1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam

100 374 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam

Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cao su là là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và mang giá trị kinh tế lớn do chất lỏng chiết ra từ cây hay còn gọi là “mủ cao su” là nguyên liệu công nghiệp chính sản xuất ra cao su tự nhiên. Việt Nam và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á có được lợi thế vô cùng lớn từ khí hậu thiên nhiên và đất đai thuận lợi cho sự phát triển của cây cao su. Bởi vậy, cây cao su đã trở thành nguồn lợi kinh tế lớn đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu. Nhìn nhận thấy tiềm năng phát triển lớn của cây cao su, Việt Nam đã chú trọng trồng trọt, khai thác và chế biến cao su rộng rãi trên cả nước. Các sản phẩm cao su tự nhiên không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước mà đồng thời đóng góp một tỷ trọng lớn vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, có mặt ở hầu hết tất cả các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại lớn và năng lực cạnh tranh còn yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonexia . Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cao su của Việt Nam nếu không nhanh chóng có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi của toàn thế giới. Để giải quyết những vấn đề nan giải như hiện nay, đồng thời cung cấp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thêm được nhiều thông tin, giải pháp xác thực, em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam”. Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 1 Chuyên đề tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở kết hợp giữa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của nhóm hàng này so với các đối thủ cạnh tranh khác, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh …nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được chia thành ba chương với nội dung bao quát như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam. Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CAO SU TỰ NHIÊN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của hàng hoá 1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh Từ lâu, vấn đề cạnh tranh kinh tế về mặt lý luận đã được các nhà kinh tế học trước Các Mác và chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã đề cập đến. Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các qui luật thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung - cầu hay nói cách khác cạnh tranh là một trong những qui luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Theo C.Mác: “ Phân công xã hội khiến cho những người sản xuất hàng hoá độc lập trở thành đối lập với nhau, họ không thừa nhận bất kỳ quyền uy nào khác mà chỉ thừa nhận quyền uy của cạnh tranh, chỉ thừa nhận sự cưỡng chế của áp lực lợi ích giữa họ với nhau đè nặng lên chính mình” Thực chất, cạnh tranhsự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đối với người mua, họ luôn muốn mua được hàng hoá có chất lượng cao với mức giá thấp nhất có thể có để thoả mãn nhu cầu của mình. Ngược lại, đối với người bán thì bao giờ cũng muốn đạt được lợi nhuận tối đa bằng cách họ luôn tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá . để tìm cách giành giật khách hàng và mở rộng thị trường của mình. Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 3 Chuyên đề tốt nghiệp Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế còn mang nặng tính chất xã hội nên cạnh tranh để nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn là điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện thoả đáng các chính sách xã hội. Ở nước ta, trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi rất lớn về duy, quan niệm về cạnh tranh. Cạnh tranh được xem là qui luật kinh tế khách quan. Cạnh tranh đuợc xem là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành. Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực phát triển cho nền kinh tế thị trường. Trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng cũng đã ghi rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. Trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, Đảng ta khẳng định cần phải nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực tế do cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có rất nhiều những quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận và đánh giá dưới góc độ sau: Cạnh tranh là hành vi hoặc quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế của kinh tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hoá lợi ích. Trong cạnh tranh, các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giành giật khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường có lợi nhất. 1.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Điểm lại lý thuyết cạnh tranhnăng lực cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy hai trường phái tiêu biểu: Trường phái cổ điển (với các đại biểu tiêu biểu như A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác), Trường phái hiện đại (với Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 4 Chuyên đề tốt nghiệp 3 quan điểm tiếp cận: Tiếp cận theo tổ chức ngành; Tiếp cận tâm lý; Tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo). Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh, và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này. Do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh, chúng ta chỉ có thể hiểu rằng: Trong quá trình cạnh tranh thì luôn có kẻ mạnh người yếu, kẻ thắng người thua. Để thắng lợi trong cạnh tranh, nhân tố tiên quyết chính là năng lực cạnh tranh của chủ thể cạnh tranh. Một cách đơn giản về năng lực cạnh tranh là khả năng của các chủ thể để có thể giành được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất trên thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn. Theo cách khác, năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế là thực lực và lợi thế mà nền kinh tế có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế của mình. Tuy nhiên hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất là: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn Niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp trên đều do một số Giáo đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng. 1.1.2. Phân loại các cấp độ của năng lực cạnh tranh Ngày nay khi thị trường hàng hoá càng phát triển thì năng lực cạnh tranh diễn ra càng gay gắt và phức tạp. Một chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường bao giờ cũng phải chịu sức ép cạnh tranh từ rất nhiều phía khác nhau của nền kinh tế. Dựa vào những quan sát, các nhà kinh tế học đã phân chia cấp độ của năng lực cạnh tranh một cách tương đối bao gồm: năng lực cạnh Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 5 Chuyên đề tốt nghiệp tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong cùng 1 ngành. 1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia Theo Asian Development Outlook 2003, Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa như là “ khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước đó”. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối các sản phẩm và dịch vụ trong thuơng mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ các nguồn lực của nó. Krugman( năm 1996) cho rằng: các khái niệm này phù hợp với thuật ngữ “ năng lực cạnh tranh quốc tế”, nó tạo ra ý nghĩa rằng mỗi quốc gia được coi như một tổ hợp lớn cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Theo diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 1997: “ Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm”. Năng lực cạnh tranh của quốc gia được cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính (với 155 chỉ tiêu ) bao gồm: độ mở của nền kinh tế, vai trò và hiệu lực của chính phủ, hệ thống tài chính tiền tệ, trình độ phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động và trình độ phát triển của thể chế. Theo công bố mới đây trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006- 2007 của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp là 77 trên 125 quốc gia, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng là 86. Trong khi đó thứ hạng tương ứng theo các chỉ số trên của Việt Nam tại báo cáo năm 2005-2006 là 74 và 81. Như vậy, thứ hạng của Việt Nam theo các chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và tăng trưởng năm Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 6 Chuyên đề tốt nghiệp 2006 đều sụt giảm so với năm 2005. 1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp của Việt Nam đang dần dần lớn mạnh và đang trên đà phát triển. Song chúng ta vẫn nhận thấy còn rất nhiều vấn đề đáng lo lắng và một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất hiện nay là về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Để giải quyết được vấn đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kì hội nhập, chúng ta cần phải nắm thật rõ khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo cách đơn giản nhất có thể hiểu là “ khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được “. Vì vậy khi thị phần tăng lên, cho thấy năng lực cạnh tranh cũng đựơc nâng cao. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng hãng đã bán được hàng nhanh và nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng hoá cụ thể. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của OECD định nghĩa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: “ khả năng của doanh nghiệp, các ngành, tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế ”. Theo Hamed và Prahalad (1994), một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh nếu nó có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với kết quả lợi nhuận dài hạn và khả năng của nó để bồi hoàn cho người lao động và tạo ra thu nhập cao cho các chủ sở hữu. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn các doanh nghiệp đối thủ về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lợi và đạt được thông qua các hành vi chiến lược. Điều này, các công ty đạt được thông qua việc nâng cao chất lượng sản Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 7 Chuyên đề tốt nghiệp phẩm và sự sáng tạo sản phẩm. Như vậy, ta có thể phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngắn hạn được biểu thị bởi mức giá cả, chất lượng, chức năng của sản phẩm và thị phần, khả năng sinh lợi, lợi tức trên tài sản và giá cổ phiếu, một số sáng tạo giới hạn nhằm cải thiện các sản phẩm hiện hành. Trái lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn thể hiện việc một doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào so với công ty tương tự khác trong việc phát triển công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và quá trình mới và cuối cùng là thị trường hoàn toàn mới. Trên thực tiễn ở Việt Nam, khi đánh giá về khả năng cạnh tranh tầm vi mô, các so sánh quốc tế đều ghi nhận thành tựu trung bình của Việt Nam vào tốp 3 trong ngũ phân vị (xếp thứ 38/80 nước), nhất là đánh giá tốt việc triển khai mạnh các dự án FDI kèm theo chuyển giao công nghệ và việc thi hành Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ngoài Nhà nước phát triển bình đẳng vì sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực chỉ tiêu hiệu quả của Việt Nam còn rất kém. 1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là khả năng mà sản phẩm đó có thể duy trì được vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ở một doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt như: sản phẩm đó đuợc sản xuất với chi phí thấm hơn và từ đó giá thành và giá bán sản phẩm thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại khác, hay sản phẩm này được sản xuất trong điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến hiện đại hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩn của thị trường, hay sản phẩm được tổ chức tiêu thụ với mạng lưới bán hàng tốt, và sản phẩm được tung ra thị trường đúng thời điểm Như vậy, Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 8 Chuyên đề tốt nghiệp năng lực cạnh tranh của từng mặt hàng và từng loại hình dịch vụ được cấu thành bởi rất nhiều nhân tố. Cuối cùng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn có thể hiểu là sự thể vượt trội về chất lượng, giá cả và hình thức lưu chuyển của nó trên thị trường, tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng nó. Năng lực cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng giành lợi thế, chiếm ưu thế trong cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên cùng đoạn thị trường tại cùng thời điểm. Có nghĩa là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Nhìn chung, để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp/ ngành thì điều quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và lấy năng lực cạnh tranh của sản phẩm làm nền tảng phát triển. Bởi lẽ, sản phẩm đại diện cho doanh nghiệp trên thị trường, do vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là một phần tạo tiền đề hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành cũng gắn bó rất mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia có vị thế cạnh tranh tốt trên trường quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào các thị trường quốc tế hơn, từ đó xây dựng được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp/ngành được tốt hơn. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của quốc gia là một điều kiện đủ để năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành được nâng cao. Ngược lại, khi các doanh nghiệp/ngành có một năng lực cạnh tranh tốt thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận, đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế của quốc gia, tác động tích cực đến nền kinh tế, từ đó cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia dưới con mắt của bạn bè năm châu. Qua đó, chúng ta thấy được, mối quan hệ hết sức mật thiết của 3 cấp độ cạnh tranh trên. Việc phân loại hoàn toàn mang Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 9 Chuyên đề tốt nghiệp tính chất tương đối. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một mặt hàng, chúng ta có rất nhiều tiêu chí xét ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên đặt trong phạm vi bài nghiên cứu về các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, thì để đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của hàng hóa chúng ta cần so sánh các sản phẩm đó với các đối thủ cạnh tranh dựa trên những tiêu chí cơ bản như: mức doanh thu của mặt hàng xuất khẩu, thị phần của sản phẩm, chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mức độ vệ sinh và uy tín của sản phẩm. 1.1.3.1. Mức doanh thu hàng hoá xuất khẩu Doanh thu của một sản phẩm nào đó qua các năm là một chỉ tiêu trực tiếp phản ánh năng lực cạnh tranh của 1 loại hàng hóa, bởi số lượng tiêu thụ của hàng hóa thể hiện sức hấp dẫn của nó trong mắt người tiêu dùng. Qua đó người ta có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của hàng hóa này so với hàng hóa khác. Khi một hàng hóa được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn so với các hàng hóa cùng loại thì hàng hóa đó được coi là có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường đang xét. Theo kinh tế học vi mô, doanh thu được xác định bởi công thức sau: TR= P.Q Trong đó TR: Doanh thu P : Giá của sản phẩm Q : Lượng tiêu thụ sản phẩm. 1.1.3.2. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu Nếu một hàng hóa chiếm được một thị phần cao hơn so với các mặt hàng thay thế cùng loại trên thị trường thì có thể tất yếu khẳng định năng lực cạnh Nguyễn Bích Ngọc Lớp: KTQT 47 10 [...]... lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp kém Đó là những yếu tố dẫn đến sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su xuất khẩu Việt Nam 1.2.1 Vị trí mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu đối với Việt Nam Hàng cao su xuất khẩu đã trở thành một trong những ngành sản xuất truyền thống và xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam Theo thống kế hàng năm cho thấy lượng cao su xuất khẩu luôn đứng thứ... Để tăng cường thế lực xuất khẩu cao su, chính phủ Thái Lan còn thành lập Khu công nghiệp cao su với mục tiêu xúc tiến việc chế biến sâu cao su thành sản phẩm cao su nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu cao sunâng chất lượng cao su Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Nguyễn Bích Ngọc 26 Lớp: KTQT 47 Chuyên đề tốt nghiệp xuất khẩu cao su Bên cạnh đó, Hiệp hội cao su Thái Lan ( TRA)... Kinh nghiệm của một số nước về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng cao su tự nhiên xuất khẩu và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam Với mục đích có được định hướng và giải pháp đúng đắn để phát triển mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam, dưới đây bài nghiên cứu xin được đề cập đến một số kinh nghiệm của các nước xuất khẩu hàng cao su tự nhiên đã đạt được thành công trong thời gian... đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu là rất cần thiết Qua đó, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp liên quan đến từng nhân tố để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su xuất khẩu Với nội dung chủ yếu đã xác định nêu trên thì có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm : * Chất lượng của cao su xuất khẩu. .. phát triển và năng su t mủ của cao su Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây cao su hút nhiều chất trung lượng như Canxi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng như Mangan, sắt, bo, molypđen, kẽm, đồng 1.1.5.1 Đặc điểm của mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào khai thác từ thiên nhiên Do cao su tự nhiên được sản xuất với thành... về cao su tự nhiên trên thế giới ngày càng tăng cao thì việc cung cấp cao su của một số nước như Thái Lan, Inđonexia, Malaysia đang có sự ngưng trệ và chậm phát triển do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết Bởi lẽ đó đây chính là cơ hội vàng cho Việt Nam nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su tự nhiên xuất khẩu, đột phá trong thị trường toàn cầu 1.2.3 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao. .. để đánh giáănng lực cạnh tranh của hàng hóa 1.1.4 Các công cụ thường dùng để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của hàng hóa, Nguyễn Bích Ngọc 14 Lớp: KTQT 47 Chuyên đề tốt nghiệp chúng ta dễ dàng gặp được những công cụ thường dùng tương ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Ví dụ như cạnh tranh về chất lượng... su t lao động trong hai giai đoạn khai thác mủ cao su và chế biến cao su tự nhiên của Việt Nam Khi năng su t của hai khu vực này cao tương đối so với các đối thủ cạnh tranh thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang dần được khẳng định * Cơ cấu chủng loại sản phẩm Từ nguồn nguyên liệu đầu vào, thông qua công nghiệp chế biến, sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu trên thị trường có nhiều chủng loại khác... của các doanh nghiệp cao su Thái Lan, Indonexia, Malaysia về tăng cường kỹ thuật công nghệ chế biến cao su phù hợp với nhu cầu thị trường 1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CAO SU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Ngành cao su là một ngành sản phẩm nông nghiệp quan trọng của Việt Nam, đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ năm 1897 đã đang... nghiệp xuất chế biến mà ngay từ giai đoạn đầu tiên trồng trọt và khai thác mủ cao su Ngành sản xuất cao su tự nhiên xuất khẩu thu hút một nguồn lực lao động rất lớn, đóng góp vai trò to lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội Theo thống kê năm 2008, ngành cao su xuất khẩu đã tạo ra 250.000 – 270.000 việc làm cho người lao động trên cả nước Việc khai thác mủ cao su để sản xuất cao su tự nhiên . lu n c kẻ m nh ng ời y u, kẻ th ng người thua. Để th ng l i trong c nh tranh, nh n t ti n quy t ch nh l n ng l c c nh tranh c a chủ thể c nh tranh. . quan ni m về c nh tranh. C nh tranh đư c xem l qui lu t kinh t kh ch quan. C nh tranh u c xem l nguy n t c cơ b n trong t ch c đi u h nh. C nh tranh

Ngày đăng: 19/04/2013, 21:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (chủ biên ),2004,Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế "quốc tế
Nhà XB: NXB Lao động – Xã Hội
2. Trần Minh Đạo (chủ biên), Giáo trình: Marketing căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. David Begg – Paul A.Samuelson, 1995,Kinh tế học,NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Chu Văn Cấp ( chủ biên ),2003, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế "nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
6. Vũ Trọng Lâm ( chủ biên ), 2006, Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh "nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
7. Nguyễn Văn Nam ( chủ biên ),2006, Phát triển kinh tế thị truờng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế thị truờng ở Việt "Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
8. M.Porter , 1996 , Chiến lược cạnh tranh, NXB KH & KT HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Nhà XB: NXB KH & KT HN
9. Robert S.Pindyck Daniel L.Rubinfeld,1999, Kinh tế học vi mô, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vi mô
Nhà XB: NXB Thống kê
10. Nguyễn Văn Thường ( chủ biên ),2006, Kinh tế Việt Nam năm 2005 trước ngưỡng cửa của tổ chức thương mại thế giới,NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam năm 2005 trước "ngưỡng cửa của tổ chức thương mại thế giới
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
11. Trần An Phong (chủ biên), Trần Văn Doãn, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Võ Linh, Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam: Thời kì 1996 – 2005, NXB Nông nghiệp 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam: Thời kì 1996 – 2005
Nhà XB: NXB Nông nghiệp 1997
12. Đỗ Hữu Vinh ( chủ biên ),2006, Marketing xuất nhập khẩu, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing xuất nhập khẩu
Nhà XB: NXB Tài chính
13. Đặng Văn vinh, Một trăm năm cao su ở Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một trăm năm cao su ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
14. Đặng Văn Vinh, Cao su thiên nhiên trên thế giới, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao su thiên nhiên trên thế giới
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
1. Nguyễn Hữu Khải, Định hướng sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên, Nghiên cứu Châu lục,tr 96 -101, số 5/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên
2. Lưu Văn Nghiêm, Cung cầu cao su trên thị trường thế giới và giải pháp marketing đối với Việt Nam, Kinh tế và dự báo, tr 42 – 44, số 8/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung cầu cao su trên thị trường thế giới và giải pháp "marketing đối với Việt Nam
3. Đinh Văn Thành, Tìm hướng đi cho xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam, Tạp chí Thương Mại, tr 7 – 9, số 12/2006C. MỘT SỐ TRANG WEB 1. www.mot.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hướng đi cho xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt "Nam

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất caosu thiên nhiên trên thế giới từ năm 200 2- 2007 NămMalaysi aThái LanIndonexiaẤn ĐộTrungQuốcViệt Nam Tổng thế  giới - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 1.1 Sản lượng sản xuất caosu thiên nhiên trên thế giới từ năm 200 2- 2007 NămMalaysi aThái LanIndonexiaẤn ĐộTrungQuốcViệt Nam Tổng thế giới (Trang 36)
Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới từ năm 2002 - 2007 Năm Malaysi - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 1.1 Sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới từ năm 2002 - 2007 Năm Malaysi (Trang 36)
Bảng 2.1 Diện tích đất trồng cây caos uở Việt Nam năm 2000 – 2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.1 Diện tích đất trồng cây caos uở Việt Nam năm 2000 – 2007 (Trang 44)
Bảng 2.1 Diện tích đất trồng cây cao su ở Việt Nam năm 2000 – 2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.1 Diện tích đất trồng cây cao su ở Việt Nam năm 2000 – 2007 (Trang 44)
Bảng 2.4: Các công ty có năng suất mủ cao trong năm 2008. - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.4 Các công ty có năng suất mủ cao trong năm 2008 (Trang 49)
Bảng 2.4: Các công ty có năng suất mủ cao trong năm 2008. - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.4 Các công ty có năng suất mủ cao trong năm 2008 (Trang 49)
Bảng 2.5 Năng suất khai thác mủ caosu của một số nước năm 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.5 Năng suất khai thác mủ caosu của một số nước năm 2008 (Trang 50)
Bảng 2.7 Sản lượng khai thác mủ caosu của Việt Nam từ năm 2002 – 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.7 Sản lượng khai thác mủ caosu của Việt Nam từ năm 2002 – 2008 (Trang 51)
Bảng 2.7 Sản lượng khai thác mủ cao su của Việt Nam từ năm 2002 – 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.7 Sản lượng khai thác mủ cao su của Việt Nam từ năm 2002 – 2008 (Trang 51)
Bảng 2.8: Sản lượng khai thác caosu thiên nhiên trên thế giới từ năm 2001 - 2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.8 Sản lượng khai thác caosu thiên nhiên trên thế giới từ năm 2001 - 2007 (Trang 52)
Bảng 2.8: Sản lượng khai thác cao su thiên nhiên trên thế giới  từ năm 2001 - 2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.8 Sản lượng khai thác cao su thiên nhiên trên thế giới từ năm 2001 - 2007 (Trang 52)
Hình 2.10 Cơ cấu chủng loại caosu Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Hình 2.10 Cơ cấu chủng loại caosu Việt Nam (Trang 54)
Hình 2.10 Cơ cấu chủng loại cao su  Việt Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Hình 2.10 Cơ cấu chủng loại cao su Việt Nam (Trang 54)
Bảng 2.11: Tham khảo chủng loại caosu xuất khẩu tháng 11 năm 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.11 Tham khảo chủng loại caosu xuất khẩu tháng 11 năm 2008 (Trang 55)
Bảng 2.11: Tham khảo chủng loại cao su xuất khẩu tháng 11 năm 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.11 Tham khảo chủng loại cao su xuất khẩu tháng 11 năm 2008 (Trang 55)
Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu của caosu Việt Nam từ năm 2002 – 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.14 Kim ngạch xuất khẩu của caosu Việt Nam từ năm 2002 – 2008 (Trang 62)
Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu của cao su Việt Nam từ năm 2002 – 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.14 Kim ngạch xuất khẩu của cao su Việt Nam từ năm 2002 – 2008 (Trang 62)
Bảng 2.18: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 – 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.18 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 – 2008 (Trang 66)
Bảng 2.18: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 – 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.18 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 – 2008 (Trang 66)
Bảng 2.21 Thống kê kim ngạch xuất khẩu caosu của Việt Nam sang Nhật Bản - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.21 Thống kê kim ngạch xuất khẩu caosu của Việt Nam sang Nhật Bản (Trang 69)
Bảng 2.21 Thống kê kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Nhật Bản - Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam
Bảng 2.21 Thống kê kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Nhật Bản (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w