Tình huống cụ thể: Toyota Việt Nam

Một phần của tài liệu thảo luận văn hóa kinh doanh phân tích nội dung chính và hình thức thể hiện của một văn bản triết lý doanh nghiệp (Trang 30 - 33)

Cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản nổi tiếng khác, TMV đã xây dựng văn hóa

doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.Đã có những công ty ở Việt Nam xem đây là hình mẫu để học tập kinh nghiệm. Đơn cử như Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc– một đơn vi trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - sau đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm về văn hóa doanh nghiệp với TMV đã có nhận xét: “Với hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam đã không ngừng phát triển và có

nhiều đóng góp cho phát triển cộng đồng. Cùng với sự phát triển đó, Công ty Toyota Việt Nam đã xây dựng rất thành công công tác văn hoá doanh nghiệp tại công ty mình”. Thế nhưng, trong năm 2011, TMV đã để xảy ra tai tiếng gây ra tổn hại rất lớn danh của mình. Vụ việc để xảy một số lỗi trong sản phẩm xe ô tô và cách xử lý

của TMV đã gây ra nhiều dư luận xấu. Đã có rất nhiều bài báo bình luận về sự kiện này trong năm 2011.Sự việc bắt đầu từ chuyện kỹ sư Lê Văn Tạch – một nhân viên thuộc bộ phận sản xuất của TMV – tố giác với các cơ quan truyền thông về các lỗi trên xe do TMV10 sản xuất thuộc các dòng xe Inova, Fortuner.

Các lỗi này bao gồm lỗi áp suất dầu phanh của xy lanh bánh sau cao hơn tiêu chuẩn, bu lông số 8 bắt móc neo chân ghế bị giảm lực xiết, xiết bu lông camber khi xe không ở trạng thái tiêu chuẩn, lỗi bôi keo chống ồn không đủ độ dày và lượng keo ít hơn thiết kế. Các lỗi trong sản phẩm là điều không hiếm gặp ngay cả đối với những thương hiệu nổi tiếng, những nơi có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhất.Thế nhưng cách xử lý, khắc phục hậu quả mới là điều đáng nói.Nó thể hiện đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và xã hội.Trong vụ việc nêu trên,đầu tiên, không phải TMV chủ động công khai các lỗi trong sản phẩm củamình mà do kỹ sư

Tạch phát hiện phát hiện và báo cáo nhiều lần cho ban lãnh đạo TMV, nhưng các kiến nghị này không được phản hồi và bị phớt lờ đi. Một thời gian sau, do bức xúc kỹ sư Tạch đã tố cáo thông qua các phương tiện truyền thông.Sau khi vụ việc xảy ra, TMV không có động thái nào công khai và xin lỗi khách hàng mãi cho đến khi các cơ quan công luận và khách hàng lên tiếng thì TMV mới chính thức xin lỗi khách hàng.

Tuy nhiên, hành động khắc phục của TMV đã không làm thỏa mãn khách hàng bởi họ không thu hồi và sửa chữa sản phẩm mà chỉ thông báo cho khách hàng Chương trình kiểm tra miễn phí, cụ thể như sau: “Công ty

ô tô Toyota Việt Nam (TMV) xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới quý khách hàng nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung vì đã làm cho các khách hàng lo lắng về 3 vấn đề chất lượng của xe Toyota do một kỹ sư của Công ty cung cấp đến các cơ quan thông tấn báo chí trong thời gian gần đây, cụ thể: áp suất dầu phanh của xy lanh bánh sau cao hơn tiêu chuẩn, bu lông số 8 bắt móc neo chân ghế bị giảm lực xiết và xiết bu lông camber khi xe không ở trạng thái tiêu chuẩn. Liên quan đến vấn đề này, TMV xin thông báo chính thức như sau: “Do có một số sai sót xảy ra trong quá trình sản xuất, và thông tin về 3 vấn đề nêu trên được truyền tải trên các phương tiện truyền thông trong thời gian vừa qua, đã khiến cho khách hàng và người tiêu dùng cảm thấy hoang mang và lo lắng về chất lượng của các sản phẩm xe Toyota. TMV quyết định thực hiện Chương trình Kiểm Tra Xe Miễn Phí (dưới đây gọi tắt là “Chương trình”) dành cho các chủ sở hữa xe Innova và Fortuner

nhằm mục đích giảm bớt sự lo ngại và mang lại sự an tâm về an toàn cũng như sự hài lòng cao nhất cho các khách hàng khi sử dụng xe Toyota.”

Sau khi một số tờ báo như Người Lao Động, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật lên tiếng về sự thiếu tôn trọng khách hàng của TMV, ban lãnh đạo TMV lại tiến hành một số hành động có tính trù dập cá nhân kỹ sư Tạch như tự ý kiểm tra hộp thư điện tử của kỹ sự Tạch tại nhà máy TMV, sa thải kỹ sư Tạch không lý do. Đây là một tình huống có thật và xảy ra tại một công ty sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản và thế giới.Tình huống này phản ánh thực trạng đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường hiện nay.

Phân tích tình huống: Theo Bản quy tắc đạo đức tại bàn đàm phán Caux – Thụy Sĩ do các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từ Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, có 13 quy tắc đạo đức đối với doanh nghiệp. Vậy vấn đề đạo đức kinh doanh của TMV ở tình huống nói trên là gì? Theo nhóm, TMV đã vi phạm các chuẩn mực đạo đức sau:

Một phần của tài liệu thảo luận văn hóa kinh doanh phân tích nội dung chính và hình thức thể hiện của một văn bản triết lý doanh nghiệp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(36 trang)