Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện kiến thụy hải phòng năm 2014

78 1.3K 4
Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện kiến thụy   hải phòng năm 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ LÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN KIẾN THỤY- HẢI PHÒNG NĂM 2014 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2015 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ LÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN KIẾN THỤY-HẢI PHÒNG NĂM 2014 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK60720412 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà HÀ NỘI 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn và sự kính trọng tới: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng Sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội; Người cô đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quả trình học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn: Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội; Phòng Sau đại học, trường Đại học Dược Hà Nội; Thầy cô thuộc các bộ môn trong trường Đại học Dược Hà Nội, đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán, Khoa dược Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quả trình học tập, thu thập số liệu và tài liệu cho đề tài. Tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, ủng hộ và động viên tôi trong thời gian học tập nghiên cứu hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2015 Học viên Vũ Thị Lê MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………..1 Chương 1: Tổng quan…………………………………………………….3 1.1-Sử dụng thuốc trong chu trình cung ứng thuốc của bệnh viện…………3 1.1.1 Chu trình sử dụng thuốc……………………………………………...3 1.1.2 Các chỉ số sử dụng thuốc………………………………..…………....8 1.1.3 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc……………………...10 1.2-Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam trong những năm gần đây……11 1.2.1 Về cơ cấu thuốc sử dụng ………………………………..………….12 1.2.2 Về thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị nội trú…………………...13 1.3-Vài nét về Bệnh viện đa khoa Kiến Thụy – TP Hải Phòng…………..14 1.3.1 Vị trí địa lý huyện Kiến Thụy, Bệnh viện đa khoa Kiến Thụy …….14 1.3.2 Mô hình tổ chức của bệnh viện……………………………………..15 1.3.3 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện……………………………………...15 1.3.4 Mô hình bệnh tật, tình hình khám chữa bệnh……………………….16 1.3.5 Chức năng nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện……………………..19 1.3.6 Khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải Phòng……..19 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu……………………21 2.1 Đối tương nghiên cứu…………………………………………………21 2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu……………………………………….21 2.3 Phương pháp nghiên cứu……………………………………..……….21 2.3.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu……………………………………….21 2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………23 2.3.3 Các biến số nghiên cứu……………………………………………..24 2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu……………………………………….26 2.3.5 Phương pháp phân tích, xử lý, trình bày số liệu……………………27 Chương 3: Kết quả nghiên cứu ………………………………...............30 3.1 Phân tích cơ cấu về số lượng, giá trị thuốc sử dụng..............................30 3.1.1 Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong DMT bệnh viện...................30 3.1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác tác dụng dược lý......................31 3.1.3 Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại .......................................................33 3.1.4 Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược......................................34 3.1.5 Cơ cấu thuốc theo Quy chế chuyên môn............................................35 3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC........................................36 3.1.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN........................................39 3.1.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích A/VEN....................................40 3.2 Phân tích hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú........................41 3.2.1 Các chỉ số về thủ tục hành chính........................................................41 3.2.2 Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc.............................................43 3.2.3 Các chỉ số về sử dụng thuốc...............................................................44 Chương 4: Bàn luận ……………………………….................................49 4.1 Về cơ cấu số lượng và giá trị thuốc sử dụng………………………….49 4.2 Về hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú……………………..53 Kết luận và kiến nghị………………………………................................56 Kết luận ......................………………………………................................56 Kiến nghị……………………………….....................................................60 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt ABC Chú giải Activity – Based – Costing (Phân tích hoạt động dựa trên chi phí) ADR Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc) BHYT Bảo hiểm y tế BA Bệnh án BsCK I, BsCKII Bác sỹ chuyên khoa I, Bác sỹ chuyên khoa II, DDD Defined daily dose (Liều hàng ngày) DSĐH, DSTH Dược sỹ đại học, Dược sỹ trung học DMT Danh mục thuốc DMTBV Danh mục thuốc Bệnh viện HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị HSBA Hồ sơ bệnh án ICD Internationnal Classsification Diseases (Phân loại bệnh của quốc tế) KHNV Kế hoạch nghiệp vụ KCB Khám chữa bệnh INN Tên chung quốc tế PHCN Phục hồi chức năng TMH Tai – Mũi – Họng ĐTNCSHCM Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh WHO World Health Organization VEN Vital drugs - Essential drugs - Essential drugs DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1.Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Kiến Thụy.................................16 Bảng 1.2. Tình hình KCB tại bệnh viện năm 2014.....................................17 Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật năm 2014........................................................18 Bảng 2.4.Các biến số nghiên cứu................................................................25 Bảng 3.5.Cơ cấu DMT bệnh viện, DMT sử dụng.......................................30 Bảng 3.6.Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác tác dụng dược lý...............31 Bảng 3.7.Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại trong DMT sử dụng.................34 Bảng 3.8.Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược................................34 Bảng 3.9.Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn......................................35 Bảng 3.10.Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC..........36 Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý............................37 Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong thuốc nhóm A.................39 Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN.........39 Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích A/VEN.....41 Bảng 3.15. Ghi thông tin bệnh nhân............................................................42 Bảng 3.16. Ghi thông tin thuốc...................................................................43 Bảng 3.17. Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc...................................43 Bảng 3.18. Tỷ lệ về sử dụng thuốc..............................................................44 Bảng 3.19. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình....................................45 Bảng 3.20. Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh 1 ngày...........46 Bảng 3.21. Số thuốc kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh 1 ngày.......46 Bảng 3.22. Bình quân tiền thuốc của 1 người bệnh....................................47 Bảng 3.23. Bình quân tiền thuốc 1 ngày cho 1 người bệnh 1 ngày.............47 Bảng 3.24. Chi phí thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm truyền..............48 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc...............................................................3 Hình 1.2. Quá trình giám sát tuân thủ điều trị...............................................6 Hình 1.3. Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện Kiến Thụy- Hải Phòng...15 Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức khoa Dược..........................................................19 Hình 2.5.Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu..............................................22 Hình 3.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC...........36 Hình 3.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN...........40 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có liên quan đến sức khỏe con người nên cần phải được giám sát, quản lý chặt chẽ về chất lượng; bảo đảm việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Quan điểm của Đảng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân: Sức khỏe của con người là vốn quí nhất cần, có sự quan tâm hàng đầu, chính vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội; nó mang tính cấp thiết của mỗi Quốc gia; đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.Trong đó ngành Y tế giữ vai trò chủ chốt từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến công tác, khám bệnh, chữa bệnh [2]. Trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề cung ứng thuốc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy cung ứng thuốc trong bệnh viện cũng đang tồn tại nhiều bất cập và có thể xảy ra ở tất cả giai đoạn của chu trình cung ứng thuốc: trong lựa chọn thuốc là việc xây dựng Danh mục thuốc không phù hợp với yêu cầu điều trị [19]. Năm 2013, theo tổng kết chung của ngành Y tế Việt nam, việc kiểm soát chi phí không cần thiết trong KCB gặp nhiều khó khăn, do chỉ định thuốc và dịch vụ quá mức, do thiếu Hướng dẫn điều trị chuẩn, việc sử dụng thuốc và dịch vụ y tế dựa vào Danh mục thuốc thanh toán BHYT chưa dựa trên bằng chứng chi phí - hiệu quả. Nhiệm vụ năm 2014 là đẩy mạnh triển khai các giải pháp để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, từng bước giảm việc lạm dụng thuốc trong điều trị [14]. Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy Thành phố Hải Phòng là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc Sở Y tế Hải phòng, có 170 giường bệnh. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong toàn huyện và các vùng lân cận. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao và cùng với sự phát triển của Bệnh viện, 1 công tác cung ứng thuốc nói chung và hoạt động sử dụng thuốc nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng, để làm tốt công tác này thì tổ chức và hoạt động công tác dược bệnh viện phải luôn được đổi mới, tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác tổ chức, thực hiện và giám sát để đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra [14]. Xuất phát từ yêu cầu thực tế cấp bách trên, chúng tôi tiến hành đề tài: " Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, năm 2014 ” nhằm các mục tiêu sau: 1- Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, năm 2014. 2- Phân tích hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa đa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, năm 2014. Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc tại Bệnh viện. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Sử dụng thuốc trong chu trình cung ứng thuốc của Bệnh viện Sử dụng thuốc là một trong 4 nhiệm vụ quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, giúp cho người bệnh được sử dụng thuốc hợp lý. Danh mục thuốc phải được xây dựng dựa vào Phác đồ điều trị của bệnh viện hoặc Hướng dẫn điều trị chuẩn, sử dụng các tiêu chí lựa chọn thuốc rõ ràng đã được thống nhất bởi tất cả các khoa phòng, đảm bảo cho người bệnh được sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý với liều thích hợp: đúng người, đúng bệnh, đúng thời gian [3]. Hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý, làm giảm hiệu quả điều trị, gây lãng phí và có thể gây hại cho người bệnh, làm tăng đáng kể chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ, giảm chất lượng điều trị, tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại. Chính vì vậy Hội đồng thuốc và điều trị có vai trò rất quan trọng trong sử dụng thuốc, có nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện [11],[12]. 1.1.1 Chu trình sử dụng thuốc Chu trình sử dụng thuốc được thể hiện ở sơ đồ sau : Chẩn đoán Sự tuân thủ của người bệnh Kê đơn Giao phát thuốc cho người bệnh Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc 3 - Chu trình sử dụng thuốc là một chuỗi các chu trình của sức khỏe chuyên sâu. Người kê đơn yêu cầu về thuốc, dược sỹ thực hiện theo đơn thuốc, y tá phát thuốc tới người bệnh; mỗi người chịu trách nhiệm cho tính chính xác ở mỗi bước để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, mỗi người phải thực hiện một hoạt động thuốc của người bệnh. Thuốc có thể cứu sống hoặc đe dọa tính mạng của người bệnh. Hàng năm có hàng ngàn sai sót bởi lỗi trong quy trình chăm sóc, lỗi này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong quy trình [26]. - Mục tiêu của bất kỳ một hệ thống quản lý dược phẩm nào cũng là nhằm cung cấp cho bệnh nhân đúng thuốc mà họ cần. Tất cả các hoạt động lựa chọn, mua thuốc, cấp phát thuốc đều là những tiền đề cho sử dụng thuốc hợp lý. Sử dụng thuốc hợp lý là người bệnh phải nhận được thuốc đúng với tình trạng bệnh, đúng liều, đúng thời gian với chi phí thấp nhất đối với họ và cộng đồng. Các tiêu chuẩn của sử dụng thuốc hợp lý bao gồm [27]: + Chỉ định đúng; + Đúng thuốc, xét về hiệu quả, độ an toàn, phù hợp với người bệnh và chi phí; + Đúng liều dùng, liệu trình điều trị; + Đúng bệnh nhân, không có chống chỉ định, khả năng có phản ứng bất lợi là thấp nhất; + Cấp phát đúng bao gồm thông tin cho bệnh nhân về thuốc được kê đơn; + Bệnh nhân tuân thủ điều tri. Để đạt được những tiêu chuẩn trên, người kê đơn phải tuân thủ theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt đầu bằng việc chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh, sau đó xác định mục tiêu điều trị. Người kê đơn phải quyết định điều trị như thế nào, căn cứ vào thông tin cập nhật về thuốc và các phác đồ 4 điều trị, để đạt được mục tiêu mong muốn cho từng bệnh nhân cụ thể. Khi quyết định điều trị bằng thuốc, thuốc tốt nhất cho bệnh nhân sẽ được lựa chọn dựa trên hiệu quả, độ an toàn, hợp lý và kinh tế. Tùy thuộc tình trạng từng bệnh nhân để lựa chọn liều dùng, đường dùng và liệu trình điều trị. Khi kê một loại thuốc, người kê đơn cần thông tin cho bệnh nhân chính xác về thuốc và tình trạng bệnh. Cuối cùng người kê đơn quyết định hình thức giám sát quá trình điều trị và phản ứng bất lợi có thể xảy ra. Bên cạnh đó thuốc phải được cấp phát cho bệnh nhân một cách an toàn, đảm bảo bệnh nhân hiểu về liều dùng và quá trình điều trị. Bệnh nhân tuân thủ điều trị nếu bệnh nhân hiểu rõ giá trị của việc dùng thuốc hiệu quả và điều trị hiệu quả [27]. - Chẩn đoán, kê đơn: Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú và hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, nhằm xác định rõ chức trách của Bác sĩ trong việc khám bệnh, kê đơn, chấn chỉnh tình trạng kê đơn chưa hợp lý, giúp người bệnh sử dụng đúng hướng dẫn của thầy thuốc, góp phần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý [6]. Quá trình kê đơn, cấp phát đến hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng thuốc của người bệnh được thể hiện qua sơ đồ sau: 5 Bác sỹ - Chẩn đoán, kê đơn, chỉ định dùng thuốc. - Theo dõi diễn biến bệnh. Bệnh nhân Tuân thủ điều trị Dược sỹ lâm sàng - Cung cấp thông tin, tư vấn thuốc cho bác sỹ. - Theo dõi đánh giá việc dùng thuốc. - Thu thập thông tin ADR. Y tá, điều dưỡng - Chăm sóc bệnh nhân. - Trực tiếp cho bệnh nhân dùng thuốc. Hình 1.2. Quá trình giám sát tuân thủ điều trị - Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc; +Khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc. + Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau: Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh; Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh; Phù hợp với tuổi và cân nặng; Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có); Không lạm dụng thuốc. 6 + Cách ghi chỉ định thuốc: Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh. Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc. Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác. + Chỉ định thời gian dùng thuốc: Trường hợp người bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh. Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày. Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian chỉ định thuốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ). + Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh: Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp. Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm. + Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm sóc theo dõi và người bệnh (hoặc gia đình người bệnh). Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc. + Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc. 7 Để hoạt động sử dụng thuốc đạt hiệu quả cần có các phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị thông qua các dữ liệu này để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc. Các phương pháp đó bao gồm: Phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích nhóm điều trị [12]. 1.1.2 Các chỉ số sử dụng thuốc Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Bộ Y tế đã đưa ra các chỉ số liên quan đến sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế ban đầu: Gồm có 33 chỉ số được đưa ra, trong đó có 03 chỉ số liên quan đến bệnh viện, 06 chỉ số liên quan đến kê đơn thuốc, 05 chỉ số chăm sóc người bệnh, 08 chỉ số sử dụng thuốc toàn diện, 11 chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện. Bộ chỉ số này giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu sử dụng bộ tiêu chí này để đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện [12]. - Các chỉ số kê đơn: Số thuốc kê trung bình trong một đơn; Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN); Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh; Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm; Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin; Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành. - Các chỉ số cơ sở Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác sĩ kê đơn; Sự sẵn có của các phác đồ điều trị; Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu. 8 - Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc; Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn; Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh; Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm; Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin; Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị; Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan. - Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện Số ngày nằm viện trung bình; Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong Danh mục thuốc bệnh viện; Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày; Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày; Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày; Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày; Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật hợp lý; Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện; Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh; Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh được; 9 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý. 1.1.3 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc - Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc, bao gồm cả số lượng và giá trị. Điền thông tin cho mỗi sản phẩm: Đơn giá, số lượng, giá trị Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý - Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới. Sắp xếp lại Danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất [12]. - Phương pháp phân tích ABC Phân tích ABC Là phương pháp phân tích tương quan giữa thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Các thuốc loại A chiếm 10%-20% tổng số thuốc ứng với khoảng 70%-80% ngân sách, các thuốc loại B với tỷ lệ sử dụng trung bình và các thuốc loại C (đại đa số các thuốc có cách sử dụng riêng lẻ ở mức thấp, mà tổng của chúng chỉ chiếm ít hơn 25% tổng ngân sách). Phân tích ABC có thể được dùng để đưa ra sự ưu tiên đối với các thuốc thuộc loại A trong việc đưa ra quyết định lựa chọn và mua sắm thuốc [12]. - Phương pháp phân tích VEN Phân tích VEN là một hệ thống xác lập sự ưu tiên trong việc lựa chọn và mua sắm các thuốc được phân loại theo tác động của chúng: các thuốc tối cần thiết, thuốc thiết yếu và không thiết yếu [12]. 10 Thực hiện phân loại VEN trên các nguyên tắc sau: Các thuốc tối cần (Vital drugs): Gồm các thuốc dùng trong trường hợp cấp cứu để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc quan trọng nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. Các thuốc thiết yếu (Essential drugs): Gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện. Các thuốc không cần thiết (Non-Essential drugs): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc. Kết quả phân tích VEN được sử dụng nhằm: Xem xét những thuốc thuộc nhóm N: Hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này nếu có thể. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N [12]. 1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội thì nhu cầu thuốc cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày một tăng. Tiền thuốc bình quân đầu người 27,7 USD năm 2011. Nhu cầu về thuốc ngày càng tăng trong những năm gần đây. Chi cho thuốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi y tế. Năm 2011 tiền thuốc sử dụng của Việt Nam đã đạt khoảng 2,4 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu thuốc đã vượt 1,5 tỷ USD. Kinh phí chi cho thuốc bình quân đầu người năm 2011 đạt 27,6 USD tăng 21,6% so với năm 2010. 11 Nguồn tài chính để mua thuốc chủ yếu từ hộ gia đình, chiếm 72% tổng chi phí mua thuốc, trong đó chi phí mua thuốc tự điều trị chiếm 58% còn chi phí mua thuốc khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế chỉ chiếm 14%. BHYT cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp tài chính để mua thuốc. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua thuốc chủ yếu phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia [17]. 1.2.1 Về cơ cấu thuốc sử dụng Tại các bệnh viện tuyến huyện: chi cho thuốc chiếm 54% tổng chi thường xuyên thấp hơn rõ rệt so với tuyến tỉnh và tuyến TW với tỷ lệ tương ứng là 70,1% và 64,4%. Tỷ lệ chi mua thuốc so với tổng chi thường xuyên là 53%, chi mua thuốc ngoại so với tổng chi mua thuốc là 39,2%, Chi mua Vitamin khoáng chất so với tổng chi mua thuốc là 5%. Kháng sinh là thuốc dùng với giá trị lớn nhất tại các bệnh viện, chiếm khoảng 1/3 tổng kinh phí mua thuốc [17]. Đánh giá hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện Danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa (Luận án tiến sỹ dược học năm 2012), kết quả nghiên cứu cho thấy cho các bệnh viện tuyến huyện: Thuốc tiêu thụ nhiều nhất chiếm 70% giá trị sử dụng vẫn có nhiều thuốc không thực sự cần thiết (N): như vitamin, thuốc có tính chất điều trị hỗ trợ, đặc biệt Vitamin trong nhóm A của bệnh viện tuyến huyện là 9,1% đến 11%; cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại nằm trong khoảng 48,5% đến 55,5% khoản mục và từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng; cơ cấu thuốc generic từ 35,5% đến 47,8% khoản mục và từ 17,8% đến 21,8% giá trị sử dụng; giá trị sử dụng thuốc tiêm tại tuyến huyện từ 41,1% đến 52,2 %; giá trị sử dụng thuốc dạng uống 41,1% đến 51,2%; nhóm thuốc kháng khuẩn tại bệnh viện tuyến huyện là 43,1%. Vai trò của HĐT&ĐT sẽ được phát huy tốt nhất khi chức năng tư vấn trong việc lựa chọn thuốc, quy định về kê 12 đơn, chỉ định sử dụng thuốc. Đặt biệt là không vượt quá kinh phí điều trị và không bị lạm dụng thuốc, hạn chế các thuốc không thực sự cần thiết như: vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị [23]. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2013: 4 nhóm sử dụng kinh phí lớn nhất là thuốc kháng sinh (20,3% kinh phí), thuốc điều trị ung thư chiếm 21,7%, thuốc tim mạch chiếm 15%, thuốc đường tiêu hóa chiếm 10,5 %. Thuốc nhóm I chiếm 18,5% khoản mục tương đương giá trị sử dụng 73,8%. Thuốc nhóm II chiếm 71,8% khoản mục tương đương giá trị sử dụng 24,7%. Thuốc nhóm III chiếm 9,7% khoản mục tương đương giá trị sử dụng 1,5% [22]. Tại Bệnh viện nhi Thanh Hóa: Chủng loại thuốc nội và thuốc ngoại được mua tại bệnh viện là gần như nhau, nhưng giá trị tiền thuốc nội chiếm 24,0% thuốc ngoại 76,0% trong tổng kinh phí mua thuốc[20]. 1.2.2 Về thực trạng kê thuốc trong điều trị nội trú Tại bệnh viện nhân dân 115 đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sử dụng phân tích ABC/VEN trong việc lựa chọn hoạt chất đưa vào Danh mục thuốc; can thiệp lên việc kê đơn với việc thiết lập quy trình kê đơn điện tử từ lúc tiếp nhận người bệnh đã cải thiện rõ rệt: hạn chế sai sót kê đơn (sai sót thông tin bệnh nhân giảm 64,4%), sai sót chỉ định và thuốc (ghi thiếu chẩn đoán ICD giảm 99,6%, sai sót cách ghi tên thuốc giảm 40,4% và không còn sau can thiệp) [24]. Tại bệnh viện Hữu Nghị đã đề cập đến việc ứng dụng một số giải pháp trong quản lý thuốc, kê đơn nội ngoại trú đã góp phần giảm tỷ lệ số đơn thuốc, hồ sơ bệnh án sai quy định giúp cho phần kê đơn, chỉ định thuốc được thuận tiện [21]. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2013 về thực hiện quy chế chuyên môn: 100% ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân; trên 90% bệnh án ghi đủ tên thuốc, nồng độ; 100% bệnh án đánh số thứ tự ngày dùng thuốc 13 với thuốc có quy đinh đánh số thứ tự ngày dùng thuốc. Một số nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp sử dụng phân tích ABC, VEN, để kịp thời phát hiện và can thiệp những tồn tại và bất hợp lý trong sử dụng thuốc, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh dự phòng cho phẫu thuật, giảm số lượng thuốc trung bình trong một đơn [22]. Tại Bệnh viện nhi Thanh Hóa: Ý kiến đề xuất trong một số nghiên cứu tại bệnh viện là tăng cường bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc và nhân viên y tế; giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn, giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh hợp lý; tăng cường dược sỹ xuống khoa lâm sàng để kiểm tra duyệt thuốc trên bệnh án tại các khoa lâm sàng[20]. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề bất cập cần được khắc phục trong hoạt động sử dụng thuốc. Tại bệnh viện, khoa dược là đầu mối trong các hoạt động công tác dược. Hoạt động sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ cần được đề cập nghiên cứu và hoàn thiện trong những năm tiếp theo. 1.3. Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy - Hải Phòng 1.3.1. Vị trí địa lý huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy-Hải Phòng - Huyện Kiến Thụy nằm ở phía tây nam thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp quận Dương Kinh, phía nam giáp quận Đồ Sơn và biển, phía đông giáp quận Dương kinh, phía tây giáp huyện Tiên Lãng Huyện Kiến Thụy gồm có 16 xã và 01 thị trấn (thị trấn Núi Đối); diện tích tự nhiên toàn huyện là 107,53 km2; dân số trung bình 132.230 người; mật độ dân số 1229,7 người/km2 (theo niên giám thống kê năm 2012). -Bệnh viện đa khoa Huyện Kiến Thụy là bệnh viện đa khoa hạng III, nằm ở trung tâm thị trấn Núi Đối, là đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hải Phòng, với quy mô 150 giường kế hoạch, giường thực kê là 170 giường bệnh phục vụ nhân dân trong huyện và các quận, huyện vùng lân cận. 14 1.3.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Ban giám đốc Các đoàn thể: Tổ chức công đoàn Đoàn TNCSHCM Hội cựu chiến binh Khối lâm sàng: 5 khoa lâm sàng 2 phòng khám Hội đồng tư vấn: HĐ Khoa học HĐT & ĐT Khối cận lâm sàng: Khoa dược, Khoa cận lâm sàng Khối phòng chức năng: 4 phòng Hình 1.3.Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy - Hải Phòng 1.3.3. Cơ cấu nhân lực Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy-Hải Phòng được thể hiện ở bảng sau: 15 Bảng 1.1.Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy-Hải Phòng STT Trình độ Số lượng 1 Bác sỹ CKI 09 2 Bác sỹ 15 3 Y sỹ 04 4 Dược sỹ đại học 02 5 Dược sỹ trung cấp 09 6 Đại học điều dưỡng, Cao đẳng điều dưỡng 14 7 Điều dưỡng trung học 63 8 Khác 63 Tổng 179 Tổng số nhân lực của bệnh viện hiện tại là 179 trên tổng 170 giường bệnh, tỉ lệ xấp xỉ 1,05 cán bộ/1 giường bệnh, tỉ lệ DSĐH/BS là 1/12. DSĐH /DSTH là 1/4,5. Theo thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV thì tỉ lệ cán bộ/giường bệnh và tỷ lệ DSĐH/bác sỹ là phù hợp. Tuy nhiên tỷ lệ DSĐH/DSTH là thấp (Theo thông tư 08 từ 1/2 – 1/2,5). 1.3.4. Mô hình bệnh tật, tình hình khám chữa bệnh năm 2014 Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện năm 2014 được thể hiện ở bảng sau: 16 Bảng 1.2. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện năm 2014 TT 1 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lần khám bệnh ngoại trú Lần 73.433 Trong đó: Khám bệnh BHYT Lần 70.926 Lần 2.507 Số bệnh nhân điều trị nội trú Bệnh nhân 8.082 Trong đó: Khám bệnh BHYT Bệnh nhân 7.729 Bệnh nhân 353 Khám bệnh tự nguyện 2 Số lượng Khám bệnh tự nguyện 3 Số ngày điều trị nội trú Ngày 57.450 4 Ngày điều trị trung bình Ngày 7,2 5 Công suất giường bệnh % 105 6 Số thẻ BHYT đăng ký khám chữa Thẻ 80.000 bệnh ban đầu tại bệnh viện Mô hình bệnh tật trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Kiến Thụy năm 2014 được sắp xếp theo phân loại quốc tế bệnh tật (ICD) lần thứ 10 theo bảng sau: 17 Bảng 1.3.Mô hình bệnh tật năm 2014 STT Bệnh tật Mã ICD Số lượt Tỉ lệ % BN 856 10,6 1 Viêm phổi J12-J18 2 Viêm phế quản, tràn khí phổi và bệnh phổi J40-J44 858 10,6 3 Viêm họng và Amidan J02-J03 784 9,7 4 Đẻ một thai tự nhiên O80 471 5,8 421 5,2 401 5,0 307 3,8 240 3,0 223 2,7 215 2,6 11 Tổn thương của dây, rễ và đám rối thần kinh G50-G59 207 2,6 12 Thoái hóa khớp M15-M19 192 2,4 13 Viêm kết mạc, tổn thương khác của kết mạc H10-H13 188 2,3 14 Bệnh khác của da và mô dưới da L10-L99 188 2,3 15 Loét dạ dày và tá tràng K25-K27 183 2,3 16 Bệnh khác của hệ tiêu hóa K87-K93 125 1,6 2.133 27,5 8.082 100 6 Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và hội G45 chứng liên quan Bệnh cột sống khác M40-M49 7 Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) 5 I10 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc A09 nhiễm khuẩn 9 U tại chỗ khác, lành tính và u không chắc D00-D05 chắn hoặc không rõ tính chất 10 Biến chứng khác của chửa đẻ O20-O29 8 17 Một số nhóm bệnh khác Tổng số 18 1.3.5. Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện - Chức năng: Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. - Nhiệm vụ: Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT & ĐT. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc [7]. 1.3.6. Khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy - Hải Phòng Chức năng, nhiệm vụ của khoa dược thực hiện theoThông tư hướng dẫn của Bộ Y tế liên quan đến công tác dược bệnh viện. Cơ cấu tổ chức khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng được thể hiện ở hình sau: BAN GIÁM ĐỐC HĐT & ĐT KHOA DƯỢC NGHIỆP VỤ DƯỢC LÂM SÀNG, THÔNG TIN THUỐC KHO VÀ DƯỢC, THỐNG KÊ CẤP PHÁT Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức khoa dược 19 QUẢN LÝ NHÀ THUỐC Công tác khoa dược là khoa chuyên môn thuộc sự điều hành, quản lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược là khoa thực hiện triển khai hệ thống văn bản về công tác dược tại bệnh viện, liên quan đến quyền lợi của người bệnh khi đến khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện. Trong những năm qua công tác dược đã có nhiều bước đổi mới: Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện đã thực sự đi vào hoạt động. Hoạt động xây dựng Danh mục thuốc đáp ứng được nhu cầu điều trị của các khoa lâm sàng, sử dụng thuốc tại bệnh viện ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, kinh phí đáp ứng cho nhu cầu mua thuốc trong năm 2014 đã được đáp ứng đầy đủ, không để người bệnh tự mua thuốc. Năm 2012 Bệnh viện được Sở Y tế Hải Phòng đầu tư cho hệ thống phần mềm nối mạng LAN toàn bệnh viện, giúp cho việc Giám sát sử dụng thuốc ngày càng chặt chẽ hơn, thuận tiện cho công tác quản lý tồn kho, dự trữ thuốc. Tuy nhiên hoạt động sử dụng thuốc còn nhiều vấn đề bất cập, bệnh nhân điều trị không khỏi bệnh phải chuyển viện tăng, bệnh nhân điều trị nội trú ngoại trú chưa được khai thác hết tiền sử dùng thuốc. Kỳ vọng của đề tài chỉ ra những bất cập trong sử dụng thuốc giúp cho Ban Giám đốc Bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện có những chỉ đạo để hoạt động sử dụng thuốc ngày càng hợp lý, hiệu quả, an toàn. 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng. Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng năm 2014 về cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng. 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu:Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy-Hải Phòng. Thời gian nghiên cứu: Năm 2014 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu: được thể hiện ở sơ đồ sau ( Hình 2.5) 21 Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Kiến Thụy – Hải Phòng năm 2014 Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng. Phân tích hoạt động kê đơn thuốc nội trú + Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong Danh mục. +Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý. +Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại. +Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược +Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn +Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC +Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý +Cơ cấu thuốc nội, ngoại trong nhóm A +Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN +Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích A/VEN - Các chỉ số về thủ tục hành chính: +Họ tên, tuổi, giới tính. +Địa chỉ bệnh nhân. +Chẩn đoán bệnh theo ICD 10 + Ghi chỉ định đúng tên thuốc, không viết tắt, không ghi ký hiệu. + Ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng). - Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng: +Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần. +Chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ. +Đường dùng thuốc. +Thời điểm dùng thuốc. - Các chỉ số về sử dụng thuốc: +Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường tiêm. +Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. +Chỉ định thuốc Corticoid +Chỉ định thuốc tiêm truyền +Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình cho 1 bệnh nhân +Số kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày +Số thuốc trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày +Bình quân tiền thuốc của 1 bệnh nhân. +Chi phí thuốc 1 ngày cho 1 bệnh nhân +Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho kháng sinh +Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho khoáng chất và Vitamin +Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm Hình 2.5.Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 22 2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu nghiên cứu + Năm 2014 có số bệnh nhân điều trị nội trú là 8.082 bệnh nhân (tổng thể chung: N). Để phân tích hoạt động chỉ định thuốc trong nội trú đề tài tiến hành lấy các bệnh án để nghiên cứu (mẫu nghiên cứu: n). Số lượng bệnh án cần lấy được tính theo công thức cỡ mẫu trong dịch tễ dược học, áp dụng công thức sau: n = Z2(1-α/2 ) P(1-P) = d2 n: là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu ( Số lượng bệnh án cần lấy ) P là tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử. Cho P = 0,5; khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa. d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể (theo ước tính của người nghiên cứu). Hệ số tin cậy Z(1-/2) phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1- ). Chọn  =0,05 tra bảng ta có Z(1-/2) = 1,96 với d =0,05 thay vào công thức tính được n = 384,16 . Vậy trong nghiên cứu, n = 385. Trong đó: + Bệnh án cần phải thu thập điều tra lấy tròn: 400 - Phương pháp chọn mẫu Kỹ thuật chọn mẫu: Sử dụng cách chọn mẫu hệ thống. Cách lưu bệnh án tại phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện: Bệnh án lưu trữ chung các khoa theo từng tháng, theo thời gian ngày ra viện N1: số bệnh án của các khoa tháng 1 N2: số bệnh án của các khoa tháng 2 23 ......................................................... N12: số bệnh án của các khoa tháng 12 N ( Tổng thể nghiên cứu: Tổng số bệnh án của năm 2014) N = N1 + N2 +.............+ N12 = 8.082 bệnh án Cách lấy mẫu Khoảng cách mẫu là k, k = N / n = 8.082 : 400 (k ~ 20) Đơn vị đầu tiên của mẫu chọn ngẫu nhiên đơn giản (nghĩa là rút thăm ngẫu nhiên từ số 1 đến số 20 được số bất kỳ gọi là a), đơn vị thứ 2 = a + 20, đơn vị thứ 3 = (a + 20) + 20, .........., rút đến đơn vị thứ 400. 2.3.3 Các biến số nghiên cứu Các biến số nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau: 24 Bảng 2.4.Các biến số nghiên cứu Nội dung Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng Biến số nghiên cứu + Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong Danh mục. +Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý. +Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại. +Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược. +Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn. +Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC. +Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý. +Cơ cấu thuốc nội, ngoại trong nhóm A. +Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN. +Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích A/VEN. - Các chỉ số về thủ tục hành chính: +Họ tên, tuổi, giới tính. +Địa chỉ bệnh nhân. +Chẩn đoán bệnh theo ICD 10. +Ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc, không viết tắt, không ghi ký hiệu. +Ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc - Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc: +Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần. Chỉ tiêu +Chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ. +Đường dùng thuốc. phân tích +Thời điểm dùng thuốc. bệnh án - Các chỉ số về sử dụng thuốc: +Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường tiêm. +Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. +Chỉ định thuốc Corticoid. +Chỉ định thuốc tiêm truyền. +Số ngày sử dụng kháng sinh (KS) trung bình. +Số KS trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày. +Số thuốc trung bình cho 1 người bệnh 1 ngày. +Bình quân tiền thuốc của 1 bệnh nhân. +Chi phí thuốc cho 1 ngày điều trị cho 1 bệnh nhân. +Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho kháng sinh. +Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho khoáng chất và Vitamin. +Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm 25 PPNC/Kỹ thuật thu thập *Mô tả hồi cứu - Pho to DMT sử dụng năm 2014 lưu tại khoa dược. - Báo cáo sử dụng thuốc năm 2014 *Mô tả hồi cứu - Pho to báo cáo thu viện phí lưu tại phòng Tài chính kế toán. - Pho to báo cáo thống kê lưu tại phòng KHNV -Bệnh án lưu tại phòng KHNV -Phiếu điền thông tin 2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu - Nguồn số liệu: Từ nguồn số liệu sẵn có tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng DMT sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy năm 2014. Báo cáo sử dụng thuốc năm 2014 lưu tại khoa Dược. Báo cáo thu viện phí năm 2014 lưu tại phòng tài chính kế toán. Báo cáo thống kê KCB năm 2014 lưu tại phòng KHNV. Bệnh án lưu tại phòng KHNV. Tham khảo Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động sử dụng thuốc, các báo cáo, tài liệu về: thống kê sử dụng thuốc sử dụng về khoản mục và giá trị , thuốc theo tên biệt dược, thuốc theo tên INN, thuốc theo tác dụng dược lý. Các tài liệu, văn bản, các quy định của HĐT & ĐT Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng. - Phương pháp thu thập: Pho to DMT Bệnh viện, DMT sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy năm 2014. Pho to báo cáo sử dụng thuốc năm 2014. Pho to báo cáo thu viện phí năm 2014 Pho to báo cáo thống kê KCB năm 2014. Đối với bệnh án: Tiến hành nghiên cứu phân tích theo phiếu lấy thông tin về bệnh án (phụ lục 1) 26 2.3.5 Phương pháp phân tích, xử lý, trình bày số liệu 2.3.5.1 Phương pháp phân tích số liệu * Phân tích cơ cấu số lượng và tỷ lệ thuốc sử dụng - Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc trong Danh mục thuốc sử dụng năm 2014 theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT. Tính giá trị tiền cho từng thuốc, tổng hợp giá trị tiền cho từng nhóm và giá trị phần trăm của mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất. - Phương pháp phân tích ABC + Điền các thông tin sau cho mỗi một khoản mục thuốc trong Danh mục thuốc sử dụng năm 2014: Đơn giá; số lượng sử dụng; giá trị sử dụng. + Sắp xếp lại các khoản mục thuốc theo giá trị sử dụng giảm dần. + Tính giá trị phần trăm tích lũy cho mỗi một khoản mục. + Phân hạng A, B, C. Hạng A: Số khoản mục chiếm 10 – 20%, chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền Hạng B: Số khoản mục chiếm 10 – 20%, chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền Hạng C: Số khoản mục chiếm 60 - 80%, chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền - Phân tích nhóm điều trị các thuốc loại A Trong các thuốc loại A, sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Thông tư số 31/2014/TT-BYT Tổng hợp giá trị tiền cho từng nhóm và giá trị phần trăm của mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất trong thuốc loại A. - Phương pháp phân tích VEN Phân tích VEN (Phân tích tối cần, thiết yếu và không thiết yếu). 27 Xác định các thuốc tối cần (V), thuốc thiết yếu (E), thuốc không cần thiết (N) tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy được xác định theo các bước sau: +Phó Chủ tịch HĐT & ĐT gửi Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện cho các thành viên trong Hội đồng thuốc lựa chọn thuốc V,E,N + Từng thành viên trong hội đồng lựa chọn thuốc V,E,N cho phù hợp với đặc thù chuyên môn của từng khoa. + Gửi Danh mục thuốc VEN đã lựa chọn cho thư ký HĐT & ĐT tổng hợp, sau đó tổ chức họp HĐT & ĐT của bệnh viện, thảo luận và đưa ra quyết định thuốc V, thuốc E, thuốc N. + Chủ tịch HĐT & ĐT ra văn bản Quy định thuốc V, thuốc E, thuốc N; gửi tới các thành viên trong Hội đồng. + Các khoa lâm sàng triển khai thực hiện: thuốc trang bị tủ trực các khoa lâm sàng chỉ là thuốc V và một số ít thuốc E. + Khoa dược xem xét cung ứng, dự trữ tồn kho thuốc V đủ sử dụng ít nhất 2 tháng, thuốc E có một lượng dự trữ đủ sử dụng trong 1 tháng , hạn chế thuốc N. - Phương pháp phân tích ABC/VEN . Sau khi phân tích ABC, phân tích VEN; chọn những thuốc loại A. Sắp xếp theo nhóm thuốc V, E, N trong thuốc loại A. Tính tổng số khoản mục, tính giá trị sử dụng cho nhóm V, E, N. * Phân tích hoạt động kê đơn thuốc nội trú - Các chỉ số về thủ tục hành chính, các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc, các chỉ số về sử dụng thuốc: So sánh tỷ lệ giữa kết quả đạt được của các chỉ tiêu nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó đã được công bố. 28 So sánh tỷ lệ giữa kết quả thu được của các chỉ tiêu nghiên cứu với nội dung đặt ra. 2.3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp so sánh tỷ trọng của mỗi chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng thể năm 2014. Phương pháp mô hình hoá, biểu đồ, đồ thị. Các chỉ số nghiên cứu được tính toán theo tỉ lệ % và giá trị trung bình, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel for windows, Microsoft Word for windows. 2.3.5.3 Phương pháp trình bày số liệu Số liệu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Excel for windows, Microsoft Word for windows. 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải Phòng, năm 2014 3.1.1 Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong DMT bệnh viện. Danh mục thuốc bệnh viện được HĐT & ĐT xây dựng vào đầu năm. Danh mục thuốc của Bệnh viện nằm trong Danh thuốc chủ yếu theo Thông tư 31/2011TT-BYT. Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong Danh mục thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong danh mục Số Số lượng Tỷ lệ % lượng Tỷ lệ % hoạt hoạt khoản khoản chất chất mục mục Danh mục thuốc bệnh viện 185 100 325 100 Danh mục thuốc sử dụng 167 90,2 295 90,8 18 9,8 30 9,2 Nội dung Hoạt chất, khoản mục không sử dụng Nhận xét: Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) năm 2014 gồm 185 hoạt chất và 325 khoản mục. Danh mục thuốc sử dụng gồm 167 hoạt chất chiếm 90,2%, 295 khoản mục chiếm 90,8% trong DMTBV. Hoạt chất không sử dụng có 18 hoạt chất chiếm 9,8%, 30 khoản mục không sử dụng chiếm 9,2 %. Hoạt chất, khoản mục không sử dụng là hoạt chất, khoản mục dự phòng khi các khoản mục trong nhóm điều trị hết số lượng sử dụng và vì lý do đặc biệt nhà cung cấp không cung cấp được. Hoạt chất, khoản mục không sử dụng 30 chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp và một số thuốc cấp cứu. 3.1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng 3.6 Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Số khoản mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng chống nhiễm khuẩn 66 22,4 1.898,9 29,9 2 Thuốc tim mạch 47 15,9 1.608,4 25,3 3 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 19 6,4 823,9 13,0 4 Thuốc đường tiêu hóa 27 9,1 535,4 8,4 5 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống 25 8,5 505,5 8,0 14 4,8 297,9 4,7 17 5,8 178,4 2,8 STT Nhóm thuốc 1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, viêm không steroid, thuốc điều (Triệu đồng) Tỷ lệ % giá trị trị gút và các bệnh xương khớp 6 Thuốc chữa bệnh đường hô hấp Dung dịch điều chỉnh nước, 7 điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền 8 Khoáng chất và vitamin 17 5,8 134,3 2,2 9 Thuốc điều trị mắt, TMH 5 1,7 90,9 1,4 10 Thuốc gây tê, mê 12 4,1 76,7 1,2 11 Thuốc lợi tiểu 6 2,0 63,3 1,0 31 12 Thuốc chống parkinson 1 0,3 39,2 0,6 13 Thuốc tác dụng đối với máu 10 3,4 33,7 0,5 14 Thuốc chống rối loạn tâm 9 3,0 25,5 0,4 15 Thuốc chống dị ứng và dùng 5 1,7 12,4 0,2 3 1,0 18,7 0,3 5 1,7 3,8 0,05 dùng trong trường hợp ngộ độc 4 1,4 3,0 0,04 Thuốc điều trị bệnh da liễu 2 0,7 1,3 0,01 1 0,3 0,7 0 295 100 6.351,9 100 trong các trường hợp quá mẫn 16 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 17 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 18 19 Thuốc giải độc và các thuốc Thuốc chống co giật, chống 20 động kinh Tổng cộng Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng năm 2014 của bệnh viện gồm 20 nhóm tác dụng dược lý với 295 thuốc bao gồm cả thuốc mang tên INN và thuốc mang tên biệt dược. Qua bảng trên ta thấy: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất: 66 khoản mục tương đương với giá trị 1.898,9 triệu đồng chiếm 29,9%; số lượng và chủng loại đa dạng, thuận lợi cho việc kê đơn thuốc, thay thế thuốc. Kết quả này cũng khá phù hợp với mô hình bệnh tật, bởi mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2014: bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên nhiều số lượng chủng loại, 32 khó khăn trong việc mua thuốc, bảo quản và đặc biệt khó khăn về kinh phí mua thuốc. Nhóm thuốc tim mạch có số lượng khoản mục đứng thứ hai: 47 khoản mục với giá trị sử dụng 1.608,4 triệu đồng chiếm 25,3%. Kết quả trên cho thấy chi phí cho bệnh lý tim mạch tại bệnh viện cao. Kết quả trên phù hợp với Báo cáo thống kê số lượng bệnh nhân tim mạch mãn tính có cấp sổ là trên 3.000 bệnh nhân. Tiếp theo là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết gồm 19 khoản mục, giá trị sử dụng 823,9 triệu đồng chiếm 13%. Nhóm thuốc đường tiêu hóa đứng thứ tư với 27 khoản mục, giá trị 535,4 triệu đồng chiếm 8,4%. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp gồm 25 khoản mục, giá trị sử dụng 505,5 triệu đồng chiếm 8 %. Nhóm Khoáng chất và vitamin xếp thứ tự số 8, với 17 khoản mục và giá trị 134,3 triệu đồng chiếm 2,2%. Những nhóm thuốc số lượng khoản mục và giá trị sử dụng thấp là thuốc thuộc chuyên khoa, bệnh viện chưa phát triển được các dịch vụ kỹ thuật thuộc chuyên khoa sâu do thiếu bác sỹ chuyên khoa, do phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế cho từng hạng bệnh viện. 3.1.3 Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại Đề tài đề cập đến thuốc nội là thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại là thuốc nhập khẩu. Trong danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện, cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại được thể hiện ở bảng sau: 33 Bảng 3.7.Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại Nội dung Số khoản mục Giá trị sử dụng Tỷ lệ % Tỷ lệ % giá trị (Triệu đồng) KM Thuốc nội 217 73,6 4.333.2 68,2 Thuốc ngoại 78 26,4 2.018,7 31,8 Tổng 295 100 6.351,9 100 Nhận xét: Thuốc nội gồm 217 khoản mục tương đương với giá trị sử dụng là 68,2 %; Thuốc ngoại gồm 78 khoản mục tương đương với giá trị sử dụng là 31,8 %; Qua bảng trên cho thấy HĐT & ĐT của bệnh viện đã thực hiện tốt “chính sách quốc gia về thuốc” trong việc xây dựng Danh mục thuốc. Thuốc nội chiếm 73,6 % về khoản mục nhưng giá trị sử dụng chỉ chiếm 68,2 %; như vậy thuốc nội có giá thành thấp. 3.1.4 Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược. Thuốc mang tên INN và tên biệt dược trong Danh mục thuốc sử dụng được thể hiên ở bảng 3.8: Bảng 3.8.Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược. Nội dung Số khoản mục Giá trị sử dụng Tỷ lệ % Tỷ lệ % giá trị (Triệu đồng) KM Thuốc theo tên INN 155 52,5 3.016,1 47,5 Thuốc theo tên biệt dược 140 47,5 3.335,8 52,5 Tổng 295 100 6.351,9 100 Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy thuốc theo tên INN gồm có 155 khoản mục chiếm tỷ lệ 52,5% tương đương giá trị sử dụng 47, 5%. Thuốc theo tên biệt 34 dược có 140 khoản mục chiếm tỷ lệ 47,5% tương đương giá trị sử dụng 52,5%. Như vậy thuốc mang tên biệt dược có giá trị cao hơn giá trị của thuốc INN. Tuy nhiên HĐT & ĐT cũng phải xem xét lựa chọn một số sản phẩm có cùng một hoạt chất, cùng nồng độ và cùng dạng bào chế phải lựa chọn theo tên biệt dược để thuận tiện cho việc kê đơn thuốc, cấp phát sử dụng thuốc tránh nhầm lẫn. 3.1.5 Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn Danh mục thuốc gây nghiện thuốc hướng tâm thần và tiền chất được quy định theo Thông tư số tư số 19/2014/TT-BYT. Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy năm 2014 theo quy chế chuyên môn được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn Tỷ lệ % Giá trị sử dụng Tỷ lệ % Số khoản khoản mục mục Thuốc gây nghiện 4 1,4 58,3 0,9 Thuốc hướng tâm thần và 8 2,7 15,6 0,3 Thuốc thường 283 95,9 6.278,0 98,8 Tổng cộng: 295 100 6.351,9 100 Nhóm thuốc (Triệu đồng) giá trị tiền chất Nhận xét: Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần có số khoản mục sử dụng thấp (1,4% và 2,7%); giá trị sử dụng thấp ( 0,9% và 0,3 %) vì là hai nhóm thuốc phải quản lý chặt chẽ tránh các hiện tượng lạm dụng. 35 3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC - Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải Phòng năm 2014 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC Giá trị Tên nhóm Số khoản mục Tỷ lệ % Tỷ lệ % sử dụng KM ( Triệu đồng) Giá trị Nhóm A 56 19,0 4.889,6 77,0 Nhóm B 57 19,3 1.007,0 15,8 Nhóm C 182 61,7 455,3 7,2 Tổng số 295 100 6.351,9 100 80 70 60 Tỷ lệ số khoản mục Tỷ lệ giá trị sử dụng 50 40 30 20 10 0 Nhóm A Nhóm B Nhóm C Hình 3.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC 36 Nhận xét: Nhóm A có số lượng khoản mục thấp nhất nhưng giá trị sử dụng cao nhất: khoản mục tương đương 19%, giá trị sử dụng chiếm 77%. Nhóm B có số khoản mục là 19,3%, giá trị sử dụng chiếm 15,8%. Nhóm C có số lượng khoản mục cao nhất nhưng giá trị sử dụng thấp nhất: số khoản mục là 61,7%, giá trị sử dụng là 7,2%. Nhóm C có số lượng khoản mục cao nhưng số lượng sử dụng ít, do đó giá trị sử dụng thấp. Giá trị sử dụng nhóm C thấp do số lượng sử dụng thấp, hoặc giá thấp. Nhóm A có số lượng khoản mục sử dụng ít nhưng giá trị sử dụng cao nhất. Giá trị sử dụng cao do số lượng sử dụng trong mỗi một khoản mục cao và có một số thuốc có số lượng sử dụng không cao nhưng giá thành cao. - Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý TT 1 Tên nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống Giá trị sử dụng Số khoản mục Tỷ lệ % KM 16 28,6 1.796,2 36,8 18 32,1 1.338,9 27,4 7 12,5 694,8 14,2 ( Triệu đồng) Tỷ lệ % giá trị nhiễm khuẩn 2 Thuốc tim mạch 3 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 4 Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm 37 không steroid, thuốc điều trị gút và 3 5,3 334,8 6,9 các bệnh xương khớp 5 Thuốc đường tiêu hóa 3 5,3 231,7 4,8 6 Thuốc chữa bệnh đường hô hấp 2 3,6 192,8 4,0 2 3,6 72,4 1,5 Dung dịch điều chỉnh nước, điện 7 giải,cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền 8 Thuốc điều trị mắt, tai mũi họng 1 1,8 56,7 1,2 9 Thuốc lợi tiểu 1 1,8 45,0 0,9 10 Thuốc gây tê, mê 1 1,8 45,6 0,9 11 Thuốc chống parkinson 1 1,8 39,2 0,8 12 Khoáng chất và vitamin 1 1,8 31,5 0,6 56 100 4.879,6 100 Tổng số: Nhận xét: Thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý gồm có 12 nhóm, trong đó nhóm có số khoản sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc tim mạch tương đương tỷ lệ 32,1%, tiếp theo là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tương đương tỷ lệ 28,6% khoản mục, thứ ba là nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 12,5%. Tuy nhiên giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tương đương tỷ lệ 36,8%, nhóm thuốc tim mạch 27,4%, nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 14,2%. Tổng cộng ba nhóm trên tương đương với 73,2% số khoản mục và 78,4% giá trị sử dụng. - Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong thuốc nhóm A Thuốc nội, thuốc ngoại trong thuốc nhóm A như sau: Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong thuốc nhóm A 38 Giá trị Nội dung Số khoản mục Tỷ lệ % Tỷ lệ % sử dụng KM ( Triệu đồng) Giá trị Thuốc nội 41 73,2 3.015,1 61,8 Thuốc nhập ngoại 15 26,8 1.864,5 38,2 Tổng số 56 100 4.879,6 100 Nhận xét: Cơ cấu thuốc nội thuốc ngoại trong thuốc nhóm A là 73,2% và 26,8% số khoản mục tương đương với giá trị sử dụng là 61,8 % và 38,2%. Thuốc nhóm A có giá trị sử dụng cao nhưng tỷ lệ thuốc ngoại không cao, tỷ lệ sử dụng thuốc nội thuốc ngoại trong thuốc nhóm A, tương đương với tỷ lệ thuốc nội thuốc ngoại trong Danh mục thuốc bệnh viện (số khoản mục là 73,6% và 26,4%; giá trị sử dụng là 68,2% và 31,8%) 3.1.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN Giá trị NHÓM Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % sử dụng KM ( Triệu đồng) Giá trị khoản mục Nhóm V 76 25,8 1.619,4 25,5 Nhóm E 189 64,0 4.154,9 65,4 Nhóm N 30 10,2 577,6 9,1 Tổng số 295 100 6.351,9 100 39 70 60 50 Tỷ lệ số khoản mục Tỷ lệ giá trị sử dụng 40 30 20 10 0 Nhóm V Nhóm E Nhóm N Hình 3.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN Nhận xét: Bảng 3.13 và hình 3.7 cho thấy cơ cấu thuốc sử dụng có các nhóm có tỷ lệ về số lượng và giá trị gần tương đương nhau. Thuốc nhóm E có số khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất tương đương 64% và 65,4%; tiếp theo là nhóm V có 25,8% chủng loại chiếm 25,5% giá trị sử dụng, thuốc nhóm N có 10,2% khoản mục chiếm 9,1% giá trị sử dụng. 3.1.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích A/VEN Phân tích VEN các thuốc nhóm A nhằm tìm ra cơ cấu thuốc có giá trị sử dụng cao nhất, kết quả thể hiện ở bảng sau: 40 Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích A/VEN Giá trị NHÓM Số khoản mục Tỷ lệ % Tỷ lệ % sử dụng KM ( Triệu đồng) Giá trị Nhóm AV 9 19,6 1.351,8 27,7 Nhóm AE 44 73,9 3.200,4 65,6 Nhóm AN 3 6,5 327,4 6,7 Tổng số 56 100 4.879,6 100 Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy: trong thuốc nhóm AE có số khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất. Nhóm AV có 19,6% khoản mục chiếm 27,7% giá trị sử dụng; Nhóm AE có 73,9% khoản mục chiếm 65,6% giá trị sử dụng; Nhóm AN có 6,5% khoản mục chiếm 6,7% giá trị sử dụng. 3.2.Phân tích hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú của Bệnh viện đa khoa đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, năm 2014. 3.2.1 Các chỉ số về thủ tục hành chính Qua thu thập, phân tích thông tin của 400 bệnh án thu được kết quả sau: * Ghi thông tin bệnh nhân Căn cứ vào Quy chế làm hồ sơ bệnh án, bệnh án được đánh giá là không đầy đủ thông tin nếu thiếu một trong các mục sau: Họ tên bệnh nhân; Tuổi bệnh nhân hoặc năm sinh (trẻ em dưới 6 tuổi ghi tháng tuổi); Giới tính (ghi nam hoặc nữ); Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường); Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10. 41 Kết quả thu được theo bảng sau: Bảng 3.15. Ghi thông tin bệnh nhân Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh án Số BA đạt phân tích chỉ tiêu Tỷ lệ% ngh. cứu Ghi đầy đủ họ tên, tuổi (trẻ em dưới 6 400 356 89,0 400 398 99,5 400 394 98,5 tuổi ghi tháng tuổi), giới tính Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 Nhận xét: Quy chế hồ sơ bệnh án được Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Khi viết hồ sơ bệnh án, bác sỹ phải thực hiện theo đúng quy chế. Ghi đầy đủ họ tên, tuổi (trẻ em dưới 6 tuổi ghi tháng tuổi), giới tính đạt 89%. Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) đạt 99,5 %. Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 đạt 98,5%. * Ghi thông tin thuốc Căn cứ theo Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011về Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Cách ghi chỉ định thuốc: Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh. Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng 42 thuốc. Khảo sát 400 bệnh án, có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc và 4 bệnh án không có chỉ định sử dụng thuốc, thu được kết quả theo bảng sau: Bảng 3.16. Ghi thông tin thuốc Chỉ tiêu nghiên cứu Số BA có chỉ Số BA đạt chỉ Tỷ lệ% định thuốc tiêu ngh. cứu 396 368 92,9 396 392 98,9 Ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc, không viết tắt, không ghi ký hiệu. Ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng). Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy: 92,9% ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc, không viết tắt, không ghi ký hiệu; 98,9% ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án. 3.2.2 Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc Khảo sát 400 bệnh án, có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc và 4 bệnh án không có chỉ định sử dụng thuốc, thu được kết quả theo bảng sau: Bảng 3.17. Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc Số bệnh án Số BA đạt có chỉ định chỉ tiêu thuốc ngh. cứu 396 396 100 trong 24 giờ. 396 396 100 Chỉ định đầy đủ đường dùng thuốc. 396 392 98,9 396 389 98,2 Chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần . Tỷ lệ% Chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc. 43 Nhận xét: Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần đạt tỷ lệ 100%, chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ đạt tỷ lệ 100%, Chỉ định đầy đủ đường dùng thuốc đạt tỷ lệ 98,9%, Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc đạt tỷ lệ 98,2%. 3.2.3 Các chỉ số về sử dụng thuốc *Tỷ lệ về sử dụng thuốc Corticoid, dung dịch tiêm truyền, kháng sinh đường uống, kháng sinh đường tiêm Nhóm thuốc Corticoid, dung dịch tiêm truyền, kháng sinh trong Danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện được xây dựng theo Thông tư số 31/2011/TTBYT. Nhóm thuốc kháng sinh trong Danh mục thuốc sử dụng không bao gồm thuốc kháng sinh điều trị lao (thuốc kháng sinh điều trị lao có chương trình riêng do ngân sách nhà nước cấp). Khảo sát 400 bệnh án, có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc và 4 bệnh án không có chỉ định sử dụng thuốc, kết quả theo bảng sau: Bảng 3.18. Tỷ lệ về sử dụng thuốc Corticoid, thuốc tiêm truyền, kháng sinh đường uống, kháng sinh đường tiêm Số bệnh án Số BA đạt có chỉ định chỉ tiêu sử dụng thuốc ngh. cứu Chỉ định thuốc Corticoid 396 154 38,8 Chỉ định thuốc tiêm truyền 396 30 7,6 đường uống 396 56 14,1 Chỉ định thuốc kháng sinh 396 276 69,7 Chỉ tiêu nghiên cứu Tỷ lệ% Chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm Nhận xét: 44 Số bệnh án có chỉ định thuốc Corticoid 38,8%; Chỉ định thuốc tiêm truyền chiếm tỷ lệ 7,6%; chỉ định thuốc kháng sinh đường uống tỷ lệ 14,1%; kháng sinh đường tiêm tỷ lệ 69,7%. *Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình. Khảo sát 400 bệnh án, có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc và 4 bệnh án không có chỉ định sử dụng thuốc, có 306 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, kết quả theo bảng sau: Bảng 3.19. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh án Tổng số ngày Giá trị có chỉ định sử dụng trung thuốc kháng sinh kháng sinh bình 306 2.590 8,4 Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình của 1 bệnh nhân (Đơn vị tính: ngày) Nhận xét: Tổng số ngày sử dụng kháng sinh của 306 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh là 2.590 ngày. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình của 1 bệnh nhân là 8,4 ngày; *Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày. Khảo sát 400 bệnh án, có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc kết quả theo bảng sau: 45 Bảng 3.20 Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày Chỉ tiêu nghiên cứu Tổng số thuốc Giá trị Số ngày điều sử dụng trong trung trị tất cả các ngày bình điều trị Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày 3.152 14.814 4,7 (Đơn vị tính: số khoản mục thuốc) Nhận xét: Tổng số khoản mục thuốc sử dụng trong tất cả các ngày điều trị của 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc là 14.814 khoản. Như vậy số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 4,7 thuốc. *Sử dụng kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày Bảng 3.21.Sử dụng kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1ngày Chỉ tiêu nghiên cứu Tổng số ngày Số khoản Giá trị sử dụng thuốc thuốc kháng trung kháng sinh sinh sử dụng bình 2.712 3.764 1,4 Số kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày (Đơn vị tính: số khoản ) Nhận xét: Thu thập 306 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Có 2.712 tổng số ngày có chỉ định thuốc kháng sinh và có 3.764 số khoản thuốc kháng sinh được sử dụng. Số kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 1,4 khoản mục kháng sinh, chiếm tỷ lệ 29,5% (1,4/4,7) so với số thuốc trung bình của 1 người bệnh trong 1 ngày. 46 *Bình quân tiền thuốc của 1 người bệnh Bảng 3.22.Bình quân tiền thuốc của 1 người bệnh Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh án Tổng giá trị Giá trị có chỉ định tiền thuốc sử dụng trung bình thuốc (nghìn đồng VN) (nghìn đồng VN) 396 116.120,8 293,2 Bình quân tiền thuốc của 1 bệnh nhân Nhận xét: Thu thập 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc, kết quả cho thấy bình quân tiên thuốc của 1 người bệnh là 293,2 nghìn đồng *Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh Thu thập 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc thu được kết quả như sau: Bảng 3.23.Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh Chỉ tiêu nghiên cứu Tổng Tổng giá trị tiền Giá trị số ngày thuốc sử dụng trung bình điều trị (nghìn đồng VN) (nghìn đồng VN) 3.152 116.120,8 36,8 Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh Nhận xét: Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh là 36,8 ngàn đồng. 47 *Chi phí tiền thuốc kháng sinh, tiền thuốc khoáng chất và vitamin, tiền thuốc tiêm. Bảng 3.24.Chi phí tiền thuốc kháng sinh, tiền thuốc khoáng chất và vitamin, tiền thuốc tiêm Chỉ tiêu nghiên cứu Giá trị tiền Tỷ lệ % (nghìn đồng) (so với tổng tiền thuốc sử dụng) Tổng tiền thuốc sử dụng Chi phí tiền thuốc kháng sinh Chi phí tiền thuốc khoáng chất và vitamin Chi phí tiền thuốc tiêm, truyền 116.120,8 100 45.576,6 39,2 3.512,4 3,0 77.105,6 66,4 Nhận xét: Chi phí tiền thuốc kháng sinh, tiền thuốc vitamin, tiền thuốc tiêm so với tổng tiền thuốc sử dụng là: 39,2% thuốc kháng sinh; 3% thuốc khoáng chất và vitamin; 66,4% thuốc tiêm, truyền. Qua bảng 3.24 ta thấy chi phí sử dụng thuốc tiêm 66,4% là cao. 48 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1 Về cơ cấu số lượng và giá trị thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng năm 2014 Bệnh viện đa khoa Huyện Kiến Thụy là bệnh viện đa khoa hạng III, là đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hải Phòng, với quy mô 150 giường kế hoạch, giường thực kê là 170; số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện là trên 80.000 thẻ. Trong năm 2014 bệnh viện tiếp nhận 73.433 lượt người bệnh khám bệnh ngoại trú và 8.082 người bệnh điều trị nội trú với số ngày điều trị nội trú là 57.450 ngày. Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa dạng với 17 chương trong đó tập trung vào nhóm bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch huyết áp, bệnh của hệ tiêu hóa. * Về cơ cấu số lượng và giá trị thuốc sử dụng Cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014, qua bảng 3.6 thấy: gồm 20 nhóm tác dụng dược lý với 295 thuốc bao gồm cả thuốc mang tên INN và thuốc mang tên biệt dược. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất: chiếm 22,4% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng là 29,9%; nhóm thuốc tim mạch có số lượng khoản mục đứng thứ hai: chiếm 15,9% khoản mục với giá trị sử dụng tương đương 25,3%. Tiếp theo là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết: chiếm 6,4 % số lượng khoản mục, giá trị sử dụng chiếm 13%. Nhóm thuốc đường tiêu hóa đứng thứ tư với 9,1% khoản mục và 8,4% giá trị sử dụng. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm 8,5% khoản mục, giá trị sử dụng chiếm 8 %. Nhóm thuốc khoáng chất và vitamin xếp thứ 8 với 5,8% khoản mục và giá trị sử dụng là 2,2%. Cơ cấu thuốc sử dụng của bệnh viện, phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2014. Nhóm thuốc tim mạch và hormon nội tiết chiếm tỷ 49 lệ cao; điều này cũng phù hợp với số lượng bệnh nhân mãn tính cấp thuốc hàng tháng tại bệnh viện ( trên 3.000 bệnh nhân). Tuy nhiên HĐT & ĐT phải giám sát chặt chẽ về mặt chuyên môn để tránh lạm dụng thuốc, mặt khác còn bảo tồn quỹ khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện. Nhìn vào bảng 3.6 thấy: các nhóm thuốc thuộc các chuyên khoa có số lượng và giá trị sử dụng thấp, cho thấy bệnh viện chưa phát triển các dịch vụ kỹ thuật thuộc các chuyên khoa. Danh mục thuốc bệnh viện do HĐT & ĐT xây dựng, nằm trong Danh mục thuốc thanh toán BHYT theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện thống nhất không xây dựng những hoạt chất không có trong Danh mục thuốc chủ yếu vào Danh mục thuốc bệnh viện, điều này cũng góp phần tốt hơn trong công tác quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện và thanh quyết toán kinh phí KCB bảo hiểm , tránh được tình trạng lạm dụng thuốc và lãng phí về kinh tế. Danh mục thuốc bệnh viện và Danh mục thuốc sử dụng có sự chênh lệch vê số lượng hoạt chất và khoản mục không sử dụng. Tại bảng 3.5 cho thấy, có 18 hoạt chất và 30 khoản mục không sử dụng. Số lượng hoạt chất và khoản mục không sử dụng chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. Đây là những thuốc dự phòng trong các nhóm thuốc có nhu cầu sử dụng nhiều, dự phòng khi các nhóm khác hết số lượng sử dụng. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại theo bảng 3.7 thuốc nội có tỷ lệ là 73,6% khoản mục chiếm 68,2% giá trị sử dụng, tỷ lệ này là khá cao. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại 17 bệnh viện tuyến quận huyện thì tỷ lệ thuốc nội từ 48,5% đến 55,5% khoản mục và giá trị sử dụng từ 39,3% đến 50 53,2% [23]. Tuy nhiên HĐT & ĐT cần xem xét tăng số lượng khoản mục thuốc ngoại của một số nhóm thuốc điều trị cho bệnh nhân mãn tính trong điều trị ngoại trú BHYT để giảm số lượng bệnh nhân chuyển tuyến trên, bảo tồn quỹ khám chữa bệnh BHYT. Tỷ lệ thuốc theo tên INN và tên biệt dược theo kết quả ở bảng 3.8 cho thấy thuốc theo tên INN về khoản mục chiếm tỷ lệ 52,5% tương đương giá trị sử dụng 47,5%. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2012 tại 17 bệnh viện tuyến quận huyện thì tỷ lệ thuốc INN từ 35,5 đến 47,8% khoản mục và từ 17,8% đến 21,8% giá trị sử dụng. Như vậy tỷ lệ thuốc theo tên INN sử dụng tại bệnh viện Kiến Thụy là cao. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần có số khoản mục sử dụng thấp (1,4% và 2,7%); giá trị sử dụng thấp ( 0,9% và 0,3 %) vì là hai nhóm thuốc phải quản lý chặt chẽ tránh các hiện tượng lạm dụng. * Về cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC, VEN Theo kết quả khảo sát tại bảng 3.10 và hình 3.6 cho thấy nhóm A chiếm 19% khoản mục, giá trị sử dụng 77%. Nhóm B chiếm 19,3% khoản mục, giá trị sử dụng 15,8%. Nhóm C có số lượng khoản mục cao là 61,7%, nhưng giá trị sử dụng thấp là 7,2%. Tỷ lệ này là phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y [11]. Kết quả trên tương tự theo nghiên cứu của Lương Thị Thanh Huyền tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2012 cho kết quả tỷ lệ nhóm thuốc A,B,C theo khoản mục tương ứng là 14,2%, 15%, 70,8%; giá trị sử dụng tương ứng là 70%, 20,1%, 9,9% [22]. Các thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý cũng rất da dạng. Theo kết quả tại bảng 3.11 cho thấy thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý gồm có 12 nhóm, trong đó nhóm có số khoản sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc tim mạch có tỷ lệ 32,1%, tiếp theo là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 51 với tỷ lệ 28,6% khoản mục, thứ ba là nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 12,5%. Tuy nhiên thuốc nhóm A, giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với tỷ lệ 36,8%, nhóm thuốc tim mạch 27,4%, nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 14,2%. Nhóm Vitamin và khoáng chất có tỷ lệ thấp nhất: 1,8% khoản mục và 0,6 % giá trị sử dụng. Kết quả trên có một số sự khác biệt với nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại 17 bệnh viện tuyến quận huyện cho kết quả phân tích nhóm tác dụng dược lý thuốc nhóm A: Nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất nhóm A, có số khoản mục chiếm tỷ lệ từ 31,7% - 38,5% và giá trị từ 38,2% - 58,5%. Thứ hai là nhóm thuốc tim mạch với số khoản mục từ 12,7% - 15,4% và giá trị sử dụng từ 6,3% - 17,9%. Thứ ba là nhóm Vitamin với số khoản mục từ 6,8% - 9,8% và giá trị sử dụng từ 7,5% - 11% [23]. Kết quả phân tích thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý cho thấy thuốc tim mạch có số khoản mục cao, thuận lợi cho việc lựa chọn kê đơn, và phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện, vì bệnh viện tuyến huyện là nơi tiếp nhận người bệnh có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu. Cơ cấu thuốc nội thuốc ngoại trong thuốc nhóm A là 73,2% và 26,8% số khoản mục tương đương với giá trị sử dụng là 61,8 % và 38,2%. Như vậy tỷ lệ sử dụng thuốc nội thuốc ngoại trong thuốc nhóm A, tương đương với tỷ lệ thuốc nội thuốc ngoại trong Danh mục thuốc bệnh viện (số khoản mục là 73,6% và 26,4%; giá trị sử dụng là 68,2% và 31,8%) Kết quả phân tích cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN, tại bảng 3.13 và hình 3.7 cho thấy các thuốc nhóm V, nhóm E, nhóm N có sự tương đương tỷ lệ về số lượng và giá trị sử dụng: thuốc nhóm V có 25,8% chủng loại chiếm 25,5% giá trị sử dụng, thuốc nhóm E có 64% khoản mục chiếm 65,4% giá trị sử dụng, thuốc nhóm N có 10,2% khoản mục chiếm 9,1% 52 giá trị sử dụng. Phân tích VEN thuốc nhóm A Tại bảng 3.14 cho thấy nhóm AV có 19,6% khoản mục chiếm 27,7% giá trị sử dụng; Nhóm AE có 73,9% khoản mục chiếm 65,6% giá trị sử dụng; Nhóm AN có 6,5% khoản mục chiếm 6,7% giá trị sử dụng. Như vậy thuốc AN chiếm giá trị sử dụng cao Kết quả phân tích Danh mục thuốc theo phương pháp phân tích ABC, VEN là phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế [12]. Việc sử dụng phương pháp phân tích ABC/VEN giúp cho HĐT & ĐT của bệnh viện xác định các thuốc cần ưu tiên trong mua sắm, dự trữ số lượng tồn kho. 4.2 Về hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú * Về các chỉ số thủ tục hành chính Bệnh viện đa khoa Kiến Thụy thành phố Hải Phòng chưa triển khai được phần mềm bệnh án điện tử, tất cả y lệnh về thuốc của bác sỹ, các thủ tục hành chính về hồ sơ bệnh án phải viết tay, chiếm nhiều thời gian cho thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến thời gian khám bệnh, thời gian chăm sóc cho người bệnh đồng thời thường xảy ra sai sót. Về ghi thông tin bệnh nhân: Ghi thông tin của bệnh nhân trên HSBA do điều dưỡng tiếp đón bệnh nhân ban đầu tại phòng khám thực hiện. Kết quả khảo sát 400 bệnh án cho thấy ghi đầy đủ họ tên, tuổi (trẻ em dưới 6 tuổi ghi tháng tuổi), giới tính; đạt 89%. Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) đạt 99,5 %. Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 đạt 98,5%. Như vậy việc ghi thông tin trên HSBA thực hiện tương đối tốt. Về ghi thông tin thuốc: Tại bảng 3.16 cho thấy 92,9% ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc theo tên trong Danh mục thuốc bệnh viện, không viết tắt, không ghi ký hiệu; 98,9% ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án. Kết quả về ghi thông tin thuốc đạt tỷ lệ tương đối cao. 53 Danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy do HĐT & ĐT xây dựng theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT có 167 hoạt chất và 295 khoản mục. Mặt khác Danh mục thuốc sử dụng trong điều trị nội trú đều được gửi tới các khoa lâm sàng. Danh mục thuốc sử dụng trong ngoại trú đều được gửi tới từng phòng khám tại khoa khám bệnh. Tuy nhiên bệnh viện thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, hàng tuần dược sỹ khoa dược tham gia cùng với các phòng chức năng của bệnh viện, kiểm tra quy chế chuyên môn, nên nội dung này đã được kiểm tra thường xuyên. Mặt khác bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải phòng là bệnh viện tuyến huyện, số lượng bệnh nhân vừa phải, công suất gường bệnh là 105%, áp lực về bệnh nhân với bác sỹ giảm so với tuyến tỉnh, thành phố. * Về các chỉ số hướng dẫn sử dụng thuốc Khảo sát 400 bệnh án, có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc và 4 bệnh án không có chỉ định sử dụng thuốc, thu được kết quả theo bảng 3.17 như sau: Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 100%; chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 100%; Chỉ định đầy đủ đường dùng thuốc cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 98,9%; Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 98,2%. Kết quả đạt khá cao; tương đương với kết quả nghiên cứu nghiên cứu của Chu Duy Cường nghiên cứu tại viện y học hàng không năm 2013: 100 % hồ sơ bệnh án ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuy nhiên ghi hướng dẫn sử dụng cần chi tiết hơn như ghi rõ thời điểm dùng thuốc theo giờ, ghi cụ thể trước ăn hay sau ăn, những loại thuốc nào cần uống cách xa nhau tránh tương tác bất lợi. * Về các chỉ số sử dụng thuốc Kết quả tại bảng 3.18 và bảng 3.19 cho thấy: Số bệnh án có chỉ định 54 thuốc Corticoid là 154 chiếm tỷ lệ 38,8%; Chỉ định thuốc tiêm truyền có 30 bệnh án chiếm tỷ lệ 7,6%; có 56 bệnh án chỉ định thuốc kháng sinh đường uống tỷ lệ 14,1%; chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm là 276 bệnh án chiếm tỷ lệ 69,7%. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình của 1 bệnh nhân điều trị nội trú là 8,4 ngày. Bảng 3.20 bảng 3.21 cho thấy: Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 4,7 thuốc. Số kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 1,4 khoản mục kháng sinh, chiếm tỷ lệ 29,5% so với số thuốc trung bình của 1 người bệnh trong 1 ngày. Bảng 3.22, 3.23 và 3.24 cho thấy: có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc, kết quả cho thấy bình quân tiền thuốc của 1 người bệnh là 293,2 nghìn đồng. Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh là 36,8 ngàn đồng, tỷ lệ chi phí sử dụng thuốc tiêm 66,4% so với tổng tiền thuốc là cao. Việc lạm dụng thuốc tiêm truyền là một trong các nguy cơ gây ra rủi ro, phơi nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tiêm như bệnh HIV, viêm gan B cho cả nhân viên y tế và người bệnh; là nguyên nhân tạo ra nhiều rác thải lây nhiễm thể sắc nhọn gây khó khăn trong việc xử lý rác thải y tế. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu của Đặng Thị Hoa tại bệnh viện nhi Thanh Hóa năm 2012: tỷ lệ bệnh án có kê thuốc kháng sinh là 78,3%, thuốc tiêm truyền là 68,1%, thuốc Vitamin là 24%; chi phí tiền thuốc kháng sinh chiếm 47% so với tổng chi phí tiền thuốc, chi phí tiền thuốc Vitamin chiếm 1,8% so với tổng chi phí tiền thuốc, chi phí tiền thuốc tiêm truyền là 87%; số thuốc trung bình trong một bệnh án là 4,5 thuốc. Chi phí tiền thuốc trung bình cho người bệnh trong một ngày điều trị là 68.200 đồng[20]. 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1.Về cơ cấu số lượng và giá trị thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng năm 2014 HĐT& ĐT bệnh viện đã xây dựng DMT bệnh viện đủ các nhóm theo tác dụng dược lý đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh viện hạng III. Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014, gồm 20 nhóm tác dụng dược lý với 295 thuốc, giá trị sử dụng là 6.351,9 triệu đồng. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất: chiếm 22,4% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng chiếm 29,9%; nhóm thuốc tim mạch có số lượng khoản mục đứng thứ hai: chiếm 15,9% khoản mục với giá trị sử dụng chiếm 25,3%; tiếp theo là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 6,4% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng là 13%; nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 9,1% số lượng khoản mục với giá trị sử dụng 8,4%; nhóm khoáng chất và vitamin xếp thứ tự số 8 với 5,8% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng chiếm 2,2%. Về cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại: Thuốc nội là 73,6% khoản mục chiếm 68,2% giá trị sử dụng, thuốc ngoại là 26,4% khoản mục chiếm 31,8% giá trị sử dụng Tỷ lệ thuốc theo tên INN về khoản mục chiếm tỷ lệ 52,5% tương đương giá trị sử dụng 47,5%; thuốc theo tên biệt dược chiếm tỷ lệ 47,5% tương đương giá trị sử dụng 52,5%. Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn: Thuốc gây nghiện có số khoản mục 1,4% và giá trị sử dụng là 0,9%; thuốc hướng thần có số khoản mục 56 2,7% và giá trị sử dụng là 0,3%; thuốc thường chiếm 95,9% về số lượng khoản mục và giá trị sử dụng là 98,8%. Thuốc nhóm A chiếm 19% khoản mục, giá trị sử dụng 77%. Nhóm B chiếm 19,3% khoản mục, giá trị sử dụng 15,8%. Nhóm C có số lượng khoản mục cao là 61,7%, nhưng giá trị sử dụng thấp là 7,2%. Trong thuốc nhóm A gồm có 12 nhóm thuốc, trong đó có 3 nhóm có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất là: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 28,6% về số lượng khoản mục và 36,8% giá trị sử dụng; nhóm thuốc tim mạch là 32,1% về số khoản mục và 27,4% giá trị sử dụng; nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ 12,5% số lượng khoản mục và 14,2% giá trị sử dụng; nhóm khoáng chất và vitamin đứng thứ 12 cuối nhóm với 1,8% về số lượng khoản mục và 0,6% giá trị sử dụng. Trong thuốc nhóm A, tỷ lệ thuốc nội là 73,2% số lượng khoản mục và 61,8% giá trị sử dụng; thuốc ngoại là 26,8% số lượng khoản mục và 38,2% giá trị sử dụng. Thuốc nhóm V, nhóm E, nhóm N có sự tương đương tỷ lệ về số lượng và giá trị sử dụng:Thuốc nhóm V có 25,8% chủng loại chiếm 25,5% giá trị sử dụng, thuốc nhóm E có 64% khoản mục chiếm 65,4% giá trị sử dụng, thuốc nhóm N có 10,2% khoản mục chiếm 9,1% giá trị sử dụng. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN thuốc nhóm A, nhóm AV có 19,6% khoản mục chiếm 27,7% giá trị sử dụng; Nhóm AE có 73,9% khoản mục chiếm 65,6% giá trị sử dụng; Nhóm AN có 6,5% khoản mục chiếm 6,7% giá trị sử dụng. Tuy nhiên thuốc nhóm AN có giá trị sử dụng cao, HĐT & ĐT nên xem xét khi chỉ định sử dụng các thuốc nhóm này, nên có những quy định cụ thể 57 2 Về hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú HĐT & ĐT đã xây dựng DMT bệnh viện đủ về cơ cấu và số lượng và các nhóm tác dụng dược lý đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện hạng III. Danh mục thuốc của biện viện đủ các nhóm thuốc phục vụ cho kê đơn thuốc cho điều trị nội trú. *Về ghi thông tin bệnh nhân Ghi đầy đủ họ tên, tuổi (trẻ em dưới 6 tuổi ghi tháng tuổi), giới tính đạt 89%. Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) đạt 99,5 %. Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 đạt 98,5%. *Về ghi thông tin thuốc Tỷ lệ 92,9% ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc theo tên trong Danh mục thuốc bệnh viện, không viết tắt, không ghi ký hiệu; 98,9% ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án. *Về các chỉ số hướng dẫn sử dụng thuốc Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần đạt tỷ lệ 100%; chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ đạt tỷ lệ 100%; Chỉ định đầy đủ đường dùng thuốc đạt tỷ lệ 98,9%; Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc đạt tỷ lệ 98,2%. *Về các chỉ số sử dụng thuốc Số bệnh án có chỉ định thuốc Corticoid chiếm tỷ lệ 38,8%; Chỉ định dung dịch tiêm truyền tỷ lệ 7,6%; chỉ định thuốc kháng sinh đường uống tỷ lệ 14,1%; chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm chiếm tỷ lệ 69,7%. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình của 1 bệnh nhân là 8,4 ngày. Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 4,7 thuốc. Số kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 1,4 khoản mục kháng sinh, chiếm tỷ lệ 29,5% so với số thuốc trung bình của 1 người bệnh trong 1 ngày. 58 Bình quân tiền thuốc của 1 người bệnh là 293,2 nghìn đồng. Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh là 36,8 ngàn đồng. Tỷ lệ chi phí tiền thuốc của một số nhóm thuốc so với tổng tiền thuốc sử dung: Tỷ lệ thuốc kháng sinh 39,2%; tỷ lệ khoáng chất và vitamin là 3,0%; tỷ lệ thuốc tiêm truyền là 66,4%. 59 KIẾN NGHỊ - HĐT & ĐT nên xem xét loại bỏ bớt hoạt chất không sử dụng ra khỏi Danh mục thuốc của bệnh viện. - HĐT & ĐT cần xem xét giảm số lượng khoản mục thuốc nội, tăng số lượng khoản mục thuốc ngoại của một số nhóm thuốc điều trị cho bệnh nhân mãn tính trong điều trị ngoại trú BHYT (đặc biệt thuốc cho bệnh nhân tiểu đường) để giảm số lượng bệnh nhân chuyển tuyến trên, bảo tồn quỹ khám chữa bệnh BHYT. - Thuốc nhóm AN có giá trị sử dụng cao gây lãng phí kinh phí, đề nghị HĐT & ĐT của bệnh viện nên giảm bớt hoặc loại bỏ khoản mục thuốc nhóm AN để giảm về giá trị sử dụng, tiết kiệm kinh phí mua thuốc, bảo tồn quỹ khám chữa bệnh BHYT. - HĐT & ĐT nên giảm tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm truyền, tăng sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Cụ thể là: cần tăng cường giám sát việc sử dụng kháng sinh hợp lý; tăng cường bình bệnh án để phát hiện việc lạm dụng sử dụng thuốc tiêm truyền. - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc và nhân viên y tế, giám sát việc thực hiện Quy chế kê đơn. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện. 2. Bộ chính trị (2005), Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 03/02/2005 của Bộ chính trị 3. Bộ Y Tế - Vụ Điều trị (2005), Chương trình, tài liệu đào tạo về sử dụng thuốc hợp lý. Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam – Thụy Điển. 4. Bộ Y tế ( 2006), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc trong chăm sóc người bệnh trị, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển. 5. Bộ y tế - Bộ nội vụ (2007), Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYTBNV ngày 05/06/2007. 6. Bộ Y tế ( 2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Quyết định sô 04/2008/QĐ-BYT. 7. Bộ Y Tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011. 8. Bộ Y Tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011. 9. Bộ Y tế ( 2011 ), Tổ chức Y tế - Chương trình Y tế Quốc gia, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 62-65. 10. Bộ Y Tế (2011), Ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011. 11. Bộ Y Tế (2012), Thông tư số 31/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012, Hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện. 12. Bộ Y tế ( 2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013, Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. 13. Bộ Y Tế (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013, Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thức VI. 14. Bộ Y Tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013. 15. Bộ Y tế (2013), Quyết định 1088/QĐ-BYT ngày 04/04/2013, Hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh. 16. Bộ Y Tế ( 2014),Thông tư 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014, Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. 17. Chính phủ (Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014), Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. 18. Tổ chức Y tế Thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Bản dịch tiếng Việt do chương trình DPCA cung cấp. 19. Nguyễn Thanh Bình(2012), Đánh giá Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện, Hội nghị tập huấn Hội đồng thuốc và điều trị các bệnh viện năm. 20. ĐặngThị Hoa (2014), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện nhi Thanh Hóa năm 2012. Luận án dược sĩ chuyên khoa II. 21. Hoàng Thị Minh Hiền ( 2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị- Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ dược học, trường đại học dược Hà Nội 22. Lương Thị Thanh Huyền ( 2013 ), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2012. 23. Vũ Thị Thu Hương ( 2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa , Luận án Tiến sĩ dược học, trường đại học dược Hà Nội. 24. Huỳnh Hiền Trung ( 2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115, Luận án Tiến sĩ dược học, trường đại học dược Hà Nội. 25. Cao Minh Quang (2012), Tổng quan về ngành kinh tế Dược Việt Nam và cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Tiếng Anh 26. Managemem Sciences for Health (2012), Managing Access to Medicines and other Health Technologies, Arlington, Managemem Sciences for Health 27. WHO. Drug and therapeutics committees. A practical guide. Department of Essential Drugs and Medicines Policy Geneva, Switzerland In collaboration with Management Sci ences for Health. 28. WHO (2004), Drug and Therapeutics Committee Practical, World Health Organization, pp. Phụ lục 1: Phiếu điền thông tin về hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải Phòng Thông về bệnh nhân: Họ và tên bệnh nhân :………………………………………. ……………… Tuổi: ……………………………………..Giới tính: Nam/nữ Địa chỉ:……………………………………………………………………… Chẩn đoán bệnh:……………………………………………..Mã bệnh:…… Ngày vào viện………………………..…..Ngày ra viện:…………………… Mã bệnh án:………………………………………………………………… NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN I.Nội dung thu thập thông tin tại hồ sơ bệnh án 1. Thông về bệnh nhân - Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính (trẻ em dưới 1 tuổi ghi tháng tuổi) Đầy đủ Không - Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) Đầy đủ Không - Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 Có Không 2. Ghi thông tin thuốc - Ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc theo tên trong Danh mục thuốc bệnh viện, không viết tắt, không ghi ký hiệu. Đúng Không - Ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án Đầy đủ Không 3. Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc - Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần cho mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án Đầy đủ Không - Chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ cho mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án. Đầy đủ Không - Chỉ định đầy đủ đường dùng thuốc cho mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án. Đầy đủ Không - Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc cho mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án. Đầy đủ Không 4. Các chỉ số về sử dụng thuốc - Có chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm Có chỉ định Không - Có chỉ định thuốc kháng sinh đường uống Có chỉ định Không - Có chỉ định thuốc Corticoid Có chỉ định Không - Chỉ định dung dịch tiêm truyền Có chỉ định Không - Số ngày điều trị của bệnh nhân có chỉ định thuốc:..............................ngày - Tổng số ngày sử dụng kháng sinh của bệnh nhân:................................ngày (chỉ tính những ngày điều trị có chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm, và/hoặc kháng sinh đường uống, và/hoặc kháng sinh đường dùng ngoài) - Tổng số khoản mục thuốc sử dụng cho người bệnh:…………khoản thuốc (khoản mục thuốc của ngày điều trị sau trùng với ngày trước không tính) - Tổng số khoản thuốc kháng sinh sử dụng trong tất cả các ngày điều trị: .............................................................................................................ngày (đếm số khoản mục kháng sinh của từng ngày điều trị, sau đó cộng tổng lại) II.Nội dung thu thập thông tin tại phiếu theo dõi điều trị Căn cứ vào mã số bệnh án, rút phiếu theo dõi điều trị của mỗi bệnh nhân trong phần mềm quản lý bệnh viện, ghi thông tin theo nội dung sau: - Tổng tiền thuốc sử dụng..................................................nghìn đồng Trong đó: Tiền thuốc kháng sinh:..............................................nghìn đồng Tiền thuốc Vitamin...................................................nghìn đồng Tiền thuốc tiêm:........................................................nghìn đồng Phiếu tổng hợp thông tin Mã bệnh nhân 1.Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính (ghi đầy đủ đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 1. Ghi địa chỉ đầy đủ đến thôn, xã (ghi đầy đủ đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 2. Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 (ghi rõ đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 3. Ghi đúng tên thuốc, nồng độ (hàm lượng) (ghi đúng đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 4. Chỉ định đầy đủ liều dùng 1 lần, liều 24 giờ (Chỉ định đấy đủ đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 5. Chỉ định đầy đủ đường dùng (Chỉ định đấy đủ đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 6. Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc (Chỉ định đấy đủ đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 8. Có chỉ định thuốc kháng sinh tiêm (có chỉ định đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 7. Có chỉ định thuốc kháng sinh uống (có chỉ định đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 8. Có chỉ định thuốc Corticoid (có chỉ định đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 9. Có chỉ định dung dịch tiêm truyền (có chỉ định đánh dấu X, không thì không đánh dấu) 10. Số ngày điều trị có chỉ định dùng thuốc (ghi số ngày) 11. Số ngày sử dụng kháng sinh (ghi số ngày) Tổng 12. Số khoản mục thuốc sử dụng của người bệnh (ghi số khoản mục) 15.Tổng số kháng sinh sử dụng trong tất cả các ngày điều trị (ghi số khoản mục) 16.Tổng tiền thuốc (nghìn đồng):0,0 17.Tiền thuốc kháng sinh (nghìn đồng):0,0 18. Tiền thuốc VTM (nghìn đồng):0,0 19. Tiền thuốc tiêm (nghìn đồng):0,0 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độclập - Tự do - Hạnhphúc BÁO CÁO SỬACHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHOÁ 16 Kínhgửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I -Phòng sau đạihọcTrường đại học Dược Hà Nội - Giáo viên hướng dẫn Họ và tên học viên: Vũ Thị Lê Tên đề tài: Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phốHảiPhòng,năm 2014 Chuyênngành:Tổchứcquảnlýdược Mãsố: CK 60 72 04 12 Đãbảovệluậnvăntốtnghiệp DSCK cấp I vàohồi 16giờ 30 phútngày 19 tháng 9 năm 2015 tạitrường Cao đẳngdượcHảiDươngtheoQuyếtđịnhsố 611/QĐDHN ngày 07 tháng 8 năm 2015 củaHiệutrưởngtrườngĐạihọcDượcHànội. NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH 1-Những nội dung đãđượcsửachữatheoyêucầucủahộiđồng 1.1Nội dung trướckhisửachữa Mục 2.1trang 21: HĐT & ĐT, dượcsỹtạiBệnhviệnđakhoahuyệnKiếnThụythànhphốHảiPhòng. bácsỹ, - Mục 3.2.1, trang 41: Địachỉbệnhnhânghichínhxácđếnthôn, xã (phường). - Kiếnnghị, trang 60: Ý kiếnkiếnnghị 1:HĐT & ĐT nênduytrìnội dung ghiđúngtênthuốctheo Danh mục thuốc của bệnh viện. Danh mục thuốc sử dụng trong điều trị nội trú gửi tới các khoa lâm sàng. Danh mục thuốc sử dụng trong ngoại trú gửi tới từng phòng khám tại khoa khám bệnh. Ý kiếnkiếnnghị 3:HĐT & cầntăngcườnggiámsátviệcsửdụngkhángsinhhợplý. Tăngcườngbìnhbệnhánđểpháthiệnthiếusótsaiphạmtrongsửdụngthuốc. Nêngiảmtỷlệsửdụngthuốctiêmtruyền. ĐT 1.2Nội dung saukhisửachữahoànchỉnh - Mục 2.1trang 21:BệnhviệnđakhoahuyệnKiếnThụythànhphốHảiPhòng. - Mục 3.2.1, trang 41:Địachỉbệnhnhânghiđầyđủđếnthôn, xã (phường). - Kiếnnghị: Ý kiếnkiếnnghị 1:HĐT & ĐT nênxemxétloạibỏbớthoạtchấtkhôngsửdụngrakhỏiDanhmụcthuốccủabệnhviệ n. Ý kiếnkiếnnghị 4: HĐT & ĐT nêngiảmtỷlệsửdụngthuốctiêmtruyền, tăngsửdụngthuốckhángsinhđườnguống. Cụthểlà: cầntăngcườnggiámsátviệcsửdụngkhángsinhhợplý; tăngcườngbìnhbệnhánđểpháthiệnviệclạmdụngsửdụngthuốctiêmtruyền. Bổ sung ý kiếnkiếnnghị 3:Thuốc nhóm AN có giá trị sử dụng cao gây lãng phí kinh phí, đề nghị HĐT & ĐT của bệnh viện nên giảm bớt hoặc loại bỏ khoản mục thuốc nhóm AN để giảm về giá trị sử dụng, tiết kiệm kinh phí mua thuốc, bảo tồn quỹ khám chữa bệnh BHYT. 2-Những nội dung xinbảolưu: Không Hànội, ngày……tháng……năm 2015 XácnhậncủacánbộhướngdẫnHọcviên PGS.TS NguyễnThị Song HàVũThịLê [...]... trong hoạt động sử dụng thuốc Tại bệnh viện, khoa dược là đầu mối trong các hoạt động công tác dược Hoạt động sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ cần được đề cập nghiên cứu và hoàn thiện trong những năm tiếp theo 1.3 Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy - Hải Phòng 1.3.1 Vị trí địa lý huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy- Hải Phòng - Huyện Kiến Thụy nằm... lưu tại phòng KHNV -Bệnh án lưu tại phòng KHNV -Phiếu điền thông tin 2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu - Nguồn số liệu: Từ nguồn số liệu sẵn có tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng DMT sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy năm 2014 Báo cáo sử dụng thuốc năm 2014 lưu tại khoa Dược Báo cáo thu viện phí năm 2014 lưu tại phòng tài chính kế toán Báo cáo thống kê KCB năm 2014. .. phố Hải Phòng Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng năm 2014 về cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng 2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu :Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy- Hải Phòng Thời gian nghiên cứu: Năm 2014 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu: được thể hiện ở sơ đồ sau ( Hình 2.5) 21 Phân tích hoạt động sử dụng thuốc. .. thuốc tại bệnh viện Kiến Thụy – Hải Phòng năm 2014 Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng Phân tích hoạt động kê đơn thuốc nội trú + Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong Danh mục +Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý +Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại +Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược +Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn +Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC +Cơ cấu thuốc. .. Pho to DMT Bệnh viện, DMT sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy năm 2014 Pho to báo cáo sử dụng thuốc năm 2014 Pho to báo cáo thu viện phí năm 2014 Pho to báo cáo thống kê KCB năm 2014 Đối với bệnh án: Tiến hành nghiên cứu phân tích theo phiếu lấy thông tin về bệnh án (phụ lục 1) 26 2.3.5 Phương pháp phân tích, xử lý, trình bày số liệu 2.3.5.1 Phương pháp phân tích số liệu * Phân tích cơ cấu... năm 2014 lưu tại phòng KHNV Bệnh án lưu tại phòng KHNV Tham khảo Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động sử dụng thuốc, các báo cáo, tài liệu về: thống kê sử dụng thuốc sử dụng về khoản mục và giá trị , thuốc theo tên biệt dược, thuốc theo tên INN, thuốc theo tác dụng dược lý Các tài liệu, văn bản, các quy định của HĐT & ĐT Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng - Phương... cận lâm sàng: Khoa dược, Khoa cận lâm sàng Khối phòng chức năng: 4 phòng Hình 1.3.Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy - Hải Phòng 1.3.3 Cơ cấu nhân lực Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy- Hải Phòng được thể hiện ở bảng sau: 15 Bảng 1.1.Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy- Hải Phòng STT Trình độ Số lượng 1 Bác sỹ CKI 09 2 Bác sỹ 15 3 Y sỹ 04... thuốc trong năm 2014 đã được đáp ứng đầy đủ, không để người bệnh tự mua thuốc Năm 2012 Bệnh viện được Sở Y tế Hải Phòng đầu tư cho hệ thống phần mềm nối mạng LAN toàn bệnh viện, giúp cho việc Giám sát sử dụng thuốc ngày càng chặt chẽ hơn, thuận tiện cho công tác quản lý tồn kho, dự trữ thuốc Tuy nhiên hoạt động sử dụng thuốc còn nhiều vấn đề bất cập, bệnh nhân điều trị không khỏi bệnh phải chuyển viện. .. trữ đủ sử dụng trong 1 tháng , hạn chế thuốc N - Phương pháp phân tích ABC/VEN Sau khi phân tích ABC, phân tích VEN; chọn những thuốc loại A Sắp xếp theo nhóm thuốc V, E, N trong thuốc loại A Tính tổng số khoản mục, tính giá trị sử dụng cho nhóm V, E, N * Phân tích hoạt động kê đơn thuốc nội trú - Các chỉ số về thủ tục hành chính, các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc, các chỉ số về sử dụng thuốc: ... thống văn bản về công tác dược tại bệnh viện, liên quan đến quyền lợi của người bệnh khi đến khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện Trong những năm qua công tác dược đã có nhiều bước đổi mới: Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện đã thực sự đi vào hoạt động Hoạt động xây dựng Danh mục thuốc đáp ứng được nhu cầu điều trị của các khoa lâm sàng, sử dụng thuốc tại bệnh viện ngày càng được quản lý chặt ... tài: " Phân tích hoạt động sử dụng thuốc Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, năm 2014 ” nhằm mục tiêu sau: 1- Phân tích cấu số lượng giá trị thuốc sử dụng Bệnh viện đa khoa huyện. .. Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng DMT sử dụng Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy năm 2014 Báo cáo sử dụng thuốc năm 2014 lưu khoa Dược Báo cáo thu viện phí năm 2014 lưu phòng tài... hoàn thiện năm 1.3 Vài nét Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy - Hải Phòng 1.3.1 Vị trí địa lý huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy- Hải Phòng - Huyện Kiến Thụy nằm

Ngày đăng: 21/10/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.Bia.doc

  • 2.Loi Cam On, Muc Luc, Ky hieu, Bang bieU.DOC

    • 3.1 Phân tích cơ cấu về số lượng, giá trị thuốc sử dụng..............................30

    • 3.1.3 Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại .......................................................33

    • 3.1.4 Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược......................................34

    • 3.2 Phân tích hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú........................41

    • 3.2.1 Các chỉ số về thủ tục hành chính........................................................41

    • 3.2.2 Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc.............................................43

    • 3.2.3 Các chỉ số về sử dụng thuốc...............................................................44

    • Bảng 1.1.Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Kiến Thụy.................................16

    • Bảng 1.2. Tình hình KCB tại bệnh viện năm 2014.....................................17

    • Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật năm 2014........................................................18

    • Bảng 2.4.Các biến số nghiên cứu................................................................25

    • Bảng 3.7.Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại trong DMT sử dụng.................34

    • Bảng 3.8.Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược................................34

    • Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý............................37

    • Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong thuốc nhóm A.................39

    • Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN.........39

    • Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích A/VEN.....41

    • Bảng 3.15. Ghi thông tin bệnh nhân............................................................42

    • Bảng 3.16. Ghi thông tin thuốc...................................................................43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan