CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật

42 2.2K 1
CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: MỐI QUAN HỆ CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI ĐỊA HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT Thực hiện: Tác giả chưa rõ tên – giáo viên địa lí trường THPT chuyên Lào Cai PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên, các hợp phần cấu tạo không tồn tại một cách riêng lẻ mà luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa các thành phần ở đó là mối quan hệ nhân quả. Sự tác động của yếu tố này tới yếu tố khác, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển chung của tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên. Trong tất cả các thành phần cấu tạo nên thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, khí hậu là một thành phần có vai trò rất quan trọng, có sự tác động mạnh mẽ nhất đến các thành phần tự nhiên khác. Khí hậu ở mỗi nơi là không giống nhau, mà nó có sự phân hóa rất đa dạng, phức tạp. Điều đó là do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, nhất là bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và tính chất bề mặt đệm. Khí hậu có những tác động lớn đến địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật. Khí hậu vừa đóng vai trò là nhân tố định hình, phát sinh, vừa đóng vai trò là nhân tố duy trì sự tồn tại, phát triển và phân hóa các thành phần đó. Bản chất, giữa khí hậu với địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật có tác động hai chiều với nhau, nhưng nổi bật hơn là sự tác động của khí hậu với các thành phàn còn lại. Với khuân khổ của chuyên đề Hội Trại hè Hùng Vương của các trường THPT chuyên các tỉnh Trung du và Miền núi Bắc Bộ, tôi lựa chọn đề tài “Mối quan hệ của khí hậu tới địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật”. Chuyên đề sẽ làm nổi bật mối quan hệ một chiều của khí hậu tới các thành phần tự nhiên, mà không đánh giá mối quan hệ tác động ngược lại. 1 Trong chuyên đề, có sử dụng một số kí hiệu viết tắt về phương hướng : N (North) – Bắc, S (South) – Nam, E (East) – Đông, W (West) – Tây. Chuyên đề của tôi chắc chắn còn có sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy (cô) và các em học sinh. 2. Cấu trúc chuyên đề Ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Các nhân tố hình thành khí hậu - Chương 2: Mối quan hệ của khí hậu đối với địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật - Chương 3: Một số bài tập liên quan đến mối quan hệ của khí hậu với các thành phần tự nhiên. Trong mỗi mối quan hệ của khí hậu với các thành phần tự nhiên, chuyên đề cũng đưa vào sự liên hệ thực tế ở lãnh thổ nước ta đề các thầy (cô) và các em tham khảo. CHƯƠNG I: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU 2 Khí hậu trên Trái Đất, dù ở bất kì nơi đâu và trong khoảng thời gian nào cũng đều được thành tạo bởi các yếu tố nhiệt, ẩm và hoàn lưu. Tuy nhiên, trong thực tế, khí hậu các nơi lại rất khác nhau, thậm chí nnhững khu vực cùng chung vĩ độ địa lí, hoặc cách nhau không xa, khí hậu cũng có sự khác biệt. Sự khác nhau về khí hậu là do sự tác động bởi các yếu tố: Bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và tính chất bề mặt đệm. Cụ thể: 1.1. Bức xạ Mặt Trời 1.1.1. Một số khái niệm Mặt Trời là thiên thể duy nhất tự phát sáng nhờ những phản ứng nhiệt hạch xảy ra bên trong, vì thế Mặt Trời được coi là một ngôi sao. Đây là một ngôi sao lớn với đường kính là 1329.000km, gấp 109 lần đường kính Trái Đất. Thể tích của Mặt Trời bằng 1.3 triệu lần thể tích Trái Đất, với khối lượng chiếm 99.866% khối lượng của Hệ Mặt trời. Mặt Trời được cấu tạo hoàn toàn bằng khí, trong đó có 75% là khí hiđrô, 23% là hêli, 2% là các khí khác. Trong Mặt trời, luôn xảy ra các phản ứng hạt nhân giữa hêli và hiđrô, bởi thế nó luôn có một nguồn năng lượng lớn tỏa ra dướng dạng nhiệt, ánh sáng và điện từ. Mặt Trời luôn phát ra xung quanh nó một năng lượng khổng lồ dưới dạng năng lượng bức xạ, trong đó Trái Đất của chúng ta chỉ nhận được một phần rất nhỏ trong tổng nguồn năng lượng bức xạ đó. Còn lại là lan tỏa vào trong Vũ Trụ bao la, vô tận. Mặc dù, nguồn năng lượng bức xạ mà Trái Đất của chúng ta nhận được là rất nhỏ, nhưng đó lại là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp hầu hết cho các quá trình, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển. Năng lượng của các dòng phát ra từ Mặt Trời, xuyên qua khí quyển và truyền đến bề mặt đất gọi là bức xạ Mặt Trời. Khi truyền qua khí quyển, do những sự khác nhau về hóa học, quang học và các điều kiện lí học của các dòng không khí mà lượng bức xạ Mặt Trời sẽ bị khuếch tán và hấp thụ một phần trước khi đến bề mặt đất. Lượng bức xạ mà bầu khí quyển 3 hấp thụ được làm khí quyển nóng lên, trở thành nguồn nhiệt và phát xạ ngược trở lại khí quyển. Ta nhận thấy rằng, khí quyển luôn nhận được các dòng năng lượng bức xạ Mặt Trời dưới dạng sóng ngắn, hay còn gọi là bức xạ sóng ngắn, còn dòng năng lượng phát ra từ bề mặt Trái Đất, thậm chí từ ngay bản thân khí quyển dưới dạng các tia sóng có bước sóng dài, còn gọi là bức xạ sóng dài. Bức xạ sóng ngắn có thể chia ra một số loại sau: - Bức xạ trực tiếp (hay còn gọi là trực xạ): Đó là phần năng lượng phát ra từ Mặt Trời dưới dạng những tia song song, truyền thẳng tới bề mặt Trái Đất (hay bề mặt đệm). - Bức xạ tán xạ (gọi tắt là tán xạ): Đó là phần năng lượng phát ra từ Mặt Trời bị khuếch xạ trong khí quyển. - Bức xạ tổng cộng (hay còn gọi là tổng xạ): Bao gồm bức xạ trực tiếp và bức xạ tán xạ. - Bức xạ phản xạ: Ta nhận thấy rằng, tổng xạ truyền đến bề mặt Trái Đất không phải được bề mặt này hấp thụ hoàn toàn mà một phần trong đó bị phản xạ trở lại. Lượng bức xạ bị bề mặt Trái Đất phản xạ được gọi là bức xạ phản xạ. - Bức xạ mặt đất: Do khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ Mặt trời của khí quyển nhỏ hơn bề mặt Trái đất nhiều, nó chỉ bằng khoảng 1/4 tổng năng lượng bức xạ toàn phần, còn khoảng 3/4 tổng năng lượng bức xạ còn lại do bề mặt Trái Đất hấp thụ. Bên cạnh đó, bề mặt Trái Đất có khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời lớn hơn nên nó được đốt nóng nhiều hơn so với khí quyển. Vì vậy, bề mặt Trái Đất trở thành một nguồn nhiệt chủ yếu phát xạ vào khí quyển dưới dạng sóng dài và được gọi là bức xạ mặt đất. - Bức xạ khí quyển: Song song với quá trình đó, bản thân khí quyển do nhận được các dòng năng lượng trên, khí quyển bị đốt nóng lên và trở thành nguồn nhiệt phát xạ theo mọi hướng gọi là bức xạ khí quyển. Phần bức xạ khí quyển đi vào không gian vũ trụ gọi là bức xạ đi xa của khí quyển, còn phần bức xạ truyền đến bề mặt Trái 4 Đất được gọi là bức xạ nghịch của khí quyển. Như vậy, bức xạ sóng dài có thể phân thành hai dạng chính là bức xạ mặt đất và bức xạ khí quyển. Xét về một khía cạnh nào đó, tất cả các dòng bức xạ kể trên đều có sự khác nhau về thành phần phổ bước sóng. Vì Mặt Trời có nhiệt độ cao nên bức xạ của nó chủ yếu nằm trong khoảng phổ có bước sóng nhỏ hơn 4µm, trong khi đó bức xạ mặt đất và khí quyển có bước sóng lớn hơn 2µm. Do sự khác biệt này mà bức xạ Mặt trời được gọi là bức xạ sóng ngắn, còn bức xạ mặt đất và khí quyển được gọi là bức xạ sóng dài. Có thể nói rằng, trong khí quyển luôn luôn tồn tại những dòng bức xạ khác nhau về độ dài bước sóng và hướng truyền. Do vậy, khi nghiên cứu các dòng bức xạ này, người ta thường xét phần năng lượng được vận chuyển và phần năng lượng được hấp thụ chuyển thành nhiệt. Về mặt năng lượng, tổng đại số của tất cả các dòng bức xạ đi qua một bề mặt nào đấy đặc trưng cho sự thu, chi bức xạ của bề mặt đó và được gọi là cán cân bức xạ. 1.1.2. Sự phân bố của bức xạ Mặt Trời 1.1.2.1. Tại giới hạn trên của khí quyển Phân bố năng lượng bức xạ có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với khí hậu học. Khi ta xét sự phân bố bức xạ Mặt Trời trên bề mặt nằm ngang tại giới hạn trên khí quyển, nhận thấy rằng bức xạ Mặt Trời chỉ phụ thuộc vào vĩ độ địa lí và độ xích vĩ của Mặt Trời (ngày đông chí δ = -23 027', ngày hạ chí δ = 23027'). Sự phân bố theo vĩ độ và theo mùa của tổng lượng trực xạ, cũng có sự khác biệt theo thời gian. Vào các tháng mùa hè (từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 3 tháng 8, khi δ > 17 040'), tổng lượng trực xạ tại giới hạn trên của khí quyển đến cực Bắc lớn hơn trên xích đạo. Ngày hạ chí tổng lượng trực xạ ngày ở cực Bắc lớn hơn ở xích đạo khoảng 36%. Bởi vì ở xích đạo trong một ngày chỉ có xấp xỉ 12 giờ có ánh sáng Mặt trời, còn ở cực trong thời gian này suốt 24 giờ đều có ánh sáng Mặt Trời. 1.1.2.2. Trên bề mặt đất 5 a. Sự phân bố của trực xạ Năng lượng bức xạ Mặt Trời, khi đến bề mặt khí quyển, bức xạ yếu đi do bị khí quyển hấp thụ và khuếch tán một phần. Bên cạnh đó, trong khí quyển thường có mây với các hạt nước nhỏ li ti nên trực xạ Mặt Trời càng bị suy yếu hơn do bị mây hấp thụ, khuếch tán và phản xạ. Mây có thể làm giảm trực xạ rất nhanh, theo ước tính, ở vùng sa mạc mây làm giảm khoảng 20% trực xạ, còn ở vùng gió mùa mây có thể làm giảm khoảng 75%. Lượng trực xạ Mặt Trời thực tế đến bề mặt sau một thời gian sẽ nhỏ hơn lượng trực xạ đến giới hạn trên của khí quyển rất nhiều. Sự phân bố của trực xạ sẽ phức tạp hơn vì độ trong suốt của khí quyển và điều kiện mây biến đổi rất lớn. Trực xạ sau khi đi qua khí quyển tới bề mặt bị giảm rất nhanh. Trong đó lượng trực xạ lớn nhất vào mùa hè quan trắc thấy ở vĩ tuyến 30-40 0 mà không phải là ở cực, bởi vì ở cực độ cao Mặt Trời nhỏ nên bức xạ bị suy yếu mạnh. Cường độ trực xạ cực đại vào mùa xuân quan trắc được ở vĩ tuyến 10-200; còn trong mùa thu ở vĩ tuyến 20300. Chỉ có đới gần xích đạo của bán cầu mùa đông mới nhận được lượng bức xạ tương tự như trên ở giới hạn trên của khí quyển, lớn hơn so với các đới khác. Năng lượng bức xạ Mặt trời tới bề mặt được tán xạ bổ sung. So với năng lượng trực xạ, năng lượng tán xạ trong vùng nhiệt đới và ôn đới bằng từ 1/2 đến 2/3, vùng vĩ tuyến 50-600 gần bằng nhau, vùng vĩ độ cao (60-900) còn lớn hơn. b. Sự phân bố của tổng xạ Như đã nói trên, tổng xạ là toàn bộ năng lượng bức xạ sóng ngắn từ Mặt Trời tới mặt đất, gồm cả trực xạ và tán xạ. Khi trời quang mây, tổng xạ có biến trình đơn giản với một cực đại ngày vào giữa trưa và cực đại năm vào mùa hè. Ta nhận thấy rằng sự phân bố tổng xạ không hoàn toàn theo đới vì các đường đẳng trị không trùng với vòng vĩ tuyến. Sự khác biệt đó là do sự phân bố bức xạ trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của độ trong suốt khí quyển và lượng mây. Ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới, lượng tổng xạ năm lớn hơn 140kcal/cm 2. Lượng tổng xạ đặc biệt lớn 6 ở miền cận nhiệt đới ít mây, ở miền bắc châu Phi lượng tổng xạ năm đạt tới 200kcal/cm2. Ngược lại, ở những khu vực thuộc miền xích đạo do lượng mây lớn (lưu vực sông Amazôn, Kongo, Indonesia) lượng bức xạ này giảm xuống còn 100120kcal/cm2. Càng gần vĩ độ cao tổng xạ càng giảm dần và tới tới 60 0, tổng xạ xuống tới 60-80kcal/cm2. Sau đó, tổng xạ lại tăng nhẹ theo vĩ độ ở bán cầu Bắc và tăng đáng kể ở châu Nam Cực (tới 120-150kcal/cm2), nơi có phủ tuyết và ít mây, nghĩa là gần bằng tổng xạ ở miền nhiệt đới và lớn hơn tổng xạ ở xích đạo. Trên đại dương, lượng tổng xạ nhỏ hơn trên lục địa. Vào tháng 12, tổng xạ lớn nhất đạt tới 20-22 kcal/cm 2 hoặc hơn nữa. Nhưng ở các khu vực nhiều mây gần xích đạo, đại lượng này chỉ còn 8-2kcal/cm 2. Tổng xạ giảm nhanh khi lên phía bắc. Phía bắc vĩ tuyến 500N, tổng xạ nhỏ hơn 2kcal/cm2 và bằng 0 ở phía bắc vòng cung cực. Trong khi đó, ở bán cầu Nam, tổng xạ giảm về phía nam và đạt tới 10kcal/cm2, thậm chí còn nhỏ hơn, tại vĩ tuyến 50-60 0S. Sau đó về phía nam hơn nữa, đại lượng này lại tăng và đạt tới 20kcal/cm 2 ở miền bờ biển châu Nam Cực và hơn 30kcal/cm2 ở giữa lục địa, tức là lớn hơn lượng tổng xạ vào mùa hè ở miền nhiệt đới. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam có tổng xạ năm từ 120-140 kcal/cm 2, còn ở phía nam vĩ tuyến 160N tổng xạ đạt tới 140kcal/cm2 do ở phía nam vào mùa đông lượng mây ít. Trong tháng 12, ở miền Bắc tổng xạ là 8-10kcal/cm 2, còn ở miền Nam do ít ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, ít mây nên tổng xạ đạt tới 12-14kcal/cm2. Vào tháng 6 tổng xạ cực đại lớn hơn 22 kcal/cm2 quan trắc được ở miền đông bắc châu Phi, bán đảo Ả Rập và Iran. Tại Trung Á, tổng xạ đạt tới 20kcal/cm 2 hay lớn hơn. Tại miền nhiệt đới của lục địa bán cầu Nam, đại lượng này nhỏ hơn nhiều, chỉ đạt tới 14 kcal/cm2. Trong những khu vực nhiều mây cận xích đạo, cũng như trong tháng 12, tổng xạ giảm tới 8-12 kcal/cm2. Nhìn chung, trên bán cầu Bắc tổng xạ giảm chậm từ miền cận nhiệt đới lên phía bắc, từ phía bắc vĩ tuyến 500N tổng xạ tăng lên và đạt tới 20kcal/cm 2 hay hơn nữa ở Bắc Băng Dương. Còn trên bán cầu Nam, tổng xạ giảm nhanh về phía nam và 7 đạt tới 0 ở phía ngoài vành đai cực. Trong tháng này, tổng xạ khá đồng đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam và dao động từ 12-14 kcal/cm 2. Bề mặt không hấp thụ được toàn bộ tổng xạ, mà một phần trong đó bị phản xạ. Các kết quả tính toán cho thấy, khoảng từ 5 đến 20% tổng xạ bị mất do phản xạ. Trên những vùng những khu vực phủ băng tuyết, phần tổng xạ mất đi do phản xạ còn lớn hơn nhiều. 1.1.3. Sự phân bố của cán cân bức xạ Cán cân bức xạ là hiệu giữa tổng xạ và bức xạ hiệu dụng. Bức xạ hữu hiệu của bề mặt được phân bố khá đồng nhất. Bởi vì nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ không khí đều tăng dần từ cực về xích đạo nên bức xạ mặt đất cũng như bức xạ nghịch cũng tăng từ cực về xích đạo. Kết quả là sự biến đổi của bức xạ hiệu dụng theo kinh hướng không lớn lắm. Cán cân bức xạ của bề mặt trong một năm có giá trị dương đối với mọi nơi trên Trái Đất, trừ bán đảo Greenland và châu Nam Cực. Như vậy, trong một năm, bức xạ bề mặt nhận được lớn hơn bức xạ hiệu dụng. Song điều đó không có nghĩa là từ năm này qua năm khác mặt đất nóng lên. Bởi vì, cán cân bức xạ của khí quyển luôn âm nên phần năng lượng dương này được truyền vào khí quyển bằng dẫn nhiệt phân tử, loạn lưu, đối lưu và quá trình bốc hơi nước từ bề mặt và ngưng kết trong khí quyển. Cho nên, đối với bề mặt nói chung, không có sự cân bằng giữa thu - chi bức xạ, nhưng có sự cân bằng nhiệt. Lượng nhiệt tới bề mặt trong quá trình bức xạ bằng lượng nhiệt bề mặt mất đi do quá trình trao đổi nhiệt. Gần xích đạo, nơi lượng mây và độ ẩm lớn, bức xạ hiệu dụng đạt tới khoảng 30kcal/cm 2năm. Trên lục địa, đặc biệt là trên vùng sa mạc nhiệt đới nóng khô và ít mây, bức xạ hiệu dụng có thể lên 80kcal/cm2năm. Tại vĩ độ khoảng 600 thuộc hai bán cầu, cán cân bức xạ năm là 20-30 kcal/cm2, từ đó tới các vĩ độ cao hơn, cán cân bức xạ giảm dần và đến trên châu Nam Cực đại lượng này giảm tới 5-10kcal/cm2. Về phía vĩ độ thấp, đại lượng này lại tăng lên, ở giữa vĩ độ 400N và 400S, đại lượng này lớn hơn 60kcal/cm 2, riêng ở giữa 200N và 200S đại lượng này lớn hơn 100kcal/cm2. 8 Trên cùng vĩ độ, cán cân bức xạ trên đại dương lớn hơn trên lục địa, vì đại dương hấp thụ bức xạ nhiều hơn. Sự phân bố có tính địa đới còn thấy ở vùng hoang mạc, nơi cán cân bức xạ giảm, bức xạ hiệu dụng lớn, bởi vì ở đây không khí khô, trời ít mây (ví dụ ở Xahara, cán cân bức xạ là 60kcal/cm 2). Trong các khu vực gió mùa, nơi mùa nóng có lượng mây lớn, bức xạ đến giảm so với các khu vực khác trên cùng vĩ độ, cho nên cán cân bức xạ cũng giảm nhưng với mức độ giảm ít hơn. Trong tháng 12, cán cân bức xạ âm trên phần lớn bán cầu Bắc, đường đẳng trị 0 nằm quá phía nam vĩ tuyến 40 0N. Phía bắc vĩ tuyến này, cán cân bức xạ âm ở Bắc Băng Dương và giảm tới dưới -4kcal/cm 2. Phía nam vĩ tuyến 400N, cán cân bức xạ tăng đến 10-14 kcal/cm2 và giữ giá trị này đến hết miền nhiệt đới bán cầu Nam. Xuống tiếp phía nam, cán cân bức xạ giảm dần và xuống tới 4-5kcal/cm 2 ở vùng bờ biển châu Nam Cực. Trong tháng 6, cán cân bức xạ dương trên toàn bán cầu Bắc. Ở vĩ tuyến 60650N, nói chung, cán cân bức xạ lớn hơn 8kcal/cm 2. Về phía vĩ độ thấp, cán cân bằng bức xạ tăng chậm, ở hai phía của vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, đại lượng này đạt giá trị cực đại là 12-14 kcal/cm2, riêng phía bắc Ả Rập lên tới 16kcal/cm 2. Cán cân bức xạ vẫn dương cho đến vĩ tuyến 400N. Về phía Nam, cân bằng bức xạ chuyển sang giá trị âm và ở bờ biển châu Nam Cực đạt tới -2 kcal/cm2. Trên lãnh thổ Việt Nam, cán cân bức xạ luôn dương với giá trị đạt tới 80kcal/cm2 năm ở miền khí hậu phía Bắc và trên 80kcal/cm 2 năm ở miền khí hậu phía Nam. 1.2 Hoàn lưu khí quyển 1.2.1 Hoàn lưu chung của khí quyển Đây là nhân tố tạo thành khí hậu rất quan trọng, vì có liên quan đến sự di chuyển của các khối không khí có tính chất vật lí khác nhau: nóng và lạnh, khô và ẩm, ổn định và bất ổn định,... 9 Những dòng không khí thịnh hành ở các vùng khác nhau trên Trái đất không cô lập với nhau, mà ở trong cùng hệ thống hoàn lưu chung của khí quyển. Đó là sự lưu thông tuần hoàn của không khí trên Trái đất. Sự lưu thông này làm cho không khí di chuyển từ miền vĩ độ thấp lên miền vĩ độ cao và ngược lại, và làm cho không khí di chuyển đi rất xa dọc theo vĩ tuyến,... Thực tế cho thấy, sơ đồ của các dòng không khí rất phức tạp và cơ chế của hoàn lưu khí quyển chưa được giải thích đầy đủ. Sự phức tạp này còn tăng lên do các dòng không khí trong các lớp khí quyển khác nhau tác dụng lẫn nhau. Sự nóng lên và lạnh đi ở các nơi khác nhau gây ra sự khác nhau về khí áp, đây là nguyên nhân trực tiếp sinh ra các dòng không khí. Những dòng không khí không đi thẳng từ vùng áp cao đến vùng áp thấp mà do chuyển động quay của Trái đất nên chúng bị lệch về bên phải của hướng chuyển động ở bán cầu Bắc và về bên trái ở bán cầu Nam. a. Vòng hoàn lưu Hadley (còn gọi là vòng hoàn lưu tín phong - phản tín phong) Không khí ở xích đạo chuyển động thăng lên rồi thổi theo kinh tuyến về hai cực. Càng lên phía vĩ độ cao, lực Coriolis càng lớn nên dòng không khí càng bị lệch về bên phải của hướng chuyển động, tạo thành gió tây nam (được gọi là phản tín phong). Đến khoảng vĩ tuyến 300N, dòng không khí gần như có hướng tây, thổi dọc theo vĩ tuyến và dồn lại ở đây, khí áp tăng lên tạo thành một đới áp cao, không khí chuyển động giáng xuống. Khi giáng xuống tầng thấp, không khí lại phân kì đi về phía xích đạo và phía cực. Trong dòng đi về xích đạo, do ảnh hưởng của lực Coriolis, gió có hướng đông bắc (được gọi là tín phong). Ranh giới giữa tín phong và phản tín phong trong vòng hoàn lưu này có độ cao khoảng 10km ở khu vực xích đạo và giảm dần khi vĩ tuyến tăng lên, đến vùng cận nhiệt đới, ranh giới này ở độ cao khoảng 3 5km. b. Vòng hoàn lưu cực Ở vùng cực, nơi nhận được bức xạ Mặt trời ít nhất, nhiệt độ không khí ở đây rất thấp. Trường solenoit nhiệt-áp cơ bản ở đây cũng làm xuất hiện một vòng hoàn lưu kinh hướng đóng kín trong tầng đối lưu vùng cực đới. Vòng hoàn lưu này cũng có 10 chiều tương tự như vòng hoàn lưu Hadley. Dòng không khí tầng thấp từ cực đi về phía xích đạo, do tác dụng của lực Coriolis, bị lệch về bên phải nên gió có hướngđông bắc. Đới gió đông bắc này gặp đới gió tây nam từ vĩ độ thấp đi lên ở khoảng vĩ tuyến 600N và hội tụ với nhau, chuyển động thăng lên rồi đi về cực tạo thành gió tây nam ở tầng đối lưu trên. Gió tây nam vùng cực hội tụ với nhau rồi giáng xuống ở cực tạo thành một vòng hoàn lưu khép kín. c. Vòng hoàn lưu Ferrel (vòng hoàn lưu tầng đối lưu - bình lưu) Vòng hoàn lưu này nối hai vòng hoàn lưu trên thành một hệ thống. Trong tầng đối lưu dưới, vòng hoàn lưu này nằm trong đới từ 30 đến 60 0N với gió tây thịnh hành, được gọi là đới gió tây vĩ độ trung bình. Phía trên, trong tầng đối lưu trên gió tây mở rộng, chỉ có một đới gió tây duy nhất phát triển từ xích đạo đến cực. Khi tới cực, đới gió tây lại hội tụ với nhau rồi chuyển động thăng lên và đến độ cao 16 - 20 km, không khí lại chuyển động về phía xích đạo, tạo thành đới gió đông bắc bao trùm từ cực đến tận xích đạo. Đến xích đạo không khí lại hội tụ với gió từ bán cầu kia rồi chuyển động giáng xuống tạo thành một vòng hoàn lưu khép kín. Nửa dưới của vòng hoàn lưu lớn này, gió có thành phần tây chiếm ưu thế bao trùm toàn bộ bán cầu, còn nửa trên của vòng hoàn lưu này gió có thành phần đông chiếm ưu thế lại bao trùm toàn bộ bán cầu. Như vậy, ở khoảng độ cao 25-30 km, khí áp trên vùng cực lớn hơn vùng xích đạo và gió đông bao trùm toàn bán cầu. Đối với bán cầu Nam, các đới gió tương ứng hoàn toàn ngược lại với bán cầu Bắc do ảnh hưởng của lực Coriolis tác dụng về bên trái hướng chuyển động. Phù hợp với mô hình hoàn lưu này, ở bề mặt, từ xích đạo đến cực, các dải áp thấp và đới áp cao phân bố xen kẽ nhau. Có hai dải áp thấp, một dải nằm ở xích đạo (rãnh thấp xích đạo) và một dải nằm ở vĩ tuyến 60 0; còn hai đới áp cao, một đới nằm ở vĩ tuyến 30 0 (đới áp cao cận nhiệt đới) và một đới nằm ở vùng cực. Trên tầng đối lưu trên, ở vùng xích đạo tồn tại áp cao, ở vùng cực tồn tại áp thấp. Còn trên tầng bình lưu, ở vùng xích đạo tồn tại áp thấp, ở vùng cực tồn tại áp cao. d. Vòng hoàn lưu Walker 11 Hoàn lưu Walker là hoàn lưu vĩ hướng dọc theo xích đạo. Nó đặc trưng bởi sự thăng lên của không khí ở miền tây Thái Bình Dương trong khu vực Indonesia và dòng giáng ở phía đông Thái Bình Dương bên bờ Nam Mỹ. Hoàn lưu này mang tên hoàn lưu Walker để kỉ niệm ông Gilbert Walker vào năm 1920 đã phát hiện hoàn lưu đông tây của khí quyển trên Thái Bình Dương. Dao động khí áp này gọi là dao động nam để phân biệt với dao động khí áp khác như dao động bắc Đại Tây dương và bắc Thái Bình Dương. Người ta lấy tên hoàn lưu Walker để chỉ dao động nam biểu diễn sự biến động cường độ của hoàn lưu tuân theo sự biến động của nhiệt độ mặt nước biển ở miền đông và miền tây Thái Bình Dương. Sự biến đổi trong dao động nam và do đó là dung lượng nhiệt của biển được vận chuyển vào không khí dưới dạng biến đổi của khí áp. Kết quả là xảy ra sự biến đổi trong phân bố của khí áp ngang qua Thái Bình Dương theo chiều đông tây. Trên cơ sở những kết quả quan trắc này Bjerknes (1969) đã giả thiết rằng cả đại dương và khí quyển đều phối hợp mạnh mẽ gây nên những sự biến đổi của một trong các thành phần của hệ thống khí hậu và có thể gây những sự biến đổi của các thành phần kia. Ý tưởng này đã thay đổi suy nghĩ của các nhà khí hậu trong việc giải thích những biến động khí hậu và thời tiết ở Thái Bình Dương và các khu vực kế cận. Ảnh hưởng trực tiếp của ý tưởng mới là việc giải thích hiện tượng nóng lên ven bờ Nam Mỹ có liên quan với chu kì khi hoàn lưu Walker đạt tới một trong hai pha cực đại. Dao động của đại dương và khí quyển đó được gọi là các hiện tượng dao động nam El Nino (ENSO). 1.2.2 Hoàn lưu gió mùa a. Khái niệm về gió mùa Thuật ngữ gió mùa (Monsoon) có nguồn gốc từ vùng Ả Rập với từ địa phương là Maussam. Thuật ngữ này thường gắn liền với sự biến đổi theo mùa của hai yếu tố khí tượng chính là mưa và hướng gió thịnh hành. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về gió mùa của nhiều nhà khí tượng khác nhau (Hann-1908, Shick-1953, Khromov-1957, Kaoetal-1962,...). Những định nghĩa này đều dựa trên cơ sở sự thay 12 đổi hướng gió bề mặt giữa mùa đông và mùa hè. Trong đó, định nghĩa của Khromov đề xuất và sau đó là Ramage (1971) bổ sung được nhiều nhà khí tượng thừa nhận nhất. Theo định nghĩa này, khu vực được gọi là có gió mùa nếu hoàn lưu bề mặt trong tháng 1 và tháng 7 thoả mãn bốn tiêu chuẩn sau: - Hướng gió thịnh hành trong hai tháng phải lệch nhau một góc ≥ 1200 - Tần suất trung bình của hướng gió thịnh hành trong hai tháng phải ≥ 40% - Tốc độ gió tổng hợp trung bình của ít nhất một trong hai tháng phải ≥ 3 m/s - Sự luân phiên của hoàn lưu xoáy thuận/nghịch xảy ra trong hai tháng của hai năm liên tiếp, trên một hình vuông 5 kinh/vĩ độ, phải nhỏ hơn một lần. Những khu vực thoả mãn bốn tiêu chuẩn trên gọi là các khu vực gió mùa trên thế giới, chủ yếu nằm trong vùng từ 250S đến 350N và 300W đến 1700E. b. Gió mùa châu Á Gió mùa châu Á liên quan chủ yếu với sự luân phiên khống chế theo mùa của các trung tâm khí áp tầng đối lưu dưới. Sự thay đổi này thể hiện vai trò của các nhân tố động lực và nhiệt lực. Đó là sự dịch chuyển kinh hướng của các đới khí áp và gió quy mô hành tinh phù hợp với sự phân bố của cán cân bức xạ bề mặt trong năm. Vào mùa hè, các đới khí áp và gió dịch chuyển về phía cực; còn sang mùa đông, chúng dịch chuyển về xích đạo, tương ứng với quy luật dịch chuyển theo mùa của cán cân bức xạ bề mặt. Cụ thể là, ở vùng nhiệt đới lục địa châu Á, rãnh thấp xích đạo, từ mùa đông sang mùa hè, dịch chuyển lên vĩ độ cao tới vùng cận nhiệt đới Nam Á, kéo theo sự mở rộng của đới gió tây nam lên phía bắc. Đới gió tây nam lúc này khống chế Nam Á, thay thế cho gió đông bắc thịnh hành trong mùa đông ở đây. Trên vùng biển phía đông châu Á và Tây Bắc Thái Bình Dương, rãnh thấp xích đạo dịch chuyển về phía bắc ít hơn trên lục địa nên đới gió tây nam ở đây cũng mở rộng lên phía bắc ít hơn trên lục địa. Trong mùa đông, rãnh thấp xích đạo nằm ở bán cầu Nam, toàn bộ vùng nhiệt đới Nam Á bị khống chế bởi dòng không khí xuất phát từ áp 13 cao lục địa châu Á và áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương Sự thay đổi hướng gió thịnh hành giữa mùa đông và mùa hè trên khu vực nhiệt đới châu Á còn có sự tác động của nhân tố nhiệt lực, gây nên bởi sự tương phản về sự phân bố nhiệt độ, sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa trong hai mùa. Như vậy, gió mùa là hệ quả hoạt động của các hệ thống khí áp quy mô lớn trên lục địa và đại dương trong mùa đông và mùa hè, gây ra bởi nhân tố nhiệt lực và động lực. Mùa đông, hoàn lưu xoáy nghịch có hướng từ lục địa ra biển, còn mùa hè, hoàn lưu xoáy thuận có hướng từ biển vào lục địa. Sự tương phản về nhiệt giữa lục địa châu Á với vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương phù hợp với sự dịch chuyển kinh hướng của các trung tâm khí áp và gió mùa. Rõ ràng rằng, di chuyển theo mùa của các trung tâm khí áp trong tầng đối lưu dưới dẫn đến sự đổi hướng gió rõ rệt, gần như đối lập nhau trên khu vực châu Á, hệ thống gió mùa ở đây vẫn là hệ thống gió mùa đa dạng và phức tạp nhất. Như vậy, có những đặc trưng khác nhau rất cơ bản giữa hai mùa của gió mùa châu Á. Một trong những đặc trưng cơ bản đó là sự phân bố đất - biển của khu vực. Xét một cách chi tiết những đặc trưng này ta nhận thấy rằng, vào mùa hè nhánh đi lên của vòng hoàn lưu Hadley nằm ở trên lục địa và nhánh đi xuống nằm ở trên biển Ấn Độ Dương; còn trong mùa đông, nhánh đi lên nằm trên vùng Đông Nam Á và nhánh đi xuống nằm trên lục địa Trung Quốc và Siberia. Thêm vào đó, địa hình vùng Tây Tạng còn đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự khác nhau giữa hai mùa gió mùa. Tuy nhiên, trong mỗi mùa gió, ngoài hướng gió thịnh hành vẫn còn tồn tại những hướng gió khác xảy ra trong những khoảng thời gian ngắn, do các nhiễu động khí quyển quy mô nhỏ gây nên. Trong những tháng chuyển tiếp (tháng 4 và 10), các đặc trưng chủ yếu của gió mùa càng bị xáo trộn mạnh hơn. Như đã biết, gió mùa châu Á là một hệ thống gió mùa lớn nhất hành tinh. Hệ thống này có thể được phân thành gió mùa Nam Á (hay gió mùa Ấn Độ) và gió mùa Đông Á. Riêng gió mùa Đông Á lại còn được phân thành gió mùa Đông Bắc Á và gió mùa Tây Bắc Thái Bình Dương (hay gió mùa cận nhiệt đới Đông Á và gió mùa nhiệt 14 đới Tây Bắc Thái Bình Dương). Việc phân chia khu vực gió mùa này cũng khá phức tạp cho nên, đến nay vẫn tồn tại nhiều cách chia khác nhau. Theo Bin Wang, Steven Clemens và Ping Liu, kinh tuyến 1050E chạy qua sườn phía đông cao nguyên Tây Tạng và qua bán đảo Đông Dương là ranh giới phân chia gió mùa Nam Á với gió mùa Đông Á; vĩ tuyến 22,50N chạy qua phần phía nam lục địa Trung Quốc là ranh giới phân chia gió mùa Đông Bắc Á với gió mùa Tây Bắc Thái Bình Dương, theo đó, hệ thống gió mùa châu Á được phân thành các tiểu hệ thống gió mùa Nam Á (5-27,5 0N; 65-1050E), gió mùa nhiệt đới Tây Bắc Thái Bình Dương (5-22,5 0N; 105-1500E) và gió mùa cận nhiệt đới Đông Á (22,5- 450N; 105-1400E). c. Gió mùa Nam Á Gió mùa Nam Á có thể được đặc trưng bởi các thành phần sau đây: (1) áp cao Mascarene; (2) dòng xiết vượt xích đạo Đông Phi; (3) rãnh gió mùa ở phía bắc Ấn Độ; (4) mưa gió mùa; (5) mây gió mùa; (6) áp cao Tây Tạng và (7) dòng xiết gió đông nhiệt đới. - Áp cao Mascarene là một áp cao thuộc hệ thống áp cao cận nhiệt đới nằm trên nam Ấn Độ Dương có tâm ở vào khoảng 30 0S; 500E trên đảo Mascarene. Vào thời kì mùa hè ở bán cầu Bắc, tín phong đông nam từ áp cao này vượt qua xích đạo trên khu vực Somali (Đông Phi) thành dòng xiết Somali (hay dòng xiết Đông Phi). - Dòng xiết Somali là một dòng gió tầng thấp có cường độ cực đại vào tháng 78 và mạnh nhất trên mực 1-1,5km. - Rãnh gió mùa là một rãnh thấp nóng tầng thấp thuộc rãnh thấp xích đạo. Khi gió tây nam hội tụ vào rãnh cùng với gió đông ở rìa phía bắc thì tiềm năng của rãnh tăng lên đáng kể, nó có thể phát triển lên tới giữa tầng đối lưu, và rãnh thấp nóng trước đấy đã trở thành rãnh gió mùa. - Áp cao Tây Tạng là một cao áp tồn tại trong tầng đối lưu trên ở vùng bắc Ấn Độ, ngay trên rãnh gió mùa mặt đất. Từ tháng 7 đến tháng 9, cao áp này hoạt động trên cao nguyên Tây Tạng, sau đó di chuyển dần về phía đông nam. 15 - Dòng gió đông nhiệt đới là dòng gió ở rìa phía nam của áp cao Tây Tạng. Dòng gió này duy trì mạnh nhất từ tháng 7 đến tháng 9, khi áp cao Tây Tạng dịch chuyển lên vĩ độ cao nhất. - Mây và mưa gió mùa là những thành phần quan trọng của gió mùa Nam Á. Trong thời kì gió mùa hoạt động, trên khu vực từ bờ biển phía tây vịnh Bengal tới bắc vịnh Ả Rập tồn tại một màn mây dày đặc. d. Gió mùa Đông Á * Gió mùa mùa hè Trong mùa hè, gió mùa Đông Á được đặc trưng bởi các thành phần sau đây(1) áp cao châu Úc; (2) dòng gió vượt qua xích đạo ở 110 0E; (3) gió mùa tây nam; (4) dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ); (5) dòng tín phong; (6) áp cao Tây Bắc Thái Bình Dương; (7) front Meiyu trên vùng sông Trường Giang; (8) nhiễu động ngoại nhiệt đới và (9) Áp cao Tây Tạng và dòng gió đông nhiệt đới. Trong số các thành phần này, dòng gió từ áp cao châu Úc vượt xích đạo đi lên bán cầu Bắc là một yếu tố cực kì quan trọng, bởi nó mang theo một khối lượng ẩm to lớn. Khi sự khác biệt về khí áp giữa áp cao châu Úc và áp thấp nóng Trung Hoa gia tăng thì dòng vượt xích đạo sẽ được tăng cường. Dòng không khí này khá ổn định, khô và giữ được đặc tính này trong suốt quá trình vượt qua vùng đông nam Indonesia, rồi sau đó trở nên ẩm hơn và bất ổn định khi đến vùng Biển Đông. Trên bán đảo Malaysia, dòng gió này gặp gió mùa Nam Á gây nên mưa lớn. Bên cạnh đó còn có một dòng gió bắt nguồn từ áp cao Thái Bình Dương, một hệ thống khí áp rất quan trọng trong thời kì từ tháng 6 đến tháng 8. Tại nơi xuất phát, không khí trong áp cao này rất ổn định và khô, nhưng khi di chuyển về phía tây, dòng không khí này nhanh chóng bị biến tính và trở nên bất ổn định. Do đó, không khí nóng và ẩm bao trùm khu vực Philippin, đông nam bán đảo Đông Dương, Trung Quốc và Nhật Bản. Vì vậy, gió mùa mùa hè ở đây còn có hướng đông nam. 16 Nhân tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với gió mùa Đông Á là ITCZ từ Tây Bắc Thái Bình Dương chạy qua bán đảo Đông Dương. Đôi khi ITCZ liên kết với rãnh gió mùa trên vùng vịnh Bengal và Ấn Độ hoặc với xoáy thuận nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dương. Trên trục của ITCZ có dòng thăng mạnh nên mây đối lưu phát triển gây mưa lớn. Sự dịch chuyển của dải mây mưa này là dấu hiệu của sự thiết lập mùa mưa hay là sự mở đầu của gió mùa mùa hè. * Gió mùa mùa đông Vào mùa đông, trung tâm áp thấp được thay thế bởi một trung tâm áp cao lạnh ở vùng Siberia - Mông Cổ. Khu vực chịu ảnh hưởng của áp cao này có nhiệt độ rất thấp do cán cân bức xạ của bề mặt âm. Bởi vì dưới điều kiện bầu trời quang mây, bề mặt phủ đầy tuyết ở đây phát xạ sóng dài mạnh hấp thụ bức xạ sóng ngắn yếu. Những dòng không khí từ trung tâm áp cao lạnh này tràn tới Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, bán đảo Đông Dương và Tây Bắc Thái Bình Dương. Trên Biển Đông, ở khoảng vĩ tuyến 15-200N, những bộ phận không khí lạnh tách ra từ áp cao lạnh lục địa, đi ra vùng biển phía đông Trung Quốc, dần dần bị biến tính và bổ sung vào các lớp khí quyển tầng thấp của áp cao Thái Bình Dương và duy trì trung tâm áp cao này cũng như đới tín phong ở rìa phía nam của nó. Dòng gió bắc này hợp với dòng tín phong hướng đông bắt nguồn từ áp cao Thái Bình Dương tới, thổi về phía tây nam tạo nên gió mùa đông bắc thổi qua bán đảo Malaysia, hội tụ vào rãnh xích đạo. So với hoàn lưu gió mùa mùa hè thì hoàn lưu gió mùa mùa đông yếu hơn. Lân cận khu vực xuất phát, áp cao lạnh lục địa không phát triển đến độ cao lớn. Trên hầu khắp lục địa châu Á, gió tại mực 700mb có hướng tây. Điều đó chứng tỏ gió mùa mùa đông chỉ phát triển đến dưới mực 700mb. Đới gió tây này được tách ra thành hai nhánh bắc và nam trên khu vực cao nguyên Tây Tạng, rồi lại hợp lưu ở phía đông cao nguyên này. Vùng hợp lưu này mở rộng ra tận nam Nhật Bản. Trong khu vực hợp lưu này thường hình thành các áp thấp. 1.3 Địa hình và mặt đệm 1.3.1. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu 17 Địa hình có ảnh hưởng nhiều đến khí hậu. Những dạng địa hình lớn như núi có ảnh hưởng đặc biệt lớn tới khí hậu. Vì vậy, ở miền núi thường hình thành loại khí hậu riêng, gọi là khí hậu miền núi. Nghiên cứu tác dụng của núi tới từng yếu tố khí hậu, ta thấy cường độ bức xạ Mặt trời tăng theo độ cao vì tầng khí quyển mỏng hơn và độ trong suốt cao hơn. Ngược lại, bức xạ khuếch tán ở trên núi giảm theo độ cao. Bức xạ nhiệt trên núi có trị số lớn do càng lên cao bức xạ Mặt trời càng tăng và càng lên cao lượng hơi nước càng giảm và độ trong suốt càng tăng. Nhưng sự tăng của cường độ bức xạ trực tiếp theo độ cao không đủ bù cho lượng nhiệt bị mất đi vì bức xạ xảy ra liên tục trong suốt ngày đêm. Trên núi lượng nhiệt mất vì bức xạ nhiều hơn lượng nhiệt nhận được dưới dạng năng lượng bức xạ trực tiếp vì vậy ở miền núi nhiệt độ giảm theo độ cao. Ở trên núi, nhiệt độ trung bình của đất cao hơn nhiệt độ không khí. Sự chênh lệch này, một phần là do ở trên núi sự tăng của bức xạ Mặt trời làm cho mặt đất bị nóng nhiều và lượng nhiệt chứa trong đất cũng tăng, mặt khác là do tốc độ gió tăng, nhờ đó không khí mới luôn lạnh hơn từ khí quyển tự do tràn tới sườn núi. Trên núi, nhiệt độ không khí giảm theo độ cao, trung bình giảm 0,6 0C/100m. Tuy nhiên, không phải bao giờ nhiệt độ trên núi cũng giảm, trong nhưng đêm lặng gió, trời quang và về mùa đông thì cả ban ngày ở trên núi nhiệt độ cũng tăng lên tới một độ cao nào đó, vì vậy ở trên cao thường nóng hơn ở thung lũng. Hiện tượng này gọi là nghịch nhiệt, chúng xảy ra bởi ở từ trên cao không khí lạnh theo sườn núi tràn xuống dưới và được thay thế bởi không khí nóng hơn từ trong khí quyển tràn tới. Do vậy ở trên cao mùa đông thường ấm hơn ở dưới thấp. Trên núi, biên độ năm của nhiệt độ giảm theo độ cao. Như vậy, theo đặc điểm của sự biến thiên của biên độ nhiệt độ năm ta thấy, khí hậu của miền núi gần giống khí hậu đại dương. Trên cao nguyên cao, biên độ năm cũng như biên độ ngày của nhiệt độ không khí đều tăng, đồng thời cực đại và cực tiểu của nhiệt độ không khí đều đến chậm hơn so với ở đồng bằng. Vì độ ẩm tuyệt đối của không khí giảm theo độ cao do nhiệt độ không khí giảm theo độ cao. Nhiệt độ càng thấp, lượng hơi nước có thể chứa trong cùng một thể tích 18 không khí càng ít. Trên núi cao độ ẩm tuyệt đối thường có giá trị cực đại vào sau trưa và cực tiểu vào lúc Mặt trời gần mọc. Độ ẩm tương đối ít thay đổi theo độ cao, nhưng ở độ cao của mây nó có thể đạt tới trị số lớn. Còn về biến trình ngày của độ ẩm tương đối thì ở trên núi về mùa hè độ ẩm có trị số thấp vào ban đêm và buổi sáng, còn vào ban ngày chúng tăng lên vì có sự vận chuyển hơi nước từ dưới lên trên do các dòng thăng. Trong biến trình năm, ở trên núi miền ôn đới độ ẩm tương đối có giá trị lớn nhất vào mùa hè, điều này có liên quan đến sự phát triển của dòng thăng và có giá trị nhỏ nhất vào mùa đông vì trong thời gian này trên núi thịnh hành dòng chuyển động đi xuống. Ở vùng núi, mây có liên quan chặt chẽ với độ cao. Trên núi, về mùa hè ban ngày lượng mây lớn nhất, đặc biệt là vào khoảng giữa trưa khi có các dòng đi lên mang theo nhiều hơi nước lên cao. Về mùa hè, lượng mây thường ít nhất vào buổi sáng. Ngược lại, về mùa đông lượng mây ít nhất thường thấy vào khoảng giữa trưa. Trong biến trình năm, lượng mây nhỏ nhất vào mùa đông và lớn nhất vào mùa hè. Trên núi, số ngày trời quang lớn nhất vào mùa đông và ít nhất về mùa hè. Bởi vì, vào mùa đông độ cao ngưng kết của hơi nước ở thấp hơn so với vào mùa hè, vì thế các lớp mây hình thành ở thấp và do đó về mùa đông đỉnh núi lại ở cao hơn những lớp mây này. Ngoài ra, trong vùng nằm giữa dãy núi, về mùa đông hơi nước hầu như không tới được vì nó ngưng kết trên các sườn núi phía ngoài. Ở miền núi, mây hình thành ở gần mặt sườn núi được coi là sương mù. Cho nên trên núi có nhiều ngày có sương mù và càng lên cao số ngày có sương mù càng tăng. Trên sườn núi đón gió ẩm và nóng, sương mù xuất hiện đặc biệt nhiều. Ở đây có những điều kiện rất thuận lợi để hình thành sương mù, vì không khí nóng và ẩm bị đẩy lên cao theo sườn núi và bị lạnh đi đoạn nhiệt. Về ban đêm, trên núi thường quan sát thấy sương mù bức xạ. Phía trên các băng hà hình thành thứ sương mù gọi là sương mù do bị lạnh. Trên núi, giáng thuỷ tăng theo độ cao, nhưng sự tăng này chỉ lên tới một giới hạn nhất định tuỳ theo điều kiện địa lí, mùa trong năm,... Ví dụ như trên dãy Hymalaya về mùa hè độ cao giới hạn này là 1300m và mùa đông còn cao hơn. Trên 19 núi, lượng giáng thuỷ phụ thuộc vào chiều hướng của sườn núi đối với hướng gió. Ở phía sườn đón gió giáng thuỷ nhiều, còn sườn khuất gió giáng thuỷ ít. Lượng mưa ở Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. 1.3.2 Ảnh hưởng của bề mặt đệm 1.3.2.1. Sự phân bố lục địa và đại dương Đất và nước có ảnh hưởng khác đến khí hậu. Nước là một vật thấu quang, vì thế bức xạ mặt trời có thể xuyên vào sâu. Nước có nhiệt dung lớn, cho nên nước nóng lên và lạnh đi chậm hơn đất. Ngoài ra, nước có tính linh động nên sự chuyển động của chúng theo phương nằm ngang cũng như phương thẳng đứng sẽ vận chuyển nhiệt từ vùng này sang vùng khác, từ lớp này xuống lớp khác, có tác dụng điều hoà nhiệt. Sự truyền nhiệt vào các lớp nước sâu hơn được thực hiện chủ yếu bằng chuyển động loạn lưu. Vì nước rất linh động nên trong những chuyển động khác nhau trong nước hình thành những xoáy nhỏ di chuyển không những theo chiều nằm ngang mà cả theo chiều thẳng đứng. Những chuyển động xoáy này làm cho nhiệt truyền xuống các lớp nước sâu hơn bằng hỗn hợp. Trong những điều kiện này, nhiệt lượng do các lớp nước trên hấp thụ truyền xuống những khối nước lớn dưới sâu khiến cho nhiệt độ của nước được san bằng và biến thiên ít theo độ sâu. Vì vậy sự biến thiên của nước nói chung sẽ không lớn. Nhiệt độ của không khí trên mặt nước, trên đảo và miền duyên hải cũng ít biến thiên. Do đó đại dương, biển và những hồ lớn giữ vai trò như những máy điều hoà nhiệt, làm giảm biên độ hàng ngày cũng như hàng năm của nhiệt độ. Sự bốc hơi của nước muối từ mặt biển và đại dương cũng có một tầm quan trọng nào đó trong sự truyền nhiệt vào sâu trong nước. Khi bốc hơi mạnh, nước biển mặn ở lớp trên nặng hơn và do đó chìm xuống dưới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền nhiệt xuống các lớp nước sâu hơn. Khi bị lạnh các lớp nước ở trên trở nên nặng hơn và vì thế chìm xuống dưới và có nước nóng từ lớp nước sâu hơn lên thay thế. Như vậy, sinh ra hiện tượng đối lưu 20 làm cho các lớp nước xáo trộn theo chiều thẳng đứng. Về mùa thu khi nước bị lạnh đi, chuyển động lên xuống của nước xảy ra cho đến khi nhiệt độ của các lớp nước đạt tới 40 mới thôi, vì ở nhiệt độ này nước ngọt có mật độ lớn nhất. Sau đó sự xáo trộn ngừng lại và lớp nước trên bắt đầu lạnh đi rất mạnh, cho đến lúc đông thành băng. Sự nóng lên và lạnh đi của lục địa và đại dương xảy ra theo một cách khác. Trong trường hợp, này sự truyền nhiệt chỉ được thực hiện bằng phương pháp dẫn nhiệt. Bằng phương thức này, sự nóng lên và lạnh đi của lục địa truyền xuống một độ sâu nhỏ hơn so với sự nóng lên và lạnh đi của nước. Điều đó gây lên những dao động lớn của nhiệt độ mặt lục địa, và do đó, của cả không khí trên lục địa. Lục địa mất rất nhiều nhiệt để làm nóng không khí. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng đất cát mất đi 37% số nhiệt nhận được để làm nóng không khí và giữ lại 63%; cát mất đi 49% lượng nhiệt nhận được và giữ lại 51%. Như vậy tác dụng nhiệt của mặt đất đối với lớp không khí sát đất rất lớn. Mặt nước có tác dụng nhiệt hoàn toàn khác. Nhiệt độ lớp nước trên mặt đại dương biến thiên rất ít trong ngày. Cho nên mặt nước không ảnh hưởng đến biến trình hàng ngày của nhiệt độ không khí trên mặt nước, và biến trình hàng ngày của nhiệt độ không khí hầu như không phụ thuộc vào trạng thái nhiệt của mặt nước. Nhưng mặt nước có ảnh hưởng nhiều đến biến trình năm của nhiệt độ không khí, nhất là khi nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí khác nhau nhiều. Về mùa đông, hồ biển và đại dương tích luỹ dần dần được rất nhiều nhiệt và toả một lượng nhiệt lớn vào không khí trong mùa lạnh. Nhờ có sự toả nhiệt này, sự biến thiên hàng năm của nhiệt độ không khí dịu đi rất nhiều. ở miền ven biển, mùa xuân và mùa hè mát mẻ, vì trong những mùa này nước nóng lên rất chậm. Ngược lại, mùa thu và mùa đông ấm hơn vì nước toả một lượng nhiệt năng tích luỹ được trong mùa nóng. Nhiệt dung khác nhau của nước và lục địa và nhất là sự khác nhau về phương thức truyền nhiệt là nguyên nhân tạo nên loại khí hậu đặc biệt trên biển và đại dương, trên đảo và miền duyên hải, gọi là khí hậu biển hay khí hậu hải dương. Còn khí hậu hình thành trên lục địa gọi là khí hậu lục địa. 21 Độ lục địa của khí hậu được quy định chủ yếu bởi trị số của biên độ hàng ngày và hàng năm của nhiệt độ không khí, trị số của độ ẩm và lượng mây và cả lượng giáng thuỷ. Biên độ hàng ngày và hàng năm lớn, độ ẩm và lượng mây thấp và cả lượng giáng thuỷ hàng năm thấp đặc trng cho độ lục địa cao của khí hậu. Ngược lại, biên độ nhỏ, độ ẩm cao, lượng mây lớn và lượng giáng thuỷ lớn, chứng tỏ ảnh hưởng lớn của biển đến khí hậu. Cho nên, độ lục địa của khí hậu phụ thộc vào sự phân bố tương đối của đất liền và nước. Ngoài ra chúng còn bị quy định bởi cường độ và tần suất của các dòng không khí từ đại dương tràn vào trong lục địa. Những dòng không khí này càng mạnh và càng hay đi vào lục địa thì tính lục địa của khí hậu càng thấp. Đặc biệt có tầm quan trọng là những dòng không khí từ đại dương tràn vào về mùa đông, khi các đại dương biến thành những lò sưởi to lớn và từ đại dương không khí ấm tràn vào lục địa. Điều kiện khí hậu của một số nơi được quy định rất nhiều bởi gió mùa, ví dụ ở ven biển Ấn Độ Dương, những miền đông Châu Á,... ở những miền này, gió mùa tạo nên chế độ khí hậu gió mùa riêng, với mùa hè nhiều mưa và mùa đông khô hanh. Những dòng nước biển có ảnh hưởng nhiều đến khí hậu. Những dòng nước biển nóng chảy về các vĩ độ cao, ví dụ dòng Gulftream, tạo nên một loại khí hậu riêng. 1.3.2.2. Lớp phủ đất và lớp phủ thực vật Lớp phủ đất có ảnh hưởng nhiều đến khí hậu. Như đã biết, bức xạ Mặt trời bị hấp thụ chủ yếu không phải bởi khí quyển mà bởi mặt đất: mặt đất biến năng lượng bức xạ mặt trời thành nhiệt năng và nóng lên. Sau đó một phần nhiệt năng này truyền vào không khí và làm không khí nóng lên. Như vậy mặt đất là nguồn cung cấp nhiệt trực tiếp cho khí quyển, trừ những lớp khí quyển rất cao. Cho nên trạng thái vật lí của lớp không khí gần mặt đất phụ thuộc rất nhiều vào loại đất và trạng thái vật lí của các lớp đất trên mặt nói riêng và trạng thái của chúng. Khi có lớp phủ thực vật thì giới hạn ngoài của màn cây là mặt hoạt động. Mặt này có khả năng hấp thụ và để lọt ánh sáng mặt trời khác với mặt đất. Cho nên, tác dụng của màn cây đối với lớp không khí sát đất cũng khác. Về mùa nóng lớp phủ 22 thực vật che chở cho mặt đất khỏi bị đốt nóng, nhiệt độ mặt đất bị cây phủ thấp hơn mặt đất trơ bụi. Ban đêm, trên mặt đất có cây phủ nhiệt độ cao hơn, vì lớp cây phủ giữ lại nhiệt độ mặt đất bức xạ. Trong màn cây độ ẩm không khí cao. Tất cả những hiện tượng này cho không khí dưới màn cây có đặc điểm khác với không khí ngoài chỗ trống ở cùng độ cao. Vì thế, thực vật mà những điều kiện phát triển nói chung phụ thuộc vào khí hậu lại có thể ảnh hưởng rõ rệt đến khí hậu của nơi nó mọc. Đặc biệt rừng có ảnh hưởng rõ rệt đến khí hậu. CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN 2.1. Đối với địa hình Địa hình là tổng hợp tất cả các dạng hình thái của bề mặt Trái Đất nói chung hay một khu vực nói riêng, nó là kết quả của sự tác động tương hỗ giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh được thể hiện trên bề mặt Trái Đất. Khí hậu là nhân tố đóng vai trò rất lớn trong việc thành tạo các dạng địa hình trên Trái Đất, nhất là đối với các dạng địa hình có nguồn gốc ngoại sinh. Vai trò của khí hậu được thể hiện khá rõ nét trong việc thành tạo các dạng địa hình, hình thái địa hình và các yếu tố địa hình. Dạng địa hình là yếu tố cơ bản của địa hình bề mặt đất, có kích thước không lớn, có quá trình thành tạo liên quan đến các nhân tố tạo địa hình xác định. Về mặt hình thái, các dạng địa hình đơn giản có thể là dương quả đồi, cồn cát, doi cát… có thể là âm như phễu karst, mương xói, khe rãnh… Còn những dạng địa hình phức tạp có thể dương như dãy núi, cao nguyên; hoặc âm như thung lũng sông lớn, bồn địa… Đối với dạng địa hình đồi núi, yếu tố khí hậu có vai trò quan trọng trong việc bào mòn độ cao. Điều đó có thể thấy rõ những đỉnh núi cao nhất trên cùng một đới thường xấp xỉ bằng nhau. Đó là do tốc độ nâng lên và tốc độ bóc mòn của các yếu tố 23 khí hậu xấp xỉ bằng nhau. Còn đối với dạng địa hình đồng bằng, khí hậu sẽ tạo ra các đường nét chi tiết cho mỗi đồng bằng riêng biệt. Đối với các dạng địa hình bóc mòn, bồi tụ thì các yếu tố của khí hậu tham gia vào với tư cách là tác nhân chính, thông qua các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Quá trình phong hóa là quá trình làm phá hủy, làm thay đổi các loại đất đá dươis tác động của các yểu tố ngoại sinh, trong đó có khí hậu. Khí hậu tma gia trực tiếp vào quá trình phong hóa vật lí, hóa học và gián tiếp thông qua phong hóa sinh vật. Trong phong hóa vật lí, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước do nhiệt độ thấp … làm phá hủy đất đá. Cũng do đó mà ở khu vực hoang mạc và vùng địa cực, quá trình phong hóa vật lí diễn ra mạnh hơn các vùng khác, hình thành vật liệu và các dạng địa hình khác nhau. Trong phong hóa hóa học, các chất có trong nước mưa làm thay đổi, bào mòn đi các vật liệu bở rời, dễ hòa tan, hình thành dạng địa hình đặc biệt, địa hình Karst. Quá trình bóc mòn (xâm thực) mà nhân tố khí hậu có vai trò tích cực nhất trong các nhân tố ngoại sinh tác động đến. Đáng kể nhất là các dạng địa hình thổi mòn do gió, gió mang theo những vật liệu nhỏ, bắn phá vào các bề mặt đất đá, tạo ra các dạng địa hình như nấm đá, cột đá, bề mặt đá rỗ tổ ong… Khí hậu còn tạo ra các hiện tượng đất trượt, đá lở, nhất là ở các vùng đất đai bở rời, kếu cấu yếu, gặp mưa lớn kéo dài. Trong các dạng địa hình bồi tụ, gió cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn, hình thành các kiểu địa hình đặc trung như các cồn cát, đồi cát… Khí hậu có tính phân đới, do đó tác động không nhỏ đến tính phân đới của địa hình. Mỗi đới khí hậu sẽ có các kiểu đới địa hình đặc trưng. Ví dụ như đới khí hậu khô hạn, thì tất yếu ở đó sẽ có các dạng địa hình hoang mạc và bán hoang mạc… Tại Việt Nam, khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên địa hình nuocs ta cũng có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Biểu hiện của nó là quá trình xâm thực nhanh ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng. Tại vùng núi, tại các sườn 24 dốc bị mất lớp phủ thực vật bị phá hủy, đất đai bị xói mòn, hay xảy ra lũ quét khi mưa lớn. Các vùng núi đá vôi bị nước mưa hòa tan tạo nên các dạng địa hình karst độc đáo, mùa mưa hay xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở….Tại vùng đồng bằng đó là quá trình bồi tụ nhanh các vật liệu bóc mòn ở miền núi. Hàng năm các đồng bằng châu thổ vẫn tiếp tục lấn biển hàng trăm mét. Hơn nữa, nền địa hình nước ta được phủ bởi một lớp phủ thổ nhưỡng dày, đó là kết quả của nền nhiệt ẩm dồi dào của Việt Nam. 2.2. Đối với thủy văn Có nhiều quan điểm khác nhau về sông ngòi, theo Hoàng Ngọc Oanh và Nguyễn Văn Âu thì sông ngòi là tổng thể các dòng chảy thường xuyên, trong dó dòng nước đóng vai trò quyết định. Một số tác giả khác lại có cách hiểu đơn giản hơn về sông ngòi, đó là tập hợp dòng chảy thường xuyên từ nơi có địa hình cao về nơi có địa hình thấp… Khi nghiên cứu về thủy văn, người ta thường quan tâm tới các đặc trưng thủy văn, tức là các yếu tố cơ bản, trong đó đặc biệt quan tâm đến mạng lưới sông ngòi, lưu vực sông, lưu lượng dòng chảy, lưu lượng cát bùn, thủy chế sông ngòi… trong đó khí hậu là nhân tố có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới các đặc trưng cơ bản của sông ngòi. Ở một khía cạnh nhất định, nói về vai trò của khí hậu đối với sông ngòi, Kanexnic cho rằng “sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”. 2.2.1. Vai trò của khí hậu đối với sự hình thành mạng lưới sông ngòi Nhìn tổng quan trên bản đồ tự nhiên thế giới và bản đồ phân bố lượng mưa, ta dễ dàng nhận ra rằng những nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc thường khá trùng khớp với những nơi có lượng mưa lớn, và tất nhiên kèm theo đó là những nới có lãnh thổ đất liền rộng và ngược lại. Để đánh giá người ta dùng tiêu chí mật độ sông ngòi, đó là tỉ lệ giữa tổng chiều dài các sông suối với tổng diện tích lãnh thổ. Như vậy, những nơi có lượng mưa lớn, đất đá ít thấm nước thường là nơi có mật độ sông suối cao. Trên phạm vi toàn lục địa, thì khu vực xích đạo, cận nhiệt gió mùa, và khu vực ôn đới gió mùa là những khu vực có mạng lưới sông ngòi dày hơn, nhất là khu vực xích đạo, nơi có lượng mưa lớn, khá đều quan năm. Đó cũng là lí do giải thích vì sao 25 khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á, miền đông Trung Quốc… lại là những khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Ngược lại, ở các khu vực có lượng mưa ít, như các vùng hoang mạc hoặc bán hoang mạc, nhũng vùng khuất gió hay nằm sau trong nội địa, nơi lượng mưa ít thì mạng lưới sông ngòi kém hơn. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa cao và độ ẩm lớn. Điều đó làm cho Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ sông suối trung bình khoảng 1.5km/km 2. Tuy nhiên mật độ này phan bố không đều theo lãnh thổ, mật dộ cao nhất ở các đồng bằng châu thổ, có thể lên đến 24km/km2, sườn đón gió khoảng 1.5 km/km2, ít hơn là các khu vực núi đá vôi, những nơi khuất gió và những vùng khô khan. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài trên 10km, trong dó có 106 dòng chính, còn lại là các phụ lưu. Đi dọc bờ biển, cứ 20 km lại có một của sông đổ ra. 2.2.2. Vai trò của khí hậu đối với lưu lượng dòng chảy sông ngòi a. Đối với dòng chảy nước Đây là dòng chảy có ý nghĩa quan trọng nhất, quyết định các dòng chảy khác của sông ngòi và đặc trưng cho sự tồn tại của sông ngòi. Trong những nhân tố ảnh hưởng dòng chảy nước của sông ngòi thì nhóm nhân tố khí tượng thủy văn có vai trò quan trọng nhất, quyết định đối với lượng nước và chế độ nước sông. Với tư cách là nhân tố giữ vai trò chủ đạo, khí hậu –khí tượng giữ vai trò là nguồn cung cấp nước cho sông ngòi. Nguồn cung cấp nước cho sông có thể là nước mưa, tuyết hoặc bang tan. Trong đó lượng nước rơi có ảnh hưởng lớn nhất. Những nơi có lượng nước rơi phong phú, dòng chảy sẽ lớn và ngược lại, những nơi khô khan dòng chảy sẽ giảm đi, có thể trở thành các uet hay takưa…Theo M.I.Lovich, lượng nước rơi giảm dần từ xích đạo về hai cực, đặc biệt là các miền hoang mạc lượng mưa thấp, điều đó ảnh hưởng đến lưu lượng nước ở các khu vực này. Hình thức nước rơi cũng có ảnh hưởng đến lưu lượng nước sông, những nới nước rơi ở thể lỏng, thông thường nơi đó sông suối có lưu lượng nước lớn hơn là 26 những nơi có nước rơi ở thể xốp (tuyết). Bởi thế các sông ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt thường là các sông có lưu lượng nước lớn như hệ thống sông Amazon ở Nam Mỹ, hệ thống sông Ấn – Hằng ở Nam Á, hệ thống sông Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang ở Trung Quốc, hệ thống sông Hồng, Sông Mê Công ở Việt Nam…, còn ở khu vực ôn đới và hàn đới, các sông thường nhỏ hơn, lưu lượng nước ít hơn. Bên cạnh ngồn cung cấp nước, các yếu tố khí tượng cũng ảnh hưởng đến sông ngòi thông qua sự bốc hơi nước của sông suối qua yếu tố nhiệt. Lượng nước bốc hơi từ sông ngòi cũng có xu hướng giảm dần từ xích đọa về hai cực, đặc biệt trong các miền hoang mạc, lượng bốc hơi lớn hơn cả lượng nước rơi, làm cho dòng chảy rất khó tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nhiệt dộ không khí còn phức tạp hơn, nó làm giảm độ ẩm tương đối và tăng cường cho quá trình bốc hơi, đồng thời làm tuyết và băng tăn làm tăng lượng nước cho sông ngòi. Ở Việt Nam, do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, nên nguồn cung cấp nước cho sông của chúng ta là do mưa rơi. Lượng mưa lớn làm cho lưu lượng dòng chảy phong phú. Tổng lượng nước của sông ngòi Việt Nam vào khoảng 839 tỉ m 3, trong đó lượng phát sinh trong lãnh thổ nước ta chiếm 38.5%, lượng nước đổ ra bên ngoài lãnh thổ chiếm 1.5%, 60% lượng nước nhận được từ bên ngoài lãnh thổ. Ở nước ta có các hệ thống sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. Riêng hệ thống sông Cửu Long chiếm 60% lưu lượng nước của toàn bộ hệ thống sông ngòi nước ta; hệ thống sông Hồng chiếm 15%, còn lại là các hệ thống sông khác. b. Đối với dòng chảy cát bùn Dòng chảy cát bùn ở đây là những hạt vật chất ở thể rắn như bùn, cát, cuội, sỏi… bị dòng nước xâm thực và vận chuyển đi trong lòng sông (còn gọi là dòng phù sa hay dòng chảy rắn). Tổng lượng phù sa của các sông suối toàn thế giới khoảng 12,0.109 tấn/năm. Sông ngòi nào cũng có cát bùn, song lượng dòng chảy cát bùn lại có sự khác nhau giữa các lưu vực sông, tùy thuộc vào các điều kiện tác động của các nhân tố như dòng nước, nhân tố tự nhiên và nhân tố con người. Trong đó, khí hậu là 27 nhân tố giữa vai trò quan trọng hơn cả trong nhóm các nhân tố điều kiện địa lí tự nhiên tác động đến dòng chảy cát bùn. Khí hậu có tác động trực tiếp đến các quá trình phong hóa vật lí, hóa học với đất đá trong lưu vực sông ngòi, làm cho đất đá bị vụn bở, đẽ bị xói mòn rửa trôi theo dòng nước. Bên cạnh đó, khí hậu còn tác động gián tiếp đến dòng chảy cát bùn thông qua yếu tố địa mạo, thực vật… Langben và Sum đã nghiên cứu và đưa tới nhận xét là lượng dòng chảy cát bùn đạt giá trị cực đại trong các vùng có lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 375mm/năm. Độ đục của sông ngòi trong các vùng khí hậu này thường rất lớn: sông Công gô là 16kg/m 3, Hoàng Hà là 40kg/m3 … Đặc biệt vùng này hay xảy ra lũ bùn như ở Trung Á hay Địa Trung Hải… Ngược lại trong các miền khí hậu lạnh và ẩm, lượng cát bùn lại giảm đi đáng kể. Ở Việt Nam, các hệ thống sông ngòi nước ta có hệ số xâm thực lớn trên nền địa hình dốc và nền nhiệt, ẩm cao. Hàm lượngphù sa trung bình 226 tấn/km 2/năm, hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển ra biển khoảng 200 triệu tấn (trong đó hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 60% tổng lương phù sa của sông ngòi nước ta), hệ thống sông Cửu Long là 70 triệu tấn/năm (35%), còn lại là các hệ thống sông khác. 2.2.3. Vai trò của khí hậu đối với thủy chế sông ngòi Đối với chế độ thủy văn, khí hậu là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là sự phân mùa trong khí hậu, cụ thể đó là phân mùa trong chế độ mưa, nó ảnh hưởng đến sự phân mùa trong chế độ nước sông và cường độ nước sông. Thứ nhất, sự phân mùa trong chế độ mưa (đối với các sông ngòi có nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa) ảnh hưởng tới chế độ lũ – cạn của thủy văn. Thông thường mùa mưa của khí hậu cũng là mùa lũ của sông ngòi, và ngược lại, mùa khô của khí hậu là mùa cạn của sông ngòi. Tuy nhiên, có nhiều khu vực có chế độ mưa phúc tạp, do đó chế độ nước sông cũng có sự phân hóa theo. Trong năm, nếu chỉ có một mùa mưa – khô, thì chế độ nước sông cũng đơn giản, có một mùa lũ và một mùa cạn. Loại này khá phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Còn nếu sông có hai(hay 28 nhiều hơn) một mùa lũ và hai 9hay nhiều hơn) một mùa cạn gọi là chế độ nước phức tạp (như sông Công gô, Sôchi…). Thời gian lũ cũng khác nhau theo từng khu vực, hầu hết sông ngòi có lũ vào mùa hạ (do mùa hạ trùng với mùa mưa), cạn vào mùa đông (đây là mùa khô); nhưng có khu vực mùa lũ vào mùa thu đông như sông ngòi ở trung bộ Việt Nam, hay sông ngòi vùng Địa Trung Hải… Đối với các sông ngòi có nguồn cung cấp nước chủ yếu bởi băng và tuyết tan, thì thường có lũ vào xuân – hạ và bị đóng băng vào thu – đông, nên chế độ nước cũng thất thường. Bên cạnh đó, xét chế độ nước sông còn lưu ý tới cường độ lũ. Mùa lũ thường chiếm một lượng nước lớn trong năm, ở Việt Nam thường dao động khaonr 60 – 90%, trung bình là 70% của năm. Để chính xác hơn, xét cả thời đoạn lũ, nó phụ thuộc vào thời gian mưa mùa. Ví dụ như ở Việt Nam thời đoạn lũ kéo dài từ 3-6 tháng, thông thường 4-5 tháng/ năm. Thời gian lũ của các sông miền bắc từ tháng 5- 9, sông ngòi miền trung từ tháng 9-12, đặc biệt xuất hiện lũ tiểu mãn vào đầu hạ; ở miền Nam, sông ngòi lũ từ tháng 6 – 11 nhưng đỉnh lũ vào tháng 9, 10. Thứ hai, xét ảnh hưởng của khí hậu đến phân bố dòng cát bùn. Giống như sự phân hóa chế độ nước sông, dòng chảy cát bùn cũng phụ thuộc vào lượng mưa và phân hóa lượng mưa. Vào mùa mưa, lượng dòng chảy cát bùn lớn hơn rất nhiểu, do hiện tượng xâm thực mạnh mẽ. Ngược lại vào mùa khô, lượng dòng chảy cát bùn giảm đi rõ rệt, cùng với sự giảm đi của lưu lượng nước. Ngoài ra, chế độ thất thường của khí hậu cũng tác động tới chế độ thất thường của sông ngòi. Năm mưa nhiều, lượng nước sông cao, lũ dữ, năm mưa ít, lượng nước sông ít, lũ hiền hòa hơn, sức ảnh hưởng ít hơn. Nói tóm lại, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sông ngòi, chính vì thế Voiekov đã dựa vào sự phân loại khí hậu để phân loại sông ngòi (năm 1884). Ông chia ra 3 nhóm sông ngòi: sông có nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan, sông có nguồn cung cấp nước là mưa, sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp. Sự phân tích ở trên đã 29 chứng minh cho nhận định của Kanexnick là có cơ sở “sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định”. 2.3. Đối với thổ nhưỡng Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, đưuọc đặ trưng bởi độ phì (là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển). Trong quá trình nghiên cứu của mình, V.V. Đôcutsaev đã nhận định “ Đất là một vật thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản phẩm của hoạt động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tuổi và địa hình của địa phương”. Như vậy, trong khái niệm của Đôcutsaev, ta cũng nhận thấy ông đã nêu cao vai trò của các nhân tố hình thành đất, trong đó có khí hậu. Nhân tố khí hậu giữ vai trò tiên phong trong quá trình hình thành đất thông qua sự tác động trực tiếp hay gián tiếp. Chính nhiệt độ, mưa và các chất khí (ô xi, ni tơ, cacbonic) đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa, đó là những vật liệu cơ bản, từ đó hình thành đất. Như vậy, khí hậu đã ảnh hưởng đến sự thành tạo đất ngay từ lúc phát sinh. Trong quá trình phát triển của đất, các yếu tố nhiệt, nước, khí đã ảnh hưởng tới cường độ và chiều hướng phát triển của quá trình hình thành đất. Khí hạu là nhân tố chủ đạo tham gia vào các quá trình phong hóa (vạt lí và hóa học), tạo nguyên liệu cơ sở cho sự hình thành đất. Trong các khu vực nhiệt đới ẩm, xích đạo có độ ẩm cao, nguồn nhiệt lớn, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng dày. Trái lại ở sa mạc, hoang mạc hoặc ở đài nguyên, lớp đất mỏng, thô vì yếu tố nhiệt và ẩm không thuận lợi do đó quá trình hình thành đất yếu, lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng mỏng. Bên cạnh đó, khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua yếu tố sinh vật. Trong các đới khí hậu khác nhau trên Trái Đất, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật là không đồng đều. Do đó, số lượng và chất lượng các tàn tích hữu 30 cơ sẽ khác nhau. Điều đó ảnh hưởng tới sự trao đổi năng lượng và vật chất trong tiểu tuần hoàn sinh vật trong quá trình thành tạo đất. Tại Việt Nam, do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nên có tác động rất lớn đến quá trình hình thành đất. Tại Việt Nam, quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt cao, ẩm lớn, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, làm cho tầng đất dày. Thêm đó, lượng mưa ở nước ta lớn làm rửa trôi các chất bazơ dễ hòa tan (Ca 2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng thòi có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng nên đất chủ yếu ở nước ta là đất feralit đỏ vàng. Bên cạnh đó, khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng nên đất đai nước ta có sự phân hóa đa dạng theo qui luật địa đới và phi địa đới. 2.4. Đối với sinh vật Sự xuất hiện của sinh quyển trong lớp vỏ địa lí đã ảnh hưởng rất nhiều đến sựu phát triển của các quyển khác trên Trái Đất. Sinh vật trên Trái Đất rất đa dạng và phức tạp, sự phân bố của chúng phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, nhất là yếu tố khí hậu. Khí hậu có vai trò rất to lớn trong sự phát sinh, phát triển và phân bố của sinh vật. Các yếu tố của khí hậu được xếp vào nhóm các nhân tố vô sinh tác động lên sinh vật và sự thích nghi của chúng, nó bao gồm các yếu tố sau: 2.4.1. Ánh sáng Ánh sáng là yếu tố sinh thái quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí khác của cơ thể sống, nhất là thực vật. Ánh sáng điều khiển chu trình sống của động thực vật. * Đối với thực vật Đối với cây xanh, ánh sáng là điều kiện sinh tồn quan trọng bậc nhất. Nhờ ánh sáng cây xanh mới có thể quang hợp, nên ánh sáng được coi là nguồn sống của thực vật. Dựa vào nhu cầu ánh sáng của cây xanh mà chia ra cây ưa sáng (phát triển tốt 31 trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, khi thiếu ánh sáng cây kém phát triển, thậm chí chết); cây ưa bóng (thường sống ở những nơi ít ánh sáng, chủ yếu dưới tán rừng, trong các hang động… Loại thứ 3 là cây chịu bóng là loại cây trung gian giữa hai loại trên, đó là loại cây ưa ánh sáng vừa phải, khi bị che sáng chúng vẫn không bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào nhu cầu thời gian chiếu sáng mà chia ra cây ngắn ngày, cây đà ngày (trong nông nghiệp). Bên cạnh đó ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái thực vật. Đó là tính hướng sáng, tính vượt tán… * Đối với động vật Ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng định hướng, sự sinh trưởng và sinh sản của động vật. - Nhờ ánh sáng, động vật có thể định hướng trong không gian, do đó có thể đi xa và trở về nơi cũ. - Cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản và sinh trưởng của động vật. Sự thay đổi cường độ sáng theo chu kì tạo nên nhịp điệu sinh học, hay còn gọi đồng hồ sinh học ở động vật (bao gồm nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa). Dựa vào sự thích nghi của động vật với ánh sáng người ta chi thành hai nhóm động vật: Ưa sáng và ưa tối. Từ đó làm xuất hiện các bản năng của động vật theo sáng – tối. 2.4.2. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố sinh thái của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển và phân bố của sinh vật. Mỗi loài sinh vật có thể sống trong một giớ hạn nhất định về nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên hay giảm xuống quá giới hạn chịu đựng của sinh vật thì chúng không thể sống được. Trong giới hạn nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ tăng sẽ làm cho 32 quá trình trao đổi chất tăng lên, tốc độ sinh trưởng tăng và tuổi thành thục sẽ đến sớm hơn. Nhiệt độ ảnh hưởng gián tiếp thông qua các nhân tố khác của môi trường như độ ẩm, đất… Nhiệt độ có sự khác nhau theo thời gian và không gian, đã tạo nên những nhóm sinh vật có khả năng thích nghi khác nhau. Điều đó được biểu hiện ở hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lí và cả tập tính của sinh vật. Đối với thực vật, nhiệt độ tạo ra sự phân bố các loài khác nhau theo không gian, các loài chịu lạnh (hàn đới, ôn đới), loài chịu nóng (nhiệt đới, xích đạo), laoì trung gian (cận nhiệt). Đối với động vật, chia thành động vật đẳng nhiệt (ổn nhiệt), đó là các loài có nhiệt độ ổn định với nhiệt độ môi trường và biến nhiệt, là những ngoài có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Ngoài ra nhiệt đọ còn ảnh hưởng đến hình thái của động vật (kích thước, lông), thậm chí ảnh hưởng tập quán của động vật (di cư khi mùa đông đến)… 2.4.3. Nước và độ ẩm Nước và độ ẩm trong đất, trong không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật. Là thành phàn không thể thiếu, tham gia vào tất cả các quá trình sống của sinh vật. Mỗi loài sinh vật có một nhu cầu về nước và độ ẩm khác nhau, dựa vào nhu càu đó người ta phân loại các nhóm khác nhau: Đối với thực vật, người ta chia thực vật trên cạn làm 4 nhóm: cây ngập nước định kì, cây ưa ẩm, cây trung sinh, cây chịu hạn. Đối với động vật, chia thành động vật ưa ẩm. động vật ưa khô và động vật trung sinh. Tất cả các yếu tố của khí hậu không phải là đồng nhất trên toàn bộ Trái Đất và đều như nhau trong nam, mà có sụ phân hóa đa dạng. Sự phân hóa của khí hậu theo đới và theo qui luật phi địa đới tạo ra tính địa đới và phi địa đới trong sự phân bố các 33 kiểu thảm thực vật và các kiểu cảnh quan. Xét cho cùng, khí hậu có vai trò to lớn trong sự phát sinh, phát triển và phân bố của sinh vật trên Trái Đất. Tại Việt Nam, vai trò của yếu tố khí hậu đến sinh vật thể hiện khá rõ nét. Với nền nhiệt cao, ẩm lớn làm cho cây cối xanh tốt quanh năm. Sự phân hóa khí hâu tạo ra sựu đa dạng cho sinh vật Việt Nam. Sinh vật nước ta có sự đa dạng về thành phần loài, bên cạnh các loài nhiệt đới là chủ yếu, còn có các loài cận nhiệt và ôn đới. Tính đới trong khí hậu cũng quy định tính đới trong phân bố sinh vật. Xét theo tính địa đới, sinh vật nước ta phân chia thành 2 khu vực: Phía Bắc dãy Bạch Mã là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, với thành phần nhiệt đới chiếm ưu thế, nhưng cũng có các loài cận nhiệt và ôn đới, động vật có lông dày…Phía Nam dãy Bạch Mã là rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần loài nhiệt đới và xích đạo. Xét theo qui luật phi địa đới, sự thay đổi khí hậu theo độ cao cũng làm thay đổi các loài sinh vật. Từ độ cao 0 –> 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam, chiếm ưu thế là các loài nhiệt đới gió mùa với kiểu hệ sinh thái đặc trưng là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. Từ độ cao 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam đến độ cao 2600m, nhiệt độ giảm dần, độ ẩm tăng, đó là nơi phát triển của đai rừng cận nhiệt gió mùa và á nhiệt đới mưa mù trên núi cao. Trên 2600m chủ yếu là quần hệ thực vật núi cao, rừng kém phát triển hơn… Sự phân mùa trong khí hậu nước ta cũng làm thay đổi giới sinh vật. Xuất hiện các loài thục vật rụng lá vào mùa đông (ở miền Bắc), hay rụng lá vào mùa khô (ở miền Nam và Tây Nguyên). Giới động vật thì xuất hiện sự di cư của các loài sinh vật từ phương bắc đến (các loài chim di cư…). Nói tóm lại, khí hậu là nhân tố có mối quan hệ mật thiết tới tất cả các thành phàn tự nhiên khác. Chính sự phân hóa đa dạng của khí hậu đã tạo ra sự phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên trên thế giới, trong đó có lãnh thổ Việt Nam. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN MỐI QUAN HỆ GIŨA KHÍ HẬU VỚI CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN 34 3.1. Dạng bài tập trình bày Với chủ đề mối quan hệ của khí hậu với các thành phần tự nhiên, dạng câu hỏi trình bày là dạng câu hỏi đơn giản nhất, yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc bài để trả lời câu hỏi. Ở mức độ cao hơn, đó là dạng yêu cầu phân tích vấn đề, đòi hỏi học sinh ngoài kiến thức cơ bản còn phải tổng hợp, lựa chọn nhiều kiến thức. Ví dụ 1: Trình bày các nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của đất và sinh vật theo vĩ độ và theo độ cao địa hình. Gợi ý trả lời - Sự phân bố củ sinh vật và đất theo vĩ độ và theo độ cao phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt và ẩm. - Theo vĩ độ: + Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất qua quá trình phong hóa để trở thành đất. Ngoài ra còn tác động gián tiếp tới sự hình thành đất thông qua sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. + Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng là những yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phân bố sinh vật: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định, đồng thời nước và độ ẩm cũng là những nhân tố quyết định hoạt động sống và sự phân bố của thực vật. + Do hình dạng của Trái Đất (tựa cầu) nên ánh sáng, nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về 2 cực, chế độ nhiệt ẩm cũng thay đổi khác nhau kèm theo sự phân bố của đất và sinh vật tương ứng. - Theo độ cao + Nguyên nhân là do sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sựu thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. 35 + Sự thay đổi lượng nhiệt, ẩm, ánh sáng theo hướng sườn cũng ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất. Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hóa và thủy chế sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Gợi ý trả lời - Tổng lưu lượng dòng chảy: + Các sông ở phía Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng dòng chảy lớn hơn các sông ở phía nam. + Nguyên nhân: Đây là các sông có diện tích lưu vực và chiều dài lớn, trong khi các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ có diện tích lưu vực nhỏ, ngắn. - Đặc điểm về thủy chế: Tuy có sự phân mùa lũ – cạn, nhưng vẫn có sự phân hóa rõ rệt: + Sông ngòi Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ. Nguyên nhân do nguồn cung cấp nước cho các con sông ở đây đề là nước mưa, chế độ mưa của vùng lại là mưa mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lũ trùng với mùa mưa. Mùa cạn vào thu đông, trùng với mùa khô của khí hậu. + Sông ngòi ở Bắc Trung Bộ có chế độ lũ phức tạp: Lũ chính vào thu – đông, lũ lên nhanh, rút nhanh. Xuất hiện lũ tiểu mãn vào đầu hạ. + Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của địa hình đón gió và tác động của tín phong Bắc Bán cầu nên vùng này có mùa mưa vào thu – đông. Lũ lên nhanh và rút nhanh do địa hình dốc, lãnh thổ hẹp ngang nên sông ngắn, dốc Xuất hiện lũ tiểu mãn là do các trận mưa dông đầu mùa hạ gây lên. Ví dụ 3: Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: Sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật. Gợi ý trả lời 36 - Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi: Sông ngòi là hàm số của khí hậu (hệ quả của khí hậu). + Đặc điểm của khí hậu nhất là chế độ mưa ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông (nhất là các sông có nguồn cung cấp chính là mưa). + Ảnh hưởng tới lưu lượng nước và lưu lượng phù sa. - Ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất. + Tham gia vào quá trình phong hóa, phá hủy đá gốc + Khi đất hình thành, nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất, đồng thời tạo ra môi trường để vi sinh vật tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất. - Ảnh hưởng đến sinh vật: + Nhiệt độ tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật + Nước và đọ ảm không khí quyết định sự sống của sinh vật nên có tác động trực tiếp đến sự phát sinh, phát triển và phân bố sinh vật. + Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh -> ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật. 3.2. Dạng bài tập giải thích Đối với chủ đề mối quan hệ của khí hậu với các thành phần tự nhiên, dạng câu hỏi giải thích là hay gặp, với cụm từ “tại sao..”. Đối với câu hỏi dạng này, có rất ngiều yếu tố tác động, học sinh cần lựa chọn các nhân tố chính. Ví dụ: Giải thích tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố từ khu vực 200 đến 400 vĩ Bắc và Nam Gợi ý trả lời Giải thích dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa (nguyên nhân hình thành hoang mạc do ít mưa): có 5 nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là khí áp, frong, 37 gió, dòng biển, địa hình. Trong trường hợp này chỉ có 2 nhân tố ảnh hưởng là khí áp và gió (khí áp cao, dòng biển lạnh) không trình bày các nhân tố còn lại. Cụ thể phải diễn giải được các ý sau: - Kể tên được một số hoang mạc ở khu vực từ 200 đến 400 vĩ Bắc và Nam - Nguyên nhân: khu vực này rất khô hạn, bởi vì: + Vành đai áp cao, lại có dòng giáng từ trên cao khí quyển xuống thống trị quanh năm… + Hoạt động của dòng biển lạnh ở bờ tây các lục địa làm cho lượng mưa ít. 3.3. Dạng chứng minh Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh lựa chọn các kiến thức cơ bản để chứng minh vấn đề. Có thể có những ý giải thích kèm theo. Ví dụ: Chứng minh rằng khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Sự phân hóa đó có tác động như thế nào đến giới sinh vật nước ta? Gợi ý trả lời a. Chứng minh: Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, chia thành 2 miền khí hậu mà ranh giới là dãy Bạch Mã ( vĩ tuyến 16 0N). Sự phân hóa khí hậu ở đây bao gồm sự phân hóa cả về chế độ nhiệt, chế độ mưa và hoàn lưu gió mùa. - Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm tăng dàn từ Bắc vào Nam, phần lãnh thổ phía Bắc nhiệt dộ trung bình năm khoảng 20-240C, phần lãnh thổ phía Nam nhiệt độ trung bình năm trên 240C. + Biên độ nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam: Phần lãnh thổ phí bắc biên độ nhiệt cao (Hà Nội 12 – 130C), phần lãnh thổ phía Nam biên độ nhiệt thấp ( TP. Hồ Chí Minh 2 – 30C). 38 + Phần lãnh thổ phía Bắc có 1 cực đại và 1 cực tiểu, phàn lãnh thổ phía Nam có 2 cực đại, 2 cực tiểu. - Chế độ mưa: + Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam: + Sự phân mùa: Phần lãnh thổ phía Bắc sự phân hóa thành 2 mùa mưa – khô ít sâu sắc, sự phân mùa mưa – khô rõ nét hơn ở phần lãnh thổ phía Nam. - Hoàn lưu gió mùa: Phần lãnh thổ phí Bắc chịu tác động sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đong lạnh, phần lãnh thổ phía Nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên không có mùa đông lạnh. b. Tác động của phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam kéo theo sự phân hóa của giới sinh vật. - Phía bắc dãy Bạch Mã: + Cảnh quan tiêu biểu: Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa đông cây thường rụng lá và xanh tốt vào mùa hạ. + Thành phần loài: Loài nhiệt đới chiếm ưu thế, bên cạnh đó có các loài cận nhiệt và ôn đới, động vật xuất hiện các loài thú lông dày. - Phía Nam dãy Bạch Mã: + Cảnh quan tiêu biểu: Rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần động thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên, phía tây sang. + Xuất hiện các loại cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô; động vật là các loài nhiệt đới như hổ, báo, voi, cá sấu… 39 PHẦN KẾT LUẬN Khí hậu là một trong những thành phần quan trọng của tự nhiên, được cấu thành bởi sự tác động tổng hợp của bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và các yếu tố bề mặt đệm. dưới sự tác động của các yếu tố đó tạo nên cho khí hậu ở mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ có sự khác biệt. Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác có mối quan hệ tác động hai chiều với nhau. Trong các thành phần tự nhiên thì khí hậu có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, tồn tại, phát triển và biến đổi của các thành phần còn lại. Trong đó đặc biệt là mối quan hệ của khí hậu với sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật. Nhất là sinh vật, có sự nhạy cảm trước những biến đổi của khí hậu. 40 Ngày nay, vấn đề biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp thiết toàn cầu. Sự thay đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đi sẽ làm thay đổi các thành phần tự nhiên khác. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp thiết thực để hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atlat Địa lí tự nhiên đại cương, NXB Giáo dục 2012. 2. At lat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục 2010 3. Đỗ Ngọc Tiến, Tư liệu địa lí Việt Nam, NXB Hà Nội 2009 4. Đỗ Thị Hoài – Phạm Xuân Thọ - Lê Đức Tài, Phân loại và hướng dẫn giải đề thi ĐH-CĐ môn Địa lí, NXB Giáo dục 2010 5. Đặng Duy Lợi (chủ biên), Địa lí tự nhiên Việt Nam I, NXB ĐHSP 2006 6. Đặng Duy Lợi, Tập bài giảng những vấn đề tự nhiên đại cương (giành cho cao học Địa lí tự nhiên K22- ĐHSP Hà Nội) 7. Hoàng Thiếu Sơn, Địa lí tự nhiên đại cương I, NXB Khoa học kĩ thuật 1962 41 8. Lê Thông (chủ biên), Sách giáo khoa Địa lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục 2009 9. Lê Thông (chủ biên), Sách giáo khoa Địa lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục 2009 10. Lê Thông (chủ biên), Hướng dẫn đọc và khai thác atlat Địa lí Việt Nam, NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008 11. Lê Thông (chủ biên), Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, NXB Giáo dục 2013 12. Nguyễn Thục Nhu (chủ biên), Cơ sở Địa lí tự nhiên, NXB Giáo dục 1997 13. Nguyễn Trọng Hiếu (chủ biên), Địa lí tự nhiên đại cương 1, NXB ĐHSP 2011 14. Hoàng Ngọc Oanh, Nguyễn Văn Âu, Khí quyển và thủy quyển, NXB Giáo dục 2001 15. Nguyễn Kim Chương (chủ biên), Địa lí tự nhiên đại cương 3, NXB ĐHSP 2011 16. Nguyễn Đức Vũ (chủ biên), Tư liệu Địa lí 12, NXB Giáo dục 2009 42 [...]... phân bố của chúng phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, nhất là yếu tố khí hậu Khí hậu có vai trò rất to lớn trong sự phát sinh, phát triển và phân bố của sinh vật Các yếu tố của khí hậu được xếp vào nhóm các nhân tố vô sinh tác động lên sinh vật và sự thích nghi của chúng, nó bao gồm các yếu tố sau: 2.4.1 Ánh sáng Ánh sáng là yếu tố sinh thái quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật Ánh... các đặc trưng cơ bản của sông ngòi Ở một khía cạnh nhất định, nói về vai trò của khí hậu đối với sông ngòi, Kanexnic cho rằng sông ngòi là hàm số của khí hậu trên một nền cảnh quan nhất định” 2.2.1 Vai trò của khí hậu đối với sự hình thành mạng lưới sông ngòi Nhìn tổng quan trên bản đồ tự nhiên thế giới và bản đồ phân bố lượng mưa, ta dễ dàng nhận ra rằng những nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc thường... động vật ưa khô và động vật trung sinh Tất cả các yếu tố của khí hậu không phải là đồng nhất trên toàn bộ Trái Đất và đều như nhau trong nam, mà có sụ phân hóa đa dạng Sự phân hóa của khí hậu theo đới và theo qui luật phi địa đới tạo ra tính địa đới và phi địa đới trong sự phân bố các 33 kiểu thảm thực vật và các kiểu cảnh quan Xét cho cùng, khí hậu có vai trò to lớn trong sự phát sinh, phát triển và. .. thu và mùa đông ấm hơn vì nước toả một lượng nhiệt năng tích luỹ được trong mùa nóng Nhiệt dung khác nhau của nước và lục địa và nhất là sự khác nhau về phương thức truyền nhiệt là nguyên nhân tạo nên loại khí hậu đặc biệt trên biển và đại dương, trên đảo và miền duyên hải, gọi là khí hậu biển hay khí hậu hải dương Còn khí hậu hình thành trên lục địa gọi là khí hậu lục địa 21 Độ lục địa của khí hậu. .. có một của sông đổ ra 2.2.2 Vai trò của khí hậu đối với lưu lượng dòng chảy sông ngòi a Đối với dòng chảy nước Đây là dòng chảy có ý nghĩa quan trọng nhất, quyết định các dòng chảy khác của sông ngòi và đặc trưng cho sự tồn tại của sông ngòi Trong những nhân tố ảnh hưởng dòng chảy nước của sông ngòi thì nhóm nhân tố khí tượng thủy văn có vai trò quan trọng nhất, quyết định đối với lượng nước và chế... trị số của biên độ hàng ngày và hàng năm của nhiệt độ không khí, trị số của độ ẩm và lượng mây và cả lượng giáng thuỷ Biên độ hàng ngày và hàng năm lớn, độ ẩm và lượng mây thấp và cả lượng giáng thuỷ hàng năm thấp đặc trng cho độ lục địa cao của khí hậu Ngược lại, biên độ nhỏ, độ ẩm cao, lượng mây lớn và lượng giáng thuỷ lớn, chứng tỏ ảnh hưởng lớn của biển đến khí hậu Cho nên, độ lục địa của khí hậu. .. không khí cao Tất cả những hiện tượng này cho không khí dưới màn cây có đặc điểm khác với không khí ngoài chỗ trống ở cùng độ cao Vì thế, thực vật mà những điều kiện phát triển nói chung phụ thuộc vào khí hậu lại có thể ảnh hưởng rõ rệt đến khí hậu của nơi nó mọc Đặc biệt rừng có ảnh hưởng rõ rệt đến khí hậu CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN 2.1 Đối với địa hình Địa hình... sự phân hóa đa dạng của khí hậu đã tạo ra sự phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên trên thế giới, trong đó có lãnh thổ Việt Nam CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN MỐI QUAN HỆ GIŨA KHÍ HẬU VỚI CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN 34 3.1 Dạng bài tập trình bày Với chủ đề mối quan hệ của khí hậu với các thành phần tự nhiên, dạng câu hỏi trình bày là dạng câu hỏi đơn giản nhất, yêu cầu học sinh sử dụng kiến... thộc vào sự phân bố tương đối của đất liền và nước Ngoài ra chúng còn bị quy định bởi cường độ và tần suất của các dòng không khí từ đại dương tràn vào trong lục địa Những dòng không khí này càng mạnh và càng hay đi vào lục địa thì tính lục địa của khí hậu càng thấp Đặc biệt có tầm quan trọng là những dòng không khí từ đại dương tràn vào về mùa đông, khi các đại dương biến thành những lò sưởi to lớn và. .. thấp 1.3 Địa hình và mặt đệm 1.3.1 Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu 17 Địa hình có ảnh hưởng nhiều đến khí hậu Những dạng địa hình lớn như núi có ảnh hưởng đặc biệt lớn tới khí hậu Vì vậy, ở miền núi thường hình thành loại khí hậu riêng, gọi là khí hậu miền núi Nghiên cứu tác dụng của núi tới từng yếu tố khí hậu, ta thấy cường độ bức xạ Mặt trời tăng theo độ cao vì tầng khí quyển mỏng hơn và độ trong ... biệt mối quan hệ khí hậu với sông ngòi, thổ nhưỡng sinh vật Nhất sinh vật, có nhạy cảm trước biến đổi khí hậu 40 Ngày nay, vấn đề biến đổi khí hậu vấn đề cấp thiết toàn cầu Sự thay đổi khí hậu. .. thổ nhưỡng sinh vật - Chương 3: Một số tập liên quan đến mối quan hệ khí hậu với thành phần tự nhiên Trong mối quan hệ khí hậu với thành phần tự nhiên, chuyên đề đưa vào liên hệ thực tế lãnh thổ. .. Sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật Gợi ý trả lời 36 - Ảnh hưởng khí hậu đến sông ngòi: Sông ngòi hàm số khí hậu (hệ khí hậu) + Đặc điểm khí hậu chế độ mưa ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông

Ngày đăng: 17/10/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan