Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

124 525 1
Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM ĐỨC HIẾU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM ĐỨC HIẾU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tuyên Quang, tháng 08 năm 2013 Tác giả Phạm Đức Hiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Khoa Kinh tế, các đơn vị liên quan của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN. Tôi xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sĩ của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Yên Sơn, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, Chi cục Thống kê huyện Yên Sơn, các xã và các hộ nông dân huyện Yên Sơn đã giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn. Tuyên Quang, tháng năm 2014 Tác giả Phạm Đức Hiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SXNN Sản xuất nông nghiệp HTX Hợp tác xã VN Việt Nam CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN Công nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật LĐXH Lao động xã hội UBND Ủy ban nhân dân NTM Nông thôn mới NQ-CP Nghị quyết chính phủ SXHH Sản xuất hàng hóa DVNN Dịch vụ nông nghiệp DN Doanh nghiệp TBKT Thiết bị kỹ thuật HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Yên Sơn năm 2012 ............ 41 Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu của huyện Yên Sơn 3 năm (2010 - 2012) .... 44 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Sơn giai đoạn 2010 - 2012 ................................................................................... 48 Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Yên Sơn 2010 - 2012 ................................................................................... 53 Bảng 3.5: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Yên Sơn 2010 -2012 ..... 54 Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực có hạt của huyện Yên Sơn 2010 - 2012 ........................................................ 55 Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cây chất bột lấy củ của huyện Yên Sơn năm 2010 - 2012 ............................................................ 56 Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng cây thực phẩm của huyện Yên Sơn 2010 - 2012 ........................................................................... 58 Bảng 3.9: Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp hàng năm của huyện Yên Sơn 2010 - 2012 ........................................................ 59 Bảng 3.10: Diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện Yên Sơn 2010 2012............................................................................................... 60 Bảng 3.11: Kết quả ngành chăn nuôi huyện Yên Sơn giai đoạn 2010 - 2012 ...... 63 Bảng 3.12: Sản lượng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành trồng trọt năm 2010 - 2012 ........................................................... 66 Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt ở các hộ điều tra năm 2012 ........ 68 Bảng 3.14: Sản lượng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành chăn nuôi năm 2010 - 2012........................................................... 70 Bảng 3.16: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hóa ................................. 72 Bảng 3.17: Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2012 .......................................................... 74 Bảng 3.18: Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra năm 2012.......................................................... 76 Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu của trang trại huyện Yên Sơn năm 2012 ............. 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Ở nước ta hiện nay, kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế phổ biến, có vai trò rất lớn và là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng thì kinh tế hộ nông dân không ngừng phát triển cả về quy mô và tính chất. Trong tình hình đó, một bộ phận hộ nông dân chuyển từ quy mô nhỏ thành quy mô lớn, từ sản xuất tự cấp tự túc thành sản xuất hàng hoá, trao đổi sản phẩm trên thị trường. Nhiều hộ đã khẳng định được vị trí vai trò sản xuất hàng hoá của mình trong nông nghiệp, nông thôn. Họ sử dụng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động và đã vươn lên làm giầu. Mặc dù có nhiều hộ đã thành công trong phát triển kinh tế hàng hoá nhưng nhìn chung, kinh tế hộ chưa chuyển hẳn sang kinh tế hàng hoá. Do có sự khác nhau về điều kiện, khả năng kinh nghiệm sản xuất cho nên có sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các hộ. Bên cạnh những hộ nông dân vươn lên mạnh mẽ, vẫn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất hàng hoá. Mặt khác, bình quân diện tích canh tác đầu người thấp và phân bố không đồng đều, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, năng suất lao động thấp. Vấn đề nêu trên đặt ra bức bách không những đối với nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng mà cả vùng trung du, miền núi, hải đảo. Để giải quyết được điều đó, trước hết cần phải có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhằm phát triển mạnh kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá trên cả nước, cũng như tại mỗi vùng, mỗi địa phương, trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng kinh tế hộ nông dân. Trong những năm gần đây vùng miền núi đã được chú trọng đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chương trình dự án như: Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, (dự án 661, dự án 327), mở rộng giao thông miền núi, xây dựng các cơ sở hạ tầng (dự án 135) được dành riêng ưu tiên cho miền núi, đời sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 vật chất tinh thần của nhân dân dần dần được cải thiện. Tuy nhiên, những thay đổi đó mới chỉ là bước đầu, về cơ bản miền núi vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu. Do đó để đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, đưa miền núi hoà nhập với miền xuôi, ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chúng ta còn phải tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi nói riêng trong tổng thể phát triển kinh tế hộ nông dân cả nước nói chung, lấy kinh tế hộ làm khởi điểm cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Huyện Yên Sơn là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, Huyện có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 1.132 km² và dân số 167.000 người. Cả hai con sông Lô và sông Gâm đều chảy vào và gặp nhau tại huyện này. Là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá là hết sức cần thiết đối với huyện Yên Sơn. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp của hộ nông dân ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) để tìm ra những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hàng hóa nhằm nâng cao mức sống của nông dân huyện Yên Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển kinh tế hàng hóa hộ nông dân theo hướng bền vững cho hộ nông dân huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế; vai trò tác động của quản lý nhà nước trong tổ chức sản xuất, cơ chế chính sách và quản lý điều hành, vận dụng các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Các vấn đề về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và kết quả, tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, các trang trại. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của hộ nông dân, những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hàng hóa. Qua đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế hàng hóa. - Về không gian: Việc nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi 3 xã: xã Quý Quân, Lực Hành, Kiến Thiết thuộc huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. - Về thời gian: Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân huyện Yên Sơn trong những năm từ 2010 đến nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 5. Những đóng góp mới của Luận văn - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. Đánh giá những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế trong việc phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, thu nhập chính từ các hoạt động trong nông hộ và ngoài nông hộ. Thu từ sản xuất trong nông hộ bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu từ ngoài nông hộ bao gồm: tiền đi làm thuê, trợ cấp, tiền gửi về, tiền lương hưu, quà biếu… Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay. Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, ngư nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Theo quan niệm của Frank Ellis (1988): "Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường". Nhìn chung kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau: + Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá. + Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Ở nước ta, từ năm 1988 khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp - mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăng chưa từng có về năng suất và số lượng. Người nông dân phấn khởi trong sản xuất. Một vấn đề rất quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được quyền kiếm sống gắn bó với mảnh đất của họ. + Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác. + Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại. Trước thực tiễn phong phú của sản xuất hiện nay, kinh tế hộ nông dân đang được nghiên cứu để định hướng phát triển. Vấn đề này sẽ còn gây nhiều tranh luận về mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta trong nhiều năm tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 1.1.2. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa Theo từ điển Larousse: phát triển là một quá trình, là "tổng hoà các hiện tượng được quan niệm như một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau diễn tiến". Có thể hiểu phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Cho nên phát triển kinh tế là khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế, từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Căn cứ vào mục tiêu cơ chế hoạt động của hộ nông dân, có thể phân biệt các kiểu hộ nông dân như sau: Kiểu hộ hoàn toàn tự cấp không phản ứng với thị trường. Kiểu hộ chủ yếu tự c ấp có bán một số lượng sản phẩm để đổi lấy hàng tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả. Kiểu hộ bán phần lớn sản lượng, phản ứng nhiều với giá thị trường. Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hoá có mục tiêu kiếm lợi nhuận như là một xí nghiệp. 1.1.3. Sản xuất hàng hoá và vai trò của nó trong nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng, là ngành duy nhất tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn xã hội. Trong một thời gian dài, nông nghiệp tự cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của nông dân thấp kém. Chỉ từ khi chuyển sang kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá trở thành động lực để thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Sản xuất hàng hoá còn là quá trình phát huy tốt nhất các lợi thế, các tiềm năng kinh tế xã hội của các vùng sản xuất. Vì vậy nó có vai trò điều tiết sản xuất, điều tiết giữa các vùng, giữa người tiêu dùng và người sản xuất. Ở các nước kinh tế phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, toàn bộ các trang trại gia đình đều tham gia sản xuất hàng hoá. Ở các nước này, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất thấp, quy mô nông trại lớn. Trái lại, ở các nước kinh tế kém phát triển, phần lớn dân số là nông dân. Nước ta có gần 80% dân số sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp, số hộ nông dân tham gia sản xuất hàng hoá còn ít. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 1.1.3.1. Sản xuất hàng hoá là xu thế phát triển của kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn. Kinh tế hộ là hình thức kinh tế trong quy mô gia đình, gắn với gia đình. Kinh tế hộ, theo Traianốp (nhà kinh tế lớn của Nga), là hộ gia đình độc lập, có hình thức kinh tế phức tạp. Xét từ góc độ các quan hệ kinh tế - tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công việc khác nhau trong quy mô hộ gia đình nông dân. Trong hơn 30 năm hợp tác hoá ở nước ta, kinh tế hộ gia đình bị hoà tan trong kinh tế hợp tác xã, chỉ còn lại một bộ phận nhỏ dưới hình thức kinh tế phụ gia đình. Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ thì khái niệm mô hình phát triển về kinh tế hộ mới được chú ý nghiên cứu. Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế theo quy mô gia đình hoặc theo quy mô liên gia đình, đạt trình độ phát triển sản xuất hàng hoá cao, có khối lượng hàng hoá lớn và tỷ suất hàng hoá cao. Trang trại là mô hình kinh tế hướng tới của kinh tế hộ nông dân. Kinh tế hộ nông dân hình thành và phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các hộ sản xuất hàng hoá. Cho dù các cơ hội và điều kiện sản xuất ban đầu có khó khăn nhưng sau khi được giao quyền sử dụng đất lâu dài, sức sản xuất được giải phóng, trong quá trình phát triển sản xuất, kinh tế nông hộ sẽ có sự phân hoá. Một bộ phận nông dân do điều kiện sản xuất gặp khó khăn, ít kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn, sản xuất không có hiệu quả, mức sống rất thấp, họ có thể thoát ly sản xuất nông nghiệp và chuyển sang làm dịch vụ, làm thuê hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ, thậm chí có thể rời khỏ i nơi sinh sống cũ để ra thành thị hoặc lập nghiệp ở một nơi mới. Thu nhập từ nguồn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cộng với các thu nhập khác có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 giúp họ có cuộc sống tốt hơn so với làm nông nghiệp. Như vậy ruộng đất sẽ từng bước được tích tụ trong tay những hộ làm ăn giỏi. Khi đã đạt tới một quy mô nhất định, các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá sẽ xuất hiện trên thị trường, hình thành các hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Đó là xu hướng vận động, phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Với xu thế này, các hộ sản xuất hàng hoá sẽ không ngừng tăng lên về số lượng cũng như về quy mô nông hộ. Chính những hộ sản xuất hàng hoá này đã góp phần to lớn vào việc phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1988) giao quyền sử dụng đất ổn định cho hộ nông dân, đã tạo ra những điều kiện và môi trường cho kinh tế hàng hoá phát triển. Có thể nói, lịch sử phát triển nông nghiệp là lịch sử vận động và phát triển của kinh tế hộ nông dân và các trang trại gia đình. Sự vận động này tuân theo quá trình từ thấp đến cao, từ sản xuất tự cấp, tự túc đến sản xuất hàng hoá. Kinh tế hộ nông dân đã trải qua các hình thái sau: - Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển rất thấp của kinh tế hộ. Họ sản xuất một vài nông sản chủ yếu để duy trì sự sống của gia đình, họ có ít vốn, công cụ sản xuất thô sơ, phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động thấp. Hiện nay còn tồn tại ở một số dân tộc ít người thuộc các vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng núi cao biệt lập với xã hội. Thiếu lương thực, thực phẩm là nỗi lo lắng thường xuyên của họ. - Nhóm hộ kinh tế tự cấp tự túc với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán. Đặc điểm của nhóm hộ này là sản xuất chủ yếu để cung cấp lương thực, thực phẩm và một số loại nông sản cần thiết khác đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho gia đình, ít tiếp xúc với thị trường. Trong quá trình phát triển, nhóm hộ kinh tế tự cấp tự túc là bước phát triển cao hơn so với nhóm hộ kinh tế sinh tồn. Hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng, phần lớn hộ nông dân sản xuất là để tự cấp tự túc. Kinh tế tự cấp tự túc thường dẫn đến sự bảo thủ, chậm phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 - Nhóm hộ sản xuất hàng hoá nhỏ: Trong quá trình sản xuất, hộ nông dân luôn muốn sản xuất hướng ra ngoài, một bộ phận hộ nông dân làm ăn khá giả, ngoài phần tiêu dùng cho gia đình, còn dư ra một ít sản phẩm, họ đã đưa ra thị trường. Khi cung đã vượt cầu, họ đem những sản phẩm thừa trao đổi trên thị trường và trở thành những hộ sản xuất hàng hoá nhỏ. Nếu các yếu tố khách quan và chủ quan thuận lợi như ruộng đất nhiều, giá nông sản cao, thời tiết thuận lợi, vốn nhiều, những hộ này có cơ hội để phát triển thành các hộ sản xuất hàng hoá lớn. Ngược lại, nếu gặp rủi ro trong sản xuất thì họ có thể trở thành nhóm hộ tự cấp tự túc. - Nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn: Gặp điều kiện thuận lợi, một bộ phận của nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn, thành các trang trại gia đình. Kinh tế trang trại lấy sản xuất nông sản hàng hoá là chính, xuất p hát từ yêu cầu của thị trường mà lựa chọn loại nông sản hàng hoá để sản xuất. Nhưng dù có phát triển sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp thì các trang trại gia đình vẫn tỏ ra có hiệu quả nhất so với các loại trang trại khác. Kinh tế mỗi hộ vẫn độc lập, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình, thuê mướn nhân công ít hoặc chỉ thuê lao động thời vụ. Như vậy sự vận động của kinh tế hộ nông dân đã trải qua các giai đoạn từ sản xuất để sinh tồn đến sản xuất tự cung tự cấp rồi lên sản xuất hàng hoá. Tiến lên sản xuất hàng hoá là xu thế tất yếu của phát triển kinh tế hộ mà động lực của sự phát triển là tối ưu hoá lợi nhuận, hướng sản xuất tới trao đổi sản phẩm trên thị trường. 1.1.3.2. Sản xuất hàng hoá là động lực thúc đẩy từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn trong nông nghiệp Kinh tế hộ gia đình đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay, thể hiện rất rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp. Trang trại gia đình ở các nước phát triển, hộ nông dân ở các nước đang phát triển là lực lượng chủ yếu sản xuất ra sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp. Ở Mỹ với 2,2 triệu trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 trại đã sản xuất ra 50% đậu tương của toàn thế giới, hàng năm xuất khẩu 40 50 triệu tấn ngô, hàng triệu tấn thịt các loại v.v... - Các trang trại gia đình đã hình thành cách đây hàng trăm năm. Lúc đầu quy mô trang trại nhỏ, sản phẩm hàng hoá ít. Càng về sau quy mô các trang trại càng lớn, năng suất lao động càng cao. Hiện nay nhờ áp dụng những thành tựu kỹ thuật tiên tiến như hoá học hoá, cơ giới hoá và cách mạng sinh học, tin học,... đã giúp các trang trại hiện đại hoá sản xuất. nhiều khu vực trên thế giới như Tây Âu và Bắc Mỹ, sản phẩm hàng hoá nông nghiệp đã dư thừa, 1 lao động nông nghiệp nuôi được 35 - 100 người. Động lực dùng trong nông nghiệp có tới 82% là sức máy móc cơ điện. Bằng việc hiện đại hoá các trang trại gia đình, các nước phát triển đã đạt được nền sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp. - Ở các nước đang phát triển, hàng hoá nông sản chủ yếu được sản xuất tại các trang trại hoặc các hộ gia đình có quy mô nhỏ từ 1 - 5 ha. Trong một số ngành, đặc biệt là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp... tuy quy mô trang trại nhỏ song vẫn tạo ra khố i lượng nông sản hàng hoá lớn với tỷ suất hàng hoá cao là nhờ tính năng động của mạng lưới tổ chức tốt về dịch vụ và lưu thông hàng hoá. Các trang trại ở Malaixia năm 1992 sản xuất được 6,4 triệu tấn dầu cọ, chiếm 53% sản lượng dầu cọ trên thế giới. - Ở nước ta, một thời gian dài kinh tế tập thể giữ vai trò chủ yếu, kinh tế gia đình bị coi là kinh tế phụ. Cơ chế điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của hợp tác xã đã kìm hãm sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, sản xuất mất động lực nên kinh tế bị trì trệ trong một thời gian dài, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. Năng suất cây trồng không tăng, năm 1970 ngân sách lúa đạt 20,1 tạ/ha thì năm 1980 đạt 21,79 tạ/ha. Trong 10 năm năng suất tăng 3,4%. Từ năm 1988 khi hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài, nền kinh tế bắt đầu mở cửa tiếp xúc với cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá của hộ nông dân bắt đầu phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 - Một số nông sản xuất khẩu quan trọng như gạo, cao su, cà phê, chè, v.v... đang hoà nhập và có vị trí đáng kể trên thị trường thế giới. Như vậy sản xuất hàng hoá đã và đang là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hộ gia đình từng bước chuyển từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn. Sự ra đời của sản xuất hàng hoá gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và trao đổi. Một khi sản xuất sản phẩm không phải để bản thân tiêu dùng mà để bán thì sản xuất hàng hoá đó gọi là sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm hàng hoá là những sản phẩm sản xuất được bán ra ngoài tỉnh (nếu phạm vi là tỉnh), ngoại huyện (nếu phạm vi là huyện), ngoài xã (nếu phạm vi là xã), hoặc theo phạm vi hộ là những sản phẩm hộ nông dân bán ra. Hộ nông dân là cơ sở của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Chính vì vậy nghiên cứu hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá để có thể rút ra những kết luận, đưa ra những giải pháp biện pháp, biện pháp tác động đến sản xuất hàng hoá nói chung. Sản xuất hàng hoá để tạo điều kiện phát huy tính năng động sáng tạo trong việc khai thác và tận dụng những tiềm năng kinh tế xã hội cũng như lợi thế so sánh của từng vùng kinh tế. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, phân công lao động xã hội, điều tiết thị trường. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Phát triển nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố sau: Thứ nhất, nhóm nhân tố về thể chế chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng. Việc nghiên cứu để thực thi một hệ thống thể chế pháp lý và chính sách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì có phát huy được lợi thế so sánh nhằm làm tăng các loại sản phẩm, giá trị hàng hóa sản xuất nông nghiệp, thỏa mãn ngày càng cao về nhu cầu nông sản cho sản xuất, đời sống và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 + Chính sách kinh tế nhiều thành phần: Trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia như: Kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác, kinh tế nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân... Việc quy định vị trí vai trò của các nền thành phần kinh tế trong nền kinh tế là quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của sản xuất. + Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp. Đầu tư trước hết vào việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. + Chính sách giá cả, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Khi cần thiết Nhà nước có những chính sách tác động đến giá cả, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể và hỗ trợ cho các chủ thể một phần khi gặp khó khăn trong sản xuất. + Chính sách kinh tế vĩ mô có ý nghĩa tạo ra môi trường kinh doanh để hình thành nông nghiệp hàng hóa. Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất kinh doanh, khia thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đấy phát triển nông nghiệp hàng hóa và ngược lại. + Phát triển khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ thông tin, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, hệ thống thông tin liên lac...), cung cấp vốn, tín dụng... những vấn đề này thể hiện sự can thiệp và trợ giúp của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và là nhân tố không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp hàng hóa . Thứ hai, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường càng mở cửa tạo ra cơ hội và thách thức cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đây là một tất yếu và phải đảm bảo thõa mãn các yêu cầu trong hội nhập WTO. Thứ ba, nhu cầu về thị trường và hệ thống thị trường. Điều kiện cơ bản để các chủ thể kinh thế trong nông nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 mình là phải xác định được thị trường đầu ra, tìm kiếm được khách hàng và lựa chọn được phương thức tiêu thụ sản phẩm, xây dựng được hệ thống thị trường nhằm mục đích lâu dài và ổn định. Thứ tư, trình độ nền sản xuất, mức độ công nghiệp hóa của nền kinh tế nói chung. Nền sản xuất và mức độ công nghiệp hóa nền kinh tế nói chung càng cao thì sản xuất theo hướng hàng hóa càng phát triển. Quy mô sản xuất nông nghiệp càng lớn cũng thể hiện việc chuyên môn hóa và tập trung hóa trong sản xuất theo hướng hàng hóa càng lớn và được chú trọng. Thứ năm, trình độ nhận thức và năng lực tư duy của người dân và cán bộ thực hiện sản xuất hàng hóa. Người dân không có kiến thức, tư duy về sản xuất hàng hóa sẽ khó thực hiện tốt vai trò của mình. Các nhà khoa học không hiểu biết về các chủ trương, chinh sách về SXNN theo hướng, không có năng lực chuyên môn sẽ không đảm nhiệm được vai trò cầu nối khoa học kỹ thuật tới người dân. Bản thân các doanh nghiệp không biết về tầm quan trọng của mình trong khâu tiêu thụ, không biết về các chính sách ưu đãi sẽ không tích cực tham gia. Trình độ và tư duy về SXNN theo hướng hàng hóa tốt sẽ nâng cao hiệu quả SXNN. Thứ sáu, nhóm nhân tố thuộc về thị trường đầu vào, bao gốm đất, lao động, đặc tính của sinh vật, trình độ và áp dụng khoa học công nghệ, vốn sản xuất. Thứ bảy, nhân tố về tổ chức sản xuất. Việc tổ chức sản xuất như thế nào và quy định quy trình sản xuất có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong cả quá trình cho ra sản phẩm. Đây là yếu tố kết hợp tổng hợp các điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để giúp sản phẩm hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Thứ tám, nhóm nhân tố thuộc về thị trường marketing và đầu ra. Marketing bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: thu gom, chế biến, phân phối, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, ngừa rủi ro, bán hàng và các kênh tiêu thụ. Các hoạt động này hoạt động có hiệu quả đảm bảo hàng hóa nông sản có giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 trị. Thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, đó có thể là doanh nghiệp công nghiệp, các doanh nghiệp thương mại, và những người tiêu dùng, nông lâm sản thông qua các chợ nông thôn các đại lý tiêu thụ, các cơ sở chế biến công nghiệp tiêu thụ ở nước ngoài thông qua các nhà xuất khẩu, các hợp đồng kinh tế, khả năng khai thác và mở rộng thị trường của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tóm lại, các nhân tố nêu trên có mối quan hệ cùng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển bền vững, trong mỗi nhóm nhân tố đều có mặt tích cực riêng song nếu không giải quyết đồng bộ thì sản xuất hàng hóa hoặc không phát triển hoặc phát triển không bên vững. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cho hộ nông dân ở một số nước trên thế giới Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, không có một công thức phát triển chung cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình, dưới đây là kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số nước ở Châu Á: 1.2.1.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới, đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới. Do đó, nền nông nghiệp Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả cao. Kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 đến nay, nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như hiệu quả lao động cao, sản xuất nhiều nông sản hàng hóa. Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nông dân được cải thiện từng bước, một bộ phận dân cư đã có đời sống khá giả. Là nước có diện tích đất canh tác khan hiếm và eo hẹp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, Trung Quốc chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dôi dư lao động. Vì vậy, quốc gia này đã thực hiện thu hẹp kiểu kinh doanh cần nhiều lao động, mở rộng việc kinh doanh tập trung vốn và kỹ thuật. Đó là điều có lợi cho nông dân, cho công cuộc cải cách nông thôn và việc phân bổ tối ưu các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, phương thức kinh doanh trên những mảnh ruộng manh mún cổ truyền trước đây không còn phù hợp với việc thâm canh bằng tập trung vốn và kỹ thuật. Chỉ có phương thức kinh doanh với quy mô lớn mới tạo tiền đề cho việc đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nhằm đạt tới một nền sản xuất hiện đại và bền vững. Hiện nay, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Tổng kết kinh nghiệm 20 năm cải cách và phát triển kinh tế nông thôn, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: "Không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước, không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa của toàn bộ nền kinh tế quốc dân". Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng, hiện nay và trong một thời gian dài nữa, nông nghiệp Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế; hiện đại hóa nông nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 hóa đất nước. Quan điểm trên xuất phát từ thực tế là ở Trung Quốc, nông nghiệp có vai trò mà không một ngành kinh tế nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, trên thực tế, nông nghiệp Trung Quốc vẫn chưa đạt tới trình độ hiện đại hóa và bảo đảm sự phát triển bền vững. Vì vậy, hiện đại hóa nông nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển trở thành đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách có lợi cho việc giải quyết vấn đề "tam nông" như: thực hiện xóa bỏ thuế nông nghiệp và phụ thu thuế nông nghiệp; trợ cấp cho nông dân sản xuất lương thực; thực hiện chế độ khám chữa bệnh loại hình mới trong cả nước, trong đó có việc giải quyết khám chữa bệnh cho nông dân... Qua hơn 20 năm cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, Trung Quốc đã thu được những bài học kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn. Đó là: Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại hình sở hữu kinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị... 1.2.1.2. Thái Lan với chiến lược xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, sức cạnh tranh mạnh Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựng ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh, ổn định về kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân. Bên cạnh đó, Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với các dự án thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và sắn củ. Nhờ có chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á. Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nông nghiệp, nông thôn với các chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho nông dân và người quản lý đất đai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe. Ngoài ra, còn có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đông đảo là thanh niên. Thái Lan thực hiện chính sách "ưu đãi nông nghiệp - nông thôn - nông dân" nhằm ổn định chính trị - xã hội. 1.2.1.3. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản Nhật Bản là nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng người đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn khéo và hiệu quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ (bằng cách thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động để nông nghiệp Nhật Bản cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân); dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực; thâm canh tăng năng suất; xuất khẩu nông, lâm sản (nguồn thu ngoại tệ quan trọng) để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bước đi thích hợp này là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theo hướng hiện đại hóa. Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may...), các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu... làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 triển bền vững của các nước này là bài học kinh nghiệm để chúng ta tham khảo và học tập. 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cho hộ nông dân ở Việt Nam Quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự liên kết giữa các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp như: Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị khi ban hành về phát triển kinh tế trang trại đã chỉ rõ: “Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển hình thức kinh tế trang trại gia đình cũng như các hình thức kinh tế khác của hộ gia đình. Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, thu hút và hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn.” Quyết định số 67/QĐ-TTg ban hành ngày 30/03/1999 về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” cũng góp phần tạo điều kiện cho hộ gia đinh, hộ làm kinh tế hàng hóa, kinh tế trang trại, HTX và doanh nghiệp vay vốn theo quy định để phát triển sản xuất. Trải qua quá trình tổng kết thực tiễn sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa của các doanh nghiệp và địa phương diễn ra từ nhiều năm, ngày 24/06/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách “Khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân.” Theo quyết định này, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, Đảng ta đã định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững trên cơ sở “Gắn liền chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật với công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới”. “Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành một nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông nghiệp lâm nghiệp thủy sản tăng 3-3.2%/ năm.” Trên cơ sở đó, mới gân đây nhất, một số văn bản khác hỗ trợ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và đáp ứng điều kiện gia nhập WTO đã được ban hành như: Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 20112013; Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 về “Quy định về việc kiểm tra, đánh giá về cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp nông lâm thủy sản”. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước luôn đóng vai trò định hướng quan trọng cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chúng và sự phát triển của nông nghiệp nói riêng. Các chủ trương chính sách của Đảng về vấn đề sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và sự trợ giúp nông nghiệp phát triển đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế khá kịp thời, phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước. Đó chính là một trong những căn cứ để định hướng giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 * Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam Trước năm 1980, sản xuất nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng đình đốn do mô hình hợp tác kiểu cũ và cơ chế kế hoạch hóa tập trung không phù hợp. Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, mức sản xuất lương thực bình quân đầu người liên tục giảm, lượng gạo hàng năm nhập khẩu tăng lên gần 1 triệu tấn, tình trạng khoán chui diễn ra phổ biến. Chỉ thị 100/CTTW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành TƯ Đảng đã bước đầu giải phóng lao động nông dân, gắn trách nhiệm và lợi ích của họ với sản phẩm cuối cùng trên ruộng khoán, khuyến khích đầu tư thêm lao động, phân bón, vật tư để thu thêm nhiều sản phẩm vượt khoán. Kết quả đem lại 6-7 vụ được mùa liên tiếp, sản lượng lương thực tăng gần 1 triệu tấn/năm. Bắt đầu từ cuối năm 1983 đến 1984, động lực khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động có dấu hiệu suy giảm, bởi lẽ khoán sản phẩm mới chỉ điều chỉnh cơ chế phân phối và cơ chế quản lý giữa người lao động và hợp tác xã, giữa công nhân lao động và nông trường, chưa thiết lập đầy đủ quyền làm chủ cho các hộ nông dân. Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã chính thức thừa nhận vai trò của kinh tế hộ và coi kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Đồng thời nhiều chính sách khác được thiết lập như xóa bỏ chế độ độc quyền thu mua nông sản, xóa bỏ chế độ 2 giá, thực hiện chính sách khuyến khích nông dân tăng sản lượng để bán ra thị trường, cải cách chế độ thuế và hỗ trợ đối với nông nghiệp, từng bước cải cách pháp lý để hỗ trợ kinh tế thị trường phát triển trong nông nghiệp. Kết quả đến năm 1995 lần đầu tiên hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 trong đó có chỉ tiêu nông nghiệp, đều hoàn thành và vượt mức, đưa nước ta thành nước xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn gạo/ năm. Từ năm 1995 đến nay, đổi mới trong nông nghiệp tiếp tục được thực hiện để tăng trưởng và hội nhập. Ngày 10/11/1998, Ban bí thư ban hành Nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 quyết số 06-NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó khẳng định vấn đề trọng yếu là kinh tế trang trại. Ngày 2/2/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 03/NQ-CP về kinh tế trang trại... Những văn bản chính sách về khuyến khích phát triển nông nghiệp tiếp tục được hoàn thiện tạo động lực cho nông nghiệp nước ta phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng: + Sản xuất lương thực tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đến năm 2009, sản lượng lương thực có hạt cả nước đạt 44,32 triệu tấn (trong đó lúa là 38,89 triệu tấn) nâng mức lương thực có hạt bình quân đầu người từ 444,9kg năm 2000 lên 503,7kg năm 2009. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để một nước đang phát triển có thể thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa thực sự. Trong vòng 10 năm, sản xuất lương thực tăng hơn 10,2 triệu tấn, mỗi năm tăng hơn 1 triệu tấn. Giai đoạn 2000-2009 các sản phẩm trồng trọt khác đều tăng với tốc độ khá. Sản lượng các loại cây trồng đều tăng nhanh, trong khi đó diện tích gieo trồng các loại cây lương thực tăng từ 8,39 triệu ha năm 2000 lên 8.53 triệu ha năm 2009, riêng diện tích trồng lúa giảm mạnh từ 7,66 triệu ha xuống 7,44 triệu ha. Về cơ bản đã khắc phục được tình trạng độc canh cây lúa trên phần lớn diện tích, làm giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tăng từ 17 triệu đồng năm 2000 lên trên 34 triệu đống năm 2009; riêng ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long đạt trên 40 triệu đồng/ ha. Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ năm 2000 đến 2009 ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng khá, tăng cao nhất năm 2005 đạt 11,4%, năm 2009 tăng 7,1%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2009 đạt 2,83 triệu tấn, tăng 86,1% so với năm 2000. Chăn nuôi trâu bò tương đối ổn định qua các năm, tính bình quân giai đoạn 2000-2009 sản lượng thịt trâu bò tăng bình quân 10,8%/ năm. Chăn nuôi gia cầm tăng trưởng bình quân 7,2%/ năm giai đoạn 2000-2004. Đến năm 2009, tổng đàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 gia cầm cả nước đạt 280,1 triệu con với 518,3 ngàn tấn thịt hơi. Về cơ bản, ngành chăn nuôi nước ta đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu. Ngành thủy sản đang vươn lên thành ngành mũi nhọn trong nông lâm thủy sản. Đến năm 2009, sản lượng thủy sản cả nước đạt hơn 4,84 triệu tấn, tăng gấp 2,15 lần so với năm 2000. Thành tựu đáng chú ý nhất là diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng trưởng ở mức cao. So với năm 2000, năm 2009 diện tích nuôi tăng gấp 1,62 lần và sản lượng tăng gấp 4,3 lần, đạt 2.569,9 ngàn tấn. Trong quá trình phát triển, các hoạt động khai thác nuôi trồng và chế biển thủy sản đã gắn kết chặt chẽ. Các khâu trọng yếu về hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng, khai thác, hậu cần nghề cá, chế biến đã được đầu tư, từng bước hiện đại hóa. Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản đã phát triển sau đổi mới đã làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng nhanh chóng, năm 2009 đạt trên 12,16 tỷ USD với 1.183,5 ngàn tấn cafe; 177,2 ngàn tấn hạt điều; 134,3 ngàn tấn hạt tiêu; 143,1 ngàn tấn chè, cao su thiên nhiên đạt 731,4 ngàn tấn, thủy sản đạt 4,25 tỷ USD, tăng gấp 2,89 lần so với năm 2000. Thị trường xuất khẩu được đa dạng hơn, có nhiều thị trường mới cho hàng nông, lâm, thủy sản VN. Bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp nông thôn nước ta còn gặp một số khó khăn, thách thức đó là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc dộ giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản trong GDP cả nước đã chậm lại, năm 1990 tỷ trọng này là 38,74%, năm 2000 còn 24,53%, bình quân mỗi năm giảm 1,4%, nhưng giai đoạn 2001-2009 chỉ giảm dưới 0,78%/ năm, còn 20,3% năm 2009. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn thể hiện được tính độc canh, tự túc, phân tán và quy mô nhỏ. Chăn nuôi chiếm tỷ trọng 20,7% giá trị ngành nông nghiệp và phát triển không vững chắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 Phương thức chăn nuôi phân tán dưới hình thức hộ gia đình với kỹ thuật thủ công và chăn nuôi tận dụng vẫn là phổ biến. Số trang trại chăn nuôi tuy có tăng lên nhưng mới chỉ chiếm khoảng 15,3% số trang trại cả nước và sản phẩm chăn nuôi của trang trại cũng chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm chăn nuôi. Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu ngoài gạo, cao su, cafe chỉ đạt mấy chục ngàn tấn/năm. Nhiều loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức tiểu ngạch sang TQ như rau, quả, chè... Dân số và lực lượng lao động còn lưu lại trong nông nghiệp nông thôn khá cao. Năm 2009 trong số 30 triệu lao động nông thôn, lao động sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tới 24,7 triệu người và chưa có dấu hiệu thuyên giảm do tình trạng thất nghiệp và tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm. Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản VN còn hạn chế. Chất lượng nông sản thấp, nguyên nhân chính là do chúng ta chưa có đủ bộ giống cây trồng và vật nuôi cho sản phẩm chất lượng cao. Công nghệ bảo quản, chế biến nông sản chậm được đổi mới và chưa đồng bộ là nguyên nhân cố hữu nhất, tồn tại lâu nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Giá thành nông sản cao còn do nhiều nguyên nhân như giống kém, trình độ thâm canh còn hạn chế, tỷ lệ hao hụt trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến khá cao; cơ sở hạ tầng dịch vụ thương mại hàng nông sản còn hạn chê, chi phí cao. Trong những năm tới, để phát triển nền nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn dựa trên các căn cứ khoa học sau: - Thứ nhất, phải đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn trước, chỉ ra những thành tựu đạt được cũng như các hạn chế còn tồn tại. - Thứ hai, phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm tài nguyên về đất đai, thời tiết, khí hậu. Đất nước ta với nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp có nhiều lợi thế, song cũng có những khó khăn lớn. Cần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 đánh giá đúng các lợi thế và những khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triền nông nghiệp. - Thứ ba, căn cứ vào cơ sở vật chất- kỹ thuật nông nghiệp bao gồm hệ thống công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Với hệ thống đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây dựng nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai. - Thứ tư, căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động: Số lượng và chất lượng của nguồn lao động. Ở nước ta nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, song chất lượng còn thấp, ít được đào tạo kỹ thuật và quản lý, trình độ dân chí chưa cao. - Thứ năm, căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩm nông nghiệp. Ở từng giai đoạn yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại các nông sản rất khác nhau ở trong nước cũng như trên quốc tế. Cần phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trường một cách có căn cứ khoa học. - Thứ sáu, căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nước ta và khả năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới. Từ chiến lược tổng quát trên có thể xác định những nội dung chủ yếu sau: + Phát triển một nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa có cơ cấu sản xuất ngày càng hợp lý. + Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, đa dạng có cơ cấu sản phẩm hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 + Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành một nền nông nghiệp sạch. Mục tiêu phát triển: Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia về lâu dài. Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn. Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. 1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan Trong lịch sử kinh tế hộ nông dân đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Năm 1924 Traianốp là người đầu tiền nghiên cứu kinh tế hộ nông dân, ông đã được tiên đoán được sức sống của loại hình kinh tế đặc biệt này. Từ kết quả nghiên cứu của mình, Traianốp đã rút ra kết luận “Hình thức kinh tế hộ nông dân có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi hình thức sản xuất” và kinh tế hộ nông dân không hoàn toàn theo cách tính thông thường c + v + m và không phải tất cả đầu vào, đầu ra đều trao đổi trên thị trường. Đến năm 1979 Barnum - Squire đã phát triển học thuyết của Traianốp và đưa ra cơ sở dự báo về những ứng xử của hộ nông dân đối với sự thay đổi về quy mô và cơ cấu gia đình, về thị trường dựa trên những giả thuyết về kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường. Ở nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế hộ nông dân đã được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Để làm sáng tỏ các vấn đề kinh tế hộ nông dân đã có một số công trình khoa học được công bố như: - Tác phẩm của Đào Thế Tuấn về “Kinh tế hộ nông dân” đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ. - Chu Văn Vũ và tập thể tác giả viện kinh tế học trong cuốn “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam” đánh giá thực trạng các hộ trên các vùng sinh thái xu hướng phát triển và những giải pháp để đẩy mạnh kinh tế hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 - Vũ Ngọc Trân trong cuốn sách “Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng” phân tích thực trạng về phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở vùng ĐBSH, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy hơn nữa phát triển sản xuất hàng hóa trong hộ nông dân. - Tác phẩm Lê Trọng “Phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân gắn liền kế hoạch với hạch toán kinh doanh” đi sâu nghiên cứu các vấn đề hạch toán trong hộ nông dân. Nhìn chung các tác phẩm đều đi sâu nghiên cứu giải quyết từng khía cạnh kinh tế hộ nông dân nói chung như: Vị trí vai trò của kinh tế hộ, phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, đánh giá phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ trên các vùng kinh tế cả nước, định hướng phát triển kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vấn đề về nông dân rất rộng, mỗi tác phẩm chỉ đi sâu khai thác một khía cạnh nhất định, mặc khác xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống của con người luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy, làm thế nào để tăng thu nhập cho hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa luôn là vấn đề nghiên cứu mới, cần được bổ sung và hoàn thiện trong mỗi giai đoạn trong mỗi thời kỳ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Kinh tế hộ nông dân của nói chung và đặc biệt là vùng nông thôn của Huyện Yên Sơn có nhiều khó khăn, lạc hậu. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành và các nhà khoa học quan tâm. Những vấn đề đặt ra hay câu hỏi cần nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Yên Sơn ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Thu lập tài liêu, số liệu đã công bố Việc thu thập các tài liệu, số liệu đã công bố, với các nội dung thu thập cùng nguồn gốc số liệu, tất cả được trình bày ở bảng sau: Nơi thu thập Thông tin 1. Sách, báo, tạp chí, internet và những - Tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề phát công trình nghiên cứu đã được công bố triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; thu nhập và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân - Các văn bản chi thị, các thông tư hướng dẫn 2. Các cơ quan Nhà nước có liên quan có liên quan đến vấn đề phát triển nông trong quá trình nghiên cứu: Sở Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang; - Các báo cáo tổng kết của các cơ quan, các phòng Nông nghiệp huyện Yên Sơn; địa phương nghiên cứu. UBND huyện Yên Sơn; các hợp tác xã - Các công trình nghiên cứu đã được công bố nông nghiệp; chi cục Thống kê huyện Yên để có được những số liệu với hộ nông dân về Sơn… tình hình sản xuất, đời sống, việc làm, nhà ở, ngành nghề, sức khỏe và môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 2.2.1.2. Thu lập số liệu mới - Cấp huyện, xã, thôn Những số liệu này thuộc số liệu thô được thu thập từ các cơ quan Nhà nước các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo của các cơ quan chức năng. Song để đáp ứng cho việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi chúng ta phải chọn lọc, xử lý và phân tích chúng dựa trên bản gốc để hình thành lên các bảng biểu cụ thể. Việc thu thập được tiến hành như sau: Nơi điều tra Số liệu thu thập Mục đích sử dụng Cấp huyện - Thông tin về khí Tìm hiểu tình hình mưa, hạn, gió, bão, lũ hậu, thời tiết lụt theo các tháng trong năm để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp và bố trí mùa vụ - Phòng địa chính - Thông tin về vị thích hợp, tránh thiên tai. trí địa lý, địa hình + Xác định gianh giới tiếp giáp với huyện nhằm tìm đầu mối tiêu thụ cho sản phầm + Xác định lợi thế của từng vùng để định - Thông tin tài hướng sản xuất chọn sản phẩm mũi nhọn nguyên đất đai cho từng vùng. + Nắm được tình hình sử dụng đất trong huyện để quy hoạch vùng sản xuất, bố trí sử dụng đất hợp lý. + Tìm hiểu các chủ trương, chính sách về đất đai đã và đang thực hiện trong huyện. - Phòng thống kê - Thông tin về + Nắm bắt được mức tăng dân số, nguyên dân số và lao nhân tăng, việc sử dụng lao động, chất động lượng lao động trong huyện. + Tìm hiểu các chính sách cho người lao động, chính sách giải quyết việc làm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 - Ngân hàng - Thông tin về + Xác định đối tượng vay, hình thức cho NN&PTNT; tổ vốn vay vay chức tín dụng + Xác định số lượng vốn vay, thời gian vay + Tìm hiểu các mức lãi suất - Phòng nông Thông tin về tình nghiệp hình sản xuất + Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh kinh doanh của huyện theo từng ngành (nông nghiệp CN - dịch vụ) bao gồm tổng giá trị sản phẩm, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế. + Tìm hiểu các số liệu về tổng kết chương - Trạm khuyến - Thông tin về trình phát triển kinh tế, các dự án được nông khuyến nông - Phòng thương - Thông tin về hộ + Tìm hiểu về chuyển giao KHKT và công binh LĐXH giầu nghèo triển khai trong huyện. nghệ tiên tiến vào sản xuất. + Tìm hiểu hình thức, đối tượng và nội - Hội nông dân - Thông tin về dung đào tạo tình hình kinh tế + Xác định tiêu chí phân loại hộ giàu của hộ nông dân nghèo trong huyện + Xác định được đối tượng trợ cấp. mức trợ cấp + Cho số liệu về tỷ lệ hộ nghèo trong huyện + Tìm hiểu phương thức sản xuất kinh doanh của hộ, hộ làm kinh tế giỏi nhằm xây dựng các mô hình trình diễn. + Tìm hiểu các hình thức liên kết, liên doah của các nông hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 Cấp xã - UBND xã và - Số liệu về tình + Năm bắt tình hình sản xuất chung của xã các phòng ban hình sản xuất của để xác định hướng điều tra. liên quan họ + Tìm hiểu các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tại địa phương - Từ những - Thông tin về người sống lâu lịch sử phát triển + Tìm hiểu quá trình hình thành và phát năm tại phương địa quá trình phát triển của các ngành sản xuất của địa triển nông thôn phương, phong tục tập quán sản xuất, những thay đổi trong thời kỳ mới. Cấp thôn - Trưởng thôn - Thông tin về + Tìm hiểu tình hình sản xuất của hộ nông nông dân dân để phân loại hộ theo lĩnh vực hoạt động và theo mức sống: giàu, khá, trung bình, nghèo để lập danh sách hộ điều tra. + Nắm rõ tình hình cơ bản của hộ như tên chủ hộ, địa chỉ của hồ cần điều tra * Cấp hộ: Bằng phương pháp điều tra - Chọn mẫu điều tra: Phương pháp chọn mẫu điều tra là căn cứ vào danh sách hộ nông dân trên địa bàn tiến hành phân loại hộ theo tiêu chí hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Sau đó tính bước nhảy (theo danh sách các hộ của vùng điều tra). Lấy số ngẫu nhiên bất kỳ (Nh) trong khoản 1-Kh, từ đó tính được các giá trị Nh, Nh+Kh, Nh+2Kh... Các hộ được chọn có số thứ tự trùng với các giá trị trên. - Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của nông hộ, về tình hình hoạt động sản xuất, giá cả và đời sống cũng như nhận thức của nông hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 Tổng hợp số liệu trên cơ sở phân tổ thống kê. Để phản ánh và đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân cần phải phân tổ thồng kê để so sánh và đánh giá. Các tiêu thức phân tổ như sau: Theo xuất xứ của chủ hộ (hộ bản địa, hộ di dời, khai hoang); theo tộc người (Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu...); Theo xã điều tra (Quý Quân, Lực hành, Kiến Thiết); theo quy mô các nguồn lực sản xuất của hộ nông dân (như đất đai, lao động, vốn...); theo quy mô sản xuất hàng hoá của hộ (hộ hàng hoá lớn, hộ hàng hoá trung bình, hộ hàng hoá nhỏ). Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế của hộ sản xuất hàng hoá của huyện Yên Sơn, chúng tôi xây dựng tiêu chí về quy mô hộ sản xuất hàng hoá như sau: Hộ hàng hoá lớn có giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm từ 15 triệu đồng trở lên. Hộ hàng hoá trung bình có giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bình quân bán ra khỏi hộ từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng. Hộ hàng hoá nhỏ có giá trị sản phẩm bán ra khỏi hộ dưới 10 triệu đồng; theo hướng sản xuất kinh doanh chính (gồm cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi và lâm nghiệp). Hướng sản xuất kinh doanh chính là ngành có giá trị sản phẩm và sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao (thường trên 50%) của hộ. 2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế: Phương pháp phân tổ thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh. Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tượng theo không gian và thời gian. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 hạn chế của các đối tượng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của hộ trên vùng sinh thái. Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phương pháp này được sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng ở các đồng bào dân tộc khác nhau. - Công cụ xử lý: các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel. 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ nông dân Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị trường, độ tuổi bình quân, giới tính. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ nông dân: đất đai bình quân 1 hộ, 1 lao động, 1 nhân khẩu; vốn sản xuất bình quân 1 hộ và cơ cấu vốn theo tính chất vốn; lao động bình quân 1 hộ, lao động bình quân/người tiêu dùng bình quân. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương hướng và kết quả sản xuất hàng hoá của hộ nông dân: giá trị sản xuất trong năm, cơ cấu giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất hàng hoá của hộ, tỷ trọng giá trị sản xuất hàng hoá, cơ cấu sản phẩm hàng hoá. 2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân Các chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ bao nhiêu tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ. Trong đó tuổi chủ hộ được tính bình quân cho từng nhóm hộ. Còn lại được tính theo tỷ lệ phần trăm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 2.4.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ nông dân Điều kiện sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là đất đai, lao động và vốn. Do đó cần tính các chỉ tiêu như: đất đai bình quân/1 hộ, 1 lao động, 1 nhân khẩu; vốn sản xuất, lao động gia đình/hộ. 2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp - Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp - Tổng đàn gia súc, gia cầm... - Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng nuôi trồng, khai thác, sản lượng thịt hơi xuất chuồng... - Thu nhập = Tổng thu - tổng chi + Trong trồng trọt: Tổng thu trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x Đơn giá (thực tế) Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích bao gồm chi phí mua giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi phí khác... + Đối với chăn nuôi: Tổng thu (tính cho 1 loại vật nuôi) = sản lượng hơi xuất chuồng x đơn giá thực tế Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động... 2.4.5. Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực - Diện tích đất nông nghiệp, diện tích tưới tiêu, diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm. - Các trang trại trồng trọt, chăn nuôi tập trung. 2.4.6. Các chỉ tiêu phản ánh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa - Tỷ suất nông sản hàng hóa: Để đo lường trình đọ sản xuất và trao đổi hàng hóa có thể dùng chỉ tiêu “Tỷ suất nông sản hàng hóa”. Tỷ suất nông sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 hàng hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượng nông sản hàng hóa bán ra với tổng lượng sản phẩm sản xuất ra. Công thức 1: Tỷ suất nông sản hàng hóa tính bằng hiện vật (%) Tổng lượng nông sản hàng hóa bán ra = Tổng lượng nông sản sản xuất trong kỳ x 100% Tỷ suất nông sản hàng hóa cũng là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng trình độ chuyên môn hóa và trình độ huy động nông sản cho xã hội. Tỷ suất hàng hóa tính riêng cho mọi sản phẩm chuyên môn hóa, do đó ở mẫu số và tử số chỉ tính thuần túy cho một loại sản phầm. Để tính tốc độ phát triển sản xuất, tăng tổng sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hóa gia tăng. Công thức 2: Tỷ suất nông sản hàng hóa tính theo giá trị sản phẩm hàng hóa (%) Giá trị sản phẩm hàng hóa = Giá trị tổng sản phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên x 100% http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Yên Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, cách thành phố tỉnh lị khoảng 13km. - Phía Tây Nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) - Phía Tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái) - Phía Đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Thị trấn: thị trấn Tân Bình song đây không phải là huyện lị. Trước đây huyện lị Yên Sơn là xã An Tường nằm sát thị xã Tuyên Quang nhưng từ tháng 9/2008, khi thị xã Tuyên Quang được mở rộng, xã An Tường đã được chuyển về thị xã, huyện lị Yên Sơn hiện đang được xây dựng tại phần đất thuộc khu vực giáp ranh 3 xã Lang Quán - Thắng Quân - Tứ Quận. Trong đó, phần đất thuộc xã Tứ Quận 3.641,66 ha, xã Thắng Quân 415,3871 ha, xã Lang Quán 87,992 ha. Diện tích khu trung tâm thị trấn huyện lị mới dự kiến là 800 ha (8 km²). 3.1.1.2. Địa hình Là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Các xã phía Bắc huyện Yên Sơn có độ cao từ 200 - 600m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, phía Nam huyện Yên Sơn vùng đồi núi, độ cao trung bình dưới 500m và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25 0. Ở phía đông Yên Sơn, địa hình núi thấp, có đỉnh Pu Miêng cao 694m, thung lũng xâm thực - tích tụ và bán bình nguyên bóc mòn ở phía Tây huyện. Trên địa bàn Yên Sơn có các sông Phó Đáy, Sông Lô, Sông Gâm chảy qua. 3.1.1.3. Khí hậu Yên Sơn có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Chia thành 2 mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình khoảng 28 0C; mùa đông hanh, khô từ tháng 10 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình khoảng 16 0C, độ ẩm trung bình 82%. 3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên và tiềm năng của huyện Tại Yên Sơn đã phát hiện mỏ sắt tại Phúc Ninh, Tân Tiến, Cây Nhãn với trữ lượng hơn 5 triệu tấn; Barít tại Làng Chanh, Xóm hoắc, xóm Húc; cao lanh tại Nghiêm Sơn; đất sét tại Lưỡng Vượng; nước khoáng - nước nóng Mỹ Lâm (mỏ nước khoáng Mỹ Lâm có trữ lượng nước khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày). Ngoài ra, Yên Sơn còn có mỏ chì - kẽm, mỏ Antimoan và là địa bàn tập trung các loại nguyên liệu xây dựng như: gạch, đá. cát. sỏi… Diện tích đất lâm nghiệp 87.780,81 ha, chiếm 72,6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp. Yên Sơn là nơi thích hợp cho việc chăn nuôi gia cầm và các loại đại gia súc như: lợn, bò. Đất đai Yên Sơn phù hợp cho việc trồng rừng nguyên liệu, tre, nứa, trồng chè, lúa, đậu, mía, cây ăn quả … đặc biệt là trồng gấc ở các xã Trung Môn, Lang Quán, Tứ Quận. Huyện Yên Sơn có thế mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông- lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác lâm sản: gỗ, tre, nứa. Trên đại bàn Yên Sơn có quốc lộ 2, 37 chạy qua. Yên Sơn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh như: hồ Ngòi Là ở Chân Sơn; núi Là ở Lang Quán; suối khoáng Mỹ Lâm ở Phú Lâm… có thể đầu tư khai thác phục vụ cho du lịch sinh thái. Ngoài ra, yên Sơn còn có khu di tích lịch sử tại xã Kim Quan, khu di tích lịch sử Làng Ngòi, Đá Bàn ở Mỹ Bằng, di tích lịch sử Trường Nguyễn Ái Quốc, địa điểm Khe Lau, Km7, hội trường Đại hội Ítxala, di tích CayXỏn -PhômViHản, di tích XuPhaNuVong. Vào ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại xã Kim Phú lại diễn ra lễ hội Giếng Tanh của người Cao Lan (hội thường kéo dài 1-2 ngày). Trong lễ hội, mọi người tham gia các trò dân gian như: đánh đu, đi cà kheo, múa hát… Du khách khi đến Yên Sơn được thưởng thức những món đặc sản như: tinh bột dong giềng Lực Hành, thịt mỡ muối, thịt bò khô, thịt trâu khô, cá thính của người Sán Dìu... Du khách muốn đến Yên Sơn có thể theo quốc lộ 2 theo tuyến Hà Nội lên Phú Thọ tới Tuyên Quang hoặc theo tuyến quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương tới Yên Sơn. Yên Sơn có 31 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Tân Bình và các xã: Đội Bình, Nhữ Khê, Nhữ Hán, Mỹ Bằng, Chân Sơn, Thắng Quân, Lang Quán, Tứ Quận, Quý Quân, Chiêu Yên, Lực Hành, Xuân Vân, Phúc Ninh, Trung Trực, Kiến Thiết, Tân Long, Tân Tiến, Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Phú Lâm, Phú Thịnh, Thái Bình, Tiến Bộ, Đạo Viện, Trung Sơn, Công Đa, Kim Quan, Hùng Lợi, Trung Minh. Yên Sơn là địa bàn sinh sống của các các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, La Chí, Sán Dìu, Tống, Cao Lan… Người Tống ở Yên Sơn sinh sống bằng làm nông nghiệp, cấy lúa nước và trồng ngô, khoai, sắn, gừng và các loại rau xanh, bí đỏ trên nương rẫy và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Cách thức canh tác và nông cụ của người Tống tương tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 người Tày, Dao, người Tống làm nhà theo kiểu nhà người Kinh, Tày, Dao, tuy nhiên chuồng gia súc thường làm xa nhà ở. Trước đây, đàn ông Tống thường cạo đầu, chỉ chừa một chỏm tóc dài trên đỉnh (giống người H’Mông), vấn khăn đầu rìu bằng vải chàm, mặc áo tứ thân, quần lá toạ. Phụ nữ mặc áo ngắn với váy và khăn đội đầu màu chàm. Tuy nhiên, hiện giờ trang phục của người Tống có thay đổi đôi chút, những người nhiều tuổi ăn mặc giống người Tày, còn những người thanh niên lại mặc trang phục giống người Kinh. Người Tống ăn cơm nếp nhiều hơn cơm tẻ, cách chế biến thức ăn giống như người Tày. Người Cao Lan ở Yên Sơn có nhiều truyện cổ được ghi chép bằng chữ Hán, hoặc truyền miệng; có khá nhiều điệu múa như: múa chim gâu, múa xúc tép, múa cờ, múa khai đèn… Nhạc cụ có đủ bát âm, gồm: trống, chiêng, chuông, chập xeng, thanh la, kèn tổ sâu, sáo, nhị. Trong lễ hội, bên cạnh các trò chơi như kéo co, đẩy gậy, ném còn... thì không thể thiếu làn điệu sình Ca. 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Đất đai là tài nguyên tự nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Muốn có một phương án quy hoạch đất hợp lý trước hết phải nắm vững tài nguyên đất cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê của phòng địa chính huyện Yên Sơn, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 113.242,26 ha và ổn định trong thời kỳ dài. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 90,46%, đất phi nông nghiệp là 8,13%. Như vậy, diện tích đất chủ yếu của huyện sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất của huyện được thể hiện rõ nét qua bảng 3.1 dưới đây. Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Yên Sơn năm 2012 Đơn vị tính: héc ta (ha) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 Chỉ tiêu STT Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 113.242,26 100 I Đất nông nghiệp 102.434,05 90,46 1 Đất sản xuất nông nghiệp 18.153,24 16,03 2 Đất lâm nghiệp 83.835,74 74,03 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 418,19 0,37 4 Đất nông nghiệp khác 26,88 0,03 II Đất phi nông nghiệp 9.206,03 8,13 1 Đất ở 1.269,17 1,12 2 Đất chuyên dùng 5.073,35 4,48 3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 201,75 0,18 4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.651,81 2,34 Đất chưa sử dụng 1.602,18 1,41 III 1 Đất bằng chưa sử dụng 429,91 0,38 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 284,72 0,25 3 Đất núi đá không có rừng cây 887,55 0,78 (Niêm giám thống kê Tỉnh Tuyên Quang năm 2012) Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện thì chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với 83.835,74 ha chiếm 74,03% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ với 18.153,24 ha chiếm 16,03%. Ngoài ra, huyện còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng với 1.602,18 ha chiếm 1,41% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng này lại chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, ít có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân. Tuy nhiên diện tích này biến động theo xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác). Nhìn chung thì tình hình sử dụng đất của huyện có sự biến động tăng giảm theo từng mục đích sử dụng đất, tuy nhiên, sự biến động này không đáng kể. Với diện tích đất tự nhiên là 113.242,26 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 102.434,05 ha (năm 2012), diện tích này sẽ giảm dần trong thời gian tới do chủ trương phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng. 3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Dân số toàn huyện Yên Sơn năm 2012 là 161.408 người, tốc độ tăng trưởng dân số năm 2010 - 2012 là 1,09%. Mật độ dân số ở mức trung bình vào khoảng 143 người/km2 nhưng phân bố không đều, điều này ảnh hưởng tới quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng. Tỷ lệ dân số tự nhiên huyện Yên Sơn vẫn tăng nhưng không đáng kể. Qua 3 năm tỷ lệ tăng dân số tương đối ổn định, chứng tỏ công tác dân số ở huyện được triển khai có hiệu quả. Năm 2010, tổng nhân khẩu toàn huyện là 159.668 người trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 155.209 người chiếm 97,21% tổng nhân khẩu toàn huyện, nhân khẩu phi nông nghiệp là 4.459 người chiếm 2,79%. Đến năm 2012, tổng nhân khẩu toàn huyện là 161.408 người trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 156.834 người chiếm 97,17%, nhân khẩu phi nông nghiệp là 4.574 người chiếm 2,83% tổng nhân khẩu toàn huyện. Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động như vậy là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu của huyện Yên Sơn 3 năm (2010 - 2012) Năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Cơ Số lƣợng cấu (%) Năm 2012 Cơ Số lƣợng cấu (%) So sánh (%) Cơ Số lƣợng cấu (%) 2011/2010 2012/2011 BQ I. Tổng số nhân khẩu Ngƣời 159.668 100 160.320 100 161.408 100 100,41 100,68 100,54 1. Khẩu nông nghiệp Khẩu 155.209 97,21 155.799 97,18 156.834 97,17 100,38 100,66 100,52 2. Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 4.459 2,79 4.521 2,82 4.574 2,83 101,39 101,17 101,28 II. Tổng số hộ Hộ 42.251 100 42.716 100 42.914 100 101,10 100,46 100,78 1. Hộ nông nghiệp, thuỷ sản Hộ 34.538 81,74 34.651 81,12 34.827 81,16 100,33 100,51 100,42 2. Hộ công nghiệp - xây dựng Hộ 5.863 13,88 5.984 14,01 5.987 13,95 102,06 100,05 101,06 3. Hộ thương mại - dịch vụ Hộ 1.850 4,38 2.081 4,87 2.100 4,89 112,49 100,91 106,70 III. Tổng số lao động Lao động 102.899 100 101.850 100 100.957 100 98,98 99,12 99,05 1. Lao động Nông-Lâm-TS Lao động 80.187 77,93 76.785 75,39 72.122 71,44 95,76 93,93 94,84 2. Lao động CN - XD Lao động 17.723 17,22 19.866 19,51 23.493 32,57 112,09 118,26 115,17 3. Lao động TM-DV Lao động 4.989 4,85 5.199 5,10 5.342 22,74 104,21 102,75 103,48 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. Mật độ dân số Người/km2 141 - 142 - 143 - 2. BQ người/hộ Người/hộ 3,78 - 3,75 - 3,76 - - - - Lao động/hộ 2,44 - 2,38 - 2,35 - - - - % 14,58 - 22,97 - 16,34 - - - - 3. Bình quân lao động/hộ 5. Tỷ lệ hộ nghèo (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Sơn, năm 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Yên Sơn mỗi năm giảm bớt khoảng 1 - 2 nghìn người. Tổng lao động của huyện năm 2010 là 102.899 lao động và giảm bớt xuống còn 100.957 lao động năm 2012 với tốc độ giảm bình quân là 0,95%/năm. 3.1.2.3. Tình hình về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục - Về giao thông: Yên Sơn là huyện cửa ngõ của thành phố Tuyên Quang với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Trung tâm huyện lỵ mới Yên Sơn tại Km 13 xã Thắng Quân đang dần hình thành với những cơ quan đầu não được đầu tư xây dựng khang trang, trung tâm buôn bán dần đông đúc, các vành đai xương cá quanh trung tâm mới đang được mở rộng. - Về xây dựng cơ bản: Yên Sơn đã làm tốt công tác vận động thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng 28 công trình hạ tầng thiết yếu lớn, nhỏ gồm: Xây mới, sửa chữa và nâng đường giao thông nông thôn, đường điện, cầu cống, đập thủy lợi, nhà văn hóa, nhà lớp học, cho 14 xã khó khăn trên toàn huyện với tổng kinh phí 14,9 tỷ đồng. Hiện nay hầu hết các công trình đã được bàn giao đưa vào sử dụng, phát huy được hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội, làm đổi thay bộ mặt nông thôn ở các xã vùng sâu, vùng xa . Thực hiện Quyết định số 834 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt chủ trương quy hoạch xây dựng trung tâm thị trấn huyện lỵ Yên Sơn, đến nay công tác về giải phóng mặt bằng đã được huyện Yên Sơn hoàn thành. Ngày 310-2010, lễ khởi công xây dựng Trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND đã được tổ chức là một mốc đáng nhớ trong tiến trình quy hoạch xây dựng và phát triển trung tâm huyện lỵ Yên Sơn trong tương lai. Mục tiêu xây dựng trung tâm thị trấn huyện lỵ Yên Sơn trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông của huyện, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện. Ngay sau khi dự án được phê duyệt, UBND huyện Yên Sơn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 hiện ngay việc lập đồ án quy hoạch tổng thể khu trung tâm huyện lỵ. Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng 28 công trình hạ tầng thiết yếu lớn, nhỏ gồm: Xây mới, sửa chữa và nâng đường giao thông nông thôn, đường điện, cầu cống, đập thủy lợi, nhà văn hóa, nhà lớp học, cho 14 xã khó khăn trên toàn huyện với tổng kinh phí 14,9 tỷ đồng. Hiện nay hầu hết các công trình đã được bàn giao đưa vào sử dụng, phát huy được hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội, làm đổi thay bộ mặt nông thôn ở các xã vùng sâu, vùng xa. Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Sơn, yếu tố ngoại lực rất quan trọng, song yếu tố cốt lõi vẫn là nội lực từ chính các địa phương. Làm được điều này mục tiêu hoàn thành chương trình xây dựng NTM ở các xã vùng sâu, vùng xa mới có khả năng thực hiện được theo đúng kế hoạch. - Về thuỷ lợi: Yên Sơn có nguồn nước phong phú, có nhiều sông, suối, ao, hồ nhỏ, lượng mưa bình quân tương đối cao. Tuy nhiên do địa hình đồi núi chia cắt đồng ruộng thành mảnh nên khả năng phát huy các công trình thuỷ lợi thấp. Mạng lưới các công trình thuỷ lợi còn thiếu và chưa được phân bố hợp lý, lượng nước chủ động tưới tiêu đạt khoảng 50-60% diện tích. Các công trình thuỷ lợi đa phần là được xây dựng từ những năm 60-80 của thế kỷ trước nên đã xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. - Về giáo dục: Công tác giáo dục đã được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả đáng kể về cơ bản đã xoá được phòng học tạm và xây mới các phòng học kiên cố. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học được đến trường ngày càng tăng. Chất lượng giảng dạy còn thấp so với mặt bằng chung các huyện vì vậy đội ngũ giáo viên cần phải được học tập tự nâng kiến thức lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu hiện nay. Năm 2012-2013 cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học tiếp tục được tăng cường. Chỉ tiêu học sinh đi học đảm bảo theo kế hoạch với tổng số 35.773 học sinh; trong đó bậc mầm non có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 11.413 em, bậc tiểu học có 12.840 học sinh; bậc trung học cơ sở có 8.662 học sinh; bậc trung học phổ thông có 2.858 học sinh. Những năm gần đây giáo dục đào tạo của huyện Yên Sơn tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng dạy và học cơ các cấp học, bậc học, tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều chuyển biến tốt, đã huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tư phát triển giáo dục. Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học các cấp, các trung tâm học tập cộng đồng thường xuyên được quan tâm, củng cố và phát huy hiệu quả đã có tác dụng động viên khuyến khích phong trào học tập trong các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra duy trì nề nếp, nâng cao chất lượng dạy và học các nhà trường tiếp tục được tăng cường. - Về y tế: Hiện nay huyện Yên Sơn có 3 bệnh viện huyện, 3 phòng khám khu vực và 33 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp nhưng còn lạc hậu và thiếu thốn trang thiết bị, vì vậy chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tuyến huyện. Huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác phòng chống, giám sát dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt đã tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch tiêu chảy cấp, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở đang được quan tâm củng cố kiện toàn, chú trọng giáo dục y đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh đang được tăng cường. Công tác dân số - gia đình trẻ em được quan tâm chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền, vận động thực hiện các mục tiêu quốc gia về lĩnh vực dân số gia đình trẻ em, tổ chức 2 đợt tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, thành lập các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con trước tuổi 22. Tổ chức nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 3.1.2.3. Tình hình kinh tế của huyện Yên Sơn Mặc dù nền kinh tế huyện Yên Sơn có những bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên huyện Yên Sơn vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Điều này được thể hiện trong bảng tổng hợp kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Sơn giai đoạn 2010 - 2012. Bảng 3.3: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Sơn giai đoạn 2010 - 2012 Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Giá trị (tỷ Cơ cấu Giá trị (tỷ Cơ cấu đồng) (%) đồng) (%) So sánh (%) Giá trị Cơ cấu (tỷ đồng) (%) 11/10 12/11 Tốc độ BQ 10 -12 Tổng giá trị sản xuất 2.424,95 100 2.496,38 100 2.565,06 100 102,95 102,75 102,85 Ngành NLTS 1.256,61 51,82 1.178,23 47,20 1.085,53 42,32 93,76 92,13 92,95 Ngành CN - XDựng 761,21 31,39 819,58 32,83 897,44 34,99 107,67 109,50 108,58 Ngành DVTM 407,13 16,79 498,57 19,97 582,09 22,69 122,46 116,75 119,61 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Sơn, năm 2012) Trong giai đoạn 2010 - 2012, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tỷ trọng về ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện (42,32% năm 2012), vì vậy vai trò mô hình kinh tế trang trại và hộ gia đình càng trở nên quan trọng trong sự phát triển của huyện. Tỷ trọng cơ cấu công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 34,99% (năm 2012). Các ngành công nghiệp chủ lực của huyện là khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa. Công nghiệp trên địa bàn phần lớn là công nghiệp Trung ương, công nghiệp địa phương chủ yếu còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa hình thành các khu công nghiệp tập trung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế. Xây dựng trên địa bàn vẫn chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nông thôn cần được chú trọng phát triển hơn nữa. Thời kỳ 2010 - 2012 ngành thương mại du lịch, dịch vụ của huyện phát triển còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, mới chỉ phát triển ở dạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 tự phát, nhỏ lẻ, giản đơn. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch, dịch vụ chưa có định hướng phát triển rõ nét, do đó chưa có sự tập trung chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành. Dưới sự chỉ đạo và định hướng phát triển đến năm 2020, cơ cấu kinh tế huyện sẽ có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần công nghiệp xây dựng, dịch vụ thương mại và giảm dần nông lâm thủy sản. 3.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 3.1.3.1. Những thuận lợi Nằm trên tuyến quốc lộ III theo trục kinh tế Hà Nội - Tuyên Quang Cao Bằng, đây là thuận lợi lớn nhất trong việc giao lưu, buôn bán vận chuyển hàng hoá, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản phẩm - phát triển kinh tế liên vùng. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất. - Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các cơ quan của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các hộ dân, các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể từ huyện đến xã phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội. - Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất. - Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 - Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hoá thúc đẩy chuyển dịch kinh tế. 3.1.3.2. Những khó khăn Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là: - Điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. - Địa hình của huyện chia cắt mạnh và độ dốc lớn (trong số diện tích đất nông lâm nghiệp, đất dốc từ 8 - 150 độ trở lên chiếm trên 16,7%) là một khó khăn trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước. Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao; Hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. - Ngoài tiềm năng về nông nghiệp huyện Yên Sơn chưa có tiềm năng sinh lời đủ lớn, đủ sức hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Huyện chưa có các trung tâm đô thị lớn. Kết cấu cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn. Đa số dân cư sống bằng nghề nông. Trình độ lao động còn thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 còn nhiều hạn chế, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao. Như vậy khả năng tích luỹ cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít. - So với tiềm năng, ngành nông lâm nghiệp còn tồn tại những vấn đề sau: + Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tiến triển còn chậm, chủ yếu vẫn tự phát, quy mô nhỏ, tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Chăn nuôi phát triển chậm, tỷ trọng quá thấp so với ngành trồng trọt, đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. + Chất lượng nông sản chưa cao, giá trị hàng hoá thấp, chưa xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn. Giá trị sản xuất trồng trọt bình quân trên ha đất nông nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. + Khả năng đầu tư của hộ thấp, tập quán canh tác chậm đổi mới, nhận thức của một bộ phận nông dân về sản xuất hàng hoá hạn chế. + Sản phẩm chủ lực là sản phẩm chè (nhất là chè sạch, chè an toàn) chưa khẳng định thương hiệu trên thị trường; khả năng thích ứng sản xuất với những thay đổi của thị trường chưa cao. + Mức độ cơ giới hoá sản xuất, thu hoạch, chế biến còn rất hạn chế. Công nghiệp chế biến chưa phát triển đủ để trở thành động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững. + Các dịch vụ về sản xuất và tiêu thụ nông sản còn chưa kịp thời. Một số cơ sở chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cùng chính sách về nông nghiệp, thiếu phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Đại bộ phận các hộ gia đình thiếu vốn, trình độ dân trí của người dân không đồng đều. Nhìn chung, tuy huyện Yên Sơn còn có những khó khăn nhất định nhưng những thuận lợi cũng là cơ bản, tạo đà cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế các hộ nông dân nói riêng trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn 3.2.1. Một số kết quả phát triển nông nghiệp của huyện Yên Sơn Ngành nông nghiệp là ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống người dân huyện Yên Sơn và cũng là hoạt động đặc biệt quan trọng cung cấp các sản phẩm tươi sống như thịt, ra, quả cá, trứng… cho đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Qua bảng 3.4 cho thấy, giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản của huyện Yên Sơn đến năm 2012 đạt 1.085,53 tỷ đồng, giảm 171,08 tỷ đồng so với năm 2010 do huyện đã có những chủ trương đầu tư phát triển vào ngành công nghiệp, giảm bớt tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 93,31% năm 2010 xuống còn 88,45% năm 2012. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 68,36%, đến năm 2012 giá trị này giảm còn 64,8%. Như vậy sau 3 năm, cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đã giảm với mức giảm bình quân là 2,61%/năm. Trong chăn nuôi, cơ cấu giá trị của ngành này chiếm tỷ trọng là 23% năm 2010 đến năm 2012 giảm xuống 21,8%; với mức giảm bình quân qua 3 năm là 2,62%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ cũng có xu hướng giảm từ 1,95% (năm 2010) xuống còn 1,85% (năm 2012), với mức giảm bình quân qua 3 năm là 2,56%/năm. Cơ cấu giá trị ngành thủy sản là 2,13% đến năm 2012 cơ cấu này là 1,99%; mức giảm bình quân 3,17%/năm. Ngành lâm nghiệp có mức chuyển biến về cơ cấu nhiều nhất, năm 2010 cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp là 4,56% đến năm 2012 cơ cấu này là 9,56%; mức tăng bình quân qua 3 năm là 50,11%/năm (xem bảng 3.4). Như vậy, cơ cấu giá trì sản xuất nông lâm thủy sản đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm giá trị ngành nông nghiệp, thủy sản và theo hướng tăng giá trị ngành lâm nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Yên Sơn 2010 - 2012 (Theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu I. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp ĐVT Năm 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) 2012 11/10 12/11 BQ Tr.đ 1.256,61 1.178,23 1.085,53 93,76 92,13 92,95 II. Cơ cấu giá trị SXNN % 100 100 100 1. Nông nghiệp % 93,31 93,02 88,45 99,69 95,09 97,39 + Trồng trọt % 68,36 68,15 64,80 99,69 95,08 97,39 + Chăn nuôi % 23,00 22,92 21,80 99,65 95,11 97,38 + Dịch vụ % 1,95 1,95 1,85 100,00 94,87 97,44 2. Thủy sản % 2,13 1,94 1,99 91,08 102,58 96,83 3. Lâm nghiệp % 4,56 5,04 9,56 110,53 189,68 150,11 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Sơn 2012) 3.2.2. Phát triển về lượng 3.2.2.1. Ngành trồng trọt a. Cây hàng năm Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Sơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành trồng trọt luôn chịu tác động lớn của thời tiết, do đó tổng diện trích gieo trồng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần. Năm 2010, diện tích gieo trồng của toàn huyện là 19.432 ha đến năm 2011 dện tích này là 20.093 ha (tăng 661 ha tương ứng tăng 3,4%). Đến năm 2012 diện tích này giảm còn 19.872 ha, mức tăng bình quân qua 3 năm là 1,15%/năm (xem bảng 3.5). Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đã giảm từ 14.899 ha năm 2010 xuống còn 14.751 ha năm 2012, với 2 nhóm cây trồng lương thực chủ yếu là cây lương thực có hạt (lúa và ngô) và nhóm cây chất bột lấy củ (khoai lang và sắn). Qua 3 năm mức giảm diện tích bình quân là 0,48%/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 Bảng 3.5: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Yên Sơn 2010 -2012 Diện tích gieo trồng (ha) Tốc độ phát triển (%) 2010 2011 2012 11/10 12/11 BQ Tổng diện tích gieo trồng 19.432 20.093 19.872 103,40 98,90 101,15 I. Cây lƣơng thực 14.899 15.106 14.751 101,39 97,65 99,52 1. Cây lương thực có hạt 13.145 13.290 13.014 101,10 97,92 99,51 - Lúa 10.229 10.127 10.200 99,00 100,72 99,86 - Ngô 2.916 3.164 2.814 108,50 88,94 98,72 2. Cây chất bột lấy củ 1.754 1.816 1.737 103,54 95,65 99,59 - Khoai lang 1.333 1.377 1.298 103,30 94,26 98,78 - Sắn 420,5 438,5 438,5 104,28 100,00 102,14 II. Cây thực phẩm 2.350 2.430 2.552 103,40 105,02 104,21 - Rau các loại 1.531 1.590 1.626 103,85 102,26 103,06 - Đậu các loại 819 840 926 102,56 110,24 106,40 2.183 2.557 2.569 117,13 100,47 108,80 - Lạc 376 381 377 101,33 98,95 100,14 - Đậu tương 131 181 197 138,17 108,84 123,50 1.676 1.995 1.995 119,03 100,00 109,52 Chỉ tiêu III. Cây công nghiệp - Mía (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) Cây thực phẩm với các cây trồng chính là rau các loại và đậu các loại có tổng diện tích gieo trồng là 2.350 ha năm 2010, năm 2012 là 2.552 ha. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 4,21%/năm. Cây công nghiệp với 3 loại cây trồng chính là lạc, đậu tương và mía với tổng diện tích gieo trồng là 2.183 ha năm 2010 đến năm 2011 diện tích này là 2.557 ha, tăng 374 ha (tương ứng tăng 17,13%). Năm 2012, diện tích gieo trồng cây công nghiệp là 2.569 ha (tăng 12 ha tương ứng giảm 0,47%) so với năm 2011. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm qua 3 năm tăng bình quân là 8,80%/năm (xem bảng 3.5). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Như vậy, với 3 nhóm cây trồng là cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp thì diện tích gieo trồng có xu hướng tăng nhẹ, diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm. * Nhóm cây lương thực có hạt (lúa, ngô) Nhóm cây lương thực có hạt là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Yên Sơn. Trong 3 năm gần đây, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của huyện có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt của huyện Yên Sơn 2010 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) 2012 11/10 12/11 BQ 1. Cây lúa - Diện tích Ha 10.229 10.127 10.200 99,00 100,72 99,86 58,58 59,41 58,59 101,42 98,62 100,02 Tấn 59.917 60.166 59.760 100,42 99,33 99,87 Ha 2.916 3.164 2.814 108,50 88,94 98,72 44,08 44,57 44,61 101,11 100,09 100,60 12.853 14.100 12.552 109,70 89,02 99,36 - Năng suất Tạ/ha - Sản lượng 2. Cây ngô - Diện tích - Năng suất Tạ/ha - Sản lượng Tấn (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) - Cây lúa: Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa giảm 102 ha so với năm 2010, tuy nhiên, năng suất lúa vẫn tăng 1,42% và sản lượng lúa tăng 249 tấn (tức 0,42%). Năm 2012, diện tích gieo trồng giảm so với năm 2010 là 29 ha, nhưng tăng lên so với năm 2011 là 73 ha, năng suất cũng đã giảm xuống so với năm 2011 là 1,38% (từ 59,41 tạ/ha xuống còn 58,59 tạ/ha) điều này đã khiến cho sản lượng lúa năm 2012 giảm 0,67% (từ 60.166 tấn xuống còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56 59.760 tấn). Qua 3 năm, diện tích lúa gieo trồng bình quân đã giảm 0,14%/năm; sản lượng lúa bình quân giảm 0,13%; năng suất lúa bình quân vẫn tăng 0,02% (xem bảng 3.6). - Cây ngô: Sau cây lúa, ngô là lương thực có hạt đứng thứ 2 toàn huyện. Năm 2010, diện tích trồng ngô trong toàn huyện là 2.916 ha, đến năm 2011 là 3.164 ha, tăng 248 ha (tương ứng 8,5%). Diện tích gieo trồng tăng đi kèm với sự tăng lên của năng suất ngô từ 44,08 tạ/ha lên 44,57 tạ/ha đã làm cho sản lượng ngô tăng từ 12.853 tấn lên 14.100 (tăng 1247 tấn). Năm 2012, diện tích gieo trồng ngô giảm 350 ha so với năm 2011; tuy nhiên năng suất ngô không giảm, vẫn đạt 44,61 tạ/ha, sản lượng ngô giảm xuống còn 12.552, giảm 1548 tấn so với năm 2011 (xem bảng 3.6). * Nhóm cây chất bột lấy củ Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây chất bột lấy củ của huyện Yên Sơn năm 2010 - 2012 Chỉ tiêu Năm ĐVT Tốc độ phát triển (%) 2010 2011 2012 11/10 12/11 BQ 1. Khoai lang - Diện tích Ha 1.333 1.377 1.298 103,30 94,26 98,78 - Năng suất Tạ/ha 64,97 65,25 64,24 100,43 98,45 99,44 - Sản lượng Tấn 8.661 8.987 8.338 103,76 92,78 98,27 - Diện tích Ha 420,5 438,5 438,5 104,28 100,00 102,14 - Năng suất Tạ/ha 163 165,2 165,2 101,35 100,00 100,67 - Sản lượng Tấn 6.854,20 7.244,00 7.244,00 105,69 100,00 102,84 2. Sắn (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) - Cây khoai lang: Diện tích trồng khoai lang năm 2011 tăng 44 ha (tương ứng tăng 3,3%) cùng với sự tăng lên của năng suất khoai lang từ 64,97 tạ/ha lên 65,25 tạ/ha giúp đẩy mạnh sản lượng khoai lang năm 2011 đáng kể so với năm 2010 là 326 tấn (tương ứng tăng 3,76%). Sang năm 2012, do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 chính sách chuyển dịch cây trồng diện tích trồng khoai lang cắt giảm mạnh 79 ha (tương ứng giảm 5,74%) so với năm 2011. Đi kèm với đó là sự giảm sút của năng suất khoai lang từ 65,25 tạ/ha xuống còn 64,24 tạ/ha. Điều này đã khiến cho tổng sản lượng khoai lang năm 2012 giảm 7,22% so với năm 2011 (từ 8.987 tấn còn 8.338 tấn, giảm 649 tấn). - Cây sắn: Diện tích gieo trồng sắn năm 2012 của toàn huyện là 438,5 ha, tăng 18 ha so với năm 2010, mức tăng bình quân qua 3 năm là 2,14%/năm. Năng suất sắn bình quân của huyện có xu hướng tăng, năm 2012 là 165,2 tạ/ha tăng 2,2 tạ/ha so với năm 2010, với mức tăng bình quân qua mỗi năm là 0,67%/năm; sản lượng sắn cũng có sự tăng lên, năm 2010 là 6.854,20 tấn đến năm 2012 đã tăng lên là 7.244,00 tấn, tăng 389,8 tấn qua 3 năm với mức tăng bình quân là 2,84%/năm (xem bảng 3.7). * Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu các loại) Trong những năm gần đây, huyện Yên Sơn là một trong những huyện sản xuất rau với khối lượng sản phẩm lớn của tỉnh Tuyên Quang, đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương và dác địa phương lân cận. Do có được thị trường tiêu thụ lớn, mặt khác cây rau lại là cây trồng đem lại thu nhập khá cao và thường xuyên so với các loại cây trồng khác nên đã được người dân duyện Yên Sơn chú trọng phát triển. Đã có nhiều địa phương trong huyện quan tâm đẩy mạnh và ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau, nhất là trong quản lý dịch bệnh tổng hợp trên rau (IPM) và hướng sản xuất theo hướng an toàn. Nhờ đó, diện tích, năng suất và sản lượng rau ngày một tăng lên. Năm 2010, toàn huyện có 1.531 ha trồng rau các loại, đến năm 2012 diện tích này là 1.626 ha, tăng 95 ha, với mức tăng bình quân mỗi năm là 3,06%/năm. Song song với việc tăng về diện tích gieo trồng là năng suất và sản lượng rau cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, năng suất bình quân là 151,12 tạ/ha đến năm 2012 là 169,79 tạ/ha, mức tăng bình quân về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 năng suất mỗi năm là 6,01%/năm. Về sản lượng, năm 2010 là 23.136,47 tấn, đến năm 2012 là 27.607,85 tấn, tăng 4.471,38 tấn với mức tăng bình quân về sản lượng hàng năm là 9,24%/năm (xem bảng 3.8). Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây thực phẩm của huyện Yên Sơn 2010 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) 2012 11/10 12/11 BQ 1. Rau các loại - Diện tích Ha 1.531 1.590 1.626 103,85 102,26 103,06 - Năng suất Tạ/ha 151,12 157,94 169,79 104,51 107,50 106,01 - Sản lượng Tấn 23.136,47 25.112,46 27.607,85 108,54 109,94 109,24 2. Đậu các loại - Diện tích Ha 819 840 926 102,56 110,24 106,40 - Năng suất Tạ/ha 9,67 10,24 10,89 105,89 106,35 106,12 - Sản lượng Tấn 791,97 860,16 1.008,41 108,61 117,24 112,92 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) Đậu các loại: Diện tích trồng đậu vào năm 2012 có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2010, diện tích trồng đậu các loại là 819 ha, đến năm 2011 diện tích này tăng lên 840 ha. Năm 2012 thì diện tích này tăng lên là 926 ha. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 6,4%/năm. Năng suất đậu các loại năm 2010 là 9,67 tạ/ha đến năm 2012 năng suất này là 10,89 tạ/ha. Tốc độ tăng bình quân về năng suất là 6,12%/năm. Năng suất tăng đã làm cho sản lượng đâu các loại cũng có xu hướng tăng, năm 2010 sản lượng đậu là 791,97 tấn, đến năm 2012 tăng lên là 1.008,41 tấn. Tốc độ tăng bình quân qua các năm là 12,92%/năm (xem bảng 3.8). * Nhóm cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương) Là nhóm cây trồng có khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa lớn, có thị trường tiêu thụ. Đây là nhóm cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ và có khả năng phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, kết quả cụ thể của từng loại cây như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 Bảng 3.9: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây công nghiệp hàng năm của huyện Yên Sơn 2010 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) 2012 11/10 12/11 BQ 1. Cây lạc - Diện tích Ha - Năng suất - Sản lượng 376 381 377 101,33 98,95 100,14 Tạ/ha 17,25 14,54 15,58 84,29 107,15 95,72 Tấn 648,60 553,97 587,37 85,41 106,03 95,72 - Diện tích Ha 1.676 1.995 - Năng suất Tạ/ha 660 660 2. Cây mía - Sản lượng 1.995 119,03 663 100 109,52 100 100,45 100,23 Tấn 110.616,00 131.670,00 132.268,50 119,03 100,45 109,74 3. Cây đậu tƣơng - Diện tích Ha - Năng suất - Sản lượng 131 181 197 138,17 108,84 123,50 Tạ/ha 13,84 14,73 15,25 106,43 103,53 104,98 Tấn 181,30 266,61 300,43 147,05 112,68 129,87 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) Qua bảng 3.9 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương và mía) của huyện Yên Sơn như sau: - Với cây lạc, diện tích có chiều hướng tăng nhẹ qua 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 0,14%/năm. Năm 2010 diện tích gieo trồng lạc trong toàn huyện là 376 ha, đến năm 2012 tăng lên thành 377 ha, đã tăng 1 ha. Năng suất lạc qua 3 năm giảm từ 17,25 tạ/ha năm 2010 xuống còn 15,58 tạ/ha năm 2012 (với mức giảm bình quân qua 3 năm là 4,28%/năm). Mặc dù diện tích gieo trồng tăng nhưng do năng suất lạc qua các năm giảm nên sản lượng lạc cũng giảm. Sản lượng lạc qua 3 năm (từ năm 2010 đến năm 2012) đã giảm 61,23 tấn, với mức giảm bình quân là 4,28%/năm. - Với cây mía: Diện tích trồng mía tăng mạnh vào năm 2011, tăng từ 1.676 ha năm 2010 lên 1.995 ha năm 2011; với mức tăng diện tích bình quân qua 3 năm là 9,52%/năm. Diện tích trồng mía tăng là do huyện Yên Sơn đang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 có chủ trương chuyển đổi phát triển về cây mía vì có hiệu quả sản suất cao. Năng suất mía cũng tăng 0,23%/năm qua 3 năm, thêm vào đó diện tích tăng mạnh đã khiến cho sản lượng mía cũng có sự gia tăng tương ứng. Năm 2010, sản lượng mía đạt 110.616,00 tấn; năm 2011, sản lượng này là 131.670,00 tấn, đến năm 2012 đã tăng lên là 132.268,50 tấn (với mức tăng bình quân qua 3 năm là 9,74%/năm). b. Cây lâu năm Cây lâu năm là một trong những loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp một phần khá lớn giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đặc biệt với đặc điểm địa lý, khí hậu phù hợp, việc phát triển các cây lâu năm ở huyện Yên Sơn cũng là một hướng phát triển cần chú trọng và đầu tư. Bảng 3.10: Diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện Yên Sơn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Tổng diện tích gieo trồng Diện tích gieo trồng (ha) Tốc độ phát triển (%) 2010 11/10 2011 2012 97,02 12/11 99,83 BQ 4.992 4.843 4.835 98,43 - Diện tích 2.687 2.698 2.698 100,41 100,00 100,20 - Sản lượng 20.699 21.490 2.305 2.145 2.137 402 328 328 1.261 1.383 - Diện tích 26 27 - Sản lượng 105 103 103 - Diện tích 142 146 146 102,82 100,00 101,41 - Sản lượng 334 442 487 132,34 110,18 121,26 I. Cây chè II. Cây ăn quả 21.437 103,82 93,06 99,75 101,79 99,63 96,34 81,59 100,00 90,80 1. Cây vải - Diện tích - Sản lượng 1.310 109,67 94,72 102,20 2. Cây cam 27 103,85 100,00 101,92 98,10 100,00 99,05 3. Nhãn (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 Qua 3 năm, diện tích trồng cây lâu năm có xu hướng giảm, năm 2010 diện tích trồng là 2.687 ha, năm 2012 tăng lên là 2.708 ha. Mức tăng bình quân qua 3 năm là 0,39%/năm. Trong các cây lâu năm của huyện Yên Sơn, cây chè là cây lâu năm chủ lực và luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo để có định hướng phát triển quy hoạch đúng đắn. Diện tích trồng chè qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm 2010 diện tích trồng chè là 2.687 ha, năm 2012 là 2.698 ha tăng 11 ha, với mức tăng bình quân hàng năm là 0,2%/năm. Diện tích cây ăn quả có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, diện tích trồng cây ăn quả là 2.305 ha, đến năm 2012 diện tích này giảm còn 2.137 ha sau 3 năm. Tốc độ giảm bình quân mỗi năm là 3,66%/năm. Các loại cây ăn quả chủ đạo được trồng trên địa bàn huyện Yên Sơn bao gồm: vải, cam và nhãn. Cây vải là loại cây được trồng chủ yếu và có diện tích trồng lớn nhất trong các loại cây ăn quả của huyện. Diện tích này đang có xu hướng giảm qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2012 diện tích trồng vải đã giảm 74 ha; với mức giảm bình quân qua 3 năm là 9,2%/năm. Bên cạnh cây vải, huyện Yên Sơn còn phát triển 2 loại cây ăn quả khác là cam và nhãn. Trong 3 năm vừa qua, diện tích trồng gần như không có sự thay đổi nhưng nhờ có sự tăng trưởng của về năng suất đã giúp sản lượng nhãn đáng kể. 3.2.2.2. Ngành chăn nuôi Trong những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Sơn phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, đây là một trong những hướng mũi nhọn mà huyện Yên Sơn đã xác định nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được áp dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm đã được nâng lên. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã hình thành các trang trại chăn nuôi lợn thịt hướng nạc, gia cầm, thủy cầm...với quy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 mô khá lớn. Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giúp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Từ năm 2010 đến năm 2012, huyện đã triển khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn lợn, đàn dê và đàn gia cầm, thực hiện hỗ trợ giá giống lớn ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo từ bò thịt, bò sữa, hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua bò sữa… Năm 2013, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Sơn đối mặt với khó khăn giá sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ chậm, trong khi giá thức ăn lại cao. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, số lượng vật nuôi toàn huyện không chỉ ổn định, còn có sự tăng trưởng 0,8%, cao nhất trong 2 năm trở lại đây. Hiện tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 33,9% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện. Trước những diễn biến thất thường của giá cả, huyện Yên Sơn đã có kế hoạch triển khai đến các địa phương tuyên truyền, vận động người chăn nuôi tập trung vào những lĩnh vực có thế mạnh, những vật nuôi có vốn đầu tư ít, thời gian chăn nuôi ngắn, thị trường tiêu thụ rộng lớn... trên cơ sở đó là áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm bớt chi phí đầu tư, tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Vật nuôi được người chăn nuôi lựa chọn phát triển là lợn, gà, vịt. Huyện cũng thực hiện nhiều cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi: Như hỗ trợ lãi suất vốn vay tín dụng đối với các nhóm hộ, các tổ chức cá nhân đăng ký thực hiện mô hình chăn nuôi tập trung hàng hóa theo quy hoạch và chủ trương của huyện; triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người dân về con giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi... Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được áp dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm đã được nâng lên. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt hướng nạc, gia cầm, thủy cầm...với quy mô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 lớn. Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giúp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Toàn bộ các trang trại hoạt động trên địa bàn huyện đều là trang trại chuyên chăn nuôi. Việc phát triển mô hình kinh tế trang trại là tất yếu của nền sản xuất hàng hóa của huyện Yên Sơn, đặc biệt là hướng phát triển trang trại chăn nuôi. Kết quả cụ thể ngành chăn nuôi như sau: Bảng 3.11: Kết quả ngành chăn nuôi huyện Yên Sơn giai đoạn 2010 - 2012 TT I Đơn vị Chỉ tiêu tính Tốc độ tăng bình 2010 2011 2012 quân 2010 - 2012 (%) Số lƣợng gia súc, gia cầm 1. Tổng đàn trâu Con 29.849 21.425 17.713 -22,77 2. Tổng đàn bò Con 15.025 6.559 5.518 -36,11 3. Tổng đàn lợn Con 106.234 102.346 102.653 -1,68 4. Tổng đàn gia cầm Con 1.172.421 1.130.034 1.024.700 -6,47 5. Tổng đàn ngựa Con 401 286 131 -41,44 6. Tổng đàn dê Con 1.986 1.892 1.277 -18,62 1. Thịt trâu hơi Tấn 598 738 1.415 57,57 2. Thịt bò hơi Tấn 199 39 162 117,49 3. Thịt lợn hơi Tấn 6.850 4.142 4.212 -18,92 4. Thịt gia cầm Tấn 836 1.045 1203 20,06 II Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) * Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn theo phương thức sản xuất hàng hóa là một trong những chiến lược phát triển ngành chăn nuôi chủ yếu của huyện Yên Sơn. Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã triển khai một số dự án cải tạo giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn ngoại bước đầu thu được kết quả tốt, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô hàng trăm nái có thu nhập cao. Tổng đàn lợn năm 2012 đã đạt 102.653 con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 (tăng 307 con so với năm 2011, nhưng có phần giảm đi so với năm 2010 là 3.581 con). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2012 tăng so với năm 2011, nhưng lại giảm so với năm 2010 là 2.638 tấn. Mỗi năm Yên Sơn đã cung cấp vài nghìn tấn thịt lợn cho các thị trường lân cận. * Chăn nuôi trâu, bò: Những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn có xu hướng giảm dần do tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu quả chăn nuôi trâu không cao. Năm 2012, toàn huyện có 17.713 con, bình quân giai đoạn 2010 - 2012 tổng đàn trâu giảm 22,27%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2010 đạt 598 tấn, năm 2012 đã tăng lên 1.415 tấn, sơ dĩ số lượng trâu giảm nhưng lượng thịt trâu hơi xuất chuồng lại tăng lên là do trâu không còn sự dụng nhiều vào mục đích lấy sức kẻo mà chủ yếu nuôi để lấy thịt. Đàn bò cũng được xác định là một trong các con vật nuôi chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển ở hầu hết các xã. Mặc dù số lượng bò giảm 36,11% nhưng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng vẫn tăng mạnh, năm 2012 đạt 162 tấn, tăng gấp 4,15 lần so với năm 2011. * Chăn nuôi dê, ngựa: Do đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, huyện Yên Sơn có lợi thế trong chăn nuôi dê và ngựa. Đặc biệt hiện tại dê đang là loại gia súc được huyện Yên Sơn chú trọng phát triển. Năm 2010 đàn dê của huyện Yên Sơn đạt 1.986 con, những năm tiếp theo, số lượng dê có giảm nhưng vẫn thuộc loại vật nuôi có số lượng cao ở huyện Yên Sơn * Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm của huyện nhìn chung phát triển khá đồng đều. Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như vịt SuperM, CV2000, ngan Pháp, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir… Năm 2010, tổng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 đàn gia cầm đạt 1.986 con, năm 2011 giảm xuống còn 1.130.034 con, năm 2012 còn 1.024.700 con. Dù số lượng đàn gia cầm giảm nhưng sản lượng thịt không ngừng tăng lên, điều này cho thấy năng suất chăn nuôi đã có sự phát triển tốt 3.2.3. Phát triển về chất 3.2.3.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất ngành trồng trọt - Bảng 3.12 thể hiện sản lượng giá trị và tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành trồng trọt huyện Yên Sơn qua 3 năm từ 2010 đến 2012. Qua bảng số liệu cho thấy: - Về sản lượng hàng hóa: + Sản lượng hàng hóa của cây lương thực có hạt (lúa,ngô) năm 2010 là 13.110 tấn, đến năm 2012 sản lượng hàng hóa này là 14.080 tấn tăng 970 tấn. Tốc độ tăng sản lượng hàng hóa của cây lương thực qua 3 năm là 3,65%/năm. + Sản lượng hàng hóa của cây thực phẩm (rau và đậu các loại) năm 2010 là 6.843 tấn đến năm 2012 sản lượng hàng hóa của cây trồng này là 10.994,85 tấn, tăng 4.151,85 tấn. Tốc dộ tăng bình quân về sản lượng hàng hóa qua 3 năm là 27,74%/năm. Đây là nhóm cây trồng có tốc độ tăng nhanh về sản lượng hàng hóa. + Sản lượng hàng hóa của cây công nghiệp năm 2010 là 1.284,70 tấn đến năm 2011 sản lượng này tăng lên là 1.651,22 tấn; đến năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011, chỉ còn 1.331,98 tấn (tức giảm 319,24 tấn). Với mức tăng trung bình quân qua 3 năm là 4,6%/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 Bảng 3.12: Sản lƣợng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành trồng trọt năm 2010 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển 2011/2010 2012/2011 BQ 1. Sản lƣợng sản phẩm Tấn - Cây lương thực có hạt Tấn 52.102 52.840 52.038 101,42 98,48 99,95 - Cây thực phẩm Tấn 12.541,94 14.363,73 15.837,25 114,53 110,26 112,39 - Cây công nghiệp Tấn 2.280 2.598 2.103 113,95 80,95 97,45 2. Sản lƣợng sản phẩm hàng hóa Tấn - Cây lương thực có hạt Tấn 13.110 13.350 14.080 101,83 105,47 103,65 - Cây thực phẩm Tấn 6.843 9.825,63 10.994,85 143,59 111,90 127,74 - Cây công nghiệp Tấn 1.284,70 1.651,22 1.331,98 128,53 80,67 104,60 3. Giá trị sản lƣợng hàng hóa Tr.đ - Cây lương thực có hạt Tr.đ 18.009,59 17.493,54 18.189,86 97,13 103,98 100,56 - Cây thực phẩm Tr.đ 20.983,31 23.581,35 29.085,34 112,38 123,34 117,86 - Cây công nghiệp Tr.đ 1.172,50 1.896,61 1.041,28 161,76 54,90 108,33 4. Tỷ suất nông sản hàng hóa % - Cây lương thực có hạt % 48,6 52,5 59,6 108,02 113,52 110,77 - Cây thực phẩm % 47,6 64,5 69,7 135,50 108,06 121,78 - Cây công nghiệp % 58 61 67 105,17 109,84 107,50 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của ngành nông nghiệp năm 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 - Về giá trị sản lượng hàng hóa: + Cây lương thực có hạt năm 2010 có giá trị sản lượng hàng hóa là 18.009,59 triệu đồng đến năm 2011 giá trị sản lượng hàng hóa này giảm xuống còn 17.493,54 triệu đồng, đến năm 2012 lại tăng lên 18.189,86 triệu đồng, mức tăng bình quân qua 3 năm là 0,56% + Cây thực phẩm có giá trị sản lượng hàng hóa năm 2010 là 20.983,31 triệu đồng, đến năm 2012 giá trị sản lượng hàng hóa của nhóm cây trồng này là 29.085,34 triệu đồng tăng 8.102,03 triệu đồng qua 3 năm. Tốc độ tăng bình quân là 17,86%/năm. + Nhóm cây trồng công nghiệp có giá trị sản lượng hàng hóa năm 2010 là 1.172,50 triệu đồng, đến năm 2012 giá trị này là 1.041,28 triệu đồng giảm 131,22 triệu đồng qua 3 năm. - Về tỷ suất nông sản hàng hóa: đến năm 2012 nhóm cây thực phẩm có tỷ suất hàng hóa cao nhất với giá trị là 69,7% tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 21,78%/năm. Đứng sau nhóm cây thực phẩm là nhóm cây công nghiệp có tỷ suất nông sản hàng hóa biến động tăng qua các năm, năm 2010 tỷ suất hàng hóa của cây công nghiệp là 58%, năm 2011 là 61% và đến năm 2012 là 67%. Tốc độ tăng bình quân của cả 3 năm là 7,5%/năm. Cây lương thực có hạt tỷ suất hàng hóa thấp hơn do sản phẩm của nhóm này chủ yếu là để phục vụ tiêu dùng và chăn nuôi của hộ. Năm 2010, tỷ suất nông sản hàng hóa của nhóm này là 48,6%, năm 2011 là 61% và năm 2012 tăng lên 67%. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 7,5%/năm. Bảng 3.13 thể hiện hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt ở các hộ điều tra năm 2012, kết quả thu được như sau: - Về giá trị sản xuất/ha của hộ: Đối với nhóm cây lương thực có hạt, giá trị sản xuất trung bình của mỗi hộ là 22,4 triệu đồng/ha năm 2012. Đối với nhóm cây trồng thực phẩm (chủ yếu là rau và đậu các loại) có giá trị sản xuất trung bình là 51,3 triệu đồng/ha. Nhóm cây trồng công nghiệp (chủ yếu là đậu tương và lạc) có giá trị sản xuất là 8,9 triệu đồng/ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt ở các hộ điều tra năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 1. Giá trị sản xuất/ha Tr.đ - Cây lương thực có hạt Tr.đ 22,4 - Cây thực phẩm Tr.đ 51,3 - Cây công nghiệp Tr.đ 8,9 2. Thu nhập hỗn hợp/ha Tr.đ - Cây lương thực có hạt Tr.đ 3,8 - Cây thực phẩm Tr.đ 27,6 - Cây công nghiệp Tr.đ 3,1 3. % thu nhập của hộ do ngành trồng trọt tạo ra % 63 4. Tỷ suất nông sản hàng hóa % - Cây lương thực có hạt % 60,5 - Cây thực phẩm % 69 - Cây công nghiệp % 65 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) - Về thu nhập hỗn hợp/ha: đối với nhóm cây lương thực có hạt, thu nhập hỗn hợp bình quân ở các hộ điều tra là 3,8 triệu/ha. Nhóm cây trồng công nghiệp có thu nhập hỗn hợp bình quân 27,6 triệu/ha. Nhóm cây trồng công nghiệp có thu nhập hỗn hợp bình quân ở các hộ điều tra là 3,1 triệu/ha. - Về thu nhập của hộ: Trong tổng các nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp thì % thu nhập của hộ do ngành trồng trọt tạo ra chiếm khoảng 63% thu nhập của hộ. - Về tỷ suất nông sản hàng hóa: nhóm cây lương thực có hạt có tỷ suất nông sản hàng hóa năm 2012 là 60,5% ở các hộ điều tra năm 2012. Nhóm cây thực phẩm có tỷ suất nông sản hàng hóa năm 2012 ở các hộ điều tra là 69% và chỉ số này với nhóm cây trồng công nghiệp là 65%. Như vậy, qua phân tích ta thấy, với nhóm cây lương thực có hạt và cây công nghiệp thì giá trị sản xuất/ha vẫn còn thấp. Do đó, thu nhập hỗn hợp của hộ/ha ở 2 nhóm cây trồng này cũng còn thấp. Đối với các hộ điều tra thì sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế hộ, tuy nhiên do giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 thu nhập của ngành trồng trọt tạo ra còn thấp nên tổng thu nhập của các hộ chưa cao. 3.2.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất ngành chăn nuôi Bảng 3.14 thể hiện sản lượng, giá trị và tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2012, kết quả thu được như sau: - Về sản lượng sản phẩm hàng hóa của ngành chăn nuôi: + Chăn nuôi gia súc năm 2010 đạt 4.011,30 tấn sản lượng sản phẩm hàng hóa đến năm 2012 đạt 5.768,14 tấn, tăng 1.756,84 tấn sau 3 năm. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng hàng hóa trong chăn nuôi gia súc là 21,63%/năm. + Chăn nuôi gia cầm năm 2010 cho sản lượng sản phẩm hàng hóa là 618,32 tấn đến năm 2012 sản lượng này là 806,01 tấn, đã tăng 187,69 tấn sau 3 năm. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng sản phẩm hàng hóa là 14,2%/năm. - Về giá trị sản lượng hàng hóa: + Chăn nuôi gia súc: Năm 2010 có giá trị sản lượng hàng hóa là 91.675,30 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 141.749,10 triệu đồng; tăng 50.073,8 triệu đồng sau 3 năm. Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hóa của chăn nuôi gia súc là 24,74%/năm. + Chăn nuôi gia cầm: Năm 2010 đạt giá trị sản lượng hàng hóa là 8.994,34 triệu đồng đến năm 2012 đạt 33.769,03 triệu đồng, tăng sau 3 năm là 24.774,69 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân về giá trị sản lượng hàng hóa là 94,76%/năm. - Về tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành chăn nuôi: + Trong chăn nuôi gia súc, tỷ suất nông sản hàng hóa chiếm tỷ lệ 62% năm 2010, 64% năm 2011 và 69,5% năm 2012. Tốc độ tăng bình quân của tỷ suất này là 5,91%/năm. + Đối với chăn nuôi gia cầm, tỷ suất nông sản hàng hóa tăng bình quân qua 3 năm 2,28%/năm. Năm 2010, tỷ suất nông sản hàng hóa trong chăn nuôi gia câm là 65% đến năm 2012 là 68%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 Bảng 3.14: Sản lƣợng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành chăn nuôi năm 2010 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển 2011/2010 2012/2011 BQ 1. Sản lƣợng sản phẩm Tấn - Chăn nuôi gia súc Tấn 6.059 5.891 6.882 97,23 116,82 107,02 - Chăn nuôi gia cầm Tấn 836 1.045 1.203 125,00 115,12 120,06 2. Sản lƣợng sản phẩm hàng hóa Tấn - Chăn nuôi gia súc Tấn 4.011,30 4.062,43 5.768,14 101,27 141,99 121,63 - Chăn nuôi gia cầm Tấn 618,32 689,8 806,01 111,56 116,85 114,20 3. Giá trị sản lƣợng hàng hóa Tr.đ - Chăn nuôi gia súc Tr.đ 91.675,30 123.387,18 141.749,10 134,59 114,88 124,74 - Chăn nuôi gia cầm Tr.đ 8.994,34 15.750 33.769,03 175,11 214,41 194,76 4. Tỷ suất nông sản hàng hóa % - Chăn nuôi gia súc % 62 64 69,5 103,23 108,59 105,91 - Chăn nuôi gia cầm % 65 67 68 103,08 101,49 102,28 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của ngành nông nghiệp năm 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 Bảng 3.15 thể hiện hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi ở các hộ điều tra năm 2012. Qua bảng số liệu 3.15 cho thấy: - Về giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc mang lại giá trị sản xuất bình quân là 2,83 triệu đồng/hộ chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm mang lại giá trị là 2,71 triệu đồng/hộ chăn nuôi. - Về thu nhập hỗn hợp/hộ chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc mang lại thu nhập bình quân cho hộ là 2,62 triệu đồng, chăn nuôi gia cầm mang lại thu nhập hỗn hợp/hộ là 2,58 triệu đồng. - Giá trị hàng hóa ngành chăn nuôi ở các hộ điều tra: Đối với chăn nuôi gia súc, giá trị hàng hóa của sản phẩm chiếm 68% tổng sản phẩm, chăn nuôi gia cầm giá trị sản phẩm hàng hóa chiếm 67%. Phần trăm thu nhập của hộ do ngành chăn nuôi tạo ra là 36% (xem bảng 3.15). Bảng 3.15: Hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi ở các hộ điều tra năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 1. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi/hộ chăn nuôi Tr.đ - Chăn nuôi gia súc Tr.đ 2,83 - Chăn nuôi gia cầm Tr.đ 2,71 2. Thu nhập hỗn hợp/ha Tr.đ - Chăn nuôi gia súc Tr.đ 2,62 - Chăn nuôi gia cầm Tr.đ 2,58 3. % thu nhập của hộ do ngành chăn nuôi tạo ra % 36 4. Tỷ suất nông sản hàng hóa % - Chăn nuôi gia súc % 68 - Chăn nuôi gia cầm % 67 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) 3.2.3.3. Phát triển kinh tế hộ và thu nhập của hộ điều tra Trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế nhất là vào thời kỳ mở cửa nền kinh tế thị trường hiện nay thì các hộ nông dân để tồn tại và phát triển đều phải hướng vào vấn đề thị trường, tức là thực hiện sản xuất hàng hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 Đối với huyện Yên Sơn, mặc dù vấn đề kinh tế thị trường vẫn còn là vấn đề mới mẻ, song sản xuất hàng hóa đã được các hộ nông sân biết đến và tiếp cận ở các mức độ khác nhau tùy theo cách sắp xếp tổ chức của các hộ. Có hộ sản xuất ra khối lượng hàng hóa nhỏ, ví dụ mỗi năm chỉ xuất chuồng vài tạ lợn hơi, vài tấn thóc... nhưng bên cạnh có những hộ sản xuất ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn có giá trị hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Quy mô sản xuất, mức dộ thu nhập giữa các hộ nông dân sản xuất hàng hóa trong một vùng và giữa các vùng, các xã cũng có sự khác nhau. Vì số lượng hộ nông dân sản xuất hàng hoá của huyện Yên Sơn là rất lớn cho nên chúng tôi không thể điều tra được toàn bộ, mà chỉ chọn ra những hộ đại diện theo phương pháp chọn điển hình của các xã thuộc các vùng khác nhau để phân tích phục vụ đề tài. Cho nên số liệu đưa ra trong luận văn có thể là chưa chính xác tuyệt đối, nhưng chắc chắn những kết luận rút ra được sẽ mang tính đại diện cho cho toàn huyện. Dựa trên tiêu chí xếp loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá. Qua quá trình xét chọn chúng tôi đã chọn được 90 hộ nông dân tiêu biểu cho các loại hộ nông dân theo quy mô hàng hoá của 3 xã thuộc ba vùng của huyện Yên Sơn. Bảng 3.16: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hóa Chỉ tiêu Xã Quý Xã Lực Xã Kiến Quân Hành Thiết SL CC SL CC CC SL CC (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) Hộ sản xuất hàng hóa lớn 6 20 8 26,67 5 16,67 19 21,11 Hộ sản xuất hàng hóa trung bình 11 36,67 10 33,33 11 36,67 32 35,56 Hộ sản xuất hàng hóa nhỏ 13 43,33 12 40 14 46,66 39 43,33 30 100 30 100 30 100 90 100 Tổng cộng SL Tổng số (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Qua biểu trên ta thấy nếu nhìn vào tổng thể chung của 3 xã thì các hộ hàng hoá không có sự chênh lệch lớn. Nếu xét theo từng vùng thì có sự chênh lệch rõ rệt: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 Xã Quý Quân nằm ở vùng phía Bắc của huyện, có lợi thế phát triển các cây công nghiệp lâu năm (đặc biệt là cây chè và các loại cây ăn quả như vải và nhãn). Hộ hàng hóa nhỏ chiếm 43,33%, thấp nhất là hộ hàng hóa lớn chiếm 20%. Phía Đông là xã Lực Hành, các hộ nông dân sản xuất hàng hóa chuyên phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc nên hộ hàng hóa lớn chiếm 26,67% cao hơn so với các xã. Xã Kiến Thiết thuộc phía Nam của huyện có lợi thế về phát triển mạnh nông nghiệp (các sản phẩm sơ chế, chế biến của huyện đặc biệt là chè an toàn, bánh chưng…), sản xuất lương thực và kinh doanh dịch vụ. Hộ hàng hóa nhỏ là chủ yếu chiếm 46,67%. * Về tình hình sản xuất hàng hóa của các hộ điều tra Các sản phẩm hàng hóa của hộ nông dân chủ yếu là nông sản. Rừng ở huyện đang trong thời kỳ tu bổ, trồng mới nên chỉ có thể khai thác ở phần diện tích khoanh nuôi và bảo vệ nhưng chưa nhiều, cho nên sản phẩm hàng hóa còn ít. Qua bảng 3.17 ta thấy, quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân của hộ điều tra là 14,670 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt là 9,106 triệu đồng, chăn nuôi là 4,966 triệu đồng và lâm nghiệp là 0,599 triệu đồng. Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của các nhóm hộ rất đa dạng. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 62,1%, chủ yếu là các sản phẩm cây hàng năm như lúa, ngô…; cây công nghiệp lâu năm như chè, vải, nhãn… Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33,8% chủ yếu là chăn nuôi lợn, dê và gia cầm. Tỷ trọng hàng hóa của hộ ngành lâm nghiệp là rất thấp chỉ chiếm 4,1%. Phân tích giá trị sản phẩm hàng hóa theo vùng, cao nhất là xã Quý Quân 14,978 triệu đồng trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt 8,792 triệu đồng, ngành chăn nuôi là 5,347 triệu đồng, ngành lâm nghiệp là 0,839 triệu đồng; thấp nhất là xã Lực Hành 14,367 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa ngành trồng trọt là 9,066 triệu đồng, ngành chăn nuôi là 4,813 triệu đồng và ngành lâm nghiệp là 0,488 triệu đồng. Cơ cấu sản phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 hàng hóa ngành trồng trọt cao nhất là xã Kiến Thiết 64,5%, thấp nhất là xã Quý Quân 58,7%; ngành chăn nuôi cao nhất là xã Quý Quân 35,7%, thấp nhất là xã Kiến Thiết 32,3%; ngành lâm nghiệp cao nhất là xã Quý Quân 5,6%, thấp nhất là xã Kiến Thiết 3,2%. Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa đã thể hiện rõ theo định hướng phát triển của từng xã: xã Quý Quân phát triển mạnh ngành chăn nuôi và lâm nghiệp, bên cạnh đó xã còn là một trong 5 xã vùng sản xuất lúa nếp vải đặc sản; xã Kiến Thiết phát triển mạnh ngành trồng trọt. Bên cạnh đó xã Lực Hành đầu tư phát triển ngành trồng chè, chế biến chè và trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vải… Bảng 3.17: Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2012 Tổng GTSPHH Phân loại hộ Bình quân chung Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) 14,670 100 9,106 62,1 4,966 33,8 0,599 4,1 1. Theo vùng - Xã Quý Quân 14,978 100 8,792 58,7 5,347 35,7 0,839 5,6 - Xã Lực Hành 14,367 100 9,066 63,1 4,813 33,5 0,488 3,4 - Xã Kiến Thiết 14,665 100 9,459 64,5 4,737 32,3 0,469 3,2 - Cây hàng năm 16,908 100 12,816 75,8 3,956 23,4 0,136 0,8 - Cây ăn quả 15,856 100 11,004 69,4 4,292 26,5 0,560 4,1 - Cây CN hàng năm 10,435 100 7,221 69,2 2,849 27,3 0,365 3,5 - Chăn nuôi 16,444 100 1,845 11,1 14,339 87,2 0,260 1,7 9,87 100 3,198 32,4 2,023 20,5 4,649 47,1 2. Theo hướng sản xuất - Lâm nghiệp 3. Theo quy mô sản xuất hàng hóa - Hộ hàng hóa lớn 25,967 100 15,658 60,3 8,985 34,6 1,324 5,1 - Hộ hàng hóa TB 14,545 100 10,545 72,5 2,458 16,9 1,542 10,6 - Hộ hàng hóa nhỏ 9,876 100 6,844 69,3 2,538 25,7 0,494 5 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 Theo cơ cấu ngành có sự khác nhau đáng kể giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ cây hàng năm là chính có cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa chiếm 75,8%, hộ chăn nuôi chiếm 87,2%, hộ trồng cây lâm nghiệm chiếm 47,1% trong cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ. Phân tích giá trị sản phẩm hàng hóa theo quy mô sản xuất hàng hóa thì không có sự chênh lệch nhiều về cơ cấu giá trị hàng hóa giữa các ngành, điều khác nhau chủ yếu là về quy mô giá trị hảng hóa. Nhóm hộ hàng hóa lớn có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa là 25,967 triệu đồng, nhóm hộ hàng hóa trung bình là 14,545 triệu đồng, nhóm hộ hàng hóa nhỏ là 9,876 triệu đồng. Như vậy các hộ có hướng sản xuất khác nhau về quy mô hàng hóa và cơ cấu sản phẩm hàng hóa rất khác nhau. Nhóm hộ hàng hoa lớn có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa gấp 1,79 lần hộ hàng hóa trung bình và gấp 2,63 lần hộ hàng hóa nhỏ. Vậy là khoảng cách quy mô sản xuất hàng hóa giữa các hộ chênh lệch chưa cao, thể hiện mức độ sản xuất hàng hóa còn hạn chế. * Đời sống của các hộ sản xuất hàng hóa Huyện Yên Sơn mặc dù là huyện nằm giáp thành phố Tuyên Quang nhưng cuộc sống của các hộ nông dân ở các xã trong huyện chưa thực sự cao, sản phẩm của các hộ nông dân chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn là đem bán ra thị trường. - Mức thu nhập: Mức thu nhập bình quân chung của các hộ ở các xã điều tra là 3,587 triệu đồng/khẩu và 6,254 triệu đồng/lao động (Bảng 3.18). Như vậy mức sống của các hộ nông dân phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 80,07%, ngoài sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 19,93%. Nếu phân theo các xã điều tra thì xã Quý Quân có mức sống của khẩu cao nhất 3,770 triệu đồng, thấp nhất là xã Lực Hành. Nếu phân tích theo hướng sản xuất thì mức sống của các nhóm hộ cũng khác nhau, nhóm hộ trồng cây hàng năm và chăn nuôi có mức sống cao hơn nhóm hộ trồng cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả, thấp nhất là nhóm hộ trồng cây lâm nghiệp đạt 2,567 triệu đồng/khẩu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76 Nếu phân tích theo quy mô sản xuất hàng hóa, nhóm hộ hàng hóa lớn có mức thu nhập 5,898 triệu đồng gấp 1,72 lần so với hộ hàng hóa trung bình và 2,21 lần nhóm hộ hàng hóa nhỏ. Bảng 3.18: Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra năm 2012 Phân loại hộ Tổng thu nhập Khẩu Bình quân chung LĐ Trong đó Từ NLN Khẩu LĐ Từ ngoài NLN Khẩu LĐ 3,587 6,254 2,872 5,075 0,715 1,179 - Xã Quý Quân 3,770 6,787 2,989 5,435 0,781 1,352 - Xã Lực Hành 3,423 5,994 2,872 4,934 0,551 1,060 - Xã Kiến Thiết 3,567 5,981 2,755 4,857 0,812 1,124 - Cây hàng năm 3,676 6,553 2,876 5,786 0,800 0,767 - Cây ăn quả 3,577 6,198 2,989 5,543 0,588 0,655 - Cây CN hàng năm 3,432 6,290 2,786 5,709 0,646 0,581 - Chăn nuôi 3,598 6,654 2,635 5,893 0,963 0,761 - Lâm nghiệp 2,567 6,345 2,134 5,956 0,433 0,389 1. Theo vùng 2. Theo hướng sản xuất 3. Theo quy mô sản xuất hàng hóa - Hộ hàng hóa lớn 5,898 8,078 4,855 6,575 1,043 1,503 - Hộ hàng hóa TB 3,435 6,546 2,778 5,443 0,657 1,103 - Hộ hàng hóa nhỏ 2,665 6,988 2,149 5,567 0,516 1,421 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) 3.2.3.4. Phát triển kinh tế trang trại Sau khi chính phủ có nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại,cùng với các địa phương khác trong cả nước, kinh tế trang trại ở huyện Yên Sơn cũng đã sớm được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đến năm 2005 toàn huyện Yên Sơn có 23 trang trại đạt theo tiêu chí tại thông tư 74/2003/TT/BN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với nhiều loại hình sản xuất như trồng cây lâu năm, sản xuất kinh doanh tổng hợp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Năm 2011, cùng với sự ra đời của Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT với những quy định mới về tiêu chí xác định kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77 trang trại thì đến năm 2011 số trang trại trên địa bàn huyện chỉ còn là 5 và con số này giữ mức ổn định vào năm 2012 là 5 trang trại. Tỷ lệ trang trại chăn nuôi chiếm 5/5 trang trại. Tiêu chí đánh giá trang trại mới ra đời đặt ra cho những gánh nặng mới cho người nông dân làm kinh tế để phù hợp với sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Kinh tế trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho người lao động, tăng hiệu quả sử dụng đất, là thành phần kinh tế tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển. Tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện Yên Sơn được thể hiện qua bảng số 3.19. Qua bảng 3.19 cho thấy, tỷ suất hàng hóa của các trang trại khá cao (khoảng 96,53% đối với trang trại cũng là đối với các trang trại chăn nuôi. Thực tế cho thấy, khi các trang trại có tổng thu càng lớn thì tỷ suất hàng hóa càng cao và ngược lại. Theo quan điểm của các nhà chuyên môn thì tỷ suất hàng hóa từ 60 - 70% cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông có xu thế phát triển dần lên kinh tế trang trại. Như vậy, với quan điểm đó thì tỷ suất hàng hóa như đã nêu trên đã đạt mức cần thiết của mô hình kinh tế trang trại. Đây là bước tiến mới trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện. Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu của trang trại huyện Yên Sơn năm 2012 STT Chỉ tiêu 1 Số trang trại 2. Số lao động bình quân 1 trang trại - Lao động của chủ hộ trang trại - Lao động thuê mướn thường xuyên 3. Diện tích đất bình quân một trang trại 4. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân 5 Tổng thu từ sản xuất kinh doanh bình quân 6. Giá trị sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bán ra bình quân 7 Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân môt trang trại 8 Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại Đơn vị tính Trang trại Lao động Lao động Lao động ha Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Tổng số 5 12,63 2,8 9,83 5,6 1.078,7 1.163,7 188,1 % 96,53 Triệu đồng 245,67 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78 * Về tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm trang trại: Bảng 3.20 thể hiện tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm của trang trại. Qua bảng số liệu cho thấy, về mức độ chế biến thì có tới 86,4% sản phẩm bán ra của các trang trại là sản phẩm ở dạng thô, sản phẩm tươi sống không qua chế biến, chỉ có 13,3% là sản phẩm qua chế biến. Về phương thức bán có tới 56,4% sản phẩm bán ra là bán trực tiếp và 43,6% là bán cho các đầu mối thu mua, cho thương lái trên địa bàn huyện không có hệ thông thu mua và trợ giá của Nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại thì sản phẩm tiêu thụ tại chỗ (trong huyện) chiếm 35,9% trong tỉnh chiếm 19,5% và bán ra ngoài tỉnh là 44,6%. Số bán ra ngoài tỉnh ở đây chủ yếu là thịt lợn hơi của trang trại chăn nuôi bán cho các cơ sở chế biến ngoài tỉnh theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa các cơ sở chế biến và các chủ trang trại. Bảng 3.20. Chỉ tiêu Bình quân chung (%) 1. Mức độ chế biến - Sản phẩm thô 86,7 - Sơ chế 13,3 2. Phƣơng thức bán sản phẩm - Bán trực tiếp 56,4 - Bán gián tiếp 43,6 3. Thị trƣờng tiêu thụ - Trong huyện 35,9 - Trong tỉnh 19,5 - Ngoài tỉnh 44,6 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Sơn) Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế trang trại ở huyện Yên Sơn vẫn còn gặp nhều khó khăn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79 - Các trang trại trên địa bàn còn phát triển mang tính tự phát, các cấp chính quyền chưa có kế hoạch và định hướng cụ thể cho kinh tế trang trại phát triển, vì vậy vẫn chưa hình thành được các mối liên kết trong quá trình phát triển. - Phần lớn các chủ trang trại xuất thân từ nông dân, trình độ văn hóa thấp, thói quen tư duy sản xuất nhỏ, vốn ít, chưa có kinh nghiệm và am hiểu khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh, hiểu biết về thị trường còn hạn chế. Trình dộ tay nghề của người lao động thấp. - Nội lực của trang trại còn non yếu, chưa có điều kiện để đầu tư chiều sâu nên chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. - Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nói chung chưa có sự thống nhất về nhận thức, chưa có thái độ rõ ràng đối với kinh tế trang trại để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Điều này làm cho các trang trại còn băn khoăn lo ngại, chưa yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho trang trại cũng như cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để họ được đảm bảo về địa vị pháp lý cũng như được hưởng các ưu đãi khuyến khích theo chính sách của Nhà nước. 3.2.3.5. Phát triển kinh tế hợp tác xã Hiện nay, tổng số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn là 9 HTX. Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay chủ yếu là dịch vụ nông nghiệp. Các hình thức dịch vụ đa dạng nhưng chủ yếu hiện nay là làm dịch vụ thủy lợi, dịch vụ vật tư nông nghiệp, phân bón và kỹ thuật nông nghiệp. Dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Dịch vụ thủy lợi: hầu hết các hợp tác xã đã ký hợp đồng sử dụng nước với hộ nông dân hoặc trưởng xóm: hệ thống kênh mương kiên cố thường xuyên tu sửa nạo vét đảm bảo tưới tiêu chủ động cho các hộ xã viên. Các hợp tác xã đã làm tốt khâu dịch vụ thủy lợi tiết kiệm được chi phí, đảm bảo thu đủ chi và đã có lãi. Hiện nay, việc thu thủy lợi phí và quản lý sử dụng số tiền này chưa đồng bộ có xã giai cho hợp tác xã, có xã gia cho xóm quản lý do vậy chưa phát huy được hiệu quả thủy lợi phí ở cơ sở. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 80 - Dịch vụ vật tư nông nghiệp: đối với những hợp tác xã nhận khâu dịch vụ này hầu hết còn thiếu vốn để hoạt động, chủ yếu các hợp tác xã kinh doanh theo phương thức cung ứng trả chậm hưởng hoa hồng nên lãi không đáng kể. Tuy nhiên, hàng năm các hợp tác xã đã cung ứng hàng trăm tấn phân bón và các loại giống lúa, giống ngô cho nông dân đúng thời gian, kịp thời vụ. - Dịch vụ bảo vệ thực vật: HTX đã tổ chức bảo vệ thực vật phối hợp với trạm bảo vệ thực vật huyện làm nhiệm vụ dự tính, dự báo sâu bệnh, hướng dẫn khuyến cáo các xã viên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, sử dụng phân hữu cơ và áp dụng các biện pháp IPM. - Hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: các hợp tác xã kinh doanh loại hình dịch vụ này bước đầu đã tiếp cận thị trường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức nước ngoài. Hiện nay, các hợp tác xã thuộc loại hình này đã phát triển ổn định. Tuy nhiên, các HTX còn gặp một số khó khăn về vốn và chưa xây dựng được thương hiệu xho sản phẩm của mình. Nhìn chung các hợp tác xã nông nhiệp hoạt động có hiệu quả, tuy lãi chưa cao song các hợp tác xã đã năng động, mở rộng dịch vụ và hoạt động theo phương án: Một số hợp tác xã đã có thù lao cho ban quản lý và trích trả cổ phần cho các xã viên như hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp xã Lực Hành, HTX dịch vụ điện Phấn Mễ... Bên cạnh đó còn một số hợp tác xã sau hội nghị thành lập đã không thu được vốn điều lệ, không làm theo phương án, không tiếp cận được thị trường, chưa làm các thủ tục đăng kí kinh doanh. Mặc dù còn nhiều khó khăn, lúng túng trong hoạt động dịch vụ và kinh doanh song những năm qua vai trò của kinh tế hợp tác xã đã góp phần quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đây cũng là thành phần chủ yếu làm cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào khu vực nông nghiệp nông thôn, tạo động lực quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,các hợp tác xã nông nghiệp của huyện Yên Sơn còn gặp phải một số khó khăn hạn chế như sau: - Hoạt động dịch vụ của hợp tác xã chủ yếu mang tính phục vụ cho kinh tế xã viên, thực hiện theo khả năng của hợp tác xã mà chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh kém, các hoạt động dịch vụ thường không mang lại lợi nhuận mà theo kiểu hoạt động công ích. Số hợp tác xã kinh doanh có lãi chủ yếu lại do được chuyển giao một số quỹ đất để thầu khoán, kinh doanh điện, dịch vụ cung cấp giống. Đa số các hợp tác xã vẫn duy trì hoạt động kinh doanh theo kiểu cũ, thiếu năng động sáng tạo, không phát huy được sức mạnh tập thể, chất lượng dịch cụ không cao, không hấp dẫn do vậy vai trò hợp tác xã bị mờ nhạt không thu hút được bà con nông dân. - Bộ máy cán bộ hợp tác xã lại vừa yếu, trình độ năng lực còn hạn chế. - Vốn, tài sản của hợp tác xã còn nhỏ bé, lại chủ yếu nằm ở tài sản cố định, các loại máy móc và các cơ sở phục vụ sản xuất, chế biến hầu như không có vốn lưu động của hợp tác xã bị chiếm dụng do nợ nần kéo dài. - Công nợ còn tồn đọng nhiều, có nhiều khoản nợ nhiều năm không xử lý được. Đây là một khó khăn không nhỏ cho hoạt động của hợp tác xã. - Đa số các hợp tác xã không có giao dịch với hoạt động tín dụng, ngân hàng, vốn trong sản xuất kinh doanh không có, trong khi đó vốn góp của xã viên lại hạn chế do đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, một số hợp tác xã không có vốn kinh doanh nên khó khăn trong quá trình hoạt động... 3.3. Các nguyên nhân ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở Huyện Yên Sơn 3.3.1. Thị trường tiêu thụ nông sản Trong những năm gần đây, Nhà nước luôn khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82 thống dịch vụ ở nông thôn đang ngày càng phát triển, các chợ, các cửa hàng, giao dịch mua bán nông sản hàng hóa, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi ngày một nhiều. Một số trang trại đã liên doanh, liên kết với nhau để cùng học tập, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, đồng thời phối hợp giúp đỡ nhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trợ giá xuất khẩu nông sản nhát là đối với vùng khóa khăn. Và khuyến khích tiêu thụ nông sản phẩm thông qua hợp đồng theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 02/06/2002 của Thủ tướng chính phủ. Marketing là khâu rất quan trọng trong tiêu thụ nông sản hàng hóa. Marketing bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: thu gom, chế biến, phân phối, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, ngừa rủi ro, bán hàng và các kênh tiêu thụ. Tuy nhiên ở huyện Yên Sơn, hoạt động này mới chỉ dừng lại ở một số khâu nhất định. Tiêu thụ đa số thông qua thương lái. Một số thông qua chợp đồng ký kết với các doanh nghiệp. Việc phòng ngừa rủi ro chưa được quan tâm thích đáng. Đã có thí điểm bảo hiểm nông nhiệp trênn một số địa bàn, tuy nhiên Tuyên Quang chưa phải là vùng thử nghiệm. Thương lái có vai trò quan trọng, là cầu nối của nhân dân với doanh nghệp và cơ sở tiêu thụ nông sản. Ở huyện Yên Sơn, thương lái thu mua lúa, khoai, lợn thịt cho hộ nông sân, giúp nông dân tiêu thụ dễ dàng hơn. Tuy nhiên các thương lái thu mua rau cho nông dân với giá cao hơn giá của doanh nghiệp đưa ra ký kết với HTX từ đầu vụ đã trực tiếp gây ra việc nông dân tự ý bán các sản phẩm tốt cho thương lái vì lợi nhuận trước mắt. Hệ thống chợ cũng còn mỏng và chưa đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động của thị trường nông sản. 3.3.2. Quy mô sản xuất Thực tế tại huyện Yên Sơn, nền sản xuát hàng hóa mới bắt đầu được chú trọng phát triển. Các mặt hàng chủ đạo đã bắt đầu được quan tâm và có đầu tư thích đáng như lúa, rau quả, khoai tây, chè; riêng ngành chăn nuôi có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83 chủ trương đúng song lượng vốn đầu tư chưa thỏa đáng. Chủ yếu là do còn nhiều vùng diện tích nhỏ lẻ, sản xuất manh mún nên việc sản xuất hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất của người dân ở đây còn manh mún, vì từ khi được nhà nước giao các quyền về đất, họ cho thuê, chuyển nhượng và bán rất nhiều khiến cho ruộng đất nông nghiệp thu hẹp. Chính sản xuất nhỏ lẻ nên doanh nghiệp không thể kí hợp đồng trực tiếp được với dân mà phải qua thương lái, khiến cho giá bán của nông dân thấp đi. 3.3.3. Chất lượng sản phẩm Trong thời hội nhập kinh tế, nhất là khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại WTO, thì việc nâng ao chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung, chát lượng nông sản phẩm hàng hóa nói chung, chất lượng nông sản phẩm nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Giá cả hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào khối lượng, số lượng, mà phụ thuộc nhiều vào chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm mà có thể thỏa mãn những nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn. Bao gồm: thông số kỹ thuật, giá cả cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi hấp dẫn, giao hàng đúng hẹn... Theo các nghiên cứu đã nhận định: để nâng cao chất lượng sản phẩm thì công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng và quyết định để gia tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, đòi hỏi có cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư. Để thực hiện mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng từ 5,0%/năm đến 5,5%%/năm, ngành nông nghiệp phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển đổi cơ cấu đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, có giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trọ mộtp hần từ ngân sách để tạo động lực hấp dẫn thu hút các nhà doanh nghiệp đầu tư, liên kết với hộ nông dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn tới, ngành nông nghiệp cần đổi mới tư duy theo hướng phát triển làm giàu, xây dựng thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84 bỏa an toàn thực phẩm và coi đây là cuộc vận động sâu rộng, mạnh mẽ để người sản xuất và kinh doanh cùng tổ chức kinh doanh cùng tổ chức thực hiện. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng loại sản phẩm nông nghiệp nước ta so với các nước và khai thác lợi thế so sánh để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư vào phân bón, thuốc bảo vệ thưc vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi...theo quy định của pháp luật, có giải pháp xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm chất lượng. 3.3.4. Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp Công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch sản xuất nông nghiệp nói riêng là công nghiệp nói riêng là công việc tiền đề, là cơ sở, căn cứ để xây dựng các loại kế hoạch khác. Đối với huyện Yên Sơn để xây dựng quy hoạch nông nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Căn cứ quy hoạch tổng thể hiện phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển quốc gia, các ngành, lĩnh vực của tỉnh để xây dựng quy hoạch của huyện. - Quy hoạch và mục tiêu sản xuất nông nghiệp, yêu cầu xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của từng địa phương. - Căn cứ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa những rủi do thiên tai (lũ, lụt, sạt lở đất, hạn hán...) đối với sản xuất và đời sống. Nội dung lập nhiệm vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp nhằm: xác định ranh giới, quy mô đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng công trình phục vụ sản xuất. Xác định ranh giới, quy mô đất, mặt nước phục vụ phát triển sản xuất các cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên địa bàn. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất. Nội dung quy hoạch nông nghiệp: - Ngành trồng trọt là việc bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã; quy mô, vụ trí từng loại cây trồng ngắn ngày và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85 dài ngày. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung để đầu tư sản xuất (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh. Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. - Ngành chăn nuôi: xác định những vật nuôi chủ yếu và có lợi thế trên địa bàn xã, quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để kiểm soát được dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái. Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại vật nuôi trên địa bàn theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm. - Bố trí sử dụng đất: thiết kế phân chia khoảnh lô, thửa sản xuất kích thước phải thuận lợi, phù hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi; cho quản lý sản xuất và phải phù hợp với địa hình cho khu sản xuất, an toàn cho các công trình liên quan, kết hợp với mương, bờ, đường lô để tiết kiệm đất, kết hợp lợi ích phòng hộ với tác dụng kinh tế khác. 3.3.5. Nhóm các nhân tố về thể chế chính trị, chủ trương và chính sách của Đảng Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có vai trò định hướng cho hoạt động SXNN cho tất cả các địa phương. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh Tuyên Quang, Yên Sơn cũng đã và đang phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa từ những năm 2006. Tuy nhiên một số cấp ủy và chính quyền còn lúng túng trong việc chỉ đạo, xây dựng các giải pháp thiếu tính thực tế hoặc chỉ đạo nửa vời. Việc chỉ đạo sản xuất của một số xã, thị trấn chưa quyết liệt; sản xuất nông nghiệp tuy đã phát triển song còn nhỏ lẻ, thiếu bền vững, chưa có kế hoạch sản xuất sát với thị trường, chưa xây dựng được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, số lượng sản phẩm ít, chất lượng sản phẩm thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do đó hiệu quả SXNN theo hướng hàng hóa còn thấp. + Chính sách đất đai giao cho dân các quyền sử dụng đất lâu năm làm đất đai manh mún vì không thể quy hoạch được vùng, khó chỉ đạo nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86 trồng cây gì đem lại lợi ích cao nhất, khó giám sát được nhân dân trong quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH cũng gặp nhiều khó khăn. + Chính sách miễn thủy lợi phí, do không phải đóng tiền thủy lợi phí nên HTX không có tiền để tu sửa lại hệ thống thủy lợi, nhà nước chưa có chương trình đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng với tất cả các cấp. Bởi vậy mà trong vấn đề tưới tiêu nhiều khi gặp trục trặc, khó khăn, làm cho người dân mất lòng tin vào nhà nước, mất lòng tin với chính quyền địa phương. + Chính sách kinh tế nhiều thành phần: Trên địa bàn huyện đã thừa nhận nhiều thành phần kinh tế như hộ kinh tế nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân. Điều này giúp các thành phần đóng góp tích cực và phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH. + Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp: Huyện Yên Sơn đã chú tâm đầu tư trước hết vào việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ phát triển nông nghiệp SXHH. + Chính sách giá cả, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Yên Sơn theo dõi sát sao biến động khí hậu và hoạt động SXNN để có hỗ trợ đúng lúc, kịp thời. Mặt khác nhà nước chỉ mới tác động các chính sách tới nông dân, địa phương cũng chưa có chính sách, ưu đãi gì đặc biệt tới doanh nghiệp một cách cụ thể, chi tiết; tới nhà khoa học đang tham gia liên kết với nông dân để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với nông dân. Vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa mới chỉ dừng lại ở dạng định hướng, thiếu cụ thể hóa chi tiết đến cơ sở, các định hướng thướng thiếu yếu tố thông tin thị trường, vốn, công nghệ, nhân lực, ít khi có điều chỉnh trước sự biến động các yếu tố trên khi có thay đổi. Như vậy, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH đã được chính quyền các cấp quan tâm và đưa vào kế hoạch phát triển. Huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87 mới chỉ tập trung vào vấn đề sản xuất, tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng vẫn chưa có tầm nhìn đối với việc phát triển SXHH. 3.3.6. Nhóm nhân tố thuộc về thị trường đầu vào * Vốn đầu tư - Ngân sách tỉnh và huyện thiếu vốn đầu tư nên các công trình cơ sở hạ tầng xuống cấp chưa được tu bổ lại để phục vụ sản xuất. Điều này gây khó khăn cho SXNN của người dân, giảm hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó khi xảy ra dịch bệnh, công tác xử lý cũng không được chủ động. Khâu phòng dịch bệnh cũng cần được chú ý. - Người dân thiếu vốn sản xuất nên đã thúc đẩy họ tìm đến các nhà cung ứng đầu vào để bù đắp khó khăn đó. Nhất là đối với các hộ chăn nuôi. - 100% doanh nghiệp kinh doanh và tiêu thụ nông sản đều rất cần nhiều vốn để đầu tư vào nhà xưởng chế biến, mở rộng quy mô sản xuất. Cơ chế vay vốn phục vụ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có một số ưu đãi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, các tư nhân thu mua nông sản. Do vậy, việc đầu tư trên một quy mô lớn và đồng bộ chưa thực hiện được. * Lao động Sự phát triển công nghiệp với tốc độ đô thị hóa ở nông thôn ngày một nhanh, có sức hút lao động từ nhiều khu công nghiệp trong và ngoài huyện, phong trào xuất khẩu lao động, hơn nữa hiệu quả từ sản xuất cây trồng, vật nuôi còn thấp hơn so với nhiều ngành nghề sản xuất khác làm cho lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, thiếu lao động lành nghề, có trình độ kinh nghiệm. * Việc áp dụng khoa học công nghệ tiến bộ Các nhà khoa học huyện Yên Sơn đã và đang có trách nhiệm, tâm huyết với công việc làm cầu nối giữa nông dân và tiến bộ KHKT. Hoạt động liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân tại địa bàn diễn ra khá mạnh mẽ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88 Tuy nhiên nó mới chỉ dừng lại ở phía nhà khoa học tích cực trong công tác và nhiệm vụ của mình. Từ năm 2000 đến nay nhà khoa học đã mở các lớp tập huấn cho nông dân về các quy trình sản xuất theo kỹ thuật sản xuất rau an toàn, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tốt nhất và đào tạo người dân miễn phí. Tuy nhiên mức độ tập huấn không được thường xuyên, không theo nhu cầu hay thời điểm mà người dân mong muốn. Mặt khác nhà khoa học chỉ đào tạo, tập huấn theo chương trình đã soạn sẵn và không đào tạo theo nguyện vọng của nông dân. Chính vì vậy mà hiệu quả tập huấn chưa cao. Các nhà khoa học chưa thật sự đi vào nghiên cứu phòng trừ bệnh dịch và dịch hại trên vật nuôi và cây trồng, nhiều khi chưa bám sát địa bàn sản xuất để dịch xảy ra mới lo giải quyết hậu quả, chưa thực sự tìm hiểu những khó khăn của nông dân để giúp đỡ, nhà khoa học chỉ cần tới nông dân khi có dự án triển khai. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc liên hệ, liên kết với các cơ sở khoa học ngoài địa bàn đã đem lại nhiều bước chuyển trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ những cơ sở khác đó. Tổ chức khuyến nông cũng có vai trò khá quan trọng đối với nông dân. Người dân cũng có ý thức về lợi ích của tiến bộ KHKT, tuy nhiên việc học tập và áp dụng tiến bộ KHKT vào thực tiễn sản xuất còn chưa đồng đều. Trong quá trình tham gia lớp tập huấn họ không chú tâm nhiều đến cách hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông hoặc có để ý thì vì trình độ có hạn nên khả năng tiếp thu và ứng dụng kết quả đó vào sản xuất chưa cao. Họ vẫn còn bảo thủ trong quá trình sản xuất, thường sản xuất theo kinh nghiệm nên việc chuyển giao tiến bộ khoa học gặp nhiều khó khăn. 3.3.7. Nhóm nhân tố về tổ chức sản xuất Trong quá trình sản xuất, việc tổ chức sản xuất luôn có sự chỉ đạo từ các cấp ban ngành. Quy trình sản xuất nông sản được các nhà khoa học hướng dẫn cho bà con mỗi khi vào đầu mùa vụ, nhằm đúng thời vụ, đúng kỹ thuật và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 89 xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Đây là việc làm được duy trì nhiều năm theo truyền thống. Phát huy lợi thế của địa phương, tuy nhiên do quy mô còn nhỏ lẻ nên người dân mới chỉ được sản xuất các mặt hàng theo các công thức xen canh, luân canh do các nhà khoa học đưa ra. Trên thực tế, một số quy trình từ sản xuất đến chế biến tại các công ty chế biến nông sản bước đầu có một số khởi sắc khi các doanh nghiệp cung cấp đầu vào để lấy lại các sản phẩm nông sản từ nông dân thông qua trung gian là hợp tác xã, hội nông dân. Trung gian vừa cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất và tập huấn kỹ thuật cho bà con. Mô hình này còn ít và chưa phát triển và đem lại hiệu quả cao là do quy mô nhỏ lẻ và chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều khi việc áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đồng đều. Trong sản xuất, nhận thức của người dân về quy hoạch vùng để sản xuất chưa cao, đất đai manh mún khiến cho HTX, UBND khó có thể kiếm soát và đưa ra các chương trình, kế hoạch triển khai một cách tốt được. 88,89% các công ty đều có suy nghĩ là kí kết hợp đồng trực tiếp đối với nhân dân là rất khó bởi vì sản xuất manh mún dễ gặp rủi ro và đặc biệt là sợ nông dân phá vỡ hợp đồng để chạy theo lợi nhuận. Nói chung là 2 bên chưa tạo được lòng tin với nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90 Chƣơng 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn 4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn 4.1.1.1. Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, đa dạng hoá sản phẩm, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung thâm canh những loại sản phẩm mũi nhọn có lợi thế và phát triển các loại sản phẩm mới. Tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. 4.1.1.2. Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, với quá trình hội nhập vào nền kinh tế cả nước và nước ngoài Để đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất hàng hóa lớn phải bắt đầu từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đó chính là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức những nhà khoa học. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 91 - Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến có quy mô phù hợp, thiết bị và công nghệ tiên tiến để đưa nông thôn thoát khỏi tình trạng thuần nông, từng bước phân công lại lao động trong nông nghiệp - nông thôn. 4.1.1.3. Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại trong nông nghiệp - nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp hàng hoá. 4.1.1.4. Phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, đặc biệt quan tâm phát huy tối đa các nguồn lực địa phương để thúc đẩy việc đầu tư cao hơn nữa cho nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương Huyện Yên Sơn về tự nhiên, kinh tế xã hội khá thuộn lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là tiềm năng về đất đai và thị trường tiêu thụ nông sản phẩm thuận tiện. Mặc dù vậy cho đến nay các tiềm năng và lợi thế đó chưa được khai thác tốt. Hầu hết các hộ nông dân còn có quy mô nhỏ, chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa kém phát triển là nguyên nhân làm cho đời sống người dân còn thấp, tỷ lệ nghèo đói còn cao. Nạn chặt phá rừng bừa bãi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, lũ lụt, hạn hán đe dọa sản xuất, tài nguyên khoáng sản và tính mạng con người. Chính vì vậy cần phải huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Trong tình hình đó, phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa là điều kiện để khai thác tốt các nguồn lực và lợi thế của vùng, nó thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo điều kiện cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 92 các hộ nông dân đầy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Từ đó làm tăng khả năng bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho môi trường tốt đẹp lên và các nguồn lợi tự nhiên được tái tạo nhiều hơn do sử dụng hợp lý, khai thác đúng mức các nguồn lực, tạo ra một hệ thống canh tác nông nghiệp bên vững cho đất dốc. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế hộ của vùng, nó tác động bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường. Đó chính là quá trình thay thế sản xuất tự cấp tự túc bằng việc sản xuất các nông sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và của xã hội. Nó tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp khai thác tiềm năng với xây dựng hệ thống nông lâm thủy sản bền vững nhằm tái tạo các nguồn lợi về đất, rừng phòng hộ đầu nguồn, hệ thống động thực vật và các nguồn lợi thủy sản. 4.1.1.5. Nhận thức sâu sắc phát triển nông nghiệp gắn liền phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Đặc biệt quan tâm tới nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật và nhân tài, để có thể phát triển đồng bộ, lâu bền gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái, tạo ra hiệu quả tổng hợp và động lực tổng hợp cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. 4.1.1.6. Hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong thời gian tới nhằm tăng số lượng hộ nông dân theo hương sản xuất hàng hoá Sự phát triển của nền nông nghiệp chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, gắn liền với sự ra đời và phát triển của các hộ trang trại. Vì sản xuất nên các hộ nông dân phải căn cứ vào thị trường để xây dựng phương hướng kinh doanh, phải khai thác tốt nhất các nguồn lực, phải dựa trên cơ sở phát triển sản xuất chuyên môn hoá, tập trung hoá và thâm canh hoá. Mặt khác để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 93 thành sản xuất, các chủ hộ buộc phải đầu tư sản xuất đạt quy mô hợp lý, thường xuyên đổi mới công cụ, thiết bị, công nghệ sản xuất và nâng cao trình độ quản lý. Từ đó đạt hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập . Những hộ khá, giầu có điều kiện về vốn, về kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục tích tụ đất đai và hình thành trang trại có quy mô phù hợp với từng điều kiện của từng vùng và từng loại hình sản xuất. Ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường. Trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Trang trại góp phần thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác, nhất là công nghiệp chế b iến và dịch vụ trong nông thôn, làm tăng hộ giầu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mạng thêm d iện tích đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là vùng trung du, miền núi, góp phần giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá. Chính vì vậy, để tận dụng hết khả năng lợi thế so sánh của vùng thì việc chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang phát triển sản xuất hàng hoá đối với những hộ khá, giầu theo mô hình trang trại là một tất yếu. 4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn 4.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt bình quân hàng năm 5,0% giai đoạn 2011 - 2015 và 5,5% giai đoạn 2016 - 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 94 - Năm 2015 trở đi giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác, trong đó có trên 40% diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông nghiệp đạt gần 17,3 triệu đồng năm 2020. - Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2015: Trồng trọt 46,8%; chăn nuôi 37,9%; dịch vụ 3,6%; lâm nghiệp 6,2%; thủy sản 5,6%. Năm 2020: Trồng trọt 40,1%; chăn nuôi chiếm 38,4%; dịch vụ 6,1%; lâm nghiệp 7,9%; thủy sản 7,5%. - Giai đoạn 2011 -2020 trồng mới khoảng 5.000-6.000 ha rừng (diện tích thay thế hàng năm) tập trung, kết hợp trồng rừng tập trung với tăng cường trồng rừng cây phân tán để tăng độ che phủ, khoanh nuôi tái sinh từ 11.000 - 12.000 ha rừng. Hàng năm khai thác khoảng 30.000 - 35.000 tấn tre, nứa, luồng phục vụ nguyên liệu giấy. - Bố trí vùng chăn nuôi tập trung: + Vùng chăn nuôi trâu bò tập trung tại các xã vùng cao của huyện. Trồng khoảng 50 ha cỏ cao sản tập trung và mỗi xã miền núi có khoảng 5 - 7 ha đồi cỏ (từ đất trồng rừng sản xuất) để phục vụ chăn nuôi trâu, bò thịt, dê. + Chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung chiếm khoảng 35% tổng đàn đến năm 2015, chăn nuôi gia cầm tập trung đạt khoảng 30 - 40% tổng đàn. Các vùng chăn nuôi tập trung được bố trí xa khu dân cư, có điều kiện nước và xử lý nước thải cũng như chất thải rắn tốt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch (mỗi xã dành từ 2 - 3 điểm để phát triển chăn nuôi tập trung, mỗi điểm quy mô trung bình 20 - 30ha. + Rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng, ưu tiên cho mở rộng diện tích rừng sản xuất. Dự kiến chuyển một phần đất vườn sang trồng chè, cây ăn quả theo hướng nông lâm kết hợp. Bình quân hàng năm 700 ha rừng trồng hàng năm. + Sử dụng có hiệu quả những loại hình mặt nước để đưa vào nuôi cá, khai thác có hiệu quả hơn 476 ha mặt nước ao hồ, đầm để nuôi thuỷ sản. Phát triển nuôi cá ruộng, cá ao hồ Tổng sản lượng cá đạt 1.250 tấn/năm năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 95 4.1.2.2. Giá trị tổng sản phẩm và tổng sản phẩm hàng hoá nông lâm sản ngày càng tăng Mục tiêu này có một ý nghĩa to lớn và bao trùm trong việc phát triển kinh tế hộ nông dân. Sản lượng một số sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng thể hiện hướng sản xuất hàng hóa của hộ. Sản lượng một số sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng, thể hiện hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp của nông dân ngày càng nâng lên, từ đó tăng thu nhập và tích lũy cho nông dân và các tầng lớp khác ở nông thôn. 4.1.2.3. Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vị diện tích canh tác Đây là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, đánh giá trình độ và khả năng thâm canh của ngành nông nghiệp. Do đó muốn đạt được giá trị sản phẩm hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích canh tác cần phải lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp điều kiện của từng vùng. Bởi giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vụ diện tích đất canh tác là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, đánh giá trình độ và khả năng thâm canh của hộ. 4.1.3. Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn 4.1.3.1. Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất chuyên môn hóa và đa dạng hóa - Chuyên môn hóa sản xuất trong kinh tế hộ nông dân là tập trung các điều kiện sản xuất của hộ nông dân như đất đai, vốn, lao động… để sản xuất ra một hay vài loại nông sản hàng hóa phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ. Chuyên môn hóa thực chất là sự bố trí sắp xếp hợp lý hơn trong sản xuất hàng hóa nhằm: + Tạo điều kiện cho các hộ nông dân sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn nguồn tài nguyên sẵn có. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 96 + Thực hiện sự phân công lao động giữa các hộ sản xuất hàng hóa hoặc nghề nghiệp mà họ có kỹ năng, do đó phát huy được sự sáng tạo và tính năng độ của hộ. + Chỉ có chuyên môn hóa mới thúc đẩy nhanh được quá trình sản xuất hàng hóa của hộ. Đối với các xã của huyện Yên Sơn, quy mô nông hộ rất nhỏ bó. Cần chuyển một bộ phận lớn hộ nông dân sang làm các ngành nghề và dịch vụ. Đối với nông nghiệp, trong điều kiện ruộng đất ít có thể một số hộ chuyên chăn nuôi để tạo ra khối lượng sản phẩm gia súc lớn. Đa dạng hóa sản xuất hàng hóa: Nguồn tài nguyên sử dụng trong “đầu vào” của hộ nông dân rất đa dạng, gồm đất đai, lao động, vật tư kỹ thuật, thậm chí cả khí hậu... Do vậy sản xuất hiệu quả nhất không thể chỉ là một loại sản phẩm. Đa dạng hoá sản xuất không mâu thuẫn với chuyên môn hoá. Mỗi nhóm hộ có thể tự chọn cho mình sản xuất loại sản phẩm nào là chính, các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính, làm cho nó có hiệu quả hơn. Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở chuyên môn hoá là hướng đi tất yếu đang được huyện Yên Sơn cũng như của ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang chú trọng quan tâm và đầu tư. 4.1.3.2. Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường và lợi thế so sánh nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ nông dân sản xuất hàng hoá, giảm dần tình trạng sản xuất manh mún Quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và kinh tế nông thôn là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy cần phải căn cứ vào yêu cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu để quy hoạch lại các vùng, các tiểu vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm với quy mô, chủng loại và chất lượng phù hợp với thị trường. Trên cơ sở quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm, thủy sản và sản phẩm nghề, dịch vụ ở nông thôn. Nhà nước và các ngành, các cấp cần có cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 97 hàng hóa cho người sản xuất, và tổ chức dịch vụ để đảm bảo lợi ích của Nhà nước và của nông dân. Cơ cấu sản xuất ở huyện Yên Sơn đã có sự chuyển dịch nhất định nhờ sự đổi mới cơ cấu sản xuất của các hộ nông dân. Tuy nhiên kết quả và hiệu quả sản xuất đạt được còn chưa cao. Trong thời gian tới huyện cần phải tiếp tục chuyển d ịch cơ cấu kinh tế của hộ nông dân theo hướng giảm hộ thuận nông, thực hiện chuyên môn hóa hợp lý kết hợp với da dạng hóa sản xuất kinh doanh tổng hợp, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún. Chuyên môn hóa sản xuất phải kết hợp với đa dạng hóa sản xuất mới có thể giảm được tính thời vụ trong việc sử dụng các nguồn lực của hộ nông dân. Để sản xuất có hiệu quả không thể chỉ có trồng một loại cây trồng, đất đai thích hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, vì vậy ngoài những sản phẩm chính mỗi hộ có thể chọn cho mình các sản phẩm khác hỗ trợ cho sản phẩm chính để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong quá trình phát triển nhiều hộ nông dân đã chuyển sang làm các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp khác, kể cả lâm nghiệp và công nghiệp chế biến… 4.1.3.3. Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ trong các hộ nông dân Những tiến bộ kỹ thuật hiện nay đang hàng ngày góp phần vào cải thiện đời sống của mỗi chúng ta. Từ trước đến nay, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thường chậm hơn nhiều so với các ngành khác vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi cần phải có thời gian nhất định mới có thể thấy được kết quả. Một số cây trồng lâu năm như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày có chu kỳ sinh trưởng 20-30 năm hay hơn nữa nên những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thường chậm được thể hiện. Hiện nay tình hình đã có thay đổi, việc ứng dụng các kỹ thuật mới, đặc biệt là kỹ thuật tạo giống đã đạt được tiến bộ vượt bậc, nhiều gia đình nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98 dân phát triển kinh tế hàng hoá trở nên giàu có là nhờ ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất. Có thể nói, không ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới thì hàng hoá của họ không thể cạnh tranh được ở trong nước cũng như xuất khẩu về giá cả cũng như về chất lượng. Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu, nhập khẩu các tiến bộ kỹ thuật và nhanh chóng giúp nông dân triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các tổ chức nghiên cứu, các trung tâm khuyến nông có ở hầu đến các địa phương. Các ngành mũi nhọn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là: - Ngành tạo giống: Giống luôn là yếu tố quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân sản xuất hàng hoá luôn luôn phải tiếp cận với giống mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Áp dụng giống mới là biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất hàng hoá của nông hộ. - Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong tổ chức quản lý sản xuất khoa học. Cần phải đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh cho các chủ hộ mà tương lai là các chủ trang trại. Có thể nói rằng, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là một biện pháp kinh tế nhất trong ngành nông nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ hay ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đến nông dân đã trở thành một khâu trong sản xuất, là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất. Chúng ta cần hiểu rằng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật là một cơ hộ i để hộ nông dân ở huyện Yên Sơn vươn lên thoát khỏi nghèo đói, là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế hàng hoá của hộ nông dân. 4.1.3.4. Mở rộng liên kết hợp tác theo hướng đa dạng hoá nhằm phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá gắn với chuyên m ôn hoá, tập trung hoá Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân càng phát triển họ càng có nhu cầu liên kết, hợp tác với nhau về vốn, kỹ thuật, lao động, thị trường... Cơ sở của mọi sự hợp tác của hộ nông dân là tự nguyện, dựa trên lợi ích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99 kinh tế. Nếu sự hợp tác có lợi thì các hộ nông dân sẽ liên kết, hợp tác với nhau thành từng tổ, nhóm, hợp tác xã (kiểu mới). Hiện nay ở Yên Sơn, các hợp tác xã đang chuyển đổi từ chức năng tổ chức và điều hành sản xuất sang hoạt động dịch vụ. Tuy vậy, số hợp tác xã hoạt động dịch vụ có hiệu quả chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều hợp tác xã tồn tại chỉ là hình thức. Cần thiết phải đổi mới căn bản theo Luật hợp tác xã và theo các Nghị định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Vì vậy huyện cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để có văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp và có hiệu quả thiết thực trong việc tổ chức đăng ký hoạt động của các hợp tác xã. 4.1.3.5. Khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo thêm việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng hộ khá, giầu Ở khu vực nông thôn, lao động dư thừa, từng đoàn người đổ về thành thị tìm việc làm kiếm sống. Có thể nói đây là căn bệnh khó khắc phục của hầu hết các nước đang phát triển như Thái Lan, Inđônêxia, Philippin... Nước ta cũng đang trong tình trạng như vậy, nhưng mức độ thấp hơn. Nhiều ý kiến cho rằng cần chú trọng phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tạo thêm việc làm, phát triển công nghiệp nông thôn, giữ cho khu vực nông thôn tương đối ổn định để phát triển kinh tế hay nói đúng nghĩa là làm nền tảng để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nếu vì lý do kinh tế nào đó mà khu vực nông thôn thiếu ổn định thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nông thôn ra đời sẽ góp phần đắc lực vào phát triển công nghiệp. Tăng năng động và ổn định, sức cạnh tranh của các công ty lớn có hiệu quả ở các nước tư bản phát triển cũng nhờ vào khả năng sản xuất của các xí nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có ngành công nghiệp nông thôn. Ở nước ta, công nghiệp nông thôn chưa phát triển, không ai thống kê được tổng sản lượng trong khu vực này nhưng sự khôi phục nhanh chóng trong mấy năm gần đây của một số ngành nghề truyền thống như dệt, làm đồ gốm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ... đã hứa hẹn trong những năm tới sẽ xuất hiện ngành công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 100 nghiệp ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường nông thôn về vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... Phát triển công nghiệp nông thôn có ưu điểm là tạo thêm được việc làm ở nông thôn, giá thuê nhân công thấp, gần nguồn nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ. Cùng với nông nghiệp, nhất định ngành công nghiệp nông thôn sẽ phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nô ng thôn. Ở huyện Yên Sơn ngành nghề nông thôn chưa phát triển, nhưng sự khôi phục nhanh chóng trong những năm gần đây của một số ngành nghề truyền thống sẽ là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở mức cao hơn. 4.2. Một số giái pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân 4.2.1. Giải pháp về đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến quy hoạch và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Thứ nhất là chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, giao thông, thủy lợi) để phục vụ SXNN cho người dân. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới; Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là vùng sản xuất tập trung, tiếp tục hoàn thiện chương trình kiên cố hóa kênh mương và phát triển thủy lợi, nâng cao năng lực tưới tiêu. Thứ hai là căn cứ điều kiện cụ thể của cơ sở để có biện pháp cụ thể tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương hỗ trợ cho các chủ thể tham gia sản xuất nói chung, sản xuất hàng hóa nói riêng. Đó là các văn bản: + Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/03/2010 + Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 về “Phê duyệt đề án phát triển nông thôn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” + Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bắt đầu có hiệu lực ngày 01/06/2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 101 + Thông tư 27 /2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011: Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại” Các chính sách này đã tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia liên kết có vốn để sản xuất, đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp (phân bón, thức ăn, thuốc thú y, BVTV) hơn, tăng cường hoạt động chuyển giao KHKT và góp phần giảm thiểu rủi ro của nông hộ khi xảy ra dịch bệnh. Tạo điều kiện tổ chức cho các lãnh đạo, cán bộ quản lý, hộ nông dân, hộ gia đình đi nghiên cứu, tham gia học tập kinh nghiệm làm ăn ở các địa phương khác, trong những trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia kỹ thuật giúp thực hiện các chương trình kinh tế của xã, quan tâm mở rộng các chương trình kinh tế, các mô hình làm ăn hiệu quả đã được khẳng định, từng bước thay đổi tư duy và tập quán sản xuất lạc hậu, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa của mọi người dân. Có chiến lược liên kết với các doanh nghiệp chế biến nông sản về thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Quảng bá giới thiệu để các doanh nghiệp thấy rõ được tiềm năng, lợi nhuận của địa phương để thu hút họ góp phần làm kinh tế của xã ngày càng phát triển hơn nữa. Ban hành quy chế và hợp đồng mẫu hướng dẫn người sản xuất, các doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích, trách nhiệm trong ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa. Ban hành những chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng thật cụ thể, rõ ràng để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp để họ yên tâm đầu tư. - Thứ ba về chính sách đất đai: Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai theo luật định về kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Thực hiện đúng các quy định về chính sách Nhà nước trong giải tỏa, thu hồi đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích việc tích tị và tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa nhưng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Các tổ chức, cá nhân không phải là nông dân có quyền được thuê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 102 đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp. Thời gian và diện tích đước thuê đất tùy thuộc vào vị trí, mục đích và quy mô sử dụng đất và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. * Tổ chức thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 20112020 có thể thấy 3 nhiệm vụ là: Quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học và đào tạo nghề cho nông dân. Đối với huyện Yên Sơn cần thúc đẩy tiến trình quy hoạch vùng chuyên canh cây lúa chất lượng cao, chuyên canh rau màu, quy hoạch khu chăn nuôi tập trung để hình thành mô hình liên kết 3 nhà. Hiện trạng quá trình tích tụ ruộng đất trong dân còn yếu, chủ trương đúng song khi thực hiện gặp nhiều vấn đề về trao đổi ruộng tốt xấu, người giữ đất để lo kế sinh nhai lâu dài. Có nhiều hộ dù không làm nông nghiệp nữa vẫn kiên quyết giữ đất. Họ cho rằng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm công nhân tại các khu công nghiệp vẫn có tính rủi ro cao nên kiên quyết vẫn giữ đất đề phòng rủi ro. Công tác vận động người dân dồn điền đổi thửa chưa thật sự đi sâu vào lòng dân, giúp họ hiểu lợi ích của làm ăn tập thể, lợi ích của liên két trong SXNN tránh sự hợp tác đổ vỡ từng xảy ra. Quy hoạch sản xuất hàng hóa gắn liền với chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. - Coi trọng chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chất lượng và hiệu quả, phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, theo hướng công nghiệp gắn liền với đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo ổn định sản xuất, giảm thiểu khó khăn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và do biến động giá cả gây nên. Nâng cao chất lượng kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 103 - Đổi mới và đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT, tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao công tác đào tạo nghề cho nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. - Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX DVNN, khuyến khích thành lập các tổ, hội, HTX trong trồng trọt, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh như: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra trong SXNN. Có chế độ đãi ngộ và hỗ trợ hợp lý đối với các cán bộ khoa học, tạo điều kiện cho công tác chuyên môn của họ. Chính phủ cần quán triệt tinh thần của chủ trương, chính sách về liên kết cũng như các văn bản có liên quan và vấn đề quy hoạch sản xuất nông nghiệp một cách sâu rộng từ cấp tỉnh, huyện nhất là cấp xã. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác về tuyên truyền, phổ biến cho mọi đối tượng. Đây là tiền đề để thực hiện thành công mối liên kết 3 nhà trong SXNN ở mọi cấp. - Tăng cường nhân lực, kinh phí thực hiện công tác khuyến nông, về khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ: Đổi mới cách thức tuyên truyền nhân rộng mô hình khuyến nông, theo hướng “hướng dẫn đầu bờ” trực quan để nông dân nắm được và làm thử ngay tại ruộng, tại chuồng về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc cây, con. 4.2.2. Giải pháp về mở rộng thị trường nông sản phẩm Ở các khu vực miền núi và nông thôn thì vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm là giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế ở vùng này. Mở rộng thị trường kích thích sản xuất hàng hóa phát triển. Mà vấn đề thị trường thì từ các hộ nông dân kể cả những hộ sản xuất hàng hóa lớn không thể tự mình giải quyết được, nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước để tạo điều kiện cho hộ sản xuất hàng hóa theo hướng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 104 - Cần tập trung xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến, dịch vụ tìm kiếm thị trường để giải quyết sản phẩm đầu ra cho nông sản hàng hóa. Để giải quyết đầu ra, trước mặt và lâu dài cần thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Đẩy mạnh mô hình phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạn chế sự cạnh tranh vô tổ chức, ép giá, hợp tác giữa các cơ sở kinh doanh thương mại và các hộ nông dân với hình thức ứng vốn, đến vụ thu hoạch bán sản phẩm cho cơ sở. Điều này sẽ làm cho các hộ yên tâm vào sản xuất, góp phần kích thích sản xuất phát triển. - Tổ chức hệ thống các kênh lưu thông nông lâm sản - Củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại dịch vụ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hóa. - Đối với các hộ lâm nghiệp: thì vấn đề thị trường và sản phẩm đầu ra của trồng rừng đang còn nhiều vướng mắc, và nó liên quan đến vấn đề môi trường. Để các hộ yên tâm trong kinh doanh nghề rừng thì những vướng mắc trên cần làm rõ. - Các hộ trồng cây ăn quả: Hầu hết ở các hộ nông dân ở huyện không có kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến thì lạc hậu. Chính vì vậy mà giải pháp về thị trường cho các hộ này là: Bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí sản xuất rẻ, cải tạo nhiều giống mớ i tốt hơn, đầu tư cho công nghệ chế biến và bảo quản đảm bảo cho ra thị trường sản phẩm tươi ngon. - Đẩy mạnh liên kết 4 nhà và ký kết, thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. - Hoàn thiện và nâng cao hoạt động của các chợ, chợ đầu mối nông sản. - Có chiến lược quảng bá giới thiệu để các nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút vốn đầu tư, doanh nghiệp chế biến về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 105 hợp đồng thu mua sản phẩm giúp dân, giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho người dân an tâm sản xuất, góp phần làm kinh tế huyện phát triển. - Hướng sản phẩm hàng hóa theo chuyên môn để mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đồng thời chính quyền địa phương cần cung cấp kịp thời các thông tin về cung cầu, giá sản phẩm giúp nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và các bên liên quan có những quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường. 4.2.3. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở đã quy hoạch được vùng chuyên canh và vùng chăn nuôi đủ quy mô. Vấn đề tổ chức sản xuất tốt sẽ là tiền đề thắng lợi cho hoạt động SXNN có hiệu quả. Tổ chức triển khai mô hình liên kết, đa dạng loại hình liên kết tại địa phương: Nhóm liên kết 2 nhà, 3 nhà, 4 nhà và chú trọng đến hình thức liên kết qua hợp đồng. Vào WTO không có cách nào hiệu quả bằng những hỗ trợ dài hơi thông qua nghiên cứu và khuyến nông. Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều biện pháp xúc tiến thương mại như thông qua các hiệp hội, hỗ trợ nông dân đối phó với bất lợi trong thương mại. - Cần có kế hoạch tổ chức sản xuất có tầm nhìn chiến lược, cụ thể, chi tiết, có phân công trách nhiệm rõ ràng, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chính quyền, hội nông dân tỉnh, huyện với cán bộ khuyến nông cấp xã, thôn; câu lạc bộ sản xuất các thôn, cụm liên thôn, các hợp tác xã với người nông dân và doanh nghiệp. - Huyện, xã cân đối ngân sách để ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nghiên cứu thành lập quỹ bảo hiểm rủi ro nông nghiệp. - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nhất là kiểm tra đột xuất để nắm bắt tình hình một cách sát thực nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện nhà. - Chính quyền cần quan tâm tới vấn đề chất lượng của vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tăng cường hoạt động cung ứng đầu vào sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 106 cho nông dân bằng nhiều hình thức đa dạng: Liên kết với các DN cung ứng đầu vào thông qua HTX hoặc DN cung ứng đầu vào thông qua trung gian, đặc biệt chú ý đến cung ứng thức ăn cho các hộ chăn nuôi. Khuyến khích pháp lý hóa quan hệ liên kết. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn, hội, các HTX hoạt động có hiệu quả và đóng vai trò khâu nối giữa nông dân và DN trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình hợp tác xã nông nghiệp. - Tăng cường hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT và hoạt động khuyến nông + Bản thân các cán bộ kỹ thuật có trình độ nên khả năng nắm bắt thị trướng cũng sẽ tốt hơn nông dân, nên chính họ là người cũng phải tìm hiểu để tư vấn cho cán bộ lập kế hoạch chỉ đạo. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các cán bộ kỹ thuật về cơ sở giúp các hộ nông dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ mới trong sản xuất, góp phần vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật. + Đảm bảo công tác dự báo diễn biến thời tiết có hiệu quả, nhất là công tác dự báo sớm cần được chú trọng. Nhất là đối với người dân trồng hoa đào. + Chủ động tư vấn và phối hợp nông dân về các loại giống có năng suất chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sx của địa phương. Nhất là giống đào theo yêu cầu của người dân. Nhà khoa học cần chủ động kết hợp với những người trồng đào lâu năm để thử nghiệm các loại giống mới. Mời những nhà khoa học có kinh nghiệm về hoa đào phối hợp giải quyết nhu cầu cho nông dân trên tinh thần hợp tác nhiều bên. + Tăng cường tập huấn, khuyến nông theo nhu cầu hướng dẫn, tập huấn về quy trình kỹ thuật sx cây trồng, vật nuôi với chất lượng cao và đúng thời điểm, thời vụ. Cần tăng cường các hình thức tập huấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin giá cả thị trường, thông tin khoa học, lợi ích mà hoạt động liên kết đem lại cho các tác nhân tham gia... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 107 + Có thể đưa cán bộ cấp huyện xuống trụ sở làm việc tại xã. Cách quản lý con người không chỉ về hành chính mà là hiệu quả công việc. Điều này tạo điều kiện cho cán bộ cấp huyện sẽ có điều kiện nắm bắt sát sao tình hình sản xuất của địa phương. - Có cơ chế chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động làm việc với chính quyền địa phương, hội nông dân, hợp tác xã cũng như đại diện các hộ nông dân tiên tiến trong tiến trình hợp tác lâu dài với nông dân trong việc thu mua nguyên liệu từ nông dân. Từ hình thức thu mua đơn giản, sẽ tiến dần tới sử dụng hợp đồng thu mua với giá thỏa thuận giữa 2 bên. - Khuyến khích và tạo điều kiện để DN chính thức làm việc với ban chỉ đạo chương trình quy hoạch vùng rau màu chuyên canh, cũng như quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để đưa ra những cam kết, thỏa thuận cụ thể. 4.2.4. Nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Chính quyền địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tại các đơn vị, cơ sở doanh nghiệp, các xã và hợp tác để quán triệt sâu, sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ tới các chủ thể tham gia SXHH. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về các chủ trương, chính sách nói chung và về liên kết nói riêng. Khuyến khích các hộ nông dân tham gia tích cực liên kết với các công ty, doanh nghiệp để tạo sự ổn định và bền vững cho sản xuất nông sản chất lượng cao ở địa phương. Thay đổi tập quán sx tự cung tự cấp sang sx hàng hóa bằng cách khuyến khích hộ chủ động ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sp đáp ứng nhu cầu thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 108 4.2.5 Một số giải pháp khác 4.2.5.1. Giải pháp về đất đai đối với các hộ gia đình và tổ chức sản xuất hàng hóa - Công tác định hướng quy hoạch, kế hoạch hóa trong sx nông nghiệp trên cơ sở khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa. - Trong điều kiện hiện nay quy hoạch đất đai sẽ giúp nông dân khai thác có hiệu quả, tránh tình trạng các chủ hộ khai thác đất bừa bãi dẫn đến lãng phí đất, phá hoại môi trường, giảm hiệu quả sx kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ đi vào tập trung sx. Cần khuyến khích các hộ tích cực chuyển đổi tích tụ ruộng đất, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún sẽ tạo điều kiện đi vào sx tập trung. - Khuyến khích tập trung đất đai khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún nhỏ lẻ. Để trờ thành các trang trại thì các hộ phải có quy mô ruộng đất nhất định. Cần tiếp tục khuyến khích quá trình tập trung ruộng đất, dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên việc tập trung ruộng đất phải tiến hành một cách thận trọng, phải có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, nhất là các cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả. Đối với từng xã có các hộ phát triển về trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo cho các hộ phát triển bền vững, mở rộng sx, đảm bảo vệ sinh môi trường. 4.2.5.2. Giải pháp về giống và đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất Xác định đối với nông nghiệp thì giống là tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác giống địa phương. Đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất dlượng sx nông nghiệp, cung cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 109 - Đối với giống cây cây lương thực: Đẩy mạnh sản xuất, cung ứng giống lúa, ngô có năng suất cao; nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nước và nhập nội để đưa nhanh vào sản xuất. - Đối với giống vật nuôi: Đàn lợn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu giống, đưa giống mới có năng suất và thị trường vào sản xuất. Đàn gia cầm ngoài những giống tiến bộ, cần khuyến khích nuôi những loại gà địa phương. Có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển, bảo tồn những loại con nuôi đặc sản của địa phương. - Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông... đến từng xã nhằm đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất theo hướng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ bền vững. Hiện nay các dịch bệnh nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi như bệnh lở mồm long móng ở đàn gia súc, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm H5N1 ở gia cầm,... đang có tác động lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Vì vậy cần thiết phải quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để quản lý và kiểm soát dịch bệnh, kịp thời phòng chống dịch khi xảy ra. - Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, tăng cường, củng cố tổ chức khuyến nông các cấp, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, xây dựng các mô hình; tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức quản lý, sản xuất kinh doanh cho các hộ sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các chủ trang trại. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người nông dân. Có thể nói ứng dụng TBKT, sản xuất theo quy trình khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm sẽ là cơ hội, động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 110 dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tổ chức phân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ chất lượng việc sản xuất và cung ứng các giống cây lâu năm. - Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật. 4.2.5.3. Giải pháp thu hút vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến nông sản... Đặc biệt chú ý đến các giải pháp phát huy nội lực, tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn. Về hệ thống thủy lợi: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa và một phần cho cây màu vụ đông. 4.2.5.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách Về chính sách đầu tư: Tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân cấp mạnh mẽ quản lý ngân sách cho địa phương, cơ sở. Khuyến khích và có chính sách đủ mạnh để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển sx nông sản hàng hóa có lợi thế. Về chính sách tín dụng: Tiếp tục triển khai có kết quả Nghị định số 41/2010/NĐ - CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 63/2010/QĐ - TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 111 thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Tăng cường vốn cho vay trung và dài bạn, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng để tư vấn cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các thủ tục vay vốn và đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ chức tiết kiệm, các tổ chức xã hội hoặc đoàn thể. 4.2.5.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Triển khai có kết quả Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Xác định nghề ưu tiên đào tạo, gắn với yêu cầu thực tiễn của sản xuất, phân loại đối tượng dạy nghề theo trình độ, nhận thức con người của lao động để bố trí thời gian đào tạo, biên soạn tài liệu giảng dậy phù hợp, đảm bảo phương châm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ áp dụng. Có chế độ thật sự ưu đãi đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các trạm trại, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chuyển giao kỹ thuật. Ở nông thôn, lực lượng lao động nữ chiếm số đông và đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần thiết tạo việc làm, tăng tiếp cận của phụ nữ tới tín dụng và khuyến nông, nâng cao trình độ và kỹ năng của phụ nữ thông qua hoạt động tập huấn, sinh hoạt các câu lạc bộ phụ nữ. Củng cố và phát triển các mô hình làm ăn giỏi của phụ nữ. Tăng cường cán bộ xuống cơ sở. Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý cho ngành nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn đào tạo để cán bộ phát huy tốt trình độ năng lực của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 112 4.2.5.6. Giải pháp củng cố và phát triển quan hệ sản xuất Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ, tổ hợp,... các HTX, tổ hợp tác cần xây dựng đề án phát triển kinh doanh của mình. Đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách để hỗ trợ cho cá HTX, tổ hợp tác phát triển. Đồng thời cần thiết phải: + Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các HTX, tổ hợp tác,... mới thành lập và hoạt động có hiệu quả. + Tăng cường công tác tuyên truyền Luật HTX và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về HTX nông nghiệp nhằm nâng cao nhận tức của cán bộ xã để vận dụng và thực hiện đúng luật HTX. + Tổ chức làm tốt các dịch vụ phục vụ hộ xã viên sx thuận lợi. Trước mắt phải tổ chức các khâu dịch vụ: thủy nông, giống, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch,... từng bước vươn lên làm các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề nông thôn. + Tăng cường công tác chỉ đạo HTXNN: Nâng cao trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo HTXNN, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể chỉ đạo HTXNN hoạt động đúng luật Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn hiện nay và còn tồn tại lâu dài, có vai trò to lớn trong viêc phát triển lực lượng sản xuất; cần khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ thành kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, hoặc liên kết thành lập trang trại kinh doanh tổng hợp. 4.3. Kiến nghị 1) Trong giới hạn phạm vi và điều kiện nghiên cứu của đề tài; những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở huyện Yên Sơn nêu trên có tính khái quát chung; cần có những nghiên cứu sâu hơn và đề xuất những giải pháp cụ thể đối với từng loại cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 113 trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh để đầu tư phát triển sản xuất thành những sản phẩm hàng hoá chủ lực có khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao của Tuyên Quang trong thời gian tới. 2) Đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền và các ngành tổ chức triển khai có kết quả Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) và Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Xây dựng các mục tiêu, giải pháp và cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp để thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần phải hết sức kiên trì trong dài hạn, tránh tư tưởng chủ quan nóng vội. 3) Nhà nước nghiên cứu bổ xung, ban hành các cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô về thuế, đất đai, tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến nông, đào tạo cho nông dân, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá theo từng ngành hàng, bảo hiểm sản xuất hàng nông sản... để cơ sở có căn cứ triển khai thực hiện. Sản xuất hàng hóa quy mô trang trại cần có quy mô đất đai hợp lý, cần có hướng dẫn cụ thể và khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất đối với sản xuất nông sản hàng hóa. Đối với Nhà nước: Đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm rà soát lại quy hoạch các vùng kinh tế và hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho từng vùng để địa phương có điều kiện xác định sát đúng hơn định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp theo hướng sx hàng hóa. Đối với địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc sử dụng đất, thực hiện các chương trình khuyến nông, cung cấp thông tin thị trường; có chương trình cho nông dân vay vốn để phát triển sx, hướng dẫn và tổ chức tiêu thụ nông sản cho kinh tế hộ... Đối với các thành phần kinh tế: Các trang trại, hộ nông dân cũng như HTX cần mở rộng liên kết hợp tác theo hướng đa dạng hóa gắn với chuyên môn hóa, tập trung hóa, thường xuyên nắm bắt, cập nhật các thông tin liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 114 quan cũng như mạnh dạn ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ. Với tính khả thi của đề tài, tác giả mong rằng việc triển khai thực hiện các giải pháp, kiến nghị trên sẽ góp phần vào việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Yên Sơn ngày một hiệu quả hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 115 KẾT LUẬN Kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ giúp khai thác tốt tiềm năng tài nguyên đất đai, lao động nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Với đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau: Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Về mặt thực tiễn đưa ra được định hứớng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một tỉnh miền núi như Tuyên Quang. Vấn đề này có nhiều nội dung cần đề cập đến, nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về lý luận phát triển kinh tế và phát triển sản xuất hàng hoá để làm rõ tiến trình phát triển. Trên cơ sở dự tính, dự báo triển vọng sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam; đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang, phân tích những khó khăn và lợi thế về sản xuất nông sản hàng hoá; từ đó xây dựng quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh sản xuất nông sản hàng hoá tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. Những vấn đề nghiên cứu và đề xuất của đề tài có tính thực tiễn cao sẽ có sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng theo hướng CNH, HĐH. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, khẳng định có một số loại cây trồng, vật nuôi của tỉnh Tuyên Quang giàu tiềm năng và có lợi thế so sánh có thể đẩy mạnh đầu tư phát triển thành những sản phẩm hàng hóa chủ lực phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; như: chè, ngô, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc... Do có đặc điểm tự nhiên, khí hậu phong phú; vì vậy, mỗi địa phương cấp huyện, xã cần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 116 xác định các loại cây trồng, vật nuôi thực sự phù hợp và có lợi thế ở địa phương mình để có biện pháp đầu tư phát triển, tạo sự phong phú, đa dạng về sản phẩm nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khâu quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch đã được quan tâm, song kết quả đạt được chưa được như mong muốn do có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cần có sự chỉ đạo nhất quán, xác định rõ quyết tâm và kiên trì chỉ đạo thường xuyên, lâu dài theo mục tiêu đề ra; tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tỉnh đã xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa đối với những cây trồng, vật nuôi chủ yếu có lợi thế của tỉnh. Để khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cần tiếp tục nghiên cứu, bổ xung điều chính các cơ chế chính sách hiện có đảm bảo tính phù hợp và đủ mạnh, nhất là đối với những sản phẩm mới, sản phẩm áp dụng công nghệ cao cần khuyến khích phát triển. Mặt khác cũng cần chú trọng khâu tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện đến các đối tượng được thụ hưởng để chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Công Tiệp (2000), “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà nội”, Tạp chí kinh tế nông nghiệp, số 10 2. Vũ Đình Bách - Ngô Đình Giao, Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đản bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 3. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn. 4. Bộ nông nghiệp và PTNT (2010), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà nội. 5. Trần Văn Chử (1998), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 6. Nguyễn Sinh Cúc (2000), “Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế (số 260), Hà Nội. 7. Phạm Vân Đình; Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 8. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đái hóa ở Việt Nam, NXB Chính trih Quốc gia, Hà Nội. 9. Niên giám thống kê huyện Yên Sơn năm 2012 10. Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang 2012 11. Vũ Thị Ngọc Phùng (1997), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội. 12. Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 118 13. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Tiêm (2000), “Những vấn đề cần ưu tiên để công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí kinh tế nông nghiệp. 15. Tô Dũng Tiến, Kinh tế hộ nông dân và vấn đề phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Đại học Nông nghiệp I . Hà nội. 16. Trang trại gia đình, bước phát triển mới của kinh tế hộ nông dân (2000), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 18. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Thống kê, Hà nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [...]...5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, thu nhập chính từ các hoạt động trong nông hộ và ngoài nông hộ Thu từ sản xuất trong nông hộ bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu từ ngoài nông hộ bao gồm: tiền... đi sâu nghiên cứu giải quyết từng khía cạnh kinh tế hộ nông dân nói chung như: Vị trí vai trò của kinh tế hộ, phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, đánh giá phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ trên các vùng kinh tế cả nước, định hướng phát triển kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường Tuy nhiên, vấn đề về nông dân rất rộng, mỗi... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 1.1.3.1 Sản xuất hàng hoá là xu thế phát triển của kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại đã xuất hiện và tồn tại từ lâu Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn Kinh tế hộ là hình thức kinh tế trong quy mô gia đình, gắn với gia đình Kinh tế. .. thế khá kịp thời, phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước Đó chính là một trong những căn cứ để định hướng giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 * Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam Trước năm 1980, sản xuất nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng... trị, hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ thì khái niệm mô hình phát triển về kinh tế hộ mới được chú ý nghiên cứu Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế theo quy mô gia đình hoặc theo quy mô liên gia đình, đạt trình độ phát triển sản xuất hàng hoá cao, có khối lượng hàng hoá lớn và tỷ suất hàng hoá cao Trang trại là mô hình kinh tế hướng tới của kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân. .. nếu không giải quyết đồng bộ thì sản xuất hàng hóa hoặc không phát triển hoặc phát triển không bên vững 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cho hộ nông dân ở một số nước trên thế giới Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế Trên cả... Kinh tế hộ nông dân của nói chung và đặc biệt là vùng nông thôn của Huyện Yên Sơn có nhiều khó khăn, lạc hậu Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành và các nhà khoa học quan tâm Những vấn đề đặt ra hay câu hỏi cần nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện. .. ngoài xã (nếu phạm vi là xã), hoặc theo phạm vi hộ là những sản phẩm hộ nông dân bán ra Hộ nông dân là cơ sở của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp Chính vì vậy nghiên cứu hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá để có thể rút ra những kết luận, đưa ra những giải pháp biện pháp, biện pháp tác động đến sản xuất hàng hoá nói chung Sản xuất hàng hoá để tạo điều kiện phát huy tính năng động sáng tạo trong... kinh tế học trong cuốn Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam” đánh giá thực trạng các hộ trên các vùng sinh thái xu hướng phát triển và những giải pháp để đẩy mạnh kinh tế hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 - Vũ Ngọc Trân trong cuốn sách Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng” phân tích thực trạng về phát triển kinh. .. về phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở vùng ĐBSH, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy hơn nữa phát triển sản xuất hàng hóa trong hộ nông dân - Tác phẩm Lê Trọng Phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân gắn liền kế hoạch với hạch toán kinh doanh” đi sâu nghiên cứu các vấn đề hạch toán trong hộ nông dân Nhìn chung các ... cứu vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hộ nông dân, yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hàng hóa Qua đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hàng hóa - Về không... dân theo hướng sản xuất hàng hoá cần thiết huyện Yên Sơn Chính vậy, tác giả chọn đề tài: Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang ... xuất hàng hóa huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang - Đề xuất số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển kinh tế hàng hóa hộ nông dân theo hướng bền vững cho hộ nông dân huyện Yên Sơn - tỉnh

Ngày đăng: 16/10/2015, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan