3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Giới thiệu
TMV.Lis là phần mềm nằm trong Bộ phần mềm xây dựng dữ liệu địa chính được eKGIS phát triển và triển khai áp dụng từ năm 2003, qua thực tiễn sử dụng TMV.Lis đã chứng minh là công cụ phần mềm hiệu quả phục vụ công tác kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại Việt Nam.
Phần mềm được xây dựng trên nền tảng các quy định của nhà nước như: - Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02 tháng 08 năm 2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đặc biệt là sau khi Bộ Tài nguyên ban hành chuẩn dữ liệu địa chính theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2010, đã tiến hành việc nghiên cứu, nâng cấp, bổ sung thêm các tính năng mới hỗ trợ việc xây dựng dữ liệu địa chính trong quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
Trên cơ sở nâng cấp phần mềm quản lý đất đai theo mô hình desktop hiện có như ViLIS, eLIS, gLIS để tạo ra một hệ thống quản lý đất đai đa mục tiêu không những phục vụ cho ngành Quản lý đất đai, quản lý đô thị mà còn phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực, trên mô hình dữ liệu tập trung, được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây. Với tham vọng trên hệ thống đã xây dựng các chức năng đáp ứng được các nhu cầu sau:
Chuẩn hóa mô hình dữ liệu đất đai tương thích với các chuẩn dữ liệu ban hành (chuẩn dữ liệu địa chính của ISO và Việt Nam) theo mô hình quản lý tập trung trong phạm vi một tỉnh.
+ Dịch vụ dữ liệu địa chính: cung cấp các chức năng cập nhật, truy vấn, khai thác dữ liệu địa chính.
+ Dịch vụ bản đồ địa chính: Cung cấp các loại bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giá đất, …
+ Dịch vụ thống kê đất đai: Cung cấp các dịch vụ tạo các loại báo biểu: thống kê diện tích đất đai, kiểm kê diện tích đất đai, sổ bộ địa chính, …
+ Dịch vụ chỉnh lý biến động: quản lý quy trình cập nhật chỉnh lý biến động.
+ Dịch vụ đăng kí đất đai.
Hình 1.4. Hệ thống thông tin đất đai 1.4.2. Với TMV.Lis 2.0 các tỉnh/thành phố có thể
- Thiết lập được cơ sở dữ liệu đất đai duy nhất của tỉnh/thành phố theo mô hình tập trung từ các nguồn dữ liệu bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính hiện có.
- Thiết lập hệ thống thông tin đất đai theo mô hình tập trung đáp ứng nhu cầu về nghiệp vụ đăng ký đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau như: người dân, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu sử dụng thông tin đất đai, lãnh đạo tỉnh/thành phố, ... [16]
1.4.3. Các đặc điểm nổi bật của TMV.Lis 2.0:
- Được phát triển trên nền tảng công nghệ web, bản đồ web HTML5. Cho phép truy cập và sử dụng hầu hết các ứng dụng đất đai trên trình duyệt Web.
- Được thiết kế và triển khai theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) - Được thiết kế “mở” sao cho có thể phát triển mở rộng các ứng dụng quản lý đất đai sau này.
- Được thiết kế nhằm cung cấp các cơ chế cho phép các hệ thống khác có thể tích hợp, cập nhật, sử dụng thông tin đất đai một cách dễ dàng.
- Hỗ trợ triển khai theo mô hình điện toán đám mây
- Không mất chi phí mua bản quyền phần mềm GIS thương mại. [16]
Hình 1.5 . Hệ thống thông tin đất đai
1.5 Các mô hình triển khai HTTTĐĐ
Theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai, CSDL đất đai tại các tỉnh có thể được triển khai theo mô hình tập trung hoặc theo mô hình phân tán.
1.5.1. Mô hình tập trung Cấp TW Cấp TW Cấp huyện VPĐKQSDĐ CẤP TỈNH Internet UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân Cấp tỉnh CSDL cấp TW CSDLĐC cấp Tỉnh (dữ liệu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)
VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN
Hình 1.6. Mô hình CSDL tập trung trong một CSDL duy nhất
Với mô hình tập trung, CSDL địa chính trong phạm vi mỗi tỉnh sẽ được tập trung toàn bộ tại cấp tỉnh (toàn bộ dữ liệu địa chính trong tỉnh sẽ được tập trung trong một cơ sở dữ liệu duy nhất); được quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật tập trung tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp tỉnh truy cập vào CSDL địa chính cấp tỉnh thông qua mạng LAN hoặc mạng WAN tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa VPĐKQSDĐ cấp tỉnh với nơi đặt thiết bị vận hành (một số địa phương cài đặt hệ thống tại Trung tâm Thông tin của Sở TNMT nên có thể phải dùng cáp quang để kết nối từ VPĐKQSDĐ cấp tỉnh đến Trung tâm Thông tin của Sở TNMT để tác nghiệp).
Các VPĐKQSDĐ cấp huyện, thông qua hạ tầng mạng (WAN/Internet) sẽ truy xuất trực tiếp vào CSDL này để tác nghiệp đối với dữ liệu thuộc thẩm quyền. Các dịch vụ công, các thông tin chia sẻ với các ngành khác, phục vụ
nhu cầu tra cứu thông tin của người dân và tổ chức được thực hiện thông qua cổng thông tin đất đai cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan khác có liên quan truy cập vào CSDL địa chính cấp tỉnh để khai thác thông tin.
1.5.2. Mô hình phân tán Cấp TW Cấp TW Cấp huyện VPĐKQSDĐ CẤP TỈNH CSDL Huyện A Huyện BCSDL Internet Cấp xã Cấp tỉnh CSDL cấp TW CSDLĐC cấp Tỉnh (dữ liệu cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) VPĐKQSDĐ CẤP HUYỆN Hình 1.7. Mô hình phân tán
Với mô hình phân tán CSDL địa chính được xây dựng và quản lý tại các huyện và được đồng bộ định kỳ với CSDL địa chính cấp tỉnh. Tại VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và từng VPĐKQSDĐ cấp huyện sẽ cài đặt một hệ thống độc lập gồm thiết bị máy chủ, thiết bị lưu trữ, hệ quản trị CSDL, HTTTĐĐ để vận hành.
1.6. Một số nghiên cứu về cơ sở dữ liệu địa chính số
Để bảo đảm việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộc tính về chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, các nhà nghiên cứu, quản lý và sản xuất tại Trung ương và địa phương đã kế thừa thành tựu của các hãng
phần mềm lớn trên thế giới cho ra đời hàng loạt phần mềm nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số như: FAMIS & CaDDB, CICAD& CIDATA, CILIS, PLIS và sau này là ELIS, VILIS, eKLIS, VNLIS, TMV.LIS...
Hiện nay, 3 phần mềm: phần mềm TMV.LIS, phần mềm VILIS và phần mềm ELIS được Bộ Tài nguyên & Môi trường cho phép áp dụng để thiết lập hệ thống thông tin đất đai trên phạm vi toàn quốc. [16]
* Đối với phần mềm VILIS
Ngày 14/02/2007, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (Vilis) tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các địa phương. Vilis là một phần mềm chuyên ngành tương đối toàn diện cho mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý đất đai ở nước ta. Mục tiêu tổng quát là tạo ra một môi trường làm việc hiện đại cho các mặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ phục vụ nhu cầu khai thác thông tin đất đai toàn xã hội.
Vilis cung cấp Mô hình quản lý thông tin thửa đất đầy đủ những công cụ, chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý đất đai với hai hệ thống sử dụng là:
- Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính; - Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai.
Trên cơ sở hai hệ thống quản lý, Vilis được xây dựng bao gồm nhiều modul, mỗi modul bao gồm các chức năng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai:
- Modul quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật .v.v;
Các modul của Vilis đã cung cấp các chức năng giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý. Vilis liên tục được nâng cấp, cập nhật theo kịp các quy định mới trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay).[15]
* Đối với phần mềm ELIS
Thực hiện Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA/ Chương trình) - Chương trình hợp tác gữa Chính phủ Thuỵ Điển và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2004-2009, chuyên đề Hệ thống thông tin đất đai và môi trường (ELIS) đã được Ban quản lý chương trình SEMLA Tỉnh giao cho đơn vị thực hiện (3 tỉnh trong dự án Hà Giang, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong kế hoạch hàng năm của Dự án, Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thiết kế và tích hợp cơ sở dữ liệu thiết yếu về đất đai, môi trường cho một số vùng trọng điểm trên địa bàn Tỉnh, tạo nền cơ sở dữ liệu để tiếp nhận và xây dựng CSDL theo mô hình dữ liệu thống nhất của ELIS do nhóm ELIS Trung ương xây dựng.
Hệ thống ELIS giúp Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai ... thông qua hệ thống máy tính. Ngoài ra, hệ thống ELIS còn cung cấp tiến trình xử lý hồ sơ cho người dân. Điểm nổi bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu đã qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các hồ sơ.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thông tin về đất đai và các văn bản liên quan đến đất đai tại xã Vân Tùng, xây dựng hệ thống thông tin đất đai số ba cấp: cấp tỉnh , cấp huyện, cấp xã.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu xây dựng hồ sơ địa chính xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn tập trung hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho 01 xã (xã Vân Tùng) đưa vào phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Ngân Sơn.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Vân Tùng, VPĐKQSDĐ huyện Ngân Sơn, VPĐKQSDĐ tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn.
2.2.2. Thời gian
Đề tài được tiến hành trong thời gian từ 10/2013- 9/2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai xã Vân Tùng và hệ thống hồ sơ địa chính xã Vân Tùng địa chính xã Vân Tùng
2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Vân Tùng
- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian số xã Vân Tùng; - Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính xã Vân Tùng;
2.3.4. Xây dựng quy trình khai thác cơ sở dữ liệu địa chính trên một trường phần mềm TMV.Lis và môi trường Web. phần mềm TMV.Lis và môi trường Web. phần mềm TMV.Lis và môi trường Web.
2.3.4.1. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin đất đai theo mô hình tập trung tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn. tập trung tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn.
Phương pháp tích hợp, quản lý cơ sở dữ liệu trên môi trường TMV.Lis 2.0 vào hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung cấp tỉnh (cơ sở dữ liệu đất đai chung của tỉnh Bắc Kạn).
2.3.4.2. Phương pháp quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu trên môi trường TMV.Lis và Web phục vụ quản lí đất đai.
2.3.5. Kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn khi đưa CSDL địa chính vào khai thác chính vào khai thác chính vào khai thác
- Phương pháp quản lý và khai thác trên nền Web được thiết kế và triển khai theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (SOA).
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Phương pháp được sử dụng để điều tra, thu thập các tài liệu số liệu về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính. Thu thập các tài liệu, hồ sơ địa chính, giấy mua bán, chuyển nhượng cho tặng, giấy chứng nhận, các File bản đồ (DGN), lưới tọa độ, các file số liệu liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu huyện Ngân Sơn, xã Vân Tùng … để phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu. Những số liệu được lấy tại xã Vân Tùng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, Trung tâm Công Nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn.
2.4.2. Phƣơng pháp xây dựng và xử lý số liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đã thu thập tổng hợp số liệu theo quy chuẩn
Số liệu được xây dựng và sử dụng để phân tích tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra để đưa ra được những kết luận về thực trạng hồ sơ địa chính.
Sử dụng phần mềm để xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu thuộc tính và kết nối dữ liệu vào cơ sở dữ liệu CSDL tập trung:
+ Sử dụng phần mềm TMV.Map xử lý dữ liệu không gian; + Sử dụng phần mềm TMV.Cadas xử lý dữ liệu thuộc tính;
+ Sử dụng phần mềm TMV.Lis 2.0 kết nối dữ liệu không gian và thuộc tính vào cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính ban đầu.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Kết quả được sử dụng để lấy ý kiến các chuyên gia nhằm hoàn thiện hơn các kết luận, đánh giá và các đề xuất để hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu.
2.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu hóa dữ liệu
- Được sử dụng để thành lập BĐĐC, xây dựng CSDL địa chính số.
- Phương pháp thành lập bản đồ dùng để thành lập bản đồ địa chính từ dữ liệu sau khi đo đạc ngoài thực địa, ta tiến hành xử lý số liệu, nhập vào phần mềm MicroStation để biên vẽ, biên tập thành BĐĐC
- Phương pháp mô hình hóa dữ liệu dùng để xử lý những dữ liệu thu thập được, đo vẽ, chiết xuất từ phần mềm ta mô hình thành những bảng biểu, sổ bộ, sơ đồ thực hiện ...
2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế
- Phương pháp kiểm nghiệm thực tế được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế.
- Cách kiểm nghiệm được tiến hành như tách, nhập thử, tìm kiếm thông tin thửa đất theo tên chủ sử dụng, số thửa thuộc tờ bản đồ nào và mục đích sử dụng... cập nhập biến động. Kiểm tra cung cấp thông tin đất đai, tích hợp dữ liệu, biên tập dữ liệu không gian, kiểm tra phần quản trị hệ thống, kiểm nghiệm việc quản lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, việc đăng ký biến động, đăng ký cấp giấy và kiểm nghiệm quản lý hồ sơ gốc… trên môi trường phần mềm TMV.LIS và trên môi trường Web.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội xã Vân Tùng