Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 32 - 33)

Qua nghiên cứu các chính sách xuất khẩu cao su của một số nước, từ đó Việt Nam có đuợc một số bài học kinh nghiệm đáng quí như sau:

- Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu cần sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế để điều tiết hạn chế việc xuất khẩu cao su thô nguyên liệu chưa qua chế biến, đặc biệt, đối với việc xuất cao su nguyên liệu thô qua con đường biên mậu với Trung Quốc gây ra nhiều thịêt

hại kinh tế, hao hụt tài nguyên thiên nhiên

- Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su phát triển thị trường xuất khẩu thông qua công tác xúc tiến thương mạil. Ngoài thị trường xuất khẩu cao su trọng điểm Trung Quốc cần mở rộng qui mô thị trường ra toàn thế giới đặc biệt là những thị trường có mức tiêu thụ cao su lớn, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến cao su của Việt Nam phát triển. Đồng thời, nhà nước cho phép thành lập Quĩ hỗ trợ xuất khẩu cao su, phát huy hiệu quả của Hiệp Hội cao su Việt Nam nhằm mục tiêu là tổ chức cung cấp thông tin về sản xuất, thị trường và giá cả, đại diện bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp cao su, tổ chức hiệp thương thống nhất giá mua, gía bán và lượng dự trữ cao su.

- Các doanh nghiệp thuộc ngành cao su cần hoạch định được một chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu hợp lý để chủ động triển khai các kế hoạch trong việc phát triển thị trường đầu ra cho các sản phẩm cao su VIệt Nam.

- Việt Nam cần áp dụng kinh nghiệm về hợp tác đầu tư liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp cao su Thái Lan, Indonexia, Malaysia về tăng cường kỹ thuật công nghệ chế biến cao su phù hợp với nhu cầu thị trường.

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CAO SU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w