Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)
Trang 1-
PHAN PHI LONG
Tên đề tài:
“XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ CƠ
SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ YÊN TRẠCH, HUYỆN PHÚ
LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Quản lí đất đai
Thái Nguyên - 2016
Trang 2-
PHAN PHI LONG
Tên đề tài:
“XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ CƠ
SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ YÊN TRẠCH, HUYỆN PHÚ
LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Quản lí đất đai
Trang 3Để báo cáo đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới thầy cô khoa Quản lý tài nguyên – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất Với sự quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình của thầy cô, sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các bạn, đến nay em đã
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp chuyên đề: “Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng
sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên”
Để có được kết quả này em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới thầy giáo PGS.TS: Phan Đình Binh đã quan tâm giúp đỡ, vạch kế hoạch
hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp trong thời gian qua
Cùng với đó là sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô khoa quản lí tài nguyên trong thời gian em thực tập tại khoa và thực hiện công tác kiểm kê năm 2015
Không thể không nhắc đến sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân xã Yên Trạch tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có đủ điều kiện hoàn thành kết quả thực tập
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý kiến thức của mình, phục vụ tốt công tác thực tế sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm2016
Sinh viên thực hiện
Phan Phi Long
Trang 4Bảng 4.1: Kết quả các khoanh đất đã xây dựng 37 Bảng 4.2 Thống kê tổng diện tích đất tự nhiên 38 Bảng 4.3: Thống kê biến động đất đai 41
Trang 5Hình 4.1 Sơ đồ vị trí của xã Yên Trạch trong Huyện Phú Lương 20
Hình 4.2 Khoanh vẽ trên bản đồ địa chính 34
Hình 4.3 Chỉnh lý, cập nhật biến động trên bản đồ địa chính 35
Hình 4.4 Bản đồ đã tạo khoanh đất sau khi ghép từ bản đồ địa chính 35
Hình 4.5 Bản đồ kết quả điều tra của xã Yên Trạch 36
Hình 4.6 Một phần bản đồ kết quả điều tra 36
Hình 4.7 Xuất các biểu số liệu kiểm kê từ bản đồ kết quả điều tra 42
Hình 4.8 Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ kết quả điều tra 42
Hình 4.9 Biên tập các đối tượng trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 43
Hình 4.10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 hoàn chỉnh 43
Trang 6QH : Quốc hội NĐ-CP : Nghị định –chính phủ BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
Trang 7PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu của đề tài 3
1.2.1.Mục tiêu tổng quát của đề tài 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài 3
1.3 Yêu cầu, ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1.Cơ sở lí luận 4
2.1.2.Cơ sở pháp lý 4
2.2 Các phần mềm ứng dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất 6
2.2.1.Phần mềm Microstation v.8i 6
2.2.2 Phần mềm gCadas 7
2.2.3 Một số quy định về kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 8
2.2.4 Quy định về thời gian và sản phẩm của kết quả kiểm kê đất đai 10
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16
3.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.1.3 Nội dung nghiên cứu 16
3.1.4 Phương pháp nghiên cứu 17
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Yên Trạch 20
Trang 84.2.Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính 34
4.2.1.Điều tra, khoanh vẽ, xác định trên thực địa 34
4.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian 35
4.2.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 36
4.2.4 Hoàn thiện hệ thống bảng biểu kết quả điều tra 41
4.2.5 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoàn chỉnh 42
4.2.6 Thuận lợi khó khăn, trong việc thực hiện thống kê, kiểm kê thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Yên Trạch 44
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Trang 9PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013, công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Làm
cơ sở đánh giá chính xác thực trạng tình hình sử dụng đất đai của địa phương tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014; Đánh giá tình hình quản lý đất đai trong
5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; Làm cơ sở cho việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2016-2020; Ngoài ra, kiểm kê đất đai còn cung cấp thông tin phục vụ cho việc theo dõi, giám sát, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất của từng địa phương theo quy định của Luật đất đai năm 2013
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ Việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực trắc địa bản đồ đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu truy cập, xử lý thông tin Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thao tác thủ công lạc hậu trước đây
Từ bản dữ liệu tổng hợp được qua công tác kiểm kê phải thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất để là cơ sở, công cụ cho việc quản lí sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương Tạo ra
sự thuận lợi cho cán bộ quản lí và người sử dụng ở địa phương Làm nguồn
Trang 10dữ liệu chính xác, có độ tin cậy cao để xây dựng lên cơ sở dữ liệu hiện trạng
sử dụng đất của quốc gia
Để phục vụ tốt công tác kiểm kê, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất trên toàn quốc Bộ Tài nguyên
& Môi trường đã quy định sử dụng một số phần mềm mới có tính ứng dụng và hiệu quả cao trong công tác kiểm kê và thành lập bản đồ hiện trạng đó như phần mềm gCadas, tk online Các phần mềm này đã thể hiện rõ tính vượt trội so với các phần mềm trước đó, phù hợp với yêu cầu của kỳ kiểm kê này
MicroStationV8i là phần mềm CAD nổi tiếng của tập đoàn Bentley Nổi bật với các tính năng để tạo, quản trị và xuất bản nội dung thuộc các lĩnh vực kiến trúc, công nghiệp, xây dựng, quản lý đất đai MicroStationV8i là phiên bản mới nhất được công bố, hỗ trợ toàn diện tất cả các định dạng CAD chuẩn hiện nay là DWG của AutoCAD và DGN của Microstation
gCadas là một phần mềm duy nhất trên MicroStationV8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng kí cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nhằm xây dựng được cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác và có tính ứng dụng cao nhất Để công tác quản
lý đất đai ở địa phương đạt hiệu quả cao và đúng Pháp luật phục vụ tốt cho việc tổng kiểm kê đất đai 2015 và định hướng sử dụng đất giai đoạn 2015 –
2020 Được sự nhất trí của Nhà Trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài
nguyên và dưới sự hương dẫn của thầy giáo PGS.TS Phan Đình Binh tôi đã
lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài:“ Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng
sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”
Trang 111.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1.Mục tiêu tổng quát của đề tài
Điều tra đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất của xã Yên Trạch và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015, nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của địa phương và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
1.2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài
* Tổng hợp được các dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất đai tại xã Yên Trạch
* Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất xã Yên Trạch
- Bản đồ kết quả điều tra
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
- Liệt kê khoanh đất
- Biểu kiểm kê đất đai
1.3 Yêu cầu, ý nghĩa của đề tài
* Đề tài cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Điều tra, đánh giá thu thập thông tin, số liệu về đất đai phải đảm bảo chính xác, khách quan, đầy đủ;
+Thành lập cơ sở dữ liệu hiện trạng theo đúng quy phạm, quy định, đảm bảo tính chính xác và khả năng ứng dụng cao
* Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: đề tài được thực hiện dựa trên một cơ sở khoa học pháp lý chặt chẽ, quy trình thực hiện được tuân thủ một cách nghiêm ngặt
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu quý giúp cho chính quyền địa phương các cấp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý,
sử dụng đất đai chung và phục vụ công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2015-2020
Trang 12PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.Cơ sở lí luận
Làm tốt công tác kiểm kê đất đai định kỳ và định hướng kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành Thực hiện tốt công tác này để phục vụ công tác quản lý đất đai trong toàn Huyện theo quy định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, cải tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững
2.1.2.Cơ sở pháp lý
2.1.2.1.Các văn bản của Nhà nước
Luật Đất đai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về giá đất;
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ,
về quản lý sử dụng đất trồng lúa;
Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
Trang 13Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính; Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016;
Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm2014;
Thông tư số 13/2011/TT – BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Căn cứ Chỉ thị số 01/2010/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về GCNQSDĐ, QSHNƠ, và tài sản khác gắn liền với đất
Căn cứ Kế hoạch số 02/KH- BTNMT, ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
Trang 14trạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ, ngày 18/11/2014 của Tổng Cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
2.2 Các phần mềm ứng dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
2.2.1.Phần mềm Microstation v.8i
- Bentley MicroStation phiên bản mới nhất hiện tại là MicroStation V8i, là phần mềm CAD truyền thống và nổi tiếng của tập đoàn Bentley, chuyên cung cấp các giải pháp để tạo, quản trị và xuất bản nội dung thuộc các lĩnh vực kiến trúc, công nghiệp, xây dựng MicroStation V8i là phiên bản mới nhất được công bố, hỗ trợ toàn diện tất cả các định dạng CAD chuẩn hiện nay
là DWG của AutoCAD và DGN của MicroStation
Phần mềm này có hệ thống các công cụ có chức năng hoàn thiện hơn phần mềm microstation v7 Các công cụ này được thiết kế để sử dụng dễ dàng hơn, người dùng có thể sử dụng phím tắt một cách nhanh chóng và dễ dàng, thực hiện các thao tác cũng đơn giản hơn Với chức năng tự snap làm cho việc
xử lí các đối tượng trên bản đồ rất nhanh chóng và dễ dàng Như vậy việc thành lập bản đồ sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều
Bản đồ thành lập từ Microstation v.8i cũng có thể chuyển đổi trở về bản
đồ định dạng *.dgn sử dụng trong Microstation v7, vì vậy rất thuận lợi cho việc ứng dụng tại các địa phương mà chưa cập nhật được phần mềm mới này
Microstation v.8i cũng là môi trường để chạy phần mềm gCadas phục
vụ cho công tác kiểm kê năm 2015, nó thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và hỗ trợ việc liên kết với cơ sở dữ liệu thuộc tính khi sử dụng phần mềm gCadas
Trang 152.2.2 Phần mềm gCadas
gCadas là Phần mềm duy nhất trên MicroStation V8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thống kê - kiểm kê đất đai - xây dựng bản đồ Hiện trạng sử dụng và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất, ứng dụng thu thập thông tin đất đai bằng điện thoại di động "CloudGIS"
Các tính năng nổi bật của gCadas:
Công cụ sửa lỗi tự động có tính năng tương tự như MRFClean
Bộ công cụ biên tập bản đồ địa chính đầy đủ và trực quan
Hỗ trợ biên tập sơ đồ phân mảnh
Tự động cắt mảnh bản đồ địa chính
Tự động cắt thửa giao thông, thuỷ hệ theo sơ đồ phân mảnh
Công cụ chuẩn hoá lớp nhà
Hỗ trợ lập hồ sơ địa chính cho tất cả các đối tượng sử dụng đất (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức)
Biên tập sơ đồ hình thể thửa đất một lần sử dụng cho nhiều loại bản vẽ hồ sơ thửa đất, giấy chứng nhận
Lập đơn đăng ký trực tiếp từ bản đồ địa chính trong MicroStation
Tự động tạo đơn đăng ký theo nhiều tuỳ chọn khác nhau
Xuất và in đồng loạt giấy chứng nhận
Đồng nhất thông tin thửa đất giữa bản đồ và hồ sơ
Truy vấn, tra cứu thông tin hồ sơ địa chính trực tiếp bản đồ địa chính
Vẽ tự động nhãn địa chính theo hình dạng thửa đất
Xuất và in đồng loạt hồ sơ thửa đất ra tệp PDF để kiểm tra
Hỗ trợ kết xuất cơ sở dữ liệu địa chính ra định dạng ViLIS, eLIS, TMV.LIS
Trang 16 Hỗ trợ lập bản đồ kết quả điều tra kiểm kê
Cho phép cập nhật đầy đủ thông tin theo quy định về cơ sở dữ liệu địa chính
Hỗ trợ lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Xử lý trị đo từ các máy toàn đạc điện tử
Triển điểm từ tệp tọa độ địa lý (hệ WGS84)
Chế độ đồng bộ, chỉnh sửa nhãn địa chính theo 3 level-3 màu
Liên kết, chuyển đổi dữ liệu từ các phần mềm cùng loại
Cập nhật-chuyển đổi MDSD, ĐTSD theo thông tư 25
Chuyển đổi phông chữ chữ TCVN3(ABC) sang Unicode
Vẽ nhãn sử dụng trong dự án VLAP
Tạo bản đồ chủ đề
Chuyển đổi dữ liệu Mapinfo sang DGN
Chuẩn hóa ranh thửa biến động-ranh thửa theo bảng phân lớp
Áp dụng trong đo đạc chỉnh lý thửa đất
Xem, kiểm tra đối soát BDDC trên Google Map
Nhập hồ sơ quét tự động vào ViLIS 2.0
Tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê hiện trạng sử dụng đất
Đây là phần mềm được bộ Tài Nguyên và môi trường quy định sử dụng trong kì kiểm kê 2015 này, phần mềm liên tục được nâng cấp, bổ sung các tính năng mới và cập nhật theo các quy định mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2.2.3 Một số quy định về kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
2.2.3.1.Nội dung, đối tượng kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm2014
Kiểm kê đất đai
a) Kiểm kê diện tích đất đai theo các loại đất, các loại đối tượng sử dụng
Trang 17đất và đối tượng quản lý đất theo quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống
kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (sau đây gọi là Thông tư
số 28/2014/TT-BTNMT)
b) Kiểm kê chi tiết một số loại đất theo yêu cầu Chỉ thị số 21/CT-TTg, gồm:
- Kiểm kê chi tiết đối với đất trồng lúa để xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng cho các dự án, công trình trong 5 năm qua; diện tích đất lúa đã chuyển mục đích trái pháp luật để đánh giá
và đề xuất biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
- Kiểm kê hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Ban quản lý rừng để xác
định rõ diện tích đất đang quản lý, sử dụng; hình thức sử dụng đất (tình hình
chuyển sang thuê đất); diện tích đang cho thuê, mượn; diện tích đã chuyển giao
cho địa phương; diện tích chưa sử dụng; diện tích sử dụng không đúng mục đích, diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Kiểm kê hiện trạng sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Trong đó: xác định diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê; diện tích đất xây dựng hạ tầng; diện tích để chuyển nhượng, cho thuê sử dụng; diện tích đã chuyển nhượng, đã cho thuê; tỷ lệ lấp đầy; diện tích chưa đưa vào sử dụng
- Kiểm kê đất của tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất không thu tiền chưa chuyển sang thuê đất
2.2.3.3 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đến năm2014
Trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai đã được thu thập, tổng hợp, phải thực
Trang 18hiện phân tích, đánh giá đúng thực trạng sử dụng từng loại đất, tình hình biến động đất đai 5 năm qua Trên cơ sở đó đánh giá tình hình quản lý đất đai của từng địa phương, nhất là việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tình hình hồ
sơ địa chính của từng đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh
2.2.3.4 Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014
Báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của các cấp phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Thông
tư số 28/2014/TT-BTNMT; trong đó cần phân tích, đánh giá chi tiết tình hình quản lý, sử dụng đất trồng lúa, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất của Ban quản lý rừng và đất của tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất không thu tiền
mà chưa chuyển sang thuê đất Ngoài ra cần tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình quản lý đất đai của địa phương; những điểm còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
2.2.4 Quy định về thời gian và sản phẩm của kết quả kiểm kê đất đai
2.2.4.1 Thời điểm kiểm kê và thời hạn hoàn thành ở từng cấp:
* Thời điểm kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014
* Thời hạn hoàn thành và báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2015 được quy định như sau:
- Cấp xã hoàn thành và báo cáo kết quả trước ngày 01 tháng 6 năm 2015;
- Cấp huyện hoàn thành và báo cáo kết quả trước ngày 15 tháng 7 năm 2015;
- Cấp tỉnh hoàn thành và báo cáo kết quả trước ngày 01 tháng 9 năm 2015;
- Cả nước và các vùng kinh tế - xã hội hoàn thành trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
Trang 192.2.4.1.Sản phẩm của kết quả kiểm kê đất đai
- Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê file diện tích tạo vùng *.POL kết nối cơ
sở dữ liệu của bản đồ và Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm
kê đất đai kèm theo ( 01 bộ số);
- Biểu số liệu kiểm kê đất đai (02 bộ giấy và 01 bộ số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01bộ giấy và 01bộ số khuôn dạng
*.DNG; file diện tích tạo vùng *.POL và báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất);
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai (01 bộ giấy và 01 bộ số);
- Ngoài các biểu mẫu theo quy định của Thông tư 28/2014/TT-BTNMT
và các tài liệu kiểm kê chi tiết theo yêu cầu của Chỉ thị số 21/CT-TTg, cấp xã phải có thêm biểu Kiểm kê hiện trạng đất trồng lúa (02 bộ giấy và 01 bộ số) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
2.2.4.2 Tổ chức thực hiện;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; chủ trì xây dựng phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp hành chính trên địa bàn huyện; hướng dẫn phương pháp kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, cung cấp tài liệu, biểu mẫu, phần mềm thống kê, bản đồ nền cho cấp xã;
Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn thực hiện việc kiểm kê đất đai cấp xã và các ngành của huyện Trực tiếp chỉ đạo Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai của huyện thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch, Phương án kiểm kê đất đai được phê duyệt (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
- Phòng Nội vụ
Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đối chiếu bản đồ địa giới hành chính (bản đồ 364), các tài liệu liên quan đến quản lý địa giới hành chính các cấp; cung
Trang 20cấp tài liệu cho Tổ chuyên viên của huyện thực hiện rà soát xác định diện tích tự nhiên của các xã phục vụ công tác kiểm kê đất đai tại đơn vị hành chính cơ bản (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
- Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện
Phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện kiểm kê quỹ đất quốc phòng, an ninh để thống nhất số liệu phục vụ yêu cầu tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo thời gian, tiến độ của
kế hoạch; gửi báo cáo kết quả về Tổ chuyên viên của huyện để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo huyện (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có trách nhiệm phối hợp với các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp đang sử dụng đất nông, lâm nghiệp (Các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng) rà soát, báo cáo tình hình hiện trạng sử dụng đất và cung cấp các thông tin, số liệu đất đai cho Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất của huyện
- Các phòng, ban, ngành của huyện, các cơ quan trung ương đóng trên địa
bàn huyện, trên cơ sở Kế hoạch kiểm kê đất đai của huyện tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai do đơn vị mình đang quản lý, sử dụng; cung cấp số liệu, hồ sơ cho Ban chỉ đạo cấp xã, tổ chuyên viên cấp huyện để tổng hợp
- Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 của huyện
Thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc cấp xã thực hiện; tổ chức thẩm định và nghiệm thu kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện; phân tích biến động đất đai giữa 2 kỳ kiểm kê và đề xuất các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả; tổng hợp, xây dựng báo cáo kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
Trang 21- UBND các xã, thị trấn
Phối hợp với UBMTTQ và các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền về công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trong nhân dân Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm kê đất đai trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị quân đội, công an xác định ranh giới sử dụng đất của các đơn vị vũ trang trên địa bàn Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của cấp xã báo cáo UBND huyện
Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết, đảm bảo tiến độ theo đúng kế hoạch (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
2.2.4.3.Kế hoạch tiến hành
Công tác chuẩn bị thực hiện kiểm kê đất đai ở các cấp gồm các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 22 của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT được hoàn thành trong tháng 12 năm 2014, cụ thể như sau:
Ở Trung ương:
Trước tháng 10 năm 2014 phải hoàn thành các công việc gồm: Xây dựng
Dự án, kế hoạch thực hiện; văn bản hướng dẫn kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng; xây dựng, chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai; chỉ đạo lập phương án, dự toán kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các địa phương;
Trước tháng 12 năm 2014 phải hoàn thành việc chuẩn bị và cung cấp bình
đồ ảnh viễn thám cho một số địa phương để triển khai nhiệm vụ kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014
Trang 22Ở địa phương:
Đối với cấp tỉnh và huyện phải hoàn thành các công việc chuẩn bị xong trước tháng 12 năm 2014;
Đối với cấp xã phải hoàn thành các công việc chuẩn bị xong trước ngày
20 tháng 12 năm 2014 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
* Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai theo các nội dung quy định tại Khoản
2, Điều 22 của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT và mục 3 của Kế hoạch này, cụ thể như sau:
Từ ngày 31 tháng 12 năm 2014 đến trước ngày 01 tháng 6 năm 2015:
Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành tập trung tổ chức chỉ đạo, thực hiện
và hoàn thành việc kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước và báo cáo kết quả về cấp huyện trước ngày 01 tháng 6 năm 2015;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thành tổ chức kiểm kê chi tiết đất đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức kinh tế chuyển gửi cho các xã, huyện cập nhật;
Từ ngày 01 tháng 6 năm 2015 đến trước ngày 01 tháng 9 năm 2015:
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo hoàn thành việc kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp xã; tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện và nộp báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 7 năm 2015;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo hoàn thành việc kiểm tra, thẩm định kết quả của cấp huyện; tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất dai, lập bản dồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh và nộp báo cáo về Bộ Tài nguyên
và Môi trường trước ngày 01 tháng 9 năm 2015
Tổng cục Quản lý đất đai phải hoàn thành việc thẩm định kết quả của cấp tỉnh; tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đổ hiện
Trang 23trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước trình Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tổng kết, công bố, in ấn và phát hành kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014 dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I năm 2016 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) [4]
Trang 24PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu:
Trên địa bàn xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02 - tháng 05 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thực hiện tại xã Yên
Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và hoàn thành báo cáo tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3.1.3 Nội dung nghiên cứu
3.1.3.1.Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội
Điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội của xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
3.1.3.2.Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
- Điều tra, khoanh vẽ, xác định trên thực đia
- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ điều tra )
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính ( danh sách khoảnh đất )
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Hoàn thiện hệ thống biểu kiểm kê theo quy định
3.1.3.3.Thuận lợi khó khăn và một số giải pháp
Trang 253.1.4 Phương pháp nghiên cứu
3.1.4.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Yên Trạch
- Thu thập các tài liệu liên quan đến bản đồ, hồ sơ địa chính, và các loại giấy tờ liên quan đến đất đai xã Yên Trạch
-Bản đồ số, bản đồ địa chính được thu thập tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thái Nguyên Đây là phần tài liệu quan trọng nhất phục vụ trong công tác ngoại nghiệp đi thực địa và khoanh vẽ biến động đất đai
-Thu thập những báo cáo về việc thống kê đất đai hàng năm của xã, làm nguồn dữ liệu phục vụ trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai
- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai
3.1.4.2.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu sơ cấp
- Các số liệu đã thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý
- Tiến hành điều tra, khảo sát thu thập về biến động đất đai ngoài thực địa và tình hình quản lý về đất đai của xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- In các bản đồ đã thu thập được tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thái Nguyên (bản đồ địa chính, bản đồ lâm nghiệp)
3.1.4.3.Phương pháp điều tra thực địa
Phối hợp với Cán bộ Địa chính xã Yên Trạch để thống kê và rà soát tình hình biến động đất đai trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2015
Các số liệu biến động sẽ được thống kê, rà soát và khoanh vẽ trên bản đồ địa chính, bản đồ lâm nghiệp, là dữ liệu quan trọng trong việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.1.4.4 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
Trang 26Cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai được xây dựng dựa trên các loại bản đồ địa chính, bản đồ lâm nghiệp, bản đồ ghép giữa bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp bằng các phần mềm như MicroStation v.7, MicroStation v.8i, gCadas theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a Cập nhật biến động và hoàn thiện thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp;
Tình hình biến động của xã Yên Trạch dưới sự chỉ đạo của UBND xã cùng với cán bộ địa chính đã được cập nhật trên bản đồ địa chính và bản đồ lâm
đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp
Tạo khoảnh đất từ bản đồ địa chính
Tạo bản đồ kết quả điều tra
Tạo bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trang 27nghiệp bằng phương pháp khoanh vẽ
b Tạo khoảnh đất từ bản đồ địa chính;
Trên cơ sở cập nhật tình hình biến động hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ địa chính bằng phương pháp khoanh vẽ, các số liệu biến động được cập nhật vào bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation v.7, MicroStation v.8i làm cơ sở thiết yếu để
có thể hình thành bản đồ kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất
c Tạo bản đồ kết quả điều tra
Sau khi đã tạo được khoanh đất trên bản đồ địa chính, bằng phần mềm MicroStation v.8i và phần mềm gCadas, ta có thể cập nhật các biến động lên bản
đồ để tạo ra bản đồ kết quả điều tra tình hình biến động đất đai, trên đó thể hiện được diện tích, mục đích cũng như số hiệu trên bản đồ của từng thửa
d Tạo bản đồ hiện trạng sử dụng đất
e Xuất số liệu kiểm kê
Bằng phần mềm MicorStation v.8i và phần mềm gCadas, từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất, ta có thể xuất ra các số liệu kiểm kê như các biểu từ Biểu 01/TKĐĐ cho đến Biểu 14/TKĐĐ đã được quy định trong Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014
f Hoàn thiện báo cáo
Trang 28PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Yên Trạch
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý
Yên Trạch là xã vùng sâu nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lương cách trung tâm huyện 22 km, với tổng số hộ là 1.618, 6.440 khẩu, gồm có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống phân bố rải rác ở 12 xóm (Dân tộc Tày chiếm trên 90% dân số Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía đông giáp với: Xã Yên Ninh, Huyện Phú Lương
- Phái tây giáp với: Xã Phú tiến, Xã Phượng Tiến, Xã Trung Hội của Huyện Định Hóa
- Phía nam giáp với: Xã Yên Đổ, Huyện Phú Lương
- Phía bắc giáp với: Xã Tân Dương của Huyện Định Hóa
Hình 4.1 Sơ đồ vị trí của xã Yên Trạch trong Huyện Phú Lương