Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, nó ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh
Trang 1THẢO LUẬN VĂN HÓA KINH DOANH
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Ngọc Tuấn
Trang 2-3.Nguyễn Thị Hoa (KT7A3)
(Làm bài 1, câu 1 đúng sai)
-4.Vũ Thị Quyên (KT7A3)
(Làm câu 7,8 đúng sai)
-5.Vũ Thị Thu ( KT7A5)
(Làm câu 2,3,4 đúng sai)
Trang 3Câu 1: Phân tích nội dung chính và hình thức
thể hiện của một văn bản triết lý doanh nghiệp?
Nội dung chính của văn bản triết lý doanh nghiệp:
Một văn bản triết lý doanh nghiệp thường được
bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiêp hay còn gọi là tôn chỉ hay mục đích của nó, đây là
phần nội dung
có tính chất khái quát cao, chắt lọc, sâu sắc Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường,
nó ra đời khi nền kinh tế thị trường đã trải qua giai
đoạn sơ khai, đến giai đoạn phát triển, xuất hiện tính chất cạnh tranh công bằng thì cũng xuất hiện nhu cầu
về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hóa đối với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp nào chọn kiểu
kinh doanh có văn hóa sẽ phải tính đến chuyện xác định sứ mệnh và tạo lập triết lý kinh doanh của mình Đây là điều kiện khách quan cho sự ra đời của các
triết lý doanh nghiệp - triết lý công ty, tập đoàn…
Trang 4Triết lý doanh nghiệp không xuất hiện trong các nền kinh tế hoạch hóa tập trung Thể chế kinh tế thị trường được xây dựng tương đối hoàn thiện tạo ra điều kiện cạnh tranh công bằng, minh bạch sẽ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa, có triết lý tốt
đẹp, cao cả Triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của
một doanh nghiệp nhưng các ý tưởng cơ bản bao giờ cũng xuất phát từ người lãnh đạo và sáng lập doanh nghiệp
Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh
nghiệp thường được in đậm trong sắc thái của triết lý doanh nghiệp
Trong nhân cách của nhà doanh nghiệp, các yếu
tố bản lĩnh và phẩm chất đạo đức có tác động trực tiếp tới sự ra đời và nội dung của triết lý kinh doanh do họ
đề xuất Nếu một nhà kinh doanh kém năng lực thì sẽ không có cơ hội rút ra các triết lý kinh doanh Trường hợp khác, nếu mà doanh nghiệp có năng lực kinh
doanh, thậm chí giỏi quản lý song ông ta không dám hoặc không muốn nói lên quan điểm cá nhân thì cũng không có được triết lý kinh doanh
Trang 5Trường hợp lý tưởng nhất cho triết lý doanh nghiệp ra đời, về phía chủ thể kinh
doanh là người lãnh đạo vừa có năng lực vừa có đủ bản lĩnh và nhiệt tình truy ền bá những nguyên tắc, giá trị của bản thân với mọi nhân viên Trong thực tế, những nhà quản trị doanh nghiệp này có phong thái như một nhà truyền giáo, rất say sưa với sứ mệnh và có niềm tự hào về truyền thống thành đạt của công ty theo một triết lý đặc thù của doanh nghiệp đó Tóm lai, triết lý doanh nghiệp là sản phẩm của người làm kinh doanh giỏi, nói, viết giỏi
Trang 6Có 2 hình thức thể hiện văn bản triết lý
thời gian dài làm kinh doanh và quản lý đã từ kinh nghiệm, từ thực tiễn thành công nhất định của
doanh nghiệp đã rút ra triết lý kinh doanh cho
doanh nghiệp Họ đã kiểm nghiệm rồi đi đến một
sự tin tưởng rằng doanh nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và
truyền bá, phát triển cương lĩnh, cách thức này là yếu tố quan trọng để tiếp tục thành công; cần phải
có một triết học quản lý được thể hiện bằng văn
bản, gửi đến tất cả các nhân viên như một văn bản đạo lý giáo dục cho tất cả cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Trang 7-Triết lý doanh nghiệp được tạo lập theo kế hoạch của ban lãnh đạo: Cách thứ 2 để có một văn bản triết lý doanh nghiệp là thông qua sự thảo luận
của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp Theo cách này,
sự nhận thức sớm về vai trò của triết lý kinh doanh của ban lãnh đạo và
việc chủ động xây dựng nó để phục vụ kinh doanh quan trọng hơn việc tổng kết kinh nghiệm của họ “Vòng chân trời” là cách thức tạo ra một văn bản pháp lý của doanh nghiệp thông qua những vòng thảo luận từ trên xuống dưới và ngày càng lan rộng, bắt đầu từ ban lãnh đạo cao cấp nhất của
hãng Theo cách này, người ta cử ra một nhóm chuyên trách soạn thảo
triết lý Trước tiên, nhóm chuyên trách phải phỏng vấn tất cả các thành viên trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp về quan niệm cá nhân cảu họ đối với triết lý kinh doanh của đồng nghiệp Sau khi lấy ý kiến, nhóm chuyên trách thảo luận, bàn bạc với ban lãnh đạo những điểm căn bản của chiến lược, phương hướng, phong cách và phương thức kinh doanh.
Trang 8Kết quả sau buổi thảo luận đó phải thông qua được một văn bản sơ thảo về triết lý của doanh nghiệp Bước 2, văn bản sơ thảo triết lý của doanh nghiệp được đưa xuống thảo luận tại các cơ sở, nhằm thu hút càng nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên càng tốt Và các ý kiến đó được lamd thành một văn bản và gửi lên lãnh đạo doanh nghiệp Bước 3, từ ý kiến của cả ban lãnh đạo và người lao động, nhóm soạn thảo phải phân tích, tổng kết và trình lên cấp có thẩm quyền quyết định một văn bản hoàn chỉnh hơn Văn bản này phải được ban lãnh đạo cao cấp thảo luận thêm, bổ sung và hoàn thiện trước khi phê chuẩn Nếu họ chưa thực sự yên tâm với chất lượng của
nó thì sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của cấp dưới, của các
chuyên gia hoặc nhóm sẽ phải thực hiện lại từ đầu
Trang 9Câu 2: Trả lời đúng sai và giải thích ngắn gọn:
1.Văn hóa mang tính cộng đồng là một
trong các yếu tố hình thành nền văn hóa.
Đúng Vì văn hóa được hình thành trong cộng đồng xã
hội, con người trong xã hội là chủ thể tạo ra nền văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc.
Trang 102 Để phát huy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
cần phải tăng cường công tác giảng dạy và quoảng bá
về triết lý doanh nghiệp
Đúng: Có 3 giải pháp để phát huy triết lý doanh
-Khuyến khích doanh nhân doanh nghiệp chú trọng
vào việc xấy dựng triết lý kinh doanh, triết lý doanh nghiệp và kiên trì vận dụng, phát huy nó vào trong
hoạt đọng kinh doanh.
3 Sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng
cho xã hội là việc doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội đôi với khía cạnh kinh tế
Trang 11Đúng: Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch
vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của
doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm;
là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch
vụ như thế nào trong hệ thống xã hội.
4 Văn hhóa doanh nghiệp là một hệ điều tiết quang trọng đối với lối sống và hành vi
của mỗi doanh nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành văn hóa doanh nhân.
Đúng: Văn hoa doanh nghiệp có tác dụng điều phối và kiểm soát nên văn hóa điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét giúp điều tiết quan trọng tới lối sống hành vi của hoa nhân ảnh hưởng đến việc hình thành văn hóa doanh nhân.
Trang 125 Nhà lãnh đạo hay những sáng lập viên không đóng vai trò trong việc hình thành văn hóa kinh doanh.
Sai Vì những yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh
doanh gồm 5lớp:
- Triết lý quản lý và kinh doanh
- Động lực của cá nhân và tổ chức
- Quy trình quy định
- Hệ thống trao đổi thông tin
- Phong trào, nghỉ lễ, nghi thức
6 Người lãnh đạo nên sử dụng đối thoại thường xuyên khi làm việc để giảm bớt thời gian làm việc thực tế
Trang 13Đúng Vì Đối với doanh nghiệp, đối thoại góp phần
làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm chí phí và đảm bảo tiến độ sản xuất Đối với người lao động, đối thoại giúp cải thiện môi trường làm việc, tăng khả năng sáng tạo, tăng thu nhập và tăng cơ hội phát triển.
Trong quan hệ lao động, đối thoại giúp giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động, tạo lập các mối quan hệ lao động thân thiện, hài hòa, ổn định và ngày càng tiến bộ.
Trang 147 Đạo đức kinh doanh và pháp luật là 2 phạm trù giống nhau.
Sai Sai vì đây là 2 phạm trù khác nhau
- Đạo đức kinh doanh là điều chỉnh hành vi của con người theo các
chuẩn mực và quy tắc đạo đức được xã hội thừa nhận bằng sức
mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của
tập quán truyền thống và của giáo dục.
-Luật là các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh
trong tổ chức quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các
doanh nghiệp với nhau và giữa các cơ quan quản lí nhà nước
+ Luật kinh doanh chỉ được thực hiện ở quan hệ kinh tế phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh
nghiệp
+ Quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế
đối với doanh nghiệp
+ Quan hẹ kinh tế phát sinh trong nội bộ giữa các doanh nghiệp
8 Kinh tế lạc hậu thì văn hóa doanh nhân vãn phát triển.
Sai Kinh tế lạc hậu sẽ dẫn đến văn hóa doanh nghiệp cũng lạc hậu vì văn hóa và kinh tế phát triển có mối quan hệ biện chứng sâu sắc Chúng ta có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là cốt lõi của 1 doanh nghiệp Nếu như kinh tế lạc hậu thì các sản phẩm của doanh nghiệp đó cũng lạc hậu sẽ dãn đến kinh tế của doanh nghiệp đó không bắt kịp với kinh tếc các nước khác Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp
Trang 15BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Minh họa 3-18: Lại nhập “rác” !
Yêu cầu :
1 Hãy phân tích tình huống trên và chỉ ra sự vi phạm của
doanh nghiệp trong hê thống các vấn đề đạo đức kinh doanh toàn cầu
Tình trạng rác thải công nghiệp nhập về Hải Phòng (trong đó
có nhiều công-ten-nơ là rác thải nguy hại) đang diễn biến rất phức tạp Nội dung hợp đồng, thủ tục khai báo hải quan đều thể hiện là những mặt hàng hợp pháp nhưng thực chất bên trong công-ten-nơ là phế thải Khi bị phát hiện, các doanh
nghiệp trong nước đứng tên trong các bộ chứng từ thanh
toán (packing list) lại từ chối nhận hàng với lý do: hàng
không đúng hợp đồng, không đúng chủng loại hàng hóa, chủ hàng nước ngoài gửi nhầm địa chỉ Các doanh nghiệp nước ngoài thể hiện trên chứng từ thanh toán đều là những doanh nghiệp 'ma' ở các nước xuất hàng và nước nhập khẩu hàng hóa Vì vậy, cơ quan điều tra rất khó xác định được chủ thể vi phạm Thậm chí có doanh nghiệp còn dùng thủ đoạn xếp rác hoặc hàng có vi phạm ở phía trong công-ten-nơ và hàng hóa đúng quy định bên ngoài
Trang 16Container chứa rác được xếp hàng dài ở Cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng)
Trang 17Ðại diện các hãng vận tải tàu biển chỉ đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa và không thể biết trong công-ten-nơ
chứa rác thải Do vậy, mỗi khi bị các cơ quan chức năng phát hiện hàng là rác thải thì hãng tàu thường làm các thủ tục xuất trả trở lại nước xuất khẩu Nhưng nhiều lô hàng không thể xuất ngược trở lại vì không xác định được chủ thể (doanh nghiệp ma) bên nước ngoài Khi đó, thành phố buộc phải tổ chức tiêu hủy số rác thải này Việc tiêu hủy rác thải loại này sẽ tiêu tốn một khoản ngân sách khá lớn
và tệ hại hơn, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường
Trang 18Sở dĩ có tình trạng trên, nguyên nhân chính vẫn do việc vận
chuyển, nhập khẩu 'rác' mang lại lợi nhuận cao nên các doanh nghiệp, cá nhân trong nước tìm mọi cách 'lách luật', ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau với danh nghĩa hợp pháp để thu lợi bất chính Mặt khác, do hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn thiếu đồng bộ, có
nhiều điểm chưa rõ ràng nên khi thực thi còn lúng túng Chưa kể việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe Số tiền phạt vi phạm hành chính quá nhỏ so với lợi nhuận thu
được nên các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm
Trang 19Ðể giải quyết tình trạng trên, Nhà nước cần xây dựng một bảng danh mục các chất cụ thể không được lẫn trong các lô hàng phế liệu để
doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng làm căn cứ thực hiện Cần định lượng rõ mức độ cho phép tạp chất có lẫn, quy định tỷ lệ tạp chất như thế nào được coi là sạch, mức độ nào là bẩn, là vi phạm pháp luật Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng với chính quyền các địa phương để lập danh sách cụ thể và giám sát các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phế liệu, nhằm ngăn chặn, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nhưng lại vận chuyển, nhập khẩu phế liệu nguy hại, rác công nghiệp vào Việt Nam Ðề nghị quy định phạt tiền ở mức cao, đủ sức răn đe các doanh nghiệp nhập rác thải vào Việt Nam để kiếm lợi bất chấp lợi ích chung.
Trang 20Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đầy áp lực cạnh tranh cộng với những biến động về
giá cả thị trường, tài chính - tiền tệ khiến cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là
một số ngành nghề như bất động sản, xây dựng, xuất nhập khẩu
Để hòa nhập được xu thế
phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược lâu dài
và tạo bước đột phá mới
Tuy nhiên trong tình hình khó khăn trước mắt, để đạt được mục tiêu đề ra quả thật không dễ dàng và doanh nghiệp không thể bất chấp tất cả vì lợi nhuận mà cần chú trọng nâng cao đạo đức kinh doanh để tạo nền tảng cho sự thành công và phát triển bền vững.Lợi nhuận và đạo đức trong kinh doanh: Chúng ta đều biết rằng lợi nhuận là một
trong các yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp;
đồng thời cũng là cơ sở để khách hàng và nhà đầu tư đánh giá
năng lực cũng như hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp
Trang 21Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp và bộ máy điều hành hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu duy nhất để phát triển kinh doanh mà quên đi đạo đức kinh doanh, quên đi cộng đồng thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe dọa Trong tình hình hiện nay, do doanh nghiệp chịu nhiều áp lực cạnh
tranh nên việc vi phạm đạo đức kinh doanh xét cho cùng cũng
là điều bất đắc dĩ Nhưng một khi doanh nghiệp không đủ bản lĩnh vượt qua thử thách mà chỉ nhắm đến cái lợi trước mắt thì doanhnghiệp đó sẽ không thể tồn tại lâu, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng Mặc dù người
ta thường nói về kinh doanh theo nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận song khắp nơi trên thế giới đều thừa nhận rằng một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn là một phần của cộng đồng Việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả kinh tế
không có nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy
chuẩn, giá trị về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm đối với
cộng đồng Chính vì vậy, GS.TS Koenraad Tommissen - người có hơn 30 năm kinh nghiệm điều hành, giảng dạy và tư vấn doanh nghiệp đã có lời khuyên: “Ngay sau khi hình thành chiến lược, công ty phải đưa ra các quy chuẩn về đạo đức kinh doanh”
Trang 22Đạo đức kinh doanh là rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội ngày nay.Các doanh nhân cần ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như :
Sự phân biệt giữa thiện và ác, lương tâm, nghĩa vụ , nhân đạo… Các
doanh nhân còn cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta , các chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng mới vào kinh doanh như : tính trung thực, tính tập thể……Các
chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ
sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định
hướng trong các hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình.
Trang 23Tầm quan trọng của đạo đức
kinh doanh đối với một tổ chức
là một vấn đề gây tranh cãi lâu nay với nhiều quan điểm khác nhau Một số doanh nghiệp cho rằng việc xây dựng thương hiệu mang tính nhân văn là không cần thiết vì nó không mang lại lợi ích thiết thực cho doanh
nghiệp Ngược lại, theo quan
điểm của một số doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành
công thì tính cộng đồng gắn liền với hình ảnh doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh chính là
một biểu tượng mang tính cộng đồng cao, giúp hình thành và phát triển thương hiệu bền
vững, uy tín cho doanh nghiệp