1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã vân tùng, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn

88 512 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM ĐỨC ĐỒNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH SỐ XÃ VÂN TÙNG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học : TS.Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM ĐỨC ĐỒNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH SỐ XÃ VÂN TÙNG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học : TS.Vũ Thị Thanh Thủy Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Đức Đồng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học của tôi, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài Nguyên và Môi trường, Khoa Sau Đại học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, những người đã tạo điều kiện giúp đỡ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học Cao học. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS. Vũ Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin cảm ơn cán bộ, công chức Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn, UBND huyện Ngân Sơn, xã Vân Tùng, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, xã Vân Tùng - nơi tôi xin số liệu thực hiện đề tài đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi rất cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè những người đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2014 Học viên Phạm Đức Đồng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ................................................................. 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính ......................................................................... 3 ..................................... 3 1.1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng CSDL địa chính ........................................ 7 1.2. Thành phần của CSDL địa chính ........................................................... 9 1.2.1. Bản đồ địa chính ............................................................................. 9 1.2.2. Các dữ liệu thuộc tính .................................................................... 10 1.3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................... 12 1.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 12 1.3.2. Một số quy định chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ... 12 1.3.3. Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .. 15 1.3.4. Căn cứ pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................................................................................................. 18 1.3.5. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ địa chính cho tổ chức sử dụng đất ........................................................... 19 iv 1.4. Giới thiệu phần mềm TMV.Lis ............................................................ 20 1.4.1. Giới thiệu ....................................................................................... 20 1.4.2. Với TMV.Lis 2.0 các tỉnh/thành phố có thể .................................. 21 1.4.3. Các đặc điểm nổi bật của TMV.Lis 2.0: ........................................ 22 1.5 Các mô hình triển khai HTTTĐĐ ..................................................... 22 1.5.1. Mô hình tập trung .......................................................................... 23 1.5.2. Mô hình phân tán ........................................................................... 24 Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 27 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 27 2.2.1. Địa điểm ......................................................................................... 27 2.2.2. Thời gian ........................................................................................ 27 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 27 2.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng ............................ 27 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai xã Vân Tùng và hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng .............................................................................. 27 2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng ....................... 27 2.3.4. Xây dựng quy trình khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trên một trường phần mềm TMV.Lis và môi trường Web. ................................... 28 2.3.5. Kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn khi đưa CSDL địa chính vào khai thác .................................................................................. 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. .......................................... 28 2.4.2. Phương pháp xây dựng và xử lý số liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đã thu thập tổng hợp số liệu theo quy chuẩn ................................................ 28 v 2.4.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 29 2.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu ................................................................................................ 29 2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế ................................................ 29 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 30 3.1. Điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng ................................... 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 30 3.1.2. Các nguồn tài nguyên. ................................................................... 33 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Vân Tùng ...................... 35 3.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ......................................... 37 3.1.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng ............................................. 39 3.1.6. Đánh giá chung .............................................................................. 41 3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng ............................................................................................................ 42 3.2.1. Thực trạng công tác quản lý đất đai............................................... 42 3.2.2. Đánh giá thực trạng về hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng .... 43 3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng- Huyện Ngân Sơn 44 3.3.1. Quy trình kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng 44 3.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian trên phần mềm TMV.MAP ... 46 3.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính trên phần mềm TMV.Cadas. ... 52 3.3.4. Hoàn thiện dữ liệu địa chính và tích hợp vào CSDL đất đai xã Vân Tùng...................................................................................................................... 55 3.4. Xây dựng quy trình khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trên một trường phần mềm TMV.Lis và môi trường Web .................................................... 59 3.4.1. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin đất đai theo mô hình tập trung tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn ................ 59 vi 3.4.2. Phương pháp quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên môi trường TMV.Lis và Web phục vụ quản lí đất đai ............................................... 62 3.5. Kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn khi đưa CSDL địa chính vào khai thác...................................................................................... 70 3.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 70 3.5.2. Những khó khăn, tồn tại ................................................................ 71 3.5.3. Đề xuất giải pháp thực hiện ........................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSDL : Cơ sở dữ liệu BĐĐC : Bản đồ địa chính BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CP : Chính phủ NĐ : Nghị định QĐ : Quyết định VPĐKQSDĐ : Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân MDSD : Mục đích sử dụng ONT : Đất ở đô thị CNXH : Chủ nghĩa xã hội HSĐC : Hồ sơ địa chính XHCN : Xã hội chủ nghĩa TN&MT : Tài nguyên và Môi trường SOA Service Oriented Architechture(mô hình kiến trúc hướng dịch vụ) viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các văn bản do Chính phủ ban hành ............................................... 16 Bảng 1.2 Các văn bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. ............... 18 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình hạt nhân trong lĩnh vực địa chính, CCDM ......................... 3 Hình 1.2. Mô hình địa chính LADM ................................................................ 4 Hình 1.3. Mô hình địa chính STDM của UN-Habitat, năm 2009..................... 6 Hình 1.4. Hệ thống thông tin đất đai ............................................................... 21 Hình 1.5 . Hệ thống thông tin đất đai .............................................................. 22 Hình 1.6. Mô hình CSDL tập trung trong một CSDL duy nhất ..................... 23 Hình 1.7. Mô hình phân tán ............................................................................ 24 Hình 3.1. Sơ đồ triển khai xây dựng CSDL địa chính xã Vân Tùng .............. 44 Hình 3.2. Sơ đồ triển khai xây dựng CSDL địa chính xã Vân Tùng. ............. 45 Hình 3.3. Sơ đồ phân mảnh xã Vân Tùng ...................................................... 46 Hình 3.4. Kiểm tra tiếp biên từng tờ bản đồ địa chính xã Vân Tùng ............. 47 Hình 3.5. 108 tờ Bản đồ địa chính xã Vân Tùng tiếp biên. ............................ 47 Hình 3.6. Kiểm tra Topo bản đồ địa chính xã Vân Tùng ............................... 48 Hình 3.7. Chuẩn các lớp thông tin bản đồ địa chính xã Vân Tùng ................. 49 Hình 3.8. Chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính xã Vân Tùng .......... 49 Hình 3.9. Gộp không gian địa chính xã Vân Tùng ......................................... 51 Hình 3.10. Xuất dữ liệu địa chính xã Vân Tùng sang Shape file ................... 51 Hình 3.11. Kết quả sau sang Shape file ........................................................... 52 Hình 3.12. Suất dữ liệu địa chính xã Vân Tùng sang file*.xml ..................... 53 Hình 3.13. Kết quả sau xuất file*.xml xã Vân Tùng ...................................... 51 Hình 3.14. Quy trình xây dựng hồ sơ quét. ..................................................... 54 Hình 3.15. Thư mục file excel ........................................................................ 55 Hình 3.16. Nhập dữ liệu không gian xã Vân Tùng ......................................... 56 Hình 3.17. Nhập dữ liệu thuộc tính xã Vân Tùng .......................................... 57 Hình 3.18. Nhập dữ liệu hồ sơ quét xã Vân Tùng .......................................... 57 x Hình 3.19. Tích hợp dữ liệu hồ sơ quét xã Vân Tùng vào CSDL ban đầu ..... 58 Hình 3.20. Kết quả sau tích hợp dữ liệu toàn xã Vân Tùng vào CSDL ......... 58 Hình 3.21. Kết quả sau tích hợp dữ liệu xã Vân Tùng vào CSDL ................. 59 Hình 3.22. Sơ đồ HTTTĐĐ tỉnh Bắc Kạn ...................................................... 60 Hình 3.23. Web quản lý đất đai tỉnh Bắc Kạn ................................................ 62 Hình 3.24. Tra cứu thông tin ........................................................................... 63 Hình 3.25. Phần mềm quản lý không gian ...................................................... 64 Hình 3.26. In giấy chứng nhận ........................................................................ 64 Hình 3.27. Quy trình thực hiện đăng ký cấp giấy ........................................... 65 Hình 3.28.Các bước giao dịch bảo đảm .......................................................... 66 Hình 3.29. Kết quả sau tách thửa .................................................................... 67 Hình 3.30.Tạo sổ địa chính ............................................................................. 68 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Trong điều kiện thực tế nước ta chỉ có một phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng còn lại là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìn chung là hạn hẹp. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, điều này đã tạo sức ép rất lớn đối với công tác quản lý sử dụng đất đai cả ở cấp vĩ mô và ở cấp vi mô. Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết ... Tầm quan trọng của hồ sơ địa chính đã được khẳng định. Tuy nhiên thực trạng xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính của nước ta nói chung và của huyện Ngân Sơn nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập cần giải quyết. Nhưng huyện Ngân Sơn chưa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy nên việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất vẫn dựa theo số liệu bản đồ giải thửa đo bằng phương pháp thủ công có độ chính xác thấp, đối với đất ở thì cấp theo số liệu tự khai báo. Do vậy các tài liệu và hồ sơ địa chính đã có của các xã thuộc huyện Ngân Sơn không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai hiện nay. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nêu trên, học viên đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu của đề tài *Mục tiêu tổng quát Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn nhằm thiết lập một hệ thống thông tin đất đai bền vững kết hợp công tác quản lý khai thác đi đôi với cập nhật biến động, giảm chi phí đo đạc, chỉnh lý biến động theo định kỳ. 2 * Mục tiêu cụ thể - Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng - Thực trạng công tác quản lý đất đai xã Vân Tùng và hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng - Xây dựng quy trình khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trên một trường phần mềm TMV.Lis và môi trường Web. - Kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn khi đưa CSDL địa chính vào khai thác 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tà và ứng dụng công nghệ mới vào quản lý đất đai cũng như việc minh bạch hóa thông tin đất đai. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đề tài đã đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao về xây dựng và quản lý CSDL địa chính. + Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo có những biện pháp cụ thể để áp dụng xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. + Sử dung công nghệ mới vào trong công việc khai thác cơ sở dữ liệu trên môi trường mang Web, rất thuận lợi cho việc tra cứu và tìm kiếm thông tin của nhà quản lý cũng như của các chủ sử dụng đất và xã hội, nâng lên một tầm cao mới trong tiến trình minh bạch hóa thông tin về đất đai và tình phổ rộng của trương trình. Đó là bước đệm đầu tiên trong tiến trình chính phủ điện tử về lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Bắc Kạn. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính CSDL địa chính là hồ sơ địa chính được quản lý dưới dạng số sử dụng các phần mềm chuyên môn như GIS, MICROSTATION, TMV.MAP, TMV.CADAS, VILIS….CSDL địa chính chứa đựng thông tin đất đai và đồng th , các nhà khoa học luôn luôn cố gắng tìm cách khái quát hoá các mô hình quản lý đất đai, từ đó đưa ra một chuẩn mẫu về quản lý đất đai. Năm 1994, Hiệp hội Trắc địa thế giới (FIG) đã hoàn th đến hồ sơ địa chính và đăng ký đất đai. Dựa trên tài li chính có tên là CCDM (Core Cadastral Domain Model) (hình 1.1). [12] Hình 1.1. Mô hình hạt nhân trong lĩnh vực địa chính, CCDM 4 Mô hình này thể hiện mối quan hệ của con người (lớp Person) đối với thửa đất (lớp Register Object) thông qua các quyền, trách nhiệm và giới hạn sử dụng đất (lớp RRR – Right, Responsibility, Restriction). Đối tượng đăng ký có thể là thửa đất hay bất động sản gắn liền với đất; con người là những người sử dụng, người sở hữu bất động sản; quyền là quyền sử dụng đất và các quyền có liên quan. CCDM đã trở thành mô hình dữ liệu chuẩn để phát triển, chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống quản lý đất đai ở nhiều nước trên thế giới. Từ mô hình này, năm 2008, hiệp hội FIG và các nhà khoa học tiếp tục phát triển thành mô hình địa chính LADM (Land Administration Domain Model) và được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật, … LADM là một mô hình chuẩn hóa trong lĩnh vực đăng kí đất đai và hồ sơ địa chính. (hình 1.2). Về bản chất, mô hình LADM cũng vẫn thể hiện mối quan hệ giống như CCDM. Tuy nhiên, các khái niệm về lớp đối tượng có sự mở rộng hơn. Đó là mối quan hệ giữa con người (lớp LA_Party) với đơn vị hành chính cơ bản (lớp LA_BAUnit) thông qua quyền, trách nhiệm và giới hạn sử dụng (lớp LA_RRR). [12] Hình 1.2. Mô hình địa chính LADM 5 Trên thực tế, mô hình LADM có rất nhiều lớp và phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên hạt nhân của mô hình dựa trên 4 lớp cơ bản: - Lớp LA_Party: là những cá nhân, tổ chức hoặc nhóm người đóng vai trò trong việc thực hiện, giải quyết các quyền. - Lớp LA_RRR: là các quyền, hạn chế hoặc trách nhiệm. Ví dụ như không cho phép xây dựng trong phạm vi 200 m từ trạm nhiên liệu. - Lớp LA_ . Các đơn vị không gian này có thể được thể hiện bằng dạng chữ, điểm, đường, vùng trong không gian 2D, 3D hoặc kết hợp cả hai. - Lớp LA_BAUnit: là đơn vị hành chính cơ bản. Đơn vị hành chính c . Đây là những lớp cơ bản của mô hình LADM, ngoài ra nó có thể được phát triển hoặc thêm các lớp khác. Bởi vì, mặc dù, LADM là một mô hình hạt nhân trong lĩnh vực địa chính nhưng LADM không được mong đợi để xây dựng hoàn toàn như trên cho bất cứ quốc gia nào mà mô hình sẽ được mở rộng và bổ sung thêm các thuộc tính, sự liên kết mới hoặc có thể là một lớp mới hoàn toàn nhưng nó phù hợp đặc điểm sử dụng đất và cần thiết cho một vùng và quốc gia đó. Ví dụ. Mô hình Social Tenure Domain Model (STDM) được phát triển dựa trên mô hình LADM là một sáng kiến của UN-Habitat (năm 2009) nhằm hỗ trợ các nước mà trình độ quản lý đất đai còn yếu kém. [19]. Mối quan hệ giữa con người (Lớp Party) với các đơn vị không gian (Lớp Spatial Unit) trong mô hình STDM được hiểu là mối quan hệ xã hội – Social Tenure Relationship (Lớp Social Tenure). Mô hình này phù hợp với các nước có nhiều khu nhà ổ chuột, mức độ thông tin về địa chính ít, nhiều diện tích đất dựa vào phong tục, tập quán hơn là luật ở những khu vực nông thôn, …(Hình 1.3). 6 Hình 1.3. Mô hình địa chính STDM của UN-Habitat, năm 2009 Vì vậy, LADM là một mô hình rất linh hoạt. Do đó, phải căn cứ vào điều kiện và đặc điểm của mỗi nước để xây dựng mô hình CSDL địa chính phù hợp và có hiệu quả nhất cho quốc gia đó. Một ý tưởng nữa của LADM là sử dụng CSDL thời gian trong thuộc tính của các đối tượng để quản lý thông tin về quá khứ của các đối tượng. Đối với mô hình CSDL địa chính, CSDL thời gian cho phép lưu trữ các trạng thái quá khứ của thửa đất và các đăng ký quyền sử dụng đất. Trong LADM, các đối tượng mà có thuộc tính tmin (được hiểu là thời gian bắt đầu) và tmax (được hiểu là thời gian kết thúc) thì đều nằm trong lớp Versioned Objects nhằm mô tả dữ liệu quá khứ hay lịch sử của đối tượng. Thời gian bắt đầu được hiểu là thời điểm xuất hiện đối tượng đó theo pháp lý, còn thời gian kết thúc là thời điểm đối tượng đó không tồn tại theo pháp lý. Như vậy, mỗi trạng thái của đối tượng được ghi nhận bởi 2 thông tin của thời gian. 7 1.1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng CSDL địa chính Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mô hình địa chính thống nhất nói chung vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, về bản chất thì hệ thống địa chính ở nước ta vẫn thể hiện mối quan hệ giữa con người (bao gồm người sử dụng và quản lý) với các thửa đất thông qua việc quy định các quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng. Từ mối quan hệ đó phát triển hình thành nên mô hình CSDL địa chính. Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL địa chính. CSDL địa chính của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là tập hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc quận, huyện. Để tạo hành lang pháp lý mở đường cho sự phát triển CSDL địa chính trên quy mô toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 09/2007/TT – BTNMT quy định về CSDL địa chính. Theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT thì CSDL địa chính được hiểu là hệ thống BĐĐC, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã. CSDL địa chính bao gồm dữ liệu BĐĐC và các dữ liệu thuộc tính địa chính. Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau: + Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung thông tin của BĐĐC và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định. + Từ CSDL địa chính in ra được: - Giấy chứng nhận; - BĐĐC theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; - Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định. - Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; 8 - Trích lục BĐĐC, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau); + Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên BĐĐC, tìm được vị trí thửa đất trên BĐĐC khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất; + Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; + Dữ liệu trong CSDL địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Phần mềm quản trị CSDL địa chính phải bảo đảm các yêu cầu: + Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư này; + Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy nhập thông tin trong CSDL; + Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu; + Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử; 9 + Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục BĐĐC đối với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ; + Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị CSDL khác, phần mềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Việc xây dựng CSDL địa chính ở nước ta dựa trên một số quy định theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; Thông tư 17/2009/TT-BTNMT về việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và Thông tư 17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính. Tuy nhiên, CSDL địa chính được xây dựng cũng phải gắn với các đặc điểm quản lý, sử dụng đất của địa phương để thể hiện đầy đủ mối quan hệ con người – thửa đất nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho công tác quản lý đất đai cũng như nhu cầu của người dân, cộng đồng. 1.2. Thành phần của CSDL địa chính 1.2.1. Bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính cơ sở: là bản đồ nền cơ bản để đo vẽ bổ sung thành BĐĐC. BĐĐC cơ sở thành lập bằng các phương pháp đo vẽ có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa. BĐĐC cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung mảnh bản đồ. + Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành BĐĐC theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh; để thể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ô, thửa có tính ổn định lâu dài, dễ xác định ở thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê. + Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà 10 nước có thẩm quyền xác nhận. BĐĐC được thành lập bằng các phương pháp: đo vẽ trực tiếp ở thực địa, biên tập, biên vẽ từ BĐĐC cơ sở được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo các chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh để lập hồ sơ địa chính. [14] + Bản đồ địa chính ể làm cơ sở giao đất, thực hiện đăng ký đất, cấp GCNQSDĐ nói chung và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở đô thị nói riêng. Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng loại đất trong đơn vị hành chính cấp xã (phường, thị trấn). Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai. 1.2.2. Các dữ liệu thuộc tính * Sổ mục kê đất đai + Sổ mục kê đất đai: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về các thửa đất, đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. [14] + Sổ mục kê gồm các thông tin: - Thửa đất gồm mã số, diện tích, loại đất, giá đất, tài sản gắn liền với đất, tên người sử dụng đất và các ghi chú về việc đo đạc thửa đất. - Đường giao thông, công trình thủy lợi và các công trình khác theo tuyến mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn gồm tên công trình và diện tích trên tờ bản đồ. 11 - Sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến gồm tên đối tượng và diện tích trên tờ bản đồ. - Sơ đồ thửa đất kèm theo sổ mục kê đất đai. + Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên BĐĐC thì đều phải chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin. * Sổ địa chính + Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng người sử dụng đất. [14] + Sổ địa chính gồm các thông tin: - Tên và địa chỉ người sử dụng đất. - Thông tin về thửa đất gồm: số hiệu thửa đất, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa đất phân theo hình thức sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện, số phát hành và số vào sổ cấp GCNQSDĐ. - Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất. + Sổ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp sau: - Có thay đổi người sử dụng đất, người sử dụng đất được phép đổi tên. - Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất. - Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất. - Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. - Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện. - Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 12 - Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. - Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ. * Sổ theo dõi biến động đất đai + Sổ theo dõi biến động đất đai được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn. Sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. + Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin: - Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động. - Thời điểm đăng ký biến động. - Số hiệu thửa đất có biến động. - Số tờ bản đồ có thửa đất biến động. - Nội dung biến động về sử dụng đất. 1.3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.3.1. Khái niệm Theo Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003 thì: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất".[14] Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đất. 1.3.2. Một số quy định chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 48 luật đất đai 2003 quy định a. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất. 13 Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản. b. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. c. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng. Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì GCNQSD đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó. Chính phủ quy định cụ thể việc cấp GCNQSD đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể. d. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSD đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và QSD đất ở tại đô thị thì không phải đổi GCN đó sang GCNQSD đất theo quy định của Luật này. Khi chuyển QSD đất thì người nhận QSD đất đó được cấp GCNQSD đất theo quy định của Luật này. Khoản 5 điều 41 Nghị định 181 ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định những trường hợp sau đây phải được cấp mới GCNQSD đất a) Tạo thửa đất mới do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; 14 b) Tạo thửa đất mới do hợp nhiều thửa đất thành một thửa; c) Tạo thửa đất mới trong trường hợp chuyển QSD một phần thửa đất, chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép; d) Khi người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại QSD đất trong khu công nghiệp; cho thuê, cho thuê lại QSD đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; cho thuê, cho thuê lại QSD đất trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi là cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp); đ) Ranh giới thửa đất bị thay đổi khi thực hiện kết quả hoà giải thành công về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá QSD đất phù hợp pháp luật; thực hiện việc chia tách QSD đất theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có QSD đất chung; e) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất bị ố, nhoè, rách, hư hại hoặc bị mất. Khoản 6 điều 41 Nghị định 181 ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định những GCN sau có giá trị pháp lý như GCNQSD đất được cấp theo quy định của luật đất đai 2003: 15 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993. - GCN quyền sở hữu nhà ở và QSD đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và QSD đất ở tại đô thị. Hai loại này cũng được gọi chung là GCNQSD đất. Khi có biến động về sử dụng đất quy định tại khoản 5 Điều này thì cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSD đất có trách nhiệm thu hồi GCNQSD đất đã cấp và làm thủ tục cấp GCNQSD đất mới cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. 1.3.3. Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền cấp GCNQSD đất như sau: - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. - UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà gắn liền với QSD đất ở. - Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất được quy định tại khoản 1 điều này được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp GCNQSD đất. - Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, thành phố thực hiện chứng nhận thay đổi đối với các GCNQSD đất thuộc thẩm quyền cấp của UBND cấp tỉnh. - Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện chứng nhận thay đổi đối với các GCNQSD đất thuộc thẩm quyền cấp của UBND cấp huyện. 16 Bảng 1.1 Các văn bản do Chính phủ ban hành TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên văn bản Chỉ thị số: 05/CT-TTg Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP Nghị định số: 198/2004/NĐ-CP Nghị định số: 95/2005/NĐ-CP Nghị định số 142/2004/NĐ-CP Nghị định số: 127/2005/NĐ-CP Chỉ thị số: 05/2006/CT-TTg Nghị định số: 17/2006/NĐ-CP Thời điểm ban hành Nội dung văn bản Ngày 09/02/2004 Triển khai thi hành Luật Đất Đai 2003 Ngày 29/10/2004 Hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai 2003. Ngày 03/12/2004 Quy định cụ thể hoá Luật Đất Đai về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN Ngày 15/07/2005 Về việc cấp GCN quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng. Ngày 14/11/2005 Thu tiền thuê đất, trong đó quy định thu tiền thuê đất khi cấp GCN Ngày 10/10/2005 Hướng dẫn giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/07/1991. Ngày 22/06/2005 Khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất Đai, trong đó chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp GCN trong năm 2006 Ngày 27/01/2006 Bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN, việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. 17 TT 9 10 11 12 13 14 15 16 Tên văn bản Nghị định số: 47/2003/NĐ-CP Nghị định số: 19/2000/NĐ-CP Nghị định số: 13/2006/NĐ-CP Nghị định số: 90/2006/NĐ-CP Nghị định số: 164/2003/NĐ-CP Nghị định số: 152/2004/NĐ-CP Nghị quyết số: 23/2006/NQ-CP Nghị định số: 84/2007/NĐ-CP Thời điểm ban hành Nội dung văn bản Ngày 15/02/2003 Quy định về việc thu lệ phí về nhà, đất khi cấp GCN. Ngày 08/06/2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế chuyển QSD đất Ngày 24/01/2006 Xác định giá trị chuyển QSD đất được tính vào giá trị tài sản của tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất Ngày 06/09/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở Ngày 22/12/2003 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 Ngày 06/08/2004 Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16/2003/NĐ-CP, trong đó có quy định việc thu thuế thu nhập đối với trường hợp tổ chức chuyển QSD đất Ngày 07/09/2006 Một số giải pháp làm đẩy nhanh tiến độ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ, trong đó quy định việc thu tiền sử dụng đất khi bán nhà ở cho người đang thuê. Ngày 25/05/2007 Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 18 1.3.4. Căn cứ pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Văn bản của Nhà nước: Bảng 1.2 Các văn bản do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành. TT 1 2 3 Tên văn bản Quyết định số: 24/2004/QĐ-BTNMT Quyết định số: 08/2006/QĐ-BTNMT Thông tư số: 29/2005/TT-BTNMT Thời điểm ban hành Ngày 01/11/2004 Ban hành Quy định về GCN Ngày 21/07/2006 Ban hành Quy định về GCN Ngày 13/04/2005 4 Thông tư số: 01/2005/TT-BTNMT Ngày 15/07/2005 5 Thông tư số: 04/2005/TT-BTNMT Ngày 18/07/2005 6 Thông tư số: 09/2006/TT-BTNMT Ngày 25/09/2006 7 Thông tư số: 05/2007/TT-BTNMT Ngày 25/05/2006 8 Thông tư số: 06/2007/TT-BTNMT Ngày 25/05/2006 9 10 Thông tư số: 1990/2001/TT-TCĐC Thông tư số: 09/20037TT-BTNMT Nội dung văn bản Ngày 30/11/2001 Ngày 01/11/2004 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Hướng dẫn một số vấn đề khi cấp GCN: Việc xác định thời hạn sử dụng đất; xác định mục đích sử dụng đất chính và mục đích phụ trong một số trường hợp đang sử dụng đất, việc cấp GCN cho cơ sở Tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp. Hướng dẫn việc các biện pháp quản lý sử dụng đất đai, sau khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh, trong đó có hướng dẫn việc rà soát cấp GCN cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi đã sắp xếp lại. Hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc quản lý đất đai đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, môi trường, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Đăng ký đất đai Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 19 1.3.5. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ địa chính cho tổ chức sử dụng đất - Hướng dẫn người sử dụng đất viết đơn, hướng dẫn rà soát hiện trạng sử dụng đất, lập hồ sơ xin cấp GCNQSD đất, chỉ đạo rà soát hiện trạng sử dụng đất (nếu cần thiết) (Hạng mục công việc này thực hiện ở Văn phòng ĐKQSD đất cấp Tỉnh). - Nhận hồ sơ xin cấp GCNQSD đất (Hạng mục công việc này thực hiện ở phòng đăng ký đất đai cấp Tỉnh) - Nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ hướng dẫn bổ sung hồ sơ và hướng dẫn lập lại hồ sơ (nếu cần thiết). - Viết giấy biên nhận (hoặc trả hồ sơ), vào sổ theo dõi nhận trả hồ sơ - Trích lục BĐĐC, lập phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính gửi cơ quan thuế, nhận thông báo, gửi thông báo, nhận hoá đơn thực hiện nghĩa vụ tài chính, gửi trích sao số liệu địa chính, gửi hồ sơ xin cấp GCNQSD đất đến Sở TN&MT (Hạng mục công việc này thực hiện ở Văn Phòng ĐKQSDĐ cấp Tỉnh). - Kiểm tra hồ sơ, trình ký GCNQSD đất (hoặc hợp đồng thuê đất) hoặc lập tờ trình về việc cấp GCNQSD đất hoặc hợp đồng thuê đất; trả hồ sơ, GCN QSD đất (hoặc hợp đồng thuê đất) cho Văn phòng ĐKQSDĐ; lập sổ cấp GCNQSD đất (Hạng mục công việc này thực hiện ở Sở TNMT) - Điền viết HSĐC, trích sao HSĐC cho cấp huyện, cấp xã. (Hạng mục công việc này thực hiện ở Văn phòng ĐKQSD đất cấp tỉnh). - Cấp huyện nhận bản trích sao HSĐC, điền viết vào bản sao HSĐC của đối tượng được cấp GCNQSD đất (Hạng mục công việc này thực hiện ở cấp huyện). - Cấp xã nhận bản trích sao HSĐC, điền viết vào bản sao HSĐC của đối tượng được cấp GCNQSD đất (Hạng mục công việc này thực hiện ở cấp xã). 20 1.4. Giới thiệu phần mềm TMV.Lis 1.4.1. Giới thiệu TMV.Lis là phần mềm nằm trong Bộ phần mềm xây dựng dữ liệu địa chính được eKGIS phát triển và triển khai áp dụng từ năm 2003, qua thực tiễn sử dụng TMV.Lis đã chứng minh là công cụ phần mềm hiệu quả phục vụ công tác kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại Việt Nam. Phần mềm được xây dựng trên nền tảng các quy định của nhà nước như: - Luật đất đai năm 2003. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003. - Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02 tháng 08 năm 2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đặc biệt là sau khi Bộ Tài nguyên ban hành chuẩn dữ liệu địa chính theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2010, đã tiến hành việc nghiên cứu, nâng cấp, bổ sung thêm các tính năng mới hỗ trợ việc xây dựng dữ liệu địa chính trong quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Trên cơ sở nâng cấp phần mềm quản lý đất đai theo mô hình desktop hiện có như ViLIS, eLIS, gLIS để tạo ra một hệ thống quản lý đất đai đa mục tiêu không những phục vụ cho ngành Quản lý đất đai, quản lý đô thị mà còn phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực, trên mô hình dữ liệu tập trung, được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây. Với tham vọng trên hệ thống đã xây dựng các chức năng đáp ứng được các nhu cầu sau: Chuẩn hóa mô hình dữ liệu đất đai tương thích với các chuẩn dữ liệu ban hành (chuẩn dữ liệu địa chính của ISO và Việt Nam) theo mô hình quản lý tập trung trong phạm vi một tỉnh. Tích hợp nền tảng CloudLIS Server cung cấp các dịch vụ sau: 21 + Dịch vụ dữ liệu địa chính: cung cấp các chức năng cập nhật, truy vấn, khai thác dữ liệu địa chính. + Dịch vụ bản đồ địa chính: Cung cấp các loại bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giá đất, … + Dịch vụ thống kê đất đai: Cung cấp các dịch vụ tạo các loại báo biểu: thống kê diện tích đất đai, kiểm kê diện tích đất đai, sổ bộ địa chính, … + Dịch vụ chỉnh lý biến động: quản lý quy trình cập nhật chỉnh lý biến động. + Dịch vụ đăng kí đất đai. Hình 1.4. Hệ thống thông tin đất đai 1.4.2. Với TMV.Lis 2.0 các tỉnh/thành phố có thể - Thiết lập được cơ sở dữ liệu đất đai duy nhất của tỉnh/thành phố theo mô hình tập trung từ các nguồn dữ liệu bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính hiện có. - Thiết lập hệ thống thông tin đất đai theo mô hình tập trung đáp ứng nhu cầu về nghiệp vụ đăng ký đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau như: người dân, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu sử dụng thông tin đất đai, lãnh đạo tỉnh/thành phố, ... [16] 22 1.4.3. Các đặc điểm nổi bật của TMV.Lis 2.0: - Được phát triển trên nền tảng công nghệ web, bản đồ web HTML5. Cho phép truy cập và sử dụng hầu hết các ứng dụng đất đai trên trình duyệt Web. - Được thiết kế và triển khai theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) - Được thiết kế “mở” sao cho có thể phát triển mở rộng các ứng dụng quản lý đất đai sau này. - Được thiết kế nhằm cung cấp các cơ chế cho phép các hệ thống khác có thể tích hợp, cập nhật, sử dụng thông tin đất đai một cách dễ dàng. - Hỗ trợ triển khai theo mô hình điện toán đám mây - Không mất chi phí mua bản quyền phần mềm GIS thương mại. [16] Hình 1.5 . Hệ thống thông tin đất đai 1.5 Các mô hình triển khai HTTTĐĐ Theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai, CSDL đất đai tại các tỉnh có thể được triển khai theo mô hình tập trung hoặc theo mô hình phân tán. 23 1.5.1. Mô hình tập trung CSDL cấp TW Cấp TW Cấp tỉnh CSDLĐC cấp Tỉnh (dữ liệu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) VPĐKQSDĐ CẤP TỈNH Cấp huyện VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN Internet VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân Hình 1.6. Mô hình CSDL tập trung trong một CSDL duy nhất Với mô hình tập trung, CSDL địa chính trong phạm vi mỗi tỉnh sẽ được tập trung toàn bộ tại cấp tỉnh (toàn bộ dữ liệu địa chính trong tỉnh sẽ được tập trung trong một cơ sở dữ liệu duy nhất); được quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật tập trung tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp tỉnh truy cập vào CSDL địa chính cấp tỉnh thông qua mạng LAN hoặc mạng WAN tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa VPĐKQSDĐ cấp tỉnh với nơi đặt thiết bị vận hành (một số địa phương cài đặt hệ thống tại Trung tâm Thông tin của Sở TNMT nên có thể phải dùng cáp quang để kết nối từ VPĐKQSDĐ cấp tỉnh đến Trung tâm Thông tin của Sở TNMT để tác nghiệp). Các VPĐKQSDĐ cấp huyện, thông qua hạ tầng mạng (WAN/Internet) sẽ truy xuất trực tiếp vào CSDL này để tác nghiệp đối với dữ liệu thuộc thẩm quyền. Các dịch vụ công, các thông tin chia sẻ với các ngành khác, phục vụ 24 nhu cầu tra cứu thông tin của người dân và tổ chức được thực hiện thông qua cổng thông tin đất đai cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan khác có liên quan truy cập vào CSDL địa chính cấp tỉnh để khai thác thông tin. 1.5.2. Mô hình phân tán CSDL cấp TW Cấp TW Internet Cấp tỉnh Cấp huyện CSDLĐC cấp Tỉnh (dữ liệu cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) VPĐKQSDĐ CẤP TỈNH CSDL Huyện A CSDL Huyện B VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN Cấp xã Hình 1.7. Mô hình phân tán Với mô hình phân tán CSDL địa chính được xây dựng và quản lý tại các huyện và được đồng bộ định kỳ với CSDL địa chính cấp tỉnh. Tại VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và từng VPĐKQSDĐ cấp huyện sẽ cài đặt một hệ thống độc lập gồm thiết bị máy chủ, thiết bị lưu trữ, hệ quản trị CSDL, HTTTĐĐ để vận hành. 1.6. Một số nghiên cứu về cơ sở dữ liệu địa chính số Để bảo đảm việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộc tính về chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, các nhà nghiên cứu, quản lý và sản xuất tại Trung ương và địa phương đã kế thừa thành tựu của các hãng 25 phần mềm lớn trên thế giới cho ra đời hàng loạt phần mềm nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số như: FAMIS & CaDDB, CICAD& CIDATA, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, VILIS, eKLIS, VNLIS, TMV.LIS... Hiện nay, 3 phần mềm: phần mềm TMV.LIS, phần mềm VILIS và phần mềm ELIS được Bộ Tài nguyên & Môi trường cho phép áp dụng để thiết lập hệ thống thông tin đất đai trên phạm vi toàn quốc. [16] * Đối với phần mềm VILIS Ngày 14/02/2007, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (Vilis) tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các địa phương. Vilis là một phần mềm chuyên ngành tương đối toàn diện cho mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý đất đai ở nước ta. Mục tiêu tổng quát là tạo ra một môi trường làm việc hiện đại cho các mặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ phục vụ nhu cầu khai thác thông tin đất đai toàn xã hội. Vilis cung cấp Mô hình quản lý thông tin thửa đất đầy đủ những công cụ, chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý đất đai với hai hệ thống sử dụng là: - Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính; - Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai. Trên cơ sở hai hệ thống quản lý, Vilis được xây dựng bao gồm nhiều modul, mỗi modul bao gồm các chức năng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai: - Modul quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật .v.v; 26 Các modul của Vilis đã cung cấp các chức năng giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý. Vilis liên tục được nâng cấp, cập nhật theo kịp các quy định mới trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay).[15] * Đối với phần mềm ELIS Thực hiện Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA/ Chương trình) - Chương trình hợp tác gữa Chính phủ Thuỵ Điển và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2004-2009, chuyên đề Hệ thống thông tin đất đai và môi trường (ELIS) đã được Ban quản lý chương trình SEMLA Tỉnh giao cho đơn vị thực hiện (3 tỉnh trong dự án Hà Giang, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong kế hoạch hàng năm của Dự án, Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thiết kế và tích hợp cơ sở dữ liệu thiết yếu về đất đai, môi trường cho một số vùng trọng điểm trên địa bàn Tỉnh, tạo nền cơ sở dữ liệu để tiếp nhận và xây dựng CSDL theo mô hình dữ liệu thống nhất của ELIS do nhóm ELIS Trung ương xây dựng. Hệ thống ELIS giúp Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai ... thông qua hệ thống máy tính. Ngoài ra, hệ thống ELIS còn cung cấp tiến trình xử lý hồ sơ cho người dân. Điểm nổi bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu đã qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các hồ sơ. 27 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Thông tin về đất đai và các văn bản liên quan đến đất đai tại xã Vân Tùng, xây dựng hệ thống thông tin đất đai số ba cấp: cấp tỉnh , cấp huyện, cấp xã. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu xây dựng hồ sơ địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn tập trung hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho 01 xã (xã Vân Tùng) đưa vào phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Ngân Sơn. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Vân Tùng, VPĐKQSDĐ huyện Ngân Sơn, VPĐKQSDĐ tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn. 2.2.2. Thời gian Đề tài được tiến hành trong thời gian từ 10/2013- 9/2014. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai xã Vân Tùng và hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng 2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng - Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian số xã Vân Tùng; - Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính xã Vân Tùng; 28 2.3.4. Xây dựng quy trình khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trên một trường phần mềm TMV.Lis và môi trường Web. 2.3.4.1. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin đất đai theo mô hình tập trung tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn. Phương pháp tích hợp, quản lý cơ sở dữ liệu trên môi trường TMV.Lis 2.0 vào hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung cấp tỉnh (cơ sở dữ liệu đất đai chung của tỉnh Bắc Kạn). 2.3.4.2. Phương pháp quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên môi trường TMV.Lis và Web phục vụ quản lí đất đai. 2.3.5. Kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn khi đưa CSDL địa chính vào khai thác - Phương pháp quản lý và khai thác trên nền Web được thiết kế và triển khai theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (SOA). 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. Phương pháp được sử dụng để điều tra, thu thập các tài liệu số liệu về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính. Thu thập các tài liệu, hồ sơ địa chính, giấy mua bán, chuyển nhượng cho tặng, giấy chứng nhận, các File bản đồ (DGN), lưới tọa độ, các file số liệu liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu huyện Ngân Sơn, xã Vân Tùng … để phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu. Những số liệu được lấy tại xã Vân Tùng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, Trung tâm Công Nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn. 2.4.2. Phƣơng pháp xây dựng và xử lý số liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đã thu thập tổng hợp số liệu theo quy chuẩn Số liệu được xây dựng và sử dụng để phân tích tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra để đưa ra được những kết luận về thực trạng hồ sơ địa chính. 29 Sử dụng phần mềm để xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu thuộc tính và kết nối dữ liệu vào cơ sở dữ liệu CSDL tập trung: + Sử dụng phần mềm TMV.Map xử lý dữ liệu không gian; + Sử dụng phần mềm TMV.Cadas xử lý dữ liệu thuộc tính; + Sử dụng phần mềm TMV.Lis 2.0 kết nối dữ liệu không gian và thuộc tính vào cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính ban đầu. 2.4.3. Phương pháp chuyên gia Kết quả được sử dụng để lấy ý kiến các chuyên gia nhằm hoàn thiện hơn các kết luận, đánh giá và các đề xuất để hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu. 2.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu - Được sử dụng để thành lập BĐĐC, xây dựng CSDL địa chính số. - Phương pháp thành lập bản đồ dùng để thành lập bản đồ địa chính từ dữ liệu sau khi đo đạc ngoài thực địa, ta tiến hành xử lý số liệu, nhập vào phần mềm MicroStation để biên vẽ, biên tập thành BĐĐC - Phương pháp mô hình hóa dữ liệu dùng để xử lý những dữ liệu thu thập được, đo vẽ, chiết xuất từ phần mềm ta mô hình thành những bảng biểu, sổ bộ, sơ đồ thực hiện ... 2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế - Phương pháp kiểm nghiệm thực tế được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế. - Cách kiểm nghiệm được tiến hành như tách, nhập thử, tìm kiếm thông tin thửa đất theo tên chủ sử dụng, số thửa thuộc tờ bản đồ nào và mục đích sử dụng... cập nhập biến động. Kiểm tra cung cấp thông tin đất đai, tích hợp dữ liệu, biên tập dữ liệu không gian, kiểm tra phần quản trị hệ thống, kiểm nghiệm việc quản lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, việc đăng ký biến động, đăng ký cấp giấy và kiểm nghiệm quản lý hồ sơ gốc… trên môi trường phần mềm TMV.LIS và trên môi trường Web. 30 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Vân Tùng là trung tâm huyện Ngân Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 5.110,00 ha, chiếm 7,91% diện tích tự nhiên toàn huyện; - Phía Bắc giáp xã Cốc Đán, Thượng Ân huyện Ngân Sơn. - Phía Đông giáp xã Đức Vân huyện Ngân Sơn. - Phía Nam giáp xã Thượng Quan huyện Ngân Sơn. - Phía Tây giáp xã Trung Hòa và thị trấn Nà Phặc huyện Ngân Sơn. 31 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình xã Vân Tùng chủ yếu là núi đồi và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung bình từ 450 – 1000 m, riêng dãy núi phía Tây giáp thị trấn Nà Phặc cao từ 1000 - 1200 m và đồi thoải xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng nhỏ hẹp; Vùng núi diện tích chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi nhỏ hẹp dọc theo hệ thống sông suối. 3.1.1.3. Khí hậu Vân Tùng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu gần chung với tỉnh Bắc Kạn cụ thể như sau: * Nhiệt độ Có nền nhiệt độ không cao, nhiệt độ trung bình hàng năm 22oC; Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 32,2 - 32,5oC (tháng 6, tháng 7); Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 11,6 - 12,5oC (tháng 12, tháng 1); Tổng tích ôn trong năm 7800-8000oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm 7-13oC. * Chế độ mưa, độ ẩm không khí, lượng bốc hơi Gió mùa đã gây ra hiện tượng mưa mùa và phân hoá theo không gian. Lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh bình quân khoảng 1.510 mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 75-80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 25% lượng mưa cả năm. 32 Số ngày mưa trung bình không cao (khoảng 134 ngày). Tần suất những trận mưa lớn trên 200 mm trong 24 giờ, có trong các tháng 6,7. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 (346 mm), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 (< 20 mm/tháng). - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (84%), ngay trong những tháng khô hanh nhất (tháng 12, 1, 2) độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên 82%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất thường xẩy ra vào những tháng mùa mưa, độ ẩm không khí rất lớn thường trên 85%. - Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm ở Bắc Kạn khoảng 735,3 mm. Trong mùa mưa, do độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm, đối chiếu với lượng mưa, lượng bốc hơi chiếm khoảng 1/4 đến 1/2. Về mùa khô hanh, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng này lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xẩy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. * Gió - Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Gió mùa Đông Bắc: về mùa đông do vùng ôn đới lạnh giá tạo nên các áp lực cao lục địa, các áp lực cao lạnh này di chuyển xuống phía Nam hoặc Đông Nam lục địa Trung Quốc, rìa phía Nam của nó lấn xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Bắc Kạn từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ 4-6oC so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mạ và lúa chiêm xuân. 33 Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 kèm theo mưa dông, đôi khi xuất hiện lốc xoáy gây thiệt hại cho hoa màu, nhà cửa. Gió Tây Nam: gió Tây Nam xuất hiện trong tháng 5, tốc độ gió trung bình 25-30m/s. Gió Tây Nam thổi mạnh làm cho nước bị bốc hơi nhanh, cây cối khô héo, giảm năng suất, tích luỹ sắt nhôm, pH giảm, gây thoái hoá đất. Nhìn chung khí hậu của xã với nền nhiệt cao ổn định, lượng mưa khá lớn khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của xã. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, lượng mưa tập trung theo mùa và bão gió gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 3.1.1.4. Thuỷ văn Mạng lưới sông ngòi của xã gồm suối Vân Tùng chảy theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam và một số các sông, suối nhỏ khác. Do sự phức tạp của địa hình và đều bắt nguồn từ khu vực địa hình cao có độ dốc lớn nên chế độ thuỷ văn của các sông, suối địa bàn xã đều phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Các tháng mùa mưa, nước các sông tập trung nhanh gây lũ xói lở khu vực ven sông. 3.1.2. Các nguồn tài nguyên. 3.1.2.1. Tài nguyên đất Đất đai của xã được chia thành 3 loại chính: - Đất phù sa ngòi, suối: Phân bố ven suối, đất thường có địa hình không bằng phẳng do tốc độ dòng chảy lớn, sản phẩm phù sa thô hơn vùng hạ lưu nên đất thường có thành phần cơ giới nhẹ lẫn nhiều sỏi sạn và các sản phẩm hữu cơ khác - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Được hình thành trên đá phiến sét, địa hình dốc, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, có màu đỏ vàng chủ đạo. Đất có phản ứng chua; tổng lượng cation kiềm trao đổi tầng mặt trung bình; dung tích hấp thu CEC tầng mặt khá; các tầng dưới trung bình thấp; độ 34 bão hoà bazơ thấp. Sắt di động thấp, nhôm di động không có. Hàm lượng chất hữu cơ tầng 1 và tầng 2 giàu; lân tổng số khá, kali tổng số giàu, lân dễ tiêu nghèo. Kali dễ tiêu tầng mặt trung bình, các tầng dưới rất nghèo. - Đất mùn vàng đỏ trên núi: đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau ở độ cao trên 900m, phân bố trên địa hình đồi núi cao. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá cao, giảm dần theo chiều sâu, màu đất chuyển dần từ xám sẫm sang nâu sẫm và nâu vàng, mối liên hệ giữa chất hữu cơ và các cation trao đổi chặt hơn, hầu như không xuất hiện kết von đá ong, mức độ phong hoá feralit của đất và mẫu chất giảm nên tầng đất thường mỏng hơn đất đỏ vàng cùng đá mẹ. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng (phụ thuộc vào đá mẹ), phản ứng của đất khá chua pHKCl, tổng lượng cation kiềm trao đổi từ rất thấp đến trung bình, dung tích hấp thu CEC từ trung bình đến khá, sắt và nhôm di động ở mức thấp. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt rất giàu, tầng 2 khá. Lân và kali tổng số trung bình đến khá, lân và kali dễ tiêu đều nghèo. Nhìn chung đất đai của xã khá thuận lợi cho phát triển các cây trồng lương thực và các cây màu công nghiệp. 3.1.2.2. Tài nguyên nước * Nước mặt Nguồn nước mặt của xã được cung cấp từ hệ thống sông, suối trên địa bàn xã và lượng mưa hàng năm. Chất lượng nguồn nước mặt tốt, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do phần lớn các sông chảy qua địa bàn đều ngắn dốc, chế độ nước phụ thuộc vào lượng mưa, mùa mưa lượng mưa lớn, nguồn nước ngọt dồi dào. Các tháng mùa khô mực nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. * Nước ngầm Tài nguyên nước ngầm ở Vân Tùng chưa được khảo sát đánh giá đầy đủ, song qua thực tế khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm khá phong phú đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 35 * Tài nguyên rừng Xã Vân Tùng có nhiều loại thực phủ, diện tích đất rừng chiếm tỷ lệ khá cao, từ 75 đến 80% trong tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tạp, cây tán lá rộng; rừng trồng chiếm khoảng 7 đến 8% chủ yếu là rừng thông, keo… Những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75 – 85%. Ngoài ra còn có các loại cây ăn quả như vải, mận, nhãn và một số loại cây ăn quả khác. Các khu dân cư nằm sát khu vực đồi thấp, thực phủ có rậm rạp hơn nhưng chủ yếu là loại cây trồng có tính chất ngắn ngày để khai thác như tre, vầu, bạch đàn … 3.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản Hiện nay chưa có số liệu điều tra khảo sát cụ thể nhưng trên địa bàn xã Vân Tùng có một số loại khoáng sản có giá trị trong khai thác như đá xây dựng, cát, sỏi... có thể khai thác cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. 3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn Vân Tùng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mông, Sán Chỉ. Sự giao thoa của các nét văn hoá đặc thù của dân tộc đã tạo nên những nét văn hoá giàu bản sắc. Đây là cơ sở quan trọng để xã đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Vân Tùng 3.1.3.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế Trong những năm qua, kinh tế của xã đã có bước phát triển nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. 36 3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp Trong những năm qua khu vực kinh tế nông nghiệp của xã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp dần chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành lâm nghiệp và chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt; nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng mang lại thu nhập cho người lao động. -Trồng trọt: Trong những năm qua nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên ngành trồng trọt vẫn đạt mức tăng trưởng cao, ổn định. Năm 2010, diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 305,5 ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 1.222 tấn. Bình quân lương thực theo đầu người đạt 367 kg/người. Diện tích nhóm cây màu và công nghiệp hàng năm có 102,82 ha chủ yếu là diện tích đất trồng đậu lạc, đây là mô hình phù hợp với khu vực có độ dốc thấp nhưng không chủ động về nguồn nước. - Chăn nuôi: Tuy được chú trọng phát triển nhưng chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình theo hướng tận dụng các sản phẩm phụ từ nông nghiệp. Số lượng đàn gia súc, gia cầm cũng như giá trị sản xuất ngành chăn nuôi diễn biến thất thường phụ thuộc vào giá cả thị trường và tác động của dịch bệnh. Năm 2010, tổng đàn gia súc của xã có 3.625 con, trong đó: Đàn trâu, bò có 1.647 con, đàn lợn có 1.978 con. Tổng đàn gia cầm có 8.044 con. *Thuỷ sản: Tiềm năng phát triển thuỷ sản của xã không lớn chủ yếu là tận dụng nuôi thả trên diện tích 1,48 ha đất có mặt nước trên địa bàn. 37 3.1.3.3. Khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ * Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, quy mô nhỏ chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ của hộ gia đình cá nhân tập trung vào các lĩnh vực như ngành nghề truyền thống, xay xát, rèn, mộc, sửa chữa nông cụ... thu hút gần trăm lao động của xã góp phần giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, nâng cao đời sống của nhân dân. Xây dựng cơ bản được các cấp các ngành, các tổ chức quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân như giao thông, điện, bưu chính viễn thông, y tế, trường học. * Thương mại, dịch vụ Hoạt động dịch vụ của xã phát triển khá nhanh trong những năm qua với nhiều loại hình dịch vụ phong phú và đa dạng. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ tập trung ở khu vực ven Quốc lộ 3. Dịch vụ bưu chính viễn thông đã dần đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong xã. 3.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 3.1.4.1. Dân số Năm 2010, dân số của xã có 3.152 người (mật độ dân số bình quân 61,68 người/km2) gồm các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Nùng, Mông, Hoa, Cao Lan, trong đó người Tày chiếm khoảng 63%. Phân bố tập trung nhiều nhất ở các khu vực ven Quốc lộ 3. Nhìn chung dân số của xã trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 – 35 chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số của xã. Công tác dân số được chính quyền và các đoàn thể quan tâm tuyên truyền bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, đây là nguyên nhân quan trọng góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 0,27% năm; giảm tỷ lệ hộ sinh con thứ 3 xuống còn 2,6% năm 2010 (giảm 1,50% so với năm 2005). 38 3.1.4.2. Lao động và việc làm Năm 2010, tổng số lao động trong độ tuổi của Vân Tùng 2.030 người, chiếm 61,0% dân số toàn xã. Theo nhóm tuổi, tỷ lệ lao động trẻ chiếm khá cao, có trình độ văn hoá, có thể đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ mới đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá của xã. Trong những năm qua cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có những chuyển dịch tích cực. Nhưng nhìn chung do là một xã thuần nông, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, do đó lao động của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp chủ yếu là lao động dịch vụ và lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. 3.1.4.3. Thu nhập và mức sống Cùng với những khởi sắc của nền kinh tế, đời sống nhân dân đang dần từng bước được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 18,3%. Các dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hầu hết các hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn. Nhà ở dần được kiên cố hoá phục vụ tốt cho nhu cầu đời sống và sinh hoạt của người dân. 3.1.4.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn Khu dân cư nông thôn xã Vân Tùng có diện tích 68,15 ha được phân bố ở các thôn, xóm với diện tích đất ở 23,48 ha. Bình quân diện tích đất ở đạt 70,53 m2/người thấp hơn với mức bình quân chung của toàn huyện. Các điểm dân cư của xã phân bố khá tập trung so với các xã khu vực miền núi. Tỷ lệ đất phi nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 70,42% diện tích đất khu dân cư của xã), trong đó tỷ lệ đất dành cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản chiếm 50,45% diện tích đất khu dân cư cho thấy hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông thôn được đầu tư khá tốt so với mức chung khu vực miền núi. Hệ thống giao thông nông thôn được phân bố khá 39 hợp lý với mật độ cao được đầu tư bê tông hoá, nhựa hoá và được kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hệ thống các công trình phục vụ công cộng khác như trường học, bưu chính viễn thông, y tế, nước sạch, điện, ... được quan tâm đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển sản xuất của nhân dân. 3.1.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng 3.1.5.1. Giao thông Hệ thống giao thông đường bộ của xã tương đối phát triển với tuyến Quốc lộ 3, tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất chạy qua địa bàn xã đảm bảo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá trên địa bàn: Hệ thống đường liên thôn, liên xóm của xã có đã được nhựa hoá. Hệ thống giao thông nông thôn còn nhiều hạn chế. Nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá phát triển đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm trước mắt nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 3.1.5.2. Thuỷ lợi Hệ thống công trình thuỷ lợi được đầu tư phát triển khá đồng bộ với 5 km kênh cấp I phục vụ tưới tiêu, trên 25 km kênh tưới nội đồng và các công trình tiểu thủy nông khác (gồm trạm bơm, cống tiêu thoát nước ...). Hệ thống kênh mương nội đồng đang dần được đầu tư kiên cố hóa, nâng cao hiệu quả tưới tiêu. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng hệ số quay vòng đất. 3.1.5.3. Điện, nước sạch Mạng lưới điện của xã được quan tâm, đầu tư một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Đến nay đã có 10/10 thôn xóm và 100% số hộ, gia đình được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. 40 Xã đã đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch cho khoảng 580 hộ dân vùng ngoài. Ngoài ra chủ yếu các hộ gia đình xử dụng nước sạch từ các giếng khoan. 3.1.5.4. Giáo dục - đào tạo Trong 5 năm qua, công tác giáo dục của xã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ sở vật chất cho dạy và học được nâng lên. Công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được nhiều tiến bộ, bước đầu đã huy động được nhân dân tham gia phát triển giáo dục với nhiều hình thức phong phú như xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, tham gia xây dựng trường lớp ... Đến nay, trên địa bàn xã có 01 trường trung học cơ sở, 01 trường tiểu học và 01 trường mầm non được xây dựng kiên cố khang trang đáp ứng tốt cho yêu cầu dạy và học. Chất lượng dạy và học đang từng bước được nâng lên. Năm học 2009 2010 tỷ lệ học sinh được tốt nghiệp đạt 85%, tỷ lệ học sinh được lên lớp hàng năm đạt 87%, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đạt 100%, hoàn thành chương trình tiểu học 81% đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Luôn duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi. Đây là những nhân tố tích cực tạo tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo. 3.1.5.5. Y tế Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chính quyền các cấp quan tâm. Cơ sở vật chất cho công tác y tế được kiện toàn. Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế được xây dựng kiên cố với các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế trọng điểm của tỉnh, huyện như: Tiêm chủng mở rộng, thanh toán bệnh mắt hột, suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh lao, 41 uống vitamin chăm sóc sức khỏe sinh sản… được phối hợp triển khai có hiệu quả. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức y tế, phòng chống AIDS, phòng chống dịch bệnh được triển khai thường xuyên với nhiều hình thức phong phú đến từng thôn xóm và từng hộ dân. 3.1.6. Đánh giá chung 3.1.6.1. Những lợi thế - Vân Tùng có vị trí nằm ở trung tâm huyện Ngân Sơn, có Quốc lộ 3 chạy qua là điều kiện thuận lợi để xã giao lưu phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng nhanh cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. - Điều kiện khí hậu với nền nhiệt cao lượng mưa lớn, địa hình khá đa dạng, nguồn tài nguyên đất đai khá lớn so với các xã trong huyện nên phù hợp với nhiều loại cây trồng và thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng. - Mặt bằng dân trí của xã khá cao so với bình quân chung của huyện, nguồn lao động dồi dào có trình độ văn hoá, có thể đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ khoa học mới. Đây là động lực quan trọng nhất để xã đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. - Hệ thống kết cấu hạ tầng đang được đầu tư xây dựng thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh ổn định, cơ cấu kinh tế bắt đầu có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ. Bộ mặt nông thôn Vân Tùng bắt đầu chuyển dịch. 3.1.6.2. Những hạn chế - Nền kinh tế của xã mặc dù đã có bước chuyển dịch tuy nhiên chủ yếu vẫn dựa trên sản xuất nông nghiệp là chính. Dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Địa hình cao dốc bị chia cắt phức tạp, khó khăn cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. 42 3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng 3.2.1. Thực trạng công tác quản lý đất đai * Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất Trong những năm gần đây, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Vân Tùng từng bước được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Xã đã có cán bộ địa chính chuyên trách, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước. Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Ngân Sơn về việc thực hiện Luật Đất đai và các văn bản quy định về quản lý đất đai, xã Vân Tùng bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. *Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn tiến hành thành lập trên bản đồ 364 của tỉnh, huyện, xã. * Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Uỷ ban nhân dân huyện đôn đốc chỉ đạo. Xã đã được lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, 2015 và đã được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần quan trọng giúp xã quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cho phát triển kinh tế xã hội. * Thống kê, kiểm kê đất đai Thực hiện Luật Đất đai, Uỷ ban nhân dân xã đã triển khai công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm. Năm 2010 thực hiện 43 Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, xã đã hoàn thành bộ số liệu hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở để huyện, xã có phương án sử dụng đất một cách hiệu quả, bền vững. 3.2.2. Đánh giá thực trạng về hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng * Tư liệu bản đồ: - Trước năm 2011, xã Vân Tùng quản lý đất bằng hai nguồn đó là bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 và bản đồ giải thửa 299. Việc quản lý đất đai bằng bản đồ giải thửa 299 còn gặp nhiều khó khăn. - Trong năm 2010- 2011, xã Vân Tùng được đầu tư đo đạc mới bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/1.000 theo đúng quy trình, quy phạm của bộ TN&MT. Từ 2011 đến nay, việc quản lý đất đai đã được quản lý trên bản đồ số nhằm nâng cao việc quản lý đất đai của xã Vân Tùng. * Tài liệu, hồ sơ đăng ký, cấp GCN Trong năm 2010- 2011 xã Vân Tùng được đầu tư đo đạc mới bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/1.000 theo đúng quy trình, quy phạm của bộ TN&MT. Việc lập tài liệu, hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đưa vào quản lý đất đai tại xã Vân Tùng được thực hiện một cách đồng bộ trong các khâu lập hồ sơ thửa đất, sổ mục kê, cấp mới GCN, cấp đổi GCN. Việc tiến hành đồng bộ, tổng thể trong toàn xã trong năm 2012-2013 về cấp GCN và lập hồ sơ địa chính tại xã Vân Tùng tổng số GCN quyền sử dụng đất đã được cấp là: 8.128 giấy, trong đó cấp mới: 5.431 giấy và cấp đổi là 2.697 giấy. 44 3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng- Huyện Ngân Sơn 3.3.1. Quy trình kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng 3.3.1.1. Các bước triển khai xây dựng CSDL địa chính xã Vân Tùng Hình 3.1. Sơ đồ triển khai xây dựng CSDL địa chính xã Vân Tùng 45 3.3.1.2. Quy trình thi công xây dựng CSDL xã Vân Tùng Hình 3.2. Sơ đồ triển khai xây dựng CSDL địa chính xã Vân Tùng. 46 3.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian trên phần mềm TMV.MAP Trong quá trình xây dựng bản đồ địa chính xã Vân Tùng: + Bản đồ địa chính xã Vân Tùng được thành lập ở hệ tọa độ quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (*.dgn) và hệ tọa độ VN2000. Đo vẽ chi tiết tuân theo Quy phạm thành lập BĐĐC theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ TN&MT. Sau khi tiến hành phân mảnh, kết quả phân mảnh là 108 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1.000 theo định danh file.dgn. Hình 3.3. Sơ đồ phân mảnh xã Vân Tùng 47 Bƣớc 1: Tiếp biên lại các tờ bản đồ trong xã về mặt hình học giữa các tờ bản đồ cùng tỷ lệ 1/1000 xã Vân Tùng, kiểm tra tránh chồng lấn các thửa đất đảm bảo độ chính xác. Nếu sau kiểm tra thấy có báo lỗi tiến hành sửa các lỗi và chạy kiểm tra lại cho đến khi hết báo lỗi. Hình 3.4. Kiểm tra tiếp biên từng tờ bản đồ địa chính xã Vân Tùng Hình 3.5. 108 tờ Bản đồ địa chính xã Vân Tùng tiếp biên. 48 Bƣớc 2: Kiểm tra Topo từng tờ bản đồ: Việc dùng công cụ Kiểm tra Topo trong TMV.MAP nhằm kiểm tra tờ bản đồ đó đã được tạo Topo hay chưa, đã được gán các thông tin chưa và kiểm tra tổng số thửa, tổng diện tích các thửa trong từng tờ bản đồ. Hình 3.6. Kiểm tra Topo bản đồ địa chính xã Vân Tùng Bƣớc 3 và bƣớc 4: Chuẩn các lớp thông tin theo quy định theo đúng bảng phụ lục 18 Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi kiểm tra và chuẩn hóa các lớp (Level trong MicroStation) theo đúng quy định, ta tiến hành tiếp các bước: Chuẩn lớp ranh giới thửa đất; đường bờ, địa giới; ranh giới giữa đất chưa sử dụng với các loại đất khác, ranh giới thửa đất theo quy định. 49 Hình 3.7. Chuẩn các lớp thông tin bản đồ địa chính xã Vân Tùng Hình 3.8. Chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính xã Vân Tùng 50 Bƣớc 5: Chạy lại Topo cho lớp ranh giới thửa đất từng tờ bản đồ địa chính xã Vân Tùng (leve 10, lưu thông tin cũ) nhằm cập nhập thông tin sau khi rà soát và chỉnh lớp theo quy định nhưng giữ lại các thông tin cũ trong thuộc tính của bản đồ, đối soát số tổng thửa đã được chạy Topo mới và đối soát hai chiều với thông tin CSDL thuộc tính của tờ bản đồ được xử lý, cập nhập trên TMV.Cadas. Bƣớc 6: Tạo lớp không gian thuộc tính theo từng loại ranh giới (ưu tiên Level 14 sau đó đến Level 10). Bƣớc 7: Gán các lớp không gian thuộc tính: Mã xã, số hiệu bản đồ, số hiệu thửa đất gán cùng một giá trị. Các thông tin khác gán từ tệp văn bản các thông tin thu thập được sau thành lập bản đồ và chỉnh lý bản đồ và hồ sơ địa chính do Phòng TN&MT cấp huyện và Phòng TN&MT cấp tỉnh cung cấp. Kết quả: Nhằm cập nhập thông tin biến động thửa đất, về không gian và thuộc tính thửa đất. Đối soát hai chiều với thông tin CSDL thuộc tính của tờ bản đồ được xử lý, cập nhập trên TMV.Cadas. Bƣớc 8: Ghép file tổng thể để gán code các loại ranh giới gồm (thửa đất, sông suối, giao thông, địa giới…) sau khi tiến hành các bước cho từng thửa đất đối với 108 tờ bản đồ của xã Vân Tùng. Bước này ta tổng hợp ghép 108 file*.dgn tổng thể để gán code các loại ranh giới nhằm suất dữ liệu ra Shape file. 51 Hình 3.9. Gộp không gian địa chính xã Vân Tùng Bƣớc 9: Xuất ra Shape file: Sau khi đã kiểm tra và tiến hành các bước đúng quy định và đảm bảo dữ liệu không có lỗi, ta tiến hành suất dữ liệu không gian từ định dạng file*.dgn sang Shape file (file*.shp). Hình 3.10. Xuất dữ liệu địa chính xã Vân Tùng sang Shape file 52 Hình 3.11. Kết quả sau sang Shape file Kết quả: tất cả 108 mảnh bản đồ đã được gộp và suất sang Shape file. Đến đây hoàn thiện quá trình thực hiện xây dựng CSDL không gian xã Vân Tùng. 3.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính trên phần mềm TMV.Cadas. Trong công tác thực hiện việc thu thập dữ liệu, số liệu tài liệu hồ sơ địa chính cung cấp các file *.txt, file*.xls và tài liệu hồ sơ địa chính lập thành các file định dạng theo quy định. - Sau khi thu thập các thông tin cần thiết, được cập nhập từ các file*.txt, file*.xls hoặc được xuất từ phần mềm TMV. Cadas (trình bầy trong công đoạn xây dụng thuộc tính số theo xã Vân Tùng). Các file được cập nhập lại TMV. Cadas và được rà soát, cập nhập những biến động với dữ liệu không gian (trong xây dựng CSDL không gian Bước 5; Bước 6; Bước 7) chuẩn hóa, hoàn thiện. 53 - Việc chuẩn hóa CSDL thuộc tính đã kiểm tra và tiến hành các bước đúng quy định và đảm bảo dữ liệu không có lỗi, ta tiến hành suất dữ liệu thuộc tính file*.xml. Hình 3.12. Suất dữ liệu địa chính xã Vân Tùng sang file*.xml Hình 3.13. Kết quả sau xuất file*.xml xã Vân Tùng Việc xây dựng CSDL không gian và thuộc tính xã Vân Tùng được hoàn thành và suất ra file*.xml và Shape file và chuyển tiếp tích hợp dữ liệu lên hệ thống. 54 * Dữ liệu hồ sơ quét Tổ chức thƣ mục hồ sơ quét: Hình 3.14. Quy trình xây dựng hồ sơ quét. Hồ sơ quét của xã được tổ chức trong một thư mục được đặt tên theo mã xã; Mỗi túi hồ sơ quét chứa các ảnh quét giấy tờ liên quan của một chủ sử dụng đất bao gồm: giấy tờ thông tin chủ, đơn đăng ký, giấy chứng nhận, các giấy tờ khác. Mỗi túi sẽ đóng gói trong một thư mục được đặt tên theo tên chủ sử dụng (tiếng Việt không dấu viết liền), nếu trùng tên chủ thì đặt tên thư mục theo tên chủ sử dụng kèm số giấy tờ Trong thư mục mỗi túi sẽ chứa các thư mục con như sau: Thư mục chứa các file pdf thông tin chủ, thư mục này được đặt tên theo tên chủ. - Mỗi đơn được đóng gói trong một thư mục đặt tên theo số seri giấy chứng nhận, trường hợp chưa có giấy chứng nhận thì đặt tên theo số tờ, số thửa (ví dụ 05_14 trong đó 05 là số tờ, 14 là số thửa). File mô tả là file excel bao gồm 2 sheet: + Sheet HoSoQuet: Là danh sách hồ sơ quét, mỗi dòng dữ liệu tương ứng với một giấy chứng nhận. + Sheet NhieuThua: Là danh sách các thửa đất trong trường hợp 1 giấy chứng nhận cấp cho nhiều thửa. Các thửa đất trong sheet NhieuThua sẽ có 55 khóa quan hệ với giấy chứng nhận trong sheet HoSoQuet qua giá trị số phát hành giấy chứng nhận được nhập trong cột “so giay chung nhan”. - Nội dung trong file mô tả bao gồm các nhóm thông tin sau: + Thông tin vị trí túi hồ sơ. + Thông tin GCN. + Thông tin thửa đất. + Thông tin chủ. Hình 3.15. Thư mục file excel 3.3.4. Hoàn thiện dữ liệu địa chính và tích hợp vào CSDL đất đai xã Vân Tùng Việc hoàn thiện dữ liệu địa chính bao gồm chuyển đổi định dạng, đối soát với hồ sơ pháp lý được thực hiện đồng bộ cho từng thửa đất. Phối hợp giữa sử dụng các chức năng tự động của phần mềm và kiểm tra xác suất để đảm bảo các yêu cầu quy định. Nội dung hoàn thiện CSDL cuối cùng bao gồm: + Đối soát, chỉnh sửa, hoàn thiện dữ liệu không gian thửa đất với các thuộc tính trong hồ sơ cấp GCN, lập bảng thống kê tình trạng pháp lý (cấp GCN và kê khai đăng ký) cho tất cả các thửa đất theo kết quả đo đạc, cấp GCN. 56 + Chỉnh sửa hoàn thiện dữ liệu thuộc tính theo hiện trạng hồ sơ cấp GCN đồng thời với thông tin lịch sử dạng số (ảnh quét GCN) nếu có, đối soát với dữ liệu không gian tương ứng của các thửa đất đã được cấp GCN. Tuỳ thuộc vào kết quả triển khai hệ thống thông tin đất đai tại VPĐKĐĐ cấp huyện để tiến hành tích hợp CSDL. Trường hợp sản phẩm CSDL đã hoàn thiện nhưng hệ thống TTĐĐ tại VPĐKĐĐ cấp huyện chưa được triển khai, sản phẩm CSDL được đóng gói dưới định dạng GML. xml theo quy định của chuẩn dữ liệu địa chính và các văn bản hướng dẫn xây dựng CSDL địa chính của Tổng cục quản lý đất đai. Tích hợp dữ liệu được tiến hành cập nhập CSDL địa chính gồm dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và dữ liệu thông tin lịch sử sau khi đã được kiểm tra và tiến hành các bước đúng quy định và đảm bảo dữ liệu không còn lỗi. Việc tiến hành cập nhập CSDL địa chính ban đầu được tiến hành thông qua mô đun tích hợp dữ liệu đất đai. Hình 3.16. Nhập dữ liệu không gian xã Vân Tùng 57 Hình 3.17. Nhập dữ liệu thuộc tính xã Vân Tùng Hình 3.18. Nhập dữ liệu hồ sơ quét xã Vân Tùng 58 Hình 3.19. Tích hợp dữ liệu hồ sơ quét xã Vân Tùng vào CSDL ban đầu Hình 3.20. Kết quả sau tích hợp dữ liệu toàn xã Vân Tùng vào CSDL 59 Hình 3.21. Kết quả sau tích hợp dữ liệu xã Vân Tùng vào CSDL Tóm lại: Toàn bộ các bước này đã xây dựng được cơ sở dữ liệu xã Vân Tùng huyện Ngân Sơn và được đưa lên hệ thống máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu tỉnh Bắc Kạn. Mỗi thửa đất trong cơ sở dữ liệu bản đồ sẽ liên kết với một dòng tương ứng trong cơ sở dữ liệu thuộc tính và lịch sử thửa đất nhờ thông tin về số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa và một tệp thông tin lưu trữ lịch sử thửa đất theo một đường dẫn đến thông tin đó. Điều này đảm bảo tính thống nhất và duy nhất của dữ liệu. 3.4. Xây dựng quy trình khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trên một trƣờng phần mềm TMV.Lis và môi trƣờng Web 3.4.1. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin đất đai theo mô hình tập trung tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn -Thiết kế hạ tầng kỹ thuật HTTTĐĐ theo mô hình tập trung. Các yêu cầu kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai hệ thống thông tin đất đai Bắc Kạn theo mô hình tập trung cần phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sau: 60 - Yêu cầu về lưu trữ cơ sở dữ liệu đất đai: Cơ sở dữ liệu đất đai Bắc Kạn có dung lượng ước khoảng 2TB tại thời điểm ban đầu và tăng thêm khoảng 100MB sau mỗi tháng. Việc thiết kế và lựa chọn giải pháp lưu trữ cơ sở dữ liệu đất đai Bắc Kạn dự kiến sẽ đảm bảo khả năng lưu trữ trong vòng 03 năm và đảm bảo khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ cho các năm tiếp theo . - Yêu cầu về bảo mật: Hệ thống phải đảm bảo an ninh, bảo mật trong quá trình vận hành, cập nhật CSDLĐC. - Yêu cầu về hiệu năng và tính sẵn sàng của hệ thống: Để giảm thiểu khả năng xảy ra các sự cố và nâng cao khả năng chịu đựng sai sót (lỗi), sẵn sàng cao của hệ thống thì giải pháp đảm bảo khả năng hoạt động 24/7 của hệ thống máy chủ dữ liệu và máy chủ ứng dụng phải được đặt lên hàng đầu. Thiết kế sơ đồ triển khai lắp đặt HTTTĐĐ tỉnh Bắc Kạn Hình 3.22. Sơ đồ HTTTĐĐ tỉnh Bắc Kạn 61 - Giải thích mô hình: + Cơ sở dữ liệu đất đai sẽ được lưu trữ tập trung trong một cơ sở dữ liệu duy nhất và được quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật tập trung tại Trung tâm Công nghệ thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn. CSDL đất đai sẽ được cài đặt trên một máy chủ tại Trung tâm Công nghệ thông tin, để đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động khi máy chủ CSDL đất đai gặp sự cố. Để đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống khi một máy chủ gặp sự cố, tại đây sẽ triển khai hai máy chủ này theo mô hình cụm máy chủ có khả năng chịu đựng sự cố (gọi là Failover Clustering). Để triển khai theo mô hình Failover Clustering cần thêm một máy chủ để làm máy chủ Domain. Ứng dụng cổng thông tin đất đai sẽ được triển khai trên một máy chủ Web, CSDL của cổng thông tin đất đai được triển khai trên một máy chủ riêng biệt với máy chủ CSDL đất đai. Tất cả các máy chủ này đều phải triển khai theo công nghệ RAID. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ tại một thiết bị lưu trữ, các máy chủ sẽ kết nối đến thiết bị lưu trữ này qua một SAN-Swith với đường truyền cáp quang. + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn cũng như các phòng ban của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn sẽ truy cập trực tiếp vào CSDL đất đai theo hạ tầng mạng LAN hoặc thông qua đường mạng internet bằng đường truyền tốc độ cao (cáp quang). + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng huyện Ngân Sơn thông qua hạ tầng mạng (WAN/Internet) sẽ truy xuất trực tiếp vào CSDL này để tác nghiệp đối với dữ liệu thuộc thẩm quyền. Các dịch vụ công, các thông tin chia sẻ với các ngành khác, phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người dân và tổ chức được thực hiện thông qua cổng thông tin đất đai của tỉnh. + Ủy ban nhân dân cấp xã/phường và các cơ quan khác có liên quan truy cập bằng đường truyền ADSL vào CSDL đất đai cấp tỉnh thông qua Cổng thông tin đất đai để khai thác thông tin. 62 3.4.2. Phương pháp quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên môi trường TMV.Lis và Web phục vụ quản lí đất đai Cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn là một phân vùng cơ sở dữ liệu của huyện Ngân Sơn và được tích hợp trên nền hệ thống cở sở dữ liệu đất đai tập trung của toàn tỉnh Bắc Kạn và vận hành qua địa chỉ Web Backan.diachinh.vn. Hình 3.23. Web quản lý đất đai tỉnh Bắc Kạn Việc vận hành quản lý đất đai và khai thác hệ thông tin đất đai xã Vân Tùng được thông qua môi trường mạng trên nền Web theo dạng dịch vụ, với các mô đun được kết nối cơ sở dữ liệu qua môi trường mạng (điện toán đám mây). Trên nền Web Backan.diachinh.vn được kết nối trực tiếp hệ thống máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu tỉnh Bắc Kạn. Các mô đun trên hệ thống thực hiện việc quản lý, tiến hành công việc hoàn toàn trên môi trường mạng. 63 Hệ thống gồm các mô đun: + Tra cứu thông tin; + Đăng ký cấp giấy; + Đăng ký biến động; + Hồ sơ quét; + Quản trị; + Sổ bộ địa chính; 3.4.1.1.Tra cứu thông tin. Hệ thống TMV.Lis cung cấp thông tin tìm kiếm nhanh về các thông tin thuộc tính và không gian đến từng thửa đất trong xã nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian và chính xác trong xử lý công việc và phục vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ. Hình 3.24. Tra cứu thông tin 3.4.1.2. Phân hệ xử lý dữ liệu không gian Việc xử lý không gian TMV.Lis được thực hiện trên nền phần mềm MicroStation V8 thân thiện và quen thuộc với cán bộ ngành Tài nguyên và 64 Môi trường. Mô đun phân hệ xử lý dữ liệu không gian sẽ xử lý toàn bộ phần không gian: trích lục, chỉnh lý, in ấn ... Hình 3.25. Phần mềm quản lý không gian Sau khi tìm kiếm thông qua việc tra cứu thông tin theo số thửa, tờ bản đồ, tên chủ. Việc thực hiện trích lục thửa đất, chỉnh lý, chia tách thửa và in giấy chứng nhận được thực hiện triết suất ra file.dgn trên nền MicroStation V8. Hình 3.26. In giấy chứng nhận 65 3.4.1.3.Đăng ký cấp giấy. Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước, người quản lý chủ sở hữu đất đai với người được nhà nước giao đất để sử dụng. Quá trình tố chức việc cấp GCN là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mọi quan hệ về đất đai theo đúng pháp luật. Việc cấp GCNQSDĐ là rất cần thiết và theo quy định của Chính Phủ, tất cả các cuộc mua bán, chuyển đổi QSDĐ trên thực tế phải có GCN. Nếu không, các mảnh đất đó sẽ không được tham gia giao dịch mua bán trên thị trường. 3.4.1.4. Xử lý hồ sơ đăng ký cấp giấy gồm các bước thực hiện Hình 3.27. Quy trình thực hiện đăng ký cấp giấy Phân hệ “Đăng ký cấp giấy chứng nhận” cung cấp cho người dùng thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận: *Dữ liệu đầu vào Bộ hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy gồm: 66 + Thông tin chủ; + Thông tin thửa đất; * Sản phẩm đầu ra Hồ sơ bao gồm: + Quyết định cấp GCN; + Thông báo cấp GCN + Tờ trình cấp GCN; + Phiếu chuyển thông tin địa chính; + Giấy chứng nhận có pháp lý. 3.4.1.5. Đăng ký biến động Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký biến động được thực hiện sau khi được chỉnh lý không gian thửa đất. Các trường hợp biến động: - Quản lý biến động: Chức năng hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm các biến động được kê khai đăng ký theo các tiêu chí tìm kiếm như số thửa, số tờ, ... - Giao dịch bảo đảm: Chức năng hỗ trợ người dùng quản lý các giao dịch bảo đảm: thế chấp, thế chấp bổ sung, thế chấp bảo lãnh, xóa thế chấp. Hình 3.28.Các bước giao dịch bảo đảm 67 - Chuyển quyền sử dụng đất: Cung cấp chức năng hỗ trợ thực hiện quy trình xử lý giao dịch chuyển toàn bộ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất của người sử dụng này cho người sử dụng khác. - Tách thửa: Chức năng cho phép người dùng giải quyết trường hợp biến động khi chủ sử dụng đất có yêu cầu phân tách thửa đất thành nhiều phần khác nhau nhưng không thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng khác. Hình 3.29. Kết quả sau tách thửa - Gộp thửa: Cung cấp chức năng hỗ trợ thực hiện quy trình xử lý giao dịch biến động sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản có hợp thửa trên đất. - Cấp đổi giấy chứng nhận: Cung cấp chức năng cho phép người dùng giải quyết các biến động cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. - Thu hồi giấy chứng nhận: Ứng dụng cho phép người dùng giải quyết trường hợp biến động do thửa đất thuộc khu vực quy hoạch và có quyết định thu hồi đất. 68 - Xác nhận bổ sung: Cung cấp chức năng hỗ trợ thực hiện quy trình xử lý các xác nhận bổ sung lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm các mục: + Đính chính GCN; + Hạn chế GCN; + Chỉnh lý thông tin chủ; + Chỉnh lý thông tin thửa; + Chuyển mục đích sử dụng; + Chuyển MĐSD và tách thửa; + Thay đổi thời hạn sử dụng; 3.4.1.6. Sổ bộ địa chính (gồm sổ địa chính và sổ cấp giấy): Công việc báo cáo về công tác quản lý đất đai của từng đơn vị phải được báo cáo theo tháng, quý, năm. Phân hệ ”Sổ bộ địa chính” sẽ thực hiện công việc suất sổ địa chính và sổ cấp giấy phục vụ công tác báo cáo. Hình 3.30.Tạo sổ địa chính 69 3.4.1.7. Phân hệ quản trị Hệ thống CSDL đất đai tỉnh Bắc Kạn lưu trữ tập trung trong một cơ sở dữ liệu duy nhất và được quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật qua môi trường mạng Internet. Vì vậy vấn đề bảo mật, quản trị và phân quyền trên hệ thống, phân quyền truy suất là hết sức quan trọng. Trong hệ thống lập ra “Phân hệ quản tri”, phân hệ này gồm có các mục: - Quản trị người dùng: Chức năng cho phép Cán bộ QTHT quản trị tài khoản người dùng như thêm, sửa, xóa danh sách tài khoản người dùng và gán người dùng cho nhóm quyền đã được tạo sẵn. - Quản trị quyền: Chức năng này cho phép QTHT gán danh sách người dùng sử dụng quyền được chọn lựa. - Phân quyền chức năng: Chức năng cho phép cán bộ QTHT phân cho quyền nào được sử dụng chức năng trong hệ thống. - Quản trị danh mục: Chức năng cho phép Cán bộ QTHT quản trị các danh mục có trong hệ thống. - Theo dõi hệ thống: Chức năng cho phép Cán bộ QTHT quản lý được đơn vị, cán bộ nào truy nhập vào hệ thống, truy suất dữ liệu nào vào thời gian nào thực hiện nhiệm vụ gì. Toàn bộ những thay đổi mà người dùng được cấp phát đăng nhập đều được quản lý và thông báo cho quản trị theo thời gian truy nhập một cách đẩy đủ và chi tiết theo từng công đoạn. - Phân Quyền truy nhập theo đơn vị hành chí xã: Chức năng cho phép Cán bộ QTHT phân quyền cho cán bộ quản lý theo đơn vị hành chính xã. Sau khi được phân quyền, khi đăng nhập theo quyền vào hệ thống thông tin đất đai TMV.Lis theo tài khoản đã được cấp thì cán bộ địa chính xã đó chỉ thao tác được các công việc đã được phân quyền trên xã mình quản lý và sẽ không nhìn thấy các xã khác trên địa bàn huyện. - Quản Lý phôi giấy: Chức năng cho phép Cán bộ QTHT cấp mã phôi giấy và quản trị phôi giấy trên hệ thống cho từng đơn vị. Việc quản lý phôi 70 giấy trên hệ thống có thể biết là phôi giấy nào đã được sử dụng, chưa cấp hoặc bị hỏng đến từng phôi giấy. TMV.Lis cung cấp các dịch vụ đáp ứng các yêu cầu đề ra nhằm quản lý tốt về Tài nguyên và Môi trường về đất đai, trong đó việc thực hiện và quản lý tốt các nôi dung: Tra cứu thông tin nhanh; Đăng ký và quản lý biến động; Lưu trữ lịch sử thửa đất; Tra cứu, lập báo nhanh về sổ địa chính, sổ cấp giấy thống kê các loại đất; Quản lý phôi giấy; Quản trị phân quyền người dùng. 3.5. Kết quả đạt đƣợc và những thuận lợi khó khăn khi đƣa CSDL địa chính vào khai thác 3.5.1. Những kết quả đạt được - Trên việc thừa kế kết quả thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính xã đã xây dựng được bộ CSDL đất đai xã Vân Tùng theo đúng quy định về xây dựng dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phản ánh đúng thực trạng tại khu vực nghiên cứu mang tính pháp lý. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng cập nhập lên hệ thống CSDLĐĐ 108 tờ bản đồ địa chính, 01 bản đồ địa giới 364 xã Vân Tùng ,01 bản đồ điểm tọa độ quốc gia, 01 bản đồ điểm tọa độ địa chính, 01 bản đồ địa danh, 01 bản đồ chỉ giới quy hoạch, tổng số thửa đất 15.756 thửa đất, diện tích : 7.414.275,4m2, 02 sổ mục kê, 01 quyển sổ địa chính các tổ chức, 03 quyển sổ địa chính hộ gia đình và cá nhân, quết và cập nhập ảnh 8.128 giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính và thông tin thửa đất lên CSDL xã Vân Tùng. - Do xã hội phát triển, gắn với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam ngày càng mạnh, cơ sở hạ tầng mang tốc độ cao được phân bổ đến tỉnh, huyện, xã trên cả nước nói chung và Bắc Kạn nói riêng. Việc đó là tiền tố đầu tiên trong việc xây dựng CSDLĐĐ và vận hành trên mô 71 hình dữ liệu tập trung, được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây. Hệ thống CSDLĐĐ TMV.Lis ứng dụng phương pháp xây dụng và quản lý theo công nghệ mới, nhằm thúc đẩy việc quản lý đất đai trên toàn tỉnh Bắc Kạn một cách hiện đại theo kịp xu hướng mới về xây dựng, phát triển và khai thác dịch vụ CSDL trên nền tảng điện toán đám mây. - Phần mềm ứng dụng TMV.Lis cung cấp các dịch vụ giúp cho người quản lý thực hiện các công việc trên môi trường mạng như: Tra cứu thông tin nhanh, quản lý phôi giấy, quản trị phân quyền người dùng, in đơn cấp giấy, đăng ký biến động, in giấy chứng nhận, in các loại sổ trong hồ sơ địa chính, in ấn các loại báo cáo… một cách dễ dàng trên cả ba cấp xã, huyện, tỉnh. - Phần mềm cho phép người dùng xuất nhập một thửa đất, một mảnh bản đồ địa chính trong xã một cách đơn giản và nhanh chóng. 3.5.2. Những khó khăn, tồn tại - Đội ngũ chuyên môn còn thiếu và yếu, hạn chế về năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Trình độ dân trí của các hộ dân còn thấp nên chưa tự kê khai cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận được. - Do công tác chỉ đạo, đôn đốc và triển khai thực hiện cấp GCN, cấp đổi giấy của UBND các xã chưa thực sự quyết liệt, cũng như việc xây dựng CSDL huyện Ngân Sơn nói chung và CSDL đất đai xã Vân Tùng nói riêng. - Đây là lần đầu tiên quy trình được áp dụng ngoài thực tế, không tránh khỏi bỡ ngỡ khi sử dụng. - Mỗi quy trình từ khi thử nghiệm đến áp dụng thì cần nhiều thời gian thực nghiệm để cho thấy sự phù hợp với từng địa phương để có được quy trình hoàn thiện, loại bỏ những hạn chế và bổ sung những yếu tố cần thiết. * Khó khăn khi sử dụng phần mềm - Phần mềm TMV.Lis là phần mềm mới, có nhiều mô đun, cần có thời gian tập huấn, chuyển giao công nghệ và sử dụng trong thời gian dài để cán bộ có thể làm quen và sử dụng đúng chức năng của phần mềm. 72 - TMV.Lis cần bổ sung, cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật một cách kịp thời vào CSDL của phần mềm để các sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu pháp luật, tránh lỗi thời và đây cũng là khó khăn chính của sử dụng phần mềm vì không phải ai cũng cập nhật được mà chỉ có người cung cấp phần mềm có thể làm được. - Xã Vân Tùng nói riêng, huyện Ngân Sơn nói chung là địa phương miền núi, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, nhiều hạn chế, cán bộ công còn yếu về chuyên môn cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, chưa đồng bộ về con người và hệ thống, nên khi áp dụng quy trình cũng như sử dụng phần mềm TMV.Lis còn nhiều lúng túng, chưa đạt hiệu quả cao nhất. 3.5.3. Đề xuất giải pháp thực hiện - Đối với những xã đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính mới, mới đo đạc chỉnh lý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cần phải xây dựng ngay cơ sở dữ liệu địa chính số nhằm mục đích quản lý, xây dựng hệ thông tin đất đai được tốt hơn t. - Về Tài chính cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính dạng số, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cần có những quy định khác nhau về ngân sách cấp cho từng địa phương để kịp thời xây dựng đưa vào quản lý. Nâng cao năng lực cán bộ ở 3 cấp về công tác quản lý đất đai bằng phần mềm TMV.Lis để thấy được tầm quan trọng của nó đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cần có những quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm và quyền hạn các cấp đối với việc quản lý và xây dựng hồ sơ địa chính dạng số. 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Hệ thống dữ liệu địa chính là một công cụ quan trọng, trợ giúp quản lý Nhà nước về đất đai và các ngành có liên quan tới đất đai. Nhằm cung cấp các thông tin về thửa đất và các tài sản gắn liền với đất trong hệ thống theo quy định hiện hành sẽ hỗ trợ nhiều cho việc minh bạch hóa thông tin đất đai hay cũng như cung cấp một nguồn thông tin có giá trị pháp lý cho thị trường bất động sản. Đề tài đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh cho xã Vân Tùng bao gồm cơ sở dữ liệu không gian (108 tờ bản đồ địa chính, 01 bản đồ địa giới 364 xã Vân Tùng ,01 bản đồ điểm tọa độ quốc gia, 01 bản đồ điểm tọa độ địa chính, 01 bản đồ địa danh, 01 bản đồ chỉ giới quy hoạch) và thuộc tính. Trong đó (108 tờ bản đồ số có tổng số thửa đất 15.756 thửa đất, 02 sổ mục kê, 01 quyển sổ địa chính các tổ chức, 03 quyển sổ địa chính hộ gia đình và cá nhân, quết và cập nhập ảnh 8.128 giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính và thông tin thửa đất lên CSDL xã Vân Tùng). Hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn được đưa lên hệ thống quản lý trực tuyến, được cập nhập thường xuyên liên tục các thông tin biến động về đất đai. Hệ thống được kiểm nghiệm thực tế, Sở đã tiến hành bàn giao, tập huấn, vận hành và cấp quyền truy nhập vào hệ thống cho cán bộ xã Vân Tùng, VPĐKQSDĐ huyện Ngân Sơn sử dụng thử nghiệm trong vòng 03 tháng từ (1/7/2014 - 1/10/2014) bước đầu cho kết quả tốt. 74 2. Kiến nghị - Các nhà quản lý cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nội dung thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính để quản lý đất đai được tốt hơn. Cần có sự phối kết hợp giữa người sử dụng và đơn vị sản xuất phần mềm để luôn được hỗ trợ kịp thời trong những vấn đề thay đổi chính sách của Nhà nước về quản lý đất đai, cũng như luôn phát triển phần mềm ngày càng tiện lợi trong việc quản lý về đất đai 3 cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sở TN&MT Bắc Kạn nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho toàn huyện và đưa vào vận hành sớm nhất. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Trần Quốc Bình (2004), Tập bài giảng Hệ thống thông tin đất đai (LIS), ĐHKHTN-ĐHQGHN, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ Địa chính. 4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2007), Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, Hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ Địa chính. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư 55/2013/TT-BTNMT, Thành lập bản đồ địa chính. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Quy định về bản đồ địa chính. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư 04/2013/TT-BTNMT, Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. 8. Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn (2011), Hồ sơ đo đạc địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. 9. Thạc Bích Cường (2005), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội. 10. Đặng Văn Đa (2012), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Dân Tiến huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên, Luân văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 11. Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn (2009), Luận chứng KT – KT đo đạc bản đồ, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính khu đo 41 xã, thị trấn thuộc 06 huyện tỉnh Bắc Kạn. 76 12. Đỗ Thị Tài Thu (2011), Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Mã số 60 44 80. 13. Thái Thị Quỳnh Như (2007), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Luật đất đai năm 2003, luật 2013. 15. Trung tâm Viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội. 16. Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Hướng dẫn sử dụng phần mềm TMV.LIS2.0, Hà Nội. 17. UBND huyện Ngân Sơn, Báo cáo tình hình thực hiện Luật Đất đai năm 2003, báo cáo tình hình quản lý đất đai của huyện Ngân Sơn (2009, 2010, 2011,2012,2013 ). 18. Tổng cục Quản lý đất đai, Ký hiệu thành lập bản đồ địa chính năm 1999. 19. Đàm Xuân Vận (2009), Bài giảng cao học hệ thống thông tin địa lý, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 20. Đặng Hùng Võ (2008), Hệ thống hồ sơ địa chính điện tử, Hà Nội. [...]... độ chính xác thấp, đối với đất ở thì cấp theo số liệu tự khai báo Do vậy các tài liệu và hồ sơ địa chính đã có của các xã thuộc huyện Ngân Sơn không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai hiện nay Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nêu trên, học viên đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ... Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn nhằm thiết lập một hệ thống thông tin đất đai bền vững kết hợp công tác quản lý khai thác đi đôi với cập nhật biến động, giảm chi phí đo đạc, chỉnh lý biến động theo định kỳ 2 * Mục tiêu cụ thể - Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng - Thực trạng công tác quản lý đất đai xã Vân Tùng và hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng - Xây dựng. .. 3.16 Nhập dữ liệu không gian xã Vân Tùng 56 Hình 3.17 Nhập dữ liệu thuộc tính xã Vân Tùng 57 Hình 3.18 Nhập dữ liệu hồ sơ quét xã Vân Tùng 57 x Hình 3.19 Tích hợp dữ liệu hồ sơ quét xã Vân Tùng vào CSDL ban đầu 58 Hình 3.20 Kết quả sau tích hợp dữ liệu toàn xã Vân Tùng vào CSDL 58 Hình 3.21 Kết quả sau tích hợp dữ liệu xã Vân Tùng vào CSDL 59 Hình 3.22 Sơ đồ HTTTĐĐ tỉnh Bắc Kạn ... khai xây dựng CSDL địa chính xã Vân Tùng 45 Hình 3.3 Sơ đồ phân mảnh xã Vân Tùng 46 Hình 3.4 Kiểm tra tiếp biên từng tờ bản đồ địa chính xã Vân Tùng 47 Hình 3.5 108 tờ Bản đồ địa chính xã Vân Tùng tiếp biên 47 Hình 3.6 Kiểm tra Topo bản đồ địa chính xã Vân Tùng 48 Hình 3.7 Chuẩn các lớp thông tin bản đồ địa chính xã Vân Tùng 49 Hình 3.8 Chuẩn hóa các lớp thông tin bản đồ địa chính. .. dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã CSDL địa chính bao gồm dữ liệu BĐĐC và các dữ liệu thuộc tính địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau: + Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung thông tin của BĐĐC và dữ liệu thuộc tính địa chính theo... các lớp thông tin bản đồ địa chính xã Vân Tùng 49 Hình 3.9 Gộp không gian địa chính xã Vân Tùng 51 Hình 3.10 Xuất dữ liệu địa chính xã Vân Tùng sang Shape file 51 Hình 3.11 Kết quả sau sang Shape file 52 Hình 3.12 Suất dữ liệu địa chính xã Vân Tùng sang file*.xml 53 Hình 3.13 Kết quả sau xuất file*.xml xã Vân Tùng 51 Hình 3.14 Quy trình xây dựng hồ sơ quét 54 Hình 3.15... cộng đồng 1.2 Thành phần của CSDL địa chính 1.2.1 Bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính cơ sở: là bản đồ nền cơ bản để đo vẽ bổ sung thành BĐĐC BĐĐC cơ sở thành lập bằng các phương pháp đo vẽ có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa BĐĐC cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung mảnh bản đồ + Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo... trên hệ thống đã xây dựng các chức năng đáp ứng được các nhu cầu sau: Chuẩn hóa mô hình dữ liệu đất đai tương thích với các chuẩn dữ liệu ban hành (chuẩn dữ liệu địa chính của ISO và Việt Nam) theo mô hình quản lý tập trung trong phạm vi một tỉnh Tích hợp nền tảng CloudLIS Server cung cấp các dịch vụ sau: 21 + Dịch vụ dữ liệu địa chính: cung cấp các chức năng cập nhật, truy vấn, khai thác dữ liệu địa chính. .. quan trọng của hồ sơ địa chính đã được khẳng định Tuy nhiên thực trạng xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính của nước ta nói chung và của huyện Ngân Sơn nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập cần giải quyết Nhưng huyện Ngân Sơn chưa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy nên việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất vẫn dựa theo số liệu bản đồ giải thửa... sơ địa chính xã Vân Tùng - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng - Xây dựng quy trình khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trên một trường phần mềm TMV.Lis và môi trường Web - Kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn khi đưa CSDL địa chính vào khai thác 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tà và ứng dụng công nghệ mới vào quản lý đất đai cũng như ... tài: Xây dựng hệ thống sở liệu địa số xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn Mục tiêu đề tài *Mục tiêu tổng quát Xây dựng sở liệu địa xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn nhằm thiết lập hệ thống. .. kinh tế xã hội xã Vân Tùng 2.3.2 Thực trạng công tác quản lý đất đai xã Vân Tùng hệ thống hồ sơ địa xã Vân Tùng 2.3.3 Xây dựng sở liệu địa số xã Vân Tùng - Xây dựng sở liệu không gian số xã Vân Tùng;... kinh tế xã hội xã Vân Tùng - Thực trạng công tác quản lý đất đai xã Vân Tùng hệ thống hồ sơ địa xã Vân Tùng - Xây dựng sở liệu địa số xã Vân Tùng - Xây dựng quy trình khai thác sở liệu địa trường

Ngày đăng: 15/10/2015, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w