Hiện nay Việt Nam có 4 chủng loại cao su được chế biến để xuất khẩu như sau:
- Cao su khối ( SVR): Đây là loại cao su mủ khối gồm có các loại 3L, 5L SVR 10, SVR 20, SVRC 50, SVRC 60. Hiện nay, loại cao su SVR 3L, 5L chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu (71.7%). Ngoài ra còn các loại khác thuộc loại cao su khối như SVR10, SVR 20 cũng đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam nhưng chất lượng không ổn định do đó chỉ chiếm tỉ trọng từ 4 – 5% ( SVR 10 là 4.5%, SVR 20 là 5.39%). Việc sản xuất SVRC 50, SVRC 60 tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
- Loại mủ cô đặc như mủ kem, mủ li tâm. Đây là loại này thường dùng để cung cấp chủ yếu cho việc sản xuất găng tay, bong bóng ....chỉ chiếm tỉ lệ 3 – 4,7%
- Loại cao su xông khói và tờ đánh đông ở nồng độ nguyên thuỷ ( RSS, ICR) chiếm khoảng 1.4%
- Cao su Crep 2,3,4. Loại này sản xuất ở mức độ rất ít, chỉ vào khoảng 0.2%
Việt Nam hiện tập trung xuất khẩu chủ yếu vào các sản phẩm cao su tự nhiên chưa được xử lý, với gần 60% là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật và cao su tự nhiên ở dạng nguyên thủy. Mặc dù hoạt động đầu tư cho ngành cao su trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, hoạt động theo hình thức gia công là chủ yếu khiến cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao su cũng chưa thực sự đạt được như mong muốn. Vì vậy, những mặt hàng thị trường cần và có giá cao như cao su ly tâm, SVR 10, 20… thì Việt Nam sản xuất ít; trong khi đó các loại SVR 3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít thì lại là sản phẩm xuất khẩu chính của nước ta.
Chủng loại cao su được xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 7/2008 vẫn là SVR 3L (43,5%), kế đến là SVR 10 (17,2%), latex (7,9%). Hầu hết, các chủng loại đều giảm lượng xuất khẩu, giảm nhiều nhất cao su hỗn hợp
(-93%). Riêng SVR 10, Skim và RSS 3 tăng so với cùng kỳ năm 2007.
Hình 2.10 Cơ cấu chủng loại cao su Việt Nam 71.7 4.5 5.39 4.7 1.4 0.2 SVR 3L, 5L SVR 10 SVR 20 Mủ cô đặc RSS Mủ crep
Bảng 2.11: Tham khảo chủng loại cao su xuất khẩu tháng 11 năm 2008
Chủng loại Tháng 11/2008 So với T10/08 So với T11/08 Lượng (tấn) Trị giá
(USD) % lượng % trị giá % lượng % trị giá SVR 3L 25.131 46.567.743 -12,78 -33,04 -16,31 -31,98 SVR 10 10.867 18.158.757 -56,76 -61,65 -6,74 -26,40 Latex 6.913 9.500.098 -9,02 -25,79 -28,34 -28,04 SVR CV 60 3.008 7.579.440 175,96 135,92 36,73 50,14 RSS 3 2.700 4.896.433 2,86 -26,49 6,42 -15,38 SVR 20 784 1.322.527 522,22 330,24 -52,46 -62,52 CSR L 717 1.313.999 -28,73 -50,65 -65,76 -73,10 RSS 612 1.169.083 -3,92 -27,00 2,34 -12,33 CSR 10 500 843.402 100,80 28,44 -73,88 -81,34 SVR 5 445 783.035 96,04 25,74 -51,74 -59,47 TSNR 10 440 685.680 388,89 192,15 Skim block 372 486.726 44,75 15,50 TSNR L 319 670.014 48,37 30,33 CSR 5 195 337.412 CS hỗn hợp 174 536.900 -75,46 -73,31 -94,92 -92,86 Skim 42 58.482 STR 5L 40 68.920 SVRCV50 40 77.414 -97,37 -97,77 SVR L 20 59.380 -97,21 -97,15 TSNR 5 20 29.000
Nguồn: Hiệp hội cao su Viêt Nam
Nguồn: Tổng hợp số liệu của IRSG
Hiện nay, Thái Lan là nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, đáp ứng phần lớn nhu cầu cao su trên các thị trường thế giới. Một phần làm nên thành công của Thái Lan như vậy là bởi cơ cấu chủng loại sản xuất để xuất khẩu rất hợp lý và đồng đều cũng như nắm bắt tốt xu hướng tiêu dùng của thế giới. Trong đó SVR là chiếm tỉ trọng lớn nhất so với các loại khác ( 39,87%) nhưng Thái Lan tập trung chủ yếu vào SVR 10, SVR 20. Trong khi đó SVR chiếm phần lớn xuất khẩu của Việt Nam nhưng là các sản phẩm cao su SVR 3L, 5L - những sản phẩm giá thấp và cầu của thế giới là không nhiều.