1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KHÁI NIỆM CỦA HƯƠNG ƯỚC MỚI VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN

8 858 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 22,27 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM VỀ HƯƠNG ƯỚC Hương ước là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn được giữ nguyên nghĩa. Hương ước là những qui ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Là bản pháp lý đầu tiên của các làng xã nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ trong xã hội cộng đồng, tuy vậy Hương ước chỉ là danh từ chung để chỉ các qui ước của làng xã, thực tế Hương ước còn được gọi bằng những tên khác như : hương biên, hương khoán, hương lệ khoán ước, khoán lệ, cựu khoán tục lệ, điều ước, điều lệ. Ngoài những lợi ích mang tính chính trị thì những lợi ích mang tính xã hội của hương ước cũng đã được ghi nhận, đó là lợi ích về mặt giáo dục. Hương ước đã khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội :” dân làng nhà ai có con phải cho đi học, vì trong làng có nhiều người đi học thì mới có văn minh tiến hóa được. Cấm không cho con lêu lổng.” hương ước làng Tô Xuyên. Không chỉ vậy, hương ước còn thể hiện giá trị nhân văn rõ nét trong việc đề cao đạo, tình thầy trò, răn học trò phải biết kính thầy, yêu thầy. Ấy là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt ta.

KHÁI NIỆM CỦA HƯƠNG ƯỚC MỚI VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN KHÁI NIỆM VỀ HƯƠNG ƯỚC Hương ước là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn được giữ nguyên nghĩa. Hương ước là những qui ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Là bản pháp lý đầu tiên của các làng xã nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ trong xã hội cộng đồng, tuy vậy Hương ước chỉ là danh từ chung để chỉ các qui ước của làng xã, thực tế Hương ước còn được gọi bằng những tên khác như : hương biên, hương khoán, hương lệ khoán ước, khoán lệ, cựu khoán tục lệ, điều ước, điều lệ. Ngoài những lợi ích mang tính chính trị thì những lợi ích mang tính xã hội của hương ước cũng đã được ghi nhận, đó là lợi ích về mặt giáo dục. Hương ước đã khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội :” dân làng nhà ai có con phải cho đi học, vì trong làng có nhiều người đi học thì mới có văn minh tiến hóa được. Cấm không cho con lêu lổng.”- hương ước làng Tô Xuyên. Không chỉ vậy, hương ước còn thể hiện giá trị nhân văn rõ nét trong việc đề cao đạo, tình thầy trò, răn học trò phải biết kính thầy, yêu thầy. Ấy là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt ta. HƯƠNG ƯỚC MỚI HAY HƯƠNG ƯỚC NÔNG THÔN MỚI Trước đây, Hương ước chủ yếu do các vị có vai vế trong làng bàn bạc để xây dựng nên. Tuy nhiên, đến ngày nay, Hương ước cũng có đôi chút thay đổi, Theo quy định chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước làng, bản thôn, ấp, cụm dân cư do Chính Phủ ban ngày 19/06/1988 tại điểm 2 thì: “Dự thảo hương ước, phải được nhân dân trên địa bàn thảo luận, được hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bảng, thôn, ấp, cụm dân cư thông qua và được UBND cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm đảm bảo nội dung của hương ước, quy định không trái với quy định của pháp luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoán phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”. Như vậy hương ước ngày nay và trước đây mặc dù đã có sự khác biệt trong thủ tục, quá trình tạo lập, ban hành tuy nhiên về nội dung vai trò của Hương ước làng xã trong đời sống người dân Việt Nam về cơ bản vẫn không hề thay đổi. Như chúng ta đã biết, hương ước là của làng xã một khi làng xã bị xóa bỏ thì hiệu lực của hương ước cũng không còn. Sau khi hòa bình lập lại (1954) ở miền Bắc đặt biệt là các thập kỷ 60,70 với chế độ hợp tác hóa (thực chất là tập thể hóa) với cơ cấu tổ chức xã hội đã được kinh tế hóa, các đội sản xuất trùm lên các buôn làng. Lúc đó chỉ còn cấp xã và dưới xã là các hợp tác xã, dưới hợp tác xã là các đội sản xuất. Thời kỳ đó gia đình với tư cách là một hộ kinh tế đã bị xóa bỏ, cùng với họ là làng (thôn) không còn là một cơ cấu xã hội truyền thống nữa. Do vậy các phong tục, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa cổ truyền gắn với làng với hương ước cũng hầu như bị xóa bỏ hay mai một. Từ sau đổi mới (1986) với chính sách khoán hộ (khoán 10), vai trò của nông dân với tư cách là hộ kinh tế ở nông thôn được thừa nhận, tổ chức hợp tác xã cơ bản bị giải thể, hệ thống tổ đội sản xuất cơ bản bị xóa bỏ. Lúc này hộ nông dân, mà đây vẫn và hộ nông dân tiểu nông thôn, không thể tồn tại nếu thiếu cơ cấu làng xã. Đấy chính là cơ hội để làng xã vào những năm 60, 70 tuy chẳng ai khai trừ nó, nhưng thực sự nó đã chết, nhưng nay cũng không ai khai sinh nó, nhưng nó sống lại. Làng xã hồi sinh kéo theo các sinh hoạt văn hóa cổ truyền, các tục lễ, nghi lễ được hồi phục. Đấy chính là môi trường, cơ hội để hương ước, một công cụ quản lý làng xã phát huy tác dụng trở lại. Nhận thức được vai trò và tác dụng của hương ước với sự phát triển nông thôn hiện nay, một số địa phương nhất là tỉnh Hà Bắc (cũ) đã đề xuất chủ trương và thực hiện thí điểm ở một số làng xây dựng “Quy ước làng” đạt kết quả tốt. Đến năm 1992 phong trào lan rộng ra hơn 500 làng soạn thảo quy ước làng văn hóa. Đó là sự kết hợp giữa các hình phạt theo luật tục và cách hình thức giáo dục đạo đức, thông qua các lwoif răn dạy. qua dư luận xã hội. Sự kết hợp này không chỉ xử lý đúng các sai phạm đã xảy ra mà còn có tác dụng ngăn ngừa những sai phạm. Điều này khiến lục tục khác biệt với luật pháp nhà nước là luật pháp chú ý nhiều tới các hình phạt khi sự vi phạm xảy ra. HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA HƯƠNG ƯỚC Hương ước thể hiện văn hóa địa phương, nêu mục đích của việc xây dựng hương ước. Tiếp đến là các chương, mục, điều, khoản, điểm. - Về tên gọi: Thống nhất tên gọi chung về hương ước hoặc Quy ước (làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư) - về cơ cấu có lời nói đầu ghi nhận truyền thống NỘI DUNG CỦA HƯƠNG ƯỚC MỚI NỘI DUNG CỦA HƯƠNG ƯỚC LÀNG HỒI QUAN TỈNH HÀ BẮC (IN THÁNG 7/1990) QUY ĐỊNH - - - Xây dựng nếp sống văn hóa gồm 4 điều khoản bảo vệ di tích, tổ chức ma chay, cưới xin, lập hội đồng niên (mỗi khoản này lại được cụ thể hóa bằng những tiểu mục khác) Xây dựng kỷ cương trật tự xã hội thôn xóm gồm 4 điều về cấm cờ bạc, ngăn chặn nạn trộm cắp gay rối trật tự , bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng, cấm nuôi chó và quy định đi lại vào ban đêm. Những quy ước về bảo vệ đồng tiền Những hình thức khen thưởng và xử phạt NỘI DUNG HƯƠNG ƯỚC LÀNG TRANG LIỆT HUYỆN TIÊN SƠN - - Quy định chung 2 điều Lễ nghi tôn giáo; 4 điều quy định về ban khánh tiết, bản trưởng, ban chạ là những thiết chế cũ của làng xã được khôi phục lại để đảm đương các công việc trong làng, việc lễ hội và việc tang ma. Nếp sông văn hóa : 5 điều về lễ hội, cưới xin, tang ma, cải táng, bài trừ mê tín dị đoan. Đạo lý gia đình xã hội: 2 điều về các quan hệ trong gia đình , làng xóm. An ninh trật tự xóm làng; 2 điều về chống cờ bạc, trộm cắp , bảo vệ công trình tập thể Tổ chức thực hiện , khen thưởng kỷ luật 2 điều Bản quy ước thôn Trung (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên) ngoài những nội dung trên, còn thêm chương bảo vệ sản xuất và quản lý đất đai đặt biệt có phần phụ lục về phạt vi cảnh theo quy ước làng gồm 9 mục với 44 điều khoản ( trong đó mục quản lý điện- 3 điều khoản) Quy ước nếp sống của Làng Đông Cao tỉnh thanh Hóa được tổng hợp gồm 4 phần chính: - - Văn hóa xã hội: 7 điều về xây dựng gia đình văn hóa mới, khuyến khích học hành, tổ chức cưới xin, tang ma, lễ hội, thọ lão… theo đời sống mới. Xây dựng kinh tế: 5 điều về nghĩa vụ của người nhận ruộng khoán, khai hoang phục hóa đất đai, bảo vệ đường sá và các công trình thủy lợi. phát triển chăn nuôi trong mối liên quan với bảo vệ thành quả của sản xuất nông nghiệp.. Trật tự an ninh: 4 điều về việc phạt những người say rượu , trọm cắp, gay gỗ đánh nhau, về đăng ký tạm trú, về giới nguyên thôn xóm Quy định chung: 8 điều về việc lập quỹ làng, hoạt động của tổ an ninh. Việc xử kiện. thi hành… Nội dung của các bản quy ước làng Nhìn chung khá toàn diện, tuân thủ các nguyên tác quy định pháp luật và chính sách xủa Đảng, nhà nước, kế thừa được nhiều mặt tích cực của các bản Hương ước cũa. Tuy nhiên, ác điều khoản liên quan tới văn hóa xã hội và bảo vệ an ninh thôn xóm vẫn là nội dung trội trong bản quy ước. Hầu hết ở các bản quy ước làng hiện có quy định về cấm tệ nạn cờ bạc , cấm trộm cắp, cấm gây rối loạn trật tự, bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ đồn điền…đã cụ thể hóa quy định của pháo luật và hỗ trợ cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Quy ước làng văn hóa còn có những chương, điều quy định riêng về những mảnh phong tục, tập quán tưởng như nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết trong cuộc sống của cộng đồng làng xã. Những mảnh luật pháp không thể quy định chi tiết mà chỉ có quy ước làng mới có thể tác động được một cách hữu hiệu như: việc cưới xin, ma chay, cúng giỗ, cải táng, đạo lý gia đình và xã hội. NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA HƯƠNG ƯỚC: Hương ước là văn bản quy quạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục tâp quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần xây dựng hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nội dung hương ước gồm các điểm như sau: - Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hôi, đảm bảo phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân. - Đảm bảo giữ gìn và phát huy thuần phong , mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân; thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và nhà nước; - Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản công cộng, tài sản công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng,biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh. - Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong, mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những lễ nghu lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém. - Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc; giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn; hoạn nạn, ốm đâu, vận động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa. - Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hương ước: - Hương ước quy định các hình thức và biện pháp khen thưởng đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện các hương ước như: lập sổ vàng truyền thống, nêu gương người tốt việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng quy định chung của Nhà nước. - Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xủa phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các khoản lệ phí. Hương ước có thể đề ra các biện phám nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những người phạm tội sau khi ra tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Nhữnng hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Mối liên hệ giữa pháp luật và hương ước trong giai đoạn hiện nay Trong giai đoạn hiện nay nhất là từ khi có chính sách khoán nông nghiệp của nhà nước, vai trò của các làng (thôn)lại được đề cao. Nhiều làng ở đồng bằng Bắc bộ coi đó làm “cơ sở pháp lý” để quản lý, điều chỉnh cacsc sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, dòng tộc. Từ năm 1990 nhiều địa phương như Thái Bình, Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Tây, Lào Cai, Thanh Hóa, đã biên soạn hoặc dự định biên soạn những hương ước với nhiều tên khác nhau: Hương ước, qui ước văn hóa, qui ước làng..v..v phổ biến gọi là qui ước làng. Có thể thấy rằng, tùy theo đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, học vấn, tin ngưỡng.. mà mỗi làng xã có qui mô, số điều khoản, nội dung chi tiết trong từng hương ước có sự khác nhau. Ở tỉnh Hải Hưng theo báo cáo của sở tư pháp thì tính đến năm 1994, tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh đã phát động, triển khai phong trào xây dựng làng văn hóa, phong trào xây dựng qui ước làng. Cả tỉnh có 300 làng đăng ký xây dựng làng văn hóa, hiện tại đang và đã xây dựng hương ước (huyện Nam Thanh vó 36 làng đã xây dựng xong) Tỉnh Hà Bắc có tới 600 bản qui ước của làng, tỉnh Thái Bình trong năm 1993, 1994 tổ chức xây dựng thí điểm qui ước làng ở mỗi Huyện 3 làng, 4 xã. Riêng huyện Hưng Hà năm 1993 có 50% số xã triển khai. Một số dẫn chứng trên giúp cho chúng ta có thể khẳng định được việc ra đời của hương ước là kết quả, đồng thời là nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển nội tại đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn . e) Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng: điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hóa thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân ... luật pháp nhà nước luật pháp ý nhiều tới hình phạt vi phạm xảy HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA HƯƠNG ƯỚC Hương ước thể văn hóa địa phương, nêu mục đích việc xây dựng hương ước Tiếp đến chương, mục, điều,... gọi: Thống tên gọi chung hương ước Quy ước (làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư) - cấu có lời nói đầu ghi nhận truyền thống NỘI DUNG CỦA HƯƠNG ƯỚC MỚI NỘI DUNG CỦA HƯƠNG ƯỚC LÀNG HỒI QUAN TỈNH HÀ... lý vi phạm hương ước không thay biện pháp xử lý theo quy định pháp luật Mối liên hệ pháp luật hương ước giai đoạn Trong giai đoạn từ có sách khoán nông nghiệp nhà nước, vai trò làng (thôn) lại đề

Ngày đăng: 15/10/2015, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w