Tác động của phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam kéo theo sự phân hóa của giới sinh vật.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật (Trang 39 - 42)

- Theo độ cao

b. Tác động của phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam kéo theo sự phân hóa của giới sinh vật.

của giới sinh vật.

- Phía bắc dãy Bạch Mã:

+ Cảnh quan tiêu biểu: Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa đông cây thường rụng lá và xanh tốt vào mùa hạ.

+ Thành phần loài: Loài nhiệt đới chiếm ưu thế, bên cạnh đó có các loài cận nhiệt và ôn đới, động vật xuất hiện các loài thú lông dày.

- Phía Nam dãy Bạch Mã:

+ Cảnh quan tiêu biểu: Rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần động thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên, phía tây sang.

+ Xuất hiện các loại cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô; động vật là các loài nhiệt đới như hổ, báo, voi, cá sấu…

PHẦN KẾT LUẬN

Khí hậu là một trong những thành phần quan trọng của tự nhiên, được cấu thành bởi sự tác động tổng hợp của bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và các yếu tố bề mặt đệm. dưới sự tác động của các yếu tố đó tạo nên cho khí hậu ở mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ có sự khác biệt.

Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác có mối quan hệ tác động hai chiều với nhau. Trong các thành phần tự nhiên thì khí hậu có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, tồn tại, phát triển và biến đổi của các thành phần còn lại. Trong đó đặc biệt là mối quan hệ của khí hậu với sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật. Nhất là sinh vật, có sự nhạy cảm trước những biến đổi của khí hậu.

Ngày nay, vấn đề biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp thiết toàn cầu. Sự thay đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đi sẽ làm thay đổi các thành phần tự nhiên khác. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp thiết thực để hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Atlat Địa lí tự nhiên đại cương, NXB Giáo dục 2012. 2. At lat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục 2010

3. Đỗ Ngọc Tiến, Tư liệu địa lí Việt Nam, NXB Hà Nội 2009

4. Đỗ Thị Hoài – Phạm Xuân Thọ - Lê Đức Tài, Phân loại và hướng dẫn giải đề thi

ĐH-CĐ môn Địa lí, NXB Giáo dục 2010

5. Đặng Duy Lợi (chủ biên), Địa lí tự nhiên Việt Nam I, NXB ĐHSP 2006

6. Đặng Duy Lợi, Tập bài giảng những vấn đề tự nhiên đại cương (giành cho cao học

Địa lí tự nhiên K22- ĐHSP Hà Nội)

8. Lê Thông (chủ biên), Sách giáo khoa Địa lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục 2009 9. Lê Thông (chủ biên), Sách giáo khoa Địa lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục 2009 10. Lê Thông (chủ biên), Hướng dẫn đọc và khai thác atlat Địa lí Việt Nam, NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008

11. Lê Thông (chủ biên), Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, NXB Giáo dục 2013

12. Nguyễn Thục Nhu (chủ biên), Cơ sở Địa lí tự nhiên, NXB Giáo dục 1997 13. Nguyễn Trọng Hiếu (chủ biên), Địa lí tự nhiên đại cương 1, NXB ĐHSP 2011 14. Hoàng Ngọc Oanh, Nguyễn Văn Âu, Khí quyển và thủy quyển, NXB Giáo dục 2001

15. Nguyễn Kim Chương (chủ biên), Địa lí tự nhiên đại cương 3, NXB ĐHSP 2011 16. Nguyễn Đức Vũ (chủ biên), Tư liệu Địa lí 12, NXB Giáo dục 2009

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w