1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên nhân của việc áp dụng hạn chế pháp luật phá sản doanh nghiệp việt nam luận văn ths luật

130 637 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 3,87 MB

Nội dung

Luật phá sản doanh nghiệp ra đời cùng với nó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập một hành lang pháp lý cho việc xử lý những doanh nghiệp lâm vào

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

m

HÀ MINH TÚ

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC ÁP DỤNG HẠN CHẾ PHÁP LUẬT

PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ : 60105

LUẬN VĂN THẠC Sĩ LUẬT HỌC • • • *

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN NHƯ PHÁT

H à N ộ i- N ă m 2003

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1

NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỂ PHÁ SÀN DOANH NGHIỆP 6

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật phá sản doanh nghiệp ở Việt

Trang 3

2.2.1.8 Một số nhận xét và kết luận tổng quan về pháp luật phá sản doanh

2.2.2 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC LÀM HẠN CHẾ HIỆU LỤC CỦA

2.2.2.2 Nguyên nhân từ những vi phạm các quy định của pháp luật phá sản

2.2.2.4 Nguyên nhân do năng lực của đội ngũ Thẩm phán chưa đáp ứng

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU L ự c PHÁP LUẬT PHÁ SẢN TRONG THỰC TIÊN • • • •

3.1.5 Cần có sự phân biệt giữa quyền nộp đơn của chủ nợ và nghĩa vụ nộp

3.1.8 Một số vấn đề khác liên quan đến việc nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu

3.1.9 Về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát doanh nghiệp cùa Thẩm phán trong

Trang 4

3.1.10 Cần cho phép thẩm phán áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

3.1.11 Qui định cụ thể nguyên tắc giải quyết xung đột về thủ tục giải quyết

3.1.14 Khởi động lại thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp sau khi việc giải

3.1.16 Bổ sung và làm rõ một số qui định về thi hành quyết định tuyên bố

3.2 NHOIMG k i ế n n g h ị l i ê n q u a n đ ế n v i ệ c t h ự c h i ệ n p h á p 119LUẬT PHÁ SẢN

3.2.1 Tăng cường bổi dưỡng và nâng cao kỹ năng nghiêp vu của đôi ngũ

3.2.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia về quản lý và phục hồi

c

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nựớc ta

đã có những bước chuyển đổi tích cực từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế ấy, cạnh tranh là một quy luật tất yếu, khách quan và điều đó đòi hỏi Nhà nước cần phải tôn trọng những lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, tạo mọi điểu kiện cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả Mặt khác mỗi doanh nghiệp cũng phải ý thức được rằng bên cạnh những thời cơ và thuận lợi mói thì đổng thời cũng phải chấp nhận những quy luật cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị tnròng

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, với một môi trường đầy cạnh tranh, việc một doanh nghiệp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) bị thua lỗ dẫn đến phá sản là một hiện tượng tất yếu xảy ra, và kéo theo đó là hàng loạt các quan hệ phát sinh cần phải được xử lý, điểu chỉnh kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần sắp xếp lại ưật tự kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Xuất phát từ những yêu cầu của nền kinh tế, để đáp ứng nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nước ta, ngày 30/12/1993 Luật phá sản doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1994

Luật phá sản doanh nghiệp ra đời cùng với nó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập một hành lang pháp lý cho việc xử lý những doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đảm bảo trật tự kỷ cương trong hoạt động đòi nợ và thanh toán nợ, góp phần tạo lập môi trưòng kinh doanh bình đẳng và lành mạnh, đồng thời cũng góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới

Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật phá sản doanh nghiệp trong hơn 9 hăm cho thấy, việc thực thi Luật phá sản doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn

Trang 6

vướng mắc, pháp luật phá sản doanh nghiệp vẫn chưa thật sự phát huy đầy đủ vai trò đích thực của mình, chưa thâm nhập vào đời sống kinh tế, xã hội nước ta.

Theo số liệu thống kê của ngành Toà án, số lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản hàng năm nộp đến Toà và được thụ lý là rất ít, trung bình hằng năm không quá

30 đơn Trong số đó, hầu hết là bị Toà án trả lại đơn, hoặc bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ Tổng số doanh nghiệp bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản trong suốt thời gian thi hành Luật phá sản doanh nghiệp chỉ dừng lại ở con số 61 doanh nghiệp Sẽ

là rất đáng mừng nếu các con số này biểu hiện đúng thực trạng nền kinh tế nước ta,

song đáng tiếc lại không phải, mà ngược lại là “Cấc doanh nghiệp lâm vào tình

trạng phá sản trên thực tế không ít nhưng yêu cầu tuyên b ố phá sản doanh nghiệp thì ngày càng ít đi" (Báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao năm 2001) Đây

là một thực trạng rất đáng lo ngại của pháp luật phá sản Việt Nam

Do vậy, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật phá sản,

để pháp luật phá sản thật sự đóng vai trò là nhân tố làm lành mạnh hoá nền kinh tế

và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thì nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, chỉ ra những hạn chế đang tổn tại trong pháp luật phá sản hiện hành, những nguyên nhân làm giảm hiệu lực và hiệu quả của pháp luật phá sản trong những năm qua, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập đó nhằm nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện hộ thống pháp luật về phá sản doanh nghiệp của nước ta

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Ngay từ khi Luật phá sản được ban hành, nhiều công trình nghiên cứu ở các

cấp độ khác nhau về ĩĩnh vực này đã được thực hiện Ở cấp độ đào tạo cử nhân luật học, vấn đề phá sản đã được nghiên cứu và được cập nhật như một môn học trong hầu hết các giáo trình “Luật kinh tế” của các cơ sở đào tạo cử nhân luật như: Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học luật Hà Nội Kế theo đó là một khối lượng lớn các luận văn tốt nghiệp đại học luật được thực hiện ở hầu hết các cơ sở đào tạo luật học Ở cấp đô đào tạo thạc sĩ luật học các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này cũng được các học viên lựa chọn Đáng kể là nhiều luận văn cao học luật được

viết về đề tài này ở nhiều cơ sở đào tạo trên đại học như: '‘Trình tự, thủ tục pháp lý

Trang 7

của việc tuyên b ố phá sản doanh nghiệp” của Nguyễn Việt Vương -1996; “Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia giải quyết phá sản doanh nghiệp” của Phan Thị

Thanh Thuỷ - 1996; “Luật phá sản doanh nghiệp - đặc điểm, tình hình thực hiện và

những kiến nghị hoàn thiện” của Lại Anh Tuấn - 1997; “Hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp” của Bùi Xuân Hải - 2000 Gần đây, năm 1999 Toà án nhân dân

tối cao đã hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp bộ về “TTiụt tiễn thi hành và đòi hỏi

khách quan của việc sủa đổi, bổ sung Luật phá sản doanh n g h i ệ p Bên canh đó,

các tạp chí chuyên ngành còn đăng tải nhiều bài viết về chủ đề trên

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây hoặc là chỉ xem xét vấn đề ở

góc độ là mồ tả và giải thích pháp luật, hoặc là minh hoạ về lý thuyết hay thực tế tình hình thi hành pháp luật VI vậy, vấn đề còn bỏ ngỏ mà luận văn này phải tiếp cận là phải xem xét toàn diện và đầy đủ cả vấn đề lý luận và thực tiễn mới phát sinh trong thực tiễn thi hành pháp luật phá sản doanh nghiệp từ trước đến nay, từ đó tìm

ra, phân tích và đánh giá toàn diện những nguyên nhân đã khiến pháp luật phá sản chưa phát huy được vai trò thật sự của mình trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua vì mục đích hoàn thiện và phát triển pháp luật phá sản hiện hành

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Luật phá sản doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy luật này chưa thực sự phát huy hết được vai trò vốn có của mình Mặt khác, khi áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp, do tính phức tạp và tính liên quan của nó, cho nên bên cạnh việc phải có một cơ sở lý luận vững chắc, thì cần phải có một hộ thống pháp luật đồng bộ, để giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình thi hành luật

Vì vậy, đề tài hướng tới nghiên cứu một cách toàn diện nhất những vấn để lý luận và thực tiễn về phá sản và pháp Luật phá sản doanh nghiệp như: Bản chất, đặc điểm của phá sản doanh nghiộp, vị trí và vai trò của Luật phá sản doanh nghiệp

trong mối quan hệ với kinh tế và pháp luật kinh tế ở nước ta, quá trình tổ chức thực

hiện Luật phá sản doanh nghiệp, kết hợp đi sâu phân tích một số nội dung cụ thể của Luật phá sản doanh nghiệp, tìm ra những điểm hạn chế cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng luật Từ các quy định trong luật, sẽ xem xét các vấn đề nảy sinh trong

Trang 8

thực tế mà luật chưa quy định hoặc chưa làm rõ, đề ra những giải pháp và cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề phát sinh đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật phá sản hiện hành.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử và đuy vật biện chứng của triết học Mác - Lê nin, chỉ rõ sự ra đời tất yếu của Luật phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, cơ sở khách quan của việc tồn tại các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp, của mục đích yêu cầu mà Luật phá sản doanh nghiệp đặt ra Đổng thời chỉ rõ quá trình nghiên cứu vận dụng pháp luật phá sản nước ngoài để xây dựng Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam là quá trình phủ định biện chứng và có kế thừa

Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu điển hình Bên cạnh việc nghiên cứu luật pháp Việt Nam, tác giả còn nghiên cứu pháp luật phá sản và cách xử lý phá sản của một số nước trên thế giói, so sánh để thấy được những đặc điểm riêng của Luật phá sản Việt Nam Liên

hệ đối chiếu giữa luật với thực tiễn để xem xét đánh giá những vấn đề đã phù hợp, chưa phù hợp, còn khuyết thiếu, cần sửa đổi bổ sung, nhằm đưa ra những giải pháp

để hoàn thiện một số vấn đề cơ bản mà Luật phá sản doanh nghiệp đã quy định

5 Những đóng góp mới của luận văn.

Từ khi Luật phá sản doanh nghiệp ra đời đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này dưới những góc độ khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả đã nghiên cứu Luật phá sản doanh nghiệp với một cách tiếp cận mới cụ thể là:

Nghiên cứu vể Luật phá sản doanh nghiệp trong một chỉnh thể thống nhất cả

về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng, trên cơ sở những tư duy pháp lý hiện đại, thông dụng và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam

Phân tích và so sánh những đặc điểm cơ bản của Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam với pháp luật phá sản của một số nước trên thế giới Từ đó, làm rõ những điểm khác biệt và tính lạc hậu trong các quy định của pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam hiện hành

Trang 9

Phân tích một sô' nội dung cơ bản của Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở những số liệu thực tế, để thấy được mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, nêu bật và làm rõ những bất cập, hạn chế cùa pháp luật phá sản doanh nghiệp hiện hành như là một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất khiến pháp luật phá sản chưa phát huy hết vai trò tích cực của mình trong trong thực tiễn cuộc sống ở nưóc ta, có so sánh với các quy định và cách xử lý phá sản của các nước trên thế giới.

Cuối cùng là đưa ra những giải pháp và kiến nghị (xuất phát từ thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà án) nhằm hoàn thiện Luật phá sản doanh nghiệp, nâng cao chất lượng giải quyết phá sản doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể kinh doanh ở nước ta có quan niệm đúng đắn về hiện tượng phá sản và biết cách chủ động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và đặc biệt là đảm bảo tính khả thi của Luật phá sản doanh nghiệp trong thực tế

6 Bố cục của luận văn

Với phạm vi và đối tượng nghiên cứu như đã nêu trên, luận văn sẽ được viết thành ba chương như sau:

CHƯƠNG 1: NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ

PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 3: M ỘT s ố KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

L ự c PHÁP LUẬT PHÁ SẢN TRONG THỰC TIÊN

Trang 10

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

VÀ PHÁP LUẬT VỂ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.

1.1.1 Tính tất yếu của phá sản trong nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, nó cũng là cơ sở cho sự tồn tại cùa mỗi doanh nghiệp, đồng thời là động lực cơ bản thúc đẩy các doanh nghiệp lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hoá lợi nhuận Do vậy, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan và kết quả của quá trình này là một số doanh nghiệp dần mạnh lên chiếm lĩnh thị trường ngược lại một số doanh nghiệp khác dần yếu đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần chồng chất và đi tói chỗ mất khả năng chi ưả các nghĩa vụ tài chính của mình Khi đó chúng ta có một khái niệm để chỉ những doanh nghiệp roi vào tình trạng này: Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Bên cạnh việc các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản như là một sản phẩm tất yếu của quá trình cạnh tranh Một loạt nguyên nhân khác cũng trực tiếp dẫn tới tình trạng phá sản doanh nghiệp, đó là những rỏi ro (xuất phát từ nhiều phía) mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể kể tên sau đây:

• Rủi ro do những chính sách của Nhà nước.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những chính sách của Nhà nước luôn luôn đóng một vai trò quan trọng quyết định tới sự hưng thịnh hay sự suy vong của mỗi doanh nghiệp, thậm chí cả một ngành nghề

Chính sách của Nhà nưóe bao giờ cũng là cơ sở nền tảng cho doanh nghiệp những hoạch định mang tính chiến lược cũng như những kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể trong từng thời kỳ Việc thay đổi chính sách liên tục và đột ngột hoặc

Trang 11

sự thiếu thực tế, khả năng dự báo thấp của các chính sách, có thể gây lẻD sự bất ổn

và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ví

dụ, sự thiếu ổn định trong chính sách của Nhà nước ta đối với ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong thời gian gần đây đang khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy lâm vào tình cảnh lao đao

Vì vậy, để có được sự phát triển ổn định, bất kỳ một nển kinh tế nào cũng luôn đòi hỏi một chính sách nhất quán và bền vững xuất phát từ phía nhà nước

• Rủi ro ngoại hối - lãi xuất - lạm phát.

Trong kinh doanh, tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính có lãi cùa việc bán hàng, đến giá cả hàng hoá

và vì vậy, nó quyết định đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong giao thương, đặc biệt là giao thương quốc tế

Sự biến động lớn mang tính đột biến của tỉ giá hối đoái, là một ưong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy thoái của toàn bộ nền kinh tế nói chung và sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp nói riêng Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 là một ví dụ điển hình

Tương tự như tỉ giá hối đoái, lạm phát là sự mất giá của đổng tiền bản địa so

với hàng hoá lưu thông trên thị trường, nếu ở một mức độ vừa phải thì nó là một

nhân tố kích thích sự tăng trưởng, nhưng ngược lại nếu lạm phát quá cao thì lại là nhân tố cản ưở sự tăng trưởng, gây nên sự thoái và phá sản của doanh nghiệp

• Rủi ro do biến động giá cả trong nước và quốc tế.

Trong thời đại hiện nay, với xu hưóng toàn cầu hoá, các giao lưu kinh tế không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà nó mang tính toàn cầu Thị trường trong nước có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với thị trường quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu Mặt khác, với

sự phân công lao động và sản xuất ngày càng sâu sắc thì sự biến động giá cả của một mặt hàng trên thị trường thương mại quốc tế không chỉ có ảnh hưởng rất lón tới giá cả của mặt hàng đó trên thị trường ữong nước mà thậm chí còn có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Chẳng hạn như sự biến động về giá xăng dầu, phân bón sẽ

Trang 12

ảnh hưỏng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hàng loạt các ngành sản xuất khác như chăn nuôi, trống trọt, giao thông vận tải

Xét ưên bình diện hẹp hơn, những biến động xấu của giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự phá sản của nhiều doanh nghiệp Ví dụ sự tụt giảm về giá của cà phê trên thị trưòng thế giới trong thời gian vừa qua đã khiến cho ngành trồng trọt, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê ở nước ta lâm vào tình trạng đình trộ, nhiều doanh nghiệp gặp khó khần và đi tói phá sản

• Rủi ro ngành hàng.

Bất kỳ kinh doanh một ngành hàng nào cũng đều có những thuận lợi và khó khăn mang tính đặc trưng của ngành hàng đó, chẳng hạn như ngành trồng ưọt thì bị phụ thuộc rất lớn bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết, thời vụ, con giống.v.v ngành sản xuất chế biến thì phụ thuộc lớn tới nguồn nguyên liệu được cung cấp

Những rủi ro đặc trưng của ngành hàng đôi khi lại đóng vai trò như một nhân

tố chính dẫn tới sự suy thoái và phá sản của doanh nghiệp,

• Rủi ro do khủng hoảng.

Sự phân loại khủng hoảng là hết sức đa dạng Xét về tính toàn diện thì đó là khủng hoảng cục bộ và khủng hoảng toàn diện Xét về mặt xã hội thì có khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng.bệnh tật Nói chung trên bất kỳ khía cạnh nào sự khủng hoảng luôn mang tính dây truyền và đem lại sự bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế, xã hội

Sự khủng hoảng, khi xảy ra, luôn dẫn tới sư phá sản của hàng loat các' doanh nghiệp Chẳng hạn, sự hoành hành của dịch bệnh SARS trong thời gian qua đã làm doanh thu của ngành kinh doanh du lịch và hàng không trên toàn thế giói giảm sút nghiêm trọng và nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đang đứng trước

bờ vực phá sản

• Rủi ro quản trị doanh nghiệp.

Việc một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nhân tố con người Đặc biệt là việc quản lý doanh nghiệp Một doanh nghiệp thành công trên thương trường không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố khách quan như yếu tố về vốn, công nghệ mà còn phụ thuộc rất lớn vào các nhân

Trang 13

tố chủ quan như việc xác định đúng định hướng kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng hướng, đạt hiệu suất cao, quản lý và đầu

tư đồng vốn có hiệu quả, khả năng quản lý tài chính tốt Do vậy, muốn sử dụng một cách có hiệu qùa các nguồn lực của mình, mỗi doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ, có năng lực và trách nhiệm cao

Thống kê cho thấy, khổng chỉ ở riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới, quản trị doanh nghiệp yếu kém là nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp

Những phân tích trên đây có thể thấy rằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp là hết sức đa dạng Tuy nhiên dù với nguyên nhân nào thì tựu chung, phá sân cũng luôn là một hiện tượng tất yếu tồn tại trong nền kinh tế thị trường

Nó hiện hữu như là một sản phẩm tất yếu của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải

tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất luận đó là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay ỉà nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng xã hội chủ nghía

1.1.2 Khái niệm về phá sản và đặc điểm của phá sản

1.1.2.1 K hái niệm phá s ả n

Danh từ phá sản bắt nguồn từ chữ “Ruin” trong tiếng La tinh có nghĩa là sự

“khánh tận” là việc mất khả năng thanh toán Trong tiếng Anh, người ta dùng từ

“Bankrupey” còn tiếng Pháp là từ “Baqneoute” với nghĩa là “sự phá sản” Từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản Đà Nang và trung tâm từ điển học xuất bản năm 1998 định nghĩa phá sản lă “lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì, và thường là vỡ nợ,

do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại” trong dân gian phá sản có nghĩa là “sạt nghiệp”,

là “trắng tay”, là “ vỡ nợ” w

Như vậy, phá sản trước hết là một hiện tượng kinh tế, là một hiện thực khách quan, một sản phẩm tất yếu trong nền kinh tế thị trường Xét dưới góc độ kinh tế, doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện ra như là một thực trạng thất bại kinh tế trầm trọng mang tính quyết định đối với sự tồn vong của doanh nghiệp Doanh nghiệp trong trạng thái này thường biểu hiện ra về mặt tài chính là doanh nghiệp đang ở tình trạng tài chính bi đát, dẫn tói:

Trang 14

• Doanh nghiệp khồng còn khả năng trả nợ các khoản nợ đến hạn mặc dù nợ phải trả nhỏ hơn tổng tài sản có của doanh nghiệp song các tài sản này không thể hiện kim hoá được để trả nợ.

• Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn do nợ lớn hơn có nói cách khác là tổng số nợ của doanh nghiệp lớn hơn tổng trị giá tài sản của doanh nghiệp

Dưới góc độ pháp lý, phá sản được hiểu như là một thủ tục xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của một chủ thể kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (mà chủ yếu là Toà án) tiến hành Thông qua thủ tục này, tất cả các chủ

nợ đều có được cơ hội tham gia vào việc thanh toán nợ và có thể được nhận đủ toàn

bộ số nợ hoặc chỉ nhận được một phần nợ theo tỷ lệ tương ứng trong khối tài sản chung của doanh nghiệp mắc nợ và như vậy, trong thủ tục phá sản thì tất cả các chủ

nợ đều bình đẳng về quyền đòi nợ nhưng rất có thể chỉ một phần yêu cầu thanh toán

nợ của họ được thoả mãn Điều đó đặc biệt đúng khi doanh nghiệp mắc nợ là một pháp nhân và đang trong trạng thái tổng số nợ của doanh nghiệp lớn hơn tổng số tài sản có

Thừa nhận thực trạng kinh tế khó khăn (phá sản) của các doanh nghiệp, và để đánh giá doanh nghiệp đã thực sự rơi vào tình trạng phá sản hay chưa, pháp luật khi điều

chỉnh lĩnh vực phá sản đã đưa ra một khái niệm: Tình trạng phá sản doanh nghiệp.

1.1.2.2 Khái niệm tình trạng phá sản doanh nghiệp

Khái niệm tình trạng phá sản là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong pháp luật phá sản của mọi quốc gia, thể hiện tập trung nhất quan điểm thái độ của Nhà nưóc khi đánh giá một doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay chưa cũng như ỉà đường lối để giải quyết phá sản doanh nghiệp

Tình trạng phá sản doanh nghiệp chính là cơ sở, căn cứ để Toà án xem xét và quyết định mở hay không mở thù tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Khi xây dựng khái niệm này, mỗi quốc gia đều căn cứ trên cơ sở tình trạng kinh tế - xã hội cùa mình để quy định cho phù hợp Nghiên cứu cho thấy, có hai cách thức chủ yếu

để xây dựng khái niệm này

Trang 15

a Xác định tình trạng phá sản dựa trên tiêu chuẩn dòng tiền mặt (hay

còn gọi là tiêu chí định tính).

Tư duy cơ bản áp dụng cho trường hợp này dựa trên cơ sở khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể bị suy đoán là đang lâm vào tình trạng bi đát khi khống thanh toán ngav tức khắc một hay nhiều món nợ đến hạn nào

đó Với tiêu chí này, con nợ bị tuyên bố phá sản không chỉ là những doanh nghiệp không còn tài sản hoặc còn ít tài sản mà ngược lại, thậm chí còn rất nhiều tài sản nhưng không thể hiện kim ngay được để trả nợ

Như vậy, đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của tiêu chí này là tính tức thời của viêc trả nơ Trên thế giới có nhiều quốc gia áp dụng căn cứ này, chẳng hạn như

ở Singapore theo luật được ban hành 1995 và có hiệu lực ngày 15/7/1995 thì con nợ

bị xem xét phá sản trên cơ sở con nợ không thể trả nợ một hay nhiểu món nợ quá hạn không dưói 2000 dollar Singapore, những khoản nợ này phải có thể trả được cho chủ nợ bằng một phán quyết hoặc một quyết định có tính cưỡng chế tại Singapore Con nợ được suy đoán không có khả năng thanh toán bất kỳ khoản nợ nào nếu món

nợ đó phải được thanh toán tức khắc và:

• Chủ nợ đã tống đạt đến con nợ yêu cầu đòi nợ theo các hình thức luật định

• ít nhất là 21 ngày kể từ ngày tống đạt theo luật định và con nợ không tuân thủ yẽu cầu này, cũng như không nộp đơn yêu cầu Toà án đặt vấn đề này sang một bên

Sự suy đoán này có thể chỉ bác bỏ khi có bằng chứng ngược lại

Ngoài ra, sự suy đoán không có khả năng thanh toán có thể được nêu khi:

• Giải pháp được đưa ra không thoả đáng so với sự phán đoán của chủ nợ

• Con nợ dãiĩLkhỏi Singapore, hoặc vẫn còn ở ngoài Singapore với ý định làm

cản trở, trì hoãn hoặc gây cẳQ trở ngại cho chủ nợ trong việc thu hồi nợ

Pháp luật vương quốc Anh quy định: một doanh nghiệp mất khả năng thanhtoán nợ khi có một chủ nợ cổ số tiền trên 50 bảng và:

• Gửi đơn đòi nợ mà sau 3 tuần doanh nghiệp đã không trả hoặc không thương lượng xong với chủ nợ hay không tìm biện pháp bảo đảm cho số nợ đó

• Có án lệnh buộc doanh nghiệp trả nợ nhưng không thi hành được

Trang 16

• Khiếu nại số nợ không xong.

Có thể thấy rằng, việc quy định của pháp luật các nước theo khuynh hướng này thể hiện những quan điểm tích cực sau đây:

• Định hướng chủ nợ là rất rõ ràng khi tạo ra một cơ chế dễ đàng cho chủ nợbắt đầu một vụ kiện phá sản

Tăng cường đạo đức kinh doanh khi bắt buộc con nợ phải có trách nhiệm hơn

trong việc thực hiện những nghĩa vụ tài chính của mình bằng việc đe doạ áp dụng thủ tục phá sản như là một biện pháp đòi nợ có thể thực hiện Điều này

có ý nghĩa rất lớn nhằm ngăn tình trạng đầu tư mạo hiểm cũng như sự lạm dụng “tiền của người khác” để kinh doanh thu lợi cho mình gây bất bình đẳng trong canh tranh

• Mang tính phòng ngừa phá sản rất cao khi cho phép sớm áp dụng thủ tục phá sản đối với những doanh nghiệp có những dấu hiệu lâm vào tình trạng bi đát

về tài chính có thể dẫn tới thanh lý doanh nghiệp

Tuy nhiên, tiêu chí này vẫn chưa phản ánh đúng thực chất của phá sản là tình hình tài chính của doanh nghiệp đang Ưong tình trạng thực sự bi đát trầm trọng không phải là hiện tượng nhất thời Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng này chưa chắc là không còn tài sản gì hoặc còn rất ít tài sản mà ngược lại họ có thể còn rất nhiều tài sản song chưa thể hiện kim hoá ngay được

Mặt khác, việc cho phép chủ nợ dễ đàng bắt đầu một vụ kiện phá sản có thể

sẽ bị chủ nợ lạm dụng á‘p dụng thủ tục phá sản tràn lan gây tổn hại đến uy tín và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trên thương trường Tiêu chí này cũng cho phép các doanh nghiệp lợi dụng như một thủ đoạn để triệt hạ đối thủ kinh doanh

Để khắc phục tình trạng này, pháp luật một số nước đưa ra một số khái niệm không có khả năng thanh toán chi trả (Insolveney) như ở Anh quốc và được áp dụng một thủ tục khác vói thủ tục phá sản (Bankrupey) Doanh nghiệp không có khả năng chi trả là việc doanh nghiệp tạm thời không có khả năng thoả mãn yêu cầu thanh toán nợ đến hạn cho các chủ nợ bằng tài sản hiện có, song không phải đã mất khả năng thanh toán, bởi vì bằng những khoản tín dụng sẽ có và có thể thấy trước như các khoản vay doanh nghiệp sẽ thanh toán được nghĩa vụ tài chính cuả mình

Trang 17

b Xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp trén tiêu chuẩn cân đối tài chính của doanh nghiệp (hay tiêu chí định lượng).

Tư duy cơ bản áp dụng cho trường hợp này là doanh nghiệp chỉ bị coi là lâm vào phá sản khi có những bằng chứng rõ ràng cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp rất kém cỏi, bi đát mà biểu hiện cụ thể là tổng tài sản của doanh nghiệp nhỏ hơn tổng số nợ hoặc doanh nghiệp bị mất cân đối trong cán cân thanh toán

Do vậy, khác với tiêu chí định tính luôn quan tâm tói tính tức thòi của việc trả

nơ, tiêu chí nàv tiếp cân vấn dé phá sản ờ góc dô tài chính- kế toán, trên cơ sỏ cân

đối tài sản hiên cổ vói tổng số nơ

Khuynh hưóng này được thể hiện trong pháp luật phá sản của một số quốc

gia Ví dụ điều 1 Luật phá sản Liên bang Nga quy định “tình trạng phá sản cùa

doanh nghiệp được hiểu là việc mất khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ nợ về thanh toán hàng hoá (công việc dịch vụ) kể cả việc mất khả năng báo đảm các thanh toán phải nộp ngân sách và các quỹ ngoài ngân sách do nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc

nợ vượt quá tài sẩn của mình hoặc do mất cân đối trong cán cân thanh toán của doanh nghiệp mắc nự '

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào -bảng cân đối tài sản có của doanh nghiệp và tổng số nợ thì cũng khó có thể kết luận ngay rằng doanh nghiệp hiện đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán trầm trọng và đi đến phá sản Tiêu trí này cũng gặp phải một trở ngại khi bắt đầu một vụ kiện phá sản khi yêu cầu người nộp đơn phải cung cấp đầy đủ những bằng chứng cụ thể chứng minh sự mất cân đối giữa tổng số nợ

và tổng giá trị tài sản cùa doanh nghiệp Rõ ràng, nó làm hạn chế quyền đệ đơn yêu cầu giải quyết phá sản doanh nghiệp từ phía chủ nợ thậm chí, từ chính con nợ nếu sổ sách, tài liệu kế toán không tuân theo những chuẩn mực rõ ràng, minh bạch

Như vậy, cả hai cách xác định tình trạng phá sản như trên đều chưa phản ánh một cách rõ ràng tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ưong tình trạng thực sự

bi đát, trầm trọng mà chỉ mang tính dự báo về tình trạng mất khả năng thanh toán hoàn toàn của doanh nghiệp, nói cách khác khái niệm tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp trong pháp luật phá sản khống nên và khống cần thiết phải là tình trạng tài chính của doanh nghiệp rất trầm Ưọng, bi đát Điều này

Trang 18

cho phép sóm phát hiện ra những doanh nghiệp có biểu hiện xấu về tài chính để từ

đó sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả, bảo vệ hữu hiệu lợi ích cho các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và các bên có liên quan

So với tiêu chí định lượng, tiêu chí đinh tính rộng mở hơn rất nhiều, nó cho phép sớm áp dụng thủ tục phá sản ngay khi doanh nghiệp mới chỉ có những dấu hiệu tài chính bất thường Điều này mang tính dự báo và ngăn ngừa sự phá sản rất cao

Khái niệm tình trạng phá sản không có nghĩa là doanh nghiệp đã bị phá sản Doanh nghiệp đã bị phá sản khi và chỉ khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản và tài sản bị thanh lý để chia cho các chủ nợ

1.1.2.3 Đặc điểm của thủ tục phá sản.

Thủ tục phá sản là tổng thể các quy phạm pháp luật, quy định cách thức, trình

tự nhằm xử lý những doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản Nó có những đặc trưng cơ bản sau:

• Phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt, thể hiện qua tính tập thể của thủ tục phá sản Theo đó, tất cả các chủ nợ (người khởi đơn và không khởi đơn) đều

có cơ hội tham gia quá trình đòi nợ và thanh toán nợ Các chủ nợ sẽ được phân chia thành các nhóm khác nhau và các yêu cầu của tất cả các chủ nợ sẽ được xem xét một cách công bằng và minh bạch, tại cùng một địa điểm, thòi điểm và theo mởt thứ tự ưu tiên

• Tính tập thể của thủ tục phá sản cũng đòi hỏi quyền tự do kinh doanh của con

nợ sẽ bị hạn chế khi đặt con nợ trong sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ cừa cácchủ thể liên quan (Toà án, các chủ nợ ), con nợ sẽ bị hạn chế quyền địnhđoạt tài sản, các nhà quản lý của doanh nghiệp phá sản sẽ bị hạn chế quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc phải trao quyền quản lý doanh nghiệp cho những người khác (được Toà án chỉ định hoặc do chủ nợ cử ra) nhằm mục đích hạn chế tối đa những hành vi có thể gây thiệt hại cho chủ nợ

• Tính tập thể của thủ tục phá sản cũng yêu cầu việc giải quyết quyền lợi cho nhóm chủ nợ này cũng không làm thiệt hại cho nhóm chủ nợ khác cũng như bản thân con Ĩ1Ợ Vì vậy, các chủ nợ sẽ phải hạn chế tối đa những hành vi pháp lý đơn phương chống lại con nợ Nói cách khác, khi thủ tục phá sản

Trang 19

được mở, các đơn kiện đòi nợ riêng lẻ sẽ bị đình chỉ và các yêu cầu sẽ được giải quyết luôn trong thủ tục phá sản.

• Xuất phát từ tính tập thể của thủ tục, nhằm bảo đảm lợi ích cho các bên liên quan, trong quá trình giải quyết phá sản, toàn bộ tài sản của con nợ sẽ được đánh giá, tổng kết và đưa vào một quỹ chung để chi trả cho các chủ nợ theo thứ

tự ưu tiên

• Sau khi doanh nghiệp bị thanh lý và tài sản được chia cho các chủ nợ thì con

nợ bị xoá sổ và được giải thoát hoàn toàn trách nhiệm về tài chính đối với các chủ nợ

1.1.2.4 Phân biệt giải thể và phá sản

Phá sản và giải thể là hai chế định hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đổng nhất định Do vậy việc phân biệt hai chế định này có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng giúp, chúng ta áp dụng đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan,

a Những điểm giống nhau

Phá sản và giải thể là hai chế định có những nét tương đồng nhất định được thể hiện qua những điểm cơ bản sau đây:

• Về mục đích áp dụng: Thủ tục phá sản được áp dụng để xử lý các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, theo đó doanh nghiệp mắc nợ có thể bị thanh lý, tài sản bị phân chia cho các chủ nợ và chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của mình Thủ tục giải thể, trong nhiều trường hợp, cũng được áp dụng với mục đích như vậy Đây chính là điều kiện dẫn tói sự lẫn lộn giữa thủ tục phá sản với thủ tục giải thể của các chủ thể có liên quan

• Tính công khai cùa thủ tục: Cả hai thủ tục đều phải được thông báo công khai cho các bên có liên quan

• Về xử lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ: Trong cả hai thủ tục, tài sản của doanh nghiệp được gộp vào một quĩ chung để chi trả cho các chủ nợ Họ được phân chia thành từng nhóm chủ nợ Trong mỗi nhóm, các chủ nợ đều có quyền ngang nhau trong việc đòi nợ và thanh toán nợ, mọi yêu cầu của chủ

nợ đều được đưa ra xem xét và được thanh toán theo một thứ tự nhất định

Trang 20

b Sự khác biệt giữa giải thể và phá sản.

Thứ nhất, vể lý do áp dụng thủ tục

Nếu như thủ tục phá sản áp dụng vào lý do duy nhất là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì lý do dẫn đến giải thể rộng hơn rất nhiều mà có thể chỉ ra sau đây:

• Hết hạn nhưng không gia hạn giấy đăng ký kinh doanh

• Vi phạm những quy định của pháp luật (không đảm bảo về số lượng thành viên tối thiểu, về vốn pháp định, không hoạt động trong vòng một năm, không báo cáo kinh doanh, ngành nghề bị cấm ) và bị thu hồi giấy phép

• Thoả thuận của các thành viên sỏ hữu hay quyết định của chủ sở hữu hoặc đại diện của chủ sở hữu doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không còn mục tiêu hoặc không đạt được mục tiêu hoạt động

• Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến giải thể thì cũng không đến mức mất khả năng thanh toán nợ đến hạn dù có thể thua lỗ đến 3/4 tổng vốn điều lệ

Thứ hai, về tính chất cùa thủ tục

Giải thể mang tính chất của một thủ tục hành chính, doanh nghiệp muốn giải thể phải nộp đơn tới cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh giải quyết Trong khi đó, phá sản lại là một thủ tục tư pháp do Toà án tiến hành

Thứ ba về đối tượng có quyền đề nghị áp dụng thủ tục

Đối tượng có quyền đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là chủ nợ, người lao động và bản thân chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp Trong khi đó, đối tượng có quyền nộp đơn đề nghị giải thể là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc thành viên cuả công ty hoặc đại hội cổ đồng

Thứ tư về đối tượng có quyền quyết đinh

Đối tượng có quyền quyết định giải thể doanh nghiệp Nhà nước chính là người quyết đinh thành lập doanh nghiệp đó Đối với doanh nghiệp ngoài quốc (doanh theo Luật doanh nghiệp 1999 thì việc quyết định giải thể doanh nghiệp hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định, trừ phi doanh nghiệp bị các cơ quan chức năng

Trang 21

yêu cầu hoặc thu hồi giấy phép Còn đối với phá sản chỉ có Toà án mới có quyền quyết định.

Thứ năm« vai trò của các chủ nợ

Trong giải thể, các chủ nợ hoàn toàn bị động toàn bộ thủ tục giải thể sẽ do hội đổng giải thể doanh nghiệp tiến hành Trong thủ tục phá sản các chủ nợ đóng vai trò tích cực hơn khi tham gia vào quyết định hầu hết các quá trình của thủ tục như khởi động thủ tục bằng việc đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, tham gia hội nghị chù nợ, thông qua phương án hoà giải, phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, thực hiện giám sát doanh nghiệp w

Thứ sáu, kết thúc của thủ tục

Giải thể bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và xoá tên của doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh Kể từ thòi điểm đó doanh nghiệp không còn tổn tại Song đối với phá sản không chắc đã dẫn đến kết quả đó, Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho quá trình giải quyết bị tạm ngưng hoặc bị đình chỉ Thậm chí, doanh nghiệp có thể được mua lại khi đang trong tiến trình của thủ tục và tiếp tục được duy trì hoạt động theo một phương thức quản lý mới Lẽ đương nhiên, chủ sở hữu mới phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản nợ

Thứ bảy, về điều kiện áp dụng thủ tục

Doanh nghiệp, để được tiến hành theo thủ tục giải thể, phải không được thua

lỗ đến mức mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, doanh nghiệp phải thanh toán hết mọi khoản nợ và thanh lý mọi hợp đồng đã ký kết Thủ tục phá sản không đặt ra điều kiện này mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp, để được áp dụng thủ tục phá sản, phải đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đế hạn, việc doanh nghiệp có thanh toán hết được mọi khoản nợ hay không phải là vấn đề quan trọng

Thứ tám, Trách nhiệm pháp lý của người quản lý doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp bị giải thể, người quản lý doanh nghiệp hết trách nhiệm

và không bị hạn chế trong việc đảm đương các chức vụ điều hành, quản lý các doanh nghiệp khác Trái lại, trong thủ tục phá sản, chế tài của pháp luật được đặt ra

Trang 22

bằng việc cấm người quản lý doanh nghiệp đảm đương các chức vụ điều hành, quản

lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2 PHÁP LUẬT VỂ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật phá sản ở Việt Nam và

trên th ế giới

Trong thời kỳ cổ đại, các quan hệ giao lưu thương mại của người La Mã cổ đại

đã rất phát triển và do vậy, sự phá sản của các thương gia trong thời kỳ này đã là một thực tế phổ biến Các tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng, pháp luật về pháp sản đã ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của các quan hệ thương mại từ thời La Mã

cổ đại

Trong thời kỳ này, việc phá sản của một thương gia đồng nghĩa với việc kinh doanh cùa người này đã hoàn toàn thất bại, con nợ đã không thanh toán được các khoản nợ và tài sản của họ sẽ bị các chủ nợ xâu xé, tranh giành Thậm chí, bản thân

họ và gia đình sẽ bị bắt làm nô lệ Tình trạng này tất yếu dẫn tới sự bất ổn cùa xã hội

đã buộc Nhà nước La Mã đứng ra cưỡng chế tài sản của con nợ để từ đó phân chia cho các chủ nợ theo một trật tự nhất định Dần dần, Nhà nước La Mã đã quy chuẩn cách thức xử lý tình trạng thương gia gặp khó khăn trong kinh doanh đến mức không trả được nợ đến hạn, hình thành nên pháp luật về phá sản

Trong thời trung cổ, tại nhiểu quốc gia Châu Âu, các chế định pháp luật liên quan đến việc xử lý tình trạng không thanh toán được nợ cũng đã được ban hành Ban đầu chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại, sau đó dần được mở rộng ra nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Nhìn chung, pháp luật về phá sản trong các thời đại nêu trên đều mang nặng tính trừng phạt gắt gao, con nợ khi không trả được nợ, thì không chỉ tài sản của họ sẽ

bị đem ra thanh lý ngay mà ngay chính bản thân họ và gia đình cũng chịu những chế tài mang tính hình sự rất nghiêm khắc như bị bỏ tù, bị bắt làm nô lệ thậm chí có thể bị giết.v.v Điều này đã gây ra nhiều thiệt hại cho con nợ và gây bất ổn trong xã hội.Trong thời đại hiện nay, với sự bùng nổ của nhân quyền, tự do và dân chủ, pháp luật phá sản hiện đại đã có cách nhìn khoan dung hơn đối với những người lâm vào tình trạng phá sản, bởi bản thân hoạt động kinh doanh đã là một lĩnh vực đầy

Trang 23

khó khăn và rủi ro Mặt khác, hậu quả của phá sản là rất lớn, thương gia bị phá sản được coi là những người kém may mắn, sa cơ, thất thế cần được bảo vệ Do vậy, xu hướng pháp luật phá sản hiện nay trên thế giới không chỉ đặt ra những thiết chế bảo

vệ lợi ích cho chủ nợ mà còn quan tâm bảo vệ lợi ích của cả con nợ

Bên cạnh đó, pháp luật phá sản hiện đại còn phản ánh những xu thế chung của thòd đại Cùng với sự bùng nổ của xu thế toàn cầu hoá, nhu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Pháp luật phá sản của mỗi nước không chỉ phản ánh những đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia mình mà còn phản ánh những xu hướng chung của thời đại Vì thế, nhu cầu nhất thể hoá pháp luật phá sản đang là vấh đề đặt ra bằng việc giải quyết các xung đột pháp luật giữa các quốc gia thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương Chẳng hạn, trong khuôn khổ của liên minh Châu âu đang cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật chung Tuy nhiên, cho đến nay, riêng trong lĩnh vực phá sản lại chưa đạt được sự nhất trí do có sự khác biệt rất lớn trong việc sắp xếp thứ tự thanh toán [35, Tr 8]

Ở Việt Nam, pháp luật về phá sản đã được du nhập vào trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp và sự phát triển của nó được chia làm nhiều giai đoạn

Ngay sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ và đặt được ách đô hộ tại đây, người Pháp đã cho áp dụng chế định về phá sản cho toàn xứ Nam Kỳ Chế định này hoàn toàn được “học tập” từ Bộ luật thương mại Pháp Sau đó, chế định này cũng được áp dụng tại Bắc* Kỳ vào năm 1888 (ngay sau khi người Pháp hoàn thành quá trình xâm lược nước ta) Năm 1942 triều đình Huế ban hành Bộ luật thương mại áp dụng trên lãnh thổ Trung Kỳ

Nhìn chung, pháp luật thời kỳ này phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của người Pháp tại Đông Dương (Việt Nam)

Năm 1954, sau khi người Pháp rút chạy khỏi Việt Nam, lãnh thổ nước ta chia làm hai miền với hai chế độ chính tri khác nhau Tại miền Nam tính từ vĩ tuyến 17 trở vào, chính quyền Sài Gòn ban đầu cũng cho áp dụng chế định phá sản và nó mang nặng dấu ấn pháp luật của người Pháp Đến năm 1972, chính quyền Sài Gòn

Trang 24

mới ban hành Luật thương mại riêng trong đó có phân biệt chế định khánh tận và tư pháp thanh toán.

Tại Miển Bắc, có thể khẳng định trong suốt một giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1985 với việc duy trì cơ chế quản lý tập trung bao cấp pháp luật phá sản doanh nghiệp không được đặt ra và không tồn tại

Chỉ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, khi nền kinh tế thị trường được thừa nhận và phát triển, vấn đề phá sản doanh nghiệp mới được đặt ra và pháp luật về phá sản doanh nghiệp mới được quan tâm như một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế Tuy nhiên, pháp Luật phá sản doanh nghiệp với tính cách là một

hệ thống cũng chỉ mới xuất hiện khi ngày 30/12/1993 Luật phá sản doanh nghiệp

Việt Nam được Quốc Hội thông qua, được công bô' vào ngày 30/12/1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1994 Sau đó là một loạt các văn bản dưới luật của Chính phủ và Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng và thi hành Luật phá sản doanh nghiệp

Nhìn chung Luật phá sản doanh nghiệp hiện hành đo được xây dựng và ban hành ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới nên còn chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và còn mang nặng dấu ấn tư duy của thời kỳ trước đây

1.2.2 Mục tiêu của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường.

Phá sản là một hiện tượng nội tại, tất yếu trong nền kinh tế thị trường Phá sản trước hết là một hiện tượng kinh tế được biểu hiện ra như là một sản phẩm tất yếu cùa quá trình cạnh tranh, đào thải, chọn lọc tự nhiên, giúp loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tạo sự bình đẳng trong canh tranh và làm trong sạch, lành mạnh hoá nển kinh tế

Sự tồn tại của thù tục phá sản và việc đe doạ áp dụng thủ tục phá sản là một cơ chế quan trọng đưa các bên có liên quan vào những nguyên tắc bắt buộc của thị trưòng, góp phần nâng cao đạo đức trong kinh doanh Xét về mặt này, phá sản mang tính tích cực

Tuy nhiên, phá sản cũng thể hiện nhiều tính tiêu cực Trước hết, phá sản biểu hiện tập trung những xung đột về lợi ích giữa các bên có liên quan như xung đột về

Trang 25

lợi ích giữa các chủ nợ với nhau, xung đột giữa các chủ nợ với con nợ những xungđột này có thể gây nên tình trạng vô chính phủ trong việc đòi nợ và thanh toán nợ Tiếp đó, phá sản có thể đem lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế- xã hội như nạn thất nghiệp và sự bất ổn xã hội do thất nghiệp gây nên, làm tăng gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước và xã hội, tạo ra những tác động bất lợi đối với chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Mặt khác, phá sản cũng sẽ làm mất đi một công cụ sản xuất và sẽ kéo theo sự khó khăn về tài chính của các đối tác khác của doanh nghiệp

bị phá sản (tính dây truyền của phá sản)

Tất cả những vấn đề đó đặt ra yêu cầu phải có sự điều chỉnh của pháp luật về phá sản Vì vậy, pháp luật phá sản luôn mong muốn đạt được những mục tiêu sau đây:

• Bảo đảm sự thống nhất hài hoà giữa kinh tế và xã hội

• Bảo đảm tính công bằng và bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các nhóm lợi ích, các chủ thể liên quan

• Hạn chế và xoá bỏ tình trạng vô chính phủ trong việc thu hổi và thanh toán nợ.1.2.3 Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường

Pháp luật phá sản doanh nghiệp là một tổng thể các quy định của Nhà nước liên quan đến việc giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán cùa doanh nghiệp (tình trạng phá sản) Nó là một bộ phận hợp thành quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế, điều chỉnh một lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế thị trường: Lĩnh vực phá sản doanh nghiệp Pháp luật phá sản, có vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, vai trò đó được thể hiện chù yếu ở những nội dung cơ bản sau đây:

a Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ một công cụ để thực hiện việc đòi nợ

Khi một doanh nghiệp bị “vỡ nợ”, các chủ nợ là những người trước tiên có nguy cơ mất trắng những khoản tín dụng mà trước đây đã cung ứng cho con nợ Do vậy, pháp luật phá sản, ngay từ khi ra đời đã đặt lợi ích của chủ nợ là mục tiêu đầu tiên cần bảo vệ Mặt khác, phá sản luôn mang tính dây truyền, sự “vỡ nợ” của một doanh nghiệp này có thể kéo theo sự “đổ vỡ” của một loạt doanh nghiệp khác Bởi vậy, việc bảo vộ lợi ích của chù nợ cũng gắn liền với việc bảo vệ và duy trì sự ổn định của nền kinh tế

Trang 26

Trước hết, bản thân sự tồn tại của thủ tục phá sản và sự đe dọa sẽ áp dụng thủ tục này đã là một cơ chế có hiệu quả trong việc hạn chế những hành vi kinh doanh quá mạo hiểm xuất phát từ phía những nhà quản lý doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, đổng thời tạo áp lực buộc doanh nghiệp mắc nợ phải tìm cách tổ chức lại doanh nghiệp và tìm kiếm nguồn tài chính cho việc thanh toán các khoản nợ, hạn chế tình trạng lạm dụng “tiền của người khác” để mưu lợi cho mình.

Kế đó, khi mà doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của các chủ nợ bằng việc trao cho chủ nợ quyền khởi động thủ tục phá sản như một biện pháp đòi nợ đặc biệt, khác với các thủ tục đòi nợ thông thường Theo đó, tất cả khoản nợ của con nợ đều được mang ra xem xét, tài sản của con nợ được gộp vào quỹ chung và được thanh lý để thanh toán cho yêu cầu của tất cả các chủ nợ Khi tài sản được thanh lý và thanh toán, con nợ chấm dứt những tồn tại và được giải thoát hoàn toàn khỏi các khoản nợ Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp, pháp luật phá sản đưa ra các cơ chế cho phép các chủ nợ có khả năng bảo vệ tối đa lợi ích của mình như việc kiểm soát, giám sát các hoạt động, hành vi của con nợ, tham gia giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền lợi của mình, cũng như quyền khiếu nại các quyết định của Toà án, nhằm mục đích tối đa hoá khả nâng thu hổi nợ

b Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ, đem lại cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng phá sản một cơ hội rú t ra khỏi thương

Trong nền kinh tế thị trường, việc ra nhập và rút khỏi nền kinh tế là nền tảng

cơ sở của quá trình cạnh tranh Trong quá trình tổn tại của mình, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải đối mặt với cạnh tranh, cũng như những rủi ro, bất chắc

có thể dẫn đến sự suy thoái và đưa doanh nghiệp đến chỗ mất khả năng thanh toán

nợ Sự phá sản luôn đem lại những hậu quả xấu về kinh tế- xã hội to lớn Do đó, pháp luật phá sản hiện đại, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của chủ nợ còn luôn hướng tới việc bảo vệ lợi ích của con nợ khi lâm vào tình trạng phá sản: như giảm bớt gánh nặng tài chính của con nợ (bằng việc ấn định thời điểm ngừng trả nợ, kể từ thời điển này con nợ không phải trả lãi cho các khoản nợ, tạo điều kiện cho chủ nợ thương

Trang 27

lượng với con nợ để xoá nợ, giảm nợ, mua nợ, hoãn nợ ), hạn chế những hành vi pháp lý chống lại con nợ xuất phát từ phía chủ nợ và buộc các chủ nợ vào một khuôn khổ chung trong quá trình đòi nợ Tạo cơ chế, điều kiện cho con nợ khả năng để khôi phục lại tình hình tài chính cũng như sản xuất, kinh doanh của mình Mặt khác, khi con nợ có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy không thể phục hồi được, pháp luật phá sản tạo khả năng cho việc thanh lý tài sản của con nợ một cách nhanh nhất và giải phóng con nợ khỏi trách nhiệm về thanh toán nợ đối với các chủ nợ.

c Pháp luật phá sản góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ, trước nguy cơ có thể mất trắng những khoản tín dụng của mình Vậy nên, họ có động lực mạnh mẽ thúc đẩy

họ thực hiện những hành vi chống lại con nợ Những hành vi này có thể được tiến

hành trên cơ sở luật pháp hoặc là những ứng xử theo kiểu “luật rừng” Lẽ tất nhiên,

kiểu ứng xử “vô chính phủ” này sẽ trở thành hiện thực ngày càng phổ biến hơn nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật về phá sản hoặc sự điều chỉnh của pháp luật là kém hiệu quả

Do đó, pháp luật về phá sản quy đinh cách mà mỗi nhóm chủ nợ khi được bồi thường không làm thiệt hại đến những nhóm chủ nợ khác Điều đó tạo nên một sự công bằng cần thiết trong việc thanh toán nợ cho các chủ nợ và như vậy, pháp luật

về phá sản sẽ hiện hữu như một “bức tường thành” ngăn chặn tình trạng “vô chính phủ” trong việc đòi nợ và thanh toán nợ, đưa các bên vào khuôn khổ chung mà trong

đó lợi ích của*tất cả các bên đều được xem xét một cách công bằng và minh bạch

Do vậy, pháp luật phá sản đã hạn chế xung đột trong việc giải quyết phá sản nói riêng cũng như góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và lành mạnh hoá môi trường kinh doanh nói chung

d Pháp luật phá sản góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế.

Trước hết, pháp luật phá sản phải đưa ra khả năng cho sự so sánh giữa tổ chứclại và thanh lý doanh nghiệp và bất kỳ sự lựa chọn nào giữa tổ chức lại và thanh lý doanh nghiệp đều phải dựa trên những cơ sở mang tính tối ưu nhằm ngăn chặn những trường hợp thanh lý quá vội vàng hoặc trì hoãn việc thanh lý

Trang 28

Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, pháp luật phá sản doanh nghiệp tạo ra những cơ chế thiết thực và có hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp mắc

nợ có cơ hội khôi phục lại tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giúp doanh nghiệp mắc nợ khả năng thoát ra khỏi tình trạng phá sản Xét trên khía cạnh tăng trưỏng kinh tế, rõ ràng biện pháp này góp phần tạo dựng một nền kinh tế ổn định

Mặt khác, khi việc lựa chọn tổ chức lại doanh nghiệp là “bất khả thi” thì việc

áp dụng thủ tục thanh lý doanh nghiệp và đi đến chấm đứt sự tồn tại của doanh nghiệp là kết quả tất yếu của quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp Trong trường hợp này, thanh lý doanh nghiệp thể hiện như một cơ chế hữu hiệu để loại bỏ triệt để những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả mà sự tồn tại của nó sẽ là một loại “nấm độc” trong nền kinh tế, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh

Rõ ràng, dù đã được tiến hành theo bất kể quá trình nào (tổ chức lại hoặc thanh lý doanh nghiệp mắc nợ) thì pháp luật phá sản doanh nghiệp cũng luôn mang

ý nghĩa tích cực trong việc cơ cấu lại nền kinh tế

1.2.4 Các xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật phá sản hiện đại.

Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, pháp luật phá sản hiện đại đã có cải tiến tích cực theo những xu hưóng cơ bảii sâu đây:

• Mở rộng phạm vi áp dụng của pháp luật phá sản Theo đó, pháp luật phá sảnkhông chỉ áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và còn mở rộng trong lĩnh vực dân sự, tiêu dùng

• Chuẩn hoá khái niệm tình trạng phá sản doanh nghiệp theo hướng cho phép

áp dụng sớm thủ tục phá sản ngay khi doanh nghiệp có những dấu hiệu tài chính bất thường Chẳng hạn, theo luật phá sản Singapore năm 1995 dấu hiệu

để xác định con nợ lâm vào tình trạng phá sản là khi con nợ không thể trả được một hay nhiều món nợ quá hạn không dưới 2000 dollar Singapore.Thậm chí con nợ được suy đoán là không có khả năng thanh toán bất kỳ khoản nợnào nếu món nợ đó phải được thanh toán tức khắc Luật phá sản của Phápnăm 1985 cũng xác định tình trạng phá sản là tình trạng con nợ không thanh toán được các món nợ đến hạn bằng những tài sản sẵn có của mình

Trang 29

• Mò rộng đòì tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Bên cạnh chủ

nợ, con nợ là những đối tượng đương nhiên có quyền khỏi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, pháp luật phá sản của nhiều nước còn trao quyền bắt đầu một vụ kiện phá sản cho các chủ thể khác, ví dụ như ở Pháp: Toà án, Viện công tố cũng

có quyền bắt đầu một vụ kiện phá sản nếu như phát hiện ra doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản nhưng không có ai nộp đơn Trang bình số lượng các

vụ việc phá sản được bắt đầu bởi Toà án chiếm đến 10% tổng số vụ phá sản hàng năm [35, tri 1]

• Pháp luật phá sản hiện đại có sự tách bạch giữa thủ tục phục hồi và thủ tục thanh lý doanh nghiệp, tạo cơ chế thuận lợi cho việc giải quyết phá sản với những chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất có thể

• Mở rộng quy đinh của pháp luật theo hướng bảo vệ các lợi ích chính của doanh nghiệp mắc nợ, đặc biệt là các quy định về tổ chức lại, phục hồi khả năng thanh toán của doanh nghiệp mắc nợ Mặt khác, pháp luật phá sản hiện đại cũng quy định những nguyên tắc cho phép áp dụng ngay thủ tục thanh lý một cách sớm nhất có thể, khi doanh nghiệp mắc nợ có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy doanh nghiệp không còn khả năng cứu vãn

• Chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá các hoạt động trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp như hình thành Toà án chuyên trách giải quyết phá sản, hình thành đội ngũ chuyên gia thực hiện việc giám sát, quản lý tài sản cũng như mọi hoạt độrig của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản, thanh lý tài sản của doanh nghiệp

• Xu hướng hợp nhất hoá pháp luật phá sản giữa các quốc gia Xu hướng này

đã bắt đầu xuất hiện ở những nền kinh tế thị trường phát triển như liên minh Châu Âu, Mỹ, Canada

Trên đây là những xu thế phát triển cơ bản của pháp luật phá sản trên thế giới nói chung Tuy nhiên, trong phạm vi quốc gia, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - chính tr ị- x ã hội của mình, mỗi quốc gia đều chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật phá sản của riêng mình cho phù hợp

Trang 30

CHƯƠNG 2

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC ÁP DỤNG HẠN CHẾ PHÁP

LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.

2.1 PHÁP LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ THỰC

TIỄN THI HÀNH.

2.1.1 Hệ thống các văn bản điều chỉnh về lĩnh vực phá sản doanh nghiệp.

Ở nưóe ta, hiện tượng phá sản bắt đầu xuất hiện khi có sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường Các thành phần kinh tế cùng kinh doanh trong một môi trường đầy cạnh tranh và những rủi ro, dẫn đến doanh nghiệp nào kinh doanh có hiệu quả thì tổn tại, còn doanh nghiệp nào kinh doanh thua lỗ, yếu kém thì rơi vào tinh trạng phá sản

Để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh doanh và bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của doanh nghiệp cũng như người lao động trong quá trình kinh doanh Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá IX (ngày 30/12/1993) đã thông qua Luật phá sản doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1994

Sau khi Luật phá sản doanh nghiệp ra đời, đã có rất nhiều văn bản luật, dưới luật khác cũng đã được Nhà nước và các bộ ngành ban hành, nhằm hướng dẫn và cụ thể hoá luật phá sản doanh nghiệp, hoặc quy định các lĩnh vực có liên quan đến Luật phá sản doanh nghiệp, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng luật phá sản doanh nghiệp trong thực tiễn đời sống, cụ thể gồm có:

• Luật sửa đổi một số điều của luật tổ chức Toà án nhân dân ban hành ngày

; 28/12/1993; Giao cho Toà kinh tế giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

doanh nghiệp

Trang 31

• Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995, quy định việc giải quyết phá sản doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo luật phá sản doanh nghiệp (điều 24).

• Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999, quy đinh việc phá sản doanh nghiệp (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiộp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị xã hội khi được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) được thực hiện theo quy đinh của pháp luật về phá sản doanh nghiệp (điều 113)

• Luật hợp tác xã ngày 20/3/1996, quy định việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với hợp tác xã thực hiện theo pháp luật phá sản doanh nghiệp (điều 47)

• Nghị định số 189/CP của Chính phủ ngày 23/12/1994 về hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp

• Quyết đinh số 426/QĐ ngày 01/7/1994 của Toà án nhâri dân tối cao ban hành quy chế làm việc của tập thể Thẩm phán phụ ứách giải quyết yêu cầu tuyên

bố phá sản doanh nghiệp,

• Quyết định số 528/QĐ - BT ngày 13/6/1995 của Bộ Tư pháp, ban hành quy chế làm việc của tổ quản lý tài sản và tổ thanh toán tài sản

• Công văn số 457/KHXX ngày 21/7/1994 của Toà án nhân đân tối cao về việc

áp dụng một số quy định của Luật phá sản doanh nghiệp

• Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995 của Chính phủ về giải quyết quyền lợi

của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

• Nghị định số 117/CP ngày 07/9/1994 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án Ngoài ra, còn có hàng loạt các chuyên đề nghiên cứu về vấh đề phá sản doanhnghiệp của các bộ, ngành ban hành, các bài giới thiệu trao đổi về Luật phá sản được đăng trên các tạp chí, nhằm giúp cho việc nhận thức và áp dụng Luật phá sản thuận lợi hơn, đồng thời góp phần đưa Luật phá sản doanh nghiệp thực sự đi vào thực tiễn đời sống

2.1.2 Một vài số liệu thống kê về thực trạng thi hành luật phá sản doanh

nghiệp Việt Nam.

Kể từ khi Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30-12-1993, có hiệu lực từ ngày 1/7/1994 đến

Trang 32

nay, theo số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của Toà án nhân dân tối cao, số lượng đơn yêu cầu toà án giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp hàng năm chưa nhiều

và đặc biệt có xu hưóng giảm dần trong thòi gian gần đây Tính bình quân, mỗi năm các Toà án địa phương trên toàn quốc tiếp nhận và thụ lý xấp xỉ 30 đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong số này, có quá 1/2 số đơn bị ra quy định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc giải quyết bằng hoà giải thành Đến tháng 6/2002, các Toà án trên toàn quốc chỉ mới ra quyết định tuyên bố phá sản 61 doanh nghiệp

cụ thể:

• Sáu tháng cuối năm 1994: Toà án nhân dân các địa phương đã thụ lý 5 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, cả 5 doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp tư nhân thuộc 5 tỉnh thành phố khác nhau đó là: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, Tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ và trong năm này, chưa cổ vụ việc nào được giải quyết xong [28]

• Năm 1995 số đom yêu cầu tuyên bô' phá sản có tăng hơn: đã có 17 tỉnh thànhthụ lý 27 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong đó bao gồm 8 doanh nghiệp tư nhân, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 6 doanh nghiệp Nhà nước, một công ty cổ phần, 2 Hợp tác xã và 1 doanh nghiệp thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài Các Toà án đã giải quyết xong 21 vụ (kể cả số vụ đã thụ lý trong năm 1994) Trong đó, hoà giải thành và tạm đình chỉ giải quyết phá sản 10 vụ, đình chỉ giải quyết phá sản 6 vụ, tuyên bố phá

• Năm 1997, Toà án các địa phương đã thụ iý 22 đơn và đã giải quyết xong 15

vụ Trong đó có 12 doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản và 3 doanh nghiệp được Toà án hoà giải thành.[28]

Trang 33

• Năm 1998, chỉ có 15/61 tỉnh, thành phố thụ lý tổng số 23 đơn yêu cầu tuyên

bố phá sản doanh nghiệp và đã quyết định tuyên bố phá sản 3 doanh nghiệp bao gồm: 2 doanh nghiệp Nhà nước, 1 doanh nghiệp tư nhân [28]

• Năm 1999, các Toà án địa phương đã thụ lý 22 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ra quyết định tuyên bố phá sản 7 doanh nghiệp Riêng Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 5 vụ và giải quyết xong 3 vụ.[28]

• Năm 2000, Toà án nhân dân các địa phương đã thụ lý 8 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (giảm đáng kể so vói năm 1999), cộng 1 đơn từ năm

1999 chuyển sang và đã ra quyết định tuyên bố phá sản 8 doanh nghiệp [28]

• Năm 2001, Toà án các địa phương đã thụ lý 6 vụ cộng thêm 4 vụ tồn tại từ năm 2000 và ra quyết định tuyên bố phá sản 9 doanh nghiệp [28]

• Năm 2002, tính đến hết tháng 6/2002 toàn ngành Toà án đã thụ lý 11 đơn và

ra quyết định tuyên bố phá sản 3 doanh nghiệp [28]

Như vậy, tổng hợp trên các số liệu ta thấy trong gần 9 năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp tổng số vụ thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doannh nghiệp của Toà án các địa phương là 140 vụ, trong đó chỉ có 61 vụ doanh nghiệp bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản Số còn lại (79 vụ) hoặc bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc được giải quyết bằng hoà giải thành

SỐ vụ phá sản mà Toà án đã thụ lý

Biểu đồ về tình hình thụ lý việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong thòi gian từ khi Luật phá sản doanh nghiệp có hiệu lực pháp luật đến tháng 6/2002

Trang 34

2.1.3 Một vài nhận xét về thực trạng thi hành pháp luật phá sản doanh

nghiệp trong thời gian vừa qua.

Qua những số liệu thống kê nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận định

về thực trạng thi hành pháp luật phá sản doanh nghiệp trong thcri gian qua, cụ thể:

Thứ nhất, những số liệu thống kê cho thấy, tình hình thực thi pháp luật phá sản doanh nghiệp gần 9 năm qua là không bình thường, chưa phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta Phá sản là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối với nền những kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như nền kinh tế nước ta thì các doanh nghiệp có khả năng bị phá sản hoặc đang lâm vào tình trạng phá sản còn là hiện tượng phổ biến Tuy nhiên, kể từ khi Luật phá sản doanh nghiệp 1993 được thực thi đến nay, qua gần 9 năm, tổng số đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp được Toà án các địa phương thụ lý mới chỉ dừng lại ở con số 140 đơn và tính trung bình hàng năm số lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không vượt quá con số 30 Trong

đó, có hơn 1/2 số đơn phải đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết hoặc giải quyết bằng hoà giải thành và chỉ có 61 doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Nếu đem so sánh số lượng các doanh nghiệp bị phá sản trong 9 năm qua vói

số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trong toàn nền kinh tế (xấp xỉ 56.500 doanh nghiệp) Thì sẽ thấy tỷ lệ giữa số doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản với tổng

số các doanh nghiệp đang hoạt động đạt tỷ lệ rất thấp, khoảng xấp xỉ 0,08% Trong

~ khi đó, tỷ lệ này ở Pháp trong nẫm 1999 là khoảng 2,3% (46.000 doanh nghiệp phá

sản so với 2.000.000 doanh nghiệp đang hoạt động) [35, tr 11]

Kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000 đến nay

số lượng các doanh nghiệp ra đời và hoạt động ngày càng tăng song số lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp lại có xu hướng giảm dần

Thực trạng này không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà thực tế theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối

cao năm 2001 thì “cấc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trên thực tê

không ứ nhưng yêu cầu tuyên b ố phá sản tại toà án ngày càng ít â ĩ \ Rõ ràng, trên

thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và ngừng hoạt động

Trang 35

hưng không được giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp và như vậy các doanh nghiệp này vẫn đang tồn tại về mặt pháp lý nhưng thực tế thì đã tiêu vong hoặc là “được chôn” theo một thủ tục khác chẳng.hạn như thủ tục giải thể.

Thứ hai, số liệu thống kê số lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh

nghiệp ở các Toà án địa phương cũng cho thấy, các vụ việc về phá sản doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở một số địa phương (đặc biệt là các tỉnh phía Nam) như: Thành

phố HỒ Chí Minh, Đồng Nai Một số tỉnh, thành đến nay vẫn chưa giải quyết một đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nào Điều này, có thể được lý giải từ hai nguyên nhân:

• Nền kinh tế nước ta chưa có sự phát triển đồng đều giữa các địa phương, một

số địa phương được đầu tư phát triển manh, tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, nhà xưởng Do đó, ở những địa phương này hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh và do vậy, các biểu hiện của nền kinh tế thị trường sẽ phổ biến hơn, trong đó có hiện tượng phá sản

• Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng đồng nghĩa với sự phát triển của

các tư duy nhận thức kinh tế - pháp lý Do vậy, các chủ thể ở cắc địa phương này

biết cách vận dụng pháp luật phá sản để bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn.Thứ ba qua nghiên cứu số lượng các doanh nghiệp bị yêu cẩu tuyên bố phásản doanh nghiệp cho thấy số lượng các doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc các thành phẫn kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là các công

ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, lán hơn rất nhiều các doanh nghiệp Nhà nước và Hợp tác xã Điều này phản ánh hai thực trạng:

• Một mặt phản ánh tình trạng chung của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

ở nước ta, chiếm phần đông trong nền kinh tế song hầu hết lại là những

doanh nghiệp vừa và nhỏ, số vốn ít, khả năng về kinh doanh và tài chính kém, sức cạnh tranh thấp, chịu nhiều áp lực từ phía thị trường và chính sách của Nhà nước nhưng lại ít nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên nguy cơ phá sản cao

• Mặt khác, tình trạng ít các doanh nghiệp Nhà nước bị tuyên bố phá sản phản ánh sự can thiệp của các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp Nhà nước vào

Trang 36

việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp Thực tế cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp Nhà nưóe đã lâm vào tình trạng phá sản từ lâu song doanh nghiệp này vẫn không tiến hành xử lý bằng thủ tục phá sản và được cơ quan chủ quản (đo

vồ tình hay cố ý) xử lý bằng thủ tục giải thể thay cho giải quyết bằng thủ tục phá sản Điển hình như trường hợp giải thể của Công ty Dược phẩm Quận 4, Công ty san nền và xây dựng hạ tầng thuộc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn Thứ tư số liệu thống kê cho thấy, số lượng các vụ việc giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp bị Toà án các địa phương đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc hoà giải thành chiếm số lượng lớn (79/140 vụ đã thụ lý) Thực trạng này đã phản những khiếm khuyết, bất cập lón trong các quy định của pháp luật phá sản nước ta như chưa thực sự quan tâm tới tình trạng thực tế của doanh nghiệp, quy định về đình chỉ

và tạm đình chỉ có nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu cơ chế theo dõi giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình hoà giải hoặc tạm đình chỉ w

Thứ năm, thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, có rất nhiều vụ việc liên quan tới các vụ án hình sự, ví dụ như trường hợp của công ty Tamexco, công ty Sơn Mài Lam Sơn,công ty TNHH Ngọc Thảo, công ty xuất nhập khẩu Bình Tây Trong các vụ ánnày, có trường hợp vụ án hình sự được khởi tố trước, có trường hợp được khởi tố sau khi Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bô' phá sản doanh nghiệp Do thiếu những quy định cần thiết nên thực tế khi gặp phải các trường hợp này thường gây nên tranh luận giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đổng thời các Toà

án địa phương cũng rất lúng túng và hành xử rất tuỳ tiện, có Toà tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản để chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự, có Toà án vẫn tiếp tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp song việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn

Thứ sáu, hầu hết các doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

có số nợ lớn hơn rất nhiều so với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp Điển hình như trường hợp của công ty Tamexco Thành phố Hồ Chí Minh có tổng số nợ phải trả là 368.321.392.108đ, nợ phải thu là 253.541.520.213đ, giá trị tài sản còn lại là 9.463.842.880Ổ, cân đối giữa tài sản có và nợ công ty mất khả năng thanh toán

Trang 37

105.316.029.015đ Hay trường hợp Công ty TNHH Ngọc Thảo, tổng số nợ phải trả

là 324.257.263.422đ, nợ phải thu 169.898.000đ giá trị tài sản còn lại là 199.315.757.543đ, cân đối giữa tài sản có và nợ công ty mất khả năng thanh toán 124.771.607.879đ Phá sản không có nghĩa là doanh nghiệp không có đủ tài sản để thanh toán cho tất cả các khoản nợ của mình mà thực chất phá sản chỉ là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thể hiện tình trạng tài chính yếu kém của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản vẫn còn đủ tài sản để thanh toán song số tài sản này không thể hiện kim ngay được

Do đó, thực trạng trên của các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản ở nước ta là rất

đáng báo động, cần được nghiên cứu cụ thể và đề ra những biện pháp khắc phục

Thứ bảy, có nhiều vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên

bố phá sản doanh nghiệp mà tập trung chủ yếu về thời gian giải quyết việc phá sản Theo quy định cùa pháp luật phá sản doanh nghiệp hiện hành thời gian giải quyết một yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (nếu không hoà giải thành) thì tính từ khi thụ lý đến khi ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp chỉ kéo dài từ 5 - 8 tháng Trên thực tế có vụ việc kéo đài tới 2 - 3 năm như vụ công ty Tamexco Thành phố Hồ Chí Minh Việc vi phạm thời hạn tố tụng xảy ra phổ biến, ví dụ như vụ công

ty TNHH thương mại Bảo Sơn Thành phố Hổ Chí Minh, Toà án có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản vào ngày 10/2/1999 nhưng đến ngày 12/10/1999 mói họp Hội nghị chủ nợ (hơn 8 tháng) Theo Luật phá sản doanh nghiệp thì thời hạn này chỉ là-115 ngày (gần 4 tháng)

Cuối cùng, thực tiễn thi hành pháp luật phá sản doanh nghiệp trong thcd gian qua cho thấy, có rất nhiều vướng mắc, khó khăn đặt ra trong quá trình thụ lý đơn, giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cũng như trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Chẳng hạn như vẩn đề xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản, xác định tư cách của chủ nợ, xác định tài sản của doanh nghiệp v.v

Tóm lại, thực tế đã chứng minh, pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa thật sự đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Lời

nói đầu của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 “đ ể bào vệ quyền và lợi ích hợp phấp

Trang 38

của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên quan, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ khi giải quyết việc phá sẩn doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh-có hiệu quả và bảo đảm trật tự

kỷ cương x ã hội"

Do vậy, trước những đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế thị trường và yêu cầu xây đựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, cần phải nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của pháp luật phá sản doanh nghiệp, cũng như đề ra những biện pháp khắc phục tình trạng đó, là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

2.2 NGUYÊN NHÂN c ơ BẢN LÀM HẠN CHẾ HIỆU L ự c CỦA PHÁP

LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Qua thực tiễn thi hành pháp luật phá sản trong gần 9 năm qua, có thể khẳng định pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được vai trò như mong muốn ban đầu của những nhà làm luật Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà biểu hiện tập trung ở những nguyên nhân cơ bản sau đây:

• Nguyên nhân từ những hạn chế, bất cập ứong các quy định của pháp luật phá sản hiện hành

• Nguyên nhân từ những nhận thức không đúng về phá sản

• Nguyên nhân từ nhũng vi phạm các quy định của pháp luật phá sản

• Nguyên nhân từ sự không tuân thủ các quy định tài chính - kế toán

• Nguyên nhân do năng lực trình độ của đội ngũ Thẩm phán chưa đáp ứng được những đòi hỏi của việc giải quyết phá sản

2.2.1 NGUYÊN NHÂN TỪ NHŨNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG CÁC QƯY

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp luật phá sản doanh nghiệp của nước ta ra đời tưcmg đối muộn, song đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập một hành pháp lý cho hoạt động xử lý nợ của các doanh nghiệp, bảo đảm trật

tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính, góp phần làm lành mạnh hoá môi trường kinh

Trang 39

doanh Đồng thời cũng góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và từng bước họàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta Tuy nhiên, mặc dù

đã tiếp thu được những tư tưởng pháp lý tiến bộ của pháp luật phá sản các nước trên thế giới, pháp luật phá sản doanh nghiệp nước ta, khi được cọ xát thực tế lại bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết, bất cập, hạn chế và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu, cơ bản nhất và quan ưọng nhất khiến cho pháp luật phá sản doanh nghiệp chưa phát huy hết được vai trò của mình trong đời sống kinh tế, xã hội nước ta Những hạn chế

của pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam được biểu hiện chủ yếu ở các nội

dung cơ bản sau đây:

Phá sản trước hết là một hiện tượng kinh tế, mà được biểu hiện ra về mặt tài chính là con nợ mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình Với ý nghĩa đó, phá sản là hiện tượng phổ biến trong xã hội Điều đó có nghĩa là với bất kỳ

ai và trong bất cứ lĩnh vực nào (lĩnh vực kinh doanh hoặc Hnh vực dân sự, tiêu dùng) phá sản cũng luôn hiện hữu Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã

hội cụ thể và trình độ quản lý, ở mỗi quốc gia, thủ tục phá sản được áp dụng cho

những đối tượng và lĩnh vực khác nhau

Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển, thủ tục phá sản áp dụng cho cả lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực tiêu dùng, đổng thời đối tượng áp dụng cũng rất rộng rãi bao gồm cả doanh nghiệp, các thương nhân, cá nhân khồng có đăng ký kinh doanh Thậm chí áp dụng cho cả những pháp nhân (hoặc khồng phải là pháp nhân) có hoạt động mang tính chất công hoặc sự nghiệp có thu - chi như bệnh viện, trưòng học, hiệp hội ví dụ như Pháp, Mỹ, Nhật Bản

Ngược lại, một số quốc gia khác chỉ áp dụng thủ tục phá sản trong lĩnh vực kinh doanh và có đối tượng áp đụng rất hạn chế là các doanh nghiệp, xí nghiệp quốc doanh (như Trung Quốc)

Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam như chính tên gọi của nó chỉ áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và chỉ áp dụng cho những đối tượng được gọi là doanh

nghiệp Điều 1 Luật phá sản doanh nghiệp 1993 quy định: “Luật này được áp dụng

Trang 40

đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước cộng hoà XHCN Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản”

Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 hướng đẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp đã quy định chi tiết các loại hình doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 bao gồm:

• Doanh nghiệp Nhà nước

• Doanh nghiệp của tổ chức chính trị- xã hội

• Doanh nghiệp tư nhân

• Công ty TNHH

• Công ty cổ phần

• Doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư nước ngoài

• Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài

• Hợp tác xã

Vái việc liệt kê cụ thể 8 loại hình doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phá sản doanh nghiệp như trên, điều 1 Nghị định 189/CP rõ ràng chưa mang tính khái quát cao (như điều 1 của Luật phá sản doanh nghiệp 1993) và dường như đã tiến thêm một bước trong việc khu biệt những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản Mặt khác, quy định này sẽ không giải quyết được những vấn đề mới phát sinh trưóc nhu cầu mở rộng đối tượng điều chỉnh của Luật phá sản

và đã tỏ ra “khập khiễng”, thiếu thống nhất với các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Luật doanh nghiệp, Luật thương mại là những văn bản ra đời muộn hơn Chẳng hạn, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp, một loại hình doanh nghiệp mới đã được công nhận và tổn tại đó là các Công ty hợp danh (loại hình doanh nghiệp này khác với loại hình Công ty luật hợp danh thành lập theo Pháp lệnh luật sư 2001) Các công ty này nếu chiếu theo Điều 1 Luật phá sản doanh nghiệp 1993 và điều 113 Luật doanh nghiệp thì sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phá sản doanh nghiệp song nếu căn cứ vào điều 1 Nghị định 189/CP thì lại “không có tên” Đây sẽ là điều kiện gây nên sự tuỳ tiện của Toà án các địa phương trong quá trình áp dụng Luật

phá sản doanh nghiệp

Ngày đăng: 24/01/2016, 22:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
29. Thạc sĩ Phạm Bình An - Viện kinh tế thành phố Hổ chí Minh - “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
32. Lưu Tiến Dũng - “Phá sản” - Tạp chí Toà án nhân dân số 12/1993, số 1/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phá sản
33. Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng, Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tối cao - “Những nội dung cần nghiên cứu sửa đổi của Luật phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam”, 7/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nội dung cần nghiên cứu sửa đổi của Luật phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam
34. Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng - “Thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp - những khó khăn vướng mắc và một số kiến nghị” - Tạp chí thông tin KHXX số 4/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp - những khó khăn vướng mắc và một số kiến nghị
35. Nhà pháp luật Việt - Pháp - “Kỷ yếu hội thảo về pháp luật phá sản doanh nghiệp”, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo về pháp luật phá sản doanh nghiệp
36. Nhà pháp iuật Việt - Pháp - “Kỷ yếu hội thảo về pháp luật phá sản doanh nghiệp”, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo về pháp luật phá sản doanh nghiệp
37. Lê Hồng Hạnh - “Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế” - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế
39. Dương Đãng Huệ, Nguyễn Minh Mẫn - “Giới thiệu nội dung Luật phá sản doanh nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu nội dung Luật phá sản doanh nghiệp
40. Luật sư Nguyễn Tấn Hơn - “Phá sản doanh nghiệp - Một số vấn đề thực tiễn” - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Hà nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phá sản doanh nghiệp - Một số vấn đề thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Hà nội 1995
41. Luật gia Nguyễn Duy Hưng - “Trao đổi một số vấn đề pháp lý trong quá trình giải quyết phá sản Tamexco” -Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 1,2/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi một số vấn đề pháp lý trong quá trình giải quyết phá sản Tamexco
42. Tiến sĩ Nguyễn Minh Mẫn - “Bài giảng cho học viên cao học luật về phá sản doanh nghiệp”, năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng cho học viên cao học luật về phá sản doanh nghiệp
43.TS. Trương Trọng Nghĩa - “Vụ án Công ty Ngọc Thảo: xử lý theo hình luật hay dân luật?” - Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 13/11/1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ án Công ty Ngọc Thảo: xử lý theo hình luật hay dân luật
44. PGS . TS. Nguyên Như Phát, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - “Luật* kinh tế - Mấy kinh nghiệm và bài học từ nước ngoài” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật* kinh tế - Mấy kinh nghiệm và bài học từ nước ngoài
45. Lương Xuân Quỳ - “Cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế của Việt Nam” - Nhà xuất bản Thống kê - Hà nội 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế của Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê - Hà nội 1994
46. Nguyễn Anh Thi - “Phá sản doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và những vướng mắc cần tháo gỡ” - Thòi báo kinh tế Việt Nam - 6/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phá sản doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và những vướng mắc cần tháo gỡ
47. PGS Hoàng Công Thi - Viện khoa học tài chính - Bộ tài chính - “Phá sản và xử lý phá sản ờ các nưác và Việt nam” - Thông tin chuyên đề - Hà nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phá sản và xử lý phá sản "ờ" các nưác và Việt nam
49. Trường Đại học Luật Hà nội - “Giáo trình Luật kinh tế” - Nhà xuất bản Công an nhân dân 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân 1996
50. Khoa luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - “Giáo trình luật kinh tế Việt Nam” - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - Hà nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật kinh tế Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - Hà nội 1997
51. Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, năm 1990 - “Luật phá sản của Trung Quốc và một số nước Tây Âu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phá sản của Trung Quốc và một số nước Tây Âu
52. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật - “Những vấn đề lý luậh cơ bản về Nhà nước và pháp luật” - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Hà nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luậh cơ bản về Nhà nước và pháp luật
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Hà nội 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w