1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

102 540 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM CÔNG HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO TỔ CHỨC, CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------------------- PHẠM CÔNG HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO TỔ CHỨC, CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN Thái Nguyên -2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này là trung thực. Cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, rõ ràng. Cam đoan đề tài này không trùng lặp với bất cứ đề tài nào trên địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Tuyên Quang và chƣa có ai nghiên cứu đề tài nhận học vị sau đại học. Tác giả luận văn Phạm Công Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Lan -Trƣởng Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô Phòng Quản lý đào tạo sau Đại học; Khoa quản lý Tài nguyên và Khoa Môi trƣờng và các Giảng viên, cán bộ trong Khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các sở: Tài nguyên và Môi trƣờng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Cục Thống kê tỉnh và các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, cung cấp những thông tin cần thiết cũng nhƣ tham gia góp ý để tôi thực hiện nghiên cứu luận văn này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 5 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Công Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………....1 1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………….1 2. Mục tiêu ………………………………………………………………………….2 3. Yêu cầu …………………………………………………………………………..2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………………2 3.1. Ý nghĩa khoa học……………………………………………………………….3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………………… .3 Chƣơng 1…………………………………………………………………………….4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………..….4 1.1. Những nội dung cơ bản về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993………4 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất………….….7 1.3. Cơ sở pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo ………………………………………………………………………….…..8 1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định………………………………………..9 1.5. Một số quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo……………………………………………………………………………..10 1.6. Hiện trạng, tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên phạm vi cả nƣớc…………………………………………………………………………......15 1.6.1. Hiện trạng sử dụng đất ……………………………………………………...15 1.6.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất………………………………………………18 1.7. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang………………………………………………………………………………21 1.7.1. Số lƣợng các tổ chức sử dụng đất …………………………………………..21 1.7.2. Hình thức sử dụng đất ………………………………………………………22 1.7.3. Đối tƣợng đƣợc giao đất, cho thuê đất ……………………………………...22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.7.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức……………………………..23 1.7.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức …….….23 1.7.6. Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang…………………………………………………………………..23 1.8. Đánh giá chung về tổng quan………………………………………………….26 Chƣơng 2……………………………………………………………………… .....27 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..27 ………………………………….27 2.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………….27 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………...27 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp……………………………………….27 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp ……………………………………….28 2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu……………………………………29 2.3.4. Phƣơng pháp chuyên gia…………………………………………………….29 Chƣơng 3…………………………………………………………………………...30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………………………………30 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang………..…30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên …………………………………………………………..30 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Tỉnh………………………………………….32 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh …………..33 3.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang……………………………………………………………………….34 3.2.1. Kết quả thực hiện …………………………………………………………...34 3.2.2. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn…….. 42 3.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh …………………………………………………...46 3.3.1. Hiện trạng sử dụng một số loại đất chính trên địa bàn Tỉnh ……………..…46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.2. Kết quả thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức đang dụng đất trên địa bàn Tỉnh ……………………………………………..47 3.3.3. Về khối lƣợng cần lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh ……………………………………………………………..51 3.3.4. Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh (theo điều tra)…………………………………………………...53 3.3.5. Đánh giá kết quả đã thực hiện và những hạn chế, vƣớng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh …………………………………………………………………………….….67 3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất sau khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Theo Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ)………………………...71 3.4.1. Kết quả thanh tra, kiểm tra…………………………………………………..71 3.4.2. Kết quả xử lý đối với các tổ chức vi phạm………………………………….74 3.4.3. Nhận xét…………………………………………………………………….76 3.5. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ……………………….77 3.5.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất……………………………...77 3.5.2. Giải pháp về thực hiện nhiệm vụ và nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện…...77 3.5.3. Giải pháp về công nghệ thông tin…………………………………………...78 3.5.4. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai………………………78 3.5.5. Giải pháp về chỉ đạo, cải cách thủ tục hành chính…………………………..79 3.5.6. Giải pháp về đo đạc lập, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo………………………………………………………………..79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………………...84 1. Kết luận………………………………………………………………………….84 2. Đề nghị…………………………………………………………………………..85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ..................................19 Bảng 1.2. Tổng hợp tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức phân theo vùng ……………………………………………………………....20 Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 và 2005-2012 ………32 Bảng 3.2. tỉnh Tuyên Quang…………………….46 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo các năm.....................................................................................................................48 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo đơn vị hành chính cấp huyện………………………………………………………49 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo loại hình, đối tƣợng sử dụng đất …………………………………………………..50 Bảng 3.6. Tổng hợp khối lƣợng cần phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo loại hình, đối tƣợng sử dụng đất……………………………………...52 Bảng 3.7. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo (tổng hợp theo điều tra)……………………………………………………………………….54 Bảng 3.8. Những khó khăn, vƣớng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo (tổng hợp theo điều tra)…………………….60 Bảng 3.9. Những công việc ƣu tiên để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo (tổng hợp theo điều tra)…………..62 Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả khi tổ chức, cơ sở tôn giáo đƣợc cấp giấy chứng nhận (tổng hợp theo điều tra)…………………………………………………………….64 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của các tổ chức……………………………………………………65 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thực hiện đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức kinh tế theo các năm………………….66 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo phân theo đơn vị hành chính ………………………………...72 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo phân loại hình tổ chức, hình thức vi phạm……………….…..73 Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả xử lý đối với các tổ chức vi phạm phân theo huyện, thành phố…………………………………………………………………………...74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC HÌNH Hình 3.1- Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang………………………………….31 Hình 3.2- Khuôn viên chính của Trƣờng Mầm non Quý Quân, xã Quý Quân……55. Hình 3.3- Khuôn viên Trụ sở làm việc của Uỷ ban nhân dân phƣờng Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang……………………………………………………………56 Hình 3.4- Khu đất xây dựng trụ sở văn phòng và nhà máy của Công ty cổ phần Chè Sông Lô để các hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm xây dựng nhà ở kiên cố.................57 Hình 3.5- Trụ sở Hợp tác xã khai thác đá vôi xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang đƣợc nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất........................................................57 Hình 3.6- Khu dịch vụ thƣơng mại của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam xây ki ốt cho các hộ cá nhân thuê bán hàng………………….....58 Hình 3.7- Khuôn viên Nhà thờ của Họ giáo Vĩnh Ngọc, thị trấn Vĩnh Lộc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp do hộ bà Bùi Thị Nhƣờng hiến tặng……………….59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó vấn đề quản lý đất đai luôn đƣợc quan tâm trong mọi chế độ chính trị, qua các thời kỳ khác nhau. Quản lý đất đai là quá trình lƣu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất. Đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu đƣợc từ đất (thông qua thuế, cho thuê, chuyển nhƣợng..….) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai; là thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất cùng thi hành pháp luật đất đai. Thông qua đăng ký đất đai sẽ xác lập mối mối quan hệ pháp lý chính thức về quyền sử dụng đất đai giữa Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất và đăng ký đất đai là cơ sở để thiết lập hồ sơ địa chính và tiến tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với những thông tin đƣợc thể hiện trên giấy (nhƣ tên ngƣời sử dụng đất, số hiệu, diện tích, mục đích sử dụng, những biến động sau khi cấp giấy…vv), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cả Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất. Về phía Nhà nƣớc, tiến độ cấp và mức độ hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất chứng tỏ khả năng của Nhà nƣớc trong việc quản lý tài sản đất đai thuộc sở hữu của mình, giúp Nhà nƣớc kiểm soát tình hình đất đai một cách thuận tiện. Về phía ngƣời sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để họ đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ có thể thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho ngƣời sử dụng đất, cụ thể và quan trọng nhất là các quyền giao dịch đối với quyền sử dụng đất. Bởi lẽ đó, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng luôn chú trọng, quan tâm đến hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi Luật Đất đai, năm 2003 có hiệu lực thi hành, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê thừa kế, thế chấp, góp vốn... bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, công tác cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc kết quả quan trọng, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, cơ sở tôn giáo sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất thấp, đặc biệt là tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra; Đến tháng 8/2013 tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức của tỉnh mới đạt dƣới 60% diện tích đất cần cấp; diện tích chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đất đai, ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo, nhằm bảo đảm cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và tăng cƣờng huy động nguồn lực từ đất đai góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, Tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục tiêu Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo; Phân tích thuận lợi khó khăn của công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đƣa ra đƣợc nguyên nhân tồn tại. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo sau khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. 3. Yêu cầu Đảm bảo đúng pháp luật, đúng đối tƣợng, đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật đất đai. Huy động mọi nguồn lực, nhân lực tham gia thực hiện. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1. Ý nghĩa khoa học Thực hiện tốt Luật Đất đai và công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, đặc biệt là trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm xác lập mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất; sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong việc sử dụng đất đai; Bảo đảm cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; xác định quyền sử dụng đất đai hợp pháp của ngƣời sử dụng; xác định phạm vi giới hạn quyền và nghĩa vụ mà mỗi ngƣời sử dụng đất đƣợc phép thực hiện. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nƣớc có thể quản lý đất đai trên toàn tỉnh, kiểm soát đƣợc việc chuyển nhƣợng, giao dịch trên thị trƣờng và thu đƣợc nguồn tài chính lớn hơn nữa. Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực từ đất, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đáp ứng nguyện vọng của ngƣời sử dụng đất. Nhà nƣớc bảo hộ tài sản hợp pháp và thỏa thuận trên giao dịch dân sự về đất đai, tạo tiền đề hình thành thị trƣờng bất động sản công khai, lành mạnh tránh thao túng hay đầu cơ trái phép bất động sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những nội dung cơ bản về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993 Cùng với lịch sử phát triển đất nƣớc, công tác quản lý đất đai cũng dần đƣợc hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai đƣợc thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần đƣợc hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dƣới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nƣớc ban hành Luật Đất đai năm 1987; Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003, nay là Luật Đất đai năm 2013. Đến năm 1986, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đất nƣớc ta bắt đầu công cuộc đổi mới, xoá bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hạch toán kinh doanh. Trƣớc tình hình đó, ngày 29/12/1987, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đất đai đầu tiên - Luật Đất đai 1987. Luật này đƣợc công bố ban hành bằng Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc ngày 08/01/1998. Luật Đất đai năm 1987 khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý và vẫn giữ 07 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai nhƣ ở Quyết định số 201/CP năm 1980 của Chính phủ, nhƣng có hoàn thiện hơn; cụ thể: - Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính. - Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất. - Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy. - Giao đất, thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống Kế đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai. - Giải quyết tranh chấp đất đai. Luật Đất đai 1987 quy định phân chia toàn bộ quỹ đất đai của Việt Nam thành 05 loại là: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cƣ, đất chuyên dùng, đất chƣa sử dụng. Đây là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ đất đai, bảo vệ quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sở hữu của Nhà nƣớc, giao đất ổn định lâu dài. Khuyến khích kinh tế tƣ nhân trong lĩnh vực khai thác sử dụng đất. Theo tinh thần của Luật Đất đai năm 1987, để tăng cƣờng công tác quản lý đất đai, ngày 14/7/1989 Tổng cục trƣởng Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong bản quy định ban hành kèm theo Quyết định này quy định về điều kiện, đối tƣợng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau giai đoạn bắt đầu đổi mới (từ 1986-1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc tình hình đổi mới của đất nƣớc. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" (Điều 1 7), "Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" (Điều 18). Để phù hợp với giai đoạn mới và thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai năm 1987, ngày 14/7/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Đất đai năm 1993. Luật Đất đai năm 1993 dựa trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992, đã khắc phục đƣợc nhiều nhƣợc điểm của Luật Đất đai năm 1987, đã sửa đổi, bổ sung một số quy định không còn phù hợp để giải quyết những vấn đề quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Sau hai lần sửa đổi, bổ sung, Luật Đất đai năm 1993 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 và ngày 29/6/2001, cùng hệ thống các văn bản dƣới luật, đã hình thành một ngành luật đất đai, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Luật Đất đai năm 1993 đã chế định cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệ đất đai ở nƣớc ta chuyển sang cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định chế độ sở hữu đất đai toàn dân, Nhà nƣớc thay mặt nhân dân thực hiện quyền sở hữu và quyền quản lý tối cao. Xét về nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai, trải qua 2 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1998 và năm 2001, Luật Đất đai năm 1993 vẫn khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý và vẫn giữ 07 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai nhƣ Luật Đất đai năm 1987 và Quyết định số 201/CP năm 1980 của Chính phủ, nhƣng có hoàn thiện hơn, đó là: - Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; - Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm Kế đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất. - Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Để đánh giá toàn diện những thành tích đã đạt đƣợc sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai 1993 và nghiêm túc nhìn lại những hạn chế, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn này, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 về kiểm tra việc đầu tƣ xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai trong toàn quốc. Theo Báo cáo tổng kết số 05/BC-BTNMT ngày 26/11/2002 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tổng hợp từ báo cáo của 22 Bộ, ngành và 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thì thành tích và yếu kém trong 10 năm thực hiện Luật Đất đai năm 1993, nhƣ sau: * Thành tích đạt được - Đã cơ bản giao xong đất nông nghiệp cho gần 12 triệu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, với diện tích gần 9,4 triệu ha; trong đó, đã cấp hơn 11,49 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tƣơng ứng với 92,7% số đối tƣợng và 97,8% số diện tích); đã giao và cho thuê sử dụng vào mục đích chuyên dùng và xây dựng nhà ở là 44.691 dự án (công trình) với tổng diện tích là 405.910 ha. - Những kết quả trên đã góp phần đƣa công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai dần đi vào nề nếp, tạo điều kiện sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. * Những yếu kém - Cả nƣớc có 115.040 trƣờng hợp với 15.378 ha đất sử dụng không đúng mục đích; có 40.894 trƣờng hợp, với 25.011 ha đất giao hoặc thuê sau 12 tháng không sử dụng; 217.009 trƣờng hợp, với 10.260 ha đất giao, cho thuê trái thẩm quyền; 101.400 trƣờng hợp, với 27.916 ha đất lấn, chiếm trái phép; 137.000 trƣờng hợp với 45.764 ha đất chuyển nhƣợng trái pháp luật. - Phƣơng thức sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất hợp lý; thu hồi, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc, bất cập; nợ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đọng, trốn tránh tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn nhiều; xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất chƣa nghiêm và không kịp thời [22] 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai, năm 2003 thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.” việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc quy định nhƣ sau: Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất đối với ngƣời đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho ngƣời đó. Nhƣ vậy, việc cấp giấy chứng nhận đƣợc hiểu là việc Nhà nƣớc bảo đảm cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và tăng cƣờng huy động nguồn lực từ đất đai để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thƣ pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nƣớc với ngƣời sử dụng đất, đồng thời xác định quyền sử dụng đất đai hợp pháp của ngƣời sử dụng. Đây là một trong những quyền quan trọng đƣợc ngƣời sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nhà nƣớc xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, cơ sở tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất sử dụng. Mặt khác, giấy chứng nhận còn có ý nghĩa xác định phạm vi giới hạn quyền và nghĩa vụ mà mỗi ngƣời sử dụng đất đƣợc phép thực hiện (mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, diện tích sử dụng...). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn bao gồm cả nội dung pháp lý và nội dung kinh tế. Trong một số quan hệ chuyển quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng có giá trị nhƣ một “ngân phiếu”. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc cấp cho ngƣời sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nƣớc (tại từng thời điểm) đối với mọi loại đất và do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phát hành. Trƣờng hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó đƣợc ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản, tại Điều 48 Luật Đất đai năm 2003, quy định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất và do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng đất là điều đáng hoan nghênh. Thực tế đã chứng minh, hàng năm Chính phủ đều đề ra chỉ tiêu, kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; dù công tác cấp giấy có đƣợc cải tiến nhƣ thế nào đi nữa thì hầu hết các địa phƣơng đều không thể hoàn thành. Nguyên nhân là: để tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì điều kiện đòi hỏi là việc sử dụng đất phải phù hợp quy hoạch, có bản đồ địa chính; nhƣng cả quy hoạch sử dụng đất, cụ thể là quy hoạch sử dụng đất chi tiết lẫn hệ thống bản đồ địa chính tại các địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện, phủ kín địa bàn. Nơi có thì đã lạc hậu, nhiều sai lệch, không kịp thời cập nhật. Nơi thì thiếu, thậm chí chƣa có. Vì vậy, các địa phƣơng không thể tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách đại trà mà chỉ có thể xem xét cấp cho từng trƣờng hợp theo nhu cầu, nhƣng vẫn phải mất thời gian xác minh, đo vẽ lại. Đối với ngƣời sử dụng đất, thực chất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở chỉ là một văn bản pháp quy mà họ mong mỏi có trong tay để an tâm về quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu tài sản của mình, để chắc rằng Nhà nƣớc đã thừa nhận và bảo vệ quyền của họ. Ngƣời sử dụng đất chƣa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không có nghĩa họ không phải là ngƣời sử dụng đất hợp pháp. Quan hệ pháp luật đất đai vẫn đã phát sinh và Nhà nƣớc vẫn đã thừa nhận tƣ cách của ngƣời sử dụng đất trƣớc cả thời điểm họ đƣợc cấp giấy chứng nhận bằng những quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, bằng những giấy tờ hợp lệ chứng minh, bằng sự công nhận việc ngƣời sử dụng đất nhận quyền hợp pháp từ ngƣời khác [21]. 1.3. Cơ sở pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thƣ pháp lý của ngƣời sử dụng đất, chỉ khi ngƣời sử dụng đất đƣợc cơ quan nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có đầy đủ các quyền của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc pháp luật đất đai quy định. Vì tính chất quan trọng về mặt pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣ vậy nên pháp luật đất đai đã quy định mọi tổ chức, cơ sở tôn giáo sử dụng đất đều đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét nếu đủ điều kiện sẽ đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cụ thể, gồm các trƣờng hợp sau [24]: - Tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất. - Tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. - Tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới đƣợc hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Tổ chức đang sử dụng đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. + Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trƣớc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: + Cơ sở tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc cho phép hoạt động. + Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó. + Có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó. (Người sử dụng đất đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ các trường hợp theo Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ). - Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: Trong quá trình quản lý đất đai, để xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa ngƣời sử dụng đất với Nhà nƣớc, cơ quan nhà nƣớc phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng. Pháp luật đất đai quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhƣ sau: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trừ trường hợp được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở” [24]. - Ủy quyền cấp giấy chứng nhận: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong các trƣờng hợp theo quy định tại Điều 56, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ. 1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy do cơ quan nhà nƣớc cấp cho ngƣời sử dụng đất, chỉ khi ngƣời sử dụng đất đƣợc cơ quan nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có đầy đủ các quyền chung của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc pháp luật đất đai quy định tại Điều: 105, 106, 107 Luật Đất đai năm 2003; quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất quy định tại Điều: 109, 110, 111, 112 Luật Đất đai năm 2003, nhƣ: ngƣời sử dụng đất có quyền chuyển đổi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất khi có các điều kiện theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 ...vv. - Tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2003, quy định: + Đối với tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất đƣợc tính vào giá trị tài sản giao cho tổ chức đó; tổ chức đƣợc giao đất có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất. + Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhƣợng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc thì số tiền đó đƣợc ghi vào giá trị vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất. - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ngƣời sử dụng đất yên tâm chủ động quản lý, sử dụng, đầu tƣ khai thác hiệu quả, sản xuất phát triển trên mảnh đất đó. - Là cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai; đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ khi bị ngƣời khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; đƣợc bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất...vv. Tại Điều 66 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai quy định thời hạn thống nhất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất bằng Giấy chứng nhận; nhƣ sau: “1. Kể từ ngày 01/01/2008, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…”. 1.5. Một số quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo - Giấy chứng nhận đƣợc cấp cho ngƣời có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất. - Tổ chức, cơ sở tôn giáo là nhóm đối tƣợng sử dụng đất có số lƣợng ít nhƣng diện tích của một chủ sử dụng thƣờng lớn, có khi lên đến hàng nghìn ha. Khi thực hiện Luật Đất đai năm 2003 có rất nhiều tổ chức sử dụng đất đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật đất đai hiện hành quy định việc cấp giấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất theo Điều 41 Luật Đất đai 2003; nhƣ sau: - Tổ chức đang sử dụng đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. - Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhƣng không đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc giải quyết nhƣ sau: Nhà nƣớc thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả. Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý; trƣờng hợp doanh nghiệp Nhà nƣớc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đã đƣợc Nhà nƣớc giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cƣ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi có đất xét duyệt trƣớc khi bàn giao cho địa phƣơng quản lý. - Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trƣớc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 thì giấy chứng nhận đƣợc cấp cho tổ chức đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận, trừ trƣờng hợp không phải nộp hoặc đƣợc miễn hoặc đƣợc ghi nợ theo quy định của pháp luật; trƣờng hợp Nhà nƣớc cho thuê đất thì Giấy chứng nhận đƣợc cấp sau khi ngƣời sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký. - Các tổ chức sử dụng đất khác nhau thì pháp luật đất đai cũng quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau. Các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc đang sử dụng đất nông nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau: - Các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi có đất và cơ quan cấp trên là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty nhà nƣớc. - Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc có trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết căn cứ vào kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất; đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ; quy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng đã đƣợc xét duyệt; quy hoạch phát triển ngành. Nội dung quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải xác định rõ diện tích từng loại đất đƣợc giữ lại sử dụng, phƣơng án sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phƣơng. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết của tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc sử dụng đất tại địa phƣơng rồi quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất mà tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc giữ lại sử dụng. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc xác định cụ thể ranh giới, mốc giới sử dụng đất, đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc sử dụng đất. Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau: Các tổ chức đang sử dụng đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao để xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp mà chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi có đất và cơ quan cấp trên trực tiếp. Trên cơ sở báo cáo của tổ chức, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi có đất kiểm tra thực tế và quyết định xử lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với từng trƣờng hợp cụ thể theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, nhƣ sau: - Diện tích đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao mà nay đang sử dụng đúng mục đích thì đƣợc tiếp tục sử dụng và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, bị chiếm, thất thoát; diện tích đất đã cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc mƣợn sử dụng; diện tích đất đã liên doanh, liên kết trái pháp luật thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quyết định thu hồi. - Đất ở thì bàn giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất quản lý; trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt thì đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định về thu tiền sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Diện tích đất đã lấn, chiếm; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng giải quyết dứt điểm để xác định ngƣời sử dụng đất. Đối với đất do doanh nghiệp đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; do hợp tác xã đang sử dụng đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau: Doanh nghiệp đang sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hợp tác xã đang sử dụng đất mà chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi có đất. Trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp hoặc của hợp tác xã, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi có đất kiểm tra thực tế và quyết định xử lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với từng trƣờng hợp cụ thể theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, nhƣ sau: - Diện tích đất do doanh nghiệp đang sử dụng đã đƣợc Nhà nƣớc cho thuê, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng hợp pháp từ ngƣời khác hoặc đƣợc Nhà nƣớc giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhƣợng hoặc tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nƣớc không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc đang sử dụng đúng mục đích thì đƣợc tiếp tục sử dụng và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Diện tích đất do hợp tác xã đang sử dụng đã đƣợc Nhà nƣớc cho thuê, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng hợp pháp từ ngƣời khác hoặc đƣợc Nhà nƣớc giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhƣợng hoặc tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nƣớc không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc, đất do xã viên góp vào hợp tác xã đang sử dụng đúng mục đích thì đƣợc tiếp tục sử dụng và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Diện tích đất do doanh nghiệp đang sử dụng đã đƣợc Nhà nƣớc giao không thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng hợp pháp từ ngƣời khác hoặc đƣợc Nhà nƣớc giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhƣợng hoặc tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nƣớc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc đang sử dụng đúng mục đích nhƣng chƣa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất; trƣờng hợp lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất. Với diện tích này doanh nghiệp phải lập phƣơng án sản xuất, kinh doanh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng xét duyệt; mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất phải đƣợc xác định trong phƣơng án sản xuất, kinh doanh. Sau khi phƣơng án sản xuất, kinh doanh đƣợc xét duyệt thì doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Diện tích đất do hợp tác xã đang sử dụng đã đƣợc Nhà nƣớc giao không thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng hợp pháp từ ngƣời khác hoặc đƣợc Nhà nƣớc giao có thu tiền sử dụng đất và tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhƣợng hoặc tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nƣớc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc đang sử dụng đúng mục đích nhƣng chƣa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất; trƣờng hợp lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất. Với diện tích này thì hợp tác xã phải lập phƣơng án sử dụng đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quyết định về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với diện tích đất của hợp tác xã nông nghiệp xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất. - Diện tích đất của doanh nghiệp hoặc của hợp tác xã không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, bị chiếm, thất thoát; diện tích đất đã cho tổ chức khác, cá nhân thuê hoặc mƣợn sử dụng, liên doanh liên kết trái pháp luật thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quyết định thu hồi. - Diện tích đất ở thì bàn giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý; trƣờng hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt thì ngƣời sử dụng đất ở đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định về thu tiền sử dụng đất. - Diện tích đất đã lấn, chiếm; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng giải quyết dứt điểm để xác định ngƣời sử dụng đất. Đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau: Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đƣờng, tu viện, trƣờng đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc cho phép hoạt động mà chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Bản kê khai phải thể hiện tổng diện tích đất đang sử dụng và ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng. Đồng thời, bản kê khai còn phải thể hiện diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mƣợn, ở nhờ, thuê; đã mƣợn, đã nhận tặng cho của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đã bị ngƣời khác lấn, chiếm; đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao để mở rộng cơ sở tôn giáo; tự mở rộng mà không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau: - Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trƣớc ngày 15/10/1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế. - Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến ngày 30/6/2004 thì quyền sử dụng đất là tài sản cơ sở tôn giáo cho mƣợn, cho thuê đất; nhà xƣởng sản xuất, kinh doanh gắn liền với đất là tài sản của cơ sở tôn giáo cho mƣợn, cho thuê nhà xƣởng với điều kiện cơ sở tôn giáo cho mƣợn, cho thuê đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và có văn bản thoả thuận về việc mƣợn đất, thuê đất. - Diện tích đất tự mở rộng cơ sở tôn giáo mà không đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng giải quyết dứt điểm để xác định ngƣời sử dụng đất. - Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý sẽ đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi cơ sở tôn giáo đó đƣợc Nhà nƣớc cho phép hoạt động; có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó; có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó. 1.6. Hiện trạng, tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên phạm vi cả nƣớc 1.6.1. Hiện trạng sử dụng đất [2] Tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên toàn quốc là 7.833.142,70 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 6.687.695,59 ha (chiếm 85,38%); sử dụng mục đích phi nông nghiệp 845.727,62 ha (chiếm 10,80%); diện tích đất chƣa sử dụng 299.719,49 ha (chiếm 3,83%), đất mặt nƣớc ven biển đƣợc giao, cho thuê là 0,23%, cụ thể: * Nhóm đất nông nghiệp [2] Diện tích 6.687.695,59 ha, trong đó hầu hết các loại hình tổ chức đều có diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp (trừ các tổ chức ngoại giao), loại hình tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chức sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu là: Các nông, lâm trƣờng (chiếm 86,62% tổng diện tích đất nông nghiệp), tổ chức sự nghiệp công (chiếm 5,12%), tổ chức kinh tế (chiếm 4,13%), Ủy ban nhân dân cấp xã (chiếm 3,12% - chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp phần lớn đây là diện tích đất công ích, đất sản xuất nông nghiệp khó giao..), các loại hình còn lại diện tích đất nông nghiệp không nhiều nhƣng cũng đã cho thấy cần phải rà soát chức năng nhiệm vụ của các loại hình tổ chức này có phù hợp với việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp không, đặc biệt đối với loại hình tổ chức cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị…nếu không phù hợp phải có kế hoạch thu hồi giao lại cho hộ nông nghiệp sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp do các tổ chức quản lý, sử dụng phân theo các loại đất chính sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: 796.097,94 ha chiếm 11,19% tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là các tổ chức: Nông, lâm trƣờng (62,28%), Ủy ban nhân dân cấp xã (17,39%), tổ chức kinh tế (16,50%). - Đất lâm nghiệp: 5.761.396,10 ha, chiếm 85,15% tổng số diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là các tổ chức nông, lâm trƣờng (90,76%), sự nghiệp công (5,71%), tổ chức kinh tế (2,17%). - Đất nuôi trồng thủy sản: 87.535,50 ha, chiếm 1,31% tổng số diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là các tổ chức nông, lâm trƣờng (40,63%), Ủy ban nhân dân cấp xã (37,10%), tổ chức kinh tế (16,65%). - Các loại đất muối và đất nông nghiệp khác còn lại: 42.666,05 ha, chiếm 0,64% tổng số diện tích đất nông nghiệp. * Nhóm đất phi nông nghiệp [2] Tổng số diện tích đất phi nông nghiệp của các tổ chức đang quản lý, sử dụng là 845.727,62 ha, các loại hình tổ chức đều có diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung nhiều nhất là các tổ chức sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (34,92%), tổ chức kinh tế (24,79%), nông, lâm trƣờng (18,13%), Ủy ban nhân dân cấp xã (13,79%), tổ chức sự nghiệp công (6,62%) . . .vv. Trong tổng số diện tích đất phi nông nghiệp do các tổ chức quản lý, sử dụng: - Đất ở là 15.850,30 ha chiếm 1,87% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở chiếm tỷ lệ không nhiều nhƣng lại có ở tất cả các loại hình tổ chức, trong đó tổ chức kinh tế (44,05%), nông, lâm trƣờng (43,62%), tổ chức sự nghiệp công (7,45%), Ủy ban nhân dân cấp xã (2,49%), cơ quan nhà nƣớc (1,57%), các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp (0,17%), thực tế đã cho thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quá trình quản lý của các địa phƣơng đối với những diện tích đã giao cho các tổ chức sử dụng còn lỏng lẻo, dẫn đến việc các tổ chức, đặc biệt khối các cơ quan nhà nƣớc sử dụng đất không đúng mục đích đƣợc giao, tự chuyển sang làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên mà không xin phép. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: là 24.341,73 ha, chiếm 2,88% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu là các tổ chức sự nghiệp công (25,44%), Ủy ban nhân dân cấp xã (23,50%), nông, lâm trƣờng (20,33%), cơ quan nhà nƣớc (16,66%), tổ chức kinh tế (7,28%). - Đất quốc phòng, an ninh: có 263.393,51 ha chiếm 31,14% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó, đất quốc phòng là 255.707,09 ha và đất an ninh là 7.686,42 ha. - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: có 159.601,44 ha chiếm 18,87% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu là các tổ chức kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh (90,73%), nông, lâm trƣờng (4,95%), tổ chức sự nghiệp công (1,84%), cơ quan nhà nƣớc (1,77%), Ủy ban nhân dân cấp xã (0,37%). - Đất có mục đích công cộng: 119.216,89 ha, chiếm 14,10% tổng số đất phi nông nghiệp, chủ yếu là các công trình y tế, văn hóa, giáo dục của cấp xã, đất giao thông trong các khu công nghiệp, các khu dân cƣ đang trong quá trình kinh doanh hạ tầng,… Trong đó diện tích đất công cộng của tổ chức sự nghiệp chiếm 31,54%, tổ chức kinh tế chiếm 28,88%, nông, lâm trƣờng chiếm 22,64%, Ủy ban nhân dân cấp xã chiếm 14,32%, cơ quan nhà nƣớc chiếm 1,83%. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có 60.267,76 ha chiếm 7,13% tổng số diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất mặt nƣớc chuyên dùng: có 44.834,35 ha, chiếm 5,30% tổng số diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu là diện tích mặt nƣớc chuyên dùng, sông suối trong khu vực đất của các nông, lâm trƣờng (55,30%), tổ chức kinh tế (27,49%), Ủy ban nhân dân cấp xã (9,59%), quốc phòng, an ninh (5,72%). - Đất phi nông nghiệp khác: có 158.221,64 ha, chiếm 18,71% gồm: Nông, lâm trƣờng (51,61%), Ủy ban nhân dân cấp xã (19,23%), quốc phòng, an ninh (18,22%), tổ chức kinh tế (5,38%), tổ chức sự nghiệp công (4,22%), các loại hình tổ chức còn lại (1,35%). * Nhóm đất chưa sử dụng [2] Diện tích đất chƣa sử dụng của các tổ chức có 299.719,49 ha, chiếm 3,83% diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng, phần lớn là diện tích đất đã giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhƣng chƣa đƣa vào sử dụng hoặc đã sử dụng nhƣng hiện còn để hoang hoá. Diện tích đất chƣa sử dụng tập trung chủ yếu ở nông, lâm trƣờng (51,36%), tổ chức sự nghiệp công (40,15%), các tổ chức kinh tế (6,88%), Ủy ban nhân dân cấp xã (0,87%). 1.6.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất Thực trạng phổ biến là sự buông lỏng quản lý về nhà, đất thuộc trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị của Nhà nƣớc gây ra bất hợp lý, lãng phí, sử dụng không đúng mục đích tài sản Nhà nƣớc. Do vậy, để tăng cƣờng, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong việc bảo tồn quỹ đất, công trình trụ sở cơ quan, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhà làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp kèm theo Quyết định 399TC/QLCS ngày 17/5/1995; Nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nƣớc, mở rộng đối tƣợng, quy định các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đều phải đăng ký đất đai, nhà và công trình xây dựng khác gắn liền với đất tại cơ quan quản lý công sản cấp tỉnh. Theo kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008, của các tổ chức với tổng diện tích 7.833.142,70 ha do các tổ chức đang quản lý, sử dụng đƣợc phân theo các hình thức sử dụng chủ yếu giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc và cho thuê đất, cụ thể nhƣ sau: * Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức: Tổng số tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao (có giấy tờ về giao đất), công nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nƣớc là 103.899 tổ chức chiếm 71,91% tổng số tổ chức sử dụng đất với diện tích đất đã giao, đã công nhận quyền sử dụng đất cho các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng là 5.834.039 ha, chiếm 74,48% tổng diện tích của các hình thức do các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng và chiếm 17,62% so với tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó giao đất, công nhận quyền sử dụng đất không thu tiền cho 97.176 tổ chức với diện tích 5.723.350 ha và giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền là 6.723 tổ chức với diện tích 110.689 ha. Nhƣ vậy, diện tích sử dụng đất của các tổ chức chủ yếu đƣợc Nhà nƣớc giao đất (giao đất không thu tiền), trong đó tổ chức quốc phòng, an ninh và các tổ chức nông, lâm trƣờng có tỷ lệ diện tích đƣợc Nhà nƣớc giao tƣơng đối cao. Tổ chức kinh tế, các nông lâm trƣờng đƣợc nhà nƣớc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất (loại hình tổ chức phải thực hiện chuyển đổi sang thuê đất nhƣng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tỷ lệ số lƣợng tổ chức và diện tích đƣợc nhà nƣớc giao đất tƣơng đối cao); tổ chức kinh tế chiếm đến 15,09% số lƣợng tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của cả nƣớc và 2,96% diện tích đƣợc giao, (tập trung nhiều ở một số tỉnh, thành phố nhƣ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Kiên Giang...); các nông, lâm trƣờng tuy có số lƣợng tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất cho thuê đất không nhiều (0,52% tổng số tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao) nhƣng diện tích đƣợc Nhà nƣớc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất lại lớn nhất (chiếm 81,56% diện tích đƣợc giao của cả nƣớc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, nhƣ: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bình Phƣớc, Hà Tĩnh, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, ...), và đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho các địa phƣơng phải có kế hoạch cụ thể trong việc chuyển những diện tích đất của các tổ chức này từ đất đƣợc nhà nƣớc giao sang hình thức thuê đất, đặc biệt là từ giao đất không thu tiền; thể hiện qua bảng 1.1: Bảng 1.1. Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất [2] Giao đất, công nhận quyền sử dụng đất Tổng số Loại hình tổ chức Số tổ chức Tổng Không thu tiền Diện tích (ha) Số tổ chức Có thu tiền Diện tích (ha) Số tổ chức Diện tích (ha) 103.899 5.834.039 97.176 5.723.349,9 6.723 110.689 Cơ quan nhà nƣớc 13.329 17.854,13 13.204 17.564,56 125 289,57 Tổ chức chính trị 1.247 2.795,48 1.163 2.743,49 84 51,99 Tổ chức xã hội 804 1.133,06 793 1.125,76 11 7,30 Tổ chức CT-XH 953 4.774,67 946 4.773,45 7 1,22 Tổ chức CT-XH N.nghiệp 506 597,70 486 592,05 20 5,65 Tổ chức sự nghiệp công 49.466 370.700,19 49.152 369.140,64 314 1.559,55 Tổ chức kinh tế 15.678 172.832,46 9.822 137.906,67 5.856 34.925,79 Uỷ ban nhân dân xã 13.300 195.201,08 13.242 194.634,32 58 566,76 543 4.758.392,83 498 4.690.509,54 45 67.883,29 8.054 309.753,61 7.853 304.356,43 201 5.397,18 19 3,72 17 3,00 2 0,72 Nông, lâm trƣờng Quốc phòng, An ninh Tổ chức ngoại giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tính đến thời điểm ngày 01/4/2008, cả nƣớc đã có 52.004 tổ chức đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 35,99% số tổ chức cần cấp giấy, số lƣợng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 83.299 giấy và diện tích đã cấp là 3.100.040,38 ha, đạt 39,58% diện tích cần cấp giấy. Số tổ chức đƣợc cấp giấy; diện tích đã cấp giấy của các tổ chức phân theo vùng; cụ thể tại bảng 1.2: Bảng 1.2. Tổng hợp tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức phân theo vùng [2] Số tổ chức đƣợc cấp giấy chứng nhận (tổ chức) Số tổ chức đang sử dụng đất (tổ chức) Tỷ lệ % so với tổng số tổ chức sử dụng đất (%) Số lƣợng giấy chứng nhận đã cấp (giấy) Diện tích đã cấp giấy chứng nhận (ha) Tỷ lệ Diện tích % so sử dụng với đất của các tổng tổ chức diện (ha) tích sử dụng % 52.004 144.485 35,99 83.299 3.100.040,38 7.833.142,70 39,58 Tây Bắc 1.637 6.487 25,24 1.980 23.977,54 176.381,38 13,59 Đông Bắc 7.661 21.887 35,00 13.035 279.741,41 1.032.437,39 27,10 11.819 32.781 36,05 16.996 26.818,10 240.823,43 11,14 Bắc Trung Bộ 5.596 20.507 27,29 11.362 396.463,23 1.429.531,73 27,73 Duyên hải Nam Trung Bộ 6.111 15.135 40,38 9.323 452.800,77 1.077.398,60 42,03 Đông Nam Bộ 7.683 19.462 39,48 11.622 259.738,74 986.741,82 26,32 Tây Nguyên 2.407 9.163 26,27 4.666 1.490.704,95 2.515.166,38 59,27 Đồng bằng sông Cửu Long 9.090 19.063 47,68 14.315 169.795,65 374.661,97 45,32 Vùng kinh tế tự nhiên Cả nƣớc Đồng bằng sông Hồng Cả nƣớc có 06/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ diện tích đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 85% đến 95% tổng số diện tích đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức là: Cần Thơ, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Cao Bằng; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ diện tích đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đất trên 50% nhƣ: Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Kon Tum, Phú Yên, Bình Dƣơng, Vĩnh Long, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Đăk Lăk, Cà Mau. Phần lớn diện tích đất đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là của các tổ chức nông, lâm trƣờng, tổ chức kinh tế, quốc phòng an ninh, tổ chức sự nghiệp công và đất của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ diện tích đã đƣợc cấp giấy chứng nhận với tổng diện tích cần cấp của từng loại hình sử dụng đất thì tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp chiếm tỷ lệ diện tích đã cấp cao nhất (395,48 ha, chiếm 54,83% diện tích đang quản lý, sử dụng), tổ chức kinh tế (237.868,55 ha, chiếm 46,94%), nông, lâm trƣờng (2.736.185,70 ha chiếm 44,85%), tổ chức xã hội (520,38 ha, chiếm 36,54%), cơ quan nhà nƣớc (11.331,93 ha, chiếm 32,03%), quốc phòng an ninh (92.708,11 ha, chiếm 27,78%), tổ chức xã hội (740,83 ha, chiếm 23,34%), tổ chức ngoại giao (3,01 ha, chiếm 14,10%), tổ chức chính trị xã hội (367,65 ha, chiếm 7,52%) và đất do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý (2.397,91 ha, chiếm 0,73%) [2] Qua kiểm kê quỹ đất của các tổ chức (năm 2008) trên địa bàn toàn quốc, đã phát hiện nhiều trƣờng hợp các tổ chức đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣng hiện đang có sự chênh lệch diện tích giữa quyết định giao, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng đang sử dụng đất, đây cũng là một trong những khó khăn cần phải có biện pháp xử lý nhằm hoàn thiện hồ sơ của các tổ chức phục vụ quản lý đất đai ngày một tốt hơn. 1.7. Tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Theo số liệu kiểm kê đất đai của các tổ chức theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ tính đến ngày 01/4/2008, tình hình sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nhƣ sau: 1.7.1. Số lượng các tổ chức sử dụng đất [34] Trên địa bàn tỉnh có 1.103 tổ chức/5.288 điểm sử dụng đất với tổng diện tích là: 78.276,00 ha; trong đó: - Đất an ninh, quốc phòng có 24 tổ chức/50 điểm sử dụng đất với tổng diện tích 2.912,939 ha. - Đất của các Ban Quản lý rừng và các Công ty nông, lâm nghiệp có 15 tổ chức/15 điểm sử dụng đất với tổng diện tích 63.560,42 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đất của các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn thuộc đối tƣợng là đơn vị, cơ quan nhà nƣớc; Uỷ ban nhân dân cấp xã; các tổ chức kinh tế có 1.064 tổ chức/5.223 điểm sử dụng đất với tổng diện tích 11.802,64 ha. 1.7.2. Hình thức sử dụng đất [34] - Diện tích đất đƣợc giao không thu tiền sử dụng đất: 811.849,47 ha/247 tổ chức. - Diện tích đất đƣợc giao có thu tiền sử dụng đất: 54,484 ha/16 tổ chức. - Diện tích đất đƣợc nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất không thu tiền: 13.557,57 ha /921 tổ chức. - Diện tích đất đƣợc nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền: 52.075,62 ha /25 tổ chức. - Diện tích đất đƣợc Nhà nƣớc cho thuê trả tiền một lần: 1,10 ha/02 tổ chức. - Diện tích đất đƣợc Nhà nƣớc cho thuê trả tiền hàng năm: 680,67ha/250 tổ chức. - Diện tích đất nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng và tiền đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nƣớc: 0,34ha/01 tổ chức. 1.7.3. Đối tượng được giao đất, cho thuê đất [34] Kiểm kê quỹ đất của các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn thuộc đối tƣợng là đơn vị, cơ quan nhà nƣớc; Uỷ ban nhân dân cấp xã; các tổ chức kinh tế (chƣa bao gồm đất an ninh quốc phòng, đất của các Ban Quản lý rừng và các Công ty nông, lâm nghiệp) cụ thể nhƣ sau: * Phân theo loại hình tổ chức: - Các đơn vị, cơ quan nhà nƣớc: 783 tổ chức/2.065 điểm sử dụng đất với tổng diện tích là 761,594 ha. - Uỷ ban nhân dân cấp xã: 139 tổ chức/2.664 điểm sử dụng đất với tổng diện tích là 2.226,10 ha (riêng thị trấn Tân Bình do địa giới hành chính trùng khớp với Nhà máy Z113 nên toàn bộ diện tích này đƣợc thống kê vào đất quốc phòng). - Tổ chức kinh tế: 142 tổ chức/495 điểm sử dụng đất với diện tích là 8.814,94 ha. * Phân theo địa giới hành chính cấp huyện - Tại huyện Sơn Dƣơng có 227 tổ chức với 1.287 điểm sử dụng đất; tổng diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng: 950,55 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tại huyện Yên Sơn có 247 tổ chức với 1.411 điểm sử dụng đất; tổng diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng: 990,20 ha. - Tại thành phố Tuyên Quang có 182 tổ chức với 351 điểm sử dụng đất; tổng diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng: 233,52 ha. - Tại huyện Hàm Yên có 146 tổ chức với 767 điểm sử dụng đất; tổng diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng: 512,24 ha. - Tại huyện Chiêm Hoá có 215 tổ chức với 1.024 điểm sử dụng đất; tổng diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng: 731,21 ha. - Tại huyện Na Hang có 101 tổ chức với 383 điểm sử dụng đất; tổng diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng: 8.384,91 ha. 1.7.4. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức [34] - Diện tích sử dụng đúng mục đích: 69.451,36 ha/1.409 tổ chức. - Diện tích cho mƣợn: 1.351,67 ha/24 tổ chức. - Diện tích chuyển nhƣợng trái pháp luật: 145,85 ha/3 tổ chức. - Diện tích đang bị lấn chiếm: 6.899,13 ha/37 tổ chức. - Diện tích đang tranh chấp: 147,16 ha/10 tổ chức. - Diện tích sử dụng vào mục đích khác: 0,239 ha/01 tổ chức (Diện tích đã bố trí làm nhà ở, đất ở). - Diện tích chƣa sử dụng: 280,57 ha/18 tổ chức. + Diện tích đã đƣa vào sử dụng nhƣng còn hoang hóa: 272,43/13 tổ chức. + Diện tích xây dựng, đầu tƣ chậm theo tiến độ ghi trong dự án: 8,15 ha/05 tổ chức. 1.7.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức [34] - Tổng số tổ chức đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 404 tổ chức. - Tổng số điểm sử dụng đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 763 điểm (763 Giấy chứng nhận). - Tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 18.247,06 ha. 1.7.6. Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 1.7.6.1. Sử dụng đúng mục đích được giao, được thuê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo kết quả kiểm kê quỹ đất của các tổ chức năm 2008, trên địa bàn Tỉnh có 1.049 tổ chức sử dụng đúng mục đích đƣợc giao, đƣợc thuê với diện tích 69.422,66 ha/78.276,0 ha chiếm 89%. 1.7.6.2. Sử dụng không đúng mục đích được giao, được thuê Có 54 tổ chức sử dụng không đúng mục đích đƣợc giao, đƣợc thuê với diện tích 8.853,34 ha/78.276 ha chiếm 11%. Các hình thức vi phạm, cụ thể: - Diện tích cho mƣợn: 1.351,67 ha/24 tổ chức. - Diện tích chuyển nhƣợng trái pháp luật: 145,85 ha/03 tổ chức. - Diện tích đang bị lấn chiếm: 6.899,13 ha/37 tổ chức. - Diện tích đang tranh chấp: 147,16 ha/10 tổ chức. - Diện tích sử dụng vào mục đích khác (đã bố trí làm nhà ở, đất ở): 0,239 ha/01 tổ chức. - Diện tích chƣa sử dụng: 280,57 ha/18 tổ chức; trong đó: + Diện tích đã đƣa vào sử dụng nhƣng còn hoang hóa: 272,43ha/13 tổ chức. + Diện tích xây dựng, đầu tƣ chậm theo tiến độ ghi trong dự án: 8,15ha/05 tổ chức. 1.7.6.3. Đánh giá chung kết quả thực hiện, nguyên nhân tồn tại, hướng khắc phục * Kết quả đạt được: Xác định rõ diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng; diện tích bị lấn, chiếm; diện tích sử dụng sai mục đích; diện tích chuyển nhƣợng, cho thuê trái phép; diện tích chƣa đƣa vào sử dụng làm cơ sở để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các tổ chức sử dụng. * Nguyên nhân tồn tại: Hầu hết các tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng đất chặt chẽ theo quy định của pháp luật về đất đai, diện tích sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích. Tuy nhiên còn một số đơn vị quản lý sử dụng đất đai còn chƣa chặt chẽ, sử dụng đất không hiệu quả, để bị lấn, chiếm; tranh chấp xảy ra….vv, với những nguyên nhân sau: - Tình hình quản lý hồ sơ đất đai của các tổ chức qua các thời kỳ còn thiếu, nội dung không đầy đủ; hồ sơ địa chính phần lớn chƣa đƣợc thiết lập hoàn chỉnh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ diện tích đã đo đạc địa chính thấp, công tác cập nhật chỉnh lý, biến động gặp nhiều khó khăn; nhiều tổ chức sử dụng đất do lịch sử để lại không có hồ sơ đất đai. - Diện tích đất bị lấn, bị chiếm nguyên nhân chủ yếu do tình trạng sử dụng không hiệu quả, sử dụng chƣa hết diện tích đƣợc giao, quản lý không chặt chẽ ở hầu hết các loại hình tổ chức đã dẫn đến bị lấn, bị chiếm diện tích (trong đó tập trung chủ yếu các loại hình tổ chức như tổ chức sự nghiệp công, Uỷ ban nhân dân cấp xã, tổ chức kinh tế, quốc phòng, an ninh; các nông, lâm trường). - Các tổ chức thiếu kiểm tra thƣờng xuyên, chƣa quan tâm đến việc lập hồ sơ và lƣu giữ đầy đủ các giấy tờ để theo dõi, quản lý; không quản lý đƣợc mốc ranh khu đất đã đƣợc giao, chƣa xây dựng tƣờng rào hoặc cắm mốc giới để phân định với đất của dân, của tổ chức khác; thời gian giao đất trƣớc đây đã quá lâu, thủ tục không đầy đủ; thay đổi thủ trƣởng đơn vị nhiều lần và không bàn giao cho ngƣời sau để tiếp tục quản lý... cho nên trong suốt quá trình sử dụng đã để cho ngƣời dân hoặc tổ chức khác lấn, chiếm; cá biệt có tổ chức không biết ranh giới đất của đơn vị mình sử dụng đến đâu. - Một số tổ chức do quản lý đất không chặt chẽ, diện tích đất sử dụng không hết... có tổ chức sử dụng đất đầu tƣ xây dựng, công trình hoàn thành đã đƣa vào sử dụng (một số điểm trƣờng học) nhƣng sau một thời gian vì nhiều lý do phải chuyển đi nơi khác, nhƣng tổ chức và chính quyền địa phƣơng không báo cáo để cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thu hồi và quản lý, mà bỏ hoang không sử dụng, từ đó ngƣời dân đã lấn, chiếm để sản xuất hoặc làm nhà ở. - Diện tích đất đang bị tranh chấp, lấn chiếm chủ yếu xảy ra trong các loại hình tổ chức nhƣ tổ chức kinh tế, quốc phòng an ninh; nông, lâm trƣờng, Uỷ ban nhân dân cấp xã, tổ chức sự nghiệp công. Nguyên nhân chủ yếu do khi thực hiện giao đất cho các tổ chức, hồ sơ lập chƣa đầy đủ, không chặt chẽ, mô tả ranh giới, mốc giới không rõ ràng, cụ thể; một số khu đất đã có mốc giới nhƣng qua quá trình xây dựng các công trình làm thất lạc mốc hoặc có sự dịch chuyển vị trí ngoài ý muốn. Do vậy, khi phát sinh tranh chấp, việc giải quyết rất khó khăn. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do thiếu kiên quyết trong xử lý các trƣờng hợp lấn chiếm, giải quyết tranh chấp kéo dài hoặc tái chiếm đất đã bồi thƣờng. - Tình trạng để đất trống hay chậm đƣa đất vào sử dụng sảy ra ở nhiều địa phƣơng trên địa bàn tỉnh do tổ chức quản lý và diện tích đất đầu tƣ, xây dựng chậm chủ yếu là các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại... các dự án này đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ nhƣng không triển khai đƣợc hoặc triển khai chậm do có nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ… Một số dự án tiến độ thực hiện chậm do các chủ đầu tƣ thiếu vốn để thực hiện. - Do nhận thức của các tổ chức về quản lý sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về đất đai còn chƣa đầy đủ, việc phát hiện và xử lý vi phạm của chính quyền cơ sở còn chƣa kịp thời, chƣa kiên quyết. * Hướng khắc phục: - Tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý triệt để các tồn tại, thu hồi diện tích đất không sử dụng, vi phạm pháp luật đất đai. - Lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thiết lập hồ sơ địa chính, quản lý chặt chẽ quỹ đất của các tổ chức. 1.8. Đánh giá chung về tổng quan Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và tổng quan nghiên cứu tôi nhận thấy việc đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo là hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Đề tài này không trùng lập với bất cứ đề tài nào trên địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Tuyên Quang và chƣa có ai nghiên cứu đề tài nhận học vị sau đại học, đây là đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu: Các tổ chức (gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân); cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vi nghiên cứu: Thống kê, đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo từ năm 2008 đến tháng 8/2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Thời gian: Thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang ảnh hƣởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Phân tích thuận lợi khó khăn của công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đƣa ra đƣợc nguyên nhân của những tồn tại để làm căn cứ đƣa ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ. - Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất sau khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ƣơng và của tỉnh liên quan tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thu thập các loại số liệu thứ cấp: số liệu, tài liệu về việc cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo; các chính sách của nhà nƣớc và cơ chế của tỉnh về cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo. - Nguồn số liệu và phƣơng pháp thu thập: đƣợc khai thác từ các tổ chức, cơ sở tôn giáo thông qua các phiếu điều tra, khảo sát và khai thác số liệu tổng hợp tại các cơ quan nhà nƣớc có liên quan đến công tác này. 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Xây dựng phiếu điều tra: (theo mẫu phiếu điều tra, khảo sát). Xác định đối tƣợng điều tra: + Các đối tƣợng điều tra là ngƣời đứng đầu các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất; điều tra đƣợc phân theo từng loại hình tổ chức (Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị hành chính sự nghiệp, trƣờng học, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, cơ sở tôn giáo) + Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính; Thanh tra tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các phòng, ban thuộc huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn. Nội dung điều tra: Điều tra, khảo sát thông qua P địa bàn các huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang. - Đề tài chọn điều tra 50 tổ chức, cơ sở tôn giáo (gồm: 10 tổ chức hành chính sự nghiệp của nhà nước; 10 trường học; 20 tổ chức kinh tế; 10 cơ sở tôn giáo) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để điều tra; cụ thể: + Phân theo vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn: các xã, thị trấn thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang (theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc). + Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi đã đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang. + Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi chƣa đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá. + Đất đô thị: địa bàn các thị trấn, phƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Đất nông thôn: địa bàn các xã. 2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu Số liệu thu thập đƣợc từ hai nguồn thứ cấp và sơ cấp, tác giả tổng hợp trên Exel và tiến hành xử lý số liệu: - Phân tích số liệu kết hợp các yếu tố định tính với định lƣợng và đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận. - So sánh giữa tình hình quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh với các văn bản chỉ đạo của trung ƣơng và thực tế địa phƣơng. - So sánh giữa lý luận và thực tiễn, lấy quy định của pháp luật đất đai làm cơ sở đánh giá: + Căn cứ vào các quy định của pháp Luật Đất đai về cấp giấy chứng nhận. + Căn cứ vào các văn bản của tỉnh về quản lý và sử dụng đất đai và cấp giấy chứng nhận. + Căn cứ vào các số liệu đã thu thập đƣợc và thực trạng của địa phƣơng. 2.3.4. Phương pháp chuyên gia Sau khi tổng hợp phân tích và so sánh số liệu tác giả đã tham khảo ý kiến chuyên gia tƣ vấn, các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tài chính, nông nghiệp, dựa trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm, khả năng phản ánh tƣơng lai của các chuyên gia; xử lý thống kê, tập hợp các câu trả lời một cách khoa học trên từng lĩnh vực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Điều kiện tự nhiên Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý: 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, Ranh giới hành chính của tỉnh đƣợc xác định nhƣ sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang. - Phía Đông giáp tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. - Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. - Phía Nam giáp tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 586.732,71 ha (5.867 km2) quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nƣớc, chiếm 1,77% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Tỉnh có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang với 141 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 129 xã, 05 thị trấn và 07 phƣờng). Quốc lộ 2, là tuyến giao thông huyết mạch chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài khoảng 90 km. Với tuyến giao thông này Tỉnh Tuyên Quang có thể giao lƣu với Hà Giang và với một số tỉnh thuộc vùng Trung du và vùng đồng bằng sông Hồng ở phía Nam. Theo chiều Đông - Tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế - xã hội với một số tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, trƣớc hết là với Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn…. Ngoài ra, thông qua đƣờng sông (chủ yếu là Sông Lô) việc giao lƣu có thể diễn ra trong nội tỉnh và các tỉnh khác ở mức độ nhất định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 3.1- Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Tỉnh Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nƣớc, kinh tế tỉnh Tuyên Quang nói chung đã dần đi vào thế ổn định và có bƣớc phát triển rõ rệt. Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế đặt trọng tâm phát triển vào nông nghiệp, đồng thời cũng từng bƣớc hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ cho những năm kế tiếp. Tuy nhiên do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu, vị trí địa lý - kinh tế bị ngăn cách, giao thông chƣa thuận lợi nên mức độ giao lƣu chƣa cao và khó huy động nguồn lực bên ngoài. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 11,04%, giai đoạn 2005-2012 đạt 13,23% (mục tiêu Nghị quyết đề ra là 14%/năm), trong đó năm 2012 tăng 15,17% (kế hoạch đặt ra là 14,5%). Tổng thu ngân sách trung bình của tỉnh giai đoạn 2005-2012 đạt 8.429,12 triệu đồng, gấp 3,32 lần so với giai đoạn 2001-2005, cụ thể tại bảng 3.1: Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 và 2005-2012 [18] STT Cơ cấu kinh tế Giai đoạn Giai đoạn 2001-2005 2005-2012 (đơn vị tính: %) (đơn vị tính: %) 1 Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản 40,89 36,20 2 Công nghiệp - Xây dựng 24,75 26,34 3 Dịch vụ - Thƣơng mại - Du lịch 34,36 37,46 100,00 100,00 Tổng số Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ, thƣơng mại, công nghiệp; giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp và phù hợp với chủ trƣơng phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dân số của tỉnh có 739.668 ngƣời (năm 2012), mật độ dân số trung bình là 126 ngƣời/km2. Phân bố dân cƣ không đồng đều theo đơn vị hành chính. Huyện Sơn Dƣơng có dân số lớn nhất với 174.432 ngƣời, chiếm 23,58% dân số của cả tỉnh; huyện Lâm Bình có dân số thấp nhất với 30.354 ngƣời, chiếm 4,10% dân số của cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tỉnh. Thành phố Tuyên Quang có mật độ dân số cao nhất với 768 ngƣời/km2, huyện Lâm Bình có mật độ dân số thấp nhất, chỉ có 38 ngƣời/km2. 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh 3.1.3.1. Thuận lợi: Tỉnh có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả… có thể xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến lâm sản từ rừng nguyên liệu hiện có, chế biến khoáng sản. Có tiềm năng thế mạnh về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và du lịch. Nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trƣớc hết là sản phẩm nông lâm nghiệp, sau đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhƣ quặng thiếc, sắt, barít, ăngtimoan, vofram. Có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản nhƣ công nghiệp chế biến chè, sản xuất đƣờng kính trắng, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ đá, cát, sỏi, gạch, công nghiệp xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ,… Có vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên rừng, cảnh quan tự nhiên và nhiều di tích lịch sử là những lợi thế để phát triển du lịch bền vững. Có nguồn nhân lực dồi dào với lực lƣợng trong độ tuổi có khả năng lao động (năm 2011) chiếm trên 55% so với tổng dân số. 3.1.3.2. Những khó khăn thách thức: Là tỉnh miền núi, có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, nằm sâu trong nội địa, xa các cửa khẩu, bến cảng và các trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua thấp. Dân số tăng nhanh, lực lƣợng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, năng suất lao động còn thấp. Việc sử dụng, thu hút lao động chất lƣợng cao của tỉnh còn hạn chế. Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe doạ cho sản xuất và đời sống, đặc biệt là các huyện phía Nam của tỉnh. Là tỉnh có địa hình núi cao chia cắt khá mạnh, nên việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông, thủy lợi...) đòi hỏi chi phí lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 3.2.1. Kết quả thực hiện 3.2.1.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó [35] Thể chế hóa chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nƣớc, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành 89 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và nhiều văn bản chỉ đạo có tính chất quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật đất đai tại địa phƣơng theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định. Trong đó cấp Tỉnh ban hành 59 văn bản (13 Nghị quyết, 45 Quyết định, 01 Chỉ thị); cấp huyện ban hành 27 văn bản (23 Nghị Quyết, 04 Quyết định). Đồng thời với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo từng lĩnh vực cụ thể và thƣờng xuyên chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố đƣa các văn bản quy phạm pháp luật vào triển khai thực hiện. Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng tài nguyên đất đai, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do Luật Đất đai có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành, văn bản ban hành sau bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật của văn bản ban hành trƣớc và hầu hết các văn bản đều phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định những trƣờng hợp cụ thể. Dẫn đến tình trạng số lƣợng văn bản cấp tỉnh ban hành quá nhiều và liên tục phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện. 3.2.1.2. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính * Công tác lập và điều chỉnh hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính: Trƣớc khi Luật Đất đai, năm 2003 có hiệu lực thi hành, Tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã); xây dựng đƣợc 330 mốc địa giới hành chính (gồm 317 mốc cấp xã, 03 mốc cấp huyện và 10 mốc cấp tỉnh) theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Kết quả thực hiện việc lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh sau ngày 01/7/2004 đến nay nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Xây dựng mới 28 mốc địa giới và lập mới 13 bộ hồ sơ địa giới hành chính cấp xã; chỉnh lý, bổ sung bộ hồ sơ địa giới hành chính huyện Na Hang và tỉnh Tuyên Quang theo Nghị đinh số 14/2006/NĐ-CP ngày 25/01/2006 của Chính phủ; - Xây dựng mới 25 mốc, tu sửa 24 mốc và lập mới 13 bộ hồ sơ địa giới hành chính cấp xã; chỉnh lý, bổ sung 15 bộ hồ sơ địa giới hành chính của 15 xã thuộc huyện Sơn Dƣơng và huyện Yên Sơn theo Nghị định số 99/2008/NĐ-CP ngày 03/9/2008 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang) và thành lập một số phƣờng của thành phố Tuyên Quang. * Công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính: - Việc quản lý, lƣu trữ và khai thác sử dụng hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ và Thông tƣ số 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP ngày 13/6/2006 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. - Tại cấp tỉnh, bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp (tỉnh, huyện, xã) đƣợc quản lý, lƣu trữ tại Sở Nội vụ. - Tại cấp huyện, bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của cấp huyện và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc đƣợc lƣu trữ, quản lý tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. - Tại cấp xã, bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đƣợc lƣu trữ, quản lý sử dụng tại Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn. * Việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến địa giới hành chính: Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, toàn tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 09 vụ việc có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Trong đó: 05 vụ việc có liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh; 04 vụ việc liên quan đến địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trong tỉnh. Tất cả các vụ việc đều đƣợc giải quyết triệt để theo đúng quy định của pháp luật. (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) 3.2.1.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất * Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trƣớc khi Luật Đất đai, năm 2003 có hiệu lực thi hành, tỉnh mới triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 31/145 đơn vị hành chính cấp xã với diện tích đo vẽ là 26.069 ha (tỷ lệ: 1/500 là 773 ha; tỷ lệ: 1/1.000 là 25.296 ha). Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính từ ngày 01/7/2004 đến nay nhƣ sau: - Thực hiện Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 28/4/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, Tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành công tác thành lập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 tại 134/134 xã có đất lâm nghiệp trên địa bàn với diện tích 445.809,8 ha. Hiện nay Tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã đƣợc đo đạc nêu trên. - Hoàn thành việc lập và phê duyệt Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 440 tỷ đồng, dự kiến thời gian hoàn thành Dự án vào cuối năm 2015. Trên cơ sở đó, năm 2009 tỉnh đã triển khai thực hiện việc đo đạc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên. Đến nay đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ và kiểm tra nghiệm thu với tổng diện tích là 1.070 ha cần đo đạc với 127 tờ bản đồ (102 tờ tỷ lệ 1/1000 và 25 tờ tỷ lệ 1/500). - Thực hiện đo đạc, lập bản đồ phục vụ công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho 871 công trình, dự án với diện tích 77.296,97 ha, trong đó có các công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhƣ: Công trình thuỷ điện Tuyên Quang, cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37; cụm các khu công nghiệp Long Bình An...; trích đo địa chính 2.691 điểm sử dụng đất của 1.103 tổ chức trên địa bàn phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. * Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: - Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và đƣợc lập theo định kỳ 5 năm một lần trên phạm vi toàn tỉnh. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010 tỉnh Tuyên Quang đã lập đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. - Hoàn thành việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo đúng hƣớng dẫn về chuyên môn của ngành tại tất cả 07 huyện, thành phố và 140/140 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) 3.2.1.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [35] * Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Xác định quy hoạch là cơ sở để thực hiện thu hồi, giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo cho việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững. Từ năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời chỉ đạo nâng cao chất lƣợng của quy hoạch sử dụng đất gắn kết với quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành; quản lý chặt chẽ đất đai theo quy hoạch đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể: - Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 08/2006/NQ-CP ngày 26/5/2006; toàn bộ 6/6 huyện, thị xã đã đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định; 140/140 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành hồ sơ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã; Uỷ ban nhân tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện đã phê duyệt 140/140 hồ sơ quy hoạch theo thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch 22 phƣờng, thị trấn và xã phát triển đô thị; Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt quy hoạch 118 xã không thuộc khu vực phát triển đô thị). - Hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cấp tỉnh trình Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 08/2013/NQ-CP ngày 09/1/2013. - Hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của 07 huyện, thành phố và 140 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn (gắn với quy hoạch nông thôn mới). Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã xác định rõ cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp đảm bảo quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp; đặc biệt là quản lỹ chặt chẽ đối đất chuyên trồng lúa để đảm bảo an ninh lƣơng thực. * Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Kết quả thực hiện đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phát hiện và xử lý đối với 27 công trình quy hoạch “treo” và 06 dự án “treo” với tổng diện tích 127,7522 ha. 3.2.1.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất [35] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Kết quả thực hiện - Thực hiện Luật đất đai năm 2003 tỉnh Tuyên Quang đã thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tổng số 871 công trình, dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh với diện tích 77.296,97 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp: 77.209,37 ha (bao gồm: Đất lúa 1.391,91 ha; các loại đất nông nghiệp khác 71.823,17 ha); Nhóm đất phi nông nghiệp: 2.8602,69 ha; Nhóm đất chƣa sử dụng: 1.219,2 ha. - Việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. * Khó khăn, vướng mắc - Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai luôn có sự thay đổi, trong đó có những sửa đổi, bổ sung về trình tự, thủ tục, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Một số quy định của Luật và các văn hƣớng dẫn thi hành có sự bất cập, dẫn đến vƣớng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. - Công tác lập hồ sơ thu hồi, giao đất làm cơ sở để thực hiện cấp Giấy chứng nhận của các Công ty Cổ phần chè, Công ty lâm nghiệp và Ban Quản lý rừng phòng hộ Na Hang đến nay rất chậm do thiếu kinh phí triển khai thực hiện. 3.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận [35] * Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đối với tổ chức: Hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ hiện trạng tại 2.672 điểm của 1.103 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn, phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký 2.672 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.000 lƣợt tổ chức với tổng diện tích là 70.175,44 ha đạt 56,39% diện tích cần cấp; trong đó: Cấp trƣớc ngày 01/7/2004 là 15 Giấy cho 15 lƣợt tổ chức với diện tích 13.850,63 ha; Cấp sau ngày 01/7/2004 (Luật Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành), tính đến tháng 8/2013 là 2.657 Giấy cho 985 lƣợt tổ chức với diện tích 56.324,81 ha. * Lập và quản lý hồ sơ địa chính: - Sổ Mục kê: Đã lập và lƣu tại tỉnh là 71 quyển; lƣu tại huyện, thành phố 555 quyển; lƣu tại các xã, phƣờng, thị trấn là 532 quyển, trong đó: + Sổ mục kê lập theo mẫu trƣớc Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT: Có 26/141 xã lập sổ mục kê lƣu tại tỉnh; 137/141 đơn vị hành chính cấp xã lƣu tại huyện và 137/141 đơn vị hành chính lập sổ mục kê lƣu tại xã. Toàn bộ sổ mục kê đƣợc . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Sổ mục kê lập theo Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT: Có 61/241 đơn vị hành chính cấp xã có sổ mục kê lƣu tại tỉnh, 129/141 đơn vị có sổ mục kê lƣu tại huyện và 135/141 đơn vị có hồ sơ địa chính lƣu tại xã. - Sổ Địa chính: Đã lập và lƣu tại tỉnh là 12 quyển; lƣu tại huyện, thành phố là 1033 quyển và lƣu tại xã, phƣờng, thị trấn là 1.177 quyển, trong đó: + Sổ địa chính lập theo mẫu trƣớc Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT: Có 135/141 đơn vị hành chính cấp xã đã lập sổ địa chính lƣu tại xã, 129/141 xã lƣu tại cấp huyện; + Sổ địa chính lập theo Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT: Có 04/141 xã có sổ địa chính lƣu tại tỉnh, 106/141 xã có sổ địa chính lƣu tại huyện và 65/141 xã có sổ địa chính lƣu tại xã. 3.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai * Kết quả thực hiện: - Việc tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2010 trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện nghiêm theo quy định của Luật Đất đai; thời gian hoàn thành và chất lƣợng sản phẩm đảm bảo theo quy định tại Thông tƣ số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 và Thông tƣ số 08/2007/TTBTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. - Hoàn thành công tác kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thực hiện Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. - Công tác Thống kê đất đai hàng năm đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. * Khó khăn, vướng mắc: - Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, diện tích đất chƣa đo đạc còn rất lớn, hiện chỉ có 31 xã, phƣờng, thị trấn sử dụng bản đồ đo đạc địa chính với diện tích là 26.069 ha; còn 110 xã, thị trấn sử dụng bản đồ giải thửa đo theo Chỉ thị 299 nhƣng đối với những bản đồ này do không đƣợc chỉnh lý biến động thƣờng xuyên nên ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác thống kê, kiểm kê đất đai. - Điều kiện địa hình bị chia cắt, cở sở vật chất thiếu thốn. Trong khi đó khối lƣợng công việc thực hiện rất lớn nhƣng thời gian phải hoàn thành ngắn nên việc triển khai công tác kiểm kê, thống kê đất đai trên địa bàn tình gặp khó khăn. 3.2.1.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất [35] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Về định giá đất: - Việc xây dựng Bảng giá các loại đất hàng năm trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện nghiêm theo quy định tại Điều 56 Luật Đất đai. Để đảm bảo cho công tác định giá đất đƣợc thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật về đất đai, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã để triển khai thực hiện. - Tất cả các trƣờng hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất ... trên địa bàn tỉnh đều đƣợc khảo sát, xác định giá chính xác, kịp thời và đúng với chế độ chính sách của Nhà nƣớc, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tƣ và ngƣời dân. * Về quản lý việc thu, chi liên quan đến đất đai: - Từ ngày 01/7/2004 đến tháng 8/2013, tổng nguồn thu ngân sách từ việc giao đất, cho thuê đất; thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trƣớc bạ về đất trên địa bàn tỉnh là 503.341,0 triệu đồng; trong đó: + Thu tiền sử dụng đất: 392.962,0 triệu đồng; + Thu từ tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc: 42.503,0 triệu đồng; + Thu thuế nhà đất: 35.863,0 triệu đồng; + Thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất: 9.865,0 triệu đồng. + Thuế sử dụng đất nông nghiệp: 6.368,0 triệu đồng. + Thu lệ phí trƣớc bạ về đất: 15.780,0 triệu đồng. + Tiền xử phát hành chính liên quan đến đất đai: 400,0 triệu đồng. Nguồn thu ngân sách từ việc giao đất, cho thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trƣớc bạ về đất trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm, nguồn thu trên đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Tổng kinh phí ngân sách địa phƣơng chi cho công tác quản lý đất đai từ năm ngày 01/7/2004 đến nay là 71.472,63 triệu đồng, trong đó: + Chi cho công tác kiểm kê đất đai 7.052,05 triệu đồng; + Chi cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất là 13.999,9 triệu đồng; + Chi cho công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 6.083,0 triệu đồng; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Chi cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 8.337,9 triệu đồng. + Các khoản chi khác liên quan đến quản lý nhà nƣớc về đất đai là 40.899,7 triệu động. 3.2.1.9. Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Thị trƣờng quyền sử dụng đất nói chung trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không sôi động, do tốc độ đô thị hoá chậm, nhu cầu giao dịch chuyển quyền sử dụng đất ít, diện tích đất trong khu dân cƣ làm đất ở có thể tự giãn còn lớn, hiện tƣợng đầu cơ, tích tụ đất ít. Dẫn đến giá đất khá ổn định, không có những cơn sốt về giá đất. - Theo số liệu thống kê, đến năm 2013, thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Toàn tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 3.979 hồ sơ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. Nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc thông qua việc thu, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất là 9.865,0 triệu đồng. - Các huyện, thành phố đã triển khai lập quy hoạch chi tiết 98 khu dân cƣ với diện tích 21,1 ha để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình triển khai đảm bảo tính minh bạch, góp phần bình ổn thị trƣờng và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc. (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) 3.2.1.10. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất đƣợc thực hiện nghiêm theo quy định của Luật Đất đai, cụ thể: - Chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện đúng chức năng, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai và quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. - Việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” để giải quyết các công việc: về giao dịch về quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 3.2.1.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Từ năm 2008-năm 2013, Đã tổ chức 42 cuộc thanh tra, kiểm tra (thanh tra, kiểm tra theo định kỳ 09 cuộc, thanh tra, kiểm tra đột xuất 33 cuộc). Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý theo pháp luật 43 trƣờng hợp vi phạm Luật Đất đai; xử lý hành chính 36 trƣờng hợp, phạt tiền 133,85 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 23.753 m2; phát hiện và xử lý đối với 27 công trình quy hoạch “treo”, 06 dự án “treo” với tổng diện tích 127,75 ha. - Để quy rõ trách nhiệm, tạo thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý đất đai ngày 06/01/2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành quyết định số 01/2010/QĐ-UBND về việc Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cán bộ địa chính cấp xã và ngƣời sử dụng đất trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) 3.2.1.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai [35] Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đƣợc các cấp, các ngành quan tâm giải quyết. Hàng tháng Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp dân của tỉnh để xử lý kịp thời quyền lợi chính đáng của ngƣời sử dụng đất. Từ ngày 01/7/2004 đến tháng 8/2013 toàn tỉnh đã tiếp nhận 3.636 đơn thƣ khiếu nại và đề nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, cụ thể: Tranh chấp đất đai 1.739 đơn; khiếu nại 216 đơn; tố cáo 126 đơn; đề nghị khác 1.555 đơn. Tỉnh đã tập trung giải quyết dứt điểm 2.987 đơn, đạt 94,40% tổng số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, còn tồn 176 đơn chiếm 5,60% đang tiếp tục giải quyết. Nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài nhiều năm đã đƣợc Uỷ ban nhân dân Tỉnh tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm. 3.2.2. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Tỉnh 3.2.2.1. Những mặt đã làm được Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang rất quan tâm chỉ đạo công tác quản lý đất đai đặc biệt là từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành. Công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã đi vào nề nếp, đất đai quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai tuân thủ các quy định của pháp luật; phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Một số kết quả chính đã đạt đƣợc nhƣ sau: - Bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã từng bƣớc đƣợc kiện toàn và trang bị cơ sở vật chất, về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh. - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai của nhà nƣớc và các quy định của tỉnh đƣợc tăng cƣờng bằng nhiều hình thức sâu rộng đã có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trong tỉnh; góp phần đƣa công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp, ngày càng chặt chẽ hơn. - Uỷ ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (thuộc trách nhiệm, thẩm quyền ban hành của tỉnh) và nhiều văn bản có tính chất quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật đất đai tại địa phƣơng theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định. Việc ban hành các văn bản đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật với những nội dung phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng, trở thành công cụ pháp lý quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của tỉnh. - Công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa giới hành chính, mốc giới hành chính đã đƣợc thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ theo đúng quy định tại Thông tƣ số 28/TCCP-ĐP ngày 17/3/1995 của Ban tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ); các vụ việc liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính xảy ra đều đƣợc giải quyết triển để, đảm bảo tính dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật; không xảy ra vụ việc nào nghiêm trọng trở thành điểm nóng, gây mất an ninh trật tự xã hội. - Về công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: + Hoàn thành việc lập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 cho toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn; phê duyệt Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để triển khai thực hiện; thực hiện tốt việc đo đạc, lập bản đồ phục vụ công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn; quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động dịch vụ công liên quan đến công tác đo đạc lập bản đồ. + Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Chất lƣợng sản phẩm đảm bảo theo đúng quy phạm thành lập bản đồ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Hoàn thành 100% việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đến năm 2020 ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã theo quy định của pháp luật về đất đai; Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chặt chẽ, đảm bảo định hƣớng cơ cấu sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. - Việc thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đất đƣợc giao cho thuê, chuyển mục đích sử dụng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đất đƣợc duyệt và đƣợc đƣa vào sử dụng có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. - Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2005 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cƣ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo giải quyết những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình triển khai và bố trí kinh phí thực hiện. Về cơ bản công tác cấp Giấy chứng nhận đƣợc thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quá trình triển khai có sự gắn kết giữa các ngành các cấp và luôn đƣợc kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên hạn chế đƣợc những sai sót. - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai, chỉ đạo của Chính phủ và hƣớng dẫn của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng. Kết quả thực hiện cơ bản đã đánh giá đúng biến động đất đai trong giai đoạn 01 năm và 05 năm, nhận định rõ xu hƣớng biến động đất đai và sự phù hợp giữa hiện trạng sử dụng đất với mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phục vụ nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nƣớc, hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của tỉnh. - Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, làm cơ sở để thu tiền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế liên quan đến đất và lệ phí trƣớc bạ về đất; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc thu tiền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất... đƣợc thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nguồn thu ngân sách của tỉnh đất đai hàng năm chiếm khoảng trên 22%, mức thu tăng dần qua các năm. - Công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong những năm qua đã có chuyển biến tích cực và phát huy đƣợc hiệu quả, uốn nắn kịp thời những vi phạm, đƣa công tác quản lý về đất đai đi vào nền nếp, hạn chế đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tình trạng khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của nhân dân đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý theo quy định của pháp luật. 3.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế: - Mặc dù đã có nhiều cố gắng và tích cực chỉ đạo thực hiện nhƣng công tác lập, phê duyệt hồ sơ quy hoạch sử dụng đất còn chậm với yêu cầu của Luật đất đai; Quy hoạch còn thiếu sự đồng bộ giữa quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; có những dự án quy hoạch không sát với thực tế tính khả thi thấp. - Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên do thiếu nguồn kinh phí; tài liệu bản đồ không đƣợc chỉnh lý thƣờng xuyên dẫn đến không phản ánh đúng hiện trạng đất đai, gây khó khăn cho công tác quản lý. - Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất chậm so với yêu cầu của Luật Đất đai, năm 2003 và Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Quá trình triển khai còn nhiều tồn tại nhất là việc chấp hành thủ tục hành chính trong công tác cấp Giấy chứng nhận; - Kết quả giải quyết đơn thƣ khiếu nại về đất đai còn chậm, việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê, cho mƣợn.... vẫn còn xảy ra ở một số nơi, một số đơn vị. - Cơ chế quản lý tài chính về đất đai chƣa thực sự có hiệu quả, nguồn thu ngân sách từ đất đai chƣa tƣơng xứng với tiềm năng đất đai của tỉnh; việc đầu tƣ lại cho công tác quản lý đất đai chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý; việc quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động sản chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, thiếu sự linh hoạt. * Nguyên nhân: - Là một tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách hàng năm thấp nên kinh phí đầu tƣ cho công tác quản lý đất đai nhất là việc đo đạc, lập bản đồ địa chính gặp khó khăn; chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý; - Tài liệu điều tra cơ bản về đất đai còn thiếu, chất lƣợng kém, diện tích chƣa đo đạc còn nhiều; - Một số chính quyền cấp xã chƣa hoàn thành nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai có một số còn yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ về chuyên môn nghiệp vụ, quá trình thực hiện còn có sai sót, nhất là trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thƣờng giải phóng mặt bằng; - Một bộ phận không nhỏ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chƣa nhận thức đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất; cố tình không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, cụ thể nhƣ: Không tự giác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không thực hiện di chuyển khi Nhà nƣớc thu hồi đất; không thực hiện đúng thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất; sử dụng đất không đúng mục đích…. 3.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh 3.3.1. Hiện trạng sử dụng một số loại đất chính trên địa bàn Tỉnh [37] Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012 (tính đến 01/01/2013), tổng diện tích tự nhiên tỉnh Tuyên Quang là 586.732,71 ha đất. Toàn tỉnh có 07 đơn vị hành chính cấp huyện và 141 đơn vị hành chính cấp xã. Tuyên Quang phân theo nhóm đất; thể hiện cụ thể tại Bảng 3.2: Bảng 3.2. Số TT Loại đất Diện tích (ha ) Tổng 1 Nhóm đất nông nghiệp 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.2 Đất lâm nghiệp 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.4 Đất nông nghiệp khác 2 Nhóm đất phi nông nghiệp Cơ cấu (% ) 586.732,71 100 531.211,10 90,54 82.306,24 14,03 446.727,16 76,14 1.955,85 0,33 221,84 0,04 43.795,50 7,46 4.990,21 0,85 2.1 Đất ở tại nông thôn 2.2 Đất ở tại đô thị 647,02 0,11 2.3 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 253,10 0,04 2.4 Đất quốc phòng 2.425,44 0,41 2.5 Đất an ninh 286,62 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.6 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.7 Đất có mục đích công cộng 2.8 2.291,59 0,39 19.344,21 3,30 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 26,80 0,004 2.9 Đất nghĩa trang nghĩa địa 901,32 0,15 2.10 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 12.628,48 2,15 2.11 Đất phi nông nghiệp khác 0,71 0,0001 3 Nhóm đất chưa sử dụng 11.726,12 2,00 3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 1.385,03 0,24 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 5.063,51 0,86 3.3 Núi đá không có rừng cây 5.277,58 0,90 Qua số liệu thống kê diện tích tại Bảng 3.2 so với số liệu thống kê đất đai các năm trƣớc cho thấy: Nhóm đất nông nghiệp của Tỉnh chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất tự nhiên, việc sử dụng đất đúng quy hoạch, sự dịch chuyển cơ cấu cây trồng đã hình thành các vùng chuyên canh tập chung ngày càng rõ theo xu hƣớng chuyển từ đất mầu đồi kém hiệu quả chuyển dần sang trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp tập chung đạt hiệu quả cao, bảo vệ chống xói mòn đất, canh tác bền vững. Nhóm đất phi nông nghiệp có xu thế tăng theo các năm chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp- dịch vụ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhóm đất chƣa sử dụng giảm hàng năm do đƣợc đƣa vào sử dụng theo các mục đích xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, huyện. 3.3.2. Kết quả thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức đang dụng đất trên địa bàn Tỉnh Đến tháng 8/2013 toàn tỉnh cấp đƣợc 2.672 giấy chứng nhận (đạt 43,6% số điểm sử dụng đất cần cấp) cho 1.000/1.103 tổ chức (đạt 90,6% số tổ chức cần cấp) với diện tích là 70.175,44 ha/124.431,16 ha (đạt 56,39% diện tích đất cần cấp); Trong đó trƣớc năm 2008 toàn tỉnh cấp đƣợc 443 giấy chứng nhận/289 tổ chức/19.983,54 ha; cụ thể nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo các năm Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo các năm STT Số tổ chức Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (điểm sử dụng đất) Năm Diện tích (ha) 1 Đến 2008 289 443 18.283,54 2 2008 197 487 1.513,64 3 2009 140 518 1.497,22 4 2010 50 106 1.622,00 5 2011 80 206 43.120,56 6 2012 149 642 2.238,48 7 8/2013 95 270 1.900,00 Tổng cộng 1.000 2.672 70.175,44 (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) Qua số liệu tổng hợp tại Bảng 3.3 cho thấy trung bình 1 năm (từ 2008-8/2013) toàn Tỉnh cấp giấy chứng nhận cho 125 tổ chức/393 giấy chứng nhận, với diện tích 9.157,39 ha (Năm 2008, tỷ lệ số tổ chức đƣợc cấp giấy chứng nhận cao nhất; Năm 2010, tỷ lệ số tổ chức và số giấy chứng nhận đƣợc cấp thấp nhất; Năm 2011, tỷ lệ diện tích đất đƣợc cấp giấy chứng nhận chiếm cao nhất; Năm 2012, tỷ lệ số giấy chứng nhận đƣợc cấp cao nhất). Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra, trích đo địa chính thửa đất, hƣớng dẫn các tổ chức lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để thẩm định cấp giấy theo quy định. Tuy nhiên, tiến độ cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức còn chƣa đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ giấy chứng nhận và diện tích cấp giấy chứng nhận còn thấp do nhân lực của Văn phòng đăng ký còn thiếu, thiếu kinh phí để thực hiện, các điểm sử dụng đất nhiều và một số chủ sử dụng đất chƣa quan tâm đến việc cấp giấy chứng nhận cho đơn vị....... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp huyện Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo đơn vị hành chính cấp huyện Từ năm 2008 – 8/2013 STT Tên đơn vị hành chính Số tổ chức Số điểm sử dụng đất Diện tích (ha) 1 Đến 2008 (toàn tỉnh) 289 443 18.283,54 2 Thành phố Tuyên Quang 129 202 395,97 3 Huyện Yên Sơn 132 491 4.308,52 4 Huyện Sơn Dƣơng 157 762 19.216,61 5 Huyện Hàm Yên 98 241 1.632,62 6 Huyện Chiêm Hoá 136 311 2.150,40 7 Huyện Na Hang 35 127 7.701,80 8 Huyện Lâm Bình 24 95 16.485,98 1.000 2.672 70.175,44 Tổng cộng: (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) Qua số liệu tổng hợp tại bảng 3.4 cho thấy Huyện Lâm Bình: có tỷ lệ số tổ chức/số giấy chứng nhận thấp nhất (trung bình 1 năm cấp đƣợc cho 4,2 tổ chức/16,7 giấy chứng nhận) do huyện Lâm Bình là huyện có nhiều xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, chƣ đƣợc đo đạc địa chính, chủ yếu sử dụng bản đồ giải thửa 299 để cấp giấy chứng nhận, diện tích chƣa đo đạc bản đồ còn nhiều. Huyện Sơn Dƣơng: có tỷ lệ số tổ chức/số giấy chứng nhận/diện tích đƣợc cấp cao nhất (trung bình 1 năm cấp đƣợc 138,5giấy/28,5 tổ chức/3.391,16 ha) do huyện Sơn Dƣơng đang thực hiện đo đạc địa chính mới (25 xã/33 xã). Số tổ chức đang sử dụng đất chủ yếu đóng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang; diện tích đất đƣợc cấp giấy chứng nhận cao ở huyện: Sơn Dƣơng, Lâm Bình là các công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chè, Ban quản lý rừng phòng hộ đang sử dụng. * Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo loại hình, đối tượng sử dụng đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo loại hình, đối tƣợng sử dụng đất Số đã cấp giấy chứng nhận đến tháng 8/2013 Loại đất STT Số giấy chứng nhận đã cấp Diện tích (ha) Tổng số 2.672 Số tổ chức 1.000 Trƣớc năm 2008 70.175,44 Tỷ lệ đã cấp (%) Tỷ lệ giấy chứng nhận Tỷ lệ diện tích 43,60 56,39 289tc/443 18.283,54 Đất cơ quan đơn vị của nhà nƣớc 135 3.253,45 33,55 70,36 1.1 Đất trụ sở 129 34,18 35,27 25,20 1.2 Đất lâm nghiệp 6 33.219,27 18,75 70,55 2 Đất Quốc phòng 42 2.297,06 88,00 94,76 3 Đất An ninh 11 12,11 40,74 4,23 4 Đất Trƣờng học 1.321 326,67 74,98 68,27 5 Đất cơ sở y tế 68 18,20 43,29 38,65 6 Đất do Uỷ ban nhân dân xã sử dụng 340 73,04 20,18 6,77 6.1 Đất làm Trụ sở Uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân 60 30,50 50,72 47,62 6.2 Đất nhà Văn hóa 236 21,45 20,85 19,20 6.3 Đất sân vận động 29 15,52 12,40 10,49 6.4 Đất chợ 15 5,57 14,02 11,83 1 7 Đất tổ chức kinh tế 296 5.907,88 40,18 58,56 7.1 Công ty lâm nghiệp 50 12.885,94 42,86 67,82 7.2 Công ty chè 3 2.566,71 12,12 125,47 7.3 Các tổ chức kinh tế khác 243 455,23 40,91 7,95 16 3,49 17,20 12,73 8 Cơ sở tôn giáo (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua số liệu tổng hợp tại bảng 3.5- cho thấy: - Đối với cơ quan, đơn vị của nhà nƣớc: mới cấp đƣợc 135 giấy/18.283,5ha; tỷ lệ giấy chứng nhận là 33,55%; tỷ lệ diện tích đã cấp là 70,36% (trong đó: đất trụ sở cơ quan là 129 giấy/34,18ha; đất lâm nghiệp là 06 giấy/33.219,27 ha). - Đối với đất Quốc phòng: mới cấp đƣợc 42 giấy/2.297,06ha; tỷ lệ giấy chứng nhận là 88,0%; tỷ lệ diện tích đã cấp là 94,76%; có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận và diện tích cấp giấy chứng nhận cao nhất. - Đối với đất do Uỷ ban nhân dân cấp xã sử dụng: mới cấp đƣợc 340 giấy/73,04ha; tỷ lệ giấy chứng nhận là 20,18%; tỷ lệ diện tích đã cấp là 6,77%; - Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng: mới cấp đƣợc 16 giấy/3,49ha; tỷ lệ giấy chứng nhận là 17,2%; tỷ lệ diện tích đã cấp là 12,73%; có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận và diện tích cấp giấy chứng nhận thấp nhất. - Đối với đất của các tổ chức kinh tế: mới cấp đƣợc 296 giấy/15.907,88ha; tỷ lệ giấy chứng nhận là 40,18%; tỷ lệ diện tích đã cấp là 58,56%; có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận và diện tích cấp giấy chứng nhận trung bình. Diện tích chƣa cấp Giấy chứng nhận chủ yếu ở các công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chè. Qua số liệu tổng hợp tại các Bảng trên. Từ năm 2008, trung bình một năm tỉnh Tuyên Quang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc cho 125 tổ chức/393 giấy chứng nhận, với diện tích 9.157,39ha, cho thấy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất chậm; đây cũng là do những hạn chế về sự hiểu biết về pháp luật của các chủ sử dụng đất, hồ sơ đất đai của các tổ chức qua các thời kỳ còn thiếu, nội dung không đầy đủ; hạn chế về cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tỉnh. 3.3.3. Về khối lượng cần lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh Theo rà soát khối lƣợng cần lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo còn lại là rất lớn với 3.520 Giấy chứng nhận (tƣơng ứng 3.520 bộ hồ sơ) gấp 1,3 lần kết quả đã cấp Giấy chứng nhận từ trƣớc đến nay; cụ thể tại bảng 3.6: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.6. Tổng hợp khối lƣợng cần phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia ra theo loại hình, đối tƣợng sử dụng đất Số giấy chứng nhận còn phải cấp Loại đất STT Tổng số Số giấy chứng nhận Tỷ lệ giấy chứng nhận Tỷ lệ diện tích 54.255,72 56,40 43,71 Diện tích (ha) 3.520 Tỷ lệ thực hiện (%) Số tổ chức 698 Cơ quan đơn vị của nhà nƣớc 307 20.328,19 66,45 29,64 1.1 Đất trụ sở 268 218,72 64,73 74,80 1.2 Đất lâm nghiệp 39 20.109,47 81,25 29,5 2 Đất Quốc phòng 6 127,71 12,00 5,24 3 Đất An ninh 17 274,36 59,26 95,77 4 Đất Trƣờng học 511 169,76 25,02 31,73 5 Đất cơ sở Y tế 93 40,12 56,71 61,35 6 Đất do UBND xã sử dụng 1.899 1.208,29 79,82 93,23 68 36,86 49,28 52,38 1 6.1 Đất làm Trụ sở UBND+HĐND 6.2 Đất nhà Văn hóa 1.378 132,36 79,15 80,80 6.3 Đất sân vận động 226 146,99 87,60 89,51 6.4 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 135 850,55 100,00 100,00 6.5 Đất chợ 92 41,53 85,98 88,17 Tổ chức kinh tế 610 32.083,36 59,82 41,44 7.1 Công ty lâm nghiệp 104 23.571,34 57,14 32,18 7.2 Công ty cổ phần chè 25 2.049,34 87,88 25,47 7.3 Các tổ chức kinh tế khác 481 6.462,68 59,09 92,05 77 23,93 82,80 87,27 7 8 Cơ sở tôn giáo (Nguồn: Tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong tổng số 3.520 điểm cần cấp giấy chứng nhận: số điểm đã đo đạc theo Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ là 1.714 điểm (có 244 điểm đã đo nay nằm trong các xã đang thực hiện đo đạc địa chính). Theo số liệu rà soát của các xã, phƣờng, thị trấn báo cáo có 1.146 điểm không biến động có thể lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận và 324 điểm đã biến động phải đo đạc chỉnh lý trƣớc khi lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Số điểm sử dụng đất cần cấp giấy chứng nhận nhƣng chƣa đƣợc đo đạc là 1.806 điểm. Để hoàn thành trong năm 2013 phải hoàn thành 440 hồ sơ/tháng, tƣơng ứng mỗi ngày làm việc phải hoàn thành lập, trình duyệt 20 hồ sơ (đối với hồ sơ chưa được đo đạc và có biến động phải chỉnh lý sơ đồ cấp giấy “2.184 điểm”); so với tiến độ bình quân từ 2006-2012 là 30 hồ sơ/tháng, Vì vậy để hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo phải đẩy nhanh tiến độ gấp khoảng 15 lần so với kết quả đã cấp Giấy chứng nhận từ trƣớc đến tháng 8/2013. 3.3.4. Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh (theo điều tra) Đề tài chọn điều tra 50 tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh, gồm: 10 tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc; 10 trƣờng học; 20 tổ chức kinh tế; Hợp tác xã nông, lâm nghiệp; 10 cơ sở tôn giáo: + Phân theo vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn: các xã, thị trấn thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang. + Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi đã đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang. + Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi chƣa đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá. + Đất đô thị: địa bàn các thị trấn, phƣờng. + Đất nông thôn: địa bàn các xã. 3.3.4.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo Tình hình quản lý hồ sơ đất đai của các tổ chức qua các thời kỳ còn thiếu, nội dung không đầy đủ; nhiều tổ chức chƣa đƣợc quy hoạch chi tiết, chủ yếu do lịch sử để lại do đó công tác quản lý, sử dụng đất gặp nhiều khó khăn; Hầu hết các tổ chức đều thực hiện quản lý sử dụng đất chặt chẽ (nhƣ: Uỷ ban nhân dân phƣờng Phan Thiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hợp tác xã sản xuất và khai thác đá vôi xã Đội Cấn……..) theo quy định của pháp luật về đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đai; diện tích sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích; Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị quản lý đất đai còn chƣa chặt chẽ (nhƣ Công ty cổ phần Chè Sông Lô, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sơn Dƣơng…). Những diện tích này phần lớn tập chung ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa. Diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp do lịch sử để lại, các đơn vị này có quyết định giao đất của nhà nƣớc nhƣng chƣa bàn giao đất ngoài thực địa, một số khu vực chƣa phân rõ ranh giới trên thực địa, trong quá trình sử dụng đất chƣa giải quyết triệt để các phát sinh khi thực hiện quyết định giao đất nên dẫn đến hiện tƣợng: lấn chiếm, tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra với các chủ sử dụng đất xung quanh, hiện tƣợng này xảy ra chủ yếu đối với các tổ chức chƣa đƣợc cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua kết quả điều tra cho thấy tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn các huyện, thành phố, chủ yếu là các tổ chức đang sử dụng đất theo hiện trạng, cụ thể tại bảng 3.7: Bảng 3.7. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo (tổng hợp theo điều tra) STT Nội dung Tổng cộng Cơ quan nhà nƣớc Tổ chức kinh tế Cơ sở tôn giáo 1 Tổ chức/Diện tích đã đƣợc cấp giấy chứng nhận 31 Tc/133,82 ha 16 Tc/ 12,30ha 10 Tc /130,63ha 5 CS/ 1,32ha 2 Tổ chức/Diện tích chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận 19 Tc/2,41ha 4 Tc/ 0,42ha 10 Tc/9,12ha 5 CS/ 1,50ha 3 Tổ chức sử dụng đất đúng mục đích 37 17 11 9 4 Tổ chức sử dụng đất sai mục đích 0 0 0 0 5 Tổ chức chƣa đƣa đất vào sử dụng 2 0 2 0 6 Tổ chức để bị lấn, chiếm 6 3 2 1 7 Tổ chức sử dụng đất đang có tranh chấp 3 2 0 1 8 Tổ chức sử dụng đất cho thuê, cho mƣợn 8 2 6 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Đối với cơ quan, công trình sự nghiệp của nhà nước Một số tổ chức sự nghiệp công do quản lý đất không chặt chẽ, diện tích đất sử dụng không hết... có tổ chức sử dụng đất đầu tƣ xây dựng, công trình hoàn thành đã đƣa vào sử dụng (một số điểm trƣờng lớp học mầm non) nhƣng sau một thời gian vì nhiều lý do phải chuyển đi nơi khác, nhƣng tổ chức và chính quyền địa phƣơng không báo cáo để cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thu hồi và quản lý, mà bỏ hoang không sử dụng, từ đó ngƣời dân đã lấn, chiếm để sản xuất hoặc làm nhà ở. Hình 3.2- Khuôn viên chính của Trường Mầm non Quý Quân, xã Quý Quân. Đối với các điểm sử dụng đất nằm tại các thôn, bản; xa trung tâm xã (như: điểm Trường mầm non, Trường Tiểu học, Nhà văn hoá của Uỷ ban nhân dân xã….) các đơn vị sử dụng đất theo hiện trạng (đƣợc nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất), do không có kinh phí xây dựng khuôn viên nên hiện tƣợng để các hộ dân liền kề lấn chiếm đất vẫn xảy ra. Diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm chủ yếu xảy ra trong các loại hình tổ chức nhƣ: Công ty cổ phần Chè Sông Lô; Uỷ ban nhân dân xã Thành Long, Trƣờng Mầm non Thƣợng Lâm, Trƣờng Mầm non Quý Quân..… Khi phát sinh tranh chấp, lấn chiếm việc giải quyết rất khó khăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 3.3- Khuôn viên Trụ sở làm việc của Uỷ ban nhân dân phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang Đối với các điểm sử dụng đất nằm gần trung tâm xã; thị trấn; phƣờng (nhƣ: các sở ban, ngành, trụ sở Uỷ ban nhân dân phƣờng…..) và những điểm sử dụng đất đƣợc quy hoạch và đầu tƣ xây dựng mới (được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi, giao đất; Sở Tài nguyên và Môi trường giao đất thực địa) thì việc quản lý, sử dụng đất ổn định hơn, không có hiện tƣợng để bị lấn chiếm, tranh chấp xảy ra; nhƣ: Trụ sở làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội; Trụ sở làm việc Uỷ ban nhân dân phƣờng Phan Thiết……..vv. * Đối với tổ chức kinh tế Các công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chè: Tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành việc rà soát hiện trạng sử dụng đất để sắp xếp đổi mới theo tinh thần Nghị Quyết 28-NQ/TƢ ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị; đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ để quản lý, chỉ đạo sản xuất; đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; chƣa hoàn thành việc lập hồ sơ thu hồi, giao đất, cho thuê đất chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; Tuy nhiên, các công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chè đều đƣợc cấp có thẩm quyền giao đất, thời điểm giao đất trƣớc Luật Đất đai năm 1993, với diện tích lớn và chuyển giao qua nhiều thế hệ quản lý, sử dụng; việc giao đất chỉ đƣợc thực hiện trên giấy tờ, không đƣợc tiến hành tại thực địa; giao phủ trùm ranh giới lên cả diện tích đất các hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất từ trƣớc khi có quyết định giao đất nhƣng chƣa thực hiện việc thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân hoặc để các hộ gia đình, cá nhân lấn, chiếm đất ...vv, ví dụ nhƣ: Khu đất văn phòng và nhà máy của Công ty cổ phần Chè Sông Lô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 3.4- Khu đất xây dựng trụ sở văn phòng và nhà máy của Công ty cổ phần Chè Sông Lô để các hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm xây dựng nhà ở kiên cố Các tổ chức kinh tế khác (Công ty trách nhiệm hữu hạn...., Hợp tác xã ...): thuộc đối tƣợng nhà nƣớc giao đất (có thu tiền sử dụng đất) hoặc thuê đất có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc, nên việc quản lý đất đai của các đơn vị này tƣơng đối chặt chẽ, về ranh giới, diện tích đất đƣợc giao, thuê (xây tƣờng rào bao quanh, nhà bảo vệ.....), nhƣ trụ sở hợp tác xã khai thác đá vôi xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang Hình 3.5- Trụ sở Hợp tác xã khai thác đá vôi xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tuy nhiên, về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp so với văn bản chấp thuận địa điểm đầu tƣ; Giấy chứng nhận đầu tƣ; mục tiêu giao đất, cho thuê đất; phƣơng án sản xuất kinh doanh .…và tình hình triển khai thực hiện có những doanh nghiệp sử dụng không đúng Dự án đầu tƣ đã lập ban đầu, để đất trống, xây dựng không đúng quy hoạch đối với một số hạng mục công trình xây dựng nhƣng trong thời gian đang đƣợc miễn giảm tiền thuê đất nên đơn vị chƣa trả lại, hoặc điều chỉnh quy hoạch dẫn đến lãng phí tài nguyên đất, nhƣ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam xin giao đất xây dựng Khu dịch vụ thƣơng mại. Hình 3.6- Khu dịch vụ thương mại của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam xây ki ốt cho các hộ cá nhân thuê bán hàng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam xin giao đất (có thu tiền sử dụng đất) xây dựng Khu dịch vụ thƣơng mại tại phƣờng Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Nhƣng từ khi đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang giao đất (từ ngày 28/10/2012) đơn vị không xây dựng các công trình thƣơng mại theo quy hoạch và cam kết đầu tƣ, mà xây dựng các kiốt bán hàng để cho cá nhân thuê; diện tích còn để trống nhiều; tiến độ đầu tƣ xây dựng công trình theo cam kết chậm tiến độ. Các nội dung này hiện nay vẫn chƣa kiểm soát chặt chẽ và cũng khó xử lý do các chế tài còn thiếu, mặt khác theo quy định thì loại đất để cấp giấy chứng nhận cho dự án này là đất sản xuất kinh doanh (SKC) khi đơn vị vẫn sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh (SKC) theo các ngành nghề đã đăng ký trong Giấy phép đăng ký kinh doanh thì sẽ gặp khó khăn trong xử lý vi phạm hành chính theo Nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. * Đối với cơ sở tôn giáo Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, đề nghị của các cơ sở tôn giáo đều đƣợc chính quyền địa phƣơng cơ sở và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng quan tâm, hƣớng dẫn, giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn có tổ chức cơ sở tôn giáo vi phạm pháp luật tín ngƣỡng tôn giáo, pháp luật đất đai, xây dựng không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Nhiều điểm sử dụng đất có nguồn gốc phức tạp nhƣ: nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 và khoản 6 Điều 113 Luật Đất đai; khoản 1 Điều 99 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Tính chất công việc rất nhạy cảm, phức tạp. - Các cơ sở tôn giáo nhận hiến tặng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sau ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) vi phạm Luật Đất đai năm 2003, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, tự ý xây dựng cơ sở vật chất vi phạm pháp luật xây dựng, không có căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định, nhƣ Họ giáo Phú Lâm, họ giáo Vĩnh Ngọc…. Hình 3.7- Khuôn viên Nhà thờ của Họ giáo Vĩnh Ngọc, thị trấn Vĩnh Lộc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp do hộ bà Bùi Thị Nhường hiến tặng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Họ giáo Vĩnh Ngọc, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa: xây dựng công trình sai Giấy phép xây dựng vi phạm khoản 5, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; tự ý xây dựng công trình tôn giáo trên đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm khác đã cấp Giấy chứng nhận cho hộ bà Bùi Thị Nhƣờng) sử dụng đất sai mục đích, đã vi phạm Điều 15 Luật Đất đai năm 2003, Điều 8 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai; Điều 3, Điều 14 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cấp phép xây dựng. 3.3.4.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo Qua điều tra các tổ chức, cơ sở tôn giáo có ý kiến đƣa ra những khó khăn, vƣớng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong đó đã có ý kiến là do phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành, trong việc lập hồ sơ, trình tự, thủ tục rƣờm rà ….vv; cụ thể tại bảng 3.8: Bảng 3.8. Những khó khăn, vƣớng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo (tổng hợp theo điều tra) STT Nội dung Tổng cộng Cơ quan nhà nƣớc Tổ chức kinh tế Cơ sở tôn giáo 1 Mức độ khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận (tổ chức/ý kiến) 50 20 20 10 1.1 Rất khó khăn 1 1 0 0 1.2 Khó khăn 7 0 5 2 1.3 Có chút ít khó khăn 24 6 10 8 1.4 Không gặp khó khăn nào cả 18 13 5 0 85 22 40 23 2 Những khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận (ý kiến) 2.1 Do phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành 35 14 14 7 2.2 Do khó khăn trong việc lập hồ sơ 20 5 7 8 2.3 Do trình tự, thủ tục rƣờm rà 13 1 9 3 2.4 Do chính sách pháp luật về đất đai luôn thay đổi 12 0 9 3 2.5 Do quy hoạch không đồng bộ (không phù hợp quy hoạch) 5 2 1 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận (20 ý kiến): do tài liệu bản đồ sử dụng để cấp giấy chứng nhận chủ yếu là bản đồ giải thửa 299, do tài liệu quá cũ, biến động lớn, chất lƣợng tài liệu kém. Bản đồ chủ yếu ở dạng giấy dẫn đến chất lƣợng và khả năng khai thác nhiều hạn chế, nhiều khó khăn; diện tích chƣa đƣợc đo đạc còn lớn. Do đó khi lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận phải đo đạc lại (trích đo địa chính) hoặc chỉnh lý biến động (đối với những nơi đã có bản đồ) đúng theo hiện trạng đang sử dụng, công việc này đòi hỏi phải có chuyên môn. Không có kinh phí để thực hiện (đối với cơ quan nhà nƣớc phải lấy nguồn chi thƣờng xuyên của đơn vị để thực hiện). Trong quá trình quản lý, sử dụng đất chính quyền cơ sở và các chủ sử dụng đất chƣa thực hiện nghiêm, còn buông lỏng việc quản lý, sử dụng đất dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn, chiếm, làm nhà trái phép còn xảy ra ở các đơn vị chƣa đƣợc xử lý triệt để. - Về trình tự thủ tục rƣờm rà (13 ý kiến): Việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận (02 bộ) để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt (theo thẩm quyền); ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định, nhƣ: báo cáo tự rà soát đất đai, đơn xin cấp giấy chứng nhận, bản trích đo địa chính, quyết định thành lập đơn vị hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất còn phải xác minh lại nguồn gốc đất, …. - Phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành (35 ý kiến): Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có mặt còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ, tổ chức….về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất chƣa đầy đủ, chƣa tự giác kê khai, đăng ký đất đai theo quy định. Riêng đối với đất cơ sở tôn giáo: - Phải xin ý kiến của các cơ quan quản lý, nhƣ Công an Tỉnh (về tình hình hoạt động), Sở Nội vụ (về hồ sơ pháp lý), Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố (về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất)…. - Nhiều điểm sử dụng đất có nguồn gốc phức tạp nhƣ: nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 và khoản 6 Điều 113 Luật Đất đai; khoản 1 Điều 99 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Tính chất công việc rất nhạy cảm, phức tạp. - Xin giao đất tại vị trí không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, do đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ không có căn cứ giao đất do không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Chia tách họ đạo, thành lập giáo xứ chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận; vi phạm Điều 6 Luật Đất đai năm 1993, Điều 15 Luật Đất đai năm 2003, Điều 8 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009; vi phạm Điều 30 Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo; Điều 28 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo; vi phạm Điều 34 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012; vi phạm Điều 39 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP; Điều 12, Điều 17 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; Nghị định số 13, Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; 3.3.4.3. Những công việc ưu tiên để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo Qua điều tra các tổ chức, cơ sở tôn giáo có ý kiến đƣa ra đề xuất những ƣu tiên trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong đó đã có đề xuất các cơ quan chức năng, nhƣ: Hƣớng dẫn cụ thể, trình tự thực hiện; Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành; Giảm thủ tục hành chính; Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí ….vv; cụ thể tại bảng 3.9: Bảng 3.9. Những công việc ƣu tiên để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo (tổng hợp theo điều tra) Nội dung ƣu tiên Tổng cộng Cơ quan nhà nƣớc Tổ chức kinh tế Cơ sở tôn giáo Tổng 122 47 49 26 1 Hƣớng dẫn cụ thể, trình tự thực hiện 35 11 15 9 2 Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành 29 12 10 7 3 Giảm bớt thủ tục hành chính 17 3 10 4 4 Ổn định chính sách pháp luật 12 0 8 4 5 Tuyên truyền phổ biến pháp luật 11 8 2 1 6 Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí 10 8 1 1 7 Đào tạo, nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý nhà nƣớc 3 3 0 0 8 Quy hoạch đồng bộ (các cấp, ngành) 3 2 1 0 9 Tăng cƣờng công tác thanh, kiểm tra 1 0 1 0 10 Đẩy nhanh thời gian thực hiện thẩm định hồ sơ cấp giấy 1 0 1 0 STT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Hƣớng dẫn cụ thể, trình tự thực hiện (35 ý kiến): Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phải ban hành hƣớng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện việc kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổ chức triển khai, nhƣ: tổ chức hội nghị tập huấn, phát tờ rơi…. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai. - Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành (29 ý kiến): Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong việc ký, xác nhận vào hồ sơ, giấy tờ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Giảm thủ tục hành chính (17 ý kiến): Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính đối với các hồ sơ đất đai (như giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ...) của các tổ chức; tạo thuận lợi, không gây phiền hà. - Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí (10 ý kiến): đối với cơ quan nhà nƣớc, tổ chức sự nghiệp…(sử dụng ngân sách nhà nƣớc), hợp tác xã nông nghiệp khi lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận phải lấy nguồn chi thƣờng xuyên của đơn vị để thực hiện. đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để thực hiện. 3.3.4.4. Đánh giá hiệu quả khi tổ chức, cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là chủ trƣơng lớn của Đảng và nhà ƣớc nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng nghĩa với việc tăng cƣờng thiết chế nhà nƣớc trong quản lý đất đai. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho ngƣời sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cở sở pháp lý để nhà nƣớc công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không những buộc ngƣời dử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ đƣợc đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi (đối với nhứng trƣờng hợp đủ điều kiện); giúớcc quan Nhà nƣớc xử lý vi phạm về đất đai. - Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà nƣớc có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ, kiểm soát đƣợc việc mua bán, giao dịch trên thị trƣờng và thu đƣợc nguồn tài chính lớn hơn nữa. Qua điều tra các tổ chức tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đơn vị mình và đƣa ra các ý kiến về hiệu quả khi đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong đó đã đánh giá và đƣa ra các ý kiến chủ đạo về hiệu quả khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng đất, quản lý đất đai đƣợc tốt hơn, thuận lợi trong công tác giao dịch bảo đảm….vv; cụ thể tại bảng 3.10: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả khi tổ chức, cơ sở tôn giáo đƣợc cấp giấy chứng nhận (tổng hợp theo điều tra) Tổng cộng Cơ quan nhà nƣớc Tổ chức kinh tế Cơ sở tôn giáo Tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đơn vị (ý kiến/tổ chức) 50 20 20 10 1.1 Rất hiệu quả 14 6 7 1 1.2 Hiệu quả 33 13 12 8 1.3 Ít hiệu quả 3 1 1 1 STT 1 Nội dung đánh giá 2 Hiệu quả của đơn vị khi đƣợc cấp giấy chứng nhận (ý kiến) 133 46 66 21 2.1 Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đơn vị sử dụng đất 48 19 19 10 2.2 Quản lý đất đai đƣợc tốt hơn 44 19 15 10 2.3 Ổn định, yên tâm đầu tƣ, phát triển sản xuất 19 0 19 0 2.4 Thuận lợi trong công tác giao dịch bảo đảm 11 0 11 0 2.5 Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả 9 8 0 1 2.6 Tăng doanh thu cho đơn vị, Nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên 2 0 2 0 * Quản lý đất đai được tốt hơn Đối với các tổ chức đã đƣợc Uỷ ban nhân dân Tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (đƣợc Uỷ ban nhân dân Tỉnh uỷ quyền) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đa số đều sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp với các chủ sử dụng đất liền kề; ranh giới sử dụng đất rõ ràng, dễ quản lý (ranh giới đã đƣợc xác định cụ thể, xây tƣờng rào cố định..), * Việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (đối với tổ chức kinh tế) Từ năm 2008 đến 8/2013, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã tiếp nhận 09 hồ sơ (điểm sử dụng đất)/09 tổ chức; cụ thể tại bảng 3.11: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của các tổ chức STT Tên tổ chức chuyển nhƣợng Tên tổ chức nhận chuyển nhƣợng Thời điểm chuyển nhƣợng (theo Hợp đồng) Số sêri giấy chứng nhận, ngày, tháng, năm ký Tổng cộng 1 Công ty TNHH MTV Ánh Hồng 2 Công ty TNHH Thịnh Vƣợng 4 Công ty TNHH Vân Tuyên Công ty CP KS và công nghiệp Chiến Công 5 Công ty TNHH Thanh Ba 6 Công ty TNHH Hoa Nội 3 8 Công ty TNHH Hiệp Phú Công ty CP Xây dựng Thuỷ Lợi Tuyên Quang 9 Công ty CP thƣơng mại Tuyên Quang 7 Diện tích (ha) Hình thức sử dụng Tên công trình Địa chỉ thửa đất 45,246 Công ty xăng dầu Tuyên Quang Công ty CP Hoá dầu Dầu khí VIDAMO Công ty TNHH Hải Linh Ngân hàng TM CP CThƣơng Việt Nam Công ty xăng dầu Tuyên Quang Công ty xăng dầu Tuyên Quang Công ty TNHH Chè Hƣng Anh Quỹ đầu tƣ phát triển tỉnh Tuyên Quang Công ty TNHH MTV Trƣờng Lô 2.893,4 0,1027 Giao đất có thu tiền sử dụng đất Cửa hàng kinh doanh xăng dầu AH 592325, ký ngày 12/2/2009 0,2756 Giao đất có thu tiền sử dụng đất Cửa hàng kinh doanh xăng dầu 1/3/2012 AB 129574, ký ngày 7/2/2006 1,499 Thuê đất Nhà máy triết nạp ga 27/3/2012 AE 83618, ký ngày 26/9/2006 0,4063 Thuê đất Khách sạn Lô Giang 6/4/2012 BA 795664, ký ngày 06/4/2011 0,3 Thuê đất Cửa hàng kinh doanh xăng dầu 26/10/2012 BA 795839, ký ngày 24/5/2012 0,111 Thuê đất Cửa hàng kinh doanh xăng dầu 19/11/2012 AH 550130, ký ngày 04/1/2008 1,7 Thuê đất Nhà máy chế biến Chè 0,1 Thuê đất Văn phòng Công ty 0,03 Giao đất có thu tiền sử dụng đất Cửa hàng kinh doanh 7/12/2010 BA 795596, ký ngày 30/10/2010 3/8/2011 15/3/2013 17/7/2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên AH 5920149, ký ngày 01/6/2009 Chƣa có giấy chứng nhận QSD đất http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng kinh phí (ĐVT: triệu đồng) Thị trấn Na Hang, huyện Na Hang Xã Đội Bình huyện Yên Sơn Xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang Phƣờng Minh Xuân, thành phố TQ Xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dƣơng Xã Phú Lƣơng, huyện Sơn Dƣơng Xã Thái Hoà, huyện Hàm Yên Phƣờng Minh Xuân, TP. Tuyên Quang Xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dƣơng 1.500,0 6.168,0 7.262,5 55.000,0 3.570,0 5.940,0 82,9 3.300,0 70,0 Việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã đƣợc xây dựng gắn liền với đất (đối với dự án được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất); Bán tài sản gắn liền trên đất (đối với dự án được Nhà nước cho thuê đất) trên địa bàn tỉnh có rất ít tổ chức thực hiện (09 tổ chức/09 công trình, dự án); với tổng diện tích và kinh phí các dự án thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất và bán tài sản gắn liền trên đất: 4,5246ha/82.893,4 triệu đồng. - Về trình tự thực hiện cơ bản đúng theo quy định của pháp luật đất đai. Có 01 trƣờng hợp là Công ty cổ phần thƣơng mại Tuyên Quang thực hiện thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trƣờng Lô khi chƣa đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển nhƣợng ngày 17/7/2013) không đúng theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ. * Công tác giao dịch bảo đảm Từ năm 2008 đến 8/2013, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; số hồ sơ thụ lý là 231 hồ sơ, số hồ sơ đƣợc giải quyết là 231 hồ sơ, tổng thu phí là: 10.110 nghìn đồng; cụ thể tại bảng 3.12: Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả thực hiện đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức kinh tế theo các năm STT Năm thực hiện Tổng cộng 1 2008 2 2009 3 2010 4 2011 5 2012 6 8/2013 Số lƣợt tổ chức Số hồ sơ thụ lý 231 32 49 58 35 40 17 231 32 49 58 35 40 17 Nội dung Đăng ký giao dịch bảo đảm 145 18 39 40 25 15 8 Đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký 19 8 2 Đăng ký văn bản thông báo về giao dịch bảo đảm 1 1 8 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Xoá đăng ký Thay đổi thông tin 65 5 8 18 8 17 9 1 1 Tổng thu phí giao dịch bảo đảm (đơn vị tính: 1.000 đồng) http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10.110 1.140 2.460 2.400 1.750 1.480 880 Trong đó thực hiện Thông tƣ số 20/2011/TTLB-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 Thông tƣ liên bộ Bộ Tƣ Pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Hƣớng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 15/01/2012 đến 8/2013 là 57 hồ sơ; gồm: Đăng ký giao dịch bảo đảm: 23 hồ sơ; Đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký: 08 hồ sơ; Xoá đăng ký: 26 hồ sơ; Việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh luôn bám sát các văn bản quy định hiện hành của Nhà nƣớc, quá trình thực hiện đã đáp ứng tốt nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm của ngƣời sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất; không gây phiền hà, sách nhiễu; bảo đảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. 3.3.5. Đánh giá kết quả đã thực hiện và những hạn chế, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh 3.3.5.1. Kết quả đạt được * Về lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cấp tỉnh trình Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 08/2013/NQ-CP ngày 09/1/2013. - Hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của 07 huyện, thành phố và 140 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn (gắn với quy hoạch nông thôn mới). Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã xác định rõ cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp đảm bảo quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp; đặc biệt là quản lỹ chặt chẽ đối đất chuyên trồng lúa để đảm bảo an ninh lƣơng thực. * Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành chỉ đạo đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê thừa kế, thế chấp, góp vốn... bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; Ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2005, Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 12/01/2012; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Kết quả: tính đến tháng 8/2013 toàn tỉnh cấp đƣợc 2.672 Giấy chứng nhận (đạt 43,6% số điểm sử dụng đất cần cấp) cho 1.000/1.103 tổ chức (đạt 90,6% số tổ chức cần cấp) với diện tích đã cấp giấy chứng nhận là 70.175,44 ha/124.431,16 ha (đạt 56,39% diện tích đất cần cấp). Quá trình thực hiện đúng quy định của nhà nƣớc về thủ tục hành chính và trình tự thực hiện. 3.3.5.2. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: - Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc kết quả quan trọng, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. - Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các ngành chức năng của đã tỉnh chủ động triển khai các nhiệm vụ đƣợc giao; kịp thời ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện và giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai; hàng năm nội dung cấp giấy chứng nhận luôn là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng. - Các huyện, thành phố và các xã, phƣờng, thị trấn đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp quyết liệt thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; hƣớng dẫn chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; quá trình triển khai có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tạo thành phong trào sâu, rộng và đƣợc ngƣời sử dụng đất đồng tình hƣởng ứng; tiết kiệm đƣợc kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nƣớc; - Việc đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy theo dự án tổng thể đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tƣợng sử dụng đất. - Các tổ chức xin cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh cơ bản đều đƣợc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn dễ hiểu, dễ thực hiện, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng; thẩm định theo đúng quy trình, quy định. Tổ chức thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tiếp cận, lập thủ tục về đất đai để thực hiện các Dự án đầu tƣ, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Khó khăn, vướng mắc, tồn tại: Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã tăng cƣờng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhƣng trong thực tế quá trình triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức có một số khó khăn, vƣớng mắc, cụ thể: - Tài liệu bản đồ sử dụng để cấp giấy chứng nhận chủ yếu là bản đồ giải thửa 299 (Trên địa bàn tỉnh đã đo đạc bản đồ địa chính chính quy của 31 xã, đã đo đạc từ năm 1992 đến năm 1997, chưa sử dụng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đo đạc địa chính mới chiếm khoảng 7,3% diện tích tự nhiên của tỉnh) do tài liệu quá cũ, biến động lớn, chất lƣợng tài liệu kém không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Bản đồ chủ yếu ở dạng giấy dẫn đến chất lƣợng và khả năng khai thác nhiều hạn chế, việc lập hồ sơ địa chính dạng số theo hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành gặp nhiều khó khăn; - Việc quản lý biến động đất đai: Hiện nay hầu hết các xã thực hiện rất yếu nội dung này, bản đồ giải thửa và bản đồ địa chính chính quy gần nhƣ không đƣợc cập nhật, chỉnh lý biến động thƣờng xuyên dẫn đến các dữ liệu thông tin thuộc tính trong bản đồ nhất là bản đồ giải thửa 299 không còn phù hợp với thực tế, hiện trạng đang sử dụng; khả năng khai thác tài liệu bản đồ vào công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai hiệu quả thấp. Khi thực hiện lập bản đồ thu hồi đất và các loại bản đồ khác hầu hết phải đo đạc lại mới bảo đảm độ chính xác. - Cán bộ thực hiện nhiệm vụ còn non yếu về chuyên môn; một bộ phận cán bộ làm nhiệm vụ chuyên môn còn chƣa hiểu đúng quy định của Luật Đất đai, năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành dẫn đến khi thực hiện cấp giấy chứng nhận vận dụng chƣa đúng; trong thực hiện nhiệm vụ còn thiếu trách nhiệm hoặc cố tình kéo dài thời gian. - Khối lƣợng cần lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh còn rất lớn. - Việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm so với yêu cầu của pháp luật đất đai; đến 8/2013 mới cấp đƣợc 56,39% diện tích đất cần cấp đối với tổ chức; diện tích chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất lớn 54.255,72ha (chiếm 43,71% diện tích cần cấp)/3.520 giấy chứng nhận (chiếm 56,4% số giấy cần cấp), dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đất đai, ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, làm phát sinh các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.5.3. Nguyên nhân - Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách đạt thấp, chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu của quản lý; việc cân đối bố trí nguồn ngân sách Nhà nƣớc cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy từ năm 1998 đến nay không có đây là những nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. - Do khối lƣợng công việc còn quá lớn, tài liệu bản đồ thiếu, chất lƣợng kém, diện tích chƣa đƣợc đo đạc còn nhiều. - Do một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị chƣa thực sự tập trung và chủ động chỉ đạo quyết liệt; chƣa kịp thời xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và đề ra giải pháp cụ thể, phù hợp để huy động toàn dân thực hiện kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có mặt còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận nhân dân, cán bộ, tổ chức… về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất chƣa đầy đủ, chƣa tự giác kê khai, đăng ký đất đai theo quy định. - Đa số các tổ chức sử dụng đất là các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công, Ủy ban nhân dân cấp xã chƣa quan tâm đến việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Các tổ chức sử dụng đất đã không chủ động liên hệ với cơ quan chức năng để đăng ký đƣợc hƣớng dẫn bổ sung thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, việc cấp giấy cho các tổ chức đang sử dụng đất tỷ lệ còn thấp. - Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất nông, lâm nghiệp đạt tỷ lệ thấp do công tác tự rà soát, lập quy hoạch chậm, việc giải quyết các tranh chấp, lấn chiếm chƣa triệt để nên tiến độ cấp giấy cho các Công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chè chƣa đạt yêu cầu. - Các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất do quản lý đất đai không chặt chẽ dẫn đến tình trạng tranh chấp, để đất bị lấn, bị chiếm, tự ý cho thuê, cho mƣợn,… nhƣng không rà soát, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng là một trong những nguyên nhân làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất sau khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Theo Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ) Thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm luật đất đai của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất. Tỉnh Tuyên Quang đã tích cực chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh nhằm đƣa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp và sử dụng đất đạt hiệu quả. Hàng năm đều có kế hoạch, tổ chức các đợt kiểm tra nhằm nắm bắt tình hình thực tế sử dụng đất của các đơn vị, qua đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp Luật Đất đai của các đơn vị, phát hiện những sai phạm trong việc sử dụng đất và kịp thời có những nhắc nhở, chấn chỉnh đơn vị sử dụng đất và đƣa ra các biện pháp khắc phục, xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Thanh tra tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn đã tiếp nhận 2.807 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và đề nghị liên quan đến đất đai, chủ yếu về chính sách đền bù, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai... Tuy nhiên, có thể nói việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai sau khi giao, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Rất nhiều những sai phạm trong sử dụng đất của các đơn vị đƣợc giao đất, cho thuê đất không đƣợc phát hiện nhƣ sử dụng đất sai mục đích; không đi vào triển khai thực hiện dự án, tình trạng “dự án treo”, đất đã giao bị bỏ hoang không sử dụng. Thanh tra và kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án đầu tƣ một cách thƣờng xuyên là biện pháp quản lý tốt nhất đối với đất đai nhằm làm cho đất đai đƣợc sử dụng một cách đúng đắn góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã tiến hành thanh, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của 187 tổ chức, cơ sở tôn giáo sử dụng đất trên địa bàn các huyện, thành phố (Giai đoạn từ 2010 - 2013) 3.4.1. Kết quả thanh tra, kiểm tra Kết quả thanh tra, kiểm tra xác định trong tổng số 187 tổ chức đƣợc kiểm tra đã phát hiện có 66 tổ chức vi phạm (chiếm 35,29%). Các tổ chức vi phạm tập trung vào các tổ chức đã sử dụng đất từ trƣớc năm 1993 (do lịch sử để lại, chủ yếu là đất của các công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chè quản lý, sử dụng); cụ thể: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo phân theo đơn vị hành chính, cụ thể tại bảng 3.13: Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo phân theo đơn vị hành chính STT Đơn vị hành chính Tổng số tổ chức đƣợc kiểm tra Số tổ chức vi phạm, đề xuất xử lý Tỷ lệ vi phạm (%) 1 Huyện Na Hang 40 8 20,00 2 TP. Tuyên Quang 56 22 39,29 3 Huyện Hàm Yên 19 8 42,11 4 Huyện Sơn Dƣơng 23 20 86,96 5 Huyện Chiêm Hóa 20 3 15,00 6 Huyện Yên Sơn 25 5 20,00 Tổng cộng 187 66 35,29 (Nguồn: tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng) Qua bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ các tổ chức vi phạm cao chủ yếu ở huyện: Sơn Dƣơng, Hàm Yên và thành phố Tuyên Quang, nguyên nhân dẫn chính là do chính quyền địa phƣơng nhất là chính quyền cấp xã quản lý đất đai của các tổ chức còn lỏng lẻo, các hành vi vi phạm chƣa đƣợc phát hiện và xử lý chƣa kịp thời, chƣa nghiêm. * Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo phân loại hình tổ chức, hình thức vi phạm, cụ thể tại bảng 3.14: Tổng số tổ chức vi phạm là 66 tổ chức/7.131,18 ha đất; Trong đó: - Diện tích sử dụng không đúng mục đích là: 1,39 ha. - Diện tích sử dụng đất chậm tiến độ, kém hiệu quả là: 222,46 ha. - Diện tích cho thuê, cho mƣợn là: 783,36 ha. - Diện tích lấn, chiếm, chuyển nhƣợng trái phép là: 157,98 ha. - Diện tích để bị lấn, chiếm là: - Diện tích tranh chấp là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5.781,40 ha. 26,06 ha. http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Diện tích chƣa đƣa vào sử dụng là: 129,79 ha. - Diện tích chƣa lập hồ sơ giao đất, thuê đất, cấp GCN là: 0,17 ha. - Chƣa nộp tiền thuê đất: 285,377 Triệu đồng. Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo phân loại hình tổ chức, hình thức vi phạm Đơn vị tính diện tích: ha Loại Số tổ Tổng hình tổ chức diện tích chức Hành vi vi phạm Sử Sử dụng Cho Lấn Để bị lấn, Tranh Không Chƣa dụng đất thuê, chiếm, chiếm đất chấp đƣa vào lập hồ Chƣa nộp không chậm cho chuyển đất đai sử dụng sơ giao, tiền thuê đúng tiến độ, mƣợn nhƣợng thuê đất, đất (triệu mục trái pháp cấp đồng) đích luật GCN Tổng cộng 66 7.131,18 1,39 222,46 783,36 Tổ chức kinh tế 37 180,51 1,39 1,43 Tổ chức sự nghiệp công 14 369,62 5,11 Cơ quan nhà nƣớc 5 1,07 Tổ chức chính trị xã hội 2 0,01 Các nông, lâm trƣờng 8 6.579,96 157,98 5.781,40 26,06 129,79 2,67 13,54 3,51 129,40 4,82 0,03 358,72 0,83 0,36 0,39 0,17 285,377 285,377 0,17 0,24 0,01 215,92 775,03 144,40 5.418,91 25,69 (Nguồn: tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) Các tổ chức vi phạm, phân theo loại hình tổ chức, hình thức vi phạm, chi tiết có phụ bảng 3.14a đính kèm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.4.2. Kết quả xử lý đối với các tổ chức vi phạm Căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai và kết quả làm việc cụ thể với 66 tổ chức sử dụng đất có hành vi phạm đƣợc phát hiện trong quá trình kiểm tra. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã chủ động xử lý theo thẩm quyền và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý dứt điểm đối với 24 tổ chức, đang tiếp tục xử lý đối với 33 tổ chức, 09 tổ chức còn lại hiện nay đang hoàn thiện thủ tục để xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc xử lý đối với các tổ chức có hành vi vi phạm trên địa bàn các huyện, thành phố cụ thể tại bảng 3.15: Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả xử lý đối với các tổ chức vi phạm phân theo huyện, thành phố Trong đó Tổng số tổ chức Đang xử lý vi phạm cần xử lý Đã xử lý xong vi phạm vi phạm STT Đơn vị hành chính (1) (2) (4) (5) (6) 1 Huyện Na Hang 8 6 2 2 TP. Tuyên Quang 22 8 11 3 3 Huyện Hàm Yên 8 1 4 3 4 Huyện Sơn Dƣơng 20 6 13 1 5 Huyện Chiêm Hóa 3 1 1 1 6 Huyện Yên Sơn 5 2 2 1 Tổng cộng 66 24 33 9 Tiếp tục lập hồ sơ xử lý (7) (Nguồn: tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường) - Số tổ chức đã hoàn thành việc xử lý vi phạm: 24 Tổ chức/Diện tích 50,88 ha đất bị vi phạm, với tổng số tiền truy thu (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) là 134,35 triệu đồng; tiền sử phạt vi phạm hành chính là 30,25 triệu đồng. Sở đã hoàn thành, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi các diện tích đất do các tổ chức vi phạm hoặc xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức có vi phạm; nhƣ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Đã thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trạm Thủy văn huyện Hàm Yên đối với 0,17 ha đất xây dựng trạm thủy văn tại xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên. + Đã xử lý phạt vi phạm hành chính 3.000.000 đồng, đối với 0,02 ha đất sử dụng sai mục đích do Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Ỷ La quản lý.…. (Các tổ chức đã hoàn thành việc xử lý vi phạm, có phụ bảng 3.15a đính kèm) - Số tổ chức đã lập hồ sơ xử lý vi phạm: 33 Tổ chức/Diện tích 7.076,86 ha đất vi phạm đã lập hồ sơ xử lý. Sở đã lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi các diện tích đất do các tổ chức vi phạm; nhƣ: + Thu hồi diện tích 2,6536 ha đất bị các hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm để xây dựng nhà ở và 1,294 ha đất không sử dụng của Chi nhánh Công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí mỏ magan MIMECO-Tuyên Quang tại Khu văn phòng Công ty (xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hoá) bàn giao cho Uỷ ban nhân dân xã Phúc Sơn. + Thu hồi diện tích 4,3422 ha đất đã cho các hộ gia đình, cá nhân mƣợn để trồng cây lâu năm……do Trƣờng phổ thông Trung học ATK Tân Trào quản lý tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dƣơng. (Các tổ chức sử dụng đất vi phạm đã lập hồ sơ xử lý , có phụ bảng 3.15b đính kèm) - Số tổ chức đang lập hồ sơ xử lý vi phạm: 09 Tổ chức/Diện tích 3,45 ha đang lập hồ sơ xử lý vi phạm. Hiện nay, Sở đang lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi các diện tích đất do các tổ chức vi phạm này; nhƣ: + Công ty cổ phần Lƣơng thực Tuyên Quang sử dụng đất sai mục đích (0,0175 ha), cho các hộ gia đình, cá nhân thuê lại (0,3736 ha). + Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thƣơng mại Hiệp Phát sử dụng đất chậm tiến độ đối với 0,036 ha đất xây dựng phòng trƣng bầy và giới thiệu sản phẩm vi phạm Khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003; Điều 20 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. + Trạm Y tế xã Tú Thịnh chuyển nhƣợng 0,0356 ha đất cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng quán bán hàng…. (Các tổ chức vi phạm đang lập hồ sơ xử lý, có phụ bảng 3.15c đính kèm) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.4.3. Nhận xét Qua kết quả thanh tra, kiểm tra thấy tỷ lệ số tổ chức sử dụng đất sai phạm khá lớn, nguyên nhân dẫn chính là do chính quyền địa phƣơng nhất là chính quyền cấp xã quản lý đất đai của các tổ chức còn lỏng lẻo; hồ sơ đất đai chƣa đƣợc thiết lập đầy đủ, các tổ chức sử dụng đất phần lớn có nguồn gốc do lịch sử để lại và các hành vi vi phạm chƣa đƣợc phát hiện và xử lý chƣa kịp thời, chƣa nghiêm. * Những mặt đã làm được - Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của nhân dân đƣợc các cấp, các ngành quan tâm giải quyết, đơn thƣ tồn đọng chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả giải quyết đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. - Các ngành chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý các vi phạm đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chấn chỉnh việc sử dụng đất của các tổ chức. * Hạn chế - Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chƣa đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên. Chƣa thống nhất các thủ tục về đầu tƣ, xây dựng và đất đai trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ còn phức tạp, thời gian thực hiện còn kéo dài. - Một số vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai chƣa thực hiện đúng thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Nguyên nhân chủ yếu: Những vụ việc này tồn tại đã lâu, rất nhạy cảm và khó khăn, phức tạp nhƣ đất đai trong các nông, lâm trƣờng, doanh nghiệp nhà nƣớc, v.v. có liên quan đến chính sách của Nhà nƣớc. Những vụ việc trên đòi hỏi cần phải có thời gian xem xét thật kỹ lƣỡng để đảm bảo quyền lợi của Nhà nƣớc và các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất, đồng thời lƣờng trƣớc những vấn đề phức tạp hơn có thể phát sinh sau giải quyết. Các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc đa số do lịch sử để lại, nhiều tổ chức hồ sơ quản lý đất đai sau khi thực hiện Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ mới đƣợc đo đạc xác định ranh giới, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng. Phạm vi kiểm tra rộng, đối tƣợng kiểm tra nhiều loại hình sử dụng đất; việc sử lý các hình thức vi phạm thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành theo từng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lĩnh vực nhƣ: Đất đai, thuế, tài chính...; Một số chính sách pháp luật chƣa đồng bộ, chế tài áp dụng chƣa thống nhất. 3.5. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Để giải quyết đƣợc cơ bản, rành mạch vấn đề đất đai trƣớc hết phải có chủ trên từng thửa đất. Phải rõ ràng: chủ là ai, không rõ chủ thì khó mà quản lý. Khi rõ rồi thì khó có ai xâm phạm đƣợc, mỗi chủ sử dụng đất đều phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Nhà nƣớc phải là ngƣời quản lý thống nhất. Nhƣ vậy phải đẩy nhanh và hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận để quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và phát huy đƣợc nội lực từ đất. Với những nguyên nhân việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm so với yêu cầu của pháp luật đất đai nêu tại mục 3.3.7.3. Tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, nhƣ sau: 3.5.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch chuyên ngành. Xuất phát từ thực tế và những tác động của quy hoạch sử dụng đất, các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cụ thể: - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp Tỉnh đến năm 2020 phải đồng bộ với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành. Đối với các phƣờng, thị trấn đã có quy hoạch xây dựng, các xã thực hiện quy hoạch nông thôn mới thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất riêng mà chỉ lập kế hoạch sử dụng đất để tránh chồng chéo, lãng phí. - Đối với diện tích đất đang cho mƣợn, chuyển nhƣợng trái pháp luật, sử dụng không đúng mục đích cần củng cố các cơ sở pháp lý để lập thủ tục thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất đối với địa bàn của thành phố Tuyên Quang, các huyện còn lại giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý, lập kế hoạch khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao cho các đối tƣợng hiện đang có nhu cầu sử dụng đất; kiên quyết không để các các tổ chức đã cho mƣợn, chuyển nhƣợng trái pháp luật tự khắc phục hậu quả nhƣ đòi lại, mua lại. - Rà soát, tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp về ranh giới sử dụng đất, quyền sử dụng đất của các tổ chức. Trên cơ sở đó, xác lập quyền sử dụng đất cho các tổ chức đối với các khu đất này để sử dụng đất có hiệu quả và an tâm đầu tƣ, khai thác. 3.5.2. Giải pháp về thực hiện nhiệm vụ và nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Rà soát lại đội ngũ cán bộ về chuyên môn đƣợc đào tạo, có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho số cán bộ làm trái ngành; Củng cố, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai, nhất là ở cấp huyện, cấp xã, đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ; Thƣờng xuyên tập huấn về kiến thức quản lý Nhà nƣớc, văn bản pháp quy để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chất lƣợng chuyên môn nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất đai; - Cân đối, bố trí kinh phí; Huy động các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bảo đảm kịp thời, đúng quy định và xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Tập trung lực lƣợng thực hiện kê khai đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh. - Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; Tiếp tục hoàn thành việc xử lý các tổ chức vi phạm theo kết quả thanh tra, kiểm tra thực hiện Chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. - Hoàn thành việc thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, thu hồi, giao đất cho thuê đất, đóng mốc giới ngoài thực địa, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty lâm nghiệp, công ty chè trên địa bàn tỉnh. 3.5.3. Giải pháp về công nghệ thông tin - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức nói chung trên cơ sở hồ sơ giao đất, cho thuê đất và Giấy chứng nhận đã cấp cho từng thửa đất. Hệ thống này cũng đƣợc kết nối với các xã, phƣờng, thị trấn để có thể kiểm soát và kịp thời phát hiện ra những vi phạm về đất đai. - Thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh, để sớm triển khai vào thực tế. Hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai theo mục tiêu xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (dạng số), cấp giấy chứng nhận phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai cũng nhƣ cung cấp dịch vụ công về đất đai cho ngƣời có nhu cầu. 3.5.4. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai - Các cơ quan thông tin và truyền thông tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai để ngƣời sử dụng đất nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tự giác kê khai, đăng ký đất đai và chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất theo quy định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh phát huy tính chủ động, sáng tạo, xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cơ sở tôn giáo hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, để việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở thành phong trào rộng khắp. Thực hiện tốt chức năng giám sát, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. - Các cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013; Đƣa nội dung thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sinh hoạt của Chi bộ để quán triệt tới toàn thể Đảng viên về mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác này. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tập trung triển khai thực hiện; thƣờng xuyên nắm tình hình, kết quả thực hiện, kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh. 3.5.5. Giải pháp về chỉ đạo, cải cách thủ tục hành chính - Tham mƣu Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị về tăng cƣờng lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo. - Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét Uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trong nƣớc, cơ sở tôn giáo đã có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về giao đất, cho thuê đất và đối với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhà nƣớc. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trong công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định thuộc thẩm quyền không còn phù hợp về việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; hƣớng dẫn việc kê khai đăng ký đất đai bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng nhằm tạo thuận lợi, không gây phiền hà cho các tổ chức. Chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông. - Ban hành hƣớng dẫn chi tiết, trình tự thực hiện kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bắt buộc đối với các chủ sử dụng đất và các giải pháp tổ chức triển khai. 3.5.6. Giải pháp về đo đạc lập, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.5.6.1. Giải pháp về kỹ thuật thực hiện lập bản trích đo thửa đất để cấp giấy chứng nhận * Đối với các tổ chức, cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp: Thuộc đối tƣợng nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất; các tổ chức này không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc; không có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Với các đối tƣợng này, Uỷ ban nhân dân tỉnh ký giấy chứng nhận, không ban hành quyết định giao đất đối với trƣờng hợp công nhận quyền sử dụng đất nhƣ giao đất không thu tiền sử dụng đất (Xử lý như vậy phù hợp với Khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai; Điều 19 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ; Thông báo số 172/TB-BTNMT ngày 07/8/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo sử dụng cả sơ đồ thửa đất của người sử dụng đất tự đo vẽ để cấp Giấy chứng nhận để bảo đảm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). - Về xác định diện tích để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận: những thửa đất đã đƣợc trích đo hoặc trích lục nay không biến động thì lấy diện tích trên bản trích đo địa chính hoặc trích lục bản đồ địa chính là diện tích kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Những thửa đất có biến động thì chỉnh lý, bổ sung bảo đảm đúng theo hiện trạng đang sử dụng, tính toán lại diện tích để kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. (Các tổ chức khai thác, sử dụng triệt để Bản trích đo, trích lục các tổ chức đã lưu khi thực hiện kiểm kê quỹ đất của các tổ chức theo Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 để kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). - Những điểm sử dụng đất chƣa lập bản trích đo hoặc trích lục thửa đất theo đúng quy định, có ranh giới ổn định, không có tranh chấp, rõ nguồn gốc sử dụng đất, đúng phân loại đất theo quy định nhƣng chƣa đƣợc đo đạc, lập bản trích đo thì phối hợp cùng các chủ sử dụng đất liền kề xác định ranh giới sử dụng đất, diện tích; tự đo vẽ sơ đồ thửa đất để lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. - Đối với thửa đất đang có tranh chấp về ranh giới sử dụng đất với chủ sử dụng đất khác thì tổ chức đang sử dụng đất phải chủ động làm việc để thống nhất về ranh giới sử dụng đất với các chủ sử dụng đất liền kề để lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Trƣờng hợp không thống nhất đƣợc thì báo cáo bằng văn bản, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. - Phần diện tích tranh chấp đƣợc khoanh lại, chỉ đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi giải quyết xong tranh chấp; phần diện tích còn lại của thửa đất không có tranh chấp thì lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Đối với các tổ chức kinh tế: Các tổ chức kinh tế thuộc đối tƣợng nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất khi lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận; các số liệu đất đai có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; nhƣ: phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ; thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại Điều 110, Điều 111 Luật Đất đai. Yêu cầu số liệu, các thông tin về thửa đất phi nông nghiệp của các tổ chức kinh tế đang sử dụng có độ chính xác cao. Trình tự thực hiện phải trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định cho thuê đất, phê duyệt bản trích đo hiện trạng sử dụng đất của từng điểm sử dụng đất của các tổ chức; trình ký Giấy chứng nhận sau khi tổ chức kinh tế đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ. Phƣơng pháp tính toán diện tích đất để lấy số liệu kê khai, đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận (Các tổ chức khai thác, sử dụng triệt để Bản trích đo, trích lục các tổ chức đã lưu khi thực hiện kiểm kê quỹ đất của các tổ chức năm 2008 để kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận): - Đối với những điểm sử dụng đất đã lập bản trích đo hoặc trích lục thửa đất theo đúng quy định: thì lấy diện tích trên bản trích đo hoặc trích lục là diện tích kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận; - Trƣờng hợp có biến động thì chỉnh lý, bổ sung bảo đảm đúng theo hiện trạng đang sử dụng đất để chuyển vẽ vào Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất. Việc chỉnh lý biến động phải bảo đảm độ chính xác theo quy định về thành lập bản đồ địa chính và phải lập đƣợc thành bản trích đo sau chỉnh lý theo đúng quy định cả về kỹ thuật biên tập trình bày và các yếu tố nội dung bên trong bản trích đo. - Những điểm sử dụng đất chƣa lập bản trích đo hoặc trích lục thửa đất theo đúng quy định hoặc có biến động về hình thể thửa đất: Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức kinh tế phải lập Bản trích đo để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và có liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc (nộp tiền thuê đất, lệ phí trước bạ) nên các tổ chức kinh tế phải liên hệ với các đơn vị có đủ tƣ cách pháp nhân thực hiện đo đạc, lập bản trích đo hoặc trích lục thửa đất theo đúng quy định bảo đảm độ chính xác theo đúng quy trình, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Sản phẩm bản trích đo, trích lục là cơ sở để lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận. * Đối với các cơ sở tôn giáo: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thuộc đối tƣợng nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất; không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc. Tuy nhiên nhiều điểm sử dụng đất có nguồn gốc phức tạp nhƣ: nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất không đúng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 và khoản 6 Điều 113 Luật Đất đai; khoản 1 Điều 99 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Tính chất công việc rất nhạy cảm, phức tạp. Việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo thì phải đo đạc theo hiện trạng 100% các điểm sử dụng đất để biên tập bản đồ theo hƣớng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để xử lý từng trƣờng hợp cụ thể. 3.5.6.2. Giải pháp về lực lượng đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận - Đối với các tổ chức sử dụng đất là cơ quan, đơn vị hành chính nhà nƣớc: Bố trí cán bộ tự đo vẽ sơ đồ thửa đất đề nghị cấp giấy chứng nhận đối với những thửa đất chƣa đƣợc đo đạc để lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. - Đối với chủ sử dụng đất là Ủy ban nhân dân cấp xã: Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận của xã, phƣờng, thị trấn chỉ đạo cán bộ địa chính xã, phối hợp Tổ công tác ở thôn, bản (tổ dân phố) tự đo vẽ sơ đồ thửa đất do Ủy ban nhân dân xã sử dụng để lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đối với những thửa đất đã đo nhƣng đã bị biến động và những thửa đất chƣa đo đạc. - Đối với chủ sử dụng đất là các tổ chức kinh tế: Lực lƣợng thi công đo đạc lập bản trích đo thửa đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận do các đơn vị có đủ tƣ cách pháp nhân thực hiện để bảo đảm độ chính xác theo đúng quy định (cần diện tích chính xác liên quan đến nghĩa vụ tài chính, nhƣ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất..). - Đối với các cơ sở tôn giáo: do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trực tiếp thực hiện do hồ sơ, diện tích đất các cơ sở tôn giáo còn lại thấp (chiếm 2,3%/tổng số hồ sơ; chiếm 0,4%/diện tích cần cấp); Nhiều điểm sử dụng đất có nguồn gốc phức tạp; Tính chất công việc rất nhạy cảm, phức tạp. - Đối với các xã đang thực hiện dự án lập hồ sơ địa chính (25 xã huyện Sơn Dương; 03 xã của thành phố Tuyên Quang) do các đơn vị đang thi công, thực hiện lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo theo kết quả đo đạc địa chính. 3.5.6.3. Giải pháp về thẩm định nội nghiệp - Sau khi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận do các tổ chức nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành phân loại và tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hành kiểm tra nội nghiệp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo. - Đối với trƣờng hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì thực hiện xác nhận vào Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; viết Giấy chứng nhận, dự thảo Tờ trình trình Lãnh đạo Sở ký giấy chứng nhận đối với trƣờng hợp đƣợc ủy quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh đối với trƣờng hợp không đƣợc ủy quyền bảo đảm đúng quy định. 3.5.6.4. Giải pháp về lực lượng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Thành lập Tổ công tác của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện nhiệm vụ hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cơ sở tôn giáo lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận; đồng thời tiếp nhận hồ sơ do các tổ chức đã lập, bàn giao cho bộ phận một cửa của Sở để chuyển Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thẩm định, trình cấp giấy chứng nhận theo quy định. 3.5.6.5. Giải pháp về lực lượng phối hợp - Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và các Tổ chức sử dụng đất trên địa bàn; bố trí cán bộ phụ trách nhiệm vụ này để làm đầu mối báo cáo, đề xuất Lãnh đạo huyện xử lý các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện để thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức trên địa bàn. - Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận cấp xã, Tổ công tác cấp giấy chứng nhận ở thôn, bản (hoặc Tổ trƣởng, trƣởng thôn, xóm, bản), cán bộ địa chính cấp xã tham gia xác định ranh giới, mốc giới thửa đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận của các tổ chức và các cơ sở tôn giáo, đồng thời tham mƣu Ủy ban nhân dân cấp xã ghi nội dung xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận và ký Biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Bằng sự nghiên cứu tập trung, nghiêm túc từ cơ sở lý luận, thực tiễn, các quy định của pháp luật về đất đai, thông qua các số liệu điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận của các tổ chức sử dụng đất, từ đó rút ra một số kết luận nhƣ sau: - Tuyên Quang là một tỉnh nghèo, có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nguồn thu ngân sách hàng năm thấp nên kinh phí đầu tƣ cho công tác quản lý đất đai nhất là việc đo đạc, lập bản đồ địa chính gặp khó khăn (Tổng thu ngân sách trung bình của tỉnh giai đoạn 2005-2012 đạt 8.429,12 triệu đồng); chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý; - Tài liệu điều tra cơ bản về đất đai còn thiếu, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên do thiếu nguồn kinh phí; tài liệu bản đồ không đƣợc chỉnh lý thƣờng xuyên, chất lƣợng kém dẫn đến không phản ánh đúng hiện trạng đất đai, gây khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện chỉ có 31 xã, phƣờng, thị trấn sử dụng bản đồ đo đạc địa chính với diện tích là 26.069 ha; còn 110 xã, thị trấn sử dụng bản đồ giải thửa đo theo Chỉ thị 299 nhƣng đối với những bản đồ này do không đƣợc chỉnh lý biến động thƣờng xuyên). Diện tích chƣa đo đạc còn nhiều (3.520 giấy chứng nhận/54.255,72 ha, chiếm 56,40% số giấy và 43,71 %diện tích). - Kết quả kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm so với yêu cầu của pháp luật đất đai và Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh (đến tháng 8/2013 mới cấp được 56,39% diện tích đất cần cấp đối với tổ chức); Quá trình triển khai còn nhiều tồn tại nhất là việc chấp hành thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận; Diện tích chƣa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất lớn (chiếm 43,71% diện tích cần cấp) dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đất đai, ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, làm phát sinh các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, nguyên nhân: + Do một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị chƣa thực sự tập trung và chủ động chỉ đạo quyết liệt; chƣa kịp thời xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và đề ra giải pháp cụ thể, phù hợp để huy động thực hiện kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có mặt còn hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Do nhận thức của các tổ chức về quản lý sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về đất đai còn chƣa đầy đủ, chƣa quan tâm đến việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính phần lớn chƣa đƣợc thiết lập hoàn chỉnh, diện tích đã đo đạc địa chính thấp, công tác cập nhật chỉnh lý, biến động gặp nhiều khó khăn; nhiều tổ chức sử dụng đất do lịch sử để lại không có hồ sơ đất đai. - Về thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức sau khi đƣợc giao đất cấp giấy chứng nhận, công tác thanh tra, kiểm tra đã đƣợc chú trọng, đặc biệt thực hiện Chỉ thị 134/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã phát hiện và xử lý nhiều trƣờng hợp vi phạm (Thanh, kiểm tra 187 tổ chức đã phát hiện 66 tổ chức vi phạm). Tuy nhiên việc phát hiện, xử lý chƣa kịp thời, chƣa dứt điểm (còn 09 tổ chức mới đang lập hồ sơ xử lý); Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm chƣa đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên. 2. Đề nghị Để quản lý chặt chẽ, khai thác sử dụng quỹ đất đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững theo quy định của pháp luật và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đảm bảo cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh nhƣ sau: - Tham mƣu trình Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị về tăng cƣờng lãnh, chỉ đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trong nƣớc, cơ sở tôn giáo đã có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về giao đất, cho thuê đất và đối với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách nhà nƣớc. - Tiếp tục chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai về đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà trên cơ sở áp dụng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nội dung đề tài đã đề xuất đặc biệt là giải pháp về đo đạc lập, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận. - Tăng cƣờng chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là kiểm tra việc chấp hành quy hoạch sử dụng đất, chấp hành mục đích sử dụng đất theo quyết định giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008) Thông tư số 14/2008/TT-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 84/2007/NĐCP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009) Báo cáo số 136/BC-BTNMT ngày 02/9/2009 về Kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng chính phủ. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009) Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010) Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011) Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai. 6. Bộ Tƣ Pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011) Thông tư số 20/2011/TTLB-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 Thông tư liên bộ Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014) Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010) Công văn số 1526/BTNMTTCQLĐĐ ngày 04/5/2010 về việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012) Thông báo số 172/TB-BTNMT ngày 07/8/2012 thông báo Ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển tại Hội nghị đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội. 10. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013) Thông báo số 41/TB-BTNMT ngày 28/3/2013 thông báo Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang tại Hội nghị bàn các giải pháp phấn đấu hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng quyền sử dụng đất lần đầu trong năm 2013 tại 22 tỉnh, thành phố trọng điểm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013) Văn bản 3751/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 27/9/2013 về việc đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ quan, tổ chức sử dụng đất. 12. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013) Văn bản 4167/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 18/10/2013 về việc ghi thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân vào giấy chứng nhận khi hết hạn. 13. Chính phủ CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. (2004) Nghị định 181/2004/NĐ- 14. Chính phủ (2007) Nghị định số 84/2007/NĐCP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 15. Chính phủ am (2009) Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 16. Chính phủ (2013) Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 09/01/2013 về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Tuyên Quang. 17. Chính phủ (2013) Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 18. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2001 - 2012; 19. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2010), “Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015”. 20. Lê Thái Bạt (2007), Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, http://tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2007/76/Su-dung-dat-tietkiem-hieu-qua-va-ben-vung.aspx, ngày 01/8/2007. 21. Đặng Anh Quân (2006), Một số suy nghĩ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đăng trên tạp chí khoa học pháp luật số 2(33)/2006. 22. Nguyễn Khắc Thái Sơn, Giáo trình quản lý Nhà nƣớc về đất đai, Tailieu.vn/doc/151588html. 23 (1988) Luật Đất đai năm 1988 (đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29/12/1987). 24. 13/2003/QH11. (2003) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2003, số http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 tại kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khóa XIII (2012) Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 26/6/2012. 26. 45/2013/QH13. (2013) 2013, số 27. Thủ tƣớng Chính phủ (2007) Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất. 28. Thủ tƣớng Chính phủ (2008) Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. 29. Thủ tƣớng Chính phủ (2011) Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. 30. Thủ tƣớng Chính phủ (2013) Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 31. Tìm hiểu những quy định mới về đất đai (2004), Nhà xuất bản Lao động. 32. Tìm hiểu những quy định mới về đất đai (2014), sachtaichinh.vn/sanpham/.../huong-dan-thi-hanh-luat-dat-dai-2014.html Tác giả: NXB LĐ-XH. 33. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2006) Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 26/11/2005 về kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cƣ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 34. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2008) Văn bản số 125/BC-UBND ngày 28/11/2008 về kết quả kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 35. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2009) Văn bản số 536/BC-TNMT ngày 06/3/2009 Tổng kết thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản liên quan đến thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 36. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2012) Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 12/01/2012 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 37. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2013) Văn bản số 34/BC-UBND ngày 12/4/2013 về Kết quả thống kê đất đai năm 2012 tỉnh Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC, CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG (Phục vụ đề tài nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo) I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC - Tên tổ chức: ................................................................................................................. ………… - Địa chỉ trụ sở chính: ..................................................................................................... ......................................................................................................................................... - Thông tin liên hệ của ngƣời điền phiếu Họ tên: Phạm Công Hùng Đơn vị công tác: Văn phòng Đăng ký QSD đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Chức vụ: Trƣởng phòng Đăng ký và Chỉnh lý biến động đất đai. II. CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤT 1- Nguồn gốc sử dụng đất (ghi theo quyết định, nếu có): NN cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm NN công nhận quyền sử dụng đất NN giao đất không thu tiền sử dụng đất NN giao đất có thu tiền sử dụng đất 2- Hình thức sử dụng đất: Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm Giao đất không thu tiền sử dụng đất Cho thuê đất trả tiền thuê Giao đất có thu tiền sử dụng đất đất một lần cho cả thời gian thuê 3- Diện tích đất đang sử dụng: ..............................................................m2 4- Địa điểm thửa đất: ...................................................................................................... 5- Mục đích sử dụng: ....................................................................................... .............. 6- Thời gian đƣợc giao đất, thuê đất :……….. ...................năm. 7- Đơn vị đã ký hợp đồng thuê đất (trƣờng hợp đƣợc nhà nƣớc cho thuê đất) chƣa? Đã ký Chƣa ký Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8- Đơn vị đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (GCNQSDĐ) chƣa? Đã đƣợc cấp Chƣa đƣợc cấp 9- Tình hình sử dụng đất: Sử dụng đúng mục đích Cho đơn vị khác thuê sử dụng toàn bộ hoặc một phần diện tích Sử dụng không đúng mục đích Chƣa đƣa vào sử dụng Để bị lấn chiếm, thất thoát Đang có tranh chấp 10- Đơn vị có gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục xin cấp GCN không? Rất khó khăn Khó khăn Có chút ít khó khăn Không gặp khó khăn nào cả 11- Theo ông (bà), khó khăn của Đơn vị trong việc xin cấp GCN là do đâu? Do trình tự, thủ tục rƣờm rà Do cán bộ thụ lý hồ sơ gây khó khăn Do phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành Do chính sách pháp luật về đất đai luôn thay đổi Do khó khăn trong việc lập hồ sơ Do quy hoạch không đồng bộ (không phù hợp quy hoạch) Lý do khác (xin vui lòng nêu cụ thể tại bên dƣới) Lý do khác: ..................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 12- Đơn vị ông (bà) có thực hiện đủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng không ? Đã có BC đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) Thực hiện đúng Thực hiện chƣa đúng Đã có cam kết bảo vệ môi trƣờng (BVMT) Thực hiện đúng Thực hiện chƣa đúng Chƣa thực hiện các thủ tục về BVMT theo quy định 13- Đại diện cơ quan nhà nƣớc có thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất của đơn vị ông (bà) không? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Không bao giờ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Định kỳ 14- Đơn vị ông (bà) đã bị cơ quan quản lý nhà nƣớc thanh tra, kiểm tra về việc sử dụng đất bao nhiêu lần trong giai đoạn 2008-2013 ?................lần. 15- Ông (bà) hãy tự đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đơn vị khi đƣợc cấp giấy chứng nhận: Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không có hiệu quả 16- Theo ông (bà) hiệu quả của đơn vị khi đƣợc cấp giấy chứng nhận là: Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Tăng doanh thu cho đơn vị, Nâng cao đơn vị sử dụng đất đời sống cho cán bộ, công nhân viên Góp phần phát triển kinh tế- xã hội Ổn định, yên tâm đầu tƣ, phát triển của tỉnh sản xuất Thuận lợi trong công tác giao dịch Quản lý đất đai đƣợc tốt hơn bảo đảm Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả Hiệu quả khác: ................................................................................................................ ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 17- Theo ông (bà), Nhà nƣớc nên ƣu tiên làm gì để đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp giấy chứng nhận? Giảm bớt thủ tục hành chính Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí Đào tạo, nâng cao chất lƣợng cán bộ Tăng cƣờng công tác thanh, kiểm tra quản lý nhà nƣớc Tuyên truyền phổ biến pháp luật đất Ổn định chính sách pháp luật đai Hƣớng dẫn cụ thể, trình tự thực hiện Quy hoạch đồng bộ (các cấp, ngành) Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ Đẩy nhanh thời gian thực hiện thẩm quan ban, ngành định hồ sơ cấp giấy Phƣơng án khác: ............................................................................................................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18- Theo ông (bà) thời gian giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nhƣ thế nào? Nhanh chóng Rất chậm Bình thƣờng Phải sửa đổi Đề xuất (Phải sửa đổi nếu có): ....................................................................................... ......................................................................................................................................... 19- Ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào về việc cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức hiện tại của tỉnh ? Rất hợp lý Không hợp lý Chƣa hợp lý Phải sửa đổi Đề xuất (Phải sửa đổi nếu có): ....................................................................................... ......................................................................................................................................... Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã cung cấp thông tin. Ngƣời điều tra Ngày tháng năm 2013 Đại diện tổ chức đƣợc điều tra Phạm Công Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [...]... nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 2 Mục tiêu Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo; Phân tích thuận lợi khó khăn của công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đƣa... trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - Đánh giá thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Phân tích thuận lợi khó khăn của công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đƣa ra đƣợc nguyên nhân của những tồn tại để làm căn cứ đƣa ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ - Đánh giá công tác thanh... nguyên nhân tồn tại Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo sau khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh 3 Yêu cầu Đảm bảo đúng pháp luật, đúng đối... sử dụng đất sau khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ trong công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ƣơng và của tỉnh liên quan tới việc cấp giấy. .. phủ 1.4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy do cơ quan nhà nƣớc cấp cho ngƣời sử dụng đất, chỉ khi ngƣời sử dụng đất đƣợc cơ quan nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có đầy đủ các quyền chung của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc pháp luật đất đai quy định tại... tích đất không sử dụng, vi phạm pháp luật đất đai - Lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thiết lập hồ sơ địa chính, quản lý chặt chẽ quỹ đất của các tổ chức 1.8 Đánh giá chung về tổng quan Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và tổng quan nghiên cứu tôi nhận thấy việc đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo. .. [22] 1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai, năm 2003 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. ” việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc quy định nhƣ sau: Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất đối... cơ sở tôn giáo đang sử dụng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau: Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đƣờng, tu viện, trƣờng đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc cho phép hoạt động mà chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo... sinh và Nhà nƣớc vẫn đã thừa nhận tƣ cách của ngƣời sử dụng đất trƣớc cả thời điểm họ đƣợc cấp giấy chứng nhận bằng những quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, bằng những giấy tờ hợp lệ chứng minh, bằng sự công nhận việc ngƣời sử dụng đất nhận quyền hợp pháp từ ngƣời khác [21] 1.3 Cơ sở pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo Giấy chứng nhận quyền sử dụng. .. đai, để xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa ngƣời sử dụng đất với Nhà nƣớc, cơ quan nhà nƣớc phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời sử dụng Pháp luật đất đai quy định cụ thể thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhƣ sau: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người ... giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, sở tôn giáo địa bàn tỉnh Tuyên Quang Mục tiêu Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. .. giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, sở tôn giáo sử dụng đất địa bàn tỉnh 2.3 Phƣơng pháp. .. PHẠM CÔNG HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO TỔ CHỨC, CƠ SỞ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên

Ngày đăng: 15/10/2015, 14:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN