Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
3,31 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––
NGUYỄN XUÂN NHO
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––
NGUYỄN XUÂN NHO
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Lan
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Xuân Nho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, Trung tân phát triển quỹ
đất thành phố Tuyên Quang, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố
Tuyên Quang và các phòng ban khác thuộc UBND Thành phố Tuyên Quang,
các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. PGS.TS. Đỗ Thị Lan - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cô đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
2. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường và các
thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, Trung tâm phát triển quỹ đất
thành phố Tuyên Quang, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Tuyên
Quang và các phòng ban khác thuộc UBND Thành phố Tuyên Quang, cấp uỷ, chính
quyền và nhân dân các xã (phường) trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, cùng bạn
bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Xuân Nho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2
3. Yêu cầu đề tài: ......................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa đề tài: ......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về công tác thu hồi đất, giao đất. ................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, giao đất ................................................................. 4
1.1.2. Tầm quan trọng của thu hồi đất, giao đất. ......................................................... 5
1.2. Căn cứ pháp lý của thu hồi đất, giao đất .............................................................. 7
1.3. Căn cứ thực tiễn của việc thu hồi đất, giao đất. ................................................... 9
1.4. Công tác thu hồi đất, giao đất ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. ......... 10
1.4.1. Công tác thu hồi đất, giao đất ở một số nước trên thế giới ............................. 10
1.4.2. Công tác thu hồi đất, giao đất ở Việt Nam ...................................................... 14
1.4.3. Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. .... 21
1.5. Đánh giá chung tổng quan .................................................................................. 22
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 23
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................................. 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 24
2.4.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 24
2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 24
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 25
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang. ........................................................................................................... 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. .......................................................................................... 25
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 32
3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ............................................................ 38
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực ................................................................. 38
3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuyên Quang. ...................... 38
3.3. Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
giai đoạn 2007-2012 .................................................................................................. 46
3.3.1. Đánh giá công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang .............. 49
3.3.2. Đánh giá công tác giao đất thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang giai đoạn 2007- 2012. ......................................................................... 61
3.4. Những giải pháp và kiến nghị để tăng cường hiệu quả công tác thu hồi đất và
giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang: ......................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 74
1. Kết luận ................................................................................................................. 74
2. Đề nghị .................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ĐVT
GCNQSDĐ
GDP
Đơn vị tính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tổng sản phẩm nội địa
GPMB
Giải phóng mặt bằng
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
STT
Số thứ tự
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế của thành phố Tuyên Quang giai đoạn
2007 – 2012 ............................................................................................. 34
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và lao động thành phố Tuyên Quang năm 2012 ......... 36
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2012 .............. 38
Bảng 3.4. Kết quả công tác thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang (2007 - 2012) ............................................................. 53
Bảng 3.5. Tổng hợp kết hợp công tác thu hồi đất nông nghiệp theo đơn vị hành
chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ............................................. 54
Bảng 3.6. Tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất
để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ........................ 55
Bảng 3.7. Ý kiến hộ gia đình có đất bị thu hồi ........................................................ 57
Bảng 3.8. Ý kiến tổ chức có đất bị thu hồi ............................................................... 58
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả giao đất cho các đơn vị hành chính trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang, giai đoạn 2007 - 2012 ..................................... 64
Bảng 3.10. Kết quả giao đất cho các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012 ...................................................... 65
Bảng 3.11. Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính của thành phố Tuyên Quang
giai đoạn 2007-2012 ................................................................................ 66
Bảng 3.12 . Ý kiến đánh giá của các đơn vị được giao đất ....................................... 68
Bảng 3.13. Kết quả các loại đất được giao trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
đến năm 2012…………………………………………………………69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang ................... 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch
sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết
định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, địa bàn để phân
bố dân cư, các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn nội lực để
xây dựng và phát triển bền vững quốc gia.
Việc Thu hồi đất, giao đất đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng
mục đích có hiệu quả, Đảm bảo cho mọi diện tích đất đai được sử dụng hợp pháp
đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, khắc phục trình trạng tuỳ tiện trong quản lý sử
dụng đất đai; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ lợi ích quốc gia.
Pháp luật đất đai nước ta đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử
dụng dưới các hình thức giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê
đất. Nhà nước thu hồi đất dưới các hình thức thu hồi đất không có bồi thường thiệt
hại, thu hồi đất có bồi thường thiệt hại.
Thu hồi đất, giao đất là một trong những nội dung quan trọng của quản lý
nhà nước về đất đai, là tiền đề cho việc khai thác, sử dụng đất để phát triển kinh tế
xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thành phố Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, đầu
mối giao thông của tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm gần đây UBND thành phố
Tuyên Quang đã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên
Quang tham mưu cho UBND tỉnh tạo mọi điều kiện về thủ tục thu hồi, giao đất cho
các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
Nhưng với tốc độ gia tăng dân số kèm theo sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn
đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất của Thành phố nói chung
và của tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng
mắc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy đòi hỏi UBND thành phố Tuyên
Quang phải có những biện pháp về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác
hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang sẽ
giúp cho việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, khắc phục trình trạng tuỳ
tiện trong quản lý sử dụng đất đai; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất, góp
phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của tỉnh.
Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác thu hồi đất,
giao đất góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu
kiện về đất đai trong việc thu hồi đất, giao đất là cần thiết.
Với ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao
đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012”.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012.
- Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục
trong công tác thu hồi đất và giao đất.
- Đưa ra những đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả công
tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
trong những năm tiếp theo.
3. Yêu cầu đề tài
- Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai, chính sách thu hồi đất, giao đất và
các văn bản có liên quan đã được ban hành.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện các chính
sách thu hồi đất, giao đất qua một số dự án đã được thực hiện trên địa bàn nghiên
cứu có độ tin cậy và chính xác.
- Các số liệu điều tra thu thập phải được phân tích, đánh giá một cách khách
quan khoa học.
- Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Đưa ra được những giải pháp có tính khả thi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
4. Ý nghĩa đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
- Vận dụng và làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành trong công
tác quản lý thu hồi đất, giao đất.
- Đề xuất phần bổ sung và hoàn thiện những quy định, văn bản pháp luật cho
phù hợp trong công tác thu hồi đất, giao đất.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Thực hiện tốt Luật Đất đai và công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là
trong công tác thu hồi đất, giao đất nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả,
khắc phục trình trạng tuỳ tiện trong quản lý sử dụng đất đai; phát huy tối đa tiềm
năng, nguồn lực về đất, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố và của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về công tác thu hồi đất, giao đất
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, giao đất
“Giao đất, thu hồi đất” không phải là nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
mới có ở Luật Đất đai 2003 nhưng trong quá trình phát triển của công tác quản lý
nhà nước về đất đai, nội dung này được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của đất nước. Từ Quyết định số 201-CP năm 1980 ngày 01/7/1980 của
Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác
quản lý ruộng đất trong cả nước, trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã
có nội dung “Giao đất, thu hồi đất và trưng dụng đất”. Đến Luật Đất đai 1987, nội
dung này được quy định là: “Giao đất, thu hồi đất”. Bởi lẽ, lúc đó Nhà nước chưa
thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị nên chỉ giao đất và khi Nhà nước cần sử
dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng hoặc phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng thì Nhà nước thu hồi đất hoặc có thể trưng dụng đất mà không quy định việc
cho người sử dụng thuê đất hoặc cho người sử dụng chuyển mục đích sử dụng đất.
Đồng thời việc giao đất cũng chỉ thực hiện dưới hình thức “cấp đất”, tức là giao đất
nhưng có thể không tương đương với giá trị của quyền sử dụng đất.
Đến Luật Đất đai 1993, quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận có giá
trị và người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng dưới các hình thức
khác nhau, nội dung này mới được bổ sung ý “cho thuê đất” thành “Giao đất, cho
thuê đất”. Đến lần sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì bổ sung ý “chuyển mục đích sử
dụng đất” vào Điều 24a và Điều 24b. Tuy nhiên, mãi đến khi Luật Đất đai 2003 ra
đời nội dung này mới được hoàn thiện thành “Quản lý việc giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.[7], [8], [9], [10].
Như vậy, cùng với quá trình phát triển của xã hội, nội dung này của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai cũng thay đổi và cần được hoàn thiện hơn.
Luật Đất đai 2003 đã đưa ra những khái niệm cụ thể về công tác giao và thu
hồi đất, Điều 4 của Luật giải thích:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
- “Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết
định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.
- “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quản lý theo quy định của Luật này”[10].
1.1.2. Tầm quan trọng của thu hồi đất, giao đất
Thu hồi đất là thủ tục hành chính của Nhà nước để đưa đất vào sử dụng theo
các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt để đảm bảo mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng, mục tiêu phát triển kinh tế của từng địa phương và toàn quốc.
Thu hồi đất, giao đất là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai, công nhận
quyền sử dụng đất của người được công nhận. Người sử dụng đất sử dụng đúng
mục đích ghi trong hồ sơ xin giao đất. Tính hợp pháp của quyền sử dụng đất tạo
điều kiện cho chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư vốn, công sức nhằm khai thác tốt tiềm
năng đất đai, cải tạo bồi bổ đất đai, phát triển sản xuất, thực sự coi đất như tài sản
của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Xác lập mối quan hệ giữa
nhà nước với người sử dụng đất, làm căn cứ pháp lý để giải quyết mọi quan hệ đất
đai đúng pháp luật. Làm cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền: chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh quyền sử dụng
đất theo pháp luật phù hợp với sự vận động vốn có của quan hệ đất đai trong thực
tiễn cuộc sống [11].
Khi thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch và thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ
yếu thông qua hình thức đấu giá, Nhà nước sẽ điều tiết được phần giá trị tăng thêm
từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, tạo nguồn thu để thực hiện bồi
thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất; bảo đảm hài hòa lợi
ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư.
Giao đất là hình thức bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước về đất đai, vì thông
qua hình thức giao đất Nhà nước chỉ trao quyền sử dụng đất đai cho đối tượng sử
dụng chứ không trao cho họ quyền sở hữu và định đoạt đối với đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
Nhà nước với tư cách là đại diện cho toàn dân thống nhất quản lý đất đai
nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
cao nhất. Thông qua giao đất và cho thuê đất là Nhà nước đã thực hiện việc quản
lý này. Khi quyết định giao đất và cho thuê đất, Nhà nước đã tạo ra ràng buộc
pháp lý giữa người sử dụng đất và Nhà nước bằng GCNQSDĐ, buộc người sử
dụng phải tuân thủ theo. Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất theo các quy
định của pháp luật.
Thông qua giao đất, Nhà nước bảo đảm lợi ích của mình và lợi ích chung của
toàn xã hội vì giao đất là một hình thức phân phối đất đai cho những người có nhu
cầu sử dụng chính đáng. Do đó, giao đất cũng góp phần tạo ra công bằng cho toàn
xã hội.
Công tác giao đất và cho thuê đất đối với các dự án đầu tư sẽ hạn chế được
tình trạng sử dụng đất manh mún, quản lý được sử dụng đất theo quy hoạch. Đất đai
được giao hoặc cho thuê đối với các dự án đầu tư thường là đất chưa được đầu tư cơ
sở hạ tầng, quá trình thực hiện dự án góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng cho xã hội. Các
dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm, giải quyết lao động, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển [14].
Giao và không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước mà còn có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với người sử dụng đất. Nó là cơ sở tạo ra quyền sử
dụng cho người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để từ đó người sử dụng có thể
khai thác các công năng, tính dụng và khai thác các lợi ích từ đất đai. Được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng có thể yên tâm
đầu tư lâu dài trên mảnh đất đã được giao, được cho thuê và có các quyền năng đối
với mảnh đất của mình được quy định trong pháp luật như quyền được bảo vệ khi bị
xâm phạm, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, quyền được chuyển
nhượng, thế chấp,…
Đất đai là cơ sở đầu tiên để thực hiện dự án đầu tư. Bất kỳ dự án đầu tư phát
triển nào cũng cần có đất để xây dựng, không có đất thì các dự án này không thể
thực hiện được. Giao đất và cho thuê đất chính là bước tạo lập cơ sở cho việc thực
hiện dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
Cơ sở pháp lý của giao là GCNQSDĐ tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có
thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bằng cách thế chấp quyền sử dụng đất. Nguồn
vốn này cùng với các nguồn vốn từ kênh huy động khác là điều kiện để chủ đầu tư
có thể tiến hành đầu tư vào đất đai, thực hiện dự án.
1.2. Căn cứ pháp lý của thu hồi đất, giao đất
Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thu hồi đất, giao đất từ khi Luật
đất đai 2003 có hiệu lực thi hành đến nay:
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây
dựng cơ bản;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003,
- Nghị định số 17/2006/NĐ - CP ngày 27/ 01/2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị
định số 187/2004/NĐ - CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 .
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 142/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của
Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày
30/12/2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất.
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25
tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Nghị định 38/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2011 Nghị định sửa đổi,
bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 181/2004/
NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng
7 năm 2004 và Nghị định số 160/2005/ NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005.
- Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
- Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên
Quang Ban hành quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi
nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng và mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
- Luật đất đai năm 2013.
Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thu hồi đất, giao đất từ khi Luật
đất đai 2013 có hiệu lực thi hành đến nay:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định
về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1.3. Căn cứ thực tiễn của việc thu hồi đất, giao đất
Việc thu hồi đất và giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn
2007 – 2012 trên cơ sở các căn cứ sau:
- Quyết định số 592/QĐ-UB ngày 06/6/1996 của UBND tỉnh Tuyên
Quang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang
đến năm 2010.
- Quyết định số 70/QĐ-UB ngày 04/9/2004 của UBND tỉnh Tuyên Quang về
việc quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh Tuyên
Quang về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 294/QĐ-UB ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh Tuyên Quang
về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng Cụm các khu công nghiệp – dịch vụ - đô thị
Long Bình An tỉnh Tuyên Quang.
- Văn kiện Đại hội đảng bộ thị xã Tuyên Quang khóa XVI nhiệm kỳ
2005 – 2010; Văn kiện Đại hội đảng bộ thành phố Tuyên Quang khóa XVII
nhiệm kỳ 2010 – 2015.
- Quy hoạch sử dụng đất thị xã Tuyên Quang giai đoạn 2005 – 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
- Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;
- Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 29/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khóa
XV) về đẩy mạnh quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị thành phố Tuyên Quang.
- Căn cứ các quy hoạch khu dân cư, quy hoạch điểm thương mại dịch vụ, các
dự án có sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Công tác thu hồi đất, giao đất ở một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Công tác thu hồi đất, giao đất ở một số nước trên thế giới
Một số nước trên thế giới, với tình hình kinh tế - xã hội riêng đều có cơ chế
xử lý vần đề đất đai phù hợp với đất nước mình để có thể tận dụng hiệu quả tài sản
đất, đảm bảo thu lợi từ quyền sở hữu đất đai và ngăn chặn tình trạng thất thoát tài
sản đất trong quá trình quản lý nền kinh tế - xã hội theo hướng hội nhập kinh tế
quốc tế.
1.4.1.1. Trung Quốc
Theo Hiến pháp của nước CHND Trung Hoa và Luật quản lý Nhà nước về
đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Là người
đại diện cho toàn dân, nhà nước Trung Quốc có toàn quyền của một chủ sở hữu. Để
có thể tận dụng hiệu quả tài sản đất, đảm bảo thu lợi từ quyền sở hữu đất và ngăn trặn
tình trạng thất thoát tài sản đã có những quy định hạn chế việc lựa chọn phương thức
xử lý đất đai theo pháp luật.
Phương thức giao đất: Doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đô thị sau khi
được Nhà nước giao đất. Trước khi tiến hành cổ phần hoá, doanh nghiệp phải thông
qua việc giao đất và phải làm thêm các thủ tục, nộp tiền giao đất (nộp 1 lần) để có
được quyền sử dụng đất, hoặc doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký liên quan để
có được quyền sử dụng đất. Trung Quốc thực hiện 3 phương thức: đấu thầu, niêm
yết giá và đấu giá trong giao đất
Đất đai trong thời hạn được giao sẽ thuộc tài sản của doanh nghiệp, vì vậy
doanh nghiệp không chỉ được sử dụng và thu lợi từ đất mà còn có thể tiến hành các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11
hoạt động kinh doanh như chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật.
Nhà nước Trung Quốc quy định kỳ hạn cao nhất đối với việc giao quyền sử
dụng đất: đất nông nghiệp 50 năm, đất ở 70 năm, đất dùng cho thương mại, du lịch,
giải trí có kỳ hạn 40 năm, đất dùng cho giáo dục, khoa học kỹ thuật văn hoá, y tế,
thể dục, thể thao có kỳ hạn giao 50 năm, đất sử dụng tổng hợp hoặc mục đích khác
là 50 năm [4].
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người
nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được
thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ
cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp
tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây
rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được
tính theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm
bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải
phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm
nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn
vị xây dựng giải tỏa mặt bằng.
Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân
ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông
thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là
chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian
để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những
cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường
khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi
thường tài sản tập thể.
Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc
làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng mặt bằng trước
khi xây xong nhà tái định cư [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12
1.4.1.2. Hungary
Đất đai được phân chia lại theo quyền sở hữu Nhà nước, tư nhân và hỗn hợp.
Nhà nước chủ yếu nắm quyền sở hữu về đất đai dùng cho mục đích công cộng, xã
hội và những vùng quan trọng. Tư nhân chủ yếu nắm giữ quyền sở hữu đất cho sản
xuất, đặc biệt là đất nông nghiệp
* Đặc điểm chính sách đất đai của Cộng Hoà Hungary:
- Quyền sử dụng đất được quy định thống nhất, không phân biệt giữa tổ
chức, cá nhân mua hay thuê đất của Nhà nước.
- Nhà nước quản lý, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng đất của mỗi tổ chức,
cá nhân và hạn chế quyền sở hữu đất đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài, việc
quản lý đất được phân cấp từ Trung ương đến địa phương;
- Không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị của doanh nghiệp mà chỉ
tính giá trị của tài sản trên đất;
- Giá mua và giá cho thuê đất được xác định theo giá thị trường
* Thời hạn sử dụng đất: được phân biệt rõ ràng theo hình thức sở hữu
- Đất thuộc sở hữu tư nhân có thời hạn sử dụng vĩnh viễn
- Đất thuê của Nhà nước có thời hạn sử dụng tối đa 99 năm và tối thiếu là 1 năm.
* Các phương thức sử dụng đất:
- Phương thức bán đất của Nhà nước: Thực hiện theo phương thức đấu giá công
khai, mọi đối tượng đều có quyền tham gia đấu giá hoặc thông qua mua cổ phiếu.
- Phương thức cho thuê đất: Thực hiện theo giá thị trường, đối tượng cho
thuê là các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân và tổ chức nước
ngoài [4].
1.4.1.3. Cộng hoà Ba Lan
* Đặc điểm chính sách đất đai của Cộng Hoà Ba Lan:
- Quyền sử dụng đất được thống nhất, giống nhau không phân biệt giữa tổ
chức, cá nhân mua đất và thuê đất của Nhà nước
- Nhà nước quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện chế độ cho thuê đất đối với doanh nghiệp
- Giá cho thuê đất của Nhà nước thực hiện theo giá thị trường thông qua mức
giá thuê đất bằng 1/30 đơn giá bán đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13
* Thời hạn sử dụng đất: được phân biệt rõ ràng theo hình thức sở hữu
- Đất thuộc sơ hữu tư nhân có thời hạn sử dụng vĩnh viễn.
- Đất thuê của Nhà nước có thời hạn sử dụng tối đa 99 năm.
* Phương thức sử dụng đất:
Phương thức bán đất của Nhà nước: Thực hiện theo phương thức đấu giá
công khai, mọi đối tượng đều có quyền tham gia đấu giá. Một số trường hợp được
ưu tiên không đấu giá như ưu tiên đối với chủ cũ trước đây đã sử dụng và bị quốc
hữu hoá nay có nhu cầu mua lại, hoặc mua để sử dụng vào các hoat động phục vụ
phúc lợi xã hội [4].
1.4.1.4. Liên Bang Nga
Hiện nay việc quản lý đất đai ở Nga được thực hiện thông qua việc quản lý
các nguồn lực đất đai, điều tiết các quan hệ pháp luật đất đai và các đối tượng bất
động sản khác trên cơ sở xoá bỏ độc quyền của nhà nước đối với đất đai, nhằm đảm
bảo chuyển phần lớn các bất động sản vào tay các pháp nhân, thể nhân, cho phép
các chủ thể sử dụng đất sử dụng theo cơ chế thị trường dựa trên những đặc tính, đặc
trưng của đất đai, tính đa dạng của sở hữu cũng như các điều kiện kinh tế thị trường
và thị trường bất động sản. Vì vậy, Nhà nước Nga đã thực hiện việc quản lý, sử
dụng đất đai thông qua:
- Chuyển quyền sở hữu đất đai có các công trình cho chủ sở hữu các công
trình đó
- Phân định đất đai theo mức độ sở hữu
- Tư nhân hoá các mảnh đất, thửa đất và các công trình bất động sản.
* Phương thức sử dụng đất: phương thức bán đất của Nhà nước thực hiện
theo phương thức đấu giá công khai, mọi đối tượng đều có quyền tham gia đấu giá.
Một số trường hợp được ưu tiên không đấu giá như ưu tiên đối với chủ cũ trước đây
đã sử dụng và bị quốc hữu hoá nay có nhu cầu mua lại, hoặc mua để sử dụng vào
các hoat động phục vụ phúc lợi xã hội [4].
1.4.1.5. Thái Lan
Ở Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, quá
trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị
trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù
được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định giá đền bù.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
14
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang
tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường.
Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù
với mức cao hơn giá thị trường [4].
1.4.2. Công tác thu hồi đất, giao đất ở Việt Nam
Trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển, ngành Quản lý đất đai Việt
Nam từng bước trưởng thành và có những đóng góp to lớn, đáp ứng tốt nhất mọi
yêu cầu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ.
Công tác quản lý đất đai của Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng và tác động
mạnh mẽ, tích cực đến mọi mặt về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh - quốc
phòng và môi trường.
Hiện nay, hàng năm nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất chiếm khoảng 7,25%
tổng thu ngân sách. Với chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi
trường, nguồn lực đất đai đang và sẽ là một trong những nguồn lực quan trọng cho
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 mức thu đạt 20 22% tổng thu ngân sách.
Việc ban hành các chính sách, pháp luật đất đai với sự thay đổi một cách căn
bản, đặc biệt là trong công tác giao đất sử dụng lâu dài đến người lao động. Ngành
Quản lý đất đai đã tham mưu cho Nhà nước điều chỉnh chính sách đất đai phù hợp
với yêu cầu thực tiễn và không ngừng cải cách thủ tục hành chính trong việc giao
đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Vận dụng linh hoạt cơ chế giao đất, cho thuê đất và
thu hồi đất nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam [12].
Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về
đất đai, đưa quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa; tiếp tục mở rộng dân chủ, tạo cơ
chế thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý và cán bộ quản lý; cơ chế
để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, để tổ chức và cá
nhân thực hiện quyền giám sát của mình.
Nhìn chung hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được
nâng lên rõ rệt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
15
các quyết định, quy định của Nhà nước liên quan đến đất đai được thực hiện trên
thực tế ngày càng cao hơn. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai ngày càng được
nâng lên. Nhà đầu tư nước ngoài từng bước được mở rộng cơ hội trong việc tiếp cận
đất đai; những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từng bước
được khắc phục. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai đã được thực hiện
th
.
Đến nay, trên 90,25% diện tích tự nhiên của cả nước
- xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phòng. Cả nước đã cấp được 40,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện
tích 22,7 triệu ha, đạt 93,8% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng
, cá nhân đang sử dụng
14.878.000 ha (59,52%); các tổ chức trong nước sử dụng 9.735.000 ha (38,95 %);
tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56.000 ha (0,22%); cộng đồng dân
cư được giao 325.000 ha (1,30%). Quỹ đất sản xuất nông nghiệp được bố trí hợp lý
theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, hình thành các vùng chuyên canh phù hợp
với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Diện tích đất nuôi, trồng thủy sản tăng góp
phần nâng sản lượng nuôi, trồng thủy sản, đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới (đứng
thứ 6 trong top 10 nước đứng đầu). Đất lâm nghiệp trong 10 năm qua liên tục tăng,
diện tích đất lâm nghiệp tăng góp phần nâng độ che phủ từ 35,2% năm 2000 lên
39,5%
41% [12].
Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển đô thị được mở rộng. Diện tích đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp
hiện có gần 100 nghìn ha giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi năm tăng 9,4 nghìn
ha, đáp ứng được yêu cầu thu hút nhà đầu tư. Diện tích đất chưa sử dụng của cả
nước từng bước được khai thác đưa vào trồng rừng một cách hợp lý, bảo đảm yêu
cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16
Nguồn thu từ đất đai cho ngân sách nhà nước tăng qua các năm (năm 2002 là
5,5 nghìn tỷ đồng, năm 2005 đạt gần 18 nghìn tỷ đồng, năm 2006 đạt gần 21 nghìn
tỷ đồng, năm 2007 đạt gần 37 nghìn tỷ đồng, năm 2008 đạt trên 40 nghìn tỷ đồng,
năm 2009 đạt gần 47 nghìn tỷ đồng và năm 2010 đạt 67 nghìn tỷ đồng).
chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho
người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại sau:
- Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm.
Có không ít những quy định của pháp luật đất đa
pháp luật nhưng chưa được thi hành. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn
thiếu và chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
- Nguồn lực đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nội
lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách thuế chưa
thực hiện tốt vai trò điều tiết thị trường bất động sản. Thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp còn rất thấp, trong khi đây là một nguồn thu chính từ đất để phát triển kinh
tế - xã hội. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Các quy định
của pháp luật chưa bảo đảm giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử
dụng đất và nhà đầu tư.
- Chất lượng quy hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa đồng bộ với các quy
hoạch chuyên ngành, tính kết nối liên vùng, liên tỉnh và quản lý quy hoạch còn yếu.
Nhiều quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu khả thi, tình trạng quy
hoạch "treo" xảy ra ở nhiều nơi.
- Thị trường quyền sử dụng đất phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm”
khá phổ biến. Nhu cầu nhà ở, đất ở cho các đối tượng chính sách xã hội, cán
. Hiện nay Nhà nước
mới chỉ quản lý được các thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà
chưa quản lý được các thửa đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
17
- Quy định về việc phải công khai, minh bạch thông tin quản lý theo Luật
Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật khác có khá nhiều nội dung được thực
hiện với tỷ lệ rất thấp. Quy trình lấy ý kiến của dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp xã gần như không được thực hiện.
- Mục tiêu hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
vào năm 2007 không đạt được, sau nhiều lần gia hạn, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn
thành. Tại các đô thị
, miền núi giá
đất thấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ký nhưng người sử dụng đất không
muốn nhận do phải nộp tiền.
- Đầu c
, tình trạng tham nhũng trong quản lý
đất đai được đánh giá là ở nhóm đầu, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm
tỷ lệ cao tới 70% - 80% tổng số khiếu nại, tố cáo của công dân [16].
Thu hồi đất, giao đất là một trong những nội dung quan trọng trong các nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nó phản ánh cụ thể chính sách của Nhà nước
trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong thời kỳ đổi mới. Để đảm bảo công
bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của nhân dân, Nhà nước ta phải thực hiện
phân bổ đất hợp lý.
Căn cứ để giao đất và thu hồi đất:
* Căn cứ giao đất:
Điều 31 Luật Đất đai 2003 quy định căn cứ để giao và cho thuê đối với các
dự án đầu tư là: Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất,
thuê đất. Theo chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06 tháng 04 năm 2007 của thủ
tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án
đầu tư yêu cầu trước khi phê duyệt, ra quyết định giao đất, cho thuê đất thì “phải
xem xét kỹ nhu cầu sử dụng đất, hiệu quả và tính khả thi của dự án, khả năng thực
sự của nhà đầu tư trước khi quyết định giao đất, cho thuê đất”[10].
Theo Điều 27 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái
định cư thì căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18
- Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất được
duyệt thì căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân
cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong văn bản sau:
+ Đối với các tổ chức thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Đối với các dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất
trong đơn xin giao đất, thuê đất và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường
thẩm định về nhu cầu sử dụng đất.
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin
giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và phải có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư thì phải có văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định về nhu
cầu sử dụng đất;
+ Đối với cộng đồng dân cư thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin
giao đất và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về nhu cầu sử
dụng đất;
+ Đối với cơ sở tôn giáo thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong báo cáo kinh
tế kỹ thuật xây dựng công trình tôn giáo [13].
* Căn cứ thu hồi đất:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt;
- Điều 38 Luật đất đai 2003: Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp
sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
19
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản,
chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn
khi hết thời hạn;
11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng
liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất
trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn
hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao
đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao
đất, cho thuê đất đó cho phép [10].
Hình thức giao đất và thu hồi đất:
* Giao đất:
Điều 33 và Điều 34 Luật Đất đai 2003 quy định về các hình thức giao đất
gồm có hai hình thức giao đất đó là giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20
có thu tiền sử dụng đất, đối với các dự án đầu tư chủ yếu dùng hình thức giao đất có
thu tiền sử dụng đất [10].
* Thu hồi đất:
Nhà nước thu hồi đất dưới các hình thức thu hồi đất không có bồi thường
thiệt hại, thu hồi đất có bồi thường thiệt hại.
Thầm quyền thu hồi đất, giao đất:
Điều 37 Luật đất đai 2003 quy định: Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất
đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được
ủy quyền.
Điều 44 Luật đất đai 2003 quy định: Thẩm quyền thu hồi đất:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi
đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu
hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại
Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này không được uỷ quyền [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
21
1.4.3. Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quan g
Tỉnh Tuyên Quang nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của nước Việt Nam,
có diện tích tự nhiên 5.870,38 km2, dân số 744.952 người, mật độ dân số 127
người/km2, gồm 6 huyện, 1 thành phố, 141 xã, phường, thị trấn. Thành phố Tuyên
Quang từ lâu đã được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an
ninh - quốc phòng của tỉnh Tuyên Quang và là đầu mối giao thông, giao lưu trong
tỉnh và liên tỉnh giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc của nước ta [5].
Những năm gần đây được quan tâm đầu tư xây dựng, bước đầu bộ mặt đô thị
của thành phố đã có nhiều khởi sắc, có tiềm năng để đầu tư xây dựng đô thị theo
hướng văn minh và hiện đại. Vai trò đô thị trung tâm của tỉnh đã được phát huy;
trong quá trình phát triển, hội nhập, thành phố đã và đang là hạt nhân tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện trong toàn tỉnh.
Ngày 25/6/2009, thị xã Tuyên Quang đã được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 02/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 27/NQ-CP về việc thành
lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh lỵ Tuyên Quang. Thành phố Tuyên Quang
được thành lập đánh dấu bước trưởng thành quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và thị xã Tuyên Quang nói riêng,
phù hợp với chiến lược phát triển đô thị của cả nước trong giai đoạn hiện nay và
định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Phù hợp
với qui hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Tuyên Quang và qui hoạch chung
thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 đã được phê duyệt. Đồng thời có tác động
tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cơ cấu kinh tế của thành phố là dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản; định hướng xây dựng thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô
thị loại II, phát triển đô thị có dịch vụ phát triển cao, công nghiệp xây dựng, nông
lâm nghiệp phát triển khá, tiếp tục làm tốt vai trò hạt nhân tạo động lực phát triển
kinh tế - xã hội cho các huyện trong tỉnh và từng bước phấn đấu là trung tâm kinh tế
- xã hội của vùng là phù hợp [5].
Trong những năm qua do tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với hệ thống hồ sơ địa
chính qua các thời kỳ chưa được thiết lập chặt chẽ khiến công tác quản lý nhà nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
22
về đất đai trên địa bàn thành phố gặp những khó khăn, thách thức nhất định. Tuy
nhiên đó cũng là tiền đề, động lực để thành phố xây dựng những chiến lược phát triển
phù hợp với tình hình thực tế, xứng đáng là trung tâm của tỉnh.
Những năm qua công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên
Quang đã được thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định, các tổ chức được giao
đất đã nhanh chóng đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ dự án, đúng mục đích và sử
dụng đất có hiệu quả.
UBND thành phố Tuyên Quang đã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Tuyên Quang tham mưu cho UBND tỉnh tạo mọi điều kiện về thủ
tục thu hồi, giao đất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang. Trong giai đoạn 2007 – 2012, trên địa bàn thành phố đã có 94 dự án
thu hồi đất với tổng diện tích là 271,3 ha đất và trên 4.500 hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức bị thu hồi. Các dự án thu hồi chủ yếu để thực hiện các dự án vì mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, một số dự án thu hồi giao cho các
thành phần kinh tế để thực hiện sản xuất và kinh doanh thương mại [3].
1.5. Đánh giá chung tổng quan
Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và tổng quan nghiên cứu
trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất là hết
sức quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đề tài này không trùng
lặp với bất cứ đề tài nào trên địa bàn nghiên cứu và chưa có ai nghiên cứu đề tài đại
học và sau đại học, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên có giá trị khoa học và thực tiền
rất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
23
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai
đoạn 2007 – 2012.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Thời gian: từ 08/2013 đến 08/2014.
- Địa điểm thực tập: Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Tuyên Quang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang.
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang.
- Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, những tồn tại trong việc thu hồi đất,
giao đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 – 2012.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để tăng cường hiệu quả công tác thu
hồi đất và giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nhằm tăng cường công tác
quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
a. Tài liệu thứ cấp:
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến
công tác thu hồi đất, giao đất.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn,
kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong
khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê thành phố, Phòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
24
Tài nguyên Môi trường thành phố, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố và các
đơn vị có liên quan.
b. Tài liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp ông Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố,
ông Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang về thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp trong công tác thu hồi đất, giao đất.
- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân có liên quan đến công tác thu hồi đất, giao đất tại 15 tổ chức được
giao đất, 10 tổ chức và 30 hộ gia đình có đất bị thu hồi trong giai đoạn 2007 – 2012.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý các số liệu thông qua quá trình điều tra thu thập
- Tổng hợp và phân tích số liệu bằng các phần mềm máy tính
- Phân tích tổng hợp số liệu kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các
vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá công tác Thu hồi
đất, giao đất.
2.4.3. Phương pháp phân tích
Trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá các
hiện tượng nghiên cứu một cách khách quan, gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội,
chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp chuyên khảo.
2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa
bàn nghiên cứu;
- Hệ thống các văn bản pháp quy của Tuyên Quang, địa phương có liên quan
đến nội dung Thu hồi đất, giao đất;
- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh việc giao, thu hồi đất;
- Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh
Tuyên Quang (nằm về phía Nam tỉnh) có tọa độ địa lý từ 21047/ đến 2105/ Vĩ độ
Bắc và từ 105011/ đến 105017/ Kinh độ Đông; cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165
km theo Quốc lộ 2; cách thành phố Hà Giang 154 km về phía Bắc theo Quốc lộ 2;
cách thành phố Thái Nguyên 60 km về phía Đông theo Quốc lộ 37 và cách thành
phố Yên Bái 40 km về phía Tây theo Quốc lộ 37.
Ranh giới hành chính của thành phố như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Long và xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn)
- Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, thị trấn Tân Bình (huyện Yên Sơn); xã Cấp
Tiến huyện Sơn Dương.
- Phía Đông giáp xã Thái Bình, xã Phú Thịnh (huyện Yên Sơn); xã Tiến Bộ,
xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương).
- Phía Tây giáp xã Thắng Quân, xã Trung Môn, xã Hoàng Khai, xã Kim Phú
và xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn)
Thành phố Tuyên Quang có 11.921,0 ha diện tích tự nhiên với 13 đơn vị
hành chính cấp xã (07 phường và 06 xã).
Thành phố có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy và đường bộ nên có
điều kiện thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương
trong và ngoài tỉnh [2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
26
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng địa hình thung lũng thuộc vùng núi
phía Bắc có địa hình địa chất phức tạp, bị chia cắt bởi sông Lô chảy qua theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực nội thị tương đối bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp,
ao hồ, ruộng trũng, cao độ trung bình từ cốt 23 m đến 27 m, các đồi thấp xen kẽ có
cốt trung bình từ 30 - 40 m. Ngoại thị là các khu dân cư, đồng ruộng, có những dãy
đồi thấp và rải rác có núi cao [2].
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí
hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,60C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung
bình giữa các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 6; tháng 7
nhiệt độ trung bình khoảng 28,00C; thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau,
nhiệt độ trung bình khoảng 16,00C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, phân bố không đều giữa các
tháng trong năm. Mưa nhiều tập trung vào các tháng 5; 6; 7; 8. Các tháng có lượng
mưa ít là 11 và 12.
- Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%. Độ ẩm cao nhất vào các
tháng 7; 8; 9;10, thấp nhất vào các tháng 11 và 12. Nhìn chung độ ẩm không khí
trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
- Hướng gió chính trên địa bàn thành phố là Tây Bắc – Đông Nam, tốc độ
gió trung bình cả năm là 1,4 m/s, tốc độ gió lớn nhất là 36 m/s.
- Lượng nước bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và vận tốc gió
(trung bình đạt 753 mm) [15].
3.1.1.3. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, hồ nước có trên
địa bàn. Thành phố nằm ở hạ lưu sông Lô - Gâm và có 4 ngòi lớn là Ngòi Cơi, Ngòi
Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục nên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi đó.
Hiện nay, đã có nhiều công trình thuỷ điện được xây dựng và đưa vào sử
dụng ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, trong đó có nhà máy thuỷ điện Tuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
28
Quang đã đi vào hoạt động nên chủ động điều tiết được lượng nước, tránh ngập cho
thành phố trong mùa mưa lũ [2].
3.1.4.1. Tài nguyên đất
Kết quả phân loại, lập bản đồ thổ nhưỡng theo phân loại đất định lượng đã xác
định được 6 nhóm đất bao gồm 12 Đơn vị đất và 16 Đơn vị đất phụ, cụ thể như sau:
a. Nhóm đất phù sa (Fluvisols) - ký hiệu FL.
Có diện tích 1.215 ha, chiếm 10,19% diện tích tự nhiên của thành phố, phân
bố ở tất cả 13 phường, xã; song có nhiều ở các xã, phường Tân Hà (225 ha), Ỷ La
(188 ha), xã An Khang (186 ha), Hưng Thành (140 ha), An Tường (123 ha), Đội
Cấn (114 ha)... Đất phù sa được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông
Lô. Ngoài ra các suối chảy qua địa bàn Thành phố Tuyên Quang cũng góp phần bồi
đắp phù sa hình thành những dải đất phù sa hẹp, thành phần cơ giới thô hơn.
Nhóm đất này phân bố ở địa hình tương đối vàn, vàn thấp, không được bồi tụ
thường xuyên, được hình thành trong điều kiện bị ngập nước thường xuyên do địa
hình thấp hoặc do sử dụng đất canh tác lúa nước.
Hạn chế chủ yếu của Đơn vị đất này là hàm lượng dinh dưỡng trong đất chỉ ở
mức thấp đến trung bình. Các chất dinh dưỡng không cân đối. Tuy nhiên những hạn
chế này có thể khắc phục bằng biện pháp phân bón.
b. Nhóm đất glây (Gleysols)- ký hiệu GL
Có 97 ha, chiếm 0,81% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở một số xã,
phường: Lưỡng Vượng (40 ha), Thái Long (38 ha), An Tường (10 ha), Đội Cấn (9
ha). Nhóm đất glây hình thành chủ yếu tại các vùng đất thấp, vàn thấp, thường bị
ngập nước hoặc những nơi có mực nước ngầm cao trong các thung lũng, tiêu nước
kém. Trong quá trình ngập nước, các ôxit sắt và mangan bị khử và hoà tan trong
nước. Những chất này di chuyển và tích tụ tạo thành tầng glây có màu xám xanh,
xanh đen, xanh lục nhạt… và có những vệt rỉ sắt thường thấy theo các đường rễ cây.
Đất glây thường mất cấu trúc, hoặc tảng, chặt, chứa nhiều độc tố đối với cây trồng.
Đất Glây phân bố ở địa hình bằng, tầng đất dày, có chế độ ẩm phù hợp cho canh tác
lúa nước. Hạn chế chính của Đơn vị đất này là phân bố ở địa hình thấp trũng, khó
thoát nước. Đất bị glây mạnh, hình thành một số độc tố gây độc cho bộ rễ của cây
trồng, lúa bị nghẹt rễ, đẻ nhánh kém, lá vàng úa, dẫn đến chết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29
Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ đất cho thấy, đơn
vị đất này đang được sử dụng trồng lúa nước 58 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Sản
xuất lúa trên loại đất này cần có biện pháp thủy lợi, điều tiết chế độ ẩm của đất [2].
c. Nhóm đất đen (Luvisols)- ký hiệu LV
Có 322 ha, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố ở các xã Đội
Cấn (200 ha), Thái Long (99 ha), An Khang (15 ha) và Lưỡng Vượng (8 ha). Đất được
hình thành tại chỗ, có sự rửa trôi cấp hạt sét từ tầng đất gần tầng mặt xuống tầng đất
sâu phía dưới hình thành tầng tích sét (B-argic), trong điều kiện phong hoá của đá mẹ
mà tốc độ giải phóng kiềm nhanh hơn tốc độ khử kiềm nên môi trường bão hoà bazơ,
dung tích cation trao đổi cao. Mức độ phong hóa trung bình.
Tầng đất dày, đất đen điển hình có tính chất lý học phù hợp cho nhiều loại
cây lâu năm, cây trồng cạn ngắn ngày. Loại đất này đang được sử dụng trồng các
loại cây ăn quả, cây lâu năm, cây hoa màu như ngô, lạc, đậu đỗ.
d. Nhóm đất xám (Acrisols)-ký hiệu AC
Có 6.013 ha, chiếm 50,44% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn
các xã, phường: Đội Cấn (1.869 ha), Nông Tiến (812 ha), Thái Long (801 ha), An
Khang (745 ha), Tràng Đà (584 ha), Lưỡng Vượng (569 ha), An Tường (489 ha).
Đây là nhóm đất đặc trưng trong điều kiện nhiệt đới ẩm, là sản phẩm phong hoá
từ nhiều loại đá mẹ như đá biến chất, đá macma axit, đất cát, mẫu chất phù sa cổ, …
Các khoáng sét bị phong hoá mạnh, đồng thời quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm
thổ trong đất tạo nên tầng tích tụ sét (B-argic) có dung tích hấp thu và Độ no bazơ thấp.
Nhóm đất xám có thành phần cơ giới tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên
trong đất có rất nhiều sỏi sạn (>40%), xuất hiện ở độ sâu 20 - 100cm.
Độ phì của đất thấp: Đất rất chua, Độ no bazơ trung bình; dung tích cation
trao đổi rất thấp; Hàm lượng chất hữu cơ, lân tổng số, kali tổng số, lân dễ tiêu, kali
dễ tiêu đều nghèo.
đ. Nhóm đất đỏ (Ferralsols)- ký hiệu FR
Có 22 ha, chiếm 0,18% diện tích tự nhiên của thành phố, (chỉ có trên địa bàn
phường Hưng Thành). Đất được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá vôi;
các khoáng sét bị phong hóa mạnh hình thành các khoáng có hoạt tính thấp, không
có khả năng phong hóa tiếp như kaolinit và bị rửa trôi trong thời gian dài, trong đất
giàu các oxit sắt và nhôm và các hợp chất bền vững của chúng. Đất có tầng dày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30
>100 cm. Tính chất lý học đất rất tốt cho nhiều loại cây lâu năm, cây ăn quả: kết
cấu đoàn lạp, tơi xốp toàn phẫu diện. Tuy nhiên nhóm đất đỏ có hạn chế chính là có
hàm lượng dinh dưỡng thấp. Khả năng thoát nước rất nhanh, dẫn đến rửa trôi dinh
dưỡng theo chiều sâu và hạn vào mùa khô.
Khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ phần đất khoáng là rất thấp.
Tất cả các dinh dưỡng cho cây trồng được huy động phần lớn từ phần hữu cơ đất, từ
xác thực vật. Vì vậy sử dụng nhóm đất này cần có chế độ phân bón hợp lý, bón nhiều
lần, không bón dư thừa các phân khoáng vì dễ bị rửa trôi hoặc cố định trong đất, tăng
cường sử dụng các phân hữu cơ và áp dụng các biện pháp chống xói mòn đất.
e. Nhóm đất dốc tụ (Regosols) - ký hiệu RG
Có 71 ha, chiếm 0,60% diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố trên địa
bàn các xã Đội Cấn (20 ha), Lưỡng Vượng (19 ha), An Tường (18 ha)...
Đất dốc tụ hình thành ở những nơi có địa hình thấp, dưới chân các sườn dốc
hoặc ngay tại các sườn dốc thoải. Do những sản phẩm xói mòn từ đồi núi đổ xuống
theo dòng chảy, được tích tụ lại, các tầng đất sắp xếp lộn xộn, không theo quy luật.
Đất phân bố ở địa hình thấp, bằng, có chế độ ẩm phù hợp sản xuất lúa nước. Đất ít
chua, Độ no bazơ cao; tính chất lý học của đất thuận lợi cho lúa nước và các cây
trồng cạn. Đất dốc tụ có hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình – thấp.
Hiện nay đất dốc tụ glây đang được sử dụng để trồng lúa. Đây cũng là trọng
điểm sản xuất các loại cây lương thực, cây hoa màu ở vùng đồi núi do có lợi thế về
ẩm độ. Những nơi giải quyết được nước, chủ động tưới tiêu bằng các công trình
thủy lợi nhỏ đang trồng 2 vụ lúa. Những nơi không chủ động nước thì trồng màu
trong vụ xuân, cây màu có thể là ngô, đậu tương. Sản xuất trên đất này cần lưu ý
đến biện pháp điều tiết nước do nhạy cảm có thể bị úng khi mưa lớn. Mặt khác
trong canh tác cần lưu ý đến việc cung cấp thêm kali cho cây trồng. Với lạc không
cần bón vôi mà chỉ chú trọng bón lân [2].
3.1.4.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố vào loại trung bình của
vùng miền núi phía Bắc, tiềm năng nước mặt dồi dào, gấp 10 lần yêu cầu nước cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
31
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung cấp
cho thành phố trong tương lai.
Khu vực thành phố (tính cả phần mở rộng) có mạng lưới sông ngòi phân bố
khá đồng đều. Sông Lô và nhiều sông ngòi nhỏ cùng ao hồ, tạo thành mạng lưới
thuỷ văn khá dày. Đây là nguồn nước mặt cung cấp nước chủ yếu cho thành phố
hiện nay. Tuy nhiên vào mùa mưa, lũ cao nước sông có hàm lượng cặn lơ lửng, độ
đục, độ màu vượt quá giới hạn cho phép gây trở ngại cho việc sử dụng nước sông
làm nguồn nước cấp sinh hoạt.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào có ở khắp địa bàn thành phố, có
chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và
tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt
của nhân dân. Chất lượng nước ngầm trong khu vực nhìn chung là tốt, nước trong,
theo nghiên cứu thì nước ngầm không nhiễm cặn, không nhiễm các hợp chất nitơ và
kim loại nặng. Tuy vậy, nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất [2].
3.1.4.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 (tính đến 01 tháng 01 năm 2012),
thành phố Tuyên quang có 3.852,63 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất
chiếm 80,58%; rừng phòng hộ chiếm 19,42%. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết nguồn nước và không khí của thành phố. Đặc
biệt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn
các giá trị văn hóa, lịch sử [2].
3.1.4.4. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn thành phố có một số mỏ đá vôi có chất lượng tốt, tập trung đáp
ứng được nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng như mỏ đá vôi Tràng Đà, mỏ than ở
phường Minh Xuân, mỏ kẽm ở núi Dùm. Đồng thời có nhiều điểm có khả năng khai
thác nguyên liệu sản xuất gạch, ngói và các đồ sứ, kể cả sứ cao cấp [2].
3.1.4.5. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có 25 dân tộc anh em cùng sinh
sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng nên đã hình thành nên nền văn hoá đa
dạng, nhiều nét độc đáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32
Trên địa bàn thành phố có các di tích lịch sử đã được xếp hạng (xếp hạng cấp
quốc gia, cấp tỉnh) như: Thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thượng, Chùa An Vinh, Đền
Mỏ Than, Đền Cấm... Đây là những điểm thu hút được nhiều du khách đến tham quan.
Thành phố là Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh nên tập trung chủ yếu đội ngũ các nhà
khoa học, cán bộ quản lý, đồng thời người dân thành phố cũng có nhiều kinh
nghiệm trong lao động, sản xuất... Các lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục luôn
được quan tâm, chú trọng cả về chiều rộng và chiều sâu. Nguồn nhân lực dồi dào,
giàu trí tuệ, có trình độ đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
thành phố ngày càng phát triển [2].
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, thành phố Tuyên Quang đã có tốc độ tăng trưở
thần. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2007-2012 đạt 14,8%/năm, năm
2012 đạt 17,3%.
Cơ cấu kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Năm 2012 cơ cấu kinh tế của thành phố như sau:
+ Thương mại và dịch vụ: 72,69%.
+ Công nghiệp và xây dựng: 20,90%.
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 6,40%.
- Về thương mại, dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch được quan tâm. Các chợ Tam Cờ,
Phan Thiết, Trường Tiến, Ỷ La và chợ Ruộc (xã An Khang) được cải tạo, nâng cấp;
chợ Bình Thuận được quy hoạch đến địa điểm mới để mở rộng quy mô đảm bảo
đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân. Xây dựng Đề án quản
lý, phát triển các chợ trên địa bàn. Khuyến khích, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các
tổ chức, cá nhân thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thương mại, dịch
vụ, du lịch như: Xây dựng Trung tâm thương mại Tuyên Quang, một số siêu thị,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33
nhà hàng, khách sạn. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 16,49%; tỷ trọng
dịch vụ, thương mại trong cơ cấu kinh tế 51,79%.
Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng và chỉnh trang đô thị, tạo
điều kiện về địa điểm để các tổ chức, cá nhân phát triển kinh doanh dịch vụ. Thực
hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam";
các cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn công tác quản lý thị trường, bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng và người sản xuất. Duy trì và tổ chức tốt các hoạt động văn
hóa, lễ hội truyền thống, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà
hàng... góp phần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
34
Bảng 3.1: Thực trạng phát triển kinh tế của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2012
Năm 2007
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Năm 2008
Giá trị
Năm 2009
Cơ cấu
Giá
Cơ cấu
(%)
trị
(%)
100
1.914.443
100
Năm 2010
Giá trị
Cơ cấu
(%)
1.365.845
100
1.667.299
1 Công nghiệp, xây dựng
363.403
26,61
419.122
2 Thương mại, dịch vụ
894.219
65,47 1.125.274 67,49 1.309.342 68,39 1.573.410 69,94
3 Nông, lâm, thuỷ sản
108.223
7,92
122.903
7,37
II GDP theo giá cố định 1994
821.085
100
933.612
1 Công nghiệp, xây dựng
250.113
30,46
2 Thương mại, dịch vụ
519.658
3 Nông, lâm, thuỷ sản
51.314
25,14 467.896 24,44
137.205
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
2.249.587
100
2.658.731
100
3.124.875
100
520.670
23,15
584.444
21,98
653.218
20,90
1.897.478
71,37 2.271.546 72,69
155.507
6,91
176.809
6,65
200.111
6,40
100 1.097.084 100
1.531.963
100
1.867.895
100
2.075.679
100
272.633
29,20 331.054 30,17
484.127
31,60
670.493
35,90
650.409
31,33
63,29
607.924
65,12 710.120 64,73 1.007.739 65,78
6,25
53.055
5,68
55.910
7,17
Giá trị
Năm 2012
5,10
40.097
2,62
(Nguồn Phòng Tài chính Thành phố Tuyên Quang)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.152.137
45.265
61,68 1.378.035 66,39
2,42
47.235
2,28
34
I GDP theo giá thực tế
Năm 2011
35
Duy trì và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống... góp phần
thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến với thành phố, doanh thu từ các cơ sở kinh
doanh dịch vụ, phục vụ dịch vụ lưu trú trên 123 tỷ đồng; khuyến khích các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng... Phát hành bản
đồ du lịch thành phố Tuyên Quang. Hoàn thành quy hoạch khu sinh thái Núi Dùm Cổng Trời (bổ sung quy hoạch khu vực Cổng Trời, xã Tràng Đà) [1].
- Về sản xuất công nghiệp, xây dựng:
Triển khai kế hoạch thực hiện Kết luận số 06-KL/TU của BCH Đảng bộ tỉnh
(khóa XV) về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai
đoạn 2011-2015. Đã quy hoạch và đẩy mạnh việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư
vào các điểm sản xuất thủ công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn; khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất, liên doanh,
liên kết mở rộng ngành nghề, thị trường; một số ngành duy trì, phát triển khá như
khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, xây dựng, chế biến lâm sản...; một số
mặt hàng mới như tranh đá, đồ gỗ mỹ nghệ bước đầu đã được thị trường chấp nhận,
tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công
nghiệp, xây dựng tăng bình quân hàng năm 16,02%, đưa tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng trong cơ cấu kinh tế của thành phố lên 45,2% [1].
- Về sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới:
-
2020.
Lựa chọn, đưa các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu và thổ
nhưỡng, có năng suất, chất lượng cao vào cơ cấu giống cây trồng của thành phố. Làm tốt
công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Khuyến khích, tạo điều kiện
phát triển các dự án nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập
trung; đầu tư thâm canh thủy sản trên các diện tích ao hồ. Việc áp dụng, chuyển giao
khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được thực
hiện rộng rãi và có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và xây dựng
nông thôn mới. Giá trị 1 ha canh tác bình quân tăng từ 62 triệu đồng/ha năm 2010 lên 90
triệu đồng/ha năm 2012. Sản lượng lương thực năm 2012 đạt 16.242,6 tấn, so với chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
36
tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đạt 109,4%. Giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản tăng bình quân hằng năm 6,84%..
Thành phố đã chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đến nay, 6/6 xã hoàn
thành đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đã phê duyệt quy hoạch 5/6 xã
(riêng xã An Tường được phê duyệt chung theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000) .
Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được quan tâm, chỉ đạo
thường xuyên và liên tục tại địa phương. Phong trào“Chung sức xây dựng nông
thôn mới” được nhân dân đồng tình ủng hộ, trong quá trình thực hiện chương trình
đã có nhiều cá nhân, hộ gia đình điển hình trong việc đóng góp tiền, ngày công, vật
chất, hiến đất để thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn. Đến nay xã Tràng
Đà đạt 15/19 tiêu chí, An Khang 13/19 tiêu chí, An Tường 09/19 tiêu chí, Lưỡng
Vượng 11/19 tiêu chí, Thái Long 9/19 tiêu chí, Đội Cấn 8/19 tiêu chí [1].
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
Bảng 3.2: Hiện trạng dân số và lao động thành phố Tuyên Quang năm 2012
Chỉ tiêu
STT
Đơn vị
Số lƣợng
Hộ
27.562
1
Tổng số hộ
2
Tổng số khẩu
Người
92.206
3
Lao động
Người
52.054
3.1
Nông nghiệp
Người
13.861
3.2
Phi nông nghiệp
Người
38.193
4
Tỷ lệ gia tăng dân số
%
1,007
5
Thu nhập bình quân
Tr/người/năm
3.089
6
Mật độ dân số
Người/km2
773
(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Tuyên Quang))
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
37
* Dân số:
Dân số của thành phố năm 2012 có 92.206 người. Mật độ dân số của thành
phố là 773 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố có biến động không ổn định trong
những năm qua: Năm 2007 là 0,92%; năm 2008 là 0,95%; năm 2009 là 1,08%; năm
2010 là 0,94%; năm 2011 là 1,11%; đến năm 2012 là 1,007%. Tỷ lệ tăng dân số
trung bình hàng năm giai đoạn 2007-2012 là 1,001%.
3.1.2.3. Công tác lao động việc làm, giảm nghèo
Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình lao động - việc làm giai
đoạn 2011-2015, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất thủ công nghiệp,
kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển, giải quyết việc làm. Phối hợp với Trung
tâm giới thiệu việc làm tỉnh tuyển dụng lao động cho các công ty trong nước, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn có nhu cầu tuyển lao động.
Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo của thành phố 4,02%; năm 2012, thành phố đã xóa
1.260 hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 0,95%; các phường: Tân Quang, Phan
Thiết, Ỷ La không còn hộ nghèo (trong đó số hộ thoát nghèo là người dân tộc thiểu
số nghèo 116 hộ); không còn hộ chính sách thuộc diện nghèo; giảm 816 hộ cận
nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo 2,81%. Phấn đấu hết năm 2013 các phường Minh Xuân,
Tân Hà, Nông Tiến, Hưng Thành không còn hộ nghèo; hết năm 2014, thành phố cơ
bản không còn hộ nghèo.
Phối hợp với các trường dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, Hội
Nông dân thành phố tổ chức mở đào tạo cho lao động là dân tộc thiểu số với các
ngành nghề đào tạo chủ yếu như: Kỹ thuật nuôi cá, kỹ thuật trồng rau sạch, trồng
nấm, bảo vệ thực vật và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y, sử dụng và sửa chữa
máy vi tính, sửa chữa máy nông nghiệp, may, mộc, lái xe… Phối hợp với các đơn vị
tư vấn tuyển dụng lao động tư vấn xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ
yếu đi làm việc tại các nước Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia…[1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
38
3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực
Theo số liệu thống kê đất đai Thành phố Tuyên Quang năm 2012 có
11.921,0 ha đất tự nhiên, chiếm 2,03% diện tích tự nhiên của cả tỉnh (là đơn vị hành
chính có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong tỉnh). Bình quân diện tích tự nhiên trên
đầu người của thành phố là 7,73 ha, bằng. Diện tích đất đã được sử dụng vào các
mục đích chiếm tỷ lệ 97,40% (tỷ lệ chung của cả tỉnh là 97,99%). Diện tích, cơ cấu
các loại đất chính của thành phố như sau:
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tuyên Quang năm 2012
STT
Loại đất
Mã
Tổng diện tích đất tự nhiên
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
11.921
100
1
Nông nghiệp
NNP
8.041,93
67,46
2
Phi nông nghiệp
PNN
3.572,31
29,97
3
Chưa sử dụng
CSD
306,76
2,57
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Tuyên Quang)
Diện tích tự nhiên của thành phố phân bố không đồng đều theo các đơn vị hành
chính. Đơn vị có diện tích tự nhiên nhỏ nhất là phường Phan Thiết có 125,92 ha (chiếm
1,06% diện tích tự nhiên toàn thành phố). Đơn vị có diện tích tự nhiên lớn nhất là xã
Đội Cấn có 2.605,83 ha (chiếm 21,86% diện tích tự nhiên toàn thành phố).
3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuyên Quang
Thời kỳ trước và sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, thành
phố đã có cán bộ chuyên môn có trình độ nghiệp vụ và thường xuyên được đào tạo
nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai. Tình hình quản
lý đất đai được thể hiện qua các nội dung sau:
3.2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó
Việc triển khai thi hành pháp luật về đất đai và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật do của Uỷ ban nhân dân
tỉnh ban hành (như: Quyết định 66/2005/QĐ-UBND, Quyết định 68/2005/QĐSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
39
UBND, Quyết định 21/2008/QĐ-UBND, Quyết định 01/2010/QĐ-UBND, Quyết
định số 19/2009/QĐ-UBND, Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND, Quyết định phân
loại đường phố, vị trí và giá đất hàng năm...) dưới nhiều hình thức như: Thông qua
Hội nghị do Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức; Thông qua hội nghị do UBND các
xã, phường tổ chức; Phát tài liệu, tờ rơi: 10.851 tờ; Thông qua hình thức trợ giúp
pháp lý; Thông qua Đài truyền thanh thành phố; Thông qua hệ thống loa truyền
thanh ở cơ sở; Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền pháp luật về đất đai và bồi
thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư tại địa bàn các xã, phường.
Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã ban hành nhiều văn bản để thực
hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương, cụ thể như:
- Quyết định số 04/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Uỷ ban
nhân dân thị xã Tuyên Quang về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ,
trách nhiệm, thời gian giải quyết mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp
phép xây dựng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã theo quy trình “một cửa”.
- Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Uỷ ban
nhân dân thị xã Tuyên Quang về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục mua
bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình trên địa
bàn thị xã Tuyên Quang.
- Quyết định số 03/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Uỷ ban
nhân dân thị xã về việc thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất.
- Xây dựng Đề án số 40/ĐA-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban
nhân dân thị xã về thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn thị xã Tuyên Quang.
- Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Uỷ ban nhân
dân thị xã Tuyên Quang về việc hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã Tuyên Quang...
Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai đã được Uỷ ban nhân dân
thành phố thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; trình
độ và nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện Luật Đất đai đã được nâng cao,
nhất là về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Đã kịp thời ban hành các văn
bản thực hiện pháp luật về đất đai phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương;
từng bước đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và phát huy tốt giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
40
quyền sử dụng đất. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về đất đai còn chưa sâu rộng; có một số xã, phường chưa thường xuyên thực hiện
công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai.
3.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính
Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã xây dựng Đề án điều chỉnh địa
giới và thành lập các phường nhằm khắc phục những bất hợp lý về địa giới hành
chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Sau khi Chính phủ có Nghị định số 99/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm
2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã
Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang, Uỷ ban nhân dân thành phố đã phối hợp với Sở Nội vụ lập lại hồ sơ địa
chính cấp thành phố và các xã, phường.
Đến nay bản đồ hành chính của các xã, phường chưa được xây dựng.
3.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Uỷ ban nhân dân thành phố đã chủ động triển khai công tác đo đạc phục vụ
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho xã An Tường và dọc trục
đường Quốc lộ 2 thuộc các xã Lưỡng Vượng, Thái Long, Đội Cấn. Đến nay đã có
8/13 xã, phường đã được đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1997.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố đã được lập ở 2 cấp qua các
kỳ kiểm kê đất đai ( năm 2000; 2005 và 2010) đã thể hiện đầy đủ, phù hợp với hiện
trạng sử dụng đất ngoài thực địa, đảm bảo các quy định về thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất hiện hành và hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cấp thành phố và các xã,
phường đã được xây dựng và quản lý theo quy định.
3.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ
ban nhân dân thành phố đã chủ động tổ chức thực hiện công tác lập quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 của cấp huyện và cấp xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
41
Năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 của thành phố và tất cả các xã, phường trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân
thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường đã thực hiện việc công bố, công
khai quy hoạch sử dụng đất để nhân dân nắm bắt và thực hiện đúng quy hoạch đã
được phê duyệt và ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch
đã được công bố.
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân thành phố đã xây dựng các đề án và được cấp có
thẩm quyền phê duyệt công nhận thị xã đạt đô thị loại III (trở thành thành phố thuộc
tỉnh). Tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của 07 phường và xã An Tường;
quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trung tâm các xã.
Để tránh tình trạng quy hoạch “treo”, Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị thành phố và Uỷ ban nhân
dân các xã, phường thực hiện rà soát nội dung quy hoạch chi tiết và thu hồi đất của
các công trình trên địa bàn thành phố để báo cáo, đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh
hoặc hủy bỏ đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả và làm cơ sở cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn.
Qua kết quả rà soát trên địa bàn thành phố hiện có 17 công trình đã cấp có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hoặc đã có quyết định thu hồi đất cần đề nghị điều
chỉnh hoặc huỷ bỏ, trong đó:
- Đề nghị huỷ bỏ nội dung quy hoạch: 06 công trình.
- Đề nghị huỷ bỏ nội dung quy hoạch và thu hồi đất: 04 công trình.
- Đề nghị điều chỉnh nội dung thu hồi đất: 07 công trình.
3.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
* Việc thực hiện các trình tự, thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất:
Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Đất đai; tình trạng
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền đã được hạn chế.
* Kết quả thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến ngày 30 tháng 9 năm 2012, như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
42
- Giao đất làm nhà ở với diện tích: 16,45 ha.
- Giao đất, cho thuê đất: 4,87 ha
- Thu hồi đất theo thẩm quyền với diện tích: 0,34 ha.
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp với
diện tích 4,2354 ha; chuyển mục đích sử dụng từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất
nuôi trồng thuỷ sản với diện tích: 4,68 ha.
* Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ ngày 01 tháng 7 năm
2004 đến 30 tháng 9 năm 2012 với tổng diện tích đất bị thu hồi: 186,8 ha (trong đó
đất nông nghiệp bị thu hồi là: 114,9 ha).
Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã
đáp ứng nhu cầu đất phục vụ xây dựng các công trình công cộng, an ninh - quốc
phòng và nhu cầu của nhân dân đồng thời phát huy giá trị quyền sử dụng đất góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa
được thực hiện chưa triệt để, vẫn còn tình trạng người sử dụng đất không thực hiện
quyết định thu hồi đất của nhà nước làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công
trình và đơn thư kiến nghị kéo dài.
3.2.2.6. Lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
* Tình hình lập, quản lý hồ sơ địa chính; kết quả theo dõi chỉnh lý biến động.
+ Đối với các phường và xã Tràng Đà:
- Bản đồ địa chính, Sổ mục kê: Được lập từ khi đo đạc địa chính; các biến
động từ sau khi đo đạc đến nay chưa được chỉnh lý.
- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Được lập tại phòng Tài nguyên
và Môi trường; cấp xã chưa có Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sổ Địa chính: Do các xã lập theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
* Đối với các xã chuyển từ huyện Yên Sơn về thành phố:
- Hầu hết các xã chưa được đo đạc địa chính, việc quản lý đất đai trên địa
bàn các xã được sử dụng bản đồ giải thửa đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg hiện nay đã
biến động nhiều.
- Sổ Mục kê, Sổ Địa chính, Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được
lập khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993 và chỉ
có ở cấp xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
43
Việc chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ trên
các tài liệu của hồ sơ địa chính theo quy định
* Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Đến 31 tháng 12 năm 2012, toàn thành phố đã cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho 56.340/67.645 số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần cấp, đạt
79,3 %.; trong đó đất ở cấp được 29.320/39.680 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, đạt 73,89 %.
* Đánh giá kết quả thực hiện:
- Uỷ ban nhân dân thành phố đã xác định công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành và thường xuyên
có chỉ đạo sâu sát nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đã từng bước cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất và
tránh các tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện; các sai sót trong công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chỉ đạo khắc phục kịp thời.
Tuy nhiên, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chưa đạt yêu cầu; hồ
sơ địa chính chưa được hoàn thiện theo quy định, công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính,
đăng ký các biến động về đất đai chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời dẫn đến tài
liệu, hồ sơ không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác
quản lý, khai thác tài liệu đất đai.
Để cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn thành phố cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố và các xã, phường; thường xuyên
tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người sử dụng đất nhận thức được trách nhiệm
trong việc thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ;
giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
44
- Tập trung nguồn lực bố trí kinh phí từ nguồn thu tiền sử dụng đất để thực
hiện việc đo đạc, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
trên địa bàn thành phố.
3.2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm, Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện tốt công tác thống
kê đất đai nhằm cập nhật số liệu về tài nguyên đất phục vụ việc xây dựng nhiệm vụ,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm theo quy định của
Luật Đất đai.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai từ năm 2000 đến nay trên địa bàn thành
phố đã được thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn của ngành (được tổng hợp,
thống kê từ cấp xã). Tiến độ và chất lượng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã
được đáp ứng theo yêu cầu, phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất.
Kết quả thống kê đất đai đến năm 2012 cho thấy cơ cấu sử dụng đất của
thành phố trong những năm gần đây có sự chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ
trọng của đất phi nông nghiệp) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng tăng trên địa bàn thành phố.
3.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy
định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được
thành phố căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của tỉnh để tổ chức thực hiện như:
Khung giá đất trên địa bàn thành phố do tỉnh Tuyên Quang hàng năm ban hành...
3.2.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản
Uỷ ban nhân dân thành phố đã thực hiện tốt việc giải quyết hồ sơ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực
hiện các giao dịnh về quyền sử dụng đất đồng thời không phá vỡ kiến trúc, quy
hoạch đô thị.
Thực hiện tốt giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất nhằm xác định
được nhu cầu sử dụng đất, khả năng tài chính của người sử dụng đất và thực trạng
thị trường bất động sản tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
45
Tuy nhiên, chưa kiểm soát được thị trường bất động sản nên vẫn còn có tình
trạng nhu cầu ảo và giá chuyển nhượng chưa đúng với thực tế; chưa có giải pháp
bình ổn giá đất để chống đầu cơ đất đai.
3.2.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Để quản lý, sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai,
đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm nghĩa vụ của người sử dụng đất, Ủy ban
nhân dân thành phố đã hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng thời kiểm tra, giám sát người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ trong việc
kê khai, đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi thực hiện các
quyền của người sử dụng đất; không để tình trạng nợ đọng thuế, phí, lệ phí.
3.2.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong
những năm qua đã có chuyển biến tích cực và phát huy được hiệu quả, uốn nắn kịp
thời những vi phạm, đưa công tác quản lý về đất đai đi vào nền nếp, hạn chế được
tình trạng khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng
của tỉnh tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý theo pháp luật
các trường hợp vi phạm Luật Đất đai.
Từ năm 2004 đến 31 tháng 12 năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ
chức thực hiện được 95 cuộc thanh tra, kiểm tra, xác minh và phối hợp giải quyết về
đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị của công dân. Nội dung chủ yếu của
các cuộc thanh tra tập trung vào lĩnh vực đất đai, đền bù, quy hoạch.
- Qua việc tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra, kết quả đã phát hiện sai
phạm thu hồi cho Nhà nước được 7.134 m2 đất; kiến nghị tính bồi thường diện tích
496 m2 và 12.200.000 đồng cho người sử dụng đất; xét giao 03 lô đất tái định cư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
46
- Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thực hiện Quyết định số
01/2010/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Uỷ ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã, cán bộ Địa chính cấp xã và người sử dụng đất trong
công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3.2.2.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Giải quyết tranh chấp về đất đai cũng được tăng cường. Thực hiện Nghị
quyết số 38 của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện cải cách thủ
tục hành chính trong giải quyết đơn thư, khiếu nại của công dân về đất đai. Hàng
năm Thành uỷ và UBND thành phố luôn quan tâm đến việc giải quyết đơn thư về
tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
3.2.2.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Việc lựa chọn các đơn vị tư vấn thực hiện công tác đo đạc bản đồ, lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiểm kê đất đai... có đủ năng lực, tư cách pháp nhân,
và năng lực kỹ thuật; thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm; kiểm tra, nghiệm thu,
thanh quyết toán theo đúng quy định.
Từng bước nâng cao năng lực của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
thành phố để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hiện tại các hoạt động dịch vụ công về đất đai vẫn được tiến hành trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ người quản lý sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm
2003 thông qua bộ phận một cửa của thành phố nhưng ở mức độ hạn chế [2].
3.3. Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên
Quang giai đoạn 2007-2012
Trong giai đoạn 2007 - 2012, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, các ngành chuyên môn, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang cơ bản đã đi vào nề nếp, việc sử dụng đất ngày càng đạt
hiệu quả cao.
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố
Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
47
công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thời gian thực hiện
thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư,
xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi
thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế “một
cửa liên thông”.
Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND thành phố chỉ đạo các xã,
phường rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án trên
địa bàn để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố. Việc công khai quy
hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã
đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham
gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất.
Các công trình, dự án xin giao đất, thuê đất trên địa bàn đều được thẩm định
đúng theo quy trình quy định từ khi nhận hồ sơ đến khi bàn giao đất ngoài thực địa
và được thực hiện theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố Tuyên Quang, cụ thể:
- Trước ngày 01/7/2004 (trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực), công tác
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện theo quy định của luật đất đai
1993, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2001.
- Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, quy trình thu hồi đất, giao đất, cho
thuê đất thực hiện theo: Quyết định số 67/2005/QĐ-UBND ngày 04/8/2005 của
UBND tỉnh Tuyên Quang về việc Ban hành Quy định hạn mức giao đất trống, đồi
núi trọc cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số
23/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh về việc quy định việc giao
đất có thu tiền sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông
nghiệp hoặc đất ở cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục
đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 16/2009/QĐUBND ngày 21/10/2009 Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 Quy định về
Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND
ngày 23/8/2011 về việc bổ sung một số quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
48
và tái định cư và Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 về việc ban
hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản (vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi) gắn
liền với đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên
địa bàn tỉnh, làm căn cứ để thực hiện;
Ngoài ra Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
lập hồ sơ thu hồi đất (số 391/HD-TNMT ngày 29/5/2011, số 808/TNMT-ĐĐBĐ
ngày 20/10/2011, số 905/TNMT-VPĐK ngày 22/11/2011, số 209/TNMT-VPĐK
ngày 13/4/2012, số 237/TNMT-VPĐK ngày 24/4/2012, số 644/TNMT-CCĐĐ ngày
24/8/2012, số 855/TNMT-VPĐK ngày 20/9/2013...) và nhiều văn bản giải quyết
vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền; chủ trì
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh cho ý kiến chỉ đạo giải quyết vướng mắc thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân tỉnh trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc một số
công trình, dự án.
Tất cả các công trình, dự án trên địa bàn thành phố đều được thẩm định trên
đầy đủ, khi tiến hành giao đất, cho thuê đất căn cứ vào quy hoạch, phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất và đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất.
Hồ sơ xin giao đất, thuê đất được các cán bộ kiểm tra hiện trạng, xem xét cụ thể,
tiến hành theo từng bước, ít xảy ra nhầm lẫn, sai sót trong qua trình thẩm định hồ
sơ. Hồ sơ sau khi được thẩm định xong, trình UBND tỉnh chấp thuận địa điểm đầu
tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện.
Trình tự thủ tục luôn đảm bảo đầy đủ, từng bước theo quy định của Luật Đất đai
2003 và các quy định của UBND tỉnh Tuyên Quang.
Công tác giao đất, cho thuê đất được UBND thành phố Tuyên Quang tập trung
chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn
2007-2012, thành phố đã trình UBND tỉnh Quyết định giao đất, thu hồi đất với diện
tích đất 179,77 ha để thực hiện 94 dự án trong đó có các dự án trọng điểm trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang, cụ thể: Cải tạo, nâng cấp QL 2C đoạn từ Km 136+500 đến
Km 141+301, thành phố Tuyên Quang; Dự án xây dựng Công ty cổ phần xi măng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
49
Tuyên Quang; Sở Khoa học công nghệ tỉnh Tuyên Quang; Ngân hàng Nhà nước, Chi
nhánh tỉnh Tuyên Quang… và các dự án xây dựng khu dân cư góp phần thúc đẩy việc
hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thành phố Tuyên Quang đề ra.
Bên cạnh đó thành phố Tuyên Quang còn tập trung chỉ đạo để thực hiện công
tác giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện quy hoạch các khu dân cư và thực
hiện chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất tỉnh giao như: dự án khu dân cư Tân Phát, Khu
dân cư trục đường Minh Thanh…
- Công tác định giá đất
Công tác định giá đất được thành phố xác định đây là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, đặc
biệt phục vụ cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án, và để đấu
giá quyền sử dụng đất.
Vì vậy, UBND thành phố Tuyên Quang đã thường xuyên tập trung chỉ đạo,
kịp thời trình UBND tỉnh phê duyệt giá đất để thực hiện các nội dung nêu trên. Về
cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố.
3.3.1. Đánh giá công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
3.3.1.1. Quy trình thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các
dự án đầu tư
Lập hồ sơ thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để thực hiện dự án đầu tư:
1. Hồ sơ thu hồi đất chưa giải phóng mặt bằng
Chủ đầu tư nộp (02 bộ) hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường
hợp thuộc thẩm quyền thu hồi đất của UBND tỉnh; nộp tại UBND huyện, thị xã đối
với trường hợp thuộc thẩm quyền thu hồi đất UBND huyện, thị xã để thẩm định
trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
1.1. Danh mục hồ sơ gồm có:
a) Văn bản về chủ trương thu hồi đất (đối với đất theo quy hoạch) hoặc văn
bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với thu hồi đất theo dự án) của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, (02) bản;
b) Thông báo chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một
trong các giấy từ sau: Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư đối với dự án sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
50
nguồn vốn ngân sách, Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không sử dụng nguồn
vốn ngân sách, dựa án đầu tư xây dựng cơ sở tôn giáo đã được Ủy ban nhân dân
tỉnh xét duyệt, trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng hoặc
quyết định phê duyệt vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ công an (02) bản;
c) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tổ chức ban hành
chủ trương đầu tư (02) bộ ;
d) Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng công trình của
cấp có thẩm quyền kèm theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng (đối với công trình
theo tuyến: giao thông, thủy lợi, đường điện… phải có quyết định phê duyệt thiết kế
kỹ thuật và hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo; đối với công trình khai thác khoáng
sản phải có Giấy phép khai thác, bản đồ khu vực khai thác được cấp có thẩm quyền
phê duyệt), (02) bộ;
e) Bản trích đo (hoặc trích lục) hiện trạng sử dụng đất để thu hồi đất xây dựng
công trình năm (05) bộ đã có đầy đủ xác nhận của cơ quan phối hợp, kèm theo file số;
f) Biên bản họp xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Hội đồng bồi thường,
giải phóng mặt bằng cấp huyện; Tờ kê khai, Biên bản kiểm kê về sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất của các chủ sử dụng đất trong ranh giới xây dựng công trình
theo hồ sơ quy hoạch được duyệt, (02) bộ;
g) Văn bản thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép
kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản, (02) bộ;
h) Bản tự kê khai của chủ đầu tư về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất
đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó tại các tỉnh khác (nếu có) và tự nhận xét
về việc chấp hành pháp luật đất đai được Sở Tài nguyên và môi trường nơi đã giao,
cho thuê đất xác nhận, (02) bản;
i) Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc thủ tướng đơn vị
được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền đối với trường hợp thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, (02) bản;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
51
k) Tờ trình đề nghị thu hồi đất của chủ đầu tư, kèm theo danh sách các chủ sử
dụng bị thu hồi đất có xác nhận của chính quyền địa phương nơi có đất, (02) bản;
n) Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã đề nghị thu hồi đất, giao đất,
cho thuê đất và danh sách thu hồi đất kèm theo, (02) bản;
m) Quyết định phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng của cấp có thẩm
quyền (đối với những khu vực phải chuyển mục đích sử dụng rừng) hoặc biên bản
thống nhất giữ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và chủ đầu tư, (02) bản;
1.2. Trình tự ra quyết định thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 14
Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, mục đích phát
triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2. Hồ sơ nộp tại Sở tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án.
2.1. Sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền và đxa
thực hiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ đầu tư nộp bộ hồ sơ
xin giao đất, cho thuê đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, gồm:
a) Đơn xin giao đất hoặc cho thuê đất của chủ đầu tư, (02) bản;
b) Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh và quyết định thu hồi đất chi tiết
từng thửa đất của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư của UBND huyện, thị
xã theo thẩm quyền, (02) bản;
c) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định đã được UBND huyện, thị xã phê
duyệt, (02) bản;
d) Giấy từ chứng minh việc nhận kinh phí bồi thường của các chủ sử dụng có
đất bị thu hồi, (02) bản;
e) Báo cáo về việc đã thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng
của Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng, (02) bản;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
52
f) Bản trích đo địa chính giao đất, cho thuê đất năm (05) bộ đã có đầy đủ xác
nhận của cơ quan phối hợp, kèm theo file số (sử dụng phần mềm Microtation);
g) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác
nhận cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ
môi trường, (02) bản.
2.2. Trình tự giải quyết
a) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện thẩm định hồ sơ. Trường
hợp đủ điều kiện giao đất cho chủ đầu tư thì lập tờ trình, dự thảo quyết định giao
đất, cho thuê đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
b) Trong thời hạn năm 05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, hồ sơ
do Sở Tài nguyên và Môi trường nộp, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ký quyết định
giao đất, cho thuê đất.
c) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định
giá đất của Sở Tài chính, Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Ký hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất);
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư.
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính sang cơ quan thuế.
d) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày người sử dụng đất nộp đủ
chứng từ về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định. Sở Tài nguyên
và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận hoặc ký giấy chứng
nhận đối với trường hợp được ủy quyền.
e) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy chứng
nhận đã ký, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ đầu tư; tiến hành trao
Giấy chứng nhận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
53
3.3.1.2. Kết quả:
Bảng 3.4. Kết quả công tác thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang (2007 - 2012)
Để phát triển
công nghiệp,
dịch vụ
Số
DT
dự án
(ha)
1
6,83
Tổng
DT
(ha)
Tổng số
hộ bị thu
hồi đất
(hộ)
2007
27,45
898
2008
32,56
956
2
2009
30,89
1.010
2010
33,61
2011
2012
Năm
Để xây dựng
hạ tầng
Để phát triển
các khu đô thị Tổng
số
Số
DT
dự án
dự án (ha)
4
10,13
13
Số
dự án
8
DT
(ha)
12,34
9,73
6
10,43
6
10,13
14
7
12,64
5
8,53
9
10,14
21
1.184
3
10,22
12
17,46
2
5,93
17
35,01
265
4
2,64
7
23,82
4
8,55
15
20,25
124
4
15,6
10
4,65
0
0
14
4.437
21
57,66
48
77,23
25
44,88
94
Tổng 179,77
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang)
Qua bảng 3.4 cho thấy năm 2007 thu hồi của 898 hộ với tổng diện tích 27,45
ha. Năm 2010 thu hồi của 1184 hộ với tổng diện tích thu hồi là 33,61 ha để thực
hiện các dự án. Và năm 2012 thu hồi của 124 hộ với tổng diện tích là 20,25 ha. Diện
tích bị thu hồi trên chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trong giai đoạn 2007-2012 là
179,77 ha, trong đó chuyển sang đất để xây dựng hạ tầng là lớn nhất gồm 48 dự án
với diện tích là 77,23 ha, chiếm 39,05% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị
thu hồi. Diện tích đất để phát triển các khu đô thị là thấp nhất gồm 25 dự án với diện
tích là 44,88 ha, chiếm 24,97% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi .
Trong giai đoạn này thành phố thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, triển
khai nhiều dự án lớn về giao thông, khu dân cư đô thị và các công trình công cộng
khác nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang trở
thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Kết quả công tác thu hồi đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang được trình bày tại bảng 3.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
54
Bảng 3.5. Tổng hợp kết hợp công tác thu hồi đất nông nghiệp theo đơn vị
hành chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
STT
Phƣờng, xã
Diện tích
đất thu
hồi (ha)
Trong đó (thu hồi đất nông nghiệp)
Đất
Đất lâm
Đất
Số hộ
SXNN
nghiệp
NTTS
bị thu
(ha)
(ha)
(ha)
hồi đất
1
Phường Tân Quang
0,22
0,22
0
0
32
2
Phường Phan Thiết
11,74
11,74
0
0
305
3
Phường Minh Xuân
4,03
3,17
0
0,86
385
4
Phường Hưng Thành
3,74
3,74
0
0
225
5
Phường Nông Tiến
12,42
10,94
1,48
0
838
6
Phường Tân Hà
22,18
20,73
0
1,45
847
7
Phường Ỷ La
19,63
17,85
0
1,78
367
8
Xã Tràng Đà
34,24
26,52
5,24
2,48
317
9
Xã An Tường
33,27
26,51
3,12
3,64
608
10
Xã Lưỡng Vượng
0,01
0,01
0
0
9
11
Xã An Khang
0,11
0,11
0
0
34
12
Xã Thái Long
5,52
1,81
2,45
1,26
150
13
Xã Đội Cấn
32,66
29,37
1,87
1,42
320
179,77
152,72
14,16
12,89
4.437
Tổng 2007-2012:
(Nguồn: Báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang)
Qua bảng 3.5 cho thấy, công tác thu hồi đất thực hiện các dự án trong 6 năm
(2007 - 2012) diện tích đất thu hồi đối với đất 179,77 ha. Trong đó thu hồi diện tích
đất nông nghiệp là 152,72 ha, chiếm 84,95% trong tổng số với 4.437 hộ bị thu hồi
và 94 dự án đã được phê duyệt triển khai xây dựng.
Xã Tràng Đà có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là lớn nhất với diện tích
là 34,24 ha, chiếm 19,05%. Xã Lưỡng Vượng có diện tích bị thu hồi là thấp nhất
với diện tích là 0,01 ha, chiếm 0,006%.
Tất cả các dự án của thành phố khi thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng
mặt bằng diễn ra theo đúng trình tự thủ tục của Nhà nước. Đơn giá bồi thường về
đất khi bồi thường căn cứ vào khung giá do UBND tỉnh ban hành. Phòng Tài
nguyên và Môi trường luôn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm phát triển quỹ đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
55
Thành phố và một số phòng ban liên quan trong công tác thu hồi, bồi thường về đất,
tổ chức triển khai, phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan cấp
trên về công tác bồi thường GPMB tới lãnh đạo địa phương và nhân dân trong vùng
dự án. Do vậy trong giai đoạn này thành phố Tuyên Quang cũng đã hạn chế được
rất nhiều việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng các dự án.
Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, công tác bồi thường cũng đã có những
mặt tích cực như cơ chế tự thoả thuận giữa chủ đầu tư và người sử dụng giúp cho
dự án nhanh được triển khai và đi vào hoạt động.
3.3.1.3. Tình hình biến động đất đai của các hộ
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cũng như đẩy mạnh phát triển công nghiệp
hóa đất nước nói chung và thành phố Tuyên Quang nói riêng thì trong định hướng
sử dụng đất hàng năm đều thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích
công cộng, lợi ích quốc gia, mục đích an ninh – quốc phòng. Khi thu hồi đất nông
nghiệp của các hộ, không những thu hồi các diện tích đất nằm trong quy hoạch bị
thu hồi mà một số khu đất gần cạnh các khu quy hoạch còn bị tác động bởi nhiều
yếu tố mà phải chuyển sang mục đích khác, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của
người dân. Qua điều tra cho thấy tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trước
và sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố như sau:
Bảng 3.6. Tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trƣớc và sau khi thu hồi
đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất
Diện tích trƣớc
khi thu hồi
Tăng (+)
Giảm (-)
Diện tích sau
khi thu hồi
m2
%
m2
%
m2
%
Giá trị bồi
thƣờng
(đ)
23.942
100
7.158
100
-16.784
100
68.296.53.3.330
1. Đất trồng cây hàng năm
20.228
84,49
6.301
88,00
-13.927
82,98
52.480.000.000
1.1. Đất lúa
16.986
71,00
5.329
74,00
-11.657
69,45
34.286.666.670
1.2. Đất trồng cây hàng năm khác
3.242
14,00
971
14,00
-2..271
13,53
18.193.333.330
2. Đất trồng cây lâu năm
2.546
11,00
857
12,00
-1.689
10,06
9.509.333.330
3. Đất mặt nước
1.168
5,00
112
1,56
-1.056
6,29
6.307.200.000
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
56
Qua bảng 3.6 chúng ta nhận thấy diện tích đất nông nghiệp của hộ trước và
sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang tương
đối lớn. Diện tích đất nông nghiệp trước khi thu hồi là 23.945 m2, diện tích sau khi
thu hồi giảm xuống còn 7.158 m2 (giảm 16.784 m2). Trong đó đất trồng cây hàng
năm giảm nhiều nhất là 13.927 m2 chiếm 82,98 %.
Qua điều tra thực tế cho thấy, không chỉ đối với địa bàn thành phố Tuyên
Quang sau khi thu hồi thì diện tích đất nông nghiệp bị giảm mạnh mà còn phổ biến
ở nhiều địa phương khác. Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần quan
tâm. Việc thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp sẽ là những khó khăn rất lớn nhất
là đối với các hộ chủ yếu có nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Vì vậy những giải
pháp thiết thực và kịp thời nhằm hạn chế rủi ro này cũng là một vấn đề thành phố
đặt lên hàng đầu.
Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực
sự hiệu quả. Do vậy, lao động nông nghiệp nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của
doanh nghiệp vẫn còn rất ít. Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề
cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi: chỉ có rất ít số lao động chuyển sang nghề mới và
tìm được việc làm ổn định. Đa số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vẫn giữ
nguyên nghề sản xuất nông nghiệp; một số chuyển sang nghề mới và còn một số thì
không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đối với các lao động
thuộc ngành phi nông nghiệp, lao động làm thuê và công nhân thì cơ hội chuyển
sang nghề mới lớn hơn nhiều. Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và
gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới.
Đất mặt nước sau khi thu hồi giảm 1.056 m2 chiếm 6,96% trong tổng số đất
nông nghiệp. Đa số đất mặt nước các hộ sử dụng vào nuôi trồng thủy sản để cải
thiện thêm thu nhập, chưa mang tính hàng hóa cao. Khi bị thu hồi cũng ảnh hưởng
một phần nhỏ đến đời sống của người dân.
Tổng hợp điều tra từ phiếu ý kiến hộ gia đình có đất bị thu hồi, kết quả được
thể hiện qua bảng 3.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
57
Bảng 3.7. Ý kiến hộ gia đình có đất bị thu hồi
Nội dung đánh giá
Đồng ý
(hộ)
Ý Kiến đánh giá
Không
%
đồng ý
(hộ)
%
1. Tính minh bạch về Văn bản pháp lý không
cao, còn chung chung
23
76,67
7
23,33
2. Quy hoạch sử dụng đất được công khai
30
100,00
0
0,00
3. Tính năng động của cán bộ cao
28
93,33
2
6,67
4. Cán bộ nắm vững chính sách, quy định
26
86,67
4
13,33
5. Cán bộ có thái độ tốt khi làm việc
29
96,67
1
3,33
6. Công việc được giải quyết sau khi trả phí
không chính thức
6
20,00
24
80,00
30
100,00
0
0,00
8. Đơn giá bồi thường và hỗ trợ thấp
30
100,00
0
0,00
9. Công tác tái định cư sau thu hồi chưa tốt
14
46,67
16
53,33
10. Thời gian thu hồi giải phóng mặt bằng
còn chậm, không đúng tiến độ
28
93,33
2
6,67
11. Công tác đào tạo lao động sau khi thu hồi
đất chưa được quan tâm
17
56,67
13
43,33
7. Khung giá đất của tỉnh chênh lệch nhiều
so với giá thị trường
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn 30 hộ dân có đất bị thu hồi đất để thực hiện
các dự án cho thấy:
- 100% các hộ dân đều có ý kiến về khung giá đất chênh lệch nhiều so với
giá thị trường và đơn giá bồi thường và hỗ trợ thấp, vẫn còn có sự khác nhau về giá
trị tài sản khi tiến hành định giá bồi thường. Giá đất thị trường cao hơn so với giá đất
được bồi thường. Nhiều hộ cho rằng với mức giá bồi thường và hỗ trợ của Nhà nước
thì người dân sử dụng tiền để mua những mảnh đất tương đương và xây dựng mới
không đáp ứng được, và với mức hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự giúp cho người
dân ổn định được cuộc sống sau thu hồi.
- 56,67% hộ dân cho rằng công tác đào tào lao động sau khi thu hồi đất chưa
được quan tâm. Nhiều hộ sau khi bị thu hồi đất thì rất khó khăn để tìm một việc làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
58
thay thế cho sản xuất nông nghiệp, Nhà nước hỗ trợ việc làm chủ yếu vẫn là thông
qua hình thức trả bằng tiền do vậy người dân đã không sử dụng để đi học nghề mà
sử dụng tiền để mua sắm cho gia đình nên sau một thời gian các hộ đó gặp khó khăn
trong việc tạo thu nhập để ổn định cuộc sống. Các hộ mong muốn Nhà nước quan
tâm, cho tham gia học nghề và giới thiệu việc làm để họ có được công việc để tạo
thu nhập ổn định trang trải cuộc sống.
Tổng hợp điều tra từ phiếu ý kiến hộ gia đình có đất bị thu hồi, kết quả được
thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8. Ý kiến tổ chức có đất bị thu hồi
Nội dung đánh giá
Đồng ý
(hộ)
Ý Kiến đánh giá
Không
%
đồng ý
(hộ)
%
1. Tính minh bạch về Văn bản pháp lý
không cao, còn chung chung
7
70,00
3
30,00
2. Quy hoạch sử dụng đất được công khai
10
100,00
0
0,00
3. Tính năng động của cán bộ cao
9
90,00
1
10,00
4. Cán bộ nắm vững chính sách, quy định
của Nhà nước
8
80,00
2
20,00
5. Cán bộ có thái độ tốt khi làm việc
9
90,00
1
10,00
6. Công việc được giải quyết sau khi trả
phí không chính thức
2
20,00
8
80,00
9
90,00
1
10,00
8. Đơn giá bồi thường tài sản thấp
7
70,00
3
30,00
9. Công tác tái định cư sau thu hồi chưa tốt
3
30,00
7
70,00
10. Thời gian thu hồi giải phóng mặt
bằng còn chậm, không đúng tiến độ
9
90,00
1
10,00
11.Hỗ trợ ngừng sản xuất, kinh doanh
chưa đảm bảo
0
0,00
10
100,00
7. Khung giá đất của tỉnh chênh lệch nhiều
so với giá thị trường
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
59
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn 10 tổ chức có đất bị thu hồi đất để thực hiện
các dự án cho thấy:
- 90% tổ chức cho rằng giá đất của tỉnh vẫn còn nhiều chênh lệch so với giá
thị trường. Một số tổ chức cho rằng với giá đất mà Nhà nước bồi thường trên thực tế
thì khó có thể mua được một mảnh đất tương tự ưng ý. Do vậy Nhà nước cần điều
chỉnh lại giá để giúp cho người có đất bị thu hồi có thể yên tâm để có thể lựa chọn
cho mình những mảnh đất phù hợp.
- 70% tổ chức cho rằng giá bồi thường về tài sản vẫn còn thấp. Vẫn còn có
sự chênh lệch về giá giữa các tài sản tương tự do sai xót của cán bộ kiểm kê trong
các kiểm kê tài sản dẫn đến một số người sử dụng đất có nhiều thắc mắc.
- 90% tổ chức cho rằng thời gian thu hồi giải phóng mặt bằng còn chậm,
không đúng tiến độ. Nguyên nhân chủ yếu là do một số hộ không phối hợp trong
công tác giải phóng mặt bằng, còn khiếu kiện liên quan đến giá bồi thường về đất và
tài sản.
3.3.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong công tác thu hồi đất
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2012
* Thuận lợi:
Trong giai đoạn 2007 - 2012 công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang về cơ bản là đã đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng sử dụng đất.
Từ kết quả điều tra công tác thu hồi đất của các dự án trên địa bàn thành phố Tuyên
Quang có thể đánh giá tổng quát như sau:
- Công tác thu hồi đất đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh
đến huyện, xã nên các ngành, các cấp.
- UBND thành phố Tuyên Quang xác định công tác thu hồi đất, bồi thường,
giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Sự chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện của UBND thành phố Tuyên Quang.
- Sự phối hợp liên tục và chặt chẽ của Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Tuyên Quang, Trung tâm phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Tuyên Quang và của các ban ngành có liên quan trong thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
60
- Sự quan tâm đôn đốc chỉ đạo của lãnh đạo các xã, phường và sự nỗ lực của
cán bộ địa chính các xã, phường.
- Công tác thu hồi đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được thực hiện
theo đúng thẩm quyền theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003; trình tự, thủ tục
thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày
21/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đến nay, hầu hết các công trình, dự án đã thực hiện xong việc bồi thường
giải phóng mặt bằng; nhiều công trình, dự án trọng điểm đã hoàn thành việc xây
dựng và đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tăng nguồn
thu ngân sách của thành phố.
- Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu
kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, giá bồi thường và các chính sách bồi
thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đất dịch vụ cho
người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp... Do vậy các phương án bồi thường khi
tính toán đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp
luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có
đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nên phần lớn diện
tích bàn giao cho các nhà đầu tư được kịp thời theo tiến độ.
- UBND thành phố đã giải quyết kịp thời những đề nghị của nhân dân liên
quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, sau khi nhận được
đơn khiếu nại đã phân luồng giao cho các phòng ban giải quyết và trả lời nhân dân.
- Luôn quan tâm đến lợi ích của người có đất bị thu hồi như việc giải quyết
việc làm, bố trí nơi tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
* Khó khăn và tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại, khó khăn gây ảnh hưởng đến
công tác thu hồi đất của thành phố Tuyên Quang:
- Tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của nhiều công trình, dự
án còn chậm; việc bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi
chưa kịp thời và chủ yếu thực hiện chi trả bằng tiền vì chưa tạo được quỹ đất sạch
để bố trí tái định cư theo quy định;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
61
- Một số công trình, dự án trong quá trình thực hiện bồi thường giải phóng
mặt bằng còn để xảy ra tình trạng khiếu nại, kiến nghị của nhân dân như: Trường
Cao đẳng nghề và Kỹ thuật công nghệ tỉnh Tuyên Quang; Công trình xây dựng kè
Sông Lô thuộc địa bàn thành phố Tuyên Quang, Bãi đỗ xe Bệnh viện Đa khoa
Tuyên Quang...
- Một số xã mới sát nhập hệ thống hồ sơ địa chính (cụ thể là bản đồ địa
chính) được đo đạc từ rất lâu, đến nay đã biến động rất nhiều trong quá trình sử
dụng, nhưng việc cập nhật và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được kịp
thời, hiện trạng sử dụng đất có sự thay đổi nhiều so với hồ sơ địa chính. Gây ảnh
hưởng rất lớn đến công tác thu hồi đất, giao đất, thuê đất, bồi thường hỗ trợ và tái
định cư một số dự án trên địa bàn.
- Việc xác định giá đất chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế phổ biến trong
điều kiện bình thường nên người dân có đất bị thu hồi có nhiều ý kiến, kiến nghị.
3.3.2. Đánh giá công tác giao đất thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang giai đoạn 2007- 2012
3.3.2.1. Trình tự giao đất cho tổ chức, người sử dụng theo quy định của Luật đất đai
1). Việc nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất được quy định như sau:
a) Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất.
Hộ gia đình, cá nhân xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản
lý đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất;
b) Hồ sơ xin giao đất, thuê đất gồm đơn xin giao đất, thuê đất; dự án đầu tư
của tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư; đối với người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có dự án đầu tư và bản sao giấy
phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư có chứng nhận của công chứng
nhà nước.
2). Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đã được giải phóng mặt bằng được
quy định như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
62
a) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích
đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người
được giao đất, thuê đất;
b) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày người được giao
đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan
quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, tổ chức bàn giao
đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao
đất, thuê đất.
3). Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng
được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc giới thiệu địa điểm;
trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác
định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho
thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định
giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất;
b) Căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện
việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong
việc giải phóng mặt bằng và người được giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất
đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất.
3.3.2.2. Đánh giá công tác giao đất theo đối tượng sử dụng đất
Công tác giao đất được thực hiện với nguyên tắc: Giao đất phải căn cứ vào kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
63
quyền phê duyệt, giao đất đúng đối tượng, phải thực sự có nhu cầu, sử dụng đất đai
đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
3.3.2.3. Kết quả giao đất
Kết quả giao đất ở trên địa bàn thành phố Tuyên Quang được thể hiện qua
bảng 3.9. Kế hoạch và thực hiện giao đất cho các dự án tại các phường (xã) qua các
năm chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng diện tích đất của thành phố. Qua 6 năm đã có
13/13 phường (xã) trên địa bàn được giao đất.
Qua bảng 3.9 cho thấy: Kết quả giao đất cho các đơn vị trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang trong giai đoạn 2007-2012 đã được triển khai ở tất cả các xã,
phường trên địa bàn thành phố với diện tích được giao là 3.061.177,20 m2 . Trong
đó năm 2010 số xã (phường) được giao là thấp nhất với 8/13 xã (phường) được giao
đất; còn năm 2012 thì 13/13 xã (phường) được giao đất. Nhìn chung cơ bản đã đáp
ứng được nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng.
Kết quả giao đất cho các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012 được thể hiện qua bảng 3.10.
Qua bảng 3.10 cho thấy: Trong năm 2007 đã tiến hành giao 20 dự án với tổng
diện tích là 125.878,5 m2 cho 10/13 xã (phường) trên địa bàn thành phố. Năm 2012
giao cho 43 dự án với diện tích đất được giao 2.195.812,5 m2 với 13/13 xã (phường)
và đây cũng là năm được giao nhiều đất nhất cho các dự án trên địa bàn thành phố
trong 6 năm kể trên. Bình quân mỗi năm thành phố giao đất cho 23 trường hợp.
Phần lớn diện tích đất được giao trong giai đoạn này là cho các tổ chức,
chiếm 99,94% tổng diện tích giao, còn lại là cơ sở tôn giáo chiếm tỷ lệ thấp với
0,06% tổng diện tích giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
64
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả giao đất cho các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang,
giai đoạn 2007 - 2012
Đơn vị tính: m2
Năm
Số TT
Phƣờng, xã
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Phường Tân Quang
4.362,0
4.766,0
16.894,2
1.156,0
435,0
11.226,0
2
Phường Phan Thiết
1.733,0
22.514,0
1.524,4
5.878,0
26.076,0
2.159,0
3
Phường Minh Xuân
737,5
15.992,0
44.612,6
23.771,0
2.258,0
8.279,0
4
Phường Hưng Thành
2.400,0
-
-
-
784,0
9.162,0
5
Phường Nông Tiến
-
3.503,0
-
-
656,0
2.126,0
6
Phường Tân Hà
-
-
9.070,0
7.445,0
3.542,0
10.447,2
7
Phường Ỷ La
67.198,0
400,0
-
29.490,0
-
230.370,4
8
Xã Tràng Đà
18.142,0
-
270.827,0
-
53.872,0
47.688,0
9
Xã An Tường
2.844,0
50.996,0
2.052,0
713,0
163,0
292.800,5
10
Xã Lưỡng Vượng
7.341,0
8.292,0
9.887,0
-
3.000,0
1.102.702,0
11
Xã An Khang
9.991,0
5.281,0
2.124,0
-
-
6.093,5
12
Xã Thái Long
-
-
9.020,0
9.648,0
-
441,0
13
Xã Đội Cấn
11.130,0
12.764,0
2.503,0
47.444,0
30.133,0
472.317,9
125.878,5
124.508,0
368.514,2
125.545,0
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
120.919,0
2.195.812,5
64
1
65
Bảng 3.10. Kết quả giao đất cho các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
giai đoạn 2007 - 2012
Đối tượng
Tổng
TT
được giao
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số
Số
Số
Số
Số
trƣờng
hợp
Tổ chức
2
Hộ gia đình, cá nhân
3
Cơ sở tôn giáo
4
Cộng đồng dân cư
5
3,.59.219,2
(m2)
trƣờng
hợp
20,0 125.878,5
Diện tích
(m2)
17,0 124.508,0
trƣờng
hợp
Diện tích
(m2)
trƣờng
22,0 367.593,2
hợp
Diện tích
(m2)
trƣờng
hợp
18,0 125.545,0
Diện tích
(m2)
18,0 120.919,0
Số
trƣờng
hợp
Diện tích
(m2)
43,0 2.194.775,5
65
1
Diện tích
Năm 2012
1.958,0
1,0
921,0
1,0
1.037,0
Người sử dụng có
yếu tố nước ngoài
Tổng
3.061.177,2
20
125.878,5 17,0 124.508,0 23,0 368.514,2 18,0 125.545,0 18,0 120.919,0 44,0 2.195.812,5
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
66
3.3.2.4. Đánh giá công tác giao đất theo đơn vị hành chính
Bảng 3.11. Kết quả giao đất theo đơn vị hành chính của thành phố
Tuyên Quang giai đoạn 2007-2012
Số trƣờng hợp giao
TT
Đơn vị hành chính
Tổ chức
Cơ sở
tôn giáo
Diện tích
giao (m2)
Tỷ lệ
(%)
1
Phường Tân Quang
17
38.839,2
1,27
2
Phường Phan Thiết
15
59.884,4
1,96
3
Phường Minh Xuân
25
1
95.650,1
3,12
4
Phường Hưng Thành
5
1
12.346,0
0,40
5
Phường Nông Tiến
4
6.285,0
0,21
6
Phường Tân Hà
9
30.504,2
1,00
7
Phường Ỷ La
10
327.458,4
10,70
8
Xã Tràng Đà
8
390.529,0
12,76
9
Xã An Tường
19
349.568,5
11,42
10
Xã Lưỡng Vượng
8
1.131.222,0
36,95
11
Xã An Khang
5
23.489,5
0,77
12
Xã Thái Long
3
19.109,0
0,62
13
Xã Đội Cấn
12
576.291,90
18,83
3.061.177,2
100,0
Tổng
140.0
2
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Tuyên Quang)
Kết quả giao đất cho các đơn vị trên đơn vị hành chính sử dụng của thành
phố Tuyên Quang trong giai đoạn 2007-2012 đã được triển khai ở tất cả các xã,
phường trên địa bàn thành phố với diện tích được giao là 3.061.177,20 m2. Trong
đó xã Lưỡng Vượng được giao với diện tích nhiều nhất là 1.131.222,00 m2 chiếm
36,95% tổng diện tích giao; còn xã Nông Tiến được giao với diện tích thấp nhất là
6.285 m2 chiếm 0,21% tổng diện tích giao.
67
Mỗi một dự án là mục đích khác nhau nên quỹ đất đưa vào sử dụng của các
địa phương cũng khác nhau. Giai đoạn 2008 – 2010 trên địa bàn thành phố là 140
trường hợp được giao đất với tổng diện tích là 3.061.177,20 m2. Trong đó phường
Minh Xuân được giao nhiều nhất là 26 số trường hợp chiếm 3,12% tổng số trường
hợp được giao. Xã Thái Long được giao ít nhất là 3 trường hợp với 0,61% tổng số
trường hợp được giao.
Trong quá trình giao đất, thành phố Tuyên Quang luôn chỉ đạo phòng Tài
nguyên và Môi trường và các phòng ban có liên quan kiểm tra tiến độ thực hiện các
công trình, thực trạng giải phóng mặt bằng các dự án cũng như kiểm tra, giám sát
các khu quy hoạch dân cư của các hộ gia đình cá nhân để đẩy nhanh tiến độ giao đất
dân cư, tiến độ thực hiện các dự án.
Năm 2012 là năm có diện tích đất giao lớn nhất chiếm 71,73% tổng diện tích
giao của cả giai đoạn, có sự đột biến trong diện tích đất được giao trong năm 2012
là vì năm 2012 tỉnh Tuyên Quang tiến hành cải tạo, mở rộng đường nội bộ khu công
nghiệp Long Bình An, tuyến RD01, xã Đội Cấn; Xây dựng mở rộng nút giao thông
giữa đường 17/8 và phố Chu Văn An; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC xóm 1+19
(nay là tổ 2), phường Nông Tiến ; Kè bảo vệ bờ sông Lô… với tổng diện tích là
2.195.812,5 m2. Tiếp đến là năm 2009 chiếm 12,04% tổng diện tích giao của cả giai
đoạn, năm 2011 có diện tích giao ít nhất chiếm 3,95%.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đi lên thì đi đôi với nó là nhu cầu sử dụng đất
để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp…sẽ ngày càng tăng, bên cạnh đó nhu
cầu đất ở ngày một cao do dân số gia tăng. Vậy để đáp ứng được các nhu cầu đó địa
phương cũng có phải có những giải pháp tích cực trong giai đoạn tới. Một số xã,
phường có khả năng tự giãn cũng giải quyết phần nào nhu cầu đất ở của người dân.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh quy hoạch các khu dân cư sao cho hợp lý và hiệu quả.
Tổ chức đấu giá đất để đáp ứng nhu cầu về đất ở cho người dân, đồng thời sẽ tạo ra
mặt bằng giá thị trường công khai, minh bạch.
3.3.2.5. Ý kiến đánh giá của tổ chức được giao đất về công tác giao đất của UBND tỉnh
Tuyên Quang trên địa bàn thành phố
Tổng hợp từ các ý kiến đánh giá của các đơn vị được giao đất được thể hiện
qua bảng 3.12.
68
Bảng 3.12 . Ý kiến đánh giá của các đơn vị đƣợc giao đất
Nội dung đánh giá
1. Thu nhập tăng lên
2. Cơ sở hạ tầng được
cải thiện
3. Tiếp cận thị trường tốt hơn
4. Cơ hội học tập của cộng
đồng tốt hơn
5. Nhà ở được cải thiện
6. Sức khỏe cộng đồng được
cải thiện
7. Môi trường sống được
cải thiện
Đồng
ý
13
Ý kiến đánh giá
Không
%
%
đồng ý
86,67
2
13,33
Xấu
%
0
0,00
11
73,33
3
20,00
1
6,67
14
93,33
1
6,67
0
0,00
12
80,00
2
13,33
1
6,67
14
93,33
1
6,67
0
0,00
13
86,67
1
6,67
1
6,66
13
86,67
1
6,67
1
6,66
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2013)
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn 15 tổ chức được giao đất cho thấy:
- 86,67% tổ chức cho rằng sau khi được giao đất thì thu nhập tăng lên, sức
khỏe cộng đồng được cải thiện tốt hơn. 93,33% tổ chức cho rằng sau khi được giao
đất thì nhà ở được cải thiện hơn, việc tiếp cận thị trường tốt hơn.
Khi được giao đất các tổ chức cho rằng được chuyển đến địa điểm mới phù hợp
với điều kiện của công việc, thuận lợi cho việc đi lại, cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt
hơn, môi trường sống không khí trong lành, yên tâm sản xuất nên rất thuận lợi cho việc
kinh doanh của đơn vị giúp cho đơn vị tăng được thu nhập lên rất nhiều.
Đa số các tổ chức đều đánh giá rất cao về vấn đề giao đất.
3.3.2.6. Đánh giá công tác giao đất theo loại đất
Công tác giao đất theo loại đất cho các đối tượng sử dụng trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang được thể hiện trong bảng 3.13.
Giai đoạn 2007-2012 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã giao tất cả 3 loại
đất cho các đối tượng. Đất nông nghiệp chủ yếu được giao là loại đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác. Đất phi nông
nghiệp chủ yếu là đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang
nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất công cộng, đất phi nông nghiệp
khác còn lại là đất chưa sử dụng.
69
Bảng 3.13. Kết quả các loại đất đƣợc giao trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang đến năm 2012
TT
Loại đất
1
Đất Nông nghiệp
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
8.487,76
56,97
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
6.045,45
40,58
1.2 Đất lâm nghiệp
2.176,64
14,61
265,67
1,78
6.184,89
41,51
2.1 Đất ở
1.287,23
8,64
2.2 Đất chuyên dùng
1.986,47
13,33
98,34
0,66
965,98
6,48
1.846,87
12,40
226,56
1,52
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
2
Đất Phi nông nghiệp
2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa
2.4 Đất mặt nước chuyên dùng
2.5 Đất công cộng
3
Đất chƣa sử dụng
Tổng :
14.899,21
100,00
(Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang)
Qua bảng 3.13 ta thấy, đến giai đoạn 2012 các đối tượng sử dụng đất chủ yếu
được giao trên 3 loại đất : đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
Trong đó đất nông nghiệp được giao với diện tích lớn nhất là 8.487,76 ha chiếm
56,97% trên tổng diện tích các loại đất được giao. Đất ở chỉ được giao 1.287,23 ha
chiếm 8,64%.
Qua điều tra cho thấy trên địa bàn thành phố vẫn còn khá lớn diện tích đất
chưa sử dụng, đây là quỹ đất cần quản lý tốt và đưa vào sử dụng do vậy các cơ quan
quản lý phải có kế hoạch cụ thể để để sử dụng hiệu quả quỹ đất này. Trong giai
đoạn 2007-2012 đã 226.56 ha diện tích đất chưa sử dụng được giao cho các đơn vị
sử dụng chủ yếu vào mục đích xây dựng các công trình công cộng, xây dựng cơ sở
sản xuất kinh doanh, nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông....
70
3.3.2.7. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong công tác giao đất trên
địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2012
* Thuận lợi:
- Các công trình, dự án xin giao đất, thuê đất trên địa bàn thành phố đều được
Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang thẩm định theo đúng quy trình quy định
từ khi nhận hồ sơ đến bàn giao đất ngoài thực địa.
- Quy trình giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của Nghị định số
181/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định 84/2007NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị
định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và quy định tại các văn bản:
Quyết định số 67/2005/QĐ-UBND ngày 04/8/2005 của UBND tỉnh Tuyên Quang
về việc Ban hành Quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc cho hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày
22/12/2008 của UBND tỉnh về việc quy định việc giao đất có thu tiền sử dụng đất
làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp hoặc đất ở cho hộ gia
đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
- Khi tiến hành bàn giao đất cho chủ dự án đảm bảo kịp thời, các công trình
dự án sau khi được UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và thực hiện xong
công tác giải phóng mặt bằng được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra đối chiếu
hồ sơ bồi thường, khi đảm bảo toàn bộ khu đất thu hồi không còn vướng mắc về
giải phóng mặt bằng, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành bàn giao đất ngoài
thực địa cho chủ dự án, có sự tham gia của các cơ quan, ban ngành liên quan và
chính quyền địa phương.
- Khi thực hiện công tác giao đất trên địa bàn, 100% các dự án giao đất, cho
thuê đất thực hiện trong giai đoạn 2007-2012 đều phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không có trường hợp nào giao
đất, cho thuê đất vi phạm quy hoạch.
- 100% các hồ sơ giao, thuê đất trong giai đoạn này đều được giải quyết đúng
quy định của chính sách pháp luật.
71
* Khó khăn và tồn tại:
- Trong giai đoạn này áp dụng theo Luật đất đai 2003 nên cũng có rất nhiều
bất cập và luôn sửa đổi, bổ sung nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả việc thực
hiện các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất.
- Một số tổ chức được giao, cho thuê với diện tích quá lớn, không sử dụng
hết quỹ đất được giao, cho thuê nên để lãng phí, hoang hóa. Các văn bản vẫn
chưa có chế tài đủ mạnh, có tác dụng răn đe đối với các dự án vi phạm không
thực hiện đúng theo tiến độ khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng
không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, tự ý
chuyển nhượng, cho thuê lại.
- Một số xã hệ thống hồ sơ địa chính được đo đạc từ những năm 1995 đặc
biệt là một số xã mới sát nhập đã biến động rất nhiều trong quá trình sử dụng,
nhưng việc cập nhật và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được kịp thời, hiện
trạng sử dụng đất có sự thay đổi nhiều so với hồ sơ địa chính. Gây ảnh hưởng rất
lớn đến công tác thu hồi đất, giao đất, thuê đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư một
số dự án trên địa bàn.
- Trình độ chuyên môn của nhiều cán bộ địa chính xã còn yếu cho nên việc
hoàn thiện hồ sơ xin giao đất của hộ gia đình chưa được đầy đủ dẫn đến nhiều hồ sơ
bị trả về.
- Khi tiến hành thu hồi đất để giao đất, một số dự án chủ đầu tư phải tự thỏa
thuận với người dân trong việc thu hồi, giá bồi thường nên gặp khó khăn vì không
được nhân dân ủng hộ, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng
đến tiến độ của các dự án.
- Chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nông
thôn mới và quy hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác lập và điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung
còn có hạn chế.
- Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư cũng còn gặp nhiều khó
khăn trong việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư nên đã có một số chủ đầu tư năng
lực tài chính còn hạn chế hoặc không có khả năng huy động vốn dẫn đến một số dự
72
án sau khi được chấp thuận đầu tư không triển khai thực hiện, triển khai chậm hoặc
tình trạng thuê đất để giữ chỗ, chuyển nhượng dự án thu lợi.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai sau khi giao và cho thuê
trên địa bàn thực hiện chưa được nhiều, việc xử lý các vi phạm quy định về đất đai
còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. UBND cấp huyện, cấp xã chưa kịp thời ngăn chặn
các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của các đơn vị trên địa bàn, có những trường
hợp vi phạm xử lý chưa kiên quyết.
- Do nguồn kinh phí của tỉnh còn hạn chế nên chưa ảnh hưởng rất nhiều đến
tiến độ giao đất, thu hồi đất tạo ra được quỹ đất “sạch” để kêu gọi các nhà đầu tư.
3.4. Những giải pháp và kiến nghị để tăng cƣờng hiệu quả công tác thu hồi đất
và giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
- Cần xây dựng hệ thống chính sách pháp luật về đất đai ổn định, đảm bảo sự
công bằng về lợi ích của Nhà nước, của các đối tượng được giao đất, cho thuê đất,
bị thu hồi đất.
- Cần quản lý chặt chẽ các chủ dự án được giao đất, cho thuê đất để tránh
việc sử dụng đất lãng phí. Cần có chế tài mạnh hơn để xử lý các trường hợp được
giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng để hoang hóa và các trường hợp tự ý
chuyển mục đích sử dụng đất.
- Trong thời gian tới UBND thành phố Tuyên Quang cần đề nghị với UBND
tỉnh cấp bổ sung kinh phí để tiến hành đo đạc lại, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính,
chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính các phường.
- Sở TNMT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở.
- UBND thành phố Tuyên Quang cần tăng cường vai trò của Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng
nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
về thu hồi, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tuyên
truyền Luật Đất đai, các văn bản chính sách hiện hành liên quan đến trên các
phương tiện thông tin đại chúng... Thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở tổ dân phố,
xóm tập huấn về Luật đất đai cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng những quy định
73
của Luật Đất đai. Cần xác định giá đất tính bồi thường phải sát hơn so với giá
chuyển nhượng thực tế.
- Cần có quy định cụ thể về việc lập quy hoạch đảm bảo sự thống nhất giữa
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới....
Nên có các điều khoản quy định cụ thể sao cho: Quy hoạch sử dụng đất phải trên cơ
sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển
nông thôn mới phải dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất. Điều chỉnh quy hoạch
này phải đồng thời với việc điều chỉnh các quy hoạch khác cho phù hợp và mang
tính đồng bộ.
- Cần phải lựa chọn và đánh giá năng lực của các chủ đầu tư để đảm bảo hiệu
quả cao trong công tác thu hồi đất và giao đất.
- UBND thành phố Tuyên Quang và phòng Tài nguyên Môi trường cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện các công tác về giao đất, thu hồi đất
đất theo quy định của pháp luật.
74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Công tác thu hồi đất, giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan
trọng có tác động sâu sắc đến tiến trình đô thị hoá thời kỳ công nghiệp hoá - hiện
đại hoá và hội nhập quốc tế.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách quản
lý, sử dụng đất đai ở nước ta thông qua chủ trương đổi mới, hoàn thiện chính sách,
pháp luật đất đai. Vì vậy, thành tựu đạt được thu hồi đất, giao đất là rất khả quan,
đặc biệt là đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, mục
đích phát triển kinh tế.
Qua quá trình thực hiện đề tài luận văn: “Đánh giá tình hình thu hồi đất,
giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007
- 2012”, chúng tôi có một số kết luận sau.
Trong giai đoạn 2007 - 2012 thành phố Tuyên Quang có 140 trường hợp giao đất
với tổng diện tích giao là 3.061.177,2 m2. Thu hồi đất 94 dự án với 4.437 hộ.
- Công tác giao đất và thu hồi đất trong giai đoạn 2007-2012 được thực hiện
đạt kết quả nhiều nhất là năm 2012.
- Chính sách pháp luật về giao đất, thu hồi đất vẫn còn nhiều bất cập do nhiều
nguyên nhân (hệ thống chính sách pháp luật đất đai chưa đồng bộ, khung giá đất và giá
đất tính bồi thường quá thấp, đang tồn tại hai giá đất...) nên cơ chế, chính sách vẫn còn
những tồn tại nhất định, cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
- Trình tự, thủ tục giao đất và thu hồi đất có vướng mắc nhiều nhất là giai
đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng do các chính sách của Nhà nước còn nhiều
bất cập và luôn thay đổi. Với việc giải quyết các thủ tục thông qua “một cửa liên
thông” là một bước đột phá trong công tác cải cách hành chính của tỉnh Tuyên
Quang, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, thời gian cho các tổ chức trong việc
thực hiện các thủ tục hành chính. Việc thực hiện các thủ tục luôn đảm bảo đúng
chính sách pháp luật và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức.
- Nhiều dự án sau khi được giao đất và thu hồi đất đã phát huy hiệu quả, góp
phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bên cạnh đó vẫn còn một số
75
đơn vị sau khi được giao đất, cho thuê đất chưa phát huy được hiệu quả sử dụng đất
như: Không sử dụng hoặc sử dụng đất sai mục đích, thực hiện dự án chậm tiến độ,
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, không thực hiện các đúng các quy định
về bảo vệ môi trường... gây lãng phí đất và bức xúc trong nhân dân.
Trong các dự án điều tra, hầu hết các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất đã
đồng thuận với chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện hành của Nhà
nước. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, Thành phố Tuyên Quang đã vận dụng
linh hoạt cơ chế thoáng (trong khuôn khổ pháp luật) để giải quyết cho các trường
hợp sử dụng đất chưa được hợp thức hoá nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất).
2. Đề nghị
- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về đất đai nói chung và
về công tác giao đất và thu hồi nói riêng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai
các dự án đầu tư.
- Có chế tài mạnh hơn để xử lý các trường hợp được giao đất, cho thuê đất
nhưng không sử dụng và các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
- Bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện các công tác về quản lý giao đất, cho
thuê đất theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức được giao đất, trong việc quản
lý và sử dụng đất của mỗi đơn vị.
- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp Luật
Đất đai đến các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền và toàn thể người dân;
- Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất theo hướng có lợi cho nguời dân. Trong đó chú trọng công tác hỗ trợ ổn định
đời sống, đào tạo nghề và tái định cư. Hoàn thiện phương pháp xác định giá đất và
khung giá đất khách quan, phù hợp, không phức tạp nhưng không trái với quy định
của Nhà nước;
- Đẩy mạnh công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp;
đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. Thực hiện công khai quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy định của pháp Luật Đất đai để các
cấp, các ngành cùng toàn thể người dân thống nhất tổ chức thực hiện, cùng kiểm tra,
giám sát thực hiện;
76
- Chú trọng kiện toàn Bộ máy tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng;
trong đó đặc biệt quan tâm cán bộ tại địa phương thôn, xã;
- Kịp thời xử lý dứt điểm các khiếu kiện xung quanh công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát
hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai. Kiên
quyết xử lý những trường hợp cố tình không chấp hành công tác thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các dân tộc thiểu
số trên địa bàn giai đoạn 2009-2014.
2. Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2011 - 2015) thành phố Tuyên Quang.
3. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo Nghị định
số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.
4. Cục quản lý Công sản - Bộ Tài Chính (năm 2010), Dự án hoàn thiện chính sách
Đất đai khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, http://www.bwto.gov.vn/upload/fckeditor/kinh-nghiem-quoc-te-Chinh-sach-dat-daikhiCPHCongtyNN-s.pdf.
5. Đề án lên thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang
6. ThS. Nguyễn Thị Dung (2009), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số
nước
trong
khu
vực
và
Việt
Nam,
Đại
học
Luật,
Hà
Nội.
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2009/866/Chinhsach-den-bu-khi-thu-hoi-dat-cua-mot-so-nuoc.aspx
7. Luật Đất đai năm (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Luật Đất đai năm (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (1998, 2001), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Luật Đất đai năm (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Luật Đất đai năm (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Phùng Văn Nghệ - Tổng cục Quản lý Đất đai (2014), Lịch sử hình thành và
phát triển ngành quản lý đất đai Việt Nam. http://diachinh.org/vi/about/lich-suhinh-thanh-va-phat-trien-nganh-quan-ly-dat-dai-viet-nam/
13. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
14. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đất đai.
78
15. Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ, quy định về thu
tiền sử dụng đất.
16. Ths. Nguyễn Văn Quý -Ban Kin
(2014), nâng cao năng lực hiệu
quả quản lý Nhà nước về đất đai. http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuudieu-tra/Nang-cao-hieu-luc-hieu-qua-quan-ly-nha-nuoc-ve-dat-dai/55257.tctc
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI
(Phục vụ Đề tài Đánh giá tình hình Thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012)
1. Họ và tên chủ hộ ông (bà):………….……… ……………………………..
2. Địa chỉ:………………………………………………..……………………
3.Nghề nghiệp:……………………..…….tuổi……………………………….
4. Dân tộc:…………………………………………………………………….
5. Trình độ văn hoá:…………………………………………………………..
6. Tổng số nhân khẩu:..............
Dưới 16 tuổi:…………………………………………………(Người)
Từ 16- 60 tuổi:………………………………………………..(Người)
Trên 60 tuổi:………………………………………………….(Người)
7. Gia đình đã có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất:
………………………………………………………………………..
8.Tổng diện tích đất bị thu hồi:………………………………………...(m2)
Trong đó: Đất nông nghiệp:…………………………………………...(m2)
Đất phi nông nghiệp: ………………………………………..(m2)
Đất chưa sử dụng:……………………………………………(m2)
9. Tính minh bạch về văn bản pháp lý đã tốt chưa?
Tốt
Chưa tốt
10. Quy hoạch sử dụng đất có được công khai không?
Có
Không
11. Tính năng động của cán bộ có cao không?
Có
Không
12. Cán bộ có nắm vững các Quy định và chính sách của nhà nước?
Nắm vững
Chưa nắm vững
13. Cán bộ có thái độ tốt khi làm việc không?
Có
Không
14. Công việc được giải quyết sau khi trả phí không chính thức?
Có
Không
15. Khung giá đất của tỉnh chênh lệch nhiều so với giá thị trường không?
Có
Không
16. Đơn giá bồi thường và hỗ trợ có thấp không?
Có
Không
17. Gia đình có được bố trí tái định cư hay không?
Có
Không
18. Công tác bố trí tái định cư có tốt không?
Có
Không
19. Thời gian Thu hồi, giải phóng mặt bằng có đúng tiến độ?
Có
Không
20. Trước khi thu hồi đất gia đình sống bằng nghề gì?
……………………………………………………………………………….
21. Hiện tại gia đình duy trì đời sống bằng nghề gì?
……………………………………………………………………………….
22. Công tác đào tạo lao động sau khi thu hồi đất có được quan tâm không?
Có
Không
23. Gia đình gặp những khó khăn và thuận lợi từ khi Nhà nước thu hồi đất?
……………………………………………………………………………….
24. Kể từ sau khi bị thu hồi đất và nhận được tiền bồi thường cho đến nay, cuộc
sống của gia đình ông (bà) diễn ra như thế nào?
- Thu nhập sau khi bị thu hồi đất:
Ổn định
Tương đối ổn định
Chưa ổn định
- Việc làm sau khi bị thu hồi đất:
Ổn định
Tương đối ổn định
Chưa ổn định
- Giáo dục sau khi bị thu hồi đất:
Tốt
Tương đối tốt
Không tốt
- Môi trường sống được cải thiện hơn không?
Tốt
Tương đối tốt
Không tốt
- Sức khỏe gia đình có được cải thiện hơn không?
Tốt
Tương đối tốt
Không tốt
25. Gia đình Ông (Bà) đã sử dụng số tiền bồi thường đó vào việc gì?
………………………………………………………………………………………
26. Hiện nay trong gia đình Ông (Bà) có lao động nào được tuyển dụng vào làm
việc tại doanh nghiệp hoạt động tại địa phương không?
…………………………………………………………………………………..
27. Gia đình có nguyện vọng gì khác không?
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
Tuyên Quang, ngày
tháng
năm 2013
Chữ ký xác nhận của chủ hộ
PHIẾU ĐIỀU TRA TỔ CHỨC CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI
(Phục vụ Đề tài Đánh giá tình hình Thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012)
1- Tên tổ chức: ......................................................................................................
2- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................
...............................................................................................................................
3- Thông tin liên hệ của người điền phiếu
Họ tên: …………………………………...........………………..................
Chức vụ: ………………………………………………………………….
4- Hình thức sử dụng đất:
NN cho thuê đất trả tiền
NN giao đất không thu tiền
Thuê đất hàng năm
sử dụng đất
NN cho thuê đất trả tiền thuê
NN giao đất có thu tiền sử
đất một lần cho cả thời gian thuê
dụng đất
5- Diện tích đất đang sử dụng: ..............................................................m2
6- Địa điểm : .........................................................................................................
7- Mục đích sử dụng: ....................................................................................... ....
...............................................................................................................................
8- Thời gian được giao đất, thuê đất ...................năm.
9- Đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chưa?
Đã được cấp
Chưa được cấp
10. Tổ chức đã có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất:
………………………………………………………………………..
11. Tổng diện tích đất bị thu hồi:………………………………………...(m2)
12. Tính minh bạch về văn bản pháp lý đã tốt chưa?
Tốt
Chưa tốt
13. Quy hoạch sử dụng đất có được công khai không?
Có
Không
14. Tính năng động của cán bộ có cao không?
Có
Không
15. Cán bộ có nắm vững các Quy định và chính sách của nhà nước?
Nắm vững
Chưa nắm vững
16. Cán bộ có thái độ tốt khi làm việc không?
Có
Không
17. Công việc được giải quyết sau khi trả phí không chính thức?
Có
Không
18. Khung giá đất của tỉnh chênh lệch nhiều so với giá thị trường không?
Có
Không
19. Đơn giá bồi thường tài sản có thấp không?
Có
Không
20. Hỗ trợ ngừng sản xuất, kinh doanh có đảm bảo không?
Có
Không
21. Tổ chức gặp những khó khăn và thuận lợi từ khi Nhà nước thu hồi đất?
……………………………………………………………………………….
22. Tổ chức có được bố trí giao đất hay không?
Có
Không
23. Công tác tái định cư sau thu hồi có tốt không?
Có
Không
24. Thời gian Thu hồi, giải phóng mặt bằng có đúng tiến độ?
Có
Không
25. Kể từ sau khi bị thu hồi đất và nhận được tiền bồi thường cho đến nay, công
việc của tổ chức diễn ra như thế nào?
Ổn định
Tương đối ổn định
Chưa ổn định
26. Môi trường sống được cải thiện hơn không?
Tốt
Tương đối tốt
Không tốt
27. Tổ chức có nguyện vọng gì khác không?
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
Xin trân trọng cảm ơn Ông/ Bà đã cung cấp thông tin.
Ngƣời điều tra
Ngày
tháng
năm 2013
Đại diện tổ chức đƣợc
PHIẾU ĐIỀU TRA TỔ CHỨC ĐƢỢC NHÀ NƢỚC GIAO ĐẤT,
CHO THUÊ ĐẤT
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC
- Tên tổ chức: ..................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Thông tin liên hệ của người điền phiếu
Họ tên: ………………………………………...........………………...............
Chức vụ: …………………………………………………………………….
II. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
1- Hình thức sử dụng đất:
NN cho thuê đất trả tiền
Thuê đất hàng năm
NN cho thuê đất trả tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê
NN giao đất không thu tiền
sử dụng đất
NN giao đất có thu tiền sử
dụng đất
2- Diện tích đất đang sử dụng: ..............................................................m2
3- Địa điểm : ...................................................................................................................
4- Mục đích sử dụng: ....................................................................................... ..............
.........................................................................................................................................
5- Thời gian được giao đất, thuê đất ...................năm.
6- Đơn vị đã kí hợp đồng thuê đất (trường hợp được thuê đất) chưa?
Đã kí
Chưa kí
7- Đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chưa?
Đã được cấp
Chưa được cấp
8- Tình hình sử dụng đất:
Không đúng mục đích được giao,
cho thuê
Đúng mục đích được giao, cho thuê
Cho đơn vị khác thuê sử dụng toàn
bộ hoặc một phần diện tích
Chưa đưa vào sử dụng
9- Đơn vị có gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất
không?
Rất khó khăn
Khó khăn
Có chút ít khó khăn
Không gặp khó khăn nào cả
10- Theo ông (bà), khó khăn của đơn vị trong việc xin giao đất, thuê đất là do đâu?
Do trình tự, thủ tục rườm rà
Do phải có sự phối hợp của nhiều
ban, ngành
Do quỹ đất hạn chế
Do cán bộ thụ lý hồ sơ gây khó
Do chính sách pháp luật về đất
đai luôn thay đổi
Do khó khăn trong công tác bồi
thường GPMB
Quy hoạch không đồng bộ
Khác (xin vui lòng nêu cụ thể)
Nguyên nhân khác: .........................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
11- Đơn vị ông (bà) có thực hiện đủ các quy định về bảo vệ môi trường khi thực
hiện dự án không ?
Đã có BC đánh giá tác động
môi trường (ĐTM)
Thực hiện tốt
Đã có cam kết bảo vệ môi
Trường (BVMT)
Thực hiện tốt
Thực hiện chưa tốt
Thực hiện chưa tốt
Chưa thực hiện các thủ tục về BVMT theo quy định
12- Đại diện UBND các cấp và Sở Tài nguyên và Môi trường có thường xuyên
kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất của đơn vị ông (bà) không?
Không bao giờ
Hiếm khi
Luôn luôn
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
13- Đơn vị ông (bà) đã bị thanh tra và kiểm tra về việc sử dụng đất bao nhiêu lần
trong giai đoạn 2007-2012 ?................lần
14- Ông (bà) hãy tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đơn vị:
Rất hiệu quả
Hiệu quả
Ít hiệu quả
Không có hiệu quả
15- Theo ông (bà) hiệu quả sử dụng đất của đơn vị là :
Đạt được mục tiêu của dự án
Tăng doanh thu cho đơn vị
Góp phần phát triển KT – XH
Thu hút lao động địa phương
Đảm bảo các quy định về bảo
Nâng cao đời sống cho cán bộ,
vệ môi trường
công nhân viên
Cơ sở hạ tầng được cải thiện
Tiếp cận thị trường tốt hơn
Cơ hội học tập của cộng đồng tốt
Nhà ở được cải thiện
hơn
Sức khỏe cộng đồng được cải
Môi trường sống được cải thiện
thiện
Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả
Khác (xin vui lòng nêu cụ thể)
Hiệu quả khác: ................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
16- Theo ông (bà), Nhà nước nên ưu tiên làm gì để nâng cao hiệu quả của công tác
giao đất, cho thuê đất ?
Giảm bớt thủ tục hành chính
Đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ
Tuyên truyền phổ biến pháp luật
Lựa chọn, đánh giá kỹ năng lực của
chủ dự án
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan ban, ngành
Khác (xin vui lòng nêu cụ thể)
Tạo quỹ đất sạch
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra
Ổn định chính sách pháp luật
Tạo điều kiện để người dân tham gia
giám sát các dự án đầu tư
Quy hoạch đồng bộ
Phương án khác: .............................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
17- Ngoài khu đất được nêu trên, đơn vị ông (bà) còn bao nhiêu khu đất đã được
Nhà nước giao, cho thuê ? ....................khu.
18- Sắp tới đơn vị ông (bà) có kế hoạch xin giao, thuê thêm đất không?
Có
Chưa có kế hoạch
Không
19- Ông (bà) đánh giá như thế nào về chính sách giao đất, cho thuê đất hiện tại của
tỉnh (thang điểm 1-10 ; trong đó 1: rất hợp lý, 10: rất không hợp lý )..................điểm
20- Theo ông (bà) thời gian giải quyết thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất
như thế nào (thang điểm 1-10 ; trong đó 1: rất nhanh chóng, 10: rất chậm)........điểm
Xin trân trọng cảm ơn Ông/ Bà đã cung cấp thông tin.
Ngày
Ngƣời điều tra
tháng
năm 2013
Đại diện tổ chức đƣợc điều tra
[...]... đề tài - Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012 - Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục trong công tác thu hồi đất và giao đất - Đưa ra những đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong... giao đất có thu tiền sử dụng đất [10] * Thu hồi đất: Nhà nước thu hồi đất dưới các hình thức thu hồi đất không có bồi thường thiệt hại, thu hồi đất có bồi thường thiệt hại Thầm quyền thu hồi đất, giao đất: Điều 37 Luật đất đai 2003 quy định: Thẩm quyền giao đất, cho thu đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: 1 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thu c trung ương quyết định giao đất, cho thu đất, . .. 2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Thời gian: từ 08/2013 đến 08/2014 - Địa điểm thực tập: Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Tuyên Quang 2.3 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Tuyên Quang - Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Tuyên Quang - Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành. .. cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác thu hồi đất, giao đất góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc thu hồi đất, giao đất là cần thiết Với ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành đề tài: Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2012”... thành phố Tuyên Quang - Đánh giá những thu n lợi và khó khăn, những tồn tại trong việc thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 – 2012 - Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để tăng cường hiệu quả công tác thu hồi đất và giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp thu. .. định giao đất, cho thu đất đó cho phép [10] Hình thức giao đất và thu hồi đất: * Giao đất: Điều 33 và Điều 34 Luật Đất đai 2003 quy định về các hình thức giao đất gồm có hai hình thức giao đất đó là giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 có thu tiền sử dụng đất, đối với các dự án đầu tư chủ yếu dùng hình thức giao. .. tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã được thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định, các tổ chức được giao đất đã nhanh chóng đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ dự án, đúng mục đích và sử dụng đất có hiệu quả UBND thành phố Tuyên Quang đã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang tham mưu cho UBND tỉnh tạo mọi điều kiện về thủ tục thu hồi, giao đất. .. tiên có giá trị khoa học và thực tiền rất cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn. .. đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Trong giai đoạn 2007 – 2012, trên địa bàn thành phố đã có 94 dự án thu hồi đất với tổng diện tích là 271,3 ha đất và trên 4.500 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị thu hồi Các dự án thu hồi chủ yếu để thực hiện các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, một số dự án thu hồi giao cho các thành phần kinh tế để...2 Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang sẽ giúp cho việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, khắc phục trình trạng tuỳ tiện trong quản lý sử dụng đất đai; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của tỉnh Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở ... đất đai địa bàn thành phố Tuyên Quang - Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất địa bàn thành phố Tuyên Quang - Đánh giá thu n lợi khó khăn, tồn việc thu hồi đất, giao đất địa bàn thành phố giai. .. khiếu kiện đất đai việc thu hồi đất, giao đất cần thiết Với ý nghĩa tiến hành đề tài: Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 -... cứu - Công tác thu hồi đất, giao đất địa bàn thành phố Tuyên Quang 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Công tác thu hồi đất, giao đất địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2012 2.2 Địa điểm thời