Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
1,18 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Hµ néi - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Chí
Hµ néi - 2009
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
Ch-¬ng 1: Mét sè vÊn ®Ò lý luËn chung vÒ ph¸p luËt
1
4
-u ®·i x· héi
1.1.
1.1.1..
1.1.2.
1.2.
1.3.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.
Khái niệm pháp luật ưu đãi xã hội
Định nghĩa pháp luật ưu đãi xã hội
Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội
Các nguyên tắc của pháp luật ưu đãi xã hội
Vai trò, ý nghĩa của pháp luật ưu đãi xã hội
Lược sử phát triển của pháp luật ưu đãi xã hội (từ sau Cách
mạng tháng Tám 1945 đến nay)
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám-1945 đến năm 1954
Giai đoạn từ 1954 đến 1975
Giai đoạn từ 1975 đến 1985
Giai đoạn từ 1986 đến 1994
Giai đoạn từ 1995 đến nay
Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI Ở VIỆT
4
4
9
10
15
18
19
20
23
24
25
28
NAM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.
2.1.6.
2.1.7.
2.1.8.
2.1.9.
2.1.10.
2.1.11.
2.2.
2.2.1.
2.2.1.1.
2.2.1.2.
2.2.1.3.
2.2.1.4.
2.2.1.5.
2.2.1.6.
2.2.1.7.
2.2.1.8.
2.2.1.9.
2.2.1.10.
Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi
nghĩa 19 tháng Tám năm 1945
Liệt sĩ
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động
Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh
Bệnh binh
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù, đày
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Các chế độ ưu đãi xã hội
Các chế độ ưu đãi xã hội
Chế độ ưu đãi trợ cấp
Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày
01 tháng 01 năm 1945 và thân nhân của họ
Đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945
đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 và thân nhân của họ
Chế độ ưu đãi đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ
Chế độ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Chế độ đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động
Chế độ đối với thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh)
Chế độ đối với bệnh binh
Chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học
Chế độ đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tù đày
Chế độ đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc,
1
29
29
29
29
31
31
32
33
34
35
35
36
36
37
38
39
40
41
41
42
43
45
45
46
2.2.1.11.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Chế độ đối với người có công giúp đỡ cách mạng
Chế độ chăm sóc sức khỏe
Chế độ đảm bảo về việc làm
Chế độ ưu đãi về giáo dục - đào tạo
Các chế độ khác
Thực trạng áp dụng pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam hiện
nay
Những thành tựu, kết quả đạt được
Những hạn chế và tồn tại
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
46
47
48
50
51
52
52
55
60
LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
Phương hướng hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội
Pháp luật ưu đãi xã hội phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã
hội của đất nước
Pháp luật ưu đãi xã hội phải đảm bảo tính toàn diện
Pháp luật ưu đãi xã hội phải đảm bảo tính thực tiễn
Xã hội hóa hoạt động ưu đãi xã hội, thiết lập mối quan hệ chặt
chẽ giữa ba chủ thể Nhà nước, đối tượng được hưởng ưu đãi và
cộng đồng, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội
Về đối tượng hưởng ưu đãi xã hội
Về các chế độ trợ cấp ưu đãi
Hoàn thiện cơ chế thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật ưu đãi xã hội
Về việc xây dựng pháp luật ưu đãi xã hội
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
60
60
63
64
65
67
67
69
72
73
80
82
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài
với rất nhiều sự hy sinh và mất mát. Ở bất kỳ thời kỳ nào những người có
công đều được kính trọng, được hưởng những chính sách ưu đãi từ phía Nhà
nước, các tổ chức và cộng đồng xã hội.
Trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam thì ưu đãi xã hội chiếm
một vị trí rất quan trọng. Ưu đãi xã hội đó là minh chứng cho truyền thống
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta, là tình cảm và là sự biết ơn của thế
hệ đi sau đối với những người đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ
quốc. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội sẽ tạo ra không những cho người
thuộc đối tượng chính sách mà còn là những đối tượng khác niềm tin vào một
xã hội tốt đẹp, vào sự công bằng của đất nước, là sự động viên, khích lệ họ
cống hiến, hy sinh cho đất nước...
Từ sau khi giành được chính quyền cho đến nay, Nhà nước ta đã ban
hành một loạt hệ thống các văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Các
văn bản pháp luật qua từng giai đoạn, từng thời kỳ đã được sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn.
Những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước ta đã có sự tăng trưởng
vượt bậc, đời sống của người dân được nâng cao và từ đó những chính sách
dành cho người có công có những bước tiến đáng kể, góp phần làm ổn định
đời sống cho các đối tượng chính sách, đảm bảo sự công bằng xã hội.
Tuy nhiên, pháp luật về ưu đãi xã hội hiện nay còn một số mặt hạn chế.
Có thể thấy như mức trợ cấp còn thấp so với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống
3
xã hội đã dẫn đến tình trạng đời sống của nhiều người, nhiều gia đình chính sách
chưa được bảo đảm. Thủ tục để được công nhận là đối tượng chính sách (liệt sĩ,
thương binh...) nhìn chung là đầy đủ, khá đơn giản nhưng lại không linh hoạt;
thực tiễn tồn tại rất nhiều trường hợp do thời gian hay những lý do khác đã
không đáp ứng được những yêu cầu về mặt thủ tục, giấy tờ mà pháp luật yêu cầu
nên đã không được công nhận là đối tượng chính sách để được hưởng ưu đãi
xã hội...
Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận về ưu đãi
xã hội, thông qua thực tiễn để tìm ra những hạn chế của pháp luật ưu đãi xã
hội, từ đó hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ưu đãi xã hội. Đó chính là lý do mà
tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về
pháp luật ưu đãi xã hội. Trong nội dung của đề tài, tác giả sẽ đưa ra những nhận
xét, đánh giá thực tiễn cũng như những hạn chế của pháp luật ưu đãi xã hội từ
đó nêu lên những kiến nghị có thể được áp dụng để hoàn thiện hơn pháp luật
về ưu đãi xã hội, góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo công bằng cho các đối
tượng được hưởng ưu đãi xã hội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề thực tiễn
cũng như lý luận về pháp luật ưu đãi xã hội, phân tích và tìm ra những tồn tại
của pháp luật ưu đãi xã hội từ đó đưa ra những cách thức hoàn thiện các quy
phạm pháp luật ưu đãi xã hội.
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những quy phạm pháp luật về chính
sách đối với người có công trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4
Luận văn được viết dựa trên sự tổng hợp các phương pháp nghiên cứu,
trong đó tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như phương
pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh…
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề lý luận cơ
bản về pháp luật ưu đãi xã hội.
Đưa ra khái niệm pháp luật ưu đãi xã hội. Phân tích vai trò, ý nghĩa
cũng như những nguyên tắc điều chỉnh xuyên suốt pháp luật ưu đãi xã hội.
Phân tích thực trạng pháp luật ưu đãi xã hội, đưa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội.
Đưa ra những vấn đề cơ bản cũng như mô hình để xây dựng pháp luật
ưu đãi xã hội ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật ưu đãi xã hội.
Chương 2: Quy định pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam và thực trạng
áp dụng.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội
ở Việt Nam.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI
1.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI
1.1.1. Định nghĩa pháp luật ƣu đãi xã hội
Ở bất kỳ thời kỳ nào của một quốc gia, một dân tộc đều có những con
người cống hiến hết mình cho hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của
đất nước. Những sự cống hiến đó đều được Nhà nước và xã hội ghi nhận, tôn
vinh và biết ơn thông qua những ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần mà Nhà
nước, xã hội dành cho họ.
Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, với các chế độ chính trị xã
hội khác nhau, với những quan niệm về con người, xã hội, chính trị… khác
nhau, nhưng có thể khẳng định dù ở bất kỳ thời kỳ nào, giai đoạn lịch sử nào,
chế độ nào của đất nước thì những người có công với đất nước đều được suy
tôn và chính quyền luôn có chính sách ưu đãi đối với họ. Ở mỗi thời kỳ khác
nhau, chế độ khác nhau thì chính sách đối với người có công cũng khác nhau.
Nhưng suy cho cùng thì chính sách ưu đãi đối với người có công là sự ghi
nhận những công lao của họ cho đất nước, là những chế độ đãi ngộ về vật
chất và tinh thần, là sự bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã hy sinh, đã
cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Với đặc điểm lịch sử của dân tộc Việt Nam, lịch sử của những cuộc
đấu tranh giành và giữ nước nên những người có công là một bộ phận lớn
những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đó là
những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương binh, liệt sĩ, người có công
giúp đỡ cách mạng,… Họ là những người có công với cách mạng, với đất
6
nước, được Nhà nước và nhân dân ghi nhận, biết ơn sâu sắc. Do vậy, ưu đãi
xã hội xét ở một góc độ nào đó chính là những ưu đãi đối với người có công
với cách mạng (pháp luật ưu đãi xã hội Việt Nam hiện nay chỉ quy định về
đối tượng này).
Tuy nhiên, những người có công với đất nước không chỉ bao gồm
những người có công với cách mạng, những người đã xả thân vì sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, vì độc lập dân tộc. Bên cạnh đó còn một bộ phận những
người đã cống hiến, hy sinh hết sức mình để bảo vệ, xây dựng và giữ vững đất
nước không phải chỉ trong thời chiến mà cả trong thời bình, họ đã đem lại
những thành tích, sự vinh quang cho đất nước, góp phần vào sự phát triển của
đất nước cũng như khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế… Vì
thế, đối tượng người có công được hưởng ưu đãi xã hội không chỉ bó hẹp
trong phạm vi những người có công với cách mạng mà còn được hiểu theo
nghĩa rộng, đó là những người đã cống hiến sức lực, năng lực, trí tuệ và mạng
sống của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước mà không
có bất kỳ sự đòi hỏi, yêu cầu bù đắp nào. Họ là những người có thành tích
xuất sắc bảo vệ cho sự bình an của xã hội, làm rạng danh đất nước, cống hiến,
hy sinh vì lợi ích của đất nước, của dân tộc, được sự công nhận của pháp luật
mà không có sự phân biệt tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng, tuổi tác, giới tính,
nghề nghiệp…, như Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Thầy thuốc ưu tú,
Nhà kinh tế, Nhà khoa học có đóng góp xuất sắc…
Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng.
Gần một thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản
Việt Nam, nhân dân ta đã đồng lòng quyết tâm thực hiện lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập tự do"; "Thà hy sinh tất cả
chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Với quyết tâm ấy, dân tộc
Việt Nam đã giành được thắng lợi trước kẻ thù xâm lược. Để có được thắng
lợi to lớn ấy, hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ta đã vượt qua bao gian lao, vất vả,
7
hàng triệu người đã hy sinh, bị thương, hay bệnh tật, không biết bao nhiêu
người đã mất đi người thân, những hậu quả to lớn, những dấu ấn tàn khốc của
chiến tranh vẫn còn in đậm trong tâm trí bao thế hệ người Việt Nam. Khi
chiến tranh đã đi qua, những đối tượng này và cả người thân của họ đã gặp
không ít khó khăn trong cuộc sống. Sức khỏe của họ đã bị suy giảm, tuổi tác
cũng gây ra khó khăn không kém, những di chứng của chiến tranh làm cho họ
khó có thể phấn đấu, học tập, rèn luyện, làm việc để có thể thích nghi với
cuộc sống đang ngày phát triển. Hơn nữa, họ không có điều kiện để chăm lo
cho gia đình, con cái, người thân của họ bị thiệt thòi, cuộc sống gia đình bị
ảnh hưởng. Họ là những đối tượng cần tới sự trợ giúp của Nhà nước, sự giúp
đỡ của xã hội. Những hy sinh, mất mát, cống hiến, công lao của họ cũng như
thân nhân của họ xứng đáng được Nhà nước, xã hội ghi nhận và trợ giúp.
Vì vậy, "ưu đãi xã hội được hiểu là sự đãi ngộ của Nhà nước, cộng
đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người có
công và gia đình họ" [31, tr. 263].
Chính sách ưu đãi xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
ta. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển, tình hình kinh tế chính trị - xã hội ở mỗi thời kỳ mà Đảng, Nhà nước đưa ra những chính sách
ưu đãi khác nhau đối với người có công để ghi nhận những đóng góp, công
lao to lớn của người có công; thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà
nước và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước; bù đắp
một phần nào đó cho họ về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Ngay từ
những ngày đầu giành được chính quyền (năm 1945), tuy còn nhiều khó khăn,
phải đương đầu với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược nhưng Đảng và Nhà
nước ta vẫn rất chú trọng đến công tác xây dựng cũng như thực hiện chính
sách này. Chính sách ưu đãi đối với người có công là một chính sách đặc biệt
giành cho những đối tượng đặc biệt. Vì thế, Nhà nước với vai trò và chức
năng của mình, sử dụng các biện pháp khác nhau để xây dựng và triển khai
8
đưa các chính sách ưu đãi đối với người có công vào cuộc sống. Không những
vậy, Đảng và Nhà nước còn vận động, kêu gọi và khuyến khích mọi người
dân, các tổ chức tham gia các phong trào thiết thực nhằm mục đích thực hiện
tốt nhất chính sách ưu đãi đối với người có công.
Thực hiện tốt chính sách đối với người có công là việc làm có ý nghĩa
quan trọng, nó không chỉ giúp ổn định đời sống của các đối tượng đặc biệt
này, giúp họ hòa nhập với cộng đồng mà còn góp phần vào sự ổn định và phát
triển của xã hội. Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công
không chỉ thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn thể hiện sự biết
ơn đối với những cống hiến của họ, hơn nữa nó còn góp phần giáo dục thế hệ
đi sau nhận thức được trách nhiệm của mình, tiếp tục phát huy hơn nữa tinh
thần xả thân vì đất nước, lòng dũng cảm, những thành quả mà thế hệ cha anh
đã ra sức bảo vệ, vun đắp nên. Do đó, chính sách ưu đãi xã hội đối với người
có công mang tính nhân văn sâu sắc, nó góp phần tạo ra môi trường lành
mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi công dân trong xã hội.
Ở Việt Nam chính sách ưu đãi xã hội là một bộ phận quan trọng của
chính sách an sinh xã hội. Chính sách an sinh xã hội là sự bảo vệ của Nhà
nước, xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các chính sách và
chương trình cụ thể nhằm giúp cho họ có cuộc sống ổn định, phát triển lành
mạnh. Hệ thống chính sách an sinh xã hội của nước ta chủ yếu điều chỉnh ba
nhóm quan hệ chủ yếu là bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội.
Trong đó, chính sách bảo hiểm xã hội nhằm mục đích bảo vệ cho người lao
động ở mọi thành phần kinh tế khi họ gặp phải những rủi ro không may trong
quá trình lao động làm cho khả năng lao động của họ bị giảm sút, hay trong
trường hợp người lao động già yếu không có khả năng lao động. Chính sách
cứu trợ xã hội là sự trợ giúp của Nhà nước đối với các thành viên của xã hội
khi họ bị rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, khó khăn, hiểm
nghèo… nhằm giúp họ tồn tại, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
9
Còn chính sách ưu đãi xã hội như đã phân tích ở trên chính là chính sách ưu
đãi người có công. Tuy nhiên, khác với các chính sách còn lại trong hệ thống
an sinh xã hội thì chính sách ưu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ, trợ giúp
của Nhà nước mà nó còn là nghĩa vụ, là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng
đồng đối với người có công, thể hiện sự biết ơn sâu sắc đến họ. Vì thế, chính
sách ưu đãi xã hội có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã
hội. Đó không chỉ là vấn đề truyền thống, đạo lý mà còn là vấn đề chính trị,
giáo dục, là vấn đề kinh tế, xã hội có ý nghĩa lâu dài.
Để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, Nhà nước đặt ra pháp luật, quy
định những quy tắc xử sự chung nhất cho các mối quan hệ xã hội và đảm bảo việc
thực thi bằng những biện pháp thuyết phục, cưỡng chế của mình. "Pháp luật là
hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và đảm bảo
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội" [22, tr. 226].
Pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể chế hóa các chính sách ưu đãi của
Đảng, Nhà nước đối với người có công, các quyền ưu đãi của người có công
và những đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực hiện các quyền đó. Pháp luật
ưu đãi người có công quy định những nguyên tắc, cách thức, phương pháp
thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công; quy định quyền hạn, trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ưu đãi đối với người có
công; điều chỉnh tất cả các hoạt động ưu đãi đối với người có công nhằm mục
đích đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất, hữu hiệu nhất các chế độ, ưu đãi
đối với đối tượng đặc biệt này.
Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận, pháp luật ưu đãi xã hội
(ưu đãi người có công) là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể hiện rõ nhất tính dân tộc, tính xã hội
10
của pháp luật. Pháp luật ưu đãi xã hội là công cụ quản lý hữu hiệu mọi mặt
đời sống, tinh thần của người có công, giúp phát huy những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội và góp phần làm cho xã
hội phát triển bền vững.
1.1.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp điều chỉnh của pháp luật ƣu đãi
xã hội
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ xã hội mà
ngành luật đó hướng tới, là những tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt giữa các
ngành luật với nhau.
Luật ưu đãi xã hội điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong
lĩnh vực ưu đãi đối với người có công. Đó là quan hệ giữa hai bên Nhà nước
và người có công cùng với gia đình của họ trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội như quan hệ về trợ cấp, ưu đãi, quan hệ về việc làm, quan
hệ về chăm sóc y tế… Với đặc điểm này, pháp luật ưu đãi xã hội đã trở thành
một nét đặc thù trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội của Việt Nam.
Đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành
luật với nhau nhưng có nhiều trường hợp còn cần đến một căn cứ khác là
phương pháp điều chỉnh để phân định rõ ràng sự khác nhau đó. Phương pháp
điều chỉnh, nhìn chung được hiểu là cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác
động vào các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật ấy.
Đối với mỗi ngành luật, dựa trên những quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh thì
phương pháp điều chỉnh cũng khác nhau, việc sử dụng phương pháp nào đều
đã được tính toán sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội chủ yếu là những
phương pháp mệnh lệnh - quyền uy (hay còn gọi là quyền uy - phục tùng), đó
là những quy định về đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, thủ tục xác nhận là
đối tượng được hưởng trợ cấp… Tuy nhiên, trong quan hệ ưu đãi xã hội
11
phương pháp mệnh lệnh - quyền uy này không giống như trong pháp luật
hành chính. Trong pháp luật hành chính, đó là sự bắt buộc của một bên là Nhà
nước đối với bên kia là các cơ quan, tổ chức hay cá nhân, những người có
nghĩa vụ phải phục tùng các mệnh lệnh đó, là quan hệ giữa cấp trên và cấp
dưới. Quyền uy - phục tùng trong pháp luật ưu đãi xã hội mang tính chất
"mềm" hơn nhiều. Thực hiện việc ưu đãi xã hội, trước hết đó là trách nhiệm
của Nhà nước, trách nhiệm "đền ơn, đáp nghĩa"; ưu đãi xã hội là sự "ưu đãi",
"trợ giúp" cho những đối tượng đặc biệt. Bởi vậy, để thực hiện được những
chính sách ưu đãi đối với người có công, Nhà nước với chức năng của mình,
đưa chính sách thành pháp luật, thành các quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia các quan hệ ưu đãi xã hội và đảm bảo thực hiện chúng, để cho
những người có công có được sự đền đáp xứng đáng, thể hiện sự biết ơn của
Nhà nước, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với họ.
Ngoài phương pháp điều chỉnh chủ yếu trên, qua các quan hệ pháp
luật ưu đãi xã hội còn có thể thấy được sự điều chỉnh của phương pháp tùy
nghi. Những người có công đối với đất nước, họ đã hy sinh, cống hiến cho cả
đất nước, cho cả dân tộc, cho toàn xã hội, vì thế mà việc thực hiện ưu đãi xã
hội không phải chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước mà còn là trách nhiệm
của toàn xã hội. Cộng đồng, xã hội cần phải cùng với Nhà nước thực hiện
công tác ưu đãi đối với người có công. Phương pháp tùy nghi này có thể nhận
thấy thông qua các quy định về việc Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ
chức, cộng đồng xây dựng nhà tình nghĩa, nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt
Nam anh hùng, lập quỹ "đền ơn đáp nghĩa"…
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI
Nguyên tắc cơ bản của một ngành luật chính là những tư tưởng, quan
điểm chủ đạo điều chỉnh, chi phối đến toàn bộ ngành luật đó. Các nguyên tắc
cơ bản của luật ưu đãi xã hội cũng vậy, đó là những tư tưởng chủ đạo điều
12
chỉnh, chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật ưu đãi xã hội. Nội
dung của các nguyên tắc này được thể hiện qua các quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Qua tìm hiểu có thể nhận thấy có bốn nguyên tắc cơ bản điều chỉnh
xuyên suốt và toàn bộ hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội của nước ta.
Thứ nhất, Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề ưu đãi xã hội
Như đã nói ở trên, đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội là những
người có công, họ là những người đã cống hiến, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc,
để góp phần phát triển đất nước. Họ là những người anh hùng đối với đất
nước nhưng cũng chính là những người phải chịu "thiệt thòi" khi sức khỏe bị
suy giảm, bị thương tật, tuổi già, hoàn cảnh gia đình khó khăn… Vì thế, Nhà
nước với tư cách là người quản lý xã hội, là người đại diện cho toàn thể nhân
dân, là người có trách nhiệm trước hết trong việc xây dựng và triển khai thực
hiện pháp luật ưu đãi xã hội. Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng của
mình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn
đề về ưu đãi xã hội như đối tượng được hưởng ưu đãi, chế độ cụ thể đối với
từng đối tượng, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực
thi pháp luật ưu đãi xã hội… Trên cơ sở các văn bản pháp luật được ban hành,
Nhà nước giao cho các ngành, các cấp, các địa phương triển khai thực hiện
các quy định của pháp luật ưu đãi xã hội, đưa pháp luật ưu đãi xã hội vào
cuộc sống.
Với trách nhiệm là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước mà cụ thể là các
cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, với nhiệm vụ, quyền hạn
của mình phải đóng vai trò là người lãnh đạo, phát động các phong trào như
"đền ơn đáp nghĩa", "đi tìm địa chỉ đỏ"… để huy động tối đa sự tham gia, ủng
hộ của toàn thể nhân dân vào việc thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội một
cách hiệu quả nhất, để cho pháp luật ưu đãi xã hội được thực thi trong cuộc
13
sống. Thông qua các ngành, các cấp, các đoàn thể, Nhà nước hàng năm phải
đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách ưu đãi xã hội, từ đó rút ra
những kinh nghiệm và đưa ra những sửa đổi, bổ sung để pháp luật ưu đãi xã
hội hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn.
Thứ hai, nguyên tắc công bằng, công khai
Nguyên tắc công bằng được thể hiện ở sự bình đẳng giữa cùng đối
tượng phải được hưởng cùng một loại chế độ ưu đãi như nhau. Những người
chịu sự mất mát, hy sinh, cống hiến như nhau phải được hưởng sự ưu đãi như
nhau. Những người có công phải được tạo điều kiện, tạo cơ hội như nhau để
hòa nhập với cộng đồng, phải được Nhà nước, xã hội ưu tiên như nhau bất kể
là nam hay nữ, giàu hay nghèo, dân tộc ở vùng miền nào. "Sự bình đẳng ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ đơn thuần là sự bình đẳng giữa
những người có công với nhau mà còn là sự bình đẳng giữa những người có
công với các thành viên khác của cộng đồng" [31, tr. 277].
Một trong những mục đích của chế độ ưu đãi xã hội là ổn định đời
sống cho người có công, đảm bảo mức sống cho các đối tượng này ít nhất
bằng mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống. Chế độ ưu
đãi cũng cần được thiết kế một cách hợp lý. Các chế độ, mức ưu đãi nhìn
chung phải đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người có công, tạo
điều kiện cho họ tái hòa nhập vào cộng đồng, tự lập trong cuộc sống. Mức ưu
đãi phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ nhưng nói chung mức ưu đãi
không quá cao so với các đối tượng khác trong xã hội, nếu không sẽ dễ tạo
nên sự thiếu công bằng, phân biệt đối xử giữa các thành viên trong xã hội.
Chính sách ưu đãi xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Thực hiện tốt
chính sách ưu đãi xã hội sẽ giúp cho đất nước, cho dân tộc sự phát triển bền
vững. Để đảm bảo cho nguyên tắc công bằng, để cho pháp luật ưu đãi xã hội
được thực thi một cách hiệu quả nhất thì việc giám sát của người dân nói
14
chung và của chính đối tượng được hưởng ưu đãi là rất cần thiết. Vì vậy,
những chính sách, những chế độ ưu đãi, mức ưu đãi, quy trình thực hiện, cơ
quan thực thi… cần phải được công khai cho toàn dân được biết để đảm bảo
cho việc triển khai pháp luật ưu đãi xã hội (hay chính sách ưu đãi xã hội)
được công bằng, minh bạch và hiệu quả. Việc công khai các vấn đề liên quan
đến chế độ ưu đãi xã hội còn giúp cho thế hệ trẻ hiểu hơn về những cống hiến,
sự hy sinh, lòng dũng cảm của thế hệ đi trước từ đó ý thức hơn về trách nhiệm
của mình đối với xã hội, với Tổ quốc, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì sự
nghiệp của dân tộc, của đất nước.
Thứ ba, nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và mức
ưu đãi
Nguồn vốn để thực hiện chính sách ưu đãi xã hội được dựa chủ yếu
vào nguồn ngân sách Nhà nước. Do vậy, khi đưa ra mức ưu đãi đối với các
đối tượng cần tính toán đến khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Để cho những
chế độ ưu đãi được khả thi thì nên tránh đặt ra những mức trợ cấp, những
khoản ưu đãi vượt quá khả năng của nền kinh tế. Ngoài việc thể hiện sự biết
ơn đối với những cống hiến của người có công, ưu đãi xã hội còn nhằm mục
đích đảm bảo, cải thiện đời sống cho người có công, hỗ trợ phần nào cuộc
sống vật chất, tinh thần của họ. Vì thế, pháp luật ưu đãi xã hội không được đặt
ra những chế độ trợ cấp thấp hơn mức thu nhập trung bình của cộng đồng.
Tùy từng thời kỳ, tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế mà
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xây dựng, sửa đổi và bổ sung mức trợ
cấp, các chế độ ưu đãi sao cho phù hợp với sự phát triển, với thu nhập của
cộng đồng dân cư, với chỉ số giá tiêu dùng trong xã hội. Xã hội ngày càng
phát triển, nền kinh tế ngày càng đi lên thì đời sống vật chất cũng như tinh
thần của những người có công càng được quan tâm và mức trợ cấp sẽ ngày
một tăng lên để phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng cao của con người.
15
Ở mỗi địa phương, tùy tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mình
mà địa phương đó sẽ có những chính sách khác nhau ngoài những chính sách
chung do Nhà nước đặt ra để cải thiện hơn nữa đời sống vật chất cũng như
tinh thần của người có công, nhưng những cải thiện đó đều phải trên nguyên
tắc đảm bảo cho người có công có được mức sống trung bình hoặc trên trung
bình so với dân cư nơi cư trú, nhằm ổn định cuộc sống lâu dài cho họ và giúp
họ có điều kiện để tham gia các hoạt động ích cho xã hội, tái hòa nhập với
cộng đồng, tham gia sản xuất, kinh doanh để cải thiện, nâng cao chất lượng
cuộc sống của mình cũng như góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Thứ tư, xã hội hóa công tác ưu đãi xã hội
Người có công là những người đã tình nguyện hy sinh tuổi trẻ, sức lực
và cả tính mạng mình; có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước. Những đóng góp của họ đã đem lại sự hòa bình,
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những giá trị tinh thần vô giá. Vì thế, chăm lo
cho đời sống vật chất, tinh thần của người có công không chỉ là trách nhiệm
của Đảng, của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, của
cả cộng đồng. Đây là một nguồn lực rất lớn để giúp thực hiện tốt nhất những
chính sách ưu đãi đối với người có công mà Nhà nước đặt ra, chủ thể này
cũng sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Nhà nước giải quyết những yêu
cầu bức xúc của những người có công. Thực hiện chính sách ưu đãi người có
công không chỉ thể hiện trách nhiệm mà đó còn là tình cảm, là sự biết ơn của
cộng đồng đối với những cống hiến của họ, là sự thể hiện truyền thống đạo
đức tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta, truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng
cây", truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
Số lượng người có công mà chủ yếu là người có công với cách mạng ở
nước ta là rất lớn. Nền kinh tế xã hội của nước ta đang trên đà phát triển; đời
sống, nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao; chi phí xã hội theo đó cũng
16
gia tăng không ngừng. Điều này đòi hỏi những chế độ, ưu đãi trong pháp luật
ưu đãi xã hội cũng phải tăng lên. Thế nhưng, điều kiện kinh tế hay nói chính
xác hơn là ngân sách nhà nước không đủ khả năng đáp ứng để đảm bảo cho
các đối tượng ưu đãi có được cuộc sống ổn định. Vì vậy, sự trợ giúp của cộng
đồng hay việc xã hội hóa công tác ưu đãi xã hội là rất cần thiết.
Trong việc thực hiện xã hội hóa công tác ưu đãi xã hội thì Nhà nước
phải đóng vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo, và cùng với các tổ chức, đoàn
thể, các thành viên trong xã hội thực hiện chính sách ưu đãi xã hội. Nhà nước
phát động, định hướng cho các hoạt động, phong trào, chương trình hỗ trợ,
chăm sóc người có công.
Thực tiễn cho thấy, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, các doanh
nghiệp, cộng đồng dân cư đã có những đóng góp rất lớn và thiết thực cho
công tác ưu đãi xã hội thông qua các hoạt động, phong trào như: "đền ơn đáp
nghĩa", "đi tìm đồng đội", "tặng nhà tình nghĩa", "nhận phụng dưỡng Bà mẹ
Việt Nam anh hùng"…
1.3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI
Như đã nói ở trên, ưu đãi xã hội là một phần quan trọng và đặc biệt
trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Pháp luật ưu đãi xã hội được ban
hành nhằm bảo vệ một số đối tượng đặc biệt đã đóng góp xương máu, tuổi trẻ,
công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể chế hóa những chính sách ưu đãi đối
với người có công của Nhà nước trong đời sống xã hội. Chính sách người có
công là một chính sách lớn trong hệ thống các chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước ta. Nó mang tính chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc.
Những người có công là một bộ phận đặc biệt của xã hội. Họ là
những người đã cống hiến cả cuộc đời hay hy sinh cả tính mạng, thân thể
17
mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những người đã đem
lại hòa bình, tự do cho đất nước, đã có những đóng góp lớn lao vào sự phát
triển vững mạnh của đất nước, sự bình an, cuộc sống của dân tộc. Để thực
hiện được điều đó, họ phải có niềm tin, lòng yêu nước mãnh liệt và quyết
tâm xây dựng đất nước bền vững. Vì thế, họ rất cần sự quan tâm, động viên,
công nhận và trân trọng của Nhà nước, nhân dân tạo cho họ động lực để tiếp
cống hiến. Những chế độ, ưu đãi mà Nhà nước giành cho họ không chỉ là
những sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần mà nó còn tạo cho họ niềm tin vào
một chế độ xã hội tốt đẹp, là động lực giúp họ tiếp tục phấn đấu; khuyến
khích những thành viên khác trong xã hội cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và
phát triển đất nước.
Hiện nay, chúng ta đang ở thời bình, là thời kỳ xây dựng và phát triển
đất nước nhưng những thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá ta bằng
các thủ đoạn khác nhau. Cùng với những mặt trái của nền cơ chế thị trường
đặt đất nước chúng ta trước rất nhiều khó khăn. Trước những biến đổi, khó
khăn ấy, pháp luật ưu đãi xã hội càng có ý nghĩa lớn lao. Thực hiện tốt pháp
luật ưu đãi xã hội là việc làm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp ổn
định cuộc sống của những người có công mà còn góp phần vào sự ổn định và
phát triển của xã hội, của đất nước.
Phần lớn những người có công là những người đang phải chịu đựng
những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường hiện nay, nhiều người có công đang gặp không ít khó khăn trong đời
sống hằng ngày vì thương tật, vì tuổi già, vì thiếu vốn làm ăn… Vì vậy, chính
sách ưu đãi người có công không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang
tính kinh tế. Những chế độ trợ cấp của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan
trọng, nó đảm bảo và nâng cao đời sống cho những người có công; đối với
một số đối tượng đặc biệt như không còn khả năng lao động, không còn nơi
nương tựa, già yếu… thì đây còn là nguồn thu nhập của họ để ổn định đời
18
sống.
Bên cạnh sự trợ cấp, những ưu đãi về giáo dục, nhà ở, việc làm, chăm
sóc sức khỏe đã giúp ích rất nhiều cho người có công và gia đình họ. Những
hỗ trợ này không chỉ giúp họ ổn định đời sống mà còn tạo cho họ cơ hội để
phát triển kinh tế, để làm giàu, từ đó đời sống của họ được ổn định và nâng
cao hơn. Thực tế đã cho thấy không ít tấm gương những thương binh, người
có công cách mạng làm ăn kinh tế giỏi, góp phần vào sự phát triển kinh tế của
đất nước, là những người "tàn nhưng không phế". Những chính sách phù hợp,
hợp lý sẽ là động lực để những người có công trở thành một nguồn lực trong
sự phát triển kinh tế và khuyến khích những người khác phấn đấu cho sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện chính sách ưu đãi người có công là sự thể hiện những
truyền thống đạo đức tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta, là thể hiện sự biết ơn đối
với những mất mát, hy sinh, cống hiến của họ. Chính sách ưu đãi đối với
người có công hay là pháp luật ưu đãi xã hội thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước và cộng đồng đối với những người có công chứ không
phải sự ban ơn, sự làm phúc cho họ. Những quy định về mức trợ cấp, ưu đãi
về học tập, việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe… đã thể hiện rõ sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và xã hội đến mọi mặt đời sống của bộ phận dân cư đặc
biệt này. Chế độ ưu đãi xã hội phải đảm bảo đời sống vật chất đối với người
có công trong những sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, nhất là đối với những đối
tượng có công lao, thành tích lớn; bệnh tật, thương tật nặng, giúp cho họ vượt
qua những mặc cảm, tự ti về tuổi tác, sức khỏe… để họ tái hòa nhập vào cộng
đồng, phấn đấu vươn lên, khẳng định mình trong thời kỳ hội nhập và phát
triển của đất nước.
Những đóng góp, cống hiến, hy sinh của người có công là những điều
vô giá, không chỉ có giá trị ở quá khứ, hiện tại mà còn có giá trị lớn lao cho
19
tương lai. Họ luôn là tấm gương cho các thế hệ con cháu mai sau học tập và
phấn đấu. Vì thế, thực hiện tốt pháp luật ưu đãi xã hội còn có tác dụng giáo
dục cho thế hệ trẻ truyền thống cách mạng anh hùng, bất khuất của thế hệ đi
trước, động viên thế hệ trẻ giữ vững truyền thống đó và tiếp bước cha anh giữ
gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt pháp luật ưu đãi xã hội cũng góp phần tạo
ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành
viên của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Như đã nói ở trên, pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể chế hóa những
chính sách ưu đãi đối với người có công của Đảng, Nhà nước ta, là sự đảm
bảo cho những ưu tiên, ưu đãi cho người có công được thực hiện hay nói cách
khác là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho những quyền được hưởng ưu đãi của
người có công. Việc đưa những chính sách ưu đãi thành pháp luật đã khẳng
định rõ việc thực hiện ưu đãi xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, của các
ngành, các cấp có liên quan và việc hưởng những trợ cấp, ưu đãi đó chính là
quyền của những người có công. Do đó, khi nhận những ưu đãi này họ sẽ
không bị tâm lý là kẻ được ban ơn mà tự hào về những cống hiến, hy sinh,
đóng góp của mình để có được quyền hưởng những ưu đãi ấy.
1.4. LƢỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI (TỪ
SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY)
Có thể nói, trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều triều
đại, nhiều chế độ khác nhau nhưng ở thời kỳ nào, giai đoạn nào, chế độ nào
thì những người có công với đất nước đặc biệt là những người có công trong
sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do cho đất nước đều được
ghi nhận, suy tôn và Nhà nước đều có những chính sách, những ưu đãi đối với
họ. Ở mỗi thời kỳ khác nhau do quan điểm, chế độ chính trị, sự phát triển của
20
nền kinh tế, xã hội… mà quan niệm về đối tượng được công nhận là người có
công cũng khác nhau, những ưu đãi, trợ cấp đối với họ cũng khác nhau, nó
phản ánh bản chất của từng chế độ xã hội, từng thời kỳ. Nhưng nhìn chung,
những người có công là những người đã hy sinh, cống hiến hết sức mình, có
những đóng góp lớn lao để bảo vệ, xây dựng, giữ vững đất nước, đem lại hòa
bình, độc lập, vẻ vang cho đất nước và họ được Nhà nước công nhận, xã hội
suy tôn và thể hiện lòng biết ơn bằng những ưu tiên, ưu đãi trong mọi mặt của
đời sống, cả về vật chất lẫn tinh thần.
1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8-1945 đến năm 1954
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tuy phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn trong công cuộc giành, giữ chính quyền, kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm đến những
người có công mà cụ thể là những người có công với cách mạng, với sự
nghiệp giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Ngày 16/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL (sau
đó được sửa đổi, bổ sung bằng Sắc lệnh 242/SL ngày 12/10/1948) về "Hưu
bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ", quy định về tiêu chuẩn xác
nhận thương binh, truy tặng tử sĩ, thực hiện chế độ lương hưu thương tật đối
với thương binh, chế độ tiền tuất đối với gia đình tử sĩ. Đây là văn bản pháp
luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về những ưu
đãi đối với người có công với cách mạng. Sau đó, Đảng, Nhà nước ta còn ban
hành nhiều chính sách, văn bản có liên quan quy định những vấn đề về
thương binh, tử sĩ… và những ưu đãi dành cho họ. Đồng thời, Đảng, Nhà
nước cũng khuyến khích, động viên toàn dân dấy lên phong trào giúp đỡ,
chăm sóc những đối tượng này như phong trào đón thương binh về làng, giúp
binh sĩ tử nạn, lập quỹ tình nghĩa…
21
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành một số Sắc lệnh, Nghị
định, Thông tư, Thông lệnh quy định về một số vấn đề như:
- Khái niệm thương binh, tử sĩ;
- Trợ cấp hàng tháng đối với thương binh, thân nhân tử sĩ;
- Trợ cấp tạm thời, trợ cấp đặc biệt đối với những trường hợp chưa
được hưởng trợ cấp hàng tháng mà hoàn cảnh khó khăn;
- Sắp xếp việc làm, ưu tiên chia cấp ruộng đất, miễn giảm thuế nông
nghiệp, miễn đi dân công;
- Lập hồ sơ thương binh, tử sĩ và thân nhân tử sĩ;
- Gia đình tử sĩ được tặng bằng Tổ quốc ghi công, thương binh được
tặng Huy hiệu thương binh do Bộ Thương binh - Cựu binh và Bộ Quốc phòng
cấp;
- Tổ chức bộ máy Bộ Thương binh - Cựu binh. Ở mỗi khu kháng
chiến thành lập một Sở Thương binh - Cựu binh, mỗi tỉnh hoặc liên tỉnh thành
lập một Ty Thương binh - Cựu binh [24, tr. 46-47].
Đặc biệt, theo Nghị định số 51/TB-NĐ ngày 27/7/1949 và Nghị định
367/TB-NĐ ngày 30/8/1950 thì Nhà nước sẽ tổ chức các trại an dưỡng để thu
nhận và chăm sóc thương binh, bệnh binh.
Tóm lại, trong giai đoạn này, khi đất nước phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhưng
Đảng và Nhà nước ta vẫn quan tâm đến những người có công với cách mạng
thông qua những chính sách, những văn bản pháp luật quy định về những ưu
đãi đối với họ. Những chính sách, văn bản này tuy còn sơ sài, đơn giản nhưng
nhìn chung đã giải quyết được những yêu cầu cấp bách của việc cần phải có
sự quan tâm, ưu đãi đối với nhưng người có công với cách mạng. "Thực hiện
22
chế độ ưu đãi đối với người có công ở giai đoạn này chủ yếu là phát huy
truyền thống dân tộc, của các cộng đồng dân cư; việc chăm sóc thương binh,
gia đình liệt sĩ chủ yếu dựa vào nguồn lực địa phương và tình cảm, sự quan
tâm của nhân dân" [31, tr. 282].
1.4.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975
Giai đoạn này, hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc, miền Bắc ra sức
xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tập trung đấu tranh chống giặc Mỹ. Do
đó, công tác ưu đãi người có công với cách mạng cũng được gắn liền với
nhiệm vụ khắc phục những hậu quả tàn khốc của chiến tranh, phát triển sản
xuất, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, động viên toàn dân tham
gia vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
"Với 184 văn bản pháp luật về người có công được ban hành giai đoạn
1954 - 1975 có thể nói rằng chế độ ưu đãi thương binh, gia đình liệt sĩ đã có
điều kiện thực hiện trên nhiều lĩnh vực và ngày càng phát triển" [24, tr. 49].
Có thể liệt kê một số điểm quan trọng của các văn bản được ban hành
trong giai đoạn này như sau:
- Thông qua bản Điều lệ ưu đãi thương binh, dân quân, du kích, thanh
niên xung phong bị thương tật; Điều lệ ưu đãi bệnh binh; Điều lệ ưu đãi gia
đình liệt sĩ ban hành kèm theo Nghị định 980/TTg ngày 27/7/1950 của Thủ
tướng Chính phủ và một số văn bản khác.
Có thể thấy, do điều kiện đã thay đổi, khả năng kinh tế cho phép nên
những đối tượng được hưởng trợ cấp thương tật đã được mở rộng đến những
đối tượng như dân quân, du kích, thanh niên xung phong.
- Tuy nhiên, những văn bản trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954 - 1964) đã bộc lộ một số điềm bất hợp lý như: đối với
thương binh thì mức khởi điểm để hưởng trợ cấp thương tật còn thấp, khoảng
23
cách giữa các hạng thương tật còn quá chênh lệch; đối với gia đình liệt sĩ thì
không có trợ cấp hàng tháng [31, tr. 283].
- Ngày 30/10/1964 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 161/CP
kèm theo bản Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh
niên xung phong, dân quân du kích đã khắc phục được phần nào nhưng bất
cập nêu trên như quy định về chế độ tiền tuất một lần và trợ cấp hàng tháng
đối với liệt sĩ; quy định chế độ thương tật mới gồm 8 hạng, tăng mức độ khởi
điểm hưởng trợ cấp thương tật là 21%; các quy định ưu đãi về giáo dục, đào
tạo, dạy nghề, y tế… được duy trì và bổ sung.
- Bên cạnh đó, chế độ ưu đãi đã mở rộng ra thêm một số đối tượng và
chế độ mới như những quy định về chế độ đối với dân công thời chiến; chế độ
đối với lực lượng vận tải nhân dân; chế độ đối với công nhân, viên chức, cán
bộ giữ chức vụ chủ chốt của xã, dân công phục vụ các chiến trường quan
trọng; chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không…
- Những quy định về việc các cơ quan, xí nghiệp phải nhận thương
binh vào làm việc với tỷ lệ 5% biên chế (Thông tư 51/TTg-NC ngày
17/5/1965); quy định về cung cấp các bộ phận, phương tiện giả (chân giả, tay
giả…) giúp thương binh hòa nhập với cuộc sống; quy định về việc khám chữa
bệnh, miễn giảm tàu xe… đã thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Nhà nước
đến mọi mặt đời sống của người có công.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy một số hạn chế như việc quy định các
cơ quan, xí nghiệp phải tiếp nhận 5% biên chế là thương binh nhưng lại thiếu
các biện pháp đảm bảo việc này được thực hiện; quy định về việc miễn giảm
vé tàu xe thì chưa rõ ràng gây nên sự lộn xộn, thiếu công bằng.
Song song với việc ban hành, hoàn thiện những văn bản pháp luật đối
với người có công với cách mạng Đảng, Nhà nước cũng tiếp tục phát động
24
phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng, gia đình
cách mạng.
Qua những phân tích trên có thể thấy, pháp luật ưu đãi người có công
hay nói chính xác là pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng trong giai
đoạn này khá toàn diện, các chế độ ưu đãi, đối tượng được hưởng ưu đãi khá
đa dạng và đầy đủ. Điều này đã góp phần rất lớn trong việc khích lệ mọi
người, mọi tầng lớp tham gia chiến đấu, cống hiến sức lực, của cải, trí tuệ cho
công cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất hai miền Nam Bắc, giành độc
lập tự do cho đất nước.
1.4.3. Giai đoạn từ 1975 đến 1985
Trong giai đoạn này, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu, với những hậu quả vô cùng nặng nề
của 30 năm chiến tranh. Trong tình hình mới, pháp luật nói chung và pháp
luật ưu đãi người có công nói riêng đã có những thay đổi cho phù hợp hơn với
tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
Nhìn chung, pháp luật ưu đãi người có công trong giai đoạn này chủ
yếu tập trung vào việc giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh (Chỉ thị số
223/CT-TƯ ngày 08/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xác
định yêu cầu, nhiệm vụ của công tác thương binh, liệt sĩ sau chiến tranh. Nghị
định số 08/NĐ-76 ngày 17/6/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam quy định về đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận và giải
quyết chế độ đối với những người đã bị thương, hy sinh trong suốt hai thời kỳ
kháng chiến ở miền Nam); bổ sung thêm nhiều quy định về tiêu chuẩn đối với
thương binh, liệt sĩ (Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 về việc bổ sung
đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, bệnh binh, liệt sĩ trong công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế); bổ sung thêm nhiều đối
tượng vào đối tượng được hưởng ưu đãi như người có công giúp đỡ cách
25
mạng, bệnh binh, cán bộ hoạt động cách mạng (Quyết định số 208/CP ngày
20/7/1977, Quyết định số 78/CP ngày 13/4/1978).
Đáng chú ý trong giai đoạn này, ngày 18/9/1985, Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT về việc bổ sung, sửa
đổi chế độ ưu đãi đối với người có công. Nghị định này phần nào đã xóa bỏ
được những bất cập trước đây, thống nhất được một số chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu
đãi, đã có sự cân đối giữa chế độ trợ cấp, ưu đãi với chế độ tiền lương của công
nhân viên chức...
Giai đoạn này do tình hình đất nước còn nhiều phức tạp, khó khăn nên
chính sách ưu đãi chỉ mới giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt,
những giải pháp tình thế để ổn định đời sống của người có công.
1.4.4. Giai đoạn từ 1986 đến 1994
Hòa bình, thống nhất đã được 10 năm, cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp bộc lộ nhiều sai phạm, không phù hợp, đất nước lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng. Việc đổi mới, mở cửa trở nên cấp thiết.
Đây là giai đoạn nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý, định hướng của Nhà nước. Cùng
với sự chuyển đổi này, việc điều chỉnh bằng pháp luật các mối quan hệ xã hội
cũng được thay đổi cho phù hợp với cơ chế mới. Pháp luật ưu đãi người có
công theo đó cũng được thay đổi, bổ sung cho hợp lý hơn (Quyết định số
79/HĐBT ngày 05/7/1989, Quyết định số 8/HĐBT ngày 05/01/1990, Nghị
định số 27/CP ngày 23/5/1993…).
Do đặc điểm của thời kỳ quá độ, nền kinh tế xã hội nước ta đang có
nhiều biến đổi mạnh mẽ, gây nên những sự xáo trộn trong xã hội, đời sống
của nhân dân và của người có công gặp không ít khó khăn. Những quy định
về ưu đãi đối với người có công cũng chỉ mang tính chắp vá, giải quyết những
26
vấn đề trước mắt, từng bước khắc phục những điểm bất hợp lý của pháp luật
ưu đãi người có công.
Những năm cuối của giai đoạn này, đất nước đã dần ổn định, nền kinh
tế đã có sự phát triển, những mâu thuẫn xã hội của nền kinh tế thị trường trở
nên mạnh mẽ, đòi hỏi Nhà nước phải có sự quan tâm hơn nữa đến chính sách
người có công. Nổi bật nhất là vào ngày 29/8/1994 Ủy ban thường vụ Quốc
hội đã ban hành 02 văn bản rất quan trọng đối với chính sách người có công,
đó là Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ
cách mạng; và Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt
Nam anh hùng". Tiếp theo đó Nhà nước đã ban hành một số Nghị định,
Thông tư… để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trên cũng như hoàn thiện hơn
những quy định về ưu đãi người có công. Hai quy định này đã đánh dấu cho
sự phát triển, tiến bộ của pháp luật ưu đãi người có công trong hệ thống các
chính sách, pháp luật.
1.4.5. Giai đoạn từ 1995 đến nay
Từ năm 1995 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước đạt được nhiều
thành tựu. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đất nước ta đang phát
triển nhanh chóng về mọi mặt. Đảng, Nhà nước đã có sự quan tâm sâu sắc đến
mọi mặt đời sống của nhân dân, hệ thống chính sách, pháp luật đang ngày dần
hoàn thiện. Chính sách mở cửa, hội nhập đã đem lại nhiều lợi ích, đời sống
của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; chế độ, chính sách đối
với người có công theo đó cũng được hoàn thiện hơn.
Cho đến nay, hàng ngàn văn bản đã được ban hành, những sửa đổi, bổ
sung, quy định mới đã dần đi vào cuộc sống hơn, thiết thực hơn, trợ giúp
được nhiều hơn cho những người có công.
27
Trong giai đoạn này có một số điểm nổi bật, đánh dấu sự phát triển
của pháp luật ưu đãi người có công. Ngày 29/6/2005 Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (thay thế
cho Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 1994 - được sửa đổi
năm 2000 và 2002), Pháp lệnh mới này đã mở rộng thêm các đối tượng được
hưởng ưu đãi (từ 7 lên đến 11 nhóm với 17 đối tượng, không chỉ bao gồm
những người có công với cách mạng mà còn bao gồm cả thân nhân của họ);
ngày 26/5/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2006/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
mức trợ cấp không ngừng được tăng lên để phù hợp hơn với tốc độ tăng
trưởng của xã hội (Nghị định số 07/2008/NĐ-CP ngày 21/01/2008 quy định
mức trợ cấp, phụ cấp chuẩn là 564.000đ ; ngày 23/04/2009 mức trợ cấp được
nâng lên 685.000đ là theo quy định tại Nghị định 38/2009/NĐ-CP); bổ sung
nhiều quy định mới như hỗ trợ thân nhân liệt sĩ trong di chuyển hài cốt liệt sĩ
(Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01/2008), hỗ
trợ thân nhân liệt sĩ khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ (Thông tư liên tịch số 01/2008
ngày 29/01/2008)… Pháp luật ưu đãi xã hội ngoài ra còn được quy định trong
một số pháp luật có liên quan như pháp luật về đất đai, nhà ở, thuế, giáo dục
đào tạo...
So với những giai đoạn trước đây, pháp luật ưu đãi xã hội đã có sự
phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các đối tượng được hưởng ưu đãi đã
được mở rộng, mức trợ cấp được nâng cao, các chế độ ưu đãi cũng được hoàn
thiện hơn, được thực hiện trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội nhằm đảm bảo không chỉ đời sống vật chất mà còn cả tinh thần cho người
có công.
Bên cạnh hệ thống chính sách của Nhà nước, các phong trào như "Đền
ơn, đáp nghĩa", "Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng", "Chăm sóc
28
thương binh, gia đình liệt sĩ" đã được phát động mạnh mẽ trong toàn dân và
các tổ chức xã hội. Qua các phong trào này đã huy động được một nguồn lực
rất lớn để trợ giúp cho công tác ưu đãi người có công, tạo ra sự cảm thông,
chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội.
Tóm lại, dù ở bất kỳ thời kỳ, chế độ nào thì tiêu chí cơ bản để xác
định người có công đó là những cống hiến xuất sắc của họ không chỉ trong
cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ đất nước mà còn cả trong công cuộc xây dựng,
đổi mới và phát triển đất nước.
Những người có công, không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo…
nếu có cống hiến, hy sinh, có công lao to lớn đối với đất nước đều được ghi
nhận, tôn vinh và thể hiện sự biết ơn thông qua những chính sách trợ cấp, ưu
đãi về vật chất lẫn tinh thần.
Pháp luật ưu đãi xã hội là tổng thể những quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ
chức và thực hiện chính sách đối với người có công trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống.
Pháp luật ưu đãi xã hội không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội
mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện truyền thống đạo lý tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Nó giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức
trách nhiệm, lòng dũng cảm và tinh thần phấn đấu rèn luyện không ngừng để
cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Với chức năng của mình, Nhà nước ban hành pháp luật ưu đãi xã hội
và triển khai thực hiện chúng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Nhà nước
đóng vai trò vừa là người lãnh đạo, thực hiện vừa là người định hướng cho
việc triển khai pháp luật, chính sách về ưu đãi xã hội, huy động tối đa nguồn
lực từ cộng đồng, xã hội để giúp đảm bảo cho người có công được hưởng
những quyền lợi của mình, cải thiện cuộc sống của họ, giúp họ vượt qua khó
29
khăn vươn lên thành người có ích cho xã hội.
30
Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
Như đã phân tích ở trên, phạm trù người có công là rất rộng, theo quy
định hiện hành của Việt Nam, người có công được hiểu là những người đã có
công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và thân
nhân của họ (quan niệm người có công ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp). Các
đối tượng có công với cách mạng cũng rất đa dạng.
Trải qua các cuộc chiến tranh, số lượng người có công là rất lớn, việc
xác nhận là người có công để được hưởng ưu đãi cũng là một vấn đề lớn được
đặt ra. Việc đặt ra những điều kiện, thủ tục xác nhận để được hưởng ưu đãi là
cần thiết, tránh sự giả mạo, tránh làm mất đi ý nghĩa lớn lao của chính sách ưu
đãi xã hội. Thế nhưng, do điều kiện chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác
mà một số người có công vẫn chưa được xác nhận để được hưởng ưu đãi, còn
nhiều bất cập trong việc xử lý… Những điểm này đã và đang được các cơ
quan chức năng khắc phục để đảm bảo công bằng cho những người có công
và mục đích tốt đẹp của chính sách ưu đãi.
Pháp luật ưu đãi xã hội ở nước ta được hình thành và phát triển gắn
liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trải qua
nhiều giai đoạn phát triển, pháp luật ưu đãi xã hội đã ngày càng hoàn chỉnh
hơn, đáp ứng được phần nào thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội. Pháp
luật ưu đãi xã hội ở nước ta hiện nay không những được mở rộng về đối
tượng được hưởng chính sách ưu đãi mà còn xây dựng được một hệ thống các
chế độ ưu đãi khá toàn diện và đầy đủ, giúp ổn định được đời sống của những
người có công, thể hiện rõ trách nhiệm, tình cảm của Nhà nước và xã hội đối
với những cống hiến của người có công.
31
2.1. ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC HƢỞNG ƢU ĐÃI XÃ HỘI
Điều 2 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 quy
định có hai nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi đó là, người có công
cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, trong đó người có
công cách mạng bao gồm có 11 đối tượng.
2.1.1. Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945
Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia
tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
2.1.2. Ngƣời hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trƣớc Tổng
khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945
Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một
tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.
2.1.3. Liệt sĩ
Là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân
dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Chiến đấu, tiểu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián
điệp, biệt kích.Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương,
bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho
hàng, bảo vệ hàng hóa khi địch bắn phá;
- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
- Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn
không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt
ngục mà hy sinh;
32
- Được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong
khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị
nhưng không cứu chữa được. Trường hợp bị chết do tự bản thân gây nên hoặc
vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học
tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc
theo hợp đồng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì
không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;
- Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự;
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc
phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
- Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy
tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và nước ngoài;
- Thương binh hoặc người được hưởng chính sách như thương binh bị
chết do vết thương tái phát trong các trường hợp sau: suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát; suy giảm khả năng lao động
từ 21%-80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh việc cấp
tỉnh trở lên.
Thân nhân liệt sĩ là những người được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ", bao gồm:
- Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ;
- Vợ hoặc chồng liệt sĩ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc
hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận;
- Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo
quy định của pháp luật;
33
- Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã thực sự nuôi dưỡng
liệt sĩ khi còn dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ 10 năm trở
lên. Trường hợp nuôi liệt sĩ ở thời kỳ sơ sinh hoặc đang bị tai họa lớn trong
thời gian từ 05 năm trở lên khi liệt sĩ dưới 16 tuổi cũng được coi là có công
nuôi liệt sĩ.
2.1.4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 167-CP ngày 20/10/1994 về việc
thi hành Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam
anh hùng" thì những Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt
Nam anh hùng" là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
- Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ;
- Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.
Người con là liệt sĩ bao gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ được pháp
luật thừa nhận, và đã được Chính phủ tặng bằng Tổ quốc ghi công.
Bà mẹ có đủ 1 trong 4 trường hợp nêu trên do phải chịu đựng nỗi đau
mất con, mất chồng mà bị bệnh tâm thần, vẫn được tặng danh hiệu "Bà mẹ
Việt Nam anh hùng".
2.1.5. Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng
hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vì đã có
thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
34
Anh hùng lao động là người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng
Lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ
kháng chiến.
2.1.6. Thƣơng binh, ngƣời đƣợc hƣởng chính sách nhƣ thƣơng
binh
Thương binh được hiểu là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm
suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh" và "Huy hiệu thương binh".
Người được hưởng chính sách như thương binh là người không phải
quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ
21% trở lên, được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người được
hưởng chính sách như thương binh".
Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh là người
bị thương do một trong các trường hợp sau:
- Chiến đấu, tiểu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián
điệp, biệt kích.Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương,
bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho
hàng, bảo vệ hàng hóa khi địch bắn phá;
- Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn tù
đày vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ
trương vượt tù, vượt ngục;
- Được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong
khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc vi
phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập,
tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc theo
hợp đồng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không
35
thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;
- Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự;
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc
phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
- Bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt
liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và nước ngoài.
Ngoài ra còn có quy định về thương binh loại B, đó là quân nhân,
công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên
trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công
nhận trước ngày 31/12/1993.
Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh và
thương binh loại B theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng năm 1995 được gọi chung là thương binh.
2.1.7. Bệnh binh
Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Chiến đấu, tiểu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián
điệp, biệt kích. Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương,
bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho
hàng, bảo vệ hàng hóa khi địch bắn phá. Trong khi làm nhiệm vụ quy tập hài
cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và nước ngoài hoặc đã xuất ngũ dưới một
năm mà bệnh cũ tái phát phải điều trị tại bệnh viện;
36
- Hoạt động từ ba năm trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn;
- Hoạt động chưa đủ ba năm ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn nhưng có đủ mười năm trở lên công tác trong quân đội
nhân dân, công an nhân dân;
- Đã có đủ mười năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân
dân nhưng không có đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí;
- Trong thời gian được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế;
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc
phòng và an ninh;
- Mắc bệnh do một trong các trường hợp nêu trên đã xuất ngũ nhưng
chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần.
Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm
khả năng lao động từ 41% - 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
công nhận trước ngày 31/12/1994.
2.1.8. Ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người
được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục
vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học, bị
mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô
sinh do hậu quả của chất độc hóa học. Bao gồm:
- Cán bộ chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc
phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân;
- Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức
37
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể chính trị - xã hội khác;
- Thanh niên xung phong tập trung;
- Dân công;
- Công an xã, dân quân du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã, phường;
Để được hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học, các đối tượng trên cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đầu từ tháng 8 năm 1964 đến
30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa
học. Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật
hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học.
- Hoặc trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi
tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên do hậu quả của chất độc hóa học.
Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
nếu được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc một trong các trường hợp
sau thì được hưởng chế độ ưu đãi:
- Người bị dị dạng, dị tật, không tự lực được trong sinh hoạt;
- Người bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.
2.1.9. Ngƣời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch
bắt tù, đày
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong
thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến,
không làm tay sai cho địch.
2.1.10. Ngƣời hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ
38
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ
ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà nước
tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương
Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng.
2.1.11. Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng
Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ
cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm. Bao gồm:
- Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng
"Có công với nước";
- Người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương kháng
chiến;
- Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công"
hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người
trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng
chiến có đủ điều kiện xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng theo quy
định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2.2. CÁC CHẾ ĐỘ ƢU ĐÃI XÃ HỘI
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định người có
công với cách mạng và thân nhân của họ được Nhà nước và cộng đồng quan
tâm, giúp đỡ, chăm sóc. Tùy vào từng đối tượng, vào mức độ cống hiến mà
các chế độ ưu đãi sẽ có sự khác nhau, có rất nhiều loại được quy định cho mỗi
đối tượng khác nhau như: trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một
lần, chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ giáo dục đào tạo, chế độ nhà ở…
39
Theo quy định, trong trường hợp một người nhưng thuộc hai đối
tượng được hưởng ưu đãi trở lên (ví dụ như vừa là thương binh vừa là Anh
hùng Lực lượng vũ trang) thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối
tượng, các chế độ khác thì được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng. Tuy
nhiên, trường hợp người đã được công nhận và hưởng các chế độ ưu đãi đối
với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thì không
thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
người đã được công nhận và hưởng các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc người hoạt động cách
mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm
1945 hoặc người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nghĩa vụ quốc tế thì không thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi đối
với người có công giúp đỡ cách mạng.
Người có công với cách mạng tham gia bảo hiểm xã hội khi chết thì
thân nhân của họ được hưởng chế độ do Bảo hiểm xã hội chi trả, nếu tiền tuất
theo chế độ bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền tuất theo chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng thì còn được hưởng khoản chênh lệch do ngân sách Nhà
nước chi trả.
Nhìn chung, so với trước đây, các chế độ ưu đãi đối với người có công
cách mạng và gia đình họ được hưởng đã được nâng lên và hoàn chỉnh hơn
rất nhiều.
2.2.1. Chế độ ƣu đãi trợ cấp
Công lao của những người có công đối với đất nước là không có gì có
thể bù đắp được. Chế độ ưu đãi trợ cấp là hình thức ưu đãi bằng tiền để giúp
cho người có công được ổn định cuộc sống. Mức trợ cấp được các cơ quan có
chức năng tính toán một cách hợp lý dựa trên mức độ cống hiến, công lao của
40
những người có công và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Ưu đãi xã hội
là nhằm mục đích ổn định, cải thiện đời sống của người có công nên cũng
không được đặt ra mức trợ cấp thấp hơn mức thu nhập trung bình của đời
sống cộng đồng, nhưng cũng không được đặt ra quá cao để tránh sự thiếu
công bằng với các đối tượng khác trong xã hội.
Ưu đãi trợ cấp không chỉ đơn thuần là sự trợ cấp bằng tiền cho các đối
tượng mà là thể hiện sự biết ơn của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với họ, là
trách nhiệm của Nhà nước, của cả cộng đồng, do đó việc thực hiện trợ cấp
không nên được coi là sự ban ơn, bố thí…
Theo pháp luật hiện hành thì mức trợ cấp đối với người có công cách
mạng và thân nhân của họ được quy định trong rất nhiều văn bản khác nhau.
Có thể tóm tắt như sau:
2.2.1.1. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945 và thân nhân của họ
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được
trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng. Nếu thuộc diện thoát ly thì được
hưởng trợ cấp là 767.000đ/tháng, ngoài ra họ còn được hưởng phụ cấp hàng
tháng tính theo số năm hoạt động trước các mạng, mỗi năm được hưởng
130.000đ. Đối với những đối tượng thuộc diện không thoát ly thì được hưởng
trợ cấp là 1.302.000đ/tháng.
Khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 từ
trần thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng
phí.
Thân nhân người hoạt động cách mạng được hưởng trợ cấp một lần
bằng 03 tháng trợ cấp, phụ cấp mà người hoạt động cách mạng được hưởng
trước khi chết.
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18
41
tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng
trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ
cấp tiền tuất ở mức 685.000đ/tháng.
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đang sống cô đơn hoặc không nơi nương
tựa; con mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học;
con mồ côi bị tàn tật từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mà vẫn bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi
dưỡng hàng tháng là 1.150.000đ.
Trường hợp nếu đối tượng này đã từ trần mà chưa được hưởng chế độ
ưu đãi thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng còn sống; con (trong trường hợp cha
mẹ, vợ hoặc chồng không còn) của họ được hưởng trợ cấp chung một lần với
mức 50 triệu đồng. Trường hợp không có vợ hoặc chồng thì thực hiện trợ cấp
1 lần đối với người đang thờ cúng là 10 triệu đồng.
2.1.1.2. Đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01
năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 và thân nhân
của họ
Đối tượng này hàng tháng được hưởng trợ cấp là 710.000đ.
Khi từ trần thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp
và mai táng phí. Thân nhân người hoạt động cách mạng được hưởng trợ cấp
một lần bằng 03 tháng trợ cấp mà người hoạt động cách mạng được hưởng
trước khi chết.
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18
tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng
trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ
cấp tiền tuất ở mức 385.000đ/tháng.
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đang sống cô đơn hoặc không nơi nương
tựa; con mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học;
42
con mồ côi bị tàn tật từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mà vẫn bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi
dưỡng hàng tháng là 805.000đ.
Nếu người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 từ trần mà chưa được hưởng chế
độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần với mức là 25 triệu đồng.
Trường hợp không có vợ hoặc chồng thì trợ cấp 1 lần đối với người đang thờ
cúng là 10 triệu đồng.
2.1.1.3. Chế độ ưu đãi đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ
Liệt sĩ được tổ chức báo tử, truy điệu, an táng và được chôn cất một
cách chu đáo. Mọi chi phí cho việc báo tử, lễ tang và chôn cất đều do ngân sách
Nhà nước chi trả. Chi phí cho việc chôn cất liệt sĩ được ngân sách nhà nước
cấp.
Thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp một lần khi báo tử.
Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của
liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; con liệt sĩ từ 18 tuổi trở
xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ
nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên ở mức 685.000đ đối với thân nhân của 1 liệt sĩ; thân nhân 2 liệt sĩ
trở lên được hưởng trợ cấp ở mức 1.225.000đ.
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng
khi liệt sĩ còn nhỏ đang sống cô đơn hoặc không nơi nương tựa; con liệt sĩ mồ
côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ
mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mà vẫn bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên thì
được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng là 1.225.000đ.
Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân theo quy định thì người thừa
43
kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất
một lần như với thân nhân liệt sĩ.
Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi
dưỡng hàng tháng khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng khoản trợ
cấp và mai táng phí; đại diện người thừa kế theo quy định của pháp luật của
thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng hoặc 03 tháng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mà thân nhân liệt sĩ
được hưởng trước khi chết.
Thân nhân liệt sĩ khi đi thăm viếng mộ được hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi
lại mỗi năm một lần cho không quá 03 người với mức hỗ trợ: Tiền đi lại theo
mức giá vé của phương tiện vận tải công cộng, tiền ăn 50.000đ/ngày/người.
Thời gian hỗ trợ căn cứ từ nơi ở của thân nhân liệt sĩ đến nghĩa trang có mộ
liệt sĩ. Thân nhân liệt sĩ được hưởng hỗ trợ chi phí khi thăm viếng mộ liệt sĩ
gồm có cha mẹ, vợ (chồng), người có công nuôi liệt sĩ, anh, chị, em ruột của
liệt sĩ (hoặc thân nhân khác nếu được đại diện của thân nhân nói trên ủy
quyền và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã), có thông báo chính xác
về địa chỉ mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về nơi an táng
mộ liệt sĩ.
Việc di chuyển hài cốt liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ tiền ăn và
chi phí đi lại như khi thăm hài cốt liệt sĩ, ngoài ra còn được hỗ trợ 2.000.000đ
để cất bốc và di chuyển hài cốt liệt sĩ. Trường hợp thân nhân liệt sĩ có nguyện
vọng giữ lại xây cất phần mộ tại gia tộc mà không đưa vào nghĩa trang liệt sĩ
thì được hỗ trợ 1.500.000đ để xây mộ liệt sĩ.
2.1.1.4. Chế độ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp hàng tháng là
1.225.000đ và phụ cấp 575.000đ/tháng.
44
Khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần thì người tổ chức mai táng
được nhận mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng
trợ cấp, phụ cấp mà Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trước khi mất.
Người được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì thân nhân
hoặc người thừa kế theo quy định của pháp luật được hưởng trợ cấp một lần.
2.1.1.5. Chế độ đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động
trong kháng chiến
Đối tượng này được hưởng trợ cấp hàng tháng ở mức 575.000đ.
Khi đối tượng này từ trần, người tổ chức mai táng được nhận mai táng
phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp mà Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động được hưởng trước khi qua
đời.
Trường hợp Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao
động từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân hoặc người thừa
kế theo quy định của pháp luật được hưởng trợ cấp một lần là 13.700.000đ.
Người được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân, Anh hùng Lao động thì thân nhân hoặc người thừa kế theo quy định của
pháp luật được hưởng trợ cấp một lần bằng 20 lần mức chuẩn (13.700.000đ).
2.1.1.6. Chế độ đối với thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh)
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh
loại B được hưởng các chế độ trợ cấp, phụ cấp căn cứ vào mức độ suy giảm
khả năng lao động và loại thương binh.
Trường hợp thương binh được Hội đồng Giám định y khoa kết luận
suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên được hưởng trợ cấp
thương tật hàng tháng kể từ ngày kết luận. Mức trợ cấp tùy thuộc vào tỷ lệ
45
suy giảm khả năng lao động. Đối với thương binh, người được hưởng chính
sách như thương binh thì mức trợ cấp thấp nhất là 462.000đ/tháng (tỷ lệ suy
giảm là 21%) và cao nhất là 2.200.000đ/tháng (tỷ lệ suy giảm là 100%). Đối
với thương binh loại B thì mức trợ cấp thấp nhất là 382.000đ/tháng (có tỷ lệ
suy giảm là 21%), mức cao nhất là 1.820.000đ/tháng (tỷ lệ suy giảm là 100%)
Người bị thương được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm
khả năng lao động do thương tật từ 5% đến 20% được hưởng trợ cấp một lần.
Suy giảm từ 5% - 10% được trợ cấp 2.740.000đ, suy giảm từ 11% - 15% được
trợ cấp 4.110.000đ, suy giảm từ 16% - 20% được trợ cấp 5.480.000đ.
Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên
được hưởng phụ cấp hàng tháng là 345.000đ. Trường hợp thương binh có vết
thương đặc biệt nặng như cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không
tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc
biệt khác, thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng với mức là 705.000đ.
Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên
sống ở gia đình thì có người phục vụ. Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng
tháng là 685.000đ. Nếu phục vụ thương binh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng thì mức trợ cấp là 882.000đ/tháng.
Khi thương binh từ trần thì người tổ chức mai táng được hưởng một
khoản trợ cấp và mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng
03 tháng trợ cấp, phụ cấp mà thương binh được hưởng trước khi qua đời.
Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần thì
cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với
nam, 55 trở lên đối với nữ; con thương binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18
tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con thương binh bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết
thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì
được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng là 385.000đ. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
46
chồng của thương binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ,
sống cô đơn không nơi nương tựa; con thương binh mồ côi từ 18 tuổi trở
xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con thương binh mồ côi bị
tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng là
805.000đ.
2.1.1.7. Chế độ đối với bệnh binh
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41 % trở lên được hưởng
trợ cấp hàng tháng tính theo mức suy giảm khả năng lao động với mức trợ cấp
từ 717.000đ - 1.748.000đ. Ngoài ra, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên được hưởng thêm phụ cấp là 345.000đ/tháng; những bệnh binh
suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng như cụt
hai chi trở lên, mù hai mắt, không tự lực được trong sinh hoạt, liệt hai chi trở
lên hoặc có tình trạng bệnh tật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt
hàng tháng với mức 685.000đ.
Những bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ
81% trở lên sống ở gia đình thì có người phục vụ. Người phụ vụ được
hưởng trợ cấp hàng tháng với mức 685.000đ nếu phục vụ cho bệnh binh
suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, nếu phục vụ cho bệnh binh suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng thì mức
trợ cấp là 882.000đ.
Khi bệnh binh từ trần, người tổ chức mai táng được nhận mai táng
phí; thân nhân bệnh binh được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp,
phụ cấp mà bệnh binh được hưởng trước khi qua đời.
Thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
47
chồng của bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với
nữ; con bệnh binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi
học; con bệnh binh bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn
bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng là 385.000đ; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của bệnh binh khi đến
tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi
nương tựa; con bệnh binh mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu
còn tiếp tục đi học; con bệnh binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời
hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được
hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng là 805.000đ.
2.1.1.8. Chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng
trợ cấp hàng tháng kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội ký quyết định. Mức trợ cấp phụ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao
động, cụ thể là: đối với người bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên được trợ cấp 1.137.000đ, bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao
động từ 80% trở xuống được hưởng trợ cấp 717.000đ. Trường hợp thương
binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hưởng chế độ mất mức lao động
bị nhiễm chất độc hóa học còn được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức
717.000đ.
Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần,
người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; thân
nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp mà người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trước khi qua đời.
Trường hợp con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học mà bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực được
48
trong sinh hoạt thì được hưởng trợ cấp với mức 385.000đ/tháng; nếu bị dị
dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt thì hưởng trợ cấp là
685.000đ/tháng. Khi con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân
được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp mà con đẻ của người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trước khi chết.
2.1.1.9. Chế độ đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tù đày
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt,
tù đày được hưởng trợ cấp một lần căn cứ vào thời gian bị địch bắt tù. Nếu
dưới 1 năm thì được trợ cấp 500.000, nếu từ 1 năm đến dưới 3 năm thì được
1.000.000đ, nếu từ 3 năm đến dưới 5 năm thì được 1.500.000, từ 5 năm đến
dưới 10 năm trợ cấp 2.000.000, từ 10 năm trở lên được 2.500.000.
Thân nhân của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù, đày chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được hưởng trợ cấp
một lần với mức là 1.000.000đ.
Khi đối tượng này từ trần, người tổ chức mai táng được nhận mai táng
phí.
2.1.1.10. Chế độ đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Đối tượng này được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp được tính căn
cứ vào thâm niên hoạt động kháng chiến, cứ 1 năm hoạt động kháng chiến
được hưởng trợ cấp 120.000đ.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân
được hưởng trợ cấp một lần với mức là 1.000.000đ.
49
Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
qua đời thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.
2.1.1.11. Chế độ đối với người có công giúp đỡ cách mạng
Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có
công với nước"; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc
ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước Cách mạng tháng Tám năm
1945; người được tặng Huân chương kháng chiến; người trong gia đình được
tặng Huân chương kháng chiến được hưởng trợ cấp hàng tháng, nếu là người
sống cô đơn không nơi nương tựa thì được hưởng thêm tiền trợ cấp nuôi
dưỡng. Trường hợp có công giúp đỡ cách mạng trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thì được trợ cấp 685.000đ/tháng, trợ cấp nuôi dưỡng là
1.150.000đ/tháng; trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng
chiến thì hưởng trợ cấp hàng tháng với mức 403.000đ, trợ cấp nuôi dưỡng
900.000đ/tháng. Khi đối tượng này qua đời, người tổ chức mai táng được
hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một
lần bằng ba tháng trợ cấp mà người có công được hưởng trước khi qua đời.
Đối với người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng
chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy
chương kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần với mức là 1.000.000đ. Khi
qua đời thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng
phí.
2.2.2. Chế độ chăm sóc sức khỏe
Những người có công với cách mạng thường là những người bị giảm
sút về sức khỏe, thể trạng, bị giảm sút khả năng lao động, đặc biệt là những
đối tượng như thương binh, bệnh binh. Vì thế, chăm sóc sức khỏe đối với
những người có công với cách mạng là điều cần thiết và phải được coi trọng.
50
Chăm sóc sức khỏe cho những đối tượng này không chỉ nhằm mục
đích chữa bệnh, chữa lành những thương tích do chiến tranh để lại mà còn
nhằm mục đích phục hồi sức khỏe và khả năng lao động của họ.
Để đảm bảo thực hiện chế độ này, Nhà nước đã thành lập các Trung
tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh, trung tâm điều dưỡng
để chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng là người có công đặc biệt là thương
binh, bệnh binh.
Người có công với cách mạng; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ;
người có công nuôi dưỡng liệt sĩ và con của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng
tháng; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
con của thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên từ
18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật
nặng từ nhỏ khi hết thời hạn được hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng tại gia đình nếu không phải
là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ bảo hiểm y
tế.
Thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát tại
các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán
toàn bộ chi phí.
Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ điều trị hàng
năm.
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người
hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi
nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh
binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở
51
lên; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương
"Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" nếu sống ở gia đình thì
được hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm. Những đối tượng còn lại và thân
nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người hoạt động cách mạng hoặc
hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được điều dưỡng 5 năm 1 lần. Các
đối tượng có thể được điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng của Nhà nước
hoặc điều dưỡng tại gia đình. Nếu là điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng thì
thời gian là 10 ngày/lần (không kể thời gian đi và về), mức điều dưỡng là
1.000.000đ/người/lần. Nếu là điều dưỡng tại gia đình thì sẽ được hưởng
700.000đ/người/lần.
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều dưỡng
phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình…
2.2.3. Chế độ đảm bảo về việc làm
Việc trợ cấp chỉ đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu tối thiểu của
những người có công và thân nhân của họ. Những người có công với cách
mạng là những người mà yếu tố thương tật, bệnh tật làm ảnh hưởng rất nhiều
đến khả năng lao động. Trước hoàn cảnh khó khăn, đòi hỏi của thực tế mà sự
trợ cấp của Nhà nước còn hạn chế thì việc tạo việc làm cho những đối tượng
này là điều hết sức cần thiết. Lao động, làm việc không chỉ giúp những người
có công tái hòa nhập với cộng đồng, tránh mặc cảm, tự ti mà nó còn giúp cho
họ có được một khoản thu nhập để ổn định, nâng cao mức sống.
Tuy nhiên, do đặc thù về thương tật, sức khỏe, sự suy giảm khả năng
lao động mà những đối tượng này gặp rất nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh trên
thị trường lao động. Do đó, Nhà nước đã có rất nhiều những chính sách ưu
đãi, ưu tiên trong việc giải quyết việc làm cho những đối tượng này.
Những đối tượng mà mức độ suy giảm khả năng lao động thấp, vẫn
còn khả năng lao động được, con của những người có công… dựa trên những
52
ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước cần phải tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm
việc làm phù hợp, tự tạo việc làm cho mình và có thể là tạo việc làm cho
những người khác.
Những đối tượng này được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt
nước biển; vay vốn ưu đãi để sản xuất, tạo việc làm, miễn hoặc giảm thuế…
Các chương trình như Chương trình 327, Chương trình xóa đói giảm nghèo,
Chương trình vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm… đã đóng vai trò
tích cực trong việc cải thiện đời sống, đảm bảo việc làm cho những đối tượng
là người có công.
Nhà nước cũng khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao
động là người có công. Các đối tượng như Thương binh, Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, con thương binh, con liệt sĩ được ưu
tiên khi tham gia thi, xét tuyển công chức Nhà nước. Pháp luật cũng quy định
tỷ lệ lao động là người tàn tật mà doanh nghiệp phải sử dụng, nếu sử dụng lao
động là người tàn tật doanh nghiệp sẽ được nhận một số ưu đãi. Nếu doanh
nghiệp chưa hoặc không nhận đủ tỷ lệ lao động là người tàn tật đó thì doanh
nghiệp có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền nhất định vào quỹ người tàn tật.
Những người có công khi tham gia học nghề để tạo việc làm cho mình
thì được Nhà nước xét miễn hoặc giảm học phí…
2.2.4. Chế độ ƣu đãi về giáo dục - đào tạo
Giáo dục đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ quốc gia
nào. Những người có công với cách mạng và con cái họ bị thiệt thòi rất nhiều
trong cuộc sống. Khi trong độ tuổi đi học, họ đã cống hiến tuổi thanh xuân
của mình cho đất nước, đã không có điều kiện được học tập, rèn luyện nâng
cao tay nghề, việc làm… Con cái họ không được sự chăm sóc, quan tâm chu
đáo vì sức khỏe của cha mẹ, vì hoàn cảnh gia đình mà việc giáo dục học tập
53
cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, chính sách ưu đãi về giáo dục đào tạo cho các đối
tượng là người có công và con cái họ là hết sức cần thiết, nó không chỉ thể hiện
sự biết ơn mà còn giúp cho người có công và gia đình họ có điều kiện được
học tập, rèn luyện tốt hơn từ đó đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Hiện nay, thông qua những chính sách, những quy định của pháp luật
đã cho thấy Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đào tạo cho các đối
tượng này. Theo quy định, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về giáo
dục đào tạo gồm có: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao
động, thương binh; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng
01 năm 1945, con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm
1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, con của Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động, con của liệt sĩ, con của
thương binh, bệnh binh, con bị dị dạng dị tật của người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hóa học. Những người có công với cách mạng và con của
họ khi đi học tại các trường công lập được miễn học phí, còn học tại các
trường dân lập, tư thục thì được hỗ trợ học phí; trợ cấp tiền để mua sách vở,
đồ dùng học tập; miễn, giảm các khoản đóng góp khác trong nhà trường; được
ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh, xét tốt nghiệp…
Đối với học sinh, sinh viên là con của thương binh suy giảm khả năng
lao động từ 21% đến 60%, con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
41% đến 60%; con bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt
của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sẽ được hưởng
trợ cấp ở mức 180.000đ/tháng.
Mức ưu đãi 355.00đ/tháng được giành cho các đối tượng học sinh,
sinh viên là Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh,
con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, con của
người họa động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi
54
nghĩa 19 tháng Tám năm 1945, con của Anh hùng Lực lượng vũ trang, con của
Anh hùng Lao động, con của liệt sĩ, con của thương binh, bệnh binh suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở lên, con bị dị dạng dị tật nặng không tự lực
được trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học.
Học sinh, sinh viên là đối tượng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng
sau khi tốt nghiệp được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 tháng trợ cấp đang
hưởng.
2.2.5. Các chế độ khác
Việc hỗ trợ người có công phải là sự hỗ trợ trên mọi phương diện của
đời sống vật chất và tinh thần. Sự hỗ trợ đó không chỉ là một khoản tiền mà
còn là sự chăm sóc sức khỏe, việc làm, học tập, bên cạnh đó còn có những ưu
đãi về nhà ở; về việc tham quan; công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ.
Những người có công với cách mạng tùy vào mức độ cống hiến, vào
hoàn cảnh gia đình của từng đối tượng mà sẽ được Nhà nước, địa phương xét
cho việc miễn, giảm tiền mua, thuê nhà ở… Việc ưu đãi về nhà ở có thể được
thực hiện dưới một số hình thức như: tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí để
xây dựng và sửa chữa nhà ở; mua nhà trả góp; miễn giảm tiền sử dụng đất;
miễn giảm tiền chuyển quyền sử dụng đất khi mua nhà của Nhà nước… Tùy
thuộc vào từng hoàn cảnh của người có công, vào mức độ cống hiến của họ,
vào khả năng của địa phương, sự phát triển của đất nước, vào sự đóng góp của
cộng đồng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương sẽ có những
chính sách phù hợp cho các đối tượng là người có công.
Bên cạnh những chăm sóc về vật chất, Nhà nước còn quan tâm đến
đời sống tinh thần của những người có công. Tùy vào khả năng của địa
phương mà hằng năm địa phương tổ chức cho những người có công được đi
tham quan, hoặc kết hợp giữa điều dưỡng và tham quan. Vào dịp Tết Nguyên
55
đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ, các cấp chính quyền thường tổ chức đi thăm,
tặng quà cho các đối tượng, gia đình chính sách.
Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, thành phố, quận, huyện…
và sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức, công tác tìm kiếm, quy tập mộ liệt
sĩ, đầu tư xây dựng, nâng cấp nghĩa trang, mộ liệt sĩ, xây dựng nhà bia ghi tên
liệt sĩ được các cấp chính quyền ở Trung ương, địa phương quan tâm rất
nhiều. Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ cho những gia đình chính sách có
nguyện vọng giữ lại phần mộ liệt sĩ tại nghĩa trang gia tộc…
Những ưu đãi, trợ cấp đối với người có công và thân nhân của họ theo
quy định của pháp luật hiện hành là khá đầy đủ và toàn diện. Nó đã khẳng
định được tầm quan trọng của sự cống hiến, hy sinh của những người có
công, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong công tác chăm sóc, hỗ trợ
người có công; thể hiện rõ truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, góp
phần làm hoàn thiện hơn hệ thống Luật An sinh xã hội ở nước ta.
2.3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ƢU ĐÃI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt đƣợc
Kể từ khi thành lập nước cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú
trọng đến công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ
Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng. Hệ thống các quy
định pháp luật về ưu đãi người có công lần lượt ra đời và luôn được bổ sung,
sửa đổi, hoàn thiện nhằm từng bước cải thiện cuộc sống của các đối tượng
được hưởng ưu đãi xã hội, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và đời sống của nhân dân. Những quy định, chính sách đó không chỉ có
ý nghĩa về mặt đạo lý, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho các thế
hệ, mà còn tạo động lực to lớn để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Cách mạng
trong từng giai đoạn lịch sử, góp phần xây dựng và củng cố niềm tin của nhân
dân vào Đảng, vào Nhà nước, ổn định xã hội, hơn nữa nó còn thúc đẩy người
56
có công tái hòa nhập cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước.
Gần đây nhất, Pháp lệnh Người có công với cách mạng năm 2005
(được sửa đổi, bổ sung một số điều vào ngày 18/06/2007 và ngày 13/8/2008)
và các văn bản hướng dẫn, quy định có liên quan đã thể hiện rõ một bước tiến
dài trong việc pháp điển hóa pháp luật ưu đãi xã hội. Sự phát triển này không
chỉ ở hình thức mà đó còn là sự thống nhất giữa các quy định trong hệ thống
các văn bản pháp luật ưu đãi xã hội.
Pháp luật ưu đãi xã hội không chỉ mở rộng về đối tượng được hưởng
ưu đãi mà còn nâng cao mức trợ cấp, phụ cấp cũng như những ưu tiên, ưu đãi
trên hầu hết các lĩnh vực cho các đối tượng được hưởng ưu đãi nhằm đảm bảo
đánh giá đúng và đủ những công lao của họ và đảm bảo đời sống vật chất tinh
thần cho người có công. Mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với người có
công và thân nhân của họ được đảm bảo tương ứng với mức tiêu dùng của
toàn xã hội.
Một điểm bổ sung quan trọng khác của Pháp lệnh Ưu đãi người có
công với cách mạng năm 2005 đó là chế độ đối với bố mẹ, vợ hoặc chồng,
người có công nuôi liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng không phụ
thuộc vào tuổi đời; thân nhân 2 liệt sĩ được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng. Trước
đây, bố mẹ, vợ hoặc chồng người có công nuôi liệt sĩ phải hết tuổi lao động
hoặc mất sức lao động từ 61% trở lên mới được hưởng chế độ, còn thân
nhân 2 liệt sĩ chỉ được hưởng trợ cấp tiền tuất.
Cùng với các chế độ ưu đãi, Pháp lệnh đã đưa ra cơ chế xử lý vi phạm
đối với một số loại hành vi. Người có công đang hưởng ưu đãi mà phạm tội bị
phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì trong thời gian chấp
hành hình phạt bị đình chỉ chế độ ưu đãi. Người phạm tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì không được hưởng ưu
đãi nữa.
57
Trong thời gian qua, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các
ban, ngành, đoàn thể ở địa phương và sự hỗ trợ của các nguồn lực khác trong
xã hội cùng với sự nỗ lực tự vươn lên của các đối tượng và gia đình chính
sách, có thể thấy đời sống của những đối tượng chính sách đã được cải thiện
hơn rất nhiều, hầu hết các gia đình chính sách đã có cuộc sống ngang bằng và
cao hơn mức sống trung bình của khu dân cư nơi gia đình chính sách cư trú.
Tổng hợp nguồn lực từ chính sách và chăm sóc từ cộng
đồng, đến nay cả nước chỉ còn dưới 5% hộ chính sách thuộc diện
nghèo, hơn 85% gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn
mức sống trung bình khu dân cư, nhiều hộ gia đình chính sách có
mức sống khá và giàu nhờ được vay vốn và biết cách làm ăn. Hàng
chục vạn người có công và con em của họ đã trở thành "người công
dân kiểu mẫu", "gia đình cách mạng gương mẫu" [36].
Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thể hiện qua những quy
định bằng pháp luật các ưu đãi, mức trợ cấp cho các đối tượng người có công,
còn có thể thấy những kết quả lớn lao của phong trào "Đền ơn đáp nghĩa",
"Uống nước nhớ nguồn"… trong quần chúng nhân dân, các tổ chức, doanh
nghiệp trong xã hội. Thông qua các phong trào này, có rất nhiều tổ chức, đoàn
thể nhận chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc gia
đình liệt sĩ; đỡ đầu con liệt sĩ, con thương binh; đón thương binh nặng về gia
đình chăm sóc; giúp hàng nghìn gia đình chính sách có nhà ở ổn định, tặng
hàng nghìn sổ tiết kiểm và nhiều sự hỗ trợ khác không chỉ về mặt vật chất mà
còn chăm lo đến đời sống tinh thần của người có công.
Thông qua những ưu đãi của Nhà nước, sự quan tâm, giúp sức của
cộng đồng, một số đối tượng là người có công đã nỗ lực vươn lên vượt qua
khó khăn trở thành những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giỏi, không
những chỉ tự cải thiện cuộc sống của mình, của gia đình mình mà còn tạo cơ
hội giúp đỡ những đối tượng là người có công có được dạy nghề, được làm
58
việc, lao động để trở thành những người "tàn nhưng không phế", tạo thêm thu
nhập cho gia đình, trở thành những điển hình trong sự nghiệp đổi mới đất
nước.
Ngày 18/7/2008, tại thành phố Đà Lạt đã tổ chức "Hội nghị biểu dương
những người có công với cách mạng thiêu biểu toàn quốc năm 2008", biểu
dương 232 điển hình tập thể và cá nhân xuất sắc là những người có công đã
vượt khó vươn lên làm ăn giỏi.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Với những quy định mới được ban hành và những kết quả đạt được
của việc thực thi những quy định đó đã cho thấy những thành tựu không thể
phủ nhận của chúng cũng như sự cố gắng hoàn thiện việc pháp điển hóa
những chính sách ưu đãi xã hội. Bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn nhiều
vướng mắc, nhiều điểm không phù hợp trong giai đoạn hiện nay của đất nước.
Thứ nhất, về đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội
Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội theo pháp luật ưu đãi xã hội hiện
tại đã mở rộng rất nhiều so với trước đây. Tuy đã được mở rộng nhưng những
quy định đó vẫn chưa bao quát hết những đối tượng là người có công.
Chỉ xét ở nghĩa hẹp của khái niệm người có công, tức là những người
có công với cách mạng theo quy định hiện hành, thì vẫn còn thiếu những quy
định đối với đối tượng là Thanh niên xung phong.
Như đã nói ở trên, đất nước ta đã thoát khỏi thời kỳ chiến tranh, khái
niệm người có công không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người có công với
cách mạng nữa mà khái niệm đó cần được hiểu theo nghĩa rộng. Hiểu theo
nghĩa rộng thì tiêu chí cơ bản để xác định đối tượng là người có công đó là sự
cống hiến và những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Dựa trên tiêu chí này thì pháp luật ưu đãi xã hội của nước
59
ta hiện nay còn thiếu sót rất nhiều. Những đối tượng được Nhà nước phong
tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ
nhân dân hay Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động được tuyên
dương sau 30/4/1975, nhà khoa học có những phát minh, nghiên cứu xuất
sắc..., xét về mặt công trạng, những đóng góp xuất sắc vì lợi ích của dân tộc,
của đất nước thì họ là những đối tượng cần được hưởng những trợ cấp, những
ưu đãi xã hội và được Nhà nước, xã hội tôn vinh. Những đối tượng này, hoàn
cảnh sống, điều kiện sinh hoạt, khả năng lao động, tình hình sức khỏe…
không giống như những đối tượng là người có công với cách mạng như đã
trình bày ở trên. Do đó, những quy định về ưu đãi, trợ cấp có thể là đơn giản
hơn, linh hoạt hơn. Việc quy định những đối tượng này được hưởng những
quyền lợi theo pháp luật ưu đãi xã hội sẽ giúp hoàn thiện hơn hệ thống pháp
luật ưu đãi xã hội của nước ta cũng như đảm bảo tính công bằng của pháp luật
ưu đãi xã hội.
Ngoài ra, pháp luật vẫn chưa có những quy định về quyền hưởng ưu
đãi đối với người có công là người Việt Nam ở nước ngoài hay là người nước
ngoài có những cống hiến lớn lao trong công cuộc kháng chiến giành độc lập
dân tộc ở Việt Nam cũng như trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước.
Thứ hai, về chế độ trợ cấp, ưu đãi
Mức trợ cấp hiện tại so với trước đây đã được nâng cao và điều chỉnh
tương ứng với mức sống trung bình của xã hội, giúp ổn định được phần nào
đời sống của những người có công. Tuy nhiên, vật giá ngày càng tăng cao,
những mặt hàng thiết yếu trong đời sống hằng ngày không ngừng leo thang,
gây nên những ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nói chung và đến
những đối tượng là người có công, đặc biệt là người không có nguồn thu nhập
nào khác mà chỉ trông chờ vào những chế độ ưu đãi của Nhà nước. Trong khi
mỗi người dân đều mong muốn có được cuộc sống đầy đủ hơn, nhu cầu "ăn
ngon, mặc đẹp" đã trở nên phổ biến thì đời sống của những người có công vẫn
60
còn gặp rất nhiều khó khăn, không những phải đối mặt với vấn đề sức khỏe
mà còn phải đối mặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Vì thế, trong tình hình mới, Nhà nước cần nghiên cứu để điều chỉnh
mức trợ cấp hợp lý hơn để những người có công có thể ổn định được cuộc
sống, vươn lên thành người có ích cho xã hội.
Tình hình kinh tế, xã hội luôn biến động không ngừng do đó sự điều
chỉnh mức trợ cấp còn cần phải kịp thời và nhanh chóng. Mức trợ cấp cũng
cần chú ý hơn đến những đối tượng chính sách có mức độ suy giảm lao động
lớn, sống cô đơn cần sự hỗ trợ của Nhà nước để duy trì cuộc sống của họ.
Bên cạnh đó, những ưu đãi về miễn giảm các loại thuế, hỗ trợ về nhà
ở, đất đai, ưu tiên trong giáo dục - đào tạo, bố trí sắp xếp việc làm còn nhiều
thiếu sót cần phải sửa đổi thêm.
Thứ ba, hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội còn thiếu tính thống nhất,
tản mạn, thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý còn thấp
Những chế độ ưu đãi đối với người có công hiện nay khá đầy đủ và
toàn diện nhưng nhìn chung còn khá tản mạn, quy định trong nhiều văn bản
khác nhau, còn nhiều thiếu sót.
Các ưu đãi trong lĩnh vực việc làm đã được ghi nhận trong Pháp lệnh
ưu đãi người có công nhưng tính thực tiễn là rất thấp vì không có những quy
định hướng dẫn cụ thể cũng như những quy phạm đảm bảo cho quy định đó
được thực hiện.
Do hiệu lực pháp lý còn thấp nên sự điều chỉnh của pháp luật ưu đãi
xã hội vẫn chưa phát huy, huy động được tối đa nguồn lực từ cộng đồng.
Những khoản trợ cấp đối với người có công được phân bổ từ nguồn ngân sách
nhà nước, nhưng nguồn ngân sách này là có hạn, số lượng người có công là
rất lớn, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao nên chỉ nhờ vào nguồn
61
ngân sách này thì đời sống của người có công khó có thể được đảm bảo từ đó
không đảm bảo được nguyên tắc công bằng xã hội.
Thứ tư, về thủ tục xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi
Thủ tục xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi hiện tại đã được đơn
giản hóa, phù hợp hơn với điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, do chưa có sự quản
lý chặt chẽ nên đã dẫn đến tình trạng lạm dụng, khai man để được hưởng chế
độ ưu đãi đối với người có công. Tình trạng người có công thực sự không
được hưởng ưu đãi, sống cuộc sống khó khăn trong khi đó nhiều người không
tham gia kháng chiến, không có thương tích thật sự, không có những cống
hiến xuất sắc lại được hưởng những chế độ ưu đãi của Nhà nước vẫn còn tồn
tại khá nhiều. Tình trạng này đã gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội, bất ổn
về chính trị. Vì thế, bên cạnh việc nghiên cứu nhằm đơn giản hóa thủ tục xác
nhận để được hưởng ưu đãi, tạo thuận lợi cho những người có công tiếp cận
và hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước thì còn cần phải quản lý chặt
chẽ hơn, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ thực hiện công tác ưu đãi
người có công để tránh việc công nhận nhầm đối tượng, đảm bảo quyền lợi
cho những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc.
Qua những phân tích ở trên, có thế thấy pháp luật ưu đãi xã hội đã có
một bước tiến dài. Số lượng đối tượng được hưởng ưu đãi đã được nâng lên
thành 11 nhóm với 17 đối tượng được hưởng ưu đãi. Các chế độ ưu đãi cũng
rất phong phú và đa dạng như trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần, ưu đãi
về giáo dục đào tạo, hỗ trợ cải thiện nhà ở, miễn giảm thuế, điều dưỡng, chăm
sóc sức khỏe…
Pháp luật ưu đãi xã hội đã phản ánh vai trò chủ đạo của Nhà nước đối
với công tác ưu đãi người có công, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong
việc đảm bảo cho người có công có được cuộc sống ổn định. Pháp luật ưu đãi
xã hội đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc quản lý và tổ chức
62
thực hiện những vấn đề liên quan đến người có công.
Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi xã hội cũng kích thích sự hưởng ứng
các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" của các cơ quan,
đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh
nghiệp, cá nhân và toàn cộng đồng góp phần nâng cao đời sống các đối tượng,
gia đình chính sách, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng và trở thành những
người có ích cho xã hội, đất nước.
Tuy nhiên, pháp luật ưu đãi xã hội vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập
cần được lưu ý như: đối tượng điều chỉnh tuy rộng nhưng chưa đầy đủ; hiệu
quả pháp lý còn thấp; những quy định của pháp luật còn tản mạn, thiếu tính
đồng bộ; việc thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội vẫn còn chưa đầy đủ, nhiều
sai sót gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người có công và sự bất ổn
về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.
63
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Chính sách ưu đãi người có công là một chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta. Ở bất kỳ thời kỳ nào thì đối tượng người có công đều được tôn
vinh và nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu lực pháp lý cũng như giá trị,
vai trò của nó vẫn chưa được thể hiện một cách tốt nhất, rõ ràng nhất.
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống vật chất
cũng như tinh thần của con người cũng tăng cao, vật giá ngày càng leo thang,
quá trình hội nhập cũng giúp cho đất nước không ngừng đổi mới làm cho đời
sống của người có công gặp rất nhiều khó khăn, khó có thể đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của cuộc sống, của sự hội nhập.
Vì thế, pháp luật ưu đãi xã hội rất cần được bổ sung, hoàn thiện hơn
nữa. Sau đây là một số phương hướng cũng như kiến nghị cụ thể nhằm góp
phần hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở nước ta.
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI
3.1.1. Pháp luật ƣu đãi xã hội phải phù hợp với điều kiện kinh tế,
xã hội của đất nƣớc
Những công lao, đóng góp to lớn của người có công là vô giá. Những
mức trợ cấp, những ưu đãi mà Nhà nước đặt ra không phải là sự định giá cho
những thành quả mà họ đem lại cho đất nước mà đó là sự thể hiện lòng biết
ơn, sự ghi nhận những cống hiến, hy sinh, mất mát của họ.
Nhu cầu đòi hỏi của con người là vô hạn, để đáp ứng, thỏa mãn được
hết tất cả các đối tượng là điều không thể. Bởi vì, nguồn vốn chủ yếu để thực
64
hiện công tác ưu đãi xã hội là từ ngân sách Nhà nước. Việc xây dựng, phân bổ
nguồn ngân sách còn phải dựa vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, vào chính sách, mục tiêu, chiến lược phát triển của đất nước, do đó
nguồn vốn là có hạn. Khả năng đáp ứng của nền kinh tế, của ngân sách Nhà
nước tác động rất lớn đến việc xây dựng các chế độ ưu đãi, trợ cấp, tính khả
thi của pháp luật ưu đãi xã hội phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề này. Nếu đặt ra
mức trợ cấp, ưu đãi quá cao, xa với thực tế thì sẽ vượt quá khả năng đáp ứng,
gây ảnh hưởng đến những vấn đề khác, những đối tượng khác cũng rất cần
đến sự trợ giúp từ nguồn ngân sách này.
Như đã nói ở trên, Nhà nước đặt ra những ưu đãi, trợ cấp không phải
là sự ban ơn, ban phước cho những người có công mà đó là sự thể hiện lòng
biết ơn, sự ghi nhận đối với những cống hiến, hy sinh của họ cho Tổ quốc,
cho đồng bào. Đời sống của những người có công còn rất khó khăn, đặc biệt
là những đối tượng có công với cách mạng bị suy giảm khả năng lao động
nặng, sống già yếu cô đơn… nên mức trợ cấp cần được tính toán sao cho hợp
lý, đảm bảo cho họ có được mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của
dân cư nơi họ cư trú.
Mức trợ cấp, ưu đãi quá cao hay quá thấp sẽ gây nên sự bất bình đẳng
trong xã hội, mất ổn định chính trị. Mức trợ cấp, ưu đãi cũng không phải là
một mức cố định mà sẽ được điều chỉnh, thay đổi tùy theo chỉ số giá tiêu dùng
của xã hội, mặt bằng đời sống của đại bộ phận người dân, khả năng đáp ứng
của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội.
Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh hay trong giai đoạn đất nước vừa
thoát khỏi chiến tranh, tiến hành đổi mới, dù đã rất cố gắng để quan tâm,
chăm sóc tốt nhất đến những người có công nhưng đất nước còn nhiều khó
khăn, điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đủ khả năng đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu trong đời sống thường ngày của người có công nên
họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện nay, đất nước đang trong tiến
65
trình đổi mới, hội nhập, nền kinh tế đã có sự phát triển khá vững chắc, Nhà
nước cũng có điều kiện hơn để chăm lo cho người có công có được cuộc sống
tốt hơn, đầy đủ hơn. Khi đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ được
quan tâm, các vấn đề như việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe… được chú
trọng thì họ sẽ có nhiều điều kiện, cơ hội hơn để tham gia các hoạt động xã
hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó giảm bớt những khó khăn cho
chính bản thân, gia đình họ và có thể cho những người có công khác, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Căn cứ vào chính sách, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của
đất nước mà các địa phương sẽ xây dựng lên chiến lược, mục tiêu phát triển
của địa phương mình. Tùy vào từng khả năng của mỗi địa phương mà chính
quyền địa phương đó sẽ xây dựng thêm những chính sách ưu đãi cao hơn nữa
so với chính sách chung mà Nhà nước ban hành dành cho những đối tượng
chính sách, nhằm nâng cao đời sống cho họ. Những chính sách này phải được
xây dựng trên nguyên tắc là những chính sách bổ sung cho những mức ưu đãi,
trợ cấp mà Nhà nước quy định, phải đảm bảo cho người có công có được mức
sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư địa phương. Những ưu
đãi của địa phương phải nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho những người có công, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định lâu dài, tạo
điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và thực hiện chính
sách an sinh xã hội là xu hướng chung tiến bộ của nhân loại, là mối
quan tâm của nhiều quốc gia. Đây thực chất là thực hiện một chính
sách phát triển và tăng trưởng kinh tế công bằng; tạo cơ hội cho mọi
người trong phát triển và được thụ hưởng đầy đủ hơn các thành quả
của phát triển và tăng trưởng kinh tế; phòng ngừa và khắc phục các
các rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác; không
ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người [35].
66
3.1.2. Pháp luật ƣu đãi xã hội phải đảm bảo tính toàn diện
Tính toàn diện của pháp luật ưu đãi xã hội thể hiện ở hai điểm sau
đây.
Thứ nhất, pháp luật ưu đãi xã hội là nhằm mục đích ghi nhận những
công lao, cống hiến của những người có công; đảm bảo cho những quyền
được hưởng ưu đãi, trợ cấp của họ được thực hiện; giúp họ ổn định cuộc sống.
Đối tượng mà pháp luật ưu đãi xã hội hướng tới và bảo vệ là những người có
công với đất nước mà chủ yếu và chiếm phần lớn là những người có công với
cách mạng, những người đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; cả tuổi xuân, sức khỏe… của họ đã không còn. Do
đó, sự quan tâm, những ưu đãi, trợ cấp phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống, từ vật chất đến tinh thần.
Pháp luật ưu đãi xã hội không chỉ hướng tới sự toàn diện trong các ưu
đãi, trợ cấp mà còn phải đảm bảo tính toàn diện đối với các đối tượng được
hưởng ưu đãi. Tức là, tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới
tính… nếu có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giành, giữ, xây dựng
và phát triển đất nước đều phải được ghi nhận và tôn vinh. Những đối tượng
được hưởng ưu đãi đó không chỉ bao gồm là những người Việt Nam mà còn
bao gồm cả những người nước ngoài có đóng góp công sức, cống hiến, hy
sinh, có công lao to lớn đối với đất nước Việt Nam.
Thứ hai, tính toàn diện của pháp luật ưu đãi xã hội thể hiện ở việc đòi
hỏi phải có tính đồng bộ từ khâu soạn thảo, xây dựng đến khâu thực thi những
quy định đó cũng như những chế tài để đảm bảo thực thi chúng một cách hiệu
quả nhất.
Nếu không chú ý tới tính đồng bộ này thì nhiều khi pháp
luật được đề ra rất đúng đắn nhưng do không có những chế tài thì sẽ
dẫn đến hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", mỗi nơi hiểu
và làm theo một kiểu, hoặc chính sách dễ bị vi phạm, lạm dụng.
67
Hậu quả của sự không đồng bộ này sẽ dẫn tới sự kém hiệu quả của
pháp luật ưu đãi người có công, gây ra sự bất bình đẳng xã hội và
sự mất ổn định xã hội [24, tr. 139].
3.1.3. Pháp luật ƣu đãi xã hội phải đảm bảo tính thực tiễn
Không chỉ riêng pháp luật ưu đãi xã hội mà pháp luật nói chung phải
đảm bảo được tính thực tiễn. Nếu điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi mà pháp
luật không đổi mới thì sẽ lạc hậu, sẽ không còn có thể phát huy tác dụng,
thiếu tính khả thi và còn có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến đời
sống xã hội, nền kinh tế và gây nên bất ổn chính trị. Sự thay đổi, đổi mới pháp
luật cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, với thực tiễn cuộc sống là
một quy luật tất yếu khách quan. Khi cái cũ đã lạc hậu, không còn phù hợp,
không còn tác dụng nữa thì cần phải được thay đổi bằng những cái mới hợp lý
hơn, phù hợp hơn, tiến bộ và khả thi hơn. Sự đổi mới không có nghĩa là cái cũ
bị phủ nhận hoàn toàn mà cái mới phải dựa trên cái cũ, kế thừa những giá trị
tốt đẹp, những mặt tích cực của cái cũ mà sửa đổi, bổ sung cho hợp lý hơn,
hoàn thiện hơn.
Những trợ cấp, ưu đãi phải đảm bảo giải quyết được những vấn đề
trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống của người có công, phải đảm bảo
những nhu cầu tối thiểu để họ sinh sống. Tránh đặt ra những mức trợ cấp,
khoản ưu đãi quá cao, xa rời thực tế, vượt quá khả năng của nền kinh tế, của
nguồn ngân sách Nhà nước, khả năng của các ban, ngành, đoàn thể, của địa
phương và các cá nhân trong cộng đồng.
Nhu cầu, đòi hỏi trước hết của những người có công là sự ghi nhận
của Nhà nước, xã hội về những cống hiến của họ; tiếp theo đó là những đòi
hỏi được đáp ứng, hỗ trợ cho những nhu cầu của đời sống thường ngày, nhu
cầu được chăm sóc sức khỏe, được lao động, học tập, nhu cầu về nhà ở, vui
chơi giải trí, tiếp cận những thông tin, tin tức thời sự trong nước cũng như thế
68
giới… Những đòi hỏi, nhu cầu đó là những vấn đề hết sức nhạy cảm.
Vì thế, việc xây dựng pháp luật ưu đãi xã hội cần phải đảm bảo tính
thực tiễn, nhà làm luật không được chủ quan, duy ý chí, thoát ly khỏi thực
tiễn kinh tế - xã hội, những nhu cầu hợp lý của những người có công; tránh áp
đặt cho họ những thứ họ không cần hay không có những quy định về thứ mà
họ cần. Để làm được như vậy, đòi hỏi các cơ quan xây dựng pháp luật cần
phải bám sát thực tiễn xã hội, đời sống, tâm tư, tình cảm của những người có
công; thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước; kiểm tra, đánh giá thực trạng các
vấn đề về người có công; đánh giá việc thực thi pháp luật ưu đãi xã hội…
3.1.4. Xã hội hóa hoạt động ƣu đãi xã hội, thành lập mối quan hệ
chặt chẽ giữa ba chủ thể Nhà nƣớc, đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi và cộng
đồng, trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo
Do hoàn cảnh lịch sử của nước ta nên số lượng người có công chủ yếu
là người có công với cách mạng là chiếm đa số, sự mất mát, hy sinh là rất
nhiều. Nền kinh tế - xã hội của nước ta đang trên đà phát triển, chi phí xã hội
theo đó cũng tăng lên, đời sống, nhu cầu của người dân ngày càng cao. Thế
nhưng, nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn chủ yếu để thực hiện công tác
ưu đãi xã hội lại có hạn, khó có khả năng đáp ứng được các nhu cầu, đòi hỏi
của sự phát triển ngày càng cao đó.
Thực tiễn cũng đã chứng minh hiệu quả to lớn của việc xã hội hóa
công tác ưu đãi xã hội, cộng đồng, xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ đời sống vật chất cũng như tinh thần của người có công. Nhà nước đặt
ra pháp luật, đưa ra những chính sách chỉ mang tính chất chung chung, định
hướng. Còn những vấn đề về chăm sóc, ưu đãi người có công là những vấn đề
hết sức nhạy cảm, nó còn liên quan đến tâm tư, tình cảm của họ. Chỉ có hiểu,
thông cảm sâu sắc và nhận thấy được những khó khăn thật sự của người có
công thì mới có thể giúp được họ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Vì thế, rất
69
cần sự chung tay của cộng đồng, xã hội cùng với Nhà nước trợ giúp những
người có công.
Từ ngàn đời xưa, dân tộc ta đã có truyền thống "lá lành đùm lá rách",
"uống nước nhớ nguồn". Chính từ những truyền thống tốt đẹp đó mà công tác
"Đền ơn đáp nghĩa" đã huy động được sức mạnh to lớn của toàn xã hội tham
gia gánh vác với Nhà nước và thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong
việc đem lại cho người có công có một cuộc sống ổn định và chất lượng sống
ngày càng nâng cao.
Với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước xây dựng, ban hành
các quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong việc tổ
chức và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống, đóng vai trò là người lãnh đạo, định hướng cho các phong
trào, chương trình để huy động sự tự giác tham gia, ủng hộ của toàn dân vào
việc thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội cũng như những phong trào, chương
trình do Nhà nước phát động. Cộng đồng, xã hội sẽ hỗ trợ những người có
công thông qua việc hưởng ứng các phong trào do Nhà nước đưa ra, thực hiện
những vấn đề mà pháp luật, chính sách chưa quy định hay chưa quy định cụ
thể và cũng sẽ là một kênh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật ưu đãi xã hội một cách hữu hiệu và chính xác nhất.
Phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ… có vị trí
quan trọng trong việc ổn định và nâng cao đời sống của những đối tượng
chính sách. Nó không chỉ góp phần bù đắp những thiếu thốn về vật chất, tinh
thần trong đời sống của đối tượng chính sách mà còn cùng với những chính sách
của Đảng, Nhà nước tạo ra mặt bằng chung phù hợp với từng đối tượng chính
sách.
Tuy nhiên, dù chính quyền, cộng đồng có ra sức giúp đỡ mà chính
những đối tượng được hưởng ưu đãi lại chỉ trông chờ vào những trợ cấp, ưu
70
đãi của Nhà nước, sự trợ giúp của cộng đồng mà không nỗ lực, phấn đấu
vươn lên thì sự trợ giúp đó cũng không thể phát huy được hết tác dụng, không
cải thiện được chính cuộc sống của họ. Những sự trợ giúp về vật chất hay tinh
thần của Nhà nước, cộng đồng là có hạn so với nhu cầu, đòi hỏi của những
người có công, nó chỉ nên là một động lực hay là một đòn bẩy để người có
công dựa vào đó để nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tự vươn lên thay đổi
chính cuộc sống của mình. Chính sự phấn đấu vươn lên của họ mới là nhân tố
quan trọng và quyết định tới việc cải thiện đời sống của bản thân cũng như gia
đình người có công. Nếu thiếu sự nỗ lực này thì dù chính sách ưu đãi của Nhà
nước có ưu việt, sự giúp đỡ của cộng đồng có kịp thời thì cũng không thể đem
lại kết quả mong muốn được.
Vì vậy, thực hiện việc xã hội hóa công tác ưu đãi xã hội là một yêu
cầu cấp thiết. Sự chung tay, phối hợp thực hiện một cách chặt chẽ giữa chính
quyền, cộng đồng và chính bản thân người được hưởng ưu đãi sẽ giúp cho
pháp luật ưu đãi xã hội thể hiện được hết ý nghĩa nhân văn, vai trò quan trọng
của nó. Trong mối quan hệ đó, Nhà nước sẽ là một nhân tố quan trọng và chủ
đạo, Nhà nước ban hành những ưu đãi và đưa ra những chế tài để đảm bảo
thực hiện chúng, định hướng cho những hoạt động xã hội hóa công tác ưu đãi
xã hội cũng như khuyến khích, thúc đẩy, động viên người có công tự lực
vươn lên cải thiện cuộc sống của mình, tiếp tục trở thành những công dân tốt
trong điều kiện xã hội mới.
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ƢU
ĐÃI XÃ HỘI
3.2.1. Về đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi
Như đã phân tích ở chương 2, đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội
theo pháp luật hiện hành đã được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây
(pháp luật hiện nay quy định có 11 nhóm với 17 đối tượng được hưởng ưu
71
đãi). Tuy đã được mở rộng nhưng những đối tượng được hưởng ưu đãi vẫn
chưa bao quát được hết những đối tượng là người có công.
Ngay cả khi được hiểu theo nghĩa hẹp là những người có công với
cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc thì pháp luật ưu đãi người có
công với cách mạng vẫn còn quy định thiếu sót về đối tượng được hưởng.
Chế độ đối tượng là Thanh niên xung phong, một đối tượng đóng vai trò quan
trọng, có nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh chỉ mới được quy định tại
Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 về một số chính sách đối
với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nghĩa vụ trong kháng chiến, Thanh
niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ 15/7/1950
đến 30/4/1975 đã hoàn thành nghĩa vụ trở về với gia đình hoặc đã hy sinh
trong khi làm nghĩa vụ mà không được ghi nhận trong Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng 2005.
Pháp luật vẫn chưa có những quy định về quyền được hưởng ưu đãi
của những người có công với cách mạng đang sinh sống ở nước ngoài hay
những quy định về người nước ngoài đã có công lao to lớn trong cuộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần vào thắng lợi to lớn, sự độc lập, tự do
của dân tộc Việt Nam.
Khi đất nước đã hòa bình, cả nước tiếp tục chung tay gìn giữ và bảo
vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước ngày càng phát triển bền vững thì quan niệm
về đối tượng là người có công được hưởng ưu đãi xã hội cần phải được thoát
ly ra khỏi những cái cũ, cần phải được hiểu theo nghĩa rộng. Hiểu theo nghĩa
này thì tiêu chí cơ bản để xác định đối tượng là người có công sẽ là sự cống
hiến và những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời
sống. Theo đó, những đối tượng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà
giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân
dân, Nhà kinh tế, Nhà khoa học hay những đối tượng là Anh hùng Lực lượng
72
vũ trang, Anh hùng lao động được tuyên dương sau 30/4/1975 nếu có cống
hiến xuất sắc đều phải được tôn vinh, được hưởng những chế độ trợ cấp, ưu
đãi của Nhà nước, xã hội. Những đối tượng này, không phân biệt tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, giới tính, độ tuổi… dù là người Việt Nam hay người nước
ngoài nếu có công đối với đất nước Việt Nam thì đều được ghi nhận và suy
tôn.
Tuy nhiên, có thể thấy đối với những đối tượng này hoàn cảnh gia
đình cũng như đời sống không quá khó khăn, sức khỏe, khả năng lao động
của họ không bị giảm sút, ảnh hưởng lớn như những đối tượng là người có
công với cách mạng. Họ là những người đã cống hiến cho sự nghiệp gìn giữ
và phát triển đất nước ngày càng vững mạnh. Vì thế, những quy định về ưu
đãi, trợ cấp đối với những đối tượng này thường sẽ rất đơn giản và linh hoạt
hơn rất nhiều so với những chế độ đối với người có công với cách mạng như
thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Điều cần thiết và quan trọng
khi đưa những đối tượng này vào diện được hưởng ưu đãi xã hội trước hết là để
hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội ở nước ta, tiếp theo là đảm bảo tính
công bằng của pháp luật ưu đãi xã hội xã hội và cuối cùng, đó là sự ghi nhận
và tôn vinh những công lao của họ đối với đất nước Việt Nam. Những quy
định của pháp luật sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc cho những quyền lợi của
người có công được đảm bảo thực thi. Được Nhà nước và xã hội tôn vinh, ghi
nhận, đó sẽ là động lực để họ tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc cũng như khích
lệ tinh thần của những đối tượng khác trong xã hội phấn đấu học tập, rèn
luyện để tiếp nối truyền thống của cha anh, góp phần vào sự phát triển bền
vững của đất nước.
3.2.2. Về các chế độ trợ cấp, ƣu đãi
Tốc độ phát triển của nền kinh tế, của xã hội ngày càng nhanh, nhu
cầu của con người ngày càng cao, giá cả thị trường cũng có nhiều biến động
mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đại bộ phận người dân,
73
trong đó có người có công mà đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến những đối
tượng người có công sống cô đơn không nơi nương tựa, già yếu, bệnh tật, chỉ
sống bằng tiền trợ cấp của Nhà nước. Thực tiễn chính sách, nhu cầu của
những người có công đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng sửa đổi mức trợ
cấp sao cho hợp lý và kịp thời, giúp họ ổn định cuộc sống.
Mức trợ cấp hàng tháng, một lần cho những đối tượng người có công
hiện nay nhìn chung là khá hợp lý, đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho họ.
Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu sửa đổi để nâng cao mức trợ cấp hơn nữa đặc
biệt là những đối tượng người có công gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,
không có nguồn thu nhập nào khác mà chủ yếu trông chờ vào chế độ ưu đãi,
trợ cấp của Nhà nước, những gia đình chính sách đang sinh sống ở những
vùng sâu, vùng xa. Cần phải kịp thời điều chỉnh mức trợ cấp khi mà đời sống
thực tế có những thay đổi bất lợi cho người có công.
Ngoài những nhu cầu được đảm bảo về đời sống vật chất, thì đời sống
tinh thần, sức khỏe… của những đối tượng này cũng cần phải được đảm bảo.
Đời sống của những người có công còn rất nhiều khó khăn, cộng thêm những
di chứng do chiến tranh để lại khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Họ được Nhà nước cấp thẻ Bảo hiểm y tế để được khám chữa bệnh
miễn phí. Khi đau ốm, vết thương tái phát, họ chỉ có thể trông chờ vào việc
khám, chữa trị tại các cơ sở y tế của Nhà nước, nơi mà thẻ Bảo hiểm y tế của
họ được chấp nhận. Thế nhưng, mức Bảo hiểm y tế được quy định theo pháp
luật hiện hành chỉ ở mức 3% tiền lương tối thiểu chung, quy định mức này là
còn khá thấp, không đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho những đối
tượng này.
Về giáo dục, việc làm, thiết nghĩ, những đối tượng là người có công
họ đã cống hiến, hy sinh cả cuộc đời cho Tổ quốc, họ không có điều kiện để
học tập, nghiên cứu để có cơ hội việc làm tốt như những người khác; họ
không có điều kiện để nuôi dạy con cái, cho con họ được học tập tại những cơ
74
sở đào tạo tốt, được sống trong môi trường giáo dục lành mạnh…
Việc hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo không chỉ là những khoản trợ cấp,
miễn giảm tiền học phí và các loại đóng góp khác… mà còn cần phải đảm bảo
cho họ được vấn đề "đầu ra". Cần phải có những quy định cụ thể để các đơn vị
bố trí, nhận những học sinh, sinh viên là những đối tượng chính sách và làm việc
sau khi ra trường. Quy định về việc không áp dụng chế độ ưu đãi giáo dục, đào
tạo đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà đang học tại các cơ sở giáo
dục thường xuyên như Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh như theo
quy định ở Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC
ngày 20/11/2006 hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với
người có công với cách mạng và con của họ là không hợp lý, cần phải bãi bỏ.
Vấn đề giải quyết việc làm đối với người có công là rất quan trọng, nó
không những giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng, vượt qua mặc cảm tự ti để
vươn lên lao động, sản xuất tự nâng cao đời sống của mình và tạo cơ hội giúp
đỡ những đối tượng là người có công khác có điều kiện cải thiện cuộc sống
của họ. Tuy nhiên, việc quy định bắt buộc phải nhận những đối tượng chính
sách vào làm việc là không khả thi vì đó là quyền tự chủ của cơ quan, doanh
nghiệp. Cơ quan hay doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm đối với xã hội, do
đó, Nhà nước chỉ nên khuyến khích và có những ưu tiên, ưu đãi cho những
doanh nghiệp, cơ quan có nhận những đối tượng chính sách vào làm việc.
Ngoài ra, có một số đối tượng là người có công vươn lên tự sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm, thu nhập cho mình và cho những đối tượng có công khác
rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng trên thực tế để được hưởng những ưu
đãi, giúp đỡ về khoa học, công nghệ đó… thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
phức tạp, còn phải trải qua nhiều thủ thục phiền hà.
Vì thế, "đối với những người, những gia đình có khả năng hoạt động
kinh tế, mở doanh nghiệp, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong
sản xuất, kinh doanh như hỗ trợ vốn; miễn giảm thuế trong một số năm đầu;
75
giúp đỡ về công nghệ, tiếp thị, hay giúp đỡ đào tạo lao động kỹ thuật, trụ sở,
nhà xưởng,… đồng thời có chính sách bảo hộ cho các sản phẩm hàng hóa của
họ" [24, tr. 156].
Vấn đề chăm sóc những đối tượng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán
bộ lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh có tỷ lệ thương tật, bệnh tật
từ 81% trở lên cần được quan tâm hơn nữa. Cần phải ban hành chế độ chăm
sóc y tế đặc biệt đối với họ.
Bên cạnh đó, song song với việc đầu tư nâng cao đời sống về vật chất
cho đối tượng chính sách, đời sống tinh thần cũng cần được quan tâm đúng
mức. Công tác điều dưỡng luân phiên cần gắn kết giữa tham quan và điều
dưỡng, tạo điều kiện cho những đối tượng chính sách có cơ hội được tham
quan những di tích, danh lam thắng cảnh từ đó tinh thần được sảng khoái và
công tác điều dưỡng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật ƣu đãi xã hội
Việc kiểm tra, giám sát thực hiện những quy định, quyết định của cơ
quan, đơn vị là điều không thể thiếu trong quản lý. Đặc biệt là trong quản lý
nhà nước, Nhà nước ban hành pháp luật, mong muốn đem lại một xã hội phát
triển bền vững, việc đó đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật
cần phải được tiến hành một cách liên tục và chặt chẽ.
Việc kiểm tra, giám sát trước hết phải được thực hiện ngay chính những
cơ quan thực thi công tác ưu đãi xã hội. Cấp trên kiểm tra, giám sát việc thực
hiện, tuân thủ pháp luật của cấp dưới, các cấp tự kiểm tra nội bộ mình để chấn
chỉnh, sửa đổi ngay những vi phạm. Trong quá trình điều tra, giám sát phải xử
lý nghiêm minh các tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu, cố ý làm
trái trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
76
Vấn đề lớn nhất hiện nay cần phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ đó là
về việc chi trả trợ cấp và về việc thủ tục xác nhận đối tượng là người có công.
Rất nhiều trường hợp dưới sự tiếp tay của những cán bộ thực thi pháp luật ưu
đãi xã hội, hồ sơ xác nhận là người có công đã bị giả mạo, giấy tờ, hồ sơ còn
thiếu nhưng lại được công nhận là đối tượng chính sách và được hưởng ưu
đãi.
Vì vậy, trước mắt cần phải kiểm soát chặt chẽ các loại hồ sơ này, mà
muốn vậy cần phải thống nhất mẫu hồ sơ cho từng đối tượng (về mặt số lượng
và mẫu biểu). Tiếp đến cần phải có các công cụ để kiểm tra, kiểm soát. Một
trong các công cụ đó là xây dựng biểu mẫu thống kê và các chế độ báo cáo thống
kê về đối tượng. Đưa nhanh chóng công nghệ tin học vào công tác quản lý người
có công. Chỉ khi xây dựng tốt vấn đề này thì mới quản lý chặt chẽ được sự di
biến động các phát sinh về đối tượng và mới quản lý việc thực hiện pháp luật ưu
đãi đối với người có công; hạn chế tới mức thấp nhất sự vi phạm của đối tượng
và sự thực thi của những người thừa hành pháp luật ưu đãi người có công [24, tr.
263].
Ngoài việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, các địa
phương cần phải phát động toàn dân cũng như chính các đối tượng chính sách
tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách tại địa phương mình
để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực xảy ra.
3.2.4. Về việc xây dựng pháp luật ƣu đãi xã hội
Việc xây dựng pháp luật ưu đãi xã hội là một tất yếu khách quan.
Hiện nay chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; ở Nhà nước ấy quyền dân chủ của dân
dân được phát huy một cách tốt nhất; quyền sống, quyền được làm việc, được
lao động, được học hành, an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo tối đa.
Trong Nhà nước đó, dân chủ luôn đi đôi với kỷ cương, trật tự, được thể chế
77
hóa thành pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật. Đó sẽ là một Nhà nước
đại diện cho quyền lợi chân chính của toàn thể nhân dân, là một Nhà nước
dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ; quản lý và hoạt động bằng pháp luật và vì
pháp luật.
Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và duy trì một xã hội ổn
định trật tự là vô cùng quan trọng, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá
nhân trong xã hội mà bản thân Nhà nước và những cán bộ, công chức làm
việc trong bộ máy Nhà nước, những người đứng đầu chính quyền cũng phải
tôn trọng pháp luật đã được ban hành. Trong Nhà nước pháp quyền ấy, mọi
mối quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng pháp luật và những quan hệ xã
hội trong việc thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội cũng không nằm ngoài quy luật
đó.
Thực hiện công tác ưu đãi người có công là một vấn đề nhạy cảm và
cực kỳ quan trọng. Để cho các quyền của người có công được đảm bảo thực
hiện một cách hữu hiệu nhất, không còn cách nào khác đó là biến những quan
hệ phát sinh trong việc thực hiện ưu đãi xã hội thành những quy phạm pháp
luật, giá trị pháp lý của các quy phạm càng cao thì càng đảm bảo cho những
quyền được thực thi tốt nhất. Việc nâng Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng lên thành Luật ưu đãi xã hội với sự tham gia góp ý kiến của các
cấp, các ngành, của toàn dân sẽ là một cách làm hữu hiệu để quy định cũng
như thực hiện toàn diện chế độ ưu đãi đối với người có công.
Thực tế cho thấy pháp luật ưu đãi người có công hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Hệ thống
pháp luật ưu đãi xã hội còn tản mạn, chưa thống nhất, hiệu quả pháp lý còn
thấp. Pháp luật ưu đãi xã hội chỉ mới được hiểu theo nghĩa hẹp là những
người có công với cách mạng, quan niệm này hiện nay không còn phù hợp
nữa… Điều này đòi hỏi cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thêm các quy
78
định còn thiếu, bỏ những quy định chưa phù hợp; pháp điển hóa pháp luật ưu
đãi xã hội, xây dựng và ban hành Luật Ưu đãi xã hội (hay Luật Ưu đãi người
có công) để tạo ra công cụ pháp lý hữu hiệu để Nhà nước quản lý tốt nhất
những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ưu đãi người có công; đảm bảo cho tất
cả những đối tượng là người có công với đất nước đều được ghi nhận, suy tôn
và hưởng những ưu đãi từ phía Nhà nước, từ phía cộng đồng; thể hiện lòng
biết ơn đối với những cống hiến của họ cho đất nước; nâng cao hiệu quả pháp
lý của pháp luật ưu đãi xã hội; góp phần ổn định chính trị, đảm bảo công bằng
và tiến bộ xã hội; giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo lý tốt đẹp của
dân tộc ta, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Luật Ưu đãi xã hội được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho
các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện đầy đủ, công khai, minh bạch,
khách quan và đúng pháp luật những ưu đãi, trợ cấp đối với người có công; là
cơ sở để xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật ưu đãi xã
hội của các cán bộ thực thi công tác ưu đãi người có công, của những cá nhân,
tổ chức làm ảnh hưởng tới quyền được hưởng ưu đãi của người có công hay là
sự vi phạm của chính những đối tượng là người có công trong khi đang được
hưởng những ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước.
Khi tiến hành xây dựng Luật Ưu đãi người có công cần phải tổng kết
những thành tựu cũng như những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật ưu
đãi người có công trong thời gian qua. Kế thừa và phát huy những mặt tích cực,
chỉnh sửa, bổ sung những quy định mới để hoàn thiện hơn pháp luật ưu đãi xã
hội. Trong quá trình xây dựng pháp luật ưu đãi xã hội cần phải lưu ý những điểm
sau:
- Pháp luật ưu đãi xã hội phải cụ thể hóa được những quy định của
Hiến pháp 1992, phải thể chế hóa được những chính sách, cương lĩnh của
Đảng về người có công;
79
- Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng và công khai;
- Nêu cao được những giá trị, truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân
loại. Giáo dục, khích lệ được thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống anh
hùng, ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ và phát huy những thành quả, những
công lao mà thế hệ cha anh đã dày công vun đắp nên;
- Đất nước ta đã bước qua giai đoạn mới, vì thế quan niệm về người
có công cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là những người có cống hiến,
thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất
nước chứ không bó hẹp trong phạm vi những người có công với cách mạng;
- Xác định được đầy đủ, chính xác và hợp lý những ưu đãi, trợ cấp với
những người có công. Cần có sự bổ sung kịp thời và nhanh chóng mức trợ cấp
khi nền kinh tế có biến động gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của họ. Cần
nghiên cứu các chính sách về giáo dục, đào tạo về đảm bảo việc làm, nhà ở,
chăm sóc y tế… cho các đối tượng này;
- Những ưu đãi, trợ cấp ban hành phải dựa dựa trên thực tiễn, trên
những nhu cầu hợp lý của người có công, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh
tế, xã hội của đất nước;
- Tạo điều kiện cho công tác xã hội hóa hoạt động ưu đãi xã hội được
triển khai và phát huy tốt nhất tiềm lực của nó;
- Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể là Nhà nước,
đối tượng được hưởng ưu đãi và cộng đồng. Trong mối quan hệ đó, Nhà nước
là người giữ vai trò chủ đạo, là chủ thể quản lý và đóng vai trò định hướng
cho các hoạt động ưu đãi người có công;
- Đưa ra được những chế tài đủ mạnh để xử lý những trường hợp vi
phạm pháp luật ưu đãi xã hội, cũng như cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, giám sát
việc thực thi pháp luật người có công.
80
Pháp luật ưu đãi người có công phải thực sự trở thành công cụ trong
việc quản lý nhà nước đối với người có công, góp phần bảo đảm công bằng xã
hội, bảo vệ và phát triển nền tảng đạo đức, kỷ cương xã hội, truyền thống đạo
lý cao đẹp của dân tộc, giáo dục và phát huy truyền thống vẻ vang, bất khuất
chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt pháp luật ưu đãi người có
công phải góp phần ổn định chính trị, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay và kỷ nguyên công nghiệp hóa hiện đại hóa trong tương lai của đất nước.
Việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam đã trở nên
hết sức cấp thiết, song phải được tiến hành từng bước phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội. Trước hết cần ban hành đầy đủ các văn bản quy
phạm dưới luật của Chính phủ, các Bộ nhằm hướng dẫn đồng bộ các quy định
của Pháp lệnh ưu đãi người có công; tiếp tục pháp điển hóa nhằm sửa đổi
những quy định không còn phù hợp, mâu thuẫn và bổ sung những quy định
hợp lý, tiến tới xây dựng Luật Ưu đãi người có công [24, tr. 189-190].
Hiện nay có rất nhiều ý kiến về việc cần phải xây dựng Luật Ưu đãi xã
hội để nhằm mục đích thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công,
hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội, đánh giá đúng tầm quan trọng của
pháp luật ưu đãi xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như trong đời
sống xã hội... Qua nghiên cứu, tôi tán thành với quan điểm cần phải xây dựng
Luật ưu đãi xã hội và mô hình Luật ưu đãi người có công mà TS. Nguyễn
Đình Liêu đã đưa ra trong Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học năm 1999
với đề tài: "Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam - Lý luận và
thực tiễn"; tôi cũng đưa thêm vào mô hình này một chương quy định về nghĩa vụ
của người có công, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ưu đãi người
có công. Như vậy, mô hình Luật Ưu đãi người có công sẽ bao gồm 8 chương.
Chương I là những quy định chung, chương II sẽ quy định về các chế độ ưu đãi,
chương III quy định về Quỹ đền ơn đáp nghĩa, chương IV quy định về nghĩa vụ
81
của người có công, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ưu đãi người
có công sẽ được quy định tại chương V, chương VI là những chế độ khen
thưởng, chương VII quy định về việc xử lý vi phạm, chương cuối cùng
chương VIII quy định về điều khoản thi hành Luật ưu đãi người có công.
- Chương I: Những quy định chung
Ở chương này sẽ quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều
chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật ưu đãi
xã hội hiện hành sẽ bao gồm 11 nhóm với 17 đối tượng như quy định hiện
hành, ngoài ra còn bổ sung những đối tượng như Thanh niên xung phong,
Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang được tuyên dương sau
30/4/1975, Nhà khoa học, Nhà kinh tế, có cống hiến xuất sắc, những người
được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc ưu tú…
- Chương II: Các chế độ ưu đãi
Chương này sẽ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện được hưởng ưu đãi
đối với từng đối tượng cũng như thủ tục xác nhận là người có công.
- Chương III: Quỹ đền ơn đáp nghĩa
Đây là một nguồn rất quan trọng bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước
để thực hiện công tác ưu đãi người có công. Những quy định ở chương này
phải thể hiện rõ vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện ưu đãi người có
công, việc đóng góp vào Quỹ là trách nhiệm và là tình cảm của toàn dân, mọi
đơn vị, tổ chức. Quy định về các đối tượng được và không thuộc diện được
vận động đóng góp vào Quỹ; mục đích sử dụng cũng như cách thức quản lý
Quỹ.
- Chương IV: Nghĩa vụ của người có công
Ngoài sự ghi nhận, tôn vinh của Nhà nước, quyền được hưởng những
ưu đãi, trợ giúp từ phía Nhà nước, cộng đồng, những người có công còn phải
82
có trách nhiệm và nghĩa vụ như những người công dân trong xã hội cũng như
tuân thủ những quy định của pháp luật ưu đãi người có công.
- Chương V: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ưu đãi
người có công
Việc đền ơn đáp nghĩa, trách nhiệm trước hết thuộc về Nhà nước, Nhà
nước là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong công tác ưu đãi người có công.
Chương này sẽ quy định rõ về trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ trong việc
quản lý, thực hiện ưu đãi người có công.
- Chương VI: Chế độ khen thưởng
Chương này sẽ quy định về việc khen thưởng đối với những tổ chức,
cá nhân thực hiện tốt công tác ưu đãi người có công; những ưu tiên, khích lệ
của Nhà nước đối với những tổ chức, cá nhân tạo cơ hội việc làm cho người có
công.
- Chương VII: Xử lý vi phạm
Chương này sẽ định ra các chế tài cũng như cách thức xử lý những
hành vi cố ý làm trái pháp luật trong quá trình thực hiện công tác ưu đãi,
những hành vi vi phạm pháp luật ưu đãi người có công của những cán bộ thực
thi pháp luật cũng như những người có công đang hưởng ưu đãi mà phạm tội.
Quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết những khiếu nại, tố cáo về những
vấn đề của Luật ưu đãi người có công.
- Chương VIII: Điều khoản thi hành
Chương này quy định về hiệu lực thi hành của Luật Ưu đãi người có
công và trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện
pháp luật ưu đãi người có công.
83
KẾT LUẬN
Ưu đãi người có công là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta,
đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công, là trách
nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước.
Những người có công, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo…
nếu có công lao to lớn, những thành tích đặc biệt xuất sắc đối với đất nước
Việt Nam thì đều được ghi nhận và tôn vinh. Pháp luật ưu đãi xã hội không
chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nó
giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn
lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất
nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha anh ta đã ra
sức gìn giữ. Nó cũng thể hiện được trách nhiệm của toàn xã hội trong việc
thực hiện ưu đãi người có công.
Pháp luật ưu đãi xã hội là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và
thực hiện chính sách đối với người có công trên tất cả lĩnh vực của cuộc sống.
Trải qua một thời gian dài pháp luật ưu đãi xã hội được triển khai,
thực hiện, nó đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc quản lý và tổ
chức thực hiện những vấn đề liên quan đến người có công; đảm bảo cho
người có công được hưởng những quyền ưu tiên, ưu đãi, có được cuộc sống
ổn định; đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện,
pháp luật ưu đãi xã hội cũng bộc lộ không ít những mặt hạn chế, gây ảnh
hưởng không tốt đến quyền được hưởng ưu đãi của những người có công, đến
sự công bằng xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật về người có công tuy
nhiều nhưng còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ, hiệu lực pháp lý còn thấp; diện
84
đối tượng được hưởng ưu đãi của những người có công tuy rộng nhưng chưa
đầy đủ; quan niệm về người có công chỉ bó hẹp trong phạm vi những người có
công với cách mạng... Những mặt tồn tại, những điểm bất cập này đã gây ảnh
hưởng không tốt đến đời sống của người có công cũng như việc thực hiện
quyền được hưởng ưu đãi mà Nhà nước, xã hội giành cho họ. Do đó, việc
hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công là một tất yếu khách quan.
Trong quá trình hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công cần phải
đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia Quỹ đền ơn đáp nghĩa, thực hiện
xã hội hóa sâu rộng công tác ưu đãi người có công để có thêm nguồn lực
chăm sóc tốt hơn đời sống của những gia đình chính sách. Đồng thời qua đó
giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Những vấn đề liên quan đến người có công là những vấn đề rất nhạy
cảm và phức tạp, do đó để xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi người có công
phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, cần phải được tiến hành từng bước, phù
hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo công bằng xã hội.
Trước hết cần phải hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi
người có công; bổ sung, ban hành những quy định mới để giải quyết những
điểm bất hợp lý, những thiếu sót của pháp luật ưu đãi người có công. Tập
trung nguồn lực để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của những người có
công như vấn đề về tăng mức trợ cấp; quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm,
giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh;
tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương thương binh, gia đình liệt sĩ, người có
công tiêu biểu trong lao động, học tập, trong sản xuất, kinh doanh và trong
các hoạt động văn hóa, xã hội. Trên cơ sở sự hệ thống hóa, những sửa đổi, bổ
sung pháp luật ưu đãi người có công, tổng kết việc thực hiện pháp luật ưu đãi
người có công tiến tới xây dựng và ban hành Luật Ưu đãi người có công ở
Việt Nam.
85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC
2. Chính phủ (1994), Nghị định số 167/1994/NĐ-CP ngày 20/10 về việc thi
hành Pháp lệnh Quy định danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Hà Nội.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội.
4. Chính phủ (2007), Nghị định số 16/2007/NĐ-CP quy định về tìm kiếm,
quy tập hài cốt liệt sĩ và thăm viếng mộ liệt sĩ; xây dựng, nâng cấp,
quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ; cơ quan,
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công
trình liệt sĩ (công trình ghi công liệt sĩ), Hà Nội.
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12 hướng dẫn
thi hành một số điều Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
6. Chính phủ (2008), Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13// hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Sửa đổi, bổ
sung), Hà Nội.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23/04 quy định mức
trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.
8. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
9. Quốc hội (2001), Hiến pháp (Sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
10. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh Quy định danh hiệu Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, Hà Nội.
86
12. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng, Hà Nội.
13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng (Sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 02/2007/TTBLĐTBXH ngày 16/01 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư
07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ
sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội.
15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Quyết định số
21/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/8 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về ban hành Quy chế sử dụng và kinh phí tiếp
đón, thăm hỏi, tặng quà và hỗ trợ tiền ăn, tàu xe đối với người có
công với cách mạng, Hà Nội.
16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 25/2007/TTBLĐTBXH ngày 15/11 hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối
với người có công với cách mạng, Hà Nội.
17. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên
tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01 hướng dẫn thủ tục
và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt
liệt sĩ, Hà Nội.
18. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế (2007),
Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12/4
hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXHBTC-BYT ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối
với người có công với cách mạng, Hà Nội.
19. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính
(2006), Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐTBTC ngày 20/11 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào
tạo đối với người có công với các mạng và con của họ, Hà Nội.
87
20. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ
(2007), Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BNV
ngày 04/05 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh ở địa bạn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, Hà Nội.
21. Bộ Quốc phòng (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BQP ngày 24/7 hướng
dẫn thực hiện chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ
chỉnh hình và phục hồi chức năng đối với người có công với cách
mạng đang công tác trong quân đội, Hà Nội.
22. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung
Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Đình Liêu (1996), Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở
Việt Nam, Luận án phó Tiến sĩ khoa học Luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
24. Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi
người có công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Đình Liêu (2002), "Trợ cấp ưu đãi xã hội trong hệ thống pháp
luật Việt Nam", Khoa học (Kinh tế - Luật), (1), 15 - 18.
26. Lưu Bình Nhưỡng (2004), "Những nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội",
Luật học, (5), tr. 37-41.
27. Nguyễn Hiền Phương (2004), "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội",
Luật học, (1), tr. 39-45.
28. Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cương bài giảng Pháp luật an sinh xã hội
Việt Nam - chương trình đào tạo sau đại học.
29. Phạm Công Trứ (2004), "Luật an sinh xã hội trong hệ thống pháp luật
Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 42-51.
30. Trường Đại học Lao động - Xã hội (2007), Giáo trình Ưu đãi xã hội, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
88
31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
32. Dương Đức Tuấn (2006), Những quy định mới về chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Tư
Pháp, Hà Nội.
33. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2007), Báo cáo tổng kết 10 năm
thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng 1997-2007,
Đà Nẵng.
34. Ủy ban nhân nhân quận Thanh Khê - thành phố Đà Nẵng (2007), Tài liệu
công tác triển khai các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thương binh
- liệt sĩ, Đà Nẵng.
CÁC BÀI BÁO TỪ CÁC TRANG WEB
35. Nguyễn Hữu Dũng (2008), "Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta",
http://www.tapchicongsan.org.vn.
36. Nguyễn Thị Hằng (2007), "Ưu đãi người có công với các mạng một chính
sách lớn của Đảng và Nhà nước ta", http://www.tapchicongsan.org.vn.
89
[...]... ưu đãi Pháp luật ưu đãi xã hội ở nước ta được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, pháp luật ưu đãi xã hội đã ngày càng hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được phần nào thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội Pháp luật ưu đãi xã hội ở nước ta hiện nay không những được mở rộng về đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi. .. rất lớn và thiết thực cho công tác ưu đãi xã hội thông qua các hoạt động, phong trào như: "đền ơn đáp nghĩa", "đi tìm đồng đội", "tặng nhà tình nghĩa", "nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng"… 1.3 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI Như đã nói ở trên, ưu đãi xã hội là một phần quan trọng và đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam Pháp luật ưu đãi xã hội được ban hành nhằm bảo vệ một... 01/2008 ngày 29/01/2008)… Pháp luật ưu đãi xã hội ngoài ra còn được quy định trong một số pháp luật có liên quan như pháp luật về đất đai, nhà ở, thuế, giáo dục đào tạo So với những giai đoạn trước đây, pháp luật ưu đãi xã hội đã có sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Các đối tượng được hưởng ưu đãi đã được mở rộng, mức trợ cấp được nâng cao, các chế độ ưu đãi cũng được hoàn thiện hơn, được thực... tượng, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật ưu đãi xã hội Trên cơ sở các văn bản pháp luật được ban hành, Nhà nước giao cho các ngành, các cấp, các địa phương triển khai thực hiện các quy định của pháp luật ưu đãi xã hội, đưa pháp luật ưu đãi xã hội vào cuộc sống Với trách nhiệm là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan chức năng từ Trung ương đến... tốt pháp luật ưu đãi xã hội cũng góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi thành viên của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ Như đã nói ở trên, pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể chế hóa những chính sách ưu đãi đối với người có công của Đảng, Nhà nước ta, là sự đảm bảo cho những ưu tiên, ưu đãi cho người có công được thực hiện hay nói cách khác là sự đảm bảo về mặt pháp. .. dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lập quỹ "đền ơn đáp nghĩa"… 1.2 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI Nguyên tắc cơ bản của một ngành luật chính là những tư tưởng, quan điểm chủ đạo điều chỉnh, chi phối đến toàn bộ ngành luật đó Các nguyên tắc cơ bản của luật ưu đãi xã hội cũng vậy, đó là những tư tưởng chủ đạo điều 12 chỉnh, chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật ưu đãi xã hội Nội dung... thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống Pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể hiện rõ nhất tính dân tộc, tính xã hội 10 của pháp luật Pháp luật ưu đãi xã hội là công cụ quản lý hữu hiệu mọi mặt đời sống, tinh thần của người có công, giúp phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội và góp phần làm cho xã hội phát triển bền... dân vào việc thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội một cách hiệu quả nhất, để cho pháp luật ưu đãi xã hội được thực thi trong cuộc 13 sống Thông qua các ngành, các cấp, các đoàn thể, Nhà nước hàng năm phải đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách ưu đãi xã hội, từ đó rút ra những kinh nghiệm và đưa ra những sửa đổi, bổ sung để pháp luật ưu đãi xã hội hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn Thứ hai, nguyên... chính đối tượng được hưởng ưu đãi là rất cần thiết Vì vậy, những chính sách, những chế độ ưu đãi, mức ưu đãi, quy trình thực hiện, cơ quan thực thi… cần phải được công khai cho toàn dân được biết để đảm bảo cho việc triển khai pháp luật ưu đãi xã hội (hay chính sách ưu đãi xã hội) được công bằng, minh bạch và hiệu quả Việc công khai các vấn đề liên quan đến chế độ ưu đãi xã hội còn giúp cho thế hệ... hướng cho việc triển khai pháp luật, chính sách về ưu đãi xã hội, huy động tối đa nguồn lực từ cộng đồng, xã hội để giúp đảm bảo cho người có công được hưởng những quyền lợi của mình, cải thiện cuộc sống của họ, giúp họ vượt qua khó 29 khăn vươn lên thành người có ích cho xã hội 30 Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG Như đã phân tích ở trên, phạm trù người có ... LUN VN Trang Trang ph bỡa Li cam oan Mc lc M U Ch-ơng 1: Một số vấn đề lý luận chung pháp luật -u đãi xã hội 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.3 1.4 1.4.1 1.4.2 1.4.3 1.4.4 1.4.5 Khỏi nim phỏp lut u ói xó... ca Chớnh ph Cỏch mng lõm thi Cng hũa Nam Vit Nam quy nh v i tng, tiờu chun xỏc nhn v gii quyt ch i vi nhng ngi ó b thng, hy sinh sut hai thi k khỏng chin Nam) ; b sung thờm nhiu quy nh v tiờu... Vit Nam anh hựng Theo quy nh ti iu Ngh nh 167-CP ngy 20/10/1994 v vic thi hnh Phỏp lnh Quy nh danh hiu vinh d Nh nc "B m Vit Nam anh hựng" thỡ nhng B m c tng hoc truy tng danh hiu "B m Vit Nam