Giải pháp từ phía hiệp hội và tổ chức xúc tiên thương mạ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 89 - 91)

Đẩy mạnh hoạt động của Hiệp hội, để Hiệp hội thực sự là chỗ dựa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các hiệp hội cần có những qui chế hoạt động rõ ràng qui củ, và thường xuyên hơn.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thông qua việc hỗ trợ tổ chức các đoàn vào, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Việc nghiên cứu thị trường phải chính xác và kịp thời, đối tác cho các doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến thị hiếu tiêu dùng, các qui định nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn chất lượng. … Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng rất cần những thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra được các chiến lược phát triển đúng đắn cho công ty

chính phủ,hiệp hội và các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại. Các tổ chức xúc tiến thương mại cần tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý các bộ, các ngành và người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và hạn chế những rủi ro trên thị trường. Các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán Việt Nam cần phải phát huy vai trò tích cực của mình trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu và tiếp cận thị trường nước ngoài. Đồng thời Các doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cập nhật về bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và xây dựng chiến lược sản phẩm.

Cần phải phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng để tạo tiềm năng cắt giảm giá thành, liên lạc tốt hơn giữa chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài nước. Muốn phát triển thương mại điện tử, những hỗ trợ của nhà nước có thể là: xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý để tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển như phát triển chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, bảo vệ pháp lý các hợp đồng thương mại điện tử, các thanh toán điện tử, qui định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước, chống tội phạm tin học.v.v..; hỗ trợ kinh phí trực thông qua các chương trình phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi thảo luận về vai trò của thương mại điện tử, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức tin học, cách thức sử dụng và khai thác mạng Internet, vai trò của các trang web và cách thức kinh doanh trên internet, đào tạo theo nhiều cấp các cán bộ công nghệ thông tin.v.v

Thứ hai, Hiệp hội cao su Việt Nam cần tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành cao su Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Đồng thời xúc tiến xây dựng thương hiệu mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Cần tăng cường hơn nữa, việc đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các kì triển lãm hội chợ tại thị trường một số nước trọng điểm có tiềm năng phát triển lớn, nhu cầu cao.

Cuối cùng, Hiệp hội cần bảo vệ tất cả các doanh nghiệp cao su xuất khẩu khi bước ra thị trường thế giới. Những tranh chấp, vướng mắc, kiện cáo là những vấn đề khó có thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Vì vậy việc bảo vệ, đứng ra giàn hoà tất cả các tranh chấp đó luôn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với các hiệp hội và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w