Đánh giá công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20072012 (Trang 58)

4. Ý nghĩa đề tài:

3.3.1. Đánh giá công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

3.3.1.1. Quy trình thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư

Lập hồ sơ thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để thực hiện dự án đầu tư: 1. Hồ sơ thu hồi đất chưa giải phóng mặt bằng

Chủ đầu tư nộp (02 bộ) hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền thu hồi đất của UBND tỉnh; nộp tại UBND huyện, thị xã đối với trường hợp thuộc thẩm quyền thu hồi đất UBND huyện, thị xã để thẩm định trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

1.1. Danh mục hồ sơ gồm có:

a) Văn bản về chủ trương thu hồi đất (đối với đất theo quy hoạch) hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với thu hồi đất theo dự án) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, (02) bản;

b) Thông báo chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một trong các giấy từ sau: Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư đối với dự án sử dụng

nguồn vốn ngân sách, Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không sử dụng nguồn vốn ngân sách, dựa án đầu tư xây dựng cơ sở tôn giáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt, trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng hoặc quyết định phê duyệt vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ công an (02) bản;

c) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tổ chức ban hành chủ trương đầu tư (02) bộ ;

d) Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền kèm theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng (đối với công trình theo tuyến: giao thông, thủy lợi, đường điện… phải có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo; đối với công trình khai thác khoáng sản phải có Giấy phép khai thác, bản đồ khu vực khai thác được cấp có thẩm quyền phê duyệt), (02) bộ;

e) Bản trích đo (hoặc trích lục) hiện trạng sử dụng đất để thu hồi đất xây dựng công trình năm (05) bộ đã có đầy đủ xác nhận của cơ quan phối hợp, kèm theo file số;

f) Biên bản họp xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện; Tờ kê khai, Biên bản kiểm kê về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của các chủ sử dụng đất trong ranh giới xây dựng công trình theo hồ sơ quy hoạch được duyệt, (02) bộ;

g) Văn bản thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản, (02) bộ;

h) Bản tự kê khai của chủ đầu tư về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó tại các tỉnh khác (nếu có) và tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật đất đai được Sở Tài nguyên và môi trường nơi đã giao, cho thuê đất xác nhận, (02) bản;

i) Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc thủ tướng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, (02) bản;

k) Tờ trình đề nghị thu hồi đất của chủ đầu tư, kèm theo danh sách các chủ sử dụng bị thu hồi đất có xác nhận của chính quyền địa phương nơi có đất, (02) bản;

n) Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã đề nghị thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và danh sách thu hồi đất kèm theo, (02) bản;

m) Quyết định phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng của cấp có thẩm quyền (đối với những khu vực phải chuyển mục đích sử dụng rừng) hoặc biên bản thống nhất giữ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và chủ đầu tư, (02) bản;

1.2. Trình tự ra quyết định thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

2. Hồ sơ nộp tại Sở tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án.

2.1. Sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền và đxa thực hiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ đầu tư nộp bộ hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, gồm:

a) Đơn xin giao đất hoặc cho thuê đất của chủ đầu tư, (02) bản;

b) Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh và quyết định thu hồi đất chi tiết từng thửa đất của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư của UBND huyện, thị xã theo thẩm quyền, (02) bản;

c) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định đã được UBND huyện, thị xã phê duyệt, (02) bản;

d) Giấy từ chứng minh việc nhận kinh phí bồi thường của các chủ sử dụng có đất bị thu hồi, (02) bản;

e) Báo cáo về việc đã thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng của Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng, (02) bản;

f) Bản trích đo địa chính giao đất, cho thuê đất năm (05) bộ đã có đầy đủ xác nhận của cơ quan phối hợp, kèm theo file số (sử dụng phần mềm Microtation);

g) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, (02) bản.

2.2. Trình tự giải quyết

a) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện thẩm định hồ sơ. Trường hợp đủ điều kiện giao đất cho chủ đầu tư thì lập tờ trình, dự thảo quyết định giao đất, cho thuê đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

b) Trong thời hạn năm 05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, hồ sơ do Sở Tài nguyên và Môi trường nộp, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ký quyết định giao đất, cho thuê đất.

c) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giá đất của Sở Tài chính, Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Ký hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất);

- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư.

- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính sang cơ quan thuế.

d) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày người sử dụng đất nộp đủ chứng từ về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận hoặc ký giấy chứng nhận đối với trường hợp được ủy quyền.

e) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đã ký, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ đầu tư; tiến hành trao Giấy chứng nhận.

3.3.1.2. Kết quả:

Bảng 3.4. Kết quả công tác thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (2007 - 2012) Năm Tổng DT (ha) Tổng số hộ bị thu hồi đất (hộ) Để phát triển công nghiệp, dịch vụ Để xây dựng hạ tầng Để phát triển các khu đô thị Tổng số dự án Số dự án DT (ha) Số dự án DT (ha) Số dự án DT (ha) 2007 27,45 898 1 6,83 8 12,34 4 10,13 13 2008 32,56 956 2 9,73 6 10,43 6 10,13 14 2009 30,89 1.010 7 12,64 5 8,53 9 10,14 21 2010 33,61 1.184 3 10,22 12 17,46 2 5,93 17 2011 35,01 265 4 2,64 7 23,82 4 8,55 15 2012 20,25 124 4 15,6 10 4,65 0 0 14 Tổng 179,77 4.437 21 57,66 48 77,23 25 44,88 94

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang)

Qua bảng 3.4 cho thấy năm 2007 thu hồi của 898 hộ với tổng diện tích 27,45

ha. Năm 2010 thu hồi của 1184 hộ với tổng diện tích thu hồi là 33,61 ha để thực hiện các dự án. Và năm 2012 thu hồi của 124 hộ với tổng diện tích là 20,25 ha. Diện tích bị thu hồi trên chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trong giai đoạn 2007-2012 là 179,77 ha, trong đó chuyển sang đất để xây dựng hạ tầng là lớn nhất gồm 48 dự án với diện tích là 77,23 ha, chiếm 39,05% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi. Diện tích đất để phát triển các khu đô thị là thấp nhất gồm 25 dự án với diện tích là 44,88 ha, chiếm 24,97% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi . Trong giai đoạn này thành phố thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, triển khai nhiều dự án lớn về giao thông, khu dân cư đô thị và các công trình công cộng khác nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển thị xã Tuyên Quang trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Kết quả công tác thu hồi đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tổng hợp kết hợp công tác thu hồi đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

STT Phƣờng, xã Diện tích đất thu hồi (ha)

Trong đó (thu hồi đất nông nghiệp) Đất SXNN (ha) Đất lâm nghiệp (ha) Đất NTTS (ha) Số hộ bị thu hồi đất

1 Phường Tân Quang 0,22 0,22 0 0 32

2 Phường Phan Thiết 11,74 11,74 0 0 305

3 Phường Minh Xuân 4,03 3,17 0 0,86 385

4 Phường Hưng Thành 3,74 3,74 0 0 225

5 Phường Nông Tiến 12,42 10,94 1,48 0 838

6 Phường Tân Hà 22,18 20,73 0 1,45 847 7 Phường Ỷ La 19,63 17,85 0 1,78 367 8 Xã Tràng Đà 34,24 26,52 5,24 2,48 317 9 Xã An Tường 33,27 26,51 3,12 3,64 608 10 Xã Lưỡng Vượng 0,01 0,01 0 0 9 11 Xã An Khang 0,11 0,11 0 0 34 12 Xã Thái Long 5,52 1,81 2,45 1,26 150 13 Xã Đội Cấn 32,66 29,37 1,87 1,42 320 Tổng 2007-2012: 179,77 152,72 14,16 12,89 4.437

(Nguồn: Báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tuyên Quang)

Qua bảng 3.5 cho thấy, công tác thu hồi đất thực hiện các dự án trong 6 năm (2007 - 2012) diện tích đất thu hồi đối với đất 179,77 ha. Trong đó thu hồi diện tích đất nông nghiệp là 152,72 ha, chiếm 84,95% trong tổng số với 4.437 hộ bị thu hồi và 94 dự án đã được phê duyệt triển khai xây dựng.

Xã Tràng Đà có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là lớn nhất với diện tích là 34,24 ha, chiếm 19,05%. Xã Lưỡng Vượng có diện tích bị thu hồi là thấp nhất với diện tích là 0,01 ha, chiếm 0,006%.

Tất cả các dự án của thành phố khi thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng diễn ra theo đúng trình tự thủ tục của Nhà nước. Đơn giá bồi thường về đất khi bồi thường căn cứ vào khung giá do UBND tỉnh ban hành. Phòng Tài nguyên và Môi trường luôn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm phát triển quỹ đất

Thành phố và một số phòng ban liên quan trong công tác thu hồi, bồi thường về đất, tổ chức triển khai, phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan cấp trên về công tác bồi thường GPMB tới lãnh đạo địa phương và nhân dân trong vùng dự án. Do vậy trong giai đoạn này thành phố Tuyên Quang cũng đã hạn chế được rất nhiều việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng các dự án.

Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, công tác bồi thường cũng đã có những mặt tích cực như cơ chế tự thoả thuận giữa chủ đầu tư và người sử dụng giúp cho dự án nhanh được triển khai và đi vào hoạt động.

3.3.1.3. Tình hình biến động đất đai của các hộ

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cũng như đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa đất nước nói chung và thành phố Tuyên Quang nói riêng thì trong định hướng sử dụng đất hàng năm đều thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích công cộng, lợi ích quốc gia, mục đích an ninh – quốc phòng. Khi thu hồi đất nông nghiệp của các hộ, không những thu hồi các diện tích đất nằm trong quy hoạch bị thu hồi mà một số khu đất gần cạnh các khu quy hoạch còn bị tác động bởi nhiều yếu tố mà phải chuyển sang mục đích khác, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Qua điều tra cho thấy tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố như sau:

Bảng 3.6. Tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trƣớc và sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Chỉ tiêu

Diện tích trƣớc khi thu hồi

Diện tích sau khi thu hồi

Tăng (+)

Giảm (-) Giá trị bồi thƣờng (đ) m2 % m2 % m2 % Tổng diện tích đất 23.942 100 7.158 100 -16.784 100 68.296.53.3.330 1. Đất trồng cây hàng năm 20.228 84,49 6.301 88,00 -13.927 82,98 52.480.000.000 1.1. Đất lúa 16.986 71,00 5.329 74,00 -11.657 69,45 34.286.666.670 1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 3.242 14,00 971 14,00 -2..271 13,53 18.193.333.330 2. Đất trồng cây lâu năm 2.546 11,00 857 12,00 -1.689 10,06 9.509.333.330 3. Đất mặt nước 1.168 5,00 112 1,56 -1.056 6,29 6.307.200.000

Qua bảng 3.6 chúng ta nhận thấy diện tích đất nông nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang tương đối lớn. Diện tích đất nông nghiệp trước khi thu hồi là 23.945 m2, diện tích sau khi

thu hồi giảm xuống còn 7.158 m2

(giảm 16.784 m2). Trong đó đất trồng cây hàng

năm giảm nhiều nhất là 13.927 m2 chiếm 82,98 %.

Qua điều tra thực tế cho thấy, không chỉ đối với địa bàn thành phố Tuyên Quang sau khi thu hồi thì diện tích đất nông nghiệp bị giảm mạnh mà còn phổ biến ở nhiều địa phương khác. Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần quan tâm. Việc thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp sẽ là những khó khăn rất lớn nhất là đối với các hộ chủ yếu có nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Vì vậy những giải pháp thiết thực và kịp thời nhằm hạn chế rủi ro này cũng là một vấn đề thành phố đặt lên hàng đầu.

Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, lao động nông nghiệp nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vẫn còn rất ít. Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi: chỉ có rất ít số lao động chuyển sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Đa số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp; một số chuyển sang nghề mới và còn một số thì không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đối với các lao động thuộc ngành phi nông nghiệp, lao động làm thuê và công nhân thì cơ hội chuyển sang nghề mới lớn hơn nhiều. Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới.

Đất mặt nước sau khi thu hồi giảm 1.056 m2 chiếm 6,96% trong tổng số đất

nông nghiệp. Đa số đất mặt nước các hộ sử dụng vào nuôi trồng thủy sản để cải thiện thêm thu nhập, chưa mang tính hàng hóa cao. Khi bị thu hồi cũng ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20072012 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)