Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
1,58 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------- ----------
TRƯƠNG NGỌC PHƯƠNG NHI
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 09 – 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------- ----------
TRƯƠNG NGỌC PHƯƠNG NHI
MSSV: 4114277
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ KIM HÀ
Tháng 09 – 2014
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này em vô cùng biết ơn sự hướng
dẫn tận tình của quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường
Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Cô cố vấn Nguyễn Thị Lương và Cô hướng dẫn
Nguyễn Thị Kim Hà.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo ngân hàng, các cô chú, anh chị
đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại ngân hàng và
trong việc thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu, đặc biệt là các anh chị ở PGD
Ninh Kiều đã nhiệt tình chỉ dẫn cũng như hỗ trợ và cung cấp những kiến thức
quý báu để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã khuyến khích,
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập
và thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc sức khoẻ quý Thầy Cô, anh chị, gia đình và các bạn.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... i
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iii
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian .................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 2
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 3
2.1 Phƣơng pháp luận ......................................................................................... 3
2.1.1 Các khái niệm ............................................................................................ 3
2.1.2 Quy trình thẩm định tín dụng..................................................................... 6
2.1.3 Đánh giá kết quả thẩm định ..................................................................... 10
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 12
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................... 12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 12
2.3 Lƣợc khảo tài liệu ....................................................................................... 12
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................... 15
3.1 Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 15
3.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 15
3.3 Hoạt động ngân hàng .................................................................................. 18
3.3.1 Huy động vốn........................................................................................... 18
3.3.2 Cấp tín dụng ............................................................................................. 18
3.3.3 Dịch vụ thanh toán, phát hành thẻ và hoạt động khác ............................. 18
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh .................................................... 19
3.5 Thuận lợi, khó khăn .................................................................................... 23
3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................. 23
3.5.2 Khó khăn .................................................................................................. 23
3.6 Định hƣớng phát triển ................................................................................. 24
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................. 25
4.1 Thực trạng quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ......................................................... 25
4.1.1 Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản của Ngân hàng .............................. 25
4.1.2 Quy trình thẩm định cho vay chi tiết tại Chi nhánh................................. 29
4.2 Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ....................................................................... 42
4.2.1 Đánh giá công tác thực hiện quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng
........................................................................................................................... 42
4.2.2 Đánh giá kết quả đạt đƣợc của công tác thẩm định tín dụng tại
VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................... 49
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................................................. 84
5.1 Thành tựu và hạn chế của công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng ....... 84
5.1.1 Thành tựu ................................................................................................. 84
5.1.2 Hạn chế .................................................................................................... 85
5.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng của ngân
hàng trong thời gian tới ..................................................................................... 87
5.2.1 Hoàn thiện quy trình thẩm định theo hƣớng hiện đại ............................. 87
5.2.2 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ........ 88
5.2.3 Điều chỉnh lại các biện pháp bảo đảm tiền vay ....................................... 88
5.2.4 Nâng cao chất lƣợng tín dụng .................................................................. 89
5.2.5 Chuẩn hoá công tác cán bộ, chế độ lƣơng, thƣởng và thi đua ................. 89
5.2.6 Đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc công nghệ thông tin .............................. 89
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 90
6.1 Kết luận ....................................................................................................... 90
6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 90
6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc .................................................. 91
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam........................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 97
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank – Cần Thơ giai đoạn
2011-2013 và 6 tháng đầu 2014........................................................................ 20
Bảng 4.1: Thẩm định và đề xuất cho vay ......................................................... 28
Bảng 4.2: Tình hình cho vay và thu nợ của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn
2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................................... 50
Bảng 4.3: Tình hình cho vay theo thời hạn của Vietinbank – Cần Thơ giai
đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ............................................................ 53
Bảng 4.4: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của Vietinbank – Cần
Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014.............................................. 55
Bảng 4.5: Tình hình cho vay theo lĩnh vực đầu tư của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 58
Bảng 4.6: Tình hình thu nợ theo thời hạn cho vay của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 62
Bảng 4.7: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 64
Bảng 4.8: Tình hình thu nợ theo lĩnh vực đầu tư của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 66
Bảng 4.9: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 69
Bảng 4.10: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 71
Bảng 4.11: Tình hình dư nợ theo lĩnh vực đầu tư của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 74
Bảng 4.12: Hệ số thu nợ của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và
6 tháng đầu 2014 ............................................................................................... 76
Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo từng phân nhóm của Vietinbank – Cần Thơ
giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 ..................................................... 79
Bảng số liệu ...................................................................................................... 97
i
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
– Chi nhánh Cần Thơ ....................................................................................... 16
Hình 4.1 Quy trình thẩm định tín dụng............................................................ 25
Hình 4.2 Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014 ........... 78
Hình 4.3 Tỷ lệ nợ xấu tại VietinBank – Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6
tháng đầu 2014 ................................................................................................. 81
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
:
báo cáo tài chính
CBNTTS
:
Chế biến nuôi trồng thuỷ sản
CBNV
:
Cán bộ nhân viên
CBTD
:
Cán bộ tín dụng
CBTĐ
:
Cán bộ thẩm định
DA
:
Dự án
DAĐT
:
Dự án đầu tư
DN
:
Dư nợ
DNNN
:
Doanh nghiệp nhà nước
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
DSCV
:
Doanh số cho vay
DSTN
:
Doanh số thu nợ
DV
:
Dịch vụ
HĐBĐCV
:
Hợp đồng bảo đảm cho vay
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
HĐTD
:
Hợp đồng tín dụng
HSTN
:
Hệ số thu nợ
KD
:
Kinh doanh
KH
:
Khách hàng
NN
:
Nhà nước
NH
:
Ngắn hạn
NHCT
:
Ngân hàng Công Thương
NHNN
:
Ngân hàng Nhà nước
PA
:
Phương án
PGD
:
Phòng giao dịch
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
TCTD
:
Tổ chức tín dụng
TDH
:
Trung và dài hạn
TĐV
:
Thẩm định viên
iii
TGĐ
:
Tổng Giám đốc
TMCP
:
Thương mại cổ phần
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
TPCT
:
Thành phố Cần Thơ
TS
:
Tài sản
TSBĐ
:
Tài sản bảo đảm
VCSH
:
Vốn chủ sở hữu
VHĐ
:
Vốn huy động
VLĐ
:
Vốn lưu động
iv
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình mở cửa và hội nhập đã tạo ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều
cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên, những thay đổi trong quá trình hội nhập và
do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, thị trường tài chính Việt Nam đang
biến động mạnh mẽ. Việc cho vay và cung ứng vốn nhằm triển khai các
phương án đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và trở ngại. Hoạt động tín
dụng là một trong những hoạt động chính của tất cả các ngân hàng nói chung
cũng như của Ngân hàng TMCP Công Thương (NHCT) Việt Nam – Chi
nhánh Cần Thơ nói riêng. Đây là một hoạt động phức tạp và chứa đựng nhiều
rủi ro. Rất nhiều vụ sai phạm tại các ngân hàng, gây thất thoát hàng nghìn tỷ
đồng diễn ra gần đây, tiêu biểu như vụ bầu Kiên - Ngân hàng ACB, Vụ Công
ty Thuỷ sản Phương Nam liên quan đến 7 ngân hàng có chi nhánh ở Sóc Trăng
và Bạc Liêu, vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các ngân hàng với kho
cà phê Công ty TNHH Trường Ngân và vụ Huỳnh Thị Huyền Như - Ngân
hàng Vietinbank,... tiêu biểu ở Cần Thơ là vụ 5 ngân hàng tại miền Tây bị
Công ty TNHH An Khang lừa đảo 200 tỷ đồng, có 8 cán bộ ngân hàng có sai
phạm bị truy tố. Bên cạnh đó, tình hình nợ xấu không ngừng gia tăng. Tỷ lệ
nợ xấu do các ngân hàng công bố hiện là 3,6 - 3,9%, nhưng theo đánh giá của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì con số này phải là 7%. Trước
tình hình hiện tại, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Cần Thơ cũng như các ngân hàng khác càng chú trọng kiện toàn quy trình
thẩm định tín dụng để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ
xấu và đưa ra quyết định phù hợp. Thẩm định là một trong những khâu quan
trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro
đối với các khoản nợ.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, khả năng hấp
thụ vốn của thị trường gần như chạm đáy, việc chạy đua tăng trưởng tín dụng
mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng thì công tác thẩm định tín dụng càng phải
được chú trọng. Với mong muốn Ngân hàng hoạt động hiệu quả, chất lượng
tín dụng được nâng cao, đề tài: “Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014” giúp Ngân hàng giảm
thiểu nợ xấu cũng như ngăn ngừa rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao uy tín và
khả năng cạnh tranh với các ngân hàng bạn.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
công tác thẩm định tín dụng trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng giai
đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014.
Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2011 –
2013 và 6 tháng đầu 2014.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại
Ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Số liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Thời gian thực hiện đề tài từ 11/8/2014 đến 17/11/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá quy trình thẩm định tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
2
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian
nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác,
tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người
sử dụng.
Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. (Nguyễn Minh Kiều,
2011).
2.1.1.2 Cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Điều 3, Quyết
định 1627/2001/QĐ-NHNN).
2.1.1.3 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt
đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được
thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
(Điều 3, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN).
2.1.1.4 Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh
Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu
tư, phương án phục vụ đời sống mà khách hàng gửi đến tổ chức tín dụng là
một tập hợp những đề xuất; trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử
dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định. (Quyết
định 127/2005/QĐ-NHNN).
3
2.1.1.5 Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời
hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng. (Điều 3, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN).
2.1.1.6 Khả năng tài chính của khách hàng vay
Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của
khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa
vụ thanh toán. (Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN).
2.1.1.7 Thẩm định tín dụng
Theo Nguyễn Minh Kiều (2011, trang 187-194): Thẩm định tín dụng là
sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin
cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình
nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và
trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay.
Những nội dung chính yếu của thẩm định tín dụng:
Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn: Thẩm định xem khách
hàng có thoả mãn các điều kiện vay vốn hoặc thẩm định xem hồ sơ vay vốn
của khách hàng có đầy đủ và hợp pháp hay không.
Thẩm định khả năng tài chính: Dựa vào các báo cáo tài chính của các
kỳ gần nhất, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả
năng tài chính của khách hàng.
Thẩm định khả năng trả nợ: Thẩm định tính khả thi của phương án sản
xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư.
Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay: Đánh giá xem tài sản đảm bảo nợ
vay có thoả mãn các yêu cầu về giá trị, tính khả mại và tính pháp lý hay
không.
Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng: Áp dụng các kỹ thuật phân
tích và kiểm soát rủi ro tín dụng như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống
và phân tích mô phỏng nhằm cung cấp thông tin giúp cho nhân viên tín dụng
và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước
khi cho vay.
4
2.1.1.8 Quy trình thẩm định tín dụng
Nguyễn Minh Kiều (2011) phát biểu rằng: “Quy trình thẩm định tín dụng
là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho
đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay”.
2.1.1.9 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra
đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn
bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. (Thông tư 02/2013/TT-NHNN).
2.1.1.10 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc tổng hợp, số hóa,
biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Sau đó tính toán các chỉ tiêu
đặc trưng để phản ánh một cách tổng quát các chỉ tiêu nghiên cứu. (Nguyễn
Thị Cành, 2004).
2.1.1.11 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp để xác định xu hướng, mức độ
biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để
so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
Xác định số gốc để so sánh
+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu,
số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước.
+ Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng
khoảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước.
+ Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so
sánh mức thực tế với mức hợp đồng.
Điều kiện để so sánh
+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng,
thời gian và giá trị.
Các dạng so sánh
5
+ So sánh bằng số tuyệt đối: thể hiện sự biến động về quy mô của chỉ
tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.
y = y1 – y0
(2.1)
Trong đó
y0: chỉ tiêu kỳ gốc
y1: chỉ tiêu kỳ phân tích
y: chênh lệch giữa các chỉ tiêu
+ So sánh bằng số tương đối: phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát
triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
( )
(
)
(2.2)
Trong đó
y0: chỉ tiêu kỳ gốc
y1: chỉ tiêu kỳ phân tích
y: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
(Công ty TNHH Kế toán và tư vấn Sao Vàng, 2013)
2.1.1.12 Phương pháp suy luận
Dựa vào những phân tích, đánh giá đưa ra các suy luận để tìm giải pháp
cho vấn đề nghiên cứu. Các suy luận này mô tả sự tác động qua lại giữa các
chỉ tiêu, nêu lên quan hệ giữa các chỉ tiêu, nội suy các giá trị không thể quan
sát được. (Nguyễn Thị Cành, 2004).
2.1.2 Quy trình thẩm định tín dụng
Điều 15, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định:
“Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc
bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm
giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay”.
2.1.2.1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Theo Điều 14, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề
nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như
quy định tại Điều 7 Quy chế này. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước
6
pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín
dụng.
Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ
chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho
vay và khoản vay.
2.1.2.2 Thẩm định hồ sơ vay vốn
a) Thẩm định hồ sơ pháp lý: Điều 7, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN
và Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN quy định:
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam:
Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự;
Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự;
Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự;
Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự;
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự;
Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng
lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của
nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật
nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy
định.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
7
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù
hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Những nhu cầu vốn không được cho vay:
Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:
Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp
luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp
luật cấm;
Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Điều 9, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN).
b) Thẩm định khả năng tài chính
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, đòn cân nợ, các chỉ tiêu hoạt động
và chỉ tiêu sinh lời của người vay là cơ sở về khả năng tài chính của khách
hàng. Dựa vào kết quả tính toán của các chỉ tiêu này, ngân hàng đưa ra kết
luận về khả năng tài chính của người vay tốt hay xấu, từ đó ngân hàng sẽ xác
định mức tín dụng, thời hạn tín dụng, thời hạn trả nợ... sao cho phù hợp với
khả năng thực tế và chu kỳ SXKD của khách hàng. (Thái Văn Đại, 2012).
c) Thẩm định khả năng trả nợ
Tại Điều 15, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định: “Tổ chức tín
dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và
khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay”.
d) Thẩm định tài sản đảm bảo: Theo Thông tư số 07/2003/TT-NHNN
quy định như sau:
Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo
đảm.
Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng
một hoặc nhiều tài sản; bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản,
8
với điều kiện tổng giá trị các tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm.
Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại
nhiều tổ chức tín dụng, thì phải có đủ các điều kiện:
Các giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản này đã được đăng ký tại
cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Các tổ chức tín dụng cùng nhận một tài sản bảo đảm phải thoả thuận
với nhau bằng văn bản cử đại diện giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản
bảo đảm, về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nếu khách hàng không
trả được nợ.
Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng
bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay:
Đối với khách hàng vay:
Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả thi và
có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù
hợp với quy định của pháp luật;
Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện
pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 15% vốn đầu tư của dự án hoặc phương
án đó.
Đối với tài sản:
Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác
định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng; xác định được giá trị,
số lượng và được phép giao dịch. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay là vật
tư hàng hoá, thì ngoài việc có đủ các điều kiện này, tổ chức tín dụng phải có
khả năng quản lý, giám sát tài sản bảo đảm.
Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách
hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản
đã được hình thành đưa vào sử dụng.
9
Khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản phải có đủ các điều
kiện sau đây:
Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong
quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp
với quy định của pháp luật.
Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ
chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín
dụng; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo
đảm bằng tài sản quy định tại điểm này.
2.1.2.3 Quyết định cho vay
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa
phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể
từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng.
Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho
khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. (Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN).
2.1.3 Đánh giá kết quả thẩm định
2.1.3.1 Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ và Dư nợ cho vay
Doanh số cho vay chính là số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay
ra trong kỳ bao gồm cả nợ cho vay trong kỳ mà ngân hàng đã thu hồi lại được
trong kỳ. Doanh số cho vay trong kỳ có thể khác với số tiền mà ngân hàng giải
ngân cho khách hàng trong kỳ.
Doanh số thu nợ là số nợ mà ngân hàng đã thu được trong kỳ bao gồm cả
nợ kỳ trước mà ngân hàng đã thu được trong kỳ này.
Dư nợ là khoản tiền khách hàng còn nợ ngân hàng (gốc hoặc/và lãi) tại
một thời điểm nhất định.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ DSTN trong kỳ
(2.3)
DSCV cao cho thấy ngân hàng thực hiện công tác thẩm định phần nào
nhanh chóng và chuyên nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, không
10
làm chậm trễ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. DSTN sẽ đánh giá hiệu quả
của công tác thẩm định cho vay, quyết định cho vay có chính xác hay không
và chính xác ở mức độ nào tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dư nợ phản
ánh một phần hiệu quả của công tác thẩm định như sau:
Nếu dư nợ cao do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi thì dư nợ càng
lớn càng tốt, đánh giá quá trình thẩm định nhanh chóng không làm chậm trễ
hoạt động SXKD của khách hàng. Nếu dư nợ cao là do khách hàng không trả
được nợ thì dư nợ càng lớn càng rủi ro, quá trình thẩm định gặp vấn đề, không
đạt hiệu quả.
Nếu dư nợ thấp thì cần dựa vào tình hình thực tế để đánh giá.
2.1.3.2 Hệ số thu nợ
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2010): Hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả tín dụng
trong việc thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho
biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ kinh doanh nhất định từ một
đồng vốn cho vay.
(2.4)
Hệ số này càng cao thì hiệu quả thu nợ càng được đánh giá tốt, cho thấy
công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng có hiệu quả nhưng chưa hẳn tăng
trưởng tín dụng tốt vì có thể DSCV đang có xu hướng sụt giảm. Ngược lại,
nếu hệ số này thấp không có nghĩa là xấu mà phải căn cứ vào tình hình thực tế
để đánh giá.
2.1.3.3 Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu (NPL – Non performing loan) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ
lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. (Thông tư
02/2013/TT-NHNN).
(2.5)
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt (thường 3%) và ngược lại chỉ tiêu này
càng cao thể hiện rủi ro tín dụng càng cao và công tác thẩm định tín dụng có
vấn đề.
11
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu được cung cấp từ các sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính từ
phòng kế toán cũng như các thống kê, tính toán của các phòng ban có liên
quan tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Ngoài ra, một số thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn các nhân viên
tín dụng tại Chi nhánh bằng bảng câu hỏi được trình bày ở phần Phụ lục.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với đánh giá và
suy luận để đưa ra nhận xét về thực trạng quy trình thẩm định tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Kế đến, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, các chỉ tiêu phân
tích kết hợp với phương pháp so sánh (so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối),
áp dụng phương pháp suy luận để đánh giá về quy trình thẩm định tín dụng tại
Ngân hàng.
Từ kết quả phân tích và đánh giá trên làm cơ sở suy luận đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng trong
thời gian tới.
2.3 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Từ một số nghiên cứu trong quá khứ tôi nảy sinh ý tưởng thực hiện
nghiên cứu này và sau đây là một số điểm mới so với các nghiên cứu trước
đây:
Võ Thị Thanh Hương, (2009), Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại
Ngân hàng Công Thương Chi nhánh An Giang. Đề tài nghiên cứu này hướng
đến 2 mục tiêu chính: Thứ nhất là khảo sát và phác họa các đặc trưng cơ bản
của quy trình thẩm định tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh
An Giang. Từ đó hướng đến mục tiêu thứ hai là có thể nắm được tầm quan
trọng của quy trình thẩm định đối với việc quản lý tín dụng để ngân hàng có
thể hình thành một quy trình tốt nhất phục vụ khách hàng tốt hơn. Nghiên cứu
khám phá để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp. Đề tài sử
dụng phương pháp định tính gồm 3 phương pháp chủ yếu: (1) Quan sát, (2)
Thảo luận nhóm mục tiêu, (3) Phỏng vấn chuyên sâu. Sử dụng quan sát và
phỏng vấn chuyên sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp. Quan sát cán bộ tín dụng của
ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng (lấy một hồ sơ phân tích
mẫu). Phỏng vấn trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng, cán
12
bộ thẩm định, khách hàng doanh nghiệp (từ 3 đến 4 người). Đề tài nghiên cứu
cung cấp những thông tin cần thiết cho ngân hàng, giúp ngân hàng nhận ra
những điều còn thiếu sót trong quy trình thẩm định tín dụng. Từ đó, ngân hàng
sẽ có biện pháp cải thiện quy trình này để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.
Bên cạnh đó, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những khách hàng có nhu cầu vay
vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang hiểu rõ quy trình
thẩm định vay vốn có những tiêu chuẩn nào mà khách hàng cần đáp ứng nếu
muốn được xét duyệt vay vốn. Khách hàng sẽ biết được trong hồ sơ vay vốn
cần có những chứng từ gì. Từ đó, khách hàng sẽ tự bổ sung để có một bộ hồ sơ
hòan chỉnh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.
Từ cơ sở nghiên cứu này, bài nghiên cứu của tôi sẽ tìm hiểu bao quát hơn
không chỉ gói gọn trong cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp mà gồm
cả cho vay ngắn, trung và dài hạn khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá
nhân. Mục đích của đề tài là đánh giá xem quy trình thẩm định của ngân hàng
như thế nào dựa vào các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng từ cơ sở lý thuyết
nên có thể nói đây là một đề tài tương đối mới đối với lĩnh vực tín dụng.
Nguyễn Văn Dũng, (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần
Thơ. Luận văn phân tích thực trạng thẩm định tài chính của các dự án đầu tư
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ; tìm ra những
thuận lợi và khó khăn trong công tác thẩm định tài chính tại Chi nhánh; đề ra
các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng.
Bài viết thu thập số liệu thứ cấp trong các báo cáo kết quả thẩm định tài chính
dự án của Ngân hàng năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng 2012. Đề tài sử dụng
phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm; phương pháp so sánh
kết hợp bảng biểu, đồ thị; các chỉ số tài chính; phương pháp phân tích độ nhạy
để làm rõ vấn đề. Từ bài nghiên cứu giúp ta nhận diện vấn đề thẩm định tài
chính dự án đầu tư, hơn nữa đề tài còn phân tích và đánh giá rất chi tiết các chỉ
tiêu tài chính của một dự án mẫu từ đó đưa ra kết luận cho vay giúp người đọc
tiếp cận thực tế công tác thẩm định tại Ngân hàng. Đồng thời, việc phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định tín dụng sau đó đưa đến giải
pháp nâng cao chất lượng thẩm định sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả
hoạt động cũng như uy tín của mình.
Bài phân tích rất sâu sắc các khía cạnh của vấn đề đưa ra nhưng chỉ dừng
lại ở thẩm định tài chính dự án đầu tư và đề tài chỉ tập trung vào phân tích các
chỉ số tài chính mà chưa đánh giá công tác thẩm định bằng các chỉ tiêu định
tính. Để nghiên cứu tiếp tục về vấn đề thẩm định tín dụng của ngân hàng theo
cách tiếp cận mới đồng thời khắc phục những hạn chế từ những nghiên cứu
13
trước đây, đề tài của tôi sẽ tập trung phân tích theo cả chỉ tiêu định tính lẫn
định lượng, bao quát các khía cạnh chính của vấn đề từ đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá cũng như giải pháp hiệu quả và thiết thực hơn.
14
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh
Cần Thơ tiền thân là Ngân hàng khu vực Thành phố Cần Thơ (TPCT) thuộc
NHNN, có trụ sở tại 39-41 Ngô Quyền, TPCT. Đến đầu tháng 7 năm 1988
Vietinbank – Chi nhánh Cần Thơ chính thức thành lập theo Nghị định 53 của
Chính phủ với trụ sở chính tại số 9, đường Phan Đình Phùng, phường Tân An,
quận Ninh Kiều, TPCT. Từ khi có Pháp lệnh ngân hàng, VietinBank – Chi
nhánh Cần Thơ trở thành một NHTM kinh doanh trên mọi lĩnh vực: công
nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp,... đa dạng hoá các hình thức huy động và
cho vay. Đầu năm 1991, VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ đã mở rộng thêm
hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Khi mới thành lập, VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ bao gồm cả phòng
giao dịch (PGD) Sóc Trăng và Chi nhánh cấp 2 – khu công nghiệp Trà Nóc.
Tháng 6 năm 2001 PGD Sóc Trăng tách khỏi sự kiểm soát của VietinBank –
Chi nhánh Cần Thơ và hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Sóc
Trăng. Đến tháng 10/2006, Chi nhánh cấp 2 khu công nghiệp Trà Nóc tách ra
thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Trà Nóc, hiện nay
là Chi nhánh Tây Đô trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Đến nay, VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ có 8 PGD nằm trên địa bàn TPCT
có hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả đóng góp vào nền kinh tế của
TPCT nói riêng và của đất nước nói chung.
Tên đầy đủ và tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Tên tiếng Anh: Vietnam Bank of Industry and Trade – Cantho Banch.
Logo:
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Cần Thơ gồm có:
Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 4 Phó giám đốc.
Các phòng ban và phòng giao dịch.
15
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN
CÁC PGD
PGD NINH KIỀU
P. TIỀN TỆ - KHO QUỸ
PGD PHONG ĐIỀN
P. KẾ TOÁN
PGD AN THỚI
P. KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
PGD NGUYỄN TRÃI
PGD THỐT NỐT
P. BÁN LẺ
PGD CÁI RĂNG
P. TỔNG HỢP
PGD THẮNG LỢI
P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PGD QUANG TRUNG
Nguồn: Vietinbank Cần Thơ
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Giám đốc VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ do Giám đốc Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật trong việc điều hành hoạt động của
Chi nhánh. Mọi hoạt động của Chi nhánh điều do Giám đốc chỉ đạo và điều
hành theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi của đơn vị. Giám đốc có quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cán bộ trong đơn vị
theo quyền hạn của mình.
16
Phó Giám đốc là người hỗ trợ và giúp đỡ Giám đốc chỉ đạo một số mặt
công tác do Giám đốc phân công hay uỷ quyền, đồng thời chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công thực hiện.
Phòng Tiền tệ - Kho quỹ là phòng quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện
nghiệp vụ thu chi tiền mặt khi có nhu cầu theo sự xác nhận của phòng kế toán.
Phòng Kế toán có nhiệm vụ hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo đúng sự hướng dẫn của NHNN và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam về kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán, huy động vốn, xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích
báo cáo tài chính hằng năm, tham mưu cho Giám đốc về điều hành kế hoạch
tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản của ngân hàng.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn,
tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng sau
khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số tiền gốc và lãi
phải thu vào mỗi kỳ hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử dụng
vốn sai mục đích thoả thuận. Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực
tiếp của Giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phòng Bán lẻ là do phòng khách hàng cá nhân đổi tên. Phòng này cũng
có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là
cá nhân. Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của dân cư, tổ chức.
Phòng Tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các thống kê, báo cáo từ các
phòng ban, PGD của Chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng còn có chức năng kiểm
soát quyền thu hồi vá xử lý các khoản nợ của ngân hàng.
Phòng Tổ chức hành chính thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ vào các
công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến cán bộ công
nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó, giải
quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.
Các PGD có chức năng như một ngân hàng cho vay, thực hiện huy động
vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong mức uỷ quyền của
Giám đốc Chi nhánh.
Điểm mạnh:
Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý.
17
Tách biệt trách nhiệm giữa các bộ phận chuyên trách trong ngân hàng,
đảm bảo sự giám sát chéo trong mọi hoạt động nghiệp vụ.
Điểm yếu:
Tách biệt trách nhiệm giữa các bộ phận chuyên trách đôi khi gây bất
đồng, mất đoàn kết.
Mâu thuẫn trong lợi ích bộ phận và lợi ích chung của Ngân hàng.
Giải pháp:
Từng bước đổi mới toàn diện cách thức tổ chức, mô hình hoạt động
kinh doanh theo hướng hiện đại, cạnh tranh cao.
Thực hiện tái cấu trúc cơ cấu tổ chức theo hướng quản lý tập trung
theo chiều dọc đối với từng bộ phận nhằm chuyên môn hóa sâu, nâng cao năng
suất, hiệu quả sử dụng nhân sự .
Kiện toàn mô hình tổ chức, chuẩn hóa công tác chuyển đổi mô hình
hoạt động kinh doanh và vận hành có hiệu quả các bộ phận đã chuyển đổi.
3.3 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
3.3.1 Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của
các tổ chức kinh tế và dân cư;
Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú như: tiết kiệm
không ký hạn và có ký hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết
kiệm tích luỹ,...
3.3.2 Cấp tín dụng
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ;
Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu;
Thấu chi, cho vay tiêu dùng;
Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian dài;
Bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và quốc tế.
3.3.3 Dịch vụ thanh toán, phát hành thẻ và hoạt động khác
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ;
Mua, bán các giấy tờ có giá;
Mua bán ngoại tệ;
18
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế,...
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card)...
Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking...
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học;
Tư vấn tài chính.
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trong 3 năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung
và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động kinh doanh. VietinBank Cần Thơ cũng chịu ảnh
hưởng của những tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của Ngân
hàng trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Trong bối cảnh đó, toàn Chi
nhánh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ
kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ
quốc tế. Sau đây là những kết quả đạt được của Ngân hàng trong thời gian
qua:
19
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2011
2012
2013
6T 2013 6T 2014
2012/2011
Số tiền
%
CHÊNH LỆCH
2012/2013
Số tiền
%
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
Thu nhập
772.089
697.562 488.318
229.126
250.000
-74.527
-9,65
-209.244
-30,00
20.874
9,11
Chi phí
703.221
674.585 461.877
209.779
231.400
-28.636
-4,07
-212.708
-31,53
21.621
10,31
19.347
18.600
-45.891
-66,64
3.464
15,08
-747
-3,86
Lợi nhuận
68.868
22.977
26.441
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
20
Qua bảng 3.1 ta thấy rằng thu nhập của Ngân hàng liên tục giảm trong 3
năm 2011, 2012, 2013 nhưng có tín hiệu chuyển biến tốt trong 6 tháng đầu
2014. Cụ thể là năm 2011 tổng thu nhập đạt 772.089 triệu đồng, sang năm
2012 chỉ đạt 697.562 giảm 74.527 triệu đồng (giảm 9,65%). Đến năm 2013 lại
tiếp tục giảm mạnh thêm 209.244 triệu đồng (giảm gần 30%). Nguyên nhân
chủ yếu là do sự sụt giảm từ thu nhập lãi. Năm 2011, lãi suất cho vay có lúc
tăng lên đến 21%/năm, mang đến cho Ngân hàng một khoản thu rất lớn, tác
động trực tiếp làm cho tổng thu nhập tăng lên mạnh. Sang năm 2012, 2013 thu
từ lãi giảm liên tục. Năm 2012, thu từ lãi giảm 10,44% so với cùng kỳ năm
trước và giảm mạnh vào năm 2013, giảm hơn 31% (so với năm 2012). Do năm
2012, nền kinh tế bị khủng hoảng, suy thoái trầm trọng, hầu hết các doanh
nghiệp lâm vào khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. NHNN liên
tục giảm trần lãi suất huy động nhằm hạ lãi suất cho vay để vực dậy nền kinh
tế khiến nguồn thu từ lãi của Ngân hàng giảm xuống. Tuy lãi suất cho vay của
Ngân hàng có giảm xuống nhưng vẫn còn quá khả năng của các doanh nghiệp,
thêm vào đó chi phí đầu vào tăng cao khiến hoạt động SXKD bị đình trệ, một
số doanh nghiệp bị giải thể hoặc đứng trước bờ vực phá sản. Trước tình thế
đó, với thu nhập chủ yếu từ hoạt động cho vay làm cho thu nhập của Ngân
hàng giảm chỉ còn 679.562 triệu đồng. Sang năm 2013, dù lạm phát đã được
kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp. NHNN ban hành nhiều
chính sách cũng như giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng các
doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi khó khăn nên không muốn hoặc không thể
vay vốn Ngân hàng. Mức thu nhập lại tiếp tục giảm mạnh xuống mức 488.318
triệu đồng. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình có vẻ khả quan hơn
khi thu nhập tăng 20.874 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đó cũng nhờ
vào Ngân hàng đã đẩy mạnh các chương trình cho vay ưu đãi như: ưu đãi
khách hàng mới với lãi suất 7,5%/năm; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ với
lãi suất thấp, thời gian dài, thủ tục đơn giản; chương trình cho vay mua nhà
với lãi suất 7,99% trong 12 tháng, hạn mức cho vay tới 80% giá trị căn hộ và
thời hạn vay đến 15 năm; gói 3.000 tỷ cho vay nông sản lãi suất 7%/năm... Dự
kiến đến hết năm 2014, tình hình tín dụng sẽ có bước tiến triển tốt hơn. Ngoài
ra, thu nhập từ thu phí dịch vụ không ngừng tăng lên do triển khai thêm Phòng
giao dịch, phát triển thêm các loại hình dịch vụ như E – Banking, SMS –
Banking, chuyển tiền kiều hối, thu phí rút tiền mặt đối với thẻ ATM,...
Chi phí của Ngân hàng luôn đi đôi với tốc độ tăng trưởng của thu nhập.
Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm phần lớn trong tổng chi phí. Sau nhiều lần giảm
lãi suất theo quy định của NHNN vào năm 2012 đã làm cho việc huy động vốn
trở nên kém hấp dẫn, một bộ phận khách hàng chuyển sang kênh đầu tư vốn
21
khác hiệu quả hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
do khủng hoảng dẫn đến nợ xấu tăng lên buộc Ngân hàng phải trích lập DPRR
làm cho phần chi phí dự phòng tăng nên dù chi phí lãi giảm mạnh nhưng tổng
chi phí chỉ giảm nhẹ (giảm 4,07%) so với cùng kỳ năm 2011. Chi phí năm
2013 ở mức 461.877 triệu đồng, giảm hơn 31% tương đương gần 212.708
triệu đồng so với năm 2012. Phần lớn là do chi phí lãi giảm mạnh nhất là chi
phí trả lãi tiền gửi giảm 31,47%. Nguyên nhân khiến khoản chi phí này giảm
là do lãi suất huy động giảm nên việc huy động vốn từ tiền gửi giảm. Tuy chi
phí giảm là điều tốt nhưng trong trường hợp này là dấu hiệu xấu, điều đó cho
thấy việc huy động vốn của Ngân hàng đang gặp trở ngại. Ngoài ra, khoản
phải trả cho nguồn vốn điều hoà ngày càng giảm do lãi suất cho vay trên thị
trường giảm, thêm vào đó Trụ sở chính bán vốn lại cho các chi nhánh với lãi
suất ưu đãi nhằm giúp chi nhánh đáp ứng được nguồn vốn thiếu hụt tạm thời.
Thêm vào đó là việc cắt giảm chi phí nhân sự, chi phí quản lý,... làm cho tổng
chi phí của Ngân hàng giảm xuống. Đến 6 tháng đầu năm 2014, chi phí đã
tăng 21.621 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013, mặc dù lượng vốn huy động
có sự sụt giảm (giảm 172.514 triệu đồng) nhưng khoản chi khác lại tăng do
Ngân hàng đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi như quay số trúng thưởng,
tặng quà cho khách hàng; tăng cường quảng bá sản phẩm, dịch vụ; đầu tư vào
công nghệ cũng như sửa chữa, nâng cấp các PGD nên đẩy tổng chi phí của
Ngân hàng lên cao. Trước tình hình này, ngân hàng nên tăng cường công tác
kiểm soát chi phí, điều chỉnh kịp thời các khoản chi phí để cải thiện tình hình
lợi nhuận từ đây cho đến cuối năm 2014.
Lợi nhuận năm 2011 đạt 68.868 triệu đồng, năm 2012 lợi nhuận sụt giảm
mạnh (giảm 66,64% tương đương 45.891 triệu đồng) do tăng trưởng tín dụng
thấp làm nguồn thu chính của Ngân hàng giảm mạnh trong khi chi phí lãi phải
trả khá cao vì ngoài trả lãi huy động vốn, Ngân hàng còn phải trả khoản phí
không nhỏ cho nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, đặc biệt trong năm 2012
Ngân hàng mở thêm PGD mới đã phát sinh thêm nhiều chi phí dịch vụ để
nâng cấp và hoàn thiện chu trình thanh toán. Bước sang năm 2013, nền kinh tế
bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, lợi nhuận đã có sự gia tăng nhẹ từ 22.977 triệu
đồng năm 2012 lên 26.441 triệu đồng năm 2013 (tăng 15,08%). Nhờ có chính
sách mở rộng tín dụng tiêu dùng của Chính phủ và sự tăng lên của khoản thu
phí từ cung cấp dịch vụ, bên cạnh đó ban quản lý Ngân hàng đã thực hiện các
biện pháp tiết giảm những khoản phí không thật sự cần thiết cho hoạt động
ngân hàng. Đáng lưu ý là 6 tháng đầu năm 2013 đạt được lợi nhuận rất cao
(đạt 19.347 triệu đồng, chiếm hơn 70% lợi nhuận cả năm) trong khi những
tháng cuối năm sự tăng trưởng lợi nhuận dường như rất thấp. Nguyên nhân là
22
do cuối năm có sự gia tăng của chi phí do Ngân hàng tiến hành trích lập dự
phòng rủi ro vì nợ xấu tăng cao, tính đến thời điểm cuối năm 2013 nợ xấu lên
đến 4.401 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận chỉ đạt 18.600
triệu đồng, giảm 747 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ
việc chi phí tăng quá cao trong thời gian này. Đây là vấn đề đáng lưu ý cho
phía Ngân hàng, Ban lãnh đạo Ngân hàng nên có biện pháp kiểm soát lại chi
phí để tình hình kinh doanh đến cuối năm không tiến triển xấu ảnh hưởng uy
tín của Ngân hàng.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
3.5.1 Thuận lợi
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ là một
ngân hàng hoạt động lâu đời cùng với sự nhạy bén trong công tác điều hành,
chỉ đạo Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu
hút nhiều khách hàng tiềm năng quan trọng. Bên cạnh đó, VietinBank – Chi
nhánh Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan ban
ngành, các cấp lãnh đạo: Thành uỷ, UBND thành phố, Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam và NHNN Việt Nam TPCT.
Ngân hàng có vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ.
Ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, giàu kinh
nghiệm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tình, vui vẻ và lịch sự
trong phục vụ khách hàng.
Chi nhánh Cần thơ luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
mình để tạo lòng tin đối với khách hàng. Do xuất hiện sớm nên ngân hàng có
được lượng khách hàng thân thiết và ổn định. Đây là điều kiện quan trọng để
tăng trưởng tín dụng.
Đối với công tác quản lý tín dụng, ngân hàng đã xây dựng được hệ thống
quản lý rủi ro bài bản, vận hành thành công hệ thống xếp hạng tín dụng tự
động. Điểm quan trọng là hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản
đảm bảo và việc trích lập dự phòng được thực hiện đúng quy định.
3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi có được thì Ngân hàng cũng gặp không ít khó
khăn trong quá trình hoạt động như:
Thị trường tài chính vẫn diễn biến phức tạp, lãi suất giảm, nợ xấu tăng
cao, khả năng hấp thụ vốn yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân
hàng.
23
Sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng lớn đến thị phần
cũng như nguy cơ sụt giảm khách hàng, đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao năng
lực của ngân hàng mình, tìm kiếm thị trường mới kết hợp với giữ vững thị
phần hiện tại.
Ngoài ra, nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến hàng loạt các
cán bộ ngân hàng bị truy tố đã phần nào làm giảm lòng tin của người dân, gây
khó khăn cho việc huy động vốn cũng như cho vay của ngân hàng.
3.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
Tiếp tục hoạt động theo phương châm “Phát triển – An toàn – Hiệu
quả”.
Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện
đại; nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; đổi mới mô hình tổ
chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn
mực quốc tế.
Tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ của Hội sở; nâng cao năng lực quản trị rủi ro,
đảm bảo hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững,
đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội thể hiện trách nhiệm với
cộng đồng.
Triển khai các gói tín dụng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ
thị trường; điều hành lãi suất, tuân thủ các quy định về chính sách tiền tệ.
Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, hạn chế nhóm nợ xấu, có biện
pháp kiên quyết với nhóm khách hàng không có thiện chí trả nợ.
Nâng cao chất lượng thẩm định và xử lý nợ cho vay, đảm bảo quá trình
cấp tín dụng theo đúng quy định của ngân hàng.
Mở rộng thị phần, tăng cường cho vay, góp phần đạt mức tăng trưởng
tín dụng theo dự kiến của NHNN.
24
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1.1 Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản của Ngân hàng
Xem xét hồ sơ vay vốn
của khách hàng
Thu thập thông tin bổ
sung cần thiết
Thẩm định phương án
SXKD hoặc DAĐT
Ước lượng và kiểm soát
rủi ro tín dụng
Kết luận về khả năng thu
hồi nợ vay
Hình 4.1 Quy trình thẩm định tín dụng
Khâu thẩm định gồm có thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro tín dụng.
4.1.1.1 Thẩm định cho vay
Việc thẩm định cho vay do cán bộ và lãnh đạo phòng khách hàng, phòng
giao dịch thực hiện. Trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có quy định thì thuê
cơ quan có chức năng để thẩm định. Những người thẩm định phải đảm bảo
tính độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và ý kiến đề
xuất của mình. Trường hợp thuê cơ quan chức năng thẩm định thì trong hợp
đồng ghi rõ cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
quả thẩm định của mình.
25
a) Cán bộ tín dụng:
Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục, điều kiện vay vốn, lập hồ sơ đề
nghị vay vốn.
Thu thập thông tin về khách hàng, dự án, phương án, biện pháp bảo đảm
tiền vay. Kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các tài liệu do khách
hàng cung cấp.
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án, tài sản bảo đảm tiền vay, rủi
ro tiềm ẩn, lợi ích dự kiến nếu khoản vay được phê chuẩn. Lập tờ trình thẩm
định cho vay, ghi ý kiến đề xuất về việc cho vay.
Thông báo cho khách hàng về nội dung phê duyệt của người có thẩm
quyền quyết định cho vay.
Sau khi được duyệt cho vay, CBTD sẽ soạn thảo Hợp đồng tín dụng
(HĐTD), Hợp đồng bảo đảm cho vay (HĐBĐCV) dựa trên mẫu hợp đồng do
NHCT quy định hoặc phối hợp với cán bộ pháp chế hoặc đề nghị thuê cơ quan
tư vấn luật để soạn thảo (nếu thấy cần thiết).
Nhập dữ liệu khách hàng, khoản vay vào hệ thống máy tính.
b) Lãnh đạo phòng
Lãnh đạo phòng thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình thẩm định cho vay và
ghi rõ ý kiến đề xuất của mình trên tờ trình thẩm định cho vay. Trình tờ trình
thẩm định cho vay cho người có thẩm quyền quyết định cho vay và PGD
chuyển toàn bộ hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay cho phòng Bán lẻ hoặc
Phòng KHDN để thẩm định rủi ro tín dụng theo quy định hoặc người có thẩm
quyền quyết định cho vay yêu cầu.
Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD, HĐBĐCV bảo đảm phù hợp với nội
dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định cho vay; các quy định
hiện hành của pháp luật; không bất lợi cho NHCT; chuyển kèm tờ trình thẩm
định cho vay đã có ý kiến của người có thẩm quyền quyết định cho vay cho
phòng thực hiện thẩm định rủi ro.
Đôn đốc, chỉ đạo cán bộ nhập dữ liệu vào máy tính.
4.1.1.2 Thẩm định rủi ro tín dụng
Việc thẩm định rủi ro tín dụng do cán bộ và lãnh đạo PGD, Phòng Bán lẻ
hoặc Phòng KHDN thực hiện trong các trường hợp:
Các khách hàng lần đầu tiên quan hệ vay vốn với NHCT;
26
Các khoản vay theo quy định của Tổng giám đốc phải thẩm định rủi ro
hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu.
Những người thẩm định rủi ro tín dụng phải đảm bảo tính độc lập, khách
quan, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và đề xuất biện
pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
a) Cán bộ
Nghiên cứu hồ sơ, tờ trình thẩm định cho vay do phòng khách hàng,
phòng giao dịch cung cấp và có thể phối hợp với các phòng này, tiếp xúc với
khách hàng để thu thập thêm thông tin, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện
các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm
thiểu rủi ro tín dụng. Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng, trình kèm
theo toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng.
Nghiên cứu dự thảo HĐTD, HĐBĐCV để phát hiện rủi ro tín dụng, dự
thảo văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐCV.
Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. Giám sát, kiểm tra
việc nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính.
b) Lãnh đạo PGD, Bán lẻ hoặc KHDN
Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và nội dung báo cáo kết quả thẩm định
rủi ro tín dụng, ký và trình nguời có thẩm quyền quyết định cho vay.
Lãnh đạo phòng Bán lẻ/KHDN kiểm soát và ký văn bản tham gia ý kiến
về dự thảo HĐTD, HĐBĐCV gửi phòng giao dịch.
Đôn đốc, chỉ đạo cán bộ theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho
vay và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu liên quan đến các công việc này
vào hệ thống máy vi tính.
4.1.1.3 Quyết định cho vay
Qua quá trình thẩm định Ngân hàng sẽ có cái nhìn khách quan về khách
hàng với những chứng cứ và lý lẽ khoa học từ đó đánh giá chính xác hơn về
khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là
hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng.
Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên
cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, chất lượng công
tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết
định cho vay. Quyết định cho vay do người có thẩm quyền quyết định cho vay
thực hiện, trong phạm vi thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm về quyết
27
định cho vay của mình. Người quyết định cho vay không đồng thời là người
tham gia thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro đối với khoản vay đó.
Tại VietinBank – Cần Thơ công tác thẩm định và đề xuất cho vay được
thực hiện theo sự phân công cụ thể cho từng phòng ban như sau:
Bảng 4.1: Thẩm định và đề xuất cho vay
Phòng Khách hàng/PGD
Đánh giá tình hình sử dụng giới hạn Tái thẩm định những nội dung
tín dụng
đã được PGD thẩm định và giải
thích những nhận định, đánh
Thẩm định những thay đổi về tư
giá khác biệt:
cách pháp lý, tình hình SXKD, tài
Đối với KH cá nhân: những
chính, quan hệ tín dụng
khoản vay trên 1 tỷ đồng thì
Thẩm định phương án/dự án
Phòng Bán lẻ tái thẩm định.
Thẩm định phương thức giải ngân
Thẩm định biện pháp bảo đảm; tham Đối với KH doanh nghiệp:
những khoản vay trên 2 tỷ
gia tổ định giá TSBĐ
đồng thì Phòng KHDN tái thẩm
Đánh giá lợi ích dự kiến.
định.
Đề xuất cho vay/không cho vay:
Phân tích thị trường, ngành
Mức cho vay
hàng
Thời hạn cho vay
Phân tích rủi ro (rủi ro pháp
Phương thức cho vay
lý,...) và biện pháp giảm thiểu
rủi ro
Đề xuất cho vay/không cho vay
Nguồn: VietinBank – Cần Thơ
Ngân hàng thực hiện chuyển đổi toàn diện mô hình cấp tín dụng theo
hướng tập trung hóa hàng loạt công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản và
quản lý TSBĐ, chuyên môn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường kiểm soát
rủi ro tín dụng, từng bước tạo tiền đề cho việc tách biệt trách nhiệm giữa các
bộ phận chuyên trách trong ngân hàng, đảm bảo sự giám sát chéo trong mọi
hoạt động nghiệp vụ. Điều này sẽ giúp cho công tác thẩm định tín dụng trở nên
khách quan, hiệu quả với tiến trình thực hiện được triển khai chặt chẽ hơn, góp
phần nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và hiệu quả hoạt động ngân hàng
nói chung.
Người có thẩm quyền quyết định cho vay:
Người có thẩm quyền quyết định cho vay có thể yêu cầu phòng Bán
lẻ/KHDN thực hiện việc thẩm định rủi ro tín dụng (nếu cần).
Quyết định cho vay trên cơ sở nội dung tờ trình thẩm định cho vay, báo
cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng (nếu có) và phê duyệt trực tiếp trên tờ
trình thẩm định cho vay.
28
Ký HĐTD, HĐBĐCV và quyết định các biện pháp xử lý nợ và chỉ đạo
thực hiện.
4.1.2 Quy trình thẩm định cho vay chi tiết tại Chi nhánh
4.1.2.1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn
Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận,
CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng.
Khách hàng gửi hồ sơ đề nghị vay vốn một lần ngay khi đề nghị vay vốn hoặc
bổ sung dần trong quá trình thẩm định cho vay. CBTD kiểm tra hồ sơ của
khách hàng như sau:
Hồ sơ phải đầy đủ về số lượng theo qui định.
Tính trung thực hợp pháp, hợp lệ có đủ chữ ký và xác nhận của các bên
liên quan có thẩm quyền của hồ sơ.
Tính thống nhất về mặt nội dung của các hồ sơ, tài liệu liên quan.
4.1.2.2 Thẩm định cho vay
Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ
đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân
tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm: Thông tin từ hồ sơ vay vốn
của khách hàng cung cấp hoặc qua trao đổi với khách hàng và thông tin do
CBTD điều tra từ các nguồn thông tin như: mối quan hệ, cơ quan liên quan, thị
trường,... Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể và từng đối tượng khách hàng
mà mỗi CBTD xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa
đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. Các vấn đề
trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau:
a) Thẩm định về khách hàng vay vốn
Mục tiêu thẩm định khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân,
tính hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng
phải tuân thủ.
Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn
Trước khi tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn của KH, các CBTD sẽ xác
định xem KH đến xin vay có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để vay vốn hay
không, từ đó mới bắt đầu xem xét và ra quyết định.
Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của
khách hàng:
29
Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật
trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, có chứng minh thư nhân dân, đăng ký
hộ khẩu, có giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề (đối với những
ngành, nghề pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề), có giấy ủy quyền
đối với cho vay hộ gia đình...
Đối chiếu bản sao với bản chính của hồ sơ khách hàng để kiểm tra tính
xác thực của hồ sơ đề nghị vay vốn mà khách hàng đã gửi cho Ngân hàng.
Tiếp xúc, quan sát để đánh giá năng lực hành vi dân sự của khách
hàng, khai thác thông tin về thành viên khác trong hộ gia đình, người đồng sở
hữu tài sản.
Tìm hiểu thêm những vấn đề còn chưa rõ về khách hàng và gia đình
của khách hàng thông qua chính quyền địa phương, tổ dân phố, cơ quan công
tác, bạn hàng...
Ngoài ra phải thẩm định xem khách hàng có thuộc “đối tượng được
vay vốn” theo quy định cụ thể của chế độ cho vay hiện hành.
Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng và khả năng quản lý của
khách hàng:
Đối với khách hàng cá nhân, việc thẩm định tính cách và uy tín của
khách hàng được xem là yếu tố quan trọng nhất. Mục tiêu của thẩm định về
tính cách và uy tín của khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do
chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng
lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường và đề phòng,
phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng.
Tính cách và uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh
khác nhau như: Trình độ học vấn, tuổi tác, sở thích, thói quen, khả năng giao
tiếp với người khác, về công việc kinh doanh hiện tại (chất lượng hàng hóa,
dịch vụ, mức độ chiếm lĩnh trên thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, quan
hệ với ngân hàng, với bạn hàng...), tính trung thực của người vay. Phải đặc
biệt chú ý những khách hàng có tuổi cao, sức khỏe không tốt, những người
hay rượu chè, chơi bời, những người kinh doanh nhưng chưa có kinh nghiệm...
Bên cạnh đó phải thẩm định khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng, quy
mô của khách hàng, quản lý nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, sử dụng nhân
công, nắm bắt thị trường...
Tóm lại, thẩm định điều kiện vay vốn chỉ nhằm mục đích là nắm được
những thông tin cơ bản từ phía khách hàng, xem xét cơ bản xếp loại khách
30
hàng vào nhóm khách hàng nào, mức vay tương ứng được quy định đối với
nhóm khách hàng đó.
Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn
CBTD tiến hành đối chiếu mục đích đề nghị vay vốn của khách hàng
với danh mục hàng hoá bị cấm lưu thông và dịch vụ thương mại bị cấm theo
quy định của Pháp luật và các nhu cầu vốn mà NHCTVN không cho vay.
Đối chiếu nhu cầu sử dụng tiền vay theo đề nghị của khách hàng với
nhu cầu thực tế và quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và NHNNVN
(nếu khách hàng đề nghị cho vay bằng ngoại tệ).
Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề
nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách
hàng vay vốn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp
pháp của các tài liệu gửi cho Ngân hàng. Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính
chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu khách hàng cung cấp cho Ngân
hàng khi làm hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ pháp lý: Khách hàng có nhu cầu vay vốn lần đầu tiên phải gửi
CBTD các tài liệu sau:
Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư của cấp có
thẩm quyền cấp (đối với doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài).
Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh).
Hợp đồng liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh (trong trường hợp
khách hàng là đối tác liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh).
CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ về nhân thân khác của chủ
doanh nghiệp tư nhân, đại diện tổ hợp tác.
Giấy phép kinh doanh có điều kiện, chứng chỉ hành nghề (nếu pháp
luật quy định phải có).
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và đăng ký mã số xuất nhập
khẩu (nếu pháp luật yêu cầu).
Quyết định bổ nhiệm hoặc nghị quyết (biên bản) bầu người quản lý cao
nhất, người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng và được phê duyệt của cấp
có thẩm quyền (nếu pháp luật yêu cầu).
31
Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, quy chế tài
chính đối với tổng công ty; công ty mẹ và các đơn vị thành viên (nếu có);
Nghị quyết của hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, đại
hội xã viên giao quyền cho tổng giám đốc, giám đốc, chủ nhiệm ký kết các tài
liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, bảo đảm tiền vay cho ngân hàng (nếu điều
lệ không quy định).
Trường hợp tài liệu khách hàng cung cấp là bản sao, CBTD phải kiểm
tra, đối chiếu với bản chính và ký xác nhận trên bản sao trước khi nhận hồ sơ.
Việc yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp các hồ sơ pháp lý để ngân
hàng nắm được những thông tin pháp lý cần thiết đảm bảo khách hàng có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật.
Hồ sơ về khoản vay: Khách hàng phải gửi cho CBTD bản chính hoặc
bản sao có xác nhận sao y bản chính các tài liệu:
Giấy đề nghị vay vốn.
Tài liệu, báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng
tài chính của khách hàng.
Báo cáo tài chính (BCTC): Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, thuyết minh BCTC, Báo cáo quyết toán thuế của ít nhất 2
năm gần nhất (nếu tổ chức hoạt động dưới 2 năm thì phải có BCTC từ khi hoạt
động đến thời điểm gần nhất).
Báo cáo kiểm toán đối với Khách hàng phải kiểm toán theo quy định
của pháp luật, Khách hàng vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản.
Bảng kê số dư tiền vay, bảo lãnh, L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức
tài chính trong và ngoài nước đến trước thời điểm vay vốn.
Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn.
Các tài liệu khác như: biên bản góp vốn điều lệ (công ty TNHH, công
ty Cổ phần), quyết định giao vốn (doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn,…).
Dự án hoặc phương án và các tài liệu khác liên quan.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính.
Tuỳ trường hợp cần thêm: Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đầu tư;
dự án hoặc phương án; quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư của
cấp có thẩm quyền; Văn bản phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường;
tài liệu chứng minh nguồn nguyên liệu; thị trường, nguồn vốn đầu tư; giấy
32
phép xây dựng; tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu…theo quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, quy định quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình của chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành và các tài liệu
liên quan đến sử dụng vốn vay và nguồn hoàn trả hoặc thu nhập của dự án,
phương án (hợp đồng kinh tế, hoá đơn, báo giá, phiếu nhập kho,…).
Hồ sơ bảo đảm tiền vay:
Thông thường hồ sơ bảo đảm tiền vay gồm có: giấy chứng minh quyền
sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ liên quan đến định giá tài sản bảo đảm tiền
vay, giấy tờ liên quan đến công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng
bảo đảm tiền vay.
Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là điều kiện để ngân hàng cấp tín
dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. Đây
là khoản mục quan trọng nhất trong phân tích thái độ của khách hàng trong
việc trả nợ vay. Bảo đảm nợ vay được xem là cách thức an toàn nhất nhằm gia
tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Theo quy định của Ngân hàng bất kì tài sản hoặc các quyền phát sinh từ
tài sản tạo ra dòng tiền đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay nếu thỏa 3 điều
kiện căn bản sau đây:
Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm;
Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được dòng tiền;
Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng
làm bảo đảm tiền vay.
Bảo đảm tín dụng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm:
Bảo đảm bằng tài sản thế chấp;
Bảo đảm bằng tài sản cầm cố;
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
Bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.
b) Thẩm định khả năng tài chính
Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức
mạnh tài chính; khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong cuộc sống hàng ngày,
trong hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người
vay.
33
Đối chiếu số vốn tự có tham gia phương án vay - trả nợ của khách hàng
với quy định của NHCTVN về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương
án vay - trả nợ, đánh giá tính khả thi của vốn tự có.
Đánh giá thu nhập của khách hàng và người liên quan: lương, thu nhập
từ tiền gửi, chứng khoán, cho thuê tài sản và các thu nhập hợp pháp khác bằng
tiền và tài sản khác ... dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung cấp và điều tra
thực tế.
Đối với cho vay phục vụ SXKD, CBTD tính toán các chỉ tiêu kinh tế và
đánh giá tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Khách hàng cần cung cấp số liệu về tình hình tài chính của mình ít nhất
2 năm gần nhất (đối với khách hàng hoạt động dưới 2 năm, phải có được số
liệu từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất). Thông thường bao gồm: Bảng
cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu khách hàng không đủ năng lực để lập đầy
đủ 4 bảng báo cáo này thì Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng chỉ cần nộp
hai loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của 2 thời kì (thường là quý) gần nhất so với thời điểm vay vốn và
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được tập trung vào 3 nội
dung: (i) thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính; (ii) phân tích các
tỷ số tài chính; (iii) đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính: CBTD sẽ khái
quát đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cách thức tổ chức SXKD dẫn đến
những điểm đặc biệt về nguồn vốn và sử dụng vốn, khái quát sự biến động về
quy mô tài sản có/tài sản nợ. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ số liệu của các báo cáo
tài chính CBTD sẽ sử dụng kiến thức kế toán, tài chính và kỹ năng phân tích
để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong báo cáo.
Xem xét bảng thuyết minh để hiều rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong
báo cáo tài chính. Có thể mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu
giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được. Nếu cần thiết sẽ trực
tiếp đến doanh nghiệp để quan sát, xem lại các chứng từ gốc làm căn cứ lập
báo cáo tài chính.
Phân tích các tỷ số tài chính: Sau khi đã đánh giá được mức độ tin cậy
của các báo cáo tài chính của khách hàng. CBTD sẽ tiến hành phân tích sâu
hơn, phân tích các hệ số tài chính. Nhận định những thay đổi về tình hình tài
chính của khách hàng trong tương lai ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Phân
tích chi tiết những khoản mục lớn, có biến động nhiều, thể hiện đặc thù hoạt
34
động của khách hàng. Đặc biệt lưu ý chất lượng, khả năng thu hồi đối với các
khoản mục: hàng tồn kho, khoản phải thu, chi phí chờ kết chuyển, tài sản cố
định và đầu tư dài hạn…
CBTD sẽ đánh giá tình hình tài chính qua một số chỉ tiêu tài chính cơ
bản sau đây:
Khả năng thanh khoản thông qua các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh
toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh.
Sau khi xác định xong, CBTD sẽ giải thích xem hệ số thanh khoản hiện
thời này nói lên điều gì về tình hình tài chính của khách hàng từ đó đánh giá
nó. Sau đó tiến hành so sánh chỉ số này với 1. Nếu nhỏ hơn 1 thì kết luận khả
năng thanh toán của khách hàng rất thấp, KH không có đủ tài sản để đảm bảo
chi trả nợ vay. Nếu lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của KH
là tốt, KH có đủ tài sản lưu động để bảo đảm nợ vay. Tuy nhiên do đặc điểm
từng ngành kinh doanh khác nhau ảnh hưởng đến việc duy trì hệ số này của
mỗi KH sẽ khác nhau nên ngoài việc so sánh với 1 cán bộ thẩm định còn so
sánh với hệ số thanh khoản bình quân của ngành.
Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của khách hàng thông qua đánh giá
về hệ số tự tài trợ và các chỉ tiêu khác: hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với
vốn chủ sở hữu hay còn gọi là phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính.
Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua hệ số khả năng trả
nợ vay, khả năng thanh toán lãi.
Các chỉ tiêu phân tích khác (tùy từng trường hợp cụ thể).
Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì nhóm tỷ số: khả
năng thanh khoản, hệ số nợ và hệ số trang trãi lãi vay được quan tâm hàng đầu
vì nhóm tỷ số này trực tiếp đo lường khả năng thanh toán nợ và lãi của khách
hàng. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc thẩm định mang tính chính xác cao, hỗ
trợ cho việc ra đề xuất kiến nghị trình ban lãnh đạo mang tính thuyết phục cao
thì thông thường CBTD sẽ tiến hành phân tích thêm nhóm hệ số hiệu quả hoạt
động để hiểu hơn về hoạt động của khách hàng.
Nhóm hệ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng
gồm có: hệ số hoạt động khoản phải thu, hệ số hoạt động khoản phải trả, hệ số
hoạt động tồn kho, hệ số hoạt động tổng tài sản.
Nhóm hệ số khả năng sinh lợi gồm có: khả năng sinh lợi so với doanh
thu, khả năng sinh lợi so với tài sản, khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu.
35
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng là quá trình sử dụng các báo
cáo tài chính của KH để phân tích, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động
của doanh nghiệp để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó có cơ sở
đưa ra quyết định hợp lý.
c) Thẩm định phương án/dự án SXKD và nhu cầu vay vốn của khách
hàng
Khi vay vốn khách hàng phải lập và nộp cho Ngân hàng phương án/dự
án SXKD của mình để Ngân hàng có cơ sở đánh giá khả năng hoàn trả vốn
vay của khách hàng. Đầu tiên CBTD sẽ xem xét những thông tin cơ bản về dự
án/phương án của khách hàng như sau:
Giới thiệu PA/DA: Tên PA/DA; Địa điểm thực hiện; Sự cần thiết thực
hiện PA/DA (liên hệ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát
triển ngành, quy hoạch xây dựng); Mục tiêu đầu tư; Quy mô PA/DA; Công
suất, sản lượng; Sản phẩm/hàng hóa chủ yếu (đặc điểm, tính năng, tác dụng,
quy cách, tiêu chuẩn, hình thức, bao gói, tính thị trường…); Điều kiện nhân
lực; cơ sở hạ tầng (phân tích các lợi ích và ảnh hưởng kinh tế xã hội); Thời
gian thực hiện PA/DA.
Đối với dự án đầu tư cần phân tích, đánh giá thêm các nội dung: đặc
điểm kỹ thuật, quy trình công nghệ, công suất máy móc, thiết bị; các hạng mục
công trình; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng dịch
vụ hạ tầng, môi trường và các nội dung khác liên quan đến dự án đầu tư.
Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
CBTD sẽ xem xét các khỏan mục: Thị trường cung cấp thiết bị, nguyên
vật liệu, hàng hóa…; Thị trường tiêu thụ, xu hướng vận động và phát triển của
ngành hàng trong tương lai; Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản
phẩm/hàng hóa/dịch vụ. Đánh giá cung, cầu của sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ trên thị trường (so
sánh với đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, hướng lựa chọn thị trường và
khả năng thâm nhập thị trường). Đánh giá ảnh hưởng của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đến hoạt động SXKD của khách hàng.
Phương diện tài chính của PA/DA: Sau khi đánh giá được tính khả thi
hay không của PA/DA CBTD tiếp tục phân tích và đánh giá các khỏan mục
chi phí. CBTD cần xem xét nhu cầu vốn của khách hàng là bao nhiêu; nguồn
vốn được sử dụng cho PA/DA là từ đâu; Trên cơ sở đó tiến hành tính toán
hiệu quả mà PA/DA mang lại.
36
Nhu cầu vốn, nguồn vốn thực hiện PA/DA: Xác định tổng nhu cầu vốn
để thực hiện PA/DA; Vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia PA/DA là bao
nhiêu phần trăm (%); Vốn vay từ NHCT là bao nhiêu phần trăm; Vốn huy
động khác là bao nhiêu phần trăm...
Tính toán lại hiệu quả PA/DA SXKD: Đối với dự án đầu tư, cán bộ
thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án:
Báo cáo kết quả kinh doanh/Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; dự kiến nguồn, khả
năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ… Trên cơ sở đó đi sâu vào phân tích
các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính: NPV, IRR, điểm hòa vốn, thời gian
hoàn vốn, dòng tiền của dự án để đánh giá khả năng trả nợ hàng năm.
Những rủi ro dự kiến và phương án khắc phục: CBTD còn phải xem
xét cả những rủi ro dự kiến của PA/DA để có phương án khắc phục như rủi ro
về kinh doanh, tài chính, chính sách và các rủi ro khác.
Sau khi đã phân tích các khoản mục trên, CBTD sẽ dự kiến lợi ích của
NHCT nếu chấp thuận cho vay để thực hiện PA/DA. Tính toán lãi, phí và/hoặc
các lợi ích có thể thu. Đánh giá tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ
tín dụng với khách hàng (lợi ích từ nguồn tiền gửi, nguồn ngoại tệ bán cho
Ngân hàng và các lợi ích khác…).
d) Thẩm định TSBĐ
CBTD xem xét mức độ đáp ứng các điều kiện cho vay (không có bảo
đảm, bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh của bên thứ 3); Biện pháp bảo đảm tiền
vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh); Biện pháp quản lý tài sản cầm cố, thế chấp)
mà khách hàng lựa chọn từ đó tiến hành mô tả tài sản bảo đảm tiền vay (loại
tài sản, vị trí tài sản, đặc điểm tài sản…); Đưa ra các biện pháp quản lý tài sản
cầm cố, thế chấp. Định lại giá trị tài sản bảo đảm (tổng giá trị TSBĐ, giá trị đã
bảo đảm cho các khoản vay khác, giá trị được sử dụng để bảo đảm cho PA/DA
này).
Điều kiện vay vốn có đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố
của khách hàng vay, bên thứ 3 và bảo lãnh của bên thứ 3:
Khách hàng vay, bên thứ 3 cần phải có năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù
hợp với quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
37
Khách hàng phải có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý, bảo
đảm tính thanh khoản và ổn định đến thời điểm vay vốn như: Hệ số tự tài trợ
tối thiểu 20%; Vốn lưu động ròng dương;…
Sản xuất, kinh doanh hiệu quả, không còn lỗ luỹ kế đến thời điểm vay
vốn trừ trường hợp: có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù
lỗ hoặc có lỗ theo kế hoạch do mới thành lập và đi vào hoạt động chưa quá 3
năm, nhưng xét thấy có khả năng thực hiện đúng kế hoạch lỗ trong dự án đầu
tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với cho vay trung và dài hạn, khách hàng phải có vốn chủ sở hữu
tham gia tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn của phương án hoặc tổng mức
vốn đầu tư sau khi trừ phần vốn lưu động của phương án.
Trong trường hợp khách hàng không đáp ứng được điều kiện quy định
như trên thì Chi nhánh trình Tổng giám đốc NHCT xem xét, quyết định.
Tại thời điểm cho vay: không còn nợ xấu nội bảng (trừ nợ vay thanh
toán công nợ) ở bất cứ tổ chức tín dụng nào; không còn nợ đã được xử lý rủi
ro hạch toán ngoại bảng tại NHCT.
Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn trong suốt
thời hạn cho vay, với số tiền bảo hiểm không thấp hơn nợ gốc, lãi tiền vay và
phí tại mọi thời điểm và NHCT là người thụ hưởng đầu tiên, nhận tiền bồi
thường theo uỷ quyền của khách hàng.
Khách hàng phải gửi báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết theo
yêu cầu của NHCT.
Trụ sở giao dịch chính của khách hàng cùng địa bàn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi NHCT đóng trụ sở. Trường hợp khác phải giải
trình rõ nguyên nhân trình Tổng giám đốc xem xét quyết định.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm
cố của khách hàng vay, bên thứ 3, bảo lãnh của bên thứ 3 theo quy định hiện
hành của bộ luật Dân sự, Chính phủ, NHNN và NHCT.
Điều kiện vay vốn có đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn
vay được cho vay khi đáp ứng các điều kiện sau:
Mức vốn chủ sở hữu tham gia vào giá trị tài sản hình thành từ vốn vay
của NH và/hoặc giá trị bảo đảm khác:
Đối với vay trung và dài hạn: Mức VCSH tham gia tối thiểu 30% giá
trị tài sản hình thành từ vốn vay. Trường hợp VCSH thấp hơn mức quy định
38
này, nhưng tối thiểu phải có 20% tham gia vào giá trị tài sản hình thành từ vốn
vay, Chi nhánh trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định.
Đối với cho vay ngắn hạn: Mức VCSH và giá trị bảo đảm khác tối
thiểu bằng 30% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó mức VCSH tối
thiểu bằng 20%. Trường hợp VCSH thấp hơn mức quy định này, nhưng tối
thiểu phải có 15% tham gia vào giá trị tài sản hình thành từ vốn vay, Chi
nhánh trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định.
Giá trị bảo đảm khác của tài sản bảo đảm là số dư tài khoản tiền gửi
tại các tổ chức tín dụng, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá được phát hành bởi các tổ
chức tài chính, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý ngân sách thuộc danh mục
Tổng giám đốc công bố từng thời kì, tối thiểu bằng 30% giá trị tài sản hình
thành từ vốn vay.
Khách hàng phải bỏ trước VCSH và vốn huy động khác hoặc tham gia
đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của PA/DA.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ
vốn vay theo quy định hiện hành của bộ luật Dân sự, chính phủ, NHNN và
NHCT.
Điều kiện vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản (trừ bảo lãnh của
bên thứ 3) Khách hàng được cho vay khi đáp ứng các điều kiện sau:
Được NHCT hoặc tổ chức đánh giá xếp hạng chuyên nghiệp được
NHCT chấp nhận chấm điểm và xếp hạng tín dụng từ AA trở lên của kỳ liền
kế trước thời điểm cho vay
Sử dụng vốn vay có hiệu quả, không còn dư nợ cho vay bắt buộc, có
tín nhiệm với NHCT và bạn hàng.
Báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc
lập.
Cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tài sản, bảo lãnh của bên thứ 3 theo quy định bảo đảm tiền vay hiện hành của
bộ luật Dân sự, chính phủ, NHNN và NHCT, áp dụng trong các trường hợp: vi
phạm cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc không còn đáp ứng
đủ các điều kiện trên.
e) Tình hình quan hệ tín dụng: CBTD kết hợp thông tin từ báo cáo của
khách hàng và các kênh thông tin CIC,... tiến hành thẩm định tình hình quan
hệ tín dụng của khách hàng. Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng với
39
Ngân hàng Công Thương và với các tổ chức tín dụng khác. Từ đó đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.
Quan hệ tín dụng với NHCT:
Xem xét số liệu, tình hình quan hệ cho vay, tài trợ thương mại, chiết
khấu giấy tờ có giá, dư nợ đã xử lý rủi ro và khả năng thu hồi tại NHCT (cần
có số liệu hoạt động trong 2 năm gần nhất và đến thời điểm gần nhất có thể;
đối với khách hàng có quan hệ tín dụng dưới 2 năm cần có số liệu đánh giá từ
khi quan hệ tín dụng đến thời điểm gần nhất có thể).
Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng tại NHCT, phân tích nguyên
nhân chủ quan, khách quan phát sinh các khoản nợ và đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng.
Phân tích tình hình bảo đảm tiền vay của khách hàng...
Phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy
định hiện hành của NHCT Việt Nam; mức độ đáp ứng các tiêu chí xác định
khách hàng chiến lược.
Đánh giá uy tính của khách hàng trong quan hệ tín dụng với NHCT
Việt Nam.
Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác: Xem xét số liệu, tình
hình quan hệ cho vay, tài trợ thương mại, chiết khấu giấy tờ có giá của khách
hàng đối với các tổ chức tín dụng khác cần có tại thời điểm cuối năm trước
và/hoặc đến ngày gần nhất có thể, gồm: tổng dư nợ cho vay bắt buộc, nợ xấu,
lãi treo, nợ phí… Đánh giá mức độ uy tín của khách hàng trong quan hệ tín
dụng với các TCTD khác (nếu có thể).
Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai: Khả năng trả
nợ của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và phương
án khắc phục.
Sau khi tiến hành thẩm định cho vay thì CBTD sẽ đưa ra nhận xét và đề
xuất.
4.1.2.3 Thẩm định rủi ro tín dụng:
CBTĐRR:
Nghiên cứu hồ sơ cho vay, dự thảo HĐTD, HĐBĐCV, tiếp xúc với
khách hàng, kiểm tra thực tế (nếu cần) để thu thập thêm thông tin, phát hiện
các dấu hiệu rủi ro; lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và dự thảo
văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐCV.
40
Trình hồ sơ cho vay, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng và dự
thảo văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐCV cho Lãnh đạo phòng Tổng
hợp.
Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và nhập dữ
liệu vào chương trình trên máy vi tính.
Lãnh đạo phòng:
Kiểm tra lại hồ sơ do CBTĐRR trình, yêu cầu chỉnh sửa (nếu cần) và
ký tên.
Trình báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng cho người/cấp có thẩm
quyền phê duyệt cho vay.
Đôn đốc, chỉ đạo CBTĐRR theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hoàn
chỉnh hồ sơ cho vay và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính.
Khi tiến hành 2 quá trình: Thẩm định cho vay và Thẩm định rủi ro tín
dụng. CBTĐ đặc biệt chú ý tới: Những trường hợp không cho vay; Những
trường hợp hạn chế cho vay; Những nhu cầu vốn không được cho vay; Mức
cho vay. Đây là những khỏan mục ảnh hưởng quan trọng đến quyết định cuối
cùng của ban lãnh đạo: cho vay hay không.
Sau khi tiến hành thẩm định cho vay bao gồm thẩm định về khách hàng
vay vốn; thẩm định phương án, dự án SXKD của khách hàng thì CBTD sẽ đưa
ra nhận xét và đề xuất.
Mỗi đối tượng khách hàng cũng như những nhu cầu vốn khác nhau sẽ có
mức cho vay khác nhau. Căn cứ để xác định mức cho vay đối với một khách
hàng là: nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng; giá trị tài sản bảo
đảm, loại tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng vay,
bên thứ 3; khả năng nguồn vốn của Ngân hàng mình.
4.1.2.4 Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo HĐTD, HĐBĐCV và
trình phê duyệt cho vay
CBTD:
Lập tờ trình thẩm định cho vay, đánh giá mức độ đáp ứng các điều
kiện vay vốn theo quy định của NHCTVN và ghi ý kiến đề xuất.
+ Nếu đề xuất cho vay, phải ghi rõ: (i) số tiền cho vay, (ii) phương thức
cho vay, (iii) thời hạn cho vay, (iv) lãi suất cho vay, (v) lịch trả nợ gốc, lãi và
(vi) biện pháp bảo đảm tiền vay.
+ Nếu đề xuất không cho vay, phải ghi rõ lý do.
41
Soạn thảo HĐTD, HĐBĐCV phù hợp với quy định hiện hành của
NHCTVN, kết quả thẩm định, đề xuất cho vay của mình hoặc chỉnh sửa theo
phê duyệt của người/cấp có thẩm quyền (nếu nội dung phê duyệt khác với nội
dung đề xuất); hướng dẫn khách hàng ký tên.
Trình hồ sơ cho vay cho Lãnh đạo phòng kiểm soát và nhập dữ liệu
vào chương trình trên máy vi tính.
Thông báo kết quả trình phê duyệt cho khách hàng.
Lãnh đạo phòng:
Kiểm tra lại nội dung thẩm định của CBTD, mức độ đáp ứng các điều
kiện vay vốn theo quy định của NHCTVN; ghi ý kiến đề xuất.
+ Nếu đề xuất cho vay, phải ghi rõ: (i) số tiền cho vay, (ii) phương thức
cho vay, (iii) thời hạn cho vay, (iv) lãi suất cho vay, (v) lịch trả nợ gốc và lãi,
(vi) biện pháp bảo đảm tiền vay.
+ Nếu đề xuất không cho vay, phải ghi rõ lý do.
Đối chiếu các điều khoản của HĐTD, HĐBĐCV với kết quả thẩm định
và đề xuất cho vay của mình, ký nháy vào tất cả các trang của HĐTD,
HĐBĐCV.
Chuyển hồ sơ (bản sao) do CBTD trình cho phòng thực hiện thẩm định
rủi ro (nếu cần).
Trình hồ sơ cho vay cho người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay
quyết định cho vay và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính.
Nhận lại hồ sơ vay vốn từ người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay,
giao CBTD để thông báo kết quả trình phê duyệt cho khách hàng.
Đối với trường hợp bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ cho vay hoặc thẩm định lại
hoặc chỉnh sửa HĐTD, HĐBĐTV theo yêu cầu của người/cấp có thẩm quyền
phê duyệt cho vay; CBTD, Lãnh đạo PGD, phòng khách hàng thực hiện theo
trình tự thẩm định, trình phê duyệt cho vay như trên.
4.2 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.2.1 Đánh giá công tác thực hiện quy trình thẩm định tín dụng tại
Ngân hàng
Nhìn chung, công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng được thực hiện
một cách bài bản, theo một trình tự nhất định. Kết quả nghiên cứu cho thấy
42
quy trình thẩm định tín dụng mà Ngân hàng đang áp dụng là tương đối hoàn
chỉnh và sâu sát. Tuy nhiên, trong thực tế muôn hình vạn trạng nên một vài
trường hợp cần có sự linh động của cá nhân cán bộ thẩm định trong thực hiện
công tác thẩm định của mình. Cụ thể như sau:
4.2.1.1 Điều kiện vay vốn dành cho khách hàng là Doanh nghiệp
Về cơ bản, điều kiện vay vốn đối với DN tương tự như điều kiện vay vốn
chung đã trình bày ở chương II. Tuy vậy, mỗi khách hàng lại có những đặc thù
và tính chất riêng, điều kiện vay vốn từ đó cũng có những điểm khác biệt:
Thứ nhất, điều kiện “Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật” áp dụng cho từng
loại hình DN như sau:
Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Luật
dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Đối với DN thành viên
hạch toán phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp
quản lý.
DN tư nhân: Chủ DN tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Công ty hợp danh: thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp.
Thứ hai, điều kiện “Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn
cam kết” áp dụng cụ thể như sau:
Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
Kinh doanh có hiệu quả, có lãi. Trường hợp DN bị lỗ thì phải có
phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Sau khi DN đã thỏa mãn các điều kiện nêu trên, các CBTD kiểm tra tính
xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh
thông tin khác.
4.2.1.2 Kiểm tra hồ sơ pháp lý
CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong
danh mục hồ sơ pháp lý theo qui định của Ngân hàng. Ngoài ra còn kiểm tra
thêm các vấn đề sau:
43
Văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
liên doanh đối với DN liên doanh.
Điều lệ hoạt động DN, đặc biệt các điều khoản quy định về quyền hạn,
trách nhiệm (xem xét ai là người có quyền quyết định, quyền hạn đến đâu).
Thời hạn hoạt động còn lại của DN.
4.2.1.3 Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay
Các CBTD sẽ tiếp xúc với KH đầu tiên qua bộ hồ sơ vay vốn. Việc thẩm
định tư cách pháp lý và năng lực tài chính của các KH rất quan trọng, tạo tiền
đề cho việc quyết định KH này có thỏa mãn điều kiện cần để tiếp nhận khoản
vay từ Ngân hàng hay không.
Đối với các bảng báo cáo tài chính dự tính cho ba năm tới và PA/DA,
khả năng vay trả, nguồn trả,... CBTD kiểm tra thêm sự phù hợp về ngành nghề
ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của KH và
phù hợp với phương án dự kiến đầu tư; ngành nghề kinh doanh được phép
hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
CBTD có thể thu thập thông tin về PA/DA thông qua nhiều kênh khác
nhau, bao gồm: giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của
PA/DA; tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các
nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của PA/DA để đánh giá tình hình thị trường
đầu vào, đầu ra; tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy
tính…); từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý DN… Ngoài ra, nguồn
thông tin có thể đến từ các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng
ngành nghề hay từ các PA/DA cùng loại.
4.2.1.4 Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về KH được thực hiện
qua các nguồn sau:
Hồ sơ vay vốn trước đây của KH;
Thông qua Trung tâm tín dụng CIC của NHNN;
Các bạn hàng/đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật
liệu, thiết bị và những KH tiêu thụ sản phẩm của công ty;
Các cơ quan quản lý trực tiếp KH xin vay (các cơ quan quản lý nhà
nước tại địa phương);
Các ngân hàng mà KH hiện vay vốn hoặc đã vay vốn trước đó;
44
Các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan pháp luật (công
an, tòa án, viện kiểm soát,…).
Việc xác minh thông tin là rất cần thiết, nhằm đảm bảo độ tin cậy và
trung thực của lượng thông tin đã thu thập được từ KH, giúp cho việc ra quyết
định tín dụng đúng đắn và chính xác.
4.2.1.5 Phân tích ngành
Trong quá trình thẩm định, CBTD sẽ phân tích thêm về ngành nghề kinh
doanh của khách hàng. Việc phân tích ngành sẽ giúp cho các CBTD trả lời
được câu hỏi “Liệu ngành nghề KH đang theo đuổi có thể phát triển trong
tương lai hay không?”, tức là nhận biết được tiềm năng, định hướng phát triển
và rủi ro tiềm ẩn của từng lĩnh vực, ngành nghề của KH đang kinh doanh, tìm
hiểu đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ thay thế; thậm chí với những
CBTD có kinh nghiệm sẽ có thể tư vấn cho KH về sự phát triển ngành, nghề
đó.
4.2.1.6 Phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng
CBTD xem xét tình hình quan hệ với Ngân hàng của KH trên những khía
cạnh sau (việc tìm hiểu thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà
còn cả tình hình trong quá khứ):
a) Xem xét quan hệ tín dụng
Đối với Chi nhánh và với các tổ chức tín dụng khác, những khía cạnh
cần xem xét bao gồm: Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn); Mục
đích vay vốn của các khoản vay; Doanh số cho vay, thu nợ; Số dư bảo
lãnh/thư tín dụng; Mức độ tín nhiệm.
Ngoài ra, KH phải thỏa mãn yêu cầu “không có nợ khó đòi hoặc nợ quá
hạn trên 6 tháng tại Chi nhánh” mới được vay mới hoặc bổ sung tại Ngân
hàng.
b) Xem xét quan hệ tiền gửi
CBTD chú trọng đến các yếu tố sau: (1) Số dư tiền gửi bình quân và (2)
Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu.
4.2.1.7 Xếp loại tín dụng Doanh nghiệp
Trong quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Công thương áp dụng
mô hình 6C để phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay. Mô
hình này tập trung vào một số đức tính của khách hàng hình thành nhóm phân
tích bao gồm: Đánh giá tư cách của khách hàng vay vốn (Character); Đánh giá
năng lực của khách hàng (Capacity); Vốn tự có của khách hàng (Capital); Tài
45
sản đảm bảo nợ vay (Collateral); Điều kiện trả nợ (Conditions); Kiểm soát
(Control). Việc thẩm định cần thiết cho Ngân hàng đồng thời cũng có lợi cho
khách hàng. Đối với khách hàng, khi được xác nhận có khả năng tài chính đảm
bảo trả nợ giúp cho khách hàng giữ được cam kết cũng như uy tín với Ngân
hàng. Về phía Ngân hàng, khi nhận các báo cáo tài chính do khách hàng cung
cấp đều là báo cáo do nội bộ doanh nghiệp soạn thảo nên không tránh được
trường hợp độ tin cậy không cao, riêng các báo cáo đã qua kiểm toán thì mức
độ tin cậy sẽ cao hơn. Nhưng thực tế cho thấy rằng đại đa số các trường hợp
khách hàng đều không đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy thẩm định tình hình
tài chính của khách hàng rất được Ngân hàng xem trọng.
Đối với KH là DN, việc phân loại còn dựa trên 5 tiêu chí đó là: Lợi
nhuận; Tỷ suất tài trợ; Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; Tỷ lệ nợ xấu tại
VietinBank và Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành.
4.2.1.8 Thẩm định phương án kinh doanh/dự án đầu tư
Từ PAKD/DAĐT của KH, các CBTD bắt đầu phân tích các khía cạnh
bao gồm: mục tiêu đầu tư; đầu vào, đầu ra của dự án kinh doanh; thời gian vay
vốn; nhu cầu vốn từ Ngân hàng; hiệu quả dự kiến; đánh giá rủi ro;… Sau khi
các CBTD tính toán và phân tích các yếu tố này sẽ kết luận về tính khả thi và
hiệu quả của dự án kinh doanh của KH. Toàn bộ nội dung và kết quả của bước
phân tích này được thể hiện trên Báo cáo thẩm định.
Các dự án kinh doanh của KH trình bày trong hồ sơ xin vay tại Chi
nhánh rất đa dạng và phong phú. Các CBTD sẽ tuỳ theo từng tính chất và đặc
điểm của mỗi PAKD/DAĐT để có cách phân tích và thẩm định thích hợp. Nếu
là DAĐT, các CBTD sẽ xem xét theo từng giai đoạn thực hiện của dự án, phân
tích doanh thu hoà vốn; nguồn trả nợ;… Nếu KH đến xin vay để bổ sung vốn
lưu động phục vụ sản xuất hoặc mua sắm TSCĐ thì việc lập PAKD để chứng
minh khả năng trả nợ và tiềm lực tài chính của KH đó. Như vậy các CBTD sẽ
chủ yếu xem xét đến tính khả thi của phương án thông qua các chỉ tiêu đã cho,
thời gian trả nợ và tiến độ trả nợ của KH.
4.2.1.9 Thẩm định khả năng tài chính
Trong quá trình phân tích CBTD ngoài dựa theo các tỷ số theo qui định
còn đặc biệt chú ý một số khoản mục:
Đối với khoản mục tính thanh khoản hiện thời có tính cả hàng tồn kho
trong giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trong thực
tế tính thanh khoản của hàng tồn kho thấp hơn các tài khoản khác như tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu vì hàng tồn
46
kho phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Vì
vậy, thông thường hệ số thanh khoản nhanh được ưu tiên phân tích hơn.
Nhóm tỷ số khả năng thanh khoản, hệ số nợ và hệ số trang trãi lãi vay
được quan tâm hàng đầu khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vì
nhóm tỷ số này trực tiếp đo lường khả năng thanh toán nợ và lãi của khách
hàng. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc thẩm định mang tính chính xác cao, hỗ
trợ cho việc ra đề xuất kiến nghị trình ban lãnh đạo mang tính thuyết phục cao
thì thông thường CBTĐ sẽ tiến hành phân tích thêm nhóm hệ số hiệu quả hoạt
động để hiểu hơn về hoạt động của khách hàng.
4.2.1.10 Thẩm định TSĐB
a) Định giá TSĐB
Tự định giá: các CBTD sẽ tự định giá TSĐB của KH dựa trên mức độ
uy tín của KH đó.
Theo giá thị trường: các CBTD tự đi điều tra giá cả thị trường và định
giá tài sản cho KH.
Theo nguyên giá cộng chi phí hợp lý (nguyên giá ghi trên hợp đồng
mua bán công chứng cộng một số chi phí khác).
Trên thực tế, các CBTD vẫn thường áp dụng cách tính thứ hai, mặc dù
phức tạp và vất vả hơn nhưng đảm bảo an toàn hơn hai cách tính còn lại. Hầu
hết các quyết định cho vay của Ngân hàng đều tính tới TSĐB do tình trạng
thông tin bất cân xứng: Chi nhánh không thể thu thập đầy đủ thông tin cần
thiết và chính xác về KH cũng như DASXKD của KH đó. Do vậy, mặc dù
TSĐB không được coi là yếu tố quan trọng bằng uy tín của KH cũng như tính
khả thi của DA, nhưng vẫn được đưa vào điều kiện cho vay nhằm giúp Chi
nhánh giảm thiểu rủi ro tín dụng. Việc thẩm định TSĐB bao gồm rất nhiều
điều kiện, giấy tờ đi kèm mang tính ràng buộc đối với DN nhằm đảm bảo khả
năng trả nợ.
b) Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay
Đối với tài sản cầm cố, thế chấp nói chung, mức cho vay tối đa bằng
75% giá trị TSĐB. Riêng đối với trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các
giấy tờ có giá khác, mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng
giám đốc theo từng thời kỳ. Ngoài ra, còn có những yêu cầu sau đây:
Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất được Ngân hàng lưu giữ cho đến khi KH vay trả hết nợ gốc và lãi.
47
Các tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, Ngân hàng sẽ
yêu cầu KH mua bảo hiểm trước khi nhận làm TSĐB.
Tài sản đảm bảo có thể do Ngân hàng giữ hoặc giao cho người vay giữ
có sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng.
Nhận xét:
Các CBTD là những người trực tiếp thẩm định và xét duyệt hồ sơ xin
vay trước khi ra quyết định tín dụng. Khi tiến hành thẩm định, mỗi CBTD đều
dựa vào quy trình thẩm định chung của Chi nhánh như đã trình bày ở trên. Tùy
vào từng món vay mà các CBTD có những cách xử lý và tiến hành thẩm định
khác nhau. Có những bộ hồ sơ quá phức tạp, đòi hỏi các CBTD của Chi nhánh
phải mất khá nhiều thời gian để kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn.
Thông thường cách kiểm tra đơn giản nhất là qua cơ quan phát hành ra chúng
hoặc qua các kênh thông tin khác.
Thực tế tại Chi nhánh cho thấy không phải 100% KH đến xin vay đều
thành công. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình thẩm định, các CBTD đã phát
hiện ra nhiều vấn đề bất cập của KH, chẳng hạn như tình hình tài chính không
tốt, tài sản mang đi đảm bảo không hợp pháp; KH đã vay tại các tổ chức khác
nhưng không kê khai thực các nguồn vốn đang sử dụng với Ngân hàng; giấy
tờ tài liệu trong bộ hồ sơ không hợp lệ… Có nhiều biện pháp để giải quyết
những vấn đề này, thông thường là ra quyết định không cho vay, đình chỉ giải
ngân hoặc thu hồi nợ.
Một vấn đề nữa mà các CBTD của Chi nhánh cũng hay gặp phải, đó là
tình trạng không hợp lệ của các tài liệu, giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn. Không
loại trừ khả năng KH vì muốn có được khoản vay từ Ngân hàng mà cố tình
làm giả, làm sai lệch chứng từ, tài liệu nhằm lách luật, tạo lòng tin từ Ngân
hàng, hoặc do thiếu hiểu biết mà không thu thập được những tài liệu hợp lệ và
đầy đủ.
Việc tính hạn mức tín dụng cũng khá linh hoạt, yêu cầu trình độ thẩm
định của các CBTD. Thực tế đòi hỏi những phương pháp tính hạn mức khác
nhau tùy thuộc vào từng đối tượng KH. Nếu KH có tình hình tài chính tốt thì
CBTD có thể nới lỏng hạn mức để tạo điều kiện cho KH đó, đồng thời làm
tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và ngược lại.
48
4.2.2 Đánh giá kết quả đạt đƣợc của công tác thẩm định tín dụng tại
VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014
4.2.2.1 Tình hình cho vay và thu nợ của Ngân hàng
Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65 - 70%
tổng tài sản của VietinBank. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, do chịu ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu
Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp
nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng.
VietinBank cũng chịu ảnh hưởng của những tác động này khiến cho tình hình
cho vay không ổn định và có xu hướng giảm. Kết quả cụ thể được trình bày
trong bảng sau:
49
Bảng 4.2: Tình hình cho vay và thu nợ của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ
TIÊU
DSCV
DSTN
Dư nợ
Năm 2011
Năm 2012
8.376.707
7.917.143
2.713.981
8.434.642
8.681.907
2.466.716
Năm 2013
6T 2013
6T 2014
8.274.398 4.573.657 4.408.076
8.105.507 4.578.387 4.712.557
2.635.607 2.461.986 2.331.126
2012/2011
Số tiền
%
57.935
0,69
764.764
9,66
-247.265 -9,11
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
50
CHÊNH LỆCH
2013/2012
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
Số tiền
%
-160.244 -1,90 -165.581 -3,62
-576.400 -6,64
134.170
2,93
168.891
6,85 -130.860 -5,32
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy được tình hình tín dụng của Chi nhánh trong
mấy năm qua không mấy khả quan, lượng tiền giải ngân tăng trưởng không
nhiều lại có dấu hiệu giảm sút trong năm 2013 (giảm 1,90% so với năm 2012).
Do đầu năm 2012, NHNN thắt chặt việc bơm tiền ra để kiềm chế lạm phát từ
trên 20% xuống còn khoảng 7%. Trước tình hình đó, việc tăng trưởng tín dụng
của các ngân hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng được xem là rất khó
khăn. Những tháng cuối năm 2012, NHNN khuyến khích tăng trưởng tín dụng
nên Chi nhánh đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp khó khăn nhưng uy tín.
Năm 2013 tiếp tục là năm đen tối đối với ngành ngân hàng, mặt dù NHNN chỉ
đạo các TCTD cung vốn cứu các doanh nghiệp nhưng do nợ xấu tăng cao
trong và sau năm 2012 nên ngân hàng phải tăng cường công tác thẩm định,
thậm chí hạn chế cho vay đối với một số ngành nghề kinh doanh kém hiệu
quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình 6 tháng đầu năm 2014 cũng không có tiến
triển mới, DSCV chỉ đạt 4.408.076 triệu đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước
165.581 triệu đồng. Nguyên nhân cũng vì Ngân hàng ngày càng siết chặt khâu
thẩm định cho vay cộng thêm tình hình thị trường ảm đạm nên các doanh
nghiệp không hứng thú đầu tư.
Đứng trước tình thế khó khăn ấy, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu
hồi nợ, kết quả là năm 2012, DSTN đạt 8.681.907 triệu đồng cao hơn cả
DSCV trong năm. Năm 2013 mặt dù DSCV giảm (giảm 1,90%) kéo theo
DSTN giảm 6,64% nhưng số nợ thu được vẫn cao hơn rất nhiều so với năm
2011. Đạt được kết quả này là do khách hàng của VietinBank – Cần Thơ chủ
yếu là khách hàng lâu năm, hoạt động ổn định và sử dụng vốn vay đúng mục
đích cùng với việc thực hiện tốt công tác thẩm định nên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó, CBTD cùng với các Lãnh đạo Ngân
hàng kịp thời đôn đốc và thu hồi các khoản nợ khi đến hạn, thêm vào đó các
khoản nợ của năm trước chuyển sang cũng được thu hồi tốt. Năm 2013 có sự
sụt giảm là do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến việc kinh
doanh của khách hàng nên việc thu hồi nợ gặp một ít khó khăn đồng thời có
nhiều khoản nợ vẫn chưa đến hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, công tác thu
nợ vẫn tiếp tục tiến hành gắt gao nên DSTN đạt mức 4.712.557 triệu đồng,
tăng 134.170 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đạt được kết quả này là do
bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế nên hầu hết các khách hàng có thu nhập
tương đối ổn định đủ khả năng trả nợ vay thêm vào đó phần lớn khách hàng
của Ngân hàng đều rất uy tín nên việc thu hồi vốn rất thuận lợi. Điều này cho
thấy trong 2 năm trở lại đây tình hình tăng trưởng tín dụng tuy kém đi nhưng
chất lượng tín dụng tương đối cao.
51
Từ tình hình cho vay và thu nợ như trên dẫn đến tình hình dư nợ tăng
trưởng không đều, chỉ có năm 2013 là tăng trưởng dương, năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2014 đều là con số âm. Cụ thể năm 2012 âm 9,11% và 6 tháng
đầu năm 2014 âm 5,32%. Nguyên nhân chủ yếu là do DSTN trong năm 2012
tăng cao vì thu được nhiều khoản nợ ngắn hạn đến hạn của năm trước chuyển
qua trong khi đó các doanh nghiệp chuyển sang hướng tập trung vào duy trì
hoạt động SXKD nên nhu cầu vốn lưu động giảm, người dân cũng tiết kiệm
chi tiêu khiến cho vay ngắn hạn trong năm có sự sụt giảm. Đối với năm 2013,
mặc dù DSCV ngắn hạn lại giảm do tình hình kinh tế chưa tiến triển khả quan
nên nhu cầu vốn lưu động và tiêu dùng không tăng đồng thời ảnh hưởng của
năm 2012 nên tình hình SXKD của các doanh nghiệp không tạo đủ thu nhập
trả nợ vay Ngân hàng dẫn đến DSTN giảm mạnh, tốc độ giảm nhanh hơn
DSCV nên làm cho dư nợ tăng lên nhưng dư nợ tăng trong trường hợp này lại
là tín hiệu xấu chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng. Riêng những tháng đầu năm
2014, nền kinh tế trên đà phục hồi nhưng với tốc độ chậm tuy vậy các doanh
nghiệp cũng phần nào vượt qua khó khăn, người dân có thu nhập ổn định nên
công tác thu nợ khá thuận lợi so với cùng kỳ năm 2013, nhưng nhu cầu vốn
của nhà đầu tư vẫn không cao do họ vẫn còn e ngại cuộc khủng hoảng vừa qua
không dám mạnh dạn đầu tư như trước nên DSCV trong kỳ vẫn có xu hướng
sụt giảm (giảm 165.581 triệu đồng so với 6 tháng đầu 2013) nên làm cho dư
nợ giảm 130.860 triệu đồng. Dù vậy, tình hình dư nợ của Chi nhánh trong thời
gian qua vẫn tương đối khả quan đối với tình hình kinh doanh khó khăn như
hiện nay. Chi nhánh đã và đang ngày càng siết chặt khâu thẩm định cho vay để
lựa chọn cho mình những khách hàng tốt nhất để vừa giúp khách hàng giải
quyết vấn đề thiếu hụt vốn vừa mang lại lợi nhuận cho chính Ngân hàng. Để
hiểu rõ hơn tình hình cho vay và thu nợ tại Chi nhánh ta tiến hành phân tích
DSCV, DSTN và dư nợ theo từng phân nhóm: thời hạn, thành phần kinh tế và
lĩnh vực đầu tư.
a) Tình hình cho vay của Ngân hàng theo từng phân nhóm
Theo thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu do các khoản vay này ít rủi ro về
khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với cho vay trung và dài hạn. Đó
là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi ro của Ngân hàng. Do đó
tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cơ cấu cho vay nên sự
tăng hay giảm của thành phần này đều mang tính quyết định đến xu hướng
thay đổi của DSCV trong kỳ. Ta đi vào tìm hiểu sâu hơn vấn đề này thông qua
bảng số liệu sau:
52
Bảng 4.3: Tình hình cho vay theo thời hạn của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Tổng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
7.482.713
893.994
8.376.707
7.372.014
1.062.628
8.434.642
6T 2013
7.111.506 4.022.472
1.162.892
551.185
8.274.398 4.573.657
6T 2014
3.793.394
614.682
4.408.076
2012/2011
Số tiền
%
-110.699 -1,48
168.634 18,86
57.935 0,69
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
53
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
-260.508
-3,53
100.264
9,44
-160.244
-1,90
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
-229.078 -5,69
63.497 11,52
-165.581 -3,62
Năm 2012, NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN và Công văn
674/NHNN-CSTT về việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Nhằm phối
hợp thực hiện chỉ đạo của NHNN, Chi nhánh tiến hành rà soát kỹ lưỡng đối
với khách hàng, do đó hoạt động cho vay của Ngân hàng có sự biến động
không đồng đều trong giai đoạn này. Trong đó, DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng rất lớn (hơn 85%) nhưng lại có sự giảm sút trong 3 năm trở lại đây. Do
đứng trước tình hình khó khăn trong giai đoạn này các doanh nghiệp chuyển
đổi phương thức phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung đầu tư trong
dài hạn nên nhu cầu vốn ngắn hạn giảm đi. Năm 2012, DSCV ngắn hạn giảm
hơn 110 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011 và năm 2013 lại tiếp tục giảm hơn
260 tỷ đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 cho vay ngắn hạn cũng tiếp tục giảm
so với cùng kỳ năm 2013. Do những tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế
vẫn đang chuyển biến chậm nên các NĐT chưa dám mạnh dạng mở rộng đầu
tư, thêm vào đó một số doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi cũng chưa
có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ngược lại, DSCV trung và dài hạn đang có xu hướng tăng dần, cụ thể là
năm 2012 tăng 18,86% so với năm 2011, năm 2013 lại tăng thêm 9,44%, riêng
6 tháng đầu năm nay cũng tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên
nhân là các doanh nghiệp tập trung phát triển kinh doanh trong thời gian dài để
đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thêm vào đó, tín dụng ngắn hạn
trong thời gian này không còn lợi thế vì sự gia tăng các khoản chi phí tìm kiếm
khách hàng mới làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng cần
chú trọng các khoản vay ngắn hạn vừa để đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa
đảm bảo khả năng thanh khoản cho chính Ngân hàng.
Theo thành phần kinh tế
DSCV theo thành phần kinh tế được chia thành 4 nhóm: DNNN, Công ty
TNHH, DNTN và Cá thể. Trong đó, Công ty TNHH là nhóm khách hàng quan
trọng và lớn nhất của Chi nhánh, DSCV của nhóm này có trị số cao nhất trong
tổng cho vay theo thành phần kinh tế. Dưới tác động vĩ mô của khủng hoảng
tài chính thì tình hình cho vay các thành phần kinh tế cũng chịu ảnh hường
không nhỏ dẫn đến DSCV trong thời gian qua có nhiều biến động. Kết quả cụ
thể được trình bày qua bảng sau:
54
Bảng 4.4: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6T 2013
6T 2014
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
Tổng
1.252.046
5.289.476
1.024.589
810.596
8.376.707
1.634.306
4.599.971
918.692
1.281.673
8.434.642
1.709.578
4.361.748
1.121.393
1.081.679
8.274.398
796.649
2.486.423
596.568
694.017
4.573.657
828.296
2.250.343
609.421
720.016
4.408.076
2012/2011
Số tiền
%
382.260 30,53
-689.505 -13,04
-105.897 -10,34
471.077 58,11
57.935
0,69
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
55
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
75.272
4,61
-238.223 -5,18
202.701 22,06
-199.994 -15,60
-160.244 -1,90
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
31.647
3,97
-236.080 -9,49
12.853
2,15
25.999
3,75
-165.581 -3,62
Qua bảng 4.4 ta thấy DSCV đối với DNNN chiếm tỷ trọng trung bình
khoảng 15% - 20%, đứng thứ 2 trong DSCV sau nhóm khách hàng Công ty
TNHH. Đây là nhóm khách hàng được đánh giá là có độ an toàn tín dụng khá
cao và là khách hàng truyền thống có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh.
DSCV đối với nhóm này liên tục tăng qua 3 năm; trong đó, năm 2012 tăng
hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, sang năm 2013 lại tăng hơn 4% so với
cùng kỳ năm 2012, đạt mức 1,7 nghìn tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2014 tăng
gần 4% so với cùng kỳ. Vì là Ngân hàng đi đầu trong việc cấp tín dụng cho
các DNNN nên VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ luôn có những chính sách
ưu đãi như: ưu đãi về lãi suất, phí, thời gian giải quyết hồ sơ... đối với nhóm
này nhằm giữ chân khách hàng. Đồng thời DNNN là thành phần kinh tế đóng
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia, mang về thu nhập cho Ngân sách
Nhà nước nên việc cấp tín dụng cho nhóm đối tượng này cũng là góp phần ổn
định thị trường, phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và của đất nước nói
chung.
So với DSCV của DNNN thì DSCV của Công ty TNHH chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu cho vay nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2012,
DSCV nhóm khách hàng này giảm hơn 689 tỷ đồng so với năm 2011, đến năm
2013 lại giảm tiếp 238 tỷ đồng và trong 6 tháng đầu năm nay thì DSCV của
nhóm này vẫn giảm. Vì đứng trước tình hình kinh tế như hiện nay, các công ty
lâm vào khó khăn kéo dài, số lượng công ty phá sản không ít khiến Chi nhánh
không dám mạnh dạn cho vay do công ty muốn vay thì không đủ điều kiện
trong khi công ty đủ điều kiện thì lại không muốn vay nhiều.
Trong khi đó, DSCV đối với DNTN lại tăng giảm không ổn định. Nếu
như năm 2012 doanh số này giảm 105 tỷ đồng còn 918 tỷ đồng so với năm
2011 thì sang năm 2013 lại tăng 202 tỷ đồng đạt 1.121 tỷ đồng vượt mức năm
2011. Do vào năm 2012, nền kinh tế cực kỳ rối ren, các doanh nghiệp thiếu
vốn nhưng vẫn không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng do không còn
đủ điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó, tình hình nợ xấu chuyển biến xấu nên Chi
nhánh càng siết chặt khâu lựa chọn khách hàng. Năm 2013, tình hình kinh tế
có dấu hiệu phục hồi, Chi nhánh triển khai hàng loạt các chương trình khuyến
mãi như gói 5000 tỷ đồng cho vay ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ một phần
nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ vực dậy nền kinh tế một phần bù đắp
cho sự sụt giảm của nhóm khách hàng Công ty TNHH. Trong 6 tháng đầu năm
2014 tăng gần 13 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 do Ngân hàng tiếp tục
đẩy mạnh chương trình cho vay ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất
thấp, thời gian cho vay dài và thủ tục đơn giản.
56
Cuối cùng là nhóm khách hàng cá thể, hộ gia đình mặc dù chiếm tỷ trọng
thấp nhưng lại không thể thiếu. Năm 2012, Chi nhánh đã đưa ra những chiến
lược kinh doanh hợp lý với biểu lãi suất thay đổi linh hoạt cùng với các
chương trình khuyến mãi đa dạng như: gói 5000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà ở với
lãi suất 12%/năm, gói 6000 tỷ đồng với lãi suất 9%/năm... Điều này khiến
DSCV khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng 58% so với năm 2011. Sang
năm 2013, DSCV nhóm này có sự giảm nhẹ vì ảnh hưởng từ tình hình kinh tế
khó khăn, giá cả tăng cao, thu nhập eo hẹp khiến khách hàng hạn chế đi vay và
Ngân hàng cũng ngại cho vay. Nguyên nhân trên đã làm cho DSCV của nhóm
năm 2013 giảm 15% so với cùng kỳ năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014,
Ngân hàng triển khai Chương trình cho vay mua nhà với lãi suất 7,99% trong
12 tháng, cho vay tới 80% giá trị căn hộ, thời hạn vay tới 15 năm; gói 3.000 tỷ
đồng cho vay nông sản, lãi suất 7%/năm,… đã khiến DSCV tăng khoảng 26 tỷ
đồng so với cùng kỳ năm 2013.
Nhìn chung, trong thời gian qua mặc dù DSCV các thành phần kinh tế
đều có bước thăng trầm khác nhau nhưng để đạt được kết quả này đội ngũ
CBTD và lãnh đạo Ngân hàng đã cực lực làm việc hết mình, hoàn thành xuất
sắc khâu thẩm định lựa chọn khách hàng cũng như đề xuất quyết định cho vay.
Quy trình nghiệp vụ được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp hơn để đảm bảo
không làm chậm trễ cũng như phiền lòng khách hàng, tránh đánh mất khách
hàng nhưng cũng không vì vậy mà thẩm định sơ sài làm gia tăng rủi ro. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như đối phó với môi
trường kinh doanh ngày càng phức tạp và quyết liệt thì Ngân hàng cần hoàn
thiện hơn quy trình thẩm định của mình phù hợp với tính chất của từng khoản
vay cũng như từng đối tượng khách hàng.
Theo lĩnh vực đầu tƣ
“Bóng đen” suy thoái kinh tế bao trùm cả nền kinh tế Việt nam nói
chung và hoạt động của Ngân hàng nói riêng trong thời giam qua đã làm cho
tăng trưởng tín dụng thấp. Hiện Ngân hàng đang cho vay các lĩnh vực đầu tư
như: SXKD, chế biến nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ và kinh doanh khác, tiêu
dùng. Do ảnh hưởng bởi tình hình hiện tại nên DSCV các lĩnh vực này có sự
tăng giảm không đồng đều, cụ thể được trình bày như sau:
57
Bảng 4.5: Tình hình cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6T 2013
6T 2014
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
Tổng
2.952.489
3.107.901
1.659.830
656.487
8.376.707
3.125.468
2.612.289
1.589.763
1.107.122
8.434.642
3.214.586
2.465.800
1.648.342
945.670
8.274.398
1.721.535
1.572.875
633.151
646.096
4.573.657
1.803.139
1.310.694
609.580
684.663
4.408.076
2012/2011
Số tiền
%
172.979
5,86
-495.612 -15,95
-70.067 -4,22
450.635 68,64
57.935
0,69
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
58
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
89.118
2,85
-146.489 -5,61
58.579
3,68
-161.452 -14,58
-160.244 -1,90
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
81.604
4,74
-262.181 -16,67
-23.571 -3,72
38.567
5,97
-165.581 -3,62
Từ bảng 4.5 ta thấy rằng trong tổng DSCV, cho vay với mục đích sản
xuất kinh doanh và chế biến nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao. Cho vay
SXKD chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2012, DSCV tăng gần 6% so
với cùng kỳ năm trước. Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, DSCV của nhóm
này vẫn trên đà tăng nhẹ trong khi hàng loạt các lĩnh vực khác có chiều hướng
giảm xuống. Do SXKD là đặc thù nền kinh tế, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp
luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương. Vì thế
Ngân hàng đã triển khai liên tục các chương trình như: cho vay thu mua tạm
trữ 500 tấn lúa gạo với lãi suất 10,5%/năm, gói tín dụng 5000 tỷ đồng lãi suất
chỉ 10,99%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 11,99%/năm đối với khoản
vay trung và dài hạn... Đồng thời, trong giai đoạn này việc thực hiện chủ
trương sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ kỹ
thuật cao, hình thành các vùng sản xuất lớn gắn với công nghiệp chế biến và
thị trường đầu ra dẫn đến DSCV tăng lên.
Cho vay chế biến nuôi trồng thuỷ sản là một lĩnh vực quan trọng đi đôi
với SXKD, đây không chỉ là ngành thế mạnh của địa bàn TPCT mà còn là
ngành có kim ngạch xuất khẩu chủ chốt của đất nước nên rất được Chính phủ
quan tâm tạo điều kiện phát triển. Nhưng trong thời gian gần đây, tình hình
kinh doanh của nhóm này không mấy khả quan do gặp vấn đề từ thị trường
đầu ra, thêm vào đó là xảy ra dịch bệnh gây nhiều tổn thất cho cả người nuôi
và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều vụ vỡ nợ của các
công ty thuỷ sản xảy ra gần đây khiến Ngân hàng hạn chế cho vay đối với lĩnh
vực này. Điều này khiến DSCV liên tục giảm trong năm 2012, 2013: năm
2012 giảm gần 16% và năm 2013 giảm khoảng 5,6%. Đến 6 tháng đầu năm
2014 tình hình vẫn không biến chuyển, tiếp tục có chiều hướng giảm do Ngân
hàng vẫn còn khá nghi ngại đối với lĩnh vực này.
Cho vay dịch vụ - kinh doanh khác tăng giảm trong năm 2012 (giảm gần
70.067 triệu đồng so với năm 2011) nhưng sau đó tăng lại vào năm 2013
nhưng vẫn thấp hơn năm 2011. Việc đưa đến kết quả này là do nhóm ngành
dịch vụ ở TPCT đang trên đà phát triển mạnh, nhiều cơ sở hạ tầng được nâng
cao với nhiều loại hình giải trí được đầu tư phong phú, các nhà đầu tư tăng
cường vay vốn để phát triển kinh doanh. Nhưng do năm 2012, do ảnh hưởng
của tình hình chung nên thị trường ngành dịch vụ không còn sôi động như
trước lại thêm ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc kinh
doanh không mấy thuận lợi, lượng khách hàng giảm khiến lợi nhuận giảm đôi
khi bị lỗ nên nhu cầu vay vốn cũng giảm vì không còn đảm bảo khả năng trả
nợ dẫn đến DSCV có sự sụt giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 DSCV chỉ đạt
609.580 triệu đồng, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân
59
cũng vì trong những tháng đầu năm nay, môi trường kinh doanh của ngành
dịch vụ không mấy khả quan, người dân chi tiêu tiết kiệm hơn thêm vào đó
mọi người có xu hướng thích cái mới nên những loại hình giải trí chỉ thu hút
khách trong thời gian đầu.
Cho vay tiêu dùng đang được Ngân hàng chú trọng vì tăng trưởng tín
dụng ngày càng thấp trong khi mảng cho vay chế biến nuôi trồng thuỷ sản gặp
khó khăn đồng thời việc cho vay tiêu dùng cũng góp phần kích cầu cho nền
kinh tế giúp vực dậy các ngành SXKD đang gặp khó khăn. Nhìn chung,
DSCV nhóm này tăng trưởng không đều, cụ thể là năm 2012 doanh số này
tăng rất cao, tăng hơn 68% so với năm trước do Ngân hàng đưa ra nhiều gói
ưu đãi lãi suất cho vay nhằm mục đích mua nhà, mua xe, du học,... thêm vào
đó là các công ty bất động sản giảm giá các sản phẩm nhà, đất và căn hộ
chung cư làm tăng nhu cầu của người dân chi tiêu cho lĩnh vực này. Đến năm
2013, tình hình trở nên ảm đạm hơn, SXKD khó khăn khiến thu nhập người
dân giảm đi nên họ trở nên thận trọng hơn trong chi tiêu đồng thời do thu nhập
giảm nên không còn đủ điều kiện để vay Ngân hàng do đó DSCV nhóm này
trong năm giảm xuống. Qua 6 tháng đầu năm 2014, cho vay lĩnh vực này đã
tăng trở lại, tăng gần 6% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013. Do trong những
tháng đầu năm nay, Ngân hàng triển khai nhiều chương trình Ưu đãi khách
hàng mới với lãi suất 7,5%/năm; Cho vay mua nhà lãi suất 7,99% trong 12
tháng với mức vay lên tới 80% giá trị căn nhà;…đã thu hút rất nhiều khách
hàng mới đến với Ngân hàng cộng thêm thủ tục cho vay được đơn giản hoá
càng làm khách hàng hài lòng.
Qua phân tích trên có thể thấy tình hình cho vay không mấy khả quan,
tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh đang âm. Tuy nhiên nếu xét trên mặt bằng
chung các ngân hàng trên địa bàn thì Chi nhánh là một trong số ít ngân hàng
dẫn đầu về thị phần cũng như uy tín trên thương trường. Trong thời gian qua,
quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng được xây dựng hợp lý giữa công
việc và trách nhiệm của từng bộ phận, thống nhất từ chi nhánh đến PGD. Tuy
nhiên, thẩm định tín dụng chỉ làm giảm thiểu sai lầm chứ không loại bỏ được
sai lầm, nhất là trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay thì
việc tuân thủ quá cứng nhắc theo quy trình sẽ khiến công tác thẩm định trở
thành rào cản ngăn cách khách hàng và Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng nên có
những thay đổi nhất định trong quy trình thẩm định để phù hợp với từng thời
kỳ và tính chất công việc.
60
b) Tình hình thu nợ của Ngân hàng theo từng phân nhóm
DSTN được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí sẽ thấy
được từng khía cạnh khác nhau từ đó phản ánh toàn diện hơn chất lượng hoạt
động cho vay của Ngân hàng. Sau đây ta sẽ phân tích DSTN theo 3 tiêu chí:
theo thời gian, theo thành phần kinh tế và theo lĩnh vực đầu tư.
Theo thời hạn cho vay
Nhìn chung, DSCV của Ngân hàng có xu hướng ngày càng giảm và tập
trung phần lớn ở cho vay ngắn hạn. Để đánh giá chính xác hơn tính tốt xấu của
hoạt động tín dụng thì cần xem xét đến chỉ tiêu DSTN theo từng thời hạn, như
thế mới có cái nhìn toàn diện hơn cũng như có cơ sở để đưa ra nhận xét về
công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh. Do phần lớn DSCV tập trung ở cho
vay ngắn hạn nên DSTN từ cho vay ngắn hạn cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Không giống như DSCV theo thời hạn, DSTN ở mỗi thời hạn có sự biến động
không theo xu hướng nhất định, cụ thể như thế nào ta sẽ đi vào tìm hiểu bảng
số liệu sau:
61
Bảng 4.6: Tình hình thu nợ theo thời hạn cho vay của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6T 2013
6T 2014
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Tổng
7.064.595
852.548
7.917.143
7.664.472
1.017.435
8.681.907
6.937.694
1.167.813
8.105.507
3.825.561
752.826
4.578.387
4.074.257
638.300
4.712.557
CHÊNH LỆCH
2012/2011
2013/2012
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
599.877
8,49 -726.778 -9,48 248.696
6,50
164.887 19,34 150.378 14,78 -114.526 -15,21
764.764
9,66 -576.400 -6,64 134.170
2,93
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
62
Bảng 4.6 thể hiện DSTN của Ngân hàng chủ yếu từ thu nợ ngắn hạn
(chiếm trên 85% trong tổng DSTN). Điều này rất hợp lý vì DSCV của nợ ngắn
hạn trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm đều trên 85%. Đặc biệt là năm 2012,
DSTN tăng cao hơn DSCV cùng kỳ khoảng 247 tỷ đồng riêng thu từ nợ ngắn
hạn cao hơn cho vay ngắn hạn trong năm 292 tỷ đồng, cho thấy công tác thẩm
định khách hàng khá chính xác. Do trong năm 2012, hoạt động của ngành
ngân hàng gặp nhiều trở ngại và bất ổn khi áp lực cạnh tranh và tình trạng nợ
xấu gia tăng. Trong bối cảnh khó khăn đó, Chi nhánh siết chặt việc thẩm định
cho vay, cử các cán bộ tín dụng đi tới từng khách hàng, thường xuyên kiểm tra
tình hình sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh; bên cạnh đó là đẩy
mạnh công tác thu hồi nợ như giảm một số loại phí cho khách hàng gặp khó
khăn, đôn đốc, gửi giấy báo nợ cho khách hàng có thời gian chuẩn bị. Sang
năm 2013, DSTN của nợ ngắn hạn có sự sụt giảm nhưng mặt bằng chung vẫn
cao hơn năm 2011. Nguyên nhân xuất phát từ môi trường kinh doanh năm
2013 tuy có phục hồi nhưng khá ảm đạm, các chủ thể vay vốn vẫn chưa thanh
toán được các khoản vay. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2014, DSTN lại tăng
lên gần 249 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước do hầu hết khách hàng của
VietinBank Cần Thơ là khách hàng lâu năm, kinh doanh ổn định nên việc
hoàn trả nợ vay tốt hơn. Riêng những khoản nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ
trọng thấp nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên công tác thẩm định cũng đặc biệt
thận trọng. Có thể thấy, DSTN trung và dài hạn luôn tăng qua 3 năm trở lại
đây chứng minh khâu thẩm định tín dụng đã được hoàn thành xuất sắc. Nhưng
bên cạnh đó, tình hình DSTN 6 tháng đầu năm 2014 đang có dấu hiệu tụt giảm
(giảm gần 114 tỷ đồng so với cùng kỳ) có thể là do các khoản vay chưa đến
hạn thu hồi, Ngân hàng cần có một số chính sách để tạo điều kiện cho việc
thực hiện một cách linh hoạt quy trình thẩm định để phù hợp với tính chất của
từng khoản vay.
Theo thành phần kinh tế
Bên cạnh DSTN theo thời gian thì DSTN theo thành phần kinh tế cũng
khá đa dạng với nhiều biến đổi trong 3 năm gần đây. Khi xem xét tình hình
cho vay theo thành phần kinh tế ta thấy nhóm Công ty TNHH có triển vọng tốt
trong hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn
được đối tượng an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng thì cần đi sâu vào
DSTN của từng thành phần kinh tế. Bảng 4.6 sẽ trình bày rõ hơn tình hình
DSTN theo các thành phần kinh tế.
63
Bảng 4.7: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6T 2013
6T 2014
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
Tổng
1.779.563
4.612.653
789.230
735.697
7.917.143
1.586.457
4.758.923
960.769
1.375.758
8.681.907
1.345.670
4.721.340
889.544
1.148.953
8.105.507
721.095
2.649.810
472.375
735.107
4.578.387
716.259
2.664.053
578.567
753.678
4.712.557
2012/2011
Số tiền
%
-193.106 -10,85
146.270
3,17
171.539 21,73
640.061 87,00
764.764
9,66
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
64
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
-240.787 -15,18
-37.583 -0,79
-71.225 -7,41
-226.805 -16,49
-576.400 -6,64
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
-4.836 -0,67
14.243
0,54
106.192 22,48
18.571
2,53
134.170
2,93
Từ bảng trên cho thấy xu hướng chung của DSTN ở các nhóm là tăng
cao vào năm 2012 sau đó giảm nhẹ vào năm 2013 và tăng trở lại vào 6 tháng
đầu năm 2014 nhưng chỉ riêng DSTN của nhóm DNNN lại giảm liên tục. Do
thuộc nhóm đối tượng ưu tiên khi cho vay nên việc thẩm định cũng trở nên sơ
sài nhưng nhóm này lại hoạt động kém hiệu quả dẫn đến tình trạng chiếm
dụng vốn, làm tăng rủi ro thu hồi nợ của Chi nhánh. Công tác thu nợ của Chi
nhánh cũng gặp khó khăn ở nhóm DNTN vì một số DNTN kinh doanh không
khả quan do áp lực cạnh tranh từ phía các Công ty TNHH cùng ngành nghề
trong địa bàn cộng thêm giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng lên nhưng khâu
tiêu thụ sản phẩm bị đình truệ do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn trong
thời kỳ khó khăn. Do đó, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ, một số phải
xin gia hạn nợ; đồng thời, một số khoản nợ chưa đến hạn thu hồi nên DSTN
giảm. Nổi bật lên trong nhóm thành phần kinh tế là các Công ty TNHH, thu
hồi nợ đối với nhóm đối tượng này luôn chiếm phần lớn trong tổng DSTN
trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt DSCV trong năm 2012, 2013, 6 tháng 2014
luôn thấp hơn DSTN cụ thể là: năm 2012 thấp hơn gần 158.952 triệu đồng,
năm 2013 thấp hơn 359.592 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 thấp hơn
413.710 triệu đồng. DSTN của nhóm này luôn tăng trưởng tốt qua các năm,
tuy năm 2013 có sự sụt giảm nhưng không đáng kể. Đạt được kết quả này
cũng nhờ sự thẩm định kỹ lưỡng của các cán bộ tín dụng khi cho vay nhóm
đối tượng khách hàng là Công ty TNHH. Song song đó, việc thu hồi nợ của
nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng khá hiệu quả và thuận lợi khi
DSTN tăng mạnh vào năm 2012 (tăng gần 87% so với năm 2011). Đây là
minh chứng cho công tác thẩm định tại Chi nhánh với hệ thống các chuẩn mực
cùng hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân khá chuẩn xác. Đến năm 2013,
DSTN có sự giảm nhẹ là do DSCV sụt giảm nhưng nhìn chung DSTN vẫn cao
hơn DSCV cùng kỳ. Sang 6 tháng đầu năm nay, DSTN đã tăng trở lại với
753.678 triệu đồng, cao hơn cùng kỳ 18.571 triệu đồng. Đạt được thành quả
này cũng nhờ DSCV năm trước tăng lên cộng thêm tinh thần trả nợ cũng như
khả năng trả nợ của khách hàng đều rất cao do tình hình kinh tế đang dần ổn
định. Mặc dù, công tác thẩm định đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc nhưng
vẫn cần tiếp tục phát huy để DSTN cuối năm 2014 vẫn giữ được mức tăng
trưởng như hiện tại, đặc biệt cần thận trọng hơn trong thẩm định khách hàng là
DNNN.
Theo lĩnh vực đầu tƣ
Khi xem xét tình hình thu nợ theo từng lĩnh vực sẽ đánh giá đượclĩnh
vực nào đã góp phần làm cho DSTN tăng lên hay giảm xuống cũng như lĩnh
vực nào đạt doanh số thấp để có những biện pháp thích hợp hơn.
65
Bảng 4.8: Tình hình thu nợ theo lĩnh vực đầu tƣ của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
Tổng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2.885.941
2.845.617
1.558.941
626.644
7.917.143
2.986.578
2.645.123
1.789.230
1.260.976
8.681.907
6T 2013
3.012.457 1.796.316
2.485.678 1.469.872
1.611.769
670.903
995.603
641.296
8.105.507 4.578.387
6T 2014
1.948.581
1.539.081
537.254
687.641
4.712.557
2012/2011
Số tiền
%
100.637
3,49
-200.494
-7,05
230.289 14,77
634.332 101,23
764.764
9,66
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
66
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
25.879
0,87
-159.445
-6,03
-177.461
-9,92
-265.373
-21,05
-576.400
-6,64
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
152.265
8,48
69.209
4,71
-133.649
-19,92
46.345
7,23
134.170
2,93
Xét theo lĩnh vực đầu tư thì DSTN của hoạt động SXKD đạt được kết
quả rất khả quan, tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2012 thu nợ SXKD
tăng 3,49%, bước sang năm 2013 nhóm SXKD tăng 0,87%, riêng 6 tháng
2014 tăng gần 8,5% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là Chính phủ tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động SXKD cũng như hỗ trợ hết mức giúp nhóm này vượt
qua giai đoạn khó khăn. Mặt khác, công tác thu hồi nợ được thực hiện khá
đồng bộ cộng thêm uy tín của các khách hàng của Ngân hàng luôn cố gắng trả
nợ đúng hạn.
Ngoài ra, DSTN từ hoạt động chế biến nuôi trồng thuỷ sản cũng có nhiều
chuyển biến trong 3 năm qua. Năm 2012 giảm khoảng 7% so với năm 2011,
năm 2013 lại giảm 15,10% so với năm 2012. Năm 2011, ngành chế biến nuôi
trồng thuỷ sản tăng trưởng mạnh do thị trường xuất khẩu khá sôi động, sang
năm 2012 trở nên trầm lặng hơn do đầu ra gặp một số trở ngại từ phía các
nước nhập khẩu nhưng với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên vẫn tăng trưởng ổn
định. Trong năm 2013, giá cá tra liên tục xuống thấp, ngư dân bị lỗ nặng,
nhiều người chuyển sang canh tác đối tượng khác hoặc bỏ nghề, các doanh
nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu thiếu nguyên liệu, thêm vào đó Ngân hàng
hạn chế cho vay nên lâm vào cảnh điêu đứng không trả nổi nợ vay khi đến
hạn. Nhưng xét cho cùng thì việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp khó khăn xuất
phát cũng từ nguyên nhân khách quan nên dù công tác thẩm định đã được thực
hiện thận trọng cũng không thể nào loại bỏ hết rủi ro. Riêng 6 tháng đầu năm
2014, DSTN ngành chế biến nuôi trồng thuỷ sản lại tăng 69 tỷ đồng so với
cùng kỳ năm trước do lĩnh vực chế biến nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều trở ngại
trong thời gian qua nên chính phủ ra chỉ thị các ban ngành phải hỗ trợ tích cực
và với nỗ lực không ngừng như thế ngành nghề này đã đạt mức tăng trưởng
đáng khuyến khích.
DSTN của ngành dịch vụ và kinh doanh khác có nhiều biến động: tăng
gần 15% vào năm 2012 sau đó có xu hướng giảm, 6 tháng đầu năm 2014, thu
nợ từ dịch vụ và kinh doanh khác giảm 133.649 triệu đồng so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu do Cần Thơ là nơi quy tụ đông đảo người dân từ các nơi
đến làm việc và học tập nên lượng tiêu thụ rất lớn, tăng nguồn thu cho các
khách hàng kinh doanh lĩnh vực này. Nhưng vì ngày càng có nhiều loại hình
dịch vụ mới ra đời nên việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, người dân
chuyển sang sử dụng các loại hình giải trí khác làm doanh thu giảm dẫn đến
không đủ nguồn tiền trả nợ cho Ngân hàng.
Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, hàng hoá ế ẩm, SXKD bị đình trệ thì
việc cho vay doanh nghiệp trở nên rất khó khăn và rủi ro. Để đảm bảo tăng
67
trưởng tín dụng buộc Ngân hàng phải chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng. DSTN
của nhóm này nhìn chung khá tốt: tăng mạnh vào năm 2012 sau đó giảm nhẹ
vào năm 2013 nhưng những tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng trở lại.
Nguyên nhân là do đa số khách hàng vay đều là khách hàng có uy tín, điều
kiện kinh tế được CBTD thẩm định kĩ càng, năm 2013 do ảnh hưởng từ sự sụt
giảm của DSCV nên DSTN cũng giảm theo, đến những tháng đầu năm 2014,
DSCV tăng trở lại thêm vào đó lương cơ bản của người dân được nâng cao tạo
điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn.
Nhìn chung, công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh khá tốt trong hoàn cảnh
hiện tại. Có thể thấy, công tác thẩm định tín dụng đã được triển khai triệt để,
các CBTD có kinh nghiệm định kỳ xếp loại doanh nghiệp cũng như coi trọng
nguyên tắc thẩm định, giữ vững lòng tin của khách hàng. Dù vậy, Ngân hàng
cũng cần có giải pháp rà soát và đổi mới trong cách thức quản lý và thực hiện
quy trình thẩm định của ngân hàng mình để ứng phó kịp thời với môi trường
kinh doanh thay đổi thất thường hiện nay.
c) Tình hình dư nợ của Ngân hàng theo từng phân nhóm
Dư nợ qua 3 năm tăng giảm không ổn định do có sự bất ổn của DSCV và
DSTN. Muốn hiểu rõ vấn đề này, ta đi vào nghiên cứu dư nợ riêng theo từng
phân nhóm cụ thể sau.
Theo thời hạn cho vay
Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến cho vay, nó thể hiện số vốn đã giải
ngân nhưng chưa thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Mặc dù tình hình thu nợ
của Chi nhánh khá tốt nhưng để đánh giá toàn diện về hoạt động tín dụng của
Chi nhánh thì việc phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng
trong những năm qua là rất cần thiết.
68
Bảng 4.9: Tình hình dƣ nợ theo thời hạn cho vay của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Tổng
1.957.704
756.277
2.713.981
1.665.246
801.470
2.466.716
1.839.058
796.549
2.635.607
6T 2013
6T 2014
1.862.157
599.829
2.461.986
1.558.195
772.931
2.331.126
2012/2011
Số tiền
%
-292.458 -14,94
45.193
5,98
-247.265
-9,11
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
69
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
173.812 10,44
-4.921 -0,61
168.891
6,85
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
-303.962 -16,32
173.102
28,86
-130.860
-5,32
Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn có xu hướng ngược
chiều nhau. Cụ thể năm 2012, dư nợ ngắn hạn giảm trong khi dư nợ trung, dài
hạn tăng đến năm 2013 thì ngược lại và những tháng đầu năm 2014 thì tình
hình tương tự năm 2012. Dư nợ ngắn hạn năm 2012 giảm gần 292.458 triệu
đồng tương đương 15% so với cùng kỳ, chính điều này làm tổng dư nợ giảm
9,11%. Sang năm 2013, tình hình biến chuyển theo hướng ngược lại, dư nợ
ngắn hạn tăng 173.812 triệu đồng trong khi dư nợ trung, dài hạn giảm 4.921
triệu đồng, sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn đẩy tổng dư nợ tăng 168.891 triệu
đồng. Do trong thời gian này, các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng
nặng nề của khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu vay đầu tư vốn lưu động cũng
như tiêu dùng giảm dẫn đến DSCV ngắn hạn trong năm giảm, chủ yếu vay dài
hạn để duy trì sản xuất cũng như có thời gian trả nợ dài hơn. Đồng thời, cũng
vì kinh doanh gặp khó khăn nên không thể trả nợ đúng hạn nên DSTN ngắn
hạn giảm mạnh khiến dư nợ ngắn hạn trong năm tăng cao mặc dù DSCV ngắn
hạn trong năm có sụt giảm. Những tháng đầu năm 2014, việc cho vay vốn lưu
động và tiêu dùng cũng không mấy khả quan biểu hiện là DSCV tiếp tục giảm
so với cùng kỳ năm 2013 nhưng tình hình thu hồi nợ ngắn hạn diễn ra tích cực
đã làm cho dư nợ ngắn hạn giảm mạnh, giảm 303.962 triệu đồng nên dù dư nợ
trung, dài hạn tăng cũng không đủ sức đẩy tổng dư nợ tăng lên, kết quả là tổng
dư nợ giảm gần 130.860 triệu đồng. Qua đây có thể thấy, nguyên nhân chính
khiến dư nợ giảm trong thời gian qua là do khả năng hấp thụ vốn của thị
trường không tăng trong khi công tác thu hồi nợ đã được thực hiện khá tốt. Từ
đó có thể nói công tác thẩm định tín dụng cũng đã góp phần vào thành công
chung này, nhờ thẩm định có hiệu quả mà Ngân hàng lựa chọn được khách
hàng đáng tin cậy, đảm bảo việc trả nợ cho Ngân hàng cả trong thời kỳ khó
khăn nhất.
Theo thành phần kinh tế
Chi nhánh cho vay đối với hầu hết các thành phần kinh tế, việc đi sâu
vào tìm hiểu dư nợ của từng thành phần sẽ giúp xác định mức độ đóng góp
của từng thành phần vào sự tăng giảm của tổng dư nợ. Từ đó có cái nhìn tổng
quan hơn về tình hình dư nợ tại Ngân hàng cũng như có thể đánh giá chính xác
hoạt động tín dụng. Bảng 4.10 sẽ trình bày chi tiết dư nợ theo thành phần kinh
tế trong thời gian qua.
70
Bảng 4.10: Tình hình dƣ nợ theo thành phần kinh tế của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
Tổng
642.447
1.511.854
127.917
431.763
2.713.981
690.296
1.352.902
85.840
337.678
2.466.716
Năm 2013
6T 2013
1.054.204
765.850
993.310 1.189.515
317.689
210.033
270.404
296.588
2.635.607 2.461.986
6T 2014
1.166.241
579.600
348.543
236.742
2.331.126
2012/2011
Số tiền
%
47.849
7,45
-158.952
-10,51
-42.077
-32,89
-94.085
-21,79
-247.265
-9,11
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
71
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
363.908 52,72
-359.592 -26,58
231.849 270,09
-67.274 -19,92
168.891
6,85
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
400.391 52,28
-609.915 -51,27
138.510 65,95
-59.846 -20,18
-130.860
-5,32
Từ bảng 4.10 ta thấy, tình hình dư nợ theo từng thành phần tăng trưởng
không ổn định trong thời gian gần đây. Riêng chỉ dư nợ của nhóm DNNN luôn
tăng qua các năm, cụ thể năm 2013 tăng đến 363.908 tiệu đồng so với năm
trước đó và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 400.391 triệu đồng, tăng hơn 50% so
với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do các DNNN thuộc đối tượng ưu tiên
cho vay của Ngân hàng và do được sự đảm bảo trả nợ của nhà nước nên uy tín
rất cao và an toàn. Nhưng trong những năm gần đây, các DNNN dần bộc lộ
nhiều hạn chế và yếu kém trong quản lý điều hành. Tình trạng thua lỗ kéo dài
gây ảnh hưởng đến lợi ích xã hội, uy tín ngày càng xấu đi, hệ luỵ cho các nhà
đầu tư và cả phía Ngân hàng cho vay. Nhìn vào DSCV và DSTN ta có thể
thấy, trong thời gian qua DSCV thành phần này luôn tăng trong khi DSTN thì
liên tục giảm nhưng về cơ cấu nợ xấu không có nợ xấu thuộc thành phần này
nên có thể đánh giá tình hình dư nợ của thành phần này là tương đối tốt, nhu
cầu vốn để đầu tư không ngừng nâng cao. Chi nhánh luôn có những chính
sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện vực dậy thành phần kinh tế chủ đạo của đất
nước. Ngân hàng cần cân nhắc kỹ hơn trong khâu thẩm định nhóm khách hàng
này để tránh tình trạng nợ không thu hồi được ngày một gia tăng sẽ làm ảnh
hưởng đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Hiện tại thì các khoản nợ chưa
thu hồi của nhóm DNNN một phần là chưa đến hạn một phần được phía Ngân
hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên vẫn chưa có nợ quá hạn thuộc nhóm này.
Bên cạnh đó, dư nợ của nhóm Công ty TNHH và cá thể vẫn liên tục
giảm. Công ty TNHH là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng trên địa bàn
Thành phố Cần Thơ và đa phần là các công ty có quy mô vừa và nhỏ nên chưa
đủ năng lực tài chính chống chọi với cuộc khủng hoảng kéo dài. Do đó, DSCV
của các công ty TNHH này trong 3 năm liên tiếp bị sụt giảm: năm 2012 giảm
13,04% so với năm 2011, sang năm 2013 lại tiếp tục giảm 5,18%. Dù vậy,
công tác thu nợ qua 3 năm gần đây đối với các công ty này khá thuận lợi,
DSCV trong năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu 2014 luôn thấp hơn DSTN nên
dư nợ luôn giảm. Điều này cho thấy việc kinh doanh của nhóm này tương đối
hiệu quả trước sự suy thoái của nền kinh tế, hầu hết khách hàng hạn chế vay
nợ để giảm chi phí vốn.
Đối với khách hàng cá thể và hộ gia đình, mục đích đi vay hầu hết là để
tiêu dùng hay đầu tư kinh doanh nhỏ lẻ nên thường chiếm tỷ trọng thấp trong
cơ cấu tín dụng. Qua các năm gần đây, dư nợ của nhóm khách hàng này liên
tục giảm. Nguyên nhân do tình hình cho vay đối với nhóm này tăng trưởng
kém trong khi công tác thu nợ được thực hiện khá tốt, nợ thu hồi từ nhóm này
tăng liên tục qua các năm. Điều này cũng cho thấy công tác thẩm định được
thực hiện hết sức nghiêm ngặt.
72
DNTN cũng là thành phần kinh tế không kém phần quan trọng nhưng
chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm của nhóm khách hàng này
là thường tập trung vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động và sản xuất
trong ngắn hạn, hoặc thời vụ. Năm 2012, DSCV có xu hướng giảm (giảm
10,34% so với cùng kỳ năm trước) do vào thời điểm này nền kinh tế vẫn diễn
biến khá phức tạp nên nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nhưng không thể tiếp cận
nguồn vốn vay từ Ngân hàng, đồng thời do nợ xấu tăng lên nên Ngân hàng
khá dè dặt khi nhiều doanh nghiệp không còn đủ điều kiện cho vay. Trong
năm này, những khoản vay hỗ trợ lãi suất đã đến hạn thu hồi, công tác thu hồi
vốn gặp nhiều khó khăn, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ khi đến
hạn do nguồn hàng xuất bán chưa thu tiền về kịp, hàng hoá tồn đọng nhiều nên
Ngân hàng đã tăng cường thu hồi nợ, kết quả là dư nợ trong năm 2012 giảm
mạnh. Năm 2013 và cả 6 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế có dấu hiệu phục
hồi, hàng loạt các chương trình khuyến mãi được đề ra nhằm mở rộng DSCV
khiến dư nợ nhóm này tăng 231.849 triệu đồng vào năm 2013 và tăng 138.510
triệu đồng trong 6 tháng đầu 2014. Tuy nhiên, nợ xấu đã bắt đầu xuất hiện ở
nhóm này trong 6 tháng đầu năm 2014 nhưng với mức rất thấp. Dù vậy Ngân
hàng cũng cần lưu ý rà soát lại công tác thẩm định đối với thành phần kinh tế
này.
Theo lĩnh vực đầu tƣ
Bên cạnh việc phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế cũng cần phân
tích theo các lĩnh vực đầu tư để thấy được tiềm năng của từng lĩnh vực nhằm
đánh giá chính xác tình hình tín dụng của Chi nhánh. Từ những phân tích,
đánh giá có được làm dơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công tác thẩm định tín
dụng tại Ngân hàng trong thời gian qua, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp
thời.
73
Bảng 4.11: Tình hình dƣ nợ theo lĩnh vực đầu tƣ của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6T 2013
6T 2014
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
Tổng
1.352.642
518.543
455.418
387.378
2.713.981
1.491.532
485.709
255.951
233.524
2.466.716
1.693.661
465.831
292.524
183.591
2.635.607
1.416.751
588.712
218.199
238.324
2.461.986
1.548.219
237.444
364.850
180.613
2.331.126
2012/2011
Số tiền
%
138.890 10,27
-32.834 -6,33
-199.467 -43,80
-153.854 -39,72
-247.265 -9,11
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
74
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
202.129 13,55
-19.878 -4,09
36.573 14,29
-49.933 -21,38
168.891
6,85
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
131.468
9,28
-351.268 -59,67
146.651 67,21
-57.711 -24,22
-130.860 -5,32
Trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nước đều phải đối diện với
nhiều khó khăn và thử thách, VietinBank đi đầu trong việc đẩy mạnh cho vay
các ngành nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và công nghiệp phụ trợ với lãi
suất hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh theo chủ trương của Chính phủ. Dư nợ của lĩnh vực SXKD không
ngừng tăng qua 3 năm và những tháng đầu 2014, cụ thể tăng từ 10 – 13%. Về
lĩnh vực CBNTTS, dư nợ nhóm này liên tục giảm trong 3 năm trở lại đây.
Nguyên nhân chính là giá cả các mặt hàng thuỷ sản tăng cao vào năm 2012,
kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng bình ổn, các khách hàng trong lĩnh vực
này thu được nguồn thu lớn nên cũng tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng
đúng hạn nên dư nợ trong năm giảm xuống. Song sau đó, nhiều rủi ro tiềm
tàng khi chi phí nuôi trồng tăng lên nhưng khâu tiêu thụ lại gặp nhiều vướng
mắc khiến cho nhiều khách hàng lâm vào bờ vực phá sản, nợ Ngân hàng tăng
cao. Ngân hàng đang ngày càng thắt chặt khâu thẩm định đối với lĩnh vực này
cũng như hạn chế cho vay khiến dư nợ không ngừng giảm xuống. Dư nợ của
nhóm tiêu dùng liên tục giảm cụ thể năm 2013 dư nợ của nhóm giảm 49.933
triệu đồng sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ nhóm này lại giảm 57.711 triệu
đồng do ảnh hưởng từ sự bất ổn của thị trường khiến việc kinh doanh gặp
nhiều trở ngại, thu nhập không cao nên người dân vẫn còn tiết kiệm chi tiêu.
Ngân hàng cần có chiến lược tăng trưởng tín dụng với các lĩnh vực này trong
thời gian tới nhằm đa dạng hoá khoản mục tín dụng đồng thời phân tán rủi ro.
Để đánh giá chuẩn xác công tác thẩm định tín dụng còn cần kết hợp với chỉ
tiêu nợ xấu, trên đây chỉ là đánh giá sơ bộ, phần phân tích nợ xấu sẽ được
trình bày trong phần sau.
4.2.2.2 Hệ số thu nợ
HSTN cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu nợ của Ngân hàng
nhưng phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể kết hợp với DSCV và DSTN
mới đánh giá chính xác hiệu quả tín dụng. Tuy nhiên, HSTN chỉ cho ta thấy
cái nhìn tương đối về hiệu quả tín dụng cũng như đánh giá kết quả đạt được
của công tác thẩm định, muốn đánh giá toàn diện vấn đề cần kết hợp đánh giá
tổng thể các chỉ tiêu. Sau đây là bảng số liệu trình bày về HSTN của Ngân
hàng trong thời gian qua:
75
Bảng 4.12: Hệ số thu nợ của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
CHỈ TIÊU
DSCV
DSTN
HSTN
Đơn vị
Năm 2011
Triệu đồng
Triệu đồng
Lần
8.376.707
7.917.143
0,95
Năm 2012
8.434.642
8.681.907
1,03
Năm 2013
8.274.398
8.105.507
0,98
6T 2013
4.573.657
4.578.387
1,00
6T 2014
2012/2011
4.408.076
57.935
4.712.557
764.764
1,07
0,08
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
76
CHÊNH LỆCH
2013/2012 6T 2014/6T 2013
-160.244
-165.581
-576.400
134.170
-0,05
0,07
Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy HSTN có nhiều biến động, tăng cao vào năm
2012 sau đó giảm mạnh vào năm 2013. Năm 2012, HSTN đạt 1,03 lần do
trong năm này Ngân hàng nhận thấy tình hình thị trường diến biến ngày một
xấu đi nên đã tăng cường công tác thu nợ thêm vào đó lại thu hồi được rất
nhiều khoản nợ của năm trước. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn
lưu động, phục vụ sản xuất có chu kỳ ngắn hoặc tiêu dùng ngày càng hạn chế
một phần do kinh tế khó khăn nên người dân thì hạn chế chi tiêu còn doanh
nghiệp thì không hào hứng đầu tư. Trong khi đó, HSTN 6 tháng đầu năm 2014
có sự tiến triển rất khả quan, đạt 1,07 lần và cao hơn cùng kỳ 0,07 lần. Nguyên
nhân chủ yếu là do năm 2014 tốc độ phục hồi kinh tế còn chậm, các doanh
nghiệp vay bổ sung vốn lưu động không nhiều vì không đảm bảo trả được nợ
trong thời gian ngắn. Mặt khác, Ngân hàng thu hồi được nhiều khoản nợ đến
hạn từ năm trước chuyển qua. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho công tác tín
dụng cũng như công tác thẩm định của Ngân hàng cùng với sự nổ lực không
ngừng của đội ngũ cán bộ và nhân viên của Ngân hàng.
Qua đây, có thể thấy công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng được
đánh giá rất cao, mặt bằng chung hơn 95% các khoản vay đều thu hồi được
còn lại đa phần là do các khoản nợ chưa đến hạn hoặc do nguyên nhân khách
quan khiến khách hàng không trả được nợ đúng hạn. Dù vậy, Ngân hàng cũng
không nên chủ quan, vì môi trường kinh doanh luôn biến hoá không ngừng
nên việc thẩm định cũng cần phải linh hoạt và sáng tạo không ngừng, Ngân
hàng nên xây dựng một hệ thống chuẩn mực thẩm định phù hợp với từng giai
đoạn để không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh với các Ngân hàng bạn.
Nhìn chung, trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2014 tình hình cho vay
và thu nợ có nhiều biến đổi thăng trầm, HSTN cũng bị ảnh hưởng không kém,
tuy vậy nhìn tổng thể thì HSTN vẫn ở mức cao (0,98 lần năm 2013). Điều này
cho thấy Ngân hàng đã có nhiều chính sách chặt chẽ trong công tác quản lý nợ
của mình, đặc biệt là công tác thẩm định tín dụng đã được phía Ngân hàng chú
trọng hàng đầu và thực hiện rất nghiêm túc bằng chứng là hơn 90% các khoản
nợ đã được thu hồi trong tình trạng phục hồi của nền kinh tế còn ì ạch như
hiện nay thì đây là thành công rất lớn. Để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh
tranh trên thị trường khi ngày càng có nhiều ngân hàng mọc lên trên địa bàn
thì Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định của mình để vượt trội hơn
so với các đối thủ của mình.
Từ những phân tích trên, có thể nói rằng chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng nói chung và hiệu quả thẩm định tín dụng nói riêng khá cao. Dù có sự
diễn biến phức tạp nhưng Ngân hàng được xem là một trong những Ngân hàng
hàng đầu tại khu vực, chính vì thế Ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để giữ
77
vững vị thế của mình trong tương lai còn nhiều trắc trở. Công tác thẩm định
tuy đang rất thành công nhưng cũng cần không ngừng đổi mới để theo kịp thời
đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo ngày nay.
4.2.2.3 Tình hình nợ xấu
Dù rất cố gắng trong khâu thẩm định cũng như khâu thu hồi nợ nhưng
Chi nhánh vẫn không tránh khỏi những bất trắc, tình hình nợ xấu vẫn không
ngừng tăng lên. Điều đáng mừng là các con số vẫn nằm trong giới hạn an toàn,
không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của hội sở.
ĐVT: Triệu đồng
4.401
3.429
3.280
6T/2013
6T/2014
2.389
954
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
Hình 4.2 Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014
Qua Hình 4.1 ta thấy nợ xấu có chiều hướng ngày một tăng và đạt mức
4.401 triệu đồng năm 2013, tăng hơn 80% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ
yếu do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng; bên cạnh đó NHNN chủ trương
minh bạch hoá quan hệ tín dụng làm cho các doanh nghiệp bị công khai tình
hình nợ xấu. Đáng lưu ý là 6 tháng đầu 2014 con số này đã giảm 149 triệu
đồng (giảm 4,35%) so với cùng kỳ năm 2013, điều này chứng tỏ diễn biến nợ
đang dần tốt lên. Điều này là do trong thời gian này Ngân hàng đã hết sức nổ
lực thu hồi nợ, kiềm chế nợ xấu, hạn chế cho vay những ngành nghề, lĩnh vực
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề sẽ được làm rõ hơn khi ta đi vào tìm hiểu nợ xấu
theo từng phân nhóm cụ thể được trình bày qua bảng sau:
78
Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo từng phân nhóm của Vietinbank – Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
I. Theo thời gian
Ngắn hạn
Trung hạn
II. Theo thành
phần kinh tế
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
III. Lĩnh vực
đầu tƣ
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
6T 2013
6T 2014
2012/2011
Số tiền
%
1.435 150,42
1.435 150,42
0
x
CHÊNH LỆCH
2013/2012
Số tiền
%
2.012
84,22
2.012
84,22
0
x
6T 2014/6T 2013
Số tiền
%
-149
-4,35
-149
-4,35
0
x
954
954
0
2.389
2.389
0
4.401
4.401
0
3.429
3.429
0
3.280
3.280
0
954
2.389
4.401
3.429
3.280
1.435
150,42
2.012
84,22
-149
-4,35
0
300
0
654
0
0
0
2.389
0
0
0
4.401
0
682
258
2.489
0
0
130
3.150
0
-300
0
1.735
x
-100,00
x
265,29
0
0
0
2.012
x
x
x
84,22
0
-682
-128
661
x
-100,00
-49,61
26,56
954
2.389
4.401
3.429
3.280
1.435
150,42
2.012
84,22
-149
-4,35
300
0
654
0
0
1.930
459
0
0
4.401
0
0
255
2.916
258
0
0
2.591
689
0
-300
1.930
-195
0
-100,00
x
-29,82
x
0
2.471
-459
0
x
128,03
-100,00
x
-255
-325
431
0
-100,00
-11,15
167,05
x
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
79
Theo thời hạn: Từ bảng 4.13 ta thấy nợ xấu chỉ tập trung ở nợ ngắn hạn
và không ngừng gia tăng trong 3 năm trở lại đây. Đây là dấu hiệu xấu cho hoạt
động tín dụng của Chi nhánh vì nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để nhận biết Ngân hàng có rủi ro tín dụng qua đó cho thấy mức độ chính xác
và hiệu quả của việc thẩm định tín dụng tại Ngân hàng. Nợ xấu tăng là do năm
2012, kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát còn ở mức cao, hàng tồn kho
của các doanh nghiệp tăng lên, phạm vi sản xuất bị thu hẹp, các doanh nghiệp
ngừng hoạt động hoặc phá sản,... Năm 2013, tình hình kinh tế bước vào giai
đoạn phục hồi nhưng do chưa khắc phục được hậu quả của năm trước đó, tình
hình nợ xấu càng trầm trọng hơn, đạt mức 4.401 triệu đồng. Sang những tháng
đầu năm 2014 diễn biến nợ xấu có sự khả quan hơn, giảm 149 triệu đồng
tương đương 4,35% so với cùng kỳ năm 2013. Đạt được kết quả này là do Chi
nhánh lành mạnh hoá danh mục cho vay theo hướng thận trọng, hoàn chỉnh
các chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng, cải tiến các công
cụ dự báo, đánh giá rủi ro theo chuẩn mực Basel II, nâng cao vai trò kiểm soát
chặt chẽ và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nợ xấu ngắn hạn
gia tăng nghiêm trọng, chiếm 100% tuy nhiên Ngân hàng đã quản lý tốt nợ
trung và dài hạn.
Theo thành phần kinh tế: Khi xem xét tình hình nợ xấu theo thành
phần kinh tế cho thấy nợ xấu của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở nhóm cá thể.
Từ năm 2011 tình hình nợ xấu của nhóm này tăng gấp 3,6 lần so với năm
2012, năm 2013 lại tăng gấp đôi năm 2012 và tiếp tục tăng vào 6 tháng đầu
năm 2014. Nguyên nhân chính là do nguồn trả nợ chính của khách hàng cá
nhân là từ tiền lương nên khi khủng hoảng xảy ra, nhiều doanh nghiệp phá
sản, một số thất nghiệp, một số bị cắt giảm lương khiến họ không còn đủ khả
năng trả nợ. Năm 2013, 2014 tình hình kinh tế có phục hồi nhưng tình trạng
thất nghiệp vẫn gia tăng thêm vào đó là chế độ lương hưởng chưa cao nên
người dân vẫn không thể trả nổi nợ vay. Đây là điều đáng lo ngại cho Ngân
hàng khi nợ xấu ở nhóm này lại quá cao so với các nhóm còn lại, Ngân hàng
cần quan tâm hơn nữa công tác thẩm định khách hàng cá nhân để tránh nợ xấu
tiếp tục gia tăng.
Theo lĩnh vực đầu tƣ: Tình hình nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư biến động
khá phức tạp và tập trung chủ yếu ở lĩnh vực CBNTTS. Năm 2011, nợ xấu của
ngành SXKD là 300 triệu đồng nhưng đến năm 2012, 2013 thì giảm 100%.
Trong khi đó, nợ xấu của ngành CBNTTS lại tăng mạnh từ không có nợ quá
hạn năm 2011 lên 1.930 triệu đồng năm 2012, năm 2013 lại tiếp tục tăng lên
đến 4.401 triệu đồng, chiếm 100% trong cơ cấu nợ xấu. Do trong thời gian này
ngành thuỷ sản gặp không ít trở ngại từ phía các nước nhập khẩu cùng với
80
dịch bệnh, hàng hoá không xuất bán được khiến người dân chịu lỗ nặng nề
không trả nổi nợ vay. Sang năm 2014, tình hình chuyển biến khá hơn, nợ xấu
có dấu hiệu giảm trong 6 tháng đầu năm. Với ngành dịch vụ và kinh doanh
khác nợ xấu đã giảm vào năm 2012 và sang năm 2013 không còn tồn tại nợ
xấu, Ngân hàng một phần đã thu hồi được khoản nợ này một phần xử lý bằng
dự phòng rủi ro. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu lại xuất hiện ở
nhóm này, đạt mức 689 triệu đồng do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thêm
vào đó là nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời hấp dẫn khách hàng hơn nên việc
kinh doanh trở nên kém hiệu quả, thu nhập sụt giảm đôi khi lâm vào thua lỗ
khiến người kinh doanh không thể trả được nợ. Nhìn chung các nhóm ngành
đều trở nên rất khả quan chỉ riêng ngành CBNTTS và dịch vụ, kinh doanh
khác đang trên đà đi xuống, Ngân hàng nên có biện pháp tích cực hơn để xử lý
phần nợ xấu này song song đó là tăng cường thẩm định chặt chẽ khi cho vay
các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của
Ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Tình hình nợ xấu đang
không ngừng gia tăng là mối lo ngại hàng đầu của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu sẽ
phản ánh tình hình nợ xấu của Ngân hàng một cách rõ ràng hơn thông qua
biểu đồ sau:
ĐVT: %
2,53%
1,35%
0,82%
0,75%
0,04%
Năm 2011
0,17%
0,10%
Năm 2012
Năm 2013
Tỷ lệ nợ xấu
1,00%
0,14%
6T/2013
0,14%
6T/2014
Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
Hình 4.3 Tỷ lệ nợ xấu tại VietinBank – Cần Thơ giai đoạn 2011-2013
và 6 tháng đầu 2014
Năm 2011, nền kinh tế toàn cầu phải đối diện với nhiều khó khăn. Nhật
Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bóng đen suy thoái kinh tế tiếp tục đe
dọa Mỹ và khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro.
81
Hệ thống tài chính ngân hàng bị đặt trước sự báo động với việc một loạt ngân
hàng hàng đầu trên thế giới bị các tổ chức xếp hạng hạ bậc tín nhiệm. Môi
trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình lãi suất, tỷ giá diễn biến
phức tạp nhưng trong năm 2011, VietinBank – Cần Thơ tiếp tục thực hiện các
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, kiểm tra giám sát chặt
chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh
báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Kết quả là năm 2011, tỷ
lệ nợ xấu ở mức 0,04% rất thấp so với trung bình toàn hệ thống và thấp nhất
trong 3 năm qua.
Trong năm 2012, kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn ảm đạm trong bối cảnh
châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài, các nền kinh tế
lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng rất thấp. Đây cũng là năm đầy
thách thức đối với kinh tế Việt Nam: đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, bất
động sản đóng băng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 dừng ở mức 5,03%
(mức tăng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây). Hoạt động của ngành ngân
hàng cũng gặp nhiều trở ngại và bất ổn khi áp lực cạnh tranh và tình trạng nợ
xấu gia tăng. Trong bối cảnh khó khăn đó, Chi nhánh đã vừa bám sát định
hướng của Hội sở, vừa quyết liệt và sát sao chỉ đạo toàn Chi nhánh tăng cường
công tác quản lý hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, chủ động, linh hoạt
ứng phó với diễn biến thị trường trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt
động thẩm định nói riêng. Với những nổ lực ấy, mặc dù tỷ lệ nợ xấu gia tăng
nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh cũng như trong giới hạn
cho phép của Hội sở đề ra.
Bước sang năm 2013, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi với
mức tăng trưởng chậm. Trong nước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải
pháp của chính phủ và NHNN, kinh tế vĩ mô được ổn định; tuy nhiên, tổng
cầu và sức mua của nền kinh tế còn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong
tình trạng khó khăn, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng còn ở mức cao (0,17%). Nhìn
chung, tỷ lệ nợ xấu có tăng nhưng không cao nhờ vào đóng góp không nhỏ
của công tác thẩm định được tiến hành hết sức thận trọng trong thời gian qua.
Tuy tỷ lệ nợ xấu chưa cao nhưng Ngân hàng cũng cần phải phấn đấu và tìm
biện pháp xử lý làm tỷ lệ này ngày càng thấp thì hoạt động thẩm định tín dụng
của Ngân hàng ngày càng được đánh giá cao hơn.
Tình hình 6 tháng đầu năm 2014 cũng khá khả quan, dấu hiệu phục hồi
dần rõ nét, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh tuy không nói là kinh doanh
tốt nhưng đã dần ổn định và bước qua khủng hoảng, khả năng tài chính của
doanh nghiệp được củng cố, thu nhập khách hàng đủ sức trả nợ vay Ngân
hàng. Song song đó, công tác thẩm định và kiểm soát rủi ro đang được tiến
82
hành sát sao nên tỷ lệ nợ xấu trong thời gian này đã được kiềm chế không gia
tăng so với cùng kỳ năm trước đó. Tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ 0,14% như cùng kỳ
năm 2013.
Tóm lại, qua kết quả đạt được như trên cho thấy công tác thẩm định tín
dụng tại Chi nhánh đã được thực hiện rất tốt, CBTD đã thực hiện tương đối
đầy đủ, nghiêm túc các bước trong quy trình thẩm định tín dụng của Ngân
hàng. Qua quá trình thẩm định Ngân hàng sẽ có cái nhìn khách quan về khách
hàng với những chứng cứ và lý lẽ khoa học từ đó đánh giá chính xác về khả
năng trả nợ của khách hàng. Kết quả của công tác thẩm định có ảnh hưởng rất
lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Do đó có thể nói, thẩm định
tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng.
83
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
5.1.1 Thành tựu
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nợ xấu của toàn ngành tăng nhanh,
VietinBank – Cần Thơ vẫn là một trong số ít các ngân hàng duy trì được tỷ lệ
nợ xấu ở mức rất thấp (0,04%0,17%). Định hướng và chỉ đạo tín dụng nói
chung và công tác thẩm định tín dụng nói riêng toàn Chi nhánh trong năm
luôn bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Hội sở, kỷ cương tín dụng
được siết chặt.
Năm 2012, Chi nhánh đã chuẩn bị những bước đổi mới toàn diện cách
thức tổ chức, mô hình hoạt động tín dụng theo hướng hiện đại, nâng cao năng
lực cạnh tranh. Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng đảm bảo phát triển
kinh doanh an toàn, hiệu quả, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đồng thời
thực hiện chuyển đổi toàn diện mô hình cấp tín dụng theo hướng (i) tập trung
hóa hàng loạt công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản và quản lý TSBĐ,
xây dựng Trung tâm đầu mối dịch vụ kho quỹ,…; (ii) chuyên môn hóa sâu
giữa các bộ phận, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng.
Năm 2013, Chi nhánh thực hiện chuyển đổi thành công mô hình tín dụng
quản lý rủi ro từ chiều ngang sang chiều dọc nhằm tập trung hóa công tác
thẩm định, hạn chế rủi ro.
Dư nợ tín dụng lớn hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác trên cùng
địa bàn. Ngoài ra, hiện nay ở Chi nhánh chủ yếu đều áp dụng hình thức cho
vay có đảm bảo bằng tài sản (bất động sản, hàng tồn kho, các khoản phải
thu…) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, còn lại là hình thức vay khác (vay tín
chấp, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản…). Đặc biệt, việc cho vay
không có đảm bảo bằng tài sản hầu như chỉ áp dụng cho vay cá nhân có nguồn
thu ổn định từ lương, còn hạn chế áp dụng cho các DN bởi tính rủi ro cao.
84
5.1.2 Hạn chế
Công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh đã đạt nhiều thành công đáng
ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Công tác thẩm định của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, quy trình,
thủ tục thẩm định hồ sơ còn phức tạp nên việc thực hiện còn chậm gây ảnh
hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng. Các ý kiến đánh giá đôi khi thiếu
chính xác dẫn đến việc bỏ qua những khách hàng tốt nhưng lại chấp nhận
những khách hàng xấu, điều này làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các
điều kiện, nguyên tắc, chuẩn mực trong thẩm định khách hàng quá cứng nhắc
không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Lượng công việc quá nhiều đối với
một CBTD nên đôi khi có xảy ra sai sót trong quá trình xử lý cũng như đề xuất
ý kiến. Nhất là, khi điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp khiến
CBTD khó có thể đưa ra nhận xét chính xác. Các văn bản, quy định, chính
sách của Nhà nước thay đổi bất thường làm cho công tác thẩm định theo quy
trình trước đây không còn phù hợp. Ngoài ra, các chính sách quy định của
pháp luật còn thiếu chặt chẽ tạo điều kiện cho khách hàng qua mặt CBTD.
Việc các nguồn luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau là do việc ban hành và
quản lý luật pháp của Nhà nước và các bộ ngành liên quan chưa thống nhất và
chặt chẽ, khiến cho các Ngân hàng và KH còn lúng túng khi thực hiện.
Chi nhánh vẫn chưa tiếp cận hết được các khía cạnh, yếu tố đánh giá về
khả năng tài chính và phương án vay vốn giống như các bước trong quy trình
tín dụng chung. Có thể do trình độ chuyên môn, ý thức chấp hành hoặc do
điều kiện khách quan mà khi tham gia thẩm định tình hình tài chính và các đề
xuất kinh doanh, các CBTD chỉ chú trọng vào tính toán các hệ số tài chính để
đánh giá khả năng trả nợ của KH, trong khi những chỉ tiêu khác có thể đánh
giá tình hình chi trả hiệu quả hơn, như phân tích dòng tiền, giá trị hiện tại ròng
NPV,… lại không đề cập đến. Điều này có thể dẫn đến quyết định cho vay sai
lầm và tăng rủi ro cho Chi nhánh. Hơn nữa, CBTD chưa tính đến những yếu tố
rủi ro và giải pháp phòng ngừa trong hầu hết các PAKD, mà chỉ đề cập đến
trong một vài dự án đầu tư lớn. Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thông
tin nên các NHTM nói chung và VietinBank Chi nhánh Cần Thơ nói riêng
chưa có biện pháp tiếp cận, xử lý, khai thác và lưu trữ thông tin một cách hiệu
quả nhất phục vụ cho toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng. Mặc dù Chi nhánh
đã sử dụng nguồn thông tin khá tin cậy từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC
của NHNN, tuy nhiên nguồn thông tin này vẫn chưa thực sự đầy đủ, không
được cập nhật thường xuyên và liên tục, đặc biệt đối với những KH có quan
hệ tín dụng với Chi nhánh lần đầu tiên, hoặc những DN mới thành lập, chưa
85
có điều kiện công bố thông tin về đơn vị mình một cách phổ biến và đầy đủ.
Ngoài ra, nguồn tài liệu như các báo cáo tài chính, kế hoạch SXKD do chính
KH lập nên tính chính xác và khách quan của những tài liệu này rất khó kiểm
soát và kiểm chứng, bởi bất kỳ một KH nào khi muốn vay vốn tại Ngân hàng
đều đưa ra một phương án SXKD đã được chuẩn bị kỹ càng. Trong khi đó,
việc thẩm định thường dựa vào những thông tin do KH cung cấp là chủ yếu.
Điều này càng làm ảnh hưởng đến tính trung thực và khách quan của những số
liệu trong báo cáo tài chính hay dự án kinh doanh. Hơn nữa, việc mời các
chuyên gia có năng lực tái thẩm định để kiểm chứng lại tính chính xác của
nguồn tài liệu cũng khá tốn kém và khó khăn đối với Chi nhánh.
Theo quy trình thẩm định tín dụng, sau khi xem xét hồ sơ KH, mỗi
CBTD đều phải tự mình đi thực tế đến tận nơi sản xuất kinh doanh của KH
vay vốn để thu thập, tìm hiểu về nhà xưởng thiết bị, trình độ quản lý sản xuất
kinh doanh, khả năng tài chính, thực trạng TSĐB và các thông tin khác nhằm
phân tích, đánh giá về KH và hiệu quả của phương án xin vay vốn của họ.
Điều này rất khó khăn đối với các KH ở xa Chi nhánh bởi CBTD không đủ
thời gian và nguồn thông tin tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự
sắp đặt trước của những KH thiếu trung thực. Đồng thời, chi phí cho một lần
thẩm định như vậy là khá lớn so với dự kiến tiền lãi sẽ thu được nếu khoản
vay được chấp nhận, bao gồm chi phí xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí lưu
trú cho cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay.
Ngoài việc phải căn cứ vào rất nhiều nguồn luật điều chỉnh như Luật Dân
sự, Luật Công chứng... gây phức tạp trong việc xác định cơ sở pháp lý của
TSĐB, các CBTD cũng gặp khó khăn trong việc định giá khi mà Khung giá
Nhà nước chênh lệch rất nhiều so với giá thị trường, nhiều khi việc định giá
theo cảm tính, chưa thực sự chuẩn xác gây thiệt hại hoặc cho Ngân hàng hoặc
cho KH. Đối với quy mô của Chi nhánh hiện tại, việc định giá TSĐB là do các
CBTD phụ trách mà không phải do một bộ phận thẩm định độc lập để định
giá. Cũng như đối với việc thẩm định nguồn tài liệu chứng minh khả năng tài
chính của KH và tính khả thi của PASXKD, việc cử chuyên gia thẩm định
TSĐB đôi khi không phải Ngân hàng nào cũng có điều kiện để thực hiện. Điều
này làm gia tăng rủi ro các CBTD cố tình câu kết và móc nối với KH để khai
khống giá trị của TSĐB, nhằm trục lợi cá nhân.
Tình hình nợ xấu tuy ở mức rất thấp nhưng đang không ngừng gia tăng.
Hoạt động cấp tín dụng còn tập trung nhiều vào một số khách hàng lớn và
khách hàng truyền thống nên khi tình hình hoạt động kinh doanh của các
khách hàng này kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân
hàng. Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc
86
đánh giá không tốt, hoặc cố tình làm sai,...CBTD chưa chấp hành đúng quy
trình thẩm định dẫn đến đánh giá không chính xác khách hàng, phạm sai lầm
trong đánh giá TSBĐ do năng lực của chính cán bộ hay do sự cố ý từ phía
khách hàng. Do yếu tố cạnh tranh, chạy đua lãi suất khiến việc thẩm định
khách hàng trở nên thiếu thận trọng hơn. KH chủ động che giấu thông tin, cố
tình làm giả hồ sơ tài liệu, khuếch đại khả năng tài chính, đưa ra các TSĐB
không hợp pháp nhằm tạo lòng tin với Ngân hàng để vay được nhiều vốn hơn,
gây ra rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, một số DN dù thực sự có nhu cầu vay vốn
và đưa ra được kế hoạch kinh doanh khả thi, nhưng khi tiến hành sản xuất
kinh doanh lại làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ, hoặc cố tình chây
ỳ, không trả nợ cho Ngân hàng. Mặc dù Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện
pháp ngăn chặn rủi ro tín dụng này xảy ra, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa
triệt để và còn lỏng lẻo, tạo khe hở cho các KH cố tình lách luật, vi phạm các
nguyên tắc tín dụng.
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Để đưa ra quyết định cho vay đúng đắn đồng thời giải quyết được mâu
thuẫn giữa vấn đề an toàn tài sản của Ngân hàng và sự thuận tiện của khách
hàng thì tính chuẩn xác của công tác thẩm định là nhân tố cần được quan tâm
hàng đầu. Sau đây là một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên
nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian sắp tới.
5.2.1 Hoàn thiện quy trình thẩm định theo hƣớng hiện đại
Rà soát toàn bộ hệ thống quy chế/quy định/quy trình đảm bảo tính chặt
chẽ và phát huy tối ưu vai trò của các vòng thẩm định sao cho độc lập theo
thông lệ quốc tế, đảm bảo tính tuân thủ trong mọi hoạt động/quá trình tác
nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ triển khai ứng dụng các module xếp hạng tín dụng
theo thông lệ quốc tế. Đổi mới các tiêu chí đánh giá hướng tới chuẩn mực
quốc tế, đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và hiện đại. Chuẩn hóa lại quy trình,
quy định, cơ chế chính sách đảm bảo linh hoạt theo đặc điểm của thị trường.
Quy định, quy trình, tiêu thức đánh giá phải được xây dựng rõ ràng, khoa
học và thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với thực tế hoạt động và các
quy định, thông tư của NHNN. Các chính sách phải được in thành văn bản,
xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khách hàng.
Sự thiếu thông tin về các tỷ số bình quân của ngành nhìn chung là hạn
chế chung của toàn ngành kinh tế không chỉ của riêng ngân hàng nào. Tuy
nhiên, để công tác thẩm định mang lại hiệu quả cao nhất. Ngân hàng có thể
tiến hành nghiên cứu và lập riêng cho ngân hàng mình một vài chỉ số của các
87
ngành tiêu biểu tại địa phương như: thủy sản, dệt may,... Các chỉ số này tuy
không mang tính đại diện cao, nhưng cũng có thể làm cơ sở so sánh vì phần
lớn khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp tại địa phương.
5.2.2 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng
Để thỏa mãn những yêu cầu mới, đồng thời để nâng cao chất lượng tín
dụng và từng bước chuẩn hóa công tác quản trị rủi ro theo quy chuẩn của quốc
tế, Chi nhánh cần đưa ra những biện pháp tích cực để khắc phục những hạn
chế trong quá trình thực hiện công tác chấm điểm tín dụng sao cho phần mềm
ngày càng phù hợp và mang tính khoa học. Cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn
và kỹ thuật của các chuyên gia, Chi nhánh cần rà soát lại các tiêu chí làm nên
quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH, bao gồm: tình hình phát sinh
nợ quá hạn, số lần chậm trả lãi vay, số lần khách hàng xin gia hạn nợ hoặc
điều chỉnh kỳ hạn nợ, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi... Ngoài ra,
Ngân hàng cũng nên xem xét đến một số chỉ tiêu khác như tính chất đặc thù
của từng ngành nghề kinh doanh của mỗi KH; chỉ tiêu về Lịch sử quan hệ tín
dụng của KH đối với các tổ chức tín dụng khác... Những chỉ tiêu này cũng ảnh
hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH.
5.2.3 Điều chỉnh lại các biện pháp bảo đảm tiền vay
Để thực hiện tốt công việc thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay,
Chi nhánh cần chú ý những điểm sau:
Một là, việc tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy chế của Nhà nước và
của Hội sở chính về các hình thức bảo đảm tiền vay được đặt lên hàng đầu. Cụ
thể, về hồ sơ thủ tục đảm bảo nợ vay, tính pháp lý của tài sản bảo đảm,
phương pháp định giá tài sản bảo đảm, hạn mức cho vay so với giá trị tài sản
bảo đảm, giấy tờ hợp lệ… đều thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam.
Hai là, việc có tuân thủ các quy định trên hay không còn phụ thuộc vào ý
thức chấp hành của mỗi cán bộ trong Chi nhánh. Để việc thực hiện các quy
định một cách triệt để, Ban lãnh đạo Chi nhánh nên đưa ra những biện pháp
tích cực để nâng cao ý thức của các CBTD, tránh tinh thần chủ quan, bất cẩn
trong quá trình thẩm định và nghiêm khắc kỷ luật những cán bộ có những
hành vi móc nối, thông đồng với KH để trục lợi cho bản thân.
Ba là, Chi nhánh cần chú trọng đến đối tượng và mục đích áp dụng các
biện pháp bảo đảm tiền vay. Việc áp dụng những biện pháp bảo đảm thích hợp
sẽ vừa tránh được rủi ro tín dụng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho KH đến vay
vốn.
88
5.2.4 Nâng cao chất lƣợng tín dụng
Thực hiện tốt quy trình tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định, cần thận
trọng trong việc lựa chọn khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan và tăng
hiệu quả tín dụng.
Hạn chế cho vay tín chấp, cho vay dựa vào mối quan hệ với nhân viên
Ngân hàng, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương trong việc điều tra hồ
sơ khách hàng.
Ngân hàng phải thực hiện theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, tiến
hành thu hồi vốn kịp thời khi xảy ra vấn đề nhằm hạn chế nợ quá hạn cũng
như nợ xấu.
5.2.5 Chuẩn hoá công tác cán bộ, chế độ lƣơng, thƣởng và thi đua
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nguồn, cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh trong tình hình mới. Bổ sung
lao động có trình độ, chất lượng thông qua công tác tuyển dụng tập trung.
Quan tâm, xây dựng văn hóa phòng ngừa rủi ro, đặc biệt lưu ý vấn đề rủi ro
đạo đức. Kiện toàn nhân sự, đặc biệt những vị trí đang yếu và thiếu, thường
xuyên tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuên môn cho CBTD.
Áp dụng cơ chế tiền lương mới nhằm đảm bảo chính sách thu nhập minh
bạch, công bằng. Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chính sách phúc lợi khác
đảm bảo chính sách lương, thưởng, phúc lợi khuyến khích và tạo động lực cho
người lao động phấn đấu làm việc.
Công tác thi đua và công tác cán bộ cần tiếp tục đổi mới theo hướng gắn
kết, quy chuẩn công tác đánh giá cán bộ, tập trung chú trọng tuyên dương
động viên khen thưởng kịp thời ngay tại đơn vị để khơi dậy mạnh mẽ niềm tự
hào của toàn thể cán bộ nhân viên, phát huy nhiều sáng kiến cải tiến, nâng cao
năng suất lao động.
5.2.6 Đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc công nghệ thông tin
Chiến lược nâng cấp công nghệ do Hội sở đề ra, Chi nhánh phải tiến
hành nhanh chóng việc lắp đặt và sử dụng khi có chủ trương. Xây dựng chính
sách Quản trị Chất lượng Dữ liệu, quán triệt tất cả các bộ phận liên quan
nghiêm túc tuân thủ nhằm đảm bảo chất lượng thông tin tin cậy phục vụ cho
việc ra quyết định. Đồng thời thực hiện tốt công tác quản trị vận hành an toàn
hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ để tránh
lãng phí. Cải tiến quy trình nghiệp vụ từ trên xuống dưới nhằm tạo sự phù hợp
về công nghệ đi đôi với bảo mật, an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình
và khách hàng tạo tiền đề cho sự tin tưởng của khách hàng.
89
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, VietinBank – Cần Thơ
đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh
doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế,
giữ vững vị thế của mình, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính
sách, chỉ đạo của Hội sở và ngân hàng nhà nước. Chi nhánh đã đạt được kết
quả kinh doanh rất ấn tượng, khẳng định năng lực quản trị điều hành và chất
lượng hoạt động của Chi nhánh trên địa bàn. Mặc dù còn nhiều khó khăn và
hạn chế nhưng Ngân hàng vẫn đang không ngừng tiếp tục cải cách và tìm
hướng phát triển riêng nâng cao thế mạnh của mình.
Qua phân tích đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ta có thể rút ra kết luận
sau:
Quy trình thẩm định tín dụng được xây dựng rất chặt chẽ với hệ thống
các quy tắc, chuẩn mực cụ thể, phù hợp với các quy định của NHNN và thông
lệ quốc tế, mỗi CBTD làm việc một cách nghiêm túc, tuân thủ qui định, hiệu
quả công việc cũng được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh luôn biến
đổi bất thường, thủ thuật của khách hàng ngày càng tinh vi thì việc áp dụng
quy trình trước đây có phần không còn phù hợp. Hiện tại công tác cải cách
toàn diện đang được Ngân hàng triển khai và dần có kết quả.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua luôn đạt kết quả
cao, hiệu quả thu hồi nợ rất khả quan với tỷ lệ khá cao. Mặc dù tình hình tăng
trưởng tín dụng thấp nhưng chất lượng tín dụng đang dần nâng cao bằng
chứng là nợ quá hạn cũng như nợ xấu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ, đạt
yêu cầu của ngân hàng Hội sở đề ra. Nhờ vào việc công tác thẩm định đang
được xiết chặt, củng cố và đổi mới.
CBTD giải quyết công việc ngày càng chuyên nghiệp, nhanh chóng,
đảm bảo đúng qui định, quy trình. Ngân hàng cũng tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất trang thiết bị cũng như công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình tác
nghiệp được thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng với độ chính xác cao.
90
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
NHNN cần tổ chức những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn
ngành ngân hàng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm bắt những kiến thức
mới giúp họ vận dụng hiệu quả vào công tác thẩm định của mình. Đồng thời
tăng cường sự hợp tác giữa các NHTM tạo nên khối liên minh vững mạnh,
tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ, cạnh tranh không lành mạnh, chạy đua lãi
suất. Bên cạnh đó hỗ trợ nhau về thông tin tín dụng của khách hàng giúp kết
quả thẩm định chính xác hơn.
Tăng cường vai trò của CIC như: Đổi mới công nghệ thông tin, tăng
cường trang bị các phương tiện hiện đại cho Trung tâm để tạo điều kiện tốt
hơn trong việc thu thập, cung cấp và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ. Tích cực
phối hợp với các TCTD trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin nhằm
tạo dựng kho dữ liệu cho hệ thống thông tin tín dụng Ngân hàng. Phát triển
mạnh mẽ dịch vụ chia sẻ thông tin quan hệ tín dụng của KH vay.
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý tạo nền tảng cho hoạt động tín
dụng, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, văn bản hỗ trợ, tạo ra hành lang
pháp lý thông thoáng và chặt chẽ. NHNN cần nhanh chóng đề ra các quy chế,
văn bản hướng dẫn cụ thể. Hơn nữa, những quy chế này cần có sự phối hợp
chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền liên quan nhằm tạo ra sự nhất quán
cho việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành.
NHNN cần nhanh chóng thực hiện một cách triệt để và thường xuyên
hơn: cử các đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các tổ chức
tín dụng, trong đó có Chi nhánh Cần Thơ để kịp thời phát hiện và điều chỉnh
những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong nội bộ Chi nhánh. Với nghiệp vụ
Tín dụng, đoàn thanh tra cần rà soát và kiểm tra chặt chẽ chất lượng tín dụng,
tình hình kiểm soát nợ xấu, việc thực hiện và tuân thủ các quy định liên quan
đến hoạt động cho vay, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng... Đặc biệt, NHNN cần tăng cường công tác
phòng chống tham nhũng, tội phạm trong Ngân hàng để kịp thời phát hiện,
ngăn ngừa những thất thoát về tín dụng trong những năm vừa qua, gây ảnh
hưởng đến hiệu quả và chất lượng tín dụng.
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam
Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực
trình độ của cán bộ.
Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương.
91
Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.
Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt
động phát triển kinh doanh.
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có
tính thống nhất - tích hợp - ổn định cao.
Đầu tư hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các chi nhánh.
Tiếp thu ý kiến đóng góp của các chi nhánh, rà soát lại các văn bản hiện
hành để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện tại.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
Nguyễn Văn Dũng, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi
nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
Võ Thị Thanh Hương, 2009. Mô tả quy trình thẩm định vay vốn tại
Ngân hàng Công Thương Chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp.
Đại học An Giang.
Nguễn Minh Kiều, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội.
4.
Nguễn Minh Kiều, 2012. Tiền tệ - Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản
Lao động – Xã hội.
5.
Nguyễn Đăng Dờn, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng.
Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
Nguyễn Minh Kiều, 2012. Hướng dẫn thực hành Tín dụng và Thẩm
định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Thị Cành, 2004. Phương pháp và phương pháp luận nghiên
cứu khoa học kinh tế. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TP. HCM.
6.
7.
8.
9.
Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị ngân hàng
thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
10. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần
Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
11. Quốc hội, 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hà Nội, ngày 16
tháng 6 năm 2010.
12. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 16 tháng 6
năm 2010.
13. Chính phủ, 2012. Nghị định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm
2012.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định của thống đốc ngân
hàng nhà nước Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng
đối với khách hàng. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định của thống đốc ngân
hàng nhà nước Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho
vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định
số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước. Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2005.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định về việc sửa đổi, bổ
sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày
3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung
93
17.
18.
19.
20.
một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hà Nội, ngày 31
tháng 05 năm 2005.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2009. Thông tư quy định về tỷ lệ tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
đối với tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2009.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư quy định về phân loại
tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư Về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài. Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014.
Công ty TNHH Kế toán và tư vấn Sao Vàng, 2013. Phương pháp so
sánh trong phân tích tài chính.
. [Ngày truy cập: 25
tháng 08 năm 2014].
21. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2014. Tổng quan về
VietinBank. . [Ngày truy cập: 25 tháng 08 năm 2014].
94
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
BẢNG CÂU HỎI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Số:
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG TẠI VIETINBANK CẦN
Xin chào anh (chị), tôi tên là Trƣơng Ngọc Phƣơng Nhi hiện là sinh
viên thuộc khoa kinh tế - QTKD của Trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi
đang thực hiện luận văn tốt nghiệp đề tài: “Đánh giá quy trình thẩm định tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi
nhánh Cần Thơ”. Rất mong anh (chị) vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi
hoàn thành một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi chân thành cảm ơn sự
cộng tác và giúp đỡ của anh (chị) và xin đảm bảo những câu trả lời của anh
(chị) sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
I. PHẦN QUẢN L
Tên đáp viên:………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………..................
Giới tính:
Nam
Ngày phỏng
vấn:
Nữ
Năm sinh: ……………………………………………….......
II. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Q1. Khi tiếp nhận hồ sơ anh (chị) kiểm tra như thế nào?
Đối với cá nhân:…………………………………………………………
.......................................................................................................................
Đối với tổ chức kinh tế:………………………………………………….
.......................................................................................................................
Đối với khách hàng mới:………………………………………………...
95
.......................................................................................................................
Đối với khách hàng cũ:.............................................................................
Q2. Đối với trường hợp từ chối cho vay anh (chị) thực hiện như thế
nào?......................................................................................................................
Q3. Anh (chị) đánh giá khả năng tài chính của khách hàng như thế nào?
Đối với cá nhân:…………………………………………………………
.......................................................................................................................
Đối với tổ chức kinh tế:………………………………………………….
.......................................................................................................................
Q4. Anh (chị) có những yêu cầu như thế nào đối với báo cáo tài chính của
doanh nghiệp?.......................................................................................................
Q5. Đối với cho vay phương án/dự án anh (chị) đánh giá tính khả thi dựa trên
cơ sở nào?
Đối chiếu phương pháp và kết quả tính toán với các chuẩn mực, tiêu
chuẩn đã được công bố
Chú ý những khoản mục bất thường, không rõ ràng
Khảo sát thực tế
Khác:.........................................................................................................
Q6. Anh (chị) thẩm định tài sản đảm bảo như thế nào?......................................
.............................................................................................................................
Q7. Anh (chị) định giá tài sản đảm bảo bằng phương pháp gì?..........................
..............................................................................................................................
Q8. Xin vui lòng cho biết, anh (chị) đánh giá rủi ro của khách hàng dựa vào
đâu?......................................................................................................................
Q9. Anh (chị) xếp hạng khách hàng như thế nào?...............................................
Q10. Anh (chị) lập tờ trình thẩm định bao gồm những nội dung
gì?.........................................................................................................................
..............................................................................................................................
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH (CHỊ)!
KÍNH CHÚC ANH (CHỊ) NHIỀU SỨC KHỎE!
96
PHỤ LỤC 2
BẢNG SỐ LIỆU
CHỈ TIÊU
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
I. DSCV
1. Theo thời gian
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
2. Theo thành
phần kinh tế
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
3. Theo lĩnh vực
đầu tƣ
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
II. DSTN
1. Theo thời gian
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
2. Theo thành
phần kinh tế
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
3. Theo lĩnh vực
đầu tƣ
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
Năm 2011
772.089
703.221
68.868
8.376.707
8.376.707
7.482.713
893.994
Năm 2012 Năm 2013
697.562
488.318
674.585
461.877
22.977
26.441
8.434.642 8.274.398
8.434.642 8.274.398
7.372.014 7.111.506
1.062.628 1.162.892
ĐVT: Triệu đồng
6T 2013 6T 2014
229.126
250.000
209.779
231.400
19.347
18.600
4.573.657 4.408.076
4.573.657 4.408.076
4.022.472 3.793.394
551.185
614.682
8.376.707
8.434.642
8.274.398 4.573.657 4.408.076
1.252.046
5.289.476
1.024.589
810.596
1.634.306
4.599.971
918.692
1.281.673
1.709.578
796.649
828.296
4.361.748 2.486.423 2.250.343
1.121.393
596.568
609.421
1.081.679
694.017
720.016
8.376.707
8.434.642
8.274.398 4.573.657 4.408.076
2.952.489
3.107.901
1.659.830
656.487
7.917.143
7.917.143
7.064.595
852.548
3.125.468
2.612.289
1.589.763
1.107.122
8.681.907
8.681.907
7.664.472
1.017.435
3.214.586
2.465.800
1.648.342
945.670
8.105.507
8.105.507
6.937.694
1.167.813
7.917.143
8.681.907
8.105.507 4.578.387 4.712.557
1.779.563
4.612.653
789.230
735.697
1.586.457
4.758.923
960.769
1.375.758
1.345.670
721.095
716.259
4.721.340 2.649.810 2.664.053
889.544
472.375
578.567
1.148.953
735.107
753.678
7.917.143
8.681.907
8.105.507 4.578.387 4.712.557
2.885.941
2.845.617
1.558.941
626.644
2.986.578
2.645.123
1.789.230
1.260.976
3.012.457 1.796.316 1.948.581
2.485.678 1.469.872 1.539.081
1.611.769
670.903
537.254
995.603
641.296
687.641
97
1.721.535
1.572.875
633.151
646.096
4.578.387
4.578.387
3.825.561
752.826
1.803.139
1.310.694
609.580
684.663
4.712.557
4.712.557
4.074.257
638.300
CHỈ TIÊU
III. Dƣ nợ
1. Theo thời gian
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
2. Theo thành
phần kinh tế
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
3. Theo lĩnh vực
đầu tƣ
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
IV. Nợ xấu
1. Theo thời gian
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
2. Theo thành
phần kinh tế
DNNN
Công ty TNHH
DNTN
Cá thể
3. Theo lĩnh vực
đầu tƣ
SXKD
CBNTTS
DV&KD khác
Tiêu dùng
Năm 2011
2.713.981
2.713.981
1.957.704
756.277
Năm 2012
2.466.716
2.466.716
1.665.246
801.470
Năm 2013 6T 2013 6T 2014
2.635.607 2.461.986 2.331.126
2.635.607 2.461.986 2.331.126
1.839.058 1.862.157 1.558.195
796.549
599.829
772.931
2.713.981
2.466.716
2.635.607 2.461.986 2.331.126
642.447
1.511.854
127.917
431.763
690.296
1.352.902
85.840
337.678
1.054.204
765.850 1.166.241
993.310 1.189.515
579.600
317.689
210.033
348.543
270.404
296.588
236.742
2.713.981
2.466.716
2.635.607 2.461.986 2.331.126
1.352.642
518.543
455.418
387.378
954
954
954
0
1.491.532
485.709
255.951
233.524
2.389
2.389
2.389
0
1.693.661 1.416.751 1.548.219
465.831
588.712
237.444
292.524
218.199
364.850
183.591
238.324
180.613
4.401
3.429
3.280
4.401
3.429
3.280
4.401
3.429
3.280
0
0
0
954
2.389
4.401
3.429
3.280
0
300
0
654
0
0
0
2.389
0
0
0
4.401
0
682
258
2.489
0
0
130
3.150
954
2.389
4.401
3.429
3.280
300
0
654
0
0
1.930
459
0
0
4.401
0
0
255
2.916
258
0
0
2.591
689
0
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank – Cần Thơ
98
[...]... quá trình cấp tín dụng theo đúng quy định của ngân hàng Mở rộng thị phần, tăng cường cho vay, góp phần đạt mức tăng trưởng tín dụng theo dự kiến của NHNN 24 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1.1 Quy trình thẩm. .. 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2011 –... trọng Với mong muốn Ngân hàng hoạt động hiệu quả, chất lượng tín dụng được nâng cao, đề tài: Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014” giúp Ngân hàng giảm thiểu nợ xấu cũng như ngăn ngừa rủi ro tín dụng, đồng thời nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng bạn 1 1.2 MỤC... tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 2 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm 2.1.1.1 Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng quy n sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng. .. tiêu định tính lẫn định lượng, bao quát các khía cạnh chính của vấn đề từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như giải pháp hiệu quả và thiết thực hơn 14 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Cần Thơ tiền thân là Ngân hàng khu vực Thành phố Cần Thơ. .. xét về thực trạng quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ Kế đến, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, các chỉ tiêu phân tích kết hợp với phương pháp so sánh (so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối), áp dụng phương pháp suy luận để đánh giá về quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Từ kết quả phân tích và đánh giá trên làm cơ sở suy luận... 4.1.1 Quy trình thẩm định tín dụng cơ bản của Ngân hàng Xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng Thu thập thông tin bổ sung cần thiết Thẩm định phương án SXKD hoặc DAĐT Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay Hình 4.1 Quy trình thẩm định tín dụng Khâu thẩm định gồm có thẩm định cho vay và thẩm định rủi ro tín dụng 4.1.1.1 Thẩm định cho vay Việc thẩm định cho vay do cán... bản của quy trình thẩm định tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang Từ đó hướng đến mục tiêu thứ hai là có thể nắm được tầm quan trọng của quy trình thẩm định đối với việc quản lý tín dụng để ngân hàng có thể hình thành một quy trình tốt nhất phục vụ khách hàng tốt hơn Nghiên cứu khám phá để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp Đề tài sử dụng phương pháp định tính... cán bộ ngân hàng có sai phạm bị truy tố Bên cạnh đó, tình hình nợ xấu không ngừng gia tăng Tỷ lệ nợ xấu do các ngân hàng công bố hiện là 3,6 - 3,9%, nhưng theo đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì con số này phải là 7% Trước tình hình hiện tại, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ cũng như các ngân hàng khác càng chú trọng kiện toàn quy trình thẩm định tín dụng để... tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quy t định tín dụng Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quy t định cho vay Những nội dung chính yếu của thẩm định tín dụng: Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn: Thẩm định xem khách hàng có