4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5.2. Giải pháp về thực hiện nhiệm vụ và nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ về chuyên môn đƣợc đào tạo, có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho số cán bộ làm trái ngành; Củng cố, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai, nhất là ở cấp huyện, cấp xã, đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ; Thƣờng xuyên tập huấn về kiến thức quản lý Nhà nƣớc, văn bản pháp quy để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chất lƣợng chuyên môn nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất đai;
- Cân đối, bố trí kinh phí; Huy động các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bảo đảm kịp thời, đúng quy định và xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; Tập trung lực lƣợng thực hiện kê khai đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; Tiếp tục hoàn thành việc xử lý các tổ chức vi phạm theo kết quả thanh tra, kiểm tra thực hiện Chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Hoàn thành việc thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, thu hồi, giao đất cho thuê đất, đóng mốc giới ngoài thực địa, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty lâm nghiệp, công ty chè trên địa bàn tỉnh.