Phương pháp phân tích, xử lý, trình bày số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện kiến thụy hải phòng năm 2014 (Trang 35)

2.3.5.1 Phương pháp phân tích số liệu

* Phân tích cơ cấu số lượng và tỷ lệ thuốc sử dụng - Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị

Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc trong Danh mục thuốc sử dụng năm 2014 theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT.

Tính giá trị tiền cho từng thuốc, tổng hợp giá trị tiền cho từng nhóm và giá trị phần trăm của mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất.

- Phương pháp phân tích ABC

+ Điền các thông tin sau cho mỗi một khoản mục thuốc trong Danh mục thuốc sử dụng năm 2014: Đơn giá; số lượng sử dụng; giá trị sử dụng.

+ Sắp xếp lại các khoản mục thuốc theo giá trị sử dụng giảm dần. + Tính giá trị phần trăm tích lũy cho mỗi một khoản mục.

+ Phân hạng A, B, C.

Hạng A: Số khoản mục chiếm 10 – 20%, chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền Hạng B: Số khoản mục chiếm 10 – 20%, chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền Hạng C: Số khoản mục chiếm 60 - 80%, chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền

- Phân tích nhóm điều trị các thuốc loại A

Trong các thuốc loại A, sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Thông tư số 31/2014/TT-BYT

Tổng hợp giá trị tiền cho từng nhóm và giá trị phần trăm của mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất trong thuốc loại A.

- Phương pháp phân tích VEN

28 Xác định các thuốc tối cần (V), thuốc thiết yếu (E), thuốc không cần thiết (N) tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy được xác định theo các bước sau:

+Phó Chủ tịch HĐT & ĐT gửi Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện cho các thành viên trong Hội đồng thuốc lựa chọn thuốc V,E,N

+ Từng thành viên trong hội đồng lựa chọn thuốc V,E,N cho phù hợp với đặc thù chuyên môn của từng khoa.

+ Gửi Danh mục thuốc VEN đã lựa chọn cho thư ký HĐT & ĐT tổng hợp, sau đó tổ chức họp HĐT & ĐT của bệnh viện, thảo luận và đưa ra quyết định thuốc V, thuốc E, thuốc N.

+ Chủ tịch HĐT & ĐT ra văn bản Quy định thuốc V, thuốc E, thuốc N; gửi tới các thành viên trong Hội đồng.

+ Các khoa lâm sàng triển khai thực hiện: thuốc trang bị tủ trực các khoa lâm sàng chỉ là thuốc V và một số ít thuốc E.

+ Khoa dược xem xét cung ứng, dự trữ tồn kho thuốc V đủ sử dụng ít nhất 2 tháng, thuốc E có một lượng dự trữ đủ sử dụng trong 1 tháng , hạn chế thuốc N.

- Phương pháp phân tích ABC/VEN .

Sau khi phân tích ABC, phân tích VEN; chọn những thuốc loại A. Sắp xếp theo nhóm thuốc V, E, N trong thuốc loại A.

Tính tổng số khoản mục, tính giá trị sử dụng cho nhóm V, E, N.

* Phân tích hoạt động kê đơn thuốc nội trú

- Các chỉ số về thủ tục hành chính, các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc, các chỉ số về sử dụng thuốc:

So sánh tỷ lệ giữa kết quả đạt được của các chỉ tiêu nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó đã được công bố.

29 So sánh tỷ lệ giữa kết quả thu được của các chỉ tiêu nghiên cứu với nội dung đặt ra.

2.3.5.2Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp so sánh tỷ trọng của mỗi chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng thể năm 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp mô hình hoá, biểu đồ, đồ thị. Các chỉ số nghiên cứu được tính toán theo tỉ lệ % và giá trị trung bình, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel for windows, Microsoft Word for windows.

2.3.5.3 Phương pháp trình bày số liệu

Số liệu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Excel for windows, Microsoft Word for windows.

30

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải Phòng, năm 2014

3.1.1 Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong DMT bệnh viện.

Danh mục thuốc bệnh viện được HĐT & ĐT xây dựng vào đầu năm. Danh mục thuốc của Bệnh viện nằm trong Danh thuốc chủ yếu theo Thông tư 31/2011TT-BYT. Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong Danh mục thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc sử dụng so với thuốc trong danh mục

Nội dung Số lượng hoạt chất Tỷ lệ % hoạt chất Số lượng khoản mục Tỷ lệ % khoản mục

Danh mục thuốc bệnh viện 185 100 325 100 Danh mục thuốc sử dụng 167 90,2 295 90,8 Hoạt chất, khoản mục không sử

dụng 18 9,8 30 9,2

Nhận xét:

Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) năm 2014 gồm 185 hoạt chất và 325 khoản mục. Danh mục thuốc sử dụng gồm 167 hoạt chất chiếm 90,2%, 295 khoản mục chiếm 90,8% trong DMTBV. Hoạt chất không sử dụng có 18 hoạt chất chiếm 9,8%, 30 khoản mục không sử dụng chiếm 9,2 %. Hoạt chất, khoản mục không sử dụng là hoạt chất, khoản mục dự phòng khi các khoản mục trong nhóm điều trị hết số lượng sử dụng và vì lý do đặc biệt nhà cung cấp không cung cấp được. Hoạt chất, khoản mục không sử dụng

31 chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp và một số thuốc cấp cứu.

3.1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm thuốc Số khoản mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng (Triệu đồng) Tỷ lệ % giá trị

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 66 22,4 1.898,9 29,9 2 Thuốc tim mạch 47 15,9 1.608,4 25,3 3 Hocmon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 19 6,4 823,9 13,0 4 Thuốc đường tiêu hóa 27 9,1 535,4 8,4 5 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống

viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

25 8,5 505,5 8,0

6 Thuốc chữa bệnh đường hô hấp

14 4,8 297,9 4,7

7

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17 5,8 178,4 2,8

8 Khoáng chất và vitamin 17 5,8 134,3 2,2 9 Thuốc điều trị mắt, TMH 5 1,7 90,9 1,4 10 Thuốc gây tê, mê 12 4,1 76,7 1,2

32 12 Thuốc chống parkinson 1 0,3 39,2 0,6 13 Thuốc tác dụng đối với máu 10 3,4 33,7 0,5 14 Thuốc chống rối loạn tâm 9 3,0 25,5 0,4 15 Thuốc chống dị ứng và dùng

trong các trường hợp quá mẫn 5 1,7 12,4 0,2 16 Thuốc có tác dụng thúc đẻ,

cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

3 1,0 18,7 0,3

17 Thuốc giãn cơ và ức chế

cholinesterase 5 1,7 3,8 0,05

18 Thuốc giải độc và các thuốc

dùng trong trường hợp ngộ độc 4 1,4 3,0 0,04 19 Thuốc điều trị bệnh da liễu 2 0,7 1,3 0,01

20

Thuốc chống co giật, chống

động kinh 1 0,3 0,7 0

Tổng cộng 295 100 6.351,9 100

Nhận xét:

Danh mục thuốc sử dụng năm 2014 của bệnh viện gồm 20 nhóm tác dụng dược lý với 295 thuốc bao gồm cả thuốc mang tên INN và thuốc mang tên biệt dược. Qua bảng trên ta thấy:

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất: 66 khoản mục tương đương với giá trị 1.898,9 triệu đồng chiếm 29,9%; số lượng và chủng loại đa dạng, thuận lợi cho việc kê đơn thuốc, thay thế thuốc. Kết quả này cũng khá phù hợp với mô hình bệnh tật, bởi mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2014: bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên nhiều số lượng chủng loại,

33 khó khăn trong việc mua thuốc, bảo quản và đặc biệt khó khăn về kinh phí mua thuốc.

Nhóm thuốc tim mạch có số lượng khoản mục đứng thứ hai: 47 khoản mục với giá trị sử dụng 1.608,4 triệu đồng chiếm 25,3%. Kết quả trên cho thấy chi phí cho bệnh lý tim mạch tại bệnh viện cao. Kết quả trên phù hợp với Báo cáo thống kê số lượng bệnh nhân tim mạch mãn tính có cấp sổ là trên 3.000 bệnh nhân.

Tiếp theo là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết gồm 19 khoản mục, giá trị sử dụng 823,9 triệu đồng chiếm 13%. Nhóm thuốc đường tiêu hóa đứng thứ tư với 27 khoản mục, giá trị 535,4 triệu đồng chiếm 8,4%. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp gồm 25 khoản mục, giá trị sử dụng 505,5 triệu đồng chiếm 8 %.

Nhóm Khoáng chất và vitamin xếp thứ tự số 8, với 17 khoản mục và giá trị 134,3 triệu đồng chiếm 2,2%.

Những nhóm thuốc số lượng khoản mục và giá trị sử dụng thấp là thuốc thuộc chuyên khoa, bệnh viện chưa phát triển được các dịch vụ kỹ thuật thuộc chuyên khoa sâu do thiếu bác sỹ chuyên khoa, do phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế cho từng hạng bệnh viện.

3.1.3 Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại

Đề tài đề cập đến thuốc nội là thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại là thuốc nhập khẩu. Trong danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện, cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại được thể hiện ở bảng sau:

34

Bảng 3.7.Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại

Nội dung Số khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng (Triệu đồng) Tỷ lệ % giá trị Thuốc nội 217 73,6 4.333.2 68,2 Thuốc ngoại 78 26,4 2.018,7 31,8 Tổng 295 100 6.351,9 100 Nhận xét:

Thuốc nội gồm 217 khoản mục tương đương với giá trị sử dụng là 68,2 %; Thuốc ngoại gồm 78 khoản mục tương đương với giá trị sử dụng là 31,8 %; Qua bảng trên cho thấy HĐT & ĐT của bệnh viện đã thực hiện tốt “chính sách quốc gia về thuốc” trong việc xây dựng Danh mục thuốc. Thuốc nội chiếm 73,6 % về khoản mục nhưng giá trị sử dụng chỉ chiếm 68,2 %; như vậy thuốc nội có giá thành thấp.

3.1.4 Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược.

Thuốc mang tên INN và tên biệt dược trong Danh mục thuốc sử dụng được thể hiên ở bảng 3.8:

Bảng 3.8.Cơ cấu thuốc theo tên INN và tên biệt dược.

Nội dung Số khoản

mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng (Triệu đồng) Tỷ lệ % giá trị

Thuốc theo tên INN 155 52,5 3.016,1 47,5 Thuốc theo tên biệt dược 140 47,5 3.335,8 52,5

Tổng 295 100 6.351,9 100

Nhận xét:

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy thuốc theo tên INN gồm có 155 khoản mục chiếm tỷ lệ 52,5% tương đương giá trị sử dụng 47, 5%. Thuốc theo tên biệt

35 dược có 140 khoản mục chiếm tỷ lệ 47,5% tương đương giá trị sử dụng 52,5%. Như vậy thuốc mang tên biệt dược có giá trị cao hơn giá trị của thuốc INN. Tuy nhiên HĐT & ĐT cũng phải xem xét lựa chọn một số sản phẩm có cùng một hoạt chất, cùng nồng độ và cùng dạng bào chế phải lựa chọn theo tên biệt dược để thuận tiện cho việc kê đơn thuốc, cấp phát sử dụng thuốc tránh nhầm lẫn.

3.1.5 Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn

Danh mục thuốc gây nghiện thuốc hướng tâm thần và tiền chất được quy định theo Thông tư số tư số 19/2014/TT-BYT. Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy năm 2014 theo quy chế chuyên môn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn

Nhóm thuốc Số khoản mục Tỷ lệ % khoản mục Giá trị sử dụng (Triệu đồng) Tỷ lệ % giá trị

Thuốc gây nghiện 4 1,4 58,3 0,9

Thuốc hướng tâm thần và tiền chất

8 2,7 15,6 0,3

Thuốc thường 283 95,9 6.278,0 98,8

Tổng cộng: 295 100 6.351,9 100

Nhận xét:

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần có số khoản mục sử dụng thấp (1,4% và 2,7%); giá trị sử dụng thấp ( 0,9% và 0,3 %) vì là hai nhóm thuốc phải quản lý chặt chẽ tránh các hiện tượng lạm dụng.

36

3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC - Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải Phòng năm 2014 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Tên nhóm Số khoản mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng ( Triệu đồng) Tỷ lệ % Giá trị Nhóm A 56 19,0 4.889,6 77,0 Nhóm B 57 19,3 1.007,0 15,8 Nhóm C 182 61,7 455,3 7,2 Tổng số 295 100 6.351,9 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nhóm A Nhóm B Nhóm C Tỷ lệ số khoản mục Tỷ lệ giá trị sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37 Nhận xét:

Nhóm A có số lượng khoản mục thấp nhất nhưng giá trị sử dụng cao nhất: khoản mục tương đương 19%, giá trị sử dụng chiếm 77%. Nhóm B có số khoản mục là 19,3%, giá trị sử dụng chiếm 15,8%. Nhóm C có số lượng khoản mục cao nhất nhưng giá trị sử dụng thấp nhất: số khoản mục là 61,7%, giá trị sử dụng là 7,2%.

Nhóm C có số lượng khoản mục cao nhưng số lượng sử dụng ít, do đó giá trị sử dụng thấp. Giá trị sử dụng nhóm C thấp do số lượng sử dụng thấp, hoặc giá thấp.

Nhóm A có số lượng khoản mục sử dụng ít nhưng giá trị sử dụng cao nhất. Giá trị sử dụng cao do số lượng sử dụng trong mỗi một khoản mục cao và có một số thuốc có số lượng sử dụng không cao nhưng giá thành cao.

- Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

TT Tên nhóm Số khoản mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng ( Triệu đồng) Tỷ lệ % giá trị

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

16 28,6 1.796,2 36,8

2 Thuốc tim mạch 18 32,1 1.338,9 27,4 3 Hocmon và các thuốc tác động vào

hệ thống nội tiết

7 12,5 694,8 14,2

38 không steroid, thuốc điều trị gút và

các bệnh xương khớp

3 5,3 334,8 6,9

5 Thuốc đường tiêu hóa 3 5,3 231,7 4,8 6 Thuốc chữa bệnh đường hô hấp 2 3,6 192,8 4,0

7

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải,cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền

2 3,6 72,4 1,5

8 Thuốc điều trị mắt, tai mũi họng 1 1,8 56,7 1,2

9 Thuốc lợi tiểu 1 1,8 45,0 0,9

10 Thuốc gây tê, mê 1 1,8 45,6 0,9

11 Thuốc chống parkinson 1 1,8 39,2 0,8 12 Khoáng chất và vitamin 1 1,8 31,5 0,6

Tổng số: 56 100 4.879,6 100

Nhận xét:

Thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý gồm có 12 nhóm, trong đó nhóm có số khoản sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc tim mạch tương đương tỷ lệ 32,1%, tiếp theo là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tương đương tỷ lệ 28,6% khoản mục, thứ ba là nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 12,5%. Tuy nhiên giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tương đương tỷ lệ 36,8%, nhóm thuốc tim mạch 27,4%, nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 14,2%. Tổng cộng ba nhóm trên tương đương với 73,2% số khoản mục và 78,4% giá trị sử dụng.

- Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong thuốc nhóm A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuốc nội, thuốc ngoại trong thuốc nhóm A như sau:

39 Nội dung Số khoản mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng ( Triệu đồng) Tỷ lệ % Giá trị Thuốc nội 41 73,2 3.015,1 61,8 Thuốc nhập ngoại 15 26,8 1.864,5 38,2 Tổng số 56 100 4.879,6 100 Nhận xét:

Cơ cấu thuốc nội thuốc ngoại trong thuốc nhóm A là 73,2% và 26,8% số khoản mục tương đương với giá trị sử dụng là 61,8 % và 38,2%. Thuốc nhóm A có giá trị sử dụng cao nhưng tỷ lệ thuốc ngoại không cao, tỷ lệ sử dụng thuốc nội thuốc ngoại trong thuốc nhóm A, tương đương với tỷ lệ thuốc nội thuốc ngoại trong Danh mục thuốc bệnh viện (số khoản mục là 73,6% và 26,4%; giá trị sử dụng là 68,2% và 31,8%)

3.1.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

NHÓM Số khoản mục Tỷ lệ % KM Giá trị sử dụng ( Triệu đồng) Tỷ lệ % Giá trị Nhóm V 76 25,8 1.619,4 25,5 Nhóm E 189 64,0 4.154,9 65,4 Nhóm N 30 10,2 577,6 9,1 Tổng số 295 100 6.351,9 100

40 0 10 20 30 40 50 60 70 Nhóm V Nhóm E Nhóm N Tỷ lệ số khoản mục Tỷ lệ giá trị sử dụng

Hình 3.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

Nhận xét: Bảng 3.13 và hình 3.7 cho thấy cơ cấu thuốc sử dụng có các nhóm có tỷ lệ về số lượng và giá trị gần tương đương nhau. Thuốc nhóm E có số khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất tương đương 64% và 65,4%; tiếp theo là nhóm V có 25,8% chủng loại chiếm 25,5% giá trị sử dụng,

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện kiến thụy hải phòng năm 2014 (Trang 35)