Xuất giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã vân tùng, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 84)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.3.xuất giải pháp thực hiện

- Đối với những xã đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính mới, mới đo đạc

chỉnh lý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cần phải xây dựng ngay cơ sở dữ liệu địa chính số nhằm mục đích quản lý, xây dựng hệ thông tin đất đai được tốt hơn t.

- Về Tài chính cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính dạng số,

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cần có những quy định khác nhau về ngân sách cấp cho từng địa phương để kịp thời xây dựng đưa vào quản lý.

Nâng cao năng lực cán bộ ở 3 cấp về công tác quản lý đất đai bằng phần mềm TMV.Lis để thấy được tầm quan trọng của nó đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.

- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cần có những quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm và quyền hạn các cấp đối với việc quản lý và xây dựng hồ sơ địa chính dạng số.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Hệ thống dữ liệu địa chính là một công cụ quan trọng, trợ giúp quản lý Nhà nước về đất đai và các ngành có liên quan tới đất đai. Nhằm cung cấp các thông tin về thửa đất và các tài sản gắn liền với đất trong hệ thống theo quy định hiện hành sẽ hỗ trợ nhiều cho việc minh bạch hóa thông tin đất đai hay cũng như cung cấp một nguồn thông tin có giá trị pháp lý cho thị trường bất động sản. Đề tài đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh cho xã Vân Tùng bao gồm cơ sở dữ liệu không gian (108 tờ bản đồ địa chính, 01 bản đồ địa giới 364 xã Vân Tùng ,01 bản đồ điểm tọa độ quốc gia, 01 bản đồ điểm tọa độ địa chính, 01 bản đồ địa danh, 01 bản đồ chỉ giới quy hoạch) và thuộc tính. Trong đó (108 tờ bản đồ số có tổng số thửa đất 15.756 thửa đất, 02 sổ mục kê, 01 quyển sổ địa chính các tổ chức, 03 quyển sổ địa chính hộ gia đình và cá nhân, quết và cập nhập ảnh 8.128 giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính và thông tin thửa đất lên CSDL xã Vân Tùng).

Hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn được đưa lên hệ thống quản lý trực tuyến, được cập nhập thường xuyên liên tục các thông tin biến động về đất đai.

Hệ thống được kiểm nghiệm thực tế, Sở đã tiến hành bàn giao, tập huấn, vận hành và cấp quyền truy nhập vào hệ thống cho cán bộ xã Vân Tùng, VPĐKQSDĐ huyện Ngân Sơn sử dụng thử nghiệm trong vòng 03 tháng từ (1/7/2014 - 1/10/2014) bước đầu cho kết quả tốt.

2. Kiến nghị

- Các nhà quản lý cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nội dung thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính để quản lý đất đai được tốt hơn. Cần có sự phối kết hợp giữa người sử dụng và đơn vị sản xuất phần mềm để luôn được hỗ trợ kịp thời trong những vấn đề thay đổi chính sách của Nhà nước về quản lý đất đai, cũng như luôn phát triển phần mềm ngày càng tiện lợi trong việc quản lý về đất đai 3 cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Sở TN&MT Bắc Kạn nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho toàn huyện và đưa vào vận hành sớm nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Trần Quốc Bình (2004), Tập bài giảng Hệ thống thông tin đất đai (LIS), ĐHKHTN-ĐHQGHN, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ Địa chính.

4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2007), Thông tư 09/2007/TT-BTNMT,

Hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ Địa chính.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư 55/2013/TT-BTNMT, Thành lập bản đồ địa chính.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Quy định về bản đồ địa chính.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư 04/2013/TT-BTNMT, Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

8. Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn (2011), Hồ sơ đo đạc địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

9. Thạc Bích Cường (2005), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

10. Đặng Văn Đa (2012), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Dân Tiến - huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên, Luân văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

11. Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn (2009), Luận chứng KT – KT đo đạc bản đồ, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính khu đo 41 xã, thị trấn thuộc 06 huyện tỉnh Bắc Kạn.

12. Đỗ Thị Tài Thu (2011), Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Mã số 60 44 80.

13. Thái Thị Quỳnh Như (2007), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Luật đất đai năm 2003, luật 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Trung tâm Viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội.

16. Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Hướng dẫn sử dụng phần mềm TMV.LIS2.0, Hà Nội. 17. UBND huyện Ngân Sơn, Báo cáo tình hình thực hiện Luật Đất đai năm

2003, báo cáo tình hình quản lý đất đai của huyện Ngân Sơn (2009, 2010, 2011,2012,2013 ).

18. Tổng cục Quản lý đất đai, Ký hiệu thành lập bản đồ địa chính năm 1999. 19. Đàm Xuân Vận (2009), Bài giảng cao học hệ thống thông tin địa lý,

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã vân tùng, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 84)