Trong giai đoạn 2000 – 2005 giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới đã liên tục tăng với tốc độ cao, tăng bình quân 22-25%/năm. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng tăng lên theo giá cao su trên thị trường thế giới, song thường thấp hơn so với giá của các nước trong khu vực từ 15-50%, mặc dù đã có sự thu hẹp lại trong mấy năm gần đây, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trung bình là 800 - 1000 USD/tấn. . Đây là sự gia tăng vượt bậc về giá trị cao su xuất khẩu cùng với xu thế của thế giới. Năm 2004, giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam là 1.356 USD/tấn, bằng 92% giá thế giới.
Giai đoạn 2005 – 2008 giá cao su Việt Nam dao động trong khoảng 1.400 – 1.800 USD/năm. Năm 2006, giá cao su xuất khẩu bình quân tăng lên, đạt 1.954 USD/tấn, tăng 33% so với giá năm 2005. Thông thường cao su xuất khẩu của Việt Nam cùng chủng loại và chất lượng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn hẳn giá tại NewYork từ 150-500 USD/tấn, tại Kualalumpur từ 100-250 USD/tấn, tại Singapore từ 100-200 USD/tấn. Nguyên nhân của vấn đề này là do, chúng ta chưa có được các hợp đồng lớn, dài hạn để bán cho các nhà sản xuất săm lốp hàng đầu trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam cùng cạnh tranh trên một thị trường với khối lượng giao dịch nhỏ và bán
cho các nhà môi giới nên không thể có được giá cao và ổn định. Mặt khác, các cơ sở xuất khẩu cao su của Việt Nam còn thiếu các thông tin cập nhật về giá cả, dự báo cung cầu cao su trên thị trường thế giới, do đó hay bị thua thiệt trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, khâu điều tiết hoạt động xuất khẩu cao su còn chưa hiệu quả, còn thiếu tổ chức đã tạo ra sự mất cân đối về tiến độ xuất khẩu và dễ bị bạn hàng ép giá.
Qua nghiên cứu, giá cao su trên thế giới biến động vô cùng mạnh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như sự biến động của cung cầu, chi phí sản xuất, sự cạnh tranh của cao su tổng hợp, mức độ độc quyền trên thị trường, sự biến động của tỷ giá hối đoái, mức độ và biện pháp xử lý cao su tồn kho tại nước sản xuất và tiêu thụ v.v.. Cung thấp hơn cầu và giá dầu thô trên thế giới tăng cao là những nguyên nhân chủ yếu đưa ra cao su thiên nhiên thế giới tăng lên trong những năm gần đây. Sự biến động lớn nhất đối với cao su xuất khẩu là vào năm 2007 khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bùng nổ, điều này dẫn đến sự tụt giảm nghiêm trọng về cầu trên thị trường. Các nước có xu hướng giảm dần việc sản xuất săm lốp xe ô tô, bên cạnh đó giá dầu giảm làm giá cao su trong một thời gian đã bị sụt giảm. Nhưng ngược lại, đến năm 2008 và đầu năm 2009, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới đang dần phục hồi nhanh trong khi đó sản lượng cao su hiện tại lại không đủ cung cấp do đang trong thời kỳ ngừng khai thác mủ. Bởi vậy, đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đẩy giá cao su lên mức đỉnh điểm 3000USD/tấn vào giữa năm 2008. Ngay sau đó, với những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng của Mỹ, giá cao su tự nhiên của thế giới đã giảm đi 50% so với giữa năm 2008 đạt giá trung bình khoảng 1.701USD/tấn. Trong đó, giá xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 1.400 $ - 1.500$, tăng khoảng 100 – 150$ so với năm 2007. Với mức giá này doanh nghiệp Việt Nam thu lời khoảng 200 – 300$/tấn.
tăng 200 USD/tấn; RSS3 tăng 348 USD/tấn, đạt 1.672 USD/tấn, còn lại các chủng loại cao su khác đều tăng từ 40-100 USD/tấn.
Nguồn: www.vietstock.com.vn
Năm 2006 Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới gồm Thái Lan, Inđônêxia và Malaysia mời gia nhập Tổ chức Cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su trên thị trường thế giới. Hiện IRCO đang chiếm tới 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới và với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên tới 80%. Bởi lẽ vậy, tận dụng những lợi thế từ hoạt động này, Việt Nam đang trên con đường phát triển năng lực cạnh tranh, và phát triển thương hiệu cao su Việt Nam trên toàn thế giới.