Sự hình thành và phát triể n

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 48 - 49)

6. BỐC ỤC

2.1.1Sự hình thành và phát triể n

Không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về sự xuất hiện của hoạt

động bảo hiểm tại Việt Nam mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm nước ngoài như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ... đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm nước ngoài có đại diện tại Việt Nam là các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm

đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là

Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài.

Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển…. Sau năm 1975 Bảo Việt đã mở rộng thị trường vào phía Nam và sau đó là trên toàn quốc, trở thành công ty bảo hiểm lớn nhất và dẫn đầu toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, cho phép các thành phần kinh tế khác và các nhà đầu tư nước ngoài

được phép kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng cho sự hình thành thị trường bảo hiểm ở Việt Nam với sựđa dạng hoá về lĩnh vực hoạt động và sở hữu. Kể từ năm 1994, sau khi Nghịđịnh 100 CP được ban hành 1 năm, các công ty bảo hiểm khác ngoài hệ thống Bảo Việt lần lượt ra đời. Trước tiên là Công ty bảo

hiểm thành phố Hồ Chí Minh (nay là Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex và năm sau là Công ty bảo hiểm Dầu khí, và Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt Nam đầu tiên (VIA) ra đời. Năm 1995 có thểđược coi là năm khởi đầu thật sự của thị trường bảo hiểm Việt Nam với ý nghĩa đầy đủ của từ đó. Sự ra đời của một loạt các công ty bảo hiểm mới đã thúc

đẩy thị trường bảo hiểm phát triển một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, với sự ra đời của Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia, phí bảo hiểm giữ lại ở trong nước và doanh thu nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài cũng tăng lên. Năm 1999 thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ với 5 công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thiết lập. Tính đến nay đã có 37 doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước hoạt động tại thị

trường Việt Nam trong đó có 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Đa số các công ty bảo hiểm này đều có kinh doanh bảo hiểm hàng hải. Tình hình kinh doanh nghiệp vụ này phát triển một cách nhanh chóng trong những năm gần đây (ví dụ: phí thu từ 1996 đến 2008 là 11.544.000 USD lên 385.600.000 USD). Số liệu cụ thể

sẽđược phân tích trong các phần tiếp sau.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 48 - 49)