Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20072012 (Trang 47)

4. Ý nghĩa đề tài:

3.2.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Tuyên Quang

Thời kỳ trước và sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, thành phố đã có cán bộ chuyên môn có trình độ nghiệp vụ và thường xuyên được đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai. Tình hình quản lý đất đai được thể hiện qua các nội dung sau:

3.2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Việc triển khai thi hành pháp luật về đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật do của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành (như: Quyết định 66/2005/QĐ-UBND, Quyết định 68/2005/QĐ-

UBND, Quyết định 21/2008/QĐ-UBND, Quyết định 01/2010/QĐ-UBND, Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND, Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND, Quyết định phân loại đường phố, vị trí và giá đất hàng năm...) dưới nhiều hình thức như: Thông qua Hội nghị do Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức; Thông qua hội nghị do UBND các xã, phường tổ chức; Phát tài liệu, tờ rơi: 10.851 tờ; Thông qua hình thức trợ giúp pháp lý; Thông qua Đài truyền thanh thành phố; Thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền pháp luật về đất đai và bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư tại địa bàn các xã, phường.

Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cụ thể như:

- Quyết định số 04/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân thị xã Tuyên Quang về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ, trách nhiệm, thời gian giải quyết mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã theo quy trình “một cửa”.

- Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân thị xã Tuyên Quang về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thị xã Tuyên Quang.

- Quyết định số 03/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân thị xã về việc thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất.

- Xây dựng Đề án số 40/ĐA-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân thị xã về thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Tuyên Quang.

- Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân thị xã Tuyên Quang về việc hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã Tuyên Quang...

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai đã được Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; trình độ và nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện Luật Đất đai đã được nâng cao, nhất là về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Đã kịp thời ban hành các văn bản thực hiện pháp luật về đất đai phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; từng bước đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và phát huy tốt giá trị

quyền sử dụng đất. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai còn chưa sâu rộng; có một số xã, phường chưa thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai.

3.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã xây dựng Đề án điều chỉnh địa giới và thành lập các phường nhằm khắc phục những bất hợp lý về địa giới hành chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Sau khi Chính phủ có Nghị định số 99/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân thành phố đã phối hợp với Sở Nội vụ lập lại hồ sơ địa chính cấp thành phố và các xã, phường.

Đến nay bản đồ hành chính của các xã, phường chưa được xây dựng.

3.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Uỷ ban nhân dân thành phố đã chủ động triển khai công tác đo đạc phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho xã An Tường và dọc trục đường Quốc lộ 2 thuộc các xã Lưỡng Vượng, Thái Long, Đội Cấn. Đến nay đã có 8/13 xã, phường đã được đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1997.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố đã được lập ở 2 cấp qua các kỳ kiểm kê đất đai ( năm 2000; 2005 và 2010) đã thể hiện đầy đủ, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ngoài thực địa, đảm bảo các quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện hành và hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cấp thành phố và các xã, phường đã được xây dựng và quản lý theo quy định.

3.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân thành phố đã chủ động tổ chức thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cấp huyện và cấp xã.

Năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thành phố và tất cả các xã, phường trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường đã thực hiện việc công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất để nhân dân nắm bắt và thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt và ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch đã được công bố.

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân thành phố đã xây dựng các đề án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt công nhận thị xã đạt đô thị loại III (trở thành thành phố thuộc tỉnh). Tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của 07 phường và xã An Tường; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trung tâm các xã.

Để tránh tình trạng quy hoạch “treo”, Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường thực hiện rà soát nội dung quy hoạch chi tiết và thu hồi đất của các công trình trên địa bàn thành phố để báo cáo, đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh hoặc hủy bỏ đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả và làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn.

Qua kết quả rà soát trên địa bàn thành phố hiện có 17 công trình đã cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hoặc đã có quyết định thu hồi đất cần đề nghị điều chỉnh hoặc huỷ bỏ, trong đó:

- Đề nghị huỷ bỏ nội dung quy hoạch: 06 công trình.

- Đề nghị huỷ bỏ nội dung quy hoạch và thu hồi đất: 04 công trình. - Đề nghị điều chỉnh nội dung thu hồi đất: 07 công trình.

3.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

* Việc thực hiện các trình tự, thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Đất đai; tình trạng thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền đã được hạn chế.

* Kết quả thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến ngày 30 tháng 9 năm 2012, như sau:

- Giao đất làm nhà ở với diện tích: 16,45 ha. - Giao đất, cho thuê đất: 4,87 ha

- Thu hồi đất theo thẩm quyền với diện tích: 0,34 ha.

- Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp với diện tích 4,2354 ha; chuyển mục đích sử dụng từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất nuôi trồng thuỷ sản với diện tích: 4,68 ha.

* Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến 30 tháng 9 năm 2012 với tổng diện tích đất bị thu hồi: 186,8 ha (trong đó đất nông nghiệp bị thu hồi là: 114,9 ha).

Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã đáp ứng nhu cầu đất phục vụ xây dựng các công trình công cộng, an ninh - quốc phòng và nhu cầu của nhân dân đồng thời phát huy giá trị quyền sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa được thực hiện chưa triệt để, vẫn còn tình trạng người sử dụng đất không thực hiện quyết định thu hồi đất của nhà nước làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình và đơn thư kiến nghị kéo dài.

3.2.2.6. Lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

* Tình hình lập, quản lý hồ sơ địa chính; kết quả theo dõi chỉnh lý biến động. + Đối với các phường và xã Tràng Đà:

- Bản đồ địa chính, Sổ mục kê: Được lập từ khi đo đạc địa chính; các biến động từ sau khi đo đạc đến nay chưa được chỉnh lý.

- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Được lập tại phòng Tài nguyên và Môi trường; cấp xã chưa có Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Sổ Địa chính: Do các xã lập theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Đối với các xã chuyển từ huyện Yên Sơn về thành phố:

- Hầu hết các xã chưa được đo đạc địa chính, việc quản lý đất đai trên địa bàn các xã được sử dụng bản đồ giải thửa đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg hiện nay đã biến động nhiều.

- Sổ Mục kê, Sổ Địa chính, Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993 và chỉ có ở cấp xã.

Việc chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ trên các tài liệu của hồ sơ địa chính theo quy định

* Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Đến 31 tháng 12 năm 2012, toàn thành phố đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 56.340/67.645 số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần cấp, đạt 79,3 %.; trong đó đất ở cấp được 29.320/39.680 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 73,89 %.

* Đánh giá kết quả thực hiện:

- Uỷ ban nhân dân thành phố đã xác định công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành và thường xuyên có chỉ đạo sâu sát nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đã từng bước cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất và tránh các tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện; các sai sót trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chỉ đạo khắc phục kịp thời.

Tuy nhiên, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chưa đạt yêu cầu; hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện theo quy định, công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký các biến động về đất đai chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời dẫn đến tài liệu, hồ sơ không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý, khai thác tài liệu đất đai.

Để cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố và các xã, phường; thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến người sử dụng đất nhận thức được trách nhiệm trong việc thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.

- Tập trung nguồn lực bố trí kinh phí từ nguồn thu tiền sử dụng đất để thực hiện việc đo đạc, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.

3.2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai

Hàng năm, Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện tốt công tác thống kê đất đai nhằm cập nhật số liệu về tài nguyên đất phục vụ việc xây dựng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai từ năm 2000 đến nay trên địa bàn thành phố đã được thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn của ngành (được tổng hợp, thống kê từ cấp xã). Tiến độ và chất lượng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã được đáp ứng theo yêu cầu, phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thống kê đất đai đến năm 2012 cho thấy cơ cấu sử dụng đất của thành phố trong những năm gần đây có sự chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng của đất phi nông nghiệp) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng tăng trên địa bàn thành phố.

3.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được thành phố căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của tỉnh để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố do tỉnh Tuyên Quang hàng năm ban hành...

3.2.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Uỷ ban nhân dân thành phố đã thực hiện tốt việc giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các giao dịnh về quyền sử dụng đất đồng thời không phá vỡ kiến trúc, quy hoạch đô thị.

Thực hiện tốt giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất nhằm xác định được nhu cầu sử dụng đất, khả năng tài chính của người sử dụng đất và thực trạng thị trường bất động sản tại địa phương.

Tuy nhiên, chưa kiểm soát được thị trường bất động sản nên vẫn còn có tình trạng nhu cầu ảo và giá chuyển nhượng chưa đúng với thực tế; chưa có giải pháp bình ổn giá đất để chống đầu cơ đất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20072012 (Trang 47)