Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20072012 (Trang 30)

4. Ý nghĩa đề tài:

1.4.3. Công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của nước Việt Nam, có diện tích tự nhiên 5.870,38 km2, dân số 744.952 người, mật độ dân số 127

người/km2, gồm 6 huyện, 1 thành phố, 141 xã, phường, thị trấn. Thành phố Tuyên

Quang từ lâu đã được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Tuyên Quang và là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và liên tỉnh giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc của nước ta [5].

Những năm gần đây được quan tâm đầu tư xây dựng, bước đầu bộ mặt đô thị của thành phố đã có nhiều khởi sắc, có tiềm năng để đầu tư xây dựng đô thị theo hướng văn minh và hiện đại. Vai trò đô thị trung tâm của tỉnh đã được phát huy; trong quá trình phát triển, hội nhập, thành phố đã và đang là hạt nhân tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện trong toàn tỉnh.

Ngày 25/6/2009, thị xã Tuyên Quang đã được công nhận là đô thị loại III. Ngày 02/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 27/NQ-CP về việc thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh lỵ Tuyên Quang. Thành phố Tuyên Quang được thành lập đánh dấu bước trưởng thành quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và thị xã Tuyên Quang nói riêng, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị của cả nước trong giai đoạn hiện nay và định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Phù hợp với qui hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Tuyên Quang và qui hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 đã được phê duyệt. Đồng thời có tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cơ cấu kinh tế của thành phố là dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; định hướng xây dựng thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II, phát triển đô thị có dịch vụ phát triển cao, công nghiệp xây dựng, nông lâm nghiệp phát triển khá, tiếp tục làm tốt vai trò hạt nhân tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện trong tỉnh và từng bước phấn đấu là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng là phù hợp [5].

Trong những năm qua do tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với hệ thống hồ sơ địa chính qua các thời kỳ chưa được thiết lập chặt chẽ khiến công tác quản lý nhà nước

về đất đai trên địa bàn thành phố gặp những khó khăn, thách thức nhất định. Tuy nhiên đó cũng là tiền đề, động lực để thành phố xây dựng những chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế, xứng đáng là trung tâm của tỉnh.

Những năm qua công tác thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã được thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định, các tổ chức được giao đất đã nhanh chóng đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ dự án, đúng mục đích và sử dụng đất có hiệu quả.

UBND thành phố Tuyên Quang đã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang tham mưu cho UBND tỉnh tạo mọi điều kiện về thủ tục thu hồi, giao đất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Trong giai đoạn 2007 – 2012, trên địa bàn thành phố đã có 94 dự án thu hồi đất với tổng diện tích là 271,3 ha đất và trên 4.500 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị thu hồi. Các dự án thu hồi chủ yếu để thực hiện các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, một số dự án thu hồi giao cho các thành phần kinh tế để thực hiện sản xuất và kinh doanh thương mại [3].

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20072012 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)