quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã
Phát triển KTTT, HTX là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, thể hiện tại Nghị quyết số 13 ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX, mới đây nhất là Luật hợp tác xã 2012. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và qua thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, cần phải bổ sung những nội dung quan trọng trong các quy định pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã, nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với HTX, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
3.2.1.1. Quy định về kiểm toán bắt buộc đối với các hợp tác xã có doanh thu cao
Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định: HTX có thành viên là pháp nhân phải thực hiện kiểm toán bắt buộc.
Tác giả luận văn cho rằng: Các HTX phát triển mạnh, có doanh thu cao cũng cần đƣợc kiểm toán bắt buộc để cạnh tranh bình đẳng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác.
Ở Việt Nam, rất nhiều HTX có doanh thu cao, phát triển mạnh nhƣng thấy không thực hiện kiểm toán HTX. Đây cũng chính là lỗ hổng trong quy định kiểm toán bắt buộc đối với HTX. Đối với các HTX phát triển ở trình độ cao, kiểm toán còn giúp tƣ vấn, hỗ trợ và giúp HTX tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kiểm toán là một công cụ quản lý hiệu quả giúp các đơn vị phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp cho các bên quan tâm đến thông tin của đơn vị đƣợc kiểm toán có thể đƣa ra quyết định đầu tƣ phù hợp nhất. Điều này cũng lý giải vì sao, ở các nƣớc phát triển trên thế giới, ngƣời ta coi kiểm toán là tất yếu. Trong khi đó, hoạt động kiểm toán của Việt Nam vẫn còn chƣa thực sự đƣợc quan tâm đầy đủ, thậm chí nhiều đơn vị còn chƣa hiểu kiểm toán là gì? Vì sao phải kiểm toán? hoặc đánh đồng kiểm toán với thanh tra kinh tế. Về lâu dài để các HTX phát triển vững mạnh, có thể trở thành những tổ chức kinh tế mạnh thì cần bắt buộc kiểm toán HTX. Có nhƣ vậy việc hình thành kiểm toán HTX mới thực sự thành công. Tuy nhiên với đặc thù của mô hình HTX thì kiểm toán HTX chú trọng công tác tƣ vấn, chăm sóc hỗ trợ cho các HTX sẽ là một yếu tố quan trọng giúp các HTX Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung trong Luật hợp tác xã quy định về kiểm toán bắt buộc đối với các HTX có doanh thu cao (áp dụng đối với các HTX có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm hay lợi nhuận sau thuế trên 5 tỷ đồng/năm).
3.2.1.2. Quy định riêng về kiểm toán hợp tác xã
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 61 Luật hợp tác xã năm 2012: Việc kiểm toán HTX do Chính phủ quy định.
xã hội cao, các HTX hiện nay không thuộc đối tƣợng bắt buộc phải chịu sự kiểm toán (trừ các HTX có thành viên là pháp nhân) nhƣng nếu các HTX muốn tham gia vào hoạt động kiểm toán thì phải thông qua các tổ chức kiểm toán mà không phải là tổ chức kiểm toán dành riêng cho khu vực kinh tế này. Đó cũng là lý do mà thời gian qua số lƣợng HTX chịu sự kiểm toán không nhiều. Điều này không có nghĩa là các cơ sở kinh tế hợp tác, các HTX thờ ơ với công tác kiểm toán, mà họ mong muốn có một loại hình kiểm toán phù hợp với điều kiện đặc thù của khu vực HTX và nó phải thực sự là công cụ trợ giúp, tƣ vấn cho HTX về các mặt: tổ chức, quản lý theo đúng quy định của pháp luật, giúp HTX tránh đƣợc rủi ro, thất thoát tài sản, hạch toán đúng, kịp thời và minh bạch, cải thiện điều kiện kinh doanh, bảo vệ lợi ích xã viên, tạo niềm tin của xã viên đối với HTX, nâng cao vị thế của HTX.
Tổ chức HTX có bản chất khác hẳn so với tổ chức doanh nghiệp, nên nội dung kiểm toán đối với HTX cũng khác so với doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ cần có quy định về hoạt động kiểm toán HTX phù hợp với bản chất, đặc điểm của HTX. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải đặt vấn đề về sự hình thành và phát triển kiểm toán HTX với quan điểm coi kiểm toán HTX là một loại hình dịch vụ đặc thù dành riêng cho khu vực kinh tế hợp tác xã và phải có các tổ chức kiểm toán chuyên biệt thuộc hệ thống cơ quan đại diện hỗ trợ HTX tiến hành. Cần hƣớng dẫn cụ thể các quy định về kiểm toán HTX nhƣ: nội dung kiểm toán, đối tƣợng, cách thức kiểm toán, xử lý kết quả kiểm toán, sử dụng kết quả kiểm toán; chi phí kiểm toán; trách nhiệm của mỗi HTX về thực hiện kiểm toán cũng nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng trình độ hiểu biết của các kiểm toán viên HTX.
3.2.1.3. Bổ sung quy định về chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại hợp tác xã
chính sách hỗ trợ HTX, bao gồm: Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX; Chính sách xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng; Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX; Chính sách tạo điều kiện tham gia các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội; Chính sách thành lập mới HTX.
Chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại HTX đã đƣợc đề cập tại Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) vẫn chƣa đƣợc thể chế hóa. Đó là:
Ngoài ra, các địa phương cần quan tâm, có chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại hợp tác xã... Cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật được tăng cường về công tác ở hợp tác xã trong một thời gian nhất định được giữ nguyên lương và chế độ bảo hiểm xã hội, lương và 15% bảo hiểm xã hội của cán bộ nói trên do ngân sách nhà nước cấp; được hưởng phụ cấp gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã[1, tr.4].
Mặc dù chủ trƣơng thu hút cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật về công tác tại HTX là một chủ trƣơng khó. Nó không chỉ phụ thuộc vào chính sách của Nhà nƣớc mà còn phải do HTX là một tổ chức tự chủ, tự quyết định, nguyện vọng của cán bộ và sự tín nhiệm, nhất trí của Đại hội thành viên. Tuy nhiên, nếu không quy định chính sách này trong Luật hợp tác xã và tạo một cơ chế để thực hiện trên cơ sở thể chế hóa quan điểm của Đảng về các ƣu đãi về lƣơng, thƣởng, phụ cấp... thì cũng không tạo đƣợc động lực để có cán bộ giỏi làm việc trong HTX, đặc biệt là các HTX ở khu vực nông thôn, miền núi.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung chính sách này vào Luật hợp tác xã. Trên cơ sở đó, tùy vào điều kiện từng địa bàn, khu vực để nghiên cứu ban hành các chính sách, chế độ ƣu đãi về lƣơng, thƣởng để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật hút cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, kiến thức quản lý và khoa học
kỹ thuật về công tác tại HTX theo hƣớng: đối với các HTX khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, các cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng về công tác ở HTX trong thời gian 03 năm đƣợc giữ nguyên lƣơng, chế độ bảo hiểm xã hội, lƣơng và 15% bảo hiểm xã hội của cán bộ nói trên do ngân sách nhà nƣớc cấp. Các cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng về công tác tại HTX đƣợc hƣởng các chế độ phụ cấp khu vực... Có cam kết phục vụ HTX trong vòng ít nhất 5 năm kể từ thời điểm bắt đầu làm việc tại HTX.
3.2.1.4. Bổ sung quy định về trình độ tối thiểu của Giám đốc (Tổng giám đốc) hợp tác xã, Trưởng ban kiểm soát hợp tác xã
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật hợp tác xã năm 2012 thì thành viên Ban kiểm soát chỉ quy định là xã viên, không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trƣởng, thủ quỹ của cùng HTX và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng, con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát. Tuy nhiên Luật không quy định trình độ đối với Ban kiểm soát, nhất là Trƣởng ban kiểm soát (nếu HTX không bầu Ban kiểm soát thì là trình độ của kiểm soát viên).
Cũng theo quy định tại Khoản 5 Điều 40 Luật hợp tác xã năm 2012 quy định Giám đốc, Tổng Giám đốc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ HTX.
Tuy nhiên, tác giả luận văn cho rằng: quy định về trình độ của Giám đốc (Tổng giám đốc) và Trƣởng ban kiểm soát HTX vẫn còn bỏ ngỏ. Ban kiểm soát là cơ quan giám sát mọi hoạt động của HTX theo quy định của Luật và Điều lệ HTX. Giám đốc (Tổng giám đốc) kể cả thuê bên ngoài là ngƣời điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của HTX, mọi quyết định của Giám đốc ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu và quyền lợi của xã viên, ngƣời lao động trong HTX. Do đó, nếu không quy định đến trình độ năng lực của Giám đốc
(Tổng giám đốc), Kiểm soát viên hoặc Trƣởng ban kiểm soát (nếu HTX có bầu Ban kiểm soát) thì không thể đảm bảo đƣợc nhu cầu công việc mà họ đảm nhận. Nếu có thì việc bầu Ban kiểm soát cũng chỉ mang tính hình thức. Mặc dù trong Luật hợp tác xã quy định mở để cho Điều lệ của HTX tự quyết định trình độ cho phù hợp tính chất, ngành nghề kinh doanh của HTX. Nhƣng vẫn cần thiết quy định trình độ tối thiểu của các chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc), Trƣởng ban kiểm soát HTX ở mức Cao đẳng trở lên.
3.2.1.5. Ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã
Ngoài Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ, đến nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật hợp tác xã. đặc biệt là các chính sách hỗ trợ HTX. Chính phủ cần sớm có văn bản hƣớng dẫn chi tiết các nội dung theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2012 nhƣ ban hành các Thông tƣ liên bộ, xây dựng các Chƣơng trình, Kế hoạch triển khai đồng bộ các chính sách của nhà nƣớc. Tránh tình trạng chồng chéo giữa các bộ, ngành trong việc ban hành các quy định của pháp luật trong triển khai chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần chủ trì phối hợp với Bộ tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tƣớng Chính phủ Chƣơng trình hỗ trợ phát triển HTX để thực hiện chính sách hỗ trợ đƣợc quy định tại các Khoản 1, điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật HTX; Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5 Điều 25 của Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX
Thực tế hàng năm các HTX trên cả nƣớc vẫn mở các khóa đào tạo bồi dƣỡng cán bộ HTX nhƣng chất lƣợng đào tạo còn hạn chế. Tuy góp phần nâng cao nhận thức về HTX nhƣng vẫn chƣa nâng cao đƣợc kỹ năng quản lý và điều hành cho các cán bộ quản lý HTX. Ngoài ra, các quy định trƣớc đây về thù lao cho các giảng viên, báo cáo viên không còn phù hợp. Bộ tài chính
cần sửa đổi thù lao giảng viên, báo cáo viên trong tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ quản lý HTX cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Cụ thể: quy định mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên cấp bộ, cơ quan trung ƣơng, cấp tỉnh là 500.000đ - 800.000đ/buổi (quy định trƣớc đây là 100.000đ đến 150.000đ/buổi); cho giảng viên, báo cáo viên cấp quận, quyện là 200.000đ - 400.000đ/buổi (quy định trƣớc đây là 70.000/buổi).
Cần xây dựng Chƣơng trình đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, Quỹ TDND. Hàng năm tiếp tục hỗ trợ kinh phí để tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ quản lý HTX, quỹ TDND; hỗ trợ 100% kinh phí cho cán bộ nguồn của các HTX, quỹ TDND có đủ điều kiện đƣợc cử đi đào tạo dài hạn tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp (sau khi học xong phải cam kết làm việc ở HTX ít nhất 5 năm).
Về chính sách đất đai: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký đất đai trong cả nƣớc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký các giao dịch về đất. Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất và phân cấp cho chính quyền cấp huyện giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX.
Hƣớng dẫn quy trình, điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm trụ sở và đất xây dựng nhà xƣởng, sản xuất kinh doanh dịch vụ cho các HTX. Đối với các HTX, quỹ TDND ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chƣa có trụ sở làm việc, có cơ chế giao đất, cho thuê đất hoặc lập dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch để làm trụ sở và đất để phát triển kinh doanh, dịch vụ, phục vụ một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho xã viên và ngƣời lao động. Thực hiện điều tra thực trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất làm mặt bằng cho các HTX để có chính sách giao đất phù hợp từng địa bàn.
Về chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX
Thực tế đã có chính sách ƣu tiên cho vay vốn không cần thế chấp, quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, nhƣng việc thực hiện mỗi tổ chức tín dụng lại yêu cầu khác nhau. Trong đó, thƣờng là phải có tài sản thế chấp. Hầu hết các HTX không có tài sản thế chấp, không đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, để chính sách này có tính khả thi, thời gian tới cần ban hành chủ chƣơng và chỉ định đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng cụ thể thực hiện ƣu tiên cho vay vốn và mức vốn vay không cần thế chấp tài sản đối với HTX không có thế chấp. Đặc biệt là ƣu tiên đối với các HTX nông nghiệp.
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX (trực thuộc Liên minh HTX) và các nguồn vay tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu vốn của các HTX trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Về chính sách hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường: Thành lập Trung tâm giới thiệu, trƣng bày sản phẩm, dịch vụ khu vực kinh tế tập thành phố nhằm hỗ trợ các HTX quảng bá, liên doanh, liên kết, xúc tiến thƣơng mại, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Về chính sách hỗ trợ cho các HTX đang hoạt động tại các vùng khó khăn, đồng bào dân tộc: Xây dựng khung pháp lý riêng cho các HTX khu vực này. Mục tiêu trợ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các HTX với nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc (60%), HTX chi trả (40%) bằng cách cung cấp các dịch vụ dự báo công nghệ, đào tạo và tham vấn cho các HTX để họ có thể nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh. Thông qua Chƣơng trình này các HTX có thể nhận đƣợc các tham vấn