Dạng chứng minh

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật (Trang 38 - 39)

- Theo độ cao

3.3.Dạng chứng minh

Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh lựa chọn các kiến thức cơ bản để chứng minh vấn đề. Có thể có những ý giải thích kèm theo.

Ví dụ: Chứng minh rằng khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Sự phân hóa đó có tác động như thế nào đến giới sinh vật nước ta?

Gợi ý trả lời a. Chứng minh:

Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, chia thành 2 miền khí hậu mà ranh giới là dãy Bạch Mã ( vĩ tuyến 160N). Sự phân hóa khí hậu ở đây bao gồm sự phân hóa cả về chế độ nhiệt, chế độ mưa và hoàn lưu gió mùa.

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dàn từ Bắc vào Nam, phần lãnh thổ phía Bắc nhiệt dộ trung bình năm khoảng 20-240C, phần lãnh thổ phía Nam nhiệt độ trung bình năm trên 240C.

+ Biên độ nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam: Phần lãnh thổ phí bắc biên độ nhiệt cao (Hà Nội 12 – 130C), phần lãnh thổ phía Nam biên độ nhiệt thấp ( TP. Hồ Chí Minh 2 – 30C).

+ Phần lãnh thổ phía Bắc có 1 cực đại và 1 cực tiểu, phàn lãnh thổ phía Nam có 2 cực đại, 2 cực tiểu.

- Chế độ mưa:

+ Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam:

+ Sự phân mùa: Phần lãnh thổ phía Bắc sự phân hóa thành 2 mùa mưa – khô ít sâu sắc, sự phân mùa mưa – khô rõ nét hơn ở phần lãnh thổ phía Nam.

- Hoàn lưu gió mùa: Phần lãnh thổ phí Bắc chịu tác động sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đong lạnh, phần lãnh thổ phía Nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên không có mùa đông lạnh.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề mối QUAN hệ của KHÍ hậu đối với địa HÌNH, SÔNG NGÒI, THỔ NHƯỠNG và SINH vật (Trang 38 - 39)