Mức doanh thu của mặt hàng caosu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 62 - 65)

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2002 – 2008, kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam có sự tăng trưởng rất cao(Hình 2.15 ).Nhìn vào biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu của cao su ta thấy, độ dốc của đường rất cao và có xu hướng tăng dần từ mức 200 triệu USD ( 2002) đến trên 1 tỷ USD (2006). Tuy nhiên đến năm 2007 lại có sự giảm nhẹ, mặc dù vậy vẫn tiếp nối được thành công với trên 1 tỷ USD. Cho đến nay, doanh thu đạt được từ xuất khẩu mặt hàng này đạt giá trị lớn nhất vào năm 2008 với gần 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước đạt có những sự biến động rõ rệt. Với đà tăng trưởng đều đặn từ năm 2002 – 2006, đã tạo tiền đề vững chắc cho doanh nghiệp cao su phát triển tối đa và nâng cao tầm quan trọng của ngành cao su trong hoạt động xuất khẩu, thể hiện bởi giá trị 8,24%. Ngược lại đến năm 2008 do những điều kiện tự nhiên tác động và thiên nhiên khí hậu biến đổi, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình chung trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các nước xuất khẩu cao su tại khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu của cao su Việt Nam từ năm 2002 – 2008

Năm KNXK ( triệu USD) KNXK cả nước Tỷ trọng trong tổng KNXK(%) 2002 267.832.237 16.705.839.911 1.60 2003 274.352.566 21.648.546.369 1.83 2004 596.877.080 26.503.285.317 2.25 2005 804.125.586 32.441.905.308 2.47 2006 1.173.592.893 36.105.344.172 3.24 2007 1.129.343.893 13.695.443.397 8.24 2008 1.476.962.977 58.005.601.270 2.54

Hiện nay, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên tất cả các lĩnh vực như nông – lâm - thuỷ sản, công nghiệp nặng - nhẹ. Nghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu trong nội ngành nông nghiệp theo chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu ( hình 2.16), ta thấy thực trạng rõ ràng là kim ngạch xuất khẩu của cao su tự nhiên chưa phải là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam. Mặt dù cao su thuộc vào nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với cà phê, gạo, thuỷ sản. Với cùng một sự hỗ trợ và đầu tư đồng đều của nhà nước vào nhóm hàng chủ lực, thì thực trạng trên cho thấy, năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su theo ngành còn thấp và chưa đạt hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu.

Nguồn: Niêm giám thống kê

Bên cạnh đó, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á ( hình 2.17), với cùng điều kiện tự nhiên khí hậu để phát triển cây cao su, thì hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong những năm 2002 – 2008 có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam chỉ đạt khoảng mức 500000 tấn, tăng từ 325 nghìn tấn năm 2002 đến 575 nghìn tấn trong năm 2008. Trong khi đó, Malaysia, Indonexia, Thái Lan đều đạt mức xuất khẩu trên 1 triệu tấn. Thái Lan là nước xuất khẩu mạnh nhất năm 2008 đã xuất khẩu vượt trội so với các nước khác ở mức 8 triệu tấn. Indonexia, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đạt ở vị trí xuất khẩu cao su tự nhiên thứ 2 thế giới. Rõ ràng, khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực là rất lớn.

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Hiệp hội cao su Việt Nam

Phân tích tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam là mức doanh thu hay kim ngạch xuất khẩu, ta thấy, mức doanh thu của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá, nhưng với tốc độ phát triển chậm hơn rất nhiều so với nội ngành và quan trọng nhất là so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 62 - 65)