Về hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện kiến thụy hải phòng năm 2014 (Trang 61)

* Về các chỉ số thủ tục hành chính

Bệnh viện đa khoa Kiến Thụy thành phố Hải Phòng chưa triển khai được phần mềm bệnh án điện tử, tất cả y lệnh về thuốc của bác sỹ, các thủ tục hành chính về hồ sơ bệnh án phải viết tay, chiếm nhiều thời gian cho thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến thời gian khám bệnh, thời gian chăm sóc cho người bệnh đồng thời thường xảy ra sai sót.

Về ghi thông tin bệnh nhân: Ghi thông tin của bệnh nhân trên HSBA do điều dưỡng tiếp đón bệnh nhân ban đầu tại phòng khám thực hiện. Kết quả khảo sát 400 bệnh án cho thấy ghi đầy đủ họ tên, tuổi (trẻ em dưới 6 tuổi ghi tháng tuổi), giới tính; đạt 89%. Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) đạt 99,5 %. Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 đạt 98,5%. Như vậy việc ghi thông tin trên HSBA thực hiện tương đối tốt.

Về ghi thông tin thuốc: Tại bảng 3.16 cho thấy 92,9% ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc theo tên trong Danh mục thuốc bệnh viện, không viết tắt, không ghi ký hiệu; 98,9% ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án. Kết quả về ghi thông tin thuốc đạt tỷ lệ tương đối cao.

54 Danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy do HĐT & ĐT xây dựng theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT có 167 hoạt chất và 295 khoản mục. Mặt khác Danh mục thuốc sử dụng trong điều trị nội trú đều được gửi tới các khoa lâm sàng. Danh mục thuốc sử dụng trong ngoại trú đều được gửi tới từng phòng khám tại khoa khám bệnh. Tuy nhiên bệnh viện thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, hàng tuần dược sỹ khoa dược tham gia cùng với các phòng chức năng của bệnh viện, kiểm tra quy chế chuyên môn, nên nội dung này đã được kiểm tra thường xuyên. Mặt khác bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải phòng là bệnh viện tuyến huyện, số lượng bệnh nhân vừa phải, công suất gường bệnh là 105%, áp lực về bệnh nhân với bác sỹ giảm so với tuyến tỉnh, thành phố.

* Về các chỉ số hướng dẫn sử dụng thuốc

Khảo sát 400 bệnh án, có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc và 4 bệnh án không có chỉ định sử dụng thuốc, thu được kết quả theo bảng 3.17 như sau: Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 100%; chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 100%; Chỉ định đầy đủ đường dùng thuốc cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 98,9%; Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc cho mỗi thuốc chỉ định đạt tỷ lệ 98,2%. Kết quả đạt khá cao; tương đương với kết quả nghiên cứu nghiên cứu của Chu Duy Cường nghiên cứu tại viện y học hàng không năm 2013: 100 % hồ sơ bệnh án ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuy nhiên ghi hướng dẫn sử dụng cần chi tiết hơn như ghi rõ thời điểm dùng thuốc theo giờ, ghi cụ thể trước ăn hay sau ăn, những loại thuốc nào cần uống cách xa nhau tránh tương tác bất lợi.

* Về các chỉ số sử dụng thuốc

55 thuốc Corticoid là 154 chiếm tỷ lệ 38,8%; Chỉ định thuốc tiêm truyền có 30 bệnh án chiếm tỷ lệ 7,6%; có 56 bệnh án chỉ định thuốc kháng sinh đường uống tỷ lệ 14,1%; chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm là 276 bệnh án chiếm tỷ lệ 69,7%. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình của 1 bệnh nhân điều trị nội trú là 8,4 ngày.

Bảng 3.20 bảng 3.21 cho thấy: Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 4,7 thuốc. Số kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 1,4 khoản mục kháng sinh, chiếm tỷ lệ 29,5% so với số thuốc trung bình của 1 người bệnh trong 1 ngày.

Bảng 3.22, 3.23 và 3.24 cho thấy: có 396 bệnh án có chỉ định sử dụng thuốc, kết quả cho thấy bình quân tiền thuốc của 1 người bệnh là 293,2 nghìn đồng. Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh là 36,8 ngàn đồng, tỷ lệ chi phí sử dụng thuốc tiêm 66,4% so với tổng tiền thuốc là cao. Việc lạm dụng thuốc tiêm truyền là một trong các nguy cơ gây ra rủi ro, phơi nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tiêm như bệnh HIV, viêm gan B cho cả nhân viên y tế và người bệnh; là nguyên nhân tạo ra nhiều rác thải lây nhiễm thể sắc nhọn gây khó khăn trong việc xử lý rác thải y tế.

Kết quả nghiên cứu nghiên cứu của Đặng Thị Hoa tại bệnh viện nhi Thanh Hóa năm 2012: tỷ lệ bệnh án có kê thuốc kháng sinh là 78,3%, thuốc tiêm truyền là 68,1%, thuốc Vitamin là 24%; chi phí tiền thuốc kháng sinh chiếm 47% so với tổng chi phí tiền thuốc, chi phí tiền thuốc Vitamin chiếm 1,8% so với tổng chi phí tiền thuốc, chi phí tiền thuốc tiêm truyền là 87%; số thuốc trung bình trong một bệnh án là 4,5 thuốc. Chi phí tiền thuốc trung bình cho người bệnh trong một ngày điều trị là 68.200 đồng[20].

56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1.Về cơ cấu số lượng và giá trị thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng năm 2014

HĐT& ĐT bệnh viện đã xây dựng DMT bệnh viện đủ các nhóm theo tác dụng dược lý đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh viện hạng III. Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014, gồm 20 nhóm tác dụng dược lý với 295 thuốc, giá trị sử dụng là 6.351,9 triệu đồng. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất: chiếm 22,4% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng chiếm 29,9%; nhóm thuốc tim mạch có số lượng khoản mục đứng thứ hai: chiếm 15,9% khoản mục với giá trị sử dụng chiếm 25,3%; tiếp theo là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 6,4% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng là 13%; nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 9,1% số lượng khoản mục với giá trị sử dụng 8,4%; nhóm khoáng chất và vitamin xếp thứ tự số 8 với 5,8% số lượng khoản mục và giá trị sử dụng chiếm 2,2%.

Về cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại: Thuốc nội là 73,6% khoản mục chiếm 68,2% giá trị sử dụng, thuốc ngoại là 26,4% khoản mục chiếm 31,8% giá trị sử dụng

Tỷ lệ thuốc theo tên INN về khoản mục chiếm tỷ lệ 52,5% tương đương giá trị sử dụng 47,5%; thuốc theo tên biệt dược chiếm tỷ lệ 47,5% tương đương giá trị sử dụng 52,5%.

Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn: Thuốc gây nghiện có số khoản mục 1,4% và giá trị sử dụng là 0,9%; thuốc hướng thần có số khoản mục

57 2,7% và giá trị sử dụng là 0,3%; thuốc thường chiếm 95,9% về số lượng khoản mục và giá trị sử dụng là 98,8%.

Thuốc nhóm A chiếm 19% khoản mục, giá trị sử dụng 77%. Nhóm B chiếm 19,3% khoản mục, giá trị sử dụng 15,8%. Nhóm C có số lượng khoản mục cao là 61,7%, nhưng giá trị sử dụng thấp là 7,2%.

Trong thuốc nhóm A gồm có 12 nhóm thuốc, trong đó có 3 nhóm có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất là: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 28,6% về số lượng khoản mục và 36,8% giá trị sử dụng; nhóm thuốc tim mạch là 32,1% về số khoản mục và 27,4% giá trị sử dụng; nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ 12,5% số lượng khoản mục và 14,2% giá trị sử dụng; nhóm khoáng chất và vitamin đứng thứ 12 cuối nhóm với 1,8% về số lượng khoản mục và 0,6% giá trị sử dụng. Trong thuốc nhóm A, tỷ lệ thuốc nội là 73,2% số lượng khoản mục và 61,8% giá trị sử dụng; thuốc ngoại là 26,8% số lượng khoản mục và 38,2% giá trị sử dụng.

Thuốc nhóm V, nhóm E, nhóm N có sự tương đương tỷ lệ về số lượng và giá trị sử dụng:Thuốc nhóm V có 25,8% chủng loại chiếm 25,5% giá trị sử dụng, thuốc nhóm E có 64% khoản mục chiếm 65,4% giá trị sử dụng, thuốc nhóm N có 10,2% khoản mục chiếm 9,1% giá trị sử dụng. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN thuốc nhóm A, nhóm AV có 19,6% khoản mục chiếm 27,7% giá trị sử dụng; Nhóm AE có 73,9% khoản mục chiếm 65,6% giá trị sử dụng; Nhóm AN có 6,5% khoản mục chiếm 6,7% giá trị sử dụng. Tuy nhiên thuốc nhóm AN có giá trị sử dụng cao, HĐT & ĐT nên xem xét khi chỉ định sử dụng các thuốc nhóm này, nên có những quy định cụ thể

58

2 Về hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú

HĐT & ĐT đã xây dựng DMT bệnh viện đủ về cơ cấu và số lượng và các nhóm tác dụng dược lý đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện hạng III. Danh mục thuốc của biện viện đủ các nhóm thuốc phục vụ cho kê đơn thuốc cho điều trị nội trú.

*Về ghi thông tin bệnh nhân

Ghi đầy đủ họ tên, tuổi (trẻ em dưới 6 tuổi ghi tháng tuổi), giới tính đạt 89%. Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) đạt 99,5 %. Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 đạt 98,5%.

*Về ghi thông tin thuốc

Tỷ lệ 92,9% ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc theo tên trong Danh mục thuốc bệnh viện, không viết tắt, không ghi ký hiệu; 98,9% ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án.

*Về các chỉ số hướng dẫn sử dụng thuốc

Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần đạt tỷ lệ 100%; chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ đạt tỷ lệ 100%; Chỉ định đầy đủ đường dùng thuốc đạt tỷ lệ 98,9%; Chỉ định đầy đủ thời điểm dùng thuốc đạt tỷ lệ 98,2%.

*Về các chỉ số sử dụng thuốc

Số bệnh án có chỉ định thuốc Corticoid chiếm tỷ lệ 38,8%; Chỉ định dung dịch tiêm truyền tỷ lệ 7,6%; chỉ định thuốc kháng sinh đường uống tỷ lệ 14,1%; chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm chiếm tỷ lệ 69,7%.

Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình của 1 bệnh nhân là 8,4 ngày. Số thuốc sử dụng trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 4,7 thuốc. Số kháng sinh trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày là 1,4 khoản mục kháng sinh, chiếm tỷ lệ 29,5% so với số thuốc trung bình của 1 người bệnh trong 1 ngày.

59 Bình quân tiền thuốc của 1 người bệnh là 293,2 nghìn đồng. Chi phí tiền thuốc bình quân 1 ngày cho 1 người bệnh là 36,8 ngàn đồng.

Tỷ lệ chi phí tiền thuốc của một số nhóm thuốc so với tổng tiền thuốc sử dung: Tỷ lệ thuốc kháng sinh 39,2%; tỷ lệ khoáng chất và vitamin là 3,0%; tỷ lệ thuốc tiêm truyền là 66,4%.

60

KIẾN NGHỊ

- HĐT & ĐT nên xem xét loại bỏ bớt hoạt chất không sử dụng ra khỏi Danh mục thuốc của bệnh viện.

- HĐT & ĐT cần xem xét giảm số lượng khoản mục thuốc nội, tăng số lượng khoản mục thuốc ngoại của một số nhóm thuốc điều trị cho bệnh nhân mãn tính trong điều trị ngoại trú BHYT (đặc biệt thuốc cho bệnh nhân tiểu đường) để giảm số lượng bệnh nhân chuyển tuyến trên, bảo tồn quỹ khám chữa bệnh BHYT.

- Thuốc nhóm AN có giá trị sử dụng cao gây lãng phí kinh phí, đề nghị HĐT & ĐT của bệnh viện nên giảm bớt hoặc loại bỏ khoản mục thuốc nhóm AN để giảm về giá trị sử dụng, tiết kiệm kinh phí mua thuốc, bảo tồn quỹ khám chữa bệnh BHYT.

- HĐT & ĐT nên giảm tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm truyền, tăng sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Cụ thể là: cần tăng cường giám sát việc sử dụng kháng sinh hợp lý; tăng cường bình bệnh án để phát hiện việc lạm dụng sử dụng thuốc tiêm truyền.

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc và nhân viên y tế, giám sát việc thực hiện Quy chế kê đơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện.

2. Bộ chính trị (2005), Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 03/02/2005 của Bộ chính trị

3. Bộ Y Tế - Vụ Điều trị (2005), Chương trình, tài liệu đào tạo về sử dụng thuốc hợp lý. Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam – Thụy Điển.

4. Bộ Y tế ( 2006), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc trong chăm sóc người bệnh trị, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển.

5. Bộ y tế - Bộ nội vụ (2007), Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT- BNV ngày 05/06/2007.

6. Bộ Y tế ( 2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Quyết định sô 04/2008/QĐ-BYT.

7. Bộ Y Tế (2011), Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011.

8. Bộ Y Tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.

9. Bộ Y tế ( 2011 ), Tổ chức Y tế - Chương trình Y tế Quốc gia, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 62-65.

10. Bộ Y Tế (2011), Ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011.

11. Bộ Y Tế (2012), Thông tư số 31/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012,

Hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện.

12. Bộ Y tế ( 2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013, Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

mục thuốc thiết yếu tân dược lần thức VI.

14. Bộ Y Tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013.

15. Bộ Y tế (2013), Quyết định 1088/QĐ-BYT ngày 04/04/2013, Hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

16. Bộ Y Tế ( 2014),Thông tư 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014, Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.

17. Chính phủ (Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014), Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

18. Tổ chức Y tế Thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Bản dịch tiếng Việt do chương trình DPCA cung cấp.

19. Nguyễn Thanh Bình(2012), Đánh giá Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện, Hội nghị tập huấn Hội đồng thuốc và điều trị các bệnh viện năm. 20. ĐặngThị Hoa (2014), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh

viện nhi Thanh Hóa năm 2012. Luận án dược sĩ chuyên khoa II.

21. Hoàng Thị Minh Hiền ( 2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị- Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ dược học, trường đại học dược Hà Nội

22. Lương Thị Thanh Huyền ( 2013 ), “Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2012.

23. Vũ Thị Thu Hương ( 2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa , Luận án Tiến sĩ dược học, trường đại học dược Hà Nội.

24. Huỳnh Hiền Trung ( 2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115, Luận án Tiến sĩ dược học, trường đại học dược Hà Nội.

25. Cao Minh Quang (2012), Tổng quan về ngành kinh tế Dược Việt Nam và cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

Tiếng Anh

26. Managemem Sciences for Health (2012), Managing Access to Medicines and other Health Technologies, Arlington, Managemem Sciences for Health

27. WHO. Drug and therapeutics committees. A practical guide. Department of Essential Drugs and Medicines Policy Geneva, Switzerland In collaboration with Management Sci ences for Health.

28. WHO (2004), Drug and Therapeutics Committee Practical, World Health Organization, pp.

Phụ lục 1: Phiếu điền thông tin về hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị nội trú của Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy – Hải Phòng Thông về bệnh nhân: Họ và tên bệnh nhân :………. ………

Tuổi: ………..Giới tính: Nam/nữ Địa chỉ:………

Chẩn đoán bệnh:………..Mã bệnh:……

Ngày vào viện………..…..Ngày ra viện:………

Mã bệnh án:………

NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN I.Nội dung thu thập thông tin tại hồ sơ bệnh án 1. Thông về bệnh nhân - Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính (trẻ em dưới 1 tuổi ghi tháng tuổi) Đầy đủ Không - Địa chỉ bệnh nhân ghi đầy đủ đến thôn, xã (phường) Đầy đủ Không - Ghi rõ chẩn đoán bệnh theo ICD 10 Có Không 2. Ghi thông tin thuốc - Ghi chỉ định đúng tên thuốc cho mỗi thuốc theo tên trong Danh mục thuốc bệnh viện, không viết tắt, không ghi ký hiệu. Đúng Không - Ghi đầy đủ nồng độ (hàm lượng) mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án

Đầy đủ Không 3. Các chỉ số về hướng dẫn sử dụng thuốc - Chỉ định đầy đủ liều dùng một lần cho mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án Đầy đủ Không - Chỉ định đầy đủ số lần dùng thuốc trong 24 giờ cho mỗi thuốc chỉ định trong bệnh án.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện kiến thụy hải phòng năm 2014 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)