6. BỐC ỤC
1.7.2 Lịch sử phát triển bảo hiểm hàng hải ở Ấn Độ
Tài sản 23% Trách nhiệm 2% Hàng hóa 6% Tàu thuỷ 3% Sức khỏe 10% Tai nạn con người
3% Khác 12% Xe cơ giới 41% Xe cơ giới Tài sản Trách nhiệm Hàng hóa Tàu thuỷ Sức khỏe
Tai nạn con người Khác
Đồ thị 1.2: Cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ 2004
Nguồn: Hội bảo hiểm Ấn Độ - General Insurance Corporation of India – GIC
Nguồn gốc bảo hiểm tại Ấn Độ được xuất phát từ Công ty bảo hiểm Triton do Anh thành lập tại Calcutta năm 1850. Trải qua 120 năm, có hơn 100 công ty bảo hiểm đã thành lập tại Ấn Độ. Tất cả các công ty bảo hiểm đều được quốc hữu hóa vào năm 1972 khi 107 công ty được nhập lại thành 4 công ty nhà nước là New India, National, Oriental và United, tạo thành 4 công ty thành viên của Hội bảo hiểm Ấn
Độ (General Insurance Corporation of India – GIC) và bị quy định biểu phí cho tất các các nghiệp vụ.
Ấn Độ là thành viên của WTO từ 1.1.1995. Đến tháng 9/2005 có 14 công ty bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải tại Ấn Độ, trong đó một nửa là các công ty liên doanh.
Bảo hiểm hàng hải chiếm khoảng 9-10%, đến tháng 1/2008 bảo hiểm thân tàu còn bị chi phối bởi biểu phí bắt buộc, riêng bảo hiểm hàng hóa đã được bỏ biểu phí bắt buộc từ năm 1994. Sau khi dỡ bỏ biểu phí bắt buộc, trên thị trường đã xảy ra tình trạng cạnh tranh về phí khốc liệt, phí giảm đến mức dưới sàn rất nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Đến năm 2001 thì thị trường mới bắt đầu ổn định và dịch vụ hàng hải mới bắt đầu có lãi với tỷ lệ tổn thất là 60-65%.
1.7.3 Kinh nghiệm phát triển của các công ty bảo hiểm nội địa Trung Quốc và Ấn độ sau khi gia nhập WTO
1.7.3.1.1 Phát triển thị trường
Do người dân chưa có ý thức mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản của mình nên tỷ trọng phí bảo hiểm/GDP rất thấp. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải thì đa số các nhà xuất nhập khẩu chỉ mua theo phương thức CIF và bán theo phương thức FOB, hầu như giao hết phần bảo hiểm và thuê tàu cho các chủ hàng nước ngòai. Để phát triển nghiệp vụ, tăng doanh thu các công ty bảo hiểm trong nước đã phải không ngừng phát triển sản phẩm mới, cải tiến dịch vụ và có chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp để khách hàng có thể thấy được lợi thế của việc mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước.
1.7.3.1.2 Có chính sách quản lý rủi ro phù hợp
Các công ty bảo hiểm lớn của nhà nước khai thác đa phần các dịch vụ bảo hiểm lớn nhưng họ chưa hiểu hết được vai trò quản lý rủi ro trong bảo hiểm, chưa có các biện pháp nhằm tránh các rủi ro tích tụ, chuyển giao rủi ro để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Để có thể cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm nước ngoài và
đảm bảo lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm cần xây dựng chính sách quản lý rủi ro phù hợp nhất là đối với đặc thù của bảo hiểm hàng hải các vụ tổn thất xảy ra có thể là rất lớn .
1.7.3.1.3 Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường
Các công ty bảo hiểm nước ngoài sử dụng lợi thế của họ về kỹ năng nghiệp vụ (kỹ
thuật khai thác bảo hiểm…), tập trung vào các dịch vụ có lời và nhắm vào các đối tượng khách hàng thích hợp (các công ty nước ngoài) trong khi các công ty bảo hiểm nội địa nhỏ rất khó cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài, vì vậy họ
giành thị phần bằng cách hạ phí thay vì tạo sản phẩm khác biệt hoặc phát triển thị
trường mới. Để có thể tồn tại các công ty bảo hiểm nội địa cần phải xem xét lại chất lượng dịch vụ của mình, có các chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
1.7.3.1.4 Quản lý khai thác bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm Trung Quốc và Ấn Độ chú trọng vào doanh thu mà chưa tính
đến hiệu quả kinh doanh thực sự, chỉ nhắm vào mục đích chiếm thị phần cao mà chưa có biện pháp quản lý khai thác bảo hiểm. Để đạt được điều này cần phải tách bộ phận xét nhận bảo hiểm và bộ phận bán hàng, không trao quá nhiều quyền cho bộ phận bán hàng, đồng thời cần có chính sách cân đối giữa lợi nhuận và mục tiêu phát triển thị trường dài hạn.
1.7.3.1.5 Thiếu dữ liệu và kỹ thuật quản lý định phí
Đối với việc kinh doanh bảo hiểm hàng hải, việc lập dự phòng bồi thường là rất cần thiết, vì sau khi lập quỹ dự phòng đểđảm bảo các khỏan bồi thường, các công ty có thể chủ động lấy phần phí bảo hiểm còn lại đem đi đầu tư để thu lãi đầu tư. Các công ty bảo hiểm nội địa chưa thiết lập dự phòng bồi thường và kỹ thuật định phí sản phẩm. Các công ty không có phần mềm lưu trữ dữ liệu, vì vậy việc thống kê tổn thất, tính toán hiệu quả kinh doanh, định phí bảo hiểm phù hợp là không thực hiện
được. Các công ty bảo hiểm cần áp dụng các kỹ thuật bảo hiểm, thiết lập hệ thống dự liệu tin cậy, cần có các chuyên viên định phí bảo hiểm được đào tạo bài bản để
có thể tính toán được lợi nhuận kinh doanh thực sự của công ty, có các biện pháp bảo hiểm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, lọai sản phẩm: tăng phí nếu có nguy cơ lỗ, giảm phí để cạnh tranh nếu có lợi nhuận. Đây là điểm yếu của các công ty nội địa so với các công ty nước ngoài.
1.7.3.1.6 Cải tiến dịch vụ, hướng đến khách hàng để cạnh tranh
Các công ty cần cải tiến các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, từ khâu bán hàng giúp khách hàng chọn lựa lọai hình bảo hiểm phù hợp cho từng lọai hàng hóa, lọai tàu, tư vấn đề phòng hạn chế tổn thất đối với các lọai hàng dễ xảy ra tổn thất, giám
định chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán bồi thường hợp lý và trả tiền bồi thường nhanh chóng. Cung cấp các dịch vụ bán hàng qua mạng, rút ngắn thời gian và các thủ tục hành chính trong giải quyết bồi thường, áp dụng các hình thức bồi thường phù hợp cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng các kinh nghiệm vềđề
phòng và hạn chế tổn thất, tổ chức các hội thảo để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng…
1.7.3.1.7 Phát triển mạng lưới phân phối trực tiếp
Do đặc thù của các nước Á Đông là các mối quan hệ cá nhân rất quan trọng. Khai thác bảo hiểm nhất là đối với bảo hiểm hàng hóa, tàu biển cũng dựa vào các mối quan hệ cá nhân này. Các công ty cần chú trọng phát triển lực lượng bán hàng trực tiếp, đào tạo và có chính sách lương thưởng phù hợp để giữ những người này. Đối với các công ty lớn thì lực lượng phân phối trực tiếp quản lý thông qua các chi nhánh, tuy nhiên cần phải đảm bảo được rằng tất cả các quy trình khai thác đều phù hợp với chính sách của công ty và mức phân cấp của chi nhánh.
1.7.3.1.8 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của công ty nhưng vấn đề cấp thiết của các công ty bảo hiểm nội địa là nâng cao chất lượng quản lý và kỹ năng nghiệp vụ. Cần tuyển dụng các chuyên gia bảo hiểm có kinh nghiệm, có kỹ thuật trong lĩnh vực định phí, xét nhận bảo hiểm, quản lý bồi thường. Thực tế của thị trường bảo hiểm của Trung Quốc và Ấn độ là rất thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm bảo hiểm và quản lý cấp cao. Để đáp ứng điều này, ngoài các trường đại học, các công ty bảo hiểm phải thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, kiến thức quản lý cho lãnh đạo và phải có chính sách lương thưởng, đề bạt hợp lý để tuyển dụng, giữ cán bộ giỏi.
1.7.3.1.9 Môi trường pháp lý
Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải thường áp dụng các quy tắc bảo hiểm quốc tế
hoàn thiện để đảm bảo khả năng điều chỉnh các hoạt động bảo hiểm không chỉ đối với thị trường bảo hiểm trong nước mà còn phải phù hợp với luật và tập quán quốc tế về bảo hiểm.
1.7.3.1.10 Tái bảo hiểm
Thị trường tái bảo hiểm Trung Quốc và Ấn Độ còn non sơ, chưa phát triển đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hiểm quốc tế, có rất ít mối quan hệ với thị trường Tái bảo hiểm quốc tế và các công ty nội địa cũng dè dặt khi sử dụng dịch vụ tái bảo hiểm mặc dù thị trường đã mở cửa. Do vậy, các công ty nội địa cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này để tìm kiếm nhà Tái bảo hiểm tốt với mức phí và điều kiện bảo hiểm hợp lý.
1.7.3.1.11 Tăng cường vốn và liên kết với các đối tác nước ngoài
Vốn là một vấn đề quan trọng trong việc cung cấp và tăng khả năng nhận bảo hiểm của các công ty nội địa. Các công ty bảo hiểm nội địa tăng cường vốn bằng cách củng cố bản cân đối tài chính và tìm kiếm các cơ hội góp vốn từ các nhà đầu tư. Quá trình này đựơc thể hiện bằng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc lại cơ cấu sở hữu theo đó cho phép liên kết với các đối tác nước ngoài
để tận dụng sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.
1.7.3.1.12 Hiệu quả hóa công tác đầu tư
Lợi nhuận đầu tư là một phần quan trọng trong hiệu quả kinh doanh bảo hiểm, giúp tăng tổng lợi nhuận của công ty, tăng cổ tức cho các cổ đông, tăng uy tín và danh tiếng của công ty, vì vậy, các công ty bảo hiểm phải nhanh chóng tìm kiếm cơ hội
đầu tư tốt để sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất. Đối với bảo hiểm hàng hải thì có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư cho họat động kinh doanh của chủ tàu, mua thêm tàu mới…
1.7.3.1.13 Trục lợi bảo hiểm và tham nhũng
Trục lợi bảo hiểm và tham nhũng của bảo hiểm phi nhân thọ là một vấn đề mang tính thời sự và rất nhức nhối của các thị trường non trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự quản lý lỏng lẻo của các công ty bảo hiểm, thiếu hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin, sự tha hóa của các cán bộ bảo hiểm, việc cạnh tranh bằng cách tăng chi phí quản lý, sự không trung thực của khách hàng…
Cần phải có các hình thức phạt bằng tài chính cao cho các vi phạm này và quy trách nhiệm cá nhân để hạn chế hiện tượng này. Các công ty bảo hiểm trong nước cần tăng cường việc quản lý trong tất cả các khâu: xét nhận bảo hiểm, quản lý bồi thường, xét duyệt chi phí quản lý….
1.7.3.1.14 Nguy cơ thiên tai
Các nước Á Đông thường có nguy cơ cao về thiên tai: động đất, sóng thần, bão tố, lụt lội. Vì vậy, để kinh doanh bảo hiểm có hiệu quả các công ty bảo hiểm phải xem xét kỹ các sản phẩm đưa ra bán của mình, điều khoản áp dụng, các lọai trừ, hình thức và mức tái bảo hiểm, mức phí phù hợp.