Năng suất khai thác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 47 - 50)

Do điều kiện canh tác, đất đai khác nhau nên năng suất khai thác của các vùng trồng cây cao su là khác nhau như đã nêu ở phần 2.1.1.1. Trong thời gian qua, ngành cao su đã chú trọng đầu tư thâm canh, tập trung đầu tư chăm sóc ở những vườn cây đạt năng suất 2 tấn bởi đây là những vườn cây phát huy hiệu quả, cho dù giá bán có giảm. Còn đối với vườn cây già năng suất thấp thì trong tình hình hiện nay ngưng đầu tư. Công tác kỹ thuật nông nghiệp cao su được thực hiện khá tốt. Với ngành cao su Việt Nam, số lượng các công ty, nông trường đạt được năng suất 2 kg/ha/năm ngày càng tăng, đó là một sự cố gắng rất lớn. Bởi xét về điều kiện đất đai, khí hậu, khả năng chăm sóc, kỹ thuật canh tác so với một số nước khác thì ta còn khó khăn. Những năm qua, các công ty và nông trường cũng đã liên tục đưa vào ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nước, đa dạng hóa giống, kỹ thuật canh tác, kể cả chế độ chính sách để kích thích người trồng quan tâm hơn đến vườn cây, đặc biệt tăng cường đưa ra các biện pháp kỹ thuật mới nên đã đảm bảo tính ổn định về năng suất, nâng cao được năng suất khai thác. Cụ thể kết quả đạt được tăng nhanh rõ rệt. Năm 2002 chỉ đat 1.35 kg/ha/năm và đã tăng lên 1,660 kg/ha/năm vào năm 2008. Do đó đã đưa Việt Nam xếp thứ ba trên thế giới về năng suất.

Xét tổng quan giai đoạn từ năm 2002 – 2008, năng suất trung bình của các giống cao su trồng tại Việt Nam ( bảng 2.2 ), ta thấy giống cây PB 225 đem lại hiệu quả năng suất cao nhất 1.918 kg/ha/năm, ngược lại GT1 chỉ đạt 1,225 kg/ha/năm. Việc xem xét năng suất của các giống cao su nhằm định hướng mục tiêu phát triển theo từng chủng loại cao su một cách phù hợp.

Bảng 2.3: Năng suất trung bình khai thác mủ

STT Tên giống Năng suất trung bình (kg/ha/năm) 1 PB235 1.685 2 GT1 1.225 3 PB260 1.522 4 RRIM 600 1.275 5 VM515 1.708 6 PB255 1.918

Nguồn: Tổng công ty Cao su Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tập đoàn Cao su Việt Nam và các thông cáo báo chí về kết quả của ngành trong năm 2008, ta thấy xuất hiện những dấu hiệu phát triển mạnh mẽ của ngành cao su Việt Nam. Tính đến nay số lượng các công ty có năng suất khai thác mủ cao su đạt từ 2 kg – 1,8 kg/ha/năm khoảng hơn 10 doanh nghiệp. Đặc biệt đáng chú ý là công ty Đồng Phú, mặc dù không phải là công ty cao su với diện tích lớn nhất nhưng năng suất đạt được lại cao nhất ( 2,221 kg/ha/năm). Đây có thể được coi là một trong những nỗ lực trong việc phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Các công ty có năng suất mủ cao trong năm 2008.

STT Công ty Diện tích Sản lượng Năng suất TB 1 Bình Long 13.525.27 27.226 2.013 2 Dầu Tiếng 22.688.68 48.769 2.149 3 Đồng Phú 7.907.62 17.562 2.221 4 Lộc Ninh 7.829.07 16.602 2.070 5 Phú Riềng 13.748.71 28.735 2.090 6 Phước Hoà 12.423.02 25.132 2.032 7 Tân Biên 6.065.06 12.708 2.100 8 Tây Ninh 5.839.12 13.490 2.310 9 Chư Sê 5.764.65 10.400 1.804 10 Quảng Trị 3.250.06 6.230 1.917 Nguồn: http://www.caosuvietnam.saigonnet.vn

So sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cao su trên thế giới thông qua các số liệu tổng hợp của hiệp hội cao su thế giới (IRSG) cùng với các xếp hạng về năng suất khai thác mủ cao su ta thấy rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam về năng suất lao động. Hiện nay năm 2008 Việt Nam đứng thứ ba thế giới về năng suất, đứng sau Thái Lan, Ấn Độ. Tuy nhiên xét xu hướng phát triển, IRSG phân tích rằng, năng suất của Việt Nam xu hướng tăng mạnh nhất ( tăng 8,1% so với 2007), cùng với Sri Lanka (tăng 9,9% so với năm 2007). Ngược lại các nước như Thái Lan, Indonexia, Malaysia có xu hướng sụt giảm nhẹ về năng suất cụ thể tại bảng 2.5

Bảng 2.5 Năng suất khai thác mủ cao su của một số nước năm 2008

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 47 - 50)