1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận dược lý dược học cổ truyển thiên kim

31 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Kiến thức về dược liệu học đối với nhân loại là một kho tàng vô giá và vô tận. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây cỏ để làm dịu những vết thương, những bệnh tật của mình, đúc kết thành kho tàng tri thức Y học cổ truyền dân tộc quý báu. Với nguồn tài nguyên phong phú của đất nước, chúng ta có rất nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu và điều chế ra những loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người. Có vị thuốc hết sức thông dụng trong dân gian, nhưng lại được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng trị liệu không thua kém gì so với các loại thuốc tân dược hiện nay, đặc biệt là chúng an toàn và ít tác dụng phụ hơn, dễ tìm kiếm và rẻ tiền hơn thuốc có nguồn gốc hóa dược nhiều lần. Có lẽ vì thế mà “trở về với thiên nhiên” lại là một trong những trào lưu phát triển thuốc ngày nay. Trong đó phải kể đến dược liệu Ích mẫu là một dược liệu đã được biết đến từ lâu và được dùng như là một vị thuốc có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ), được rất nhiều công ty, xí nghiệp Dược sản xuất như: Công ty CPTM Dược Vật tư Y tế Khải Hà, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần Dược phẩm Phúc Vinh,… Với mong muốn nâng cao giá trị sử dụng của vị thuốc Ích mẫu, thông qua các tài liệu đã công bố, em đã tiến hành đề tài: “Tổng quan về tác dụng dược lý của vị thuốc Ích mẫu Herba Leonuri japonici” với 4 mục tiêu chính: Có một cái nhìn tổng quan về các tác dụng dược lý theo y học hiện đại liên quan đến công năng – chủ trị của vị thuốc Ích mẫu trong y học cổ truyền. Tổng hợp các tác dụng dược lý theo y học hiện đại không liên quan hoặc ít liên quan đến công năng – chủ trị của vị thuốc Ích mẫu. Một số thông tin về LD50 và tác dụng phụ của vị thuốc Bàn luận về triển vọng nghiên cứu tác dụng dược lý của vị thuốc Ích mẫu.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN -------- LÊ THIÊN KIM TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA VỊ THUỐC ÍCH MẪU Herba Leonuri japonici TIỂU LUẬN DƯỢC LÝ DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN -------- LÊ THIÊN KIM TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA VỊ THUỐC ÍCH MẪU Herba Leonuri japonici TIỂU LUẬN DƯỢC LÝ DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN Lớp: P1K66, định hướng chuyên ngành Dược liệu – Dược học Cổ Truyền Mã Sinh viên: 1101276 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội. HÀ NỘI, 2015 LỜI NÓI ĐẦU Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Mạnh Tuyển đã giao đề tài và hướng dẫn em cách làm đề tài này. Em xin cảm ơn thầy cùng các thầy cô trong bộ môn Dược học Cổ truyền Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy cho em những kiến thức cơ bản nhất giúp em có những bước đi đầu tiên đi nghiên cứu khoa học đủ vững vàng. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn các anh chị, bạn bè đã hộ trợ, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu quý giá cho em trong suốt thời gian qua. Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể không còn những khiếm khuyết. Nên em rất mong nhận được ý kiến phê bình, nhận xét của thầy cô trong bộ môn, các anh chị và các bạn để em có thể rút kinh nghiệm và có thể làm bài luận sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh Viên Lê Thiên Kim MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................................1 TỔNG QUAN ..........................................................................................................................2 1. Thông tin liên quan đến vị thuốc .............................................................................2 2. Tác dụng dược lý chủ yếu liên quan đến công năng chủ trị ..............................2 2.1. Công năng hành huyết thông kinh ......................................................................2 a. Tác dụng trên tử cung ...............................................................................................2 b. Tác dụng bảo vệ tim mạch và tác dụng trên máu ..................................................5 c. Tác dụng tăng tốc độ tưới máu ................................................................................7 2.2. Công năng lợi thủy tiêu phù..................................................................................8 2.3. Công năng thanh can nhi ệt, ích tinh ...................................................................8 a. Tác dụng bảo vệ gan..................................................................................................8 b. Tác dụng đến nội tiết tố và hệ thống enzym chuyển hóa .....................................9 2.4. Công năng giải độc ..................................................................................................9 a. Tác dụng ức chế độc tính do Glutamate gây ra .....................................................9 b. Tác dụng chống ôxy hóa tế bào ...............................................................................9 3. Các tác dụng dược lý khác .................................................................................... 10 a. Tác dụng chống ung thư ........................................................................................ 10 b. Tác dụng kháng khuẩn ............................................................................................11 c. Tác dụng giảm đau chống viêm .............................................................................11 d. Tác dụng phòng ngừa thai ..................................................................................... 12 e. Tác dụng đối với hệ hô hấp ................................................................................... 12 f. Tác dụng trừ giun sán............................................................................................. 12 4. Độc tính....................................................................................................................... 13 5. Một số cách dùng vị thuốc Ích mẫu trong cuộc sống thường ngày ............... 15 KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN ............................................................................................ 16 1. Nhận định................................................................................................................... 16 2. Ý tưởng thiết kế nghiên cứu................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẶT VẤN ĐỀ Kiến thức về dược liệu học đối với nhân loại là một kho tàng vô giá và vô tận. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây cỏ để làm dịu những vết thương, những bệnh tật của mình, đúc kết thành kho tàng tri thức Y học cổ truyền dân tộc quý báu. Với nguồn tài nguyên phong phú của đất nước, chúng ta có rất nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu và điều chế ra những loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người. Có vị thuốc hết sức thông dụng trong dân gian, nhưng lại được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng trị liệu không thua kém gì so với các loại thuốc tân dược hiện nay, đặc biệt là chúng an toàn và ít tác dụng phụ hơn, dễ tìm kiếm và rẻ tiền hơn thuốc có nguồn gốc hóa dược nhiều lần. Có lẽ vì thế mà “trở về với thiên nhiên” lại là một trong những trào lưu phát triển thuốc ngày nay. Trong đó phải kể đến dược liệu Ích mẫu - là một dược liệu đã được biết đến từ lâu và được dùng như là một vị thuốc có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ), được rất nhiều công ty, xí nghiệp Dược sản xuất như: Công ty CPTM Dược Vật tư Y tế Khải Hà, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần Dược phẩm Phúc Vinh,… Với mong muốn nâng cao giá trị sử dụng của vị thuốc Ích mẫu, thông qua các tài liệu đã công bố, em đã tiến hành đề tài: “Tổng quan về tác dụng dược lý của vị thuốc Ích mẫu Herba Leonuri japonici” với 4 mục tiêu chính: - Có một cái nhìn tổng quan về các tác dụng dược lý theo y học hiện đại liên quan đến công năng – chủ trị của vị thuốc Ích mẫu trong y học cổ truyền. - Tổng hợp các tác dụng dược lý theo y học hiện đại không liên quan hoặc ít liên quan đến công năng – chủ trị của vị thuốc Ích mẫu. - Một số thông tin về LD50 và tác dụng phụ của vị thuốc - Bàn luận về triển vọng nghiên cứu tác dụng dược lý của vị thuốc Ích mẫu. 1 TỔNG QUAN ÍCH MẪU Herba Leonuri japonici 1. Thông tin liên quan đến vị thuốc Vị thuốc Ích mẫu Herba Leonuri japonici là phần trên mặt đất đã được cắt thành từng đoạn phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.), họ Bạc hà (Lamiaceae). [2] Có thể dùng cả hạt của nó gọi là sung tử úy. [3] Hiện nay, có khoảng 140 thành phần hóa học đã được phân lập và xác định từ ích mẫu, bao gồm các alkaloid, diterpenoid, flavonoid, phenylethanoid glycosid, và một số dầu béo [39]. (xem chi tiết tại Phụ lục 1). Giữa các loài Ích mẫu khác nhau có thành phần các hoạt chất và tỉ lệ rất khác nhau, ở cả toàn cây, lá hay hạt. Hàm lượng alkaloid toàn phần khoảng 0,1% - 2,1%, cao hơn trong cây non [36]; với leonuridin, leonurin, leonurinin, stachydrin là 4 alkaloid được nghiên cứu đầy đủ nhất, có tác dụng sinh học tốt nhất và được sử dụng để giám sát chất lượng vị thuốc và các chế phẩm Ích mẫu [39]. Ích mẫu có vị cay, hơi đắng, tính mát, quy kinh can và tâm bào. Ích mẫu có công năng hành huyết thông kinh, lợi thủy tiêu phù, thanh can nhiệt, ích tinh, giải độc. Chủ trị các trường hợp kinh bế, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ huyết ứ đau bụng (phối hợp hương phụ, ngải cứu, bạch đồng nữ), phù do viêm thận (40-100g sắc nóng hoặc phối hợp với xa tiền, bạch mao căn), đau mắt đỏ, sưng hoặc mắt mờ, cao huyết áp, sang lở mụn nhọt, trĩ,…Ngoài ra, hạt ích mẫu có vị cay, hơi ấm, có tác dụng sáng mắt, ích tinh, trừ thủy khí, hạ áp. [3] 2. Tác dụng dược lý chủ yếu liên quan đến công năng chủ trị 2.1. Công năng hành huyết thông kinh Ích mẫu có công năng hành huyết thông kinh, tức làm cho máu trong cơ thể được tuần hoàn đều đặn, thông suốt trong lòng mạch. Chỉ định trong những trường hợp huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau. [3] Các tác dụng dược lý theo y học hiện đại phù hợp với công năng hành huyết thông kinh: a. Tác dụng trên tử cung Từ lâu, Ích mẫu đã được sử dụng chủ yếu để điều trị một số bệnh ở phụ nữ, chẳng hạn như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh, dong kinh,… Tất cả các phương pháp điều trị của y học đều chỉ ra rằng tác dụng này có thể trực tiếp tại tử cung hay có thể liên quan với tử cung. Do đó, các nhà nghiên cứu tập trung điều tra của họ về tác dụng của Ích mẫu trên tử cung và cơ chế của tác dụng này.  Tác dụng của các hợp chất phân lập từ Ích mẫu: - Leonurine: là một trong các alkaloid chính của Ích mẫu có tác dụng trên tử cung làm tăng co bóp tử cung (liên quan đến tác dụng thông kinh theo y học cổ truyền). o Li (2009) [15] phân lập leonurine từ Leonurus artemisia, nghiên cứu tác dụng và cơ chế tác dụng của leonurin đối với hiện tượng sẩy thai không hoàn toàn gây ra bởi mifepristone (8.3 mg/kg) và misoprostol (100 mg/kg) trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai ở chuột cống. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.1.a1. 2  Các kết quả từ việc kiểm tra mô bệnh lý cho thấy tử cung mổ từ nhóm dùng leonurine đã được cải thiện (p ≤ 0.01). Hơn nữa nghiên cứu cho thấy rằng leonurine tăng co bóp tử cung và kích thích protein GnRH ở vùng dưới đồi; αER và β-ER mRNA trong mô tử cung. Leonurine cũng giảm protein LN, huyết thanh E2 và ET/NO trong mô tử cung (p ≤ 0.01), và cải thiện chức năng trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng. Bảng 2.1.a1: Kết quả nghiên cứu tác dụng của Leonurine trên tử cung chuột cống cô lập Nhóm dùng leonurine Nhóm đối chứng Mifepristone (8.3 Tác dụng Liều 0.5 Liều 1.5 Liều 4.5 mg/kg) và mg/kg mg/kg mg/kg Misoprostol (100 mg/kg) Giảm khối lượng 0.56 0.39 0.41 0.89 g Giảm các chỉ số liên quan đến trọng lượng 0.0019 0.0014 0.0015 0.0032 của tử cung Giảm khối lượng máu 0.28 ml 0.26 ml 0.20 ml 0,29 ml Giảm thời gian chảy 56 h 53 h 51 h 100.5 h máu 9.12/10 9.38/10 9.62/10 Tăng tỷ lệ co tử cung 6.62/10 phút phút phút phút Căng cơ tử cung 5.32 g 6.15 g 6.28 g 4.50 g Co bóp tử cung 49.10/g 57.62/g 60.42/g 30.10/g Nồng độ estradiol trong 61.23 63.99 71.83 27.85 pg/ml huyết thanh chuột cống pg/ml pg/ml pg/ml - Stachydrine: là 1 alkaloid được sử dụng để giám sát chất lượng Leonurus japonicus, tác dụng của nó đã được nghiên cứu rất rộng rãi. Stachydrine có tác dụng co cơ trơn tử cung mạnh hơn nhiều leonurine trong mô hình in vivo so sánh với khả năng gây co bóp cơ trơn của oxytoxin. (Oxytoxin gây co bóp cơ trơn tử cung mạnh hơn leonurine và yếu hơn so với stachydrine) o Qin et al. (2013) [28] đã nghiên cứu ảnh hưởng của leonurine và stachydrine về tác dụng co tử cung chuột trong một thử nghiệm in vivo. Sau khi điều trị với leonurine (liều 0.03, 0.06 và 0.09 mg/ml), mức độ co cơ trơn của tử cung gây ra bởi oxytocin giảm đáng kể so với trước khi điều trị (p ≤ 0.01), và tần số của các cơn co thắt đã được giảm. Ngược lại, sau khi điều trị với stachydrine (0.18 mg/ml), mức độ co cơ trơn của tử cung gây ra bởi oxytocin tăng đáng kể so với trước khi điều trị (p ≤ 0.01), và tần số co bóp được tăng lên. Vì vậy, các tác giả cho rằng leonurine có thể ức chế sự co lại cơ trơn của tử cung chuột trong một mô hình gây ra bởi sự co oxytocin trong thử nghiệm in vivo, nhưng stachydrine có thể tăng cường sự co. Các tác giả cũng chứng minh rằng stachydrine thúc đẩy sự biểu hiện protein IL-12 và IL-6, cũng như các biểu hiện mRNA của T-bet 3 và RORγt, đồng thời ngăn chặn các biểu hiện mRNA của GATA-3 và Foxp3. Vì vậy, mô hình Th1/Th2/TH17/Treg ở chuột bị phá thai bằng RU486 chuyển sang Th1 và TH17 sau dùng stachydrine. Ngoài ra, dùng stachydrine giảm đáng kể khối lượng xuất huyết tử cung trong phá thai bằng RU486- (p ≤ 0.01).  Tác dụng của các dịch chiết thô Tác dụng của các dịch chiết thô và liều tương ứng được tóm tắt trong Bảng 2.1.a2: Bảng 2.1.a2: Tác dụng trên tử cung của các phân đoạn chiết xuất từ Ích mẫu [39] Loài Leonurus artemisia Phân đoạn/dịch Liều chiết Chiết xuất từ 10 g/kg dung dịch nước của phần trên mặt đất Mô hình In vitro Leonurus Dịch chiết 1 ml (20 heterophyllus alkaloid toàn mg/ml) phần của phần trên mặt đất Leonurus Dịch chiết nước 1.8 g/kg heterophyllus của phần trên mặt đất Leonurus Chiết xuất từ 0.2, 2, Khi cấy sợi heterophyllus dung dịch nước 20, 200 myometrial vào tế bào của các mg/ml cơ (MSMCs), khi điều phần trên không trị với thuốc, hoạt 4 Mô hình In vivo Trên chuột cống, sau khi dùng dịch chiết, mức độ và tần số co thắt tử cung đã tăng từ 1.75 g đến 2.84 g (p ≤ 0.05), và các phản ứng xoắn gây ra bởi oxytocin hoặc 15 M-PGF2α và phù nhĩ ở chuột và viêm tử cung ở chuột đã giảm và giảm nhẹ (p ≤ 0.05). Trong khi đó, PGF2α (1.595 ng/10 g so với nhóm đối chứng 2,134 ng/10 g) và PGE2 (21.0 so với 60.1 của nhóm đối chứng) ở cơ trơn tử cung và tăng progesterone huyết thanh cấp ở chuột được giảm xuống (p ≤ 0.05). Trên chuột cống mang thai, có tác dụng co cơ trơn tử cung và cầm máu rõ rệt trong mổ lấy thai và sau phẫu thuật. Sau khi điều trị với thuốc trên chuột cống, so sánh với các nhóm mẫu (55.84 pg/ml và 2854.33 mg/l), nồng độ TNF-α (45.66 pg/ml), TGFβ1 (1313.13 mg/l) trên tử cung viêm sau khi sinh, và sự tác dụng TIMP-1 trên ngưng chảy máu và tái tạo được giảm xuống (p ≤ 0.05). Trong khi đó, sự thoái hóa ECM và tăng tốc co hồi tử cung sau khi sinh được gia tốc. Mô hình In vitro động tế bào là thấp hơn đáng kể so với nhóm LPS (p ≤ 0.05), nhưng quá trình ức chế cao. Trong khi đó, sự biểu hiện của Calponin thấp hơn đáng kể so với nhóm bình thường và nhóm LPS (p ≤ 0.01) Leonurus Dịch chiết 100 μl (1 Có tác dụng trên cơ tử heterophyllus Alkaloid toàn ml/0.02 cung chuột cống làm phần của phần g) tăng mức cường độ và trên mặt đất biên độ 63% và 109% Loài Phân đoạn/dịch chiết Liều Mô hình In vivo Theo [35], các chế phẩm từ Ích mẫu đối với tử cung cô lập của thỏ, chuột lang, chó đều có tác dụng kích thích co bóp. Tác dụng này giống pitoitrin nhưng yếu hơn. Cao chiết nước và cao chiết cồn từ ích mẫu đối với tử cung cô lập, tử cung tại chỗ (đường dùng tĩnh mạch) đều có tác dụng kích thích biên độ, tần số co bóp và trương lực tử cung đều tăng. Thuốc có tác dụng cả trên tử cung có mang cũng như tử cung chưa có mang; thời gian tác dụng kéo dài. Hiệu lực của dạng chiết cồn kém hơn hiệu lực dạng thuốc sắc. Thành phần có tác dụng kích thích chủ yếu tồn tại ở lá, thân cây Ích mẫu không có tác dụng đối với tử cung, còn tác dụng kích thích của rễ lại rất yếu. Trong ích mẫu, thành phần tan trong ether không có tác dụng kích thích mà có tác dụng ức chế tử cung, do đó Ích mẫu đã qua xử lý ether không còn tác dụng ức chế. Hoạt chất leonurin có tác dụng kích thích đối với tử cung cô lập thỏ. Dịch thu được từ chưng cất Ích mẫu không có tác dụng kích thích co bóp tử cung, trong dịch này chỉ có thành phần bay hơi và không có alkaloid b. Tác dụng bảo vệ tim mạch và tác dụng trên máu - Ngoại trừ tác dụng trên tử cung, hiệu quả của ích mẫu trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh,… được cho là điều trị bệnh chủ yếu thông qua việc kích thích máu lưu thông đến tiêu tan ứ máu. Điều này có nghĩa Ích mẫu có thể có tác dụng bảo vệ hệ tuần hoàn. Từ các tài liệu cho thấy, Ích mẫu có nhiều tác dụng bảo vệ tim mạch và tác dụng trên máu, nổi bật với tác dụng chống ôxi hóa, ngăn cục máu đông (chống kết tụ tiểu cầu) và giảm nhồi máu cơ tim, bảo vệ thành mạch máu,…(tương ứng tác dụng hành huyết trong y học cổ truyền).  Tác dụng của các hợp chất phân lập từ Ích mẫu o Leonurine: Liu (2009) [18] đã tiến hành đồng thời nghiên cứu in vivo và nghiên cứu in vitro nhằm kiểm tra tác dụng bảo vệ tim mạch và cơ chế tác dụng của leonurine phân lập từ Leonurus japonicus sử dụng các tế bào H9c2 bị oxi hóa mạnh, tương tự như mô hình chuột thiếu oxy tế bào cơ tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim và suy tim. Kết quả cho thấy leonurine có tác dụng bảo vệ trực tiếp tim mạch thông qua chất chống oxy hóa trung gian. Ngoài ra, leonurine (106 mol/l) giảm tình trạng quá tải canxi 5 nội bào, kích thích gen BCL2 biểu hiện và ức chế hoạt hóa ty thể bằng cách ngăn chặn protein Bax di chuyển từ tế bào chất đến ty thể (p ≤ 0.05). Leonurine cũng bảo vệ chống lại các tổn thương nội bào gây ra bởi tình trạng thiếu oxy và thiếu máu cục bộ gây ra bởi ROS (p ≤ 0.05). Liu (2011) [19] Báo cáo rằng có tác dụng bảo vệ thần kinh leonurine trong một thí nghiệm đột quỵ do thiếu máu cục bộ tiến hành trên chuột cống đực trưởng thành trong một tình trạng tắc động mạch não giữa khu trú (MCAO). Ngoài ra, so với nhóm giả dược, leonurine (7.5 và 15 mg/kg) bảo vệ các tế bào vỏ não không bị thiếu máu cục bộ thông qua việc tăng SOD, CAT, UCP4 và BCL2 hoạt hóa và giảm Bax và MDA (p ≤ 0.05). o Cheng et al. (2010) [5] đã nghiên cứu ảnh hưởng của một sự kết hợp của leonurine và stachydrine để phòng chống thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính ở chuột. Sau khi chích isoproterenol để tạo ra một nhóm mẫu chuột thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính, leonurine và stachydrine đã được dùng đường uống trong 7 ngày. So với các nhóm mô hình, nhóm kết hợp (leonurine 2,5 mg/kgs với tachydrine 5 mg/kg và leonurine 5 mg/kg với stachydrine 10 mg/kg) ức chế rõ rệt sự thay thôi thời gian T và giảm giá trị của MDA và các hoạt động của LDH. Liệu pháp kết hợp này cũng cải thiện tốt hơn các tổn thương bệnh lý liên quan đến thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra bởi isoproterenol. Những kết quả này gợi ý rằng sự kết hợp của leonurine và stachydrine có tác dụng bảo vệ chống thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính ở chuột. o Tác dụng của một số hoạt chất khác: được tóm tắt trong Bảng 2.1.b1 Bảng 2.1.b1: Hoạt tính trên hệ tim mạch và trên máu của một số hợp chất từ Ích mẫu [39] Tác dụng trong thử Hợp chất Loài Tác dụng nghiệm in vitro Trên chuột, có tác dụng ức (2S,5S)-2chế sự gia tăng bất thường Hydroxykết tập tiểu cầu gây ra bởi 2,6,10,10Leonurus Chống kết tập ADP ở nồng độ 10 mm, với tetramethyl-1japonicus tiểu cầu tỷ lệ kết tập tiểu cầu tối đa oxaspiro[4.5] dec42.07 ± 15.63% (p ≤ 0.01). 6-en-8-one Trong khi tỷ lệ kiểm soát ở mẫu trắng là 61.4 ± 79.44% Trên chuột, có tác dụng ức chế sự liên kết của [3 H]tiểu cầu hoạt hóa yếu tố Đối kháng Leonurus (PAF) để hoạt hóa tiểu cầu, Prehispanolone receptor hoạt heterophyllus liên quan mật thiết đến sự hóa tiểu cầu ức chế kết tập PAF gây ra, và sự toàn vẹn vòng tetrahydrofuran của 6 Hợp chất Loài Tác dụng Tác dụng trong thử nghiệm in vitro prehispanolone là rất quan trọng đối với tương tác của nó với các thụ thể PAF  Tác dụng của các dịch chiết thô - Tác dụng chống kết tập tiểu cầu: thí nghiệm trên chuột cống wistar đã bị gây bỏng hoặc tiêm tĩnh mạch ADP gây hoạt động kết tập tiểu cầu tăng cao. Tiêm tĩnh mạch dung dịch Ích mẫu có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Tác dụng này có liên quan đến hiện tượng tăng cao hàm lượng cAMP trong tiểu cầu. Ngoài ra, Ích mẫu còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu Tác dụng của các dịch chiết thô và liều tương ứng được tóm tắt trong Bàng 2.1.b2: Bảng 2.1.b2: Tác dụng bảo vệ tim mạch và trên máu của các phân đoạn chiết xuất từ Ích mẫu [39] Phân đoạn/dịch chiết Liều Tác dụng Leonurus heterophyllus Dịch chiết flavonoid và alkaloid từ các phần trên mặt đất 2 ml/100 g và 0.5 ml/100 g (1 ml tương đương 2 g nguyên liệu thô) Tác dụng trên tim mạch Leonurus heterophyllus Dịch chiết alkaloid của phần trên mặt đất 60, 30 và 6 g/kg Tác dụng trên tim mạch Loài Mô hình In vivo Dùng đường uống với chuột cống dịch chiết xuất trong 7 ngày, so sánh nhóm chứng, điểm J không bị thay đổi trong việc khảo nghiệm Pb II, và thay đổi tốc độ tối đa huyết áp tâm thu thất trái (LVSP) và áp lực tâm thất trái (7dp/dtmax) đã được phục hồi so với nhóm bình thường (p ≤ 0.05). Trong khi đó, các hoạt động của CPK và LDH lactic trong huyết thanh của chuột bị ức chế (p ≤ 0.05). Và mức độ giảm của MDA và tăng hoạt động của SOD trong mô cơ tim (p ≤ 0.05) Trên chuột cống, sau khi dùng thuốc trong ba tuần, so với nhóm chứng và nhóm giả dược, các cơn nhồi máu cơ tim cấp nhóm chứng tăng áp lực kỳ cuối tâm trương trong tâm thất trái (p ≤ 0.05), nhưng tỷ lệ tối đa của sự gia tăng và áp lực tâm thất trái giảm xuống. Và liều trung (30 g/kg) của dịch chiết các alkaloid là tốt hơn so hai mức liều cao (60 g/kg) và liều thấp (6 g/kg). Đó là bởi vì đó liều cao của alkaloid có thể gây ra độc tính của cơ thể với mức độ tương đương trong điều trị các bệnh c. Tác dụng tăng tốc độ tưới máu - Các tài liệu cho rằng tổn thương thần kinh sau thiếu máu não là một nguy cơ nghiêm trọng cho bệnh nhân đột quỵ, Liang et al. (2011) [16] đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ thần kinh thông qua tăng tốc độ tưới máu não của một dịch chiết 7 alkaloid của các bộ phận trên mặt đất từ Leonurus heterophyllus trên những tổn thương thiếu máu cục bộ não. Sau 24 h xác định thông số tái tưới máu với thiếu máu cục bộ gây ra bởi não giữa tắc động mạch sau 2 giờ, trên chuột cống được tiêm màng bụng ngày càng tăng liều dịch chiết alkaloid này (3.6, 7.2, 14.4 mg/kg, tương ứng). Kết quả của họ cho thấy so với các nhóm chứng, dịch chiết (7.2 và 14.4 mg/kg) có thể làm giảm đáng kể điểm số tổn thương thần kinh và giảm bớt khối lượng nhồi máu não ở chuột cống với mức độ chấn thương thiếu máu cục bộ và các nội dung MPO trong não thiếu máu cục bộ (p ≤ 0.05). Dịch chiết này cũng giảm đáng kể mức độ NO- so với nhóm chứng (p ≤ 0.05) ở nồng độ 14,4 mg/kg. Ngoài ra, các dịch chiết giảm đáng kể tỷ lệ bảo vệ sợi thần kinh so với năm nhóm chứng (p ≤ 0.05). Do đó, các tác giả cho rằng chiết xuất alcaloid từ Leonurus heterophyllus có thể được sử dụng để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ như một chất bảo vệ thần kinh. - Dịch chiết alkaloid tổng của phần trên trên mặt đất của Leonurus heterophyllus với liều 1.8 mg/100 g (20 mg/ml), theo đường tiêm tĩnh mạch, có thể cải thiện chức năng thiếu máu thận chấn thương tái tưới máu và giảm bớt các tổn thương ống thận (p ≤ 0.05). Và hoạt động này có thể liên quan đến thu hồi các gốc oxy tự do, làm giảm lipid peroxy, tăng SOD và ATPase hoạt động, và làm giảm bớt tình trạng quá tải và Ca2+, NO- nội bào (p ≤ 0.05). Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy mức độ của CK và MDA trong huyết thanh lô chuột Leonurus heteropyllus và nhóm dùng Verapamin (thuốc đối chứng tích cực) đều thấp hơn so với các nhóm chứng (p ≤ 0.05). [44] 2.2. Công năng lợi thủy tiêu phù Theo tài liệu y học cổ truyền, Ích mẫu có tác dụng lợi thủy tiêu phù, dùng để trị các bệnh viêm thận gây phù, dùng riêng 40 – 100 g sắc nóng hoặc phối hợp với xa tiền, bạch mao căn [3]. Theo y học hiện đại, chức năng này tương ứng với tác dụng lợi tiểu. Cụ thể: - Trên thỏ thí nghiệm, leonurin có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu (liều 1 mg/kg). [35] - Leonurine và stachydrine có thể được sử dụng như một liệu pháp cho tác dụng lợi tiểu giữ kali vừa phải. Sau khi cho chuột uống thêm 2,5 mg/100 g stachydrine, tác dụng tăng sự bài tiết nước tiểu đáng kể hơn khi dùng đơn độc leonurine, với thời gian đạt tác dụng đỉnh khi dùng cả hai alkaloids là 2 h (tương ứng với liều 2 chất lần lượt là 3,565 và 2,825 ml,). Các phân tích của các ion trong nước tiểu cho thấy cả hai stachydrine và leonurine tăng sự bài tiết Na+ (nồng độ tương ứng 3097 và 3120 ppm) và Cl - (nồng độ tương ứng 69.99 và 69.87 mg/ml), trong khi đó mức của K+ đã giảm (nồng độ tương ứng 1452 và 1310 ppm). [4] 2.3. Công năng thanh can nhi ệt, ích tinh Ích mẫu có công năng thanh can nhiệt, ích tinh, dùng trong bệnh đau mắt đỏ, sưng hoặc mắt mờ, cao huyết áp,…Theo em, công năng này có thể được giải thích thông qua những tác dụng dược lý đã được y học hiện đại chứng minh như sau: a. Tác dụng bảo vệ gan 8 Hoạt chất Leonoside E, Leonoside F, Verbascoside, Cistanoside E được phân lập từ Leonurus japonicus có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại độc tính của D-galactosamine trên tế bào HL-7702 ở nồng độ 1105 M và ức chế lần lượt 30%, 30.9%, 24.4% and 31.7% so với Bicyclol 25.3%. [14] - Hoạt chất Leojaponin được phân lập từ Leonurus japonicus có tác dụng bảo vệ tế bào gan đáng kể chống lại độc tính glutamate gây ra, tăng khả năng di động tế bào khoảng 50%, ở các nồng độ khác nhau, từ 0.1 mm đến 10 mm. [23] b. Tác dụng đến nội tiết tố và hệ thống enzym chuyển hóa - Gao (2010) [7] nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết tổng alkaloids (19, 37.5 và 75 mg/kg) từ phần trên mặt đất của Ích mẫu ở chuột cống với mô hình tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH). Kết quả của họ cho thấy số mũ tuyến tiền liệt, các nội dung của T và DHT, và sau khi dùng dịch chiết, số mũ tuyến tiền liệt và các giá trị của T, DHT, và biểu hiện của bFGF, EGF, IGF-1 được giảm đi (p ≤ 0.05), nhưng biểu hiện của TGF-β1 và TGF-β1/bFGF mà có thể kiềm chế gia tăng được u xơ tuyến tiền liệt ở chuột nhóm chứng hoặc chuột cống. Trong khi đó, các mô tuyến tiền liệt và làm giảm các mô học dị thường của các mô hình tuyến tiền liệt tốt nhất là cải thiện bằng dịch chiết tổng alkaloids (p ≤ 0.05). Nghiên cứu này cho rằng dịch chiết tổng alkaloid từ Ích mẫu có hiệu quả trong các mô hình BPH của động vật và rằng các cơ chế tác dụng từ dịch chiết tổng alkaloid có thể được kết hợp với các yếu tố tăng trưởng hay với các kiểm soát về tỷ lệ nội tiết tố androgen và estrogen. - Dịch chiết ethanol 70% phần trên mặt đất của Leonurus heterophyllus ức chế hoạt động của cholinesterase rõ ràng (p ≤ 0.05) [11]. Kết quả từ một nghiên cứu khác chứng minh rằng dịch chiết methanol của phần trên mặt đất của Ích mẫu có thể ức chế độc tính glutamate gây ra trên tế bào vỏ não chuột cống, với khả năng bảo vệ tế bào 18.4%, 29.4% và 52.4% ở nồng độ tương ứng 0.1, 1 và 20 mM [23]. - Leoheteronin A và Leopersin G được chiết xuất phân lập từ Leonurus heterophyllus cho thấy tác dụng ức chế cholinesterase trong theo một liều lượng với giá trị IC50 tương ứng là 11.6 và 12.9 mm. Tacrine đã được sử dụng làm chất đối chứng với giá trị IC50 của 170.2 nm [11] - Hoạt chất phân lập từ Leonurus sibiricus: 15,16-Epoxy-8,17-dinor-9-oxo- 7,9seco-13(16),14- labdadien-7-oic acid cho tác dụng ức chế Estrogen sulfotransferase với hoạt tính mạnh nhất tại giá trị IC50 là 7.9 mm, được so sánh với tác dụng của chất đối chứng là acid meclofenamic (IC50 5.4 mm) [27] 2.4. Công năng giải độc Công năng của giải độc của Ích mẫu có thể liên quan tới các tác dụng đã được y học hiện đại chứng minh như sau: a. Tác dụng ức chế độc tính do glutamate gây ra - Dịch chiết methanol của phần trên mặt đất Leonurus japonicus có tác dụng ức chế độc tính glutamate gây ra trên tế bào tiền vỏ não trong chuột cống được nuôi cấy với khả năng di động 18.4%, 29.4% và 52.4% ở nồng độ lần lượt 0.1, 1 và 20 mm [23] b. Tác dụng chống ôxy hóa tế bào - 9 Trong mô hình in vitro: o Dịch chiết nước của phần trên mặt đất của Leonurus heterophyllus với liều 400 mg/kg/ngày, có tác dụng mạnh trên việc thu gom ONOO- và tác dụng ức chế lipid peroxy mạnh hơn axit ascorbic và Trolox (p ≤ 0.01). Trong khi đó, nó có tác dụng trên quá trình thu gom gốc tự do ABTS+, các giá trị trung bình tương ứng là TEAC 562% và 588% khi axit ascorbic và Trolox được lấy làm chất chuẩn. [29] o Dịch chiết flavon của phần trên mặt đất của Leonurus heterophyllus với liều 0.5%, 1%,1.5%, 2% và 2.5% thấy có tác dụng trên quá trình thu gom các gốc hydroxyl với liều phụ thuộc vào đường dùng (5-25% ức chế). [22] - Trong mô hình in vivo, sau khi dùng đường uống dịch chiết nước của phần trên mặt đất của Leonurus heterophyllus với liều 400 mg/kg/ngày trong 1 tuần trước và tiếp tục cho đến 3 tuần sau khi bị nhồi máu cơ tim, nhóm dùng thuốc có tỷ lệ sống sót cao hơn (55.4%) so với những con chuột trong nhóm chứng (40.5%). Tuy nhiên, tác dụng chống oxy hóa chỉ thể hiện trong điều kiện tác nhân oxy hóa được bảo vệ khỏi các hoạt động của superoxide dismutase và glutathione peroxidase, cũng như sự hình thành của MDA (p ≤ 0.05), đặc biệt là trong giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim cấp tính (p ≤ 0.01). [29] 3. Các tác dụng dược lý khác a. Tác dụng chống ung thư - Trong mô hình in vitro, dịch chiết ethanol của phần trên mặt đất của Leonurus japonicus Có tác dụng gây chết tế bào trong một liều phụ thuộc đường dùng và phụ thuộc thời gian ở cả tế bào ung thư vú lành tính và ác tính. IC50 tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào tại 24 h và 48 h tương ứng là 96.2, 89.1, và 67.7, 53.4 mg/ml cho MCF-7 và các tế bào MDA-MB231. Tại nồng độ thấp của dịch chiết ethanol gây ra ức chế chu kỳ tế bào ở pha G2/M. Trong khi đó, hình thái, nhuộm Hoechst 33342 và bằng chứng flowcytometry,…tất cả chỉ ra các tế bào chết không có tính chất tự hủy. [34] - Để kiểm tra tác dụng chống ung thư của Ích mẫu, [26] nghiên cứu ảnh hưởng của Leonurus sibiricus trên tiền ung thư và ung thư tăng trưởng tuyến vú ở nhiều lứa chuột GR/A. Cho ăn liên tục dịch chiết methanol của phần trên mặt đất pha loãng trong nước ở nồng độ 0.5%, cho thấy tác dụng tăng cường sự phát triển của cả hai khối u vú khi mang thai phụ thuộc (PDMT) và ung thư vú có nguồn gốc từ PDMT. Ngược lại, điều trị rõ rệt ức chế sự phát triển của ung thư tuyến vú có nguồn gốc từ các nốt sần phế nang tăng sản (HAN) gắn liền với giảm sự hình thành của HAN (p ≤ 0.05). Tỷ lệ ung thư cổ tử cung cũng bị ức chế ở chuột được dùng dịch chiết. Các chất bài tiết trong nước tiểu: allantoin, creatine và creatinine và glucose dung nạp tăng, đó có thể thể là một phần góp phần vào sự ức chế ung thư vú có nguồn gốc từ HAN. Cuộc nghiên cứu được đánh giá tác dụng ngăn ngừa ung thư có vai trò trong các tổn thương của tuyến vú và tử cung của GR/một con chuột cống, và các hiệu ứng trên các tổn thương của hấp phụ (MW1) và không được hấp thu (MW2) phân cách nhau bằng trao đổi ion nhựa. Tỷ lệ mắc các khối u vú sờ thấy đã kiểm soát và tăng trưởng bị chậm phát triển, bởi cả MW1 và MW2 (p ≤ 0.05). Cùng với nhau, những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng - 10 của tác dụng hiệp đồng giữa một số thành phần, phù hợp với công năng và chủ trị, chống chỉ định của Ích mẫu. [25] - Hoạt tính kháng ung thư của dịch chiết nước của phần trên mặt đất của Leonurus heterophyllus trên MCF-7 và MDA-MB; 453 tế bào ung thư vú ở người đã được chứng minh vào năm 2003 và 2008. [6], [24] b. Tác dụng kháng khuẩn - Ahmed et al. (2006) [1] đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết carbon tetrachloride, chloroform, acetone và methanol phần trên mặt đất của Leonurus sibiricus in vitro. Kết quả của họ đã chứng minh rằng dịch chiết tetraclorua carbon và chloroform có một phổ kháng khuẩn rộng. Ở nồng độ 500 mg/đĩa, vùng ức chế cho các dịch chiết CCl4 và chloroform chống lại Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermis, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli, Vibrio cholera, Shigella dysenteriae và Shigella boydii tương ứng là 20, 20, 30, 25, 13, 16, 17 và 19 mm cho các chiết xuất CCl4 và 14, 28, 20, 15, 17 và 19 mm cho chiết chloroform. Sử dụng thuốc Kanamycin chứng dương (30 mg/đĩa) đã chứng minh đường kính vô khuẩn cho cùng các loài nàytương ứng là 30, 32, 40, 39, 30, 34 và 38 mm. - Tác dụng kháng khuẩn của 2 hoạt chất phân lập từ Leonurus japonicus được nghiên cứu thu được kết quả: [39] o Hoạt chất Arteannuin B: Có hoạt tính kháng khuẩn nhạy cảm với Escherichia coli và Enterobacter aerogenes với các giá trị MIC lần lượt là 25 μg/ml and 50 μg/ml. o Hoạt chất Chamigrenal: Có hoạt tính kháng khuẩn nhạy cảm với 3 chủng Gram dương, bao gồm: Macrococcus caseolyticus, Staphylococcus auricularis và Staphylococcus aureus (giá trị MIC tương ứng: 25, 50, và 200 μg/ml). c. Tác dụng giảm đau chống viêm - Trong năm 2005, các hoạt động giảm đau và chống viêm của Leonurus sibiricus in vivo đã được nghiên cứu. Dịch chiết methanol của các bộ phận trên mặt đất (500 và 250 mg/kg, tiêm màng bụng) gây ra một tác dụng giảm đau đáng kể trong mô hình gây đau quặn bằng acetic acid ở chuột cống với một sự ức chế tương ứng là 69.68% và 44.15%; chứng dương dùng thuốc diclofenac sodium cho kết quả ức chế 74,67%. Ngoài ra, uống của dịch chiết (400 và 200 mg/kg) ở chuột cống cho thấy tác dụng kháng viêm đáng kể chống lại phản ứng gây phù nề chân bằng carrageenan (p ≤ 0.05) [12] - Shin et al. (2009) [30] nghiên cứu tác dụng chống viêm của Leonurus sibiricus thông qua sự tiết các cytokine gây viêm trên một dòng tế bào mast của con người (HMC-1) sau khi điều trị với phorbol 12-Myristate 13-acetate (PMA) cộng với canxi ionophore A23187 trước khi kích hoạt các tế bào HMC-1. Các dịch chiết nước của phần trên mặt đất của Leonurus sibiricus (1 mg/ml) ức chế PMA cộng với A23187, kích thích biểu hiện gen và sản xuất TNF-alpha, IL-6, IL-8. Sự hoạt hóa NF-kappa B PMA cộng với A23187 gây ra trong tế bào HMC-1 này cũng bị ức chế bởi dịch chiết. Những kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết này có thể hữu ích trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm. 11 - d. - e. - f. - - g. - Hoạt chất 15, 16-Epoxy-3α- hydroxylabda-8, 13(16), 14-trien-7-one chiết xuất phân lập từ Leonurus japonicus được [13], trong mô hình in vitro, chứng minh có tác dụng chống viêm, có thể ngăn chặn tác dụng của LPS trên các chất trung gian gây viêm, ví dụ, iNOS, COX-2, và bài tiết TNF-α, thông qua bất hoạt của kênh truyền tín hiệu NF-κB, MAPK, và tín hiệu Akt. Tác dụng phòng ngừa thai Theo [35], Ích mẫu có tác dụng ngừa thai. Chế phẩm khô thu được từ nước sắc Ích mẫu, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường uống với liều 50 mg/lần, dùng 4 – 5 lần (tổng liều 200-500 mg) có tác dụng chống làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nước sắc ích mẫu thí nghiệm trên chuột lang có chửa, bằng đường uống với liệu 15 – 17.5 g cho một con chuột, sau 2 – 4 ngày, các chuột dùng thuốc đều bị sẩy thai. Trên 3 thỏ uống nước có nước sắc ích mẫu với liều 6 – 7 g/kg sau 2 – 7 ngày toàn bộ thỏ dùng thuốc đều bị sẩy thai. Trên thỏ cái đã được giao phối với thỏ đực, cho uống nước sắc ích mẫu với liều hằng ngày 4 g/kg, dùng trong 7 ngày liên tiếp sau khi giao phối, kết quả các thỏ dùng thuốc đều không có chửa trong vòng 35 ngày, trong khi đó, nhóm chứng sinh đẻ bình thường. Tác dụng đối với hệ hô hấp Tác dụng đối với hệ hô hấp: Ích mẫu có tác dụng kích thích trực tiếp trung khu hô hấp. Trên mèo gây mê, leonurin tiêm tĩnh mạch thì tần số và biên độ hô hấp đều tăng, nhưng với liều lớn thì hô hấp lại bị ức chế và rối loạn. [35] Tác dụng trừ giun sán Dịch chiết methanol, dịch chiết dầu mỏ, dịch chiết dichloromethane và dịch chiết propanone của phần trên mặt đất của Leonurus heterophyllus. Được dùng với liều 100 mg/kg (in vitro) tiêu diệt Panonychus citri McGregor và Myzus persicae, thì: dịch chiết methanol (100%) có các tác dụng trừ giun sán tốt nhất, hơn dịch chiết dầu mỏ (60%), dịch chiết ichloromethane (55,7%) và dịch chiết propanone (0%), bằng cách ức chế hoạt động của kênh E và Ach E. Do đó, Ích mẫu có thể được sử dụng như là chất độc với giun sán nhờ tác dụng này.[40] Dịch chiết nước của phần trên mặt đất của Leonurus artemisia sau khi điều trị Oncomelania hupensis trong 1-2 ngày, các hoạt động của esterase isozyme đã cao hơn nhóm đối chứng, và đạt mức cao nhất là 3-4 ngày. Trong khi dùng trong 5 ngày, các hoạt động của esterase giảm đáng kể, và một số nhóm enzyme xuất hiện mới và một số nhóm enzyme ban đầu biến mất. Khi điều trị với stachydrine (0,60 và 0,8 g/l), mức độ glycogen tăng tương ứng từ 9,15% đến 58,72% và từ 11,68% lên 76,16%,. Những kết quả này chỉ ra rằng stachydrine có thể tiêu diệt Oncomelania hupensisps bằng cách tác động lên quá trình chuyển hóa năng lượng. [41] Tác dụng ức chế phì đại cơ tim Bởi vì hiệu quả sử dụng stachydrine trên phì đại của các tế bào cơ tim bẩm sinh ở chuột cống sơ sinh gây ra bởi norepinephrine đã được điều tra trong năm 2010 [42]. Kết quả cho thấy rằng với thời gian điều trị kéo dài bằng stachydrine (104, 105 và 106 M), diện tích bề mặt, tỷ lệ protein/ADN và ANP của tế bào cơ tim được tăng lên rõ rệt (p ≤ 0.01). Ngược lại, giá trị của BNP trong nước gạn từ nuôi cấy tế bào là giảm (p ≤ 0.05). Những kết quả này gợi ý rằng có thể stachydrine 12 ức chế phì đại tế bào cơ tim gây ra bởi norepinephrine bằng một cách phụ thuộc thời gian. Nghiên cứu cơ chế cho tác dụng này, tác dụng chống phì đại đã được kiểm tra bằng cách đánh giá mức độ ROS và NF-κB trong tế bào cơ tim phì đại gây ra bởi angiotensin II ở chuột cống. Sau khi điều trị với stachydrine, số lượng các tế bào cơ tim ROS dương đã giảm xuống và mức độ p-IκB (ser 32) protein trong tế bào chất và NF-κB (p65) protein trong hạt nhân bị ức chế. Stachydrine cho thấy tác dụng chống phì đại rõ rệt bằng cách ức chế các đường dẫn tín hiệu NF-κB (p ≤ 0.05) [8]. - [31] nghiên cứu tác dụng ức chế của stachydrine từ Leonurus heterophyllus về sự biểu hiện của một gen ở bào thai trong tế bào tim phì đại gây ra bởi norepinephrine. Trong kiểm tra này, tế bào cơ tim của tâm thất tim được phân lập từ chuột cống (1-2 ngày tuổi) sử dụng loại enzyme collagenase II. Các tế bào cơ tim này được điều trị bằng norepinephrine (1 mmol/l) trong 72 h trong sự hiện diện hay vắng mặt của carvedilol (mẫu chứng dương, 1 mmol/l), hoặc stachydrine (10 mmol/l). Kết quả cho thấy rằng stachydrine làm giảm cơ tim phì đại bằng việc ức chế các thay đổi gây ra bởi norepinephrine, và giảm đáng kể diện tích tế bào, hàm lượng protein tỷ lệ, protein/DNA, biểu hiện β-MHC và tỷ lệ β/α-MHC trong tế bào cơ tim nuôi cấy (p ≤ 0.05). h. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tyb II - Schmidt et al. (2013) [32] nghiên cứu ảnh hưởng của điều trị triệu chứng tiêu biểu của bệnh đái tháo đường type 2 với một phần dịch chiết phần mặt đất của Leonurus sibiricus. Kết quả cho thấy rằng insulin từ các tế bào INS-1E vào môi trường nuôi cấy sau 24 h đã được tăng lên đáng kể trong việc sử dụng 500 mg/l hoặc là một dung dịch nước hoặc methanol (p ≤ 0.05). Tác dụng của dịch chiết nước dẫn đến sự khử cực của điện thế màng tế bào song song bởi sự gia tăng ban đầu và suy giảm sau đó và bất biến của tần số hành động ẩn, ức chế kênh KATP, sự khử cực liên tục và tác dụng tăng nồng độ canxi nội bào. Các kết quả có thể đối chứng với những người sử dụng liều 100 mM tolbutamide. Hơn nữa, tất cả các chất chiết xuất từ Leonurus sibiricus kích thích INS-1E tăng sinh tế bào. Như vậy, các tác giả cho rằng các dịch chiết Leonurus sibiricus có thể tăng cường bài tiết insulin và/hoặc tăng sinh tế bào nuôi dưỡng và có thể giải thích bổ sung cho các nguyên tắc điều trị cơ bản trong việc sử dụng thực nghiệm của những hợp chất chứa trong Leonurus sibiricus cho bệnh đái tháo đường và các rối loạn liên quan. 4. Độc tính Theo tri thức sử dụng thuốc trong dân gian và các y văn cổ, Ích mẫu là vô hại. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng nó có một số độc tính và tác dụng phụ. Sun et al. (2005b) [29] đã nghiên cứu độc tính thận ở chuột cống dùng ích mẫu. Sau khi cho uống các loại thuốc có chứa ích mẫu (90 và 30 g/kg) cho chuột cống trong 90 ngày, nồng độ trong nước tiểu của các nhân tố thường xuyên và albumin niệu đã thay đổi đáng kể; mức ALT huyết, AST, Cr và BUN đã tăng nồng độ cao (p ≤ 0.05). Ngoài ra, việc phân tích mô bệnh học đã cho thấy rằng 50% lô chuột cống có fibroplasia trong mô kẽ của tủy thận, và 40% lô chuột cống đã có một ổ viêm có ý nghĩa thống kê 13 ở tế bào biểu mô của ống thận. Những kết quả này chỉ ra rằng Ích mẫu có thể gây ra một mức độ tổn thương thận ở chuột cống. Sau đó, sử dụng dài hạn dịch chiết ethanol của Ích mẫu theo đường tiêm ở chuột cống, Huang và Sun (2010) [10] đã nghiên cứu cơ chế tác dụng tại thận. Trong nghiên cứu của họ, sau khi cho chuột cống uống dịch chiết (120, 60 và 30 g/kg) trong 45 ngày, mô bệnh học của mô nephridial và nội dung của MDA, tổng SH, GSH và các tác dụng của SOD và GSH-Px trong huyết thanh đã được nghiên cứu. Trong việc kiểm tra mô bệnh học, dịch chiết cồn gây ra một mức độ thay đổi của tổn thương ống thận dưới hình thức phụ thuộc vào liều. So với nhóm đối chứng, tổng nồng độ-SH (nhóm đối chứng, 3.39 mmol/l; nhóm dùng thuốc, 5.83, 4.93 và 4.25 mmol/l) và MDA (nhóm đối chứng 0.39 nmol/ml; ; nhóm dùng thuốc, 0.53, 0.49 và 0,46 nmol/ml) trong huyết thanh được tăng lên, và hoạt tính của GSH (nhóm đối chứng, 417,14 mg/l; ; nhóm dùng thuốc, 247,08, 313,19 và 352,71 mg/l), SOD (nhóm đối chứng, 526,00 U/ml; ; nhóm dùng thuốc, 376,30, 417,20 và 436,70 U/ml) và GSH-Px (nhóm đối chứng, 57,40 U/ml; ; nhóm dùng thuốc, 40,67, 47,09 và 50.05 U/ml) đã giảm trong huyết thanh (p ≤ 0.05). Các tác giả nghĩ rằng một số các thay đổi bệnh lý được ghi nhận sau khi sử dụng Ích mẫu có thể được gây ra bởi khả năng ôxy hoá. Để điều tra độc tính của Ích mẫu, Luo et al. (2008, 2010) [20], [21] đã nghiên cứu những độc tính của dịch chiết tổng alkaloids và dịch chiết dầu ether. Sau khi dùng đường tiêm dịch chiết phân đoạn alkaloid trên chuột cống ở liều 0.615 hay 1.23 g/kg/ngày trong 15 ngày, tác dụng độc cấp tính trên gan và thận được nghiên cứu. Kết quả cho thấy ở liều cao, dịch chiết alkaloid thay đổi tác dụng đáng kể của AST (p ≤ 0.05) nhưng không có sự khác biệt đáng kể trong chỉ số khác của chức năng gan và thận giữa các lần tiêm. Như vậy, uống dịch chiết alkaloid không có độc tính với gan hoặc thận ở chuột cống, trong khi một liều cao kết hợp với tác dụng độc hại trên các chức năng của gan. Sau khi dùng dịch chiết dầu ether chuột cống bằng đường tiêm với liều 60 g/kg/ngày trong 15 ngày, độc tính bán trường diễn trên gan và thận đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng so với nhóm đối chứng, sử dụng dịch chiết tăng đáng kể ALT huyết thanh (nhóm đối chứng, 7.78 U/l; điều trị, 31.13 U/l), AST (nhóm đối chứng, 9.37 U/l; 85.48 U/l), BUN (nhóm đối chứng, 4.49 mmol/l; nhóm dùng thuốc, 9.29 mmol/l) và Cr (nhóm đối chứng, 91.67 mmol/l; nhóm dùng thuốc, 200.63 mmol/l) cũng như các protein niệu (nhóm đối chứng, 50.53 mg/l; nhóm dùng thuốc, 66.49 mg/l) và đường tiểu NAG (nhóm đối chứng, 16.83 U/l; nhóm dùng thuốc, 32.56 U/l). Ngoài ra, tổn thương bệnh lý đến gan và thận, chẳng hạn như phồng rộp tế bào và viêm thâm nhiễm, đã được quan sát. Sau khi khỏi bệnh, mức độ protein niệu vẫn tăng, nhưng mức độ các thông số chức năng khác của gan và thận giảm (p ≤ 0.05). Hơn nữa, các tổn thương bệnh lý đã được cải thiện. Như vậy, độc tính của dịch chiết ether là cao hơn so với các dịch chiết nước, và độc tính của dịch chiết dầu ether trên protein niệu là không thể đảo ngược trong thời gian thử nghiệm ngắn. Tuy nhiên, những tác dụng có hại khác có thể hồi phục được. Như vậy, các tác giả cho rằng các thành phần mang độc tính chủ yếu trong dịch chiết dầu ether. Bằng cách so sánh độc tính cấp của dịch chiết cồn 95% từ các loại Ích mẫu tươi, khô và xào với rượu vang, Huang et al. (2010) [10] đã nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến và tối ưu hóa các sản phẩm chế biến từ ích mẫu. Các độc tính cấp của các sản phẩm đã chế biến khác nhau từ cao nhất đến thấp nhất là tươi, khô và xào 14 với rượu vang, và LD50 của chiết xuất tươi và khô tương ứng là 83,089 và 102,93 g/kg. Những kết quả cho thấy độc tính của Ích mẫu có thể là giảm sau khi chế biến, và khả năng giảm độc tính phụ thuộc vào phương pháp chế biến. 5. Một số cách dùng vị thuốc Ích mẫu trong cuộc sống thường ngày Theo dân gian, có thể dùng Ích mẫu với những cách: - Bài thuốc có chứa ích mẫu: o Chữa kinh nguyệt không đều: Cao hương ngải gồm ích mẫu 800g, ngải cứu 200g, phương phụ 250g. Nấu với nước vài lần. Cô đặc còn 1000ml.Thêm đường. Uống mỗi lần 2 – 3 thìa canh, ngày 2 lần trước bữa ăn. Ích mẫu, bạc thau, cỏ roi ngựa với lượng bằng nhau, sắc uống làm 2 – 3 lần trong ngày. o Thuốc bổ huyết điều kinh: Ích mẫu 80g, nghệ đen (nga truật) 60g, ngải cứu 40g, hương phụ 40g, hương nhu 30g. Tất cả sao vàng tán bột mịn, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên. o Chữa mắt đỏ, sưng đau: Sung uý tử, cúc hoa, quyết minh tử, thanh tương tử, sinh địa, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.  Canh ích mẫu: Dùng lá non nấu canh, nấu cháo kích thích tiêu hóa và chữa bệnh đường ruột, hạ cao huyết áp.  Ích mẫu với trứng gà: Ích mẫu 30-60g, huyền hồ 20g, trứng gà 2 quả. Cho 2 vị thuốc vào túi vải thưa nấu chung với trứng gà. Khi trứng chín, bóc bỏ vỏ, xong cho trứng vào thuốc nấu một lúc nữa, sau đó ăn trứng, uống nước thuốc, bỏ bã. Dùng trước kỳ kinh nguyệt 1 lần trong 7 ngày để chữa rối loạn kinh nguyệt, thống kinh do huyết ứ (có kinh đau bụng).  Ích mẫu, trứng gà, đường đỏ: Cách dùng như trên, dùng cho chứng ít kinh do huyết ứ.  Ích mẫu, hương phụ, trứng gà: Ích mẫu 50-60g, hương phụ 15g, trứng gà 2 quả. Cách dùng như 2 bài trên, chữa kinh nguyệt kéo dài, đóng cục.  Gà tiềm, Ích mẫu: Gà mái 1 con, ích mẫu 2 lạng hầm ăn cái, uống nước, chữa kinh nguyệt không đều, bồi dưỡng sau sinh và phòng chứng ứ huyết.  Ích mẫu, mộc nhĩ thang: Ích mẫu 50g, hoắc mộc nhĩ 10g, đường 50g, nấu nước uống hàng ngày trong 1 tuần. Dùng chữa ác lộ bất tuyệt (kinh ra dầm dề không dứt).  Trà ích mẫu: Lá trà 3g, ích mẫu 6g, đường đỏ 15g. Hãm nước sôi 15 phút, uống thay trà, chữa đau bụng kinh do huyết ứ, viêm khoang chậu mãn tính.  Trà ích mẫu: Nhúng lá ích mẫu vào nước sôi rồi phơi khô. 15 KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 1. Nhận định Qua những tài liệu đã tổng hợp, tác dụng dược lý của vị thuốc Ích mẫu đã được nghiên cứu khá đây đủ, từ thành phần hóa học, các tác dụng dược lý của từng hoạt chất và các phân đoạn chiết xuất khác nhau từ dược liệu này. Trong đó, đáng chú ý có:  Về mối liên quan giữa công năng chủ trị theo y học cổ truyền và tác dụng dược lý theo y học hiện đại: - Các công năng của vị thuốc theo y học cổ truyền đều có thể giải thích theo các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại. Trong đó công năng được nghiên cứu chi tiết hơn là công năng hành huyết thông kinh, đây cũng là công năng chính của vị thuốc Ích mẫu.  Nhờ có dược lý dược học cổ truyền, chúng ta có thể hiểu sâu và kỹ hơn về tác dụng cũng như cơ chế tác dụng của vị thuốc Ích mẫu. Làm sáng tỏ tri thức y học cổ truyền vốn chưa từng được nghiên cứu mà nhân loại đã đúc kết chỉ bằng kinh nghiệm từ hàng ngàn năm nay. Đây là một điều rất ý nghĩa và cần được nghiên cứu thêm. - Có rất nhiều tác dụng khác từ vị thuốc Ích mẫu được chứng minh trong mô hình in vitro, in vivo mà trong công năng, chủ trị theo y học cổ truyền chưa có  mở rộng hơn các chỉ định của vị thuốc Ích mẫu để chữa các bệnh mới.  Những tác dụng mới này đều là những tác dụng dược lý tốt và có ý nghĩa trong việc điều trị các bệnh mạn tính hiện nay như ung thư, phòng chống phì đại tâm thất, đái tháo đường tyb II,…  Về đối tượng nghiên cứu: - Về các loài Ích mẫu đã được nghiên cứu: Trong các tài liệu mà em tổng hợp được, thì tác dụng dược lý được nghiên cứu trên rất nhiều loài Ích mẫu khác nhau:  Leonurus japonicus Houtt.  Leonurus heterophyllus Sweet.  Leonurus artemisia (Lour.) S.Y. Hu.  Leonurus sibiricus Auct. pl. Tuy nhiên, tất cả các chế phẩm của những loài Ích mẫu này đều được gọi chung tên Herba Leonuri japonici và dùng với công năng – chủ trị như nhau trong y học cổ truyền dân tộc. Tra cứu trên [38], có tới 12 loài Ích mẫu khác nhau. Trong khi đó ở Việt Nam, theo [9] chỉ có 2 loài Leonurus sibiricus L.. và Leonurus artemisia (Lour.) Hu.  Như vậy, giữa các nghiên cứu chưa thể đồng nhất kết quả. Và những tác dụng dược lý đã được tổng hợp là rời rạc và không phải chỉ của 01 loài Ích mẫu duy nhất (ví dụ như tác dụng diệt giun sán mới chỉ nghiên cứu trên Leonurus heterophyllus và Leonurus artemisia chứ không phải trên tất cả 4 loài).  Do đó, có 2 vấn đề đặt ra: o Một là, cần thống nhất dược liệu được dùng để chế biến thành vị thuốc Ích mẫu.  Bằng chứng về thực vật học và sinh thái học, bằng chứng về định tính, định lượng và tác dụng sinh học,… 16 - o Hai là, khi nghiên cứu về vị thuốc Ích mẫu, cần phải hết sức chú ý về loại dược liệu mà ta sử dụng để bào chế ra nó. Tránh nhầm lẫn. Đặc biệt khi tìm tài liệu và tổng quan, không thể lấy tác dụng sinh học đã được chứng minh của loại Ích mẫu này cho loại Ích mẫu khác làm một. Có đến hơn 130 chất đã được chiết xuất phân lập và xác định trong Ích mẫu. Trong đó nhiều nhất là các flavonoid. Nhưng lại chỉ có 2 alkaloid nghiên cứu kỹ là alkaloid leonurine và stachydrine. Đây đồng thời cũng là 2 alkaloid chính có hàm lượng cao nhất trong Leonurus japonicus. Hàm lượng leonurine cao nhất ở giai đoạn đầu khi cây ra quả và thấp nhất ở giai đoạn ra hoa, ngược lại, stachydrine cao nhất trước giai đoạn nở hoa và thấp nhất ở giai đoạn đầu ra hoa. Một vài hoạt chất khác cũng được nghiên cứu về 1 vài tác dụng dược lý, nhưng không đầy đủ. Do đó, còn rất nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn nếu đi sâu nghiên cứu thêm những thành phần hóa học khác trong vị thuốc Ích mẫu như về chiết xuất phân lập, tạo chất đối chứng, hoặc tác dụng dược lý,…  Đặc biệt là các labdane diterpenoids và flavonoid (dịch chiết nước) chính là các thành phần chính có tác dụng trong Ích mẫu, nhưng lại không được nghiên cứu nhiều. Theo em, nên tập trung vào các chất này hơn để nghiên cứu, khám phá và tìm ra hướng phát triển đa dạng hơn cho vị thuốc Ích mẫu.  Về độc tính - Ích mẫu được gọi là một loại thuốc tốt cho phụ nữ. Trong một thời gian khá dài, nó được cho là vô hại. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu độc tính hiện đại đã chứng minh rằng Ích mẫu có độc tính trên thận và hơi gây độc cho gan nếu điều trị dài ngày.  Do đó, từ lâu Ích mẫu chống chỉ định để điều trị các bệnh của phụ nữ đang mang thai bởi khả năng kích thích tử cung, gây sảy thai. Ngoài ra, phụ nữ có thể phản ứng khác nhau trong các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt của họ, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường một cách dễ dàng hoặc tác nhân kích thích.  Vì vậy, nghiên cứu về độc tính toàn diện và cần được tiến hành một cách có hệ thống và phát triển hơn nữa. 2. Ý tưởng thiết kế nghiên cứu Em lựa chọn mô hình nghiên cứu thử tác dụng gây độc tế bào ung thư. Lý do bởi đây là một tác dụng có tính ứng dụng và giá trị thực tiễn rất cao, đặc biệt Ích mẫu có xu hướng tác dụng trên cơ trơn tử cung, nên đây có thể sẽ là một vector cho điều trị bệnh ung thư tử cung, ung thư buồng trứng – bệnh vốn đang ngày một gia tăng.  17 Một lý do nữa là vì theo các tài liệu mà em tổng hợp trong bài tiểu luận này, tác dụng chống ung thư mới được tiến hành trên 3 loài: Leonurus japonicus, Leonurus sibiricus, Leonurus heterophyllus, chưa hề có thử nghiệm đối với loài Leonurus artemisia. Trong khi Leonurus artemisia lại là một trong 2 loài Ích mẫu có ở Việt Nam.  Nguyên liệu cho nghiên cứu của em là loài Ích mẫu Leonurus artemisia. Nguyên tắc và cách tiến hành nghiên cứu: Nguyên tắc: Thử tác dụng gây độc tế bào được tiến hành theo phương pháp được sử dụng bởi nhóm nghiên cứu của Likhitwitayawuid và cộng sự [42], [53], là phương pháp đang được tiến hành tại Viện nghiên cứu ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) trên một số dòng tế bào ung thư được cung cấp bởi Viện nghiên cứu ung thư Quốc gia Mỹ (NCI). Cách tiến hành: Tế bào ung thư được nuôi cấy trong điều kiện tiêu chuẩn và được thử nghiệm với các mẫu đã được chuẩn bị sẵn ở các nồng độ khác nhau trên phiến vi lượng 96 giếng. Phiến thử nghiệm bao gồm tế bào ung thư, môi trường nuôi cấy và chất thử, được ủ trong 3 ngày ở 37oC để cho tế bào tiếp tục phát triển. Sau đó tế bào được lấy ra cố định, rửa, nhuộm và hòa trong dung dịch chuẩn, kết quả được đọc trên máy Elisa ở các bước sóng 515-540nm. Giá trị IC50 được tính trên chương trình Table curve với giá trị logarit dựa trên dãy các thang nồng độ khác nhau của chất thử và giá trị mật độ quang học đo được. Các chất có giá trị IC50  5g/ml đối với các chất tinh khiết được coi là có hoạt tính. Xử lý số liệu với tác dụng gây độc tế bào: Các số liệu thực nghiệm được xử lý thống kê theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng công cụ Data analysis của Microsoft Excel cụ thể như sau: Giá trị CS: là khả năng sống sót của tế bào ở nồng độ nào đó của chất thử tính theo % so với đối chứng. Dựa trên kết quả đo được của chúng OD (ngày 0), DMSO 10% và so sánh với giá trị OD khi trộn mẫu để tìm giá trị CS (%) theo công thức: OD (mẫu ) − OD (ngày 0) CS (%) = x100 OD (DMSO) − OD (ngày 0) Giá trị CS% sau khi tính theo công thức trên, được đưa vào tính Exel để tìm ra % trung bình ± độ lệch tiêu chuẩn cho phép thử được lặp lại 3 lần theo công thức của Ducan như sau: Độ lệch tiêu chuẩn σ: 𝜎 =√ Σ(𝑋𝑖 − 𝑋̅)2 𝑛− 1 Các mẫu có biểu hiện hoạt tính (CS < 50%) sẽ được chọn ra thử nghiệm tiếp để tìm giá trị IC50. Giá trị IC50: dùng giá trị CS của 10 thang nồng độ, dựa vào chương trình Table curve theo thang giá trị logarit của đường cong phát triển tế bào và nồng độ chất thử để tính giá trị IC50. Công thức: 1/Y = a + b.lnX (Trong đó: Y: nồng độ chất thử; X: giá trị CS (%)) Đánh giá, so sánh giữa các lô thí nghiệm bằng phương pháp thống kê sử dụng chuẩn T-student. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed, F., Islam, M.A., Rahman, M.M., 2006. Antibacterial activity of Leonurus sibiricus aerial parts. Fitoterapia 77, 316–317. 2. Bộ Y tế, Hội đồng Dược điển Việt Nam (2010), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, chuyên luận “Ích Mẫu”. 3. Bộ Y tế, Vụ Khoa học và Đào tạo (2006), “Dược học cổ truyền”, Mã số: Đ.20.Z.01, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 235-236. 4. Chao, Z., Ma, L.L., Zhou, X.J., 2006. The diuretic effect of alkaloids from Yimu Cao (Herba Leonuri) on rat. Lishizhen Med. Mater. Med. Res. 16, 11–12 (in Chinese). 5. Cheng, Y.F., Wang, X.S., Chen, Z.W., 2010. The effects of the combination of leonurine and stachydrine against acute myocardial ischemicin mice. Acta Univ. Med. Anhui 45, 59 (in Chinese). 6. Chinwala, M.G., Gao, M., Dai, J., Shao, J., 2003. In vitro anticancer activities of Leonurus heterophyllus sweet (Chinese motherwort herb). J. Altern. Complement. Med. 9, 511–518. 7. Gao, J.L., 2010. Study on the Effect of Total Alkaloids From Leonurus japonicus in Benign Prostatic Hyperplasis (BPH) Mice and Rats Models (Master thesis). Henan College of TCM (in Chinese). 8. Guo, W., Zhang, C., Liao, Y.L., Lv, R., Wei, H.C., 2012. Effect of Leonurus stachydrine on myocardial cell hypertrophy. J. Chin. Med. Mater. 35, 940 (in Chinese). 9. Phạm Hoàng Hộ (1999), “Cây cỏ Việt Nam quyển II ”, Nhà xuất bản Tuổi Trẻ, trang 871, số thứ tự: 7510, 7511. 10. Huang, W., Sun, R., Zhang, Z.P., 2010. Experimental study on rat0 s acute toxicity of Herba leonuri and its processed products. Chin. J. Pharmacovigil. 7, 65 (in Chinese). 11. Hung, T.M., Luan, T.C., Vinh, B.T., Cuong, T.D., Min, B.S., 2011. Labdane-type diterpenoids from Leonurus heterophyllus and their cholinesterase inhibitory activity. Phytother. Res. 25, 611–614. 12. Islam, M.A., Ahmed, F., Das, A.K., Bachar, S.C., 2005. Analgesic and antiinflammatory activity of Leonurus sibiricus. Fitoterapia 76, 359 13. Khan, S., Shehzad, O., Jin, H.G., Woo, E.R., Kang, S.S., Baek, S.W., Kim, J., Kim, Y.S., 2012. Anti-inflammatory mechanism of 15, 16-Epoxy-3α-hydroxylabda-8, 13(16), 14-trien-7-one via inhibition of LPS-induced multicellular signaling pathways. J. Nat. Prod. 75, 67–71. 14. Li, Y.X., Chen, Z., Feng, Z.M., Yang, Y.N., Jiang, J.S., Zhang, P.C., 2012. Hepatoprotective glycosides from Leonurus japonicas Houtt. Carbohydr. Res. 348, 42–46. 15. Li, X., 2009. Effects and Mechanism of Leonurine on Incomplete-abortion Induced by Medicine in Early Pregnancy Rats (Master thesis). Anhui Medical University (tiếng Trung Quốc) 16. Liang, H., Liu, P., Wang, Y.S., Song, S.L., Ji, A.G., 2011. Protective effects of alkaloid extract from Leonurus heterophyllus on cerebral ischemia reperfusion injury by middle cerebral ischemic injury (MCAO) in rats. Phytomedicine 18, 811–818 17. [42] Likhitwitayawuid Kititisak, Angerhofer C. K., Cordell G. A., Pezzuto J. M. (1993), "Cytotoxic and antimalarial bisbenzylisoquinoline alkaloids from Stephania erecta", J. Nat. Prod., 56 (1), trang 30-38. 18. Liu, X.H., 2009. The Synthesis and Cardio-protective Effect and Mechanism of Leonurine (Doctoral thesis). Fudan University (tiếng Trung Quốc) 19. Liu, H.C., 2011. The Neuroprotective Effect of Leonurine and the Underlying Mechanism in Experimental Ischemic Stroke (Master thesis). Hebei Medical University (in Chinese). 20. Luo, Y., Feng, X.D., Liu, H.Y., Zhou, B.H., 2010. Subacute toxic effect of total alkaloids extracted from Herba Leonuri on liver and kidney in mice. Chin. Hosp. Pharm. J. 30, 7 (in Chinese). 21. Luo, Y., Liu, H.Y., Ma, Y.W., Zhou, B.H., 2008. Toxicity of petroleum ether extract from Herba Leonuri after oral administration in rats. Chin. Pharm. J. 43, 499 (in Chinese). 22. Luo, J.H., Huang, S.Y., 2006. Extracting total flavones from Leonurus and the effect of its extract on scavenging of hydroxyl radicals. J. Youjiang Med. Sch. 5, 710–713 (in Chinese). 23. Moon, H.I., 2010. Three diterpenes from Leonurus japonicas Houtt protect primary cultured rat cortical cells from glutamate-induced toxicity. Phytother. Res. 24, 1256– 1259. 24. Mazzio, E.A., Soliman, K.F., 2009. In vitro screening for the tumoricidal properties of international medicinal herbs. Phytother. Res. 23, 385–398. 25. Nagasawa, H., Inatomi, H., Suzuki, M., Mori, T., 1992. Further study on the effects of motherwort (Leonurus sibiricus L.) on preneoplastic and neoplastic mammary gland growth in multiparous GR/A mice. Anticancer Res. 12, 141. 26. Nagasawa, H., Onoyama, T., Suzuki, M., Hibino, A., Segawa, T., Inatomi, H., 1990. Effects of motherwort (Leonurus sibiricus L.) on preneoplastic and neoplastic mammary gland growth in multiparous GR/A mice. Anticancer Res. 10, 1019. 27. Narukawa, Y., Niimura, A., Noguchi, H., Tamura, H., Kiuchi, F., 2014. Newditerpenoids with estrogen sulfotransferase inhibitory activity from Leonurus sibiricus L. J. Nat. Med. 68, 125–131. 28. Qin, M.R., Wang, P., Wang, X.W., Li, J.P., 2013. The effects of leonurine hydrochloride and stachydrine hydrochloride on rat uterine contraction in vitro, Pharm. Today 23, trang 410. (tiếng Trung Quốc) 29. Sun, J., Huang, S.H., Zhu, Y.C., Whiteman, M., Wang, M.J., Tan, B.K.H., Zhu, Y.Z., 2005a. Anti-oxidative stress effects of Herba leonuri on ischemic rat hear. Life Sci. 76, 3043–3056. 30. Shin, H.Y., Kim, S.H., Kang, S.M., Chang, I.J., Kim, S.Y., Jeon, H., Leem, K.H., Park, W.H., Lim, J.P., Shin, T.Y., 2009. Anti-inflammatory activity of motherwort (Leonurus sibiricus L.). Immunopharmacol. Immunotoxicol. 31, 209 31. Shan, X.L., Zhang, C., Liao, Y.L., Wei, H.C., Lu, R., 2013. Inhibitory effects of stachydrine of Leonurus on cardiaomyocyte hypertrophy induced by norepinephrine. Shanghai J. TCM 47, 70 (in Chinese). 32. Schmidt, S., Jakab, M., Jav, S., Streif, D., Pitschmann, A., Zehl, M., Purevsuren, S., Glasl, S., Ritter, M., 2013. Extract from Leonurus sibiricus L. increase insulin secretion and proliferation of rat INS-1E insulinoma cells. J. Ethnopharmacol. 150, 85 33. Sun, R., Wu, X.D., Liu, J.W., Sun, L., Lv, L.L., 2005b. Experimental study of the rat renal toxicity of Tripterygium wilfordii, Caulis aristolochiae and Leonurus. Pharmacol. Clin. Chin. Mater. Med. 21, 26 (in Chinese). 34. Tao, J., Zhang, P., Liu, G.Y., Yan, H., Bu, X.X., Ma, Z.J., Wang, N., Wang, G.M., Jia, W., 2009. Cytotoxicity of Chinese motherwort (YiMuCao) aqueous ethanol extract is non-apoptotic and estrogen receptor independent on human breast cancer cells. J. Ethnopharmacol. 122, 234–239 35. Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật, trang 1039 – 1044. 36. Weici Tang, Gerhard Eisenbrand (auth.) (1992), “Chinese Drugs of Plant Origin: Chemistry, Pharmacology, and Use in Traditional and Modern Medicine”, trang 607608. 37. [53] Wirasathien Latila, Boonarkart Chompunuch, Pengsuparp Thitime, and Suttisri Rutt (2006), "Biological activities of alcaloid from Pseudovaria setosa", Pharmaceutical Biology, vol. 44, No .4, trang 274-278 38. www.theplantlist.org, 39. Xiaofei Shang, Hu Pan, Xuezhi Wang, Hua He, Maoxing Li (2014), “Leonurus japonicus Houtt.: Ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine”, Journal of Ethnopharmacology 152, trang 14–32. 40. Xu, X.Z., Deng, X.Q., Xu, T.W., Wang, R., 1994. Studies on mode of action and effectiveness of extracts of Leonurus heterophyllus Sweet against insects and mites. Acta Agric. Jiangxi 6, 128. 41. Zhang, J.L., Liu, W.H., Wang, W.X., Yang, Y., Ni, H., Hu, X.Y., Zhang, Y., Hou, J.H., Shu, L. H., 2007. A study on the mechanism of Leonurus artemisia to Oncomelania hupensis. J. Hubei Univ. (Nat. Sci.) 29, 93 (in Chinese). 42. Zhao, P., Lv, R., Wei, H.C., 2010. The effect of stachydrine intervention on hypertrophy of myocardial cells in neonate rats induced by norepinephrine. Pharmacol. Clin. Chin. Mater. Med. 26, 16 (in Chinese).. 43. Zheng, H.X., 2004. Laboratory Investigation of the Protective Roles of Leonurus heterophyllus and Angelica sinensis in Renal or Myocardial Ischemia-reperfusion Injury and the Mechanism (Master thesis). Shantou University (in Chinese) PHỤ LỤC 1 Các hợp chất phân lập từ ích mẫu: Alkaloid (4 alkaloid chính) 1. Leonuridine 2. Leonurine 3. Leonurinine 4. Stachydrine Diterpenoid 5. Ballatenol 6. Leosibirin 7. Isoleosibirin 8. Leosibiricin 9. Galeopsin 10. Hispanolone 11. Leoheterin 12. Prehispanolone 13. Preleoheterin 14. Leopersin G 15. 15,16-Epoxy-3α-hydroxyllabda8,13(16),14-trien-7-one 16. Leojaponin 17. 13-Epi-preleoheterin 18. Iso-preleoheterin 19. 15,16-Epoxy-3α,6β,9α-trihydroxylabda13(16),14-dien-7-one 20. Heteronone A 21. Sibiricinone A 22. Sibiricinone B 23. Sibiricinone C 24. Sibiricinone D 25. Sibiricinone E 26. 15-Epi-sibircinone D 27. 15-Epi-sibircinone E 28. Leosibrinone A 29. Leosibirinone B 30. Preleosibirone A 31. 13-Epi-preleosibirone A 32. Isopreleosibirone A Leonurus heterophyllus Leonurus artemisia Leonurus sibiricus Leonurus artemisi Leonurus heterophyllus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus japonicus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus 33. 15-Epi-leosibirone B 34. 3α-Acetoxyleoheteronone A 35. 3α-Acetoxyleoheteronone C 36. 3α-Acetoxyleoheteronone E 37. 3α-Acetoxy-15-epileoheteronone E 38. 7β-Hydroxy-3α-acetyl-9α,13;15,16bicyclicepoxy-15α-ethoxylabdane-6-ketone 39. 7β-Hydroxy-3α-acetyl-9α,13;15,16diepoxy-15α-methoxylabdane-6-ketone 40. 6β,13-Dihydroxy-15,16-epoxy-15α-ethoxy8,9-enelabdane-6-ketone 41. 3α,7β-Hydroxy-9α,13;15,16-bicyclicepoxy15α-ethoxylabdane-6-ketone 42. 3α,7β-Hydroxy-9α,13;15,16-bicyclicepoxy15β-ethoxylabdane-6-ketone 43. 6β,9α-Dihydroxy-3β-acetyl-15,16cyclicepoxy-14,15;13,16-dienelabdane-7ketone 44. 9α, 13R;15,16-Diepoxy-labdane-14-en-7one 45. 3α-Acetoxy-15-O-methylleopersin C 46. Leoheteronin F 47. Leoheteronin A 48. Leoheteronin D 49. [+]-Hispanone 50. [+]-6β-Hydroxy-15,16-epoxylabda8,13(16),14-trien-7-one 51. [-]-6,9:15,16-Diepoxy-9α-hydroxy-8,9seco-13(16),14-labdaiene-7-one 52. [-]-8ξ-Acetoxy-15,16-epoxy-8,9-seco13(16),14-labdadiene-7,9-dione 53. 6β,9α-Dihydroxy-15,16-epoxy-13(16),14labdadien-7-one 54. 15,16-Epoxy-8,17-dinor-9-oxo-7,9-seco13(16),14-labdadien-7-oic acid 55. 6,9:15,16-Diepoxy-6-hydroxy-6,7-seco13(16),14-labdadien-7-oic acid 56. 6β,15ξ-Dihydroxy-7-oxo-8,13-labdadien15,16-olide 57. LS-1a 58. LS-2a 59. Leonotinin 60. Leonotin Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus 61. Dubiin 62. Nepetaefuran Flavonoid 63. Rutin Leonurus sibiricus Leonurus sibiricus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus 64. Wogonin Leonurus japonicus 65. 5,7,30,40,50-Pentamethoxy-flavone Leonurus japonicus 66. Apigenin-7-O-β-D-glucopyranoside Leonurus japonicus 67. Tiliroside Leonurus japonicus 68. Quercetin Leonurus japonicus 69. Isoquercetin(Quercetin-3-O-D-glucoside) Leonurus japonicus 70. Quercetin-3-neohesperidoside Leonurus japonicus 71. Quercetin-3-O-rutinoside Leonurus japonicus 72. Kaempferol-3-O-β-D-glucopyranoside Leonurus japonicus 73. Kaempferol-3-O-β-D-galactopyranoside Leonurus japonicus 74. Kaempferol-3-O-β-D-robinobinoside Leonurus japonicus 75. Kaempferol-3-neohesperidoside Leonurus japonicus 76. Kaempferol-3-O-β-D-glucopyranoside-7-O- Leonurus japonicus α-L-rhamnoside 77. Kaempferol-7-O-α-L-rhamnoside Leonurus japonicus 78. Genkwanin Leonurus sibiricus Leonurus japonicus 79. Quercetin-3-O-robinobioside Leonurus japonicus 80. Isoquercitrin Leonurus japonicus 81. Hyperoside Leonurus japonicus 82. Apigenin Leonurus japonicus 83. 2‴-Syringylrutin Leonurus japonicus 84. Nicotiflorin Leonurus japonicus 85. Cosmosiin Leonurus japonicus 86. Quercetin3-O-[(3-O-syringoyl-α-L- Leonurus japonicus rhamnopyranosyl)-(1-6)-β-D-glucopyranoside] 87. Leonurusoide A Leonurus japonicus 88. Leonurusoide B Leonurus japonicus 89. Leonurusoide C Leonurus japonicus 90. Leonurusoide D Leonurus japonicus 91. Leonurusoide E Leonurus japonicus Spirocyclicnortriterpenoid 92. Leonurusoleanolide A Leonurus heterophyllus 93. Leonurusoleanolide B Leonurus heterophyllus 94. Leonurusoleanolide C Leonurus heterophyllus 95. Leonurusoleanolide D Leonurus heterophyllus 96. Leonujaponin A Leonurus japonicus 97. Phlomistetraol B Leonurus japonicus Sesquiterpene glycoside 98. 7α(H)-eudesmane-4,11(12)-diene-3-one-2βhydroxy-13-β-D-glucopyranoside 99. (-)-(1Sn,2Sn,3Rn)-3-Ethoxycupar-5-ene1,2-diol 100. (-)-(1Sn,4Sn,9Sn)-1,9-Epoxybisabola2,10-diene-4-ol 101. Arteannuin B Megastigma 102. 9-Hydroxy-megastigma-4,7-dien-3-one-9O-glucopyranoside 103. Staphylionoside E 104. Megastigmane 105. Citroside A Phenylethanoidglycosid 106. Lavansulifolioside 107. Leonoside E 108. Leonoside F 109. Verbascoside 110. 2-(3,4-dihydroxyphenethy)-O-αarabinopyranosyl-(1-2)-α-L-rhamnopyranosyl(1-3)-6-O-β-D-glucopyranoside 111. Cistanoside E 112. Lavandulifolioside 113. Isolavandulifolioside Nonapeptid 114. Cycloleonuripeptide A 115. Cycloleonuripeptide B 116. Cycloleonuripeptide C 117. Cycloleonuripeptide D 118. Cycloleonuripeptide E 119. Cycloleonuripeptide F Chất khác 120. Benzoicacid 121. Salicylicacid 122. Syringicacid 123. Adenosine 124. Stigmasterol 125. 2,6-Dimethyl-2E,7-octadiene-1,6-diol Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus 126. β-Sitosterol 127. Daucosterol 128. (2S,5S)-2-Hydroxy-2,6,10,10-tetramethyl1-oxaspiro[4.5]dec-6-en-8-one 129. 3-Oxo-α-ionone 130. (þ)-Dehydrovomifoliol 131. (þ)-3-Hydroxy-β-ionone 132. Chamigrenal 133. β-Sitosterolglucopyranoside 134. Aurantiamideacetate 135. Auraptenol 136. Heterolignan 137. Chlorogenic 138. Caffeic 139. Ferulic 140. Cichoricacid Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus heterophyllus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus Leonurus japonicus PHỤ LỤC 2 Một số hình ảnh Ích mẫu [http://efloras.org/] Credit: Susan Kelley Taxon: Leonurus japonicus Vị thuốc ích mẫu [...]... rồi phơi khô 15 KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 1 Nhận định Qua những tài liệu đã tổng hợp, tác dụng dược lý của vị thuốc Ích mẫu đã được nghiên cứu khá đây đủ, từ thành phần hóa học, các tác dụng dược lý của từng hoạt chất và các phân đoạn chiết xuất khác nhau từ dược liệu này Trong đó, đáng chú ý có:  Về mối liên quan giữa công năng chủ trị theo y học cổ truyền và tác dụng dược lý theo y học hiện đại: - Các... vị thuốc theo y học cổ truyền đều có thể giải thích theo các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại Trong đó công năng được nghiên cứu chi tiết hơn là công năng hành huyết thông kinh, đây cũng là công năng chính của vị thuốc Ích mẫu  Nhờ có dược lý dược học cổ truyền, chúng ta có thể hiểu sâu và kỹ hơn về tác dụng cũng như cơ chế tác dụng của vị thuốc Ích mẫu Làm sáng tỏ tri thức y học cổ truyền vốn... 2006 Antibacterial activity of Leonurus sibiricus aerial parts Fitoterapia 77, 316–317 2 Bộ Y tế, Hội đồng Dược điển Việt Nam (2010), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, chuyên luận “Ích Mẫu” 3 Bộ Y tế, Vụ Khoa học và Đào tạo (2006), Dược học cổ truyền”, Mã số: Đ.20.Z.01, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 235-236 4 Chao, Z., Ma, L.L., Zhou, X.J., 2006 The diuretic effect of alkaloids from Yimu... học cổ truyền chưa có  mở rộng hơn các chỉ định của vị thuốc Ích mẫu để chữa các bệnh mới  Những tác dụng mới này đều là những tác dụng dược lý tốt và có ý nghĩa trong việc điều trị các bệnh mạn tính hiện nay như ung thư, phòng chống phì đại tâm thất, đái tháo đường tyb II,…  Về đối tượng nghiên cứu: - Về các loài Ích mẫu đã được nghiên cứu: Trong các tài liệu mà em tổng hợp được, thì tác dụng dược. .. những tác dụng dược lý đã được tổng hợp là rời rạc và không phải chỉ của 01 loài Ích mẫu duy nhất (ví dụ như tác dụng diệt giun sán mới chỉ nghiên cứu trên Leonurus heterophyllus và Leonurus artemisia chứ không phải trên tất cả 4 loài)  Do đó, có 2 vấn đề đặt ra: o Một là, cần thống nhất dược liệu được dùng để chế biến thành vị thuốc Ích mẫu  Bằng chứng về thực vật học và sinh thái học, bằng chứng... nhất ở giai đoạn đầu ra hoa Một vài hoạt chất khác cũng được nghiên cứu về 1 vài tác dụng dược lý, nhưng không đầy đủ Do đó, còn rất nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn nếu đi sâu nghiên cứu thêm những thành phần hóa học khác trong vị thuốc Ích mẫu như về chiết xuất phân lập, tạo chất đối chứng, hoặc tác dụng dược lý, …  Đặc biệt là các labdane diterpenoids và flavonoid (dịch chiết nước) chính là các thành... 2.2 Công năng lợi thủy tiêu phù Theo tài liệu y học cổ truyền, Ích mẫu có tác dụng lợi thủy tiêu phù, dùng để trị các bệnh viêm thận gây phù, dùng riêng 40 – 100 g sắc nóng hoặc phối hợp với xa tiền, bạch mao căn [3] Theo y học hiện đại, chức năng này tương ứng với tác dụng lợi tiểu Cụ thể: - Trên thỏ thí nghiệm, leonurin có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu (liều 1 mg/kg) [35] - Leonurine và stachydrine... thử tác dụng gây độc tế bào ung thư Lý do bởi đây là một tác dụng có tính ứng dụng và giá trị thực tiễn rất cao, đặc biệt Ích mẫu có xu hướng tác dụng trên cơ trơn tử cung, nên đây có thể sẽ là một vector cho điều trị bệnh ung thư tử cung, ung thư buồng trứng – bệnh vốn đang ngày một gia tăng  17 Một lý do nữa là vì theo các tài liệu mà em tổng hợp trong bài tiểu luận này, tác dụng chống ung thư mới... giá trị logarit dựa trên dãy các thang nồng độ khác nhau của chất thử và giá trị mật độ quang học đo được Các chất có giá trị IC50  5g/ml đối với các chất tinh khiết được coi là có hoạt tính Xử lý số liệu với tác dụng gây độc tế bào: Các số liệu thực nghiệm được xử lý thống kê theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng công cụ Data analysis của Microsoft Excel cụ thể như sau: Giá trị CS: là khả năng... thụ thể PAF  Tác dụng của các dịch chiết thô - Tác dụng chống kết tập tiểu cầu: thí nghiệm trên chuột cống wistar đã bị gây bỏng hoặc tiêm tĩnh mạch ADP gây hoạt động kết tập tiểu cầu tăng cao Tiêm tĩnh mạch dung dịch Ích mẫu có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu Tác dụng này có liên quan đến hiện tượng tăng cao hàm lượng cAMP trong tiểu cầu Ngoài ra, Ích mẫu còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu Tác dụng ...TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN  LÊ THIÊN KIM TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA VỊ THUỐC ÍCH MẪU Herba Leonuri japonici TIỂU LUẬN DƯỢC LÝ DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN Lớp:... Hội đồng Dược điển Việt Nam (2010), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất Y học, chuyên luận “Ích Mẫu” Bộ Y tế, Vụ Khoa học Đào tạo (2006), Dược học cổ truyền”, Mã số: Đ.20.Z.01, Nhà xuất Y học Hà Nội,... Về mối liên quan công chủ trị theo y học cổ truyền tác dụng dược lý theo y học đại: - Các công vị thuốc theo y học cổ truyền giải thích theo kết nghiên cứu y học đại Trong công nghiên cứu chi tiết

Ngày đăng: 25/10/2015, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w