Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã vân tùng, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Phương pháp được sử dụng để điều tra, thu thập các tài liệu số liệu về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính. Thu thập các tài liệu, hồ sơ địa chính, giấy mua bán, chuyển nhượng cho tặng, giấy chứng nhận, các File bản đồ (DGN), lưới tọa độ, các file số liệu liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu huyện Ngân Sơn, xã Vân Tùng … để phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu. Những số liệu được lấy tại xã Vân Tùng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, Trung tâm Công Nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn.

2.4.2. Phƣơng pháp xây dựng và xử lý số liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đã thu thập tổng hợp số liệu theo quy chuẩn

Số liệu được xây dựng và sử dụng để phân tích tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra để đưa ra được những kết luận về thực trạng hồ sơ địa chính.

Sử dụng phần mềm để xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu thuộc tính và kết nối dữ liệu vào cơ sở dữ liệu CSDL tập trung:

+ Sử dụng phần mềm TMV.Map xử lý dữ liệu không gian; + Sử dụng phần mềm TMV.Cadas xử lý dữ liệu thuộc tính;

+ Sử dụng phần mềm TMV.Lis 2.0 kết nối dữ liệu không gian và thuộc tính vào cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính ban đầu.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Kết quả được sử dụng để lấy ý kiến các chuyên gia nhằm hoàn thiện hơn các kết luận, đánh giá và các đề xuất để hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu.

2.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu hóa dữ liệu

- Được sử dụng để thành lập BĐĐC, xây dựng CSDL địa chính số.

- Phương pháp thành lập bản đồ dùng để thành lập bản đồ địa chính từ dữ liệu sau khi đo đạc ngoài thực địa, ta tiến hành xử lý số liệu, nhập vào phần mềm MicroStation để biên vẽ, biên tập thành BĐĐC

- Phương pháp mô hình hóa dữ liệu dùng để xử lý những dữ liệu thu thập được, đo vẽ, chiết xuất từ phần mềm ta mô hình thành những bảng biểu, sổ bộ, sơ đồ thực hiện ...

2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế

- Phương pháp kiểm nghiệm thực tế được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế.

- Cách kiểm nghiệm được tiến hành như tách, nhập thử, tìm kiếm thông tin thửa đất theo tên chủ sử dụng, số thửa thuộc tờ bản đồ nào và mục đích sử dụng... cập nhập biến động. Kiểm tra cung cấp thông tin đất đai, tích hợp dữ liệu, biên tập dữ liệu không gian, kiểm tra phần quản trị hệ thống, kiểm nghiệm việc quản lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, việc đăng ký biến động, đăng ký cấp giấy và kiểm nghiệm quản lý hồ sơ gốc… trên môi trường phần mềm TMV.LIS và trên môi trường Web.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Vân Tùng là trung tâm huyện Ngân Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 5.110,00 ha, chiếm 7,91% diện tích tự nhiên toàn huyện;

- Phía Bắc giáp xã Cốc Đán, Thượng Ân huyện Ngân Sơn. - Phía Đông giáp xã Đức Vân huyện Ngân Sơn.

- Phía Nam giáp xã Thượng Quan huyện Ngân Sơn.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình xã Vân Tùng chủ yếu là núi đồi và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau:

Địa hình núi cao trung bình từ 450 – 1000 m, riêng dãy núi phía Tây giáp thị trấn Nà Phặc cao từ 1000 - 1200 m và đồi thoải xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng nhỏ hẹp;

Vùng núi diện tích chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi nhỏ hẹp dọc theo hệ thống sông suối.

3.1.1.3. Khí hậu

Vân Tùng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu gần chung với tỉnh Bắc Kạn cụ thể như sau:

* Nhiệt độ

Có nền nhiệt độ không cao, nhiệt độ trung bình hàng năm 22o

C; Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 32,2 - 32,5o

C (tháng 6, tháng 7); Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 11,6 - 12,5o

C (tháng 12, tháng 1); Tổng tích ôn trong năm 7800-8000oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm 7-13o

C.

* Chế độ mưa, độ ẩm không khí, lượng bốc hơi

Gió mùa đã gây ra hiện tượng mưa mùa và phân hoá theo không gian. Lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh bình quân khoảng 1.510 mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 75-80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 25% lượng mưa cả năm.

Số ngày mưa trung bình không cao (khoảng 134 ngày). Tần suất những trận mưa lớn trên 200 mm trong 24 giờ, có trong các tháng 6,7. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 (346 mm), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 (< 20 mm/tháng).

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (84%), ngay trong những tháng khô hanh nhất (tháng 12, 1, 2) độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên 82%.

Thời kỳ có độ ẩm cao nhất thường xẩy ra vào những tháng mùa mưa, độ ẩm không khí rất lớn thường trên 85%.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm ở Bắc Kạn khoảng 735,3 mm. Trong mùa mưa, do độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm, đối chiếu với lượng mưa, lượng bốc hơi chiếm khoảng 1/4 đến 1/2.

Về mùa khô hanh, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng này lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xẩy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

* Gió

- Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa.

Gió mùa Đông Bắc: về mùa đông do vùng ôn đới lạnh giá tạo nên các áp lực cao lục địa, các áp lực cao lạnh này di chuyển xuống phía Nam hoặc Đông Nam lục địa Trung Quốc, rìa phía Nam của nó lấn xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông Bắc.

Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Bắc Kạn từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ 4-6oC so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mạ và lúa chiêm xuân.

Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 kèm theo mưa dông, đôi khi xuất hiện lốc xoáy gây thiệt hại cho hoa màu, nhà cửa.

Gió Tây Nam: gió Tây Nam xuất hiện trong tháng 5, tốc độ gió trung bình 25-30m/s. Gió Tây Nam thổi mạnh làm cho nước bị bốc hơi nhanh, cây cối khô héo, giảm năng suất, tích luỹ sắt nhôm, pH giảm, gây thoái hoá đất.

Nhìn chung khí hậu của xã với nền nhiệt cao ổn định, lượng mưa khá lớn khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của xã. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, lượng mưa tập trung theo mùa và bão gió gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Mạng lưới sông ngòi của xã gồm suối Vân Tùng chảy theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam và một số các sông, suối nhỏ khác. Do sự phức tạp của địa hình và đều bắt nguồn từ khu vực địa hình cao có độ dốc lớn nên chế độ thuỷ văn của các sông, suối địa bàn xã đều phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Các tháng mùa mưa, nước các sông tập trung nhanh gây lũ xói lở khu vực ven sông.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên.

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai của xã được chia thành 3 loại chính:

- Đất phù sa ngòi, suối: Phân bố ven suối, đất thường có địa hình không bằng phẳng do tốc độ dòng chảy lớn, sản phẩm phù sa thô hơn vùng hạ lưu nên đất thường có thành phần cơ giới nhẹ lẫn nhiều sỏi sạn và các sản phẩm hữu cơ khác

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Được hình thành trên đá phiến sét, địa hình dốc, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, có màu đỏ vàng chủ đạo. Đất có phản ứng chua; tổng lượng cation kiềm trao đổi tầng mặt trung bình; dung tích hấp thu CEC tầng mặt khá; các tầng dưới trung bình thấp; độ

bão hoà bazơ thấp. Sắt di động thấp, nhôm di động không có. Hàm lượng chất hữu cơ tầng 1 và tầng 2 giàu; lân tổng số khá, kali tổng số giàu, lân dễ tiêu nghèo. Kali dễ tiêu tầng mặt trung bình, các tầng dưới rất nghèo.

- Đất mùn vàng đỏ trên núi: đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau ở độ cao trên 900m, phân bố trên địa hình đồi núi cao. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá cao, giảm dần theo chiều sâu, màu đất chuyển dần từ xám sẫm sang nâu sẫm và nâu vàng, mối liên hệ giữa chất hữu cơ và các cation trao đổi chặt hơn, hầu như không xuất hiện kết von đá ong, mức độ phong hoá feralit của đất và mẫu chất giảm nên tầng đất thường mỏng hơn đất đỏ vàng cùng đá mẹ. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng (phụ thuộc vào đá mẹ), phản ứng của đất khá chua pHKCl, tổng lượng cation kiềm trao đổi từ rất thấp đến trung bình, dung tích hấp thu CEC từ trung bình đến khá, sắt và nhôm di động ở mức thấp. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt rất giàu, tầng 2 khá. Lân và kali tổng số trung bình đến khá, lân và kali dễ tiêu đều nghèo.

Nhìn chung đất đai của xã khá thuận lợi cho phát triển các cây trồng lương thực và các cây màu công nghiệp.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

* Nước mặt

Nguồn nước mặt của xã được cung cấp từ hệ thống sông, suối trên địa bàn xã và lượng mưa hàng năm. Chất lượng nguồn nước mặt tốt, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do phần lớn các sông chảy qua địa bàn đều ngắn dốc, chế độ nước phụ thuộc vào lượng mưa, mùa mưa lượng mưa lớn, nguồn nước ngọt dồi dào. Các tháng mùa khô mực nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Nước ngầm

Tài nguyên nước ngầm ở Vân Tùng chưa được khảo sát đánh giá đầy đủ, song qua thực tế khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm khá phong phú đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Xã Vân Tùng có nhiều loại thực phủ, diện tích đất rừng chiếm tỷ lệ khá cao, từ 75 đến 80% trong tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tạp, cây tán lá rộng; rừng trồng chiếm khoảng 7 đến 8% chủ yếu là rừng thông, keo… Những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75 – 85%.

Ngoài ra còn có các loại cây ăn quả như vải, mận, nhãn và một số loại cây ăn quả khác. Các khu dân cư nằm sát khu vực đồi thấp, thực phủ có rậm rạp hơn nhưng chủ yếu là loại cây trồng có tính chất ngắn ngày để khai thác như tre, vầu, bạch đàn …

3.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay chưa có số liệu điều tra khảo sát cụ thể nhưng trên địa bàn xã Vân Tùng có một số loại khoáng sản có giá trị trong khai thác như đá xây dựng, cát, sỏi... có thể khai thác cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Vân Tùng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mông, Sán Chỉ. Sự giao thoa của các nét văn hoá đặc thù của dân tộc đã tạo nên những nét văn hoá giàu bản sắc. Đây là cơ sở quan trọng để xã đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Vân Tùng

3.1.3.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế của xã đã có bước phát triển nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.

3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua khu vực kinh tế nông nghiệp của xã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp dần chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành lâm nghiệp và chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt; nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng mang lại thu nhập cho người lao động.

-Trồng trọt:

Trong những năm qua nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên ngành trồng trọt vẫn đạt mức tăng trưởng cao, ổn định. Năm 2010, diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 305,5 ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 1.222 tấn. Bình quân lương thực theo đầu người đạt 367 kg/người.

Diện tích nhóm cây màu và công nghiệp hàng năm có 102,82 ha chủ yếu là diện tích đất trồng đậu lạc, đây là mô hình phù hợp với khu vực có độ dốc thấp nhưng không chủ động về nguồn nước.

- Chăn nuôi:

Tuy được chú trọng phát triển nhưng chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình theo hướng tận dụng các sản phẩm phụ từ nông nghiệp. Số lượng đàn gia súc, gia cầm cũng như giá trị sản xuất ngành chăn nuôi diễn biến thất thường phụ thuộc vào giá cả thị trường và tác động của dịch bệnh. Năm 2010, tổng đàn gia súc của xã có 3.625 con, trong đó: Đàn trâu, bò có 1.647 con, đàn lợn có 1.978 con. Tổng đàn gia cầm có 8.044 con.

*Thuỷ sản:

Tiềm năng phát triển thuỷ sản của xã không lớn chủ yếu là tận dụng nuôi thả trên diện tích 1,48 ha đất có mặt nước trên địa bàn.

3.1.3.3. Khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ * Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, quy mô nhỏ chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ của hộ gia đình cá nhân tập trung vào các lĩnh vực như ngành nghề truyền thống, xay xát, rèn, mộc, sửa chữa nông cụ... thu hút gần trăm lao động của xã góp phần giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, nâng cao đời sống của nhân dân.

Xây dựng cơ bản được các cấp các ngành, các tổ chức quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân như giao thông, điện, bưu chính viễn thông, y tế, trường học.

* Thương mại, dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của xã phát triển khá nhanh trong những năm qua với nhiều loại hình dịch vụ phong phú và đa dạng. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ tập trung ở khu vực ven Quốc lộ 3. Dịch

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính số xã vân tùng, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)