Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN TRUNG LÂM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN TRUNG LÂM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách địa phương tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên"
là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Trung Lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư
bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên", tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá
nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá
nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin tr
iện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng
dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Trung Lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
5. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ................ 5
1.1.1. Vốn đầu tƣ, đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng .................... 5
1.1.2. Ý nghĩa của quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng .... 12
1.1.3. Nguyên tắc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng ..... 13
1.1.4. Đặc điểm quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng ................... 18
1.2. Nội dung quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng ............ 18
1.2.1. Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng .............. 18
1.2.2. Lập kế hoạch đầu tƣ .............................................................................. 20
1.2.3. Thẩm định nhà nƣớc dự án ................................................................... 23
1.2.4. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tƣ ................................... 24
1.2.5. Thực hiện quản lý, tổ chức xây dựng công trình ................................. 25
1.2.6. Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng ...... 26
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách
địa phƣơng ...................................................................................................... 27
1.3.1. Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc .............................................. 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
1.3.2. Nguồn kinh phí ...................................................................................... 28
1.3.3. Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật ............................... 29
1.3.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và các yếu tố môi trƣờng tự nhiên ....... 30
1.3.5. Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan .................................. 31
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học cho thị xã sông công
trong việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.................. 31
bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng ........................................................... 31
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thị xã Sông Công trong công tác quản lý
đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng ................................................ 34
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 35
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ....................................................... 35
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .................................................... 36
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 38
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 39
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của thị xã Sông Công .................... 39
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn
vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên ............... 39
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ BẰNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 2010-2013 ................................................ 40
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 40
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 42
3.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013 ........................................ 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
3.2.1. Thực trạng công tác hoạch định dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách
địa phƣơng ....................................................................................................... 47
3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ tại thị xã Sông Công.. 48
3.2.3. Thực trạng công tác lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ ............. 55
3.2.4. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tƣ .................. 57
3.2.5. Thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tƣ............................. 58
3.2.6. Thực trạng công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tƣ ....... 60
3.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa
phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013 ........................................ 61
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 61
3.3.2. Những tồn tại ......................................................................................... 64
3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................ 68
Chƣơng 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ BẰNG
VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG ĐẾN
NĂM 2020 ...................................................................................................... 70
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và định hƣớng đầu tƣ từ ngân
sách địa phƣơng giai đoạn 2012-2020 ............................................................ 70
4.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công đến
năm 2020 ......................................................................................................... 70
4.1.2. Định hƣớng đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng đến
năm 2020 ........................................................................................................ 71
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn
ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên ...................... 77
4.2.1. Hoàn thiện việc hoạch định đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng
tại thị xã Sông Công ........................................................................................ 77
4.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ ............................. 78
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng của công tác thẩm định và phê duyệt dự án
đầu tƣ .............................................................................................................. 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
4.2.4. Đổi mới và hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng .......................... 81
4.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện đầu tƣ...................................... 82
4.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra thực hiện dự án đầu tƣ ........................... 84
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 87
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................. 87
4.3.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp trung ƣơng ............... 87
4.3.3. Kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 88
4.3.4. Kiến nghị đối với thị xã Sông Công ..................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN:
Ngân sách Nhà nƣớc
XDCB
Xây dựng cơ bản
UBND
Ủy ban nhân dân
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
NQ
Nghị quyết
HĐND
Hội đồng nhân dân
GPMB
Giải phóng mặt bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc trong
đầu tƣ XDCB .................................................................................. 36
Bảng 2.2. Khảo sát quy trình trong quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân
sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công ............................................ 37
Bảng 2.3. So sánh tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tƣ XDCB so
với kế hoạch .................................................................................... 38
Bảng 3.1. Hiện trạng dân số thị xã Sông Công 2010-2013 ............................ 42
Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế thị xã Sông Công ................................... 45
Bảng 3.3. Vốn đầu tƣ toàn thị xã 2010-2013 .................................................. 46
Bảng 3.4. Thu, chi ngân sách thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013 ........... 47
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển thị xã Sông Công giai
đoạn 2011-2020 .............................................................................. 49
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách
địa phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013 .................. 51
Bảng 3.7. Kế hoạch phân bổ vốn của một số dự án trên địa bàn thị xã
Sông Công năm 2012, 2013 ............................................................ 52
Bảng 3.8. Kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của thị xã Sông Công
giai đoạn 2010-2013 ....................................................................... 54
Bảng 3.9. Tổng hợp tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ bằng nguồn ngân sách
thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013 .......................................... 59
Bảng 4.1. Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tƣ đối với từng cấp độ quản lý ... 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tƣ và các đối tƣợng đầu tƣ
của nền kinh tế -xã hội .................................................................... 12
Sơ đồ 1.2. Các yếu tố hình thành chiến lƣợc đầu tƣ sách địa phƣơng tại thị
xã Sông Công giai đoạn 2010-2013................................................ 51
Sơ đồ 2.1. Lƣu đồ quy trình thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật ................. 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã đƣợc Nghị quyết
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định: "Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ
bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại"; các quan điểm phát
triển, đặc biệt là quan điểm: "Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền
vững", Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) nêu mục tiêu tổng quát: "Tập
trung huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ giải quyết cơ bản những tắc nghẽn,
quá tải, bức xúc và từng bƣớc hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội tƣơng đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, đảm bảo cho phát triển
nhanh và bền vững, tăng cƣờng hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó
với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách vùng
miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ
vững độc lập chủ quyền quốc gia, đáp ứng yêu cầu nƣớc ta cơ bản đƣợc quy
mô và trình độ của nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020".
Thị xã Sông Công là đô thị phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, có diện
tích tự nhiên 82,76 km2 (chiếm 2,34% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh). Với vị
trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có vị trí rất thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội, làm cầu nối giữa các trung tâm kinh tế ở đồng
bằng Bắc Bộ với các khu vực phát triển thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Năm
2010, thị xã Sông Công đã đƣợc công nhận là đô thị loại III, là một trong
những địa bàn phát triển quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ, các khu công nghiệp của thị xã đã đƣợc điều chỉnh quy
hoạch, tiếp tục đầu tƣ có hiệu quả, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trên
địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, thị xã Sông Công đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến những diễn biến phức tạp của
tình hình kinh tế, chính trị thế giới và trong nƣớc, đặc biệt là nguy cơ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
khủng hoảng kinh tế còn chƣa hoàn toàn bị đẩy lùi, tỷ lệ lạm phát còn khá cao
đã tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế trong nƣớc.
Mặt khác, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, thị xã đang trong quá
trình xây dựng và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội
còn thiếu, vốn đầu tƣ còn rất hạn hẹp so với nhu cầu, do đó yêu cầu nâng cao
hiệu quả quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản là rất cần thiết. Đặc biệt là đối với
những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc tại thị xã Sông Công chƣa
mang lại lợi nhuận và mục đích phục vụ cộng đồng, vì đây là tiền của đóng
góp của nhân dân, là tài sản tích lũy của xã hội, phải đƣợc quay trở lại phục
vụ lợi ích cho xã hội mà Nhà nƣớc chỉ là ngƣời đại diện nhân dân đứng ra
quản lý.
Đội ngũ cán bộ quản lý chất lƣợng đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách
Nhà nƣớc tại thị xã Sông Công còn mỏng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Còn
có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lƣợng đầu
tƣ giữa tổ chức thanh tra và cơ quan quản lý nhà nƣớc. Quy định về chủ đầu
tƣ còn nhiều bất cập, năng lực của chủ đầu tƣ còn hạn chế, dẫn đến công tác
quản lý dự án, quản lý chất lƣợng không đảm bảo. Bên cạnh đó, chế tài chƣa
đủ mạnh, chƣa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chƣa xử lý nghiêm đối
với các hành vi vi phạm về chất lƣợng công trình xây dựng nên chƣa đảm bảo
tính khả thi trong việc tuân thủ và thực hiện các quy định về quản lý chất
lƣợng công trình xây dựng…
Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý
đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công tỉnh Thái
Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp cao học là hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
quản lý hoạt động đầu tƣ bằng nguồn
vốn ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2010 – 2013, đề xuất những giải pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc các dự án đầu tƣ bằng nguồn
NSNN trên địa bàn Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ
bằng nguồn ngân sách địa phƣơng.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ từ nguồn ngân sách địa
phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2014.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý
đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công đến năm 2020.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng tại thị xã
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn
vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
+ Về thời gian: giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ bằng nguồn
vốn ngân sách Nhà nƣớc.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách
địa phƣơng giai đoạn 2010 - 2013 của thị xã Sông Công, chỉ ra mặt đƣợc, tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn chia
làm 4 chƣơng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn
ngân sách địa phƣơng
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2010 - 2013
Chƣơng 4: Hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân
sách địa phƣơng trên địa bàn thị xã Sông Công đến năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƢ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương
1.1.1. Vốn đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
1.1.1.1. Khái niệm
+ Vốn đầu tƣ: Vốn đầu tƣ là tiền đề tích lũy của xã hội, của các cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân cƣ và vốn huy động từ
các nguồn khác đƣa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội nhằm duy trì
và tạo năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Nếu chỉ dừng lại ở phạm vi vốn
tích lũy theo khái niệm thông thƣờng thì ít quốc gia nào trên thế giới hiện nay
có khả năng đầu tƣ lớn. Do vậy, vốn đầu tƣ cần đƣợc đƣợc hiểu rộng hơn là
vốn tích lũy tự có và vốn đi vay (trong nƣớc và ngoài nƣớc).
Khi nghiên cứu về quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng, ta cần tìm hiểu về vốn ngân sách Nhà nƣớc. Ở Việt Nam, cách phân
loại vốn đầu tƣ phổ biến là theo chủ thể sở hữu vốn, trong đó vốn ngân sách
Nhà nƣớc là một thành phần của vốn nhà nƣớc, bao gồm:
- Vốn ngân sách Trung ƣơng dùng để đầu tƣ xây dựng các dự án, công
trình chủ yếu của nền kinh tế quốc dân
- Vốn ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ cho các địa phƣơng đầu tƣ vào những
vấn đề quan trọng của địa phƣơng.
+ Đầu tƣ:
- Khái niệm: đầu tƣ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là việc sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực về vật chất, về lao động và trí tuệ ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nhằm đạt đƣợc các kết quả trong tƣơng lai lớn hơn
nguồn lực đã bỏ ra ban đầu.
Có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tƣ, tùy từng góc độ tiếp
cận với những tiêu thức khác nhau ngƣời ta có các cách phân chia hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
đầu tƣ khác nhau. Một trong những tiêu thức đƣợc sử dụng là tiêu thức quan
hệ quản lý của chủ đầu tƣ. Theo tiêu thức này, đầu tƣ đƣợc chia thành đầu tƣ
gián tiếp và đầu tƣ trực tiếp:
Đầu tƣ gián tiếp là hình thức đầu tƣ trong đó ngƣời bỏ vốn không trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu
tƣ. Ví dụ nhƣ các nhà đầu tƣ mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trƣờng
chứng khoán thứ cấp, trong trƣờng hợp này nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng các lợi ích
vật chất (nhƣ cổ tức, tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (nhƣ quyền biểu
quyết) nhƣng không đƣợc tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn
đầu tƣ.
Đầu tƣ trực tiếp là hình thức đầu tƣ trong đó ngƣời bỏ vốn trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tƣ.
Đầu tƣ trực tiếp bao gồm: đầu tƣ dịch chuyển và đầu tƣ phát triển. Trong đó,
đầu tƣ dịch chuyển tức là nhà đầu tƣ bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu
giá trị của tài sản, thực chất trong đầu tƣ dịch chuyển không có sự gia tăng giá
trị tài sản, điển hình của đầu tƣ dịch chuyển là việc thôn tính, sáp nhập doanh
nghiệp trong cơ chế thị trƣờng.
Đầu tƣ phát triển là một phƣơng thức của đầu tƣ trực tiếp. Hoạt động
đầu tƣ này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh
dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tƣ trực tiếp tạo
ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ.
Trong các hình thức đầu tƣ trên thì đầu tƣ phát triển là tiền đề, cơ sở
cho các hoạt động đầu tƣ khác, đóng vai trò quan trọng đối với tăng trƣờng và
phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, khái niệm đầu tƣ trong nghiên cứu của luận
văn sẽ đƣợc tiếp cận dƣới góc độ đầu tƣ phát triển.
+ Vốn ngân sách địa phƣơng:
Ở cấp địa phƣơng, thực hiện quy định tại Nghị quyết số 13/2010/NQHĐND ngày 20/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (khóa XI)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia
các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái Nguyên thì nguồn thu và
nhiệm vụ chi của ngân sách thị xã Sông Công nhƣ sau:
*) Nguồn thu của ngân sách cấp huyện:
- Các nguồn thu ngân sách cấp huyện hƣởng 100%
+ Thu tiền cho thuê đất;
+ Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc;
+ Các khoản phí, lệ phí nộp ngân sách cấp huyện theo quy định của
pháp luật;
+ Thu tiền từ hoạt động sự nghiệp ngân sách cấp huyện theo quy định
của pháp luật;
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực
tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật;
+ Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng cho ngân sách huyện theo quy định của pháp luật;
+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc
cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật;
+ Thu kết dƣ ngân sách huyện;
+ Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu đƣợc phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp
huyện và ngân sách cấp tỉnh:
+ Thu tiền cấp quyền sử dụng đất.
- Các khoản thu đƣợc phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp
huyện và ngân sách các xã, phƣờng, thị trấn:
+ Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thu khác từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh;
+ Thuế môn bài (trừ thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh ở xã,
thị trấn);
+ Thu lệ phí trƣớc bạ;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
+ Thuế nhà đất;
+ Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhƣợng bất động sản.
*) Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện:
- Chi đầu tƣ phát triển:
+ Đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả
năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh cho cấp huyện;
+ Phần chi đầu tƣ phát triển cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia
thực hiện theo phân cấp của tỉnh;
+ Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật;
- Chi thƣờng xuyên:
+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội,
văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trƣờng, các sự nghiệp khác;
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế:
Sự nghiệp giao thông: duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa cầu đƣờng và các
công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn
giao thông trên các tuyến đƣờng;
Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: duy tu các công trình
thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, công tác khuyến nông,
khuyến lâm; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn
lợi thủy sản;
Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dƣỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè,
hệ thống cấp thoát nƣớc, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị
chính khác;
Đo đạc, lập bản đồ, lƣu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp
địa chính khác theo phân cấp của tỉnh;
Điều tra cơ bản;
Các sự nghiệp kinh tế khác;
+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội do ngân sách huyện
đảm bảo theo quy định của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt
Nam ở cấp huyện;
+ Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh: Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp ở huyện (nếu có);
+ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do huyện quản lý;
+ Phần chi thƣờng xuyên trong các chƣơng trình mục tiêu quốc gia do
tỉnh phân cấp cho các cơ quan cấp huyện thực hiện;
+ Chi nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng theo quy định tại Nghị quyết số
03/2010/NQ-HĐND ngày 28/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân
cấp nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
+ Các khoản chi thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật;
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới;
- Chi hoàn trả ngân sách tỉnh các khoản phải trả theo quy định;
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trƣớc sang ngân sách
cấp huyện năm sau.
*) Vốn ngân sách địa phƣơng là một nhánh của vốn ngân sách Nhà
nƣớc, và do đó đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng là một bộ phận
của đầu tƣ công. Hiện nay, xung quanh việc xây dựng Dự thảo Luật Đầu tƣ
vẫn còn khá nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của đầu tƣ công. Việc
xây dựng khái niệm đầu tƣ công một cách chính xác và đầy đủ có ý nghĩa
quan trọng khi thiết lập các chính sách quản lý đầu tƣ công sau này. Bởi, đầu
tƣ là một thành tố quan trọng, có tính thúc đẩy nền kinh tế chuyển bƣớc, đặc
biệt là đầu tƣ công đƣợc coi là công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nƣớc.
+ Tham khảo tại Nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND ngày 20/7/2010
của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (khóa XI)]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
1.1.1.2. Dự án đầu tư, công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
Dự án đầu tƣ là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tƣợng nhất định nhằm đạt
đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng một sản
phẩm hoặc một dịch vụ nào đó trong một thời gian xác định (dự án đầu tƣ
trực tiếp).
Do đặc điểm và sự phức tạp về mặt kỹ thuật, mục tiêu của dự án là hiệu
quả cho nên để tiến hành một công cuộc đầu tƣ cần phải có sự chuẩn bị cẩn
thận, kỹ lƣỡng và nghiêm túc. Sự chuẩn bị này đƣợc thể hiện ở việc soạn thảo
các dự án đầu tƣ tức là mọi công cuộc đầu tƣ phải đƣợc thực hiện theo dự án
thì mới đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Dự án đầu tƣ có thể đƣợc xem xét
dƣới nhiều góc độ khác nhau:
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tƣ là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt
đƣợc những kết quả và thực hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tƣ là một tổng thể các hoạt động có liên
quan với nhau đƣợc hoạch định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã xác định bằng
việc tạo ra các kết quả cụ thể thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định
trong một khoảng thời gian xác định (dự án đầu tƣ trực tiếp)
- Về mặt quản lý: Dự án đầu tƣ là một công cụ quản lý việc sử dụng
vốn, vật tƣ, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế trong một thời
gian dài.
- Về mặt kế hoạch hóa: Dự án đầu tƣ là một công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết của một công cuộc đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã
hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tƣ và tài trợ. Dự án đầu tƣ là một hoạt
động riêng biệt, nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân.
Dự án đầu tƣ có những đặc trƣng cơ bản sau:
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
- Dự án có sự tham gia của nhiều bên nhƣ: chủ đầu tƣ, nhà thầu, cơ
quan cung cấp dịch vụ trong đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.
- Môi trƣờng hoạt động của dự án là “va chạm”, có sự tƣơng tác phức
tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận
quản lý khác.
- Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao do đặc điểm mang tính dài hạn
của hoạt động đầu tƣ phát triển.
Nhƣ vậy, có thể khái quát nhƣ sau “Dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân
sách địa phƣơng là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
ngân sách địa phƣơng để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tƣợng nhất
định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến hoặc nâng cao chất
lƣợng một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó trong một thời gian xác định,
mang đầy đủ các đặc tính của một dự án đầu tƣ nói chung”.
Công trình đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách địa phƣơng là kết quả
của việc thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình bằng vốn ngân sách địa
phƣơng, nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định.
1.1.1.3. Quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
Quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con ngƣời, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và
hành chính thực hiện nhằm hỗ trợ các chủ đầu tƣ thực hiện đúng vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của ngƣời đại diện sở hữu nhà nƣớc trong các dự án công;
ngăn ngừa các ảnh hƣởng tiêu cực của dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa
các hiện tƣợng tiêu cực trong việc sử dụng vốn ngân sách địa phƣơng nhằm
tránh thất thoát, lãng phí ngân sách địa phƣơng.
Hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng là việc chỉ ra những tồn tại dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý
hiện nay và nguyên nhân của những tồn tại đó, thực hiện các giải pháp nhằm
đảm bảo cho sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà
nƣớc có hiệu quả, khắc phục tồn tại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12
1.1.2. Ý nghĩa của quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tƣ
và các đối tƣợng đầu tƣ của nền kinh tế -xã hội
GDP (NĂM HIỆN TẠI)
Tổng tiết kiệm
Tiêu dùng
Tiêu
dùng
của
nhà
nƣớc
Tiêu
dùng
của
tƣ
nhân
Tiết kiệm của
nhà nƣớc
Trả nợ,
dự
phòng,
viện trợ
Nguồn
vốn NGO
Nguồn
vốn đầu
tƣ của
nhà
nƣớc
Nguồn
vốn đầu
tƣ của
dân cƣ,
doanh
nghiệp
Nguồn
vốn ODA
Nguồn vốn
FDI
Ngân
hàng và
định chế
tài chính
trung
gian
Đầu tƣ
sản xuất,
kinh doanh
Đầu tƣ kết
cấu hạ tầng
kỹ thuật và
xã hội
Ghi chú: Chủ yếu:
Một phần nhỏ:
Lao động
công ích
Tiết kiệm của dân
cƣ, doanh nghiệp
Nguồn vốn tích
lũy từ trƣớc của
dân cƣ, doanh
nghiệp
Nguồn: Tập bài giảng về quản lý nhà nước về kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13
Từ sơ đồ 1.1 có thể thấy, đầu tƣ công có nghĩa là Nhà nƣớc sử dụng
nguồn vốn thuộc sở hữu của mình để tiến hành đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và xã hội và gần nhƣ cũng chỉ có vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc
hƣớng tới mục tiêu này. Bởi đó đều là những dự án phải bỏ nhiều vốn đầu tƣ
ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu hoặc khả năng thu hồi đƣợc vốn là không
cao. Do đó cần có sự đầu tƣ của Nhà nƣớc để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu
của cộng đồng đƣợc đáp ứng, giữ vững ổn định xã hội, tránh tình trạng bất
công bằng, bất bình đẳng trong xã hội. Với vai trò an sinh và phổ quát nhƣ
vậy, quản lý đầu tƣ công có ý nghĩa hết sức quan trọng trọng quá trình thực
hiện đầu tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Quản lý đầu tƣ công nhằm quản lý
vồn đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát triển hài hòa
giữa lợi ích kinh tế và xã hội.
Ở cấp quản lý địa phƣơng, khả năng tự đáp ứng đƣợc nguồn vốn cho
nhu cầu đầu tƣ phát triển của mình là rất hạn chế. Do vậy, quản lý các dự án
đầu tƣ từ nguồn ngân sách địa phƣơng nhằm đảm bảo dự án đƣợc thực hiện
đúng tiến độ kế hoạch, kiểm soát, ngăn ngừa các tiêu cực trong việc sử dụng
vốn Nhà nƣớc, tránh thất thoát, lãng phí vốn ngân sách luôn luôn là vấn đề
cấp thiết.
1.1.3. Nguyên tắc quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
Vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
nguồn vốn này là tài sản của nhân dân mà nhà nƣớc là ngƣời đại diện chủ sở
hữu. Do vậy việc quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc mà ngân sách địa phƣơng
là một bộ phận hợp thành phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Thứ nhất là nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tƣ nói chung:
- Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa hai mặt
kinh tế và xã hội, đây là một đòi hỏi khách quan vì kinh tế quyết định chính
trị và chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, có tác dụng trở lại đối với sự
phát triển kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
14
Trên giác độ quản lý vĩ mô hoạt động đầu tƣ, nguyên tắc này thể hiện
vai trò quản lý của Nhà nƣớc, thể hiện trong cơ chế quản lý đầu tƣ, cơ cấu đầu
tƣ (đặc biệt là cơ cấu thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ), các chính sách đối
với ngƣời lao động hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ, các chính sách bảo vệ
môi trƣờng, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, thể hiện thông qua việc giải
quyết quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa phát triển
kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng
cƣờng hợp tác quốc tế trong đầu tƣ. Kết hợp tốt giữa kinh tế và xã hội là điều
kiện cần và là động lực cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội nói
chung và thực hiện mục tiêu đầu tƣ nói riêng.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: quản lý hoạt động đầu tƣ phải vừa đảm
bảo nguyên tắc tập trung vừa đảm bảo yêu cầu dân chủ. Nguyên tắc tập trung
đòi hỏi công tác quản lý đầu tƣ cần tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một
trung tâm, đồng thời lại phát huy cao tính chủ động, sáng tạo của địa phƣơng,
các ngành và của các cơ sở. Nguyên tắc này đòi hỏi khi giải quyết bất kì một vấn
đề gì phát sinh trong quản lý đầu tƣ, một mặt phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng,
lực lƣợng và tinh thần chủ động, sáng tạo của các đối tƣợng quản lý (các cơ sở,
các bộ phận), mặt khác phải có một trung tâm quản lý thống nhất với mức độ
phù hợp để không để xảy ra tình trạng vô chính phủ và tình trạng vô chủ trong
quản lý nhƣng cũng đảm bảo không ôm đồm, quan liêu, cửa quyền.
Trong hoạt động đầu tƣ, nguyên tắc này đƣợc vận dung ở hầu hết các
khâu công việc từ lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc phân cấp quản lý,
và phân cấp trách nhiệm, ở cơ cấu bộ máy tổ chức với chế độ một thủ trƣởng
chịu trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể, ở quá trình ra quyết định đầu tƣ,...
- Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phƣơng và vùng lãnh
thổ. Chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ là
yêu cầu khách quan của nguyên tắc quản lý kết hợp theo ngành và lãnh thổ.
Đầu tƣ của một cơ sở chịu sự quản lý kinh tế - kỹ thuật của cả cơ quan chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
15
quản (ngành) và địa phƣơng. Các cơ quan Bộ và ngành hay Tổng cục của
Trung ƣơng chịu trách nhiệm quản lý chủ yếu những vấn đề kỹ thuật của
ngành mình cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về mặt kinh tế đối với hoạt động đầu
tƣ thuộc ngành theo sự phân công và phân cấp của nhà nƣớc. Mặt khác, các
cơ quan địa phƣơng chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và xã hội
cũng nhƣ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế đối với tất cả các
hoạt động đầu tƣ diễn ra ở địa phƣơng theo mức độ đƣợc nhà nƣớc phân cấp.
Việc kết hợp quản lý đầu tƣ theo địa phƣơng và ngành cho phép tiết kiệm hợp
lý chi phí vận chuyển, tận dung đƣợc năng lực dƣ thừa của nhau, góp phần
nâng cao hiệu quả đầu tƣ xã hội.
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong đầu tƣ. Có nhiều loại
lợi ích nhƣ lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích Nhà nƣớc, tập thể và cá nhân, lợi
ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trƣớc mắt và lâu dài,... Thực tiễn hoạt động
kinh tế cho thấy, lợi ích kinh tế là động lực quan trọng thúc đẩy mọi hoạt
động kinh tế, tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tƣợng khác nhau vừa có
tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn.
Trong hoạt động đầu tƣ, kết hợp hài hòa các loại lợi ích thể hiện sự kết
hợp giữa lợi ích của xã hội mà đại diện là Nhà nƣớc với lợi ích của cá nhân và
tập thể ngƣời lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tƣ, nhà thầu, các cơ quan thiết
kế, tƣ vấn, dịch vụ đầu tƣ và ngƣời hƣởng lợi.
- Tiết kiệm và hiệu quả: trong đầu tƣ, tiết kiệm và hiệu quả thể hiện với
một lƣợng vốn đầu tƣ nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
nhất, hay phải đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội đã dự kiến với chi phí đầu tƣ
thấp nhất. Biểu hiện tập trung nhất của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong
quản lý hoạt động đầu tƣ, đối với các cơ sở là đạt đƣợc lợi nhuận cao, đối với
xã hội là tăng sản phẩm quốc dân và sản phẩm quốc nội, tăng thu nhập cho
ngƣời lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và bảo vệ mội trƣờng, phát
triển văn hóa, giáo dục và các sự nghiệp phúc lợi công công,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16
+ Thứ hai là nguyên tắc trong quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà
nƣớc: tập trung thống nhất với dân chủ, công khai, triệt để, dứt điểm, tập
trung trọng tâm, trọng điểm.
- Tập trung thống nhất trên cơ sở mở rộng dân chủ, đây là nguyên tắc
có ý nghĩa chính trị, xã hội vô cùng to lớn. Tập trung thống nhất ở đây là tuân
thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc và quy trình quản lý ngân sách nhà nƣớc.
Quyết định chi do cơ quan nhà nƣớc cấp trên thống nhất quy định. Các định
mức chi phí, chế độ cấp phát, thanh quyết toán, hoàn trả... phải thống nhất
theo quy định của Nhà nƣớc.
Dân chủ đƣợc thể hiện qua việc các cơ sở đều tự chủ có sáng kiến đề xuất
theo chiến lƣợc, kế hoạch phát triển của đơn vị, địa phƣơng. Dân chủ trong kiểm
tra, theo dõi, thực hiện dự án. Dân chủ trong phát hiện tiêu cực của các cá nhân,
tập thể có liên quan trong việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà nƣớc.
- Công khai là nguyên tắc đƣợc quán triệt trong tất cả các khâu của cơ
chế quản lý vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, công khai sẽ bảo đảm cơ chế
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quản lý. Nguyên tắc này thể
hiện qua việc công khai các công trình, dự án đƣợc thụ hƣởng vốn ngân sách
nhà nƣớc, tất nhiên không kể các dự án liên quan đến an ninh quốc gia. Có hai
phƣơng thức công khai:
Phƣơng thức công khai trƣớc: theo đó cơ quan quản lý nhà nƣớc cần
công khai thăm dò ý kiến của công dân về các sáng kiến, đề xuất dự án trƣớc
khi quyết định triển khai. Phƣơng thức này đảm bảo cho mọi công dân đƣợc
tham gia với nhà nƣớc trong việc quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.
Phƣơng thức công khai sau: theo phƣơng thức này, các sáng kiến, đề
xuất dự án đầu tƣ đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc quyết định sau đó công khai
cho nhân dân biết. Nó có tác dụng đảm bảo cho nhân dân biết đƣợc vốn ngân
sách nhà nƣớc chi vào đâu, mục đích, thời gian thực hiện. Qua đó nhân dân
tham gia vào quá trình kiểm tra thực hiện dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
17
Mỗi phƣơng thức công khai có ƣu điểm và hạn chế nhất định. Việc lựa
chọn, áp dụng hình thức công khai phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ
tầm quan trọng của dự án, trình độ dân trí, ảnh hƣởng của dự án đến phát triển
kinh tế - xã hội cũng nhƣ đời sống của nhân dân.
- Thực hiện nguyên tắc triệt để tức là việc đầu tƣ phải liên tục, không
đứt quãng, điều này có nghĩa là tiến độ cấp phát vốn phải phù hợp với tiến độ
thi công thực hiện dự án.. Thực hiện nguyên tắc này trong quản lý vốn ngân
sách nhà nƣớc cần phải chống lại hai hiện tƣợng sau:
+ Công trình chờ vốn: việc này gây khó khăn cho đơn vị thi công, hiệu
quả vốn chậm phát huy tác dụng
+ Vốn chờ công trình: thi công chậm không đúng tiến độ, vốn ứ đọng,
đây là hiện tƣợng xảy ra phổ biến hiện nay ở nƣớc ta.
- Nguyên tắc dứt điểm đòi hỏi việc cấp phát vốn phải thực hiện dứt
điểm từng công trình, dự án. Điều đó cho phép các công trình nhanh chóng
đƣa vào sử dụng, khai thác, vốn nhà nƣớc nhanh chóng phát huy hiệu quả
trong phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện nguyên tắc này cần chống các
khuynh hƣớng sau:
+ Cấp phát bình quân: nghĩa là vốn đƣợc cấp phát bình quân, chia đều
cho các dự án, do vậy các dự án đều dở dang, thiếu vốn, không dứt điểm. Ở
các nƣớc đang phát triển với đặc điểm lƣợng vốn có hạn nhƣng số lƣợng dự
án lớn thƣờng thực hiện cấp phát bình quân vốn. Điều này dẫn đến các dự án
đều không hoàn thành dứt điểm, dở dang, công trình chờ vốn, công nhân chờ
vốn không có việc làm.
+ Cấp phát nhỏ giọt: lƣợng vốn cấp không phù hợp với tiến độ thi công,
với quy mô dự án, điều này ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng vốn nhà nƣớc.
- Nguyên tắc tập trung trọng tâm, trọng điểm: vốn từ ngân sách nhà
nƣớc cần có sự tập trung ƣu tiên cho các công trình, dự án trọng tâm, trọng
điểm của Nhà nƣớc. Theo nguyên tắc này, Nhà nƣớc cần có các tiêu thức cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18
thể để sắp xếp thứ tự ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ từ nguốn vốn ngân sách nhà
nƣớc. Việc sắp xếp thứ tự ƣu tiên phụ thuộc vào yêu cầu, điều kiện cũng nhƣ
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Điều này
có ý nghĩa chính trị, kinh tế xã hội rất lớn do đó cần có sự quan tâm thỏa
đáng trong quản lý vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc.
1.1.4. Đặc điểm quản lý đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương
- Đặc điểm đầu tiên là sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các
bên hữu quan nhƣ: cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ, cấp giấy
phép đầu tƣ, chủ đầu tƣ, các tổ chức tƣ vấn, cung ứng thiết bị vật tƣ, đơn vị
thi công... trong quá trình đầu tƣ và xây dựng.
- Đầu tƣ bằng ngân sách địa phƣơng chủ yếu tập trung vào xây dựng hạ
tầng kinh tế và xã hội nên trong quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa
phƣơng cần tính tới hiệu quả gián tiếp, liên đới, hiệu quả ngoại biên có tác
động rộng lớn ngoài phạm vi của dự án đầu tƣ.
- Về phƣơng pháp quản lý: quản lý đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa
phƣơng chủ yếu bằng phƣơng pháp gián tiếp, định hƣớng, đề ra các chiến
lƣợc và kế hoạch, đƣa ra các dự báo và thông tin về tình hình thị trƣờng, nhu
cầu đầu tƣ và điều tiết lợi ích cho mọi đối tƣợng trên địa bàn. Quản lý Nhà
nƣớc đóng vai trò hƣớng dẫn, hỗ trợ, giám sát và kiểm tra đối với việc sử
dụng ngân sách Nhà nƣớc để đầu tƣ.
Chính quyền địa phƣơng quản lý hoạt động đầu tƣ vừa bằng quyền lực
thông qua pháp luật và quy định hành chính có tính bắt buộc, vừa bằng các
biện pháp kinh tế thông qua các chính sách đầu tƣ.
1.2. Nội dung quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng
1.2.1. Xây dựng chiến lược đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương
Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc cho rằng: “Thông
thƣờng, một chiến lƣợc phát triển kinh tế có thể mô tả một phác thảo quá trình
phát triển nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã định trong một thời kỳ 10-20 năm;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
19
hƣớng dẫn các nhà hoạch định chính sách trong việc huy động và phân bổ các
nguồn lực. Nhƣ vậy, có thể nói chiến lƣợc cung cấp một tầm nhìn của một quá
trình phát triển mong muốn và sự nhất quán các biện pháp tiến hành. Chiến
lƣợc có thể là cơ sở cho các kế hoạch phát triển toàn diện ngắn hạn và trung
hạn, hoặc là một nhận thức tổng quát không bị ràng buộc của những ngƣời
trong cuộc trong thời kỳ đó về những triển vọng, những thách thức và những
nhu cầu đáp ứng” [Tham khảo tại tƣ duy quản lý học – Quy hoạch phát triển
KT – XH tài liệu ngày 10/6/2014]
Chiến lƣợc đầu tƣ là một phần của chiến lƣợc phát triển kinh tế, qua đó
có thể thấy ba đặc trƣng chủ yếu của một chiến lƣợc đầu tƣ nhƣ sau:
- Một là: Chiến lƣợc đầu tƣ cung cấp một tầm nhìn và định hƣớng lâu
dài, thông thƣờng là từ 10 năm trở lên, chứ không phải là những giải pháp cụ
thể, ngắn hạn.
- Hai là: Chiến lƣợc đầu tƣ làm cơ sở cho những hoạch định, kế hoạch
đầu tƣ toàn diện, cụ thể trong tầm trung hạn và dài hạn.
- Ba là: Mang tính khách quan, có căn cứ khoa học, chứ không chỉ dựa
vào mong muốn chủ quan của những ngƣời hoạch định chiến lƣợc.
+ Nội dung cơ bản của chiến lược đầu tư ở địa phương:
- Các căn cứ của chiến lƣợc: những kinh nghiệm lịch sử trong đầu tƣ
phát triển của đất nƣớc, khu vực và quốc tế; xác định xuất phát điểm về kinh
tế - xã hội của địa phƣơng, tức là đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phƣơng thời điểm bắt đầu xây dựng chiến lƣợc; đánh giá, dự báo các
nguồn lực, các lợi thế so sánh và môi trƣờng phát triển của địa phƣơng trong
thời kỳ xây dựng chiến lƣợc; đánh giá và dự báo bối cảnh quốc tế, các điều
kiện bên ngoài nhƣ tác động của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, khả
năng huy động nguồn vốn bên ngoài, ứng dụng khoa học - công nghệ,... Từ
các điều trên, làm rõ thuận lợi, thời cơ và khó khăn thách thức đối với đầu tƣ
phát triển trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20
- Các quan điểm cơ bản của chiến lƣợc đầu tƣ: các quan điểm này vừa
có ý nghĩa chỉ đạo xây dựng chiến lƣợc, vừa là tƣ tƣởng và linh hồn của bản
chiến lƣợc mà trong từng phần nội dung của chiến lƣợc phải thể hiện và quán
triệt. Hệ thống quan điểm thể hiện những nét khái quát, đặc trƣng nhất và có
tính nguyên tắc về mô hình và con đƣờng phát triển.
- Hệ thống mục tiêu: gồm có mục tiêu tổng thể và hệ thống các mục
tiêu cụ thể, chi tiết để cùng hƣớng tới hoàn thành mục tiêu tổng thể. Mục tiêu
tổng quát của chiến lƣợc đầu tƣ ở nƣớc ta trong 10 năm tới là thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Các mục tiêu cụ thể là gắn phát triển kinh
tế với sử dụng công nghệ xanh, sạch, tiến tiến; chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ hợp
lý; đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng trong nghiên cứu chế tạo và sử dụng
công nghệ hiện đại; đầu tƣ theo hƣớng phát huy lợi thế và tận dụng mọi tiềm
năng của ngành, địa phƣơng,...
- Định hƣớng và giải pháp chiến lƣợc: định hƣớng và giải pháp về cơ
cấu đầu tƣ, giải pháp về cơ chế quản lý đầu tƣ, tức là những chính sách đầu tƣ
và thể chế quản lý đầu tƣ ở địa phƣơng.
Có thể mô tả mối quan hệ của các yếu tố hình thành chiến lƣợc đầu tƣ
nhƣ sau:
Sơ đồ 1.2. Các yếu tố hình thành chiến lƣợc đầu tƣ
CÁC CĂN CỨ CỦA CHIẾN LƢỢC
HỆ QUAN ĐIỂM
MỤC TIÊU KINH TẾ
CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC
Nguồn: Tập bài giảng quản lý nhà nước về kinh tế
1.2.2. Lập kế hoạch đầu tư
Bản chất của công tác kế hoạch hóa là việc nhận thức và phản ánh tính
kế hoạch khách quan của nền kinh tế quốc dân thành hệ thống các mục tiêu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
21
những định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và những biện pháp, phƣơng tiện
và thời hạn thực hiện những mục tiêu đó nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Kế
hoạch hóa đầu tƣ là một nội dung của công tác kế hoạch hóa, là quá trình xác
định mục tiêu của hoạt động đầu tƣ và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt
đƣợc mục tiêu đó với hiệu quả cao.
+ Tác dụng của kế hoạch hóa đầu tƣ ở địa phƣơng:
- Kế hoạch hóa đầu tƣ cho biết mục tiêu và phƣơng tiện để đạt mục tiêu
đầu tƣ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
- Kế hoạch đầu tƣ phản ánh khả năng huy động vốn, tình hình bố trí, sử
dụng vốn của địa phƣơng, theo tiến độ thời gian và từng chƣơng trình dự án.
- Kế hoạch đầu tƣ cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các
lĩnh vực của nền kinh tế ở địa phƣơng. Một kế hoạch đầu tƣ hợp lý có tác
dụng giảm bớt những thất thoát và lãng phí trong đầu tƣ.
- Kế hoạch hóa đầu tƣ góp phần điều chỉnh và hạn chế những khuyết tật
của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hạn chế xu hƣớng đầu tƣ bất hợp lý, hạn chế việc
phân hóa giàu nghèo thông qua kế hoạch đầu tƣ những vùng kém phát triển.
- Kế hoạch đầu tƣ là cơ sở để các nhà quản lý dự báo những thay đổi
bên trong, bên ngoài nhằm tìm ra phƣơng sách ứng phó thích hợp.
Kế hoạch đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng là một bộ phận
của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, thể hiện việc bố trí, cân
đối các nguồn vốn ngân sách địa phƣơng và các giải pháp nhằm thực hiện
những mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Việc lập và thông qua
kế hoạch đầu tƣ thực hiện cùng với việc lập và thông qua kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm.
Đồng thời, kế hoạch đầu tƣ công ở các cấp phải tuân thủ các mục tiêu
chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch đã đƣợc phê
duyệt. Trong đó, bảo đảm ƣu tiên đầu tƣ cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực
hiện các mục tiêu chiến lƣợc và chính sách phát triển trong từng thời kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
22
Trong từng ngành, lĩnh vực, bố trí vốn tập trung cho các dự án hoàn thành
trong kỳ kế hoạch, các dự án cần đẩy nhanh tiến độ và các dự án cấp bách
khác để nâng cao hiệu quả đầu tƣ, chống thất thoát lãng phí nguồn vốn của
nhà nƣớc,…
Đối với kế hoạch đầu tƣ công hàng năm, cần phải đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch đầu tƣ công năm trƣớc cũng nhƣ nhiệm vụ đầu tƣ công
trong năm kế hoạch; từ đó đƣa ra định hƣớng đầu tƣ phát triển và cân đối
nguồn lực, cơ cấu vốn theo ngành, lĩnh vực, địa bàn...
Kế hoạch khối lƣợng vốn đầu tƣ là một bộ phận trong hệ thống kế
hoạch phát triển, nó xác định quy mô cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu tƣ xã hội
cần có và cân đối với các nguồn bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu tăng trƣởng
và phát triển kinh tế trong thời kỳ nhất định. Do đó, kế hoạch huy động vốn đầu
tƣ cần xác định đƣợc cơ cấu huy động vốn, dự kiến đƣợc khả năng huy động vốn
từ các nguồn trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và dự báo
những biến động có thể ảnh hƣởng đến nguồn cung vốn cho mục tiêu đầu tƣ đã
đề ra. Nhiệm vụ của kế hoạch huy động vốn đầu tƣ:
- Xác định nhu cầu khối lƣợng vốn đầu tƣ xã hội cần có kỳ kế hoạch,
để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, điều cơ bản là phải dựa vào kế hoạch tăng
trƣởng các mục tiêu đặt ra về tăng trƣởng GDP kỳ kế hoạch.
- Xác định tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành theo các lĩnh vực đối
tƣợng, khu vực đầu tƣ và xu hƣớng, chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới.
- Xác định nguồn đảm bảo vốn đầu tƣ có thể trong kỳ kế hoạch.
Nhƣ vậy, trên cơ sở danh mục các dự án đầu tƣ đủ điều kiện ghi vốn và
kế hoạch huy động vốn trong kỳ kế hoạch, cơ quan soạn thảo kế hoạch đầu tƣ
tiến hành phân bổ vốn cho các dự án sao cho đảm bảo nguyên tắc ƣu tiên các
dự án trọng điểm, các dự án có khả năng hoàn thành trong kỳ. Đây là bƣớc rất
quan trọng, thể hiện đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nƣớc, là khâu đầu tiên định hình nên diện mạo phát triển sau này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
23
1.2.3. Thẩm định nhà nước dự án
Thẩm định dự án là quá trình thẩm tra, xem xét một cách khách quan,
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá tính hợp
lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó ra các quyết đinh đầu tƣ
hoặc cho phép đầu tƣ và triển khai dự án. Nhƣ vậy, thẩm định dự án đầu tƣ là
một quá trình giải quyết các công việc sau:
- Rà soát lại toàn bộ nội dung dự án đã đƣợc lập, xem có đầy đủ hay
không, nếu còn thiếu thì yêu cầu chủ đầu tƣ bổ sung theo đúng quy định.
- So sánh một cách có hệ thống các tính toán và các chỉ tiêu của dự án
với các tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc, hoặc những tiêu chuẩn mà nhà đầu
tƣ kỳ vọng.
- Kết luận dự án có đƣợc đầu tƣ hay không?
Mục tiêu của thẩm định dự án là xác định giá trị thực của dự án trên cơ
sở so sánh với các tiêu chuẩn chấp nhận dự án hoặc với các dự án thay thế
khác; trong đó giá trị thực của một dự án đƣợc thể hiện ở những tính chất sau:
tính pháp lý, tính hợp lý, tính thực tiễn và tính hiệu quả.
Nhìn chung, đối với các dự án đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc
thì hồ sơ thẩm định bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ trình thẩm dịnh của chủ đầu tƣ lên cấp có thẩm quyền thẩm định
và quyết định đầu tƣ
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (báo cáo tiền khả thi hoặc báo cáo khả thi)
- Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tƣ cách pháp nhân, năng lực
(năng lực kinh doanh, năng lực tài chính) của chủ đầu tƣ
- Các văn bản xác nhận sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển
ngành, địa phƣơng
- Các tài liệu khác có liên quan, theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền
thẩm định và quyết định đầu tƣ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
24
Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phân cấp quyết định đầu tƣ của
UBND cấp huyện, thì cơ quan đƣợc UBND cấp huyện giao chức năng tiến
hành thẩm định các dự án đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng là phòng
Tài chính - Kế hoạch cùng cấp. Tùy vào từng tính chất dự án, quy mô nguồn
vốn mà UBND huyện sẽ giao cho đại diện của mình là Ban quản lý các dự án
đầu tƣ và thực hiện xây dựng cơ bản hoặc trực tiếp đơn vị sử dụng công trình
làm chủ đầu tƣ.
1.2.4. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tư
Giải phóng mặt bằng là việc Nhà nƣớc thu hồi đất đai đã đƣợc giao cho
cá nhân, tổ chức, hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý theo chính sách đất
công để tạo mặt bằng xây dựng cho các dự án đã đƣợc phê duyệt đầu tƣ. Khi
thu hồi đất, Nhà nƣớc đã có chính sách về tính toán bồi thƣờng, hỗ trợ, chính
sách tái định cƣ, hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định việc làm đối với ngƣời bị
thu hồi đƣợc quy định trong Luật Đất đai và các nghị định, thông tƣ hƣớng
dẫn thi hành.
Giải phóng mặt bằng hiện đang là một vấn đề đƣợc thảo luận nhiều
trong công tác ban hành luật, bởi đây không chỉ là một trong những nguyên
nhân gây kéo dài tiến độ của các dự án nói chung và dự án đầu tƣ công nói
riêng, mà còn bởi công tác này có tác động trực tiếp và lâu dài đến ngƣời dân
xung quanh nơi thực hiện dự án. Quan niệm của ngƣời Việt Nam "an cƣ mới
lạc nghiệp", do vậy việc thu hồi đất để thực hiện các dự án công của Nhà
nƣớc cần có những chính sách phù hợp, đảm bảo cao nhất sự ổn định và nâng
cao đời sống của ngƣời bị thu hồi đất.
Những giải pháp cần đƣợc thực hiện đồng bộ trong công tác giải phóng
mặt bằng là: quy hoạch sử dụng đất tổng thể, quy hoạch chi tiết chi tiết phải
đảm bảo tính chính xác, kịp thời và công khai; quản lý đất công chặt chẽ;
tuyên truyền, phổ biến đầy đủ chủ trƣơng thực hiện dự án, các chính bồi
thƣờng, hỗ trợ đến ngƣời dân quanh vùng dự án; tính đúng và đủ tài sản của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25
ngƣời dân, hƣớng dẫn ngƣời bị thu hồi đất thực hiện kê khai đất và tài sản
trên đất trung thực, chính xác; thực hiện tốt việc bố trí tái định cƣ.
Một trong những vấn đề hiện đang đƣợc quan tâm, bàn thảo liên quan
đến công tác này là việc xác định thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất, quá trình
sử dụng đất và việc xây dựng giá đất, tài sản bồi thƣờng. Luật Đất đai của
Việt Nam đƣợc xây dựng năm 1988 đã trải qua 2 lần thay thế vào các năm
1993, 2003 và hiện đang tiếp tục đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều
kiện áp dụng thực tế. Qua các lần thay thế, sửa đổi nhƣ vậy, các chính sách
làm cơ sở cho việc tính toán giải phóng mặt bằng cũng thay đổi. Qua thực tế
cho thấy, việc thay đổi này đã tác động không nhỏ và thƣờng theo hƣớng tiêu
cực đến tâm lý của ngƣời dân bị thu hồi đất; công tác xác minh nguồn gốc,
thời điểm , quá trình sử dụng đất tại cơ sở xóm, xã còn tồn tại nhiều sơ hở dẫn
đến sự không công bằng và những khiếu kiện về đất đai nhất là trong lĩnh vực
bồi thƣờng giải phóng mặt bằng không ngừng tăng trong những năm qua.
1.2.5. Thực hiện quản lý, tổ chức xây dựng công trình
Việc thực hiện xây dựng công trình phải đảm bảo các nguyên tắc, tiêu
chuẩn xây dựng đã đƣợc quy định trong Luật xây dựng và các văn bản hƣớng
dẫn thi hành. Việc xây dựng các công trình dự án công có đặc điểm là việc
quản lý chi phí, giá đầu vào đều đƣợc quy định cụ thể thành văn bản quy
phạm pháp luật, điều này giúp các nhà quản lý có một công cụ hữu hiệu trong
việc quản lý chi phí đầu tƣ.
Có thể nói, xây dựng cơ bản là một trong những khâu có nhiều tiêu cực
nhất trong thực hiện đầu tƣ, bởi nó không chỉ là nội dung chính của quá trình
thực hiện đầu tƣ 1dự án mà còn vì lƣợng vốn đầu tƣ trong giai đoạn này rất
lớn với khối lƣợng công việc đáng kể. Do đó, công tác quản lý của Nhà nƣớc
trong giai đoạn này cũng nặng nề và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Các dự án đầu tƣ công bằng nguồn ngân sách địa phƣơng chủ yếu đƣợc
giao cho các ban quản lý xây dựng đƣợc thành lập trực thuộc UBND các cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
26
làm chủ đầu tƣ. Ban quản lý dự án là một đơn vị hành chính sự nghiệp, chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật và với Chủ tịch UBND cấp chủ quản trong việc
quản lý chất lƣợng, chi phí và tiến độ thực hiện thi công các công trình. Tùy vào
điều kiện thực tế và quan điểm quản lý của từng địa phƣơng, ban quản lý dự án
đầu tƣ có thể thực hiện các công đoạn từ giải phóng mặt bằng đến thi công công
trình hoặc có thể chỉ thực hiện quản lý giai đoạn thi công công trình.
1.2.6. Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương
Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng là
quá trình cho phép các nhà quản lý đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác đầu tƣ,
so sánh các kết quả đạt đƣợc với kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra và sử dụng các
phƣơng pháp điều chỉnh thích hợp để đạt đƣợc những mục tiêu nhƣ ý muốn.
Việc kiểm tra việc thực hiện dự án đi đôi với công tác giám sát trong
suốt quá trình thực hiện dự án. Việc kiểm tra cần đƣợc lên kế hoạch từ khi lập
dự án, tiến hành kiểm tra ở mọi công đoạn thực hiện dự án, trên các mặt: tiến
độ thực hiện dự án, tình hình tài chính, nhân sự, phạm vi và chất lƣợng dự
án,...Kế hoạch kiểm tra cần đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố bên
trong và bên ngoài đến việc thực hiện mục tiêu dự án. Nhà quản lý cần xác
định cơ chế kiểm soát: ai, khi nào và làm thế nào để kiểm soát đƣợc dự án;
xác định các tiêu chuẩn chất lƣợng làm căn cứ tham chiếu và đặc biệt là công
tác quản lý rủi ro, đây là phần công việc hay bị bỏ quên trong khi lập dự án và
cả khi thực hiện ở các dự án đầu tƣ bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Thực
hiện quản lý rủi ro, các nhà quản lý cần xác định, phân tích các rủi ro liên
quan và phác thảo các đối sách xử lý rủi ro: chấp nhận, ngăn ngừa, giảm thiểu
hậu quả, phân bổ rủi ro, thay đổi giải pháp công nghệ hoặc dừng dự án.
Đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc hiện nay đã đƣợc phân cấp nhiều cho địa
phƣơng, cơ quản chủ quản chủ yếu xử lý ở khâu hậu kiểm, việc hậu kiểm có
hạn chế là xử lý những việc đã rồi, khi các dự án đã triển khai xong và bắt đầu
đi vào khâu vận hành. Vì vậy cơ chế kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27
thực hiện dự án có vai trò vô cùng quan trọng. Thực hiện kiểm tra việc thực
hiện dự án tốt giúp cho nhà đầu tƣ thông qua ngƣời quản lý luôn theo sát đƣợc
dự án, nắm bắt những biến động so với kế hoạch và có những biện pháp cần
thiết, kịp thời điều chỉnh để dự án không xa rời mục tiêu đã đặt ra. Tránh sự
lãng phí, khó khăn cho các công đoạn thực hiện tiếp sau hay khi dự án đi vào
vận hành khi phải khắc phục những khiếm khuyết do công đoạn trƣớc để lại.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý đầu tư bằng vốn ngân sách
địa phương
1.3.1. Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nước
Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc là khả năng thực hiện chức
năng quản lý xã hội và phục vụ nhân dân của bộ máy quản lý hành chính. Các
yếu tố cấu thành năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc gồm:
- Hệ thống tổ chức hành chính đƣợc thiết lập trên cơ sở phân định rành
mạch chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ
thống hành chính.
- Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính đƣợc ban hành có căn cứ khoa
học, hợp lý, tạo nên khuôn khổ pháp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp
nhàng, nhanh nhạy, thông suốt của bộ máy quản lý.
- Đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo
đức, trình độ và kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp
ứng các yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ.
- Tổng thể các điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính cần và đủ để đảm
bảo cho hoạt động công vụ có hiệu quả
Năng lực quản lý của Nhà nƣớc phụ thuộc vào chất lƣợng tổng hòa của
các yếu tố trên, nó quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc
trong đó có hiệu lực và hiệu quả trong quản lý đầu tƣ công.
Đây là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quản lý đầu tƣ và kết
quả đạt đƣợc của dự án. Để dự án đạt đƣợc kết quả mong muốn, các cơ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
28
thực hiện đầu tƣ công và quản lý đầu tƣ công cần phải đảm bảo sự thống nhất
giữa các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức (sự hiểu biết,
trình độ, năng lực). Phải đảm bảo những ngƣời phụ trách chính trong dự án có
trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án.
Ngoài yếu tố năng lực của cơ quan quản lý Nhà nƣớc thì năng lực của
các nhà thầu tƣ vấn, nhà thầu xây dựng, giám sát cũng là những nhân tố ảnh
hƣởng rất lớn đến công tác quản lý đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng. Hiện nay
năng lực của nhiều nhà thầu tƣ vấn, xây lắp còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
cả về chất và lƣợng. Hệ quả là sự yếu kém này ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến
độ, chất lƣợng và hiệu quả của các dự án đầu tƣ công.
Theo kết quả điều tra có 91% cho rằng năng lực quản lý của cơ quan Nhà
nƣớc có ảnh hƣởng tới việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.
1.3.2. Nguồn kinh phí
Kinh phí là nhân tố không thể thiếu khi thực hiện bất kỳ một dự án đầu
tƣ công hay tƣ nhân. Khi muốn thực hiện mọi công việc đều phải lên kế hoạch
chuẩn bị đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạt động của nó. Đối với các hoạt
động đầu tƣ từ nguồn ngân sách địa phƣơng, chủ yếu là đầu tƣ xây dựng cơ
bản có đặc điểm thời gian đầu tƣ kéo dài nên vấn đề kinh phí lại càng cần
quan tâm chặt chẽ. Do nguồn ngân sách Trung ƣơng nói chung hay địa
phƣơng nói riêng thƣờng phải chi đồng thời cho nhiều nội dung khác nhau,
nhiều dự án khác nhau nên việc đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động đầu tƣ
diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng.
Thực tế hiện nay, việc phân bổ vốn đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ vẫn
chƣa hợp lý, chƣa tính đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, đến khi
triểu khai xây dựng dự án thì mới đƣợc tính toán. Đa số các dự án đều vƣợt
thời gian cân đối vốn theo quy định. Điều này ảnh hƣởng đến tiến độ thi công,
tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ, tăng các nguy cơ, rủi ro đối với dự án, gây lãng
phí và giảm hiệu quả quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29
Tiến độ giải ngân của đa số các dự án đầu tƣ còn chậm cho dù hiện nay
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo cụ thể.
Điều này là do cơ chế chính sách, thủ tục đầu tƣ chƣa đảm bảo, việc phân bổ
vốn cho các dự án vẫn chƣa hợp lý. Công tác quyết toán vốn đầu tƣ còn chậm,
một số dự án đã hoàn thành đƣa vào sử dụng rất lâu nhƣng các chủ đầu tƣ vẫn
chƣa nộp báo cáo quyết toán hoặc đã nộp nhƣng hồ sơ quyết toán chƣa đƣợc
thẩm tra, phê duyệt trong năm tài chính vẫn còn nhiều. Những thực tế này đã
ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý đầu tƣ công.
Theo kết quả điều tra (tại phụ lục số 01) có 100% cho rằng nguồn kinh
phí của cơ quan Nhà nƣớc có ảnh hƣởng tới việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn
vốn ngân sách địa phƣơng.
1.3.3. Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật
Việc thực hiện đầu tƣ công liên quan rất nhiều đến cơ chế và thủ tục
hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý Ngân sách. Về
nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra sự ổn định và rành mạch cho
hoạt động quản lý, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án đƣợc thuân lợi. Các
quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, đảm bảo
định hƣớng cho hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đã đề ra.
Hiện nay, Chính phủ đang từng bƣớc hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn
công tác đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc,cải thiện chính sách
và cơ chế để tƣ vấn, giám sát và quản lý dự án theo hƣớng minh bạch hơn,
xác định cụ thể trách nhiệm của từng khu vực, từng cấp, đồng thời tăng cƣờng
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và khắc phục các dự án thiếu hiệu quả,
các khoản đầu tƣ không nằm trong quy hoạch tổng thể, thất thoát, tham
nhũng. Tuy nhiên, nhìn chung các thủ tục hành chính và các quy định trong
quản lý đầu tƣ công ở nƣớc ta còn chậm, thiếu và không đồng bộ. Sự thống
nhất giữa các thủ tục hành chính, quy định của pháp luật trong lĩnh vực này và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30
cơ chế tổ chức, quản lý bộ máy vận hành chúng chƣa cao. Thực tế cho thấy
nhu cầu và sự chín muồi cấp bách cần có Luật Đầu tƣ công làm căn cứ pháp
lý và cơ sở chung thực hiện phối hợp chính sách trong quản lý và nâng cao
hiệu quả đầu tƣ công.
Theo kết quả điều tra (tại phụ lục số 01) có 47% cho rằng thủ tục hành
chính và các quy định của pháp luật có ảnh hƣởng và 53% ý kiến cho rằng
không ảnh hƣởng tới việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.
1.3.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên
Các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học-công nghệ, vị trí
địa lý, môi trƣờng nơi thực hiện dự án... đều có ảnh hƣởng đến công tác quản
lý và kết quả đạt đƣợc của dự án đầu tƣ. Những yếu tố này khi có biến động
đôi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh dự án hoặc ngƣng không thực hiện dự án
nữa do không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Sản phẩm của dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu
là các công trình xây dựng cơ bản. Với đặc điểm thời gian tiến hành một dự
án đầu tƣ dài, các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đƣợc
tạo dựng lên do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hƣởng lớn
đến quá trình thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ quản lý dự án.
Có thể thấy hiện nay, kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi hai yếu tố:
nội lực nền kinh tế còn nhiều hạn chế và những tác động tiêu cực từ bên
ngoài. Thực tế là nền kinh tế thế giới đang có sự suy giảm và nhiều biến động
từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay. Sự suy giảm này
có tác động lớn đến thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ giá cả của
các đầu vào nhập khẩu quan trọng trong đời sống cũng nhƣ sản xuất. Những
tác động này làm cho cơ chế, chính sách tiền lƣơng, nhân công, ca máy thay
đổi liên tục trọng thời gian qua, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản
lý các dự án đầu tƣ công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
31
1.3.5. Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan
Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc
thực hiện dự án. Các dự án công bị ngƣời dân phản đối, gây chậm trễ ngay từ
khâu giải phóng mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn về sau. Bên cạnh đó mỗi dự
án đƣợc thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tƣợng
khác nhau và do đó cũng nhận đƣợc sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối
tƣợng tƣơng ứng.
Sự ủng hộ hay phản đối này có ảnh hƣởng lớn nhất là đến tiến độ thực
hiện dự án, nếu không dự báo đƣợc trƣớc và có những chuẩn bị tốt để kịp thời
xử lý sẽ gây thất thoát, lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nƣớc.
Mặt khác nếu ta làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện
đúng, đầy đủ các trình tự theo quy định thì sẽ tránh đƣợc tình trạng trên và
tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của ngƣời dân tại nơi dự án đƣợc thực hiện cũng
nhƣ các nhóm lợi ích có liên quan trong xã hội.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học cho thị xã sông công
trong việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng
ịa phương về công tác quản lý đầu tư bằng
nguồn vốn ngân sách địa phương
công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
địa phương của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện chƣơng trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo
nông thôn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao. Thu nhập bình
quân đầu ngƣời khu vực nông thôn từ 17,28 triệu đồng (năm 2011) tăng lên
21,9 triệu đồng (năm 2012) và đạt trên 27 triệu đồng/ngƣời năm 2013. Hạ
tầng thiết yếu đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng; hệ thống điện lƣới, viễn thông
đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; mạng
lƣới chợ nông thôn đƣợc nâng cấp, xây mới, góp phần phục vụ nhu cầu trao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32
đổi, lƣu thông hàng hóa, mở rộng thị trƣờng. Sự nghiệp văn hóa, xã hội có
nhiều tiến bộ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa đƣợc
triển khai tích cực. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ và
nhân dân đƣợc quan tâm. Hệ thống quản lý, thực hiện Chƣơng trình XDNTM
của các cấp đã đƣợc thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động hiệu quả. Nhận
thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông
thôn mới đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây
dựng nông thôn mới đã từng bƣớc đƣợc xác định rõ ràng; các chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất của Trung ƣơng, tỉnh đƣợc triển khai kịp thời, sâu rộng
qua các đề án, chƣơng trình, kế hoạch cụ thể.
Thực tiễn cho thấy, địa phƣơng nào có cán bộ chủ chốt thông hiểu,
trách nhiệm, tâm huyết, chú ý công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho
ngƣời dân, tạo ra đƣợc sự đồng thuận cao thì sẽ dễ huy động cả hệ thống
chính trị vào cuộc và đều đạt kết quả cao trong thực hiện các tiêu chí. Tại
phƣờng, xã đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Chƣơng trình luôn đƣợc cập
nhật thông tin, đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ thƣờng xuyên; đặc biệt
trong giai đoạn đầu còn lúng túng, chƣa có kinh nghiệm, nên việc trang bị
những kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới nhƣ: Nội dung, trình tự
các bƣớc tiến hành, cơ chế huy động các nguồn lực, quản lý tài chính; quản lý
xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán...luôn đƣợc quan
tâm và tổ chức thực hiện thƣờng xuyên đến từng cơ sở. Từ đó góp phần nâng
cao năng lực, trách nhiệm, tâm huyết cho cán bộ chuyên trách trong việc xây
dựng nông thôn mới.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tháng 10/2014
của Cục Thống kê Vĩnh Phúc)
công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
địa phương của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
đƣợc tái lập ngày 1/1/1997 với vị trí thuận lợi, là đầu
mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33
mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời. Ngày 26
tháng 1 năm 2006, thủ tƣớng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc
Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Sau hơn 16 năm tái lập, Thành phố Bắc Ninh đã từng bƣớc tiến dần trên
con đƣờng CNH, HÐH. Năm 2013, tăng trƣởng kinh tế của thành phố đạt
12,3%, Những thành công mà thành phố Bắc Ninh đạt đƣợc trong thời gian qua
trƣớc hết là nhờ sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân, tập trung giải quyết
các vƣớng mắc, tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, đem lại lợi thế cạnh tranh.
Các cấp, các ngành trực thuộc UBND thành phố đã xác định, muốn thu
hút đƣợc các nhà đầu tƣ trƣớc hết phải tạo dựng đƣợc môi trƣờng đầu tƣ hấp
dẫn. Cùng với đó là sự thông thoáng, nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục
hành chính, hỗ trợ DN về thông tin, thị trƣờng, làm tốt công tác an ninh - trật
tự, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề. Đồng thời, tuân
thủ các quy chuẩn, thủ tục và quy trình đầu tƣ XDCB theo quy định; thực hiện
tiết kiệm trong đấu thầu; tăng cƣờng giám sát và kiểm tra, xử lý kịp thời các vi
phạm; kiểm soát chặt chẽ quy trình công tác thanh quyết toán khối lƣợng hoàn
thành của các công trình, dự án. Chủ động áp dụng các biện pháp xử lý nợ
đọng XDCB theo các nguyên tắc phân bổ vốn XDCB, không làm phát sinh
thêm nợ đọng.
Thanh tra nhà nƣớc các cấp xã, phƣờng, ngành theo chức năng nhiệm
vụ đƣợc giao tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tƣ sử
dụng vốn Ngân sách Nhà nƣớc để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn NSNN có
hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm theo quy định, tránh việc thực hiện
quyết toán công trình sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực ngân sách Nhà
nƣớc và xã hội.
(Nguồn: Báo Bắc Ninh - tăng cường quản lý dầu tư xây dựng từ nguồn
ngân sách Nhà nước).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
34
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thị xã Sông Công trong công tác quản lý
đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần chú
ý hiệu quả. Có thể nói theo đuổi hiệu quả tốt nhất quản lý trong đầu tƣ XDCB
là điểm xuất phát căn bản của tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc. Các bài học kinh
nghiệm cho thị xã Sông Công là:
Thứ nhất, cần có một hƣớng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lý trong
đầu tƣ XDCB, các phƣơng pháp đánh giá, kỹ thuật đánh giá và các chỉ tiêu
đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực đầu tƣ XDCB.
Thứ hai, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan
đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý trong đầu tƣ XDCB
có thông tin, kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao
hiệu quả đầu tƣ XDCB.
Thứ ba, chú trọng hơn trong việc tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nhân
viên quản lý chuyên nghiệp tham gia quản lý trong đầu tƣ XDCB.
Thứ tư, quy định trách nhiệm rõ ràng trong từng khâu quản lý trong
đầu tƣ XDCB. Đề cao trách nhiệm của ngƣời quyết định đầu tƣ, ngƣời quyết
định đầu tƣ có đủ trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm kết quả đầu tƣ.
Thứ năm, tăng cƣờng tính hiệu lực của đánh giá và sau đánh giá. Các
đánh giá đƣợc sử dụng để rút kinh nghiệm cho các năm sau, đặc biệt là quy định
rõ trách nhiệm đối với các sai phạm, thất thoát do quản lý. Đánh giá là cơ sở cho
việc thƣởng phạt nhằm tránh lặp lại sai phạm trong quản lý đầu tƣ XDCB.
Thứ sáu, coi trọng công tác lập kế hoạch đầu tƣ, đặc biệt là kế hoạch
đầu tƣ phải gắn chặt chẽ với ngân sách, chính sách và chiến lƣợc phát triển
của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
35
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn Ngân sách địa
phƣơng của thị xã Sông Công nhƣ thế nào?
- Hạn chế? Nguyên nhân nào dẫn tới những hạn chế?
- Giải pháp nào để có thể hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng
nguồn vốn Ngân sách địa phƣơng của thị xã Sông Công?
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Thông qua việc thu thập tài liệu, báo cáo của các cơ quan đơn vị trên
địa bàn nghiên cứu nhƣ: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, UBND thị xã
Sông Công, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh
tế, Phòng Thống kê; thông tin từ các trang Web, báo điện tử của các tỉnh,
thành phố trên toàn quốc. Thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ,
bảng biểu.
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ tiêu để phân tích, đánh
giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các dự án đầu tƣ vào phát triển
nông thôn với tình hình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội tại địa phƣơng
thông qua số liệu tuyệt đối, tƣơng đối.
+ Phƣơng pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh số tuyệt đối, số tƣơng
đối, số bình quân để đánh giá và kết luận về mối liên hệ giữa sự vật và hiện
tƣợng theo thời gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
36
+ Phƣơng pháp đối chiếu: Đánh giá đƣợc thực trạng khó khăn, thuận
lợi để từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ từ nguồn
vốn ngân sách Nhà nƣớc.
+ Phƣơng pháp hệ thống hoá tài liệu thu thập đƣợc làm cơ sở cho
việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân
sách địa phƣơng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Khảo sát các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản
Lập bảng khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản nhƣ: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thủ tục hành chính và
các quy định của pháp luật, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ
CNV trong quản lý chi NSNN cho đầu tƣ XDCB…
Bảng 2.1. Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý
Nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB
Nhân tố
STT
1
Điều kiện tự nhiên
2
Điều kiện kinh tế
3
Điều kiện xã hội
4
5
Mức độ ảnh hƣởng
Có
Không
Thủ tục hành chính và các quy định của
pháp luật
Công luận và thái độ của các nhóm có
liên quan
6
Nguồn kinh phí
7
Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc
8
Các nhân tố khác (nếu có)…..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
37
+ Khảo sát công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa
phương tại thị xã Sông Công
Khảo sát từng nội dung của quy trình quản lý trong đầu tƣ XDCB trên
địa bàn nhƣ: Công tác quy hoạch, lập kế hoạch, lập và thẩm định dự án đầu
tƣ, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tƣ, công tác quản lý quá trình
thực hiện đầu tƣ, công tác thanh tra và kiểm tra… Việc này giúp khảo sát toàn
bộ hoặc trong từng khâu nội dung của quản lý đầu tƣ XDCB. Kết quả khảo sát
sẽ đƣợc phân tích để chứng minh những điểm mạnh, điểm yếu trong từng
khâu của quy trình quản lý trong đầu tƣ XDCB.
Bảng 2.2. Khảo sát quy trình trong quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn
ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công
Nhân tố
STT
1
Công tác Quy hoạch
2
Công tác lập kế hoạch
3
4
5
6
7
Tốt
Khá
Trung bình Kém
Công tác lập, thẩm định dự án
đầu tƣ
Công tác giải phóng mặt bằng
thực hiện đầu tƣ
Công tác quản lý thực hiện đầu tƣ
Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực
đầu tƣ XDCB
Công tác khác (nếu có)…..
Khảo sát đƣợc thực hiện đối với các đơn vị có sử dụng, quản lý vốn
NSNN trong đầu tƣ XDCB, sử dụng 32 phiếu khảo sát đối với một số đơn vị
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhƣ:
- UBND các xã, phƣờng trực thuộc trên địa bàn thị xã: 10 phiếu
- Ban quản lý các dự án đầu tƣ và xây dựng thị xã Sông Công : 8 phiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
38
- Kho bạc Nhà nƣớc Thị xã Sông Công: 01 phiếu
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sông Công: 02 phiếu
- Phòng Kinh tế: 02 phiếu
- Phòng Y Tế: 02 phiếu
- Phòng Quản lý đô thị: 02 phiếu
- Phòng Tài chính – Kế hoạch: 05 phiếu
Tổng phiếu khảo sát là 32 phiếu, thu về hợp lệ 32 phiếu. Sử dụng 32
phiếu để phân tích.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phƣơng pháp chuyên gia: Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý
kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đầu tƣ dự án...
- Phƣơng pháp ứng dụng phần mềm tin học Exel để xây dựng bảng
Căn cứ vào tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tƣ XDCB hàng
năm, so sánh với dự toán đƣợc duyệt, để tiến hành tính tỉ lệ phần trăm thực
hiện so với dự toán theo bảng sau:
Bảng 2.3. So sánh tình hình thực hiện chi NSNN
trong đầu tƣ XDCB so với kế hoạch
Năm
Dự toán
Thực hiện
% thực hiện/dự toán
1
2
…
N
Phân tích tình hình thực hiện chi đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn
NSNN so với dự toán giúp đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá
trình quản lý đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN để từ đó phát hiện vƣớng mắc,
tồn tại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
39
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của thị xã Sông Công
thị xã;
-
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế - xã hội của thị xã qua các năm;
thị xã.
- Chỉ tiêu về kế hoạch vốn đầu tƣ;
- Chỉ tiêu về thu, chi ngân sách;
- Chỉ tiêu về lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý đầu tư bằng nguồn
vốn ngân sách địa phương tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên
thị xã Sông Công
2010-2014 (giao thôn
,...)
trung giai đoạn 2010-2014;
;
;
+ Nguồn vốn vay XD K
;
+ Nguồn vốn chƣơng trình 134, 135;
;
+ Nguồn vốn đầu tƣ thu cấp quyền sử dụng đất;
+ Nguồn vốn đầu tƣ theo hình thức vay tín dụng ƣu đãi,…
- Kết quả thực hiện quản lý, thực hiện dự án dầu tƣ xây dƣng cơ bản;
- Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tƣ;
- Kết quả thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
40
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ BẰNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 2010-2013
3.1. Khái quát về thị xã Sông Công
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
+ Vị trí địa lý:
Thị xã Sông Công với diện tích tự nhiên là 82,76 km2 với 10 đơn vị
hành chính gồm 06 phƣờng và 04 xã, thuộc vùng ảnh hƣởng công nghiệp
xung quanh thủ đô Hà Nội. Thị xã Sông Công là một đô thị công nghiệp, trung
tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía nam của tỉnh Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km và cách Hà Nội 60km. Với vị trí địa
kinh tế quan trọng trên trục kinh tế giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc
Bắc Bộ, thị xã Sông Công có nhiều cơ hội để khai thác các tiềm năng sẵn có cho
phát triển kinh tế - xã hội trong đó có đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng.
+ Đặc điểm địa hình và khí hậu và thủy văn
* Địa hình
Thị xã Sông Công đƣợc dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông
và phía Tây tạo thành 2 nhóm cảnh quan chính:
- Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và
thấp, có độ cao trung bình từ 25-30 m.
- Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao
từ 80-100 m; một số đòi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố
dọc theo ranh giới phía tây thị xã.
* Khí hậu
Thị xã Sông Công nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình trong năm khoảng 22-230C, tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ
trung bình khoảng 28-290C, nóng nhất lên tới 360C. Lƣợng mƣa trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
41
năm khoảng 2330 mm, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau.
* Thủy văn
Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thị xã, là một trong 3
phụ lƣu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lƣu nhỏ ở thƣợng nguồn khu
vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa, Thái
Nguyên. Sông Công chảy qua thị xã có chiều dài 14,8 km. Ngoài ra trên địa
bàn thị xã còn có 103.59 ha diện tích mặt nƣớc chuyên dùng với hệ thống các
hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nắc (4,5 ha),
hồ Cổ Rắn (6,2 ha) vừa bổ sung nhu cầu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt vừa
là địa điểm thu hút khách du lịch.
+ Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2012 tài nguyên đất
của thị xã có 8.276,27 ha, bao gồm các loại đất chính sau:
- Đất nông, lâm, ngƣ nghiệp: diện tích 6.399 ha, chiếm 77,32% diện
tích tự nhiên của thị xã, trong đó đất nông nghiệp có diện tích 1.896,91 ha
(chiếm 22,92% diện tích tự nhiên).
- Đất phi nông nghiệp: diện tích 1.817,38 ha chiếm 21,96% diện
tích tự nhiên.
- Đất chƣa sử dụng: diện tích 59,89 ha chiếm 0,72% diện tích tự nhiên.
* Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc mặt: nguồn nƣớc mặt của thị xã Sông Công chủ yếu là từ
sông Công chảy qua thị xã theo hƣớng Bắc-Nam. Ngoài ra trên địa bàn thị xã,
hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào, hệ thống thủy lợi gồm hồ
Ghềnh Chè, hồ Núi Cốc, các sông suối, hồ đập nhỏ có trữ lƣợng và chất lƣợng
nƣớc khá tốt, là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất nông nghiệp và
nƣớc sinh hoạt cho thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
42
Nguồn nƣớc ngầm: thị xã Sông Công thuộc vùng nghèo nƣớc dƣới đất,
nguồn nƣớc ngầm phân bố không đều, trữ lƣợng nƣớc ở các lỗ khoan khá
thấp. Chất lƣợng chủ yếu là nƣớc nhạt, môi trƣờng trung tính, không độc hại
tuy nhiên dễ bị thẩm thấu ô nhiễm do nƣớc mặt.
* Tài nguyên khoáng sản
Thị xã Sông Công không có lƣợng khoáng sản dự trữ lớn nhƣ một số
huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn địa phƣơng chỉ có các loại
đá xây dựng, đất giàu sét có độ kết vón lớn (trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc
sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Đặc điểm xã hội
+ Dân cư
Thị xã Sông Công là địa bàn chung sống của 12 dân tộc anh em trong
đó dân tộc Kinh chiếm 96,73%, các dân tộc khác chiếm 3,27% dân số gồm
các dân tộc Sán Dìu, Tày, Nùng, H’Mông, Sán Cháy, Ngài,...
Bảng 3.1. Hiện trạng dân số thị xã Sông Công 2010-2013
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2011
2012
2013
Ngƣời
49.400
49.580
49.840
50.438
+ Khu vực thành thị
Ngƣời
26.380
26.029
26.577
32.214
+ Khu vực nông thôn
Ngƣời
23.020
23.551
23.263
18.224
- Tỷ lệ đô thị hóa
%
53,4
52,5
53,3
63,9
- Tổng số hộ
Hộ
12.787
14.769
14.800
15.080
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên
‰
12,1
3,6
5,2
12,0
Tổng dân số
- Trong đó:
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Sông Công năm 2013
Năm 2013, dân số toàn thị xã là 50.438 ngƣời, trong đó 32.214 ngƣời
sống trong nội thị chiếm 63,9%, dân số các xã ngoại thị là 18.224 ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
43
chiếm 36,1%. Mật độ trung bình là 609 ngƣời/km. Tỷ lệ tăng dân số đã có sự
gia tăng đột biến vào năm 2013 với 1,2%/năm.
+ Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số trong độ tuổi lao động của thị
xã là 31.200 ngƣời chiếm 61,8 % dân số, trong đó lao động trong các ngành
kinh tế quốc dân 30.280 ngƣời chiếm 97%, lao động chƣa có việc làm là 920
ngƣời chiếm 3% tổng lực lƣợng lao động. Lao động có việc làm trong các
ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 55,1%; lao động công nghiệp, xây dựng,
vận tải chiếm 28,1% và lao động trong các ngành dịch vụ chiếm 16,8%.
+ Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã Sông Công trong thời gian
qua phát triển khá toàn diện cả về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng. Mạng lƣới
trƣờng học ở các cấp học cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của học sinh.
100% các xã, phƣờng duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo
dục trung học cơ sở.
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào các bậc học, cấp học đều tăng,
chất lƣợng giáo dục cũng không ngừng đƣợc cải tiến. Các điều kiện phục vụ
cho giảng dạy đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng chuẩn quốc gia, các loại hình
trƣờng lớp đƣợc phát triển đa dạng. Trong 4 năm qua, hệ thống các trƣờng
phổ thông trên địa bàn đã đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất từ nguồn vốn kiên cố
hóa trƣờng lớp học với tổng mức đầu tƣ trên 6 tỷ đồng.
+ Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Đến hết năm 2013, 10/10 đơn vị hành chính của thị xã đã có trạm y tế,
trong đó 07 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Các cơ sở y tế trên địa bàn
trong những năm qua đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe
nhân dân có nhiều tiến bộ, các chỉ số sức khỏe cộng đồng chủ yếu đều đƣợc
nâng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
44
+ Các vấn đề xã hội khác
- Xóa đói, giảm nghèo đƣợc coi là một trong những nội dung ƣu tiên
hàng đầu trong các mục tiêu phát triển xã hội. Thị xã Sông Công đã khuyến
khích, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; tƣ vấn,
hỗ trợ các hộ gia đình tham gia các dự án phát triển sản xuất; hỗ trợ nguồn
vốn giải quyết việc làm, các chính sách an sinh xã hội đƣợc cấp, các ngành
ngày càng quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Với mục tiêu xóa hộ đói, không để tái nghèo và mỗi năm giảm từ 2% 3% hộ nghèo, tuy vậy với chuẩn nghèo mới quy định tại Chỉ thị
1752/2010/CT-TTg, năm 2011 toàn thị xã Sông Công có 1.277 hộ nghèo
chiếm tỷ lệ 10,29%. Đây là một thách thức và cũng là động lực để đẩy mạnh
công tác xóa đói giảm nghèo của thị xã.
- Các hoạt động xã hội, chăm sóc ngƣời có công, đền ơn đáp nghĩa,
chính sách chăm sóc ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật,.. đƣợc mở rộng, thu hút
sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đoàn thể, các thành
phần kinh tế đóng trên thị xã. Mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, nguồn
thu còn hạn chế nhƣng mỗi năm ngân sách thị xã dành hàng tỷ đồng cho công
tác đảm bảo an sinh xã hội, chi trả chế độ cho các đối tƣợng chính sách.
- Công tác bảo hiểm xã hội và các hoạt động bảo hiểm khác đều đạt
đƣợc kết quả cao. Công tác bảo vệ trẻ em đƣợc quan tâm, đặc biệt là trẻ
khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
+ Quy mô và tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thị xã tƣơng đối ổn định, giai đoạn 2010
- 2013 là trên 17%. Năm 2013, tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 14,8%, cơ cấu
kinh tế tập trung chủ yếu vào các ngành và công nghiệp - xây dựng và thƣơng
mại - dịch vụ; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.980 tỷ đồng (bằng
113% so với cùng kỳ năm 2012); giá trị sản xuất ngành thƣơng mại - dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
45
tăng 22,4%; giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp thủy sản đạt 420,6 tỷ
đồng (tăng 8,4% so cùng kỳ năm 2012); cơ cấu kinh tế đến năm 2013, công
nghiệp – xây dựng 75,43%; thƣơng mại – dịch vụ 19,25%; nông lâm nghiệp
5,32%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 40 triệu đồng/ngƣời/năm.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện chủ trƣơng xây dựng thị xã Sông Công theo hƣớng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong những năm gần đây cơ cấu ngành kinh tế của
thị xã đã chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng của các ngành phi
nông nghiệp.
Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế thị xã Sông Công
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2011
2012
2013
Cơ cấu GTSX theo ngành
%
100,0
100,0
100,0
100,0
Công nghiệp – xây dựng
%
76,8
77,4
78,3
78,7
Nông, lâm, ngƣ nghiệp
%
5,6
4,9
4,4
3,9
Dịch vụ
%
17,6
17,7
17,3
17,4
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã năm 2013
Từ bảng trên có thể thấy, tỷ trọng giá trị sản xuất theo ngành của công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hƣớng tăng từ 76,8% năm 2010 lên 78,7%
năm 2013, tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm từ 5,6% năm 2010
xuống 3,9% năm 2013. Đây cũng là hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý
của nền kinh tế.
Cơ cấu, thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng phát huy
tiềm năng khu vực kinh tế tƣ nhân và kinh tế tập thể. Hiện nay trong tổng số
386 cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có 56 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và 330 hộ kinh doanh cá thể, thu hút trên 2.500 lao động có
việc làm. Trong khu vực thƣơng mại, dịch vụ và du lịch, số cơ sở kinh doanh
cá thể là 1.497 trong khi chỉ có 28 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
46
+ Tiềm năng du lịch và nhân văn
Mặc dù có diện tích tƣơng đối nhỏ song thị xã Sông Công có tài
nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải phía Tây của dãy Tam Đảo
nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với những đồi chè, rừng cây và
các thung lũng tự nhiên, những hồ nƣớc bao quanh (hồ Ghềnh Chè, hồ Núc
Nắc), Sông Công có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ
dƣỡng. Từ thị xã Sông Công có thể đi đến nhiều địa điểm du lịch, nhiều danh
lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên nhƣ hồ Núi Cốc, làng chè
Tân Cƣơng, hồ Thác Bà, Đại Lải, Đồng Mô, hồ Ba Bể,... có khả năng thu hút
khách quốc tế và nội địa.
+ Đầu tư phát triển
Trong những năm gần đây, tình hình thực hiện đầu tƣ xây dựng trên địa
bàn thị xã có chiều hƣớng tăng dần. Đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc thực hiện
chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng nhƣ: đƣờng giao thông, công trình thủy
lợi, mặt bằng khu công nghiệp, điện nông thôn, cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp và trụ sở hành chính, các công trình văn hóa, trƣờng học..., việc đầu tƣ
xây dựng kết cấu hạ tầng đã đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đóng góp cho giá trị sản
suất của thị xã.
Bảng 3.3. Vốn đầu tƣ toàn thị xã 2010-2013
CHỈ TIÊU
Tổng số trên địa bàn
Vốn Ngân sách địa phƣơng
Vốn trong nƣớc
Vốn ngoài nƣớc (ODA)
Vốn đầu tƣ của các doanh
nghiệp quốc doanh
Vốn ĐT của dân cƣ và
doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài FDI
ĐVT
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
2010
708.000
26.000
26.000
0
2011
420.000
65.000
65.000
0
2012
768.000
115.000
115.000
0
2013
730.000
80.000
80.000
0
Triệu đồng
120.000
90.000
100.000
150.000
Triệu đồng
523.000
210.000
245.000
350.000
Triệu đồng
39.000
55.000
308.000
150.000
Nguồn: phòng Tài chính-Kế hoạch thị xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
47
Bảng thống kê vốn đầu tƣ của toàn thị xã 2010-2013 cho thấy: tác động
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm vốn đầu tƣ của toàn thị
xã năm 2013 còn 730 tỷ đồng so với năm 2012 là 768 tỷ đồng, đây là hệ quả
của việc vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và vốn ngân sách địa phƣơng
giảm mạnh trong thời gian này. Nguồn vốn đầu tƣ ngày càng đa dạng, trƣớc
đây vốn đầu tƣ phát triển chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc, thì nay nguồn
vốn đầu tƣ từ khu vực dân cƣ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đóng góp
đáng kể vào vốn đầu tƣ phát triển của thị xã.
+ Thu, chi ngân sách thị xã
Liên tục qua các năm từ 2010 đến 2013, tổng thu ngân sách nhà nƣớc
trên địa bàn đều tăng, từ 95.197 triệu đồng năm 2010 lên 199.915 triệu đồng
năm 2013.
Bảng 3.4. Thu, chi ngân sách thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2010
2011
2012
2013
95.197
113.052
154.202
199.915
Thu trên địa bàn thị xã
41.357
51.493
73.214
117.166
Thu trợ cấp từ NS tỉnh
53.840
61.559
80.988
82.749
92.374
110.786
153.884
190.100
Chỉ tiêu
Tổng thu ngân sách
Tổng chi ngân sách
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Sông Công năm 2013
Tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê cho thấy khả năng tự đáp ứng nhu
cầu chi ngân sách của thị xã Sông Công rất hạn chế. Tỷ lệ nguồn trợ cấp từ
ngân sách tỉnh chiếm từ 70-130% so với nguồn thu trên địa bàn thị xã.
3.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013
3.2.1. Thực trạng công tác hoạch định dự án đầu tư bằng vốn ngân sách
địa phương
Tháng 2 năm 2012, UBND thị xã đã cho ban hành Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2030. Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
48
bản quy hoạch tổng thể này đã khái quát lại các yếu tố, điều kiện phát triển và
thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã giai đoạn 2001-2010; đánh giá,
dự báo những tác động của bối cảnh quốc tế và trong nƣớc đối với quá trình
phát triển của thị xã giai đoạn 2011-2020, để từ đó xây dựng phƣơng hƣớng
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và đề ra các giải pháp lâu dài
thực hiện quy hoạch. Trong đó, làm rõ những quan điểm phát triển của địa
phƣơng, mục tiêu tổng thể, chi tiết mà nền kinh tế cần đạt đƣợc và các giải
pháp cho việc sử dụng hiệu quả từng nguồn lực cho sự phát triển đó.
Nội dung phát triển kết cấu hạ tầng của thị xã Sông Công tập trung vào
04 nhóm chính sau:
- Giao thông, gồm có: giao thông đối ngoại, hệ thống giao thông đô thị,
hệ thống giao thông ngoại thị;
- Cấp điện: đầu tƣ phát triển nguồn điện và hệ thống lƣới điện;
- Cấp nƣớc: đầu tƣ khai thác nguồn nƣớc và giải pháp cấp, thoát nƣớc;
- Chỉnh trang đô thị, gồm có: đầu tƣ chỉnh trang vỉa hè, điện chiếu sáng,
đèn tín hiệu; xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo trụ sở hành chính, cơ sở hành
chính các xã, phƣờng; hoàn thiện hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ, thủy lợi, giáo
dục, thể dục - thể thao, hạ tầng văn hóa.
Để có căn cứ đánh giá khách quan về thực trạng công tác quản lý đầu
tƣ tại thị xã Sông Công bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, tác giả đã tiến
hành khảo sát đối với 32 đối tƣợng trên địa bàn nghiên cứu (xem phụ lục 1),
kết quả điều tra có 91% đơn vị và cá nhân đƣợc hỏi cho rằng công tác quy
hoạch đáp ứng tốt các yêu cầu thực tế của thị xã Sông Công, 9% đƣợc hỏi cho
rằng mới đáp ứng đƣợc các yêu cầu thực tế.
3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư tại thị xã Sông Công
Kế hoạch đầu tƣ công là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, 5 năm và các chƣơng trình mục tiêu. Thể hiện việc bố trí,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
49
cân đối các nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc và các giải pháp thực hiện những
mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển thị xã Sông Công
giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Giai đoạn 2011-2015
Giai đoạn 2016-2020
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội
12.299
100
31.045
100
1- Vốn ngân sách
4.182
34,0
9.624
31,0
+ Ngân sách NS
418
10,0
1.059
11,0
+ TPCP
50
1,2
96
1,0
+ Tín dụng ĐTPT NN
2.292
54,8
5.004
52,0
+ Đầu tƣ DNNN
1.422
34,0
3.080
32,0
2- Vốn DN và dân cƣ
6.703
54,5
16.609
53,5
3- Vốn từ bên ngoài
1.660
13,5
4.812
15,5
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Sông Công 2011-2020
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển giai đoạn
2016-2020 gấp 2,5 lần giai đoạn 2011-2015, cùng với đó là nhu cầu vốn ngân
sách địa phƣơng giai đoạn 2016-2020 cũng gấp một lƣợng tƣơng tự so với
giai đoạn 2011-2015. Về cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển, nguồn vốn ngân sách
địa phƣơng (bao gồm cả vốn ngân sách Trung ƣơng và ngân sách tỉnh trong
các dự án đối ứng) đảm bảo 10-11% trong giai đoạn 2011-2020 đƣợc tập
trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng thị xã theo các nội dung đã nêu ở trên.
Bản quy hoạch tổng thể cũng đã chỉ rõ: để tăng nguồn vốn đầu tƣ từ ngân
sách địa phƣơng cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ các hoạt kinh tế trên địa bàn
thị xã, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và có các biện pháp khuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
50
khích cho đầu tƣ phát triển; kêu gọi Trung ƣơng và tỉnh đầu tƣ vào các công
trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lƣới giao thông, thủy lợi, trƣờng học, bệnh
viện,... bên cạnh đó cũng cần thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để
thu hút vốn cho đầu tƣ hạ tầng.
Hàng năm, căn cứ vào quyết định giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Thái Nguyên, UBND thị xã Sông Công giao phòng Tài chính Kế hoạch xây dựng kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, trong đó nêu rõ các dự
án cần thực hiện trong năm tới, kế hoạch phân bổ vốn, nguồn vốn và thời hạn
thực hiện trình Hội đồng nhân dân thị xã thông qua. Có thể nhận thấy, thị xã
Sông Công đã tiến hành việc hoạch định đầu tƣ công cho từng ngành, từng
lĩnh vực, từng nguồn vốn rất cụ thể.
Kế hoạch đầu tƣ công hàng năm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cho
các ngành, đơn vị xã, phƣờng của thị xã theo nguyên tắc bố trí vốn tập trung,
đảm bảo hiệu quả đầu tƣ, ƣu tiên bố trí các chƣơng trình, dự án quan trọng,
các công trình dự án có khả năng hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
Thực hiện nguyên tắc này, đối với các dự án đối ứng xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn (chủ yếu là các công trình đƣờng giao thông liên thôn, liên xóm,
công trình thủy lợi phục vụ canh tác nhỏ), hàng năm UBND thị xã quyết định chi
bổ sung cho ngân sách cấp xã để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn theo
phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm (dự án do UBND xã, phƣờng
làm chủ đầu tƣ). Căn cứ vào danh mục các hạng mục cần đầu tƣ trong năm
do cấp xã gửi lên và vốn ngân sách cấp, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã
tiến hành phân bổ vốn đối ứng của Nhà nƣớc cho các xã, phƣờng (có tính
đến cân đối mức đóng góp, huy động của nhân dân sao cho phù hợp với
mức sống của ngƣời dân địa phƣơng). Tỷ lệ đối ứng Nhà nƣớc - nhân dân
theo quy định hiện hành là 50 - 50, đối với các địa phƣơng là vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn thì tỷ lệ này là 60 - 40.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
51
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân
sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013
Dự án
chuyển
Số dự
STT
Năm
án
Tỷ lệ
hoạch
%
định
Dự án bổ
Dự án bố trí
sung
lại
nguồn
Số dự Tỷ lệ
án
%
Số
dự
án
Tỷ lệ
%
Số
dự
án
Tỷ lệ
%
1
2010
55
100
2
3,6
2
3,6
2
3,6
2
2011
58
100
0
0
1
1,7
3
5,2
3
2012
61
100
3
4,9
0
0
1
1,6
4
2013
68
100
4
5,9
5
7,3
3
4,4
Nguồn: phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sông Công
Thống kê trên cho thấy, trong giai đoạn 2010-2013, tỷ lệ dự án đầu tƣ
bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng phải thực hiện chuyển nguồn, bổ sung,
bố trí lại là nhỏ so với số dự án đƣợc hoạch định hàng năm; và đặc biệt là
không có dự án không đƣợc thực hiện. Điều này khẳng định, việc xây dựng kế
hoạch đầu tƣ hàng năm đã đƣợc sự thống nhất chủ trƣơng từ cấp cơ sở, phù
hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
của thị xã hàng năm, 5 năm.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề của đầu tƣ công đó là đầu tƣ dàn
trải lại đƣợc thể hiện khá rõ nét trong kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng
năm của thị xã. Đều này cũng phản ánh một thực tế là nhu cầu đầu tƣ còn quá
lớn so với khả năng đáp ứng nguồn vốn của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
52
Bảng 3.7. Kế hoạch phân bổ vốn của một số dự án trên địa bàn
thị xã Sông Công năm 2012, 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Dự án
Tổng
vốn
đầu tƣ
Kế hoạch phân bổ vốn
Năm
2013
Tỷ
lệ
%
Năm Tỷ lệ
2012
%
I
Các dự án xây lắp
1
Trụ sở làm việc UBND xã Bá
Xuyên
3.000
214
7,13
-
-
2
Trụ sở làm việc UBND phƣờng
Lƣơng Châu
3.500
100
2,9
-
-
3
Đƣờng vào khu chôn lấp chất
thải rắn
3.500
200
5,7
200
5,7
4
Khu chôn lấp chất thải rắn
6.000
200
3,3
800
13,3
5
Trụ sở làm việc UBND phƣờng
Mỏ Chè
5.000
-
-
100
2
6
Hạ tầng khu dân cƣ 4, 5 phƣờng
Mỏ Chè
4.500
-
-
300
6,7
7
Nhà thi đấu đa năng thị xã
100.000
-
-
4.000
4
II
Các dự án bồi thƣờng GPMB
1
Bồi thƣờng dự án khu dân cƣ
TDP 8, phƣờng Mỏ Chè
4.000
40
1
-
-
2
Bồi thƣờng nghĩa trang phƣờng
Cải Đan
11.000
-
5.000
45,4
Nguồn: Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, 2014
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, tỷ lệ ghi vốn trong kế hoạch giao đầu
năm là rất nhỏ so với tổng vốn đầu tƣ của dự án. Sự so sánh trên làm nổi bật
nên tính dàn trải trong đầu tƣ công khi lập kế hoạch của thị xã. Với một lƣợng
vốn đầu tƣ hạn chế nhƣng lại phân bổ cho nhiều dự án, vốn đầu tƣ bố trí đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
53
cho mỗi dự án trong năm là quá hạn hẹp. Việc lập kế hoạch nhƣ trên đặt ra
một thách thức với các nhà quản lý trong việc thực hiện kế hoạch đƣợc giao
cũng nhƣ đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong điều kiện thiếu vốn.
Thực trạng này dẫn đến tình trạng công trình nằm chờ vốn, không dự
án nào đƣợc hoàn thành đúng thời hạn, không phát huy đƣợc tác dụng của dự
án theo đúng kế hoạch; vốn thất thoát, lãng phí vốn nằm khê đọng ở các công
trình. Điều đó đặt ra một câu hỏi là: nếu nhìn vào kế hoạch phân bổ vốn hàng
năm nhƣ vậy thì dự án bao giờ mới hoàn thành?
Trên thực tế, kế hoạch đầu tƣ đầu năm không phản ánh chính xác, đầy
đủ tiến độ và tổng lƣợng vốn giao trong năm cho các dự án. Điển hình là tính đến
thời điểm này, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của thị xã Sông
Công, trong đó có kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, đã đƣợc điều chỉnh bởi 5
quyết định sửa đổi, bổ sung. Điều đó cho thấy công tác thu thập và xử lý thông tin
phục vụ cho quản lý đầu tƣ công của thị xã Sông Công chƣa đƣợc chú trọng, ảnh
hƣởng đến những quyết định kịp thời trong việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực
cũng nhƣ ứng phó với những biến động trong quản lý đầu tƣ.
Mặt khác nội dung của kế hoạch đầu tƣ hàng năm chƣa xác định đƣợc
những biện pháp cụ thể để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, chƣa xây dựng
đƣợc những giải pháp nhằm ngăn ngừa những ảnh hƣởng tiêu cực trong quản
lý dự án. Chất lƣợng xây dựng báo cáo kinh tế - kỹ thuật của các dự án không
cao, chƣa có những phân tích đầy đủ về tác động của những nhân tố bên ngoài
cũng nhƣ bên trong dự án, chƣa dự báo đƣợc những rủi ro trong quá trình
thực hiện và vận hành dự án. Vì vậy khi có những biến động xảy ra, biện pháp
đƣợc đƣa ra chỉ mang tính tình thế và dựa trên kinh nghiệm.
Hiện nay, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản tại thị
xã đƣợc huy động từ 04 nguồn chủ yếu: tiền thu sử dụng đất, tiền cấp tỉnh bổ
sung, vốn đầu tƣ theo các chƣơng trình, dự án và tiền đóng góp của nhân dân
trong những dự án theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
54
quan sát kế hoạch huy động đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm của thị xã, có
thể thấy hiện nay nguồn đầu tƣ phát triển dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng
vẫn dựa chủ yếu vào nguồn thu tiền sử dụng đất, cụ thể:
Bảng 3.8. Kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của thị xã Sông Công
giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2010
2011
2012
2013
Tổng vốn ĐTXDCB
19.339
22.431
36.130
65.668
Nguồn thu sử dụng đất
13.769
16.451
29.860
56.611
Nguồn sự nghiệp KT+TNMT
5.570
5.980
6.270
9.057
100
100
100
100
Nguồn thu sử dụng đất
71,2
73,3
82,6
86,2
Nguồn sự nghiệp KT+TNMT
28,8
26,7
17,4
13,8
Nguồn vốn
Tỷ lệ %
Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công qua các năm
Nhìn chung, tổng lƣợng vốn ngân sách địa phƣơng dành cho đầu tƣ xây
dựng cơ bản hàng năm đều tăng, về cơ cấu, nguồn vốn bố trí cho lĩnh vực này
vẫn chủ yếu là nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên những biến
động giá cả trên thị trƣờng bất động sản bắt đầu từ nửa cuối năm 2011 đến
nay đã tác động không nhỏ đến tình hình thu tiền sử dụng đất, đặc biệt là của
các dự án khu tái định cƣ, khu dân cƣ mới làm điều chỉnh giảm đáng kể vốn
cho đầu tƣ xây dựng cơ bản trong kế hoạch vốn đầu tƣ năm 2013.
Đối với các nguồn vốn cấp tỉnh bổ sung, vốn đầu tƣ theo các chƣơng
trình, dự án và tiền đóng góp của nhân dân trong những dự án theo phƣơng
thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, hiện nay kế hoạch đầu tƣ đầu năm của
thị xã chƣa có những dự báo về nguồn cung của các nguồn vốn này trong năm
kế hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
55
Tƣơng tự kết quả điều tra cho thấy chỉ có 19% ý kiến cho rằng công
tác lập kế hoạch đã đáp ứng tốt theo nhu cầu sử dụng vốn của địa phƣơng,
tuy nhiên có 81% đơn vị và cá nhân đƣợc hỏi lại cho rằng công tác này
mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, cần phải quan tâm để làm tốt hơn (xem
phụ lục số 01).
3.2.3. Thực trạng công tác lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tƣ công chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu thực tế nhất là các dự án có quy mô đầu tƣ lớn. Điều này ảnh
hƣởng rất lớn đến chất lƣợng của kế hoạch đầu tƣ khi không có đủ căn cứ để
đánh giá đƣợc hết tình hình kinh tế - xã hội, những biến động bên ngoài tác
động đến khả năng thu ngân sách địa phƣơng, khả năng huy động vốn đầu tƣ
và giá cả thị trƣờng.
- Hiện nay, quy trình thẩm định thiết kế kinh tế - kỹ thuật của dự án tại
UBND thị xã do phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện đã đƣợc xây dựng
theo hệ thống quản lý chất lƣợng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, đảm bảo
các yêu cầu: có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học, đầy đủ, dễ tra cứu và công
khai minh bạch.
Nội dung thẩm định hồ sơ gồm có: kiểm tra tính hợp lý của dự án so
với chủ trƣơng đầu tƣ đƣợc duyệt, xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả
của dự án: sự cần thiết phải đầu tƣ, quy mô, thời gian thực hiện, tổng mức đầu
tƣ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả
thi: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng và các yếu tố khác có
liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
56
Sơ đồ 2.1. Lƣu đồ quy trình thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật
Chủ đầu tƣ
chuẩn bị hồ sơ
Tiếp nhận
_
Thẩm định HS
+
Tổng hợp và dự
thảo văn bản
_
Kiểm
duyệt
+
_
Ký
quyết
định
+
Vào sổ, lƣu hồ
sơ và trả kết quả
* Ghi chú: + Ký hiệu “-”: Hồ sơ không đủ điều kiện phê duyệt
+ Ký hiệu “+”: Hồ sơ đủ điều kiện phê duyệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
57
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án do yêu cầu thời gian quá gấp để kịp
kế hoạch hoặc hồ sơ trình thẩm định sơ sài nên công tác thẩm định thiết kế
kinh tế - kỹ thuật tại thị xã chủ yếu là xem xét tính pháp lý của các thành phần
trong hồ sơ; trên cơ sở bản vẽ thiết kế kỹ thuật và thuyết minh báo cáo, so
sánh với các định mức, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nƣớc để đƣa ra con
số thẩm định mức đầu tƣ cho dự án.
Cũng theo kết quả điều tra có 3% ý kiến cho rằng công tác lập, thẩm
định dự án đầu tƣ tại thị xã Sông Công đã đáp ứng tốt, nhƣng có đến 91% đơn
vị và cá nhân đƣợc hỏi nhận thấy công tác này mới đáp ứng đƣợc yêu cầu, có
6% ý kiến cho rằng công tác này không đáp ứng đƣợc yêu cầu (xem phụ lục
số 01).
3.2.4. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tư
- Quản lý công tác giải phóng mặt bằng: liên quan đến thực hiện công
tác này, UBND thị xã đã giao cho Ban Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng thị xã
thực hiện việc công khai, phổ biến các thủ tục, chính sách thu hồi đất, bồi
thƣờng, tính toán bồi thƣờng phần tài sản; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất thị xã tính toán bồi thƣờng phần đất. Trong giai đoạn 2010-2013, thị xã đã
thực hiện giải phóng mặt bằng cho 95 dự án với tổng giá trị bồi thƣờng, hỗ trợ
khoảng 250 tỷ đồng.
UBND thị xã Sông Công luôn xác định giải phóng mặt bằng là một
khâu quan trọng trong thực hiện đầu tƣ công, đây là khâu thƣờng phát sinh
nhiều kiến nghị, thắc mắc nhất trong thực hiện đầu tƣ công tại thị xã, do đó
đặc biệt quan tâm chỉ đạo, điều hành việc thực hiện công tác này. UBND thị
xã đã thành lập Hội đồng Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để giải quyết, trả
lời những thắc mắc, kiến nghị của ngƣời dân bị thu hồi đất cũng nhƣ chịu ảnh
hƣởng liên đới từ việc xây dựng dự án.
Việc ổn định đời sống của ngƣời dân sau khi di dời còn nhiều bất cập,
mặc dù theo quy định của pháp luật, việc quy hoạch, xây dựng khu tái định cƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
58
phải đƣợc thực hiện trƣớc khi tiến hành giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, do
tiềm lực kinh tế còn nhiều khó khăn nên tình trạng chung trên cả nƣớc và tại
thị xã Sông Công thƣờng là khu tái định cƣ dần đƣợc bố trí, hoàn thiện sau
khi tiến hành giải phóng mặt bằng.
Số liệu điều tra của tác giả cũng cho thấy có 69% đơn vị và cá nhân
đƣợc hỏi cho rằng công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng trƣớc khi thực
hiện đầu tƣ đáp ứng đƣợc với thực tế. Trong khi có tới 31% ý kiến cho rằng
công tác này không đáp ứng thực tế (xem phụ lục số 01).
3.2.5. Thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư
+ Bộ máy quản lý
Thực hiện Đề án số 738/ĐA-UBND ngày 30/10/2009 của UBND thị xã
Sông Công về việc thành lập Ban Quản lý các dự án đầu tƣ và thực hiện xây
dựng cơ bản trực thuộc UBND thị xã, với tổ chức bộ máy, biên chế riêng biệt,
quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh, công tác tổ chức
thực hiện các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng đã ngày
càng chuyên nghiệp hơn, khoa học hơn.
Tuy nhiên, do mới đƣợc thành lập nên đội ngũ cán bộ phụ trách xây
dựng cơ bản vẫn còn thiếu những kiến thức căn bản về xây dựng và quản lý
tài chính. Ngoài ra việc xây dựng cơ chế giám sát chất lƣợng công trình cũng
chƣa đƣợc chú trọng.
Về cơ chế phối hợp giữa các bên, giữa ngƣời ra quyết định đầu tƣ, đơn
vị đƣợc ủy quyền là chủ đầu tƣ với đơn vị thụ hƣởng các sản phẩm đầu tƣ,
đơn vị thi công, đơn vị tƣ vấn, giám sát và nhân dân trong vùng dự án, các
bên có liên quan khác cũng chƣa đƣợc hiệu quả. Yêu cầu quản lý Nhà nƣớc
đòi hỏi nhất thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý đầu tƣ công, nhà
thầu và các bên có lợi ích liên quan vì đó sẽ là một chuỗi tác động thông tin
qua lại thƣờng xuyên, liên tục nhằm đảm bảo cho chủ trƣơng, chính sách của
Nhà nƣớc đƣợc thực hiện một cách chính xác và mang lại hiệu quả kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
59
xã hội thực sự. Tuy nhiên, hiện nay tại thị xã Sông Công vẫn chƣa có một cơ
chế phối hợp đƣợc cụ thể hóa bằng văn bản pháp quy mang tính chỉ đạo,
hƣớng dẫn thi hành. Hầu hết các chỉ đạo công tác quản lý đầu tƣ công đều chỉ
đƣợc thể hiện thông qua các cuộc họp giao ban, chƣa mang tính nguyên tắc,
ràng buộc cao, chƣa tạo ra đƣợc kênh thông tin liên kết giữa các bộ phận cùng
thực thi một công việc, làm hạn chế hiệu quả của cơ chế phối hợp.
+ Tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ bằng nguồn ngân sách thị xã Sông
Công có đặc điểm chung dễ nhận thấy đối với các dự án đầu tƣ bằng nguồn
vốn Nhà nƣớc đó là tiến độ thi công công trình và tiến độ giải ngân vốn
thƣờng chậm hơn so với kế hoạch đã đặt ra vì nhiều lý do. Đó có thể là do
chậm vốn nên việc thi công bị dừng lại hoặc công trình vẫn đƣợc thực hiện
nhƣng không có tiền thanh quyết toán cho nhà thầu.
Bảng 3.9. Tổng hợp tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ
bằng nguồn ngân sách thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
STT
1
Trụ
làm
việc
UBND xã Bá Xuyên
Trụ
2
sở
sở
làm
UBND
Tổng
vốn đầu
tƣ
2010
2011
2012
2013
3.000
-
800
1.200
1.500
3.500
-
-
1.400
2.100
3.500
500
1.000
800
500
6.000
1.200
1.600
1.000
1.200
việc
phƣờng
Lƣơng Châu
3
4
Đƣờng vào khu chôn
lấp chất thải rắn
Khu chôn lấp chất
thải rắn
Nguồn: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng cơ bản thị xã Sông Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
60
Mặt khác hiện nay, theo phân công nhiệm vụ của UBND thị xã Sông
Công thì công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản do
nhiều cơ quan chuyên môn cùng tham mƣu. Chính vì phân chia nhiều cơ quan
cùng tham gia nhƣ vậy nên khó khăn cho công tác chỉ đạo, kịp thời báo cáo,
giải quyết những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện. Mặc khác, những
vƣớng mắc ở giai đoạn trƣớc sẽ ảnh hƣởng đến công việc của giai đoạn sau,
sự đùn đẩy, thiếu trách nhiệm của các cơ quan là không thể trách khỏi, ảnh
hƣởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án.
Trong số đơn vị và cá nhân đƣợc hỏi, số liệu tổng hợp cho thấy có 6%
ý kiến cho rằng công tác quản lý, thực hiện dự án đã đáp ứng tốt nhu cầu thực
tế, trong khi 88% đơn vị và cá nhân đƣợc hỏi nhận thấy công tác quản lý, thực
hiện dự án mới đáp ứng đƣợc yêu cầu, 6% ý kiến cho rằng không đáp ứng
đƣợc thjwc tế (xem phụ lục số 01).
3.2.6. Thực trạng công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tư
Bộ máy hành chính trong quản lý giám sát đầu tƣ chƣa cụ thể, công tác
quản lý đầu tƣ công tại thị xã Sông Công do nhiều cơ quan đảm nhiệm các
công đoạn khác nhau. Hàng năm thị xã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành
kiểm tra từng nội dung cụ thể đối với một số đơn vị trực thuộc theo lựa chọn
điểm để tiến hành kiểm tra.
Khi xảy ra ách tắc công việc ở một công đoạn mà không có sự chỉ đạo,
giải quyết chung thì sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả của các công đoạn sau này.
Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý đầu tƣ công chƣa cao
cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho tiến độ thực hiện dự án bị ảnh
hƣởng.
Bên cạnh đó, cơ chế giám sát giữa các cơ quan Nhà nƣớc trong quản lý
đầu tƣ công chƣa phát huy đƣợc tác dụng, vẫn còn tình trạng nể nang nhau để
giữ mối quan hệ hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nên khi những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
61
sai phạm xảy ra lại không đƣợc giải quyết triệt để, kịp thời, công tác hậu kiểm
chỉ mang tính khắc phục hậu quả.
Để xảy ra tình trạng trên cũng không thể không kể đến sự thiếu trách
nhiệm trong vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý thị xã mà đại diện
là phòng Quản lý đô thị. Những sai phạm này tuy ở mức độ nhỏ và không ảnh
hƣởng nhiều đến chất lƣợng công trình nhƣng từ đó cũng làm nảy sinh những
dƣ luận không tốt trong nhân dân về công tác quản lý hoạt động đầu tƣ công
nói chung, về việc sử dụng tiền của của Nhà nƣớc và nhân dân trong đầu tƣ
nói riêng.
Đánh giá nêu trên còn đƣợc minh chứng bởi kết quả điều tra của tác giả,
16% ý kiến cho rằng công tác thanh tra, giám sát đã đáp ứng tốt, 88% đơn vị và
cá nhân đƣợc hỏi cho rằng công tác này mới đáp ứng đƣợc yêu cầu, 3% ý kiến
cho rằng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiến (xem Phụ lục số 1).
3.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa
phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Công tác hoạch định dự án đầu tư
Công tác hoạch định dự án đầu tƣ của thị xã Sông Công đã định hƣớng
đầu tƣ và thể hiện rõ đƣợc các chiến lƣợc đầu tƣ, đánh giá đầy đủ các nội
dung và các nguồn lực. Đặc biệt là chiến lƣợc phát triển thời kỳ đến năm 2020
và tầm nhìn 10 năm tiếp theo (2030).
Thị xã Sông Công đã có những giải pháp quyết liệt trong việc thực hiện
chƣơng trình nông thôn mới, thực hiện khoanh vùng quy hoạch, đẩy mạnh
đầu tƣ cho hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tập
trung trang trại, chuyển đồi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, từ đó
hình thành nên những cánh đồng năng suất cao, ứng dụng công nghệ sản xuất
hiện đại. góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt nông thôn thị xã, từng
bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
62
3.3.1.2. Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
- Kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB đã tập trung vào các công trình trọng
điểm phục vụ trực tiếp cho đầu tƣ phát triển của địa phƣơng trong lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế nhƣ: công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải, an sinh xã hội và các mục tiêu xã hội khác nhằm tạo môi trƣờng
thuận lợi cho thu hút vốn đầu tƣ và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
- Kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB thị xã Sông Công đã có phƣơng án huy
động từ các nguồn địa phƣơng và nguồn ngân sách cấp trên và nguồn vốn
đóng góp của các tổ chức và cá nhân bằng hình thức đối ứng đã góp phần tạo
cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển kinh tế vùng.
3.3.1.3. Công tác lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Công tác thẩm định dự án đầu tƣ đã có đƣợc sự phối hợp chặt chẽ giữa
chủ đầu tƣ và cơ quan lập, thẩm định. Ngoài ra việc thẩm định dự án đã đƣợc
phân công cụ thể tại cơ quan chuyên môn là phòng Tài chính – Kế hoạch.
Việc thẩm dự án dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, quy
trình kỹ thuật, đơn giá, định mức, chế độ chính sách quản lý xây dựng của
Nhà nƣớc đã phát hiện những điểm bất hợp lý trong thiết kế kỹ thuật và cắt
giảm những chi phí không cần thiết, qua đó chống thất thoát, lãng phí cho
NSNN trong công tác quản lý đầu tƣ XDCB.
Thời gian thẩm định đƣợc rút ngắn hơn, đơn giản hóa hồ sơ và quy trình
thủ tục thẩm định dự án đã đƣợc niêm yết công khai, tiếp nhận kết quả theo quy
trình TCVN ISO 9001:2008 đảm bảo đúng tiến độ, chất lƣợng công việc.
3.3.1.4. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tư
UBND thị xã đã thực hiện tƣơng đối tốt công tác tiếp công dân, giải
quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo. Ngoài lịch tiếp thƣờng kỳ của cơ quan thƣờng
trực tiếp dân, lãnh đạo UBND thị xã đã chủ động xây dựng và thực hiện
nghiêm túc lịch tiếp công dân của lãnh đạo HĐND-UBND thị xã cũng nhƣ
tiếp dân đột xuất khi có yêu cầu, vụ việc phức tạp. Số lƣợng đơn thƣ khiếu
nại, tố cáo có liên quan đến xây dựng cơ bản hàng năm ở thị xã tƣơng đối ít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
63
mà chủ yếu là trong tính toán bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, thông qua
công tác này UBND thị xã đã kịp thời phát hiện những mặt hạn chế trong
công tác quản lý đầu tƣ, chấn chỉnh những vi phạm và có hƣớng chỉ đạo khắc
phục hậu quả.
Ngoài ra, thị xã Sông Công cũng xây dựng một số quy chế thuận lợi và
phù hợp với quy định của Nhà nƣớc cũng nhƣ chế độ chính sách để áp dụng
phù hợp với thực tế của từng dự án, tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng
mặt bằng.
3.3.1.5. Công tác quản lý thực hiện dự án dự án đầu tư
Công tác quản lý các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách thị xã
Sông Công đã đƣợc quan tâm hơn. Chủ đầu tƣ đƣợc giao toàn quyền và chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật trong quá trình thực hiện đầu tƣ XDCB từ khâu
chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, phê duyệt dự toán, thẩm tra dự toán, thẩm
tra thiết kế bản vẽ thi công và giám sát dự án. Từ đó chất lƣợng quản lý dự án
đang ngày đƣợc nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản
lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Việc thực hiện xây dựng công trình đản bảo các quy định của Luật Xây
dựng và các hƣớng dẫn, nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu theo hạng
mục và nghiệm thu tổng thể, sau khi dự án đầu tƣ kết thúc căn cứ vào khối
lƣợng nghiệm thu tạm ứng giải ngân theo kế hoạch đƣợc duyệt.
Sau khi dự án bàn giao đƣa vào sử dụng thị xã Sông Công vẫn quan
tâm đến bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dƣỡng và đi cùng với nó là việc đào tạo
cho đối tƣợng hƣởng thụ cách sử dụng, vận hành và quản lý công nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tƣ.
3.3.1.6. Công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tư
Chất lƣợng công trình đầu tƣ XDCB từ NSNN luôn là vấn đề “nổi
cộm” và cần đƣợc quan tâm chặt chẽ. Trong thời gian qua, công tác giám sát
công trình và quản lý chất lƣợng công trình trên địa bàn tỉnh thị xã Sông Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
64
đã đƣợc chú trọng hơn bằng việc tham gia giám sát của nhân dân, ban thanh
tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp, ban giám sát cộng đồng.
Trong quá trình thực hiện thi công các công trình, hạng mục công trình
của dự án, công tác giám sát đã đƣợc các chủ đầu tƣ coi trọng, việc thực hiện
công tác giám sát ngoài các chủ đầu tƣ trực tiếp tham gia còn thuê các đơn vị
tƣ vấn giám sát cùng thực hiện. Các đơn vị tƣ vấn và chủ đầu tƣ đã chấp hành
đúng theo quy định trong quá trình giám sát thực hiện thi công.
Qua quá trình giám sát đã phát hiện nhiều sai phạm trong quả trình
quản lý, xây dựng công trình đã đƣợc phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm
đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách tại thị xã Sông.
3.3.2. Những tồn tại
3.3.2.1. Công tác hoạch định dự án đầu tư
Công tác quy hoạch giữa các vùng, các ngành còn chồng chéo, chƣa
đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng,
quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm đầu tƣ còn bị động do vậy chất lƣợng
một số dự án quy hoạch còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch chƣa có chủ yếu dựa vào đơn vị
tƣ vấn vì vậy việc nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội và những chủ
trƣơng phát triển kinh tế trong thời gian tới nhiều khi không đầy đủ thông tin dẫn
tới việc lập kế hoạch, quy hoạch đầu tƣ chƣa hợp lý, còn phải điều chỉnh.
Thị xã Sông Công chƣa có quy chế, chế tài trong việc xử lý vi phạm
công tác quy hoạch, do vậy một số dự án đã triển khai nhƣng không thực
hiện, bị “treo” do hiệu quả sử dựng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ,
gây lãng phí rất lớn nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc.
3.3.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
Công tác kế hoạch vốn đầu tƣ còn bất cập, thể hiện vẫn còn sự dàn trải,
không tập trung; nhu cầu xây dựng các công trình còn lớn, đầu tƣ xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
65
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, đặc biệt
là phát triển mạng lƣới giao thông nội thị còn chƣa đồng bộ, chƣa tƣơng xứng
với vai trò chiến lƣợc của địa phƣơng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
và khu vực.
Mặt khác chính vì vốn đầu tƣ dàn trải, chia mỗi công trình một ít dẫn
đến tình trạng một số công trình đƣa vào bàn giao sử dụng mà vẫn không có
vốn bố trí trả nợ, do phải “chia” cho các dự án khác khiến đơn vị thi công gặp
nhiều khó khăn.
Công tác xây dựng kế hoạch vốn chủ yếu tập trung vào nguồn thu cấp
quyền sử dụng đất, do vậy chƣa chủ động đƣợc trong việc xây dựng kế hoạch
vốn đầu tƣ trung, dài hạn, kế hoạch chỉ điều hành trong 01 năm, có khi là 06
tháng và mang nhiều yếu tố chủ quan, thiếu căn cứ khoa học.
3.3.2.3. Công tác lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Các dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công
hiện nay vẫn thực theo ý chí chủ quan của những ngƣời có thẩm quyền nhiều
hơn là dựa trên các lý luận, tính toán chi phí - lợi ích một cách hợp lý. Điều
này dẫn đến việc một số dự án hoàn thành xong không mang lại hiệu quả nhƣ
mong muốn hoặc trong quá trình thi công gặp những biến đổi của điều kiện
bên ngoài thì không thể kịp thời đƣa ra phƣơng án ứng phó, do không đƣợc
dự liệu từ trƣớc.
Một bộ phận cán bộ làm công tác thẩm định dự án còn yếu kém về
chuyên môn và thiếu thông tin cần thiết, hơn nữa công tác thẩm định đầu tƣ
chƣa đƣợc chú trọng nên có không ít dự án đã đƣợc duyệt trong quyết định
đầu tƣ, áp dụng sai định mức, đơn giá, quy mô đầu tƣ dẫn đến các quyết định
phê duyệt phải bổ sung, điều chỉnh.
3.3.2.4. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tư
Tình trạng chậm tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn còn rất phổ biến
trong các dự án đầu tƣ ở thị xã Sông Công, chính sách trong công tác đền bù
giải phóng mặt bằng đang có nhiều bất cập, nổi cộm ở ba vấn đề sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
66
Thứ nhất, đền bù thiệt hại đối với đất ở đô thị do không thống nhất giữa
quy định về xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và chính sách, điều kiện để
đƣợc đền bù về đất đƣợc quy định tại luật Đất đai, dẫn đến chính quyền địa
phƣơng và một số cán bộ thừa hành lúng túng trong việc lập phƣơng án và
phƣơng thức đền bù, trợ cấp.
Thứ hai, đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp, ngƣời nông dân chƣa
đƣợc hỗ trợ đền bù cho các chi phí trong quá trình đầu tƣ thâm canh đã làm
thay đổi độ phì nhiêu thâm canh của đất nông nghiệp khi đền bù. Việc xác
định chi phí đầu tƣ vào đất chƣa đƣợc làm rõ trong quá trình lập phƣơng án
đền bù thiệt hại, nên ngƣời sử dụng đất thƣờng đòi hỏi đƣợc đền bù cao hơn
mức Nhà nƣớc đặt ra. Chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề mới đối với
các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất chƣa đƣợc cụ thể.
Thứ ba, tái định cƣ đối với các dự án phải tổ chức di dời dân để giải
phóng mặt bằng, thị xã chƣa hỗ trợ về mặt tài chính, cơ chế, chính sách và
quỹ đất để tái định cƣ.
Ngoài ra công tác định giá đất trong bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
còn nhiều bất cập. Hàng năm, Hội đồng Xét duyệt giá đất của thị xã đều phối
hợp với Sở Tài chính tiến hành khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội và mức giá
chung trong giao dịch đất đai ở địa phƣơng để xây dựng quy định về mức giá
đền bù đất trong giải phóng mặt bằng đối với chi tiết từng thửa đất. Tuy
nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật về nguyên tắc, căn cứ để xác định
giá đất phục vụ cho công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn chung
chung, chƣa cụ thể, chƣa định nghĩa đƣợc thế nào là phù hợp với điều kiện
thực tế. Nhất là trong điều kiện kinh tế biến động nhƣ trong hai năm vừa qua,
giá đất xây dựng đầu năm đã không còn phù hợp với giá tại thời điểm giữa
năm. Đây cũng là một thực tế đặt ra trong công tác quản lý và định giá đất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
67
nếu không bám sát và linh hoạt trong vấn đề này thì công tác bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng cho các dự án sẽ còn gặp nhiều khó khăn và ảnh hƣởng đến
tiến độ thực hiện dự án.
3.3.2.5. Công tác quản lý thực hiện dự án dự án đầu tư
Một số cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm thực tế, họ có học vấn về
mặt danh nghĩa nhƣng nhiều trƣờng hợp thiếu kinh nghiệm thực tiễn do chƣa
đƣợc đào tạo bài bản theo đúng chuyên ngành, vẫn còn tình trạng tƣ duy quan
liêu, bao cấp, trƣớc hết là cơ chế “xin - cho” của đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác điều hành, quản lý thực hiện dự án không những chƣa đổi mới mà vẫn
còn nguyên giá trị. Vì căn bệnh quan liêu điều hành còn thể hiện rất rõ trong thái
độ cƣ xử và giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong giải quyết các thủ tục hành
chính đã gây nhiều khó khăn, ách tắc trong công tác quản lý đầu tƣ XDCB.
Ngoài ra, một số cán bộ quản lý tại ban Quan lý dự án của địa phƣơng
chƣa nhiệt huyết với công việc, chƣa có sáng tạo trong cách làm, chỉ dẫn cụ thể
tới đơn vị thi công, dẫn tới tiến độ thi công chậm, ảnh hƣởng đến khả năng thanh
quyết toán của nhà thầu với các đơn vị cung ứng và trả lƣơng công nhân.
3.3.2.6. Công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tư
Công tác thanh tra chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thanh tra đƣợc thành
lập theo hình thức kiêm nhiệm không đƣợc đào tạo chuyên môn về thanh tra
chuyên ngành. Trang thiết bị cho công tác thanh tra không đầy đủ. Nhiều
trƣờng hợp sai phạm trong XDCB là do đƣợc quần chúng nhân dân phát hiện
tố giác, chứ không phải là do giám sát và thanh tra phát hiện.
Công tác kết luận thanh tra dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn bị chi phối
và ảnh hƣởng do nhiều yếu tố, nên một số cuộc thanh tra chƣa làm rõ thất
thoát lãng phí và những hành vi tham những tiêu cực trong quản lý đầu tƣ ở
khâu nào, chỉ dừng lại ở việc xem xét về trình tự thủ tục đầu tƣ XDCB nên
chƣa quy rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
68
3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, chất lƣợng công tác hoạch định chiến lƣợc và quy hoạch phát
triển KT - XH của thị xã Sông Công còn hạn chế. Mối quan hệ giữa quy
hoạch và đầu tƣ bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chiến lƣợc và quy hoạch định
hƣớng phát triển KT - XH của thị xã chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả, nhiều
dự án không đƣợc thực hiện theo quy hoạch chung của thị xã.
Thứ hai, do xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn thu trên địa bàn ít,
chi ngân sách trên địa bàn chƣa tự cân đối đƣợc, một phần vẫn dựa vào trợ
cấp của ngân sách tỉnh, nên tích luỹ cho đầu tƣ còn ở mức hạn chế, không đủ
sức tập trung vốn với một khối lƣợng lớn để đầu tƣ cho các dự án trọng điểm.
Nguồn vốn đầu tƣ huy động đƣợc rất hạn chế không đáp ứng đƣợc nhu
cầu đầu tƣ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Đầu tƣ
cho phát triển vẫn còn tình trạng dàn trải, chƣa hợp lý. Chƣa xác định chính
xác và tập trung đầu tƣ cho những ngành mũi nhọn. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
giảm, dịch vụ chất lƣợng cao phát triển chậm, hiệu quả hạn chế, lĩnh vực tài
chính ngân hàng còn nhiều mặt chậm đổi mới, sản xuất chƣa kịp gắn kết với nhu
cầu của thị trƣờng, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc còn chậm.
- Thứ ba, việc lựa chọn dự án chƣa xuất phát từ việc phân tích các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả dự án của cơ quan chuyên môn, còn dựa nhiều vào ý
chí chủ quan của ngƣời có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ.
Chất lƣợng của các tổ chức tƣ vấn thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Hầu hết các dự án trình thẩm định, phê duyệt vòng một đều không đủ điều
kiện, phê duyệt phải chỉnh sửa, bổ sung, nhiều dự án trong quá trình tổ chức
thực hiện, thậm chí có dự án chƣa khởi công đã phải phê duyệt điều chỉnh dẫn
đến kéo dài thời gian thủ tục chuẩn bị đầu tƣ, chuẩn bị xây dựng dự án.
- Thứ tư, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tƣ
chƣa đƣợc hoàn thiện chƣa có các văn bản hƣớng dẫn thi hành thực hiện nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
69
trong công tác quản lý, điều hành đầu tƣ nói chung và đầu tƣ bằng nguồn vốn
ngân sách địa phƣơng nói riêng còn nhiều lúng túng về cơ chế. Sự thay đổi
nhiều, thƣờng xuyên trong cơ chế, chính sách cũng là một nguyên nhân khiến
cho việc quản lý đầu tƣ gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, quá trình thực hiện đầu tƣ chịu chi phối của rất nhiều luật
liên quan nhƣ: Luật Đất đai, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh
Bảo vệ đê điều, Bảo vệ hành lang đƣờng, Luật Đầu thầu, Luật Tố tụng dân sự,
Luật thuế, Luật Ngân sách,... do vậy tính liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội
dung, rõ ràng về đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh của các Luật này là một nhân
tố rất quan trọng giúp cho việc quản lý đầu tƣ đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên, đó
mới chỉ là điều mà các nhà làm luật đang hƣớng tới, để giải quyết đƣợc sự
chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này
đòi hỏi các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần có quan điểm thống nhất cao khi
xử lý các tình huống thực tiễn đặt ra trong quá trình quản lý, thực hiện.
- Thứ năm, công tác công khai, tuyên truyền các chính sách của Nhà
nƣớc đến với ngƣời dân bị thu hồi đất phục vụ dự án cũng nhƣ ngƣời dân
đƣợc thụ hƣởng từ dự án chƣa đƣợc thực hiện tốt. Theo quy định thì kế hoạch,
quy hoạch sử dụng đất, quyết định thu hồi đất, phƣơng án bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng phải đƣợc công khai với nhân dân; trƣớc khi thực hiện dự án,
đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng phải tổ chức họp dân trong vùng dự án
để tuyên truyền, phổ biến nội dung dự án, các chính sách liên quan giải quyết
quyền lợi của ngƣời dân bị ảnh hƣởng, lắng nghe phản hồi của nhân dân, từ
đó có những vận dụng phù hợp, kịp thời nhằm có đƣợc sự nhất trí cao của
ngƣời dân. Có thể thấy sự đồng tình, ủng hộ của ngƣời dân trong thực hiện
đầu tƣ công có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với toàn bộ dự án từ khi bắt đầu đến
khi kết thúc.
- Thứ sáu, đa phần cán bộ công chức, viên chức tại thị xã Sông Công
đều có quan hệ công việc tác động lẫn nhau, trong khi đó việc kiểm tra giám
sát lại mang hình thức kiêm nhiệm nên quá trình đánh giá kết quả vẫn mang
tính nể nang và chƣa phản ánh đúng thực trạng, thiếu khách quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
70
Chƣơng 4
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ BẰNG VỐN NGÂN
SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG ĐẾN NĂM 2020
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và định hƣớng đầu tƣ từ ngân
sách địa phƣơng giai đoạn 2012-2020
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công đến
năm 2020
Đối với thị xã Sông Công, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020 xác định: là đô thị trẻ, trung tâm kinh tế vùng phía Nam của tỉnh
với các ngành sản xuất công nghiệp chủ chốt là cơ khí chế tạo, sản xuất động
cơ, dụng cụ y tế. Năm 2010, thị xã Sông Công đã đƣợc công nhận là đô thị
loại III và phấn đấu đến năm 2015 trở thành một thành phố công nghiệp. Các
quan điểm, mục tiêu của chiến lƣợc phát triển của cả nƣớc, của vùng Trung
du miền núi Bắc Bộ và tỉnh Thái Nguyên phải đƣợc thể hiện trong quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công, cụ thể nhƣ sau:
- Phát huy những lợi thế so sánh của thị xã, đẩy mạnh phát triển công
nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại và có sức cạnh
tranh, cung cấp hàng hóa cho thủ đô Hà Nội, các đô thị liền kề và đẩy mạnh
xuất khẩu trên cơ sở huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; tập
trung đầu tƣ xây dựng, tạo bƣớc đột phá về kết cấu hạ tầng, đảm bảo tốc độ
tăng trƣởng kinh tế cao, xây dựng thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh,
địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.
- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; lựa
chọn, thu hút ƣu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ
sạch, chiếm ít diện tích đất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp
với quá trình đô thị hóa, sản xuất hàng hóa có giá trị cao, đảm bảo môi trƣờng
sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
71
- Tập trung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển
giáo dục - đào tạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính
quyền các cấp; phát huy truyền thống yêu nƣớc, khuyến khích tinh thần cống
hiến, sáng tạo và trách nhiệm kết hợp với phát triển khoa học công nghệ là
yếu tố quyết định cho sự phát triển của địa phƣơng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và đảm
bảo an sinh xã hội; xây dựng đô thị, nông thôn mới văn minh, hiện đại; đảm
bảo tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển tƣơng đối hài hòa với các địa bàn
trong tỉnh; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng
Sông Công trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và giữ vững ổn đinh chính trị,
đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế - xã
hội đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái, đảm bảo sự phát
triển bền vững.
4.1.2. Định hướng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương đến
năm 2020
Đƣợc coi là một chính sách hữu hiệu trong phát triển kinh tế - xã hội,
định hƣớng đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng cũng không nằm
ngoài mục đích phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị xã mà
trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại III và đƣa thị xã trở
thành một thành phố công nghiệp vào năm 2015. Với hƣớng đi đó, UBND thị
xã chủ trƣơng tập trung mọi nguồn lực phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, đặc biệt là các công trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại.
Trong Chƣơng trình phát triển thị xã Sông Công giai đoạn 2012-2015 đã nêu
rõ nhiệm vụ tập trung đầu tƣ cho hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng
công nghiệp cụm công nghiệp và hạ tầng thƣơng mại dịch vụ. Về cơ cấu huy
động vốn, chƣơng trình xác định nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
72
- Ngân sách Trung ƣơng
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.346 tỷ, trong đó: quy hoạch, mở rộng địa giới
và phát triển dân số là 250 tỷ; xây dựng hạ tầng 2 giai đoạn là 1.096 tỷ
- Ngân sách thị xã (nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất): 140 tỷ
- Vốn huy động khác (BT, BOT, đầu tƣ xây dựng khu đô thị): 5.077,5
tỷ, trong đó giai đoạn 2012-2015 là 4.488,5 tỷ, giai đoạn 2015-2020 là 520 tỷ.
- Nhân dân đóng góp là: 30 tỷ.
Nội dung chính thực hiện định hướng đầu tư:
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, doanh nghiệp, bên cạnh
việc đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, thị xã tăng cƣờng phối hợp với các Sở ban
ngành của tỉnh và các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khai đầu tƣ xây dựng
hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhƣ:
đƣờng giao thông, đƣờng phân khu, nhà ở công nhân, khu dân cƣ, khu tái
định cƣ... Dự kiến tổng vốn đầu tƣ giai đoạn 2014 - 2020 ƣớc tính: 410.000
triệu đồng.
+ Công tác quy hoạch:
Tập trung hoàn thiện công bố quy hoạch chung đến năm 2020; đồng
thời tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020; quy hoạch chi tiết các phƣờng nội thị; quy hoạch khu dân cƣ, các công
trình hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch nông thôn mới.... Dự kiến vốn đầu tƣ cho
công tác quy hoạch giai đoạn 2014 - 2020: 13.779 triệu đồng.
+ Hạ tầng thương mại dịch vụ:
Triển khai thực hiện đầu tƣ xây dựng Trung tâm thƣơng mại thị xã (chợ
Mỏ Chè theo hình thức hợp đồng BOT với nhà đầu tƣ là HTX Công nghiệp và
vận tải Chiến Công để kết hợp với Siêu thị Hƣơng Giang tạo thành một Trung
tâm thƣơng mại hiện đại, đa chức năng là đầu mối giao dịch và xúc tiến thƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
73
mại giữa thị xã Sông Công với thành phố Thái Nguyên, các huyện trong tỉnh và
địa phƣơng lân cận.
Mặt khác theo Đề án phát triển thƣơng mại của tỉnh Thái Nguyên, trong
giai đoạn 2013-2015 ngoài dự án Trung tâm thƣơng mại, thị xã còn tiếp tục xây
dựng 02 siêu thị (hiện 01 siêu thị đang triển khai xây dựng, 01 siêu thị xây
dựng mới) và cải tạo nâng cấp chợ Phố Cò, chợ Mỏ Chè cùng một số chợ xã để
đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân thị xã.
Dự kiến vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng thƣơng mại giai đoạn 2014-2020
khái toán khoảng 70.000 triệu đồng.
+ Phát triển mạng lưới giao thông:
Xác định phát triển giao thông là yêu cầu tất yếu của một đô thị, là khâu
đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Do vậy trong giai đoạn
2014 – 2020, thị xã sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông
đang thực hiện nhƣ: Đƣờng CMT8 nối ĐT 262, Cầu Thống Nhất...; đồng thời
phối hợp với các Sở chuyên ngành của tỉnh, các nhà đầu tƣ tích cực làm công
tác chuẩn bị đầu tƣ để khởi công một số dự án giao thông mới: đƣờng 30/4
(đoạn từ đƣờng Thống Nhất đến đƣờng Thắng Lợi); đƣờng từ Trung đoàn 209
đi đƣờng CMT10; đƣờng liên xã đến Trung tâm hành chính mới của Tân
Quang, đƣờng vào khu Văn hoá thể thao, đƣờng giao thông từ đƣờng 3/2 đến
Đắc Sơn (Phổ Yên), đƣờng Thắng Lợi kéo dài, đƣờng UBND thị xã kéo dài nối
Quốc lộ 3,... Dự kiến tổng số vốn đầu tƣ cho các công trình giao thông giai
đoạn 2014 - 2020 khoảng: 435.688 triệu đồng.
+ Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước:
Để giải quyết cơ bản vấn đề cấp thoát nƣớc đô thị, thị xã tiếp tục đầu tƣ
hoàn thiện các hạng mục vỉa hè, rãnh thoát nƣớc các tuyến đƣờng: đƣờng
Thống Nhất, đƣờng CMT10, đƣờng Thắng Lợi; Mặt khác tăng cƣờng phối
hợp với Sở Kế hoạch đầu tƣ Thái Nguyên để huy động vốn tài trợ của Quỹ Cô
oét triển khai thực hiện dự án thoát nƣớc đô thị (dự án đã đƣợc tỉnh đồng ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
74
cho đầu tƣ và đang tạo điều kiện vận động vốn). Dự kiến vốn đầu tƣ khoảng
126.324 triệu đồng.
+ Công trình điện:
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn trong hoat động sản
xuất kinh doanh và điện sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn, trong giai
đoạn 2014- 2020 ngành Điện lực Thái Nguyên dự kiến sẽ tiếp tục đầu tƣ cải tạo
các đƣờng dây điện trên địa bàn thị xã, nâng công suất các Trạm biến áp để
chống quá tải trong quá trình sử dụng tiêu thụ điện năng. Mặt khác thị xã đầu
tƣ xây dựng mới cụm đèn tín hiệu giao thông tại ngã ba Bãi Đỗ; tiếp tục lắp đặt
hệ thống chiếu sáng đô thị tuyến đƣờng CMT10 (đoạn từ Cầu Kênh - đến
đƣờng 3/2); Cải tạo, nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng đƣờng CMT8 và lắp đặt
một số tuyến mới... Tổng giá trị đầu tƣ cho các công trình điện đầu tƣ giai đoạn
2014 - 2020 dự kiến 43.700 triệu đồng.
+ Công trình thuỷ lợi:
Song song với việc thực hiện chƣơng trình cứng hoá kênh mƣơng,
trong giai đoạn 2014-2020 thị xã phối với Chi cục thuỷ lợi Thái Nguyên tiếp
tục đầu tƣ một số công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ:
Cải tạo hồ Núc Nác, Trạm bơm Na Vùng, La Giang, Bá Vân... với tổng giá trị
đầu tƣ dự kiến khoảng 16.500 triệu đồng.
+ Kiến thiết thị chính:
Trong giai đoạn 2014 - 2020, thị xã sẽ triển khai xây dựng mới và cải
tạo nâng cấp một số Trụ sở làm việc của các xã, phƣờng: đầu tƣ xây dựng Trụ
sở làm việc UBND phƣờng Cải Đan, UBND phƣờng Mỏ Chè; cải tạo nâng
cấp Trụ sở UBND phƣờng Phố Cò, Vinh Sơn. Dự kiến đầu tƣ cho kiến thiết
thị chính giai đoạn 2014 - 2020 khoảng 25.330 triệu đồng.
+ Xây dựng khu đô thị mới:
Để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phấn đấu trong giai đoạn 2015 - 2020
thị xã đƣợc nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã đƣợc tỉnh cho đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
75
tƣ xây dựng khu đô thị mới tại phƣờng Thắng Lợi và giao cho nhà đầu tƣ là
Công ty TNHH KOSY đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BT, Khu đô thị tại
phƣờng Bách Quang (khu cầu Trúc), Khu đô thị trên trục đƣờng Thắng Lợi
kéo dài, Khu đô thị Hồng Vũ phía đông nam thị xã. Trong giai đoạn 2014 2020 thị xã sẽ tập trung phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tƣ làm tốt công tác quy
hoạch, công tác bồi thƣờng GPMB để triển khai xây dựng hạ tầng khu đô thị.
Dự kiến vốn đầu tƣ cho các khu đô thị trên địa bàn thị xã giai đoạn 2014 2020 là: 1.400.000 triệu đồng.
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn:
Tiếp tục thực hiện chính sách đối ứng trong triển khai chƣơng trình
cứng hoá kênh mƣơng và bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn với
phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, nhằm huy động tối đa
nguồn lực trong dân và nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Dự
kiến nguồn vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 lên
tới: 34.497 triệu đồng.
+ Sự nghiệp y tế:
Nhằm đáp ứng tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên
địa bàn, trong giai đoạn 2014-2020 Bênh viện C Thái Nguyên tiếp tục đầu tƣ
nâng cấp số giƣờng bệnh từ 450 lên 600 giƣờng, Trung tâm y tế thị xã đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành dự án 50 giƣờng bệnh, đồng thời đề nghị tỉnh đầu tƣ
xây dựng mới Trạm y tế phƣờng Thắng Lợi, Trạm y tế xã Tân Quang phấn
đấu đến năm 2015: 100% xã, phƣờng đạt chuẩn về y tế. Dự kiến vốn đầu tƣ
cho hạ tầng sự nghiệp y tế khoảng: 18.500 triệu đồng.
+ Sự nghiệp giáo dục:
- Đối với ngành giáo dục đào tạo thị xã: Triển khai xây dựng và thực
hiện đề án Kiên cố hóa trƣờng lớp học giai đoạn 2014 - 2020, trong đó đầu tƣ
xây dựng 199 phòng học, 40 gian nhà công vụ giáo viên, phấn đấu đến năm
2015: 100% các trƣờng đạt chuẩn Quốc trong đó 40% các trƣờng mầm non,
tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
76
- Đối với các trƣờng chuyên nghiệp trên địa bàn: Tiếp tục đẩy nhanh
tiến độ đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy,
học tập và sinh hoạt của giáo viên, sinh viên các trƣờng.
Tổng vốn đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục dự kiến: 232.500 triệu đồng.
Trong đó:
- Kiên cố trƣờng lớp học giai đoạn 2014 - 2020: 38.750 triệu đồng;
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng chuẩn và mua sắm trang thiết
bị dạy học cho các trƣờng: 34.250 triệu đồng;
- Xây dựng cơ sở vật chất Trƣờng THPT Sông Công: 13.054 triệu đồng;
- Trƣờng Cao đẳng Xây lắp điện: 64.050 triệu đồng;
- Trƣờng Cao đẳng Việt Đức: 82.396 triệu đồng.
+ Sự nghiệp văn hóa thể thao:
Thị xã tiếp tục quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất cho sự nghiệp văn hóa thể
thao: xây dựng mới nhà thi đấu đa năng trung tâm thị xã, hỗ trợ xây dựng nhà
văn hóa ở các xóm, tổ dân phố, để tạo động lực huy động sự đóng góp của các
tầng lớp dân cƣ, các doanh nghiệp trên địa bàn. Thị xã sẽ tiếp tục đề nghị Sở
Ngoại vụ, Sở Văn hóa và Thông tin tạo điều kiện giúp thị xã huy động vốn đầu
tƣ xây dựng Trung tâm văn hóa xã Bình Sơn và tôn tạo điểm di tích lịch sử là:
Căng Bá Vân tại xã Bình Sơn nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống.
Dự kiến tổng giá trị đầu tƣ cho sự nghiệp văn hóa thể thao giai đoạn 2014 –
2020 khoảng 60.040 triệu đồng.
+ Vệ sinh môi trường:
Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trƣờng, thị xã sẽ đề nghị tỉnh cho thị
xã mua sắm các trang thiết vị phục vụ công tác vệ sinh môi trƣờng và tiếp tục
đầu tƣ xây dựng, cải tạo Nghĩa trang Cải Đan, nghĩa trang liệt sỹ thị xã Sông
Công, đầu tƣ xây dựng Nhà tang lễ tại Trung tâm y tế Sông Công để đáp ứng
phục vụ cho nhân dân trên địa bàn. Dự kiến vốn đầu tƣ cho công tác vệ sinh
môi trƣờng là: 11.855 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
77
+ Công trình quốc phòng, an ninh:
Từng bƣớc đầu tƣ các công trình quân sự phục vụ cho hoạt động quốc
phòng an ninh trong khu vực phòng thủ của thị xã. Dự kiến đầu tƣ cho công
trình quốc phòng an ninh giai đoạn 2014 - 2020 khoảng 4.600 triệu đồng.
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn
ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Hoàn thiện việc hoạch định đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương
tại thị xã Sông Công
Trong những năm qua, UBND thị xã Sông Công đã thực hiện tƣơng đối
tốt việc lập quy hoạch. Quá trình ấn định những mục tiêu trong công tác quản
lý đầu tƣ, sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực Nhà nƣớc đối
với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời, tại các cơ quan
hành pháp và hành chính địa phƣơng đã thực hiện hỗ trợ các chủ đầu tƣ thực
hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngƣời đại diện sở hữu Nhà nƣớc
trong các dự án. Tuy nhiên, công tác hoạch định quản lý đầu tƣ công của thị
xã cũng cần đạt đƣợc các mục tiêu sau:
- Xác định rõ những biện pháp cụ thể để đạt đƣợc những mục tiêu trong
lập quy hoạch đầu tƣ.
- Trong công tác hoạch định, thị xã cần tuân thủ nguyên tắc bố trí vốn
tập trung, đảm bảo hiệu quả đầu tƣ, ƣu tiên bố trí cho các chƣơng trình, dự án
quan trọng, các công trình dự án có khả năng hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
Cần chủ động hơn nguồn thu từ quỹ đất, không để ảnh hƣởng đến tiến độ giải
ngân cho các công trình theo kế hoạch.
- Đổi mới nội dung và phƣơng pháp lập quy hoạch, tạo khuôn khổ pháp
lý cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế
của thị xã. Đối với những quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô
thị gắn với quy hoạch vùng, kế hoạch sử dụng đất có tầm nhìn dài hạn cần cụ
thể, rõ ràng, chính xác, tránh phá vỡ quy hoạch, gây lãng phí vốn Nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
78
Muốn vậy thì công tác thông tin và dự báo phải đƣợc thực hiện tốt, dự báo
không chỉ dừng ở việc định hƣớng mà còn đề xuất những giải pháp, cơ chế,
chính sách cụ thể.
Trong quy hoạch ngoài định hƣớng về tăng trƣởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế phải hình thành các chƣơng trình, dự án đầu tƣ trọng điểm và chỉ
rõ phần trách nhiệm của Nhà nƣớc, trách nhiệm của cộng đồng thì quy hoạch
mới đủ điều kiện thực thi. Ngoài ra cần tranh thủ sự tham gia, đóng góp ý
kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hoạch định đầu tƣ và ý kiến của ngƣời
dân chịu tác động của quy hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác này.
- Thực hiện rà soát, bổ sung, cập nhật và hiệu chỉnh kịp thời các quy
hoạch đã đƣợc phê duyệt cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Kết hợp
giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy
hoạch xây dựng và sử dụng đất, nhất là đất ven đô thị, đất dành cho các công
trình giao thông, đất khu công nghiệp.
- Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở thị xã. Để
làm tốt công tác này, cần tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội
ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tại địa phƣơng để đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lƣợng lập, thẩm định và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm
định các dự án quy hoạch, nâng cao hơn nữa tính liên kết giữa quy hoạch
vùng và quy hoạch ngành. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng
đối với công tác quy hoạch, nhất là việc công khai các quy hoạch.
4.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
- Đối với các dự án khởi công mới kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô
của từng dự án đầu tƣ theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chƣơng trình đã đƣợc phê
duyệt; chỉ đƣợc phê duyệt quyết định đầu tƣ khi đã xác định rõ nguồn vốn và
khả năng cân đối ngân sách thị xã.
- Bảo đảm bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hƣớng tập trung vào các
lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của thị xã nhƣ: bố trí vốn đầu tƣ phù hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
79
cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông,
đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và
những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà
nƣớc và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tƣ; chấm dứt tình
trạng đầu tƣ không đồng bộ, không hiệu quả.
- Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn
vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ
vốn đối với những dự án có đủ nguồn vốn đảm bảo, đúng quy định, trình
tự, thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành.
- Tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho các ngành, vùng.. hƣớng vào mục
tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm
trong các ngành kinh tế. Trƣớc hết là nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Các công trình đầu tƣ phát triển xây dựng hạ tầng thƣờng có thời gian
đầu tƣ dài, vì vậy nhiều công trình có vốn nằm khê đọng trong quá trình thực
hiện đầu tƣ, cần tiến hành phân kỳ đầu tƣ, bố trí vốn và các nguồn lực tập
trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, khắc phục tình trạng
thiếu vốn, nợ đọng vốn. Và quan trọng là chuẩn bị tốt một kế hoạch vốn đầu tƣ,
phải quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tƣ nhƣ:
- Công trình xây dựng trƣớc khi triển khai phải đƣợc lập tiến độ thi
công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng
tiến độ của dự án đã đƣợc phê duyệt và tiến độ cung ứng vốn.
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo
dài thì tiến độ xây dựng công trình phải đƣợc lập cho từng giai đoạn, tháng,
quý, năm.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi
công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện
nhƣng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
80
4.2.3. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định và phê duyệt dự án
đầu tư
Theo mục đích quản lý, thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc hiểu là việc xem
xét, phân tích, đánh giá dự án đầu tƣ trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho
việc ra quyết định đầu tƣ. Thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc xem nhƣ một công cụ
quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Thẩm định dự án đầu tƣ giúp
tham mƣu cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ. Nếu xem xét dự
án đầu tƣ theo quá trình từ chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, vận hành khai
thác dự án khi đó công tác thẩm định dự án đầu tƣ sẽ đƣợc tiến hành với nhiều
công việc từ thẩm định dự án đầu tƣ để ra quyết định đầu tƣ, thẩm định thiết
kế kỹ thuật, thẩm định tổng dự toán, thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định
kết quả đấu thầu và thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ.
Trong công tác thẩm định các dự án đầu tƣ, có các yêu cầu khác nhau
về cấp độ quản lý. Các yêu cầu này đƣợc thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 4.1. Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tƣ đối với từng cấp độ quản lý
Cấp độ
quản lý
Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tƣ
- Về tổ chức thực hiện: các cơ quan QLNN tham gia thẩm
định dự án và quyết định đầu tƣ hoặc thẩm định theo chức năng
(có sự tham gia của tƣ vấn nếu có).
- Về nội dung: các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và khả thi
Nhà nƣớc của dự án (đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu
tƣ), sự tuân thủ pháp luật của dự án về quy hoạch xây dựng, bảo
vệ môi trƣờng (thuộc thẩm quyền thẩm định theo chức năng).
- Về phƣơng pháp: quan điểm quản lý Nhà nƣớc, chú trọng
đến phân tích kinh tế - xã hội, sử dụng các phƣơng pháp thẩm định.
- Về tổ chức thực hiên: các phòng ban trong doanh nghiệp (có
sự tham gia góp ý kiến của các cơ quan QLNN hoặc tƣ vấn).
Doanh
- Về nội dung: các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và khả thi
nghiệp của dự án.
- Về phƣơng pháp: quan điểm chủ đầu tƣ, chú trọng đến
phân tích tài chính, sử dụng các phƣơng pháp thẩm định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
81
Để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý, thẩm định, phê duyệt các dự
án đầu tƣ công phải tiến hành đồng bộ trên ba mặt:
Thứ nhất, thƣờng xuyên rà soát việc thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc
cấp vốn.
Thứ hai, siết chặt công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ.
Thứ ba, cần hình thành cơ quan độc lập để đánh giá tính hiệu quả của
các dự án đầu tƣ.
4.2.4. Đổi mới và hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng
Thứ nhất, cần thật sự bảo đảm tính dân chủ, công khai trong công tác
đền bù giải phóng mặt bằng, từ việc phổ biến chủ trƣơng, quy hoạch, họp lấy
ý kiến của nhân dân đến việc lập phƣơng án đền bù, hỗ trợ, đầu tƣ xây dựng
cơ sở hạ tầng khu tái định cƣ ...
Thứ hai, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ trong thực
hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng giữa cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận
và đoàn thể các cấp. Chú trọng công tác tuyên truyền, giải thích để ngƣời dân
hiểu và chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng. Quan tâm nắm vững tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của
ngƣời dân để có biện pháp, chính sách giải quyết kịp thời, phù hợp với quy
định chung của Nhà nƣớc và tình hình thực tế của địa phƣơng, tạo sự kết hợp
giữa lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời dân với lợi ích của Nhà nƣớc và
của toàn xã hội.
Thứ ba, phải thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch, giải phóng mặt bằng với
việc bố trí tái định cƣ và bố trí đất sản xuất cho những hộ dân có đủ điều kiện. Bên
cạnh việc tính toán bồi thƣờng, hỗ trợ thiệt hại đúng, đủ theo quy định, cần quan
tâm đến đời sống kinh tế trƣớc và sau khi các hộ dân bị thu hồi đất.
Khi phƣơng án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đƣợc ban hành, các cơ
quan, đơn vị thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ cho dân phải kết hợp chặt chẽ
với chính quyền địa phƣơng nơi có dự án, công khai đầy đủ những thông tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
82
liên quan đến việc tính toán bồi thƣờng, hỗ trợ các đối tƣợng bị ảnh hƣởng
bởi dự án và công bố ngay địa điểm cũng nhƣ phƣơng án bố trí tái định cƣ.
4.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện đầu tư
+ Nâng cao năng lực quản lý dự án cho các cán bộ quản lý dự án
Trong điều kiện hệ thống pháp luật có nhiều biến động, nhiều lý thuyết
kinh tế, kỹ thuật, quản lý mới đƣợc đƣa vào áp dụng. Cán bộ quản lý dự án
giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức dự án. Quy trình quản lý dự
án có đƣợc áp dụng thành công vào dự án hay không phần lớn dựa vào kỹ
năng và tố chất của cán bộ quản lý. Nhà quản lý dự án lý tƣởng là ngƣời phải
có đủ tố chất cần thiết liên quan đến kỹ năng quản trị, trình độ chuyên môn kỹ
thuật và tính cách cá nhân. Những yêu cầu đặt ra cho cán bộ quản lý dự án là
phải có kiến thức tổng hợp, hiểu biết nhiều lĩnh vực chuyên môn, có kinh
nghiệm phong phú, có kỹ năng tổng hợp tốt, là một nhà tổ chức phối hợp mọi
ngƣời mọi bộ phận cùng thực hiện dự án và chịu trách nhiệm đối với tổ chức,
tuyển dụng, lập kế hoạch, hƣớng dẫn và quản lý dự án.
Phát huy tối đa nguồn nhân lực của thị xã trong lĩnh vực quản lý dự án
sẽ thúc đẩy công tác quản lý đầu tƣ đƣợc triển khai đúng tiến độ và hiệu quả.
Để có đƣợc những kết quả nhƣ vậy, thị xã Sông Công cần có những định
hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ các giải pháp cụ thể cho việc đào tạo bồi dƣỡng,
các chính sách khuyến khích để cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn
nghề nghiệp và nhận thức nhằm thống nhất cao trong nhận thức và hành động.
Thị xã cần cử cán bộ, đặc biệt là lực lƣợng đại diện Nhà nƣớc quản lý
vốn đầu tƣ ở cấp xã đi bồi dƣỡng thêm kiến thức về xây dựng và quản lý dự
án để có thể đảm đƣơng đƣợc các công việc nhƣ: lập dự án, tổ chức đấu thầu,
chấm thầu, giám sát thi công...
+ Chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ quản lỷ
Xây dựng các chính sách đãi ngộ, khen thƣởng phù hợp với năng lực
trình độ, hiệu quả công việc và những đóng góp cho công tác quản lý đầu tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
83
công của các cán bộ thể hiện qua quy chế tiền lƣơng, tiền thƣởng theo cấp bậc
chức vụ cho cán bộ quản lý.
Cần có các chính sách cụ thể chăm lo đời sống tinh thần, vật chất và
quan tâm đến con em cán bộ công nhân viên một cách hợp lý để động viên
tinh thần làm việc cho đội ngũ cán bộ hiện tại cũng nhƣ tìm kiếm, đào tạo
nguồn nhân lực tƣơng lai cho thị xã.
+ Phân cấp quản lý đầu tư
Phân cấp quản lý đầu tƣ là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm
cho các cấp, các cơ quan đại diện cho Nhà nƣớc. Phân cấp quản lý đầu tƣ là
cần thiết và là một yêu cầu khách quan nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong
quản lý hoạt động đầu tƣ.
Phân cấp quản lý đầu tƣ nhằm tránh tập trung quyền hạn vào trong tay
một cá nhân hay một tổ chức nào, giảm bớt gánh nặng cho cấp trên, tạo quyền
chủ động cho cấp dƣới trong việc quyết định đầu tƣ. Với thẩm quyền đƣợc
phân cấp, các cấp địa phƣơng đƣợc chủ động trong việc cân đối nguồn lực,
trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tƣ, đảm bảo dự án
đầu tƣ xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, từ thực tế khách quan. Phân cấp quản
lý đầu tƣ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, tự chủ của cơ sở, huy động và
khai thác tối đa các nguồn lực, phát huy trí tuệ tập thể trong việc quản lý
nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Thông qua phân cấp quản lý đầu
tƣ giúp tăng cƣờng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý hoạt động đầu tƣ,
trong việc ra quyết định đầu tƣ.
Phân cấp quản lý đầu tƣ mạnh đã tạo cho địa phƣơng và các đơn vị
có liên quan quyền tự chủ nhiều hơn hay nói cách khác đƣợc tăng thẩm
quyền nhiều hơn và đi kèm với đó là cơ chế trách nhiệm. Chính điều này
sẽ giúp cho các đơn vị đƣợc ủy quyền hƣớng đến việc thực hiện những dự
án đầu tƣ thiết thực, có hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển của địa
phƣơng và của nền kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
84
Phân cấp quản lý đầu tƣ đòi hỏi cần minh bạch, công khai đảm bảo tính
thống nhất của nền kinh tế và phải đƣợc kiểm tra, giám sát với cơ chế thích
hợp. Phân cấp quản lý đầu tƣ gắn liền với cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ
giúp tăng cƣờng trách nhiệm của cơ sở, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực trong nền kinh tế. Phân cấp quản lý đầu tƣ đi kèm với đó là cơ chế
trách nhiệm của các cấp, của cơ sở giúp cho việc đảm bảo hoạt động đầu tƣ đi
theo đúng hƣớng, thiết thực và có hiệu quả.
4.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra thực hiện dự án đầu tư
+ Giám sát chất lượng dự án đầu tư
Quản lý chất lƣợng là một vấn đề phức tạp, nó đòi hỏi phải đƣợc tiến
hành thƣờng xuyên và xuyên suốt quá trình thực hiện công cuộc đầu tƣ. Công
tác quản lý chất lƣợng đòi hỏi đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên và theo
dõi sát sao bằng các công cụ quản lý hiệu quả nhằm phục vụ cho việc quản lý
tiến độ thời gian theo yêu cầu kế hoạch, giữ cho chi phí trong phạm vi ngân
sách đƣợc duyệt và phát hiện kịp thời những tình huống bất thƣờng xảy ra và
đề xuất biện pháp giải quyết.
- Thanh tra, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án:
+ Thanh tra thị xã cần tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch
hoặc đột xuất khi có tình huống phát sinh tại các cơ quan chịu trách nhiệm
thực hiện các giai đoạn trong đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng.
+ Cần có sự giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kết luận thanh tra,
đăm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh, kiểm tra trong đầu tƣ
công. Mặt khác cần xây dựng chế tài xử lý đủ mạnh, có sức răn đe đối những
sai phạm có tính chất tái phạm và nghiêm trọng.
- Giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tƣ:
+ Hội đồng nhân dân thị xã, cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp thực
hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tƣ theo quy định pháp luật.
+ Ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ phải tổ chức việc
giám sát, đánh giá đầu tƣ thuộc phạm vi quản lý của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
85
+ Ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ quyết định việc tổ chức giám
sát, đánh giá đầu tƣ dự án đầu tƣ công do mình quyết định đầu tƣ.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp huyện, cấp xã, các tổ chức, cá nhân liên
quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan
giám sát, đánh giá đầu tƣ.
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát đầu tƣ công theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về các nội dung báo cáo giám sát.
- Thực hiện tốt cơ chế giám sát cộng đồng tại thị xã Sông Công nhằm
nâng cao chất lƣợng của hoạt động đầu tƣ: Qua giám sát, cộng đồng có thể phát
hiện và báo cho cơ quan có thẩm quyền về những việc làm xâm hại đến lợi ích
của mình, của cộng đồng, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trƣờng
sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tƣ, vận hành dự án, từ đó
góp phần làm giảm thiểu các hành vi gian lận, sai trái của các cơ quan, đơn vị
thực hiện các chƣơng trình, dự án đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng dự án.
+ Tăng cường quản lý tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án luôn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi
hoạt động đầu tƣ có một đặc trƣng là vốn kê đọng trong suốt thời gian thực
hiện đầu tƣ, vì vậy thời gian càng kéo dài chủ đầu tƣ càng chịu nhiều rủ ro do
chi phí phát sinh.
Quản lý tiến độ dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý dự án,
phải quản lý làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân
sách và nguồn lực cho phép đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng. Do vậy việc quản
lý chặt chẽ tiến độ dự án đƣợc thực hiện không chỉ trong giai đoạn thi công
mà phải trong tất cả các khâu của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đến giai
đoạn nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng. Để đảm bảo tiến độ thời gian thì
có một số giải pháp sau:
+ Về mục tiêu: Ban quản lý dự án và các đơn vị đƣợc giao làm chủ đầu
tƣ đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách địa phƣơng phải nắm đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
86
mục tiêu dự án, gắn mục tiêu của dự án đi cùng toàn bộ những công việc của
dự án từ đó lập kế hoạch dự án chi tiết phù hợp với mục tiêu.
+ Lập kế hoạch thực hiện dự án: Chủ đầu tƣ phải phối hợp với đơn vị
tƣ vấn lựa chọn kế hoạch dự án có thời gian phù hợp với tiến độ đặt ra nhƣng
phải đảm bảo về chất lƣợng và phạm vi chi phí đƣợc duyệt. Sử dụng phƣơng
pháp phân tách và ƣớc lƣợng thời gian cho các công việc một cách hợp lý.
Hiện nay phƣơng pháp sơ đồ GANTT và bảng tiến độ dự án vẫn là giải pháp
tối ƣu cho tiến độ dự án. Qua sơ đồ GANTT có thể xác định đƣợc thời gian
hoàn thành từng công việc và cả đời dự án, những công việc nào cần làm
trƣớc những công việc nào có thể làm sau và những công việc nào có thể làm
đồng thời. Các mốc thời gian phải đƣợc lập một cách chi tiết và có hệ thống
và các cán bộ quản lý dự án có thể dựa vào đó mà thực hiện các công việc
đƣợc giao trong nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Thực hiện công tác thẩm định phê duyệt theo đúng thời gian cho
phép tránh tình trạng ứ đọng kéo dài giảm bớt các khâu trung gian, tiết kiệm
thời gian và đảm bảo tiến độ công trình đƣa vào sử dụng
+ Trong giai đoạn thực hiện dự án thƣờng xuyên tổ chức giao ban tiến
độ, báo cáo tiến độ theo tuần, tháng, quý... tăng cƣờng quản lý để giảm bớt áp
lực do thiếu cán bộ quản lý tham gia vào quá trình quản lý đầu tƣ, thực hiện
nghiêm túc và chặt chẽ công việc xây dựng nhật ký thi công, bởi đây là một
tài liệu quan trọng, có vai trò cơ bản trong công tác quản lý quá trình thi công
dự án.
+ Đối với giai đoạn nghiệm thu và bàn giao công trình chủ đầu tƣ phải
lên kế hoạch nghiệm thu từng hạng mục công trình một cách chi tiết chặt chẽ
đồng thời thanh toán và cung ứng vốn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện những công việc tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
87
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Rà soát lại các luật quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, chỉnh sửa các
điều luật còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác, các điều luật còn chƣa phù
hợp. Ngoài ra, Chính phủ cần sớm hoàn chỉnh và trình Quốc hội thông qua
Luật đầu tƣ công và các văn bản hƣớng dẫn cần thiết để đƣa vào áp dụng.
- Mở rộng ràng buộc về ngân sách chi cho đầu tƣ:
Cần đƣa nội dung phân tích nhu cầu chi thƣờng xuyên phát sinh từ đầu
tƣ vào lựa chọn đầu tƣ, để chi thƣờng xuyên trở thành một nhân tố chủ đạo
trong xây dựng một chƣơng trình đầu tƣ, chứ không chỉ là một hệ quả về sau
và nên sử dụng các phƣơng pháp nhƣ Khuôn khổ chi tiêu trung hạn để đảm
bảo sự nhất quán giữa chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ.
Đánh giá việc phân cấp nhiệm vụ đầu tƣ công giữa các cấp chính quyền
và các cấp quản lý.
Tất cả các cơ quan có thẩm quyền về đầu tƣ cần phải duy trì đăng ký dự
án chuẩn, trong đó các khoản chi tiêu thực tế, chi tiêu đƣợc phép và chi tiêu
theo kế hoạch đƣợc cập nhật dựa vào dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý
ngân sách và kho bạc trong thời gian sớm nhất.
4.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước cấp trung ương
- Đề nghị điều chỉnh lại tỉ lệ điều tiết ngân sách đƣợc giữ lại cho địa
phƣơng theo hƣớng khuyến khích, khen thƣởng. Những địa phƣơng thực hiện
tốt việc tăng nguồn thu, cần đƣợc giữ nguyên tỉ lệ đƣợc giữ lại để tiếp tục tái
đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng thay cho việc càng làm tốt công tác
thu - chi ngân sách thì càng có xu hƣớng bị giảm tỉ lệ đƣợc giữ lại. Bên cạnh
đó, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần phối hợp để xây dựng khuôn
khổ tài chính trung hạn nhằm gắn kết mục tiêu phát triển quốc gia với quá
trình lập kế hoạch ngân sách. Từ đó, Chính phủ có mức phân bổ ngân sách
cho từng địa phƣơng một cách phù hợp trong từng thời kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
88
- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cùng với Bộ Tài chính, các bộ quản lý ngành
và các tỉnh trong việc chuẩn bị các khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ tiếp tục tăng cƣờng hƣớng dẫn, đào tạo, hỗ trợ và giám sát các cơ
quan đƣợc phân cấp về lập kế hoạch và triển khai đầu tƣ.
- Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc cần đƣợc sớm triển
khai để đảm bảo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan lập kế hoạch đƣợc
tiếp cận trực tiếp với dữ liệu của kho bạc về thực hiện các dự án đầu tƣ công ở
chính quyền từng cấp.
4.3.3. Kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên
Xây dựng định mức thƣởng cho các cá nhân có các biện pháp giảm chi
phí cho các dự án công, mức thƣởng có thể quy định dựa trên một tỉ lệ nhất
định với khoản tiền tiết kiệm đƣợc cho ngân sách khi thực hiện dự án công.
Tƣơng ứng với việc thƣởng là việc cho phép trích quỹ tiền phạt các vi phạm
trong xây dựng cơ bản để làm tiền thƣởng và nâng mức phạt lên tỉ lệ với mức
độ thiệt hại, lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nƣớc thay vì mức phạt cố định
nhƣ hiện nay.
4.3.4. Kiến nghị đối với thị xã Sông Công
- Đổi mới mô hình khuyến khích, khen thƣởng đối với cán bộ công
chức làm việc trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ
- Có chiến lƣợc đào tạo cụ thể đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc
trong lĩnh vực này phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và nên có những lớp đào
tạo bồi dƣỡng cán bộ thanh tra chuyên ngành bảo đảm cho công tác thanh tra
xây dựng có hiệu quả, hiệu lực đúng với chức năng nhiệm vụ Nhà nƣớc đã
quy định.
- Kiên quyết không bố trí chủ đầu tƣ dự án cho các đơn vị đã vi phạm quản
lý kéo dài thời gian quyết toán công trình không theo quy định pháp luật.
- Chỉ đạo các phòng ban trong phải kiện toàn bộ máy, trang thiết bị, biên
chế cán bộ cho ngành xây dựng trên địa bàn thị xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
89
- Mọi công trình đều phải đƣợc nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm
thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử
phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật.
- Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cho
XDCB vì sự phát triển có chất lƣợng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng
tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ƣu tiên. Cần quy định
việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tƣ XDCB là khâu cuối cùng của
việc thực hiện dự án đó. Ngoài ra cần và biết huy động các nguồn vốn khác,
VĐT trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế
khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình
thức thích hợp.
- Làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công
tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp
nhiều hơn cho các cấp, các ngành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
90
KẾT LUẬN
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
đầu tƣ công bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, phƣơng thức và nội dung,
kinh nghiệm của một số địa phƣơng ở Việt Nam. Từ giới thiệu khái quát về
thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, luận văn đã tập trung đánh giá, phân tích
thực trạng tình hình đầu tƣ công từ nguồn ngân sách địa phƣơng trên địa bàn
thị xã Sông Công, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, trong đó
nhấn mạnh đến vấn đề quản lý đầu tƣ công ở địa bàn nghiên cứu đó là: năng
lực bộ máy cơ quan Nhà nƣớc tại cơ sở còn yếu do không có động lực thúc
đẩy và cơ chế giám sát chƣa đủ mạnh, quy định về cách thức thẩm định, lựa
chọn dự án công còn đơn giản chƣa định lƣợng đƣợc lợi ích kinh tế - xã hội,
các chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh, cơ chế quản lý kinh phí cho đầu tƣ
chƣa phù hợp... Nói ccha khác đây chính là những nguyên nhân gây ra các
hạn chế trong quản lý đầu tƣ tại thị xã Sông Công trong giai đoạn vừa qua.
Căn cứ vào lý luận và thực trạng công tác quản lý đầu tƣ công bằng
nguồn vốn ngân sách địa phƣơng của thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp để có thể áp dụng vào công tác này tại địa
phƣơng đó là: hoàn thiện công tác hoạch định đầu tƣ, hoàn thiện công tác xây
dựng kế hoạch vốn đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng của công tác thẩm định và phê
duyệt dự án đầu tƣ, đổi mới và hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, hoàn
thiện công tác quản lý thực hiện đầu tƣ, hoàn thiện công tác kiểm tra thực hiện
dự án đầu tƣ. Ngoài ra đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản
lý Nhà nƣớc cấp trung ƣơng, tỉnh Thái Nguyên, thị xã Sông Công nhằm đáp
ứng những yêu cầu đặt ra cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tuy nhiên, đề tài này cần đƣợc nghiên cứu một cách khoa học và toàn
diện hơn nữa để có thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đầu tƣ xây
dựng cơ bản bằng ngân sách địa phƣơng trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ
Chí Minh: vấn đề và giải pháp, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ban soạn thảo Luật (2010), Dự thảo Luật Đầu tư công.
3. PGS.TS Nguyễn Cúc (2006), Tập bài giảng quản lý Nhà nước về kinh tế,
Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.
4. Chi cục Thống kê thị xã Sông Công (2012), Niên giám thống kê thị xã
Sông Công năm 2011, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
5. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Nghị quyết kỳ họp thứ 14,
tỉnh Thái Nguyên.
6. Học viện hành chính quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành
chính nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
7. Huỳnh Hùng Lực (2011), Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công tại
thành phố Kon Tum, Đại học Đà Nẵng.
8. PGS.TS. Lê Chi Mai (2007), “Để nhân dân tham gia sâu hơn vào quản lý
NSNN”, Tạp chí Tài chính, (số 509), tr. 15-18.
9. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phƣơng (2004), Giáo trình
Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Thống Kê.
10. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
11. PGS.TS. Nguyễn Đình Tài (2010), “Nâng cao hiệu quả đầu tƣ công ở Việt
Nam”, Tạp chí Tài chính, số 546, tr. 21-24.
12. TS. Nguyễn Quang Thu (2006), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà
xuất bản Thống Kê.
13. PGS. Trần Đình Ty (2005), Đổi mới cơ chế quản lý đầu từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Lao Động.
14. UBND thị xã Sông Công (2009), Đề án thành lập Ban quản lý các dự án
đầu tư và thực hiện xây dựng cơ bản trực thuộc UBND thị xã Sông Công,
thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
92
15. UBND thị xã Sông Công (2010), Kế hoạch phát triển KT-XH thị xã Sông
Công năm 2011, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
16. UBND thị xã Sông Công (2011), Tài liệu áp dụng hệ thông quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các phòng quản lý Nhà
nước thuộc UBND thị xã Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
17. UBND thị xã Sông Công (2011), Kế hoạch phát triển KT-XH thị xã Sông
Công năm 2012, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
18. UBND thị xã Sông Công (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn
đến năm 2030, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Các trang web hỗ trợ tìm kiếm thông tin.
www.google.com.vn
www.viraseek.com.vn
www.gso.gov.vn
www.moi.gov.vn
http://vneconomy.vn
www.saga.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
93
PHỤ LỤC 01
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG
I. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản Tại thị xã Sông Công
Kết qủa
Tổng số
STT
Nội dung phỏng vấn
ý kiến
(Phiếu)
4
5
6
7
8
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế
Điều kiện xã hội
Thủ tục hành chính và các quy
định của pháp luật
Công luận và thái độ của các
nhóm có liên quan
Nguồn kinh phí
Năng lực quản lý của cơ quan
Nhà nƣớc
Các nhân tố khác (nếu có)…..
Số lƣợng
(Phiếu)
Không trả lời
Không
Tỷ lệ/ Tổng Số lƣợng
số ý kiến
(Phiếu)
Tỷ lệ/ Tổng Số lƣợng Tỷ lệ/ Tổng
số ý kiến
(Phiếu)
số ý kiến
32
32
32
1
27
2
3%
84 %
6%
31
5
30
97 %
16 %
94 %
0
0
0
0
0
0
32
15
47 %
17
53 %
0
0
32
2
6%
30
94%
0
0
32
32
100%
0
0%
0
0
32
29
91%
3
9%
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
93
1
2
3
Có
94
II. Về quy trình quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn Ngân sách địa phƣơng tại Thị xã Sông Công
STT
Tổng số ý
Nội dung phỏng vấn
kiến
(Phiếu)
Đấp ứng tốt
Đáp ứng
Không đáp ứng
Số lƣợng Tỷ lệ/ Tổng Số lƣợng Tỷ lệ/ Tổng Số lƣợng
Tỷ lệ/ Tổng số ý
(Phiếu)
số ý kiến
(Phiếu)
số ý kiến
(Phiếu)
kiến
32
32
29
06
91%
19%
03
26
9%
81%
0
0
0
0
32
01
3%
29
91%
02
6%
32
0
0
22
69%
10
31%
32
02
6%
28
88%
02
6%
32
05
16%
26
81%
01
3%
0
0
0
0
0
0
0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
94
1 Công tác Quy hoạch
2 Công tác lập kế hoạch
Công tác lập, thẩm định dự án
3
đầu tƣ
Công tác giải phóng mặt bằng
4
thực hiện đầu tƣ
Công tác quản lý thực hiện
5
đầu tƣ
Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh
6
vực đầu tƣ XDCB
7 Công tác khác (nếu có)…..
Kết qủa
95
PHỤ LỤC 2
PHIẾU PHỎNG VẤN
Xin kính chào đồng chí
Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác quản lý
đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công tỉnh
Thái Nguyên”, kính mong đồng chí dành ít thời gian trả lời cho một số câu
hỏi trong phiếu phỏng vấn này. Những ý kiến của các đồng chí là những
đóng góp vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi.
Rất mong sự quan tâm của các đồng chí.
A. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Xin anh (chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình bằng
cách đánh dấu (x) vào ô mà mình lựa chọn
I. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ xây
dựng cơ bản.
Câu 1: Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong
đầu tƣ xây dựng cơ bản?
Có
Không
Câu 2: Điều kiện xã hội có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong đầu
tƣ xây dựng cơ bản?
Có
Không
Câu 3: Điều kiện kinh tế có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong đầu
tƣ xây dựng cơ bản?
Có
Không
Câu 4: Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật có ảnh
hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản?
Có
Không
Câu 5: Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan có ảnh hƣởng
đến quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản?
Có
Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
96
Câu 6: Nguồn kinh phí có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong đầu
tƣ xây dựng cơ bản?
Có
Không
Câu 7: Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc có ảnh hƣởng đến
quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản?
Có
Không
II. Về quy trình quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn Ngân sách địa
phƣơng tại Thị xã Sông Công
Câu 5: C ô n g t á c l ậ p q u y h o ạ c h ở thị xã Sông Công thực hiện
đảm bảo theo yêu cầu không?
Đáp ứng tốt
Đáp ứng
Chƣa đáp ứng
Câu 6: C ô n g t á c l ậ p k ế h o ạ c h v ố n ở thị xã Sông Công thực
hiện đảm bảo theo yêu cầu không?
Đáp ứng tốt
Đáp ứng
Chƣa đáp ứng
Câu 7: T r o n g c ô n g t á c l ậ p , t h ẩ m đ ị n h d ự á n đ ầ u t ƣ ở thị
xã Sông Công thực đã đáp ứng đƣợc theo yêu cầu của thực tế không?
Đáp ứng tốt
Đáp ứng
Chƣa đáp ứng
Câu 8: Qu á t r ì n h t h ực h i ệ n g i ả i p h ó n g mặ t b ằ n g t h ực
h i ệ n đ ầ u t ƣ đ ã đã đáp ứng đƣợc theo yêu cầu và đồng thuận của nhân
dân không?
Đáp ứng tốt
Đáp ứng
Chƣa đáp ứng
Câu 9: C ô n g t á c q u ả n l ý t h ực h i ệ n đ ầ u t ƣ đ ã đ á p ứn g k ị p
thời và có hiệu quả không ?
Đáp ứng tốt
Đáp ứng
Chƣa đáp ứng
Câu 10: Qu á t r ì n h t h a n h t r a , k i ể m t r a đ á n h g i á h i ệ u q u ả
đ ầ u t ƣ đ ã đ á p ứn g k ị p t h ờ i v à c ó h i ệ u q u ả k h ô n g ?
Đáp ứng tốt
Đáp ứng
Chƣa đáp ứng
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí)!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
[...]... bằng nguồn ngân sách địa phƣơng - Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ từ nguồn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2014 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công đến năm 2020 3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tư ng nghiên cứu: Công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng tại. .. học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2010 - 2013 Chƣơng 4: Hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng trên địa bàn thị xã Sông Công. .. hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG 1.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương 1.1.1 Vốn đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương 1.1.1.1 Khái niệm + Vốn đầu tƣ: Vốn đầu tƣ là tiền đề tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh,... tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 3.2 Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: quản lý hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên + Về thời gian: giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc Đánh giá thực trạng công tác quản. .. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2010 - 2013 của thị xã Sông Công, chỉ ra mặt đƣợc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 5 Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,... án đầu tƣ nói chung” Công trình đầu tƣ xây dựng bằng vốn ngân sách địa phƣơng là kết quả của việc thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình bằng vốn ngân sách địa phƣơng, nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định 1.1.1.3 Quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương Quản lý đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng là sự tác. .. quát quản lý hoạt động đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2010 – 2013, đề xuất những giải pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc các dự án đầu tƣ bằng nguồn NSNN trên địa bàn Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ bằng. .. vốn ngân sách địa phƣơng nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách địa phƣơng Hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng là việc chỉ ra những tồn tại dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý hiện nay và nguyên nhân của những tồn tại đó, thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nƣớc có hiệu quả, khắc phục tồn tại Số... quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, ta cần tìm hiểu về vốn ngân sách Nhà nƣớc Ở Việt Nam, cách phân loại vốn đầu tƣ phổ biến là theo chủ thể sở hữu vốn, trong đó vốn ngân sách Nhà nƣớc là một thành phần của vốn nhà nƣớc, bao gồm: - Vốn ngân sách Trung ƣơng dùng để đầu tƣ xây dựng các dự án, công trình chủ yếu của nền kinh tế quốc dân - Vốn ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ cho các địa phƣơng đầu. .. đƣợc nguồn vốn cho nhu cầu đầu tƣ phát triển của mình là rất hạn chế Do vậy, quản lý các dự án đầu tƣ từ nguồn ngân sách địa phƣơng nhằm đảm bảo dự án đƣợc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, kiểm soát, ngăn ngừa các tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nƣớc, tránh thất thoát, lãng phí vốn ngân sách luôn luôn là vấn đề cấp thiết 1.1.3 Nguyên tắc quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương Vốn đầu ... VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG 1.1 Một số vấn đề lý luận quản lý đầu tư vốn ngân sách địa phương 1.1.1 Vốn đầu tư, đầu tư nguồn vốn ngân sách địa phương 1.1.1.1 Khái niệm + Vốn. .. quan xã hội 1.4 Kinh nghiệm số địa phƣơng học cho thị xã sông công việc quản lý đầu tƣ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng ịa phương công tác quản lý đầu tư nguồn vốn ngân sách địa phương công tác quản. .. tƣ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên 77 4.2.1 Hoàn thiện việc hoạch định đầu tƣ vốn ngân sách địa phƣơng thị xã Sông Công 77 4.2.2 Hoàn thiện công tác