Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối với các sản phẩm xuất khẩu thì thương hiệu của sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong thời gian qua, cao su Việt Nam chưa tạo ra được vị trí xứng đáng của mình trên thị trường thế giới là do chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Do đó, các doanh nghiệp thường bị ép giá gây ra nhiều thiệt thòi. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần:
Cần phải xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng cao su tự nhiên hướng ra thị trường thế giới. Doanh nghiệp cần thống nhất đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu đồng bộ và toàn diện từ việc lựa chọn giống cây trồng, trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến.
Tổ chức và xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu trong doanh nghiệp để việc nhận thức và tư duy về thương hiệu mang tính chuyên môn và chuyên nghiệp hơn. Doanh nghiệp nên đầu tư nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương hiệu đó bằng các chương trình đào tạo và tạo sự cam kết giữa người lao động đối với doanh nghiệp nhằm tạo sự thoải mái nhưng cũng ràng buộc
người lao động làm việc lâu dài, toàn tâm toàn ý với doanh nghiệp, tránh sử dụng đào tạo như một phương thức giải quyết những vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp, thiếu tầm nhìn dài hạn mang tính chiến lược.
Khi đã có thương hiệu, doanh nghiệp chú ý coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ, quảng cáo và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Đặc biệt, cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, mác sản phẩm, thương hiệu ở trong nước và ngoài nước để sản phẩm tồn tại một cách minh bạch và dễ dàng tiếp cận tới thị trường tiêu dùng. Cần phải có những phương thức quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến thương mại đặc trưng riêng để tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Vấn đề mấu chốt để đảm bảo giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững, chính là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến quảng đại người tiêu dùng. Đồng thời, không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
****************************
Tóm lại, Chương 3 là các giải pháp chính được đưa ra xét trên phương
diện tổng thể. Trong đó, đối với mỗi đối tượng thì đều có mang một nhiệm vụ chính riêng biệt. Với nhà nước, nhiệm vụ quan trọng nhất định hướng ở tầm vĩ mô tới tất cả các chủ thể liên quan. Trong khi đó, hiệp hội luôn giữ một nhiệm vụ trung gian với tất cả các hoạt động, tạo sự lưu thông, thông suốt. Cuối cùng, doanh nghiệp giữ vai trò quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Các giải pháp đưa ra đều độc lập nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với nhau nhằm đem lại một sức mạnh đồng bộ để giải quyết vấn đề này