên ống mật. Viêm đường mật gây viêm loét, hoại tử mô tế bào, bong tróc, lắng đọng và kết tủa ion Canxi, cơ sở hình thành sỏi. Các vi khuẩn thường gặp trong dịch mật: ái khí: E.coli, Enterobacteria, Klebsiella,… kỵ khí,… Hoặc sỏi hình thành do sự ứ trệ mật, gây ứ đọng cholesterol, sắc tố mật, phá vỡ cân bằng các thành phần, do đó hình thành sỏi. Sỏi gây giảm trương lực cơ trơn, và sỏi có thể di chuyển trong hệ thống đường mật, từ túi mật, xuốn ống mật chủ, lên gan. Hoặc do ký sinh trùng như giun đũa chui lên đường mật kéo theo các vi khuẩn đường ruột. Sau đó giun chết, xác giun, các vi khuẩn gây viêm là cơ sở cho lắng đọng sỏi mật. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun cao, tái nhiễm nghiêm trọng. ■ Đởm thạch (sỏi mật) theo YHCT Đởm thuộc lục phủ (đởm, vị, tiểu tràng, hồi tràng, tam tiêu, bàng quang), đởm được xếp như một cơ quan độc lập “phủ kỳ hằng”. Nó tàng trữ dịch đởm, còn năm phủ kể trên có vai trò chuyển hóa. Đởm là phủ của can, can và đởm có quan hệ biểu lý mật thiết với nhau thông qua hai kinh can, đởm và sự phối hợp với nhau trong một số hoạt động sinh lý. Đông y bảo giám viết: “Can khí hữu dư, tiết ra đởm dịch, tụ thành tinh” là nói về nguồn gốc hóa sinh đởm chấp ở can. 8 Tố vấn bảo mệnh toàn hình luận viết: “Thổ đắc mộc nhi đạt”. YHCT quan niệm can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ. Trong lý luận ngũ hành khái quát: can, đởm và tỳ, vị tồn tại một mối quan hệ tương khắc, chế ước. Đởm chấp hóa sinh và bài tiết do sự điều tiết, khống chế của can. Công năng sơ tiết của can bình thường thì bài tiết của đởm chấp được thông đạt, vận hóa của tỳ, vị mới khỏe mạnh. Nếu công năng sơ tiết của can không bình thường thì ảnh hưởng đến sự bài tiết của dịch mật, từ đó cũng ảnh hưởng đến công năng vận hóa của tỳ, vị. YHCT không có bệnh danh sỏi mật, song chứng “hiếp thống”, “phúc thống”, “hoàng đản” có thể suy đoán là “đởm thạch”. Cơ chế hình thành như sau: - Can uất khí trệ. Tính chí uất ức, cáu bẳn làm tổn thương công năng sơ tiết của can gây nên khí uất, vận hành của khí bị rối loạn, dẫn đến đởm dịch không bài tiết được, lâu ngày sẽ bị ứ trệ. “Lục phủ dĩ thông vi dụng, dĩ váng vi thuận”, đởm dịch mà ứ đọng, sẽ sinh thấp nhiệt, ứ lâu ngày thành thạch. - Đàm thấp khốn Tỳ. Do ở nơi ẩm thấp lâu ngày, hoặc hoạt động trong khu vực mưa ướt, thấp tà kết đọng ở trung tiêu, cũng có thể do ăn uống không điều độ, như ăn uống quá nhiều thức ăn béo, quá ngọt làm tỳ vị bị tổn thương, tỳ, vị mất khả năng vận hóa, dẫn đến thấp tích lại thành đàm, đàm thấp cùng làm rối loạn công năng sơ tiết của can đởm, dẫn đến sự bài tiết dịch mật không thông, ứ lại lâu ngày thành thạch. - Trung tiêu thấp nhiệt. Do thấp nhiệt ở ngoài xâm nhập vào trung tiêu, hoặc do ăn uống không điều độ, đặc biệt uống quá nhiều rượu, ăn thức ăn quá cay nóng, làm tỳ, vị bị tổn thương. Tỳ, vị mất khả năng vận hóa tạo điều kiện để thấp nhiệt sinh ra, chưng đốt can đởm. Đởm là phủ trung tinh, nay có thấp nhiệt xâm phạm đến can đởm, dịch ứ đọng kết hợp với tháp nhiệt mà sinh ra thạch. - Trùng tích. YHCT cho rằng trùng tích (giun) thường ký sinh ở những nơi có yếu tố ẩm thấp kéo dài. Đặc điểm của giun đũa thích chui ngược, đặc biệt là đường mật, làm cho lưu thông ở đây bị tắc nghẽn, dẫn đến đởm dịch bị ứ trệ, thấp nhiệt nội sinh lâu ngày thành thạch. NÓI TÓM LẠI: Khí uất trệ do tình chí thất thường, ăn uống không điều độ, thấp nhiệt ở trung tiêu, trùng tích,… là yếu tố gây nên can đởm ứ trệ, ảnh hưởng tới 9 chức năng sơ tiết của can đởm, sự bài tiết dịch mật không được thông suốt. Dịch mật bị ứ trệ, ứ lâu sẽ hóa nhiệt, thấp nhiệt giao tranh, làm cho dịch mật càng ứ đọng, dần kết đọng thành sỏi. Thấp nhiệt bốc lên chưng đốt can đởm làm cho đường mật không thông suốt, dịch mật ứ ra ngoài gây vàng da. 1.2 Định hướng điều trị sỏi mật. ■Theo Y học Hiện đại * Điều trị nội khoa: dùng các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng. - Thuốc giảm đau: Nguyên nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật. Một số thuốc: thuốc kháng choninergic như Atropin, Alverin, Papaverin…; thuốc chống co thắt cơ trơn như Visceralgin. Thuốc làm tan sỏi: Acid ursodesoxycholic (ursodiol), Acid chenodesoxychlolic hòa tan sỏi cholesterol. - Thuốc chữa biến chứng: Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa. Rò đường mật (sỏi làm thủng đường dẫn mật làm cho mật chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nước túi mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật: (do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.) Thuốc điều trị các biến chứng bao gồm: + Kháng khuẩn thường dùng là aminoglycosid và quinolon. + Lợi mật thường dùng là hoá dược hay là các thảo dược (actichaut). Các thuốc này khá hiệu quả song độc tính và tác dụng phụ cũng rất đáng kể. * Điều trị ngoại khoa  Lấy sỏi đường mật • Lấy sỏi qua nội soi đường tiêu hóa từ miệng (nội soi mật tụy ngược dòng). Dụng cụ tương tự như ống soi dạ dày nhưng phức tạp hơn, được đưa tới chỗ mật chảy vào ruột. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào đường mật lấy sỏi ra hoặc luồn 1 ống nhỏ cho mật chảy ra. 10 • Phẫu thuật lấy sỏi có thể thực hiện bằng 2 cách : mổ nội soi vào ống mật chủ để lấy sỏi và làm sạch đường mật hoặc mổ mở lấy sỏi ống mật trong một số trường hợp phức tạp. • Nội soi lấy sỏi mật qua một khe nhỏ ở thành bụng do bác sĩ chủ động tạo ra khi mổ : dùng cho những bệnh nhân không thể lấy hết sỏi trong lần mổ trước.  Cắt túi mật • Cắt túi mật một phần: tuy nhiên có thể tiếp tục bị viêm túi mật và có thể nghiêm trọng hơn. • Cắt túi mật hoàn toàn: loại bỏ hoàn toàn sỏi mật, khả năng viêm nhiễm ít hơn, tuy nhiên do túi mật bị cắt, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, có thể gây rối loạn tiêu hóa cho BN sau khi đã cắt, và một số biến chứng ít gặp: Mật bị rò rỉ, chảy máu, xuất hiện cục máu đông, nhiễm trùng, tổn thương cấu trúc gần đó, chẳng hạn như ống dẫn mật, gan và ruột non, viêm tụy, viêm phổi. ■ Theo YHCT Khi xuất hiện chứng “hoàng đản”, sẽ dùng vị thuốc lợi thấp thoái hoàng, vị thuốc có tác dụng làm tăng tiết dịch mật, kết hợp các vị thuốc có tác dụng hành khí (tăng co bóp túi mật), hoãn cấp chỉ thống (giãn cơ) và bài thạch. Tác dụng lợi mật của thuốc sẽ làm giảm bớt lắng đọng bùn mật. TÓM LẠI: Vấn đề nan giải của bệnh sỏi mật hiện nay là số ca bệnh ngày càng tăng, mỗi lần mổ càng làm cho đường mật hẹp lại, tạo điều kiện cho sỏi tái phát. Mặt khác phương tiện lấy sỏi đặc biệt sỏi trong gan còn có hạn, nên dễ sót sỏi và dễ gây sỏi tái phát. Do đó việc tìm thêm phương pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh sỏi mật và viêm đường mật bằng thuốc từ thảo dược là việc rất cần thiết. 11 1.3 Độ lớn thị trường. 1.3.1 Thực trạng số lượng BN sỏi mật  Theo một điều tra mắc bệnh sỏi mật ở thành phố Hồ Chí Minh của nhóm các bác sĩ [2] cho thấy: - Tỷ lệ có sỏi túi mật trong dân số TP HCM là 6,43%, nếu tính độ tin cậy 95% tỷ lệ này từ 5,48 đến 7,51. - Tỷ lệ có sỏi túi mật tăng theo nhóm tuổi. - Tỷ lệ có sỏi túi mật tăng theo độ béo gầy (tính theo chỉ số nặng/(cao) 2 =Kg/m2). - Tỷ lệ có sỏi túi mật tăng theo tiền căn bệnh gan. - Tỷ lệ có sỏi túi mật tăng theo tiền căn đau hạ sườn phải. - Tỷ lệ có sỏi túi mật tăng theo tiền căn vàng da niêm mạc.  Theo một điều tra khác ở thành phố Hồ Chí Minh khác [ 3] cho thấy: Tần suất mắc sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 6,3% Sỏi túi mật chiếm đa số. Các yếu tố có liên quan với bệnh sỏi mật là: giới tính (nữ mắc nhiều hơn nam), tuổi, tiền căn tiểu đường, tiền căn đau hạ sườn phải, tiền căn đau thượng vị, gan nhiễm mỡ. Những kết quả điều tra trên đây tuy chỉ thực hiện ở 1 địa phương, nhưng phần nào phản ánh tình trạng bệnh sỏi mật ở Việt Nam. Điều trị sỏi mật, chủ yếu bằng ngoại khoa là tích cực song tỷ lệ sót sỏi và tái phát sỏi còn cao (28,51% ; 77,9% ) làm bệnh nhân (BN) phải mổ đi mổ lại nhiều lần (có BN đã phải mổ từ 1-6 lần) .[1] Việt Nam chủ yếu gặp sỏi đường mật chính, trong và ngoài gan chiếm từ 70%-95% . Thành phần cấu tạo sỏi chủ yếu là sắc tố mật. Đặc biệt là sỏi trong gan chiếm tỷ lệ khá cao trong bệnh lý sỏi mật ở Việt Nam và có xu hướng tăng lên. Năm 1979 tỷ lệ này là 35%, trong 5 năm gần đây tăng lên 70,8%. Sỏi trong gan phối hơp với sỏi đường mật ngoài gan theo Thông báo của Đoàn Thanh Tùng – Bệnh viện Việt Đức là 100%. [1] 1.3.2 Khảo sát nhu cầu thị trường 12 Vì không có số liệu thống kê cụ thể, phòng R&D đã thực hiện khảo sát sau. Thực hiện một cuộc khảo sát bằng phiếu hỏi trên 5.000 đối tượng ngẫu nhiên ở tỉnh Hải Dương thu được kết quả (*): • Tỷ lệ đã phát hiện và đang có sỏi mật là 7%. • Tỷ lệ số BN đã trải qua phẫu thuật lấy sỏi là 60%, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật 90% • Tỷ lệ số BN muốn điều trị / hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm từ thảo dược 80% • Tỷ lệ số BN bằng lòng chi trả chi phí 10-15 triệu/ năm cho điều trị bằng sản phảm từ thảo dược là 85% 2, PHÂN TÍCH CẠNH TRANH 2.1 Các sản phẩm chữa sỏi mật hiện đang có trên thị trường. Nhóm tán sỏi: Acid ursodesoxycholic (ursodiol), Acid chenodesoxychlolic. URUSO - Thành phần: Acid ursodeoxycholic 300mg, tá dược - Dạng bào chế: 10 viên nang mềm/vỉ, 3 vỉ/hộp. - Liều dùng: Sỏi mật: 8-12mg/kg/ngày trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2-3 lần (liều lớn hơn uống trước khi đi ngủ). Thời gian dùng từ 6-24 tháng tùy kích thước và thành phần sỏi. Xơ gan mật nguyên phát: 10-15mg/kg/ngày, chia làm 2-4 lần. - Nhà sản xuất: Daewoong Pharmaceutical, Hàn Quốc. 13 Savi URSO 300 - Thành phần: Acid ursodeoxycholic 300 mg, Tá dược. - Dạng bào chế: Viên nén, Vỉ 10 viên - Hộp 03 vỉ, 06 vỉ - Liều dùng: Liều thông thường: Uống 7,5mg/kg/24 giờ hoặc 2 viên/lần vào bữa tối (hoặc chia thành 2 lần vào bữa sáng và tối). Với bệnh nhân béo phì cần dùng liều 10mg/kg/24 giờ. Đợt điều trị: từ 6 tháng đến 1 năm (nếu sỏi to hơn). Gan ứ mật: Uống 13 - 15mg/kg/24 giờ. - Nhà sản xuất: CTY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SA VI - Savipharm Lô Z.01-02-03a Khu Công nghiệp/Khu Chế Xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM  URSA-S - Thành phần: Acid UrsodeoxycholiC, 50mg Thiamine mononitrat (B1, 10mg Riboflavin (B2) 5mg, tá dược. - Dạng bào chế: 10 viên nang mềm/vỉ, 6 vỉ/hộp. - Liều dùng: 1 viên nang mềm x 3 lần/ngày. Uống sau mỗi bữa ăn. - Nhà sản xuất: Daewoong Pharmaceutical, Hàn Quốc.  URSOLISIN - Thành phần : Acid ursodeoxycholic: 300mg - Dạng bào chế:10 viên nang/vỉ, 2 vỉ/ hộp - Liều dùng: Để hòa tan sỏi mật , dùng liều 612mg/kg/ngày làm 1lần trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, dùng kéo dài trong 6-24 tháng tùy theo kích thước sỏi. Khi sỏi đã tan, tiếp tục dùng trong 3-4 tháng nữa. Để điều trị xơ gan mật tiên phát, dùng liều 1015mg/kg/ngày, chia làm 2-4 lần/ ngày . - Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm Bzer. 14 CUELLAR - Thành phần: Ursodeoxycholic acid 150 mg - Dạng bào chế: Hộp 3 vỉ x 10 viên - Liều dùng: 6 - 12 mg/kg/ngày - Nhà sản xuất: Công ty TNHH Davi Pharm. 2.2 Các sản phẩm thảo dược Hầu hết các sản phẩm từ thảo dược điều trị sỏi mật trên thị trường đều là các bài thuốc cổ phương theo YHCT được gia giảm thêm và chỉ định thường bao gồm cả sỏi tiết niệu. Một số sản phẩm: Bài thạch (của Nam dược), Solvella (Traphaco), Bài thạch Traly, Kim tiền thảo, … Số ít chỉ định riêng cho sỏi mật như: Kim đởm khang, Somat, Soma-di, Lợi đởm-Bài thạch hoàn,…  NAM DƯỢC BÀI THẠCH -Thành phần: Cao khô Kim tiền thảo………..180mg Râu ngô………………………...120mg Xuyên khung………………….....80mg Sinh địa……………………….....40mg Đương quy……………………...40mg Bạch thược……………………...40mg Phụ liệu vđ……………………....1 viên - Dạng bào chế: 10 viên nang/vỉ, 5 vỉ/hộp -Liều dùng: 4 viên x 2 lần/ngày, mỗi đợt điều trị 2030 ngày. - Giá 70.000đ/ hộp. - Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Nam dược. 15  SOLVELLA - Thành phần: Kim tiền thảo, Nhân trần, Hoàng cầm, Mộc hương, Uất kim, Đại hoàng, Binh lang, Chỉ thực, Natrisulfat, Hậu phác. - Dạng bào chế: Viên nang cứng, Hộp 2 vỉ x 10 viên. - Liều dùng: Điều trị bệnh sỏi mật: Ngày 3 lần, mỗi lần 2 - 3 viên. Điều trị viêm: Ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên. Liều dự phòng: Ngày 1-2 viên, uống 2-3 tuần mỗi tháng. - Giá 10.000đ/ hộp. - Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Traphaco  BÀI THẠCH - Thành phần: Kim tiền thảo 1000mg, Nhân trần 250mg Hoàng cầm 150mg Uất kim 250mg Binh lang 100mg Chỉ thực 100mg Hậu phác 100mg Bạch mao căn 500mg Mộc hương 100mg Đại hoàng 50mg Tá dược - Dạng bào chế: Lọ 45 viên bao phim, hộp 1 lọ - Liều dùng: Uống với nhiều nước trước bữa ăn Để tống sỏi ra ngoài: ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên Để điều trị viêm: ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên - Giá 40.000đ/ hộp. - Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA Địa chỉ: 253 Dũng Sĩ Thanh Khê, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng  SOMAT KIM LINH - Thành phần: một viên: Actiso 40mg, Bồ công anh 40mg, Xa tiền tử 40mg, Sài hồ 40mg, Kê nội kim 40mg, Đại hoàng 40mg, Hoàng cầm 40mg, Chi tử 40mg, Nhân trần 40mg và các thành phần khác. - Dạng bào chế: hộp 50 viên nang. - Liều dùng: Uống trước khi ăn 30 phút. Trẻ em từ 5-10 tuổi uống 1-2v/lần. 2lần/ngày. Từ 11-18 tuổi uống 2-3v/lần. 2lần/ngày. Người lớn: 3v/lần. 3lần/ ngày. Uống liên tục từ 1-3 tháng. 16 - Giá 150.000đ/ hộp - Nhà sản xuất: Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Kim Linh  KIM ĐỞM KHANG - Thành phần: Kim tiền thảo: 150mg Nhân trần bắc: 20mg Cao Chỉ xác: 30mg Cao Sài hồ: 120mg Cao Hoàng bá: 150mg Cao Diệp hạ châu: 60mg Cao Uất kim: 100mg Chi tử: 50mg - Dạng bào chế: Hộp 3 vỉ x 10 viên nang. - Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên. Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên dùng 1 đợt liên tục từ 3-6 tháng - Giá 180.000đ/ hộp. - Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Châu Hưng. Số lượng sản phẩm từ thảo dược điều trị sỏi mật trên thị trường hiện nay là tương đối ít so với các loại bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu, tuần hoàn máu,… Do vậy cần thiết có những sản phẩm mới phục vụ nhu cầu điều trị sỏi mật trong cộng đồng. 2.3 Một số nhận định về các sản phẩm điều trị sỏi mật trên thị trường hiện nay. ► Đặc điểm về công thức Hiện nay các sản phẩm chủ yếu là dạng phối hợp các dược liệu, hay gia giảm các bài thuốc, cổ phương đã được dùng từ lâu đời, trong đó các dược liệu chính như Uất kim (thân rễ non cây Nghệ Curcuma longa), Sài hồ (rễ và lá cây Sài hồ Bupleurum chinense), Nhân trần (Adenosma caeruleum), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium)… ► Đặc điểm về công nghệ bào chế Hầu hết các sản phẩm hiện có trên thị trường là dạng viên nang, có viên nang mềm, viên nang cứng, ngoài ra có dạng viên nén bao phim, dạng hoàn… Các dạng này có ưu nhược điểm riêng. 17 - Viên nang mềm: dễ sử dụng, tuổi thọ sản phẩm dài, sinh khả dụng cao hơn viên nén quy ước, độ đồng đều phân liều cao, đa dạng về màu sắc, hình dáng, kích thước và cách sử dụng. Tuy nhiên thiết kế công thức, quy trình sản xuất phức tạp hơn nên giá thành sẽ cao hơn các dạng bào chế khác. - Viên nang cứng, viên nén: dễ sử dụng, , tuổi thọ sản phẩm khá dài, độ đồng đều phân liều khá, tuy nhiên sau khi uống cần môi trường và thời gian để giải phóng, hấp thu lâu hơn, nên sinh khả dụng khó xác định hơn. ► Đặc điểm về công dụng và chỉ định Các sản phẩm hiện có đều có công dụng tán, làm nhỏ sỏi mật, giảm các triệu chứng do sỏi mật gây ra như đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… do đó cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ phẫu thuật. Chỉ định trong các sản phẩm thường kèm thêm như sỏi tiết niệu, viêm gan, xơ gan,… Như vậy mục đích điều trị của các sản phẩm hiện có chưa tập trung cao vào điều trị sỏi mật. ► Đặc điểm về giá thành Tùy theo dạng bào chế và thành phần khác nhau mà giá thành có nhiều phân khúc khác nhau: trung bình - thấp: 4.000-10.000đ/ ngày điều trị; cao: 10.00035.000đ/ ngày điều trị. Thấp nhất là Solvella ( 4.000đ/ ngày), cao nhất là Kim đởm khang ( 36.000đ/ ngày). Chi phí điều trị này là không nhỏ với người Việt Nam. Theo mức chi phí khảo sát mà nhóm người khảo sát sẵn lòng chi trả cho 1 năm điều trị là 10-15 triệu ( 27-41 nghìn đồng/ ngày điều trị) thì sản phẩm hướng tới sẽ định giá nằm trong mức 5-20 nghìn đồng/ ngày điều trị để có thể dễ tiếp cận thị trường nhất. * Ưu điểm: - Các thuốc dạng đơn chất (thuốc Tân dược) có nhiều loại, tạo sự lựa chọn lớn cho BN, Bác sĩ. - Các thuốc nguồn gốc dược liệu phong phú về số lượng, mang lại nhiều sự lựa chọn cho Bác sĩ, BN. 18 + Các thuốc này được sản xuất dựa trên các bài thuốc cổ phương từ lâu đời, có hiệu quả, đã được các thầy thuốc YHCT sử dụng lâu đời, một số đã được nghiên cứu, chứng minh tác dụng dược lý trên lâm sàng. +Các thuốc này ít tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc Tây dạng đơn chất, khá an toàn với BN. - Giá thành đa dạng, nhiều lựa chọn cho khách hàng. * Nhược điểm - Số lượng đơn chất được dùng để tán sỏi trong thuốc Tây dạng đơn chất rất ít. Chỉ có Acid ursodesoxycholic (ursodiol), Acid chenodesoxychlolic. + Những thuốc này có rất nhiều tác dụng không mong muốn như: Thuốc có creatinin, tăng glucose máu. Gây rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng,… Không dùng chung với estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ lipid khác (chlofibrat, cholestyramin) vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan). - Số lượng sản phẩm từ thảo dược điều trị sỏi mật trên thị trường hiện nay là tương đối ít so với các loại bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu, tuần hoàn máu,… Và thực sự chưa có sản phẩm nào nổi trội. + Chỉ định điều trị sỏi mật thường là thứ yếu đứng sau chỉ định sỏi thận trong nhiều sản phẩm. +Các sản phẩm chưa chú trọng khía cạnh phòng ngừa hình thành sỏi mật. + Chi phí điều trị của phần lớn sản phẩm cao so với mức thu nhập của người dân Việt Nam. 19 3. ĐỊNH HƯỚNG SẢN PHẨM CHỮA SỎI MẬT TỪ THẢO DƯỢC. 3.1 Chân dung khách hàng. Đối tượng khách hàng được xác định là BN sỏi mật và những BN đã phẫu thuật lấy sỏi muốn chống tái phát sỏi mật và dự phòng cho đối tượng có nguy cơ cao sỏi mật. Trong đó theo khảo sát ở trên thì có tới 80% BN đã phát hiện và đang có sỏi mật mong muốn sử dụng sản phẩm điều trị từ thảo dược. Như vậy tiềm năng thị trường là khá lớn. Với thị trường này, phân khúc thị trường được xác định: - Về độ tuổi: nhóm tuổi >50 tuổi. - Về giới tính: phụ nữ nhiều hơn. - Về tình trạng sức khỏe: những người có tiềm căn bệnh gan, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,… - Về thu nhập: >2 tr/tháng. 3.2 Hình mẫu sản phẩm hướng tới khách hàng mục tiêu. Sản phẩm hướng tới khách hàng đạt những yêu cầu sau: ►Về giá trị cốt lõi: •Công thức bào chế khoa học. • Có tác dụng phòng ngừa sỏi mật. •Hiệu quả điều trị rõ ràng sau 1 khoảng thời gian nhất định dùng thuốc như: giảm triệu chứng đau, tiêu hóa tốt hơn,… •Hạn chế thấp nhất các tác dụng không mong muốn của thuốc. ►Về giá trị cụ thể: •Dạng bào chế hiện đại. Thuận tiện trong sử dụng (đường dùng, mùi vị, liều dùng,…) •Dễ bảo quản. Có thể dùng lâu dài. •Mẫu mã nổi trội, tên sản phẩm và slogan thân thiện, ấn tượng. •Giá cả phù hợp. ►Về giá trị bổ sung: •Cung cấp được đầy đủ thông tin chính xác nhất đến với khách hàng. •Sản phẩm có chương trình khuyến mãi, hậu mãi, tri ân khách hàng. 20 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỮA SỎI MẬT TỪ THẢO DƯỢC THEO 8 BƯỚC. 4.1 Hình thành ý tưởng mới Với các tổng quan trên về bệnh sỏi mật, cùng với những thông tin thị trường trên, thu được một dòng ý tưởng về sản phẩm chữa sỏi mật từ thảo dược. Các ý tưởng này bắt nguồn từ các nguồn thông tin sau:  Ý tưởng cho phần giá trị cốt lõi của sản phẩm: • Sách báo chuyên ngành, các tài liệu nghiên cứu mới nhất về cây cỏ, dược liệu có tác dụng trong điều trị sỏi mật. • Thông tin từ các nhà khoa học: Các nhà nghiên cứu, các thầy dạy các bộ môn về thực vật, dược liệu,… • Kho tri thức về sử dụng thảo dược làm thuốc lưu truyền trong dân gian, YHCT. • Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Bảng 4.1.1. Các cây thuốc dùng trong điều trị sỏi mật STT Tên cây thuốc Tên latin 1 Nhân trần Adenosma caeruleum họ Hoa mõm chó 2 Cây nghệ Curcuma longa họ Gừng (Uất kim) 3 Kim tiền thảo Desmodium styracifolium họ Đậu 4 Cây sung Ficus racemosa họ Dâu tằm 5 Sài hồ Bupleurum chinense họ Cần 6 Bồ công anh Lactuca indica họ Cúc 7 Diệp hạ châu Phyllanthus urinaria họ Thầu dầu Nguồn lựa chọn dạng bào chế cho sản phẩm: • Sách báo chuyên ngành, các tài liệu nghiên cứu mới nhất về các dạng thuốc • Thông tin, sự tư vấn từ các nhà khoa học: Các nhà nghiên cứu, các thầy dạy các bộ môn về bào chế, sảnxuất,… 21 • Phân tích tham khảo các dạng bào chế của các sản phẩm có sẵn, của đối thủ cạnh tranh… Các dạng bào chế của các sản phẩm điều trị sỏi mật từ thảo dược trên thị trường gồm: viên hoàn, viên nang mềm, viên bao phim. • Tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về dạng bào chế: tiện lợi, dễ sử dụng: số lần dùng không quá nhiều trong ngày, liều uống vừa phải, mùi vị dễ chịu,..  Một số ý tưởng cho sản phẩm điều trị sỏi mật từ thảo dược ♦ Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên nang mềm từ bài thuốc gồm Nhân trần, Kim tiền thảo, Uất kim, Đại hoàng, Mộc hương, Chỉ xác, Hoàng cầm, Cam thảo. ♦ Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên nang mềm từ quả sung của Cây sung (Ficus racemosa). ♦ Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên nang mềm từ Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria). ♦ Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng nước đóng chai không đắng từ Diệp hạ châu. ♦ Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên ngậm từ quả sung của Cây sung. ♦Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên nang mềm từ Bồ công anh (Lactuca indica). 4.2 Sàng lọc và đánh giá các ý tưởng Việc sàng lọc đánh giá các ý tưởng, trước tiên cần có những số liệu, thông tin thống kê rõ ràng về: - Mô tả sản phẩm chi tiết về dạng bào chế, hàm lượng, quy trình sản xuất, tác dụng, tác dụng không mong muốn. - Thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. - Ước lượng quy mô thị trường. - Giá cả sản phẩm. - Thời gian và kinh phí cần thiết để tạo ra sản phẩm. - Nhu cầu vốn khi sản xuất. - Lợi nhuận thu được. Tiếp theo, cần chọn ra ý tưởng khả thi, phù hợp nhất, dựa vào các tiêu chí đánh giá: 22 - Mức độ phù hợp của sản phẩm với chiến lược sản phẩm của công ty. - Độ lớn thị trường. - Tính khả thi về: Kỹ thuật, vốn, hợp pháp. - Chi phí R&D và lợi nhuận dự kiến. Sau khi đã có 2 bộ thông tin trên, trải qua sự thẩm định đánh giá của Hội đồng Công ty quyết định chọn 2 ý tưởng Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên nang mềm và dạng viên ngậm từ quả sung của Cây sung (Ficus racemosa), với các lợi thế của ý tưởng này: 1. Qua nghiên cứu thị trường, chưa có sản phẩm nào sử dụng dược liệu này, nhưng trong kinh nghiệm dân gian sử dụng rất hiệu quả. 2. Nghiên cứu tác dụng dược lý tiền lâm sàng cho thấy hiệu quả tốt, chưa thấy tác dụng không mong muốn. 3. Giá thành dược liệu làm nguyên liệu rẻ và sẵn có. 4.3 Lập và thẩm định dự án sản phẩm 4.3.1 Lập dự án sản phẩm Hai ý tưởng trên được chuyển thành “Sản phẩm trên giấy” và được thiết kế như sau:  Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên nang mềm từ quả sung của Cây sung (Ficus racemosa): SUSOMA Phân nhóm: Thực phẩm chức năng – phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật Thành Phần: Quả sung khô …………………………………….20g (Ficus racemosa) Tá dược ………………………………….. vừa đủ 1 viên Công dụng: - Phòng ngừa viêm túi mật, ngăn ngừa hình thành sỏi mật. - Làm nhỏ, làm tan sỏi mật. 23 Cách dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên (sáng, tối) có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Thận Trọng: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Có thể táo bón, nếu táo bón nên giảm bớt liều, hoặc bổ sung thuốc trị táo bón. Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trình bày: Tên Thương mại Hình Ảnh Sản Phẩm Slogan CÓ SỎI – DÙNG SUSOMA SUSOMA SẼ KHỎI Dạng Đóng Gói Viên nang mềm. Hộp 5 vỉ, vỉ 10 viên. (chỉ mang tính minh họa) Giá dự kiến: 80.000đ/hộp. Chương trình hậu mãi: sau khi sử dụng sản phẩm một thời gian, nếu có hiệu quả, khách hàng hãy gọi tới Bộ phận Chăm sóc khách hàng của chúng tôi để nhận thêm thông tin về khuyến mãi!  Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật dạng viên ngậm từ quả sung của Cây sung (Ficus racemosa): 24 NGA-SUSOMA Phân nhóm: Thực phẩm chức năng – phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật Thành Phần: Quả sung khô …………………………………….15g (Ficus racemosa) Tá dược ………………………………….. vừa đủ 1 viên Công dụng: - Phòng ngừa viêm túi mật, ngăn ngừa hình thành sỏi mật. - Làm nhỏ, làm tan sỏi mật. Cách dùng: dùng ngậm, hoặc uống bất cứ thời điểm nào trong ngày. Dùng 10-15 viên/ ngày, không quá 15 viên/ ngày. Thận Trọng: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Có thể táo bón, nếu táo bón nên dùng giảm bớt số viên ngậm, hoặc bổ sung thuốc trị táo bón. Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 25 Trình bày: Tên Thương mại Slogan Dạng Đóng Gói Viên ngậm Hộp 6 vỉ, vỉ 10 viên. Hình Ảnh Sản Phẩm (chỉ mang tính minh họa) CÓ SỎI, NGASUSOMA NGA-SUSOMA SẼ KHỎI Giá dự kiến: 40.000đ/ hộp. Chương trình hậu mãi: sau khi sử dụng sản phẩm một thời gian, nếu có hiệu quả, khách hàng hãy gọi tới Bộ phận Chăm sóc khách hàng của chúng tôi để nhận thêm thông tin về khuyến mãi! 4.3.2 Thẩm định dự án. ■ Thu thập thông tin trên nhóm đối tượng khách hàng. Các thông tin cần thu thập: 1. Khách hàng có hiểu về sản phẩm không? Có nhận biết được những lợi ích mà sản phẩm mang lại không? 2. Sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng không? 3. Khách hàng nghĩ sản phẩm nên thay đổi đặc điểm gì để phù hợp hơn? 4. Khách hàng sẵn lòng sử dụng sản phẩm với mức giá bao nhiêu? 5. Nếu sản phẩm này có mặt trên thị trường, khách hàng có mua không? 26 ■ Hội đồng thẩm định sản phẩm dựa vào các thông tin thiết kế sản phẩm và thông tin thị trường trên. Quyết định chọn ý tưởng sản phẩm SUSOMA. 4.4 Lập chiến lược Marketing cho sản phẩm ► Định vị sản phẩm: Với sản phẩm SUSOMA - Slogan: CÓ SỎI, DÙNG SUSOMA SẼ KHỎI - Đặc tính sản phẩm: + Bào chế dạng viên nang, thẩm mỹ đẹp, dễ dùng, hấp thu tốt. + Công dụng: hiệu quả điều trị được ứng dụng từ lâu trong dân gian, trải qua thử nghiệm tiền lâm sàng chứng minh hiệu quả và an toàn. Chưa thấy tác dụng không mong muốn. (*) - Xác định chiến lược định vị sản phẩm trong giai đoạn 1 – 2 năm đầu tiên: thiết lập chỗ đứng trong lòng khách hàng về sản phẩm SUSOMA là sản phẩm tốt nhất trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật. ► Bước tiếp theo, xây dựng các chỉ tiêu và các mục tiêu trong tương lai: Chỉ tiêu về thị phần, chỉ tiêu khối lượng bán, mục tiêu về lợi nhuận mong muốn trong 1 – 2 năm đầu tiên. ► Bước cuối, xây dựng các chương trình Marketing – mix cho sản phẩm đó dựa trên định vị đã đặt ra. Các P của Marketing: • Sản phẩm: Do đưa ra thị trường một sản phẩm mới, nên chúng ta phải làm nổi bật lên những đặc tính nổi trội, mới mẻ của sản phẩm đó: sản phẩm điều trị sỏi mật hiệu quả cao, an toàn, thiết kế độc đáo, tiện lợi sử dụng. • Giá cả: Giá bán cần phải tương xứng với giá trị của sản phẩm. Các quyết định liên quan tới giá bán buôn, bán lẻ, chiết khấu, hoa hồng, các điều khoản tín dụng, các chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí Marketing,… • Phân phối: cần chú ý đến các điều sau: - Các loại nhà môi giới trung gian sẵn có: Lực lượng bán hàng của công ty; đại lý của nhà sản xuất; các nhà phân phối công nghiệp - Số lượng nhà môi giới trung gian cần: Phân phối độc quyền; Phân phối chọn lọc; Phân phối đại trà. - Các điều khoản và trách nhiệm của các thành viên trong kênh phân phối: Chính sách về giá bán; Điều kiện về doanh số; Quyền về khu vực của nhà phân phối; Các dịch vụ và trách nhiệm song phương. 27 • Triển khai bán hàng - Quảng cáo: Trưng bày sản phẩm, quảng cáo qua in ấn, treo băng rôn ở các quầy thuốc, quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình,… - Khuyến mại: Thưởng và quà tặng; Phát mẫu; Hội chợ, giới thiệu sản phẩm; Phiểu thưởng; Giảm giá; Lãi suất giảm ; Chiết khấu,… - Quan hệ với công chúng: Bộ ấn phẩm; Buổi diễn thuyết; Hội thảo; Tài trợ ; Quan hệ với cộng đồng; Tạp chí của công ty; Các sự kiện,… Hậu mãi: chương trình chia sẻ, tri ân của các khách hàng/ bệnh nhân điều trị có kết quả, quà tặng,… 4.5 Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ở bước này, phải đánh giá được: Chi phí – Mức bán – Lợi nhuận. Từ đó đánh giá mức độ hấp dẫn về kinh doanh của kế hoạch này.  Về nguồn nguyên liệu là Quả sung được trồng và bán rộng rãi ở Việt nam, giá rẻ 5-7 nghìn đồng/kg quả sung tươi. Như vậy nguồn nguyên liệu đầu vào khá dễ tìm và giá rẻ. Tuy nhiên nhược điểm: Cây sung trồng chưa tập trung, gây khó khăn khi thu mua lượng lớn, và khó khăn trong kiểm soát quả của các loài sung trong tự nhiên.  Về chi phí cho công nghệ bào chế, đội ngũ công nhân, nhân viên đối với công ty là có thể chấp nhận được.  Thứ ba, với một thị trường lớn và có tiềm năng phát triển như đã nói đến ở mục 2 thì việc đạt được doanh số bán và thu về lợi nhuận là rất khả thi. Và sau đó chúng ta phải so sánh với mục tiêu của công ty, chỉ khi có sự phù hợp thì chúng ta mới tiến hành tiếp. 4.6 Thiết kế sản phẩm thực (gồm 5 giai đoạn) 4.6.1 Sàng lọc Sàng lọc nhằm phát hiện các loài sung có tác dụng chữa sỏi mật. Phương pháp sàng lọc: o o o o Sàng lọc ngẫu nhiên. Sàng lọc dựa trên đa dạng sinh học. Sàng lọc dựa trên tác dụng dược lý dân tộc học. Sàng lọc hóa thực vật. Với việc NC&PT sản phẩm điều trị sỏi mật từ cây sung này, phương pháp sàng lọc dựa trên tác dụng dược lý dân tộc được lựa chọn. Ý tưởng này xuất phát từ kinh 28 nghiệm chữa sỏi mật lưu truyền trong dân gian. Phương pháp sàng lọc này trải qua 3 giai đoạn:  Tổng quan.  Thu mẫu.  Sàng lọc (phòng thí nghiệm). 4.6.2 Thử độc tính Trước khi bước vào sản xuất, cần thử độc tính của dịch chiết dược liệu. Với quả sung, có thể lấy cao chiết quả sung để thử độc tính trên động vật. Các thử nghiệm cần làm như:  Thử giới hạn độc tính (cửa sổ điều trị): thử với các liều tăng dần trên các lô động vật, sau 1 thời gian nhất định kiểm tra lại sức khỏe động vật thí nghiệm ở các lô.  Thử độc tính khi dùng thời gian dài: 1 lô chứng cho uống nước mối sinh lý, 1 lô cho uống cao chiết (ở nồng độ điều trị) trong một thời gian dài (4-6 tháng chẳng hạn). Sau đó kiểm tra lại sức khỏe động vật thí nghiệm.  Một số thử nghiệm khác. Khi các thử nghiệm độc tính trên cho kết quả an toàn thì sẽ tiếp tục các thử nghiệm tiền lâm sàng khác và thử nghiệm lâm sàng. 4.6.3 Thử nghiệm lâm sàng Các thử nghiệm tiền lâm sàng cho kết quả tốt, tiếp tục tiến hành thử nghiệm lâm sàng nếu điều kiện cho phép và cần thiết. Mục đích là để theo dõi, kiểm chứng lại các kết quả tiền lâm sàng đã chứng minh và chứng minh hiệu quả điều trị lâm sàng. 4.6.4 Đăng ký Gồm 2 đăng ký: - Đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm mới. - Đăng ký SỐ ĐĂNG KÝ cho sản phẩm mới. 4.6.5 Công bố Nhà sản xuất tự sản xuất, tự công bố chỉ tiêu, tiêu chuẩn của sản phẩm. 4.7 Thử nghiệm trong điều kiện thị trường. Bước quan trọng tiếp theo là sản xuất và đưa sản phẩm ra thử nghiệm trên thị trường thực. Lúc này, hai mục tiêu quan trọng phải đánh giá được là:  Tìm hiểu quan điểm của khách hàng và các nhà kinh doanh về sản phẩm của doanh nghiệp. 29  Kiểm tra lại độ lớn của thị trường có được như chúng ta đã dự kiến hay không, từ đó có sự linh hoạt trong chính sách kinh doanh. Ở bước này, chúng ta chỉ sản xuất sản phẩm thử nghiệm, tức là số lượng sản phẩm sản xuất ra ít, chỉ nhằm thu về được các thông số và thông tin để đánh giá 2 mục tiêu trên. 4.8 Triển khai đại trà Sau khi sản phẩm đã vượt qua được tất cả các bước trên, sản phẩm sẽ được tung vào thị trường với số lượng lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng không thể bỏ qua là phải xác định được:  Thời điểm tung sản phẩm ra thị trường: việc quyết định đúng thời điểm tung sản phẩm ra thị trường sẽ giúp tập trung tốt nhất sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm, cũng như hạn chế thấp nhận sự cạnh tranh từ các đối thủ.  Chúng ta phải xác định được phân khúc thị trường tiềm năng nhất để tung ngay sản phẩm vào đó: - Ở khu vực nào có khả năng bán được thuốc nhiều nhất? - Đối tượng nào là những người cần và chấp nhận mua sản phẩm của chúng ta nhất? Từ việc xác định đó, lập ra kế hoạch cho hoạt động Marketing cho từng khu vực, từng đối tượng cụ thể. 30 III, KẾT LUẬN Như vậy, trải qua một quá trình nghiên cứu và phát triển dài, sản phẩm điều trị sỏi mật từ thảo dược: Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật SUSOMA sẽ được đưa ra thị trường. Sự có mặt của sản phẩm này trên thị trường sẽ mở ra một tia hy vọng cho các bệnh nhân sỏi mật khỏi nỗi ám ảnh về những ca phẫu thuật và mang lại một cuộc sống hài lòng hơn, chất lượng hơn, không còn những cơn đau, không còn lo lắng về vấn đề tiêu hóa. Và Phòng Nghiên cứu phát triển của Công Ty TNHH MTV Dược Khoa - Trường ĐH Dược Hà Nội, hy vọng đây sẽ là một sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường, cũng như trong lòng khách hàng. 31 IV, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác dụng lợi mật, kháng khuẩn của bài thuốc "Nhân kim thang" trong điều trị hỗ trợ bệnh sỏi mật của Vũ Thị Khánh Vân năm 2000. 2,http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=7&ve d=0CEsQFjAG&url=http%3A%2F%2Ftuvansuckhoe.org.vn%2FUploadDocs%2F bsHien52021438-e.doc&ei=k106VNz5JIX8QW_7IDIDA&usg=AFQjCNE8v43w7z5t3_bTRQTpngM9PM_zag&sig2=K7sC YdG7SJuswRRN8f0TVw 3, http://moodle.yds.edu.vn/tcyh/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=7896 4, http://www.daophatngaynay.com/vn/cuoc-song/7011-Trai-Sung-Chua-Tan-Soi-MatDieu-Ma-It-Ai-Biet.html 5, Từ điển Thực vật thông dụng của Võ Văn Chi. (*) là những thông tin giả định do người thực hiện tiểu luận đưa ra. [...]... khoản tín dụng, các chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí Marketing,… • Phân phối: cần chú ý đến các điều sau: - Các loại nhà môi giới trung gian sẵn có: Lực lượng bán hàng của công ty; đại lý của nhà sản xuất; các nhà phân phối công nghiệp - Số lượng nhà môi giới trung gian cần: Phân phối độc quyền; Phân phối chọn lọc; Phân phối đại trà - Các điều khoản và trách nhiệm của các thành viên trong kênh phân... chất lượng hơn, không còn những cơn đau, không còn lo lắng về vấn đề tiêu hóa Và Phòng Nghiên cứu phát triển của Công Ty TNHH MTV Dược Khoa - Trường ĐH Dược Hà Nội, hy vọng đây sẽ là một sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường, cũng như trong lòng khách hàng 31 IV, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác dụng lợi mật, kháng khuẩn của bài thuốc "Nhân kim thang" trong điều trị hỗ trợ bệnh... ý tưởng này: 1 Qua nghiên cứu thị trường, chưa có sản phẩm nào sử dụng dược liệu này, nhưng trong kinh nghiệm dân gian sử dụng rất hiệu quả 2 Nghiên cứu tác dụng dược lý tiền lâm sàng cho thấy hiệu quả tốt, chưa thấy tác dụng không mong muốn 3 Giá thành dược liệu làm nguyên liệu rẻ và sẵn có 4.3 Lập và thẩm định dự án sản phẩm 4.3.1 Lập dự án sản phẩm Hai ý tưởng trên được chuyển thành “Sản phẩm trên... cho sản phẩm: • Sách báo chuyên ngành, các tài liệu nghiên cứu mới nhất về các dạng thuốc • Thông tin, sự tư vấn từ các nhà khoa học: Các nhà nghiên cứu, các thầy dạy các bộ môn về bào chế, sảnxuất,… 21 • Phân tích tham khảo các dạng bào chế của các sản phẩm có sẵn, của đối thủ cạnh tranh… Các dạng bào chế của các sản phẩm điều trị sỏi mật từ thảo dược trên thị trường gồm: viên hoàn, viên nang mềm,... liệu nghiên cứu mới nhất về cây cỏ, dược liệu có tác dụng trong điều trị sỏi mật • Thông tin từ các nhà khoa học: Các nhà nghiên cứu, các thầy dạy các bộ môn về thực vật, dược liệu,… • Kho tri thức về sử dụng thảo dược làm thuốc lưu truyền trong dân gian, YHCT • Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng Bảng 4.1.1 Các cây thuốc dùng trong điều trị sỏi mật STT Tên cây thuốc Tên latin 1 Nhân trần Adenosma... •Dạng bào chế hiện đại Thuận tiện trong sử dụng (đường dùng, mùi vị, liều dùng,…) •Dễ bảo quản Có thể dùng lâu dài •Mẫu mã nổi trội, tên sản phẩm và slogan thân thiện, ấn tượng •Giá cả phù hợp ►Về giá trị bổ sung: •Cung cấp được đầy đủ thông tin chính xác nhất đến với khách hàng •Sản phẩm có chương trình khuyến mãi, hậu mãi, tri ân khách hàng 20 4 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỮA... Thành phần: Acid ursodeoxycholic 300mg, tá dược - Dạng bào chế: 10 viên nang mềm/vỉ, 3 vỉ/hộp - Liều dùng: Sỏi mật: 8-12mg/kg/ngày trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2-3 lần (liều lớn hơn uống trước khi đi ngủ) Thời gian dùng từ 6-24 tháng tùy kích thước và thành phần sỏi Xơ gan mật nguyên phát: 10-15mg/kg/ngày, chia làm 2-4 lần - Nhà sản xuất: Daewoong Pharmaceutical, Hàn Quốc 13 Savi URSO 300 - Thành... tượng cụ thể 30 III, KẾT LUẬN Như vậy, trải qua một quá trình nghiên cứu và phát triển dài, sản phẩm điều trị sỏi mật từ thảo dược: Thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi mật SUSOMA sẽ được đưa ra thị trường Sự có mặt của sản phẩm này trên thị trường sẽ mở ra một tia hy vọng cho các bệnh nhân sỏi mật khỏi nỗi ám ảnh về những ca phẫu thuật và mang lại một cuộc sống hài lòng hơn, chất lượng... 3-4 tháng nữa Để điều trị xơ gan mật tiên phát, dùng liều 1015mg/kg/ngày, chia làm 2-4 lần/ ngày - Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm Bzer 14 CUELLAR - Thành phần: Ursodeoxycholic acid 150 mg - Dạng bào chế: Hộp 3 vỉ x 10 viên - Liều dùng: 6 - 12 mg/kg/ngày - Nhà sản xuất: Công ty TNHH Davi Pharm 2.2 Các sản phẩm thảo dược Hầu hết các sản phẩm từ thảo dược điều trị sỏi mật trên thị trường đều... có hiệu quả, khách hàng hãy gọi tới Bộ phận Chăm sóc khách hàng của chúng tôi để nhận thêm thông tin về khuyến mãi! 4.3.2 Thẩm định dự án ■ Thu thập thông tin trên nhóm đối tượng khách hàng Các thông tin cần thu thập: 1 Khách hàng có hiểu về sản phẩm không? Có nhận biết được những lợi ích mà sản phẩm mang lại không? 2 Sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng không? 3 Khách hàng nghĩ sản phẩm ... Ngành Dược nói riêng Việc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) sản phẩm phục vụ nhu cầu hãng, công ty dược tập trung quan tâm, đẩy mạnh Không nằm xu hướng đó, phòng Nghiên cứu & Phát triển Công ty TNHH Dược. .. phẫu thuật mang lại sống hài lòng hơn, chất lượng hơn, đau, không lo lắng vấn đề tiêu hóa Và Phòng Nghiên cứu phát triển Công Ty TNHH MTV Dược Khoa - Trường ĐH Dược Hà Nội, hy vọng sản phẩm có... sỏi mật hiệu Do vậy, tiểu luận đề xuất Nghiên cứu& Phát triển sản phẩm chữa bệnh sỏi mật từ thảo dược, nhằm thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu điều trị bệnh sỏi mật từ thảo dược an toàn, hiệu

Ngày đăng: 24/10/2015, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w