b các vùng của vỏ não vận động Vùng vận động sơ cấp Vùng tiền vận động Vùng vận động bổ sung Chi phối đối bên.. Hoạt động phối hợp với vùng vận động sơ cấp, nhân nền và đồi thị tạo nê
Trang 1GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ THẦN KINH
SINH LÝ VẬN ĐỘNG
A) KHÁI NIỆM
Hệ vận động bao gồm:
Trung tâm vận động (chất xám thần kinh trung ương)
Đường dẫn truyền vận động (ly tâm)
Bộ phận đáp ứng (cơ, gân)
Vận động bao gồm:
vận động có ý thức (vỏ não và hệ tháp)
vận động không ý thức (các nhân dưới vỏ và hệ ngoại tháp)
Vận động còn chịu sự chi phối của các nhân nền não và tiểu não
B) VỎ NÃO VẬN ĐỘNG VÀ HỆ THÁP
1) Đại cương
Vỏ não chi phối các cử động "tùy ý"
Bó thần kinh chi phối vận động xuất phát từ đây được gọi là bó tháp (bó vỏ tủy)
2) Vỏ não vận động
(a) Giải phẫu
Vỏ não vận động nằm ở thùy trán trước rãnh trung tâm gồm 3 vùng nhỏ:
vùng vận động sơ cấp,
vùng tiền vận động,
vùng vận động bổ sung
Hình 11.3 Sơ đồ hệ tháp
Trang 2(b) các vùng của vỏ não vận động
Vùng vận động sơ cấp Vùng tiền vận động Vùng vận động bổ sung
Chi phối đối bên Nằm trước vùng vận động sơ cấp Nằm trước và trên vùng tiền vận
động
Bản đồ chi phối các cơ của vùng
vận động sơ cấp:
Bản đồ hình cơ thể lộn
ngược: đầu ở thấp, mình ở
trên và ở cao nhất là chi
dưới
Phần nào của cơ thể càng
có nhiều cử động phức tạp,
tinh tế thì vùng đại diện của
nó trên vỏ não càng lớn (có
tới hơn một nửa diện tích
của vùng này là dành cho
cử động của bàn tay và các
cơ liên quan đến nói)
Bản đồ chi phối các cơ của vùng này cũng giống như trên vùng vận động sơ cấp
Hoạt động phối hợp với vùng vận động sơ cấp, nhân nền và đồi thị tạo nên một phức hợp chi phối phần lớn các cử động phức tạp của
cơ thể đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ
Phải kích thích mạnh mới gây được co cơ và thường gây co cơ cả hai bên
Hoạt động phối hợp với vùng tiền vận động để tạo ra tư thế của các phần khác nhau cơ thể làm nền cho
sự kiểm soát các cử động tinh tế của bàn tay, bàn chân
3) Đường dẫn truyền vận động vỏ não-tủy sống: hệ tháp
Thân: 1/3 ở vùng vận động sơ cấp, 1/3 ở vùng tiền vận động và vùng vận động bổ sung, phần
còn lại từ các vùng cảm giác thân thể
Sợi trục: là những sợi có myelin đi thẳng cùng bên từ vỏ não xuống đến hành não, tại hành não
chia 2 bó:
Bó tháp chéo: 9/10 bắt chéo sang bên đối diện và đi xuống tận cùng ở sừng trước tủy
sống đối bên
Bó tháp thẳng: 1/10 tiếp tục đi thẳng xuống tủy sống rồi mới bắt chéo tại tủy sang tận
cùng ở sừng trước tủy sống đối bên
Tại tủy sống bó tháp tạo synap với nơron trung gian, nơron trung gian sẽ tiếp tục tạo synap với
nơron vận động ở sừng trước
trước Nơron vận động ở sừng trước sẽ chuyển xung động thần kinh đến chi phối các cơ vân qua rễ trước thần kinh tủy
Trang 3C) CÁC VÙNG VẬN ĐỘNG KHÁC CỦA NÃO VÀ HỆ NGỌAI THÁP
Một số vùng khác của não như trung não, cầu não, hành não có các nhân tham gia kiểm soát vận động không tùy ý của cơ vân (trương lực cơ)
Các bó thần kinh chi phối vận động xuất phát từ đây được gọi là hệ ngoại tháp
Nhân đỏ và bó
nhân đỏ-tủy Củ não sinh tư và bó mái-tủy Cấu tạo lưới và bó lưới-tủy Nhân tiền đình và bó tiền đình-tủy Nhân trám và bó trám-tủy
Nhân đỏ nằm ở cuống
não Hai củ não sinh tư trước và hai củ não
sinh tư sau nằm ở cuống não
Nhân lưới ở cầu não và nhân lưới ở hành não Nhân tiền đình nằm ở hành não Nhân trám nằm ở hành não
Bó nhân đỏ-tủy: xuất
phát từ nhân đỏ bắt
chéo sang bên đối
diện, rồi đi thẳng
xuống tận cùng ở
sừng trước tủy sống
đối bên
Bó mái-tủy: xuất phát
từ củ não sinh tư bắt chéo sang bên đối
diện, rồi đi thẳng
xuống tận cùng ở sừng trước tủy sống
đối bên
Bó lưới-tủy: xuất phát
từ cấu tạo lưới đi thẳng
xuống tận cùng ở sừng trước tủy sống
cùng bên
Bó tiền đình-tủy: xuất
phát từ nhân tiền đình đi
thẳng xuống tận cùng
ở sừng trước tủy sống
cùng bên
Bó trám-tủy: xuất phát từ
nhân trám đi
thẳng xuống
tận cùng ở sừng trước tủy sống cùng bên
CHỨC NĂNG
ức chế nơron vận
động alpha của tủy
làm giảm trương lực
cơ
Củ não sinh tư trước: thực hiện các phản xạ định hướng với ánh sáng như máy mắt, lay tròng mắt, quay đầu, đưa mắt về nguồn sáng
Củ não sinh tư sau: thực hiện các phản xạ định hướng với âm thanh như vểnh tai, quay đầu, tai
về phía nguồn âm
Nhân lưới ở cầu não:
kích thích các cơ kháng trọng trường (các cơ ở cột sống và các cơ duỗi của các chi) qua bó lưới tủy giữa tạo nên hệ thống cấu tạo lưới kích thích truyền xuống làm tăng trương lực cơ
Nhân lưới ở hành não: ức chế các cơ kháng trọng trường (các cơ ở cột sống và các cơ duỗi của các chi) qua bó lưới tủy bên tạo nên hệ thống cấu tạo lưới ức chế truyền xuống làm giảm trương lực cơ
kích thích nơron vận động alpha của tủy làm tăng trương lực cơ
Tổn thương nhân đỏ
hoặc bó nhân
đỏ-tủy: trương lực
toàn bộ các cơ
tăng rất mạnh, đặc
biệt là trương lực
các cơ kháng trọng
trường (cơ duỗi)
Tổn thương nhân tiền đình hoặc bó tiền đình-tủy: trương lực toàn bộ
các cơ giảm, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng trường (cơ duỗi)
Trang 4D) VAI TRÒ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN NỀN NÃO
1) Vị trí:
các nhân nền nằm chủ yếu bên cạnh đồi thị, sâu trong não với hai nhân chính là nhân đuôi và nhân bèo
Nhân đuôi và nhân bèo có các đường liên hệ với các cấu trúc khác của não rất phức tạp gọi là vòng của nhân bèo và vòng của nhân đuôi
Giữa hai nhân này là bao trong nơi tập hợp hầu hết các sợi cảm giác và vận động liên hệ giữa vỏ não và tủy sống
2) Chức năng:
Vòng của nhân bèo:
giúp vỏ não trong việc thực hiện các kiểu vận động phức tạp đã được học tập và trở thành vô thức
Ví dụ như điều hòa các cử động phức tạp: viết, dùng kéo cắt giấy, ném bóng vào rổ, phủi vết bẩn, nói…
cầu nhạt gây chứng athetose (múa vờn), tổn thương nhân bèo sẫm gây chứng chorea (múa giật), tổn
thương chất đen gây chứng liệt run (bệnh Parkinson)
Vòng của nhân đuôi:
lập kế hoạch về trình tự thời gian cho nhiều hình thức vận động đồng thời và kế tiếp nhau để vỏ não có thể lựa chọn và sắp xếp lại nhằm thực hiện một mục đích nhất định
tính toán thời gian thực hiện cử động (nhanh hay chậm), ước tính quy mô cường độ cử động (lớn hay nhỏ)
Tổn thương vòng này sẽ mất những tri thức bản năng
E) VAI TRÒ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU NÃO
tùy ý (xem bài sinh lý phản xạ)