Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
DOÃN THỊ VÂN ANH
HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ QU¶N Lý NHµ N¦íC
§èI VíI HîP T¸C X· ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG MINH TUẤN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Doãn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ.............................................. 7
1.1.
Khái quát chung về hợp tác xã và quản lý nhà nƣớc đối với
hợp tác xã ............................................................................................. 7
1.1.1. Về hợp tác xã......................................................................................... 7
1.1.2. Về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ............................................. 13
1.2.
Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã..... 16
1.2.1. Pháp luật bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với
hợp tác xã ............................................................................................ 16
1.2.2. Pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã ............ 17
1.3.
Lịch sử pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ........... 18
1.3.1. Giai đoạn trƣớc khi có khi có Luật hợp tác xã .................................... 18
1.3.2. Giai đoạn sau khi có Luật hợp tác xã .................................................. 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 23
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................... 24
2.1.
Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã..... 24
2.1.1. Về bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ................................ 24
2.1.2. Về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ............................ 30
2.2.
Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã trên
địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................ 38
2.2.1. Khái quát quá trình phát triển hợp tác xã trên địa bàn thành phố
Hà Nội ................................................................................................. 38
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về các chính sách hỗ trợ đối với
hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................... 41
2.3.
Đánh giá chung .................................................................................. 49
2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc................................................................... 49
2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân ............................................ 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 61
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ......................................................................................... 63
3.1.
Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp
luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ................................... 63
3.2.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật
về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã .......................................... 66
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp
tác xã ................................................................................................... 66
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà
nƣớc đối với hợp tác xã ....................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 85
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN-TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
DGRV
German Co-operative and Raiffeisen Coferederation
- Liên minh hợp tác xã cộng hoà Liên bang Đức
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTX NN
Hợp tác xã nông nghiệp
HTX
Hợp tác xã
JICA
Japan international Cooperation Agency - Cơ quan
hợp tác quốc tế của Nhật Bản
KTTT
Kinh tế tập thể
LHHTX
Liên hiệp Hợp tác xã
TDND
Tín dụng nhân dân
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Tỷ lệ doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực
HTX so với các thành phần kinh tế khác .................................... 10
Bảng 1.2.
Tỷ trọng của kinh tế tập thể (chủ yếu là hợp tác xã) trong GDP.... 11
Bảng 1.3.
Số lƣợng HTX trong cả nƣớc giai đoạn 2002 - 2010 ................. 22
Bảng 2.1.
Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về HTX hiện nay ................... 26
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã là đƣờng lối chiến lƣợc nhất quán
trong mọi giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc ta, hợp tác xã đƣợc
từng bƣớc đổi mới theo hƣớng phù hợp với điều kiện khách quan và trải qua
thăng trầm trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá chỉ huy sang cơ
chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của Đảng về kinh tế tập thể (trong đó nòng cốt là hợp tác
xã): “ Kinh tế tập thể không ngừng đƣợc củng cố và phát triển. Kinh tế nhà
nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân” (Nghị quyết Trung ƣơng 5, Đại hội Đảng lần thứ IX về đổi
mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể).
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), trên cơ sở những chủ trƣơng,
đƣờng lối lớn của Đảng, đã khẳng định: "Kinh tế tập thể do công dân góp vốn,
góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức trên
nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nhà nƣớc tạo điều kiện để củng cố
và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả". Điều đó là kết quả của một
thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nƣớc ta
về hợp tác xã. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi
mới không ngừng về cơ chế quản lý phát triển hợp tác xã của nhà nƣớc.
Thể chế hoá quan điểm, đƣờng lối phát triển kinh tế tập thể của Đảng,
Luật hợp tác xã (1996, 2003 và 2012) đã đƣợc ra đời. Luật hợp tác xã ban
hành là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo ra nhiều thuận lợi và thông thoáng hơn
cho các hợp tác xã phát triển.
Cũng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác, sự phát triển của hợp tác xã
luôn chịu sự tác động, ảnh hƣởng của yếu tố quản lý nhà nƣớc. Thể chế hóa
quan điểm đổi mới khu vực kinh tế tập thể tại Nghị quyết 13/NQ-TW ngày
1
18/3/2002, Luật hợp tác xã năm 2012 đã có nhiều đổi mới, các quy định về
quản lý nhà nƣớc đã đƣợc bổ sung hơn so với Luật hợp tác xã năm 2003 song
mới chỉ dừng lại là quy định khung, cần phải có các quy định cụ thể, rõ ràng
để Luật hợp tác xã đi vào cuộc sống và có tính khả thi cao.
Quản lý nhà nƣớc có vai trò ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình hình thành
phát triển hợp tác xã. Sự tác động của nhân tố này đƣợc thực hiện thông qua
khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách vĩ mô và quá trình hoàn thiện bộ máy
quản lý nhà nƣớc đối với KTTT từ trung ƣơng đến cơ sở, cũng nhƣ quá trình
tổ chức, triển khai trong thực tiễn của bộ máy này. Theo đánh giá của Bộ
chính trị tại Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 về đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, thì một trong những nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế hợp tác xã hiện nay là do công
tác quản lý nhà nƣớc về hợp tác xã còn nhiều hạn chế, bộ máy phân tán, hoạt
động kém hiệu quả, khung pháp luật và chính sách phát triển kinh tế hợp tác
xã còn nhiều bất cập. Cụ thể là: chƣa có quy định về bộ máy thống nhất quản
lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng; hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối
với hợp tác xã còn thiếu cơ chế phối hợp, liên kết cũng nhƣ phân định chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã chƣa rõ
ràng; việc ban hành các chính sách hỗ trợ hợp tác xã còn chậm, thiếu đồng bộ,
còn bỏ sót một số chính sách quan trọng trong hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
công tác thanh tra, kiểm tra còn buông lỏng, chƣa đƣợc coi trọng...
Những tồn tại này dẫn đến việc các hợp tác xã chậm phát triển cả về số
lƣợng và chất lƣợng. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để hoàn
thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã với mục đích nâng cao
hiệu quả của quản lý nhà nƣớc, giúp cho hợp tác xã ngày càng hoạt động hiệu
quả hơn, phát triển bền vững hơn, phát huy tối đa vai trò và ý nghĩa kinh tế -
2
xã hội của loại hình tổ chức này, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta.
Với nhận thức đó, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quản
lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay ", tìm hiểu pháp luật về
quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc,
thực tiễn áp dụng khung chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn
thành phố Hà Nội làm đề tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, qua
đó đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm giải quyết
vấn đề trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ khi Luật hợp tác xã ra đời và đƣợc áp dụng vào thực tiễn, những quy
định về hợp tác xã đƣợc coi là chủ đề hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu pháp
lý cũng nhƣ những nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực có liên quan. Tuy nhiên, ở
góc độ nghiên cứu khung pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã trên
thực tế chƣa có công trình nào nghiên cứu chính thức và chuyên sâu.
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến khung pháp luật về
hợp tác xã:
- Kinh tế hợp tác xã - một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Liên minh
HTX Việt Nam, 1998.
- Khung khổ pháp lý và kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của một số
nƣớc - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, 2006
- Một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn
thành phố Hà Nội - Luận văn cao học Luật của Trần Lệ Thu, 2010.
- Một số giải pháp về khung pháp lý cho dịch vụ hỗ trợ phát triển hợp
tác xã ở Việt Nam - Đề tài cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), TS. Nguyễn
Minh Tú, 2010.
3
Nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã mới chỉ đƣợc nghiên
cứu chung chung hoặc lồng ghép với những nội dung khác trong các công
trình nghiên cứu nêu trên.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm mục đích sau:
- Những vấn đề cơ bản về địa vị pháp lý của hợp tác xã, quản lý nhà
nƣớc đối với hợp tác xã hiện nay, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc
đối với hợp tác xã.
- Hệ thống những quy định pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp
tác xã.
- Nghiên cứu đánh giá về thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc trong
triển khai thực hiện khung chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật
về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã và phân tích nguyên nhân.
- Đƣa ra một số kiến nghị và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quy định
của pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc phù hợp với
điều kiện và thực trạng hoạt động của hợp tác xã hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã và thực tiễn quản lý nhà
nƣớc đối với hợp tác xã. Khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách luôn ảnh
hƣởng trực tiếp đến hoạt động phát triển của hợp tác xã. Việc áp dụng các
chính sách không đồng bộ, không kịp thời, thiếu hợp lý, không sát với thực tế
là rào cản kìm hãm sự phát triển của hợp tác xã. Vì vậy, tác giả cũng tập trung
nghiên cứu thực tiễn áp dụng khung chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó rút ra đánh giá chung pháp luật
4
về quản lý nhà nƣớc và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hợp tác xã. Từ đó
có những giải pháp và kiến nghị phù hợp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực
thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã hiện nay ở nƣớc ta.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong luận văn là:
- Phƣơng pháp thu thập tƣ liệu: Số liệu thu thập đƣợc từ cơ quan quản
lý, từ tạp chí, sách và các tài liệu khác có liên quan.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: sử dụng phƣơng pháp đối
chiếu so sánh giữ các số liệu, chỉ tiêu giữa các thời kỳ. Tất cả đều dựa trên cơ
sở các kiến thức đã học ở trƣờng và số liệu thực tế ở các hợp tác xã.
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Luận văn đƣợc nghiên cứu, phân tích
và đánh giá trên cơ sở thu thập thông tin về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác
xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Những nét mới của Luận văn
- Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về pháp luật trong quản
lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc
đối với hợp tác xã.
- Luận văn đƣa ra những kết quả phản ánh thực trạng quản lý nhà nƣớc
trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã trên địa bàn thành
phố Hà Nội hiện nay.
- Luận văn chỉ rõ những quy định phù hợp, những hạn chế và những
thiếu sót cần bổ sung của pháp luật hiện hành về quản lý nhà nƣớc đối với
hợp tác xã.
- Luận văn đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học, mang tính thực
tiễn trong hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà
nƣớc đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay.
5
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của Luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với
hợp tác xã, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã;
chỉ ra đƣợc những điểm tiến bộ và cả những điểm chƣa hợp lí trong các quy
định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã và đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục, góp phần cho hoạt động quản lý nhà
nƣớc hiệu lực và hiệu quả hơn.
Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học và phần
nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc trong xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật và thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối
với hợp tác xã.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chƣơng và phần kết luận.
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác
xã và pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã
và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Chương 3. Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực
thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay.
6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
1.1. Khái quát chung về hợp tác xã và quản lý nhà nƣớc đối với
hợp tác xã
1.1.1. Về hợp tác xã
* Khái niệm hợp tác xã
Hợp tác xã (HTX) là một hình thức tổ chức kinh tế trong hệ thống các
hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, đƣợc hình thành trong quá trình
phát triển của các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác và dựa trên cơ sở tự
nguyện của các thành viên tham gia. Xét về mặt lịch sử, HTX xuất hiện trong
nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản (giữa thế kỷ XIX). Để đứng vững trong cạnh
tranh, ngƣời lao động, ngƣời sản xuất nhỏ cần hợp sức, hợp vốn thành lập các
HTX. Song cho đến nay các hình thức hợp tác nhất thời, ngẫu nhiên và liên
kết hợp tác vẫn không mất đi, dĩ nhiên nó biểu hiện dƣới hình thức mới.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về HTX tuỳ quốc gia và tuỳ quan niệm
trong từng thời kỳ:
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội Liên minh hợp tác xã quốc tế
(ICA) lần thứ 31 tổ chức tại Manchester - Vƣơng quốc Anh đã định nghĩa về
hợp tác xã nhƣ sau: “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân
liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện
vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng
nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ”[62]. Đến năm 1995, khái niệm này
đã đƣợc hoàn thiện thông qua tuyên bố: HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp
mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa:
7
HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những
khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã
chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết
những khó khăn chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và
bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác
phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung [46, tr 148].
Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 tại
Điều 20 nêu rõ bản chất của HTX: "... do công dân góp vốn, góp sức hợp tác
sản xuất kinh doanh... trên nguyên tắc, tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi"
[37].
Theo Điều 3, Luật hợp tác xã năm 2012, ngoài căn cứ và đặc điểm phát
triển kinh tế và văn hóa của mình, cũng nhƣ kế thừa nguyên tắc về HTX của
Liên minh HTX quốc tế, đã đƣa ra định nghĩa HTX nhƣ sau:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách
pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã [39, tr8].
Từ khái niệm trên rút ra một số đặc trƣng cơ bản của HTX:
Một là, xét về góc độ kinh tế, HTX là một tổ chức kinh tế cơ bản và
quan trọng nhất của kinh tế tập thể. Đặc trƣng của HTX là hình thức sở hữu
tập thể và dựa trên sở hữu của các xã viên HTX, từ đó mà phát sinh các quan
hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối tƣơng ứng. HTX là một hình thức
của quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa
các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những
vấn đề của sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đời sống kinh tế và mục tiêu xa hơn
8
là nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi xã viên. Việc xác định
HTX là một tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho HTX bình đẳng trƣớc pháp luật
với các loại hình doanh nghiệp khác và đảm bảo quyền lợi vật chất chính
đáng của các thành viên HTX.
Hai là, xét về góc độ xã hội, HTX mang tính chất xã hội sâu sắc. Tính
xã hội của HTX thể hiện trong toàn bộ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
HTX. Với việc tạo điều kiện cho ngƣời lao động, những ngƣời sản xuất nhỏ
chẳng những có thể trụ vững trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh mà còn
đẩy mạnh sự phát triển, xóa bớt gánh nặng về thất nghiệp... cho xã hội. Tuy
nhiên, những hoạt động có ý nghĩa nhƣ trên sẽ chỉ đạt đƣợc hiệu quả khi nó
đƣợc đặt trên nền tảng của hoạt động kinh tế.
Ba là, xét về góc độ pháp lý, HTX là một tổ chức kinh tế có tƣ cách
pháp nhân. HTX là tổ chức kinh tế đƣợc thành lập theo thủ tục pháp lý nhất
định, có đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ, có tài sản tách biệt với tài sản của xã viên, có thẩm quyền nhân
danh mình tham gia các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, có một số đặc trƣng
khác so với các loại hình doanh nghiệp khác nhƣ sau: loại hình HTX đƣợc
quyết định không phải số vốn góp mà là yếu tố xã viên HTX, nhằm giúp đỡ
lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, không thuần túy để thu lợi nhuận trên số
vốn góp. Mọi quyết định cuối cùng và cao nhất của HTX là quyết định của
tập thể đa số thành viên theo tính đối nhân, mỗi ngƣời một phiếu biểu quyết,
bất kể góp vốn nhiều hay ít.
Bốn là, về tổ chức quản lý, HTX hoạt động trên nguyên tắc tự chủ, tự
chịu trách nhiệm. Các thành viên của HTX cùng góp tài sản, công sức, cùng
hƣởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Các thành viên cùng sản xuất, cùng kinh
doanh, cùng làm các dịch vụ và phân phối lợi nhận theo nguyên tắc “lời ăn,
lỗ chịu”. Các thành viên trong HTX đƣợc nhà nƣớc đảm bảo quyền tự chủ
9
trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhƣng pháp luật cũng yêu cầu họ phải
tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.
Năm là, về phân phối, HTX thực hiện phân phối theo vốn góp và mức độ
tham gia dịch vụ của mỗi thành viên. Việc phân phối trong HTX không chỉ dựa
trên nguyên tắc vốn góp mà còn tùy theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.
Tóm lại: Mục tiêu chính của HTX là hợp tác, liên kết thành viên để giải
quyết các công việc mà từng cá nhân riêng lẻ không thực hiện đƣợc, hoặc
thực hiện kém hiệu quả và cùng hành động vì quyền lợi của tất cả thành viên,
không vì lợi ích của cá nhân. Sự khác biệt đó nói lên bản chất của HTX, đồng
thời khẳng định vị trí, vai trò của HTX trong nền kinh tế nói chung.
* Vai trò của hợp tác xã
Kinh tế tập thể (KTTT) với nòng cốt là HTX đóng góp quan trọng cho
GDP: bình quân 6,38% (khoảng 173.536 tỷ đồng trong giai đoạn 2002 - 2011,
trong khi tỷ trọng vốn đầu tƣ tài sản cố định và đầu tƣ tài chính chỉ chiếm
0,5% trong tổng số vốn đầu tƣ cả nƣớc (theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
năm 2010 tổng số vốn kinh doanh của HTX ƣớc khoảng 67.700 tỷ đồng,
chiếm 0,6% tổng vốn sản xuất kinh doanh của nền kinh tế).
Bảng 1.1. Tỷ lệ doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực HTX
so với các thành phần kinh tế khác
Đơn vị tính: %
Năm
TỔNG SỐ
Doanh nghiệp
Nhà nƣớc
Trung ƣơng
Địa phƣơng
Doanh nghiệp
ngoài nhà nƣớc
Tập thể (HTX)
Lĩnh vực nông.
lâm, thủy sản
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
51,24 46,61 41,46 38,85 35,82 31,48 28,90 24,90
25,4
39,12 35,26 31,00 30,74 28,75 25,30 23,90 20,13
12,12 11,35 10,46 8,11 7,07 6,17 5,00 4,77
20,3
5,1
30,10 33,29 36,78 39,44 41,96 47,26 53,30 56,56
55,8
0,93
0,87
0,67
0,80
0,71
0,68
0,73
0,74
0,7
-
-
-
-
-
-
-
-
-
10
Lĩnh vực phi nông
0,93 0,87 0,67 0,80 0,71 0,68
nghiệp
Tƣ nhân
7,60 7,14 7,77 7,99 8,15 7,48 7,01 5,55
Công ty hợp danh 0,23 0,71 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00
Công ty TNHH
16,86 18,59 20,49 20,49 21,25 23,09 25,40 27,40
Công ty cổ phần
2,46 2,97 3,62 3,62 5,13 5,66 6,09 6,02
có vốn nhà nƣớc
Công ty cổ phần
không có vốn nhà 2,02 3,00 4,23 4,23 6,70 10,34 14,07 16,85
nƣớc
Doanh nghiệp
đầu tƣ nƣớc
18,66 20,11 21,76 21,76 22,22 21,26 17,80 18,54
ngoài
DN 100% vốn
8,12 9,00 10,77 10,99 12,31 12,36 10,82 12,22
nƣớc ngoài
DN liên doanh với
10,54 11,11 10,99 10,71 9,92 8,90 6,98 6,32
nƣớc ngoài
5,3
49,8
18,8
12,8
6
Nguồn: Tổng cục thống kê [44]
Tỷ lệ đóng góp của KTTT vào GDP có giảm sút liên tục trong nhiều
năm: chỉ đạt 5,22% năm 2011 so với mức 7,99% năm 2002 và mức gần 11%
năm 1995 (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Tỷ trọng của kinh tế tập thể (chủ yếu là hợp tác xã) trong GDP
Đơn vị tính: %
Năm
Tổng số GDP
1. Kinh tế nhà nƣớc
2. Kinh tế ngoài nhà
nƣớc
2.1. Kinh tế tập thể
(HTX)
2.2. Kinh tế tƣ nhân
2.3. Kinh tế cá thể
3. Kinh tế có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
38,38 39,08 39,1 38,4 37,32 35,93 34,35 35,14 33,74 33,03
47,86 46,45 45,76 45,61 45,66 46,11 46,97, 46,53 47,54 48
7,99 7,49 7,09 6,82 6,61 6,21 6,02
5,45 5,35 5,22
8,3 8,23 8,49 8,89 9,35 10,18 10,81 11,02 11,33 11,57
31,57 30,73 30,19 29,91 29,70 29,72 30,14 30,07 30,86 31,21
13,76 14,47 15,13 15,89 17,02 17,96 18,68 18,33 18,72 18,97
Nguồn: Tổng cục thống kê [45]
11
Các số liệu đóng góp của HTX và KTTT vào GDP nói trên chỉ mới tính
đƣợc phần đóng góp trực tiếp của KTTT vào GDP, chƣa thể hiện phần đóng
góp gián tiếp thông qua tác động của HTX tới kinh tế hộ thành viên HTX,
kinh tế thành viên tổ hợp tác.
HTX không chỉ tham gia trực tiếp vào GDP mà còn tham gia gián tiếp
vào sự phát triển kinh tế. Với hơn 10 triệu thành viên trong đó có tới 6 triệu
thành viên là hộ gia đình nông dân, nông nghiệp, nông thôn thì kinh tế của xã
viên chƣa hề đƣợc tính vào đóng góp GDP của khu vực HTX. Các HTX chủ
yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho thành viên, kinh tế HTX không
thay thế kinh tế cá thể, kinh tế hộ mà chỉ giúp họ hoạt động hiệu quả hơn. Và
hiệu quả của thành viên, kinh tế hộ lại tính vào đóng góp GDP của khu vực
kinh tế cá thể và tƣ nhân.
Vai trò của HTX còn thể hiện ở việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo
mối liên kết, hợp tác giữa những cơ sở sản xuất nhỏ với nhau nhất là trong
lĩnh vực nông nghiệp. HTX tích cực hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo
ra quan hệ liên kết, hợp tác giữa những ngƣời sản xuất nhỏ, tăng cƣờng sức
cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao
động, kỹ thuật để phát triển các ngành nghề, đa dạng hóa kinh tế nông thôn,
góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất, thực hiện tốt vai trò là cầu
nối giữa các hộ nông dân, thành viên với Nhà nƣớc và các tổ chức kinh tế nhà
nƣớc, tăng cƣờng quan hệ liên minh công nông về kinh tế.
HTX đóng góp rất lớn vào phát triển xã hội, đặc biệt khu vực nông thôn,
góp phần gìn giữ ổn định xã hội ở nông thôn, góp phần quan trọng xây dựng
nông thôn mới. Đó là những đóng góp và ý nghĩa xã hội rất lớn và quan trọng
của HTX mà các con số thống kê về GDP, về tăng trƣởng kinh tế không thể nói
thay đƣợc. HTX ở nhiều nơi, đặc biệt là ở nông thôn đã tích cực tham gia đóng
góp quan trọng vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình
12
phúc lợi nhƣng đƣờng giao thông, đƣờng điện, mƣơng máng, thủy lợi, trƣờng
học, nhà trẻ, ủng hộ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục xã hội, đề cao tinh
tinh thần đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, nâng đỡ các gia đình khó khăn.
Cùng với việc thực hiện vai trò kinh tế, các HTX đã góp phần quan
trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo đời
sống ổn định cho thành viên và ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm
nghèo, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội ở địa phƣơng, tham gia tích cực
vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là tiền đề quan trọng để thực
hiện dân chủ hóa, hợp tác hóa và nâng cao văn minh ở nông thôn.
1.1.2. Về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
* Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có
cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về
quản lý từ góc độ riêng của minh và đƣa ra ra định nghĩa riêng về quản lý.
Nội dung thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý
nghĩa thông thƣờng phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động
một cách có tổ chức và định hƣớng của chủ thể quản lý vào một đối tƣợng
nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con ngƣời nhằm
duy trì tính ổn định và phát triển của đối tƣợng theo mục tiêu đã định.
Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay
một quá trình, căn cứ vào những quy luật định luật hay nguyên tắc tƣơng ứng
để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của ngƣời quản lý
nhằm đạt đƣợc mục đích đã định trƣớc.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý, đối tƣợng quản
lý và khách thể quản lý.
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể
luôn là con ngƣời hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng
13
quản lý bằng các công cụ với những phƣơng pháp thích hợp theo những
nguyên tắc nhất định.
- Đối tƣợng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản
lý. Tuỳ theo từng loại đối tƣợng khác nhau mà ngƣời ta chia thành các dạng
quản lý khác nhau.
- Khách thể quản lý là sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể quản
lý, đó là các hành vi của con ngƣời các quá trình xã hội.
Quản lý ra đời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc.
Thực chất của quản lý con ngƣời, quản lý xã hội để phát huy cao nhất khả năng
của con ngƣời, ổn định và phát triển xã hội theo định hƣớng đã đề ra. Mục đích
quản lý ở đây là cái đích do chủ thể quản lý đã định trƣớc, đây là căn cứ để chủ
thể quản lý lựa chọn các phƣơng pháp và thực hiện các biện pháp tác động quản
lý khoa học phù hợp quy luật phát triển khách quan của xã hội.
Khi nhà nƣớc xuất hiện thì phần lớn các công việc quan trọng của xã
hội do nhà nƣớc quản lý. Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của nhà nƣớc trên
các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện các chức năng
đối nội, đối ngoại của nhà nƣớc.
Nói cách khác, quản lý nhà nƣớc là sự tác động bằng pháp luật của các
chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nƣớc tới các đối tƣợng quản lý nhằm
thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nƣớc. Nhƣ vậy tất cả
các cơ quan nhà nƣớc đều làm chức năng quản lý nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc mang tính quyền lực nhà nƣớc, pháp luật là phƣơng
tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nƣớc nhằm duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội.
Theo quan điểm của G.S. TSKH G.V.Atamantrruc: “Quản lý nhà nƣớc
là sự tác động thực tế mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nƣớc (thông
qua hệ thống các cơ cấu của nhà nƣớc) lên sinh hoạt xã hội, cá nhân, tổ chức
14
của con ngƣời nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự, duy trì hoặc cải tạo nó, dựa
trên cơ sở quyền lực của nhà nƣớc”. [25, tr.98].
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động thực tế mang tính tổ chức và điều
chỉnh của nhà nƣớc (thông qua hệ thống các cơ cấu của nhà nƣớc) lên sinh
hoạt xã hội, cá nhân, tổ chức của con ngƣời nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự,
duy trì hoặc cải tạo nó, dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nƣớc.
Tóm lại, quản lý nhà nƣớc có thể định nghĩa nhƣ sau: Quản lý nhà nƣớc
là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc, sử dụng
pháp luật để điều chỉnh hành vi của con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm thoả mãn
nhu cầu hợp pháp của con ngƣời, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
* Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
Theo thông lệ quốc tế và Luật hợp tác xã hiện hành, HTX là một tổ
chức kinh tế, đƣợc bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều đó
khẳng định sự công nhận, bảo hộ của nhà nƣớc về việc HTX đƣợc bình đẳng
với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, cho thấy khi đã đƣợc bình đẳng thì
HTX cũng phải chịu sự quản lý nhà nƣớc giống nhƣ các doanh nghiệp khác
trong nền kinh tế. Theo đó, HTX không chỉ có quyền mà cũng phải chịu các
nghĩa vụ giống nhƣ doanh nghiệp khác. Ví dụ nhƣ các nghĩa vụ đăng ký kinh
doanh, nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ chế độ tài chính kế toán, thống kê, các quy
định chuyên ngành tùy loại hình kinh doanh của HTX (ví dụ HTX tín dụng ngân hàng, HTX giao thông…) theo các qui định pháp luật chuyên ngành và
pháp luật về môi trƣờng, lao động, phá sản…
Nói một cách khác, nhà nƣớc, chính quyền tôn trọng và bảo hộ sự tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của HTX. Quản lý nhà nƣớc trƣớc hết là quản lý theo
ngành nghề kinh tế. Mỗi lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt những lĩnh vực kinh
doanh có điều kiện, cần có sự quản lý nhà nƣớc, giám sát, thanh tra của các cơ
15
quan Bộ chuyên ngành. Đây là chức năng của Bộ hoặc cơ quan nhà nƣớc
quản lý về chuyên ngành. Và cũng chỉ Bộ hay cơ quan chuyên từng ngành
mới có đủ năng lực chuyên môn và thẩm quyền để quản lý nhà nƣớc các HTX
ở từng lĩnh vực kinh doanh, kinh tế khác nhau một cách đầy đủ, có hiệu lực
và tối ƣu nhất về chi phí.
HTX ra đời và tồn tại trƣớc hết không phải là vì nhà nƣớc hay mục đích
của Nhà nƣớc đề ra. HTX ra đời và tồn tại trƣớc hết là do mong muốn của ngƣời
dân, do xã viên muốn có HTX để họ có lợi ích cao hơn, để họ sản xuất kinh
doanh hiệu quả, để họ cải thiện cuộc sống của mình. HTX nhƣ thế có vai trò
kinh tế và xã hội rất quan trọng, đặc biệt với các tầng lớp yếu thế hơn, khó khăn
hơn. Vì thế, nhà nƣớc ủng hộ, khuyến khích và hỗ trợ ngƣời dân thành lập HTX
và phát triển HTX. Khi cuộc sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, kinh tế hộ phát triển
cũng là đóng góp cho phát triển chung của kinh tế - xã hội của địa phƣơng và
của cả nƣớc. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) cũng đã khẳng định:
Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản
xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc
tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố
và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả [37].
1.2. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã
Vai trò pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với HTX đƣợc thể hiện
trên các phƣơng diện căn bản sau:
1.2.1. Pháp luật bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối
với hợp tác xã
Nhà nƣớc quản lý kinh tế (trong đó có HTX) bằng nhiều công cụ khác
nhau nhƣng pháp luật là công cụ hiệu quả nhất. Sự cần thiết của quá trình tác
động này có thể thấy thông qua vai trò của pháp luật đối với tổ chức và hoạt
động của HTX. Pháp luật về HTX quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của
16
ngƣời lao động ra nhập HTX cũng nhƣ quy định địa vị pháp lý của các cơ
quan quản lý, giám sát, điều hành HTX. HTX coi những quy định của pháp
luật nhƣ là những khuôn mẫu cho sự tổ chức và hoạt động của mình. Sự phát
triển của HTX nếu không có những định hƣớng đúng thì sẽ phát triển không
đúng mục tiêu đã đề ra của việc hợp tác hóa thƣờng xuyên, cải thiện ngày
càng tốt hơn điều kiện sống và làm việc của ngƣời lao động, đóng góp ngày
càng nhiều cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Đạt đƣợc mục tiêu đó cũng
chính là đạt đƣợc hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc đối với HTX.
Nhà nƣớc tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của
HTX. Việc ủng hộ, khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nƣớc trƣớc hết thể hiện ở
việc có một khuôn khổ pháp lý thông thoáng và ổn định cho HTX. Tức là
khuôn khổ pháp lý phải thuận lợi cho HTX và thành viên trong việc thành lập,
phát triển HTX. Việc ban hành hay sửa đổi Luật hợp tác xã không đƣợc gây
cản trở, hạn chế sự phát triển của HTX và ngƣời dân tham gia HTX.
Luật hợp tác xã và hệ thống quy định kèm theo chính là những công cụ
quan trọng nhất để quản lý nhà nƣớc về HTX. Ở Việt Nam đến nay đã có 3
lần ban hành Luật hợp tác xã (Năm 1996 Quốc hội đã thông qua Luật hợp tác
xã và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1997; Năm 2003 Quốc hội khóa XI đã
thông qua Luật hợp tác xã và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004; Luật
Hợp tác xã năm 2012 đã đƣợc Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực từ
ngày 01/7/2013).
1.2.2. Pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã
Nhà nƣớc trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật không chỉ
quan tâm đến việc bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, lợi ích của nhà nƣớc, của công
dân Việt Nam, mà còn chú trọng mục đích về quyền và lợi ích hợp pháp của
các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong xã hội. Từ góc độ này mà xét
thì pháp luật là phƣơng tiện bảo vệ lợi ích của KTTT, trong đó có HTX và nhà
nƣớc là chủ thể có trách nhiệm thực thi nghĩa vụ bảo vệ đó.
17
Nhà nƣớc tạo điều kiện để HTX đƣợc cạnh tranh bình đẳng với các
thành phần kinh tế khác trong xã hội. Nhà nƣớc thực hiện bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của HTX thông qua hệ thống các chính sách hỗ trợ HTX. Ví dụ:
Hỗ trợ về tƣ vấn và đào tạo; Hỗ trợ thông qua các quỹ tín dụng, quỹ bảo lãnh
dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có HTX; Hỗ trợ thông
qua việc HTX đƣợc hƣởng các chƣơng trình ƣu đãi, khuyến khích của nhà
nƣớc Chính phủ dành cho các doanh nghiệp khác nhƣ chƣơng trình ƣu đãi
giảm lãi suất vốn, chƣơng trình giảm thuế, giãn thuế, chậm thu thuế cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ của nhà nƣớc về thông tin, tuyên truyền mô
hình HTX kiểu mới, quảng bá thƣơng hiệu HTX, sản phẩm HTX nói chung...
Bên cạnh đó, nhà nƣớc tạo điều kiện và khuyến khích HTX tham gia các
tổ chức Hiệp hội, Liên minh, hệ thống liên kết của HTX. Nhà nƣớc có thể
không hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các Hiệp hội, Liên minh HTX nhƣng công
nhận, cho phép, khuyến khích các tổ chức này thực hiện các chức năng nhƣ
kiểm toán HTX, làm đầu mối tham gia các chƣơng trình của Chính phủ về hỗ
trợ HTX, thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
các HTX khi bị xâm hại. Nhà nƣớc quy định khung pháp luật, cơ chế và chính
sách để HTX đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp khác cũng là nhằm
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho HTX, tạo điều kiện cho HTX có cơ hội
cạnh tranh và phát triển. Qua đó HTX sẽ có cơ hội đem lại lợi ích nhiều nhất
cho thành viên, thu hút đƣợc đông đảo thành viên và cộng đồng xã hội tham
gia, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào phát triển của nền kinh tế nói chung.
1.3. Lịch sử pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã
1.3.1. Giai đoạn trước khi có khi có Luật hợp tác xã
Phát triển kinh tế hợp tác, HTX là đƣờng lối chiến lƣợc nhất quán trong
mọi giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc ta, HTX đƣợc từng bƣớc đổi
mới theo hƣớng phù hợp với điều kiện khách quan và đã trải qua thăng trầm
18
trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá chỉ huy sang cơ chế kinh tế
thị trƣờng định hƣớng XHCN. Giai đoạn trƣớc khi có Luật hợp tác xã, có thể
chia ra các thời kỳ quản lý nhà nƣớc đối với HTX nhƣ sau:
Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Trong lịch sử xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kinh tế hợp tác và
HTX đã đƣợc quan tâm phát triển và có vai trò to lớn trong công cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc, cũng nhƣ xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên, do điều
kiện lịch sử thay đổi, nhƣng chúng ta vẫn chủ quan, duy ý chí, áp đặt mô hình
kinh tế hợp tác, HTX cứng nhắc, lại duy trì kéo dài nên phong trào HTX đã
gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong phát triển, đặc biệt là những năm cuối
thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX.
Công tác quản lý nhà nƣớc đối với HTX giai đoạn này chủ yếu dựa trên
các Nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng qua các thời kỳ,
các văn bản pháp luật về HTX hầu nhƣ không đƣợc ban hành.
Đến năm 1961, nhà nƣớc lần đầu tiên ban hành Điều lệ HTX công
nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý
HTX. Sau năm 1972, tình hình kinh tế của các HTX nhìn chung còn rất nhiều
khó khăn, do thiếu hẳn về con ngƣời và vật chất.
Giai đoạn từ năm 1976 đến trước khi có Luật Hợp tác xã năm 1996
Đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI đề xƣớng đã khẳng định phát triển kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX
đƣợc khẳng định cùng với kinh tế nhà nƣớc dần trở thành nền tảng của nền
kinh tế quốc dân.
Trƣớc khi có Luật hợp tác xã, các văn bản quy phạm pháp luật chỉ tồn
tại ở các văn bản của Chính phủ, Bộ ngành mang tính tản mát, không tập
trung. Sự giúp đỡ của Nhà nƣớc cho kinh tế hợp tác, HTX cũng thiếu kịp thời
và không theo kịp tình hình phát triển, nên có thể coi đây là thời kỳ khó khăn
nhất trong quá trình phát triển HTX ở nƣớc ta.
19
1.3.2. Giai đoạn sau khi có Luật hợp tác xã
Trong thời kỳ đầu đổi mới, chính sách của Nhà nƣớc đối với HTX mới
đƣợc pháp điển hóa và đƣợc thể chế hóa vào Luật hợp tác xã. Những văn bản
pháp luật quan trọng nhất thể chế hóa đƣờng lối trên của Đảng là Hiến pháp
1992, Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật HTX (năm 1996, 2003, 2012). Sự phát
triển của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về HTX kể từ khi có Luật hợp tác
xã có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn từ khi có Luật hợp tác xã năm 1996 đến năm 2002
Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VIII, một số nội dung về đƣờng
lối phát triển HTX đã đƣợc cụ thể hóa thêm một bƣớc và khẳng định: Đổi
mới kinh tế HTX, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên. Nhà
nƣớc giúp đỡ, hỗ trợ và hƣớng dẫn phát triển các loại hình kinh tế hợp tác
trong các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế, trên nguyên tắc tự nguyện,
cùng có lợi, quản lý dân chủ, kết hợp đƣợc sức mạnh của tập thể và sức
mạnh của hộ xã viên.
Luật hợp tác xã năm 1996 ra đời tạo hành lang pháp lý cho các HTX
hoạt động trong điều kiện kinh tế mới của cơ chế thị trƣờng. Để chỉ đạo quá
trình thực thi Luật hợp tác xã, Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị 68CT-BTT.TW (khóa VII), Chính phủ đã ban hành một số Nghị định thi hành
Luật hợp tác xã: Nghị định 02/CP ngày 02/01/1997 quy định về chức năng
quản lý nhà nƣớc đối với HTX, 15/CP ngày 21/2/1997 về chính sách khuyến
khích phát triển HTX, Nghị định 16/CP ngày 21/02/1997 quy định về chuyển
đổi HTX theo Luật. Tuy vậy trên thực tế các Bộ chức năng không có văn bản
hƣớng dẫn thực hiện, nên hầu hết các HTX chƣa đƣợc hƣởng chính sách ƣu
đãi của nhà nƣớc. Song có thể đánh giá, đây là lần đầu tiên chúng ta có một hệ
thống pháp luật khá hoàn chỉnh về HTX, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức
và hoạt động của HTX trong nền kinh tế thị trƣờng định XHCN.
20
Ngày 18/3/2003 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần 5 khóa IX ra
Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
KTTT. Việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW đã đạt đƣợc một số kết quả,
thúc đẩy KTTT phát triển. Nhiều chính sách quy định, phát triển về kinh tế
hợp tác, HTX tiếp tục ban hành và sửa đổi tạo tiền đề cho việc ban hành Luật
hợp tác xã mới hoàn thiện hơn.
Giai đoạn từ khi có Luật Hợp tác xã năm 2003 đến cuối năm 2012
Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ƣơng 5 (Khóa IX), Chính phủ và
các Bộ, ngành đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Nghị quyết
số 13 NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa IX.
Pháp luật về HTX lại đƣợc tiếp tục hoàn thiện phù hợp với sự thay đổi
của pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp. Luật hợp tác xã năm 2003
ra đời trên tinh thần kế thừa và bổ sung Luật tác xã năm 1996, tạo đƣợc hành
lang pháp lý cụ thể, bao quát hơn cho HTX phát triển. Sau khi có Luật HTX
năm 2003 đã có 01 Chỉ thị (Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg, ngày 03/10/2003 của
Thủ tƣớng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Trung
ƣơng 5 (khóa IX) về KTTT) và 08 Nghị định của Chính phủ liên quan đến
công tác quản lý nhà nƣớc đối với HTX đƣợc ban hành. Đây là cơ sở pháp lý
tƣơng đối hoàn chỉnh thúc đẩy HTX phát triển xứng tầm với vai trò của nó
trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ khuyến khích
HTX còn đƣợc quy định tại một số Luật nhƣ Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, Luật đất đai năm 2003, Luật Bảo
hiểm xã hội và tại một số Nghị định hƣớng dẫn thi hành các luật trên.
Kinh tế hợp tác, HTX đã góp phần nhiều vào sản phẩm quốc nội, góp
phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tăng thu nhập cho xã viên và ngƣời lao
động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
21
Bảng 1.3. Số lượng HTX trong cả nước giai đoạn 2002 - 2010
Năm
Tổng số
2002 2003 2004
2005 2006
2007
2008 2009
2010
11.631 12.240 13.228 14.402 13.456 14.366 13.532 12.249 12.045
Lĩnh vực nông, lâm,
thủy sản
7.527
8.090
7.879
8.068
7.237
7.677
Lĩnh vực phi nông nghiệp 4.104 4.150 5.349 6.334 6.219 6.689
Nguồn: Tổng cục thống kê [44]
Giai đoạn từ khi có Luật Hợp tác xã năm 2012 đến nay
Việt Nam với tƣ cách là thành viên đầy đủ của Tổ chức thƣơng mại thế
giới đã cam kết thực hiện nhiều Điều ƣớc quốc tế. Khung pháp luật về kinh tế,
trong đó có khung pháp luật về HTX đã đƣợc ban hành, cần đƣợc sửa đổi bổ
sung phù hợp.
Quá trình gần 10 năm thực hiện Luật hợp tác xã năm 2003 đã bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập. Việc sửa đổi Luật hợp tác xã là cần thiết để làm rõ
bản chất tổ chức HTX và lợi ích của thành viên tham gia HTX, góp phần
hiện thực hóa chủ trƣơng về kết hợp “bốn nhà” trong nông nghiệp; bảo đảm
hỗ trợ, thúc đẩy HTX phát triển lành mạnh, bền vững đúng với bản chất và
mục đích thành lập, tránh lạm dụng hỗ trợ của nhà nƣớc; thực hiện quản lý
nhà nƣớc về HTX có hiệu quả, từ đó góp phần định hƣớng XHCN nền kinh
tế thị trƣờng ở nƣớc ta.
Do vậy, ngày 20/11/2012, Quốc hội đã thông qua Luật hợp tác xã gồm
9 chƣơng và 64 điều và có hiệu lực vào ngày 01/7/2013. Luật hợp tác xã năm
2012 tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế HTX, là một tổ chức kinh tế
mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc.
Ngày 21/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 193/2013/NĐ-CP
quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã năm 2012.
22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp
nhân do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn
nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu
cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và
dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Để tạo điều kiện cho HTX phát triển không thể thiếu vai trò quản lý
nhà nƣớc đối với HTX. Khung pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX
thể hiện trƣớc hết trong Luật hợp tác xã và những văn bản pháp luật hiện hành
có liên quan. Sự ra đời của Luật hợp tác xã Việt Nam đã đánh dấu một giai
đoạn phát triển mới của kinh tế HTX, phù hợp với bản chất, nội dung và
nguyên tắc HTX mà chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đề ra,
đồng thời có sự chọn lọc tinh hoa của phong trào HTX quốc tế để vận dụng
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Khung pháp luật là cơ sở pháp lý thúc đẩy
HTX phát triển, đặc biệt là việc ban hành các chính sách phù hợp với kinh tế
HTX trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử phát triển.
23
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP
TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã
2.1.1. Về bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
2.1.1.1. Pháp luật về bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
Trƣớc khi có Nghị quyết số 13 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng lần 5 khóa IX ngày 18/3/2003, bộ máy quản lý nhà nƣớc về KTTT
hầu nhƣ chƣa đƣợc thành lập ở cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trung
ƣơng và cấp địa phƣơng, làm cho các Nghị quyết Đảng, chính sách của nhà
nƣớc đối với khu vực kinh tế này chậm đƣợc triển khai thực hiện; không có
cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nƣớc về KTTT; không có hệ thống theo
dõi thống kê về KTTT; chƣa tạo đƣợc môi trƣờng pháp luật, thể chế mang
tính ổn định, lâu dài cho thành lập và phát triển HTX. Cho đến nay gần nhƣ
không có bất cứ tổ chức nghiên cứu lý luận một cách cơ bản và mang tính hệ
thống, cũng nhƣ tổ chức đào tạo chính quy về KTTT, HTX. Do đó, trong giai
đoạn này, sự chuyển đổi của nhiều HTX kiểu cũ sang kiểu mới theo Luật hợp
tác xã năm 1996 còn mang tính hình thức; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh và đời sống xã viên HTX; sự phát triển HTX ở nhiều vùng chƣa đƣợc
khuyến khích…
Thực tiễn phát triển KTTT, HTX ở nƣớc ta qua nhiều giai đoạn đã đặt
ra nhiều vấn đề mới, phức tạp đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm sâu
sắc, thể hiện sự khẳng định đƣờng lối nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc về
tầm quan trọng của KTTT trong phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN. Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã
thông qua Nghị quyết 13 NQQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát
24
triển và nâng cao hiệu quả KTTT, đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng về tƣ
duy và chủ trƣơng cụ thể HTX ở nƣớc ta, trong đó không thể thiếu nhiệm vụ
tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về HTX.
Thực hiện theo tinh thần của nghị quyết Trung ƣơng 5, Chính phủ và
các Bộ, ngành đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Nghị
quyết số 13/NQ/TW, cụ thể nhƣ: Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg, ngày
03/10/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện
Nghị Quyết Trung ƣơng 5 (Khóa IX) về KTTT; Nghị định số 86/2002/NĐCP của Chính phủ ngày 05/11/2002; Nghị định số 171/2004/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 29/9/2004 đều đề ra nhiệm vụ kiện toàn tổ chức bộ máy
quản lý nhà nƣớc về KTTT, HTX.
Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg, ngày 31/10/2005 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển KTTT 5 năm (2006-2010)
quy định rõ: cấp Bộ thành lập Vụ, cấp Sở thành lập phòng chuyên trách về
KTTT, cấp huyện, quận có cán bộ chuyên trách và cấp xã có cán bộ chuyên
trách theo dõi KTTT [49].
Giai đoạn thực hiện Luật hợp tác xã năm 2003, cơ bản bộ máy quản lý
nhà nƣớc về KTTT, HTX đã đƣợc củng cố. Luật hợp tác xã năm 2012 đã quy
định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc đối với HTX. Hiện nay, theo quy
định tại Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2013 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật hợp tác xã, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về KTTT; trong đó Vụ HTX
là tổ chức chuyên trách, tham mƣu, giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc về KTTT, HTX. Tại các Bộ, ngành khác về cơ bản, nhiệm vụ,
quyền hạn quản lý về KTTT, HTX thuộc ngành, lĩnh vực nào đƣợc giao cho bộ
quản lý ngành, lĩnh vực đó thực hiện và quy định tại các Nghị định của Chính
phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan
ngang bộ gồm: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải,
25
Bộ Công thƣơng, Bộ xây dựng và Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Theo đó các
bộ này đƣợc thành lập tổ chức chuyên trách thực hiện. Các bộ quản lý ngành,
lĩnh vực khác còn lại không thành lập tổ chức chuyên trách mà giao cho một tổ
chức hoặc đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ đảm nhiệm.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thành lập đƣợc tổ chức
chuyên trách thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về HTX, các bộ quản lý
ngành, lĩnh vực còn lại không thành lập đƣợc tổ chức chuyên trách mà giao
cho một tổ chức hoặc đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ đảm nhiệm.
Bảng 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về HTX hiện nay
STT
I
Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với HTX
Tình hình thực tế
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập Cục/vụ chuyên trách về kinh
thể ở cấp Bộ
tế tập thể
1
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
Có Vụ HTX
2
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có Cục Kinh tế hợp tác và
phát triển nông thôn
3
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Có Vụ chuyên trách
4
Bộ Giao thông vận tải
Có cán bộ chuyên trách
5
Bộ Công thƣơng
Có Vụ địa phƣơng
6
Bộ Xây dựng
Có cán bộ chuyên trách
II
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập Phòng chuyên trách về kinh
thể cấp Sở
tế tập thể, HTX
1
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có Chi cục HTX và Phát
triển nông thôn
3
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh
4
Sở Giao thông vận tải
5
Sở Công thƣơng
6
Sở Xây dựng
Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ [53, tr67]
26
2.1.1.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
Mặc dù Luật hợp tác xã năm 2012 đã quy định rõ hơn về bộ máy quản
lý nhà nƣớc về HTX, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trong quản lý
nhà nƣớc đối với HTX. Tuy nhiên, Luật hợp tác xã năm 2012 quy định về bộ
máy quản lý nhà nƣớc đối với HTX vẫn còn một số hạn chế sau:
(1) Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về Kết quả công tác quản
lý nhà nƣớc đối với HTX (năm 2012) thì hiện nay không có tổ chức bộ máy
cán bộ chuyên trách thống nhất từ Trung ƣơng tới địa phƣơng để thực hiện
hiệu quả công các quản lý nhà nƣớc đối với HTX.
Ở cấp Bộ: Ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, thì các Bộ quản lý nhà
nƣớc chuyên ngành khác chƣa thành lập bộ phận chuyên trách hoặc chƣa bố
trí cán bộ chuyên trách theo dõi về KTTT, HTX.
Ở những Bộ, Ngành, địa phƣơng đã kiện toàn đƣợc bộ máy, bố trí cán
bộ chuyên trách theo dõi HTX, thì Bộ, Ngành và địa phƣơng đó thực hiện
tƣơng đối tốt việc xây dựng cơ chế chính sách, kế hoạch 5 năm và hàng năm,
kiểm tra, sơ kết tổng kết; tổ chức hƣớng dẫn, hỗ trợ khu vực HTX khắc phục
hạn chế, yếu kém, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Ở những Bộ,
ngành, địa phƣơng chƣa kiện toàn bộ máy, chƣa bố trí cán bộ chuyên trách
theo dõi về HTX thì công tác quản lý nhà nƣớc đối với HTX rất yếu.
Theo quy định Luật Tổ chức HĐND và UBND, Nghị định số
171/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/9/2004, Thông tƣ liên tịch giữa các
Bộ và Nội vụ, việc thành lập phòng quản lý KTTT do UBND tỉnh quyết định
theo cơ cấu về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, đến nay UBND các cấp cũng chƣa tổ
chức đƣợc bộ máy quản lý nhà nƣớc tại cấp mình mà đa phần chỉ có một cán
bộ chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) theo dõi về HTX.
27
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc về KTTT, HTX. Đại đa số các Sở, chƣa có phòng nghiệp vụ theo
dõi kinh tế HTX, thƣờng phân công cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thành lập Chi cục hợp tác xã và Phát triển nông thôn trực thuộc Sở để
tham mƣu thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về KTTT, HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp và nông thôn. Các Sở, ngành còn lại không có các phòng
nghiệp vụ mà chỉ bố trí cán bộ quản lý theo dõi kinh tế HTX. Các Sở thƣờng
đƣợc phân công thực hiện một phần công việc quản lý nhà nƣớc về HTX nhƣ:
có Sở chỉ đƣợc giao nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch
về mô hình phát triển HTX; có Sở đƣợc giao nhiệm vụ hƣớng dẫn, theo dõi,
đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển HTX; có Sở đƣợc giao nhiệm
vụ báo cáo tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ thành lập mới, hỗ trợ đào tạo,
bồi dƣỡng cán bộ HTX theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
Theo quy định tại Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày
21/11/2013 của Chính phủ, phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên
môn giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế
tập thể. Tuy nhiên, phần lớn các UBND huyện mới chỉ bố trí đƣợc cán bộ
kiêm nhiệm thực hiện chức năng này. Đối với lĩnh vực quan trọng nhƣ nông
nghiệp, theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiều địa
phƣơng cũng mới bố trí đƣợc cán bộ kiêm nhiệm theo dõi tình hình các HTX
nông nghiệp ở cấp huyện, rất ít nơi bố trí đƣợc cán bộ chuyên trách theo dõi.
Ở UBND cấp xã, phần lớn chƣa phân công cán bộ bán chuyên trách
theo dõi KTTT, HTX.
(2) Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với HTX đa số là cán bộ làm
kiêm nhiệm, đƣợc điều động từ các lĩnh vực khác sang, hoặc là cán bộ trẻ
chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nên gặp nhiều khó khăn trong
việc tích lũy kiến thức chuyên ngành về KTTT, HTX; thiếu kinh nghiệm thực
28
tiễn cũng nhƣ thiếu kiến thức về KTTT, HTX, khung pháp luật và chính sách
về HTX nên chƣa đủ năng lực tham mƣu giúp lãnh đạo cấp tỉnh thực hiện
hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với HTX, không triển khai kịp thời và đồng bộ
Nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc đối với HTX;
các báo cáo đánh giá tình hình phát triển KTTT, HTX còn sơ lƣợc; chƣa có hệ
thống số liệu cơ bản đầy đủ, cập nhật và độ tin cậy cao; việc tổng hợp và xây
dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc
chú ý quan tâm.
(3) Luật hợp tác xã năm 2012 chƣa khắc phục đƣợc hạn chế của Luật
hợp tác xã năm 2003 là quy định chƣa rõ sự phối kết hợp trong quản lý nhà
nƣớc giữa các bộ, ngành. Đây là nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý nhà
nƣớc còn thiếu tính thống nhất.
Việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về HTX
còn rời rạc, chƣa thống nhất giữa các ngành cùng cấp, giữa các cấp trong
công tác hƣớng dẫn, tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật hợp tác xã,
các văn bản dƣới luật, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc đối với HTX.
Cụ thể hiện nay, quy định ở điều khoản chuyển tiếp theo Luật hợp tác
xã năm 2012 là các HTX phải thực hiện chuyển đổi, đăng ký lại trong vòng 3
năm kể từ ngày Luật hợp tác xã có hiệu lực (từ 01/7/2013). Nhƣng cho đến
nay, chƣa có văn bản nào của các bộ, ngành hƣớng dẫn các quy trình, thủ tục
chuyển đổi, đăng ký lại nên hầu hết các HTX trên cả nƣớc vẫn chƣa thực hiện
đƣợc việc chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật hợp tác xã năm 2012.
Sự phối hợp hoạt động rời rạc, không thống nhất còn có nguyên nhân
là do ở cấp tỉnh, huyện, xã, việc tham mƣu, hỗ trợ cho UBND trong việc
thực hiện chức năng quản lý về HTX chƣa có đầu mối rõ ràng. Tùy điều
kiện, địa phƣơng phân công cho Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh, Sở Kế hoạch
29
và Đầu tƣ hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc thậm chí Sở
Tài chính), nên hệ thống báo cáo không đồng nhất, chất lƣợng không cao.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngành không có số liệu cập
nhật và hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh của HTX. Từ đó dẫn đến
khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên trong việc đánh giá
đúng, chính xác thực trạng HTX.
2.1.2. Về hoạt động quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
2.1.2.1. Pháp luật về hoạt động quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
Quản lý nhà nƣớc đối với HTX đƣợc tiếp cận theo quy trình của quản
lý nhà nƣớc và là một yếu tố của phát triển HTX.
Luật HTX năm 2012 tại Điều 59 quy định về nội dung quản lý nhà
nƣớc nhƣ sau:
- Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về
HTX và văn bản pháp luật có liên quan;
- Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình, chính
sách hỗ trợ, ƣu đãi đối với HTX;
- Tổ chức và hƣớng dẫn Đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX; xử lý hành
vi vi phạm pháp luật của HTX;
- Tổ chức chỉ đạo hợp tác quốc tế về HTX.
Luật giao Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giúp Chính phủ quản lý nhà nƣớc về
HTX. Đồng thời Luật hợp tác xã năm 2012 có một điểm mới trong công tác
quản lý nhà nƣớc là bổ sung một điều quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán nhằm tăng cƣờng việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định
pháp luật về HTX góp phần lành mạnh hóa, thúc đẩy khu vực HTX phát
triển. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan
ngang bộ, UBND các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy
30
định pháp luật về HTX. Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của HTX.
Việc kiểm toán HTX do Chính phủ quy định. Cơ quan quản lý nhà nƣớc có
trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tổ chức thi hành pháp luật về HTX;
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTX; triển khai các chƣơng trình, dự án
phát triển HTX.
So với Luật hợp tác xã năm 2003, Luật hợp tác xã hiện hành đã quy
định rõ hơn trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (Điều 29) nhƣ sau:
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trong việc hoàn thiện các quy
định pháp luật về hợp tác xã, xây dựng chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình,
kế hoạch phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã theo lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc phân công;
3. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham
gia và thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia
các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội;
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định trách nhiệm của UBND các cấp (Điều
30) nhƣ sau:
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của
cơ quan quản lý nhà nƣớc về hợp tác xã trên địa bàn;
2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch phát
triển hợp tác xã trên địa bàn;
3. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham
gia và thành lập hợp tác xã;
31
4. Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã theo thẩm quyền;
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia
các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội;
6. Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong việc; Tổ chức thi hành pháp luật
về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chƣơng trình, dự án phát triển hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham
gia hợp tác xã.
2.1.2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
* Tổ chức đăng ký hợp tác xã
Theo quy định của pháp luật, HTX nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp huyện. Cùng với công tác đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng
ký HTX ở cấp huyện làm nhiệm vụ tham mƣu cho UBND cấp huyện trong việc
giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc các HTX không còn hoạt động hoặc tồn
tại hình thức. Các HTX đƣợc thành lập mới theo đó phải thực hiện đăng ký
theo quy trình, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ, thủ tục áp
dụng, trong đó có cơ chế một cửa trong việc tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận
đăng ký HTX cho thành lập mới, bổ sung, thay đổi nội dung hoạt động của các
HTX. Quy định mới này đã thống nhất trên cả nƣớc cơ quan đăng ký HTX,
giúp giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà cho các HTX.
Theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị định 193/2013/NĐCP ngày 21/11/2013 của Chính phủ đã thống nhất 01 cấp cơ quan đăng ký
HTX, đƣợc tổ chức ở quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (phòng tài
chính - kế hoạch trực thuộc UBND cấp huyện). Tuy nhiên, theo quy định của
Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ thì cho đến nay,
32
vẫn chƣa có biểu mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thống nhất trong
cả nƣớc nên nhiều địa phƣơng, dẫn đến nhiều cơ quan đăng ký còn lúng túng
trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập mới HTX, đăng ký lại HTX.
Hiện cũng chƣa có hƣớng dẫn xây dựng điều lệ HTX trên cơ sở nguyên tắc
chung, có sự khác biệt giữa điều lệ HTX nông nghiệp với các HTX hoạt động
trên các lĩnh vực khác.
Do chƣa thống nhất tài liệu, hồ sơ đăng ký HTX trên toàn quốc, nên
một số địa phƣơng còn yêu cầu HTX khi đăng ký lại bổ sung thêm các tài liệu
khác ngoài quy định nhƣ: phƣơng án sản xuất kinh doanh, xác nhận trụ sở.
quyết định của cấp xã về thành lập HTX.
Việc theo dõi, quản lý nhà nƣớc sau đăng ký HTX chƣa đƣợc thực hiện
hoặc thực hiện chƣa đầy đủ, nhƣ: xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cung cấp
thông tin về HTX, kiểm tra HTX theo nội dung đăng ký kinh doanh. Do vậy, các
cơ quan quản lý nhà nƣớc không nắm đƣợc tình hình hoạt động của HTX sau
đăng ký kinh doanh, không xử lý đƣợc các vi phạm pháp luật của HTX.
* Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của hợp tác xã
và các văn bản pháp luật có liên quan
Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của HTX,
nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo cho các HTX hoạt
động đúng pháp luật.
Điều 61 Luật hợp tác xã năm 2012 quy định về thanh tra, kiểm tra do
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ,
UBND các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật
về HTX. Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của HTX. Tuy nhiên, quy
định pháp luật về trách nhiệm giám sát, kiểm tra thi hành Luật chƣa rõ. Thực
33
tiễn cho thấy tổ chức triển khai việc giám sát, kiểm tra thi hành Luật bị buông
lỏng. Phần lớn UBND các tỉnh quan tâm và giao Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, các
sở chuyên ngành, các phòng nghiệp vụ của cấp huyện, UBND các huyện,
thành phố và Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của HTX và các văn bản pháp luật
có liên quan, tập trung vào các nội dung nhƣ: xây dựng vả sửa đổi Điều lệ
HTX, thực hiện Điều lệ HTX; tổ chức đại hội xã viên; quản lý tài chính HTX,
vốn điều lệ, nộp thuế cho nhà nƣớc, nhằm: đánh giá mặt làm đƣợc, chƣa làm
đƣợc và đƣa ra giải pháp tiếp tục thực hiện Luật tốt hơn; uốn nắn các sai sót,
kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Thực tiễn công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra thi hành Luật hợp tác
xã chƣa đƣợc triển khai triệt để, chủ yếu mới chỉ tập trung vào sửa đổi, bổ
sung nội dung điều lệ, quyết toán tài chính hàng năm, tổ chức đại hội xã viên,
xử lý giải thể HTX. Nhiều tỉnh buông lỏng kéo dài việc kiểm tra, thanh tra
thực hiện Luật hợp tác xã và chính sách hỗ trợ phát triển HTX, hoặc nếu tiến
hành thì mang tính đối phó, chƣa xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm pháp
luật, thậm chí cơ quan nhà nƣớc cấp xã, huyện còn vi phạm pháp luật. Mặc dù
Luật đã quy định các Bộ ngành trong phạm vi của chức năng, nhiệm vụ của
mình có quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra HTX. Tuy nhiên các cơ quan
Trung ƣơng hầu nhƣ không có năng lực tổ chức, bộ máy, nhân sự để chỉ đạo
và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoặc xử lý vi phạm
quy định pháp luật về HTX.
Bên cạnh đó, hạn chế trong quy định về các chế tài xử lý vi phạm pháp
luật: Chƣa có chế tài cụ thể và đủ sức răn đe để pháp luật có hiệu lực, để tình
trạng vi phạm pháp luật kéo dài trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc và các
HTX nhƣ: kiểm tra hoạt động của các cơ quan đăng ký kinh doanh; chế tài
đối với HTX đã đăng ký HTX nhƣng không sửa đổi, bổ sung điều lệ HTX...
34
* Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về
hợp tác xã
Hiện nay, không có số liệu thống kê đầy đủ về giải quyết khiếu nại,
tranh chấp liên quan đến Luật hợp tác xã. Các tranh chấp, khiếu nại chủ yếu
tập trung vào lĩnh vực đất đai, hợp đồng kinh tế, thiếu dân chủ trong quản lý
HTX, sử dụng vốn không đúng mực đích gây thiệt hại tài chính cho HTX,
tình hình thu nộp và xử lý tài chính trong HTX; định mức kinh tế, kỹ thuật
khâu dịch vụ thủy nông thôn của HTX, thủ tục giải thể HTX. Ví dụ, theo quy
định của Chính phủ về việc bàn giao lƣới điện nông thôn của HTX cho ngành
điện quản lý, nhƣng chƣa có quy định xử lý hợp lý đối với tài sản HTX đƣợc
hình thành từ huy động vốn của xã viên và vốn tự có của HTX đầu tƣ.
Các ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng đã phối hợp hòa giải, xử lý
triệt để các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về HTX theo đúng quy định Luật hợp
tác xã và các quy định pháp luật khác liên quan. Nhờ làm tốt công tác hƣớng
dẫn, kiểm tra và có giải pháp tích cực xử lý các khó khăn, vƣớng mắc từ cơ
sở, việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến HTX có xảy ra, nhƣng
không đáng kể và không kéo dài. Đặc biệt, các ngành, các cấp, nhất là cấp xã
quan tâm hỗ trợ HTX nông nghiệp, tích cực hỗ trợ HTX trong thu hồi nợ, hỗ
trợ nông dân giải quyết tranh chấp trong hiệp thƣơng giá dịch vụ phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Ở một số địa phƣơng, cấp ủy Đảng, các cơ quan chính quyền, nhất là
cấp xã, một mặt chƣa thực sự quan tâm giúp đỡ HTX; mặt khác còn có biểu
hiện can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của HTX, trong đó có vi phạm tới
sự tự nguyện trong vận động thành lập HTX mới.
* Công tác kiểm toán đối với hợp tác xã
Theo quy định mới của pháp luật: HTX có thành viên là pháp nhân phải
thực hiện kiểm toán bắt buộc. Khuyến khích HTX thực hiện việc kiểm toán
nội bộ. Việc kiểm toán HTX do Chính phủ quy định.
35
Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể cho các HTX về
kiểm toán HTX, cũng nhƣ hƣớng dẫn các trình tự thủ tục và nội dung của
kiểm toán HTX. Trên thực tế, hầu hết các HTX hiện nay không thực hiện
công tác kiểm toán. Chỉ có một số HTX mạnh nhƣ Coop-mart (Thành phố Hồ
Chí Minh) mới tự nguyện thực hiện kiểm toán.
Theo quan điểm cá nhân của tác giả: Kiểm toán là công cụ trợ giúp, tƣ
vấn cho HTX về các mặt (tổ chức, quản lý theo đúng quy định của pháp luật),
giúp HTX tránh đƣợc rủi ro, thất thoát tài sản, hạch toán kịp thời và minh bạch,
cải thiện điều kiện kinh doanh, bảo vệ lợi ích của HTX và xã viên. Để giúp các
HTX phát triển mạnh cần coi thực hiện kiểm toán các HTX là bắt buộc. Có nhƣ
vậy mới nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo động lực cạnh tranh bình đảng cho
thành phần kinh tế này. Nếu chỉ quy định khuyến khích kiểm toán HTX, chỉ
kiếm toán đối với các HTX có thành viên là pháp nhân thì các HTX hầu hết
không thực hiện kiểm toán và quy định pháp luật thiếu tính khả thi.
Do vậy để có thể tổ chức hoạt động kiểm toán HTX một cách khoa học,
mặc dù chƣa nên áp dụng bắt buộc cho tất cả các HTX, nhƣng vẫn cần kiểm
toán ở các HTX kinh doanh có hiệu quả, doanh thu cao (ví dụ: HTX có khả
năng cạnh tranh lớn thông qua căn cứ doanh thu, thu nhập hàng năm, chẳng
hạn doanh thu năm là trên 10 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm là 5 tỷ đồng…)
nhằm mục đích cho các HTX làm quen dần với loại hình kiểm toán HTX.
Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm toán bắt buộc chỉ
dừng lại ở các HTX có thành viên là pháp nhân, vẫn cần bổ sung thêm quy
định kiểm toán bắt buộc đối với các HTX có doanh thu cao.
* Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
UBND một số tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp
với UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc thực hiện điều tra, khảo
sát tình hình, nắm bắt những khó khăn, yếu kém của các HTX, LHHTX và
36
tổ hợp tác; phần lớn các tỉnh đã xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về
phát triển KTTT, HTX.
Triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban bí thƣ
(Khóa X) về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả KTTT, các sở, ngành, huyện ủy, thành ủy, UBND các
huyện, thành phố thuộc một số tỉnh/thành phố đã đề ra chƣơng trình hành
động, kế hoạch triển khai thực hiện từng cấp.
Tuy nhiên, kế hoạch phát triển KTTT, HTX ở các cấp còn rất sơ lƣợc,
thiếu chiều sâu và chất lƣợng; chƣa trở thành một bộ phận quan trọng của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nƣớc, địa phƣơng, ngành; tổ
chức KTTT, HTX chƣa thực sự đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, phát huy
hiệu quả và có chỗ đứng xứng đáng trong nền kinh tế nƣớc ta.
* Tổ chức chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về hợp tác xã
Phối hợp và phát triển hợp tác quốc tế trong khu vực HTX hầu nhƣ
chƣa đƣợc thực hiện. Cụ thể:
Hợp tác quốc tế đƣợc triển khai rất ít, phân tán, không có đầu mối. Các
Bộ, Ngành tùy thuộc phạm vi quản lý của mình, thực hiện chỉ đạo riêng. Hiện
rất ít các dự án quốc tế về hỗ trợ HTX, đa phần là các dự án hỗ trợ nông thôn,
có một phần hỗ trợ đối tƣợng HTX hoặc thành viên HTX. Nhìn chung các dự
án, chƣơng trình hỗ trợ quốc tế cho khu vực HTX đều đƣợc thực hiện có hiệu
quả, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ HTX nói riêng và
cán bộ, nhân dân tại địa bàn tác động của chƣơng trình, dự án nói chung.
Một số tổ chức quốc tế nhƣ JICA, GRET, Care, DRGV, Socodevi...
hiện cũng có một số hoạt động hỗ trợ khu vực HTX và bƣớc đầu có kết quả
tốt. Tuy nhiên nguồn hỗ trợ quốc tế còn hạn chế, khu vực HTX còn thiếu sức
hút đối với các tổ chức quốc tế và các tổ chức kinh tế trong nƣớc.
37
2.2. Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã trên
địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Khái quát quá trình phát triển hợp tác xã trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.348km2, dân số 6,45 triệu
ngƣời, có 29 đơn vị hành chính (10 quận, 18 huyện và 01 thị xã). Khu vực nông
thôn Hà Nội có diện tích tự nhiên 2.842,8km2 chiếm 98,9% và dân số 4,07 triệu
ngƣời, trong đó có 966 HTX nông nghiệp, với trên 1.017.789 hộ xã viên [41].
Theo kết quả báo cáo của Liên minh HTX thành phố Hà Nội, tính đến
30/12/2012, Hà Nội có 1.669 HTX, Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó có 977
HTX nông nghiệp (chiếm 58,54%); 277 HTX Công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp (chiếm 13,6%); 222 HTX thƣơng mại - dịch vụ (chiếm 13,3%); 74
HTX vận tải (chiếm 4,4%); 16 HTX Xây dựng (chiếm 0,96%); 55 HTX loại
hình khác (chiếm 3,3%); 98 Quỹ Tín dụng nhân dân (chiếm 5,9%). Theo kết
quả đánh giá phân loại 1251 HTX, Quỹ TDND tham gia đánh giá, phân lại có
124 HTX, Quỹ TDND loại tốt (9%), có 396 HTX, Quỹ TDND loại khá
(31,7%), có 548 HTX, Quỹ TDND loại trung bình (43,8%) và 183 HTX, Quý
TDND loại yếu kém (14,6%) [32].
Kinh tế tập thể Hà Nội thời gian qua đã có bƣớc phát triển mới, các
HTX trong các ngành, lĩnh vực đã chủ động, phát huy nội lực, đổi mới
phƣơng thức hoạt động, mạnh dạn đầu tƣ mở rộng thêm nhiều ngành nghề
kinh doanh mới, thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thêm sản phẩm
tiêu dùng, xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội và
đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Các HTX hoạt
động có hiệu quả ngày càng nhiều hơn.
Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã chú trọng đến việc hoàn thiện
tổ chức bộ máy, phƣơng pháp quản lý điều hành và lề lối làm việc, quan tâm
38
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ gắn với phát triển kinh tế xã
hội của địa phƣơng. Nguồn vốn HTX thành lập mới chủ yếu là vốn góp, bình
quân trên 1,65 tỷ đồng/HTX, chủ yếu đầu tƣ cho phát triển sản xuất.
Đối với các HTX hoạt động trong lĩnh vựa CN - TTCN, nhìn chung
hoạt động của hầu hết các HTX còn khó khăn và hạn chế, tính liên kết giữa
các HTX và với các thành phần kinh tế khác còn yếu, mặt bằng sản xuất kinh
doanh của các HTX chật hẹp, hầu hết các HTX chƣa đƣợc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc chƣa đƣợc ký hợp đồng thuê lâu dài để đầu tƣ
xây dựng cơ sở vật chất và thế chấp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh;
Công nghệ máy móc, thiết bị của các HTX lạc hậu, phụ thuộc vào quá nhiều
lao động thủ công, trình độ và năng lực quản lý, điều hành chƣa đáp ứng yêu
cầu đổi mới nên sản xuất không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả
kinh doanh thấp... Các HTX phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các
quận nội thành (70% số HTX đóng trên địa bàn quận). Nhiều HTX ở nội
thành chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ, nên số
lƣợng HTX CN - TTCN và giá trị sản xuất công nghiệp có xu hƣớng giảm so
với trƣớc. Giá trị sản xuất khu vực HTX CN - TTCN năm 2007 đạt 442,9 tỷ
đồng. Năm 2012 đạt trên 476 tỷ đồng.
Các HTX vận tải gặp nhiều khó khăn do biến động giá cả xăng dầu và
trong việc chuyển đổi đăng ký sở hữu từ xã viên sang HTX theo Nghị định
110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh
doanh vận tải bằng ô tô, Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007
của Bộ giao thông vận tải về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo
tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi, số lƣợng đơn vị tham gia kinh
doanh vận tải ngày càng nhiều...
Các HTX thƣơng mại dịch vụ chủ yếu tổ chức kinh doanh tổng hợp.
Một số HTX có tăng vốn điều lệ, huy động vốn góp của xã viên để nâng tổng
39
vốn kinh doanh hoặc vay vốn các tổ chức tín dụng để tổ chức mở rộng sản
xuất kinh doanh, đầu tƣ vào cửa hàng, kho bãi, dịch vụ chợ. Tuy nhiên, mức
bán lẻ hàng hóa của các HTX thƣơng mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ
(khoảng 5%) so với tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn thành
phố, quy mô các HTX nhỏ nên vốn đầu tƣ mở rộng mạng lƣới kinh doanh, tổ
chức liên kết với các thành phần kinh tế khác để cùng sản xuất kinh doanh
còn hạn chế. Các HTX ngoại thành hoạt động rất khó khăn do quy mô nhỏ, lẻ,
cơ sở vật chất lạc hậu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu là nhà thu mua sản phẩm
nông nghiệp cho nông dân.
Các HTX xây dựng phát triển không đồng đều, kết quả kinh doanh chủ
yếu tập trung ở một số HTX làm ăn có hiệu quả. Nhiều HTX hoạt động khó
khăn, hầu hết trình độ cơ giới thấp, quy mô nhỏ, năng lực về tài chính, nhân
sự, máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế, khả năng tham gia đầu thầu rất khó
khăn, chủ yếu đảm nhận các công trình dân dụng quy mô nhỏ, tốc độ tăng
trƣởng chậm.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 98 Quỹ TDND, nhìn chung các Quỹ
TDND trên địa bàn thành phố hoạt động ngày một tốt hơn, các quỹ đã thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phƣơng, cho các thành viên vay để đầu tƣ phát triển
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế
nông thôn, phát triển kinh tế hộ. Kết quả kinh doanh của 98 Quỹ đạt 51,451 tỷ
đồng trong năm 2012. Ngoài ra, các Quỹ TDND còn quan tâm cho vay ngƣời
nghèo phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, dƣ cho vay ngƣời nghèo (hơn 600
hộ) đến cuối năm 2012 là 7,8 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng dƣ nợ [32].
Tóm lại, khu vực HTX trong thời gian qua tại thành phố Hà Nội từng
bƣớc đƣợc củng cố về tổ chức, khắc phục các tồn tại, biểu hiện hình thức
trong hoạt động. Hiệu quả hoạt động của các HTX có hƣớng nâng lên, ngành
nghề kinh doanh của HTX đa dạng hơn, tổ chức bộ máy HTX từng bƣớc đƣợc
40
hoàn thiện, nội dung hoạt động đƣợc mở rộng, hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế hộ
xã viên. Các HTX cần đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan tiếp
tục tuyên truyền sâu rộng Luật hợp tác xã năm 2012 và triển khai các chủ
trƣơng, chính sách phát triển KTTT, HTX của Đảng và Nhà nƣớc.
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về các chính sách hỗ trợ đối với
hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.2.1. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã
Trên cơ sở Nghị định 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/2005
về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX; Quyết định số
782/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 08/7/2005 phê duyệt kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể năm 2006 - 2010 và các Thông tƣ hƣớng dẫn của các
Bộ, ngành Trung ƣơng; các đề án, chƣơng trình của Thành ủy, cơ chế, chính
sách hỗ trợ phát triển HTX trong những năm qua trên địa bàn thành phố Hà
Nội đã đƣợc triển khai thực hiện nhƣ sau:
Giai đoạn 2003 - 2011, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức 259
lớp tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt theo 3 chức danh và cán bộ chuyên
môn, nghiệp vụ cho 17.658 lƣợt ngƣời của các HTX; tổ chức 05 khóa đào tạo
kiến thức về hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000/2000, TQM.
Tuy nhiên, thành phố chƣa tổ chức đƣợc các khóa đào tạo ngắn hạn, dài
hạn cho cán bộ HTX. Tổng hợp nguồn kinh phí từ các sở, ngành cho việc bồi
dƣỡng đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn khu vực KTTT đến năm 2011 là
7.110 triệu đồng [55].
Qua thực tiễn triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
HTX cho thấy còn một số bất cập nhƣ sau:
(1) Nghị định số 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/2005 về các
chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX quy định trách nhiệm tổng
hợp và bố trí ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dƣỡng đối
41
với HTX: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổng hợp nhu cầu, kế hoạch bồi dƣỡng, đào
tạo các đối tƣợng HTX trong cả nƣớc và bố trí nguồn kinh phí thuộc ngân
sách nhà nƣớc hàng năm cho các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng để thực hiện Kế hoạch.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 60/2003/NĐCP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành
Luật ngân sách nhà nƣớc thì Bộ Tài chính có thẩm quyền trình Thủ tƣớng
Chính phủ nhiệm vụ kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo các đối tƣợng HTX trong cả
nƣớc và bố trí nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nƣớc hàng năm cho các
Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Sự bất cập trên gây khó khăn cho việc phối hợp, tổng hợp, giao kế
hoạch bồi dƣỡng, đào tạo, hỗ trợ thành lập HTX từ nguồn kinh phí thuộc ngân
sách nhà nƣớc cho các địa phƣơng để thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều
4 Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về các chính
sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX.
Việc bồi dƣỡng chỉ ồ ạt về số lƣợng trong khi chƣa nắm bắt thật rõ nhu
cầu bồi dƣỡng, việc chuẩn bị giáo trình, tài liệu giảng dạy nên ảnh hƣởng tới
hiệu quả bồi dƣỡng. Trình độ cán bộ HTX còn yếu, có 37,9% Chủ nhiệm
HTX, 65,61% Phó chủ nhiệm, 75,9% kiểm soán, 41,92% kế toán HTX điều
hành theo kinh nghiệm, chƣa qua các lớp đào tạo [55, tr.3].
(2) Một số quy định tại Thông tƣ số 66/2006/TT-BTC nhƣ quy định
mức hỗ trợ (thù lao giảng viên, ăn nghỉ...) đã thấp hơn nhiều so với thực tế
nên khó thực hiện. Chẳng hạn quy định mức chi cho giảng viên, báo cáo viên
là chuyên viên cấp bộ, cơ quan trung ƣơng, cấp tỉnh là 100.000đ đến
150.000đ/buổi; cho giảng viên, báo cáo viên cấp quận, quyện là 70.000/buổi.
Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 29/11/201 của Chính phủ quy định
về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực trong HTX. Vì vậy,
42
văn bản hƣớng dẫn thi hành chính sách này của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ
Tài chính cũng cần khắc phục đƣợc những hạn chế nêu trên và phù hợp với
điều kiện thực tiễn hiện nay.
2.2.2.2. Chính sách hỗ trợ về đất đai
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó quy định chính sách giao đất, cho
thuê đất đối với HTX.
Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ quy định
HTX đƣợc nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật
về đất đai, đƣợc đảm bảo về các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đƣợc nhà
nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật. HTX đang sử dụng đất vào các mục đích xây
dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đƣợc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau khi Luật Đất đai năm 2003, các
Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành đƣợc ban hành, Thành phố đã
ban hành các Quyết định triển khai thực hiện (Quyết định số 148/2005/QĐUBND ngày 30/9/2005, Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008,
Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 10/5/2010...) điều chỉnh chung các
đối tƣợng ở thành phố nhƣng chƣa có các quy định, cơ chế chính sách đặc thì
về sử dụng nhà đất cho các HTX.
Hiện nay, toàn thành phố chỉ có gần 3% số HTX đƣợc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với trụ sở. Kết quả điều tra, khảo sát 916/1391
HTX có 36 HTX (2,59%) đƣợc cấp sổ đỏ; 557 HTX (40,04%) chƣa có trụ sở
đang ở nhờ trụ sở UBND xã phƣờng, nhà văn hóa, đình, chùa, điếm canh đê,
43
thuê, mƣợn... Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ở Hà Nội có 326 HTX
(chiếm 33,7%) chƣa có trụ sở làm việc, mới có 16 HTX (chiếm 1,7%) đƣợc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [42].
Qua đó, cho thấy việc triển khai thực hiện chính sách đất đai đối với
HTX còn có hạn chế. Đó là, thủ tục giao đất, cho thuê đất còn phiền hà, phức
tạp; chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về giao đất, cho thuê đất đối với HTX. Còn
không ít HTX không đăng ký kinh doanh, hoặc không tiến hành rà soát hiện
trạng quỹ đất đang sử dụng để đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai. Bên cạnh đó, mặc dù có
chính sách thụ hƣởng đƣợc quy định trong Luật hợp tác xã đối với các HTX
nông nghiệp…. nhƣng quỹ đất của nhiều địa phƣơng không còn nên quy định
này cũng không có tính khả thi cao.
Bất cập của khung pháp lý về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho HTX thể hiện: Luật đất đai và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành Luật đất đai quy định UBND tỉnh thực hiện việc giao và cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX, trong khi đăng ký HTX là do
chính quyền cấp huyện. Vì vậy, khi đăng ký HTX xong mới thực hiện đƣợc
việc làm thủ tục về giao đất, cho thuê đất với HTX. Nhƣng trong khi thực
hiện thủ tục đăng ký HTX phải kê khai phần trụ sở làm việc, nhà xƣởng của
HTX thì HTX không kê khai đƣợc. Nhƣ vậy là chƣa tạo điều kiện cho các
HTX và chƣa phù hợp với thực tế. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng thì chỉ có khoảng 15% HTX trong cả nƣớc đang sử dụng đất đƣợc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [53, tr.58].
Xuất từ những bất cập trên cho thấy nhu cầu cần hoàn thiện các chính
sách và pháp luật liên quan đến vấn đề các HTX đƣợc hƣởng các chính sách
về đất đai hiện nay.
44
2.2.2.3. Chính sách hỗ trợ về tín dụng
Thực hiện Điều 7 Nghị định 88/2005/NĐ - CP ngày 11/7/2005 của
Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/2006/QĐTTg ngày 27/10/2006 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Quỹ này
đƣợc thành lập nhằm hỗ trợ HTX trong việc đổi mới phát triển sản phẩm, đổi
mới phát triển công nghệ, kỹ thuật của HTX; hỗ trợ tổ chức phát triển thị
trƣờng, mở rộng tiêu thụ sản phẩm cho HTX; hỗ trợ xây dựng, phát triển và
nhân rộng các mô hình HTX mới và mô hình HTX điển hình tiên tiến.
Quỹ hỗ trợ phát triển HTX do Liên minh HTX Việt Nam chủ trì điều
hành đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg ngày
27/10/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Đối với Thành phố Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX đƣợc thành lập
năm 2009, tổng số vốn ban đầu 5 tỷ đồng, hiện nay tăng lên 130 tỷ đồng nhằm
trợ vốn vay ƣu đãi cho các HTX. Tính đến 31/12/2012, Quỹ hỗ trợ phát triển
HTX đã cho vay 854 dự án của các HTX, tổ hợp tác với tổng kinh phí giải
ngân là 208,05 tỷ đồng [32]. Ngoài ra, thành phố đã thực hiện việc hỗ trợ đầu
tƣ tăng năng lực cho các HTX thông qua các chƣơng trình khuyến nông, dự án
nƣớc sạch nông thôn, dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tuy nhiên, một số lƣợng không nhỏ các dự án do HTX làm chủ đầu tƣ
đạt hiệu quả kinh tế thấp, không trả đƣợc nợ vay (gốc và lãi) theo hợp đồng
tín dụng đã ký.
Mặt khác, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính
phủ quy định: các dự án đƣợc vay tín dụng đầu tƣ phát triển là các dự án đòi
hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Trong khi đó năng lực tài chính, công
nghệ và quản lý của HTX rất hạn chế, làm HTX khó tiếp cận nguồn vốn tín
dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.
Nhằm tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận nguồn vốn tín dụng quy định
45
tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 88/2005/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nƣớc đã có
Văn bản số 3608/NHNN ngày 10/5/2006 hƣớng dẫn về việc cho vay vốn đối
với HTX. Theo đó, ngân hàng chủ động tiếp cận, tƣ vấn cho HTX về phƣơng
án vay vốn, thủ tục vay, thẩm định và đơn giản hóa thủ tục vay vốn; thực hiện
các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của
bên thứ ba hoặc không có bảo đảm bằng tài sản và nhận thế chấp, cầm cố đối
với tài sản thuộc sở hữu của HTX; cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vây,
nếu HTX có khó khăn tạm thời chƣa trả nợ đúng kỳ hạn theo cam kết.
Qua nghiên cứu của tác giả luận văn cho thấy: Việc thực thi cơ chế bảo
đảm tiền vay còn nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay
tổ chức tín dụng HTX, do một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ trình độ cán bộ
HTX còn hạn chế do đó HTX không biết lập dự án vay vốn; việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, nên thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh liên quan đến việc đăng ký, công chứng các hợp đồng giao dịch bảo đảm
chƣa thực hiện đƣợc; thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm còn
phiền hà nhƣ lệ phí đăng ký cao, chƣa phù hợp điều kiện của HTX, mẫu hợp
đồng đăng ký và công chứng không thống nhất.
Do vậy, trên thực tế các HTX vẫn rất khó vay vốn của các ngân hàng
thƣơng mại, kể cả Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thƣờng
chỉ có các HTX phi nông nghiệp là vay đƣợc một số vốn nhất định, do các
HTX này có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, số đất đƣợc cấp giấy chứng nhận cao
hơn HTX nông nghiệp. Hiện mới chỉ có 18% số HTX nông nghiệp ở Hà Nội
có nhu cầu đã đƣợc vay vốn ngân hàng [55].
2.2.2.4. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại
Nghị định 193/2013/NĐ-CP cũng đã kế thừa những quy định trong
Nghị định 88/2005/NĐ-CP về các chính sách trong việc hỗ trợ hoạt động xúc
tiến thƣơng mại của HTX.
46
Giai đoạn 2008 - 2011, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ 1.970 triệu đồng
cho 110 HTX tham gia hội chợ triển lãm quảng bá sản phẩm hàng hóa của
HTX, làng nghề, tại điều kiện tìm kiếm thị trƣờng (theo cơ chế ngân sách hỗ
trợ 100% thuê gian hàng, 50% tiền vận chuyển đối với HTX tham gia hội chợ
triển lãm) và hỗ trợ tổ chức các đoàn HTX đi tham quan mô hình điển hình
tiên tiến, xúc tiến thƣơng mại, tìm hiểu thị trƣờng ở trong nƣớc (theo cơ chế
hỗ trợ 100% phƣơng tiện và 50 - 100% kinh phí ăn nghỉ cho HTX; Hà Nội cũ
tổ chức từ 1 - 2 đoàn với 10 - 20 HTX tham gia, hàng năm tổ chức từ 4 - 6
đoàn với 60 - 80 ngƣời tham gia) [32].
2.2.2.5. Chính sách hỗ trợ về khoa học - công nghệ
Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 tại Điều 10 quy định: HTX
có dự án ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ đƣợc vay vốn trung
và dài hạnh từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển
khoa học công nghệ của Bộ, ngành và địa phƣơng; HTX tổ chức tập huấn cho
xã viên tiếp tụ khoa học công nghệ mới thuộc Chƣơng trình xây dựng mô
hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn, miền núi đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn; đƣợc
hƣởng chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến ngƣ quy định tại Nghị
định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến
ngƣ và Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về
khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Triển khai thực hiện Chƣơng trình khuyến nông, Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã ban hành Thông tƣ số 60/2005/TT-BNN ngày 10/10/2005
hƣớng dẫn về nội dung, phƣơng thức hoạt động và tổ chức khuyến nông; tập
trung vào việc bồi dƣỡng, tập huấn và truyền nghề cho sản xuất; đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn cho ngƣời hoạt động khuyến nông, khuyến ngƣ; tổ
chức tham quan, khảo sát; xây dựng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và
47
công nghệ; chuyển giao kết quả khoa học; tƣ vấn, hỗ trợ phát triển ứng dụng
công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm thủy sản...
Hiện nay, Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính
phủ quy định chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ cũng là một trong 6
chính sách cơ bản trong việc hỗ trợ phát triển HTX. Tuy nhiên, để hoạt
động hỗ trợ này đi vào thực tiễn, cần phải có hƣớng dẫn cụ thể trên cơ sở
xây dựng các Chƣơng trình hỗ trợ HTX đƣợc ban hành từ phía các cơ quan
chức năng của nhà nƣớc.
2.2.2.6. Các chính sách khác
Đối với chính sách đầu tư phát triển hạ tầng:
Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP quy định HTX đƣợc hỗ
trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của HTX và đời
sống xã viên; xây dựng cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn để phát
triển sản xuất và kinh doanh.
Thành phố đã cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng là 102.087
triệu đồng (kết quả khảo sát thực tế tại 725 HTX), bình quân một HTX là
186,3 triệu đồng, trong đó cứng hóa kênh mƣơng là 26.015,7 triệu đồng, giao
thông là 21,143 triệu đồng. Hỗ trợ đƣờng điện dân sinh của 5 huyện là 9.632
triệu đồng, bình quân gần 2 tỷ đồng cho một huyện, đầu tƣ bến bãi, sân kho là
1.850 triệu đồng. Đầu tƣ cơ sở hạn tầng khác 25.966 triệu đồng. Các HTX tự
đầu tƣ 52.982 triệu đồng, trong đó đầu tƣ đƣờng điện phải bàn giao cho đơn
vị khác quản lý theo chủ trƣơng của Thành phố nhƣng chƣa thanh toán hoàn
trả hoặc hoàn trả chậm gây khó khăn cho hoạt động, mở rộng đầu tƣ phát triển
sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các HTX [55].
Đối với chính sách hỗ trợ chuẩn bị thành lập hợp tác xã:
Nghị định số 88/2005/NĐ-CP quy định nhà nƣớc hỗ trợ các sáng lập
viên HTX về thông tin, tƣ vấn kiến thức về HTX, cung cấp dịch vụ tƣ vấn xây
48
dựng Điều lệ HTX; hỗ trợ các sáng lập viên trong việc hoàn thiện thủ tục
thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX.
Luật hợp tác xã năm 2012 cũng quy định hỗ trợ, ƣu đãi cho HTX khi
thành lập HTX, đặc biệt là các HTX ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi
và hải đảo. Theo ý kiến của tác giả luận văn: khi triển khai hỗ trợ, Chính phủ
cần hƣớng dẫn tiêu chí cụ thể, đặc biệt là tiêu chí ngành nghề, địa bàn để
tránh tình trạng thành lập HTX chỉ để đƣợc nhận hỗ trợ, bao cấp của Nhà
nƣớc nhƣng hoạt động không hiệu quả. Công tác triển khai hỗ trợ thành lập
HTX cần có sự tham gia của Liên minh HTX cấp tỉnh và Phòng kinh tế - kế
hoạch của UBND cấp huyện phối hợp thực hiện.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu đạt được
2.3.1.1. Về các quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với
hợp tác xã
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, khu vực HTX có những chuyển
biến tích cực. Nhiều HTX mới đƣợc thành lập, hoạt động đa dạng về ngành
nghề, lĩnh vực. Nhiều HTX đƣợc củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động,
trong đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ xã
viên, tạo việc làm và thu nhập thƣờng xuyên cho ngƣời lao động. Các tổ chức
KTTT, HTX đã từng bƣớc khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo
đảm an ninh, xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nƣớc.
Tổ chức và hoạt động của HTX không thể thiếu công tác quản lý nhà
nƣớc. Luật hợp tác xã năm 2012 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012,
có hiệu lực từ 01/07/2013. Đến nay, chỉ mới có Nghị định 193/2013/NĐ-CP
ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp
tác xã năm 2012.
49
Luật hợp tác xã năm 2012 quy định về công tác quản lý nhà nƣớc đối
với HTX căn bản đã khắc phục đƣợc những bất cập của Luật hợp tác xã năm
2003, quy định rõ hơn theo hƣớng thành lập bộ máy, cơ quan quản lý nhà
nƣớc thống nhất. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về HTX đã từng bƣớc hình thành,
có tác động tích cực vào hoàn thiện khung chính sách về HTX, khuyến khích,
tạo điều kiện cho các HTX phát triển. Những kết quả cụ thể nhƣ sau:
(i) Về khung pháp luật đã quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nƣớc đối với HTX; đồng thời quy định về công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán đối với HTX mà trƣớc đây Luật HTX năm 2003 chƣa quy định
rõ nhằm tăng cƣờng việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật
đối với HTX, góp phần lành mạnh hóa, thúc đẩy khu vực HTX phát triển.
Hành lang pháp lý đối với HTX đã từng bƣớc hoàn thiện, tạo điều kiện
phát triển thêm nhiều HTX mới, hoạt động kinh doanh của nhiều HTX đƣợc
mở rộng. Các HTX đƣợc hƣởng quyền lợi và có nghĩa vụ nhƣ các tổ chức
kinh tế khác, đƣợc kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.
(ii) Các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ phát triển HTX theo quy định của
Luật HTX năm 2012 rõ ràng hơn. Luật Hợp tác xã năm 2003 chỉ đề cập đến
các chính sách chung cho các loại hình HTX và dàn trải trên nhiều ngành
nghề, lĩnh vực trong khi nguồn lực nhà nƣớc có hạn (phát triển nguồn nhân
lực; đất đai; tài chính; tín dụng; xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển HTX; tiếp thị
và mở rộng thị trƣờng; đầu tƣ và phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để
HTX tham gia các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nƣớc).
Các quy định đƣợc nêu tại Điều 6 Luật hợp tác xã năm 2012 và
Chƣơng 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ bao
gồm 6 nhóm chính sách hỗ trợ HTX. Về căn bản, Luật hợp tác xã năm 2012
giữ nguyên các nội dung chính sách hỗ trợ đối với HTX. Bên cạnh đó, Luật
hợp tác xã năm 2012, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
50
ƣơng 5 (khóa IX) về phát triển KTTT đã nhận thấy ngoài những chính sách
chung cho các loại hình HTX, Nhà nƣớc cần có chính sách ƣu đãi, đặc biệt
đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó ngoài việc đƣợc
hƣởng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi chung thì còn đƣợc hƣởng thêm các
chính sách hỗ trợ, ƣu đãi riêng. Điều này thể hiện mong muốn và quan tâm
của nhà nƣớc đến lĩnh vực phát triển nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp và đến
những ngƣời lao động trong lĩnh vực này.
(iii) Một số vƣớng mắc về quản lý Nhà nƣớc nhƣ thành lập, đăng ký
HTX, xử lý tài sản không chia, thủ tục giải thể HTX…đã có cơ quan chuyên
môn hƣớng dẫn và giải đáp.
(iiii) Thông qua bộ máy chuyên trách, các Bộ, ngành nắm đầy đủ số
liệu thông kê về HTX thuộc lĩnh vực mình quản lý. Đặc biệt việc thành lập
Hiệp hội Quỹ tín dụng (năm 2005) là một bƣớc tiến quan trọng của hệ thống,
hỗ trợ công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các Quỹ TDND (Đối với Quỹ
TDND Trung ƣơng chuyển tên gọi là Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam).
2.3.1.2. Về tình hình thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối
với hợp tác xã
Tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc đã làm cho HTX từng
bƣớc phát triển theo những nguyên tắc tổ chức và hoạt động phù hợp với bản
chất đích thực của nó, làm mất dần tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nƣớc,
khuyến khích sự tự nỗ lực vƣơn lên của HTX, hợp tác theo nhu cầu của thực
tiễn sản xuất, kinh doanh… Ngoài ra, các HTX đã đƣợc sự hỗ trợ tích cực của
chính quyền địa phƣơng về đất đai, thị trƣờng nội địa, miễn giảm thuế… và
việc bàn giao các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản không
chia. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc có
đƣợc những kết quả nhất định. Cụ thể:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển HTX: các cơ quan đƣợc
51
giao trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc đối với xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển loại hình này trong những giai đoạn nhất định.
- Tổ chức đăng ký HTX: đơn vị đƣợc giao có trách nhiệm đăng ký kinh
doanh, thẩm định vốn, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động đối với các HTX theo
phân cấp quản lý đăng ký thành lập HTX đƣợc giao phòng tài chính - kế
hoạch các huyện, thị xã, quận xem xét ra quyết định.
- Hƣớng dẫn xây dựng Điều lệ HTX trên cơ sở nguyên tắc chung, có
sự khác biệt giữa điều lệ HTX nông nghiệp với các HTX hoạt động trên các
lĩnh vực khác.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của HTX,
nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo cho các HTX hoạt
động đúng pháp luật.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xử lý vi phạm
pháp luật về HTX căn bản đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc giải
quyết kịp thời.
2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, bất cập
* Về các quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
Những hạn chế, yếu kém của KTTT mà Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa
IX và Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thƣ về tăng cƣờng
lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX đã chỉ ra, đến nay vẫn
chƣa đƣợc khắc phục. Tốc độ tăng trƣởng của khu vực kinh tế tập thể chậm,
thiếu ổn định, tỉ lệ đóng góp vào GDP của cả nƣớc giảm dần, không đạt đƣợc
mục tiêu Nghị quyết đề ra. Nhiều HTX chƣa tuân thủ nghiêm các quy định
của pháp luật, còn có những biểu hiện hình thức, xa rời bản chất các nguyên
tắc và giá trị HTX, sự liên kết, hợp tác của các HTX chƣa chặt chẽ, hiệu quả
thấp, vai trò của HTX chƣa đƣợc phát huy.
52
Theo đánh giá của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tại
Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết
TW 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập
thể, thì những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, yếu kém trên là do:
Nhận thức về phát triển kinh tế tập thể của nhiều cấp ủy
đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu
chưa đầy đủ, chưa thống nhất; ý thức trách nhiệm còn thấp; đánh
giá về kinh tế tập thể chưa toàn diện, chưa thấy hết vai trò quan
trọng của khu vực kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội và an ninh, quốc phòng. Công tác quản lý nhà nước về kinh
tế tập thể còn nhiều hạn chế, bộ máy phân tán, hoạt động kém hiệu
quả; khung pháp luật và chính sách phát triển kinh tế tập thể còn
nhiều bất cập.[5, tr.1]
Mặc dù Luật hợp tác xã năm 2012 đã quy định rõ hơn về chức năng quản
lý nhà nƣớc đối với HTX, song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, về bộ máy quản lý nhà nƣớc: Pháp luật mới chỉ quy định Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về HTX.
Còn thiếu các quy định về bộ máy quản lý Nhà nƣớc ở địa phƣơng, đơn vị
nào làm đầu mối quản lý và theo dõi đối với HTX. Bên cạnh đó, chƣa quy
định rõ sự phối kết hợp trong quản lý nhà nƣớc giữa các bộ, ngành dẫn đến
công tác quản lý nhà nƣớc còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất.
Thứ hai, thiếu về chế tài xử lý vi phạm pháp luật.
Pháp luật quy định: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các bộ,
cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
quy định pháp luật về HTX. Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của HTX.
Song pháp luật chƣa quy định rõ cơ chế phối hợp trong tổ chức triển
53
khai việc giám sát, kiểm tra thi hành Luật trong kiểm tra hoạt động của các cơ
quan đăng ký kinh doanh; chế tài đối với HTX đã đăng ký theo Luật hợp tác
xã nhƣng không sửa đổi, bổ sung Điều lệ HTX; đăng ký Điều lệ HTX sửa đổi
mà nội dung Điều lệ HTX sửa đổi không phù hợp với quy định Luật hợp tác
xã và mẫu hƣớng dẫn Điều lệ đã đƣợc ban hành.
Thứ ba, Luật hợp tác xã năm 2012 quy định: chỉ kiểm toán bắt buộc đối với
các HTX có thành viên là pháp nhân. Ngoài ra, việc kiểm toán HTX do Chính phủ
quy định. Đến nay, vẫn còn thiếu hƣớng dẫn cụ thể về kiểm toán HTX.
"Kiểm toán là một công cụ quản lý hiệu quả giúp các đơn vị phát triển,
mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp cho các bên quan tâm đến
thông tin của đơn vị đƣợc kiểm toán có thể đƣa ra quyết định đầu tƣ phù hợp
nhất" [63] . Điều này cũng lý giải vì sao, ở các nƣớc phát triển trên thế giới,
ngƣời ta coi kiểm toán là tất yếu. Ở một số nƣớc phát triển nhƣ: Đức, Nhật...
kiểm toán HTX đƣợc xem là công cụ để kiểm tra, giám sát hiệu quả kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Đồng thời tƣ vấn, hỗ trợ và giúp
HTX tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Theo kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, Kiểm toán HTX đƣợc giao
cho tổ chức phi chính phủ, đại diện cho các HTX (nhƣ Liên minh HTX, Liên
đoàn HTX...). Ở Việt Nam, để triển khai kiểm toán HTX cũng cần có hƣớng
dẫn cụ thể về kiểm toán đối với khu vực kinh tế HTX phù hợp với điều kiện
thực tiễn, bản chất và đặc trƣng căn bản của HTX.
Thứ tƣ, số lƣợng các văn bản pháp luật liên quan đến HTX, đặc biệt
văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật để triển khai Luật hợp tác xã năm 2012 còn quá
ít. Nhiều nội dung quản lý Nhà nƣớc đƣợc thể hiện tại Nghị định 193/2013/NĐCP vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành. Một số nội dung quan trọng
chƣa có hƣớng dẫn thi hành. Đó là:
Luật hợp tác xã năm 2012 quy định về chuyển tiếp đối với các HTX
54
trong 03 năm từ khi Luật hợp tác xã có hiệu lực nhƣng trong Nghị định
193/2013/NĐ-CP không đề cập đến việc hƣớng dẫn các thủ tục chuyển đổi,
đăng ký lại đối với HTX.
Chƣa có hƣớng dẫn về các chính sách hỗ trợ đối với HTX. Bao gồm
các chính sách căn bản sau:
- Các nội dung chính sách hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật hợp
tác xã năm 2012 chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. Cần tránh tình trạng HTX không
tiếp cận thực hiện đƣợc một số chính sách nhƣ quy định của Luật hợp tác xã
năm 2003 (nhƣ hƣớng dẫn ứng dụng chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thông tin,
tiếp thị và xúc tiến thƣơng mại đối với HTX); xây dựng chế độ và tổ chức đào
tạo, bồi dƣỡng các chức danh quản lý và điều hành HTX; chỉ đạo tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả.
- Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi cho HTX hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều
6 Luật hợp tác xã năm 2012.
Thứ năm, một số chính sách có tính khả thi thấp và thiếu tính thống nhất.
- Chính sách đất đai: mặc dù tại một số địa phƣơng không còn quỹ đất
công để giao cho HTX vì quy định tất cả các HTX đều đƣợc hƣởng ƣu đãi về
chính sách đất đai. Cần quy định cụ thể các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp,
vùng đồng bào dân tộc, miền núi, nông thôn, hải đảo mới là đối tƣợng đặc
biệt đƣợc hƣởng các chính sách này, tránh tình trạng quy định dàn trải, thiếu
tính khả thi.
Bên cạnh đó, nhà nƣớc quy định HTX đƣợc giao hoặc cho thuê đất
nhƣng lại chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về các tiêu chí nhƣ thế nào thì đƣợc giao,
nhƣ thế nào thì đƣợc cho thuê. Việc miễn, giảm tiền thuê đất cho HTX tuy
đƣợc Bộ Tài chính hƣớng dẫn nhƣng trên thực tế khi các HTX chƣa đƣợc
thuê đất thì không thể đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất.
55
- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại: Nhiều HTX chƣa đƣợc hƣởng
trực tiếp chính sách này do không đáp ứng đƣợc tiêu chí quy định của chƣơng
trình hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại quốc gia và nhiều địa phƣơng không có đủ
kinh phí để hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại đối với HTX.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với HTX tuy đã đƣợc mở rộng,
nhƣng nhiều HTX chƣa tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng do HTX
chƣa đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, nhất là vay không đảm bảo bằng tài
sản, chƣa có dự án vay vốn khả thi, hoạt động kém hiệu quả, khả năng tài
chính yếu. Mặt khác, các ngân hàng còn mặc cảm với tổ chức HTX khi xem
xét cho vay. Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với HTX còn nhiều tỉnh/thành phố
chƣa thành lập, nên khả năng vay vốn của HTX thấp. Bên cạnh đó hầu hết đất
đai của HTX do chính quyền quản lý nên không có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất để thế chấp. HTX muốn mở rộng sản xuất kinh doanh để phát triển
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác còn nhiều khó khăn, cần đến sự hoàn
thiện cụ thể hơn nữa của các văn bản luật.
Thứ sáu, một số nội dung chính sách quan trọng không đƣợc đƣa vào
Luật hợp tác xã và hƣớng dẫn thực hiện nhƣ: chính sách thu hút cán bộ quản
lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại HTX. Qua nghiên cứu của tác giả luận
văn cho thấy: Chất lƣợng hoạt động của HTX chƣa hiệu quả có một phần
nguyên nhân là đội ngũ cán Bộ ban quản trị, Ban kiểm soát chƣa cao, chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, đến tháng 12/2008, tỷ lệ các chức dang quản lý, điều hành
HTX qua đào tạo với trình độ trung cấp chiếm 28%; trình độ cấp II chiếm
29% [35, tr.120]. Một số cán bộ có năng lực, trình độ lại chƣa yên tâm công
tác nên hay chuyển sang công tác tại địa phƣơng do chính sách, chế độ không
thỏa đáng hoặc có tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều công việc. Chƣa có chính
sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút cán bộ đƣợc đào tạo bài bản về làm việc ở
56
HTX. Do vậy, cần thiết phải quy định trong Luật hợp tác xã chính sách thu
hút cán bộ có trình độ về quản lý và khoa học kỹ thuật làm việc trong HTX để
làm nền tảng nâng cao chất lƣợng hoạt động của HTX hiện nay.
Thứ bảy, các văn bản quy phạm pháp luật vừa ban hành chậm, lại
không đồng bộ về thời gian; đồng thời phân tán ở nhiều bộ, ngành và chƣa có
có sự phối hợp tốt. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, các chính sách hỗ trợ
phát triển HTX liên quan đồng thời đến hƣớng dẫn của nhiều bộ, ngành liên
quan nhƣng các hƣớng dẫn của các bộ, ngành lại ban hành vào nhƣng thời
điểm khác nhau, hoặc quy định khác nhau về cùng một nội dung. Việc triển
khai các chính sách liên quan đến nhiều Bộ, ngành thƣờng rất chậm.
* Về cơ chế thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thực tiễn cơ chế triển khai hoạt động
quản lý nhà nƣớc đối với HTX còn có một số nhƣợc điểm cơ bản sau:
(1) Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về KTTT, HTX vừa yếu, vừa thiếu và
phân tán, thể hiện ở các mặt sau:
- Không có tổ chức bộ máy chuyên trách thống nhất từ Trung ƣơng tới
địa phƣơng để tập trung trí tuệ, sức lực nghiên cứu xây dựng, triển khai Nghị
quyết, pháp luật và chính sách của nhà nƣớc, cũng nhƣ thực hiện hiệu quả
công tác quản lý nhà nƣớc đối với HTX. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về
kinh tế tập thể triển khai rất chậm, hầu nhƣ chƣa đƣợc kiện toàn theo yêu cầu
của Nghị quyết TW số 13-NQ/TW, chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Đối
với cấp Bộ, ngoài Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các Bộ quản lý chuyên ngành khác
chƣa thành lập bộ phận chuyên trách hoặc chƣa bố trí cán bộ chuyên trách
theo dõi HTX. Đối với cấp tỉnh, Nghị định 193/2013/NĐ-CP chỉ quy định
chung về nhiệm vụ và quyền hạn của UBND các cấp, nhƣng chƣa quy định rõ
57
cơ quan nào thuộc tỉnh chịu trách nhiệm là đầu mối về HTX. Đối với cấp
huyện, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về HTX chƣa đƣợc giao thống nhất cho
phòng chuyên môn của huyện làm đầu mối. Chỉ giao cho phòng tài chính - kế
hoạch là đơn vị chịu trách nhiệm đăng ký đối với HTX. Ở cấp xã phần lớn
chƣa phân công cán bộ chuyên trách theo dõi HTX.
(2) Việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
HTX còn rời rạc, chƣa có sự thống nhất giữa các ngành cùng cấp, giữa các
cấp trong việc hƣớng dẫn, tuyên truyền và triển khai thực hiện Luật hợp tác
xã, các văn bản dƣới Luật, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc đối với HTX. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật HTX vẫn chƣa
sâu rộng và chƣa thực sự hiệu quả. Ở các cấp chính quyền, chƣa có đầu mối
tham mƣu cho UBND trong việc thực hiện chức năng quản lý về kinh tế
HTX. Từ đó, dẫn đến khóa khăn cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên
trong việc đánh giá chính xác thực trạng HTX.
(3) Biên chế cán bộ quản lý nhà nƣớc về HTX thiếu về số lƣợng, yếu
về trình độ chuyên môn, không đủ năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ quản
lý nhà nƣớc đối với HTX; cán bộ quản lý về HTX đa số kiêm nhiệm, điều
động từ các lĩnh vực khác sang nên không nắm chắc, đầy đủ tình hình về
HTX; chƣa đủ năng lực tham mƣu giúp lãnh đạo cấp tỉnh thực hiện hiệu quả
quản lý nhà nƣớc đối với HTX, không triển khai kịp thời và đồng bộ Nghị
quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của nhà nƣớc đối với HTX.
(4) Hệ thống số liệu cơ bản về HTX chƣa đầy đủ và chính xác, độ tin
cậy chƣa cao, nên hiệu quả của công tác quản lý Nhà nƣớc về HTX nhìn
chung còn nhiều bất cập. Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngành
không cập nhật đầy đủ và hệ thống về tình hình sản xuất, kinh doanh của
HTX. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp trong công tác
triển khai thực hiện Luật hợp tác xã và các văn bản dƣới Luật cũng nhƣ trong
58
việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX.
(5) Một số địa phƣơng thực sự quan tâm và chƣa tích cực triển khai
thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, mặc dù chính sách đã khả thi
và đƣợc hƣớng dẫn thực hiện. Phần lớn địa phƣơng chƣa thành lập Quỹ hỗ trợ
phát triển HTX nguyên nhân chính là do ngân sách hạn hẹp.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, khung pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX căn bản
đã đƣợc hoàn thiện, song vẫn cần bổ sung những quy định pháp luật còn thiếu
và ban hành các văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện đồng bộ các chính
sách đối với HTX.
Thứ hai, khung pháp luật hƣớng dẫn các chính sách phát triển kinh tế
HTX ban hành còn chậm, không đồng bộ, một số quy định còn thiếu hƣớng
dẫn cụ thể.
Trong quá trình phát triển HTX, nhà nƣớc đã có nhiều chính sách ƣu
đãi cho khu vực này. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, về mặt tƣ tƣởng, chính sách
thì khu vực HTX đƣợc hƣởng khá nhiều ƣu đãi nhƣng trên thực tế lại không
có gì cả. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra những đánh giá sai lệch về khu
vực kinh tế này của không ít ngƣời. Họ cho rằng, HTX đƣợc hƣởng rất nhiều
ƣu đãi, hỗ trợ của nhà nƣớc nhƣng lại hoạt động không có hiệu quả, còn thành
phần kinh tế dân doanh không có sự ƣu đãi nào của nhà nƣớc nhƣng hoạt
động đã đem lại hiệu quả đáng kể trong phát triển kinh tế đất nƣớc. Và cũng
từ đó, những ngƣời này phủ nhận vai trò, vị trí của khu vực kinh tế này.
Chúng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng, không giống nhƣ
khu vực dân doanh, khu vực kinh tế hợp tác và HTX đã bị sức ép tâm lý nặng
nề do mô hình HTX cũ để lại. Và cho đến nay, mặc cảm về mô hình HTX nói
chung vẫn còn in đậm trong suy nghĩ của nhiều ngƣời đã là cản trở lớn cho
kinh tế hợp tác và HTX phát triển.
59
Thứ ba, chƣa có đầy đủ bộ máy và phƣơng tiện thích hợp cho tổ chức
xây dựng khung pháp lý dịch vụ hỗ trợ phát triển HTX. Công tác quản lý nhà
nƣớc về chính sách và ngân sách nhà nƣớc về hỗ trợ phát triển HTX còn phân
tán. Theo quy định của Luật hợp tác xã, các HTX đƣợc hƣởng nhiều chính
sách hỗ trợ. Nhƣng các chính sách phát triển HTX, nhất là nguồn ngân sách
nhà nƣớc hỗ trợ cả trực tiếp và gián tiếp qua Liên minh HTX các cấp, chƣa
đƣợc thực hiện nhất quán ngay trong từng cấp và chung của cả nƣớc. Hiện
nay, chƣa có số liệu thống kê, tổng hợp đầy đủ và chính xác các nguồn vốn hỗ
trợ phát triển HTX trong từng địa phƣơng và cả nƣớc. Vì vậy khó đánh giá
đầy đủ tác động hỗ trợ của các chính sách cũng nhƣ nguồn vốn hỗ trợ đối với
phát triển HTX.
Sự yếu kém của công tác quản lý nhà nƣớc đối với HTX là một nguyên
nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả thấp trong công tác triển khai thực hiện
Luật hợp tác xã, các cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển HTX, trong việc
thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với HTX, nhất là công tác tổng
hợp và xây dựng kế hoạch phát triển KTTT, HTX 5 năm, hàng năm. Bộ máy
quản lý nhà nƣớc cần phải đƣợc quan tâm củng cố; cán bộ quản lý nhà nƣớc
cần đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo, cập nhật thƣờng xuyên các kiến thức, kinh
nghiệm quản lý HTX. Công tác kiểm tra, giám sát thi hành luật phải đƣợc
thực hiện định kỳ, chấn chỉnh kịp thời những trƣờng hợp sai phạm cũng nhƣ
hoạt động yếu kém. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của quản lý nhà nƣớc
nói riêng và hoạt động của khu vực HTX nói chung.
Thứ tư, nhiều địa phƣơng chƣa tích cực triển khai thực hiện các chính
sách hỗ trợ phát triển HTX, mặc dù có chính sách đã khả thi.
Các địa phƣơng phần lớn chƣa thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX để
cho vay, bảo lãnh tín dụng đối với HTX. Việc thực hiện cơ chế bảo đảm tiền
vay còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân là do việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX, chậm, thủ tục công chứng và
60
đăng ký giao dịch bảo đảm còn phiền hà nhƣ lệ phí đăng ký cao, chƣa phù
hợp với điều kiện của HTX.
Thứ năm, thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các
ngành trong việc hƣớng dẫn, tuyên truyền và triển khai Luật hợp tác xã, các
văn bản dƣới luật, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối
với HTX. Thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát và chỉ đạo, tổ chức thực hiện,
tổng kết tình hình thực hiện Luật hợp tác xã; chƣa quy định rõ chế độ trách
nhiệm rõ ràng đối với tổ chức thực hiện khung pháp lý dịch vụ hỗ trợ cũng
nhƣ đối với đối tƣợng thụ hƣởng dịch vụ hỗ trợ phát triển HTX.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu một số quy định pháp luật hiện hành và đánh giá thực
trạng tình hình triển khai các hoạt động về quản lý nhà nƣớc đối với HTX, tác
giải luận văn có một số nhận định nhƣ sau:
(i) Hệ thống pháp luật quy định về quản lý nhà nƣớc đối với HTX hiện
nay tƣơng đối đầy đủ, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển HTX trong sự nghiệp
mới của đất nƣớc, trong môi trƣờng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Trên cơ sở kế thừa Luật hợp tác xã năm 2003, Luật hợp tác xã năm
2012 tiếp tục quy định những vấn đề quản lý nhà nƣớc với nhiều điểm mới,
khắc phục đƣợc một số hạn chế, bất cập kéo dài trong hoạt động quản lý nhà
nƣớc đối với HTX trong thời gian qua.
(ii) Thực tiễn áp dụng Luật cho thấy: Hầu hết các HTX đều đã hoạt
động tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Luật hợp tác xã và các
văn bản pháp luật có liên quan. Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với HTX đã
đƣợc củng cố một bƣớc, giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà đối với
HTX, các cấp chính quyền không can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của
HTX. Căn bản các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với các HTX là
đối tƣợng thụ hƣởng có tính khả thi cao và đạt đƣợc hiệu quả thiết thực.
61
(iii) Tuy nhiên, để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác thì những
quy định của HTX phải luôn luôn đƣợc đổi mới, hoàn thiện và bổ sung những
điểm không còn phù hợp. Ngay cả khi Luật hợp tác xã mới sửa đổi đƣợc ban
hành vẫn còn nhiều điểm bất cập cần bổ sung, hoàn chỉnh. Thực tế, một số
quy định còn bỏ ngỏ hoặc còn chƣa đầy đủ nhƣ: quy định thiếu về đối tƣợng
các HTX chịu sự kiểm toán bắt buộc của Nhà nƣớc; không quy định chính
sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại HTX; khung
pháp luật hƣớng dẫn các chính sách phát triển kinh tế HTX ban hành còn
chậm, một số quy định thiếu hƣớng dẫn cụ thể.
Trong khi đó, công tác hƣớng dẫn, tuyên truyền và triển khai Luật hợp
tác xã, các văn bản dƣới luật, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc đối với HTX còn chƣa sâu rộng đến ngƣời dân và đến chính các đối
tƣợng là HTX, thành viên HTX.
Bên cạnh đó, sự yếu kém của công tác quản lý nhà nƣớc đối với HTX
là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả thấp trong xây
dựng và hoàn thiện chính sách, các giải pháp mang tính khả thi đối với HTX;
trong công tác triển khai thực hiện kịp thời và đồng bộ Nghị quyết của Đảng,
pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc đối với HTX; trong việc thực hiện các
nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với HTX; trong việc giám sát thi hành Luật
HTX, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật hợp tác xã; trong
việc tổng kết, đánh giá tình hình phát triển HTX.
Những hạn chế trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến số lƣợng và chất
lƣợng hoạt động của các HTX trên cả nƣớc hiện nay. Vì vậy, cần phải tiếp tục
sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về HTX nói chung và quy định
pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối HTX nói riêng để khu vực kinh tế này tiếp
tục đƣợc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động nhƣ tinh thần
Nghị quyết TW 5 (Khóa IX) đã đề ra.
62
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật
về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là nội dung quan trọng trong việc xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lƣợng tốt cả về nội dung và hình thức;
tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam. Mục tiêu đặt
ra là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch với một cơ chế thực hiện pháp luật
có hiệu quả. Việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý
nhà nƣớc đối với HTX hiện nay trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền và hội nhập quốc tế cần dự trên các định hƣớng căn bản sau:
(i) Việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý
nhà nƣớc đối với HTX hiện nay cần phù hợp với các quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển KTTT, HTX.
Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX và Chỉ thị số 20-CT/TW ngày
02/01/2008 của Ban Bí thƣ về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện Nghị quyết
Trung ƣơng 5 khóa IX, Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 Bộ Chính trị,
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 5
khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT. Mục tiêu
của Đảng và Nhà nƣớc ta, phát triển KTTT (trong đó có HTX) phải gắn với
tái cơ cấu nền kinh tế của đất nƣớc, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới và
các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác.
63
Cần phải đƣợc thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn các chủ trƣơng,
đƣờng lối của của Đảng về phát triển kinh tế tập thể bằng pháp luật và chính
sách. Hoàn thiện những quy định pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX
sẽ góp phần cho lĩnh vực kinh tế lớn mạnh cùng các loại hình doanh nghiệp
khác, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và đóng góp vào phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Trong giai đoạn kinh tế thị trƣờng hiện nay, ngay cả khi Luật hợp tác
xã đƣợc sửa đổi, trong quản lý nhà nƣớc đối với HTX, vẫn còn bỏ ngỏ một số
quy định hoặc một số quy định bất cập với các văn bản pháp luật khác. Chính
vì lẽ đó, dẫn đến yêu cầu cần hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối
với HTX, để đảm bảo pháp chế XHCN.
(ii) Hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà
nƣớc đối với HTX cần đảm bảo nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính
đáng của hợp tác xã trong sự cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế
khác hiện nay.
Nhà nƣớc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn và các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của HTX nhƣ: Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu
tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của HTX; Bảo đảm
môi trƣờng sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa HTX với các loại hình doanh
nghiệp và tổ chức kinh tế khác; Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và
không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của HTX.
Điều này đã đƣợc ghi nhận trong Luật hợp tác xã năm 2012. Nhƣ vậy
pháp luật chính là phƣơng tiện bảo vệ lợi ích chính đáng của HTX và nhà
nƣớc là chủ thể có trách nhiệm thực thi nghĩa vụ bảo vệ này.
(iii) Hoàn thiện pháp luật đi đôi với hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật
và bảo đảm hiệu lực pháp luật trong thực tiễn.
Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX là đảm
64
bảo tính phù hợp của pháp luật với thực tiễn, tạo nên tính thống nhất nội tại
cao của pháp luật. Sự tác động của nhân tố này đƣợc thực hiện thông qua
khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách vĩ mô và quá trình hoàn thiện bộ máy
quản lý nhà nƣớc đối với HTX từ trung ƣơng tới cơ sở, cũng nhƣ quá trình tổ
chức, triển khai trong thực tiễn của bộ máy này. Điều đó đòi hỏi phải nâng
cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nƣớc về HTX nhằm tạo điều kiện
khuyến khích các HTX phát triển đúng với tiềm năng và bản chất của mình,
đóng góp tích cực và xứng đáng cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống bộ máy quản lý
nhà nƣớc về HTX nhƣ tinh thần Nghị quyết và quy định của Luật hợp tác xã
năm 2012, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, tập trung và thống nhất từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền
hạn và cơ chế phối hợp của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ƣơng và địa
phƣơng trong phát triển HTX. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng và có
chính sách cán bộ phù hợp, đảm bảo nâng cao chất lƣợng và sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực trong phát triển HTX. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về HTX.
Việc hoàn thiện khung pháp luật đi đôi với hoàn thiện cơ chế thực thi
pháp luật về quản lý HTX cần quán triệt nguyên tắc: đồng bộ từ pháp luật,
chính sách với phát triển HTX cho đến triển khai các quy định của luật pháp,
chế độ chính sách ƣu đãi, các chƣơng trình, dự án hỗ trợ HTX. Đối với
chƣơng trình hỗ trợ phát triển HTX cần quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí thụ
hƣởng, nội dung, nguồn kinh phí và mức hỗ trợ trên cơ sở xác định ƣu tiên về
lĩnh vực, địa bàn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ của đất nƣớc và trình độ phát triển của HTX. Không thể cứ là HTX thì
sẽ nhận đƣợc hỗ trợ. Khi đó, HTX sẽ đƣợc xuất hiện ào ạt để "xin" tiền Nhà
nƣớc. Kinh nghiệm quốc tế cho rằng, thế mạnh của mỗi quốc gia, mỗi địa
65
phƣơng là ngành sản xuất, là sản phẩm hay lĩnh vực kinh tế cụ thể. Không thể
nói lợi thế của một nƣớc là mô hình công ty cổ phần, của nƣớc kia là HTX,
hay lợi thế của nƣớc khác là công ty trách nhiệm hữu hạn... để trên cơ sở đó
quy định việc nhà nƣớc hỗ trợ. Nhà nƣớc có thể chọn sản phẩm, chọn ngành
hay chọn lĩnh vực mà mình có lợi thế hay muốn ƣu tiên, khuyến khích phát
triển. Chẳng hạn, các nƣớc Châu Âu ƣu tiên năng lƣợng gió và mặt trời thì bất
cứ doanh nghiệp nào, trong đó có HTX, hoạt động trong lĩnh vực đó đều đƣợc
ƣu đãi. Ví dụ: ở Hà Lan hay Đức, Thụy sĩ có chính sách ƣu đãi cho ngành sản
xuất và chế biến sữa. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành này đều đƣợc ƣu
đãi (ví dụ về thuế, tín dụng) và các HTX thƣờng chiếm phần tới 50-60% nên
cũng nhận đƣợc nhiều ƣu đãi nhất.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về
quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã
Phát triển KTTT, HTX là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, thể
hiện tại Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa IX, mới đây nhất là Luật hợp tác xã 2012. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu và qua thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy,
cần phải bổ sung những nội dung quan trọng trong các quy định pháp luật về
quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp
luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX, đảm bảo
phù hợp với thực tiễn hiện nay.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với
hợp tác xã
3.2.1.1. Quy định về kiểm toán bắt buộc đối với các hợp tác xã có
doanh thu cao
Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định: HTX có thành viên là pháp nhân
phải thực hiện kiểm toán bắt buộc.
66
Tác giả luận văn cho rằng: Các HTX phát triển mạnh, có doanh thu cao
cũng cần đƣợc kiểm toán bắt buộc để cạnh tranh bình đẳng nhƣ các loại hình
doanh nghiệp khác.
Ở Việt Nam, rất nhiều HTX có doanh thu cao, phát triển mạnh nhƣng
thấy không thực hiện kiểm toán HTX. Đây cũng chính là lỗ hổng trong quy
định kiểm toán bắt buộc đối với HTX. Đối với các HTX phát triển ở trình độ
cao, kiểm toán còn giúp tƣ vấn, hỗ trợ và giúp HTX tháo gỡ những khó khăn,
vƣớng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kiểm toán là một công cụ
quản lý hiệu quả giúp các đơn vị phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh,
đồng thời giúp cho các bên quan tâm đến thông tin của đơn vị đƣợc kiểm toán
có thể đƣa ra quyết định đầu tƣ phù hợp nhất. Điều này cũng lý giải vì sao, ở
các nƣớc phát triển trên thế giới, ngƣời ta coi kiểm toán là tất yếu. Trong khi
đó, hoạt động kiểm toán của Việt Nam vẫn còn chƣa thực sự đƣợc quan tâm
đầy đủ, thậm chí nhiều đơn vị còn chƣa hiểu kiểm toán là gì? Vì sao phải
kiểm toán? hoặc đánh đồng kiểm toán với thanh tra kinh tế. Về lâu dài để các
HTX phát triển vững mạnh, có thể trở thành những tổ chức kinh tế mạnh thì
cần bắt buộc kiểm toán HTX. Có nhƣ vậy việc hình thành kiểm toán HTX
mới thực sự thành công. Tuy nhiên với đặc thù của mô hình HTX thì kiểm
toán HTX chú trọng công tác tƣ vấn, chăm sóc hỗ trợ cho các HTX sẽ là một
yếu tố quan trọng giúp các HTX Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung trong Luật hợp tác xã quy định về kiểm toán
bắt buộc đối với các HTX có doanh thu cao (áp dụng đối với các HTX có
doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm hay lợi nhuận sau thuế trên 5 tỷ đồng/năm).
3.2.1.2. Quy định riêng về kiểm toán hợp tác xã
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 61 Luật hợp tác xã năm 2012: Việc
kiểm toán HTX do Chính phủ quy định.
Với tƣ cách là một đơn vị kinh thế đặc thù, tổ chức kinh tế mang tính
67
xã hội cao, các HTX hiện nay không thuộc đối tƣợng bắt buộc phải chịu sự
kiểm toán (trừ các HTX có thành viên là pháp nhân) nhƣng nếu các HTX
muốn tham gia vào hoạt động kiểm toán thì phải thông qua các tổ chức kiểm
toán mà không phải là tổ chức kiểm toán dành riêng cho khu vực kinh tế này.
Đó cũng là lý do mà thời gian qua số lƣợng HTX chịu sự kiểm toán không
nhiều. Điều này không có nghĩa là các cơ sở kinh tế hợp tác, các HTX thờ ơ
với công tác kiểm toán, mà họ mong muốn có một loại hình kiểm toán phù
hợp với điều kiện đặc thù của khu vực HTX và nó phải thực sự là công cụ trợ
giúp, tƣ vấn cho HTX về các mặt: tổ chức, quản lý theo đúng quy định của
pháp luật, giúp HTX tránh đƣợc rủi ro, thất thoát tài sản, hạch toán đúng, kịp
thời và minh bạch, cải thiện điều kiện kinh doanh, bảo vệ lợi ích xã viên, tạo
niềm tin của xã viên đối với HTX, nâng cao vị thế của HTX.
Tổ chức HTX có bản chất khác hẳn so với tổ chức doanh nghiệp, nên
nội dung kiểm toán đối với HTX cũng khác so với doanh nghiệp. Vì vậy,
Chính phủ cần có quy định về hoạt động kiểm toán HTX phù hợp với bản
chất, đặc điểm của HTX. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải
đặt vấn đề về sự hình thành và phát triển kiểm toán HTX với quan điểm coi
kiểm toán HTX là một loại hình dịch vụ đặc thù dành riêng cho khu vực kinh
tế hợp tác xã và phải có các tổ chức kiểm toán chuyên biệt thuộc hệ thống cơ
quan đại diện hỗ trợ HTX tiến hành. Cần hƣớng dẫn cụ thể các quy định về
kiểm toán HTX nhƣ: nội dung kiểm toán, đối tƣợng, cách thức kiểm toán, xử
lý kết quả kiểm toán, sử dụng kết quả kiểm toán; chi phí kiểm toán; trách
nhiệm của mỗi HTX về thực hiện kiểm toán cũng nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng
trình độ hiểu biết của các kiểm toán viên HTX.
3.2.1.3. Bổ sung quy định về chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa
học kỹ thuật về công tác tại hợp tác xã
Theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012, hiện nay có 6 nhóm
68
chính sách hỗ trợ HTX, bao gồm: Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
HTX; Chính sách xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng; Chính sách ứng
dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ
trợ phát triển HTX; Chính sách tạo điều kiện tham gia các chƣơng trình mục
tiêu, chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội; Chính sách thành lập mới HTX.
Chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại
HTX đã đƣợc đề cập tại Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) vẫn chƣa đƣợc
thể chế hóa. Đó là:
Ngoài ra, các địa phương cần quan tâm, có chính sách thu
hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại hợp tác xã...
Cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật được tăng cường về công tác ở
hợp tác xã trong một thời gian nhất định được giữ nguyên lương và
chế độ bảo hiểm xã hội, lương và 15% bảo hiểm xã hội của cán bộ
nói trên do ngân sách nhà nước cấp; được hưởng phụ cấp gắn với
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã[1, tr.4].
Mặc dù chủ trƣơng thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công
tác tại HTX là một chủ trƣơng khó. Nó không chỉ phụ thuộc vào chính sách của
Nhà nƣớc mà còn phải do HTX là một tổ chức tự chủ, tự quyết định, nguyện
vọng của cán bộ và sự tín nhiệm, nhất trí của Đại hội thành viên. Tuy nhiên,
nếu không quy định chính sách này trong Luật hợp tác xã và tạo một cơ chế để
thực hiện trên cơ sở thể chế hóa quan điểm của Đảng về các ƣu đãi về lƣơng,
thƣởng, phụ cấp... thì cũng không tạo đƣợc động lực để có cán bộ giỏi làm việc
trong HTX, đặc biệt là các HTX ở khu vực nông thôn, miền núi.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung chính sách này vào Luật hợp tác xã. Trên
cơ sở đó, tùy vào điều kiện từng địa bàn, khu vực để nghiên cứu ban hành các
chính sách, chế độ ƣu đãi về lƣơng, thƣởng để thu hút cán bộ khoa học kỹ
thuật hút cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, kiến thức quản lý và khoa học
69
kỹ thuật về công tác tại HTX theo hƣớng: đối với các HTX khu vực miền núi,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, các cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đƣợc tăng
cƣờng về công tác ở HTX trong thời gian 03 năm đƣợc giữ nguyên lƣơng, chế
độ bảo hiểm xã hội, lƣơng và 15% bảo hiểm xã hội của cán bộ nói trên do
ngân sách nhà nƣớc cấp. Các cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng về công
tác tại HTX đƣợc hƣởng các chế độ phụ cấp khu vực... Có cam kết phục vụ
HTX trong vòng ít nhất 5 năm kể từ thời điểm bắt đầu làm việc tại HTX.
3.2.1.4. Bổ sung quy định về trình độ tối thiểu của Giám đốc (Tổng
giám đốc) hợp tác xã, Trưởng ban kiểm soát hợp tác xã
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật hợp tác xã năm 2012 thì thành
viên Ban kiểm soát chỉ quy định là xã viên, không đồng thời là thành viên hội
đồng quản trị, giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trƣởng, thủ quỹ của cùng
HTX và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng, con, con nuôi;
anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban
kiểm soát. Tuy nhiên Luật không quy định trình độ đối với Ban kiểm soát,
nhất là Trƣởng ban kiểm soát (nếu HTX không bầu Ban kiểm soát thì là trình
độ của kiểm soát viên).
Cũng theo quy định tại Khoản 5 Điều 40 Luật hợp tác xã năm 2012 quy
định Giám đốc, Tổng Giám đốc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của
pháp luật và Điều lệ HTX.
Tuy nhiên, tác giả luận văn cho rằng: quy định về trình độ của Giám đốc
(Tổng giám đốc) và Trƣởng ban kiểm soát HTX vẫn còn bỏ ngỏ. Ban kiểm soát
là cơ quan giám sát mọi hoạt động của HTX theo quy định của Luật và Điều lệ
HTX. Giám đốc (Tổng giám đốc) kể cả thuê bên ngoài là ngƣời điều hành công
việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của HTX, mọi quyết định của Giám đốc
ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu và quyền lợi của xã viên, ngƣời lao động
trong HTX. Do đó, nếu không quy định đến trình độ năng lực của Giám đốc
70
(Tổng giám đốc), Kiểm soát viên hoặc Trƣởng ban kiểm soát (nếu HTX có
bầu Ban kiểm soát) thì không thể đảm bảo đƣợc nhu cầu công việc mà họ đảm
nhận. Nếu có thì việc bầu Ban kiểm soát cũng chỉ mang tính hình thức. Mặc dù
trong Luật hợp tác xã quy định mở để cho Điều lệ của HTX tự quyết định trình
độ cho phù hợp tính chất, ngành nghề kinh doanh của HTX. Nhƣng vẫn cần
thiết quy định trình độ tối thiểu của các chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc),
Trƣởng ban kiểm soát HTX ở mức Cao đẳng trở lên.
3.2.1.5. Ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn triển khai, thực hiện
các chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã
Ngoài Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ,
đến nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật hợp
tác xã. đặc biệt là các chính sách hỗ trợ HTX. Chính phủ cần sớm có văn bản
hƣớng dẫn chi tiết các nội dung theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2012 nhƣ
ban hành các Thông tƣ liên bộ, xây dựng các Chƣơng trình, Kế hoạch triển
khai đồng bộ các chính sách của nhà nƣớc. Tránh tình trạng chồng chéo giữa
các bộ, ngành trong việc ban hành các quy định của pháp luật trong triển khai
chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần chủ trì phối hợp với Bộ tài chính và
các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tƣớng Chính phủ Chƣơng trình hỗ
trợ phát triển HTX để thực hiện chính sách hỗ trợ đƣợc quy định tại các
Khoản 1, điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật HTX; Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5
Điều 25 của Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX
Thực tế hàng năm các HTX trên cả nƣớc vẫn mở các khóa đào tạo bồi
dƣỡng cán bộ HTX nhƣng chất lƣợng đào tạo còn hạn chế. Tuy góp phần
nâng cao nhận thức về HTX nhƣng vẫn chƣa nâng cao đƣợc kỹ năng quản lý
và điều hành cho các cán bộ quản lý HTX. Ngoài ra, các quy định trƣớc đây
về thù lao cho các giảng viên, báo cáo viên không còn phù hợp. Bộ tài chính
71
cần sửa đổi thù lao giảng viên, báo cáo viên trong tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ
quản lý HTX cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Cụ thể: quy
định mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên cấp bộ, cơ quan
trung ƣơng, cấp tỉnh là 500.000đ - 800.000đ/buổi (quy định trƣớc đây là
100.000đ đến 150.000đ/buổi); cho giảng viên, báo cáo viên cấp quận, quyện
là 200.000đ - 400.000đ/buổi (quy định trƣớc đây là 70.000/buổi).
Cần xây dựng Chƣơng trình đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ quản lý,
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, Quỹ TDND. Hàng
năm tiếp tục hỗ trợ kinh phí để tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ quản lý HTX, quỹ
TDND; hỗ trợ 100% kinh phí cho cán bộ nguồn của các HTX, quỹ TDND có
đủ điều kiện đƣợc cử đi đào tạo dài hạn tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung
cấp (sau khi học xong phải cam kết làm việc ở HTX ít nhất 5 năm).
Về chính sách đất đai: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp xây dựng hệ thống cơ quan
đăng ký đất đai trong cả nƣớc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký các giao dịch về đất. Rút ngắn
thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất và phân cấp cho chính quyền
cấp huyện giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX.
Hƣớng dẫn quy trình, điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất làm trụ sở và đất xây dựng nhà xƣởng, sản xuất kinh doanh dịch vụ
cho các HTX. Đối với các HTX, quỹ TDND ở khu vực nông thôn, miền núi,
hải đảo chƣa có trụ sở làm việc, có cơ chế giao đất, cho thuê đất hoặc lập dự
án chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch để làm trụ sở và
đất để phát triển kinh doanh, dịch vụ, phục vụ một số sản phẩm có giá trị hàng
hóa cao, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho xã viên và ngƣời lao
động. Thực hiện điều tra thực trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất làm
mặt bằng cho các HTX để có chính sách giao đất phù hợp từng địa bàn.
72
Về chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX
Thực tế đã có chính sách ƣu tiên cho vay vốn không cần thế chấp, quy
định về Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, nhƣng việc thực hiện mỗi tổ chức tín dụng
lại yêu cầu khác nhau. Trong đó, thƣờng là phải có tài sản thế chấp. Hầu hết
các HTX không có tài sản thế chấp, không đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Do vậy, để chính sách này có tính khả thi, thời gian tới cần ban hành
chủ chƣơng và chỉ định đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng cụ thể thực hiện ƣu
tiên cho vay vốn và mức vốn vay không cần thế chấp tài sản đối với HTX
không có thế chấp. Đặc biệt là ƣu tiên đối với các HTX nông nghiệp.
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tiếp cận nguồn vốn vay từ
Quỹ hỗ trợ phát triển HTX (trực thuộc Liên minh HTX) và các nguồn vay
tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu vốn của các HTX trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Về chính sách hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường: Thành lập Trung tâm
giới thiệu, trƣng bày sản phẩm, dịch vụ khu vực kinh tế tập thành phố nhằm
hỗ trợ các HTX quảng bá, liên doanh, liên kết, xúc tiến thƣơng mại, tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa.
Về chính sách hỗ trợ cho các HTX đang hoạt động tại các vùng khó
khăn, đồng bào dân tộc: Xây dựng khung pháp lý riêng cho các HTX khu vực
này. Mục tiêu trợ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các HTX với nguồn
hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc (60%), HTX chi trả (40%) bằng cách cung cấp
các dịch vụ dự báo công nghệ, đào tạo và tham vấn cho các HTX để họ có thể
nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh
tranh. Thông qua Chƣơng trình này các HTX có thể nhận đƣợc các tham vấn
chuyên môn từ các chuyên gia bên ngoài để tiến hành hiện đại hóa và nâng
cấp quá trình vận hành, đào tạo chuyên môn tại HTX.
73
Về chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX: chƣa có sự thống nhất về
mức kinh phí trong cả nƣớc. Mỗi tỉnh/thành phố có quy định khác nhau. Điều
này dẫn đến khó khăn trong thực hiện. Do vậy, trong xây dựng Chƣơng trình
hỗ trợ HTX, Nhà nƣớc cần có văn bản chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền quy
định thống nhất mức hỗ trợ từ 25 - 30 triệu đồng cho một HTX thành lập mới
và áp dụng chung cho cả nƣớc. Đối với các HTX nông nghiệp, cần áp dụng
chính sách hỗ trợ đặc biệt hơn.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà
nước đối với hợp tác xã
3.2.2.1. Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác xã
Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả KTTT đã đề ra nhiệm vụ phải nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc:
Các bộ, ngành,các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở
quy hoạch phát triển chung, quy hoạch phát triển ngành và vùng,
xây dựng các chương trình phát triển kinh tế tập thể; rà soát, bổ
sung, xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập
thể thuộc phạm vi quản lý của mình; có bộ máy quản lý chuyên
trách thích hợp (các bộ có vụ, sở có phòng quản lý kinh tế tập thể)
để theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách, nghiệp vụ đối với
khu vực kinh tế này; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tuyên truyền,
nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả; xây dựng kế hoạch và
tổ chức đào tạo cán bộ cho kinh tế tập thể [1, tr.6].
Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội tại báo cáo giải trình Quốc hội số 255/BCUBTVQH13 ngày 23 tháng 10 năm 2012 yêu cầu:
Chính phủ cầ n kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đố i với hợp
tác xã, liên hiê ̣p hợp tác xã t ừ Trung ương đến địa phương; tổ chức
74
hướng dẫn thi hành Luật nghiêm túc và hiệu quả; góp phần nâng
cao vai trò kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở
thành nền tảng vững chắccủa nền kinh tế quốc dân [57].
Do vậy, trong thời gian tới, cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về
HTX bảo đảm đủ tầm, đủ lực đƣa Luật hợp tác xã năm 2012 vào cuộc sống và
đƣa phong trào HTX phát triển đúng tiềm năng theo chủ trƣơng của Đảng đã đề
ra về phát triển HTX.
Các kiến nghị cụ thể nhƣ sau:
Thành lập bộ máy quản lý nhà nƣớc về KTTT chuyên trách, chuyên
môn hóa, đủ tầm, đủ lực, tập trung thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng,
kết hợp phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan cùng cấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giúp Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nƣớc về HTX trên phạm vi cả nƣớc.
Tại Trung ƣơng có thể thành lập Ủy ban phát triển HTX trực thuộc
Chính phủ hoặc Tổng cục phát triển HTX trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
theo quy định của pháp luật. Tại địa phƣơng thành lập Ủy ban Phát triển HTX
thuộc UBND tỉnh hoặc Cục phát triển HTX trực thuộc Tổng cục phát triển
HTX, Chi cục phát triển HTX ở cấp huyện.
Đối với các Bộ, ngành và UBND các cấp (tỉnh, huyện) cần có quy định
rõ ràng bộ phận chuyên trách, UBND cấp xã cần có cán bộ theo dõi về kinh tế
hợp tác, HTX.
Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý
Nhà nƣớc về HTX.
Hằng năm, Nhà nƣớc dành kinh phí cho công tác bồi dƣỡng đội ngũ
cán bộ quản lý Nhà nƣớc. Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố định kỳ
tổ chức các khóa bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý Nhà nƣớc về HTX, kết hợp
bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ tại các đoàn thể, hội và hiệp hội liên quan đến
75
HTX. Đồng thời, đƣa nội dung phát triển KTTT, HTX vào giảng dạy trong
các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; thành lập
bộ môn KTTT ở các trƣờng đào tạo khối kinh tế và hệ thống trƣờng Đảng,
tiến tới thành lập khoa và trƣờng đào tạo.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần thực hiện vai trò Điều
phối các hoạt động hỗ trợ HTX của các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nƣớc
nhằm thực hiện các hoạt động hỗ trợ, cách chính sách ƣu đãi đối với HTX
một cách có hiệu quả nhất.
3.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát triển khai thực
hiện các quy định pháp luật, chính sách về hợp tác xã
Theo quy định của pháp luật thì Quốc hội chỉ đạo xây dựng và thực
hiện chƣơng trình giám sát thi hành Luật hợp tác xã của Quốc hội; Các bộ
ngành, HĐND các cấp có kế hoạch giám sát, kiểm tra việc thi hành khung
pháp lý các chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở các địa phƣơng; Tăng cƣờng
kiểm tra, kiểm soát việc ra quyết định và thi hành các quyết định của các cơ
quan quản lý HTX.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của HTX và các
văn bản pháp luật có liên quan cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, định kỳ tập
trung vào các nội dung chủ yếu nhƣ: xây dựng và sửa đổi Điều lệ HTX, thực
hiện Điều lệ HTX; tổ chức Đại hội xã viên; quản lý tài chính HTX, vốn điều
lệ, nộp thuế cho Nhà nƣớc. Nhằm đánh giá mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc và
đƣa ra giải pháp tiếp tục thực hiện Luật hợp tác xã tốt hơn, uốn nắn các sai
sót, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Cần có chế tài cụ thể và đủ sức răn đe để pháp luật có hiệu lực, tránh
tình trạng vi phạm pháp luật kéo dài trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung các quy định của pháp luật về chế tài xử lý vi
phạm pháp luật về HTX nhƣ: áp dụng bồi thƣờng khi tổ chức, cá nhân yêu
76
cầu giải thể bắt buộc đối với HTX mà không đủ căn cứ nêu trong quy định
của Luật hợp tác xã. Nhằm tránh tình trạng chính quyền can thiệp quá sâu vào
công việc nội bộ của HTX.
3.2.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản
lý nhà nước đối với hợp tác xã
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ làm đầu mối triển khai thi hành pháp luật về
KTTT, HTX và điều phối tổng thể các hoạt động hỗ trợ HTX để thực hiện
công tác quản lý nhà nƣớc có hiệu quả.
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với HTX ở từng tỉnh/thành phố cần
phối hợp với Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ và tƣ vấn cho các HTX trong thực
hiện chuyển đổi, đăng ký lại HTX theo quy định của Luật hợp tác xã năm
2012 theo đúng thời hạn quy định là 3 năm kể từ ngày Luật hợp tác xã có hiệu
lực (từ 01/7/2013).
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với HTX ở từng tỉnh/thành phố cũng
cần phối hợp với Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ, tƣ vấn cho các HTX rà soát, bổ
sung, hoàn thiện Điều lệ theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012. Cụ thể
là: Hƣớng dẫn các HTX ban hành nội quy, quy chế quy định về hoạt động của
từng bộ máy đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ trong HTX. Các văn bản nhƣ
Điều lệ, nội quy, quy chế, Nghị quyết của HTX phải trở thành văn bản chính
thức của HTX và là cơ sở để xử lý các mối quan hệ nội bộ trong HTX và thực
hiện kiểm toán HTX hàng năm.
Kiện toàn ban chỉ đạo phát triển KTTT ở các quận, huyện, thị xã. Phân
công trác nhiệm cụ thể cho các bộ phận, cán bộ thực hiện chức năng quản lý
nhà nƣớc đối với HTX từ thành phố tới UBND các quận, huyện, thị xã, UBND
xã, phƣờng, thị trấn. Thành lập tổ công tác liên ngành thành phố kiểm tra, đôn
đốc và giải quyết dứt điểm những tồn tại, vƣớng mắc của HTX (về đất đai, nhà
xƣởng, tài chính, công nợ, giải thể...). Hàng năm tổ chức Hội nghị cấp tỉnh
nhằm tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho các HTX hoạt động hiệu quả.
77
Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về KTTT, HTX.
Ban hành các quy chế quy định về hoạt động và phối hợp với các Bộ, Ngành
khác của từng bộ máy đảm nhận các chức năng quản lý nhà nƣớc đối với
HTX. Các quy chế quy định về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về HTX (cụ thể là UBND các cấp) cần quy định rõ chế độ thông tin báo cáo
cấp thành phố, quận, huyện, thị xã. Đối với báo cáo về tình hình phát triển
KTTT của xã, phƣờng gửi cho huyện, thị định kỳ 6 tháng/1 lần; báo cáo tỉnh,
thành phố gửi Trung ƣơng 1 năm/1 lần cùng với báo cáo tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của địa phƣơng. Đồng thời, thƣờng xuyên cập nhật, thống kê
đầy đủ số liệu về KTTT, HTX nhằm xử lý kịp thời những HTX hoạt động yếu
kém, cũng nhƣ khen thƣởng, nhân rộng các mô hình tiên tiến.
3.2.2.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật hợp tác xã, tổ
chức chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của
nhà nước về hợp tác xã
Thực tế trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao
dân trí chƣa đƣợc thƣờng xuyên nên nhận thức của không ít cán bộ, xã viên
HTX và đông đảo nhân dân đối với Luật hợp tác xã và các chính sách pháp
luật về HTX còn hạn chế. Nhiều HTX triển khai thực hiện các Nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật về HTX còn chƣa nghiêm, kịp thời, kiên quyết và
đồng bộ. HTX chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức từ phía các cấp Đảng
và chính quyền.
Để có đƣợc nhận thức chung về mô hình HTX, Mặt trận tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân, các tổ chức hội, hiệp hội cần chủ động phối hợp với các cơ
quan Nhà nƣớc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của
Luật đến ngƣời dân. Đồng thời, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt
Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn, báo chí khác ở Trung ƣơng và
địa phƣơng cần phải phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác
78
tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, tuyên truyền về Luật hợp tác xã, bảo đảm
thống về nhận thức và hành động trong thực hiện Luật hợp tác xã; đồng thời
tuyên truyền mô hình HTX kiểu mới đã thành công để ngƣời dân hiểu, vận
dụng vào cuộc sống. Ngoài ra, cần bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ tuyên truyền về
HTX mang tính chuyên môn cao. Có nhƣ vậy Luật hợp tác xã cũng nhƣ các
văn bản pháp luật liên quan khác mới đến đƣợc với ngƣời dân, góp phần nâng
cao nhận thức và thành công trong phát triển HTX trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX nhằm mục đích
tạo hành lang pháp lý thông thoáng giúp cho các HTX làm ăn hiệu quả hơn,
thu hút nhiều đối tƣợng gia nhập HTX. Một mặt cần kết hợp với các cấp, các
ngành để hoàn thiện chính sách pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật. Mặt
khác, cần hoàn thiện cơ thế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với
HTX. Triển khai rộng rãi công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật HTX tới
mọi tầng lới nhân dân để nhân dân hiểu và tham gia HTX. Bên cạnh đó, cần
củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc theo hƣớng tập trung và thống nhất,
phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong quản lý nhà nƣớc
đối với HTX.
Qua thực tiễn áp dụng luật cho thấy: mặc dù Luật hợp tác xã năm 2012
có hiệu lực bắt đầu từ 01/7/2013 nhƣng công tác tuyên truyền, phổ biến Luật
HTX còn mờ nhạt, thiếu chiều sâu. Các cấp, các ngành chƣa thực sự quan tâm
đến HTX. Những hạn chế, bất cập vẫn còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung,
hoàn thiện để HTX đƣợc thụ hƣởng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi của Nhà
nƣớc, đồng thời đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động có hiệu quả theo
đúng hành lang pháp lý quy định, đảm bảo đúng nguyên tắc HTX, phù hợp
với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế.
79
Sau khi nghiên cứu, tác giả luận văn đã đƣa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX hiện
nay, liên quan đến các vấn đề chính sau:
(i) Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về
quản lý nhà nƣớc đối với HTX hiện nay.
(ii) Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX.
(iii) Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà
nƣớc đối với HTX, đặc biệt là hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với
HTX. Thông qua bộ máy này, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của
Đảng, Nhà nƣớc mới đi vào thực hiện cuộc sống, tạo điều kiện và khuyến
khích phát triển HTX, giúp các HTX sớm khắc phục các yếu kém, hạn chế
hiện nay; tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở
đảm bảo các nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật; gắn hiệu
quả kinh tế của HTX với đáp ứng yêu cầu chung về sản xuất, đời sống của các
thành viên, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại lợi ích cho thành
viên tổ chức KTTT, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất,
kinh doanh quy mô vừa và nhỏ; góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo,
cải thiện công bằng xã hội. Từ đó, đƣa khu vực KTTT thực sự trở thành lực
lƣợng to lớn, cùng kinh tế thành viên góp phần ngành càng quan trọng vào sự
nghiệp phát triển của đất nƣớc cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; nâng
cao hình ảnh và vị thế của khu vực kinh tế HTX trong xã hội.
Cụ thể, tác giả luận văn đã đƣa ra 09 giải pháp góp phần hoàn thiện một
số quy định pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối
với HTX. Đó là những kiến nghị về: 1 - Quy định kiểm toán bắt buộc đối với
các hợp tác xã có doanh thu cao; 2 - Quy định riêng về kiểm toán hợp tác xã;
3 - Bổ sung quy định chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật
về công tác tại hợp tác xã; 4 - Bổ sung quy định về trình độ tối thiểu của
80
Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã, Trưởng ban kiểm soát hợp tác xã; 5 Ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn triển khai, thực hiện các chính
sách hỗ trợ đối với hợp tác xã; 6 - Củng cố và hoàn thiện Bộ máy quản lý nhà
nước về hợp tác xã; 7- Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát triển
khai thực hiện các quy định pháp luật, chính sách về hợp tác xã; 8 - Tăng
cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước đối với
hợp tác xã; 9 - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật hợp tác xã, tổ
chức chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nước về hợp tác xã.
81
KẾT LUẬN
Nghị quyết của Đại hội VIII, IX và X của Đảng, Hiến pháp năm 1992
đã khẳng định chúng ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc theo định
hƣớng XHCN, chúng ta tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều
thành phần, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trƣớc pháp luật.
Theo đó, cần tạo khung khổ pháp luật cơ bản và lâu dài cho HTX phát triển.
Quản lý nhà nƣớc có vai trò ảnh hƣởng rất lớn tới sự hình thành và phát
triển HTX. Sự tác động của nhân tố này đƣợc thực hiện thông qua khung khổ
pháp lý, hệ thống chính sách vĩ mô và quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý
nhà nƣớc đối với HTX từ trung ƣơng đến cơ sở. cũng nhƣ quá trình tổ chức,
triển khai trong thực tiễn bộ máy này.
Trong khung khổ pháp lý, chính sách khuyến khích phát triển HTX
đóng vai trò quan trọng, có tác động đến sự thành công hay thất bại, sự tiến bộ
hay không tiến bộ của việc hình thành và phát triển HTX. Chính sách đúng,
hợp lý, đủ liều lƣợng sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế thực sự, vì chính sách đúng
có thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực, tạo ra niềm tin, xóa bỏ những mặc
cảm của quá khứ cho HTX phát triển. Ngƣợc lại, nhà nƣớc quyết sách sai, cơ
chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại, kìm hãm, không tại ra đƣợc động
lực cho sự hình thành và phát triển HTX cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Về vai trò quản lý nhà nƣớc đối với HTX, Luật hợp tác xã năm 2012 đã
quy định chi tiết hơn so với Luật hợp tác xã năm 20003 về thống nhất quản lý
đối với HTX, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ
ngành trong quản lý HTX, đề cập đến các chính sách ƣu tiên hỗ trợ HTX, đặc
biệt là các HTX ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Bên cạnh tác động
tích cực của yếu tố quản lý nhà nƣớc, có thể xảy ra những tác động không tích
cực, làm hạn chế sự phát triển của HTX từ chính các hoạt động thực tiễn quản
82
lý nhà nƣớc của HTX. Đó là sự can thiệp hành chính thái quá vào quyền tự
chủ sản xuất - kinh doanh, vào tính độc lập trong hoạt động của HTX. Chẳng
hạn, thông qua các chƣơng trình hỗ trợ, ƣu đãi đối với HTX. Chính phủ có thể
lạm dụng quyền lực của mình để tác động vào HTX đi theo hƣớng chủ quan
mà Chính phủ muốn, làm mất đi tính tự chủ, năng động cần thiết của mỗi
HTX. Vì vậy, cần có sự rà soát để kiểm tra và tránh đƣợc những tác động này,
mà trƣớc tiên là hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX.
Giai đoạn tới, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc đặt ra
mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cao, đi đôi với nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế, giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề xã hội và môi trƣờng trong bối cảnh
nƣớc ta hội nhập sâu và nền kinh tế thế giới. Kinh tế tập thể mà nòng cốt là
HTX là một nguồn lực trong nƣớc góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng phát triển của nƣớc ta, góp phần
quan trọng không chỉ về kinh tế, mà cả về chính trị, văn hóa, xã hội trong phát
triển đất nƣớc. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các
ngành trong việc thực hiện các biện phát hỗ trợ phát triển HTX. Đồng thời đòi
hỏi sự cố gắng nỗ lực của bản thân các HTX trong việc tự phấn đấu vƣợt qua
những khó khăn nội tại, nắm bắt các cơ hội để có đƣợc sự tăng trƣởng nhanh,
nâng cao khả năng cạnh tranh của các HTX.
Để góp phần vào việc nghiên cứu pháp luật về HTX, trong phạm vi
luận văn này, tác giả bƣớc đầu tìm hiểu, đánh giá các quy định của pháp luật
về quản lý nhà nƣớc đối với HTX, những nội dung quan trọng còn bỏ ngỏ quy
định về quản lý nhà nƣớc đối với HTX. Thông qua thực tiễn, đặc biệt là việc
triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc đối với HTX, tác giả đã ít nhiều
đƣa ra những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng pháp luật, chỉ rõ những vấn
đề không phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn
thiện khung pháp lý này.
83
Vì thời gian có hạn nên tác giả chỉ mới nghiên cứu và xem xét đƣợc
một số quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối
với HTX. Vì đây là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm cả tổ chức và hoạt động
của HTX, là cơ sở quan trọng nhằm giúp cho HTX phát huy tiềm năng, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN ở nƣớc ta. Một số quy định về quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là các chính
sách ƣu đãi về thuế, tín dụng đối với các HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp,
các HTX vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo nhƣng tác giả luận văn chƣa
có điều kiện để đi sâu nghiên cứu.
Sau khi bảo vệ đề tài này cùng với việc tiếp thu những ý kiến đóng góp
từ các thầy cô và các bạn, tác giả luận văn sẽ hoàn chỉnh luận văn đạt kết quả
tốt nhất./.
84
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
ngày khoá IX 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể, Việt Nam.
2.
Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2008), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày
02/01/2008 của về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW 5 Khóa
IX, Việt Nam.
3.
Ban công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội (2012), Hợp tác xã - một số
vấn đề về lý luận và thực tiễn, Việt Nam.
4.
Bộ Công nghiệp (2003), Chỉ thị số 09/2003/CT-BCN của ngày 12/11/2003
về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 3/10/2003
và Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 177/2002 của Thủ tướng Chính
phủ, Việt Nam.
5.
Bộ chính trị (2013), Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/3013 về việc đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX), Việt Nam.
6.
Bộ Giao thông vận tải (2003), Quyết định số 1801/2003/QĐ-BGTVT phê
duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, Việt Nam.
7.
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2004), Thông tư số 04/2004/TT-BKH, ngày
13/12/2004 về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển khu vực
kinh tế tập thể 5 năm 2006 – 2010, Việt Nam.
8.
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2005) Thông tư số 05/2005/TT-BKH, ngày
15/12/2005 về hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 87/2005/NĐCP, ngày 11/7/2005 về đăng ký kinh doanh hợp tác xã, Việt Nam.
9.
Bộ kế hoạch và Đầu tƣ (2006), Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn cho định hướng chiến lược phát triển hợp tác xã giai đoạn
2006 - 2020, Hà Nội.
85
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2006), Thông tư số 02/2006/TT-BKH, ngày
13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số
Điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 về một số chính
sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, Việt Nam.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Báo cáo kết quả kiểm tra, khảo sát tình hình
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về kinh tế tập thể, Hà Nội.
12. Bộ Kế Hoạch và Đầu tƣ - Vụ HTX (2012), Chuyên đề Đánh giá kết quả
công tác quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã theo tinh thần Nghị quyết
TW 5 khóa IX về kinh tế tập thể - tình hình tổ chức và kết quả công tác
quản lý, Việt Nam.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2012), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về tiếp tục
đổi mới, phát triển và nâng cáo hiệu quả kinh tế tập thể, Việt Nam.
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Luật hợp tác
xã năm 2003, Việt Nam.
15. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Đề án thành lập tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Việt Nam.
16. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 22/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý của hợp tác xã, Việt Nam.
17. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 66/2006/TT-BTC, ngày 17/7/2006 về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 17/7/2005 của
Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị
thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã, Việt Nam.
18. Chính phủ (2002), Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 về
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, Việt Nam.
86
19. Chính phủ (2004), Nghị định số 177/2004/NĐ-CP, ngày 12/10/2004 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003, Việt Nam.
20. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Việt Nam.
21. Chính phủ (2005), Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 9/6/2005 về việc
ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã, Việt Nam.
22. Chính phủ (2005), Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về
đăng ký kinh doanh hợp tác xã, Việt Nam.
23. Chính phủ (2005), Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một
số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, Việt Nam.
24. Chính phủ (2013), Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012, Việt Nam.
25.
G.V.Atamantrruc (2004), ngƣời dịch Phạm Hồng Thái, Phí Văn Ba, Lý
thuyết quản lý nhà nước, Xuất bản lần thứ 2, có bổ sung, Nhà xuất bản
Omegal - Moscva.
26. Chử Văn Lâm (2003), Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc: Sở hữu tập thể và
kinh tế tập thể - vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Việt Nam.
27. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2002), Tài liệu tuyên truyền Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (Khóa IX) về
tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, NXB Hà
Nội, Hà Nội.
28. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo kết quả điều tra HTX
năm 2009, Hà Nội.
29. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Đề xuất một số cơ chế chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
Hà Nội.
87
30. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Tổng hợp kết quả điều tra
khảo sát thực trạng việc quản lý, sử dụng đất của các hợp tác xã trên địa
bàn thành phố Hà Nội năm 2009, Hà Nội.
31. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2010), Đề án: Đánh giá thực trạng và
đề xuất các mục tiêu, giải pháp củng cố, phát triển hợp tác xã trên địa bàn
thành phố Hà Nội đến năm 2005 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội
32. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tình hình kinh tế tập
thể và hoạt động của Liên minh HTX thành phố Hà Nội nhiệm kỳ III,
phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ IV (2012 - 2017).
33. Liên minh HTX Việt Nam (1998), Kinh tế hợp tác một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Hà Nội.
34. Liên minh HTX Việt Nam (2010), Góp ý kiến Dự thảo Luật hợp tác xã
sửa đổi, Việt Nam.
35. Chu Tiến Quang (2012), Vai trò và giải pháp nâng cao vai trò của hợp
tác xã đối với xã viên trong nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
36. Quốc hội (1996), Luật Hợp tác xã, Việt Nam
37. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Việt Nam.
38. Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã, Việt Nam
39. Quốc hội (2012), Luật Hợp tác xã, Việt Nam.
40. Nguyễn Minh Sơn (2012), “Hoàn thiện Luật Hợp tác xã: Thực trạng và
giải pháp”, Trang web của Văn phòng quốc hội.
41. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm
(2002 - 2012) thực hiện Nghị quyết Trung ương số 13-NQ/TW ngày
18/3/2002 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (Khóa IX)
về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.
88
42. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (2012), Báo
cáo kết quả 10 năm (2002 - 2012) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về
tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa
bàn thành phố, Hà Nội.
43. Phạm Hồng Thái - Đinh Văn Mậu (2009), Lý luận nhà nước và pháp
luật, NXB Giao thông vận tải.
44. Tổng cục Thống kê (2010), Niêm giám thống kê 2010, Hà Nội
45. Tổng cục Thống kê (2011), Niêm giám thống kê 2011, Hà Nội
46. Tổng thƣ ký Liên hiệp quốc (2009), Liên hiệp quốc với phong trào HTX
quốc tế; Sách tham khảo; tr 148.
47. Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày
03/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về kinh tế tập thể, Việt Nam.
48. Thủ tƣớng Chính phủ (2004), Quyết định số 782/QĐ-TTg, ngày 8/7/2004
về việc phân bổ kinh phí thực hiện Đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ hợp tác
xã năm 2004 - gọi là “Đề án Đào tạo ba chức danh”, Việt Nam.
49. Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg, ngày
31/10/2005 của về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5
năm (2006 - 2010), Việt Nam.
50. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg, ngày
27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát
triển hợp tác xã, Việt Nam.
51. Trần Lệ Thu (2010), Một số vấn đề pháp lý về Hợp tác xã và thực tiễn áp
dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
52. Nguyễn Minh Tú (2009), “Xu thế mới của phát triển kinh tế tập thể: Nhu
cầu hoàn thiện luật pháp, chính sách”, Trang web tapchicongsan.org.vn.
53. Nguyễn Minh Tú (2010), Đề tài cấp Bộ: “Một số giải pháp về khung
pháp lý cho dịch vụ hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở Việt Nam”, Việt Nam.
89
54. Nguyễn Ty (2002), Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
55. UBND thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung
công việc theo Thông báo số 144/TB-TU ngày 25/5/2009 của Thành ủy
Hà Nội về tiếp tục thực hiện Đề án số 17-ĐA/TU của Thành ủy về "Tiếp
tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể theo tinh thần
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa IX" và Chỉ thỉ 20-Ct/TW của
Ban bí thư và Đề án 01/ĐA-TU của Thành ủy Hà Nội, Hà Nội.
56. Uỷ ban kinh tế Quốc hội khoá XIII (2012), Báo cáo số 554/BC-UBKT13
ngày 13/8/2012 báo cáo một số vấn đề lớn dự kiến tiếp thu, chỉnh lý và
giải trình dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi), Việt Nam.
57. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2012), Báo cáo số 255/BC-UBTVQH13 báo cáo
giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi), Việt Nam.
58. Văn phòng Chính phủ (2009), Thông báo số 86/TB-VPCP ngày 16/03/2009
về kết luận của Phó Thủ tưởng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc
họp về đề án hoàn thiện Luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ
trợ phát triển kinh tế tập thể, tổ hợp tác, Việt Nam.
59. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2006), khung khổ pháp lý
và kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của một số nước, Hà Nội.
60. Vũ Mạnh Nam (2010), Đổi mới cơ chế quản lý Hợp tác xã trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
Trang Web
61. www.vca.org.vn (trang web của Liên min HTX Việt Nam)
62. http://ica.coop/en/whats-co-op/co-operative-identity-values-principles (trang
web của Liên minh HTX quốc tế)
63. www.sav.gov.vn/74-1-ndt/-tim-kiem-con-duong-hinh-thanh-kiem-toanhop-tac-xa.sav (trang web của kiểm toán nhà nƣớc).
90
[...]... trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3 Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ... đoạn lịch sử phát triển 23 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã 2.1.1 Về bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã 2.1.1.1 Pháp luật về bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã Trƣớc khi có Nghị quyết số 13 - NQ/TW của... cơ sở đào tạo về luật học và phần nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã 7 Kết cấu của luận văn Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chƣơng và phần kết luận Chương 1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã và pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã Chương... văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã; chỉ ra đƣợc những điểm tiến bộ và cả những điểm chƣa hợp lí trong các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục, góp phần cho hoạt động quản lý nhà nƣớc hiệu lực và hiệu quả hơn... đối với hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội 5 Những nét mới của Luận văn - Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã - Luận văn đƣa ra những kết quả phản ánh thực trạng quản lý nhà nƣớc trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện. . .về quản lý nhà nƣớc và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hợp tác xã Từ đó có những giải pháp và kiến nghị phù hợp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã hiện nay ở nƣớc ta 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn là: - Phƣơng pháp thu thập tƣ liệu: Số liệu thu thập đƣợc từ cơ quan quản. .. trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay - Luận văn chỉ rõ những quy định phù hợp, những hạn chế và những thiếu sót cần bổ sung của pháp luật hiện hành về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã - Luận văn đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học, mang tính thực tiễn trong hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay 5 6 Kết quả nghiên cứu và ý... chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã Để tạo điều kiện cho HTX phát triển không thể thiếu vai trò quản lý nhà nƣớc đối với HTX Khung pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX thể hiện trƣớc hết trong Luật hợp tác xã và những văn bản pháp luật hiện hành có liên quan Sự ra đời của Luật hợp tác xã Việt Nam đã đánh dấu một giai đoạn phát... hàng Nhà nƣớc tỉnh 4 Sở Giao thông vận tải 5 Sở Công thƣơng 6 Sở Xây dựng Nguồn: Vụ HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ [53, tr67] 26 2.1.1.2 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã Mặc dù Luật hợp tác xã năm 2012 đã quy định rõ hơn về bộ máy quản lý nhà nƣớc về HTX, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trong quản lý nhà nƣớc đối với HTX Tuy nhiên, Luật hợp tác xã năm 2012 quy định về bộ... lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nƣớc Nói cách khác, quản lý nhà nƣớc là sự tác động bằng pháp luật của các chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nƣớc tới các đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nƣớc Nhƣ vậy tất cả các cơ quan nhà nƣớc đều làm chức năng quản lý nhà nƣớc Quản lý nhà nƣớc mang tính quyền lực nhà ... giải pháp hoàn thiện pháp luật chế thực thi pháp luật quản lý nhà nƣớc hợp tác xã Việt Nam Chƣơng NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI... quản lý nhà nƣớc hợp tác xã 63 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật chế thực thi pháp luật quản lý nhà nƣớc hợp tác xã 66 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nƣớc hợp tác xã. .. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 63 3.1 Định hƣớng hoàn thiện pháp luật chế thực thi pháp luật quản