Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 99 - 102)

6. BỐC ỤC

3.2.2 Các giải pháp khác

3.2.2.1 Tránh cạnh tranh không lành mạnh

Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm đã làm kết quả

kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải rất xấu do tỷ lệ phí bảo hiểm bị giảm mạnh trong khi mức độ rủi ro lại có chiều hướng tăng do mở rộng điều khoản bảo hiểm, chi phí khai thác tăng do chi hoa hồng cao dẫn đến tỷ lệ bồi thường rất cao.

Để khắc phục hiện tượng này các công ty bảo hiểm cần:

- Tránh sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như giảm phí phi kỹ

thuật, tăng chi phí khai thác, mở rộng điều khỏan quá nhiều… để nhận bảo hiểm bằng mọi giá mà không quan tâm đến hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân. Có như vậy, các nhà bảo hiểm mới có thể đảm bảo được trách nhiệm của mình đối với những gì đã cam kết với khách hàng.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, kinh doanh bảo hiểm nói riêng, các chính sách về cạnh tranh, chống độc quyền. Trong xu thế

mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, trước hết cũng là một cách

để xây dựng thương hiệu trên thị trường.

- Khi là thành viên Hiệp hội Bảo hiểm, các doanh nghiệp nên cùng nhau đưa ra những cam kết chung của mỗi nghiệp vụ kinh doanh và nghiêm chỉnh chấp hành những cam kết đó để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm cũng như phối hợp được với nhau trong việc ngăn ngừa khả năng trục lợi bảo hiểm của thị trường. Việc chấp hành nghiêm túc những cam kết này sẽ

tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng mà bản thân các nhà bảo hiểm là những người hưởng lợi nhiều nhất.

- Xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn.Việt Nam đã gia nhập WTO, chúng ta cam kết thực hiện một nền thương mại tự do công bằng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, trong đó thách thức lớn nhất là sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ khó có thể hội nhập thành công và có hiệu quả nếu không tạo được chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Tùy theo đặc thù của mình, các công ty bảo hiểm Việt Nam cần phải xác định chiến lược cạnh tranh riêng cho từng công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Chiến lược cạnh tranh lâu dài phải dựa trên thế mạnh về chất lượng dịch vụ là chính, tìm ra những lợi thế riêng của mình để tạo ra sự khác biệt về dịch vụ để phát triển bền vững.

Thực hiện tốt giải pháp này các doanh nghiệp có thể giảm được tỷ lệ bồi thường tối thiểu là 10% và đồng thời có thể mở rộng được thị trường và phát triển được thị

phần do uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đã được nâng cao.

3.2.2.2 Khắc phục điểm yếu về tài chính

3.2.2.2.1 Có chiến lược nâng cao năng lc tài chính ca các công ty bo him

Mặc dù có số lượng đông các doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên hầu hết là các công ty vừa và nhỏ, do vậy rất hạn chế về khả năng tài chính nên phần lớn nguồn thu từ

thị trường bảo hiểm lại phải tái bảo hiểm ra nước ngoài là giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Để các công ty bảo hiểm Việt Nam có khả năng tài chính đủ mạnh nhằm có thể nhận các hợp đồng bảo hiểm cho những tài sản có

giá trị lớn thì các công ty bảo hiểm nhỏ cần mạnh bạo sáp nhập lại thành các công ty lớn. Có thể dựa vào kinh nghiệm của Trung Quốc về việc sáp nhập hoặc hợp tác giữa các công ty bảo hiểm trong nước với các ngân hàng Việt Nam.

Với việc nâng cao năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm thì việc giảm tỷ lệ

tái bảo hiểm và dần dần tiến tới giữ lại toàn bộ dịch vụ bảo hiểm là tất yếu phù hợp với việc bãi bỏ cam kết WTO về giới hạn mức tái bảo hiểm ra cho các nhà Tái bảo hiểm nước ngoài, do vậy các công ty bảo hiểm trong nước cần nâng cao kỹ năng nhận các rủi ro lớn, phức tạp bằng cách đào tạo nhân viên, thuê chuyên gia nước ngoài, thu thập số liệu thống kê…

Ngoài ra để có thể nâng cao năng lực tài chính, các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng có thể tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài mạnh để thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài thông qua việc nhượng vốn, góp vốn. Chiến lược này còn giúp các công ty bảo hiểm trong nước tiếp nhận kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản lý của họ.

3.2.2.2.2 Chú trng đến công tác đầu tư tài chính

Ngoài các kênh đầu tư truyền thống hiện có, các doanh nghiệp cần phải tìm các kênh đầu tư mới có hiệu quả nhất cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư để đảm bảo tối đa hiệu suất đầu tư tiền từ quỹ dự phòng nghiệp vụ và phí bảo hiểm nhằm

đem lại lợi nhuận đầu tư ngày một tốt hơn để tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả.

3.2.2.3 Khắc phục điểm yếu về quản trị

Thay đổi mô hình quản lý nghiệp vụ bằng cách tách rời các khâu xét nhận bảo hiểm, giám định, bồi thường nhằm chuyên môn hóa các khâu để tăng năng suất lao

động, tăng chất lượng dịch vụ và tránh tạo ra các kẽ hở để khách hàng và cán bộ

bảo hiểm có thể trục lợi nhằm giảm tỷ lệ bồi thường.

3.2.2.4 Khắc phục điểm yếu về công nghệ thông tin

Với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin, cần tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ công tác quản trị doanh nghiệp lẫn quản lý nghiệp vụ tiến tới ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến vào việc bán sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)