địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Khái quát quá trình phát triển hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.348km2, dân số 6,45 triệu ngƣời, có 29 đơn vị hành chính (10 quận, 18 huyện và 01 thị xã). Khu vực nông thôn Hà Nội có diện tích tự nhiên 2.842,8km2 chiếm 98,9% và dân số 4,07 triệu ngƣời, trong đó có 966 HTX nông nghiệp, với trên 1.017.789 hộ xã viên [41].
Theo kết quả báo cáo của Liên minh HTX thành phố Hà Nội, tính đến 30/12/2012, Hà Nội có 1.669 HTX, Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó có 977 HTX nông nghiệp (chiếm 58,54%); 277 HTX Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (chiếm 13,6%); 222 HTX thƣơng mại - dịch vụ (chiếm 13,3%); 74 HTX vận tải (chiếm 4,4%); 16 HTX Xây dựng (chiếm 0,96%); 55 HTX loại hình khác (chiếm 3,3%); 98 Quỹ Tín dụng nhân dân (chiếm 5,9%). Theo kết quả đánh giá phân loại 1251 HTX, Quỹ TDND tham gia đánh giá, phân lại có 124 HTX, Quỹ TDND loại tốt (9%), có 396 HTX, Quỹ TDND loại khá (31,7%), có 548 HTX, Quỹ TDND loại trung bình (43,8%) và 183 HTX, Quý TDND loại yếu kém (14,6%) [32].
Kinh tế tập thể Hà Nội thời gian qua đã có bƣớc phát triển mới, các HTX trong các ngành, lĩnh vực đã chủ động, phát huy nội lực, đổi mới phƣơng thức hoạt động, mạnh dạn đầu tƣ mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới, thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thêm sản phẩm tiêu dùng, xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội và đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Các HTX hoạt động có hiệu quả ngày càng nhiều hơn.
Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã chú trọng đến việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, phƣơng pháp quản lý điều hành và lề lối làm việc, quan tâm
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Nguồn vốn HTX thành lập mới chủ yếu là vốn góp, bình quân trên 1,65 tỷ đồng/HTX, chủ yếu đầu tƣ cho phát triển sản xuất.
Đối với các HTX hoạt động trong lĩnh vựa CN - TTCN, nhìn chung hoạt động của hầu hết các HTX còn khó khăn và hạn chế, tính liên kết giữa các HTX và với các thành phần kinh tế khác còn yếu, mặt bằng sản xuất kinh doanh của các HTX chật hẹp, hầu hết các HTX chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chƣa đƣợc ký hợp đồng thuê lâu dài để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và thế chấp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; Công nghệ máy móc, thiết bị của các HTX lạc hậu, phụ thuộc vào quá nhiều lao động thủ công, trình độ và năng lực quản lý, điều hành chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới nên sản xuất không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp... Các HTX phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (70% số HTX đóng trên địa bàn quận). Nhiều HTX ở nội thành chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ, nên số lƣợng HTX CN - TTCN và giá trị sản xuất công nghiệp có xu hƣớng giảm so với trƣớc. Giá trị sản xuất khu vực HTX CN - TTCN năm 2007 đạt 442,9 tỷ đồng. Năm 2012 đạt trên 476 tỷ đồng.
Các HTX vận tải gặp nhiều khó khăn do biến động giá cả xăng dầu và trong việc chuyển đổi đăng ký sở hữu từ xã viên sang HTX theo Nghị định 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ giao thông vận tải về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi, số lƣợng đơn vị tham gia kinh doanh vận tải ngày càng nhiều...
Các HTX thƣơng mại dịch vụ chủ yếu tổ chức kinh doanh tổng hợp. Một số HTX có tăng vốn điều lệ, huy động vốn góp của xã viên để nâng tổng
vốn kinh doanh hoặc vay vốn các tổ chức tín dụng để tổ chức mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tƣ vào cửa hàng, kho bãi, dịch vụ chợ. Tuy nhiên, mức bán lẻ hàng hóa của các HTX thƣơng mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 5%) so với tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn thành phố, quy mô các HTX nhỏ nên vốn đầu tƣ mở rộng mạng lƣới kinh doanh, tổ chức liên kết với các thành phần kinh tế khác để cùng sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Các HTX ngoại thành hoạt động rất khó khăn do quy mô nhỏ, lẻ, cơ sở vật chất lạc hậu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu là nhà thu mua sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.
Các HTX xây dựng phát triển không đồng đều, kết quả kinh doanh chủ yếu tập trung ở một số HTX làm ăn có hiệu quả. Nhiều HTX hoạt động khó khăn, hầu hết trình độ cơ giới thấp, quy mô nhỏ, năng lực về tài chính, nhân sự, máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế, khả năng tham gia đầu thầu rất khó khăn, chủ yếu đảm nhận các công trình dân dụng quy mô nhỏ, tốc độ tăng trƣởng chậm.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 98 Quỹ TDND, nhìn chung các Quỹ TDND trên địa bàn thành phố hoạt động ngày một tốt hơn, các quỹ đã thu hút nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phƣơng, cho các thành viên vay để đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế hộ. Kết quả kinh doanh của 98 Quỹ đạt 51,451 tỷ đồng trong năm 2012. Ngoài ra, các Quỹ TDND còn quan tâm cho vay ngƣời nghèo phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, dƣ cho vay ngƣời nghèo (hơn 600 hộ) đến cuối năm 2012 là 7,8 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng dƣ nợ [32].
Tóm lại, khu vực HTX trong thời gian qua tại thành phố Hà Nội từng bƣớc đƣợc củng cố về tổ chức, khắc phục các tồn tại, biểu hiện hình thức trong hoạt động. Hiệu quả hoạt động của các HTX có hƣớng nâng lên, ngành nghề kinh doanh của HTX đa dạng hơn, tổ chức bộ máy HTX từng bƣớc đƣợc
hoàn thiện, nội dung hoạt động đƣợc mở rộng, hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế hộ xã viên. Các HTX cần đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Luật hợp tác xã năm 2012 và triển khai các chủ trƣơng, chính sách phát triển KTTT, HTX của Đảng và Nhà nƣớc.