Đối với thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật (Trang 30 - 31)

b. Đối với dòng chảy cát bùn

2.3.Đối với thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, đưuọc đặ trưng bởi độ phì (là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển).

Trong quá trình nghiên cứu của mình, V.V. Đôcutsaev đã nhận định “ Đất là một vật thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản phẩm của hoạt động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tuổi và địa hình của địa phương”. Như vậy, trong khái niệm của Đôcutsaev, ta cũng nhận thấy ông đã nêu cao vai trò của các nhân tố hình thành đất, trong đó có khí hậu.

Nhân tố khí hậu giữ vai trò tiên phong trong quá trình hình thành đất thông qua sự tác động trực tiếp hay gián tiếp. Chính nhiệt độ, mưa và các chất khí (ô xi, ni tơ, cacbonic) đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa, đó là những vật liệu cơ bản, từ đó hình thành đất. Như vậy, khí hậu đã ảnh hưởng đến sự thành tạo đất ngay từ lúc phát sinh. Trong quá trình phát triển của đất, các yếu tố nhiệt, nước, khí đã ảnh hưởng tới cường độ và chiều hướng phát triển của quá trình hình thành đất. Khí hạu là nhân tố chủ đạo tham gia vào các quá trình phong hóa (vạt lí và hóa học), tạo nguyên liệu cơ sở cho sự hình thành đất.

Trong các khu vực nhiệt đới ẩm, xích đạo có độ ẩm cao, nguồn nhiệt lớn, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng dày. Trái lại ở sa mạc, hoang mạc hoặc ở đài nguyên, lớp đất mỏng, thô vì yếu tố nhiệt và ẩm không thuận lợi do đó quá trình hình thành đất yếu, lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng mỏng.

Bên cạnh đó, khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua yếu tố sinh vật. Trong các đới khí hậu khác nhau trên Trái Đất, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật là không đồng đều. Do đó, số lượng và chất lượng các tàn tích hữu

cơ sẽ khác nhau. Điều đó ảnh hưởng tới sự trao đổi năng lượng và vật chất trong tiểu tuần hoàn sinh vật trong quá trình thành tạo đất.

Tại Việt Nam, do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nên có tác động rất lớn đến quá trình hình thành đất. Tại Việt Nam, quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt cao, ẩm lớn, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, làm cho tầng đất dày. Thêm đó, lượng mưa ở nước ta lớn làm rửa trôi các chất bazơ dễ hòa tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng thòi có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng nên đất chủ yếu ở nước ta là đất feralit đỏ vàng. Bên cạnh đó, khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng nên đất đai nước ta có sự phân hóa đa dạng theo qui luật địa đới và phi địa đới.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật (Trang 30 - 31)