1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf

151 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Trang 1

-

NGUYỄN THU HẰNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

Trang 2

-

NGUYỄN THU HẰNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60 -31-10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào

Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc

Trang 4

Trong quá trình hoc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Cô giáo hướng dẫn luận văn Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thọ và các thầy

cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Ban giám hiệu, Khoa sau đại học trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Ban lãnh đạo, phòng Tổng hợp Khoa Khoa học Tự nhiên & Xã hội - Đại học Thái Nguyên

Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên

UBND huyện Đồng Hỷ, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đồng Hỷ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ nông dân ở 3 xã: Hóa Thượng, Khe Mo, Hòa Bình

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tao điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2008

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài 01

2 Mục tiêu của đề tài 03

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 04

5 Bố cục của luận văn 04

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá 05

1.1.1 Khái niệm về hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân 05

1.1.2 Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá 07

1.1.3 Sản xuất hàng hoá và vai trò của nó trong nông nghiệp 07

1.1.4 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất hàng hoá 13

1.2 Tính tất yếu khách quan để chuyển kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá 18

1.2.1 Kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ 18

1.2.2 Kinh tế hộ nông dân là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp 19

1.2.3 Tính tất yếu khách quan để chuyển kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá 24

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá 26

1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên 27

1.3.2 Các nhân tố về điều kiện kinh tế và tổ chức quản lý 28

1.3.3 Các nhân tố về khoa học kỹ thuật công nghệ 30

1.3.4 Các nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước 31

1.4 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở một số nước và ở Việt Nam 32

1.4.1 Trên thế giới 32

Trang 6

1.5.1 Câu hỏi nghiên cứu 39

1.5.2 Chọn điểm nghiên cứu 39

1.5.3 Phương pháp thu thập số liệu 39

1.5.4 Phương pháp phân tích số liệu 41

1.5.5 Các chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ nông dân 42

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 43

2.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội 49

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Hỷ 56

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên 58

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân trong vùng 58

2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ 60

2.2.3 Tổ chức các hoạt động sản xuất của hộ nông dân 69

2.2.4 Kết quả sản xuất của hộ nông dân 72

2.2.5 Thu nhập và đời sống của hộ nông dân 77

2.2.6 Phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực đến sản xuất hàng hoá của hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ 85

Trang 7

nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ 88 2.2.8 Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ 89 2.2.9 Những nhận xét và đánh giá chung trong phát triển kinh tế hộ

nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ 91

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

3.1 Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Đồng Hỷ theo hướng sản xuất hàng hoá 93 3.1.1 Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá

nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lực 93 3.1.2 Hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình là một trong

những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong thời gian tới nhằm tăng số lượng hộ nông dân theo hướng SXHH 95 3.1.3 Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá phải gắn với

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với qúa trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, với quá trình hội nhập vào nền kinh tế cả nước và nước ngoài 96 3.1.4 Phát huy nội lực, tạo bước phát triển mới trong kinh tế hộ nhằm

thu hút các nguồn lực bên ngoài để tạo điều kiện cho hộ nông dân sản xuất hàng hoá 97 3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng

sản xuất hàng hoá 98 3.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá 98 3.2.2 Định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá 99

Trang 8

dân trong vùng theo hướng sản xuất hàng hoá 105 3.3.1 Giải pháp chung 105 3.3.2 Giải pháp cụ thể đối với hộ nông dân 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận 117 Kiến nghị 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

Bảng 2.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2007 46

Bảng 2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của Huyện Đồng hỷ qua 3 năm (2005-2007) 51

Bảng 2.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn (2005-2007) 55

Bảng 2.4 Cơ cấu loại hình hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở các vùng điều tra 59

Bảng 2.5 Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2007 60

Bảng 2.6 Cơ cấu đất đai của hộ điều tra năm 2007 62

Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu về hộ điều tra theo thu nhập 2007 63

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2007 63

Bảng 2.9 Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ở vùng nghiên cứu năm 2007 64

Bảng 2.10.Vốn bình quân của nông hộ điều tra năm 2007 theo vùng nghiên cứu 66

Bảng 2.11 Quy mô vốn bình quân của hộ nông dân tại thời điểm điều tra 66

Bảng 2.12 TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân năm 2007 theo quy mô sản xuất hàng hoá 68

Bảng 2.13 Cơ cấu các nhóm hộ nông dân theo hướng SXKD chính 67

Bảng 2.14 Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất nông lâm nghiệp của hộ nông dân điều tra năm 2007 69

Bảng 2.15 Tổng thu từ sản xuất nông - lâm nghiệp ở hộ điều tra 73

Bảng 2.16 Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2007 76

Bảng 2.17 Tổng thu nhập bình quân từ sản xuất nông lâm nghiệp của hộ điều tra 79

Trang 10

Bảng 2.19 Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ

nông dân điều tra 83 Bảng 2.20 Kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas ở vùng nghiên cứu 85 Bảng 2.21 Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân

vùng nghiên cứu năm 2007 88 Bảng 2.22 Ảnh hưởng các yếu tố đến sản xuất hàng hoá của hộ nông

dân ở vùng điều tra năm 2007 90

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 Ảnh hưởng của các yếu tố đến hộ nông dân sản xuất hàng hoá 32 Biểu đồ 2.1 Giá trị gia tăng của các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ 55 Đồ thị 2.2 Cơ cấu thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp 78

Trang 11

TT Ký hiệu viết tắt Nghĩa

Trang 12

Đơn vị tính: triệu đồng

Phân loại hộ

Tổng thu nhập phi

NN

Trong đó CN chế

biến

Dịch vụ NN

LĐ làm thuê

Thu khác

Bình quân chung 2,939 0,553 0,821 0,422 1,143 1 Theo vùng

- Cây CN lâu năm 2,574 0,435 0,754 0,398 0,987

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Trang 13

Phân loại hộ

Tổng số chi

Số lƣợng

(tr.đ)

Cơ cấu (%)

Số lƣợng

(tr.đ)

Cơ cấu ( %)

Số lƣợng

(tr.đ)

Cơ cấu (%)

Bình quân chung 6,964 100 3,797 54,52 3,167 45,48 1 Theo vùng

- Xã Hóa Thượng 7,170 100 3,670 51,19 3,500 48,81 - Xã Khe Mo 6,934 100 3,654 52,70 3,280 47,30 - Xã Hoà Bình 6,788 100 4,049 59,66 2,738 40,34

2 Theo dân tộc

- Người Kinh 7,104 100 4,145 58,3 2,959 41,7 - Người Nùng 6,891 100 3,820 55,4 3,071 44,6 - Người Sán dìu 6,643 100 3,980 59,9 2,663 40,1 - Người Tày 6,125 100 3,740 61,0 2,385 39,0

3 Theo quy mô sản xuất hàng hoá

- Hộ hàng hoá lớn 5,894 100 3,050 51,7 2,844 48,3 - Hộ hàng hoá TB 7,177 100 4,170 58,1 3,007 41,9 - Hộ hàng hoá nhỏ 6,642 100 4,270 64,3 2,372 35,7

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Trang 14

Chỉ tiêu Tính chung

Trong đó nhóm hộ HH

Lớn

HH T.bình

HH Nhỏ

Tổng số hộ được phỏng vấn 100 100 100 100

1.Về đất đai

- Nhu cầu mở rộng quy mô đất đai 20,1 38,4 20,6 15,3 Trong đó: + Dự định khai hoang 61,8 31,3 52,4 83,2 + Dự định mua lại 15,4 40,0 14,3 - + Dự định đấu thầu 14,9 25,7 33,3 16,8

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Trang 16

I TIẾNG VIỆT

1 Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Công Tiệp (2000), “Một số giải pháp phát triển

kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà nội, Tạp chí kinh tế

nông nghiệp, số 10

2 Vũ Đình Bách - Ngô Đình Giao - Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý

kinh tế đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững NXB Chính trị

Quốc Gia, Hà nội, 1996

3 Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2007 của Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Đồng Hỷ

4 Bộ nông nghiệp và PTNT (2000), Một số chủ trương chính sách mới về

nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn,

NXB Nông nghiệp, Hà nội

5 Nguyễn Sinh Cúc (2000), “Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước

ta 15 năm đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế (số 260), Hà nội

6 Đảng Cộng sản Việt nam (1999), Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày

10/11/1998 của Bộ chính trị về vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội

7 Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và những giải pháp phát triển

kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội

8 Trần Bích Hồng, luận văn Thạc sĩ (2007) “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên)

Trang 17

10 Nguyễn Văn Tiêm (2000), “Những vấn đề cần ưu tiên để công nghiệp hoá,

hiện đại hoá Nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí kinh tế nông nghiệp

11 Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2005, năm 2006, năm 2007 12 Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2005, năm 2006

13 Minh Trí (1999) “Tìm thấy lại A.V Traianốp”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,

số 176 -177, Hà nội

14 Mai Văn Xuân - Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng

sản xuất hàng hoá trên các vùng sinh thái ở Hường Trà Tỉnh Thừa Thiên Huế - Luận án PTS khoa học kinh tế

15 Vũ Thị Ngọc Phùng (1997), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà nội 16 Lê Đình Thắng - Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng

hoá NXB nông nghiệp, Hà nội 1993

17 Thực trang kinh tế hộ nông dân Việt nam NXB nông nghiệp, Hà nội 1991 18 Tô Dũng Tiến - Kinh tế hộ nông dân và vấn đề phát triển kinh tế trang

trại ở Việt Nam Đại học Nông nghiệp I Hà nội

19 Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Thống kê, Hà nội 20 Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ (2007), Báo cáo các hệ thống chỉ tiêu

kinh tế xã hội chủ yếu của huyện Đồng Hỷ qua các năm

21 Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý

phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà nội

22 Lê Trọng (2003), Phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân gắn liền kế

hoạch với hạch toán kinh doanh, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc

23 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội

Trang 18

25 Trang trại gia đình, bước phát triển mới của kinh tế hộ nông dân (2000 )

NXB Nông nghiệp - Hà nội

26 Nguyễn Văn Tuấn (2000), Quản lý trang trại nông lâm nghiệp, NXB

Nông nghiệp - Hà nội

II TIẾNG ANH

27 Raaman Weitz - Rehovot (1995), Intergrated Rural Development, Israel

28 Economy and environment program for southeast Asia (January

1999), "Impact of Agro - Chemical Use on Productivity and

Health in Viet Nam"

29 Frank Ellis (1998), "Peasant Economics Farm Households and Agrarian

Development", Cambridge University press

30 FAO (1999), Beyond sustainable forest resource management, Rome 31 Donald A, Messerch M.(1993), Common forest resource management,

UN Rome

32 Chayanov A.V.(1925), On the Theory of Peasant Enconomy,

Homewood, Ohio

33 English Dictionary (1964), The New Horizon Ladder Dictionary of the

English language, London

Trang 19

SUMMARY OUTPUT Khe Mo

Regression Statistics

Multiple R 0.8944154 R Square 0.79997891 Adjusted R Square 0.76797554 Standard Error 0.10398972 Observations 30 ANOVA

Trang 20

SUMMARY OUTPUT Hoà Bình

Regression Statistics

Multiple R 0.904616161 R Square 0.818330399 Adjusted R Square 0.789263263 Standard Error 0.106810767 Observations 30 ANOVA

df SS MS F Significance F

Regression 4 1.284743692 0.321185923 28.153114 6.18549E-09 Residual 25 0.285213496 0.01140854

Trang 21

SUMMARY OUTPUT Hoá Thƣợng

Regression Statistics

Multiple R 0.956934034 R Square 0.915722745 Adjusted R Square 0.902238384 Standard Error 0.037691779 Observations 30 ANOVA

df SS MS F Significance F

Regression 4 0.385910772 0.096477693 67.90998531 4.63904E-13 Residual 25 0.035516755 0.00142067

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0%

Intercept 1.346057769 0.137883903 9.762254616 5.19926E-10 1.062080557 1.63003498 1.062080557 1.63003498 Ln Von 0.505330907 0.053121067 9.512815525 8.70017E-10 0.395926023 0.614735791 0.395926023 0.614735791 Ln LD 0.079457753 0.032583735 2.438571056 0.02218785 0.012350295 0.14656521 0.012350295 0.14656521 Ln Dat 0.054901655 0.024291878 2.260082821 0.032779004 0.004871597 0.104931713 0.004871597 0.104931713 Ln VH 0.076232533 0.022919137 3.326152034 0.002723187 0.029029688 0.123435379 0.029029688 0.123435379

Trang 22

SUMMARY OUTPUT Chung 3 xã

Regression Statistics

Multiple R 0.884017574 R Square 0.781487072 Adjusted R Square 0.77120411 Standard Error 0.095354622 Observations 90 ANOVA

df SS MS F Significance F

Regression 4 2.764057554 0.691014389 75.9982506 2.89716E-27 Residual 85 0.77286283 0.009092504

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0%

Intercept 1.677897023 0.141190312 11.88393881 9.27673E-20 1.397172863 1.958621183 1.397172863 1.958621183 Ln Von 0.311467855 0.056372032 5.525219612 3.53251E-07 0.199385156 0.423550555 0.199385156 0.423550555 Ln LD 0.123079419 0.02908095 4.232303988 5.81958E-05 0.065258701 0.180900136 0.065258701 0.180900136 Ln Dat 0.11914858 0.027718107 4.298582907 4.55813E-05 0.064037559 0.174259601 0.064037559 0.174259601 Ln VH 0.251732026 0.032993403 7.629768507 3.12914E-11 0.186132303 0.317331749 0.186132303 0.317331749

Trang 23

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế phổ biến, đang có vai trò, vị trí rất lớn và là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng thì kinh tế hộ nông dân không ngừng phát triển cả về quy mô và tính chất Một bộ phận hộ nông dân chuyển từ quy mô nhỏ thành quy mô lớn, từ sản xuất tự cấp tự túc thành sản xuất hàng hoá, trao đổi sản phẩm trên thị trường Nhiều hộ đã khẳng định được vị trí vai trò sản xuất hàng hoá của mình trong nông nghiệp, nông thôn Họ sử dụng có hiệu quả đất đai, tiền vốn, lao động và đã vươn lên làm giầu

Mặc dù có nhiều hộ đã thành công trong phát triển kinh tế hàng hoá nhưng nhìn chung, kinh tế hộ chưa chuyển hẳn sang kinh tế hàng hoá Do có sự khác nhau về điều kiện, khả năng kinh nghiệm sản xuất cho nên có sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các hộ Bên cạnh những hộ nông dân vươn lên mạnh mẽ, vẫn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất hàng hoá Mặt khác, bình quân diện tích canh tác đầu người thấp và phân bố không đồng đều, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, năng suất lao động thấp

Vấn đề nêu trên đặt ra bức bách không những đối với nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng mà cả vùng trung du, miền núi, hải đảo Để giải quyết được điều đó, trước hết cần phải có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhằm phát triển mạnh kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá trên cả nước, cũng như tại mỗi vùng, mỗi địa phương, trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng kinh tế hộ nông dân

Trang 24

Trong những năm gần đây vùng miền núi đã được chú trọng đầu tư phát triển kinh tế xã hội Nhiều chương trình dự án như: Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, (dự án 661, dự án 327 ), mở rộng giao thông miền núi, xây dựng các cơ sở hạ tầng (dự án 135) được dành riêng ưu tiên cho miền núi, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân dần dần được cải thiện Tuy nhiên, những thay đổi đó mới chỉ là bước đầu, về cơ bản miền núi vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu Do đó để đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, đưa miền núi hoà nhập với miền xuôi, ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chúng ta còn phải tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi nói riêng trong tổng thể phát triển kinh tế hộ nông dân cả nước nói chung, lấy kinh tế hộ làm khởi điểm cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi

Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm có 17 xã và 3 thị trấn Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha trong đó đất nông nghiệp là 12.488,92 ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 21.402,61 ha chiếm 45,5% diện tích đất tự nhiên còn lại là các loại đất khác Là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều khó khăn

Một trong những nguyên nhân quan trọng là kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hoá Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc

Do đó tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên"

làm luận văn tốt nghiệp

Trang 25

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu khả năng phát triển hàng hoá của kinh tế hộ ở huyện Đồng Hỷ, đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy kinh tế hộ nông dân huyện Đồng Hỷ theo huớng sản xuất hàng hoá

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá, đồng thời đi sâu nghiên cứu tính đặc thù của kinh tế hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ

- Đánh giá đúng khá năng phát triển hàng hoá của kinh tế hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở Đồng Hỷ trong những năm tới theo hướng sản xuất hàng hoá

3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề có tính lý luận và

thực tiễn về kinh tế hộ, sự phát triển kinh tế hộ nông dân nói chung và hộ nông dân sản xuất hàng hoá nói riêng trong những năm qua, những phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ

Phạm vi nghiên cứu: bao gồm phạm vi về nội dung nghiên cứu, địa

điểm và thời gian nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế hộ nông dân trong

bước chuyển sang cơ chế thị trường hiện nay, nghiên cứu những yếu tố kinh tế chủ yếu tác động đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá Phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân trong bước chuyển đổi cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá trong những năm 2006 - 2007 và nêu lên

Trang 26

định hướng và những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá của địa phương nghiên cứu đến năm 2010

- Về không gian: Nghiên cứu tại Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên - Về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 5

năm 2008 Trong quá trình thực hiện, các tài liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 và số liệu điều tra hiện trạng của năm 2007

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Hệ thống hoá và bổ sung lý luận về kinh tế hộ và phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay

- Phản ánh thực trạng của phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ trong những năm gần đây

- Đưa ra một số quan điểm và những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá

5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Mở đầu

Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản

xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ

Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân

theo hướng sản xuất hàng hoá Kết luận và kiến nghị

Trang 27

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

1.1.1 Khái niệm về hộ, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân

Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press - 1987) có nghĩa "Hộ là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung" [33]

Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay

Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển

Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Kinh tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, ngư nghiệp

Trang 28

Tôi đồng tình với quan niệm của Frank Ellis, về kinh tế hộ nông dân có thể tóm tắt như sau: "Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường" (Ellis, 1988)

Nhìn chung kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá

+ Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ Ở nước ta, từ năm 1988 khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp - mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăng chưa từng có về năng suất và số lượng Người nông dân phấn khởi trong sản xuất Một vấn đề rất quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được quyền kiếm sống gắn bó với mảnh đất của họ

+ Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác

+ Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng đồng Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại

Trang 29

Trước thực tiễn phong phú của sản xuất hiện nay, kinh tế hộ nông dân đang được nghiên cứu để định hướng phát triển Vấn đề này sẽ còn gây nhiều tranh luận về mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta trong nhiều năm tới

1.1.2 Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá

Theo từ điển Larousse: phát triển là một quá trình, là "tổng hoà các hiện tượng được quan niệm như một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau diễn tiến" Có thể hiểu phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội Cho nên phát triển kinh tế là khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế, từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn

Căn cứ vào mục tiêu cơ chế hoạt động của hộ nông dân, có thể phân biệt các kiểu hộ nông dân như sau: Kiểu hộ hoàn toàn tự cấp không phản ứng với thị trường Kiểu hộ chủ yếu tự cấp có bán một số lượng sản phẩm để đổi lấy hàng tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả Kiểu hộ bán phần lớn sản lượng, phản ứng nhiều với giá thị trường Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hoá có mục tiêu kiếm lợi nhuận như là một xí nghiệp

1.1.3 Sản xuất hàng hoá và vai trò của nó trong nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng, là ngành duy nhất tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn xã hội Trong một thời gian dài, nông nghiệp tự cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của nông dân thấp kém Chỉ từ khi chuyển sang kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá trở thành động lực để thúc đẩy nông nghiệp phát triển Sản xuất hàng hoá còn là quá trình phát huy tốt nhất các lợi thế, các tiềm năng kinh tế - xã hội của các vùng sản xuất Vì vậy nó có vai trò điều tiết sản xuất, điều tiết giữa các vùng, giữa người tiêu dùng và người sản xuất Ở các nước kinh tế phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, toàn bộ các trang trại gia đình đều tham gia sản

Trang 30

xuất hàng hoá Ở các nước này, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất thấp, quy mô nông trại lớn Trái lại, ở các nước kinh tế kém phát triển, phần lớn dân số là nông dân Nước ta có gần 80% dân số sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp, số hộ nông dân tham gia sản xuất hàng hoá còn ít

1.1.3.1 Sản xuất hàng hoá là xu thế phát triển của kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại đã xuất hiện và tồn tại từ lâu Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn Kinh tế hộ là hình thức kinh tế trong quy mô gia đình, gắn với gia đình Kinh tế hộ, theo Traianốp (nhà kinh tế lớn của Nga), là hộ gia đình độc lập, có hình thức kinh tế phức tạp Xét từ góc độ các quan hệ kinh tế - tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công việc khác nhau trong quy mô hộ gia đình nông dân Trong hơn 30 năm hợp tác hoá ở nước ta, kinh tế hộ gia đình bị hoà tan trong kinh tế hợp tác xã, chỉ còn lại một bộ phận nhỏ dưới hình thức kinh tế phụ gia đình Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ thì khái niệm mô hình phát triển về kinh tế hộ mới được chú ý nghiên cứu

Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế theo quy mô gia đình hoặc theo quy mô liên gia đình, đạt trình độ phát triển sản xuất hàng hoá cao, có khối lượng hàng hoá lớn và tỷ suất hàng hoá cao Trang trại là mô hình kinh tế hướng tới của kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân hình thành và phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các hộ sản xuất hàng hoá Cho dù các cơ hội và điều kiện sản xuất ban đầu có khó khăn nhưng sau khi được giao quyền sử dụng đất lâu dài, sức sản xuất được giải phóng, trong quá trình phát triển sản xuất, kinh tế nông hộ sẽ có sự phân hoá Một bộ phận nông dân do điều kiện sản xuất gặp khó khăn, ít kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn, sản

Trang 31

xuất không có hiệu quả, mức sống rất thấp, họ có thể thoát ly sản xuất nông nghiệp và chuyển sang làm dịch vụ, làm thuê hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ, thậm chí có thể rời khỏi nơi sinh sống cũ để ra thành thị hoặc lập nghiệp ở một nơi mới Thu nhập từ nguồn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cộng với các thu nhập khác có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn so với làm nông nghiệp Như vậy ruộng đất sẽ từng bước được tích tụ trong tay những hộ làm ăn giỏi Khi đã đạt tới một quy mô nhất định, các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá sẽ xuất hiện trên thị trường, hình thành các hộ nông dân sản xuất hàng hoá Đó là xu hướng vận động, phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân Với xu thế này, các hộ sản xuất hàng hoá sẽ không ngừng tăng lên về số lượng cũng như về quy mô nông hộ Chính những hộ sản xuất hàng hoá này đã góp phần to lớn vào việc phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp Ở nước ta, từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1988) giao quyền sử dụng đất ổn định cho hộ nông dân, đã tạo ra những điều kiện và môi trường cho kinh tế hàng hoá phát triển

Có thể nói, lịch sử phát triển nông nghiệp là lịch sử vận động và phát triển của kinh tế hộ nông dân và các trang trại gia đình Sự vận động này tuân theo quá trình từ thấp đến cao, từ sản xuất tự cấp, tự túc đến sản xuất hàng hoá Kinh tế hộ nông dân đã trải qua các hình thái sau:

- Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển rất thấp của kinh tế hộ Họ sản xuất một vài nông sản chủ yếu để duy trì sự sống của gia đình, họ có ít vốn, công cụ sản xuất thô sơ, phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động thấp Hiện nay còn tồn tại ở một số dân tộc ít người thuộc các vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng núi cao biệt lập với xã hội Thiếu lương thực, thực phẩm là nỗi lo lắng thường xuyên của họ

- Nhóm hộ kinh tế tự cấp tự túc với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân tán Đặc điểm của nhóm hộ này là sản xuất chủ yếu để cung cấp

Trang 32

lương thực, thực phẩm và một số loại nông sản cần thiết khác đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho gia đình, ít tiếp xúc với thị trường Trong quá trình phát triển, nhóm hộ kinh tế tự cấp tự túc là bước phát triển cao hơn so với nhóm hộ kinh tế sinh tồn Hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng, phần lớn hộ nông dân sản xuất là để tự cấp tự túc Kinh tế tự cấp tự túc thường dẫn đến sự bảo thủ, chậm phát triển

- Nhóm hộ sản xuất hàng hoá nhỏ: Trong quá trình sản xuất, hộ nông dân luôn muốn sản xuất hướng ra ngoài, một bộ phận hộ nông dân làm ăn khá giả, ngoài phần tiêu dùng cho gia đình, còn dư ra một ít sản phẩm, họ đã đưa ra thị trường Khi cung đã vượt cầu, họ đem những sản phẩm thừa trao đổi trên thị trường và trở thành những hộ sản xuất hàng hoá nhỏ Nếu các yếu tố khách quan và chủ quan thuận lợi như ruộng đất nhiều, giá nông sản cao, thời tiết thuận lợi, vốn nhiều, những hộ này có cơ hội để phát triển thành các hộ sản xuất hàng hoá lớn Ngược lại, nếu gặp rủi ro trong sản xuất thì họ có thể trở thành nhóm hộ tự cấp tự túc

- Nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn: Gặp điều kiện thuận lợi, một bộ phận của nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn, thành các trang trại gia đình Kinh tế trang trại lấy sản xuất nông sản hàng hoá là chính, xuất phát từ yêu cầu của thị trường mà lựa chọn loại nông sản hàng hoá để sản xuất Nhưng dù có phát triển sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp thì các trang trại gia đình vẫn tỏ ra có hiệu quả nhất so với các loại trang trại khác Kinh tế mỗi hộ vẫn độc lập, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình, thuê mướn nhân công ít hoặc chỉ thuê lao động thời vụ

Như vậy sự vận động của kinh tế hộ nông dân đã trải qua các giai đoạn từ sản xuất để sinh tồn đến sản xuất tự cung tự cấp rồi lên sản xuất hàng hoá Tiến lên sản xuất hàng hoá là xu thế tất yếu của phát triển kinh tế hộ mà động lực của sự phát triển là tối ưu hoá lợi nhuận, hướng sản xuất tới trao đổi sản phẩm trên thị trường

Trang 33

1.1.3.2 Sản xuất hàng hoá là động lực thúc đẩy từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn trong nông nghiệp

Kinh tế hộ gia đình đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay, thể hiện rất rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp Trang trại gia đình ở các nước phát triển, hộ nông dân ở các nước đang phát triển là lực lượng chủ yếu sản xuất ra sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp Ở Mỹ với 2,2 triệu trang trại đã sản xuất ra 50% đậu tương của toàn thế giới, hàng năm xuất khẩu 40 - 50 triệu tấn ngô, hàng triệu tấn thịt các loại v.v

- Các trang trại gia đình đã hình thành cách đây hàng trăm năm Lúc đầu quy mô trang trại nhỏ, sản phẩm hàng hoá ít Càng về sau quy mô các trang trại càng lớn, năng suất lao động càng cao Hiện nay nhờ áp dụng những thành tựu kỹ thuật tiên tiến như hoá học hoá, cơ giới hoá và cách mạng sinh học, tin học, đã giúp các trang trại hiện đại hoá sản xuất nhiều khu vực trên thế giới như Tây Âu và Bắc Mỹ, sản phẩm hàng hoá nông nghiệp đã dư thừa, 1 lao động nông nghiệp nuôi được 35-100 người Động lực dùng trong nông nghiệp có tới 82% là sức máy móc cơ điện Bằng việc hiện đại hoá các trang trại gia đình, các nước phát triển đã đạt được nền sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp

- Ở các nước đang phát triển, hàng hoá nông sản chủ yếu được sản xuất tại các trang trại hoặc các hộ gia đình có quy mô nhỏ từ 1 - 5 ha Trong một số ngành, đặc biệt là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp tuy quy mô trang trại nhỏ song vẫn tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn với tỷ suất hàng hoá cao là nhờ tính năng động của mạng lưới tổ chức tốt về dịch vụ và lưu thông hàng hoá Các trang trại ở Malaixia năm 1992 sản xuất được 6,4 triệu tấn dầu cọ, chiếm 53% sản lượng dầu cọ trên thế giới

- Ở nước ta, một thời gian dài kinh tế tập thể giữ vai trò chủ yếu, kinh tế gia đình bị coi là kinh tế phụ Cơ chế điều hành bằng mệnh lệnh hành chính

Trang 34

của hợp tác xã đã kìm hãm sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, sản xuất mất động lực nên kinh tế bị trì trệ trong một thời gian dài, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng Năng suất cây trồng không tăng, năm 1970 ngân sách lúa đạt 20,1 tạ/ha thì năm 1980 đạt 21,79 tạ/ha Trong 10 năm năng suất tăng 3,4% Từ năm 1988 khi hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài, nền kinh tế bắt đầu mở cửa tiếp xúc với cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá của hộ nông dân bắt đầu phát triển

- Một số nông sản xuất khẩu quan trọng như gạo, cao su, cà phê, chè, v.v đang hoà nhập và có vị trí đáng kể trên thị trường thế giới

Như vậy sản xuất hàng hoá đã và đang là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hộ gia đình từng bước chuyển từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn

Sự ra đời của sản xuất hàng hoá gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và trao đổi Một khi sản xuất sản phẩm không phải để bản thân tiêu dùng mà để bán thì sản xuất hàng hoá đó gọi là sản xuất hàng hóa

Trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm hàng hoá là những sản phẩm sản xuất được bán ra ngoài tỉnh (nếu phạm vi là là tỉnh), ngoại huyện (nếu phạm vi là huyện), ngoài xã (nếu phạm vi là xã), hoặc theo phạm vi hộ là những sản phẩm hộ nông dân bán ra Hộ nông dân là cơ sở của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp Chính vì vậy nghiên cứu hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá để có thể rút ra những kết luận, đưa ra những giải pháp biện pháp, biện pháp tác động đến sản xuất hàng hoá nói chung

Sản xuất hàng hoá để tạo điều kiện phát huy tính năng động sáng tạo trong việc khai thác và tận dụng những tiềm năng kinh tế xã hội cũng như lợi thế so sánh của từng vùng kinh tế Nó có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, phân công lao động xã hội, điều tiết thị trường

Trang 35

Đối với nước ta hiện nay nông nghiệp được coi là hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, xuất khẩu thu ngoại tệ Để đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định chỉ có thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nền kinh tế của chúng ta mới không bị tụt hậu, đất nước mới thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu Muốn vậy chúng ta phải có vốn đầu tư để trang bị khoa học công nghệ, cả về máy móc thiết bị lẫn con người Trong khi đó với thực tại là một nước nông nghiệp thì phải xuất phát từ nông nghiệp, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lấy vốn đầu tư phát triển các ngành khác Và vì vậy chỉ có thể phát triển sản xuất hàng hoá thì mới làm cho nông nghiệp phát triển nhanh, mạnh, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao cạnh tranh được trên thị trường quốc tế

Phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp có tác dụng rất lớn để giải quyết việc làm ở nông thôn, nâng cao trình độ chất lượng lao động sản xuất nông nghiệp

1.1.4 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất hàng hóa

Vai trò kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá trước hết được kể đến từ vai trò của hộ nông dân nói chung, từ đó được mở rộng và tăng thêm khi đã trở thành hộ nông dân sản xuất hàng hoá Phân tích kết cấu xã hội nông dân nước Nga, Lê nin đã lưu ý rằng hộ khai thác triệt để năng lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của gia đình và xã hội Lê Nin coi trọng vai trò của kinh tế hộ nông dân thể hiện trong cương lĩnh ruộng đất lần hai bàn về “ chế độ hợp tác”, đặc biệt sau này trong chính sách “ Kinh tế mới” và nhiều tác phẩm khác [9] Khi tổng kết kinh nghiệm của mô hình trang trại gia đình ở Mỹ, Italia, Anh, Hà Lan, Traianốp đã chứng minh sức sống của “ Kinh tế hộ”, của “ Kinh tế lao động trên mảnh đất gia đình” [13]

Các tác giả của nhóm lý thuyết phát triển có cách nhìn về kinh tế hộ, họ đã đưa ra ý kiến về phát triển chiến lược sử dụng các nguồn lực của hộ trong

Trang 36

xã hội nông thôn Họ cho rằng kinh tế hộ là “hệ thống các nguồn lực”, có nghĩa hộ là đơn vị duy trì, phát triển nguồn lao động, công cụ lao động, tài sản vốn đảm bảo cho quá trình phát triển nguồn thu nhập là góp phần phát triển nguồn thu nhập của xã hội Hệ thống các nguồn lực của các hộ được sử dụng theo những phương thức khác nhau, do đó đem lại hiệu quả cao

Phân tích các quan hệ kinh tế hộ như là một đơn vị kinh tế cơ sở, các kinh tế học Mác xít cũng như lý thuyết phát triển đều khẳng định hộ có các quan hệ kinh tế bên trong nội bộ hộ và các quan hệ kinh tế với các đơn vị kinh tế khác Các quan hệ kinh tế nội tại của hộ là quan hệ phân phối nguồn thu nhập, quan hệ đóng góp vào quỹ thu nhập giữa các thành viên trong hộ Quan hệ kinh tế của các thành viên trong hộ có tính chất ước định, nó còn phải chịu sự chi phối của các quan hệ huyết tộc, quan hệ gia đình, tôn giáo Quan hệ kinh tế bên ngoài của hộ là quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các hộ và các kiểu tổ chức doanh nghiệp khác Những quan hệ kinh tế này chịu sự chi phối của các quan hệ thị trường [10]

Ở Việt Nam, trải qua những bước biến động thăng trầm của kinh tế hộ, vị trí, vai trò của nó ngày càng được khẳng định Vai trò kinh tế hộ gia đình đã được Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII, chỉ rõ: “Phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng, lâu dài của kinh tế hộ gia đình Nghị quyết 06 NQ/TƯ ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, một lần nữa khẳng định: “Kinh tế xã hội ở nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại, phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ”[6]

Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể thấy vai trò của kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá được biểu hiện cả về kinh tế và xã hội, rộng hơn nữa còn cả về bảo vệ, phát triển tài nguyên - môi trường và văn hoá - nhân văn

Trang 37

- Thứ nhất hộ nông dân sản xuất hàng hoá là đơn vị kinh tế sơ sở chứa đựng một hệ thống các nguồn lực (đất đai, vốn, lao động, tư liệu sản xuất ) và sở hữu các sản phẩm mà mình sản xuất ra

Hộ nông dân tự chủ thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên các quyết định phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất nhằm cung cấp những loại nông sản phẩm không thể thiếu được cho con người, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội Vì thế cho đến nay chưa có hình thức nào có thể thay thế được kinh tế hộ nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn

- Thứ hai, hộ nông dân sản xuất hàng hoá là đơn vị duy trì, tái tạo và phát triển các nguồn lực có hiệu quả cao

Với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động sản xuất theo cơ chế thị trường, các hộ nông dân nước ta đã tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất một cách năng động, đa dạng, phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của mỗi hộ, góp phần quan trọng tạo ra thị trường hàng hoá ngày càng phong phú, dồi dào ngay tại các vùng nông thôn Mặt khác, dưới tác động khách quan của các quy luật kinh tế thị trường, các hộ nông dân đang tìm mọi biện pháp để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu sản xuất, trên cơ sở sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có của từng hộ về vốn, đất đai, lao động, tư liệu sản xuất và tri thức Hệ thống nguồn lực của hộ được sử dụng theo phương thức khác nhau do điều kiện và khả năng sản xuất của từng hộ khác nhau Việc coi hộ là đơn vị tự chủ, đã giúp cho hộ nông dân có điều kiện chủ động đầu tư thâm canh, cải tạo đất làm cho đất ngày càng tốt hơn và sử dụng tiền vốn, lao động có hiệu quả hơn Họ biết tích luỹ vốn bằng cách “lấy ngắn nuôi dài” trong sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất Sản xuất có thu nhập cao là điều kiện để hộ có thể tái đầu tư các nguồn lực Gia đình là tế bào của

Trang 38

xã hội, là nơi nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, là đơn vị tạo nguồn lao động, tái sản xuất sức lao động xã hội

Ở nước ta, hộ nông dân sản xuất hàng hoá mới phát triển trong những năm gần đây (nhất là kinh tế trang trại gia đình), nhưng đã thể hiện vai trò, ưu thế của nó cả về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường Có thể khẳng định:

- Hộ nông dân sản xuất hàng hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Hộ nông dân sản xuất hàng hoá đã mạnh dạn đầu tư, tích cực áp dụng Khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, từng bước khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuất tập trung với quy mô hàng hoá nông sản không ngừng tăng lên Từ đó tạo nên vùng chuyên môn hoá, tập trung hoá và thâm canh cao, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Mặt khác, hộ nông dân sản xuất hàng hoá phát triển sẽ kéo theo theo các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm sản, dịch vụ phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp và các hoạt động kinh tế khác trong nông thôn Làm cho kinh tế nông thôn phát triển đa dạng và chuyển dịch dần theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ

- Hộ nông dân sản xuất hàng hoá góp phần giải quyết các vấn đề về văn hoá - xã hội trong nông thôn

Về mặt xã hội, trong điều kiện ngành kinh tế nông thôn phát triển còn chậm, dân số nông thôn tăng nhanh, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề bức xúc thì phát triển hộ nông dân sản xuất hàng hoá có một ý nghĩa to lớn Bởi vì, hộ nông dân sản xuất hàng hoá phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm, thu hút được lao động đang dư thừa trong nông thôn, nhất là số lao động

Trang 39

trẻ thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng hiện nay Mặt khác, hộ sản xuất hàng hoá phát triển làm tăng thêm thu nhập của người lao động, đời sống người dân được cải thiện, giảm hộ đói nghèo, tăng nhanh hộ khá giầu, góp phần thúc đẩy kết cấu hạ tầng trong nông thôn Cơ sở vật chất của các hộ nông dân được tăng cường, nhà cửa khang trang, phương tiện sinh hoạt được trang bị ngày càng đầy đủ và hiện đại làm cho bộ mặt xã hội nông thôn được thay đổi nhanh chóng

Về mặt văn hoá, phát triển hộ sản xuất hàng hoá sẽ xoá dần những tập quán canh tác, những tập tục lạc hậu trong sản xuất thay thế bằng những quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, tạo tấm gương về cách thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh Mặt khác, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, những lễ hội truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay được chú ý khôi phục và phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo nên nét đẹp văn hoá trong cộng đồng làng, bản mang đậm nét nền văn minh nông nghiệp

- Hộ nông dân sản xuất hàng hoá góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái

Với chính sách giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất hàng hoá hình thành và phát triển Vì lợi ích lâu dài, các hộ nông dân luôn quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, nơi mà họ đang sống, lao động để làm ra của cải vật chất nuôi sống gia đình

Trong những năm qua các hộ sản xuất hàng hoá đã sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, thực hiện các biện pháp canh tác khoa học kỹ thuật và hợp lý, không ngừng tăng thêm độ mầu mỡ của đất Sử dụng vật tư nông nghiệp như phân đạm, thuốc trừ sâu một cách hợp lý làm cho đất, nguồn nước không bị ô nhiễm Các hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở vùng đồi núi đã tích cực trong

Trang 40

việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung, rừng đặc dụng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giữ được nguồn nước ở vùng cao Từ đó góp phần tích cực trong việc cải tạo tài nguyên đất, rừng, nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng trong cả nước

Trong nền kinh tế thị trường ngoài việc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về nông sản do họ sản xuất mà còn phải mở rộng quy mô sản xuất, thuê thêm nhân công, ở mức cao có thể có một số hộ nông dân sẽ phát triển thành trang trại gia đình Kinh tế hộ nông dân phát triển trên thực tiễn đã hình thành các nhóm kinh tế hộ nông dân khác nhau, đó là: nhóm kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại gia đình Vì vậy, kinh tế hộ nông dân muốn phát triển tốt cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật

1.2 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN ĐỂ CHUYỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TỰ CUNG TỰ CẤP SANG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

1.2.1 Kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ

Để đưa hộ nông dân tiến lên sản xuất hàng hoá thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ về mặt kinh tế, pháp lý, thể hiện trên các mặt sau:

- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: Hộ nông dân phải có quyền sở hữu

về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác Ở nước ta chỉ khi giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho các hộ nông dân thì hộ nông dân mới bắt đầu có quyền tự chủ trong sản xuất Cùng với việc giao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân, họ còn được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế ruộng đất như Luật đất đai đã quy định

- Quan hệ về quản lý: Do làm chủ về tư liệu sản xuất nên hộ nông dân

cũng làm chủ trong quản lý sản xuất Hộ là người lựa chọn, định hướng sản xuất, định chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt pháp lý

Ngày đăng: 04/10/2012, 12:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ Ở VIỆT NAM   - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
1.4. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở MỘT SỐ NƢỚC VÀ Ở VIỆT NAM (Trang 54)
Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ qu a3 năm (2005-2007) - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ qu a3 năm (2005-2007) (Trang 73)
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai  đoạn (2005-2007) - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn (2005-2007) (Trang 77)
Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2007 được thể hiện ở bảng trên. Giá  trị gia  tăng của các ngành sản  xuất được thể hiện tại  biểu đồ sau:  - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
nh hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2007 được thể hiện ở bảng trên. Giá trị gia tăng của các ngành sản xuất được thể hiện tại biểu đồ sau: (Trang 77)
Bảng 2.4. Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hoá ở các xã điều  tra năm 2007  - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.4. Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hoá ở các xã điều tra năm 2007 (Trang 81)
2.2.2.1. Tình hình về chủ hộ nông dân - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
2.2.2.1. Tình hình về chủ hộ nông dân (Trang 82)
Bảng 2.6: Cơ cấu đất đai của hộ điều tra năm 2007 - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.6 Cơ cấu đất đai của hộ điều tra năm 2007 (Trang 84)
Bảng 2.8. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2007 - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.8. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2007 (Trang 85)
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về hộ điều tra theo thu nhập năm 2007 - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về hộ điều tra theo thu nhập năm 2007 (Trang 85)
Qua bảng 2.8 nếu phân tích quy mô lao động theo các xã cho thấy, các xã có quy mô lao động chủ yếu từ 1-2  lao động (xã  Hoá Thượng  63,4%, xã  Khe Mo 67,5% và xã Hoà Bình  55,1%) - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
ua bảng 2.8 nếu phân tích quy mô lao động theo các xã cho thấy, các xã có quy mô lao động chủ yếu từ 1-2 lao động (xã Hoá Thượng 63,4%, xã Khe Mo 67,5% và xã Hoà Bình 55,1%) (Trang 86)
Bảng 2.11. Quy mô vốn bình quân hộ nông dân - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.11. Quy mô vốn bình quân hộ nông dân (Trang 88)
Bảng 2.10.Vốn bình quân của nông hộ điều tra năm 2007 theo vùng nghiên cứu  - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.10. Vốn bình quân của nông hộ điều tra năm 2007 theo vùng nghiên cứu (Trang 88)
Bảng 2.12. TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân  năm 2007 theo quy mô sản xuất hàng hoá  - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.12. TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân năm 2007 theo quy mô sản xuất hàng hoá (Trang 90)
Bảng 2.13. Cơ cấu các nhóm hộ nông dân theo hƣớng SXKD chính - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.13. Cơ cấu các nhóm hộ nông dân theo hƣớng SXKD chính (Trang 91)
Bảng 2.14. Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất nông lâm nghiệp của hộ nông dân điều tra năm 2007 - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.14. Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất nông lâm nghiệp của hộ nông dân điều tra năm 2007 (Trang 93)
Bảng 2.15. Tổng thu từ sản xuất nông - lâm nghiệp ở hộ điều tra - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.15. Tổng thu từ sản xuất nông - lâm nghiệp ở hộ điều tra (Trang 95)
Bảng 2.16. Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2007  - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.16. Quy mô và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân ở hộ nông dân điều tra năm 2007 (Trang 98)
Bảng 2.17. Tổng thu nhập bình quân từ sản xuất nông lâm nghiệp của hộ điều tra  - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.17. Tổng thu nhập bình quân từ sản xuất nông lâm nghiệp của hộ điều tra (Trang 101)
Bảng 2.19. Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.19. Mức thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu của hộ (Trang 105)
Bảng 2.21 Phƣơng thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân vùng nghiên cứu năm 2007  - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.21 Phƣơng thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân vùng nghiên cứu năm 2007 (Trang 110)
Bảng 2.22. Ảnh hƣởng các yếu tố bên ngoài đến sản xuất hàng hoá của hộ - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.22. Ảnh hƣởng các yếu tố bên ngoài đến sản xuất hàng hoá của hộ (Trang 112)
Ở bảng 2.22 cho thấy bình quân ở 3xã có tới 99,1% các ý kiến cho rằng ổn định đất đai lâu dài cho hộ nông dân là vấn đề quan trọng, thị trường tiêu  thụ sản phẩm 95,3%, sau đó đến vốn 94,7%,   - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
b ảng 2.22 cho thấy bình quân ở 3xã có tới 99,1% các ý kiến cho rằng ổn định đất đai lâu dài cho hộ nông dân là vấn đề quan trọng, thị trường tiêu thụ sản phẩm 95,3%, sau đó đến vốn 94,7%, (Trang 112)
4. Tình hình tham gia thị trường của hộ - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
4. Tình hình tham gia thị trường của hộ (Trang 147)
6. Tình hình kinh doanh dịch vụ khác - Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf
6. Tình hình kinh doanh dịch vụ khác (Trang 148)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w