4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.4. Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo
giáo trên địa bàn Tỉnh (theo điều tra)
Đề tài chọn điều tra 50 tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn Tỉnh, gồm: 10 tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc; 10 trƣờng học; 20 tổ chức kinh tế; Hợp tác xã nông, lâm nghiệp; 10 cơ sở tôn giáo:
+ Phân theo vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn: các xã, thị trấn thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang.
+ Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi đã đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang.
+ Địa bàn xã, thị trấn, phƣờng, nơi chƣa đo đạc bản đồ địa chính chính quy: các xã thuộc huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Lâm Bình, Chiêm Hoá.
+ Đất đô thị: địa bàn các thị trấn, phƣờng. + Đất nông thôn: địa bàn các xã.
3.3.4.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo
Tình hình quản lý hồ sơ đất đai của các tổ chức qua các thời kỳ còn thiếu, nội dung không đầy đủ; nhiều tổ chức chƣa đƣợc quy hoạch chi tiết, chủ yếu do lịch sử để lại do đó công tác quản lý, sử dụng đất gặp nhiều khó khăn;
Hầu hết các tổ chức đều thực hiện quản lý sử dụng đất chặt chẽ (nhƣ: Uỷ ban nhân dân phƣờng Phan Thiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hợp tác xã sản xuất và khai thác đá vôi xã Đội Cấn……..) theo quy định của pháp luật về đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đai; diện tích sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích; Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị quản lý đất đai còn chƣa chặt chẽ (nhƣ Công ty cổ phần Chè Sông Lô, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sơn Dƣơng…). Những diện tích này phần lớn tập chung ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa. Diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp do lịch sử để lại, các đơn vị này có quyết định giao đất của nhà nƣớc nhƣng chƣa bàn giao đất ngoài thực địa, một số khu vực chƣa phân rõ ranh giới trên thực địa, trong quá trình sử dụng đất chƣa giải quyết triệt để các phát sinh khi thực hiện quyết định giao đất nên dẫn đến hiện tƣợng: lấn chiếm, tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra với các chủ sử dụng đất xung quanh, hiện tƣợng này xảy ra chủ yếu đối với các tổ chức chƣa đƣợc cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Qua kết quả điều tra cho thấy tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên địa bàn các huyện, thành phố, chủ yếu là các tổ chức đang sử dụng đất theo hiện trạng, cụ thể tại bảng 3.7:
Bảng 3.7. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo
(tổng hợp theo điều tra)
STT Nội dung Tổng cộng Cơ quan
nhà nƣớc Tổ chức kinh tế Cơ sở tôn giáo 1 Tổ chức/Diện tích đã đƣợc cấp giấy chứng nhận 31 Tc/133,82 ha 16 Tc/ 12,30ha 10 Tc /130,63ha 5 CS/ 1,32ha 2 Tổ chức/Diện tích chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận 19 Tc/2,41ha 4 Tc/ 0,42ha 10 Tc/9,12ha 5 CS/ 1,50ha 3 Tổ chức sử dụng đất đúng mục đích 37 17 11 9 4 Tổ chức sử dụng đất sai mục đích 0 0 0 0
5 Tổ chức chƣa đƣa đất vào
sử dụng 2 0 2 0 6 Tổ chức để bị lấn, chiếm 6 3 2 1 7 Tổ chức sử dụng đất đang có tranh chấp 3 2 0 1 8 Tổ chức sử dụng đất cho thuê, cho mƣợn 8 2 6 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đối với cơ quan, công trình sự nghiệp của nhà nước
Một số tổ chức sự nghiệp công do quản lý đất không chặt chẽ, diện tích đất sử dụng không hết... có tổ chức sử dụng đất đầu tƣ xây dựng, công trình hoàn thành đã đƣa vào sử dụng (một số điểm trƣờng lớp học mầm non) nhƣng sau một thời gian vì nhiều lý do phải chuyển đi nơi khác, nhƣng tổ chức và chính quyền địa phƣơng không báo cáo để cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thu hồi và quản lý, mà bỏ hoang không sử dụng, từ đó ngƣời dân đã lấn, chiếm để sản xuất hoặc làm nhà ở.
Hình 3.2- Khuôn viên chính của Trường Mầm non Quý Quân, xã Quý Quân.
Đối với các điểm sử dụng đất nằm tại các thôn, bản; xa trung tâm xã (như: điểm Trường mầm non, Trường Tiểu học, Nhà văn hoá của Uỷ ban nhân dân xã….)
các đơn vị sử dụng đất theo hiện trạng (đƣợc nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất), do không có kinh phí xây dựng khuôn viên nên hiện tƣợng để các hộ dân liền kề lấn chiếm đất vẫn xảy ra. Diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm chủ yếu xảy ra trong các loại hình tổ chức nhƣ: Công ty cổ phần Chè Sông Lô; Uỷ ban nhân dân xã Thành Long, Trƣờng Mầm non Thƣợng Lâm, Trƣờng Mầm non Quý Quân..… Khi phát sinh tranh chấp, lấn chiếm việc giải quyết rất khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.3- Khuôn viên Trụ sở làm việc của Uỷ ban nhân dân phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang
Đối với các điểm sử dụng đất nằm gần trung tâm xã; thị trấn; phƣờng (nhƣ: các sở ban, ngành, trụ sở Uỷ ban nhân dân phƣờng…..) và những điểm sử dụng đất đƣợc quy hoạch và đầu tƣ xây dựng mới (được Uỷ ban nhân dântỉnh quyết định thu
hồi, giao đất; Sở Tài nguyên và Môi trường giao đất thực địa) thì việc quản lý, sử
dụng đất ổn định hơn, không có hiện tƣợng để bị lấn chiếm, tranh chấp xảy ra; nhƣ: Trụ sở làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội; Trụ sở làm việc Uỷ ban nhân dân phƣờng Phan Thiết……..vv.
* Đối với tổ chức kinh tế
Các công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chè: Tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành việc rà soát hiện trạng sử dụng đất để sắp xếp đổi mới theo tinh thần Nghị Quyết 28-NQ/TƢ ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị; đã hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ để quản lý, chỉ đạo sản xuất; đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; chƣa hoàn thành việc lập hồ sơ thu hồi, giao đất, cho thuê đất chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất;
Tuy nhiên, các công ty lâm nghiệp, công ty cổ phần chèđều đƣợc cấp có thẩm quyền giao đất, thời điểm giao đất trƣớc Luật Đất đai năm 1993, với diện tích lớn và chuyển giao qua nhiều thế hệ quản lý, sử dụng; việc giao đất chỉ đƣợc thực hiện trên giấy tờ, không đƣợc tiến hành tại thực địa; giao phủ trùm ranh giới lên cả diện tích đất các hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất từ trƣớc khi có quyết định giao đất nhƣng chƣa thực hiện việc thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân hoặc để các hộ gia đình, cá nhân lấn, chiếm đất ...vv, ví dụ nhƣ: Khu đất văn phòng và nhà máy của Công ty cổ phần Chè Sông Lô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.4- Khu đất xây dựng trụ sở văn phòng và nhà máy của Công ty cổ phần Chè Sông Lô để các hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm xây dựng nhà ở kiên cố
Các tổ chức kinh tế khác (Công ty trách nhiệm hữu hạn...., Hợp tác xã ...):
thuộc đối tƣợng nhà nƣớc giao đất (có thu tiền sử dụng đất) hoặc thuê đất có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc, nên việc quản lý đất đai của các đơn vị này tƣơng đối chặt chẽ, về ranh giới, diện tích đất đƣợc giao, thuê (xây tƣờng rào bao quanh, nhà bảo vệ...), nhƣ trụ sở hợp tác xã khai thác đá vôi xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang
Hình 3.5- Trụ sở Hợp tác xã khai thác đá vôi xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên, về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp so với văn bản chấp thuận địa điểm đầu tƣ; Giấy chứng nhận đầu tƣ; mục tiêu giao đất, cho thuê đất; phƣơng án sản xuất kinh doanh .…và tình hình triển khai thực hiện có những doanh nghiệp sử dụng không đúng Dự án đầu tƣ đã lập ban đầu, để đất trống, xây dựng không đúng quy hoạch đối với một số hạng mục công trình xây dựng nhƣng trong thời gian đang đƣợc miễn giảm tiền thuê đất nên đơn vị chƣa trả lại, hoặc điều chỉnh quy hoạch dẫn đến lãng phí tài nguyên đất, nhƣ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam xin giao đất xây dựng Khu dịch vụ thƣơng mại.
Hình 3.6- Khu dịch vụ thương mại của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam xây ki ốt cho các hộ cá nhân thuê bán hàng
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam xin giao đất (có thu tiền sử dụng đất) xây dựng Khu dịch vụ thƣơng mại tại phƣờng Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Nhƣng từ khi đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang giao đất (từ
ngày 28/10/2012) đơn vị không xây dựng các công trình thƣơng mại theo quy hoạch
và cam kết đầu tƣ, mà xây dựng các kiốt bán hàng để cho cá nhân thuê; diện tích còn để trống nhiều; tiến độ đầu tƣ xây dựng công trình theo cam kết chậm tiến độ.
Các nội dung này hiện nay vẫn chƣa kiểm soát chặt chẽ và cũng khó xử lý do các chế tài còn thiếu, mặt khác theo quy định thì loại đất để cấp giấy chứng nhận cho dự án này là đất sản xuất kinh doanh (SKC) khi đơn vị vẫn sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh (SKC) theo các ngành nghề đã đăng ký trong Giấy phép đăng ký kinh doanh thì sẽ gặp khó khăn trong xử lý vi phạm hành chính theo Nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
* Đối với cơ sở tôn giáo
Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, đề nghị của các cơ sở tôn giáo đều đƣợc chính quyền địa phƣơng cơ sở và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng quan tâm, hƣớng dẫn, giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn có tổ chức cơ sở tôn giáo vi phạm pháp luật tín ngƣỡng tôn giáo, pháp luật đất đai, xây dựng không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nhiều điểm sử dụng đất có nguồn gốc phức tạp nhƣ: nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 và khoản 6 Điều 113 Luật Đất đai; khoản 1 Điều 99 của Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Tính chất công việc rất
nhạy cảm, phức tạp.
- Các cơ sở tôn giáo nhận hiến tặng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sau ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) vi phạm Luật Đất đai năm 2003, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, tự ý xây dựng cơ sở vật chất vi phạm pháp luật xây dựng, không có căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định, nhƣ Họ giáo Phú Lâm, họ giáo Vĩnh Ngọc….
Hình 3.7- Khuôn viên Nhà thờ của Họ giáo Vĩnh Ngọc, thị trấn Vĩnh Lộc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp do hộ bà Bùi Thị Nhường hiến tặng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Họ giáo Vĩnh Ngọc, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa: xây dựng công trình sai Giấy phép xây dựng vi phạm khoản 5, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; tự ý xây dựng công trình tôn giáo trên đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm khác đã cấp Giấy chứng nhận cho hộ bà Bùi Thị Nhƣờng) sử dụng đất sai mục đích, đã vi phạm Điều 15 Luật Đất đai năm 2003, Điều 8 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai; Điều 3, Điều 14 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cấp phép xây dựng.
3.3.4.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo
Qua điều tra các tổ chức, cơ sở tôn giáo có ý kiến đƣa ra những khó khăn, vƣớng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trong đó đã có ý kiến là do phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành, trong việc lập hồ sơ, trình tự, thủ tục rƣờm rà ….vv; cụ thể tại bảng 3.8:
Bảng 3.8. Những khó khăn, vƣớng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo (tổng hợp theo điều tra)
STT Nội dung Tổng cộng Cơ quan nhà nƣớc Tổ chức kinh tế Cơ sở tôn giáo
1 Mức độ khó khăn trong việc cấp
giấy chứng nhận (tổ chức/ý kiến) 50 20 20 10
1.1 Rất khó khăn 1 1 0 0
1.2 Khó khăn 7 0 5 2
1.3 Có chút ít khó khăn 24 6 10 8
1.4 Không gặp khó khăn nào cả 18 13 5 0
2 Những khó khăn trong việc cấp
giấy chứng nhận (ý kiến) 85 22 40 23
2.1 Do phải có sự phối hợp của nhiều
ban, ngành 35 14 14 7
2.2 Do khó khăn trong việc lập hồ sơ 20 5 7 8
2.3 Do trình tự, thủ tục rƣờm rà 13 1 9 3
2.4 Do chính sách pháp luật về đất đai
luôn thay đổi 12 0 9 3
2.5 Do quy hoạch không đồng bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận (20 ý kiến): do tài liệu bản đồ sử dụng để cấp giấy chứng nhận chủ yếu là bản đồ giải thửa 299, do tài liệu quá cũ, biến động lớn, chất lƣợng tài liệu kém. Bản đồ chủ yếu ở dạng giấy dẫn đến chất lƣợng và khả năng khai thác nhiều hạn chế, nhiều khó khăn; diện tích chƣa đƣợc đo đạc còn lớn. Do đó khi lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận phải đo đạc lại (trích đo địa chính) hoặc chỉnh lý biến động (đối với những nơi đã có bản đồ) đúng theo hiện trạng đang sử dụng, công việc này đòi hỏi phải có chuyên môn.
Không có kinh phí để thực hiện (đối với cơ quan nhà nƣớc phải lấy nguồn chi thƣờng xuyên của đơn vị để thực hiện).
Trong quá trình quản lý, sử dụng đất chính quyền cơ sở và các chủ sử dụng đất chƣa thực hiện nghiêm, còn buông lỏng việc quản lý, sử dụng đất dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn, chiếm, làm nhà trái phép còn xảy ra ở các đơn vị chƣa đƣợc xử lý triệt để.
- Về trình tự thủ tục rƣờm rà (13 ý kiến): Việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận (02 bộ) để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt (theo thẩm quyền); ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định, nhƣ: báo cáo tự rà soát đất đai, đơn xin cấp giấy chứng nhận, bản trích đo địa chính, quyết định thành lập đơn vị hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất còn phải xác minh lại nguồn gốc đất, ….
- Phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành (35 ý kiến): Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có mặt còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ, tổ chức….về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất chƣa đầy đủ, chƣa tự giác kê khai, đăng ký đất đai