1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

106 1,4K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 567,41 KB

Nội dung

Quy định của pháp luật hiệu lực thực tế và vấn đề

Trang 1

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN

Ở VIỆT NAM

Quy định của pháp luật,

hiệu lực thực tế và vấn đề

Trang 2

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM:

Quy định của pháp luật,

hiệu lực thực tế và vấn đề

Trang 3

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

I Một số nét về thực trạng phát triển khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta 6

II Quản trị công ty cổ phần: những quy định pháp luật có liên quan 20

4 Tiền lương của giám đốc, thù lao của các thành viên

5 Nghĩa vụ của các thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc)

III Quản trị công ty cổ phần: thực tiễn và vấn đề 46

Mục lục

Trang 4

Lời cảm ơn

Nghiên cứu này được biên soạn bởi Ông Nguyễn Đình Cung (CIEM)

theo sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ)

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp, sự hỗ trợ kỹ thuật

trong quá trình biên soạn của tiến sĩ Đinh Văn Ân - Viện trưởng Viện

Quản lý kinh tế Trung ương, Bà Doris Becker và Ông Lê Duy Bình

(GTZ)

Cuốn tài liệu này được biên soạn cho mục đích tham khảo và thể hiện

quan điểm của các tác giả; không nhất thiết phản ánh quan điểm của

CIEM hay GTZ

Trang 5

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Từ viết tắt

CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

GTGT Giá trị gia tăng

SITC Trung tâm đào tạo quản lý cao cấp SITC Việt Nam

HĐQT Hội đồng quản trị

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

OECD Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế

LDNNN Luật doanh nghiệp nhà nước

UBCK Ủy ban chứng khoán

SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán

TVHĐQT Thành viên Hội đồng quản trị

Trang 6

Lời mở đầu

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có bước tiến khá dài trong hoàn thiện

khung quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng

Quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp cho đến nay thường nhấn

mạnh nhiều vào phía các cơ quan nhà nước hơn là việc quản trị trong nội

bộ doanh nghiệp

Nội dung của báo cáo này sẽ giới thiệu và phân tích thực trạng quản trị

công ty, mà chủ yếu là quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, với ba phần

chính sau đây Phần 1 sẽ giới thiệu sơ lược quá trình phát triển khung

pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam Phần 2 sẽ tập hợp, giới thiệu và

phân tích các quy định pháp luật có liên quan tạo thành khung quản trị

công ty cổ phần ở nước ta Phần 2 này sẽ trình bày các nội dung cơ bản

của từng bộ phận cấu thành khung quản trị công ty cổ phần ở nước ta

Đối với từng bộ phận cấu thành đó, nội dung chủ yếu được trình bày theo

cách: (i) trước hết, giới thiệu các quy định pháp luật có liên quan; (ii) Tiếp

đến, sẽ trình bày bản chất, mục đích, ý nghĩa và tác dụng của các cấu

phần hợp thành khung quản trị công ty; và (iii) cuối cùng là phân tích, so

sánh với các thông lệ tốt, kinh nghiệm và bài học từ Nhật Bản và Trung

Quốc; qua đó, phát hiện những điểm khác biệt, điểm mạnh và điểm yếu

trong các quy định của pháp luật về khung quản trị ở nước ta Kết luận

của Phần 2 này sẽ rút ra những tiến bộ đã đạt được và những điểm cần

lưu ý trong khung quản trị công ty cổ phần ở nước ta Phần 3 sẽ trình bày

sự vận hành thực tế và hiệu lực của từng bộ phận hợp thành nói riêng và

toàn bộ khung quản trị công ty cổ phần ở nước ta nói chung; có so sánh

với khung quản trị theo quy định của pháp luật đã trình bày ở phần 2 và

thực tiễn vận hành quản trị công ty ở Nhật Bản và Trung quốc Trên cơ

sở đó, những khác biệt giữa quy định của luật pháp và thực thi những quy

định đó trên thực tế, cũng như những vấn đề tồn tại của khung quản trị

công ty cổ phần ở nước ta sẽ là cơ sở của các kiến nghị

Trang 7

Một số nét

về thực trạng phát triển khung quản trị doanh nghiệp

ở nước ta

Phần 1

Trang 8

Trong hơn 20 chục năm qua, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong quá trình chuyển đổi đó, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng được phát triển, sáng rõ và trở thành một tư tưởng chủ đạo của cải cách và phát triển kinh tế Hệ thống doanh nghiệp hiện nay của chúng ta là kết quả của quá trình thay đổi nói trên Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được ra đời và phát triển tại những thời điểm và hoàn cảnh lịch sử khác nhau.Trong suốt quá trình đó, vai trò và địa vị của khu vực doanh nghiệp cũng có sự phân biệt theo cách coi doanh nghiệp thành phần kinh tế này có giá trị và hữu ích hơn so với doanh nghiệp của thành phần kinh tế khác Quan niệm và pháp luật về doanh nghiệp cũng bị “chia cắt”, phân biệt đối xử theo tính chất sở hữu Vì vậy, khung quản trị đối với doanh nghiệp cũng khác nhau theo thành phần kinh tế

1 Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong nước

Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (1990) đã đặt nền tảng pháp lýđầu tiên cho việc hình thành hệ thống các doanh nghiệp sở hữu tư nhân trongnước; đồng thời, đưa ra những mầm mống manh nha cho khung quản trị công

ty ở nước ta Trong số 46 điều của Luật Công ty 1990, chỉ có 10 điều có quyđịnh liên quan đến quản trị công ty Có thể nói, về quản trị công ty, Luật công

ty mới định hình được khung sơ lược của quản lý nội bộ Cơ cấu quản lý nội bộcông ty cổ phần gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm

7

Trang 9

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

soát Quyền của cổ đông, thành viên được quy định chưa đầy đủ và còn rất

sơ sài Cổ đông chủ yếu mới có 2 quyền; đó là được chia lợi nhuận tươngứng số cổ phần hoặc phần góp vốn và tham dự họp Đại hội đồng và biểuquyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền Quyền của thành viên, cổ đôngtham gia vào việc quyết định hàng loạt các vấn đề cơ bản của công ty nhưchia, tách, hợp nhất, sáp nhập,v.v không được quy định Chưa có sự phânđịnh cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồngquản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát Còn các nội dung khác củakhung quản trị công ty hoàn toàn chưa được quy định Những nội dung cơbản như công khai hóa thông tin, minh bạch quản lý điều hành, hay cấmgiao dịch nội gián và kiểm soát giao dịch với các bên có liên quan hoàn toànchưa có trong ý niệm của cơ quan hoạch định, thực thi chính sách và cảnhững người quản lý doanh nghiệp

Chế độ quản trị công ty ở dạng manh nha, sơ sài như miêu tả trên đâyđược áp dụng trong thời kỳ 1991-1999 đối với khoảng gần 1000 công tycổ phần và trách nhiệm hữu hạn có quy mô tương đối lớn Trong giaiđoạn gần 10 năm nói trên không có một sáng kiến hay thay đổi nhằmhoàn thiện và nâng cao khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta Thực tếđó có lẽ xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời kỳ đó Mức độphát triển kinh tế và mức độ thị trường hóa nền kinh tế còn thấp; cácdoanh nghiệp quy mô nhỏ, giản đơn trong đó người chủ sở hữu vẫn trựctiếp nắm quyền điều hành công ty Các doanh nghiệp chỉ được quyềnlàm những gì mà cơ quan nhà nước cho phép Việc kiểm soát công tydựa nhiều vào các cơ quan nhà nước hơn là thông qua các công cụ chỉđạo điều hành và kiểm soát nội bộ công ty Mức độ hội nhập với bênngoài còn hạn chế; vì vậy, những tư tưởng mới về quản trị công ty chưađược du nhập ở mức cần thiết vào nước ta

Tuy nhiên, khung quản trị sơ sài đã để lại một số hệ quả Tuy số doanhnghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, nhưng đã có những vụ bê bối lớn, điểnhình như vụ án “Épco-Minh Phụng” Những vụ án đó do nhiều nguyên nhân,song quản trị công ty sơ sài và kém hiệu lực có phần của mình ở trong đó

Trang 10

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Luật Doanh nghiệp số 10/1999/QH11 đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trongquá trình hoàn thiện khung quản trị công ty ở nước ta Tuy nhiên, như trên đã nóikhung quản trị hình thành trên cơ sở các quy định của luật này chỉ áp dụng chocác công ty thuộc sở hữu tư nhân trong nước Lần đầu tiên, khung quản trị công

ty ở nước ta được hình thành với đầy đủ các yếu tố cấu thành theo như thông lệphổ biến về quản trị doanh nghiệp Quyền của các cổ đông đã được quy địnhtương đối đầy đủ, cụ thể và các cổ đông về cơ bản đã được đối xử công bằng.Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan trong cơ cấu quảntrị nội bộ công ty, bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểmsoát và giám đốc đã được quy định tương đối rõ ràng và cụ thể Khái niệm giaodịch với các bên có liên quan và cơ chế kiểm soát các bên có liên quan cũng đãđược quy định và áp dụng Trong thời gian này, ngoài Luật Doanh nghiệp, Vănphòng Chính phủ còn ban hành bản Điều lệ mẫu1áp dụng được khuyến cáo ápdụng đối với các công ty niêm yết trên các trung tâm giao dịch chứng khoán.Khung quản trị hình thành trong Bản điều lệ mẫu nói trên đã vận dụng khá đầâyđủ các nguyên tắc tốt của OECD về quản trị công ty Ngoài nội dung quản trịcông ty theo Luật Doanh nghiệp 1999, thì Bản Điều lệ mẫu còn áp dụng một sốyêu cầu như: phải có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị không điều hành,hàng năm bầu lại 1/3 số thành viên HĐQT và Ban kiểm soát, yêu cầu công bốthù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, lập các tiểu ban hoặc cử thànhviên HĐQT chuyên trách về kiểm soát nội bộ, đề cử thành viên HĐQT, về trảlương và lợi ích khác và về bổ nhiệm nhân sự ở công ty

Tóm lại, từ năm 2000, khung quản trị công ty ở nước ta đã có bước pháttriển và biến đổi cơ bản theo hướng phù hợp với các thông lệ quản trị tốt đãđược thừa nhận Tuy vậy, xét về khía cạnh pháp lý, khung quản trị đó cũngcòn bộc lộ không ít khiếm khuyết; cụ thể là:

Quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông công tycổ phần vẫn chưa được quy định đầy đủ, và chưa được bảo đảm thựchiện một cách hợp lý

Yêu cầu về các định túc số (quorum) đối với Hội đồng thành viên và Đạihội đồng cổ đông là tương đối thấp so với thông lệ quốc tế; có sơ hở

9

1 Quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19 tháng 11 năm 2002 ban hành mẫu Điều lệ áp dụng cho các công ty

niêm yết.

2 Xem thêm CIEM-UNDP-GTZ: 2005 “Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Luật

Doanh nghiệp và những kiến nghị bổ sung, sửa đổi”

Trang 11

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

trong việc quyết định đa số về các vấn đề quan trọng của công ty, cũngnhư trong việc ra quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản Hệquả là, quyền và lợi ích của các thành viên, cổ đông thiểu số khôngđược bảo vệ một cách hợp lý cần thiết

Cơ cấu quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn chưa tính đến sự tách biệtgiữa chủ sở hữu và người quản lý Vì vậy, có thể chưa phù hợp với cáccông ty trách nhiệm hữu hạn mà các thành viên của nó là pháp nhân

Cơ chế giám sát trực tiếp của các thành viên, cổ đông, hoặc gián tiếpthông qua các thể chế như kiểm toán, kiểm soát nội bộ, v.v chưa đượcquy định đầy đủ, hoặc chưa phát huy được hiệu lực như mong muốn;Các nghĩa vụ của người quản lý chưa được định hình cụ thể và quy địnhrõ, gồm nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành và trung thực Nhóm người có liên quan cũng như sự giám sát các giao dịch của họ với công

ty chưa được quy định đầy đủ, hợp lý và chưa được thực hiện có hiệu quả Chưa có quy định về các tiêu chuẩn của người quản lý, về các nguyên tắcxác định mức thù lao của họ gắn với hiệu quả hoạt động của công ty Chế độ công khai hoá thông tin cho cổ đông, thành viên cũng như đốivới công chúng còn mờ nhạt, và kém hiệu quả trên thực tế

Ngoài ra, việc thực hiện các quy định cấu thành quản trị công ty theoLuật Doanh nghiệp và Điều lệ mẫu còn kém hiệu lực; còn có khoảngcách giữa quy định pháp lý và hiệu lực thực tế của chúng

Những khiếm khuyết nói trên đã và đang làm cho quản trị công ty theoLuật Doanh nghiệp vẫn còn yếu; hạn chế không nhỏ đến sự phát triểncủa từng công ty nói riêng và của khu vực kinh tế công ty nói chung ởViệt Nam

2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Như trên đã trình bày, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm Doanhnghiệp liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và đều tồn tại

Trang 12

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Tuy nhiên, chế độ quản trị liêndoanh trách nhiệm hữu hạn và 100% vốn nước ngoài trách nhiệm hữu hạnlà không giống nhau Xem xét quá trình bổ sung, hoàn thiện pháp luật vềđầu tư nước ngoài tại nước ta cho thấy riêng về quản trị công ty, nội dungcủa nó hầu như không thay đổi cho đến tận tháng 7 năm 2006

2.1 Đối với 100% vốn nước ngoài trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư 100% vốn tại Việt Nam Như vậy, ở đây không có phân biệt về số lượngthành viên; dù một hay nhiều thành viên mà tất cả họ đều là người nước ngoàithì doanh nghiệp do họ thành lập cũng được gọi là doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài Luật đầu tư nước ngoài về cơ bản không quy định về khung quảntrị đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trách nhiệm hữu hạn3 Như vậy,về áp dụng quản trị công ty 100% vốn nước ngoài trách nhiệm hữu hạn, có thểxảy ra một số trường hợp sau đây Trường hợp công ty tại Việt Nam là mộtcông ty con, thì công ty đó có thể coi như một bộ phận của công ty mẹ ở nướcngoài, và khung quản trị công ty được áp dụng đối với công ty mẹ cũng chi phốicông ty con tại nước ta Trường hợp các thành viên là cá nhân, hoặc trườnghợp các tổ chức, cá nhân thành lập một công ty ở nước ngoài; và không hoạtđộng ở nước đó, mà chỉ thông qua công ty đó để đầu tư vào Việt Nam dướihình thức 100% trách nhiệm hữu hạn, thì chế độ quản trị áp dụng cho công ty100% vốn nước ngoài trong các trường hợp đó không tồn tại về mặt pháp lý.Tức là không có khung pháp lý điều chỉnh quản trị công ty Có thể nói, sự đổbể của SITC là một trường hợp điển hình của thiếu quản trị công ty đối vớidoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Cuối cùng, nếu các thành viên ở cácquốc gia khác nhau cùng góp vốn thành lập 100% vốn nước ngoài trách nhiệmhữu hạn, thì rõ ràng, các bên trong hợp đồng liên doanh phải chọn khung quảntrị áp dụng theo luật của một trong số các quốc gia của các thành viên

2.2.Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn

Công ty liên doanh trách nhiệm hình thành bởi sự góp vốn hợp tác đầu tưgiữa các bên (mà bản chất là thành viên chủ sở hữu) nước ngoài và bênViệt Nam Các thành viên nước ngoài và Việt Nam phần lớn đều là các tổ

11

3 Chỉ có một vài quy định tản mạn không thể tạo thành khung quản trị đối với 100% vốn nước ngoài trách nhiệm

hữu hạn

Trang 13

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

chức (tức là các doanh nghiệp) Do đó, xét về quản trị, thì trong phần lớncác trường hợp, trong liên doanh trách nhiệm hữu hạn đều có sự tách biệtthực tế giữa chủ sở hữu và người quản lý Người chủ sở hữu không trực tiếpquản lý và điều hành kinh doanh tại các doanh nghiệp liên doanh ở nước

ta Vì vậy, quản trị công ty đối với công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạnlà vấn đề rất đáng được lưu ý

Khác với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trách nhiệm hữu hạn, Luật Đầu

tư nước ngoài và các nghị định hướng dẫn thi hành có khá nhiều điều khoảnliên quan đến quản trị công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn, chủ yếu tậptrung vào cơ cấu quản lý nội bộ công ty Luật và nghị định có liên quan quyđịnh sơ lược, tản mạn một số quyền; không quy định về nghĩa vụ của thànhviên, một yếu tố cơ bản cấu thành của quản trị công ty Quyền và nghĩa vụ củathành viên chủ yếu do các thành viên thỏa thuận, quyết định và ghi vào hợpđồng liên doanh Theo Luật và nghị định hướng dẫn thi hành, thành viên cóquyền chuyển nhượng phần góp vốn, (nếu được cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền chấp thuận), có quyền cử người của mình làm thành viên HĐQT,có quyền họp và tham gia biểu quyết tại HĐQT, có quyền được chia lợi nhuậntheo tỷ lệ góp vốn Về nghĩa vụ, có mâu thuẫn hay nói cách khác là khôngtương thích về nghĩa vụ của thành viên Trong khi Luật (điều 10) quy định thànhviên phải chịu rủi ro và thua lỗ theo tỷ lệ vốn góp, thì nghị định (Khoản 3 Điều

11 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP) quy định “mỗi bên liên doanh chịu tráchnhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp”

Cơ cấu quản lý công ty bao gồm HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Mỗi thành viên đều có quyền cử người đại diện cho mình vào Hội đồngquản trị tương ứng với tỷ lệ phần góp vốn, trừ một số trường hợp sau đây.Trường hợp, chỉ có 2 thành viên, thì mỗi thành viên có quyền chỉ định ít nhất

2 người của mình vào HĐQT; hoặc trong trường hợp liên doanh có 3 bên trởlên, thì mỗi bên được cử ít nhất một người; và nếu liên doanh giữa một bênViệt Nam và nhiều bên nước ngoài hoặc một bên nước ngoài và nhiều bênViệt Nam, thì một bên đó có cử ít nhất 2 thành viên vào HĐQT Như vậy,các trường hợp ngoại lệ nói trên trên thực tế có thể đã triệt tiêu nguyên tắc

“đại diện” trong HĐQT theo tỷ lệ vốn góp

Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp Luật không xác địnhcụ thể thẩm quyền của Hội đồng quản trị Tuy vậy, Luật đã chia các quyết

Trang 14

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

định của HĐQT thành 2 nhóm theo 2 cách biểu quyết Một là, các vấn đềđược quyết định theo nguyên tắc nhất trí, bao gồm4:

Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất;

Sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp;

Các vấn đề khác do các bên thỏa thuận và được ghi vào Điều lệdoanh nghiệp

Đối với các vấn đề khác, HĐQT quyết định theo nguyên tắc đa số quá báncủa các thành viên dự họp

Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm Về địa vị pháp lý,cả hai đều là người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày củadoanh nghiệp Tuy vậy, nhìn chung, tổng giám đốc là người đại diện theo phápluật của doanh nghiệp Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc và Phótổng giám đốc thứ nhất được quy định tại Điều lệ doanh nghiệp Tuy vậy, quyềnhạn và nhiệm vụ cụ thể của từng người lại do HĐQT phân công và quyết định.Trong điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổng giám đốc phảitrao đổi và hỏi ý kiến Phó tổng giám đốc thứ nhất về các vấn đề quan trọng,bao gồm: cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủ chốt, quyết toántài chính hàng năm, quyết toán hợp đồng, ký kết các hợp đồng kinh tế Trongtrường hợp, Phó tổng giám đốc có ý kiến khác, thì có quyền bảo lưu và trìnhlên HĐQT xem xét quyết định

Trình bày trên đây cho thấy khung quản trị công ty đối với liên doanh tráchnhiệm hữu hạn ở nước ta còn có một số khiếm khuyết cơ bản sau đây:

Một số khái niệm chưa thống nhất về bản chất và nội dung với nhữngkhái niệm đã được thừa nhận và sử dụng phổ biến “Bên” về thực

13

4 Các vấn đề phải được thông qua theo nguyên tắc nhất trí đã giảm dần Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định “Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của xí nghiệp liên doanh như phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, cán bộ chủ chốt của xí nghiệp do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí”, (Điều 13)

Luật Đầu tư nước ngoài (bổ sung, sửa đổi năm 1996), Điều 14 quy định “Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, gồm: bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất, kế toán trưởng, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình, cho vay vốn đầu tư do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp”

Và Cuối cùng, khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài (số 18/2000/QH10) quy định “Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh gồm: bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất; sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp”

Trang 15

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

chất là thành viên của công ty Tuy vậy, trong một số trường hợp, hình nhưcó sự nhầm lẫn và hiểu không thống nhất khi coi “một bên” có thể gồmmột số thành viên Ví dụ, “bên Việt Nam”5có thể được hiểu gồm các thànhviên là cá nhân và tổ chức Việt Nam hợp thành Cũøng tương tự như vậyđối với “bên nước ngoài” Cách hiểu như vậy có thể dẫn tới sự đối xử bấtbình đẳng và gây hại đến lợi ích của từng thành có liên quan Cũøng tươngtự “Hội đồng quản trị” trong liên doanh trách nhiệm hữu hạn ở nước takhác về bản chất, địa vị pháp lý và thẩm quyền so với HĐQT theo thônglệ chung theo pháp luật về công ty trên thế giới

Trong khung quản trị công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn, hoạch địnhchiến lược kiểm soát và thực thi chiến lược phát triển kinh doanh, kiểmsoát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vẻ như không phải làtrọng tâm công việc của HĐQT Trái lại, trọng tâm đặt vào việc quyết địnhcác vấn đề liên quan đến “phân chia” quyền lực và lợi ích của một sốngười có liên quan

Khung quản trị được áp dụng chưa có đủ yếu tố cơ bản cấu thành củaquản trị công ty theo thông lệ phổ biến được thừa nhận

Quyền của thành viên, tuy đã có quy định, nhưng chưa đầy đủ, chưa rõràng và còn bị hạn chế thực hiện Các thành viên chưa được đối xửcông bằng và bình đẳng Với cách thức chỉ định thành viên HĐQT nhưquy định và cách biểu quyết theo nguyên tắc nhất trí về một số vấn đề,thì thành viên thiểu số đã có số phiếu biểu quyết ngang bằng thành viên

đa số, không tương ứng với tỷ lệ góp vốn

Thẩm quyền của các cơ quan trong cơ cấu quản lý nội bộ công ty khôngđược quy định rõ ràng; và do đó, cũng không có sự phân chia và phânđịnh rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa Hội đồng quản trị vàTổng giám đốc, phố tổng giám đốc thứ nhất

Khung quản trị như quy định có thể tạo ra sự không thống nhất trongchức năng và quyền lực điều hành kinh doanh, nhất là giữa Tổng giámđốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất; có sự chồng chéo, trùng lặp giữaHĐQT và Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất; và có thể cảmâu thuẫn giữa chính các thành viên HĐQT

5 “Bên Việt Nam” là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân; các tư nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với bên nước ngoài

Trang 16

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Trong gần 20 năm qua đã có 4 lần sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam Về quản trị công ty, sửa đổi về cơ bản chỉ giảm dần số vấn đề phảiđược hội đồng quản trị thông qua theo nguyên tắc nhất trí Điều đó, phầnnào thể hiện thực tế là việc bổ sung sửa đổi chủ yếu do sáng kiến và áplực của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh; chứ chưa chú ý hoànthiện khung quản trị nói chung cho phù hợp với nguyên tắc và thông lệ phổbiến đã được thừa nhận

Tóm lại, có thể nói, cho mãi đến năm 2006, khung quản trị áp dụng đốivới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại nước ta đã không đượcchú ý hoàn thiện Nó chưa bao giờ là vấn đề chủ yếu được bàn luậntrong các diễn dàn chính sách cũng như quá trình hoàn thiện chính sáchvà pháp luật thu hút và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài ở nước

ta Kết quả là, không có khung quản trị theo Luật Việt Nam áp dụng đốivới công ty 100% vốn nước ngoài trách nhiệm hữu hạn Đối với liêndoanh trách nhiệm hữu hạn, thì khung quản trị sơ sài, vừa thiếu vừakhông đầy đủ theo các chuẩn mức quản trị phổ biến được thừa nhận.Những gì có được trong khung quản trị áp dụng phần lớn đều khôngtương thích về quan niệm, nội dung và bản chất của chúng đã và đangđược áp dụng phổ biến ở cả trong nước và nước ngoài

3 Quản trị doanh nghiệp nhà nước

Cho đến năm 1995, trọng tâm đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước chủyếu tập trung vào việc nâng cao quyền tự chủ kinh doanh của doanhnghiệp Bản chất và nội dung của quá trình này chính là ủy quyền ra quyếtđịnh từ các cơ quan hành chính cấp trên sang cho đội ngũ quản lý doanhnghiệp Sự thay đổi nói trên kết hợp với sự xuất hiện và phát triển của cácdoanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đã làm cho các doanh nghiệp nhà nước định hướng thị trường nhiềuhơn trong hoạt động kinh doanh Tuy vậy, quá trình đó ngày càng bộc lộ sựbất cập của nó; và đó chính là vấn đề làm sao duy trì được cân bằng giữaquyền kiểm soát của Nhà nước trong vai trò chủ sở hữu và quyền tự chủkinh doanh của doanh nghiệp Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm

“quản lý” các doanh nghiệp nhà nước phải giám sát những người quản lý

15

Trang 17

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

ngăn chặn những lỗ hổng hoặc lạm dụng chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.Tuy vậy, nếu can thiệp và kiểm soát quá mức sẽ hạn chế tính năng độngsáng tạo của đội ngũ quản lý, làm mất cơ hội và giảm hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Ngoài ra, một vấn đề khác cũng thường gặp là khó có thểphân biệt được một cách rạch ròi giữa những can thiệp đúng thẩm quyền của

cơ quan nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và những can thiệp hành chínhcủa họ với vai trò là cơ quan quản lý hành chính nhà nước Vào giữa nhữngnăm 90 của thế kỷ 20, sau hơn 10 năm cải cách nâng cao quyền tự chủ kinhdoanh của doanh nghiệp, thì nhu cầu tăng cường quyền quản lý nhà nướcđể thiết lập lại sự cân bằng nói trên đã trở nên cần thiết Bối cảnh nói trêncó lẽ là cơ sở cho việc hình thành Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995;và một trong những mục tiêu chủ yếu của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm

1995 là “tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”6

Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 là bước khởi đầu hình thành khung quảntrị các doanh nghiệp có vốn nhà nước Cụ thể là, về mô hình tổ chức quản lý,Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 đã phân biệt Tổng công ty nhà nước vàDoanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn và doanh nghiệp khác Đối vớiTổng công ty và Doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn, thì mô hìnhquản lý bao gồm HĐQT, Ban kiểm soát và tổng giám đốc hoặc giám đốc vàbộ máy giúp việc Đối với các doanh nghiệp khác, thì có Giám đốc và bộ máygiúp việc Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 cũng đã quy định Chính phủ làđại diện chủ sở hữu nhà nước Những quyền của chủ sở hữu cũng đã đượcquy định7 Chính phủ không trực tiếp thực hiện các quyền chủ sở hữu đó, màphân cấp hoặc ủy quyền cho các bộ thực hiện quyền chủ sở hữu đối vớidoanh nghiệp thuộc quyền quản lý của họ Như vậy, trên thực tế có đến hàngchục bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tất cả các tỉnh, thành phố,trung ương đều tham gia thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanhnghiệp Tuy vậy, trên thực tế sau 7 năm thực hiện, đến năm 2003, các quyđịnh về quyền chủ sở hữu Nhà nước vẫn không được hướng dẫn cụ thể đểthực hiện Vì vậy, có thể nói, hiệu quả và hiệu lực thực tế của các quy địnhnói trên về quyền chủ sở hữu nhà nước là rất hạn chế

6 Mục đích của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 đã xác định rõ trong lời nói đầu của Luật là “phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhà nước; tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiêp; thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả và thực hiện đúng các mục tiêu do Nhà nước giao cho doanh nghiệp”

7 Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995)

Trang 18

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995, Hội đồng quản trị được thiết lậptại các tổng công ty và công ty nhà nước độc lập có quy mô lớn Hàng loạtcác nội dung phổ biến thường thấy liên quan đến HĐQT, như địa vị pháp lý,nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu, quy mô và nhiệm kỳ, chế độ làm việc, tiêuchuẩn, thù lao và lợi ích khác,v v của thành viện HĐQT đã được quy định.Về địa vị pháp lý, HĐQT được quy định là cơ quan quản lý doanh nghiệp(Điều 29, LDNNN 1995) Tuy vậy, xét về chức năng, nhiệm vụ thì HĐQT là

cơ quan tham mưu cho chủ sở hữu về chiến lược và kế hoạch phát triển dàihạn của doanh nghiệp; đồng thời, phê chuẩn những đề nghị, kiến nghị củaTổng giám đốc trong các vấn đề như phương án sử dụng và bảo toàn vốn,quyết toàn tài chính hàng năm, phương án vay vốn, tổ chức, bộ máy củadoanh nghiệp; chỉ kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc sử dụng, bảotoàn và phát triển vốn nhà nước, chứ không phải trong toàn bộ hoạt độngquản lý, điều hành kinh doanh ở doanh nghiệp

Tổng giám đốc do Thủ tướng hoặc Bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban Nhân dântỉnh, thành phố bổ nhiệm; là người đại diện theo pháp luật của công ty.Tổng giám đốc vừa chịu trách nhiệm với người bổ nhiệm, vừa chịu tráchnhiệm trước HĐQT trong quản lý điều hành công ty Tổng giám đốc cóquyền và trách nhiệm khá nặng nề Trong số quyền hạn của tổng giám đốc,có các quyền như: cùng với Chủ tịch HĐQT ký nhận vốn, bảo toàn và pháttriển vốn được giao, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, hàngnăm, xây dựng dự án đầu tư, đề án tổ chức quản lý, định mức kinh tế kỹthuật, đề nghị bổ nhiệm Phó tổng giám đốc, Giám đốc đơn vị thành viên; bổnhiệm những cán bộ quản lý khác, v.v Như vậy, thực tế tổng giám đốc làngười “trung tâm” đầy quyền lực trong quản lý doanh nghiệp, là người xâydựng và thực thi chiến lược, về cơ bản kiểm soát tài chính và nhân sự ởdoanh nghiệp

Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bổ nhiệm; thay mặt Hội đồng quản trị giámsát Tổng giám đốc trong quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài các nội dung nói trên, các yếu tố khác hợp thành khung quản trị công

ty vẫn chưa được Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 quy định

Xét về quyền chủ sở hữu, thì Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995 vẫn cònchưa xác định được vai trò, địa vị pháp lý của chủ sở hữu nhà nước, các

17

Trang 19

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

quyền cụ thể và các công cụ mà chủ sở hữu có thể sử dụng để giám sátvà đánh giá hiệu quả công việc của những người quản lý Thực trạng phântán, chia cắt và kém hiệu lực trong việc thực hiện quyền chủ sở hữu đãkhông được đề cập một cách hợp lý

Hội đồng quản trị trong khung quản trị doanh nghiệp nhà nước chưa đượcđặt đúng vị trí và vai trò của nó theo thông lệ chung đã được thừa nhận.Hoạt động của HĐQT là rất thụ động Xét về chức năng, nhiệm vụ và lề lốilàm việc, thì Hội đồng quản trị đóng vai trò như một cơ “trung gian” chuyểntải thông tin giữa người đại diện chủ sở hữu và Giám đốc (Tổng giám đốc),hơn là một cơ quan hoạch định chiến lược, định hướng phát triển doanhnghiệp, giám sát và đảm bảo các nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển.Các hoạt động của hội đồng quản trị là rất hình thức; có thể coi là người

“đóng dấu” cho Giám đốc, Tổng giám đốc trong trường hợp cần thiết CònGiám đốc, Tổng giám đốc về cơ bản nắm trọn cả công việc quản lý và điềuhành kinh doanh ở doanh nghiệp; là người hoạch định chiến lược, kế hoạchkinh doanh dài hạn và hàng năm, bổ nhiệm và kiến nghị bổ nhiệm các cánbộ quản lý chủ chốt, kiến nghị hoặc quyết định hầu hết các vấn đề liênquan đến tổ chức của công ty Khác với vai trò của HĐQT, giám đốc, Tổnggiám đốc có vai trò rất “chủ động”, có phần lấn lướt so với HĐQT Chế độkhuyến khích đối với cả HĐQT và Giám đốc chưa hợp lý; họ vẫn được coinhư những công chức hành chính nhà nước, hưởng các thang bậc lợi ích vàgiá trị xã hội như những công chức nhà nước với ngạch bậc tương đương Khung quản trị doanh nghiệp nhà nước được hình thành và phát triển quaLuật Doanh nghiệp nhà nước 2003 không có thay đổi cơ bản so với ”ngườitiền nhiệm” của nó Xét về khung quản trị nói chung, Luật Doanh nghiệpnhà nước có quy định bổ sung thêm một số yếu tố Quyền của chủ sở hữuđã được quy định cụ thể và đầy đủ hơn Khác với trước đây, các quyền củachủ sở hữu đã được “phân công”, “phân cấp” thực hiện một cách phân tángiữa Chính phủ, các bộ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Tuy vậy, không có cơchế và thể chế phối hợp giữa các quan nói trên trong thực hiện quyền chủsở hữu nhà nước Vì vậy, có thể nói, giám sát của chủ sở hữu đối với ngườiquản lý trở nên rất lỏng lẻo, không có hệ thống, không thường xuyên và

Trang 20

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

kém hiệu quả Hàng loạt các vụ bê bối, tham nhũng lớn phát hiện trong thờikỳ này là biểu hiện thực tế của thực trạng nói trên8

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển khung quản trị công ty ở cácthành phần kinh tế khác nhau là không giống nhau Về mặt pháp lý, có thểnói, khung quản trị áp dụng đối với các công ty thuộc khu vực kinh tế tưnhân trong nước đã có bước tiến nhảy vọt Các nguyên tắc quản trị thôngdụng phổ biến đã được áp dụng Trái lại, quản trị công ty áp dụng đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không được chú ý hoànthiện Bước tiến duy nhất đối với quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài có lẽ là từng bước giảm đến mức tối thiểu các vấn đề phải thông quatheo nguyên tắc nhất trí tại Hội đồng quản trị Trong khi đó, quản trị công tynhà nước luôn được chú ý và nỗ lực cải cách Tuy vậy, các nỗ lực cải cáchchưa đạt được kết quả như mong muốn Mâu thuẫn của cân bằng quyềnkiểm soát của chủ sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh của đội ngũ quản lývẫn chưa có lời giải Sau gần 2 chục năm cải cách, vẫn chưa tìm được giảipháp và chưa hình thành được hệ thống thể chế thực thi đầy đủ, có hiệuquả và hiệu lực quyền chủ sở hữu nhà nước; các nguyên tắc công bằng,công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình vẫn còn khá xa lạ đối vớicông tác quản trị các công ty nhà nước

Và cuối cùng, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 sẽ là một bước tiến lớn,tạo ra một thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị doanhnghiệp ở nước ta Trước hết, lần đầu tiên trong gần 20 chục năm cải cách,pháp luật về doanh nghiệp đã được thống nhất không phân biệt tính chấtsở hữu và thành phần kinh tế Luật Doanh nghiệp cũng đã quy định khá đầyđủ và cụ thể các nội dung hay yếu tố cấu thành của khung quản trị công

ty, nhất là đối với công ty cổ phần Và những nội dung đó của khung quảntrị công ty đã tuân thủ và về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc và thônglệ thông dụng phổ biến Do đó, khung quản trị hình thành theo quy định củaLuật Doanh nghiệp có thể là “khuôn mẫu” mà quản trị thực tế, cụ thể củatừng công ty phải hướng tới Và trong hai phần tiếp theo, khung quản trị theoquy định của pháp luật và sự vận hành và hiệu lực thực tế của nó sẽ đượctrình bày một cách cụ thể và đầy đủ

19

8 Vụ án như “Lã Thị Kim Oanh”, “Nguyễn Lâm Thái”, “PMU18”, “Điện kế điện tử Thành phố HCM” và rất nhiều

vụ khác.

Trang 21

Quản trị công ty cổ phần:

Những quy định pháp luật có liên quan

Phần 2

Trang 22

Như trình bày tại phần Mở đầu của báo cáo này, sau gần 20 năm đổi mới và liên tục được hoàn thiện, khung quản trị công ty cổ phần theo quy định của pháp luật ở nước ta đã được thống nhất, và về nguyên tắc, tương thích với những chuẩn mực quản trị phổ biến được thừa nhận 9 Cũng như ở các nước khác, những yếu tố cấu thành quản trị công ty cổ phần ở nước ta được quy định cụ thể tại các quy định có liên quan của Luật Doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11) và Luật chứng khoán (Luật chứng khoán số 70/2006/QH11)

1 Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông

Cổ đông ở nước ta được đối xử công bằng và bình đẳng theo quy định củapháp luật 10 Nguyên tắc “ một cổ phần cùng loại tạo cho người sở hữu nó cácquyền ngang bằng nhau” đã thể hiện khá rõ nét trong các quy định có liênquan về quyền của cổ đông Quyền của cổ đông được quy định chủ yếu tạiLuật Doanh nghiệp Có thể nói, quyền của cổ đông ở nước ta cũng được quyđịnh tương tự như ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác Tất cả các cổ đôngphổ thông theo quy định của Luật doanh nghiệp đều có các quyền sau đây:Được ưu tiên mua cổ phần mới được chào bán tương ứng với tỷ lệ số cổphần hiện có tại công ty; có quyền chuyển nhượng quyền ưu tiên mua cổphần cho người khác;

9 Năm 2005, Ngân hàng thế giới đã thực hiện báo cáo đánh giá so sánh các quy định pháp lý về quản trị doanh nghiệp Việt Nam với những thực tiễn tốt về quản trị công ty theo chuẩn mực của OECD.

10 Cổ đông ở nước ta được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất 1 cổ phần của công ty cổ phần Cổ đông được chia thành 2 loại, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi Cổ đông sáng lập thuộc nhóm cổ đông phổ thông; đó là những cổ đông phổ thông đã tham gia xây dựng, thông qua và ký vào bản điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần

Trang 23

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Xem xét, tra cứu, trích lục và sao chụp Điều lệ công ty, Sổ biên bản họpĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ;

Được thông báo về tất cả các quyết định đã được Đại hội đồng cổ đôngthông qua, ngay cả khi cổ đông đó không trực tiếp dự họp; được thông báovề tình hình tài chính hàng năm của công ty dưới hình thức báo cáo củanội dung báo cáo tài chính hàng năm của công ty;

Yêu cầu Toà án xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đôngtrong trường hợp (i) trình tự, thủ tục triệu tập họp đại hội đồng cổ đôngkhông thực hiện đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệcông ty; hoặc (ii) trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung của quyết định

vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty

Khi công ty giải thể, cổ đông được quyền nhận một phần giá trị còn lại củacông ty tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty

Tất các các cổ đông có quyền biểu quyết đều có quyền tham dự, phát biểu,chất vấn và biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông theo nguyên tắc “một cổ phần một phiếu bầu”; bao gồm (i) chiến lược vàđịnh hướng phát triển của công ty, (ii) số lượng cổ phần và cơ cấu vốn cổ phầncủa công ty, (iii) bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự của cơ quan quản lý công

ty (HĐQT) và cơ quan kiểm soát nội bộ của công ty (Ban kiểm soát) theophương thức dồn phiếu bầu, tiền lương, thù lao và các lợi ích khác đối với họ,(iv) quyết định các giao dịch có quy mô lớn đến mức ảnh hưởng đến cơ cấuvốn và tài sản, qua đó, có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược, kếhoạch kinh doanh, loại và quy mô hoạt động kinh doanh hiện hành của côngty; (v) thông qua báo cáo tài chính hàng năm và mức cổ tức, (vi) tổ chức lại vàgiải thể công ty,v.v Nói tóm lại, cổ đông có quyền tham gia thảo luận và quyết

11 Cổ phần của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm đầu; cụ thể là, trong ba năm đầu, kể từ khi đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập chỉ được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác;

Trang 24

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

23

định tất cả các nội dung quan trọng trong phát triển và tổ chức hoạt động kinhdoanh của công ty từ định hướng chiến lược, vốn và tài sản, nhân sự, kết quảkinh doanh và sử dụng lợi nhuận, cho đến việc thay đổi hoặc giải thể công ty.Ngoài ra, các quy định về trình tự, thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ (các Điều 97,

98, 99, 100 và 101 Luật Doanh nghiệp) về cơ bản đảm bảo để cổ đông đượcđối xử công bằng và bình đẳng trong việc tiếp cận đến các thông tin liên quanđến cuộc họp cũng như sự chuẩn bị cần thiết của từng cổ đông phục vụ chocuộc họp Các quy định đó về nguyên tắc tạo điều kiện cho tất cả các cổ đôngcó thông tin như nhau và có chuẩn bị tối đa cần thiết trước khi tham dự họp đểthông qua các quyết định quan trọng thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tổchức lại, hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông đã được quy định tạiĐiều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình theo giáthị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc do Điều lệ công ty quy định hoặcgiá do tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định

Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 1 năm cóquyền yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của mình, nếu quyết địnhđó đã được thông qua trái với quy định của pháp luật, hoặc Điều lệ công ty gâythiệt hại cho lợi ích của công ty và cổ đông

Ngoài những quyền mà tất cả các cổ đông đều có như trình bày trên đây, thìcổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thônghoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có thêm một sốquyền sau đây:

Đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát;

Xem xét, trích lục sổ biên bản và các nghị quyết, quyết định của HĐQT,báo cáo tài chính giữa năm, hàng năm và các báo cáo của Ban kiểm soát;Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ;

Yêu cầu HĐQT hoặc Ban kiểm soát triệu tập họp ĐHĐCĐ trong các trườnghợp: (i) HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của ngườiquản lý, hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền; và (ii) nhiệm kỳ của HĐQTđã vượt quá 6 tháng mà HĐQT mới chưa được bầu để thay thế;

Trang 25

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp HĐQT và Ban kiểm soát khôngthực hiện triệu tập họp theo yêu cầu như trình bày trên đây;

Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quảnlý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, khi xét thấy cần thiết;Yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát trình tự, thủ tục, cách thứctiến hành họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, nếu xét thấy cần thiết.ĐHĐCĐ họp định kỳ hàng năm và có thể họp bất thường bất cứ khi nào,HĐQT, Ban kiểm soát và các cổ đông xét thấy cần thiết Điều kiện về hiệu lựchọp ĐHĐCĐ phụ thuộc vào số lần triệu tập họp đối với cuộc họp đó Đối vớitriệu tập họp lần thứ nhất, thì cuộc họp đó đủ điều kiện tiến hành khi có số cổđông tham dự đại diện cho ít nhất 65% số phiếu biểu quyết; đối với triệu tậplần thứ hai, thì cuộc họp đó có đủ điều kiện về hiệu lực pháp lý khi có số cổđông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của công ty; và đối vớitriệu tập họp lần thứ ba, thì cuộc họp đó luôn có hiệu lực pháp lý, bất kể số cổđông tham dự và số cổ phần hay số phiếu biểu quyết mà họ đại diện Quy địnhnói trên về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ bảo đảm “hiện thực hoá” đượcquyền yêu cầu triệu tập họp hoặc triệu tập họp ĐHĐCĐ của cổ đông thiểu sốtrong trường hợp cần thiết Cơ chế đó, nếu được sử dụng hợp lý, sẽ buộc cổđông đa số phải tính đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của cổ đông thiểu số,giúp cổ đông thiểu số có cơ hội ảnh hưởng đến các quyết định của công ty;qua đó, cân bằng được mối quan hệ lợi ích với cổ đông đa số, bảo vệ hợp lýcác quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số

Quyết định của đại hội đồng cổ đông được chia thành hai loại Đối với các vấnđề thông thường, (ngoài các vấn đề quan trọng), thì quyết định được thôngqua, nếu được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng sốphiếu biểu quyết tham dự họp; nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệkhác cao hơn Đối với các vấn đề quan trọng, thì quyết định của ĐHĐCĐ đượcthông qua, khi có được sự đồng ý của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổngsố phiếu biểu quyết dự họp; trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác(điểm b, khoản 3 Điều 104, Luật Doanh nghiệp) Như vậy, trong trường hợpnày Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ cụ thể cao hơn hoặc thấp hơn75%, nhưng không được thấp hơn 65% hoặc tỷ lệ khác cao hơn 65% do Điềulệ quy định, là tỷ lệ cần thiết để thông qua các quyết định thông thường

Trang 26

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

25

Quy định về các quyền của cổ đông như trình bày trên đây về cơ bản đã thiếtlập được các cơ chế giám sát nội bộ để cổ đông nói chung giám sát đượcnhững người quản lý; và cổ đông thiểu số giám sát được đối với cổ đông đasố; qua đó, bảo vệ được những lợi ích hợp pháp của mình Cụ thể là:

Tất cả các cổ đông đều có quyền tham gia thảo luận và quyết định về cácvấn đề quan trọng của công ty, nhất là định hướng chiến lược, kế hoạchphát triển và bầu, bãi miễn thành viên HĐQT và Ban kiểm soát, v.v Đảûmbảo công ty phát triển và được quản lý theo mong muốn và kỳ vọng củacổ đông;

Các tỷ lệ sở hữu cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ và thông qua cácquyết định được quy định tương đối cao đã tạo cho các cổ đông, nhất làcác cổ đông thiểu số, có được ảnh hưởng thực sự đến các quyết định tạiĐại hội đồng cổ đông Quy định nói trên tạo điều kiện và khuyến khích cáccổ đông tham gia tích cực và có hiệu lực vào quá trình ra quyết định ở côngty; có được ảnh hưởng thực sự vào nội dung các quyết định quan trọng củacông ty; qua đó, làm tăng hiệu lực giám sát bảo vệ quyền và lợi ích cả cổđông Điều này là rất cần thiết và có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay ởnước ta, khi các cơ chế kiểm soát bên ngoài chưa có đủ điều kiện để pháthuy tác dụng; các dịch vụ của Toà án còn chưa được ưa chuộng và chưatrở thành công cụ có hiệu quả giải quyết tranh chấp, bảo vệ công bằng lợiích của cổ đông và các bên liên quan Trong điều kiện nói trên, chínhnhững tỷ lệ cần thiết để thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ như trìnhbày trên đây sẽ góp phần cân bằng quyền và lợi ích giữa cổ đông đa sốvà cổ đông thiểu số

Trong quá trình hoạt động, cổ đông được cung cấp và được quyền yêu cầunhững thông tin cần thiết làm cơ sở thực hiện giám sát và ra những quyếtđịnh hợp lý, khi cần thiết Tuy nhiên, hiệu lực của giám sát phụ thuộc vàonhiều yếu tố như số lượng và chất lượng thông tin được cung cấp, nănglực phân tích, đánh giá, mục đích và mối quan tâm của các cổ đông trongviệc giám sát hoạt động của công ty Ngoài ra, khi có những quyết địnhdẫn tới thay đổi cơ cấu sở hữu, cơ cấu quyền của cổ đông trong công ty,thì các cổ đông hiện hữu luôn được quyền ưu tiên mua trước để việc thựchiện quyết định đó không làm thay đổi quyền và lợi ích hiện có của họ tạicông ty

Trang 27

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Trường hợp cổ đông không hài lòng với kết quả hoạt động của công ty,hoặc lợi ích của họ có nguy cơ vi phạm hoặc đã bị vi phạm, thì ngoài việctham gia trực tiếp quyết định của ĐHĐCĐ (như bãi nhiệm HĐQT và bầuHĐQT mới thay thế, thay đổi định hướng chiến lược, hoặc tăng cườngthêm vai trò và hiệu lực kiểm soát nội bộ v.v ) để cải thiện hiệu quả hoạtđộng, phù hợp với mong muốn và kỳ vọng của cổ đông, thì từng cổ đônghoặc nhóm cổ đông riêng lẻ còn có thể bảo vệ lợi ích của mình bằng cách:Chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (thực hiện quyềntự do chuyển nhượng cổ phần);

Yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình với mức giá công bằngvà hợp lý;

Yêu cầu triệu tập hoặc trực tiếp triệu tập họp ĐHĐCĐ để thảo luậnvà quyết định về các vấn đề mà cổ đông thiểu số quan tâm; và với

cơ chế và cách thức triệu tập như quy định tại Điều 97 Luật Doanhnghiệp, thì quyền này của các cổ đông thiểu số hoàn toàn thực hiệnđược trên thực tế

Khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ, nếucuộc họp để ra quyết định đó được triệu tập một cách không côngbằng có nguy cơ làm sai lệch nội dung của quyết định, hoặc quyếtđịnh thông qua một cách không công bằng, trái với quy định củapháp luật

Cuối cùng, nếu không bị giải thể, thì cổ đông sẽ nhận được phần giá trịcòn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại công ty

Tuy vậy, so sánh với các thông lệ quốc tế phổ biến và kinh nghiệm quốctế, quyền của cổ đông như quy định có một số khiếm khuyết:

Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông còn yếu xét về số thông tin và loạithông tin mà cổ đông được quyền tiếp cận, hoặc có quyền yêu cầu đượccung cấp Một cổ đông bình thường có sở hữu ít hơn 10% tổng số cổ phần(trừ trường hợp công ty cổ phần đại chúng) chỉ được cung cấp bản tóm tắtbáo cáo tài chính hàng năm và thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ;có quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong Sổ cổ đông và biên bản họp

Trang 28

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

27

ĐHĐCĐ Chỉ cổ đông sở hữu hơn 1% cổ phần mới có quyền yêu cầu cungcấp thông tin về các quyết định của HĐQT, biên bản họp và thông tin khácliên quan đến quyết định của HĐQT Không có cổ đông nào được quyềnyêu cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty, v.v Luật không quy định quyền cổ đông trực tiếp khởi kiện HĐQT, nếu xétthấy cần thiết

Luật không quy định quyền của cổ đông yêu cầu Toà án xem xét miễnnhiệm thành viên HĐQT hoặc Ban kiểm soát trong trường hợp cần thiết.Luật không quy định quyền của cổ đông yêu cầu cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền hoặc Toà án huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ hoặcHĐQT trong trường họp khẩn cấp để bảo vệ lợi ích của công ty, của cổđông và của các bên có liên quan khác

V.v

Những khiếm khuyết nói trên là rất đáng lưu ý trong khi xây dựng Điều lệ cụthể của từng công ty

2 Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộcthẩm quyền của ĐHĐCĐ (Khoản 1 Điều 108 Luật Doanh nghiệp) Như vậy, vềđịa vị pháp lý, ngoài các chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ thuộc thẩmquyền của ĐHĐCĐ, việc quyết định và thực hiện tất cả các vấn đề còn lạitrong quản lý và điều hành kinh doanh của công ty đều thuộc thẩm quyền củaHĐQT; và ĐHĐCĐ không được uỷ quyền thực hiện một, một số hoặc tất cảcác vấn đề thuộc thẩm quyền của mình cho HĐQT

HĐQT gồm từ 3 đến không quá 11 thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công tyquy định một quy mô khác Thành viên HĐQT có thể là cổ đông hoặc ngườikhác Cổ đông là cá nhân sở hữu trên 5% số cổ phần thuộc loại đủ điều kiệnlàm ứng cử viên HĐQT; còn đối với các cổ đông sở hữu ít hơn 5% số cổ phần

Trang 29

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

hoặc người không phải là cổ đông, thêm trình độ chuyên môn và kinh nghiệmnghề nghiệp của họ là tiêu chuẩn để họ có thể được bầu làm thành viênHĐQT Tuy nhiên, Điều lệ công ty có thể quy định các tiêu chuẩn và điều kiệnkhác, hoặc bổ sung thêm so với các điều kiện nói trên; và trong trường hợpnày, tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ quy định sẽ được ưu tiên áp dụng.Ngoài ra, đối với các công ty cổ phần mà Nhà nước nắm hơn 50% tổng số cổphần, thì những người có liên quan của người đại diện phần vốn nhà nước sẽkhông được làm thành viên HĐQT của công ty đó

HĐQT có hàng loạt chức năng và nhiệm vụ theo luật định; và có thể chia thànhnăm nhóm sau đây Nhóm thứ nhất gồm các quyền và nhiệm vụ liên quan đếnhoạch định và giám sát thực thi chiến lược và phương hướng kinh doanh củacông ty, bao gồm:

Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinhdoanh hàng năm của công ty;

Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư theo thẩm quyền do phápluật hoặc Điều lệ công ty quy định;

Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông quahợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị lớn;

Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việcgóp vốn, mua cổ phần ở các doanh nghiệp khác;

Giám sát, chỉ đạo, Giám đốc, Tổng giám đốc và những người quản lý kháctrong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;

Kiến nghị về tổ chức lại công ty

Nhóm thứ hai bao gồm các chức năng và nhiệm vụ liên quan đến nhân sự vàquản lý nội bộ công ty, gồm:

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đốivới giám đốc, tổng giám đốc và những người quản lý khác do Điều lệ công

ty quy định;

Quyết định cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổphần, phần góp vốn ở các công ty khác;

Trang 30

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

29

Quyết định về mức lương, thù lao và lợi ích khác đối với họ;

Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

Nhóm thứ ba bao gồm các chức năng và nhiệm vụ liên quan đến quản lý vốnvà tài sản của công ty Đó là:

Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từngloại;

Quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổphần được quyền chào bán;

Quyết định mua lại tối đa không quá 10% tổng số cổ phần của từng loạiđã phát hành trong mỗi 12 tháng;

Quyết định mua lại cổ phần và thanh toán số cổ phần mua lại theo yêucầu của cổ đông;

Quyết định phát hành trái phiếu và huy động vốn theo hình thức khác theoquy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

Kiến nghị mức cổ tức được trả;

Quyết định thời hạn trả cổ tức và thủ tục trả cổ tức; quyết định xử lý cáckhoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh

Nhóm thứ tư bao gồm các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến cổ đông vàquyền của cổ đông Đó là:

Quản lý Sổ đăng ký cổ đông và đăng ký thay đổi cổ đông;

Triệu tập và tổ chức tiến hành họp ĐHĐCĐ;

Chuẩn bị, thông qua chương trình, nội dung họp và các tài liệu họpĐHĐCĐ, gồm cả báo cáo tài chính hàng năm;

Chuẩn bị các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ;

Tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định; kiểmphiếu lấy ý kiến và soạn thảo nội dung quyết định;

Xem xét và thông qua các giao dịch của công ty với cổ đông là người có

Trang 31

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

liên quan thuộc thẩm quyền

Nhóm thứ năm gồm các chức năng và thẩm quyền liên quan đến công khaihoá thông tin, minh bạch Cụ thể là:

Kiến nghị ĐHĐCĐ về thù lao và những lợi ích khác đối với thành viênHĐQT và Ban kiểm soát;

Theo dõi, kiểm tra, giám sát và kiểm soát các giao dịch của công ty vớicác bên có liên quan của công ty;

Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin và hệ thông kiểm soát nội bộ củacông ty

Như vậy, có thể nói thẩm quyền của HĐQT là rất lớn, và là “trung tâm” quyềnlực của công ty, bao quát hết tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty từ chiếnlược phát triển, kế hoạch kinh doanh, vốn, nhân lực chủ chốt cho đến côngkhai hoá, minh bạch hoá và kiểm tra, giám sát Tuy nhiên, quyền lực đó cóđược thực hiện một cách có hiệu quả hay không lại phụ thuộc nhiều vào quymô, cơ cấu của HĐQT, vị thế và năng lực của từng thành viên HĐQT, cũngnhư phương thức và cơ chế làm việc, ý thức và thái độ làm việc của từng thànhviên nói riêng và của HĐQT nói chung

Một thành viên “đặêc biệt” của HĐQT là chủ tịch HĐQT Chủ tịch HĐQT doĐHĐCĐ bầu trực tiếp hoặc do các thành viên HĐQT bầu và miễn nhiệm(Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp) Chủ tịch HĐQT có các quyền vànhiệm vụ:

Lập chương trình và kế hoạch hoạt động của HĐQT;

Chuẩn bị, tổ chức chuẩn bị chương trình, nội dung và tài liệu để họpHĐQT;

Triệu tập và chủ toạ các cuộc họp HĐQT;

Tổ chức thông qua quyết định của HĐQT theo các hình thức khác khôngphải họp;

Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT;

Chủ toạ các cuộc họp ĐHĐCĐ

Trang 32

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

HĐQT họp định kỳ mỗi quý ít nhất một lần và có thể họp bất kỳ khi nào, nếuxét thấy cần thiết Các trường hợp cần thiết bao gồm:

Chủ tịch HĐQT xét thấy cần thiết;

Có đề nghị của Ban kiểm soát;

Có đề nghị của Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc 5 người quản lý khác;

Có đề nghị của ít nhất 2 thành viên HĐQT

Cuộc họp của HĐQT có hiệu lực pháp lý, khi có ít nhất ¾ số thành viên dự họp(đối với trường hợp triệu tập lần thứ nhất); và ít nhất hơn một nửa số thành viêndự họp (đối với trường hợp triệu tập lần thứ hai) Quyết định của HĐQT đượcthông qua khi có hơn ½ số thành viên dự họp chấp thuận

Luật Doanh nghiệp (Điều 112) cũng đã quy định khá chi tiết về trình tự, thủ tục vàcách thức triệu tập họp HĐQT đảm bảo tất cả các thành viên đều có cơ hội và điềukiện công bằng tiếp cận, làm quen với các thông tin, tài liệu phục vụ họp và có đủthời gian cần thiết để chuẩn bị để tham dự họp một cách tích cực và hiệu quả

Trang 33

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

3 Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành.

Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàngngày của công ty Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm (có thể là thành viên HĐQThoặc người khác); chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trướcHĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày củacông ty;

Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinhdoanh và phương án đầu tư của công ty;

Kiến nghị phương án tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản ly công ty, trừ cácchức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT;

Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công

ty, kể cả những người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi miễn củagiám đốc;

Tuyển dụng lao động;

Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

Các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ hoặc quyết định của HĐQT.Xem xét quyền và nhiệm vụ của giám đốc theo quy định của Luật Doanhnghiệp ta thấy: (i) thẩm quyền của giám đốc trong quản trị công ty là khônglớn; chủ yếu thiên về điều hành, triển khai thực hiện quyết định của HĐQT; và

do đó, về nguyên tắc, chỉ chỉ đạo và điều hành các công việc, hoạt độngthường ngày của công ty mà thôi; (ii) xét về nhân sự, thì giám đốc có toànquyền tuyển dụng những người lao động bình thường; còn việc quyết định đềbạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý trong công ty phụ thuộc vào sự phân chia quyềnlực giữa HĐQT và Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty; (iii) Giám đốccó ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, và phương ántrả cổ tức, bởi vì, giám đốc là người kiến nghị các giải pháp về vấn đề đó Tuy

Trang 34

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Như vậy, về quy định liên quan đến thù lao, tiền lương của thành viên HĐQT,giám đốc theo Luật Doanh nghiệp có một số tiến bộ sau đây:

Một là, không khống chế mức tối đa và mức cụ thể do chính công ty (tức là các

cơ quan có thẩm quyền trong quản trị nội bộ) quyết định dựa theo kết quả vàhiệu quả kinh doanh của công ty

Hai là, tất cả tiền lương, thù lao và chi phí khác của HĐQT, giám đốc, ngườiquản lý khác đều được tính vào chi phí kinh doanh của công ty

Ba là, tổng mức lương, thù lao và mức cụ thể đối với từng người được công khaihoá tại ĐHĐCĐ và các bên có liên quan khác biết trong báo cáo tài chính hàngnăm của công ty

Trang 35

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

5 Nghĩa vụ của các thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc) và những người quản lý khác.

Luật doanh nghiệp (Điều 119) đã quy định các nghĩa vụ cụ thể của thành viênHĐQT, giám đốc và những người quản lý công ty Nghĩa vụ ở đây là các thước

đo, chuẩn mực “đo lường”, đánh giá mức độ nỗ lực, cố gắng và cách thức ứngxử của họ trong thực thi nhiệm vụ được giao So với Luật Doanh nghiệp số13/1999/QH10, thì quy định về nghĩa vụ của người quản lý theo Luật Doanhnghiệp lần này đã đầy đủ, cụ thể hơn, nhất là nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụtrung thành Các nghĩa vụ của họ bao gồm:

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của phápluật, Điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ;

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩntrọng và tốt nhất, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổđông của công ty;

Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty Các hành vicụ thể “đo lường” nghĩa vụ trung thành của người quản ly công ty bao gồm(nhưng không nhất thiết là tất cả):

Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty đểthu lợi riêng cho mình hoặc cho cá nhân, tổ chức khác;

Không lạm dụng địa vị, chức vụ được giao, không lạm dụng tài sảncủa công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của cá nhân, tổ chức khác;Phải thông báo ngay cho công ty về những người có liên quan củamình; và đình hoãn ngay các giao dịch của những người có liên quanđó với công ty, đồng thời, thông báo ngay về những giao dịch đó đếncông ty; chưa thực hiện các giao dịch đó, khi chưa có quyết định củaĐHĐCĐ hoặc HĐQT theo quy định của pháp luật

Đình hoãn ngay các công việc kinh doanh nhân danh cá nhân hoặcnhân danh người khác mà những công việc kinh doanh đó thuộcphạm vi công việc kinh doanh của công ty; đồng thời, thông báo,công khai hoá các công việc đó đến công ty; và chưa thực hiện cáccông việc đó, khi chưa có sự chấp thuận của HĐQT

Trang 36

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

6 Công khai hoá và kiểm soát các giao dịch với các bên có liên quan.

Như trên đã nói, công khai hoá các giao dịch của những người có liên quancủa mình với công ty và các giao dịch khác có nguy cơ xung đột lợi ích củacông ty là một ứng xử thể hiện nghĩa vụ trung thành của người quản lý đối vớicông ty và cổ đông của công ty Tuy vậy, các bên có liên quan và các giaodịch có liên quan cần kiểm soát và giám sát đa dạng và phức tạp hơn rấtnhiều So với Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10, thì Luật Doanh nghiệp số60/2005/QH11 quy định đầy đủ hơn về các bên có liên quan và các giao dịchcủa công ty với các bên có liên quan Cụ thể là, giao dịch của công ty với cácbên có liên quan theo quy định bao gồm:12

Giao dịch của công ty với công ty mẹ; giao dịch của công ty với nhữngngười quản lý13công ty mẹ; giao dịch của công ty với những người có thẩmquyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ

Giao dịch của công ty với người hoặc nhóm người có khả năng chi phốiviệc ra quyết định của công ty thông qua các cơ quan quản lý doanhnghiệp Xin được làm rõ hơn những người có liên quan loại này bằng một

ví dụ minh họa sau đây Có một công ty A, công ty này có cổ phần hayphần góp vốn đa số (giả sử hơn 51%) trong một số công ty B,C,D Ba công

ty B,C và D này cùng với một số người khác thành lập nên công ty tráchnhiệm hữu hạn E, trong đó B,C,D đều giữ 20% cổ phần Về mặt pháp lý,B,C và D mỗi công ty chỉ nắm giữ 20% phần vốn góp, nhưng họ có thểhợp lại dưới sự chỉ đạo của A và nắm giữ đến 60% phần vốn góp của công

12 Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.

13 Những người quản lý được định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; các thành viên HĐQT, Giám đốc và Tổng giám đốc đối với Công ty Cổ phần.

Trang 37

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

ty E Như vậy, trong trường hợp này cả A,B,C và D có thể cấu kết với nhaubất cứ khi nào để chi phối công ty E Vì vậy, giao dịch của công ty E vớiA,B,C hoặc D đều là giao dịch với các bên có liên quan Tuy nhiên, ví dụnói trên không phải là duy nhất của loại giao dịch này

Giao dịch của công ty với chính những người quản lý của công ty

Giao dịch của công ty với vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con,con nuôi, với anh, chị, em ruột của người quản lý công ty;

Giao dịch của công ty với vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con,con nuôi, với anh, chị, em ruột, v.v của những cổ đông sở hữu cổ phầnchi phối tại công ty

Giao dịch của công ty với công ty con khác của cùng một công ty mẹ; giaodịch của công ty với doanh nghiệp mà ở đó vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi,mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý công tylàm chủ sở hữu hoặc sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối Thực tếthời gian qua cho thấy giao dịch với các bên có liên quan loại này ở nước

ta là tương đối phổ biến; và vụ việc “điện kế điện tử” ở Thành phố HCM làđiển hình của loại giao dịch này

Các giao dịch của công ty với các bên có liên quan có thể là kinh tế, dân sựhoặc lao động Liệt kê nói trên cho thấy các giao dịch của công ty với các bêncó liên quan là tương đối rộng và rất đa dạng Các bên có liên quan có liên hệtrực tiếp hoặc gián tiếp với công ty thông qua những người có quyền hoặc cóảnh hưởng đến những người có quyền quyết định công việc kinh doanh tạicông ty Tuy vậây, trên thực tế giao dịch của công ty với các bên có liên quanchắc chắn còn nhiều hơn14, đa dạng hơn và cũng phức tạp hơn Do đó, tùyđiều kiện cụ thể, Điều lệ công ty có thể quy định bổ sung thêm “danh mục”những người có liên quan; qua đó, mở rộng thêm loại giao dịch “không bìnhthường” cần xem xét và giám sát “không bình thường” tương ứng của công ty.Luật Doanh nghiệp nước ta đòi hỏi các giao dịch của công ty với các bên cóliên quan phải được Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.Theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, các giao dịch có giá trị

14 Ví dụ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng của chủ tịch Hội đồng quản trị, của giám đốc hoặc tổng giám đốc; hoặc các cháu cùng dòng họ của những người quản lý nói trên đều có thể là các bên có liên quan của công ty.

Trang 38

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

37

nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản15của công ty ghi trong báo cáo tài chính gầnnhất hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; còn các giao dịch củacông ty với các bên có liên quan có giá trị cao hơn phải được Đại hội đồng cổđông xem xét và chấp thuận

7 Công khai hoá thông tin.

Những yêu cầu về công khai hoá thông tin được quy định tại Luật Doanhnghiệp, Luật chứng khoán và một số văn bản hướng dẫn thi hành

Về nghĩa vụ công khai hoá và công bố thông tin, có sự khác biệt đáng kể giữacông ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phân phi đại chúng

Công ty cổ phần phi đại chúng nói chung theo quy định của Luật Doanh nghiệpchỉ phải:

Đăng báo về nội dung đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi các nội dungđăng ký kinh doanh đã đăng ký trên ba số báo liên tiếp;

Gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán đến các cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền; Bản tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm đượcgửi tới và lưu giữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh; và bất kỳ ai có quan tâmđều có thể xem, sao chụp bản tóm tắt báo cáo tài chính đang được cơquan đăng ký kinh doanh lưu giữ và quản lý

Ngoài các nghĩa vụ công khai hoá thông tin ra công chúng, thì pháp luật đòihỏi công ty cổ phần phải công khai hoá một số thông tin trong nội bộ công ty;gồm(i) thông tin về sổ đăng ký cổ đông, (ii) thông tin về các bên có liên quancủa công ty và các giao dịch của công ty với các bên có liên quan đó, (iii) báocáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, (iv) biên bản và các nghị quyết,quyết định của ĐHĐCĐ, (v) Báo cáo đánh giá của HĐQT và Ban kiểm soát

15 Luật công ty nhiều nước khác phân biệt “giao dịch kinh doanh thông thường” và “giao dịch khác”(không thông thường), mà không phân biệt theo giá trị của giao dịch Giao dịch kinh doanh thông thường là giao dịch để thực hiện công việc kinh doanh chủ yếu của công ty Ví dụ, đối với một công ty may mặc, giao dịch mua vải, và các nguyên, phụ liệu khác để may quần, áo, và bán các sản phẩm đó ra thị trường bằng bất cứ phương thức nào là giao dịch kinh doanh thông thường; còn lấy tiền của công ty cho người khác vay, hay bán tài sản cố định của công ty, v.v là những giao dịch không bình thường

Trang 39

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ, thông tin bất thường vàthông tin theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán nhà nước Các phương tiệnvà hình thức công bố thông tin bao gồm:

Báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của tổchức thuộc đối tượng công bố thông tin

Các phương tiện công bố thông tin của UBCKNN bao gồm: báo cáothường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của UBCKNN.Các phương tiện công bố thông tin của SGDCK, TTGDCK bao gồm: bảntin thị trường chứng khoán, trang thông tin điện tử của SGDCK, TTGDCK,bảng hiển thị điện tử tại SGDCK, TTGDCK, các trạm đầu cuối tại SGDCK,TTGDCK

Phương tiện thông tin đại chúng

Báo cáo tài chính thường niên là loại thông tin định kỳ mà công ty đại chúngphải công bố Báo cáo tài chính được công bố phải là báo cáo đã được kiểmtoán; bao gồm các nội dung: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính theoqui định của pháp luật về kế toán

Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội dungcông bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm Báo cáo tài chính củacông ty đại chúng (công ty mẹ) và Báo cáo tài chính hợp nhất theo qui địnhcủa pháp luật về kế toán

Báo cáo tài chính năm, Báo cáo Thường niên của công ty đại chúng phải côngbố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng và lưu trữ

ít nhất mười (10) năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo.Công ty đại chúng phải công bố Báo cáo tài chính năm tóm tắt theo Mẫu trên

ba (03) số báo liên tiếp của một (01) tờ báo Trung ương và một (01) tờ báo địaphương nơi công ty đại chúng đóng trụ sở chính hoặc thông qua phương tiệncông bố thông tin của UBCKNN

Các thông tin bất thường mà công ty đại chúng phải công bố bao gồm:Các quyết định, nghị quyết đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua theothẩm quyền quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp;

Trang 40

QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

39

Các quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công

ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua, về ngày thực hiện quyền muacổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặcngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và cácquyết định khác thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 108 LuậtDoanh nghiệp

Ngoài ra, công ty đại chúng còn phải công bố thông tin bất thường trong cáctrường hợp:

Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản đượcphép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả;

Tạm ngừng kinh doanh;

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lậpvà hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặcTổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởngcủa công ty; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt độngcủa công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm phápluật về thuế

Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm(30%) vốn thực có trở lên;

Quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng;

Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản doanh nghiệp

Các thông tin bất thường, trong trường hợp cần thiết, còn phải nêu rõ sự kiệnxảy ra, nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có)

Ngoài việc phải công bố thông tin định kỳ và thông tin bất thường, như trìnhbày trên đây, Uỷ ban chứng khoán nhà nước có quyền yêu cầu công ty đạichúng phải công bố thông tin trong trường hợp:

Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đếnlợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứngkhoán và cần phải xác nhận thông tin đó

Ngày đăng: 19/04/2013, 23:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

b. Mức độ hài lòng và khó khăn trong việc trả lương HĐQT, GĐ, BKS (đối với DN có SHNN) - Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam
b. Mức độ hài lòng và khó khăn trong việc trả lương HĐQT, GĐ, BKS (đối với DN có SHNN) (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w