3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng Huyện Ngân Sơn
3.3.1. Quy trình kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Vân Tùng
3.3.1.1. Các bước triển khai xây dựng CSDL địa chính xã Vân Tùng
3.3.1.2. Quy trình thi công xây dựng CSDL xã Vân Tùng
3.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian trên phần mềm TMV.MAP
Trong quá trình xây dựng bản đồ địa chính xã Vân Tùng:
+ Bản đồ địa chính xã Vân Tùng được thành lập ở hệ tọa độ quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (*.dgn) và hệ tọa độ VN2000.
Đo vẽ chi tiết tuân theo Quy phạm thành lập BĐĐC theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ TN&MT.
Sau khi tiến hành phân mảnh, kết quả phân mảnh là 108 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1.000 theo định danh file.dgn.
Bƣớc 1:
Tiếp biên lại các tờ bản đồ trong xã về mặt hình học giữa các tờ bản đồ cùng tỷ lệ 1/1000 xã Vân Tùng, kiểm tra tránh chồng lấn các thửa đất đảm bảo độ chính xác.
Nếu sau kiểm tra thấy có báo lỗi tiến hành sửa các lỗi và chạy kiểm tra lại cho đến khi hết báo lỗi.
Hình 3.4. Kiểm tra tiếp biên từng tờ bản đồ địa chính xã Vân Tùng
Bƣớc 2:
Kiểm tra Topo từng tờ bản đồ: Việc dùng công cụ Kiểm tra Topo trong TMV.MAP nhằm kiểm tra tờ bản đồ đó đã được tạo Topo hay chưa, đã được gán các thông tin chưa và kiểm tra tổng số thửa, tổng diện tích các thửa trong từng tờ bản đồ.
Hình 3.6. Kiểm tra Topo bản đồ địa chính xã Vân Tùng
Bƣớc 3 và bƣớc 4:
Chuẩn các lớp thông tin theo quy định theo đúng bảng phụ lục 18 Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi kiểm tra và chuẩn hóa các lớp (Level trong MicroStation) theo đúng quy định, ta tiến hành tiếp các bước: Chuẩn lớp ranh giới thửa đất; đường bờ, địa giới; ranh giới giữa đất chưa sử dụng với các loại đất khác, ranh giới thửa đất theo quy định.
Hình 3.7. Chuẩn các lớp thông tin bản đồ địa chính xã Vân Tùng
Bƣớc 5:
Chạy lại Topo cho lớp ranh giới thửa đất từng tờ bản đồ địa chính xã Vân Tùng (leve 10, lưu thông tin cũ) nhằm cập nhập thông tin sau khi rà soát và chỉnh lớp theo quy định nhưng giữ lại các thông tin cũ trong thuộc tính của bản đồ, đối soát số tổng thửa đã được chạy Topo mới và đối soát hai chiều với thông tin CSDL thuộc tính của tờ bản đồ được xử lý, cập nhập trên TMV.Cadas.
Bƣớc 6:
Tạo lớp không gian thuộc tính theo từng loại ranh giới (ưu tiên Level 14 sau đó đến Level 10).
Bƣớc 7:
Gán các lớp không gian thuộc tính:
Mã xã, số hiệu bản đồ, số hiệu thửa đất gán cùng một giá trị. Các thông tin khác gán từ tệp văn bản các thông tin thu thập được sau thành lập bản đồ và chỉnh lý bản đồ và hồ sơ địa chính do Phòng TN&MT cấp huyện và Phòng TN&MT cấp tỉnh cung cấp.
Kết quả: Nhằm cập nhập thông tin biến động thửa đất, về không gian và thuộc tính thửa đất. Đối soát hai chiều với thông tin CSDL thuộc tính của tờ bản đồ được xử lý, cập nhập trên TMV.Cadas.
Bƣớc 8:
Ghép file tổng thể để gán code các loại ranh giới gồm (thửa đất, sông suối, giao thông, địa giới…) sau khi tiến hành các bước cho từng thửa đất đối với 108 tờ bản đồ của xã Vân Tùng.
Bước này ta tổng hợp ghép 108 file*.dgn tổng thể để gán code các loại ranh giới nhằm suất dữ liệu ra Shape file.
Hình 3.9. Gộp không gian địa chính xã Vân Tùng
Bƣớc 9:
Xuất ra Shape file: Sau khi đã kiểm tra và tiến hành các bước đúng quy định và đảm bảo dữ liệu không có lỗi, ta tiến hành suất dữ liệu không gian từ định dạng file*.dgn sang Shape file (file*.shp).
Hình 3.11. Kết quả sau sang Shape file
Kết quả: tất cả 108 mảnh bản đồ đã được gộp và suất sang Shape file. Đến đây hoàn thiện quá trình thực hiện xây dựng CSDL không gian xã Vân Tùng.