1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn áp dụng luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 luận văn ths luật

102 532 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

®¹i häc quèc gia Hµ néi khoa luËt -------------- lª thÞ hång anh thùc tiÔn ¸p dông LuËt Ph¸ s¶n doanh nghiÖp n¨m 1993 LuËn v¨n th¹c sü luËt häc Chuyªn ngµnh: LuËt kinh tÕ M· sè: 5.05.15 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: ts. d-¬ng ®¨ng huÖ Phã Vô tr-ëng Vô ph¸p luËt D©n sù - Kinh tÕ, Bé T- ph¸p Hµ néi - 2002 -1- MỤC LỤC Trang Phần mở đầu .............................................................................................................. 3 Chương 1 Luật Phá sản Doanh nghiệp - cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam ........................................................................... 6 1.1. Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường ...................................6 1.1.1. Pháp luật phá sản bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích của các chủ nợ và của chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ ................................................................................... 6 1.1.2. Pháp luật phá sản góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp bị phá sản..................................................................................................8 1.1.3. Pháp luật phá sản góp phần vào việc tổ chức lại nền kinh tế ...............................9 1.1.4. Pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo đảm trật tự, kỷ cương của xã hội ........9 1.2. Vai trò chủ đạo của Luật Phá sản DN trong hệ thống pháp luật về phá sản .........10 1.2.1. Đối tượng áp dụng Luật Phá sản ..........................................................................11 1.2.2. Khái niệm tình trạng phá sản ...............................................................................11 1.2.3. Địa vị pháp lý của các chủ thể giải quyết phá sản ...............................................13 1.2.4. Thủ tục giải quyết phá sản ...................................................................................20 Chương 2 Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình áp dụng ........................................................................................................26 2.1. Khái quát chung quá trình áp dụng Luật Phá sản DN trong thời gian qua ...........26 2.1.1. Thực tế giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta .............................................26 2.1.2- Đánh giá quá trình áp dụng Luật phá sản Doanh nghiệp .....................................38 2.2- Những vướng mắc cơ bản được rút ra từ quá trình áp dụng Luật Phá sản DN .....43 2.2.1. Vướng mắc trong các qui định liên quan đến nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ...................................................................................................................43 2.2.2- Vướng mắc trong các qui định liên quan đến thụ lý đơn và mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ................................................................................49 2.2.3. Vướng mắc trong các qui định liên quan đến Tổ quản lý tài sản .........................53 2.2.4- Vướng mắc trong các qui định liên quan đến thẩm quyền của Thẩm phán trong việc giải quyết khiếu nại về danh sách chủ nợ .......................................................................54 2.2.5- Vướng mắc trong các qui định liên quan đến Hội nghị chủ nợ ............................55 2.2.6. Vướng mắc trong các qui định liên quan đến tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp .........................................................................57 2.2.7- Vướng mắc trong các qui định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ...........................................................................................................................59 2.2.8- Vướng mắc trong các qui định liên quan đến phương án phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp .......................................................................................................60 2.2.9. Vướng mắc trong các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp ............................................................................................................62 Chương 3 Một vài kiến nghị về mặt pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Luật Phá sản ...................................................................................................................................66 3.1. Về những quy định chung ........................................................................................67 3.1.1. Cần phải mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản..........................................67 3.1.2. Cần xác định lại dấu hiệu của tình trạng phá sản..................................................68 3.1.3. Cần quy định những thủ tục tố tụng phá sản khác nhau để giải quyết con nợ lâm vào tình trạng phá sản ............................................................................................................72 -2- 3.1.4. Cần quy định thống nhất về cơ quan có thẩm quyền quyết định yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và giải quyết khiếu nại, kháng nghị ...................................................73 3.1.5. Cần có quy định thừa nhận việc hòa giải tự nguyện giữa chủ nợ và con nợ ........73 3.2. Quy định về nộp đơn, thụ lý đơn ..............................................................................74 3.2.1. Quy định đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN 74 3.2.2. Quy định về tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố phá sản ........................75 3.2.3. Cần có sự quy định thống nhất về người đại diện của doanh nghiệp ...................77 3.2.4. Cần xác định thời điểm thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản ..............................77 3.3. Hoàn thiện một số quy định liên quan đến việc mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ................................................................................................77 3.3.1. Cần có quy định về gia hạn để ra quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ................................................................................................78 3.3.2. Cần có thêm quy định về thẩm quyền thu thập các tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán để ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ........78 3.3.3. Cần có thêm quy định về thẩm quyền của Thẩm phán để đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được phát hiện là không có đủ căn cứ ......................................................................78 3.4. Các quy định về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ...............................................................................79 3.4.1. Về thành phần của Tổ quản lý tài sản ...................................................................79 3.4.2. Về các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ....79 3.4.3. Cần bổ sung thêm một số trường hợp để tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản .............................................................................................................80 3.4.4. Cách thức giải quyết trường hợp Thẩm phán phát hiện dấu hiệu phạm tội trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản .......................................................................81 3.4.5. Quy định liên quan đến danh sách chủ nợ ............................................................81 3.4.6. Quy định về việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa các bên mà con nợ là một trong các bên của tranh chấp đó......................................................................................81 3.4.7. Quy định về cách xử lý tài sản của con nợ khi phải thi hành các bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật .......................................................................................................82 3.4.8. Quy định về Hội nghị chủ nợ ................................................................................83 3.4.9. Quy định lại nội dung quyết định tuyên bố phá sản .............................................83 3.4.10. Quy định về tài sản còn lại của con nợ và việc phân chia giá trị tài sản còn lại .83 3.4.11. Cần quy định trong Luật Phá sản thẩm quyển của Tòa án Nhân dân Tối cao trong việc giải quyết khiếu nại, kháng nghị đối với quyết định tuyên bố phá sản ...................84 3.5. Các quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản ...........................................84 3.5.1. Cần có sự phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan trong việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản .............................................................................................................84 3.5.2. Quy định lại về thành phần của Tổ thanh toán tài sản ..........................................85 3.5.3. Bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên .....................................85 3.5.4. Quy định bổ sung vấn đề ủy thác thi hành quyết định tuyên bố phá sản ..............86 3.5.5. Quy định rõ việc tạm ứng chi phí cho công tác thi hành quyết định tuyên bố phá sản ........................................................................................................................................86 3.6. Luật Phá sản cần có những quy định liên quan đến việc giải quyết phá sản của những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đặc thù .............................................................86 KẾT LUẬN ...................................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................92 -3- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đến nay đã đem lại những thành quả tốt đẹp, trong đó đổi mới và phát triển doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để các doanh nghiệp ngày càng nâng cao vai trò và hiệu quả của mình trong điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cở sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đổi mới hệ thống pháp luật mà trước hết là pháp luật kinh tế trở nên hết sức cấp bách và cần thiết. Sự ra đời của cơ chế kinh tế mới, một mặt tạo ra tiền đề tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế nhưng mặt khác cũng bộc lộ những mặt trái của kinh tế thị trường. Do chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu, quy luật giá trị ..., bên cạnh những doanh nghiệp đứng vững và không ngừng phát triển thì một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp do năng lực quản lý kinh doanh kém và do nhiều lý do khác nữa đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, dẫn đến phá sản. Như vậy, phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội, là một hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt. Có thể nói, phá sản là một hiện tượng gắn với nền kinh tế thị trường. Nhờ có phá sản mà các mô hình kinh doanh và quản lý yếu kém bị đào thải, các mô hình kinh doanh và quản lý mới, hợp lý, phù hợp với các quan hệ kinh tế được hình thành và phát triển. Với Việt Nam, phá sản và pháp luật về phá sản vẫn còn tương đối mới mẻ. Luật Phá sản Doanh nghiệp mới được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993. Đạo luật này ra đời đã đáp ứng phần nào yêu cầu của nền kinh tế thị trường để giải quyết các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, về cơ bản, việc áp dụng những quy định của Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thực tế còn gặp quá nhiều khó khăn, vướng mắc. Điều đó làm cản trở việc xử lý các doanh nghiệp có khó khăn về tài -4- chính, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Nhiều doanh nghiệp thực sự đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng nếu vận dụng các quy định cụ thể của Luật Phá sản Doanh nghiệp thì lại không giải quyết được hoặc việc giải quyết bị kéo dài, không triệt để. Thực tế con số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì nhiều nhưng số vụ việc mà Tòa án các địa phương thụ lý lại rất ít. Chúng ta có thể khẳng định rằng, với yêu cầu của thực tiễn đặt ra hiện nay, Luật Phá sản Doanh nghiệp chưa phát huy được chức năng điều chỉnh các quan hệ phá sản; do đó, đạo luật này cần sớm được khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung, hoàn thiện. Chính vì vậy, đề tài luận văn cao học "Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993" là đề tài vừa mang tính thời sự vừa mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật phá sản Việt Nam và thực tiễn áp dụng nó trong những năm vừa qua. Từ việc nghiên cứu về hai hiện tượng này, tác giả sẽ tìm ra những vướng mắc cụ thể mà các cơ quan Nhà nước gặp phải khi vận dụng những quy định của Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thực tiễn; đồng thời, kiến nghị các biện pháp để khắc phục chúng. Luận văn đi sâu vào các nội dung sau: - Nghiên cứu nội dung và đặc điểm của Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Xem xét tình hình và đánh giá thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời gian qua; - Phân tích các vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp ở Việt Nam; - Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản hiện hành. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt ra các mục đích nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam; -5- - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện hành nhằm tăng cường hiệu quả của nó trong việc giải quyết phá sản, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá.... Đồng thời, luận văn kết hợp lý luận cơ bản của khoa học quản lý kinh tế với nội dung quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong nền kinh tế thị trường để giải quyết các vấn đề đặt ra. Về mặt thực tiễn, luận văn dùng phương pháp khảo sát thực tế để xem xét, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện hành cho phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội cũng như thực tiễn sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 5. Những điểm mới của luận văn Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời gian qua cũng như tham khảo Luật phá sản của một số nước trên thế giới, luận văn đã tổng hợp và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện hành, phục vụ cho việc giải quyết phá sản được tiến hành một cách trôi chảy, thuận lợi. 6. Kết cấu luận văn Với tên gọi "Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993", luận văn được chia làm ba chương sau: Chương 1: Luật Phá sản Doanh nghiệp - Cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình áp dụng. -6- Chương 3: Một vài kiến nghị về mặt pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Luật Phá sản. Ngoài ra, luận văn còn bao gồm: Phần nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo. -7- Chƣơng 1 LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP - CƠ SỞ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG NHẤT CHO QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 1.1. VAI TRÕ CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Trong nền kinh tế thị trường, phá sản là một hiện tượng khách quan và là một thuộc tính tất yếu, vốn có, luôn luôn tiềm ẩn. Về thực chất, phá sản là quá trình chọn lọc, đào thải tự nhiên nhằm tạo ra những nhân tố mới phù hơp với quan hệ kinh tế mới, thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Có thể thấy, các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp. Chính vì lẽ đó, pháp luật điều chỉnh những quan hệ đó cũng ngày càng phong phú và có phạm vi điều chỉnh ngày càng rộng lớn. Các qui định pháp luật đó hợp thành một hệ thống có mối liên hệ với nhau rất mật thiết, điều chỉnh toàn bộ quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Nếu như pháp luật về thành lập doanh nghiệp cũng như các chủ thể kinh doanh khác được gọi là pháp luật “đầu vào” của doanh nghiệp thì pháp luật giải thể, phá sản doanh nghiệp lại được gọi là pháp luật “đầu ra” cho doanh nghiệp. Và như thế, pháp luật phá sản chỉ là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế. Bộ phận pháp luật này đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nêu ra một số vai trò chủ yếu của pháp luật phá sản như sau: 1.1.1. Pháp luật phá sản bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích của các chủ nợ và của chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ Không riêng gì pháp luật phá sản, mà có rất nhiều các quy định pháp luật khác tham gia vào việc bảo vệ lợi ích của các chủ nợ nói chung. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của thủ tục phá sản mà việc bảo vệ của pháp luật đối với các chủ nợ -8- mang tính chất tập thể. Có thể coi Luật Phá sản là một giải pháp để các chủ nợ thu hồi nợ bằng cách chia nhau tài sản của con nợ một cách có trật tự, tránh tình trạnh "mạnh ai, nấy đòi" cũng như tình trạng tẩu tán tài sản của con nợ. Bên cạnh đó, pháp luật phá sản còn cung cấp một thủ tục đòi nợ đặc biệt Đó là các chủ nợ đòi nợ công khai, bình đẳng, mang tính tập thể. Đồng thời, các chủ nợ đều được Tòa án thanh toán bình đẳng phần nợ của mình trong phạm vi tài sản còn lại của con nợ. Không có chủ nợ nào có quyền khởi kiện để lấy nợ cho riêng mình. Một chủ nợ không thể yêu cầu để con nợ thanh toán riêng cho mình trong khi những chủ nợ khác không được thanh toán. Chính vì điều đó, vai trò của Luật Phá sản là phải tạo ra được một thủ tục pháp lý mà ở đó các chủ nợ có khả năng kiểm soát được các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, tránh việc sử dụng sai mục đích hoặc tẩu tán tài sản của doanh nghiệp dưới mọi hình thức. Thủ tục đó còn phải giúp cho các chủ nợ có khả năng thu hồi nợ một cách tối đa, bởi vì, suy cho cùng, ngay cả việc quy định thủ tục phục hồi khả năng kinh doanh của con nợ cũng là nhằm mục đích tối đa hóa khả năng thu hồi nợ cho các chủ nợ. Tại Việt Nam, theo qui định của Luật Phá sản Doanh nghiệp, việc bảo vệ lợi ích của chủ nợ được thể hiện qua rất nhiều quyền cụ thể. Đó là quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (điều 7), quyền gửi giấy tờ đòi nợ đến Toà án (điều 21), quyền khiếu nại danh sách chủ nợ (điều 22), quyền tham gia hội nghị chủ nợ, thông qua phương án hoà giải tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh (điều 24), quyền có đại diện trong Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản (điều 15, điều 42), quyền được khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản (điều 39). Đối với các doanh nghiệp mắc nợ, pháp luật phá sản tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phục hồi hoặc rút khỏi thương trường. Mặc dù kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được nợ là điều nằm ngoài mong muốn của các nhà kinh doanh song điều đó lại hoàn toàn có thể xảy ra bởi sự rủi ro chứa đựng ngay trong công việc kinh doanh của họ. Một doanh nghiệp không thanh toán được nợ, bị phá sản sẽ gây ra rất nhiều hậu quả đối với xã hội, trước hết là đối với chủ nợ, người lao động và đối với nguồn thu ngân sách. Vì thế, vấn đề ưu tiên đối với doanh nghiệp mắc nợ -9- là phải làm sao để doanh nghiệp có thể được phục hồi, thoát khỏi tình trạng phá sản. Pháp luật đa số các nước đều qui định nhiều cách thức phục hồi khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Toà án không tuyên bố phá sản doanh nghiệp ngay khi có đơn của người có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản mà tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp mắc nợ khắc phục các khó khăn về tài chính. Nếu không có khả năng phục hồi, doanh nghiệp phá sản được thực hiện việc thanh lý tài sản dùng để trả nợ theo thứ tự ưu tiên nhất định. Nếu sau khi thanh toán tài sản của doanh nghiệp vẫn không đủ để trang trải nợ nần thì những khoản nợ đó vẫn được coi là thanh toán xong. Pháp luật phá sản có vai trò giúp cho doanh nghiệp phá sản thoát khỏi nợ nần để rút khỏi thương trường. Việc bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp mắc nợ theo quy định của Luật Phá sản Doanh nghiệp thể hiện ở quyền của doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh và trình tại Hội nghị chủ nợ (điều 20). Thông qua Hội nghị chủ nợ, doanh nghiệp được quyết định thời gian để phục hồi, bàn bạc các biện pháp để tháo gỡ các khoản nợ. Luật Phá sản Doanh nghiệp ưu tiên việc hoà giải tự nguyện giữa các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ, nhận bảo lãnh hay mua lại các khoản nợ (điều 6). Doanh nghiệp mắc nợ có quyền tham gia vào Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản (điều 15, điều 42), có quyền được khiếu nại danh sách chủ nợ (điều 22), quyền khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản (điều 40), … 1.1.2. Pháp luật phá sản góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp bị phá sản Một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng có nghĩa là sự đe doạ đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đó về nguy cơ mất việc làm và thu nhập. Trong khi đó, cơ chế thị trường lại không dễ dàng tạo ra ngay một cơ hội để tìm kiếm nơi làm việc mới cho người lao động nói chung. Chính vì thế, phá sản là một trong những nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường. Người lao động làm việc trong một doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thì rõ ràng thu nhập từ việc làm, tiền lương của họ sẽ thấp hoặc - 10 - thậm chí không có. Vai trò của pháp luật phá sản ở đây là tham gia vào việc tạo điều kiện cho người lao động có được một cuộc sống ổn định khi doanh nghiệp bị phá sản, có khả năng đòi lại tiền lương mà doanh nghiệp đang nợ họ cũng như các khoản trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác. Luật Phá sản Doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của người lao động bằng việc quy định một số quyền cho họ trong quá trình giải quyết phá sản. Họ được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản thông qua đại diện Công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức Công đoàn (điều 8), có quyền tham gia vào Hội nghị chủ nợ (điều 25), quyền tham gia Tổ quản lý tài sản (điều 15), tham gia Tổ thanh toán tài sản (điều 42), quyền được ưu tiên thanh toán nợ trước các khoản nợ của doanh nghiệp (điều 39),… 1.1.3. Pháp luật phá sản góp phần vào việc tổ chức lại nền kinh tế Việc tiến hành thủ tục phá sản không chỉ nhằm tuyên bố phá sản, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà nó còn nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp thoát ra khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, tiếp tục hoạt động thông qua việc hoà giải. Tổ chức lại doanh nghiệp phá sản không hoàn toàn đã là hiện tượng tiêu cực; bởi vì, nó góp phần vào việc cơ cấu lại nền kinh tế. Pháp luật phá sản đã tạo ra cơ sở pháp lý để loại bỏ đi các doanh nghiệp kinh doanh yếu kém, xảy ra tình trạng thua lỗ, nợ nần liên tục, kéo dài. Đồng thời, pháp luật phá sản cũng góp phần hình thành và duy trì những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Ở đây, vai trò của pháp luật phá sản lại góp phần nâng cao ý thức trong kinh doanh của các nhà đầu tư, buộc họ phải có óc tính toán thận trọng trong định hướng đầu tư, lựa chọn qui mô, ngành nghề, hình thức kinh doanh, địa bàn hoạt động, … và đặc biệt là sự trung thực, tôn trọng các qui luật kinh tế cơ bản trong hoạt động của mình. 1.1.4. Pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng của xã hội Để có được môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định và phát triển, Nhà nước phải thực hiện bằng nhiều biện pháp tác động khác nhau, trong đó pháp luật kinh tế đóng vai trò qua trọng nhất. Với tư cách là một bộ phận pháp luật trong hệ - 11 - thống pháp luật kinh tế, pháp luật phá sản cũng thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội. Phá sản là một hiện tượng xảy ra có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, nó có thể gây ra những mâu thuẫn, tình trạng hỗn loạn, mất trật tự xã hội bằng sự tranh nhau tài sản của con nợ ở các chủ nợ, bằng sự biểu tình đòi việc làm, tiền lương, thu nhập ở người lao động. Nếu như không có pháp luật phá sản để điều chỉnh ổn thoả, công bằng những mối quan hệ đó chắc chắn sẽ gây ra tình trạng vô tổ chức trong xã hội. Theo quy định của Luật Phá sản, Toà án sẽ là người thay mặt Nhà nước để tiến hành thủ tục phá sản, quyết định trách nhiệm, quyền lợi của các bên, tránh đến mức thấp nhất sự mất trật tự ổn định xã hội. 1.2. VAI TRÕ CHỦ ĐẠO CỦA LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trước hết, đó là Luật Phá sản Doanh nghiệp ban hành năm 1993. Sau khi Luật được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 để chi tiết hóa và hướng dẫn thi hành Luật này. Nghị định 189/CP cũng không thể quy định hết được các vấn đề phát sinh, do đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng lần lượt ban hành các văn bản để tiếp tục đưa Luật, Nghị định vào cuộc sống. Điển hình trong các văn bản đó là Quyết định số 528 - QĐ/BT ngày 13 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Qui chế làm việc của Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản và Quyết định số 426 - QĐ ngày 1 tháng 7 năm 1994 của Toà án nhân dân tối cao về Qui chế làm việc của tập thể Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong hệ thống pháp luật về phá sản thì Luật Phá sản Doanh nghiệp là văn bản có vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng, hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực phá sản. Luật Phá sản có được vai trò quan trọng như vậy vì nó đã quy định những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến việc giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam. Sau đây là những vấn đề cơ bản nhất mà Luật Phá sản Doanh nghiệp đề cập đến: - 12 - 1.2.1. Đối tƣợng áp dụng Điều 1, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định: “ Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu đựoc thành lập và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản”. Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu ở nước ta bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã các loại. Như vậy, Luật Phá sản Doanh nghiệp không được áp dụng đối với mọi loại hình tổ chức kinh doanh, mọi cơ sở sản xuất - kinh doanh. Nói cách khác, chỉ có những cơ sở sản xuất - kinh doanh nào được gọi là doanh nghiệp thì mới có thể bị Tòa án tuyên bố phá sản, còn những cơ sở sản xuất - kinh doanh khác như tổ hợp tác, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể do không được coi là doanh nghiệp nên không thể bị phá sản. Việc qui định đối tượng áp dụng của Luật Phá sản xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Do đó, có thể thấy những mức độ khác nhau của sự điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này. Ở một số nước như Mỹ, Úc, tất cả các cá nhân và pháp nhân nếu không thanh toán được nợ đến hạn đều có thể bị tuyên bố phá sản, bất luận họ có phải là thương gia hay không. Trong khi đó pháp luật của Cộng hoà Liên bang Nga chỉ tuyên bố phá sản đối với các nhà kinh doanh, hay như Việt Nam, chỉ có doanh nghiệp mới có thể bị tuyên bố phá sản. 1.2.2. Khái niệm tình trạng phá sản Xác định tình trạng phá sản là một trong những vấn đề hết sức cơ bản của Luật Phá sản Doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ là căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được áp dụng với một doanh nghiệp sẽ gây ra những hậu quả xấu về nhiều mặt cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt đối với các chủ doanh nghiệp. - 13 - Quyết định này có ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của các nhà kinh doanh, đến các mối quan hệ với bạn hàng của doanh nghiệp; đồng thời cũng làm hạn chế quyền quản lý, định đoạt tài sản cũng như quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ. Các hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đã được xác định trong Luật Phá sản cho thấy, nếu nhà lập pháp đưa ra một quan niệm không khoa học về tình trạng phá sản thì nhất định sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại cho các nhà kinh doanh và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Theo điều 2, Luật Phá sản Doanh nghiệp thì "Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn". Như vậy, tình trạng phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các món nợ đến hạn. Tình trạng đó biểu hiện ra bên ngoài là việc ngừng thanh toán các món nợ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp không thanh toán nợ đều được xác định con nợ đã lâm vào tình trạng phá sản mà việc không thanh toán được nợ đến hạn cũng có những cấp độ khác nhau. Ở cấp độ thấp, việc ngưng trả nợ chỉ là hiện tượng tạm thời, có thể khắc phục được (do chưa thu hồi được nợ hay hàng hóa chưa bán được...). Ở cấp độ cao, việc ngưng trả nợ lại là một hiện tượng trầm trọng, thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa. Điều này thể hiện ở chỗ sau khi doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Về mặt nguyên nhân, tình trạng phá sản được xác định do "gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh". Như vậy, một doanh nghiệp không thanh toán được nợ đến hạn chỉ với 2 nguyên nhân là gặp khó khăn khách quan và bị thu lỗ trong hoạt động kinh doanh mới xác định là ở vào tình trạng phá sản. Việc quy định dấu hiệu để xác định một con nợ bị coi là lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt pháp lý, bởi vì đây là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hành vi pháp lý liên quan đến thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp (thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, mở thủ tục - 14 - giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thanh lý tài sản phá sản, xóa tên doanh nghiệp phá sản...). Trong pháp luật phá sản của các nước, xuất phát từ quan điểm của mỗi nước về phá sản (để thanh lý tài sản của con nợ hay để cứu vãn con nợ), khái niệm tình trạng phá sản được hiểu rất khác nhau. Chẳng hạn, trong tại điều 1, Luật Phá sản doanh nghiệp của Liên bang Nga ghi rõ dấu hiệu bên ngoài của tình trạng phá sản của doanh nghiệp là "việc mất khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ nợ về thanh toán hàng hóa, công việc, dịch vụ, kể cả việc mất khả năng bảo đảm thanh toán với Ngân sách và các quỹ ngoài Ngân sách do nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ vượt quá tài sản của mình hoặc do mất cân đối trong cán cân thanh toán của doanh nghiệp mắc nợ"[53, tr. 3]. Luật này cũng chỉ rõ dấu hiệu bên trong của tình trạng phá sản là "sự ngừng việc thanh toán bình thường của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không bảo đảm hoặc rõ ràng không có khả năng thực hiện các yêu cầu của chủ nợ trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày đến hạn thực hiện yêu cầu đó"[53, tr. 3]. Luật Phá sản của Trung quốc, tại điều 3 quy định, doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là "doanh nghiệp bị thua lỗ nghiêm trọng vì quản lý kinh doanh kém, không thể thanh toán các khoản nợ đáo hạn"[17, tr. 2]; còn Luật Phá sản của Nhật Bản tại điều 26 cho rằng, cá nhân hoặc công ty bị coi là lâm vào tình trạng phá sản là khi "người mắc nợ ngừng việc thanh toán" và riêng với công ty cổ phần là khi "không còn khả năng trả các khoản nợ một cách đầy đủ bằng tài sản có của mình"[53, tr. 5]. Luật Phá sản của Vương quốc Anh lại quy định rõ, một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi có một chủ nợ với số tiền trên 50 bảng đã gửi đơn đến đòi nợ doanh nghiệp (sau 3 tuần lễ doanh nghiệp không trả được nợ hay không thương lượng được với chủ nợ hoặc không tìm ra biện pháp bảo đảm thỏa đáng số nợ phải trả) hoặc có một án lệnh buộc một doanh nghiệp trả nợ đến hạn nhưng doanh nghiệp đó không thể thi hành được. Tại Vương quốc Bỉ, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khi "không trả được nợ đến hạn hoặc bị mất uy tín về mặt tài chính, nghĩa là không còn đủ tài sản để bảo đảm số nợ hoặc phải tìm cách trả nợ bằng các phương pháp không bình thường". Tại Vương quốc Tây Ban - 15 - Nha, luật pháp cho rằng, một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là doanh nghiệp "không thể thanh toán tất cả hoặc một phần các khoản nợ đến hạn". 1.2.3. Địa vị pháp lý của các chủ thể giải quyết phá sản Trong quá trình giải quyết phá sản, các chủ thể có địa vị pháp lý không giống nhau. Địa vị pháp lý của từng chủ thể giải quyết phá sản trong quá trình tố tụng phá sản được Luật Phá sản Doanh nghiệp quy định cụ thể như sau: 1.2.3.1. Tòa án Tham gia vào quá trình giải quyết phá sản có sự xuất hiện của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó Toà án là cơ quan được Nhà nước trao quyền quyết định để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Sở dĩ luật pháp trao thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cho Toà án bởi vì, Toà án là cơ quan đại diện cho quyền tư pháp của Nhà nước mới có thể tuyên bố một doanh nghiệp phá sản, quyết định các quyền liên quan đến tài sản, nhân thân của các cá nhân, pháp nhân trong vụ phá sản đó. Các quyết định áp dụng pháp luật của toà án cũng được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước, đảm bảo được các mối quan hệ lợi ích của các chủ thể khác nhau trong các vụ phá sản. Ở các nước như Mỹ, Úc, Nam Tư có Toà phá sản được thành lập riêng để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong khi đó, với quan niệm việc giải quyết phá sản thuộc phạm vi các vụ kiện dân sự nên thẩm quyền giải quyết phá sản ở Trung quốc thuộc về Toà dân sự. Tại Cộng hoà liên bang Nga, Toà án Trọng tài được thành lập để giải quyết phá sản. Ở Việt Nam, Điều 4, Luật Phá sản Doanh nghiệp quy định: "Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Toà án), Toà án Nhân dân Tối cao là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp". Nếu có khiếu nại, kháng nghị thì việc xem xét khiếu nại, kháng nghị đó thuộc thẩm quyền của Toà phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao. Toà án là cơ quan áp dụng Luật phá sản, có vai trò quyết định trong quá trình giải quyết phá sản ở Việt nam. Có thể thấy vai trò đó của Toà án qua xem xét những quan hệ với các chủ thể khác trong quá trình giải quyết phá sản. Đó là quan hệ của - 16 - Toà án với Hội nghị chủ nợ, con nợ, với Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản và trong những vấn đề khác của quá trình giải quyết phá sản. Trong mối quan hệ của Toà án với Hội nghị chủ nợ, vai trò quyết định của Toà án mà cụ thể là Thẩm phán biểu hiện ở việc Thẩm phán là người triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ (điều 16, điều 27), ra quyết định công nhận biên bản hoà giải thành về phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với Hội nghị chủ nợ (điều 33) và là người quyết định cuối cùng về phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp mắc nợ (khoản 2, điều 43). Trong quan hệ với Tổ quản lý tài sản, Chánh Toà kinh tế là người ra quyết định thành lập Tổ quản lý tài sản (điều 15). Tổ trưởng của Tổ quản lý tài sản là một cán bộ của Toà án (điều 15). Thẩm phán được phân công phụ trách giải quyết phá sản là người giám sát và kiểm tra hoạt động của các nhân viên Tổ quản lý tài sản (Khoản 1, điều 16). Tổ quản lý tài sản phải chịu trách nhiệm trước Thẩm phán về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình (Khoản 3, điều 17). Vai trò quan trọng của Toà án còn được thể hiện trong mối quan hệ với Tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản được thành lập dựa trên cơ sở đã có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án. Việc thanh toán tài sản của doanh nghiệp phá sản được tiến hành bởi Tổ thanh toán tài sản. Song, trong quá trình hoạt động, Tổ thanh toán tài sản vẫn chịu ảnh hưởng của Toà án. Toà án là người giám sát việc bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan giữa Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản (điều 41), ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản của doanh nghiệp hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp nếu Chấp hành viên đề nghị (khoản 1, điều 45). Nếu có tranh chấp về thu hồi tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp thì Toà án sẽ giải quyết (Khoản 2, điều 45). 1.2.3.2. Tổ quản lý tài sản Trong nhiều trường hợp, dưới sức ép từ phía các chủ nợ, các doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản có những hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản. Vì vậy, nếu để doanh nghiệp tiếp tục quản lý tài sản của mình mà không đặt dưới một sự kiểm tra, giám sát nào thì tài sản đó khó có thể bảo toàn, gây khó khăn cho việc giải - 17 - quyết phá sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ. Điều đó đặt ra vấn đề quản lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tại Luật phá sản của tất cả các nước, nhân viên quản lý tài sản đóng một vai trò quan trọng và là chủ thể không thể thiếu được trong quá trình giải quyết phá sản. Hầu hết các nước, nhân viên quản lý tài sản được Toà án cử ra vào thời điểm có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Người này có thể là luật sư, thương gia hay một chuyên gia kiểm toán có kinh nghiệm trong quá lĩnh vực phá sản. Tuy nhiên, Luật phá sản Anh, Mỹ thì chủ nợ lại có quyền cử người quản lý tài sản. Khác với nhiều nước, việc quản lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật Phá sản Việt Nam lại được thực hiện bởi một tập thể. Tập thể này đại diện cho nhiều lợi ích khác nhau, đại diện cho chủ nợ, con nợ, người lao động, Toà án, cơ quan thi hành án, các cơ quan tài chính, ngân hàng và có thể có cả những chuyên gia khác nữa. Nhiệm vụ của Tổ quản lý tài sản là kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ không tham gia vào giải quyết các công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh vẫn do doanh nghiệp tiến hành dưới sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp. Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, đặc biệt vào thời điểm ban hành Luật Phá sản Doanh nghiệp, phá sản là hiện tượng hoàn toàn mới mẻ nên kinh nghiệm để giải quyết hiện tượng này chưa có. Mặt khác, không thể thiết kế mô hình quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ như Luật Phá sản các nước vào Luật Phá sản Doanh nghiệp của Việt Nam vì vấn đề quản lý tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp này, đặc biệt là việc tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ phát sinh nhiều công việc đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà một người không thể đáp ứng được. Trong điều kiện đó, chúng ta đã thiết kế mô hình quản lý tài sản của doanh nghiệp là một tập thể với sự hiện diện của rất nhiều các lợi ích khác nhau. Tựu trung lại, có 3 loại đại diện sau đây tham gia Tổ quản lý tài sản: - Đại diện cho phía Nhà nước: - 18 - Về phía Nhà nước, đại diện gồm có 1 cán bộ Tòa án do Chánh Tòa Kinh tế Tòa án Nhân dân cấp tỉnh chỉ định làm Tổ trưởng và 1 chấp hành viên do Trưởng phòng Thi hành án cử; - Đại diện cho các bên có quyền lợi liên quan (chủ nợ, con nợ, người lao động): Đại diện cho chủ nợ là người có số nợ nhiều nhất do Chánh Tòa kinh tế chỉ định; đại diện cho doanh nghiệp mắc nợ là người do chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cử. Về phía người lao động là đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn. - Đại diện của các cơ quan chuyên môn: Đại diện cho các cơ quan chuyên môn gồm có đại diện cơ quan tài chính cấp tỉnh (do Giám đốc Sở Tài chính cử), đại diện Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh (do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh cử) và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành khác do Chánh Tòa Kinh tế cấp tỉnh mời tham gia. 1.2.3.3. Hội nghị chủ nợ Hội nghị chủ nợ là cơ quan duy nhất của các chủ nợ được thành lập để giải quyết một cách công bằng các vấn đề liên quan đến lợi ích của các chủ nợ. Doanh nghiệp mắc nợ có tiếp tục tồn tại, có hoạt động kinh doanh nữa hay khôngtùy thuộc vào ý chí của các chủ nợ. Sự biểu hiện ý chí đó của các chủ nợ được thông qua ở Hội nghị chủ nợ. Nói khác đi, số phận của doanh nghiệp khi đã lâm vào tình trạng phá sản được Hội nghị chủ nợ quyết định. Dĩ nhiên, sự quyết định đó của Hội nghị chủ nợ phải căn cứ vào thực trạng tồn tại của doanh nghiệp mắc nợ. Giải quyết phá sản có mục tiêu là giải quyết mối quan hệ nợ nần của doanh nghiệp mắc nợ với các chủ nợ. Các chủ nợ là những người có quyền lợi thiết thân nhất trong việc giải quyết phá sản; vì vậy, việc đề cao vai trò của các chủ nợ sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của các chủ nợ trong giải quyết phá sản, tạo điều kiện cho việc giải quyết phá sản được tiến hành nhanh gọn, có hiệu quả. Luật Phá sản của Cộng hòa Liên bang Nga rất coi trọng vai trò của các chủ nợ cũng như Hội nghị chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản. Theo đó, Hội nghị - 19 - chủ nợ có rất nhiều quyền hạn cụ thể cả trong tổ chức lại hoạt động cũng như trong việc thanh lý tài sản của người mắc nợ. Chẳng hạn, quyền lập ra Ủy ban chủ nợ và quyết định chức năng của nó, phê duyệt kế hoạch quản lý tài sản, thay đổi kế hoạch quản lý tài sản của người mắc nợ và đưa ra đề nghị về việc thực hiện kế hoạch đó, ấn định mức thù lao cho quản tài viên; đề xuất ứng cử viên chức nhân viên thanh lý tài sản, cho phép nhân viên thanh lý tài sản ký các giao kèo liên quan đến việc định đoạt tài sản của người mắc nợ, quyết định về việc bắt đầu bán, hình thức bán và giá bán tài sản ban đầu của người mắc nợ, ... Theo quy định của Luật Phá sản Doanh nghiệp Việt Nam, Hội nghị chủ nợ cũng là chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình giải quyết phá sản. Thành phần của Hội nghị chủ nợ bao gồm các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn. Hội nghị chủ nợ được tiến hành dưới sự chủ trì của Thẩm phán. Hội nghị chủ nợ có nhiệm vụ xem xét, thông qua phương án hoà giải, tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thảo luận, kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp trong trường hợp không có phương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không được thông qua (điều 24, Luật Phá sản doanh nghiệp). Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì. Việc triệu tập Hội nghị chủ nợ có thể được tiến hành 1 lần hoặc phải tiến hành 2 lần tùy thuộc vào sự có mặt của số chủ nợ đại diện cho một tỷ lệ nhất định số nợ không có bảo đảm theo quy định của Luật hoặc theo ý kiến của các chủ nợ. Cụ thể là, lần thứ nhất, Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia. Nếu không đạt được về điều kiện đó hoặc đa số chủ nợ có mặt ở hội nghị biểu quyết hoãn hội nghị thì Hội nghị chủ nợ lần thứ hai phải được triệu tập chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Lần thứ hai, Hội nghị chủ nợ được coi là hợp lệ khi thỏa mãn điều kiện duy - 20 - nhất là có sự tham gia của số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm. 1.2.3.4. Tổ thanh toán tài sản Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án, vấn đề mà các chủ nợ quan tâm là việc thanh toán các tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được tiến hành ra sao, họ có còn được thanh toán hay không và ai là người đứng ra thanh toán... Để đảm bảo sự chính xác, công bằng trong việc phân chia số tài sản còn lại của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự ưu tiên của Luật Phá sản, cần thiết phải có một chủ thể có thể đảm đương được công việc đó. Đây là một vấn đề mà Luật Phá sản của các nước đều đề cập tới. Do xuất phát từ những điều kiện khác nhau mà qui định về vấn đề thanh toán của pháp luật các nước cũng có những điểm khác biệt nhất định. Theo Luật Phá sản của Trung quốc và Cộng hoà liên bang Nga, sau khi có quyết định tuyên bố phá sản, Toà án là cơ quan thực hiện cả nhiệm vụ tổ chức phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản. Luật Phá sản Doanh nghiệp của Việt Nam lại có qui định khác. Ở Việt Nam, vấn đề thanh toán tài sản của doanh nghiệp bị phá sản được thực hiện bởi Tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản do Trưởng phòng thi hành án ra quyết định thành lập. Thành phần của Tổ thanh toán tài sản bao gồm: - Chấp hành viên làm Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản là một cán bộ Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp; - Đại diện các cơ quan tài chính, ngân hàng cấp tỉnh; - Đại diện chủ nợ; - Đại diện Công đoàn, hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức Công đoàn; - Đại diện doanh nghiệp bị phá sản. Theo đó thành viên Tổ quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ có thể được chỉ định để tham gia Tổ thanh toán tài sản. Nhiệm vụ chủ yếu của Tổ thanh toán tài sản là thu hồi tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, tổ chức bán đấu giá tài sản và thực hiện thanh toán cho các chủ nợ theo phương án đã được quy định trong - 21 - quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Cụ thể, theo điều 44, Tổ thanh toán tài sản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1- Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan từ Tổ quản lý tài sản; 2- Thu hồi và quản lý tất cả tài sản, giấy tờ, sổ sách kế toán và con dấu của doanh nghiệp phá sản; 3- Phát hiện và yêu cầu Chấp hành viên cho thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp hoặc giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp theo quy định tại Điều 45 của Luật này. Tổ thanh toán tài sản thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản và phần chênh lệch đó theo quyết định của Chấp hành viên; 4- Theo quyết định của Chấp hành viên, Tổ thanh toán tài sản tổ chức việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp. Việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp phải có công chứng Nhà nước chứng nhận. Nếu tài sản đem bán đấu giá là thiết bị đồng bộ thì phải bán đồng bộ, trừ khi không bán được đồng bộ mới bán thiết bị lẻ. Việc tổ chức bán đấu giá tài sản và giải quyết quyền sử dụng đất đai của doanh nghiệp phải theo đúng pháp luật; 5- Gửi tất cả các khoản tiền thu được của doanh nghiệp vào tài khoản mới mở tại ngân hàng; 6- Thực hiện thanh toán theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán. 1.2.4. Thủ tục giải quyết phá sản Thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp là một đối tượng rất quan trọng mà Luật Phá sản phải quy định. Thủ tục này bao gồm các công việc chủ yếu sau: - Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản Hầu hết Luật Phá sản của các nước đều quy định doanh nghiệp mắc nợ có nghĩa vụ phải nộp đơn đến tòa án xin mở thủ tục xử lý phá sản khi bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, các chủ nợ và Tòa án hay Viện Kiểm sát - 22 - khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản cũng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Luật Phá sản Doanh nghiệp 1993 của nước ta tại các điều 7, 8, 9 quy định trong những trường hợp cụ thể chỉ có 3 đối tượng sau đây mới có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp: + Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần: Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ, các chủ nợ này có quyền nộp đơn đến Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp; + Người lao động: Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động ba tháng liên tiếp, thì đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn đến Toà án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi nộp đơn, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được coi là chủ nợ và không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí; + Doanh nghiệp mắc nợ: Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn đến Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Ngoài ba đối tượng trên thì không có một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi nhận đơn, Toà án thụ lý đơn phải vào sổ và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận được đơn và các giấy tờ kèm theo đơn. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp mắc nợ biết, có bản sao đơn và các tài liệu liên quan kèm theo. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Toà - 23 - kinh tế cấp tỉnh) phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu có liên quan, nếu xét thấy không đủ căn cứ, thì ra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải nêu rõ lý do và phải được gửi cho người làm đơn và doanh nghiệp mắc nợ biết. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh, các bên có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh về quyết định này. Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh phải ra một trong các quyết định hoặc giữ nguyên quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh hoặc huỷ quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh và yêu cầu xem xét lại. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định Chánh toà Toà kinh tế phải ra quyết định mới. Quyết định này phải được gửi cho Chánh án Toà án và các bên đương sự. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định mới của Chánh toà Toà kinh tế nếu các bên còn khiếu nại thì trong thời hạn bảy ngày, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh phải xem xét, quyết định. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành. - Xác định tình trạng phá sản Theo điều 2, Luật Phá sản Doanh nghiệp thì doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp "gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn". Tại điều 3, Nghị định 189/CP ngày 23 - 12 - 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nếu "kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong 3 tháng liên tiếp". Vì thế, để xem xét và kết luận một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản, về mặt pháp luật, đòi hỏi phải làm rõ các vấn đề sau: + Nguyên nhân gây ra thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản; + Thời hạn thua lỗ; - 24 - + Các biện pháp tài chính cần thiết mà doanh nghiệp đã áp dụng để khắc phục hậu quả thua lỗ. - Mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Theo quy định tại điều 13 và điều 15 của Luật Phá sản Doanh nghiệp 1993, sau khi xem xét đơn và các tài liệu liên quan, Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trường hợp quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, quyết định phải nêu rõ lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp; họ, tên của Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các nhân viên Tổ quản lý tài sản được chỉ định. - Tổ chức hội nghị chủ nợ Tổ chức hội nghị của các chủ nợ được tiến hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khóa danh sách chủ nợ. Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì. Giấy triệu tập chủ nợ và bản sao phương án hòa giải cùng các giải quyết tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được gửi cho các thành viên và những người tham dự hội nghị chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc hội nghị. Điều 30 của Luật Phá sản Doanh nghiệp cũng quy định hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần, nếu không đủ quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm tham gia hoặc đa số chủ nợ có mặt ở hội nghị biểu quyết hoãn hội nghị. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hoãn hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại hội nghị chủ nợ và chủ trì hội nghị. Trường hợp hội nghị chủ nợ không thành do không đủ số chủ nợ theo quy định thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải được đăng báo địa phương, báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp. - Ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Điều 36, Luật Phá sản Doanh nghiệp quy định, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây : - 25 - 1- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật này; 2- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này; 3- Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; 4- Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; 5- Trong thời hạn tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản; 6- Trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ trốn hoặc bị chết và người thừa kế từ chối thừa kế hoặc không có người thừa kế. Theo điều 37, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải nêu rõ tên của Toà án, họ và tên của Thẩm phán giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; ngày và số thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; tên và địa chỉ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản; ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp; lý do tuyên bố phá sản doanh nghiệp; phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp. Quyết định này phải được gửi cho các chủ nợ, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán ra quyết định bảo toàn tài sản thế chấp hoặc cầm cố, tổ chức việc xác định giá trị của những tài sản đó. Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ của chủ nợ có bảo đảm, thì chủ nợ đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm khác. Nếu giá trị của tài sản cầm cố hoặc thế chấp đó lớn hơn số nợ, thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản. Việc phân chia giá trị tài - 26 - sản còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên của pháp luật mà không được tiến hành một cách tùy tiện. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ và doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có quyền gửi đơn khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này. Hết thời hạn đó, nếu không có khiếu nại, kháng nghị, thì quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Trường hợp có khiếu nại, kháng nghị, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị, Thẩm phán đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực, Thẩm phán phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về quyết định này. - Tổ chức quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyết của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trưởng phòng thi hành án chỉ định Chấp hành viên phụ trách thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản và kiểm tra, giám sát công việc của Tổ thanh toán tài sản. Thành phần Tổ thanh toán tài sản phải bao gồm chấp hành viên, cán bộ Phòng thi hành án; đại diện các cơ quan tài chính, ngân hàng cùng cấp; đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn; đại diện doanh nghiệp bị phá sản. Thành viên Tổ quản lý tài sản có thể được chỉ định tham gia Tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản do Chấp hành viên làm tổ trưởng. Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng thi hành án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, đương sự có quyền khiếu nại lên Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn, Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Thông tư - 27 - pháp phải xem xét, giải quyết và trả lời cho người khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định của Trởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp thì đương sự có quyền khiếu nại lên Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự phải ra quyết định hoặc là giữ nguyên quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định bị khiếu nại và giao cho Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp giải quyết lại. Kết thúc việc thanh toán, Trưởng phòng thi hành án ra quyết định chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. - 28 - Chƣơng 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG TỒN TẠI, VƢỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA 2.1.1. Thực tế giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nƣớc ta Kể từ ngày 1/7/1994, Luật Phá sản Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực thi hành. Để thực hiện Luật Phá sản Doanh nghiệp, Toà Kinh tế được thành lập nằm trong hệ thống Toà án nhân dân có nhiệm vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Từ đó đến nay, sau 8 năm được đưa vào thực tiễn, việc áp dụng đạo luật này cho thấy số doanh nghiệp được Toà án thụ lý và giải quyết phá sản là những con số quá khiêm tốn. Mỗi năm, toàn ngành Toà án chỉ nhận được và thụ lý khoảng 30 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong số đó khoảng 1/2 số đơn phải đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết hoặc giải quyết bằng hoà giải thành. Theo Báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao, kể từ khi Luật Phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành cho đến hết năm 2001, số lượng vụ việc phá sản được thụ lý và giải quyết qua các năm như sau: + Năm 1994: Trong năm 1994, Toà án nhân dân địa phương (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ) thụ lý 05 vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng chưa giải quyết xong vụ nào. Cả 5 doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản đều là doanh nghiệp tư nhân và có địa điểm tại 5 địa phương trên [39; tr. 19,20]; + Năm 1995: Theo thống kê, số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong năm nay có tăng hơn năm trước, thành phần cũng đa dạng hơn. Trong năm nay, đã có 17 tỉnh, thành phố thụ lý 27 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp tư nhân, 8 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 6 doanh - 29 - nghiệp Nhà nước, 1 Công ty cổ phần, 2 hợp tác xã và 1 doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các Toà án đã giải quyết xong 21 vụ (kể cả số vụ đã thụ lý trong năm 1994 chuyển sang), trong đó hoà giải thành công 10 vụ, tạm đình chỉ giải quyết phá sản 6 vụ và tuyên bố phá sản 5 vụ [40, tr. 33]; + Năm 1996: So với năm 1995, số lượng vụ việc thụ lý phá sản doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 22 vụ việc, trong đó các Toà án đã thụ lý và giải quyết xong 11 vụ (gồm có 7 doanh nghiệp tư nhân, 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn và 2 doanh nghiệp Nhà nước). Trong số 11 vụ đã giải quyết, có 4 quyết định của cấp sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị. Các Toà Phúc thẩm đã thụ lý và giải quyết phúc thẩm 4 vụ (huỷ 3, cải sửa l) [41, tr. 31]; + Năm 1997: Các Toà án nhân dân địa phương đã thụ lý tổng số 22 vụ việc, trong đó các Toà án đã giải quyết xong 15 vụ (ra quyết định tuyên bố phá sản 12 và ra quyết định công nhận hoà giải thành là 3 vụ) [42, tr. 36]; + Năm 1998: Trong năm này, chỉ có 15/61 tỉnh, thành phố thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản với tổng số là 23 trường hợp, trong đó giải quyết ra quyết định tuyên bố phá sản 3 vụ (2 doanh nghiệp Nhà nước, 1 doanh nghiệp tư nhân) [43, tr. 35]; + Năm 1999: Toà án nhân dân đã thụ lý 22 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản và đã ra quyết định tuyên bố phá sản 7 doanh nghiệp. Đặc biệt, trong năm này, riêng Toà án nhân dân Thành phố Hồ chí Minh đã thụ lý 5 vụ và giải quyết xong 3 vụ [44, tr. 6]; + Năm 2000: Trong năm 2000, số vụ thụ lý giảm hẳn, chỉ còn 8 vụ (kể cả 1 vụ từ năm 1999 chuyển sang). Toà án nhân dân các địa phương đã giải quyết ra quyết định tuyên bố phá sản 8 doanh nghiệp [45, trang 42]; + Năm 2001: Số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản giảm hẳn, tính cả năm, cả ngành Toà án chỉ thụ lý 6 vụ việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp cộng với 4 vụ tồn - 30 - từ năm 2000 chuyển sang. Trong năm này, Toà án đã giải quyết ra quyết định tuyên bố phá sản 6 doanh nghiệp [46, tr. 25]. Nhìn chung, số doanh nghiệp được các Toà án giải quyết bằng quyết định tuyên bố phá sản thì các quyết định đó đều được đưa ra thi hành bởi các cơ quan thi hành án ở các địa phương nơi doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính. Hiện nay, trong cả nước mới có khoảng 20 Phòng thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhận thụ lý và tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Hầu hết, việc thi hành các quyết định tuyên bố phá sản đều được thực hiện bởi các cơ quan thi hành án ở các tỉnh phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Trà Vinh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh,… Chỉ một vài tỉnh phía Bắc, cơ quan thi hành án thực thi nhiệm vụ này như: Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,… Sau đây, chúng tôi xin trình bày về một số vụ giải quyết phá sản điển hình mà Tòa Kinh tế của các tỉnh, thành phố đã giải quyết bằng cách thức và quyết định khác nhau. 2.1.1.1. Một số vụ đƣợc Tòa án giải quyết bằng việc ra các quyết định tuyên bố phá sản Vụ thứ nhất: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Xí nghiệp chế biến dịch vụ thủy sản Thăng Bình [36] Xí nghiệp chế biến dịch vụ thủy sản Thăng Bình (Quảng Nam - Đà Nẵng) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại quyết định số 52/QĐUB ngày 15/01/1993 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 101090 ngày 23/02/1993 của Trọng tài kinh tế tỉnh là chế biến nước mắm, bột cá, dịch vụ vật tư thủy sản, khai thác thủy sản. Do làm ăn sa sút, thua lỗ, ngày 01/05/1995, Giám đốc xí nghiệp, công đoàn xí nghiệp đều có đơn đề nghị giải quyết phá sản với lý do không có khả năng phục hồi lại hoạt động kinh doanh và không trả được lương của người lao động trong 3 tháng liên tiếp. Ngày 04/07/1995, Tòa án nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết - 31 - định số 01/QĐ - TA về việc mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Xí nghiệp chế biến dịch vụ thủy sản Thăng Bình. Qua quá trình thu thập, đánh giá các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của xí nghiệp, Hội đồng xét xử thấy xí nghiệp thua lỗ do quá yếu kém trong quản lý (không tính toán chặt chẽ chi phí đầu vào, sử dụng tài sản không hiệu quả, trình độ cán bộ quản lý thấp... ). Mặc dầu giá trị tài sản trên bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp (lập ngày 30/06/1995) là 598.206.981 đồng (trong đó tài sản cố định là 515.577.107 đồng) và số nợ đến hạn là 296.595.058 đồng nhưng xí nghiệp không thể thanh toán được vì khả năng thanh toán quá thấp (tổng số tiền và tương đương tiền ước khoản 10.000.000 đồng, chỉ chiếm 3,3% so với nợ đến hạn). Mặt khác, xí nghiệp không thể bán nhà xưởng, thiết bị để trả nợ vì nó có vai trò sống còn với xí nghiệp. Hơn nữa, do kinh doanh thua lỗ nên không ngân hàng nào đồng ý cho xí nghiệp tiếp tục vay mà yêu cầu xí nghiệp trả nợ vay đến hạn. Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Thủy sản sau khi xem xét tình hình kinh doanh của xí nghiệp đã quyết định không áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết (cấp vốn, cho vay ưu đãi, ...) để phục hồi khả năng hoạt động của xí nghiệp nữa mà đồng ý chấm dứt hoạt động của xí nghiệp dưới hình thức phá sản. Như vậy, không có bất kỳ nguồn tài chính nào có thể cứu vãn xí nghiệp thoát khỏi tình trạng thua lỗ và trả được các khoản nợ đến hạn. Tại Hội nghị chủ nợ ngày 17/10/1995, Giám đốc xí nghiệp không đưa ra phương án hòa giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh. Do vậy, Hội nghị chủ nợ chỉ thảo luận và thông qua phương án phân chia tài sản của xí nghiệp. Theo bảng tổng kết tài sản do Tổ quản lý tài sản lập ngày 12/09/1995, tổng giá trị tài sản của xí nghiệp là 565.205.227 đồng (trong đó tài sản cố định là 515.433.304 đồng), tổng số nợ phải trả là 463.630.161 đồng. Từ những phân tích trên, Tòa án nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng, áp dụng điều 36, Luật Phá sản doanh nghiệp đã quyết định tuyên bố phá sản Xí nghiệp chế biến dịch vụ thủy sản Thăng Bình cùng với phương án phân chia tài sản, chấm dứt - 32 - sự tồn tại của xí nghiệp kể từ ngày 15/11/1995 (Quyết định số 01/QĐ - PS ngày 10/11/1995) [36]. Vụ thứ hai: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa [37] Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 1457 TC/UBTH ngày 26/11/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105183 ngày 20/1/1993 do Trọng tài kinh tế tỉnh Thanh Hóa cấp. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã lợi dụng sơ hở trong quản lý kinh tế, cố tình làm trái các quy định của Nhà nước, gây nhiều thiệt hại và hậu quả xấu. Giám đốc cùng một số cán bộ chủ chốt trong Công ty hợp pháp hóa nhiều giấy tờ, chứng từ dưới nhiều hình thức để thanh toán khống, tham ô hàng trăm triệu đồng và gây thiệt hại cho Công ty hàng tỷ đồng. Vì thế, dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài, đời sống cán bộ công nhân viên vô cùng khó khăn, giám đốc và một số cán bộ chủ chốt của Công ty phải vào tù, Công ty chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh và ở vào tình trạng phá sản hoàn toàn. Tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất ngày 31/03/1996, Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa không có phương án phục hồi sản xuất - kinh doanh mà hoàn toàn nhất trí như tất cả các chủ nợ là đề nghị Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản. Trên cơ sở Hội nghị chủ nợ, để có căn cứ cho việc tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật, Tòa án đã có văn bản trưng cầu cơ quan kiểm toán Nhà nước tỉnh Thanh Hóa xác định lại các khoản nợ phải thu, phải trả và kết quả kinh doanh của Công ty nhưng chi nhánh Công ty dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán - kiểm toán tại Thanh Hóa đã từ chối kiểm toán với lý do trước đó nhiều năm, Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa đã không quyết toán tài chính; hồ sơ, chứng từ bị thiếu và thất lạc; giám đốc cũ ở tù, giám đốc mới không được nhận bàn giao hồ sơ, tài liệu mà chỉ làm nhiệm vụ trông coi, bảo quản tài sản và làm việc theo yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra. - 33 - Vì những lí do trên, căn cứ vào các điều 36, 37, 38, 39 của Luật Phá sản doanh nghiệp, vào Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 và Nghị định 92/CP ngày 19/12/1995 của Chính phủ, ngày24/07/1998, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 1591 QĐPS/TATH tuyên bố phá sản Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa. Trong quá trình mở thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản, Tòa án đã tiến hành xác định và làm rõ các khoản phải thu, phải trả, định giá tài sản còn lại, xử lý các khoản nợ đang tranh chấp. Cụ thể, tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty là 1.066.878.511 đồng (trong đó, nợ phải thu là 971.794.511 đồng). Số tài sản này được dùng để thanh toán chi phí phá sản: 40.194.000 đồng, thanh toán tiền chế độ cho người lao động: 121.109.407 đồng, trả cho chủ nợ có bảo đảm: 89.213.740 đồng; còn lại 856.361.364 đồng sẽ được chia cho 8 chủ nợ không có bảo đảm với số nợ là 3.034.875.487 đồng (mỗi chủ nợ được trả 28% số tiền còn nợ). Số lệ phí phá sản do Công ty chịu là 300.000 đồng. Ngân hàng công thương Thanh Hóa được trả lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp trước đây [37]. Vụ thứ ba: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ xuất - nhập khẩu Tân Bình (Tamexco) [27] Công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ xuất - nhập khẩu Tân Bình thành lập theo giấy phép số 52/QĐ - UB ngày 21/12/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có chức năng kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch và xuất - nhập khẩu. Tháng 10/1995, giám đốc Công ty bị bắt trong một vụ án hình sự và bị truy tố trước pháp luật. Tháng 3/1997, đại diện Công ty nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo chủ trương của cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, mãi đến ngày 30/08/1997, sau khi có ý kiến của cơ quan kiểm toán và có kết quả xét xử vụ án hình sự đối với giám đốc Công ty, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mới ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Tamexco. Qua quá trình xác minh, tổng công nợ phải trả của Công ty là 368.321.392.108 đồng, tổng giá trị tài sản là 263.005.363.093 đồng (trong đó, nợ - 34 - phải thu 253.541.520.213 đồng), mất khả năng thanh toán 105.316.029.015 đồng. Số nợ phải thu có khả năng thu hồi rất thấp. Do không có phương án hòa giải, không có các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh nên Hội nghị chủ nợ họp ngày 30/12/1997 đã quyết định tuyên bố phá sản Công ty và thông qua phương án phân chia tài sản. Tuy nhiên, do có vướng mắc về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đang có trách nhiệm thi hành án nên đến ngày 31/03/1999, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mới công bố quyết định tuyên bố phá sản Tamexco theo quyết định số 01/QĐ - PSDN. Do hai trong số các chủ nợ có đơn khiếu nại nên hồ sơ đã được chuyển lên Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xem xét. Sau khi xem xét, Tòa phúc thẩm đã ra quyết định bác đơn khiếu nại và công nhận quyết định tuyên bố phá sản Tamexco của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực pháp luật thi hành [27]. 2.1.1.2. Một số vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đƣợc giải quyết bằng việc Tòa án ra quyết định công nhận biên bản hòa giải thành và tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Vụ thứ nhất: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Hiệp Phong [27] Công ty TNHH Thương mại Hiệp Phong được thành lập theo giấy phép số 048389 ngày 11/03/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chuyên kinh doanh về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông - thủy - hải sản, lương thực - thực phẩm. Ngày 10/11/1994, Công ty có đơn xin giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp gửi đến Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12/12/1994, Tòa Kinh tế quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty ở thời điểm Tòa án thụ lý hồ sơ là 238.138.781 đồng (trong đó nợ phải thu là 173.692.334 đồng); tổng số nợ phải trả đã được Tòa án xác định là 4.377.773.596 đồng (trong đó, nợ có bảo đảm là 467.010.000 đồng). - 35 - Ngày 17/01/1996, Tòa Kinh tế tổ chức Hội nghị chủ nợ để thảo luận phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết quả Hội nghị chủ nợ đã nhất trí 100%, biểu quyết thông qua phương án hòa giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của Công ty. Tòa án đã có quyết định số 01/QĐCNHGT ngày 01/02/1996 công nhận biên bản hòa giải thành và quyết định số 01/QĐTĐC - PS ngày 01/02/1996 tạm đình chỉ giải quyết phá sản doanh nghiệp đối với Công ty TNHH Thương mại Hiệp Phong. Vụ thứ hai: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty Du lịch Khách sạn Quảng Bình [35] Công ty Du lịch - Khách sạn Quảng Bình là một doanh nghiệp Nhà nước có giá trị tài sản hiện đang quản lý, sử dụng là 7.800.000.000 đồng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã có số nợ mất khả năng thanh toán là 3.079.000.000 đồng và 10.529 USD. Sau khi có đơn xin tuyên bố phá sản của Công ty, Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã thụ lý đơn ngày 26/11/1994. Ngày 15/07/1995, Tòa Kinh tế đã tổ chức Hội nghị chủ nợ để thông qua phương án hòa giải, tổ chức lại hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty. 19 trên 30 chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ đã có mặt (trong đó có 18/29 chủ nợ không có bảo đảm, chiếm 60,07%, đại diện cho 1.800.000.000 đồng trên tổng số nợ không có bảo đảm là 1.900.000.000 đồng; có 1/1 chủ nợ có bảo đảm đại diện cho số nợ 1.232.000.000 đồng). Sau khi nghe Giám đốc Công ty trình bày phương án trả nợ và tổ chức lại hoạt động kinh doanh của Công ty, các chủ nợ đã tiến hành thảo luận và nhất trí thông qua các vấn đề sau: 1) Thống nhất phương án thanh toán nợ (phương án số 66/PA - DLKS ngày 25/06/1995 của Công ty Du lịch - Khách sạn Quảng Bình); 2) Thống nhất trật tự thanh toán nợ theo thứ tự ưu tiên (ưu tiên nợ có bảo đảm trước, trả nợ gốc trước, nợ lãi sau hoặc thanh toán theo tỷ lệ); 3) Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện cho Công ty thanh toán nợ theo đúng phương án và tổ chức lại kinh doanh để duy trì doanh nghiệp. - 36 - Căn cứ vào hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Công ty và biên bản hòa giải thành của Hội nghị chủ nợ, Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định số 19/TA - KT ngày 01/08/1995 công nhận biên bản hòa giải thành và tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty Du lịch Khách sạn Quảng Bình. Vụ thứ ba: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty chế biến thủy hải sản Hùng Vƣơng [27] Công ty chế biến thủy - hải sản Hùng Vương được thành lập theo giấy phép số 100/QĐ - UB ngày 18/03/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng sản xuất - kinh doanh, chế biến thực phẩm đông lạnh. Ngày 01/06/1998, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Công ty. Ngày 20/06/1998, Tòa án có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với Công ty chế biến thủy hải sản Hùng Vương. Tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty được xác định là 13.311.791.688 đồng (trong đó nợ phải thu là 1.867.329.793 đồng), tổng số nợ phải trả là 225.395.657.790 đồng, mất khả năng thanh toán 212.083.866.102 đồng. Ngày 28/10/1998, Tòa án tổ chức Hội nghị chủ nợ. Các chủ nợ đã thống nhất phương án tổ chức lại hoạt động kinh doanh của Công ty và hòa giải thành. Ngày 01/11/1998, căn cứ vào biên bản hòa giải thành của Hội nghị chủ nợ, Tòa án đã có quyết định tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với Công ty chế biến thủy - hải sản Hùng Vương. 2.1.1.3. Một số vụ đƣợc giải quyết bằng việc Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Vụ thứ nhất: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH May mặc và chế biến nông sản Ngọc Thảo [27] Công ty TNHH May mặc và chế biến nông sản Ngọc Thảo thành lập theo giấy phép số 112/GP - UB ngày 23/03/1992 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng kinh doanh may mặc, chế biến nông sản xuất khẩu. - 37 - Đơn đề nghị giải quyết tuyên bố phá sản của Công ty Ngọc Thảo được Tòa án thụ lý ngày 30/07/1997. Ngày 08/08/1997, Tòa án nhân dân thành phố ra quyết định số 02/TTPS - KT về việc mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty Ngọc Thảo. Tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty là 199.485.655.543 đồng (trong đó nợ phải thu là 169.898.000 đồng); tổng số nợ phải trả là 324.257.263.422 đồng, Công ty mất khả năng thanh toán số nợ là 124.771.607.879 đồng. Ngày 29/06/1998, Tòa án tổ chức Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Do chưa đủ thành phần chủ nợ tham dự theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp nên Hội nghị chủ nợ lần 1 tạm hoãn. Ngày 17/07/1998, Tòa án tổ chức Hội nghị chủ nợ lần thứ hai. Lần này, cũng do không đủ số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm nên Hội nghị chủ nợ lần này lại không thành. Theo quy định tại điều 31, Luật Phá sản Doanh nghiệp, sau 2 lần tổ chức Hội nghị chủ nợ không thành, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với Công ty TNHH Ngọc Thảo. Vụ thứ hai: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Thƣơng mại Bảo Sơn [27] Công ty TNHH Thương mại Bảo Sơn thành lập theo giấy phép số 2984/GP TLDN ngày 16/11/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng mua bán lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình, ô tô, xe gắn máy, vật liệu xây dựng, phân bón... Công ty Bảo Sơn có đơn đề nghị giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và được Tòa án thụ lý ngày 04/01/1999. Ngày 10/02/1999, Tòa án nhân dân thành phố ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty Bảo Sơn. Tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty là 127.249.920 đồng (trong đó nợ phải thu là 68.375.430 đồng); tổng số nợ phải trả là 8.697.362.232 đồng, Công ty mất khả năng thanh toán số nợ là 8.570.011.312 đồng. Ngày 12/10/1999, Tòa án tổ chức Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất nhưng phải hoãn do chưa đủ thành phần chủ nợ tham dự theo quy định của Luật Phá sản doanh - 38 - nghiệp. Ngày 11/11/1999, Tòa án tổ chức Hội nghị chủ nợ lần thứ hai. Lần này, cũng do không đủ số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm nên Hội nghị chủ nợ lần này lại không thành. Theo quy định tại điều 31, Luật Phá sản doanh nghiệp, sau 2 lần tổ chức Hội nghị chủ nợ không thành, Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với Công ty TNHH Bảo Sơn. 2.1.1.4. Một số vụ giải quyết phá sản bị khiếu nại, kháng nghị Vụ thứ nhất: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp tƣ nhân Kim Thoại [31] Doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại được thành lập theo giấy phép số 015121/GP - TLDN - 01 ngày 25/01/1994 (thay cho giấy phép số 004/TN - ĐKKD ngày 26/06/1991 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ). Chủ doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại làm đơn xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp của mình. Ngày 29/01/1996, Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 01/QĐPS về việc tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại. Ngày 16/02/1996, các chủ nợ có đơn kháng cáo với nội dung quan hệ giữa chủ doanh nghiệp Kim Thoại với các chủ nợ là quan hệ dân sự, không thể giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp được. Việc vay mượn tiền, vàng của chủ doanh nghiệp không sử dụng cho hoạt động kinh doanh mà mang tính chất lừa đảo. Việc xin phá sản doanh nghiệp là giả tạo, báo cáo tài chính của doanh nghiệp không được cơ quan kiểm toán xác nhận, không có căn cứ để giải quyết phá sản. Trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại, các cán bộ Tòa Kinh tế tỉnh Cần Thơ đã có biểu hiện vi phạm pháp luật (vận động các chủ nợ rút đơn kháng cáo đối với quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân tỉnh). Ngày 04/03/1996, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Cần Thơ có quyết định số 02/QĐKT kháng nghị quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ với nội dung như kháng cáo của các chủ nợ và đề nghị hủy bỏ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ; đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố - 39 - phá sản của doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại để giải quyết, xử lý bằng các biện pháp hình sự. Qua xem xét hồ sơ xin tuyên bố phá sản của doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao nhận thấy nổi cộm các vấn đề sau: - Thứ nhất, trước ngày 25/01/1994, chủ cơ sở kinh doanh Kim Thoại chưa phải là doanh nghiệp tư nhân nên chưa phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Phá sản. Doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại chỉ được chính thức thành lập từ ngày 25/01/1994 theo giấy phép thành lập số 015121/GP - TLDN - 01 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ; - Thứ hai, không đủ căn cứ pháp lý để xác định doanh nghiệp thực sự thua lỗ trong kinh doanh, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ đến hạn do doanh nghiệp Kim Thoại không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính không có xác nhận của cơ quan kiểm toán. Mặt khác, nội dung báo cáo hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có nhiều vấn đề không minh bạch, không rõ ràng (chi phí cao gấp 2 - 3 lần thu nhập; nợ thực tế cao gấp 5 lần so với tính toán... ). Bên cạnh đó, doanh nghiệp không nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Hồ sơ thể hiện rõ hành vi lừa gạt, lạm dụng lòng tin của các chủ nợ, dùng các giấy tờ, văn bản photo liên quan đến tài sản của doanh nghiệp để cầm cố, thế chấp ở nhiều nơi để vay tiền, vàng và mua chịu hàng hóa. - Thứ ba, Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ đã không xem xét xử lý phần tài sản riêng của chủ doanh nghiệp ngoài số tài sản của doanh nghiệp. Điều này trái với quy định tại điều 19 của Luật Phá sản doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định hủy toàn bộ quyết định số 01/QĐPS ngày 29/01/1996 của Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại; đồng thời đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại và giao toàn bộ hồ sơ cho cấp sơ thẩm tỉnh Cần Thơ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. - 40 - Vụ thứ hai: Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Thanh Liêm [49] Chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm đã nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp mình. Ngày 20/03/1996, Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã ra quyết định số 01/QĐ - PS - 96 để tuyên bố phá sản doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm. Ngày 08/04/1996, với tư cách là một chủ nợ của doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín, chi nhánh Gò Vấp đã có đơn khiếu nại đối với quyết định tuyên bố phá sản nói trên. Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đơn và mở phiên họp ngày 02/08/1996 để giải quyết khiếu nại. Tòa nhận thấy rằng, khi mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm của Tòa án nhân dân tỉnh Long An được thực hiện theo đơn yêu cầu của chính chủ doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đã không có các tài liệu kèm theo (bản sao các tài liệu kế toán, báo cáo tài chính) bởi vì doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm không mở sổ sách kế toán, không thực hiện đúng khoản 6, điều 25, Luật Doanh nghiệp tư nhân. Do thiếu tài liệu bắt buộc trong thủ tục giải quyết phá sản nên không có đầy đủ căn cứ để xác nhận doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm thực sự gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, không có cơ sở để tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Vì thế, căn cứ vào điều 40, Luật Phá sản doanh nghiệp, Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp số 01/QĐ PS - 96 ngày 20/03/1996 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Việc thanh toán nợ giữa doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm với các chủ nợ được thực hiện theo các quan hệ pháp luật thích ứng khác. 2.1.2- Đánh giá quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp Từ thực tiễn của quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời gian qua, có thể đánh giá chung một vài điểm nổi bật sau đây: - 41 - Thứ nhất, số lượng các vụ việc Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản chưa phản ánh chính xác về tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Con số ít hơn 30 vụ trong mỗi năm mà Toà án đã thụ lý đơn để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là một thực tế cho thấy một tỷ lệ hết sức bé nhỏ so với hơn 80.000 doanh nghiệp đang tồn tại và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường. Theo chúng tôi, điều đó chưa phản ánh đúng thực trạng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp đang hoạt động. Không thể thống kê một cách chính xác nhưng chắc chắn, số lượng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, phải tiến hành thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp sẽ là lớn hơn rất nhiều so với số doanh nghiệp đã có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản gửi tới Toà án ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chúng ta đều biết, kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, với những qui định được đánh giá là khá thông thoáng nên số doanh nghiệp được thành lập đã tăng lên rất nhiều so với thời gian gần chục năm trước đó. Trong khi đó, số doanh nghiệp có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản lại hầu như không có sự thay đổi, thậm chí sau này còn có chiều hướng giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân của tình trạng này là ở sự thiếu chặt chẽ và việc không bắt kịp yêu cầu thực tiễn để có thể áp dụng có hiệu quả Luật Phá sản Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành nó. Thứ hai, sự nhận thức chưa đúng đắn về Luật Phá sản Doanh nghiệp từ phía các doanh nghiệp, người lao động kể cả một số cơ quan Nhà nước là tình trạng phổ biến vẫn còn tồn tại. Đặc biệt, trong những năm đầu, kể từ khi Luật Phá sản Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực, các doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp, nơi mà hiện tượng phá sản không xảy ra và ý thức về nó hoàn toàn là hiện tượng xấu xa, không đáng có. Sự nhận thức sai lệch đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp, nhất là đối với việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản các doanh nghiệp Nhà nước. Do tồn tại rất lâu cơ chế mà doanh nghiệp chỉ có quyền mà không phải gánh chịu trách nhiệm nên giải quyết doanh nghiệp bằng - 42 - phương pháp loại bỏ nó khỏi thương trường là điều chưa dễ được chấp nhận. Các doanh nghiệp ngại trước việc đưa nhau ra toà vì sợ mất quyền lợi cá nhân, người lao động ngại trước việc nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản vì sợ mất một chỗ làm việc vốn từ lâu đã ổn định trong doanh nghiệp nhà nước. Có trường hợp, cơ quan quản lý không đưa ra được ý kiến dứt khoát của mình về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Nhà nước, còn lấn cấn giữa giải quyết phá sản với việc giải thể doanh nghiệp. Trong khi phá sản và giải thể là những vấn đề có tính chất, đặc điểm pháp lý riêng biệt, việc giải quyết cũng được qui định bằng những thủ tục pháp lý khác nhau. Thực tiễn cho thấy nhiều hồ sơ đòi nợ không đủ giấy tờ, sổ sách, chứng từ kế toán hay hồ sơ kiểm toán nên khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, Toà án đã không thụ lý các vụ này. Ví dụ: Công ty Marion là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, Công đoàn Công ty nộp đơn nhưng thiếu thủ tục theo qui định; Hợp tác xã Thành Công nộp đơn nhưng không có hồ sơ kiểm toán; Công ty mài Lam Sơn là một doanh nghiệp nhà nước khi nộp đơn không có ý kiến của cơ quan chủ quản là Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; [27; tr. 1] Tính đến hết năm 2001, con số 11 trong số 21 đơn không được Toà Kinh tế Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận đã chứng minh điều đó. Có trường hợp, chủ nợ không gửi đơn đến Toà án mà lại gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước để yêu cầu. Đó là trường hợp vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Computer Việt Nam, một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh bị các chủ nợ gửi hồ sơ cho Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu, sau đó Uỷ ban Nhân dân thành phố lại chuyển sang cho Sở Kế hoạch và đầu tư và cuối cùng Sở Kế hoạch và đầu tư mới chuyển sang cho Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết. Thứ ba, Luật Phá sản Noanh nghiệp thực tế được áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - 43 - Phạm vi áp dụng của Luật Phá sản Doanh nghiệp là đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Song trên thực tế, đạo luật này mới chỉ được áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong những năm qua, số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém, hiệu quả kinh doanh thấp không phải là ít nhưng do ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, sự “đùm bọc”, “che chở” từ phía Nhà nước cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước bị tuyên bố phá sản là rất ít, nhiều doanh nghiệp thực tế đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn thực hiện giải thể đối với những doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, một số doanh nghiệp liên doanh. Trong tổng số 64 vụ phá sản từ thời điểm năm 1999 về trước thì chỉ có 10 doanh nghiệp Nhà nước, 2 hợp tác xã bị tuyên bố phá sản. Thứ tư, nơi diễn ra các vụ phá sản tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn. Đó là điều hoàn toàn có thể nhận thấy qua số liệu thống kê về tình hình thụ lý và giải quyết phá sản doanh nghiệp. Đây không phải là điểm riêng có của việc đưa Luật Phá sản Doanh nghiệp vào áp dụng tại Việt Nam, bởi vì ở đâu cũng vậy, chỉ có những nơi kinh tế càng phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra càng sôi động thì số doanh nghiệp bị loại khỏi cạnh tranh sẽ ngày càng nhiều. Theo nhận định của Toà án nhân dân tối cao, tính từ khi Luật phá sản Doanh nghiệp có hiệu lực đến nay, số vụ việc được đưa đến Toà án chưa nhiều. Các vụ việc phá sản tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, … Có nhiều địa phương chưa giải quyết một vụ phá sản nào. Thứ năm, số quyết định tuyên bố phá sản chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Do những nguyên nhân khác nhau, nhiều đơn yêu cầu tuyên bố phá sản được gửi đến Toà án nhưng không được thụ lý. Đối với những vụ được thụ lý, việc giải quyết cũng rất khác nhau tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Việc ra quyết định tuyên bố phá sản của Toà án là thấp hơn so với số vụ đã được giải quyết. Trong 10 vụ - 44 - được thụ lý tại Toà kinh tế Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1994 đến hết năm 2001, Toà án chỉ ra quyết định tuyên bố phá sản 4 doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Đức Thắng, Công ty Tamexco, Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ cung ứng hàng hoá xuất - nhập khẩu Thiên Nga và Xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh) [27; tr. 2, 3, 4, 6, 7]. Nhờ đề cao công tác hoà giải, tạo điều kiện để con nợ bàn bạc với các chủ nợ thông qua phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán, nhiều vụ giải quyết phá sản đã được tạm đình chỉ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc giải quyết phá sản bị đình chỉ do Hội nghị chủ nợ không đủ theo qui định của Luật Phá sản doanh nghiệp như trong trường hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Bảo Sơn, Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc Ngọc Thảo - Thành phố Hồ Chí Minh [27; tr. 3, 4] Thứ sáu, việc áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thực tiễn bị vi phạm nhiều về thời hạn tố tụng. Trong thực tế, việc giải quyết phá sản không tuân thủ đúng thời hạn luật định. Có những vụ việc giải quyết kéo dài đến 2 - 3 năm như vụ của Công ty Tamexco thành phố Hồ Chí Minh [27, tr. 3]. Trong khi đó, nếu tính thời gian giải quyết 1 vụ phá sản tính từ thời điểm thụ lý đến khi ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của Luật nếu hòa giải không thành là từ 5 - 8 tháng. Theo qui định của Luật Phá sản Doanh nghiệp, thời gian tính từ khi đăng báo lần đầu quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đến khi triệu tập Hội nghị chủ nợ là 3 tháng rưỡi nhưng thực tế rất nhiều vụ, thời hạn này đều bị vi phạm. Có những vụ thời hạn thực tế này bị kéo dài đến hơn 8 tháng (Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Sơn Thành phố Hồ Chí Minh) [27; tr. 4] hay 10 tháng (Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc và chế biến nông sản Ngọc Thảo - thành phố Hồ Chí Minh [27; tr. 3, 4]; Công ty liên doanh Xovimex - tỉnh Đồng Tháp) [33, tr. 1] Thứ bảy, hầu hết các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đều có số nợ quá nhiều so với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. - 45 - Một đặc điểm chung của các vụ phá sản đã được giải quyết ở nước ta từ năm 1995 cho đến nay là tài sản còn lại của doanh nghiệp chỉ còn lại giá trị rất ít ỏi so với các khoản nợ của mình. Theo các số liệu thống kê cho thấy, các doanh nghiệp khi bị tuyên bố phá sản thì tình hình tài chính đã kiệt quệ. Chưa có vụ phá sản nào doanh nghiệp có thể thanh toán được 30% số nợ, do đó các chủ nợ đều phải chịu thiệt thòi khi thanh toán. Các khoản nợ của doanh nghiệp chủ yếu là nợ Ngân hàng, nợ Ngân sách, chiếm một lượng rất lớn và không có khả năng để thu hồi. Do vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào bị phá sản đều để lại hậu quả hết sức nặng nề về kinh tế, xã hội. Cá biệt là Công ty thương mại Hà Tĩnh bị phá sản theo quyết định số 72/QĐ-PT ngày 16/6/1999 của Toà án nhân dân tối cao có tổng số nợ trên 1.709 triệu đồng trong đó số nợ riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tĩnh đã hơn 1,2 tỷ đồng nhưng tài sản còn lại chỉ còn 168 triệu đồng [48; tr. 2]. Thứ tám, quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp cho thấy nhiều vụ phá sản xảy ra có liên quan đến các hành vi phạm tội. Có nhiều nguyên nhân đưa doanh nghiệp đến chỗ khó khăn về tài chính hay thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, không thanh toán được nợ nhưng qua quá trình giải quyết các vụ phá sản doanh nghiệp cho thấy, không ít các doanh nghiệp không thanh toán được nợ do có hành động kinh doanh lừa đảo, cố ý làm trái, tham ô, chụp giựt, chiếm dụng vốn, giả mạo các chứng từ, sổ sách kế toán. Các hành vi phạm tội ở các doanh nghiệp này có trường hợp được phát hiện và khởi tố trước khi giải quyết phá sản nhưng cũng có những trường hợp hành vi đó được phát hiện khi mà việc giải quyết phá sản đã được tiến hành. Nhìn chung, trong những trường hợp như thế, chúng đều là những cản trở, gây khó khăn cho việc giải quyết phá sản cũng như xét xử các vụ án; chẳng hạn như vụ giải quyết phá sản của Công ty Tamexco hay Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc và chế biến nông sản Ngọc Thảo [27, trang 3], Công ty tơ tằm xuất khẩu Thanh hóa [37; trang 2]. Thêm vào đó là những qui định pháp luật liên quan để giải quyết những vấn đề này còn thiếu cụ thể, không thống nhất đã làm cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn bị kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có liên quan. Điển hình cho trường hợp đó là - 46 - vụ giải quyết phá sản đối với Công ty sản xuất kinh doanh và dịch vụ xuất nhập khẩu Tân Bình (Tamexco) thành phố Hồ Chí Minh [27, trang 3]. 2.2- NHỮNG VƢỚNG MẮC CƠ BẢN ĐƢỢC RÖT RA TỪ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 2.2.1. Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 2.2.1.1. Người có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Thực tế cho thấy, trong những năm qua, số lượng đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp là rất ít so với thực trạng khó khăn, không trả được nợ ở các doanh nghiệp đang hoạt động trên thương trường. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự hạn chế của Luật trong việc qui định về đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đối tượng thứ nhất có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là các chủ nợ. Tại khoản 1, điều 7, Luật Phá sản Doanh nghiệp có qui định: “Sau thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu được giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp”. Thông thường, khi con nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các chủ nợ không thực hiện ngay việc đòi nợ bằng việc gửi đơn đến Toà án yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà họ luôn tìm các biện pháp theo họ là nhanh nhất có thể đòi được nợ, có thể là thoả thuận, thương lượng, giảm nợ có điều kiện hay khởi kiện dân sự kinh tế tại Toà án tuỳ thuộc vào món nợ đó là nợ dân sự hay kinh tế. Cũng có trường hợp chủ nợ sử dụng cả biện pháp hành chính, hình sự để đòi nợ. Trong ý thức của các nhà kinh doanh, việc đòi nợ theo thủ tục phá sản là việc đòi nợ tập thể, việc tham gia đòi nợ theo thủ tục đó sẽ có nguy cơ không lấy lại được nợ hoặc không đủ số nợ vì các chủ nợ của doanh nghiệp mắc nợ rất nhiều và khi phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp phải theo thứ tự ưu tiên nhất định. Do vậy, chủ nợ chỉ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi - 47 - họ thấy có nguy cơ trắng tay hoặc khi đã có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ, họ sẽ tự nguyện ghi tên vào danh sách chủ nợ. Khi đó, quyền, lợi ích hợp pháp của họ vẫn được bảo đảm mà bản thân họ không phải nộp khoản tiền tạm ứng lệ phí phá sản. Trong những trường hợp như thế, việc khôi phục tình trạng mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp mắc nợ, tránh khỏi nguy cơ bị tuyên bố phá sản là việc làm hết sức khó khăn vì lúc này xảy ra tình trạng nợ chồng lên nợ cho doanh nghiệp. Đối tượng thứ hai được quyền yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là người lao động trong doanh nghiệp mắc nợ. Quyền được yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của người lao động được qui định tại điều 8 Luật Phá sản Doanh nghiệp. Người lao động được thực hiện quyền này khi không được doanh nghiệp trả lương trong 3 tháng liên tiếp. Có những trường hợp doanh nghiệp không trả lương cho người lao động nhưng cứ 2 tháng một liên tục thì người lao động cũng không có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp cho thấy rất ít doanh nghiệp bị người lao động yêu cầu tuyên bố phá sản bởi lẽ doanh nghiệp mà phá sản thì người lao động sẽ mất việc làm, mất thu nhập, cuộc sống gia đình họ bị ảnh hưởng đáng kể. Khi không được doanh nghiệp trả lương, họ cũng không chủ động nộp đơn và luôn hy vọng đến một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ phục hồi. Đối tượng thứ ba được quyền nộp đơn chính là doanh nghiệp mắc nợ. Đặc biệt, trong những năm đầu khi Luật Phá sản Doanh nghiệp mới vào cuộc sống, qui định về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nếu phát hiện mình lâm vào tình trạng phá sản hoặc đã được Toà án thông báo về tình trạng này còn gặp rất nhiều khó khăn. Quan niệm về phá sản còn là cái gì đó rất xa lạ, yêu cầu tuyên bố phá sản đối với chính mình chưa phải là thói quen của nhà kinh doanh khi không còn khả năng tài chính. Hơn thế, nhà kinh doanh lại luôn luôn muốn che giấu tình trạng xấu về tài chính của mình vì sợ mất bạn hàng, hy vọng sẽ thoát khỏi tình trạng đó. Cũng có những trường hợp, họ lại muốn che giấu để tìm cách lừa đảo, chiếm dụng thêm tài sản của các doanh nghiệp khác nhằm kiếm chác cho cá - 48 - nhân. Trong những trường hợp như thế, quyền lợi của chủ nợ, của người lao động đều bị ảnh hưởng. Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định đối với doanh nghiệp, việc nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là một nghĩa vụ có nghĩa là công việc bắt buộc phải làm, song lại qui định không chặt chẽ vì nghĩa vụ này không biết được là phải thực hiện ở thời điểm cụ thể nào? Hơn thế, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đó thì trách nhiệm này sẽ ra sao, chế tài nào sẽ được áp dụng trong trường hợp này? Luật Phá sản Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có qui định. Điều này làm xảy ra tình trạng doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng không được phát hiện và như vậy sẽ rất khó khăn trong việc “cứu sống” nó khi còn có thể. Ngoài ba đối tượng trên, không ai có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, trong hoạt động nghiệp vụ của mình, các cơ quan Thanh tra, cơ quan thuế, cơ quan Kiểm toán hay Toà án có thể phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng vì không có quyền yêu cầu Toà án giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp nên doanh nghiệp vẫn tồn tại trong tình trạng mất khả năng thanh toán mà không được ai yêu cầu giải quyết phá sản. Theo qui định tại điều 10, Luật Phá sản Doanh nghiệp thì khi giải quyết các vụ án liên quan đến doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp nào lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp biết để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản. Những đối tượng này, như phân tích ở trên nếu không thực hiện quyền hay nghĩa vụ của mình thì qui định này trở nên không còn hiệu lực trong thực tiễn. 2.2.1.2. Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp Tại khoản 4, điều 3, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định về người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cụ thể như sau: “ Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp uỷ quyền theo qui định của pháp luật”. Vì không được qui định rõ ràng về vấn đề người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp nên Nghị định 189/CP lại có cách giải thích khác và cách giải thích này mới phù hợp với qui định về người đại diện trong Bộ Luật Dân sự. Đại diện hợp pháp bao - 49 - gồm cả đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền chứ không phải chỉ là người được chủ sở hữu ủy quyền. Mặt khác, Luật Phá sản Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không qui định ngoại lệ về vấn đề người đại diện cho doanh nghiệp, do đó trong thực tế đã dẫn đến những cách áp dụng khác nhau xảy ra ở trường hợp đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chết hoặc bỏ trốn hay bị tù vì phạm tội trong tình trạng doanh nghiệp không thanh toán được nợ và họ không thực hiện việc uỷ quyền cho người khác làm đại diện cho doanh nghiệp. Trường hợp này, có Toà nhận đơn do Phó giám đốc doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng có Toà lại không nhận vì Phó giám đốc trong trường hợp này không có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Trong vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Công ty Tamexco, một đại diên Công ty nộp đơn theo chủ trương của cơ quan chủ quản vào tháng 3 năm 1997. Trong vụ này, người đại diện không phải là giám đốc và cũng không phải là người được giám đốc ủy quyền. Giám đốc Công ty đã bị bắt tháng 10 năm 1995 trong một vụ án hình sự và đã bị truy tố trước pháp luật. Nếu không nhận đơn của doanh nghiệp trong trường hợp này và nếu các chủ nợ cũng không nộp đơn thì hậu quả là doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng lại không được giải quyết theo thủ tục phá sản. 2.2.1.3. Tài liệu nộp kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Tại khoản 3, điều 7, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định, kèm theo đơn, chủ nợ phải gửi bản sao giấy tờ đòi nợ, các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng nợ đến hạn. Đối với chủ nợ, việc chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ bằng các tài liệu về các khoản nợ như hướng dẫn tại khoản 3, điều 10, Nghị định 189/CP là một công việc hết sức khó khăn, không có chủ nợ nào thực hiện được. Do đó có thể thấy đây là một qui định không thực tế, làm hạn chế ý định nộp đơn của chủ nợ. Chủ nợ chỉ có thể có những giấy tờ, tài liệu liên quan đến khoản nợ của mình và cũng không biết doanh nghiệp đó không trả hay không có khả năng trả nợ do đó không thể chứng minh được doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. - 50 - Về phía doanh nghiệp mắc nợ cũng vậy, tài liệu kèm theo đơn phải có “Báo cáo quyết toán và thuyết trình chi tiết tình hình tài chính 2 năm cuối cùng hoặc từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động chưa đủ 2 năm. Báo cáo phải được cơ quan Kiểm toán xác nhận, đối với doanh nghiệp Nhà nước còn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo qui định hiện hành” (khoản 3, điều 11, Nghị định 189/CP). Vấn đề đặt ra ở đây là việc kiểm toán đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều 9, Luật Phá sản Doanh nghiệp không qui định doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán đối với báo cáo tài chính như Nghị định 189/CP nên việc yêu cầu về hồ sơ để thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản ở các Toà án cũng không thống nhất. Có Toà án chỉ chấp nhận hồ sơ khi doanh nghiệp đã có xác nhận của cơ quan kiểm toán. Chẳng hạn, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã không giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Hợp tác xã Thành Công vì không có hồ sơ kiểm toán [27, tr. 1]. Ngược lại, cũng có Toà án đã thụ lý đơn mà không yêu cầu doanh nghiệp phải có xác nhận của kiểm toán đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Xác nhận của kiểm toán có được là do yêu cầu của Tòa án đối với cơ quan kiểm toán để kiểm toán lại báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho công tác giải quyết phá sản của Tòa án chứ không phải là một tài liệu bắt buộc kèm theo đơn. Chẳng hạn, trong vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty Vật tư nông nghiệp Minh Hải, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã nhận thụ lý đơn mà không yêu cầu doanh nghiệp phải có hồ sơ kiểm toán [30; tr.1] Để thực hiện kiểm toán cần đến một khoản tiền để chi cho dịch vụ đó. Đối với nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà tài sản còn lại của doanh nghiệp còn không bao nhiêu thì kiểm toán quả là một công việc khó. Hơn thế, có những doanh nghiệp có qui mô nhỏ, vừa mới hoạt động được một năm đã lâm vào tình trạng phá sản với số nợ ít trong khi họ có giấy tờ, hoá đơn, chứng từ, sổ sách đầy đủ, rõ ràng mà buộc phải có kiểm toán nợ thì có cần thiết hay không? Không có qui định nào bắt buộc Toà án phải tạm ứng chi phí cho việc kiểm toán hay bán một - 51 - số tài sản của doanh nghiệp để khi giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thực hiện dịch vụ kiểm toán nên thực tiễn gây không ít lúng túng cho Toà án, bởi hiện nay, tài liệu này cũng là cơ sở quan trọng cho Toà án để xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp. Luật Phá sản Doanh nghiệp chưa qui định ai là người tạm ứng chi phí kiểm toán. Thực tế đã có trường hợp cơ quan quản lý cấp trên phải ứng 50 triệu đồng để doanh nghiệp nộp tiền chi phí kiểm toán cho giải quyết phá sản. Cụ thể là Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ứng trước 50 triệu đồng chuyển tới Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh để trả cho việc kiểm toán của vụ phá sản Công ty xây lắp công nghiệp [54; tr. 3] Mặc dù tài liệu kiểm toán là cơ sở mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ việc phá sản nhưng kết luận kiểm toán chưa được quy định là cơ sở bắt buộc hay chỉ là tài liệu dùng tham khảo để Tòa án giải quyết phá sản. Một khó khăn không phải là nhỏ khi giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cũng như cần phải kiểm toán mà doanh nghiệp đó không chấp hành đúng theo chế độ kế toán, thống kê, không có hoá đơn, chứng từ, sổ sách, ghi chép tuỳ tiện. Chẳng hạn, trong vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản trưng cầu cơ quan Kiểm toán Nhà nước tỉnh xác định lại các khoản nợ phải thu, phải trả, kết quả hạch toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng chi nhánh công ty Dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán và kiểm toán tại Thanh Hóa đã có văn bản số 13 c KT/TH ngày 15 tháng 5 năm 1997 từ chối việc kiểm toán vì trước đó nhiều năm, công ty không thực hiện việc quyết toán tài chính theo Pháp lệnh Kế toán thống kê, hồ sơ, chứng từ kế toán, tài vụ thiếu và thất lạc nhiều [37; tr. 2]. Hay trong vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm, theo yêu cầu của chính doanh nghiệp Thanh Liêm nhưng do doanh nghiệp không mở sổ sách kế toán nên không thể có được các tài liệu kèm theo đơn theo quy định. Vì vậy, trong quyết định phúc thẩm, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã hủy quyết định tuyên bố phá sản Doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm của Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh Long An và đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản do thiếu tài liệu nên không có cơ sở để tuyên bố phá - 52 - sản [49; tr. 3]. Có trường hợp sử dụng hai hệ thống sổ sách, tài liệu thực và tài liệu tạo ra để đối phó với các cơ quan quản lý. Trong thực tế, vụ giải quyết phá sản đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù cơ quan kiểm toán không thể đưa ra kết luận cuối cùng nhưng Toà án vẫn ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp này [27; tr. 2, 3]. Hiện nay chưa có sự tổng kết về kết luận kiểm toán trong các vụ giải quyết phá sản doanh nghiệp song không thể loại trừ trường hợp trong thực tiễn sẽ xuất hiện những kết luận không đúng từ phía cơ quan kiểm toán đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Trong những trường hợp như thế, trách nhiệm sẽ thuộc về ai, cơ quan kiểm toán hay Toà án, nếu Toà án căn cứ vào kết quả sai đó để giải quyết phá sản? Luật pháp không qui định trách nhiệm khi cơ quan kiểm toán có kết luận sai trái, không chính xác. 2.2.1.4. Nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết phá sản Khoản 4, điều 7 và khoản 3, điều 9, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo qui định của pháp luật. Việc áp dụng qui định này trong thực tiễn là không thống nhất. Điều này cho thấy có những cách hiểu khác nhau, những quan điểm trái ngược về cùng một vấn đề. Cụ thể là trong số 20 chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty tư doanh Minh Hoà, chỉ có 8 chủ nợ nộp tạm ứng lệ phí [52, tr. 5]. Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng đã nhận đơn, mở thủ tục và ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp này. Trường hợp này Toà án cấp trên lại có hai quan điểm: Thứ nhất, chỉ chấp nhận đơn và ghi vào danh sách chủ nợ 8/20 chủ nợ, không chấp nhận đơn của người không nộp tạm ứng lệ phí. Thứ hai, chấp nhận toàn bộ 20/20 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản [50; tr. 84] Trường hợp khác, khi giải quyết vụ tuyên bố phá sản doanh nghiệp tư nhân Tây Nam, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã yêu cầu 10 chủ nợ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đều phải nộp một khoản tạm ứng lệ phí như nhau là 300.000 đồng, kể cả doanh nghiệp mắc nợ nộp đơn cũng phải nộp tạm ứng lệ phí. Có Toà án lại chỉ yêu cầu chủ nợ nộp đơn đầu tiên phải nộp tạm ứng lệ phí cho giải quyết phá sản doanh nghiệp. - 53 - 2.2.2- Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến thụ lý đơn và mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 2.2.2.1. Thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong thực tiễn, khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ hay doanh nghiệp mắc nợ chỉ nộp đơn yêu cầu cho Toà án có thẩm quyền mà chưa thực hiện việc nộp các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn cùng với lệ phí giải quyết phá sản hoặc đã nộp nhưng chưa đầy đủ theo qui định của pháp luật. Nhận được đơn yêu cầu của các đương sự, Toà án sẽ xem xét đơn và nếu thấy có thể thụ lý, Toà án sẽ thông báo cho người nộp đơn biết phải gửi thêm những giấy tờ, tài liệu gì cũng như yêu cầu họ phải nộp tiền tạm ứng lệ phí cho vụ giải quyết phá sản đó. Khi nhận đủ các giấy tờ, tài liệu đó thì Toà án mới vào sổ thụ lý. Như vậy, việc xác định ngày thụ lý đơn là ngày nào? Việc xác định thời điểm này liên quan đến việc xác định thời hạn để Toà án ra quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Khi Toà án đã thụ lý đơn thì những đương sự yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nộp đơn sau ngày đó có phải nộp tiền tạm ứng lệ phí nữa không? Hiện nay Luật phá sản Doanh nghiệp chưa có những qui định này. 2.2.2.2. Mở thủ tục và không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Để có được một quyết định đúng đắn khi mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, Chánh Toà kinh tế phải xác định được doanh nghiệp có thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay không vì điều đó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên đương sự. Quyết định này đòi hỏi độ chính xác cao vì nó còn là quyết định mà theo quan điểm của pháp luật hiện hành không ai có quyền khiếu nại, không được đình chỉ hay huỷ bỏ. Sau khi thụ lý đơn, Chánh toà kinh tế phải xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan để xác định các dấu hiệu: Thứ nhất, doanh nghiệp không được trả các khoản nợ đến hạn mặc dù đã áp dụng những biện pháp tài chính cần thiết. Dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp phải vì lý do doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và vì lý do bất - 54 - khả kháng còn những lý do khác thì không được xác định là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Quy định này dẫn đến việc gạt ra ngoài thủ tục phá sản những trường hợp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khác của doanh nghiệp, làm cho nhiều doanh nghiệp tuy đã không kinh doanh được nhưng không thể chấm dứt sự tồn tại của mình. Thứ hai, doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động trong ba tháng liên tiếp. Vấn đề thời gian và phương thức mà doanh nghiệp không trả lương đã được nêu trong phần nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Có điều là việc xác định không trả lương cho người lao động là không trả toàn bộ lương hay một phần lương, không trả một bộ phận người lao động hay toàn bộ đối với người lao động của doanh nghiệp. Qui định này cần được thống nhất để thuận tiện cho việc mở thủ tục giải quyết phá sản tại các Toà án. Việc phân tích qui định về nộp đơn của con nợ và đặc biệt các chủ nợ đã cho thấy các tài liệu phải có trong hồ sơ để yêu cầu giải quyết phá sản khó có thể có được thông tin đầy đủ, chính xác. Tại điểm 4, mục III công văn số 457/KHXX ngày 21/7/1994 của Toà án nhân dân tối cao về việc áp dụng một số qui định của Luật Phá sản doanh nghiệp qui định, ngoài việc xem xét đơn và các giấy tờ, tài liệu kỹ càng, thận trọng, Chánh Toà kinh tế yêu cầu các đương sự trình bày những vấn đề cần thiết và thu thập thêm các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác để ra quyết định. Chánh toà kinh tế là người làm công tác quản lý đồng thời cả công tác chuyên môn. Hơn nữa mỗi Toà án chỉ có một Chánh toà kinh tế nhưng có thể cùng lúc phải giải quyết nhiều vụ việc phá sản doanh nghiệp nên đây thực sự là vấn đề khó khăn đối với họ. Trong thực tế, Chánh tòa kinh tế thường giao cho từng Thẩm phán giải quyết rồi báo cáo lại để ra quyết định. Như vậy, điều này sẽ làm thời gian giải quyết phá sản bị kéo dài. Trong khi đó thời hạn cho việc ra quyết định chỉ là 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn (điều 13, điều 15 Luật Phá sản Doanh nghiệp). Cũng do việc quyết định thời hạn 30 ngày là quá ngắn để thu thập tài liệu, lấy lời khai của các đương sự để xác định tình trạng của doanh nghiệp, nhiều Chánh toà kinh tế các địa phương đã sợ có sai sót nên mặc dù đã nhận đơn của đương sự về - 55 - giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng chưa thụ lý mà dùng thời gian trước khi thụ lý để điều tra, xác minh thu thập chứng cứ, xin ý kiến cấp trên rồi mới quyết định có nhận thụ lý hay không. Điều này cũng sẽ làm cho việc giải quyết phá sản bị kéo dài. Hiện nay, Luật Phá sản Doanh nghiệp chỉ qui định các bên có quyền khiếu nại đối với quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng lại không có quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Nếu quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được phát hiện là không có căn cứ thì cũng không có quy định nào của Luật để hủy bỏ quyết định này và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Từ đó, thực tiễn ở nhiều Toà án địa phương khi thấy việc mở thủ tục giải quyết phá sản của mình là không đủ căn cứ, sau đó không có cách nào để rút quyết định đó và phải xin ý kiến của Toà án nhân dân tối cao. Vì không có cơ sở pháp lý cho trường hợp này nên các Toà án địa phương đã thực hiện việc đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc có Toà ra quyết định tuyên bố phá sản sau đó thông qua kháng cáo, kháng nghị để sửa quyết định của mình. Cụ thể là, trong vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp tư nhân Văn Quốc, do không đủ sổ sách, chứng từ kế toán, Tòa án nhân dân tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau) đã ra quyết định số 07/QĐ - TA ngày 15/11/1996 đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp [51, tr. 5-7] hay như trong vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và phải ra quyết định tuyên bố phá sản dù không đủ căn cứ xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp [34, tr.1, 2]. Sau đó, thông qua kháng cáo, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã hủy quyết định đó và đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp này [49; tr. 3]. Những cách giải quyết đó đều không dựa trên cơ sở pháp lý nào và đều là tuỳ tiện. Khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, Toà án phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo trình tự đã được Luật Phá sản Doanh nghiệp qui - 56 - định bao gồm các giai đoạn yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh, tổ chức hội nghị chủ nợ, tiến hành hoà giải và tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản hoàn toàn không còn tài sản. Xác định được tình trạng đó ở doanh nghiệp nhưng Toà án vẫn phải tiến hành các thủ tục luật định, không được quyền từ chối nhận đơn và phải ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong khi chi phí giải quyết phá sản lại không phải là nhỏ, nguồn tài chính Toà án được ngân sách cấp rất hạn chế, không thể chi trả mọi chi phí này được. 2.2.3. Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến Tổ quản lý tài sản 2.2.3.1. Thành phần của Tổ quản lý tài sản Ở nhiều quốc gia, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được giao cho Toà chuyên trách là Toà phá sản. Ở đó có mặt những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực này. Khác với các quốc gia đó, ở Việt Nam, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được giao cho Toà kinh tế giải quyết. Ở đây các Thẩm phán là các luật gia chưa có đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý kinh tế và đặc biệt là kinh nghiệm về giải quyết phá sản. Vì thế Luật Phá sản Doanh nghiệp đã qui định Tổ quản lý tài sản để tham mưu, giúp việc cho Thẩm phán kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Song theo qui định tại điều 15, Luật Phá sản Doanh nghiệp về thành phần Tổ quản lý tài sản như hiện nay là rất cồng kềnh, biểu hiện sự đại diện cho rất nhiều các lợi ích khác nhau. Các chuyên gia của cơ quan Tài chính, Ngân hàng cũng như các ngành chuyên môn khác phải hoạt động kiêm nhiệm, lại bận rộn với công việc cơ quan của mình không thể có đủ năng lực thực tế để làm tốt nhiệm vụ theo qui định của Luật. Việc tham gia hay không tham gia của Tổ quản lý tài sản vì những lý do này hay lý do khác đều không có qui định pháp lý liên quan nào. Hơn nữa vấn đề trách nhiệm của họ không được rõ ràng nên hiệu quả hoạt động thực tế của họ là rất thấp. Khoản 1, điều 17, Nghị định 189/CP có qui định thành phần của Tổ quản lý tài sản có sự tham gia của chủ nợ có số nợ nhiều nhất cho đến khi hội nghị chủ nợ - 57 - cử người đại diện cho các chủ nợ. Thực tiễn, khi áp dụng qui định này cho thấy nhiều trường hợp, chủ nợ có số nợ nhiều nhất là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có đại diện đang ở nước ngoài hoặc có chủ nợ lại ở địa bàn xa nên họ tham gia vào Tổ quản lý tài sản rất khó khăn. 2.2.3.2. Sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Điều 18, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định: “Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản”. Đối với cả Thẩm phán cũng như toàn bộ thành viên trong Tổ quản lý tài sản, công việc này gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của doanh nghiệp do Tổ quản lý tài sản thực hiện rất lúng túng vì các qui định về giám sát hiện nay còn chưa cụ thể trong khi Thẩm phán và các thành viên của Tổ quản lý tài sản lại chưa có đủ trình độ, kinh nghiệm để hiểu biết những tình huống ở những lĩnh vực khác nhau trong kinh doanh. Đây là một gánh nặng của cơ quan áp dụng pháp luật và làm mất đi tính kịp thời, nhanh nhạy và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cản trở quá trình phục hồi các doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. 2.2.4- Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến thẩm quyền của Thẩm phán trong việc giải quyết khiếu nại về danh sách chủ nợ Việc áp dụng qui định giải quyết khiếu nại của chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ về danh sách chủ nợ của Thẩm phán tại điều 22, Luật Phá sản Doanh nghiệp cũng gặp nhiều vướng mắc. Điều 22 chỉ qui định Thẩm phán có quyền xem xét khiếu nại về danh sách chủ nợ, nếu thấy có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ chứ không qui định Thẩm phán có quyền giải quyết tranh chấp giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong thực tiễn giải quyết phá sản, có vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản một doanh nghiệp tư nhân, Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản đã nhận được 16 tranh chấp cả dân sự và kinh tế trong đó doanh nghiệp mắc nợ không - 58 - xác nhận hoặc chỉ xác nhận số nợ ở mức độ thấp hơn và thấp hơn nhiều so với yêu cầu của chủ nợ. Muốn đưa những trường hợp đó vào danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải xác định được số nợ nên đã giải quyết luôn những tranh chấp đó. Như vậy, vướng mắc cụ thể ở đây là, Thẩm phán của Toà kinh tế lại giải quyết cả những tranh chấp dân sự. Theo qui định của pháp luật hiện hành, điều này không thể thực hiện được. Ngay cả đối với những tranh chấp kinh tế thì Luật Phá sản Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng không qui định việc giải quyết các tranh chấp này được tiến hành theo thủ tục tố tụng nào. Hiện trạng đó của pháp luật khiến cho các Tòa án địa phương rất lúng túng, dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp một cách khá tùy tiện. Có Toà án không giải quyết tranh chấp kinh tế đó như trường hợp giải quyết phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Tamexco. Toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã không giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Tamexco với NishoIwai,… Trong khi đó lại có những vụ giải quyết phá sản, Thẩm phán lại giải quyết luôn vụ án kinh tế đã bị tạm đình chỉ khi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đã được thụ lý hoặc bị đình chỉ khi đã có quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản. Cụ thể là ngày 20 tháng 12 năm 2000, Chánh Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có quyết định số 02/QĐ-TA mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với Công ty xuất nhập khẩu Ninh bình. Công ty này đang là đương sự của vụ án kinh tế do Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo hồ số số 484/KTST thụ lý ngày 4 tháng 11 năm 1998 về tranh chấp hợp đồng kinh tế. Ngày 21 tháng 3 năm 2001, Toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 51/ĐC-KTST đình chỉ vụ án kinh tế giữa Công ty xuất - nhập khẩu Ninh Bình và Công ty trách nhiệm hữu hạn Diên Hồng (thành phố Hồ Chí Minh). Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình đã giải quyết luôn tranh chấp hợp đồng kinh tế đó [11; tr. 5, 6, 7] Như vậy, việc giải quyết vụ án kinh tế cùng với việc giải quyết phá sản hay không lại tuỳ thuộc vào Thẩm phán. - 59 - Nếu giải quyết luôn các tranh chấp kinh tế thì khó khăn đối với Thẩm phán là cùng một lúc phải giải quyết rất nhiều vụ án, kể cả các vụ án phức tạp nên thời gian giải quyết một vụ phá sản sẽ bị kéo dài. Hơn nữa, đối với các tranh chấp kinh tế nói chung được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, các đương sự có quyền khiếu nại để có thể giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhưng việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong quá trình giải quyết phá sản thì các đương sự lại không có quyền đó. Như vậy có thể dẫn đến sự không chính xác, khách quan, công bằng cũng như không bảo đảm quyền lợi của các đương sự. 2.2.5- Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến Hội nghị chủ nợ 2.2.5.1. Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ Điều 29, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định “Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm". Trong trường hợp hội nghị chủ nợ không triệu tập được thì được triệu tập lần thứ hai. Lần này, hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi "có sự tham gia của số chủ nợ đủ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm” (Điều 31). Như vậy, để có thể tổ chức được hội nghị chủ nợ phải có đủ số chủ nợ đại diện cho một tỷ lệ nợ nhất định tham gia. Chính sự hạn chế này về điều kiện tổ chức Hội nghị chủ nợ mà thực tế nhiều Toà án đã phải mất thời gian, công sức để tổ chức hội nghị chủ nợ nhưng vẫn không thành vì doanh nghiệp mắc nợ chỉ có một chủ nợ duy nhất với một khoản nợ. Khi được triệu tập, chủ nợ đó lại không đến dự hội nghị chủ nợ. Chẳng hạn, trong vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc và chế biến nông sản Ngọc Thảo và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Bảo Sơn, do cả hai lần không tổ chức được Hội nghị chủ nợ vì không đủ số chủ nợ theo qui định, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phải đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với hai công ty đó, trong khi trên thực tế, các Công ty này đều không hoạt động nữa [27; tr.4, 5]. 2.2.5.2. Đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp do không tổ chức được hội nghị chủ nợ - 60 - Theo qui định tại khoản 2, điều 31, Luật Phá sản Doanh nghiệp: “Nếu hội nghị chủ nợ không thành do không đủ số chủ nợ theo qui định tại khoản 1 điều này thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp”. Với sự tham gia của các chủ nợ, mục đích trước hết của Hội nghị chủ nợ là để thực hiện quyền của các chủ nợ trong việc xem xét và thông qua phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mắc nợ nhằm phục hồi doanh nghiệp. Khi đã được triệu tập nhưng các chủ nợ vẫn vắng mặt tại hội nghị chủ nợ thì có nghĩa là họ đã từ bỏ việc thực hiện quyền của mình, không chấp nhận việc hoà giải cũng như không thông qua phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qui định việc đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi không đủ chủ nợ tham gia hội nghị chủ nợ như khoản 2, điều 31, Luật Phá sản Doanh nghiệp như vậy là không hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ có mặt khi được triệu tập vì sự vắng mặt của một hay một số chủ nợ mà họ không được thực hiện quyền của mình. Đồng thời, cái không hợp lý của qui định này còn ở chỗ nó vẫn để tồn tại một doanh nghiệp ở trạng thái đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng lại không được giải quyết phá sản [27; tr. 3, 4, 5]. 2.2.5.3. Biểu quyết trong hội nghị chủ nợ Theo qui định tại điều 25, Luật Phá sản Doanh nghiệp, quyền biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ dành cho các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần. Đại diện Công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức Công đoàn chỉ được quyền biểu quyết trong trường hợp họ là người nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Như vậy, chủ nợ có bảo đảm khi tham gia vào Hội nghị chủ nợ không có quyền biểu quyết nhưng trong thực tế có những doanh nghiệp số nợ có bảo đảm chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số nợ của doanh nghiệp như trường hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh có số nợ có bảo đảm tới 90% tổng số nợ của doanh nghiệp. Trong trường hợp như thế mặc dù Hội nghị chủ nợ đã biểu quyết để thông qua phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại kinh - 61 - doanh của doanh nghiệp mắc nợ nhưng nếu các chủ nợ có bảo đảm sử dụng quyền của mình yêu cầu thanh toán nợ bằng chính tài sản bảo đảm (đặc biệt là tài sản chính sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp không thể thực hiện được tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với người lao động trong trường hợp bị nợ lương nhưng doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản không phải do người lao động thì đại diện Công đoàn hoặc đại diện người lao động không có quyền biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ. Thực ra, nợ lương cũng là một khoản nợ và là khoản nợ không có bảo đảm. Khi tham gia Hội nghị chủ nợ phải được coi là một chủ nợ không có bảo đảm và phải có quyền biểu quyết như chủ nợ không có bảo đảm khác. Việc doanh nghiệp được tổ chức lại để có cơ may phục hồi có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động, do vậy quyền biểu quyết của đại diện Công đoàn hay đại diện người lao động trong trường hợp như vậy là hết sức cần thiết. Có như vậy mới bảo đảm sự bình đẳng của các loại chủ nợ khác nhau. 2.2.6. Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Với việc qui định về vấn đề tạm đình chỉ và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp như hiện nay, trong thực tiễn Toà án vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ phá sản doanh nghiệp. Trước hết, Toà án chỉ được ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trên cơ sở đã có biên bản hoà giải thành vể giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp tại Hội nghị chủ nợ (điều 29, Luật Phá sản doanh nghiệp). Theo qui định của Luật Phá sản Doanh nghiệp, ngoài trường hợp đó, Toà án không thể ra qui định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều vụ giải quyết phá sản lại cần có kết quả kiểm toán, kết quả giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế mà Toà án giải quyết phá sản không giải quyết hay có trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mắc nợ chết mà chưa có người thay thế. Trong những trường hợp như thế, vì không có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản - 62 - doanh nghiệp nên các Toà án không còn cách nào khác đã vi phạm vấn đề thời hạn, không bảo dảm tiến độ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh thì thời hạn tối đa cho thời gian này là hai năm. Trong thực tế, có trường hợp đã hết thời hạn tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng Toà án không thể biết được doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không vì doanh nghiệp không đề nghị Thẩm phán đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các chủ nợ cũng không có khiếu nại gì. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp có nghĩa là việc giải quyết yêu cầu đó là chưa xong và cần phải có sự kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp này không thể biết được thời hạn của việc tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là đến lúc nào. Thực tế đã diễn ra trường hợp này đối với việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hiệp Phong thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả Hội nghị chủ nợ ngày 17 tháng 1 năm 1996, trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Phong, ngày 01 tháng 2 năm 1996, Thẩm phán Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công nhận biên bản hòa giải thành và quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp [27; tr.1, 2]. Cho đến nay vẫn trong tình trạng tạm thời không giải quyết vụ phá sản đó và Toà án cũng không có thông tin gì về kết quả tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiếp theo, quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được Toà án áp dụng trong hai trường hợp, đó là: + Hội nghị chủ nợ không thành do không đủ số chủ nợ theo qui định (khoản 2, điều 31, Luật Phá sản Doanh nghiệp); + Theo đề nghị của chủ doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo kế hoạch đã được Hội nghị chủ nợ thông qua và không có khiếu nại của các chủ nợ đến Toà án (điều 35, Luật Phá sản doanh nghiệp). - 63 - Qui định việc ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi không tổ chức được Hội nghị chủ nợ là điều không hợp lý và công bằng như trên đã phân tích (xem mục 2.2.5). Ngoài ra, trong thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, có trường hợp, sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng Tòa án lại phát hiện ra quyết định đó là không chính xác do không đủ căn cứ xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng không có cơ sở pháp lý để đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (xem mục 2.2.2). Nếu sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, doanh nghiệp mắc nợ lại trả được nợ cho các chủ nợ, trường hợp này cũng không có cơ sở pháp lý cho việc chấm dứt giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 2.2.7- Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Vấn đề áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được qui định tại điểm C, khoản 1, điều 16 và khoản 2, điều 17, Luật Phá sản Doanh nghiệp. Việc áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, tránh ảnh hưởng tới quá trình giải quyết phá sản, tới việc phân chia tài sản của doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng vấn đề này cho thấy, Toà án mà cụ thể là Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thường gặp khó khăn trong trường hợp trước thời điểm có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp mắc nợ đã bị Toà án có thẩm quyền xét xử và ra các bản án dân sự, kinh tế buộc phải bồi thường cho một số chủ nợ, doanh nghiệp đã bị kê biên một số tài sản của mình để đảm bảo thi hành án. Trường hợp này, nếu để cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành các bản án đã có hiệu lực đó thì tài sản của doanh nghiệp sẽ chẳng còn là bao để giải quyết phá sản. Các cách khác nhau trong thực tế là: Có Thẩm phán coi người được thi hành án cũng là chủ nợ của doanh nghiệp và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản đã bị kê biên trước để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, nhập với tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia theo - 64 - thứ tự luật định (Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện theo quan điểm này trong vụ giải quyết phá sản đối với Công ty Tamexco) [28; tr.3]. Trong khi đó, có Thẩm phán của địa phương khác lại cho rằng, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành (theo điều 12, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002). Khó khăn nữa hiện nay về vấn đề này là việc thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp vì cơ quan thi hành án và Tổ quản lý tài sản đều từ chối không thực hiện quyết định này của Toà án vì không có thẩm quyền. 2.2.8- Vƣớng mắc trong các qui định liên quan đến phƣơng án phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp Điều 37, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định nội dung của quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong đó có phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vì không qui định rõ ràng về cách thức xác định cho phương án phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp nên cách ghi của các Toà án mỗi địa phương rất khác nhau. Có Toà án ghi từng khoản thành số tiền rất cụ thể căn cứ vào giá trị tài sản mà Toà án đã định giá (xem quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp số 1591/QĐPS/TATH ngày 24/7/1998 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá quyết định tuyên bố phá sản đối với Công ty tơ tằm xuất khẩu Thanh Hoá [37; tr. 3, 4] hay quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp số 01/1999/QĐTPPSDN ngày 25/5/1999 của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh quyết định tuyên bố phá sản đối với Công ty vật tư dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Trà Vinh [38; tr.2, 3, 4]. Đa phần, các Toà án đều không ghi cụ thể số tiền phải trả cho các chủ nợ không có bảo đảm mà chỉ ghi cụ thể cho các khoản được ưu tiên thanh toán khác là lệ phí, chi phí cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp, các khoản phải trả cho người lao động, nợ thuế. Việc xác định số tiền cụ thể phải thanh toán cho các chủ nợ sẽ không chính xác vì việc xác định giá trị tài sản do Toà án thực hiện chắc chắn sẽ không đúng với giá trị thực của tài sản đó khi được bán ra bởi Tổ thanh toán tài sản. Có Toà án lại ghi đúng nguyên văn điều 39, Luật Phá sản Doanh nghiệp, như vậy lại không cần thiết. - 65 - Mặt khác, tài sản còn lại của doanh nghiệp được nói tới trong điều 39, Luật Phá sản Doanh nghiệp dùng để phân chia không được qui định rõ đã tạo ra sự không thống nhất của các Toà án địa phương trong việc vận dụng. Có quan điểm cho rằng, tài sản còn lại được qui định ở điều 39 là tài sản của doanh nghiệp ở thời điểm doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong đó bao gồm cả tài sản có bảo đảm. Quan điểm khác lại cho rằng, tài sản còn lại theo điều 39 là tài sản của doanh nghiệp bị phá sản nhưng không bao gồm tài sản có bảo đảm. Các quan điểm khác nhau đó tạo nên những phương án phân chia tài sản (cho các chủ nợ) theo những cách thức khác nhau. Với quan điểm cho rằng tài sản còn lại, trong đó bao gồm tài sản bảo đảm thì chủ nợ có bảo đảm được thanh toán sau chi phí phá sản, các khoản nợ người lao động và thuế. Cụ thể đó là trường hợp giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thành của Toà án kinh tế Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh. Trong quyết định tuyên bố phá sản, Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã quyết định thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm sau chi phí phá sản, các khoản nợ người lao động và trước chủ nợ không có bảo đảm [Quyết định số 06/KTPT ngày 26/4/1995]. Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với Công ty tơ tằm xuất khẩu Thanh Hoá của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá cũng thể hiện quan điểm đó [37; tr. 5, 6]. Quan điểm cho rằng tài sản còn lại của doanh nghiệp không chứa tài sản bảo đảm được nhiều Toà án áp dụng như quyết định tuyên bố phá sản Xí nghiệp chế biến dịch vụ thuỷ sản Thăng bình của Toà Kinh tế Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng [36; tr. 4, 5], quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp tư nhân Cửa hàng xăng dầu 65 của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ [31; tr. 1, 2], quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp tư nhân Tân của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai [32; tr. 2, 3], các quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong các vụ phá sản có liên quan đến tài sản bảo đảm [27; tr.2, 3, 4, 5, 6, 7], … Theo đó, tài sản còn lại không thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm mà tài sản đó là tài sản của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi khoản nợ của chủ nợ có bảo đảm. Các khoản nợ cho các chủ nợ được qui định tại khoản 4, điều 39 chỉ dành cho chủ nợ không có bảo đảm. - 66 - Theo thứ tự ưu tiên thanh toán, giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được qui định tại điều 39, Luật Phá sản Doanh nghiệp thì các khoản nợ thuế được ưu tiên thanh toán trưóc so với các khoản nợ của các chủ nợ. Về bản chất, nợ thuế cũng là một khoản nợ mà chủ nợ là các cơ quan thuế. Các cơ quan thuế phải có trách nhiệm trong việc thu hồi các khoản thuế mà doanh nghiệp còn nợ đọng trong nhiều năm. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản, không có khả năng thanh toán các khoản nợ trong đó có nợ thuế, các chủ nợ làm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đã nộp tạm ứng lệ phí giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và tích cực tham gia vào quá trình giải quyết phá sản nhưng khi thanh toán tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trả nợ thuế thì tài sản của doanh nghiệp hầu như chẳng còn là bao và thậm chí không còn gì. Đây là điều chưa hợp lý và công bằng, đồng thời còn là nguyên nhân hạn chế việc làm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của các chủ nợ. 2.2.9. Vƣớng mắc trong các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp là giai đoạn đóng một vai trò quan trọng trong tố tụng phá sản. Thực tiễn thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp chính là quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật về thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, cá biệt hóa nó trong các vụ phá sản thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong suốt thời gian qua đã cho thấy việc áp dụng các quy định pháp luật trong giai đoạn này cũng còn gặp nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho quá trình thi hành. Nhìn một cách tổng quát, cơ chế thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn là những nguyên tắc chung thiếu tính cụ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thi hành. Các quy định thể hiện sự vướng mắc trong qúa trình áp dụng, cụ thể như sau: Thứ nhất, quy định về cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản. - 67 - Tại khoản 2, Điều 4, Luật Phá sản Doanh nghiệp quy định về cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp: "Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp, Cục quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp". Nhưng khoản 1, Điều 42, Luật Phá sản Doanh nghiệp lại quy định: "Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính". Cùng với các quy định khác của Luật Phá sản Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành án không thấy có quy định cụ thể thẩm quyền của Cục quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp trong việc tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Trên thực tế, Cục quản lý thi hành án dân sự không có chức danh Chấp hành viên. Thứ hai, quy định về thành phần của Tổ thanh toán tài sản. Thành phần tổ thanh toán tài sản được quy định tại khoản 3, điều 42, Luật Phá sản Doanh nghiệp. Theo đó, Tổ thanh toán tài sản gồm có Chấp hành viên là cán bộ phòng thi hành án; đại diện các cơ quan tài chính, ngân hàng cùng cấp; đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động, đại diện doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy, cũng tương tự như tổ quản lý tài sản, thành phần của tổ thanh toán tài sản biểu hiện cho sự đại diện của rất nhiều các lợi ích khác nhau với tổ chức hết sức cồng kềnh. Nhiều thành viên của tổ quản lý tài sản là công chức của các cơ quan quan nhà nước, do bận công tác chuyên môn nên việc tham gia vào Tổ thanh toán tài sản cũng gặp nhiều khó khăn. Khi cần, nhiều khi họ cùng không thể có mặt được. Hơn nữa, việc quy định các biện pháp trách nhiệm đối với thành viên của Tổ thanh toán như hiện nay là không cụ thể, rõ ràng. Điều này làm giảm đi đáng kể hiệu quả hoạt động của Tổ thanh toán tài sản. Sự không hợp lý nữa về thành phần của Tổ thanh toán tài sản còn ở chỗ nó gần như lặp lại những thành viên của Tổ quản lý tài sản. Nhiều thành viên của Tổ thanh toán tài sản đồng thời cũng là thành viên của Tổ quản lý tài sản. Nhiệm vụ chủ yếu của Tổ thanh toán tài sản là thực hiện việc thu hồi nợ, thanh toán nợ theo phương án đã được quy định nên không cần thiết phải có đầy đủ những thành viên của Tổ quản lý tài sản. - 68 - Thứ ba, quy định về nhiệm vụ thu hồi tài sản của Tổ thanh toán tài sản. Thu hồi tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp phá sản là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Tổ thanh toán tài sản vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của các đương sự trong mỗi vụ phá sản. Tuy nhiên, vấn đề thu hồi nợ của Tổ thanh toán tài sản trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn trong đó nguyên nhân không nhỏ thuộc về các quy định của Luật Phá sản Doanh nghiệp. Về nguyên tắc, việc thu hồi nợ nói riêng cũng như cả qúa trình thi hành án quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, được áp dụng thủ tục mà Luật Phá sản Doanh nghiệp đã quy định. Đây là thủ tục riêng áp dụng cho quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, do vậy, Chấp hành viên cũng như Tổ thanh toán tài sản không có quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành án như khi thi hành án dân sự. Trong khi đó, Luật Phá sản doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định biện pháp cưỡng chế nào để bảo đảm thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà chỉ có quy định về việc hỗ trợ thu hồi tài sản của các cơ quan nhà nước có liên quan cho Tổ thanh toán tài sản (khoản 3, điều 32, Nghị định 189/CP). Theo đó, việc xác định các cơ quan Nhà nước có liên quan là những cơ quan nào, việc hỗ trợ thu hồi tài sản của những cơ quan đó cho Tổ thanh toán tài sản được thực hiện bằng những biện pháp nào thì không được quy định cụ thể. Sự quy định chung chung, thiếu cụ thể đó của Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện nay đã làm cho công tác thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp vốn đã có nhiều khó khăn lại càng trở nên vướng mắc hơn. Thứ tư, quy định về việc bán các tài sản của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 1, điều 43 và khoản 4, điều 44 của Luật Phá sản Doanh nghiệp có thể thấy, các tài sản của doanh nghiệp sau khi được thu hồi đều được đem ra bán thông qua hình thức bán đấu giá. Kinh tế thị trường với nhiều loại hình doanh nghiệp, kinh doanh ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì rõ ràng tài sản của doanh nghiệp có rất nhiều chủng loại, từ nhà xưởng, thiết bị, máy móc nguyên, nhiên vật liệu, đồ dùng trong sinh hoạt,... với nhiều giá trị khác nhau,có - 69 - những tài sản mau hỏng, rất khó bảo quản, nhưng tất cả những tài sản đó đều được đem ra đấu giá. Hơn nữa, có những tài sản của doanh nghiệp rất khó bảo quản, dễ hỏng hóc. Rõ ràng, với rất nhiều tài sản, thực hiện thủ tục bán đấu giá là không cần thiết, thực tế nó làm cho việc bán tài sản của doanh nghiệp thêm tốn chi phí, thời gian, ảnh hưởng đến cả quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản cũng như toàn bộ vụ việc phá sản. Hơn nữa, tài sản của doanh nghiệp có ở rất nhiều địa phương, thậm chí có cả ở nước ngoài nên công việc này lại càng thêm vướng mắc vì Tổ thanh toán tài sản hay Trưởng phòng thi hành án cũng không có quyền để ủy thác công việc này cho cơ quan thi hành án các địa phương. Thứ năm, quy định về thực hiện thanh toán chi phí thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp (cũng như cả quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp) Về nguyên tắc, chi phí thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp cũng như chi phí cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được thanh toán sau khi đã bán tất cả các tài sản còn lại của doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế, ngay trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các Tòa án đã phải cho phép bán một số tài sản của doanh nghiệp để lấy chi phí giải quyết phá sản. Chẳng hạn, trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa Tòa án đã cho Công ty bán đi một số tài sản rẻ tiền, mau hỏng, khó bảo quản, không sử dụng đến [37; tr. 3]. Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản cũng như giải quyết phá sản nói chung đòi hỏi rất nhiều chi phí khác nhau phục vụ cho việc thu hồi, bảo quản, vận chuyển, định giá, tổ chức bán đấu giá... Thực tiễn cho thấy, cơ quan thi hành án đã gặp khó khăn trong công tác của mình đối với nhiều vụ phá sản vì hiện nay chưa có quy định về vấn đề tạm ứng chi phí này. - 70 - Chƣơng 3 MỘT VÀI KIẾN NGHỊ VỀ MẶT PHÁP LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN Trong thời gian qua, kể từ ngày Luật Phá sản Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, chỉ một số lượng hết sức khiêm tốn các vụ phá sản được giải quyết tại Tòa án. Số lượng các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản trong thực tế không phải là ít song số vụ việc được giải quyết lại ngày càng ít đi. Điều đó mâu thuẫn với thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó có nhiều song nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp không phù hợp với thực tiễn. Vì thế, yêu cầu phải sửa đổi Luật Phá sản doanh nghiệp sao cho có được các quy định đáp ứng yêu cầu điều chỉnh thực tiễn, góp phần điều chỉnh việc cạnh tranh, khuyến khích các hoạt động kinh tế, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Có quan điểm cho rằng thay cho đạo luật phá sản doanh nghiệp hiện nay, cần phải xây dựng 2 hay 3 đạo luật riêng để điều chỉnh từng nhóm vấn đề: - Văn bản thứ nhất điều chỉnh các vấn đề về sắp xếp, tổ chức lại, hòa giải tự nguyện giữa chủ nợ và con nợ, nhận bảo lãnh, mua lại các khoản nợ, thủ tục tiến hành, chế độ ưu tiên, khuyến khích; - Văn bản thứ hai điều chỉnh các vấn đề về tố tụng phá sản, từ giai đoạn thụ lý đơn đến khi ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp; - Văn bản thứ ba điều chỉnh vấn đề thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp bao gồm việc xác định các khoản nợ phải thu, phải trả, định giá, phương thức xử lý nợ, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan và điều kiện giải phóng nợ. Theo chúng tôi, vấn đề không phải ở chỗ xây dựng 2 hay 3 đạo luật riêng rẽ như vậy. Đồng ý rằng, có rất nhiều nội dung cần điều chỉnh, song điều quan trọng - 71 - hơn là làm thế nào để có được một thủ tục phá sản tốt, giải quyết các vấn đề một cách khoa học, phù hợp và chặt chẽ, bảo đảm sự kết hợp hài hòa được các mối quan hệ về lợi ích. Luật Phá sản trước hết phải ưu tiên, tạo điều kiện cho việc phục hồi kịp thời các doanh nghiệp yếu kém, mất khả năng thanh toán nợ bằng việc tổ chức lại hoạt động kinh doanh đồng thời cũng phải xử lý được một cách nhanh chóng các doanh nghiệp không thể phục hồi được, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích của các bên có liên quan. Từ thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật phá sản. 3.1. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 3.1.1. Cần phải mở rộng phạm vi áp dụng của luật phá sản Do bối cảnh ra đời của mình, Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993 chỉ được "áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu". Lần đầu tiên ban hành luật phá sản, kinh nghiệm làm luật cũng như kinh nghiệm thực tiễn giải quyết phá sản chưa hề có ở Việt Nam. Luật Phá sản Doanh nghiệp được các nhà làm luật tập trung vào giải quyết, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, lúc đó vốn đang bị thua lỗ, khó khăn và hướng vào việc điều chỉnh đối với doanh nghiệp là các chủ thể kinh doanh quan trọng trong thương trường. Cũng lo ngại rằng, Tòa án kinh tế, ngoài việc giải quyết các tranh chấp kinh tế không thể đảm đương được việc giải quyết phá sản đối với mọi chủ thể kinh doanh, kết quả là phạm vi áp dụng của luật được bó hẹp chỉ đối với các doanh nghiệp. Qua thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp cho thấy, hiện nay cần thiết phải mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản để không những doanh nghiệp mà các chủ thể kinh doanh khác cũng sẽ là đối tượng áp dụng của Luật Phá sản; bởi vì việc lâm vào tình trạng không thanh toán được nợ không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp mà thực tế xảy ra rất nhiều đối với các chủ thể kinh doanh khác là các hộ kinh doanh cá thể. Đặc biệt khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, vốn pháp định không phải là điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp, do vậy có thể thấy so với doanh nghiệp tư nhân, quy mô kinh - 72 - doanh đặc biệt là quy mô vốn của các hộ kinh doanh cá thể không có sự phân biệt đáng kể. Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp tư nhân được hưởng quy chế phá sản theo luật phá sản doanh nghiệp còn các hộ kinh doanh cá thể không có quy chế pháp lý dù là riêng để áp dụng khi không thanh toán được nợ đến hạn. Như vậy, quy định đó đã tạo ra một sự không bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, không khuyến khích hoạt động kinh doanh phát triển bằng hình thức tổ chức kinh doanh là hộ kinh doanh cá thể. Vì không có luật điều chỉnh hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ ở các chủ thể kinh doanh không phải là doanh nghiệp, việc đòi nợ của chủ nợ đối với con nợ không được Nhà nước quản lý, vì thế vừa xảy ra tình trạng đòi nợ một cách lộn xộn, vô tổ chức, "mạnh ai nấy đòi" gây mất trật tự, rối loạn trong xã hội vừa không thể bảo đảm được lợi ích của cả chủ nợ lẫn con nợ. Luật Phá sản nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình tới các chủ thể kinh doanh này, chắc chắn sẽ khắc phục được những hậu quả đó. Góp phần tạo ra sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật cũng là lý do để mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản. Theo quy định tại khoản 1, điều 35, Luật Thương mại, thương nhân có thể bị tuyên bố phá sản. Thương nhân theo quy định của luật thương mại gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. Như vậy, có thể bị phá sản không chỉ bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp mà còn là những chủ thể kinh doanh khác. Tại nhiều nước, Luật Phá sản được áp dụng đối với cả các cá nhân không kinh doanh, các hội tôn giáo, hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản thì Luật Phá sản của Việt Nam chỉ điều chỉnh đối với hoạt động của các chủ thể kinh doanh mà thôi. Đồng thời với việc thay đổi về phạm vi áp dụng của Luật Phá sản, cần thiết phải có quy định chặt chẽ về chế độ kế toán đối với các chủ thể kinh doanh, xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động của các chủ thể đó. - 73 - 3.1.2. Cần xác định lại dấu hiệu của tình trạng phá sản Hiện tượng doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, nợ nần chồng chất không thể thanh toán được nhưng lại vẫn tiếp tục tồn tại vì không thuộc vào lý do theo luật định để tuyên bố phá sản đã, đang và sẽ diễn ra nếu như chúng ta không kịp thời thay đổi dấu hiệu về mặt pháp lý để xác định con nợ lâm vào tình trạng phá sản. Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện hành chỉ quy định nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản là gặp khó khăn khách quan và bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp buộc phải áp dụng những biện pháp tài chính cần thiết nhưng vẫn không khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán mới được đưa ra Tòa án để xử lý theo thủ tục phá sản. Những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ không được giải quyết theo thủ tục phá sản. Sự hạn chế về mặt nguyên nhân xác định tình trạng phá sản đó không còn phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, theo chúng tôi cần thiết phải bỏ đi những hạn chế về mặt nguyên nhân đó và quy định theo hướng chấp nhận mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán đều có thể đưa ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục phá sản. Như pháp luật phá sản của Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Nga, Nhật Bản, Pháp..., dấu hiệu mất khả năng thanh toán được căn cứ vào sự kiểm tra dòng tiền mặt hoặc bảng cân đối tài sản của con nợ. Lúc này, con nợ sẽ được hưởng quy chế phá sản nếu thực sự lâm vào tình trạng phá sản được xác định theo dấu hiệu trên. Cụ thể, có thể dựa vào các chỉ tiêu (dấu hiệu) sau đây để xác định một doanh nghiệp còn hay mất khả năng thanh toán: * Hệ số thanh toán hiện hành Tổng số tài sản = Tổng số nợ phải trả Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chỉ số này luôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại, nếu hệ số thanh toán hiện hành tính ra càng nhỏ hơn 1 thì khả - 74 - năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp và doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán [4, tr. 170]. * Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động = Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn một thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp [4, tr. 171]. Tổng số tiền và tương đương tiền * Hệ số = thanh toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn [4, 171]. Tổng số tiền và tương đương tiền * Hệ số thanh toán của vốn = lưu động Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động Thực tế cho thấy nếu hệ số thanh toán của vốn lưu động tính ra mà lớn hơn 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp quá nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán; còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp lại không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. * Vốn hoạt động thuần = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động - Tổng số nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch giữa tổng số tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động không - 75 - bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để thoả mãn việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, khi vốn hoạt động thuần giảm sút thì doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán. Trường hợp vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp < 0, chứng tỏ một bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn ngắn hạn, dẫn đến cán cân thanh toán mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng tài sản dài hạn để thanh toán nợ tới hạn. Nói cách khác, khi vốn hoạt động thuần < 0, khi đó doanh nghiệp có nguy cơ phá sản [4, tr. 172]. Các dấu hiệu trên đây có thể dễ dàng thu thập được trên bảng cân đối kế toán (bảng tổng kết tài sản) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Khi định nghĩa về thế nào là một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, điều 2, Luật Phá sản Doanh nghiệp quy định tình trạng đó chỉ được xác định "... sau khi đã áp dụng những biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn". Trước hết, việc không quy định thời hạn để doanh nghiệp mắc nợ thực hiện các biện pháp tài chính cần thiết như vậy có thể dẫn đến việc kéo dài tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không được xử lý kịp thời. Đồng thời, quy định này cho thấy dường như không cần thiết phải áp dụng thủ tục phục hồi trong quá trình giải quyết phá sản nữa. Bản chất của thủ tục phục hồi là việc áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, từ thay đổi phương thức quản lý điều hành đến việc cơ cấu lại nợ và trong đó, các biện pháp tài chính vẫn là những biện pháp được áp dụng trước tiên và là quan trọng nhất. Quy định về tình trạng phá sản của Luật Phá sản doanh nghiệp như vậy sẽ loại trừ khả năng phục hồi của con nợ bằng các biện pháp tài chính. Hơn nữa, trong thực tế, khi không thanh toán được nợ, muốn tiếp tục hoạt động bình thường, tránh được kiện tụng từ phía chủ nợ, bản thân con nợ đã phải tự nguyện thực hiện các biện pháp tài chính nhất định trong phạm vi của mình (chẳng hạn như thương lượng với chủ nợ để hoãn nợ, giảm xóa nợ...). Như vậy, cần bỏ đi quy định con nợ phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như hiện nay mà xác định tình trạng phá sản một cách đơn giản là được coi là - 76 - lâm vào tình trạng phá sản khi con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Có quan điểm cho rằng, nếu quy định mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thanh toán được nợ đến hạn sẽ có thể dẫn đến việc lợi dụng phá sản để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nếu thực tế xảy ra những trường hợp chiếm đoạt tài sản như vậy thì con nợ vẫn bị phá sản và người lợi dụng phá sản để chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải bồi thường bằng tài sản của mình. Điều đó có nghĩa là, giải quyết phá sản và xác định các dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người có lỗi là những vấn đề khác nhau, đều cần phải được giải quyết theo những thủ tục pháp lý tương ứng. 3.1.3. Cần quy định những thủ tục tố tụng phá sản khác nhau để giải quyết con nợ lâm vào tình trạng phá sản Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện hành quy định thủ tục giải quyết phá sản bao gồm các bước thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, tổ chức hội nghị chủ nợ bàn phương án tổ chức lại doanh nghiệp, ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Nhìn tổng thể, đây là một quy trình bắt buộc mà các cơ quan có thẩm quyền áp dụng để tuyên bố phá sản một doanh nghiệp và thi hành quyết định đã tuyên bố đó. Mặc dù không xác định rõ các thủ tục khác nhau trong quá trình giải quyết một doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản song nếu căn cứ vào các quy định của Luật Phá sản Doanh nghiệp có thể thấy việc giải quyết phá sản gồm có 2 thủ tục cơ bản là phục hồi và thanh toán giống như Luật Phá sản của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc quy định không hợp lý về các thủ tục đó trong quá trình giải quyết phá sản như hiện nay là một lý do rất lớn gây cản trở cho quá trình áp dụng nó trong thực tiễn. Với bất kỳ hiện trạng nào của doanh nghiệp, tài sản còn nhiều hay ít, có khả năng tổ chức lại kinh doanh hay không, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản vẫn tuần tự được tiến hành theo các giai đoạn bắt buộc với một trình tự duy nhất. Sự quy định cứng nhắc như vậy đã hạn chế thẩm quyền của Tòa án trong việc linh hoạt áp dụng các thủ tục để - 77 - xử lý phá sản một doanh nghiệp căn cứ vào thực trạng tài chính và khả năng phục hồi của nó. Vì vậy, có thể theo kinh nghiệm của Luật Phá sản của một số nước để quy định các thủ tục khác nhau khi giải quyết phá sản. Cụ thể là: Thứ nhất, nếu tài sản của con nợ không còn, Tòa án được quyền từ chối nhận giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản mà không tiến hành bất cứ thủ tục nào ngoài việc ra quyết định trả lại đơn. Quyết định đó có giá trị như quyết định tuyên bố phá sản. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xóa tên con nợ đó trong sổ đăng ký kinh doanh. Làm như vậy sẽ tránh được các thủ tục nặng nề và tốn kém. Thứ hai, thủ tục phục hồi và thanh toán quy định trong Luật Phá sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, thủ tục này có thể là tiền đề của thủ tục kia và ngược lại. Trên cơ sở phân tích, đánh giá của Thẩm phán đối với tình trạng của con nợ để quyết định áp dụng hoặc là thủ tục phục hồi, hoặc là thủ tục thanh toán. Trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc không thể phục hồi hoặc không cần thiết phải phục hồi thì thủ tục phục hồi đương nhiên sẽ không được áp dụng mà phải áp dụng thủ tục thanh toán đối với con nợ. Thủ tục phục hồi do Thẩm phán đề xuất và quyết định trên cơ sở có yêu cầu của chủ nợ hay con nợ. Thủ tục này được thiết kế cùng với những điều khoản có thể chuyển đổi từ nó sang thủ tục thanh toán trong trường hợp kế hoạch tổ chức lại bị thất bại. Khi tiến hành thủ tục thanh toán, vẫn có thể cho phép phục hồi nếu có những yếu tố làm tăng khả năng phục hồi lại con nợ. 3.1.4. Cần quy định thống nhất về cơ quan có thẩm quyền quyết định yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và giải quyết khiếu nại, kháng nghị Để thống nhất giữa khoản 1, điều 4 và khoản 2, điều 40 nên có quy định là: "Tòa án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp". 3.1.5. Cần có quy định thừa nhận việc hòa giải tự nguyện giữa chủ nợ và con nợ - 78 - Hiện nay, vấn đề hòa giải tự nguyện giữa chủ nợ và con nợ lâm vào tình trạng phá sản chỉ có thể thực hiện trước ngày Tòa án có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản (theo quy định tại điều 6, Luật Phá sản Doanh nghiệp). Trong khi đó, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản lại được tiến hành trước hết vì lợi ích của chủ nợ và con nợ, nhằm giải quyết mối quan hệ về mặt tài sản của các chủ thể đó. Chính vì vậy, để giải quyết nhanh gọn đối với tình trạng của con nợ, bảo đảm sự tự nguyện của chủ nợ và con nợ, Luật Phá sản cần phải có quy định khuyến khích, thừa nhận việc thương lượng, hòa giải của chủ nợ và con nợ trong mọi giai đoạn của quá trình giải quyết phá sản. 3.2. QUY ĐỊNH VỀ NỘP ĐƠN, THỤ LÝ ĐƠN 3.2.1. Quy định đối tƣợng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong tình hình hiện nay, cả về phía con nợ, chủ nợ cũng như người lao động còn tồn tại phổ biến tâm lý e ngại khi làm đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp, để tồn tại trên thương trường một số lượng không ít các doanh nghiệp trong tình trạng phá sản. Điều đó làm ảnh hưởng đến trật tự kinh doanh, đến lợi ích của xã hội nói chung. Vì vậy, theo chúng tôi, nên quy định các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản trong thời điểm hiện nay bao gồm con nợ, chủ nợ, người lao động, cơ quan thành lập doanh nghiệp nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân. Đối với con nợ, việc làm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là một nghĩa vụ bắt buộc. Kèm theo việc quy định nghĩa vụ đó, cần phải quy định chế tài, đối với trường hợp con nợ không thể hiện nghĩa vụ của mình. Thực tế cho thấy, việc không quy định thời hạn con nợ phải thực hiện nghĩa vụ nộp đơn cũng như không quy định chế tài được áp dụng đối với con nợ trong trường hợp không nộp đơn hay như quy định về thời gian thua lỗ quá lâu đã gây cản trở lớn cho việc tổ chức lại kinh doanh của con nợ. Vì vậy, cùng với việc xóa bỏ về mặt nguyên nhân của tình trạng phá sản, cần quy định một thời hạn hợp lý để con - 79 - nợ thực hiện nghĩa vụ nộp đơn. Thời hạn đó có thể là 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Nếu không thực hiện nghĩa vụ, đại diện hợp pháp của con nợ trong trường hợp không có lý do chính đáng sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý theo quy định. Hành vi này có thể coi là một tội phạm trong bộ luật hình sự sẽ được bổ sung. Đối với chủ nợ, việc nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là quyền của họ. Thực hiện quyền nộp đơn về thực chất nhằm mục đích đòi nợ của chủ nợ. Vì vậy, họ có quyền tự định đoạt trong việc nộp đơn hay rút đơn. Quyền rút đơn của chủ nợ được thực hiện trước thời điểm tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Về phía người lao động, cần quy định một số tiền cụ thể mà doanh nghiệp nợ họ tính theo mức lương tối thiểu, căn cứ vào số lao động có tại doanh nghiệp vào thời điểm nộp đơn. Đối với Viện Kiểm sát nhân dân, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nếu phát hiện thấy tình trạng mất khả năng thanh toán nợ, Viện Kiểm sát có quyền yêu cầu chủ thể kinh doanh đó thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản và khi nghĩa vụ đó không được thực hiện thì có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước, cần quy định cơ quan thành lập là một đối tượng có quyền nộp đơn để xử lý phá sản nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và việc phục hồi là không cần thiết. 3.2.2. Quy định về tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố phá sản Thứ nhất, việc quy định chủ nợ phải nộp đầy đủ các tài liệu chứng minh con nợ mất khả năng thanh toán như hiện nay là không thực tế vì công việc đó vượt ra ngoài khả năng của họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chủ nợ khó khăn và ngại hơn khi gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản dẫn đến số đơn gửi đến Tòa án để giải quyết phá sản ngày càng ít đi. Vì vậy, theo chúng tôi, chỉ cần quy định họ có các giấy tờ chứng minh về khoản nợ của mình. Ngoài ra, họ có quyền - 80 - cung cấp thêm cho tòa án những chứng cứ (tài liệu) khác về khả năng thanh toán của con nợ nếu có thể. Thứ hai, quy định đối với con nợ khi nộp đơn phải kèm theo báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán. Mặc dù, Luật Phá sản doanh nghiệp không quy định nhưng trong Nghị định 189/CP cũng như trong hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao lại quy định về tài liệu kiểm toán này. Sự không thống nhất đó kéo theo hậu quả của việc áp dụng quy định này trong thực tiễn cũng là không nhất quán. Đồng thời, với nhiều vụ việc phá sản, Tòa án yêu cầu phải có tài liệu kiểm toán là không cần thiết vì báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã quá rõ ràng. Trong trường hợp như thế lại phải mất thêm một khoản tiền để chi phí cho kiểm toán là quá tốn kém và thực sự không cần thiết. Theo báo cáo công tác ngành tòa án năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2001, việc kiểm toán để xác định tình trạng mất khả năng thanh toán rất khó thực hiện bởi hầu hết các doanh nghiệp tư nhân không còn sổ sách kế toán. Mặt khác, phí kiểm toán lại rất cao, các doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản không có khả năng nộp khoản tiền này nên không có tài liệu kế toán; vì vậy, trên thực tế thì số doanh nghiệp trong tình trạng phá sản thì rất nhiều nhưng số vụ án mà các tòa án địa phương thụ lý lại rất ít. Việc không nhất thiết phải kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp phá sản không những tiết kiệm cho con nợ một khoản chi phí mà còn xuất phát từ vai trò, chức năng của kiểm toán. Theo điều 1, Quy chế kiểm toán độc lập ban hành kèm theo Nghị định số 7-CP ngày 29-1-1994 của Chính phủ thì kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội (gọi tắt là các đơn vị kế toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này. Như vậy, về thực chất, kiểm toán chỉ thực hiện chức năng kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán chứ không phải kiểm toán sẽ xác định được doanh nghiệp còn hay mất khả năng thanh toán cũng như nguyên nhân mất khả năng thanh toán là do làm ăn thua lỗ hay gặp các trường hợp bất khả kháng như nhiều người - 81 - lầm tưởng lâu nay. Mặt khác, với một khoản phí kiểm toán không lớn mà các công ty kiểm toán có thể nhận được, để bảo đảm các chi phí và có lãi, trong thực tế khi tiến hành kiểm toán, nhiều công ty đã cắt giảm một số bước công việc trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Vì thế, chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính không bảo đảm, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Trong quy chế về kiểm toán độc lập, mặc dầu chỉ rõ trách nhiệm của kiểm toán viên nếu vi phạm pháp luật có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật, nếu gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì phải bồi thường và tổ chức kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên thuộc diện quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về những vi phạm quy chế hành nghề của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên, phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại gây ra cho khách hàng. Với quy định chung chung như vậy nên thực tế ở Việt Nam, chưa thấy công ty kiểm toán nào phải bồi thường cho khách hàng do lỗi của họ mà chỉ thấy là số liệu đã được kiểm toán lại không được các cơ quan thuế, cơ quan thanh tra chấp nhận. Như vậy, nên quy định vấn đề này theo hướng trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính mà không bắt buộc phải có tài liệu đã được kiểm toán như hiện nay. 3.2.3. Cần có sự quy định thống nhất về ngƣời đại diện của doanh nghiệp Luật Phá sản cần có quy định về người đại diện của doanh nghiệp phù hợp với quy định về người đại diện của theo quy định của Bộ luật Dân sự. Như vậy người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp sẽ gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đồng thời, để khắc phục tình trạng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị chết hoặc bỏ trốn trong lúc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng chưa thực hiện việc ủy quyền cho người khác làm đại diện cho doanh nghiệp, cần có quy định Tòa án là người có quyền chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 3.2.4. Cần xác định thời điểm thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản - 82 - Thời điểm thụ lý đơn liên quan đến việc xác định thời hạn để Tòa án ra quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nên cần phải có quyết định rõ ràng. Xác định được thời điểm đó cũng đồng thời tránh được tình trạng không thụ lý đơn của đương sự từ phía Tòa án mà lại dùng thời gian trước khi thụ lý đơn để xác định có hay không có căn cứ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Theo chúng tôi, thời điểm mà Tòa án thụ lý đơn được xác định là ngày đương sự đã nộp đơn và đầy đủ các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn theo quy định của pháp luật. 3.3. HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC MỞ HAY KHÔNG MỞ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN 3.3.1. Cần có quy định về gia hạn để ra quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Xuất phát từ thực tiễn cho thấy, nhiều vụ việc phá sản bị vi phạm về thời hạn để ra quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản vì phải thu thập tài liệu, lấy lời khai của các đương sự hoặc thời hạn đó phải kéo dài bằng cách chưa thụ lý đơn (như đã nêu ở trên). Chính vì vậy, theo chúng tôi, cần thiết phải có thêm quy định để gia hạn thêm thời gian để Chánh tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong những trường hợp cần thiết (trường hợp đó có thể là do vụ việc phức tạp, con nợ có nhiều chủ nợ...). Thời gian gia hạn thêm có thể quy định là 15 hoặc 30 ngày. 3.3.2. Cần có thêm quy định về thẩm quyền thu thập các tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán để ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Như chúng tôi đã phân tích tại chương 2, việc quy định Chánh tòa kinh tế trực tiếp yêu cầu các đương sự trình bày các vấn đề cần thiết cũng như thu thập thêm các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác như hiện nay thật sự là khó khăn đối với - 83 - một người vừa làm công tác quản lý, vừa phải hoàn thành công việc chuyên môn. Do vậy, nên có quy định giao lại quyền đó cho Thẩm phán, người sẽ trực tiếp phụ trách việc giải quyết phá sản (trong trường hợp có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản). Làm như vậy sẽ còn là một bảo đảm về thời gian để giải quyết phá sản vì Thẩm phán sẽ không phải thực hiện công việc đó ở giai đoạn sau. 3.3.3. Cần có thêm quy định về thẩm quyền của Thẩm phán để đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong trƣờng hợp quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đƣợc phát hiện là không có đủ căn cứ Thực tế cho thấy, không tránh khỏi trường hợp, việc ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là không có đủ căn cứ pháp lý nhưng vì không có quy định để rút quyết định này nên đã xảy ra những cách thức xử lý tùy tiện. Theo chúng tôi, cần bổ sung thẩm quyền của Thẩm phán trong việc đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nếu quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được phát hiện là không có đủ căn cứ pháp lý. 3.4. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN 3.4.1. Về thành phần của Tổ quản lý tài sản Theo chúng tôi, Tổ quản lý tài sản được quy định với thành phần như hiện nay là quá cứng nhắc, cồng kềnh và kém hiệu quả. Vì vậy, nên quy định thành phần của Tổ quản lý tài sản gồm có đại diện của chủ nợ, đại diện của con nợ, đại diện công đoàn hoặc người lao động, và người được Thẩm phán bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản. Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản muốn thực thi được nhiệm vụ của mình đương nhiên phải là người có khả năng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh của con nợ. Đồng thời họ còn phải là người am hiểu về luật pháp. Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải chịu trách nhiệm trước Thẩm phán về việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong đó có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. - 84 - Đại diện của chủ nợ cũng là một thành viên của Tổ quản lý tài sản. Để đảm bảo sự tham gia của đại diện chủ nợ vào Tổ quản lý tài sản cho đến khi Hội nghị chủ nợ cử và được người đại diện cho các chủ nợ, cần quy định cho Thẩm phán được quyền chỉ định một đại diện chủ nợ trong trường hợp chủ nợ có số nợ nhiều nhất không có điều kiện tham gia hoặc không thể tham gia vào Tổ quản lý tài sản. 3.4.2. Về các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Thứ nhất, Luật Phá sản cần quy định rõ cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán là Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp để tránh sự "đùn đẩy" việc thực hiện như hiện nay giữa cơ quan Thi hành án và Tổ quản lý tài sản. Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện từ trước khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba, không tránh khỏi trường hợp việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán là sai, do vậy Luật Phá sản cần có quy định cho các đương sự được quyền khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyền quyết định khiếu nại đó thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 3.4.3. Cần bổ sung thêm một số trƣờng hợp để tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Hiện nay, Luật Phá sản chỉ quy định một trường hợp Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp khác cũng cần thiết phải tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, nếu không sẽ vi phạm vấn đề thời hạn trong giải quyết phá sản. Chính vì vậy, theo chúng tôi, cần bổ sung những trường hợp này. Đó là: + Cần phải có kết quả kiểm toán mà việc kiểm toán chưa thực hiện xong; + Cần phải chờ kết quả giải quyết các vụ án kinh tế, dân sự mà con nợ là đương sự trong các vụ án đó; - 85 - + Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mắc nợ chết mà chưa có người thay thế. Đồng thời, Luật Phá sản cần bổ sung một số trường hợp đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sau đây: Thứ nhất, Luật Phá sản cần có thêm quy định để chấm dứt việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong trường hợp trước đó Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản để thực hiện việc tổ chức lại kinh doanh cho con nợ. Tuy nhiên khi hết thời hạn này, không có sự khiếu nại của chủ nợ cũng như yêu cầu đình chỉ giải quyết tuyên bố phá sản của con nợ thì vụ việc đó cần được chấm dứt bằng quyết định đình chỉ giải quyết phá sản của Tòa án. Thứ hai, khi đã cho phép chủ nợ rút đơn yêu cầu tuyên bố phá sản thì trường hợp này cũng cần phải có quy định về đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nếu trong vụ việc đó tòa án không nhận được đơn yêu cầu của các đối tượng khác. Thứ ba, nếu phát hiện ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là không có đủ căn cứ pháp lý (trường hợp này đã được trình bày ở kiến nghị 3.2.3.3). 3.4.4. Cách thức giải quyết trƣờng hợp Thẩm phán phát hiện dấu hiệu phạm tội trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Vấn đề này hiện nay đã được Luật Phá sản Doanh nghiệp đề cập tới nhưng theo chúng tôi cần có sự sửa đổi để quy định rõ ràng hơn. Phát hiện ra dấu hiệu phạm tội, người phạm tội và xét xử vụ án hình sự là vấn đề khác với việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, chúng được tiến hành theo những thủ tục khác nhau, mặc dù rất nhiều vụ việc phá sản có liên quan đến dấu hiệu phạm tội. Luật Phá sản cần quy định rõ, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản vẫn được tiếp tục tiến hành khi phát hiện dấu hiệu phạm tội. Trong trường hợp này, Thẩm phán phải cung cấp tài liệu cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp xem xét để khởi tố về hình sự đối với những cá nhân có liên quan. Như vậy, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và giải quyết vụ án hình sự cần có thể được tiến hành đồng thời. Trong quá trình giải - 86 - quyết vụ án hình sự, nếu có yêu cầu, Thẩm phán cung cấp thêm các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có được giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. 3.4.5. Quy định liên quan đến danh sách chủ nợ Cần có quy định phải thông báo việc niêm yết danh sách chủ nợ và thời hạn được quyền khiếu nại về danh sách đó của các chủ nợ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn khiếu nại của các chủ nợ được tính từ ngày niêm yết danh sách chủ nợ. Đồng thời, cần bổ sung quy định về giải quyết khiếu nại của các bên đối với quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách chủ nợ của Thẩm phán. Quyền giải quyết khiếu nại này được thực hiện bởi Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 3.4.6. Quy định về việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa các bên mà con nợ là một trong các bên của tranh chấp đó Vấn đề giải quyết tranh chấp này có ý nghĩa quan trọng để xác định nợ, ghi tên chủ nợ vào danh sách chủ nợ. Trong các tranh chấp đó, có cả những trường hợp mà con nợ (người đang lâm vào tình trạng phá sản) được xác định là người phải trả cho chủ nợ, có cả những tranh chấp mà các đối tượng khác đang mắc nợ con nợ. Nói khác đi, khi giải quyết được những tranh chấp đó mới xác định được "ai nợ ai" và món nợ đó cụ thể là bao nhiêu. Vấn đề giải quyết tranh chấp này hiện nay thể hiện những quan điểm trái ngược nhau. Đành rằng, nếu để Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản giải quyết luôn các tranh chấp đó thì sẽ gọn hơn và sẽ là hợp lý nếu chỉ có các tranh chấp kinh tế phát sinh giữa các bên đương sự. Song các tranh chấp có thể có không chỉ là tranh chấp kinh tế hay dân sự mà còn có cả những tranh chấp lao động hay những tranh chấp hành chính. Nếu những tranh chấp đó phát sinh sau khi mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Tòa án thì Thẩm phán được phân công phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản cùng khó có thể giải quyết được. Trong một vụ phá sản lại phải giải quyết nhiều tranh chấp và nếu có cả những tranh chấp phức tạp thì công việc của Thẩm phán sẽ trở nên càng khó khăn hơn, thời gian để giải quyết hết các tranh chấp đó cũng không phải là ít. Về nguyên tắc, Tòa kinh tế chỉ có thẩm quyền giải quyết các - 87 - tranh chấp kinh tế chứ không có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp khác. Chính vì vậy, theo chúng tôi, cần cho phép giải quyết các tranh chấp đó theo thủ tục tố tụng riêng, tương ứng. Và có như vậy, mới đảm bảo được lợi ích của các bên trong tranh chấp. Trong những trường hợp như thế, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải được tạm đình chỉ để chờ kết quả giải quyết các tranh chấp phát sinh. Nếu có quy định về việc giải quyết tranh chấp như vậy thì đương nhiên quy định liên quan trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế sẽ phải được sửa đổi. 3.4.7. Quy định về cách xử lý tài sản của con nợ khi phải thi hành các bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Theo quan điểm của chúng tôi, khi đã có quyết định mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản thì các bản án đã có hiệu lực của Tòa án mà trong đó con nợ là bên phải thi hành sẽ là căn cứ để xác định nợ chưa thanh toán của con nợ. Các khoản nợ phải thi hành sẽ được giải quyết theo trình tự phá sản. Đơn của người được thi hành án phải được cơ quan thi hành án chuyển sang Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản. Trường hợp nếu người được thi hành án chưa nộp đơn đến cơ quan thi hành án thì họ được quyền yêu cầu Tòa án tham gia vào quá trình giải quyết phá sản với tư cách là một chủ nợ. 3.4.8. Quy định về Hội nghị chủ nợ Thứ nhất, Luật Phá sản cần có quy định nếu Hội nghị chủ nợ lần thứ 2 không tổ chức được vì không đủ số chủ nợ theo quy định thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản chứ không phải quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản như hiện nay. Lý do của kiến nghị này theo chúng tôi là phải có quyết định để xử lý đối với con nợ đang trong tình trạng phá sản nhưng lại vẫn tiếp tục tồn tại trong khi không có phương thức để tổ chức lại hoạt động kinh doanh. Sự vắng mặt của chủ nợ trong Hội nghị chủ nợ khi được triệu tập lần thứ 2 được hiểu là họ không đồng ý với phương án tổ chức lại kinh doanh của con nợ. Thứ hai, nếu con nợ có các khoản nợ lương của người lao động thì khi tham gia Hội nghị chủ nợ, đại diện công đoàn hay đại diện người lao động cũng được coi là một chủ nợ và được quyền bỏ phiếu biểu quyết. - 88 - 3.4.9. Quy định lại nội dung quyết định tuyên bố phá sản Hiện nay, phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp là một trong những nội dung bắt buộc của quyết định tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, vì không được quy định rõ ràng nên thực tế áp dụng đã gây ra sự không thống nhất tại các đại phương. Theo chúng tôi, không cần thiết phải quy định phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp là một nội dung bắt buộc trong quyết định tuyên bố phá sản bởi vì khi quyết định này được đưa ra thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện việc phân chia cụ thể, chính xác trên cơ sở tài sản của con nợ. Nêu ra phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp không có ý nghĩa trong thực tế. Quyết định tuyên bố phá sản của tòa án là để chấm dứt sự tồn tại của con nợ, khẳng định sự phân chia tài sản của con nợ được tiến hành theo quy định của pháp luật. 3.4.10. Quy định về tài sản còn lại của con nợ và việc phân chia giá trị tài sản còn lại Xác định tài sản còn lại của con nợ có ý nghĩa quan trọng để thực hiện thanh toán các khoản nợ. Luật phá sản cần có quy định rõ ràng về tài sản còn lại của con nợ là toàn bộ tài sản được xác định vào thời điểm mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong đó không bao gồm tài sản đảm bảo. Hiện nay, trong thứ tự ưu tiên thanh toán, các khoản nợ thuế được quy định thanh toán trước các khoản nợ của các chủ nợ. Theo chúng tôi, nợ thuế cũng phải được coi là một khoản nợ không có bảo đảm. Như vậy, cơ quan thuế sẽ được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của con nợ như một chủ nợ không có bảo đảm. Có như vậy mới khuyến khích được các chủ nợ tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 3.4.11. Cần quy định trong Luật Phá sản thẩm quyển của Tòa án nhân dân tối cao trong việc giải quyết khiếu nại, kháng nghị đối với quyết định tuyên bố phá sản Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện nay không có quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kháng nghị đối với quyết định tuyên bố phá sản. Theo chúng tôi, mặc dù đã có hướng dẫn trong công văn 457/KHXX ngày 21/7/1994 của - 89 - Tòa án nhân dân tối cao nhưng Luật Phá sản phải quy định cụ thể vấn đề này nhằm tạo được cơ sở pháp lý cao cho việc giải quyết các khiếu nại, kháng nghị đó. 3.5. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN Xuất phát từ nguyên tắc giải quyết tập thể trong thủ tục phá sản, thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản ngoài những điểm chung còn mang những nét đặc thù riêng, khác với thủ tục thi hành án thông thường. Hiện nay các quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản đã được quy định trong Luật Phá sản Doanh nghiệp. Tuy nhiên những quy định đó một mặt còn không rõ ràng, thiếu cụ thể và mặt khác lại không có sự gắn kết với pháp luật về thi hành án. Do vậy, theo chúng tôi những quy định đó cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện. Cụ thể là: 3.5.1. Cần có sự phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan trong việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện nay có sự quy định không thống nhất về cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, vì vậy cần thống nhất quy định việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản thuộc thẩm quyền của Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Còn Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành quyết định tuyên bố phá sản. 3.5.2. Quy định lại về thành phần của Tổ thanh toán tài sản Việc quy định thành phần của Tổ thanh toán tài sản tương tự như thành phần của Tổ quản lý tài sản tại Luật Phá sản Doanh nghiệp là hết sức máy móc, cồng kềnh gây tốn kém và không cần thiết. Để tạo sự chủ động, linh hoạt, tổ chức việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản nhanh và hiệu quả, theo chúng tôi, chỉ cần giao cho Chấp hành viên nhiệm vụ thu hồi, xử lý và thanh toán tài sản. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Chấp hành viên, Trưởng phòng Thi hành án có quyền chỉ định người để cùng với Chấp hành viên thực thi nhiệm vụ. - 90 - 3.5.3. Bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên Tài sản của con nợ sau khi thu hồi có thể bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, có tài sản có giá trị cao, tài sản giá trị thấp thậm chí có cả những tài sản không còn giá trị. Vì vậy, việc quy định cứng nhắc các tài sản đó được xử lý bằng hình thức bán đấu giá là quá cứng nhắc, rườm rà và phi thực tiễn. Theo chúng tôi, cần trao cho Chấp hành viên được quyền chủ động xử lý những tài sản đó theo những hình thức thích hợp. Có thể cho các bên được thỏa thuận về giá trị tài sản để trả nợ hay thông qua hội đồng định giá tài sản để bán đấu giá hoặc bán với hình thức thông thường... Có như vậy mới bảo đảm xử lý được mọi loại tài sản của con nợ, nâng cao hiệu quả của việc thanh toán. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Chấp hành viên trong khi làm nhiệm vụ, cần quy định để Chấp hành viên có quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết, đặc biệt trong quá trình thu hồi tài sản của con nợ. Bởi vì, mặc dù có những điểm khác biệt nhưng việc thi hành quy định tuyên bố phá sản mang bản chất của thủ tục thi hành án dân sự, Chấp hành viên có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. 3.5.4. Quy định bổ sung vấn đề ủy thác thi hành quyết định tuyên bố phá sản Trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể hoạt động ở nhiều địa bàn khác nhau, tài sản của doanh nghiệp có thể có ở rất nhiều địa phương. Vì thế, nếu việc thu hồi, xử lý tài sản của Chấp hành viên phòng Thi hành án nơi con nợ có trụ sở kinh doanh chính sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu công việc này không được ủy thác cho cơ quan thi hành án nơi có tài sản. Để tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho công tác thu hồi, xử lý tài sản của con nợ cũng như cả quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản, Luật Phá sản cần có quy định về ủy thác thi hành án. Theo đó, Trưởng phòng Thi hành án có quyền ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi có tài sản của con nợ. Cơ quan thi hành án nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện việc ủy thác. - 91 - 3.5.5. Quy định rõ việc tạm ứng chi phí cho công tác thi hành quyết định tuyên bố phá sản Cũng như quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản cần có một khoản chi phí đáng kể, nhất là với những vụ phá sản liên quan đến nhiều đối tượng. Khoản chi phí này chỉ được thanh toán sau khi bán tài sản của con nợ. Không có quy định về việc tạm ứng các chi phí này cũng là một cản trở lớn làm chậm trễ việc xử lý phá sản vì thế nên trao quyền chủ động cho Thẩm phán (trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản) và Chấp hành viên (trong quá trình thi hành quy định tuyên bố phá sản) được bán một số tài sản của con nợ để bảo đảm có chi phí phục vụ giải quyết phá sản. 3.6. LUẬT PHÁ SẢN CẦN CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN CỦA NHỮNG DOANH NGHIỆP CÓ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẶC THÙ Thực tế cho thấy, do đặc thù của hoạt động kinh doanh nên việc cho giải quyết phá sản đối với một số loại hình doanh nghiệp là không đơn giản; chẳng hạn như đối với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, dịch vụ công cộng... Do tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động kinh tế nói chung và tác động mà chúng có thể gây ra đối với xã hội mà việc phá sản cũng như việc áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật phá sản cần được xem xét để có thể xử lý được một cách phù hợp, hạn chế thấp nhất những hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Nghiên cứu một số đạo luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp đặc thù (như Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm) cho thấy sự chưa phù hợp của các quy định hiện hành về phá sản khi áp dụng để xử lý đối với các tổ chức kinh doanh này. Vào thời điểm ban hành Luật Phá sản Doanh nghiệp, chúng ta chưa tính tới đặc thù của những hoạt động kinh doanh, vai trò của các cơ quan quản lý trong quá trình quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức - 92 - kinh doanh đó, yêu cầu phải xử lý nhanh chóng những khó khăn trong suốt quá trình hoạt động cũng như vào giai đoạn phá sản. Vấn đề xử lý khó khăn của các tổ chức này trong quá trình hoạt động cho thấy, nếu áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp để xử lý phá sản đối với những tổ chức kinh doanh này thì sẽ trở nên trùng lặp, không hợp lý. Chẳng hạn, vấn đề áp dụng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng hay kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Khác với các doanh nghiệp khác, do yêu cầu cấp bách trong việc ngăn chặn sớm các hậu quả có thể phát sinh từ việc các doanh nghiệp là các tổ chức tín dụng, hay tổ chức kinh doanh bảo hiểm... mất khả năng chi trả, thông thường phản ứng trước tiên là phải có sự áp đặt của cơ quan quản lý nhà nước để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp liên quan bằng những biện pháp khác nhau nhằm khôi phục khả năng thanh toán. Khi không còn khả năng thanh toán, nếu áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với các doanh nghiệp đặc thù đó thì vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng đối với những doanh nghiệp này là rất khó khăn nếu không nói là không thể thực hiện được. Ngoài ra, các vấn đề cụ thể khác cũng không có sự thống nhất giữa các luật, như việc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn, chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm, vấn đề ưu tiên thanh toán... Lấy ví dụ cụ thể việc giải quyết phá sản đối với các tổ chức tín dụng. Như chúng ta đã biết, bên cạnh một bộ phận tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động nhằm thực hiện một số chính sách xã hội trong những thời kỳ nhất định, không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà sự ra đời và tồn tại của các tổ chức này hoàn toàn nằm trong sự bảo trợ tuyệt đối của Nhà nước nên vấn đề phá sản không đặt ra thì hầu hết các tổ chức tín dụng đều là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động. Vì thế, cũng như các doanh nghiệp khác, các tổ chức tín dụng đều có thể lâm vào tình trạng phá sản và đều có thể bị phá sản theo quy định chung nhằm bảo đảm trật tự pháp lý trong kinh doanh [14, tr. 49]. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác, tổ chức tín dụng hoạt động với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, hoạt động chủ yếu dựa vào uy tín của - 93 - mình (và đằng sau là sự bảo đảm ngầm của Nhà nước) để huy động vốn dư thừa để cho các đối tượng thiếu vốn vay. Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng luôn luôn đứng trước hiểm họa về khả năng chi trả có thể phát sinh khi bị mất uy tín với các chủ nợ của mình. Mặt khác, lượng khách hàng của các tổ chức tín dụng rất lớn với những quan hệ hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn bên trong. Đây là những khách hàng đặc biệt - những cá nhân gửi tiền - mà nhiều khi do thiếu thông tin và do tâm lý, chính họ lại gây ra cho các tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi họ đồng loạt rút tiền. Ngoài ra, sự phá sản của một tổ chức tín dụng đồng nghĩa với sự mất lòng tin của người gửi tiền, gây nên sự thiếu ổn định của cả nền kinh tế và có tác động lâu dài với hậu quả nghiêm trọng mà việc khắc phục không thể một sớm, một chiều được. Luật Phá sản Doanh nghiệp hiện nay có nhiều quy định bất cập, không phù hợp với việc phá sản một tổ chức tín dụng. Có thể kể ra một số điểm bất cập như sau: - Việc áp dụng thủ tục phục hồi: Theo quy định của Luật Phá sản Doanh nghiệp, sự phục hồi một doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành dưới sự giám sát của Tòa án, trong khi đó, theo Luật các tổ chức tín dụng, sự phục hồi một tổ chức tín dụng thông thường do cơ quan quản lý thực hiện thông qua các chức năng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước [14; tr. 45, 46, 47, 48]; - Thời điểm phục hồi: Thời điểm phục hồi một doanh nghiệp thường chỉ bắt đầu khi doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và đã bị Tòa án xem xét thụ lý yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản. Trong khi đó, sự phục hồi một ngân hàng có thể bắt đầu sớm hơn nhiều, dưới nhiều hình thức khác nhau do cơ quan quản lý áp dụng ngay khi một tổ chức tín dụng có những dấu hiệu yếu kém cần phải chấn chỉnh bằng cách tiếp quản quyền quản lý tổ chức tín dụng đó; - Thẩm quyền xử lý phá sản: Thẩm quyền xử lý một doanh nghiệp thuộc về Tòa án, trong khi đó, thẩm quyền xử lý một tổ chức tín dụng phá sản Tòa án thường phải tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhất trí, Tòa án mới tiến hành xét xử. Sở dĩ vậy vì do những đặc thù trong hoạt động của - 94 - các tổ chức tín dụng, những phức tạp trong việc xử lý phá sản một tổ chức tín dụng cùng những tác động của nó đến nền kinh tế có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài [14, tr. 49]. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không đi sâu phân tích cụ thể sự bất cập và thiếu nhất quán giữa Luật Phá sản Doanh nghiệp với các Luật đó nhưng chúng tôi có thể khẳng định một điều rằng với những điểm đặc thù của một số doanh nghiệp, cần phải có một cơ chế xử lý phá sản khác so với các doanh nghiệp nói chung. Chỉ với những quy định của Luật Phá sản thì việc giải quyết phá sản đối với các doanh nghiệp đặc thù là rất khó khăn, mặc dù khi giải quyết phá sản các doanh nghiệp đó vẫn rất cần thiết phải dựa trên những quy định của Luật Phá sản về những nguyên tắc chung, những quy trình, chuẩn mực cho việc tiến hành phá sản theo các thủ tục phục hồi, thanh lý dưới sự giám sát và tham gia của tòa án... Những đặc thù của từng loại hình tổ chức cần được xử lý thông qua các hướng dẫn cụ thể trên cơ sở những nguyên tắc chung. Với quan điểm như vậy, theo chúng tôi, đối với việc phá sản các doanh nghiệp đặc thù, Luật Phá sản chung sẽ làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành những hướng dẫn cụ thể. Đó có thể là một Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Phá sản đối với doanh nghiệp là các tổ chức đặc thù để xử lý những vấn đề riêng trên cơ sở của các nguyên tắc chung trong Luật Phá sản. - 95 - KẾT LUẬN Sự nghiệp đổi mới đất nước ta do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi to lớn, tạo ra được nhiều vận hội mới, thời cơ mới cho sự phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường với sự tác động của các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, ... tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả sẽ có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Vì thế, phá sản là một trong những phương cách để loại bỏ một doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, phá sản doanh nghiệp là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta không chỉ trong lập pháp, trong quản lý điều hành nền kinh tế mà cả trong tư duy cũng như trong thực tiễn đối với người quản lý doanh nghiệp và những người có liên quan. Phá sản doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Bên cạnh các quy định về điều kiện và thủ tục cho phép tiến hành kinh doanh, các quy định về phá sản là những quy định hết sức cơ bản của Nhà nước để bảo đảm cho thị trường hoạt động có hiệu quả, lành mạnh và trong sáng. Đồng thời, những quy định này cũng là căn cứ pháp lý để Nhà nước can thiệp, xử lý các trường hợp phá sản nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất đối với xã hội so với các giải pháp khác. Luật Phá sản Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 30/12/1993 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, của con nợ và những người có liên quan, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ khi giải quyết phá sản doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội. Tuy nhiên, Luật Phá sản Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ đưa ra khung pháp lý chung nhất để xử lý phá sản cho các doanh nghiệp mà chưa có quy định riêng cho việc xử lý phá sản một số doanh nghiệp đặc thù khác như các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm... Hơn nữa các quy định này hết sức cứng nhắc, bất cập và không rõ ràng, gây nên nhiều khó khăn, vướng - 96 - mắc cho các Tòa án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền kinh tế nhiều thành phần nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, trong thời gian tới, pháp luật phá sản cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Một mặt, Luật Phá sản sửa đổi phải khắc phục những khiếm khuyết và bất cập của pháp luật phá sản hiện hành; mặt khác, pháp luật phá sản phải đề cập tới các điều kiện, cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động xử lý phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn về đề tài "Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993", có thể rút ra một số kết luận sau: - Luận văn hệ thống hoá những nội dung cơ bản và các đặc điểm chủ yếu của Luật Phá sản Doanh nghiệp do Quốc hội thông qua ngày 31/12/1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Luận văn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến luật phá sản ở một số nước (mục đích, đối tượng áp dụng, khái niệm phá sản, cơ quan giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản...). Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện Luật Phá sản Việt Nam; - Luận văn tiến hành xem xét, phân tích tình hình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời gian qua; đồng thời, luận văn đánh giá thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp ở Việt Nam; - Luận văn phân tích các vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng Luật Phá sản ở Việt Nam và đưa ra các đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản hiện hành; - Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Phá sản hiện hành nhằm tăng cường hiệu quả của nó trong quản lý hoạt động của các tổ chức kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra những điều kiện cần thiết để thực thi các giải pháp đã nêu, bảo đảm tính khả thi của các kiến nghị. - 92 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam (1998), Kỷ yếu dự án VIE/94/003, Hà nội. 2. Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 3. Bộ Tư pháp (2001), Báo cáo phúc trình đề tài "Đánh giá thực trạng, thực hiện nghiên cứu, phân tích để khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan khác, Hà nội (Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Đăng Huệ). 4. TS. Nguyễn Văn Công (2002), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính - NXB Tài chính. 5. Ngô Cường, Phương hướng và nội dung cơ bản của Dự án Luật Phá sản. 6. Nguyễn Ngọc Dao (6/1994), Luật Phá sản doanh nghiệp, một công cụ hữu hiệu để ổn định tình hình kinh tế và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, Tạp chí Thông tin lý luận. 7. David W. Pearce (1999), Từ điển Kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia. 8. Lê Đăng Doanh (8 - 9/1994), Luật Phá sản doanh nghiệp, một tiến bộ quan trọng trong tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế thị trường, Tạp chí Công nghiệp nhẹ. 9. Tiến sĩ Trần Kim Hào, Thạc sĩ Nguyễn Kim Anh, Một số vấn đề lý luận về phá sản, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 10. Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh hóa. 11. Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty xuất - nhập khẩu Ninh bình của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh bình. 12. Luật sư Nguyễn Tấn Hơn (1995), Phá sản doanh nghiệp, một số vấn đề thực tiễn - NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 13. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội (1998), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật - NXB Đại học Quốc gia Hà nội. 14. Luật các tổ chức tín dụng (1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 15. Luật Kinh doanh Bảo hiểm (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. - 93 - 16. Luật Phá sản doanh nghiệp (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 17. Luật Phá sản của Trung quốc và một số nước Tây Âu (1990), Tài liệu tham khảo nội bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường - Giá cả,. 18. Luật Thương mại (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 19. Nguyễn Minh Mẫn, Dương Đăng Huệ (2/1993), Một số vấn đề về dự án Luật Phá sản doanh nghiệp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. 20. Nghị định 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp. 21. Nghị định số 92/CP ngày 19 tháng 12 năm 1995 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. 22. Nghị định số 7/CP ngày 29 - 01 - 1994 của Chính phủ về ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. 23. Pháp lệnh thi hành án dân sự (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 24. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 25. Quyết định số 528 - QĐ/BT ngày 13 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy chế làm việc của Tổ Quản lý tài sản và Tổ Thanh toán tài sản. 26. Quyết định số 426 - QĐ ngày 1 tháng 7 năm 1994 về quy chế làm việc của tập thể Thảm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 27. Trần Văn Sự, Tình hình thực hiện giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ khi áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp. 28. Tạp chí dân chủ và Pháp luật (11/1995), Số chuyên đề về Bộ Luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 29. Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 01/QĐCNHGT ngày 01/02/1996 công nhận biên bản hòa giải thành và quyết định số 01/QĐTĐC PS ngày 01/02/1996 tạm đình chỉ giải quyết phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Hiệp Phong. - 94 - 30. Tòa án Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Quyết định số 01 QĐST/PSDN ngày 15/1/1999 về việc xin tuyên bố phá sản đối với Công ty Vật tư nông nghiệp Minh hải. 31. Tòa án Nhân dân tỉnh Cần Thơ, Quyết định số 001/QĐPS ngày 29/01/1998 của Tòa Kinh tế về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân Kim Thoại (Cửa hàng xăng dầu 65). 32. Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Quyết định số 01/QĐ - TBPR ngày 11 tháng 12 năm 1995 tuyên bố phá sản Doanh nghiệp tư nhân Tân 33. Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Quyết định số 01/TBPS ngày 28/04/2000 về tuyên bố phá sản Công ty liên doanh Xovimex Hữu hạn. 34. Tòa án nhân dân tỉnh Long An, Quyết định số 01/QĐPS/96 ngày 20/03/1996 về tuyên bố phá sản doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm. 35. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 19/TA - KT ngày 01/08/1995 công nhận biên bản hòa giả thành và tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty Du lịch - Khách sạn Quảng Bình. 36. Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quyết định số 01/QĐ - PS ngày 10/11/1995 về việc tuyên bố phá sản Xí nghiệp chế biến dịch vụ thủy sản Thăng Bình. 37. Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 1591/QĐPS /TATH ngày 24 tháng 7 năm 1998 tuyên bố phá sản Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa. 38. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 01/1999/ QĐ TBPSDN ngày 25/9/1999 tuyên bố phá sản Công ty vật tư dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. 39. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1994 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1995. 40. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1996. 41. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1996 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1997. 42. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1997 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1998. - 95 - 43. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1998 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1999. 44. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1999 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2000. 45. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2000 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2001. 46. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2001 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2002. 47. Tòa án Nhân dân Tối cao, Công văn số 457/KHXX ngày 21 - 07 - 1994 của Tòa án nhân dân về việc áp dụng một số quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp. 48. Tòa án Nhân dân Tối cao, Quyết định số 72/QĐ/PT ngày 16 tháng 6 năm 1994 phúc thẩm phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Thương mại Hà tĩnh. 49. Tòa án Nhân dân Tối cao, Quyết định số 26/KTPT ngày 02/08/1996 về đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp tư nhân Thanh Liêm. 50. Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định số 135/VPPT ngày 26/04/1995 phúc thẩm phá sản doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thành - Tây Ninh. 51. Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định số 07/QĐPT/PSDN ngày 12/04/1997 - Quyết định phúc thẩm về việc xin tuyên bố phá sản của doanh nghiệp tư nhân Văn Quốc, tỉnh Cà Mau. 52. Tòa án Nhân dân Tối cao (1999), Thực tiễn thi hành và những đòi hỏi khách quan của việc sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà nội. 53. Võ Văn Tuyển, Luật phá sản của Trung quốc, Nga, Nhật Bản, kinh nghiệm và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam, Bộ Tư pháp. 54. Hải Triều, Đã phá sản thì lấy tiền đâu thuê kiểm toán, Báo Nhân dân, số ra ngày 20/10/1999. 55. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 56. Viện Khoa học Tài chính (1993), Phá sản và xử lý phá sản ở các nước và ở Việt Nam - Thông tin chuyên đề, Hà nội. - 96 - [...]... quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Quyết định này phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh - 28 - Chƣơng 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG TỒN TẠI, VƢỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA 2.1.1 Thực tế giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nƣớc ta... phá sản doanh nghiệp Trong hệ thống pháp luật về phá sản thì Luật Phá sản Doanh nghiệp là văn bản có vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng, hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực phá sản Luật Phá sản có được vai trò quan trọng như vậy vì nó đã quy định những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến việc giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam Sau đây là những vấn đề cơ bản nhất mà Luật Phá. .. Phá sản Doanh nghiệp đề cập đến: - 12 - 1.2.1 Đối tƣợng áp dụng Điều 1, Luật Phá sản Doanh nghiệp qui định: “ Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu đựoc thành lập và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu ở nước ta bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp. .. để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Sở dĩ luật pháp trao thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cho Toà án bởi vì, Toà án là cơ quan đại diện cho quyền tư pháp của Nhà nước mới có thể tuyên bố một doanh nghiệp phá sản, quyết định các quyền liên quan đến tài sản, nhân thân của các cá nhân, pháp nhân trong vụ phá sản đó Các quyết định áp dụng pháp luật của toà án cũng được bảo... tình trạng phá sản Theo điều 2, Luật Phá sản Doanh nghiệp thì doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp "gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn" Tại điều 3, Nghị định 189/CP ngày 23 - 12 - 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được... định, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây : - 25 - 1- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật này; 2- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này;... sản, xóa tên doanh nghiệp phá sản ) Trong pháp luật phá sản của các nước, xuất phát từ quan điểm của mỗi nước về phá sản (để thanh lý tài sản của con nợ hay để cứu vãn con nợ), khái niệm tình trạng phá sản được hiểu rất khác nhau Chẳng hạn, trong tại điều 1, Luật Phá sản doanh nghiệp của Liên bang Nga ghi rõ dấu hiệu bên ngoài của tình trạng phá sản của doanh nghiệp là "việc mất khả năng áp ứng yêu... yêu cầu tuyên bố phá sản Hầu hết Luật Phá sản của các nước đều quy định doanh nghiệp mắc nợ có nghĩa vụ phải nộp đơn đến tòa án xin mở thủ tục xử lý phá sản khi bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Ngoài ra, các chủ nợ và Tòa án hay Viện Kiểm sát - 22 - khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản cũng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Luật Phá sản Doanh nghiệp 1993 của nước... bán đấu giá tài sản và giải quyết quyền sử dụng đất đai của doanh nghiệp phải theo đúng pháp luật; 5- Gửi tất cả các khoản tiền thu được của doanh nghiệp vào tài khoản mới mở tại ngân hàng; 6- Thực hiện thanh toán theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán 1.2.4 Thủ tục giải quyết phá sản Thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp là một đối tượng rất quan trọng mà Luật Phá sản phải quy... 1/7/1994, Luật Phá sản Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực thi hành Để thực hiện Luật Phá sản Doanh nghiệp, Toà Kinh tế được thành lập nằm trong hệ thống Toà án nhân dân có nhiệm vụ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Từ đó đến nay, sau 8 năm được đưa vào thực tiễn, việc áp dụng đạo luật này cho thấy số doanh nghiệp được Toà án thụ lý và giải quyết phá sản là những con số quá khiêm tốn Mỗi năm, toàn ngành ... kinh doanh Nếu pháp luật thành lập doanh nghiệp chủ thể kinh doanh khác gọi pháp luật “đầu vào” doanh nghiệp pháp luật giải thể, phá sản doanh nghiệp lại gọi pháp luật “đầu ra” cho doanh nghiệp. .. cấu luận văn Với tên gọi "Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993" , luận văn chia làm ba chương sau: Chương 1: Luật Phá sản Doanh nghiệp - Cơ sở pháp lý quan trọng cho trình giải phá. .. ba, Luật Phá sản Noanh nghiệp thực tế áp dụng chủ yếu cho doanh nghiệp quốc doanh - 43 - Phạm vi áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Song thực tế, đạo luật áp

Ngày đăng: 20/10/2015, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w